Đại Thừa Quảng Ngũ Uẩn Luận Thích Yếu

大乘廣五蘊論釋要

Thích Tịnh Chiếu biên soạn

11 tháng Tám năm 2015

釋淨照編寫

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa

Giảo chánh: Đức Phong

Phần 2

 

1.1.2.4.2.1.3.2. Tàm

 

          (Luận) Vân hà Tàm? Vị tự tăng thượng cập pháp tăng thượng, ư sở tác tội, tu sỉ vi tánh. Tội, vị quá thất, trí giả sở yếm hoạn cố. Tu sỉ giả, vị bất tác chúng tội. Pḥng tức ác hạnh sở y vi nghiệp.

          ()云何慚謂自增上。及法增上。於所作罪。羞恥為性。罪謂過失。智者所厭患故。羞恥者。謂不作眾罪。防息惡行。所依為業。

      (Luận: Tàm là như thế nào? Tức là tự tăng thượng (tăng tấn mạnh mẽ cho chính ḿnh) và pháp tăng thượng (tăng tấn mạnh mẽ nơi pháp). Thể tánh của nó là hổ thẹn đối với các tội đă tạo. “Tội” tức là lầm lỗi, là thứ mà bậc trí chán ghét, lo sầu. “Hổ thẹn” là chẳng tạo các tội. Nghiệp dụng của Tàm là làm chỗ nương tựa cho việc ngăn ngừa, dứt trừ các ác hạnh).

 

          Thể tánh của Tàm là “tự tăng thượng cập pháp tăng thượng, ư sở tác tội, tu sỉ vi tánh” (tăng tấn mạnh mẽ cho chính ḿnh và tăng tấn mạnh mẽ nơi pháp. Thể tánh của nó là hổ thẹn đối với các tội đă tạo). V́ tôn trọng phẩm cách, thân phận của chính ḿnh, và tôn trọng sức tăng thượng của chánh pháp, cho nên đối với tội nghiệp mà chính đă từng làm, đang làm, hoặc sẽ làm, bèn cảm thấy hổ thẹn. Nghiệp dụng của Tàm là “pḥng tức ác hạnh sở y vi nghiệp” (có nghiệp dụng làm chỗ nương tựa để ngăn ngừa, dứt trừ ác hạnh), [tức là] Tàm có thể ngăn ngừa, dứt trừ ác nghiệp.

          “Tự tăng thượng” là ǵ? “Tăng thượng” (增上) là tăng tấn mạnh mẽ. Do tôn trọng sức tăng thượng nơi phẩm cách và thân phận của chính ḿnh, cảm thấy phải nên làm thiện sự th́ mới phù hợp với thân phận và phẩm cách của chính ḿnh, mới có tôn nghiêm, mới được người khác khen ngợi. Đấy chẳng phải là kiêu mạn, ngạo nghễ, mà là có thể dẫn khởi sanh ra Tàm. Lại c̣n suy xét cặn kẽ, biết làm chuyện ác sẽ tổn hại, hủy diệt thân phận và phẩm cách của chính ḿnh. V́ thế, đối với chuyện ác, sẽ cảm thấy xấu hổ, chẳng dám làm chuyện ác.

          “Pháp tăng thượng” là ǵ? Nương vào sức tăng thượng tôn trọng chân lư thế gian và xuất thế gian, sẽ sách tấn, cổ vũ chính ḿnh làm những thiện sự phù hợp chân lư. Như tôn trọng Phật pháp, sẽ có thể cảnh tỉnh, sách tấn chính ḿnh chẳng nên làm chuyện ác trái nghịch Phật pháp, khích lệ chính ḿnh làm các thiện sự phù hợp Phật pháp, như do tôn trọng đạo đức, pháp luật của thế gian, sẽ chẳng làm những chuyện trái nghịch.

          Nếu đệ tử Phật tại gia hay xuất gia có thể thường xuyên suy xét cặn kẽ: “Ta làm chuyện này có xứng đáng với thân phận và phẩm cách của ta hay chăng? Có phù hợp Phật pháp hay chăng?”, như thế th́ sẽ có thể dẫn khởi, sanh ra Tàm, ngăn ngừa, dứt diệt ác nghiệp.

          “Tội, vị quá thất, trí giả sở yếm hoạn cố” (Tội là lỗi lầm, chính là điều mà bậc trí chán ghét, lo sầu): Tội là ác nghiệp, là lầm lỗi. Tạo các hành vi ác nơi thân thể, ngôn ngữ, tư tưởng, sẽ bị bậc trí trong thế gian và xuất thế gian quở trách.

          “Tu sỉ giả, vị bất tác chúng tội” (“Hổ thẹn” là chẳng làm các tội): Đối với chuyện làm điều ác mà có thể cảm thấy hổ thẹn, sẽ chẳng dám làm chuyện ác. Đối với chuyện ác đă làm, sẽ cảm thấy hổ thẹn. Tuy vẫn chưa phải là thật sự sửa lỗi, hướng thiện, nhưng đă sanh ra sức mạnh, sẽ dần dần sửa lỗi, hướng thiện.

          Thành Duy Thức Luận đă thuyết minh về Tàm như sau: Vân hà vi Tàm? Y tự, pháp lực, sùng trọng hiền thiện vi tánh; đối trị Vô Tàm, chỉ tức ác hạnh vi nghiệp” (Tàm là như thế nào? Nương vào tự lực và pháp lực, có tánh chất đề cao, tôn trọng hiền thiện. Nó có nghiệp dụng đối trị không hổ thẹn, dứt bặt ác hạnh), [ư nói] thể tánh của Tàm nương vào sức tăng thượng chính ḿnh và sức tăng thượng pháp; [do vậy], sùng kính bậc hiền lương, tôn trọng thiện pháp. Nghiệp dụng của Tàm là có thể đối trị Vô Tàm, ngăn ngừa, dứt diệt các ác hạnh. Ư nghĩa của Vô Tàm sẽ được nói rơ trong phần Tùy Phiền Năo.

 

1.1.2.4.2.1.3.3. Quư

 

          (Luận) Vân hà Quư? Vị tha tăng thượng, ư sở tác tội, tu sỉ vi tánh. Tha tăng thượng giả, vị bố úy, trách phạt, cập nghị luận đẳng. Sở hữu tội thất, tu sỉ ư tha. Nghiệp như Tàm thuyết.

          ()云何愧謂他增上。於所作罪。羞恥為性。他增上者謂怖畏責罰。及議論等。所有罪失。羞恥於他。業如慚

          (Luận: Quư là như thế nào? Ư nói có tánh chất do nương vào sức tăng thượng của người khác mà hổ thẹn đối với tội đă làm. “Sức tăng thượng của người khác” chính là sợ hăi [người khác] trách phạt và bàn tán v.v… Đối với tất cả tội lỗi [đă trót làm], bèn xấu hổ với người khác. Nghiệp dụng [của Quư] như đă nói trong [phần luận định về] Tàm).

 

          Thể tánh của Quư, “tha tăng thượng, ư sở tác tội, tu sỉ vi tánh” (có tánh chất do v́ sự tăng thượng của người khác mà hổ thẹn đối với tội đă làm): Nương vào sức tăng thượng của sự chánh đáng và dư luận trong thế gian, đối với tội nghiệp do chính ḿnh đă làm, bèn cảm thấy hổ thẹn. Nghiệp dụng của Quư “như Tàm sở thuyết” (như đă nói trong phần [luận định về] Tàm), tức là nó có thể ngăn ngừa, dứt diệt ác nghiệp.

          “Tha tăng thượng” c̣n gọi là “thế gian tăng thượng”, như dư luận trong xă hội chính là ngôn luận biểu lộ quan niệm chung trong xă hội. Nếu phù hợp các chuẩn tắc về chánh nghĩa, th́ sự phê b́nh, chỉ trích của dư luận v.v… sẽ có tác dụng tăng thượng “ước chế chuyện làm ác, khích lệ thiện hạnh” đối với dân chúng. Ngược lại, nếu dư luận xă hội là nói nhăng, nói cuội, rối loạn tùng phèo, chẳng phù hợp các chuẩn tắc về chánh nghĩa, sẽ ngược lại có phản tác dụng “khích lệ ác hạnh, ước chế thiện hạnh”!

          “Tha tăng thượng giả, vị bố úy, trách phạt, cập nghị luận đẳng, sở hữu quá thất, tu sỉ ư tha”, [ư nói] “tha tăng thượng”nỗi sợ hăi bị đại chúng coi thường, quở trách, trừng phạt, và sự phê b́nh, chỉ trích của dư luận. Do vậy, đối với chuyện làm điều ác, sẽ cảm thấy hổ thẹn, chẳng dám làm chuyện ác.

          Khá nhiều chuẩn tắc đạo đức đối với sự việc trong thế gian chính là chuẩn tắc dựa trên phong tục tập quán tốt lành của xă hội. Trong pháp luật, chẳng có văn bản chế định cụ thể, nhưng trong phong tục tập quán xă hội th́ cho rằng đó là những chuyện chẳng nên làm. Giả sử trót phạm, sẽ bị đại chúng và dư luận trách phạt, phê b́nh.

          Thành Duy Thức Luận đă thuyết minh về Quư như sau: Vân hà vi Quư? Y thế gian lực, khinh cự bạo ác vi tánh. Đối trị Vô Quư, chỉ tức ác hạnh vi nghiệp” (Quư là như thế nào? Có tánh chất nương vào sức thế gian để nhẹ nhàng cự tuyệt sự bạo ác. Quư có nghiệp dụng đối trị Vô Quư, ngưng dứt ác hạnh), [ư nói] thể tánh của Quư là nương vào sức tăng thượng của thế gian để xa ĺa kẻ hung bạo, cự tuyệt ác pháp. Nghiệp dụng của Quư là có thể đối trị Vô Quư, ngăn ngừa, dứt diệt ác hạnh. Ư nghĩa của Vô Quư sẽ được nói rơ trong phần Tùy Phiền Năo.

 

1.1.2.4.2.1.3.4. Vô Tham

 

          (Luận) Vân hà Vô Tham? Vị Tham đối trị, linh thâm yếm hoạn, vô trước vi tánh. Vị ư chư Hữu, cập Hữu tư cụ, nhiễm trước vi Tham, bỉ chi đối trị, thuyết vi Vô Tham. Thử tức ư Hữu cập Hữu tư cụ, vô nhiễm trước nghĩa. Biến tri sanh tử chư quá thất cố, danh vi yếm hoạn. Ác hạnh bất khởi sở y vi nghiệp.

          ()云何無貪謂貪對治。令深厭患。無著為性。謂於諸有。及有資具。染著為貪。彼之對治。無貪。此即於有。及有資具。無染著義。遍知生死諸過失故。名為厭患。惡行不起。所依為業。

          (Luận: Vô Tham là như thế nào? Tức là có tánh chất đối trị Tham, khiến cho chán lo sâu xa, không chấp trước. Ư nói: Đối với các Hữu và những thứ cần dùng cho cuộc sống trong các Hữu, v́ đắm nhiễm mà tham. Để đối trị điều này, bèn nói Vô Tham. Đây chính là ư nghĩa “vô nhiễm” đối với các Hữu và những thứ cần dùng cho cuộc sống trong các Hữu. Do biết trọn khắp lầm lỗi của sanh tử, nên gọi là “yếm hoạn” (chán ngán v́ họa hoạn). Nghiệp dụng của nó là làm chỗ nương tựa khiến cho ác hạnh chẳng dấy lên).

 

          Vô Tham, Vô Sân, và Vô Si được gọi là “tam thiện căn”, là căn bản của hết thảy các thiện pháp. Ngược lại, Tham, Sân, Si được gọi là “tam bất thiện căn”, là căn bản của hết thảy các pháp bất thiện (ác pháp).

          Vô Tham là “Tham đối trị” (nhằm đối trị Tham), chẳng phải là “không có Tham”, mà là có thể đối trị ḷng Tham, có thể hàng phục ḷng Tham, cho đến trừ diệt Tham. “Chẳng có Tham” là tiêu cực, [bởi lẽ] hữu t́nh chẳng có Tham, sẽ có thể có các phiền năo như Sân v.v…

          Thể tánh của Vô Tham là “linh thâm yếm hoạn, vô trước vi tánh” (có tánh chất khiến cho [người tu tập] chán lo [tham đắm] sâu xa, chẳng chấp trước). Quan sát trọn khắp lỗi ác của sanh tử trong tam giới, có thể đối với y báo và chánh báo trong tam giới mà sanh ḷng chán ĺa sâu đậm, chẳng sanh ḷng đắm nhiễm. Nghiệp dụng của Vô Tham là “ác hạnh bất khởi sở y vi nghiệp” (nghiệp dụng là Vô Tham làm chỗ nương tựa để chẳng dấy khởi ác hạnh), tức là khiến cho ác hạnh chẳng thể sanh khởi. Ác hạnh bao gồm các ác hạnh nơi thân, ngữ, ư. Như trong mười bất thiện nghiệp, ác hạnh nơi thân là sát sanh, trộm cắp, tà dâm; ác hạnh nơi ngữ là nói dối, nói đôi chiều, ác khẩu, nói thêu dệt. Ác hạnh nơi ư là tham dục, sân khuể, và tà kiến.

          Thể tánh của Tham là “ư chư Hữu, cập Hữu tư cụ, nhiễm trước”, nghĩa là sanh khởi ḷng nhiễm đắm đối với các Hữu và những vật dụng thuộc các Hữu. “Chư Hữu” chính là Dục Hữu, Sắc Hữu, và Vô Sắc Hữu (Tam Hữu), cũng là thân tâm của hữu t́nh trong tam giới. Hữu t́nh trong Dục Giới bao gồm địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, A Tu La, người, và chư thiên trong Dục Giới. Hữu t́nh trong Sắc Giới và Vô Sắc Giới chính là chư thiên thuộc Sắc Giới Thiên và Vô Sắc Giới. “Tư cụ trong các Hữu” chính là các thứ vật dụng, vật chất giúp cho hữu t́nh sanh tồn. Chẳng hạn như nhân loại có thể tiếp tục sanh tồn th́ cần phải có những thứ bổ trợ như y phục, thức ăn v.v… “Khí thế giới” như núi, sông, đại địa, cỏ cây, rừng rậm v.v… cũng là những “tư cụ” để nhân loại nương tựa.

          “Bỉ chi đối trị, thuyết vi Vô Tham” (Để đối trị điều ấy, bèn nói Vô Tham): Thiện pháp để đối trị Tham chính là Vô Tham. “Thử tức ư Hữu cập Hữu cụ, vô nhiễm trước nghĩa” [nghĩa là] Vô Tham chính là chẳng đắm nhiễm các Hữu và những thứ giúp cho cuộc sống trong các Hữu. Ư nghĩa của Tham sẽ lại được nói rơ trong phần Căn Bản Phiền Năo.

          “Biến tri sanh tử chư quá thất cố, danh vi yếm hoạn” (Biết trọn khắp các lầm lỗi của sanh tử, nên gọi là chán ngán, sầu lo): “Biến tri” (遍知) là biết rơ thấu triệt, trọn khắp. Biết rơ thấu triệt các thứ lầm lỗi và họa hoạn của quả báo sanh tử, bèn sanh khởi tác dụng tâm lư chán ĺa. Có trí huệ để phán đoán dứt khoát lỗi lầm nơi cảnh giới th́ mới có thể chán ĺa cảnh giới. V́ thế, tác dụng tâm lư chán ĺa ở đây thuộc về trí huệ và một phần Vô Tham. Quan sát bản chất của sự sanh tử trong thế gian là vô thường, khổ, vô ngă, có các thứ lầm lỗi, họa hoạn, [để rồi] sanh khởi tác dụng tâm lư chán ĺa, th́ mới có thể chẳng tham luyến, chấp trước thân tâm, danh lợi, ngũ dục v.v…

          Thành Duy Thức Luận thuyết minh về Vô Tham như sau: Vân hà Vô Tham? Ư Hữu, Hữu cụ, vô trước vi tánh; đối trị tham trước, tác thiện vi nghiệp” (Vô Tham là như thế nào? Đối với các Hữu và các vật dụng cần thiết cho cuộc sống trong các Hữu, có tánh chất không chấp trước. Nghiệp dụng của nó là đối trị tham đắm, làm lành). Thể tánh của Vô Tham là đối với Tam Hữu và các thứ cần dùng cho cuộc sống trong Tam Hữu, hoặc nguyên nhân của Tam Hữu, chẳng có tâm tham đắm, ái nhiễm. Nghiệp dụng của Vô Tham là nó có thể đối trị ḷng tham đắm, tu tập thiện nghiệp. Thành Duy Thức Luận Thuật Kư giải thích Hữu cụ” () là “cái nhân để có thể sanh trong Tam Hữu”. Lại c̣n nói “trung hữu, nghiệp, Hoặc, Niết Bàn” đều thuộc về Hữu Cụ (các thứ cần dùng cho sự sinh tồn trong Tam Hữu). “Hữu” () là sự tồn tại của hữu t́nh. Nói theo Duy Thức Học, có những hữu t́nh trong đời này sau khi tử vong ([Duy Thức Học gọi giai đoạn này là] Tử Hữu), trước khi đầu thai vào lục đạo trong đời sau (Sanh Hữu), phải trải qua trạng thái của sanh mạng Trung Hữu (Trung Ấm Thân). V́ chúng sanh khởi Hoặc, tạo nghiệp, sẽ chiêu cảm quả báo trong Tam Hữu. Cho nên nghiệp và Hoặc là nguyên nhân của Tam Hữu. V́ chúng sanh chấp trước Niết Bàn, có thể dẫn khởi Tham v.v… cho nên Niết Bàn cũng là một nguyên nhân của Tam Hữu.

 

1.1.2.4.2.1.3.5. Vô Sân

 

          (Luận) Vân hà Vô Sân? Vị Sân đối trị, dĩ Từ vi tánh, vị ư chúng sanh, bất tổn hại nghĩa. Nghiệp như Vô Tham thuyết.

          ()云何無瞋謂瞋對治。以慈為性。謂於眾生。不損害義。業如無貪

          (Luận: Vô Sân là như thế nào? Chính là đối trị Sân, lấy Từ làm tánh. Tức là ư nghĩa chẳng tổn hại chúng sanh. Nghiệp dụng của Vô Sân giống như đă nói trong phần Vô Tham).

          Vô Sân là “Sân đối trị” (nhằm đối trị Sân), chẳng phải là “không có Sân”, mà là có thể đối trị Sân, có thể hàng phục Sân, cho đến diệt trừ Sân. “Chẳng có Sân” là tiêu cực; [bởi lẽ], hữu t́nh chẳng có Sân th́ vẫn có thể là có các phiền năo như Tham v.v… Hơn nữa, hữu t́nh thuộc Sắc Giới và Vô Sắc Giới “tuy chẳng có Sân” nhưng có các phiền năo như Sắc Tham, Vô Sắc Tham v.v… Ư nghĩa của Sân sẽ được nói rơ trong phần Căn Bản Phiền Năo.

          Thể tánh của Vô Sân “dĩ Từ vi tánh, vị ư chúng sanh, bất tổn hại nghĩa”, tức là từ mẫn chúng sanh th́ có nghĩa là chẳng tổn hại chúng sanh. Nghiệp dụng của Vô Sân, “nghiệp như Vô Tham thuyết” (nghiệp dụng của nó giống như đă nói trong phần Vô Tham), [tức là] khiến cho ác hạnh chẳng thể sanh khởi.

          Thành Duy Thức Luận đă thuyết minh về Vô Sân như sau: Vân hà Vô Sân? Ư Khổ, Khổ cụ, vô khuể vi tánh; đối trị sân khuể, tác thiện vi nghiệp” (Vô Sân là như thế nào? Đối với Khổ, Khổ Cụ, có tánh chất không nóng giận. Nghiệp dụng của nó là đối trị sân khuể, làm lành), [ư nói] thể tánh của Vô Sân là đối với Tam Khổ và những thứ tư cụ (những thứ giúp cho sự tăng trưởng hoặc tồn tại) của Tam Khổ, hoặc là nguyên nhân của Tam Khổ, sẽ chẳng có sân khuể. Thành Duy Thức Luận Thuật Kư giải thích Khổ chính là Tam Khổ, tức Khổ Khổ, Hoại Khổ, và Hành Khổ. Lại giải thích Khổ Cụ là “hết thảy những ǵ có thể sanh ra khổ th́ đều là Khổ Cụ”, tức là những thứ có thể giúp cho Tam Khổ phát sanh, hoặc là nguyên nhân sanh ra Tam Khổ. Nghiệp dụng của Vô Sân là có thể đối trị sân khuể, tu tập thiện nghiệp.

          Thật ra, đối trị Sân dễ hơn đối trị Tham, v́ Dục Giới mới có Sân. Sắc Giới và Vô Sắc Giới tuy không có Sân, nhưng Sân vẫn chẳng đoạn hết. Nếu chẳng thể tiến hơn bước nữa ḥng đoạn Hoặc chứng Chân, trong tương lai, luân hồi vào Dục Giới, vẫn có thể sanh khởi Sân. Đối trị Sân như thế nào? Chủ yếu là tu Từ Tâm Quán, từ mẫn chúng sanh, đấy chính là thể tánh của Vô Sân.

 

1.1.2.4.2.1.3.6. Vô Si

 

          (Luận) Vân hà Vô Si? Vị Si đối trị, như thật chánh hạnh vi tánh. Như thật giả, lược vị Tứ Thánh Đế, quảng vị Thập Nhị Duyên Khởi, ư bỉ gia hạnh, thị Chánh Tri nghĩa, nghiệp diệc như Vô Tham thuyết.

          ()云何無癡謂癡對治。如實正行為性。如實者。略謂四聖諦。廣謂十二緣起。於彼加行。是正知義。業亦如無貪

          (Luận: Vô Si là như thế nào? Chính là có tánh chất đối trị Si, là chánh hạnh như thật. “Như thật” th́ nói đại lược sẽ là Tứ Thánh Đế, nói rộng răi th́ là Thập Nhị Duyên Khởi. Gia công dụng hạnh nơi đó th́ là ư nghĩa Chánh Tri. Nghiệp dụng của Vô Si cũng giống như đă nói trong phần Vô Tham).

 

          Vô Si là “đối trị Si”, chẳng phải là “không có Si”, mà là có thể đối trị Si, có thể hàng phục Si, cho đến trừ diệt Si. “Không có Si” là tiêu cực, hữu t́nh chẳng có Si th́ có thể là do chỉ v́ thiếu khuyết nhân duyên, trong một sát-na kế tiếp, nhân duyên tụ hội, sẽ sanh khởi các phiền năo như Si v.v… Ư nghĩa của Si sẽ được nói rơ trong phần Căn Bản Phiền Năo.

          Thể tánh của Vô Si “như thật chánh hạnh vi tánh” (có tánh chất chánh hạnh như thật), tức là liễu giải Sự Lư chánh xác. Nghiệp dụng của Vô Si, “nghiệp diệc như Tham thuyết” (nghiệp dụng giống như đă nói trong phần Vô Tham), [tức là] khiến cho ác hạnh chẳng thể sanh khởi.

          “Như thật giả, lược vị Tứ Thánh Đế, quảng vị Thập Nhị Duyên Khởi, ư bỉ gia hạnh, thị Chánh Tri nghĩa” (Như Thật: Nói đại lược th́ là Tứ Thánh Đế, nói rộng răi th́ là Thập Nhị Duyên Khởi. Gia công dụng hạnh nơi ấy th́ là ư nghĩa Chánh Tri): “Như thật” là như cùng một chân lư sự thật ấy. Nghĩa đại lược là Sự và Lư của Tứ Thánh Đế; nghĩa rộng răi là Sự và Lư của Thập Nhị Duyên Khởi. “Chánh hạnh” là đối với Sự và Lư của Tứ Thánh Đế và Thập Nhị Duyên Khởi, bèn gia công dụng hạnh, liễu giải sâu sắc. Đấy chính là ư nghĩa Chánh Tri.

          Hết thảy Sự Lư hết sức sâu rộng, nói đơn giản, cốt yếu th́:

          1) Nói theo nghĩa đại lược, sẽ là Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế, và Đạo Đế. V́ bậc thánh nhân thông đạt Tứ Đế, cho nên Tứ Đế c̣n được gọi là Tứ Thánh Đế. Tuy phàm phu thân tâm khổ năo, sanh khởi vô lượng phiền năo, tạo tác vô lượng nghiệp hữu lậu, nhưng chẳng thể như thật thông đạt. Nói theo sự tu chứng, sẽ là “biết Khổ, đoạn Tập, (hâm mộ Diệt), tu Đạo, chứng Diệt”.

          2) Nói theo nghĩa rộng răi th́ là Thập Nhị Duyên Khởi, tức “Vô Minh duyên Hành, Hành duyên Thức, Thức duyên Danh Sắc, Danh Sắc duyên Lục Xứ, Lục Xứ duyên Xúc, Xúc duyên Thọ, Thọ duyên Ái, Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sanh, Sanh duyên Lăo, Tử, dấy lên sầu than, khổ, ưu năo”. Đấy là luật Lưu Chuyển[1] của Thập Nhị Duyên Khởi, và “Vô Minh diệt th́ Hành diệt, Hành diệt th́ Thức diệt, Thức diệt th́ Danh Sắc diệt, Danh Sắc diệt th́ Lục Nhập Xứ diệt, Lục Nhập Xứ diệt th́ Xúc diệt, Xúc diệt th́ Thọ diệt, Thọ diệt th́ Ái diệt, Ái diệt th́ Thủ diệt, Thủ diệt th́ Hữu diệt, Hữu diệt th́ Sanh diệt, Sanh diệt th́ Lăo, Tử, ưu, bi, khổ năo diệt”. Đấy là luật Hoàn Diệt của Thập Nhị Duyên Khởi.

          Thật ra, Tứ Đế và Thập Nhị Duyên Khởi tương thông. Liễu giải Tứ Đế, cũng sẽ liễu giải Duyên Khởi. Luật Lưu Chuyển của Thập Nhị Duyên Khởi tương thông với Khổ Đế và Tập Đế. Luật Hoàn Diệt của Thập Nhị Duyên Khởi tương thông với Diệt Đế và Đạo Đế.

          Một trong những mục tiêu học tập Phật pháp là giải thoát sanh tử. Nếu có thể liễu giải chánh xác SLư của Tứ Đế và Thập Nhị Duyên Khởi, dẫu chẳng liễu giải học vấn thế gian như Vật Lư Học, Toán Học, Y Học v.v… cũng có thể giải thoát sanh tử, trở thành bậc thánh. Nếu lại có thể khéo léo vận dụng học vấn thế gian, sẽ hữu dụng rất lớn trong việc giáo hóa chúng sanh. Ngược lại, nếu chẳng thể liễu giải chánh xác sự lư của Tứ Đế và Thập Nhị Duyên Khởi, dẫu hết sức liễu giải học vấn thế gian, cũng vẫn là sanh tử luân hồi.

          Thành Duy Thức Luận đă thuyết minh về Vô Si như sau: Vân hà Vô Si? Ư chư Sự Lư, minh giải vi tánh; đối trị ngu si, tác thiện vi nghiệp” (Vô Si là như thế nào? Có tánh chất hiểu rơ các Sự Lư; Nó có nghiệp dụng đối trị ngu si, làm lành). [Nghĩa là] thể tánh của Vô Si chủ yếu là liễu giải chánh xác SLư của Tứ Đế và Thập Nhị Duyên Khởi. Nghiệp dụng của Vô Si là đối trị ngu si tu tập thiện nghiệp.

 

1.1.2.4.2.1.3.7. Tinh Tấn

 

          (Luận) Vân hà Tinh Tấn? Vị giải đăi đối trị, thiện phẩm hiện tiền, cần dũng vi tánh. Vị nhược bị giáp, nhược gia hạnh, nhược vô khiếp nhược, nhược bất thoái chuyển, nhược vô hỷ túc, thị như thử nghĩa, viên măn thành tựu thiện pháp vi nghiệp.

          ()云何精進謂懈怠對治。善品現前。勤勇為性。謂若被甲。若加行。若無怯弱。若不退轉。若無喜足。是如此義。圓滿成就。善法為業

          (Luận: Tinh Tấn là như thế nào? Chính là đối trị giải đăi, thiện phẩm hiện tiền, siêng năng, dũng mănh làm tánh, tức là hoặc mặc giáp, hoặc gia hạnh, hoặc chẳng sợ hăi, yếu đuối, hoặc chẳng thoái chuyển, hoặc chẳng vui mừng cho là đủ. Do có các nghĩa như vậy mà viên măn thành tựu thiện pháp, đó là nghiệp dụng [của Tinh Tấn]).

         

          Thể tánh của Tinh Tấn là có thể đối trị giải đăi, “thiện phẩm hiện tiền, dũng cần vi tánh” (có tánh chất [khiến cho] các điều thiện hiện tiền, siêng năng, dũng mănh). V́ liễu sanh tử mà dấy lên các thiện pháp như Vô Tham, Vô Sân, Vô Si v.v… và siêng năng, dũng mănh chế phục, diệt trừ các ác pháp như Tham, Sân, Si v.v… Nghiệp dụng của Tinh Tấn là “viên măn thành tựu thiện pháp vi nghiệp”, tức là [có nghiệp dụng] thành tựu viên măn thiện pháp. Ư nghĩa của Giải Đăi sẽ được nói rơ trong phần Tùy Phiền Năo.

          Thành Duy Thức Luận thuyết minh về Tinh Tấn như sau: “Cần, vị Tinh Tấn. Ư thiện ác phẩm, tu đoạn sự trung, dũng hăn vi tánh, đối trị giải đăi, măn thiện vi nghiệp” (Siêng năng là Tinh Tấn. Trong sự tu tập các thiện phẩm và đoạn trừ ác phẩm, có tánh chất dũng mănh, tinh thuần. Nghiệp dụng của [Tinh Tấn] là đối trị giải đăi, trọn vẹn điều thiện). Thể tánh của Tinh Tấn là siêng năng, sốt sắng, dũng mănh tu thiện, đoạn ác. Nghiệp dụng của Tinh Tấn là có thể đối trị giải đăi, thành tựu viên măn thiện pháp. Như tu Định đắc Sơ Thiền th́ là “măn thiện”, không nhất định phải là chứng đắc thánh quả. Lại giải thích ư nghĩa của chữ “dũng hăn”. “Dũng” () biểu thị sự thắng tấn. Thiện pháp niệm nào cũng đều cao trỗi, cho đến tiến lên, trở thành bậc thánh. Đấy là loại trừ các pháp tạp nhiễm, tức là loại trừ ác pháp và hữu phú vô kư pháp (有覆無記法)[2]. “Hăn” () biểu thị sự tinh thuần, loại trừ bốn pháp vô phú vô kư[3]. V́ hết thảy các pháp có thể chia thành bốn loại: Thiện pháp, bất thiện pháp (ác pháp), hữu phú vô kư pháp, và vô phú vô kư pháp. Do vậy, [từ ngữ] “dũng hăn” nhằm hiển thị sự tinh tấn chỉ bao gồm thiện tánh.

          Trong quá tŕnh nỗ lực đoạn ác, tu thiện, dựa trên sự sai biệt của tướng trạng, có thể chia đại lược [Tinh Tấn] thành năm loại: “Vị nhược bị giáp, nhược gia hạnh, nhược vô khiếp nhược, nhược bất thoái chuyển, nhược vô hỷ túc”, tức là năm loại Tinh Tấn: Bị Giáp Tinh Tấn, Gia Hạnh Tinh Tấn, Vô Khiếp Nhược Tinh Tấn, Bất Thoái Chuyển Tinh Tấn, và Vô Hỷ Túc Tinh Tấn. Theo A Tỳ Đạt Ma Tập Dị Môn Túc Luận, năm loại Tinh Tấn [vừa nêu trên đây] nhằm thuyết minh [các loại Tinh Tấn] trong kinh Pḥng Chư Lậu Kư Biệt, tức “hữu thế, hữu cần, dũng hăn, kiên mănh, bất xả thiện ách”[4]. Đối chiếu để xem, kinh Pḥng Chư Lậu Kư Biệt ắt phải có mối liên quan mật thiết với kinh Lậu Tận trong kinh Trung A Hàm.

          Ư nghĩa của năm thứ Tinh Tấn:

          1) Bị Giáp Tinh Tấn (tinh tấn như mặc áo giáp): Tu học Phật pháp, trước hết là kiến lập tín tâm kiên định, phát khởi chánh nguyện cao tột, như tư duy thiện pháp, công đức của lạc quả, và lỗi lầm, họa hoạn của ác pháp và khổ quả, ḥng tăng cường tín nguyện đoạn ác và tu thiện.

          2) Gia Hạnh Tinh Tấn (tinh tấn bằng cách gia công dụng hạnh): Tiếp tục siêng năng, phấn chấn, dũng mănh gia hạnh dụng công, như nỗ lực tŕ giới, tu Định, tu Huệ, tu Lục Độ v.v…

          3) Vô Khiếp Nhược Tinh Tấn (tinh tấn chẳng hèn yếu): Khi tu hành, lúc gặp phải chướng ngại, chẳng sợ hăi, chẳng kinh khiếp, có thể dũng cảm đối diện, bài trừ chướng ngại ổn thỏa.

          4) Bất Thoái Chuyển Tinh Tấn (tinh tấn chẳng lui sụt): Khi tu hành, có thể chịu đựng các nỗi khổ như nóng, lạnh v.v… Gặp phải thử thách, cho đến gặp nguy hiểm về sanh mạng, vẫn chẳng thoái thất đạo tâm. Như lúc tŕ giới, đă phạm phải giới nhỏ bèn sám hối, lại tiếp tục tŕ giới. Khi tu Định, thân tâm chẳng an ổn, sẽ điều chỉnh thân tâm cho thích nghi, sau đấy tiếp tục tu Định.

          5) Vô Hỷ Túc Tinh Tấn (tinh tấn, chẳng v́ đạt được chút ít mà đă vui mừng cho là đủ rồi): Khi tu hành, thành tựu cảnh giới tốt đẹp bậc thấp, như tŕ giới, thân tâm thanh tịnh, tu Định đắc Sơ Thiền v.v… Tu trí huệ đạt được Huệ thành tựu bởi Văn, Huệ thành tựu bởi Tư, Huệ thành tựu bởi Tu, hoặc chứng đắc Sơ Quả v.v… đừng nên v́ đó mà hoan hỷ, cho là đủ, chẳng tấn tu nữa, hoặc lui sụt. Hăy nên lấy đạt tới liễu thoát sanh tử, hoặc thành tựu Phật quả làm mục tiêu rốt ráo th́ mới hoan hỷ, thỏa măn.

          Tu học Phật pháp chính là đánh nhau với ma quân phiền năo. Do vậy, có thể dùng năm loại t́nh huống trong chiến đấu để tỷ dụ năm thứ Tinh Tấn.

          1) Trước kia, khi giao chiến với địch quân, đều trước hết phải đội mũ sắt, mặc áo giáp, để ngăn ngừa bị đao gươm đâm chém, hoặc mũi tên xuyên thấu, và cũng phải chuẩn bị đao, gươm, cung tên, cũng phải kiến lập tín nguyện kiên định. T́nh huống này ví như Bị Giáp Tinh Tấn.

          2) Điều khẩn yếu tiếp theo là phải luyện tập kỹ năng tác chiến, phải dũng cảm tiến đến trước quân địch v.v… T́nh huống này ví như Gia Hạnh Tinh Tấn.

          3) Phát hiện quân địch, giao chiến với chúng, chẳng sợ hăi, chẳng kinh khiếp. T́nh huống này ví như Vô Khiếp Nhược Tinh Tấn.

          4) Khi giao chiến, gặp phải thử thách, cho đến bị thương, vẫn chẳng lùi bước. T́nh huống này ví như Bất Thoái Chuyển Tinh Tấn.

          5) Khi giao chiến, đạt được thắng lợi nhỏ nhặt, chớ nên hoan hỷ cho là đủ, phải đạt được thắng lợi hoàn toàn th́ mới có thể hoan hỷ, thỏa măn. T́nh huống này ví như Bất Hỷ Túc Tinh Tấn.

          Kinh Tạp A Hàm nói: Tinh Tấn chính là Tinh Tấn Căn trong Ngũ Căn, nội dung của nó là: “Pháp ác bất thiện đă sanh th́ khiến cho nó đoạn dứt, tăng trưởng phương tiện, nhiếp tâm, tăng tấn. Pháp ác bất thiện chưa sanh th́ chẳng để cho nó dấy lên, tăng trưởng phương tiện, nhiếp tâm, tăng tấn. Thiện pháp chưa sanh th́ phải làm cho nó dấy lên, tăng trưởng phương tiện, nhiếp tâm, tăng tấn. Thiện pháp đă sanh th́ phải giữ cho nó đừng mất đi, tăng trưởng, phương tiện, nhiếp tâm, tăng tấn”. Hơn nữa, nội dung của Tứ Chánh Cần trong ba mươi bảy Bồ Đề Phần có nội dung tương đồng với Tinh Tấn Căn. Lại nữa, Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận đă có thí dụ thiện xảo về Tứ Chánh Cần[5].

          Tư duy như thế nào th́ mới có thể dẫn phát, sanh khởi Tinh Tấn? Đại Trí Độ Luận nói: “Bồ Tát có ba thứ tư duy: Nếu ta chẳng làm, sẽ chẳng đạt được quả báo. Nếu ta chẳng tự làm, sẽ chẳng do ai khác mà có. Nếu ta làm th́ sẽ trọn chẳng mất đi. Tư duy như thế, ắt sẽ tinh tấn. V́ Phật đạo mà siêng tu chuyên ṛng, chẳng buông lung”. Đấy chính là giống như nói: “Ai ăn cơm người ấy no, sanh tử của ai, người ấy tự giải quyết”. Tu học Phật pháp, chính ḿnh phải tự tinh tấn tu học, chẳng ai khác có thể thay thế. Hơn nữa, tạo tác thiện nghiệp, sức thiện nghiệp nhất định chẳng bị mất đi, nhân duyên tụ hợp, sẽ cảm quả báo phước lạc!

 

1.1.2.4.2.1.3.8. Khinh An

         

          (Luận) Vân hà Khinh An? Vị thô trọng đối trị, thân tâm điều sướng, kham năng vi tánh, vị năng khí xả thập bất thiện hạnh, trừ chướng vi nghiệp. Do thử lực cố, trừ nhất thiết chướng, chuyển xả thô trọng.

          ()云何輕安謂麁重對治。身心調暢。堪能為性。謂能棄捨十不善行。除障為業。由此力故。除一切障。轉捨麁重。

          (Luận: Khinh An là như thế nào? Chính là đối trị sự thô tháp, nặng nề, có tánh chất có thể làm cho thân tâm điều ḥa, thông thuận, có thể kham [đoạn ác, tu thiện]. Tức là có nghiệp dụng có thể vứt bỏ mười hạnh bất thiện, trừ chướng. Do sức ấy, trừ hết thảy các chướng, chuyển bỏ thô nặng).

 

          Khinh An: Ĺa bỏ thô nặng là Khinh (nhẹ nhàng). Thân tâm điều ḥa, thông thuận là An. Khinh An là pháp thuộc Sắc Giới Định trở lên, có thể đối trị “thô trọng”, [tức là] tiêu trừ chướng ngại, khổ năo nơi thân tâm, khiến cho thân tâm an ḥa, b́nh lặng, thoải mái.

          Thể tánh của Khinh An là “thân tâm điều sướng, kham năng vi tánh”, [ư nói] thân lẫn tâm đều rất điều ḥa, thoải mái, có thể đảm nhiệm mạnh mẽ chuyện đoạn ác, tu thiện, tức là “năng khí xả thập bất thiện hạnh” (có thể vứt bỏ mười hạnh bất thiện) v.v… Nghiệp dụng của Khinh An là “trừ chướng vi nghiệp. Do thử lực cố, trừ nhất thiết chướng, chuyển xả thô trọng” (có nghiệp dụng trừ chướng. Do sức ấy, trừ hết thảy các chướng, chuyển bỏ thô, nặng), [nghĩa là] có thể tiêu trừ hết thảy chướng ngại nơi thân và tâm, chuyển bỏ thô nặng, đạt được Khinh An. Như từ thân tâm Dục Giới chuyển thành thân tâm thuộc Sắc Giới. Mười hạnh bất thiện là chướng ngại cho sự tu Định, là pháp thuộc về Dục Giới. Thật ra, tu Định phải điều phục mười hạnh bất thiện, hoặc điều phục Ngũ Cái, tức “tham, sân, điệu cử ác tác, hôn trầm thùy miên, nghi” th́ mới dẫn khởi phát sanh Khinh An. Sau khi đă dẫn phát Khinh An, thân tâm an ḥa, b́nh lặng, thoải mái. Lại c̣n có thể đảm nhiệm dễ dàng chuyện điều phục mười hạnh bất thiện và Ngũ Cái.

          Khinh An có thể chia thành thân Khinh An và tâm Khinh An. Trong tạng luận Bắc Truyền, Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ[6] chủ trương: Thân Khinh An là sự Khinh An tương ứng với năm Thức trước (Nhăn Thức, Nhĩ Thức v.v…); tâm Khinh An là sự Khinh An tương ứng với Thức thứ sáu. Luận Nam Truyền nói: “Tướng trạng đặc trưng của thân Khinh An là khiến cho Tâm Sở b́nh lặng. Tướng trạng đặc trưng của tâm Khinh An là khiến cho Tâm Vương b́nh lặng”. Ở đây, [chúng tôi giảng giải] chiếu theo chủ trương của Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ. Nếu nghiên cứu thâm nhập, [sẽ thấy] Khinh An là pháp từ Sắc Giới Định trở lên, v́ sao có thể tương ứng với năm Thức trước? Có giáo nghĩa chủ trương: V́ là điều thiện dẫn khởi bởi Định, cũng có sự điều ḥa, thanh thản, cho nên năm Thức cũng tương ứng với Khinh An. Hơn nữa, Khinh An có thể chia thành Vô Lậu Khinh An và Hữu Lậu Khinh An. Vô Lậu Khinh An là Khinh An tương ứng với Vô Lậu Trí, trừ bỏ Hữu Lậu thô nặng. V́ thô nặng cả ba tánh, cho nên thiện pháp hữu lậu trong Dục Giới cũng có thể là thô nặng. Hữu Lậu Khinh An tạm thời hàng phục sự thô nặng của phiền năo.

          Thô nặng có hai loại:

          - Một là chủng tử của Phiền Năo Chướng và Sở Tri Chướng, v́ tánh của chúng [khiến cho chúng sanh] chẳng thể chịu đựng được, nên gọi là thô nặng.

          - Hai là chủng tử của hai thứ chướng ấy dẫn khởi khiến cho thân tâm hôn trầm, tối tăm, nặng nề, chẳng thể an ḥa, mang tánh chất chẳng thể chịu đựng được, nên cũng gọi là thô nặng.

          Thô nặng và Ngũ Uẩn là “chẳng một, chẳng khác”. Thô nặng” chẳng phải là Ngũ Uẩn, mà cũng chẳng tồn tại độc lập ĺa khỏi Ngũ Uẩn được. “Thô nặng” được nói ở đây chính là loại thứ hai.

          Đối ứng với thân Khinh An và tâm Khinh An, thô nặng cũng có thể chia thành thân thô nặng và tâm thô nặng. Nguyên nhân nào sanh khởi thân thô nặng và tâm thô nặng? Làm thế nào để dứt trừ thân thô nặng và tâm thô nặng? Nếu v́ thân thể quá mệt mỏi, dẫn phát thân tâm thô nặng, th́ hăy thay đổi tư thế của thân thể, hoặc nghỉ ngơi, sự thô nặng nơi thân tâm sẽ chấm dứt. Nhưng điều này chẳng phải là biểu lộ sự Khinh An nơi thân tâm, v́ Khinh An là pháp thuộc về thượng giới. Nếu v́ t́m cầu, xét đoán quá mức, vọng tưởng tơi bời, dẫn đến sự thô nặng nơi thân tâm, hăy tu Chỉ, tâm chuyên chú nơi một cảnh, sự thô nặng nơi thân tâm sẽ chấm dứt. Nếu v́ tâm lực kém cỏi hôn trầm, buồn ngủ vấn vít, quấy nhiễu, dẫn đến sự thô nặng nơi thân tâm, hăy tư duy pháp nghĩa, hoặc tư duy công đức của Tam Bảo v.v… sự thô nặng nơi thân tâm sẽ chấm dứt. Nếu v́ chẳng hàng phục hoặc đoạn trừ phiền năo, mà chưa thể xả ĺa sự thô nặng nơi thân tâm, hăy nên tiếp tục siêng tu Bát Chánh Đạo, hàng phục phiền năo, cho đến đoạn trừ phiền năo, sự thô nặng nơi thân tâm sẽ tạm thời ngưng dứt hoặc rốt ráo ĺa bỏ.

          Thành Duy Thức Luận đă thuyết minh về Khinh An như sau: An vị Khinh An, viễn ly thô trọng, điều sướng thân tâm, kham nhậm vi tánh. Đối trị hôn trầm, chuyển y vi nghiệp. Vị thử phục trừ năng chướng Định pháp, linh sở y chỉ chuyển an thích cố” (An là nói tới sự yên vui nhẹ nhàng, xa ĺa sự thô nặng, khiến cho thân tâm điều ḥa, thoải mái, có tánh kham nhậm[7]. Nghiệp dụng của nó là đối trị hôn trầm, chuyển y (chuyển đổi sự nương cậy vào các pháp gây nên thô nặng nơi thân và tâm), tức là chế phục, trừ khử các pháp có thể gây chướng ngại cho Định, khiến cho cảnh mà ta nương tựa vào sẽ chuyển thành an vui, thích nghi). Ư nghĩa về thể tánh của Khinh An [như đă nói trong Thành Duy Thức Luận] tương đồng với luận này. “Xa ĺa thô nặng” chính là hàng phục, diệt trừ các pháp gây chướng ngại cho Định. Hữu Lậu Khinh An là hàng phục pháp gây chướng ngại cho Định. Vô Lậu Khinh An là diệt trừ pháp gây chướng ngại cho Định. Nghiệp dụng của Khinh An [theo Thành Duy Thức Luận] là “đối trị hôn trầm, chuyển y vi nghiệp” (có nghiệp dụng đối trị hôn trầm, chuyển đổi sự nương cậy vào pháp thô nặng trong thân tâm), c̣n luận này th́ là “trừ hết thảy các chướng, chuyển bỏ thô nặng”. Trừ hết thảy các chướng là nói theo thông chướng (chướng ngại tổng quát). Đối trị hôn trầm chính là nói theo biệt chướng (chướng ngại riêng biệt), v́ hôn trầm “khiến cho cái tâm đối với cảnh chẳng có tánh chất kham nhậm”. Do vậy, đấy là chướng ngại chủ yếu cho Khinh An. “Chuyển y” (轉依) là chuyển bỏ chỗ nương cậy của sự thô nặng nơi thân tâm, chuyển biến thân tâm thành an ḥa, b́nh lặng, thoải mái, nhưng đấy chẳng phải là ư nghĩa “chuyển y” ḥng thành tựu Phật quả. Ư nghĩa của Hôn Trầm sẽ được nói rơ trong phần Tùy Phiền Năo.

 

1.1.2.4.2.1.3.9. Bất Phóng Dật

 

          (Luận) Vân hà Bất Phóng Dật? Vị phóng dật đối trị, y chỉ Vô Tham năi chí Tinh Tấn, xả chư bất thiện, tu bỉ đối trị chư thiện pháp cố. Vị tham, sân, si, cập dĩ giải đăi, danh vi Phóng Dật. Đối trị bỉ cố, thị Bất Phóng Dật. Vị y Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, Tinh Tấn tứ pháp, đối trị bất thiện pháp, tu tập thiện pháp cố. Thế, xuất thế gian chánh hạnh sở y vi nghiệp.

          ()云何不放逸謂放逸對治。依止無貪。乃至精進。捨諸不善。修彼對治諸善法故。謂貪瞋癡。及以懈怠。名為放逸。對治彼故。是不放逸。謂依無貪.無瞋.無癡.精進四法。對治不善法。修習善法故。世出世間正行所依為業。

          (Luận: Bất Phóng Dật là như thế nào? Chính là để đối trị Phóng Dật (buông lung). Nương cậy từ Vô Tham cho đến Tinh Tấn để bỏ các điều bất thiện. Tu các pháp thiện pháp để đối trị điều ấy, có nghĩa là tham, sân, si cùng với giải đăi được gọi là Phóng Dật. Cái để đối trị điều ấy chính là Bất Phóng Dật, tức là nương vào bốn pháp Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, Tinh Tấn để đối trị pháp bất thiện, tu tập thiện pháp. Nghiệp dụng của nó làm chỗ nương tựa cho các chánh hạnh thế gian và xuất thế gian).

 

          Thể tánh của Bất Phóng Dật là pháp giả hữu, tức là nương cậy vào bốn pháp Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, Tinh Tấn mà giả lập. “Đối trị bất thiện pháp, tu tập thiện pháp”. Như Vô Tham đối trị Tham, Vô Sân đối trị Sân, Vô Si đối trị Si, Tinh Tấn đối trị Giải Đăi. Nghiệp dụng của Bất Phóng Dật là “thế, xuất thế gian chánh hạnh sở y vi nghiệp” (có nghiệp dụng làm chỗ nương tựa cho các chánh hạnh thế gian và xuất thế gian), có thể thành tựu các chánh hạnh thế gian và xuất thế gian. Thiện pháp thế gian như cứu tế kẻ bần cùng, thương xót, giúp đỡ cô nhi v.v… Thiện pháp xuất thế gian như tu hành đạo giải thoát, đạt đến mục tiêu giải thoát sanh tử, hoặc tu hành Bồ Tát đạo, nhằm đạt đến mục tiêu thành Phật đạo viên măn.

          Thành Duy Thức Luận đă thuyết minh về Bất Phóng Dật như sau: Bất Phóng Dật giả, Tinh Tấn, tam căn, ư sở đoạn tu, pḥng tu vi tánh; đối trị Phóng Dật, thành măn nhất thiết thế, xuất thế gian thiện sự vi nghiệp” (Bất Phóng Dật là Tinh Tấn ba căn, đối với sự tu tập nhằm đoạn trừ, nó có tánh chất tu tập để ngăn ngừa. Nghiệp dụng của nó là đối trị Phóng Dật, thành tựu viên măn hết thảy các thiện sự thế gian và xuất thế gian). Thể tánh của Bất Phóng Dật là nương vào Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, Tinh Tấn, ngăn ngừa các ác pháp đáng nên đoạn trừ, tu hành các thiện pháp đáng nên tu. Nghiệp dụng của Bất Phóng Dật là có thể đối trị Phóng Dật, thành tựu viên măn hết thảy các thiện sự thế gian và xuất thế gian. Ư nghĩa của Phóng Dật sẽ được nói rơ trong phần Tùy Phiền Năo.

          V́ sao Bất Phóng Dật nương cậy bốn pháp Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, và Tinh Tấn, mà chẳng nương theo sáu thứ Thiện Tâm Sở như Tín v.v...? V́ Vô Tham, Vô Sân, Vô Si là ba thiện căn, là căn bản của hết thảy các thiện pháp. Tinh Tấn là sách tấn trọn khắp hăy đoạn ác tu thiện, thế lực và tác dụng của nó mạnh mẽ, vượt trỗi. Sáu thứ Thiện Tâm Sở như Tín v.v… chẳng phải là thiện căn và sách tấn trọn khắp, thế lực và tác dụng của chúng nó yếu ớt, cho nên chẳng phải là pháp để y chỉ của Bất Phóng Dật.

          Kinh Tạp A Hàm nói: Chủng chủng thiện pháp, giai y Bất Phóng Dật vi bổn” (Các thứ thiện pháp, đều dựa trên Bất Phóng Dật làm gốc). Du Già Sư Địa Luận lại nói năm thứ Bất Phóng Dật, biểu thị: Muốn đạt được tài vật và danh dự thế gian, đều cần đến Bất Phóng Dật, huống hồ tu học Phật pháp! Hơn nữa, đức Phật cũng y chỉ Bất Phóng Dật mà thành tựu Phật quả. Do vậy có thể thấy rằng: Bất luận tu thiện pháp thế gian, hoặc tu thiện pháp xuất thế gian, Bất Phóng Dật đều rất trọng yếu.

          Đại Trí Độ Luận dùng thí dụ “đi xa” để nói rơ sự sai biệt và mối quan hệ giữa Dục, Tinh Tấn, và Bất Phóng Dật. Dục là động cơ (motivation) đi xa, Tinh Tấn là bắt đầu đi xa, chẳng ngưng nghỉ. Bất Phóng Dật là không ngừng sách tấn, khích lệ chính ḿnh đạt tới mục đích của chuyến đi xa, chẳng bị những chuyện khác làm chậm trễ, ngăn trở. Mối quan hệ giữa ba thứ ấy là nương theo Dục mà tinh tấn, nương theo Tinh Tấn bèn Bất Phóng Dật, nương vào Bất Phóng Dật mà sanh khởi các thiện pháp, cho đến thành tựu Phật đạo.

 

1.1.2.4.2.1.3.10. Xả

         

          (Luận) Vân hà Xả? Vị y như thị Vô Tham, Vô Sân, năi chí Tinh Tấn, hoạch đắc tâm b́nh đẳng tánh, tâm chánh trực tánh, tâm vô công dụng tánh. Hựu phục do thử, ly chư tạp nhiễm pháp, an trụ thanh tịnh pháp. Vị y Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, Tinh Tấn tánh cố, hoặc thời viễn ly hôn trầm, điệu cử chư quá thất cố, sơ đắc tâm b́nh đẳng. Hoặc thời nhậm vận vô miễn lệ cố, thứ đắc tâm chánh trực, hoặc thời viễn ly chư tạp nhiễm cố, tối hậu hoạch đắc tâm vô công dụng, nghiệp như Bất Phóng Dật thuyết.

      ()云何捨謂依如是無貪。無瞋。乃至精進。獲得心平等性。心正直性。心無功用性。又復由此。離諸雜染法。安住清淨法。謂依無貪。無瞋無癡。精進性故。或時遠離昏沈掉舉諸過失故。初得心平等。或時任運無勉勵故。次得心正直。或時遠離諸雜染故。最後獲得心無功用。業如不放逸

          (Luận: Xả là như thế nào? Tức là nương vào Vô Tham, Vô Sân, cho dến Tinh Tấn như thế mà đạt được tâm b́nh đẳng tánh, tâm chánh trực tánh, tâm vô công dụng tánh. Lại c̣n do điều này mà ĺa khỏi các pháp tạp nhiễm, an trụ nơi pháp thanh tịnh. Tức là do nương vào tánh của Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, Tinh Tấn, mà có lúc xa ĺa các lầm lỗi như hôn trầm, điệu cử v.v… thoạt đầu đă đạt được cái tâm b́nh đẳng. Hoặc có lúc tùy ư chẳng cần phải đốc thúc, khích lệ, kế đó là đạt được cái tâm chánh trực. Hoặc có lúc v́ xa ĺa các tạp nhiễm cuối cùng đạt được tâm vô công dụng. Nghiệp dụng của nó th́ như đă nói trong phần Bất Phóng Dật).

         

          Xả thuộc về Hành Uẩn. V́ để phân biệt với Xả Thọ trong Thọ Uẩn, nên lại gọi là Hành Xả. Thể tánh của Hành Xả là pháp giả hữu, “y như thị Vô Tham, Vô Sân, năi chí Tinh Tấn, hoạch đắc tâm b́nh đẳng tánh, tâm chánh trực tánh, tâm vô công dụng tánh”, tức là nương vào bốn pháp Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, và Tinh Tấn, mà có thể đạt được tâm b́nh đẳng tánh, tâm chánh trực tánh, tâm vô công dụng tánh. Nghiệp dụng của Hành Xả là “nghiệp như Bất Phóng Dật thuyết” (nghiệp dụng như trong phần Bất Phóng Dật đă nói), [tức là] có thể thành tựu chánh hạnh thế gian và xuất thế gian.

          “Tâm b́nh đẳng tánh, tâm chất trực tánh, tâm vô công dụng tánh” của Hành Xả th́ trong phần Xả Giác Chi của Thất Giác Chi, và Xả trong “xả niệm thanh tịnh” của Đệ Tứ Thiền, và Xả Vô Lượng Tâm trong Tứ Vô Lượng tâm cũng đều có nhắc đến.

          Tâm b́nh đẳng tánh “y Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, Tinh Tấn tánh cố, hoặc thời viễn ly hôn trầm, điệu cử chư quá thất cố, sơ đắc tâm b́nh đẳng” (do nương vào tánh Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, và Tinh Tấn, mà có lúc xa ĺa các lầm lỗi hôn trầm, điệu cử, thoạt đầu đạt được cái tâm b́nh đẳng). Tâm của mọi người bất b́nh đẳng, nếu chẳng phải là hướng thượng, suy nghĩ loạn xạ, sẽ là hướng xuống dưới mà ch́m đắm, uể oải, chẳng phấn chấn. Ngược lại, tâm an trụ nơi Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, nỗ lực đoạn ác, tu thiện, “ly chư tạp nhiễm pháp, an trụ thanh tịnh pháp”, (ĺa các pháp tạp nhiễm, ở yên trong pháp thanh tịnh), khiến cho cái tâm chẳng lao chao, chẳng hôn trầm, tâm bèn b́nh đẳng. Nhưng có lúc vẫn có hôn trầm, điệu cử, chẳng thể liên tục duy tŕ trạng thái tâm b́nh đẳng.

          Tâm chánh trực tánh”: Hoặc thời nhậm vận vô miễn lệ cố, thứ đắc tâm chánh trực” [ư nói]: Liên tục an trụ nơi ba thiện căn, nỗ lực đoạn ác, tu thiện, v́ xa ĺa pháp tạp nhiễm, mà gia công dụng hạnh. Công phu đă luyện thuần, sẽ có thể tùy ư thuận theo thói quen, tự nhiên mà hành xử, giống như đă tập quen bèn trở thành tự nhiên, chẳng cần phải gắng sức nữa mà có thể duy tŕ liên tục trạng thái tâm b́nh đẳng.

          Tâm vô công dụng tánh, “hoặc thời viễn ly chư tạp nhiễm cố, tối hậu hoạch đắc tâm vô công dụng” (hoặc có lúc do xa ĺa các tạp nhiễm, cuối cùng đạt được tâm vô công dụng): Liên tục an trụ trong ba thiện căn, nỗ lực đoạn ác tu thiện, công phu càng thuần thục, chẳng cần phải cố ư gia công dụng hạnh, mà có thể xa ĺa các pháp tạp nhiễm vi tế, chẳng phải lo âu, khiếp sợ, liên tục ǵn giữ trạng thái tâm b́nh đẳng.

          Thành Duy Thức Luận thuyết minh về Hành Xả như sau: Vân hà Hành Xả? Tinh Tấn, tam căn, linh tâm b́nh đẳng, chánh trực, vô công dụng trụ vi tánh, đối trị điệu cử, tĩnh trụ vi nghiệp” (Hành Xả là như thế nào? Ba căn như Tinh Tấn có tánh chất khiến cho cái tâm b́nh đẳng, chánh trực, vô công dụng trụ. Nó có nghiệp dụng đối trị điệu cử, trụ nơi tịch tĩnh). Ư nghĩa về thể tánh của Hành Xả [trong bộ luận ấy] tương đồng với bộ luận này. Nghiệp dụng của Hành Xả là nhằm đối trị điệu cử, an trụ tịch tĩnh. Thật ra, Hành Xả có thể đối trị hết thảy các pháp gây chướng ngại, v́ điệu cử là “tùy ức niệm hỷ lạc đẳng sự, tâm bất tịch tĩnh vi tánh” (có đặc tánh do nhớ nghĩ chuyện mừng, vui v.v… mà tâm chẳng tịch tĩnh); đấy là chướng ngại chánh yếu trong việc an trụ nơi tịch tĩnh. V́ thế, ước theo sự chướng ngại chủ yếu mà nói là “đối trị điệu cử”. Ư nghĩa của điệu cử sẽ được nói rơ trong phần Tùy Phiền Năo.

          Dựa theo quá tŕnh tu Định mà thuyết minh ba giai đoạn sơ, trung, hậu của Hành Xả:

          1) Bắt đầu tu Định, khéo léo điều phục điệu cử và hôn trầm, tâm chuyên chú nơi một cảnh, đạt đến trạng thái b́nh đẳng “chẳng hôn trầm, chẳng điệu cử”, nhưng chẳng thể một mực duy tŕ liên tục. Đấy là giai đoạn “tâm b́nh đẳng tánh”.

          2) Có khi c̣n có pháp tạp nhiễm vi tế khiến cho tâm lao chao, hôn trầm. Do vậy, phải gia công dụng hạnh tu Định th́ mới có thể duy tŕ liên tục trạng thái b́nh đẳng của cái tâm. Đấy là giai đoạn “tâm chánh trực tánh”.

          3) Khi tu Định đến mức thuần thục, chẳng cần phải cố ư gia công dụng hạnh, tự nhiên sẽ chuyên chú một cảnh, liên tục duy tŕ trạng thái b́nh đẳng của cái tâm. Đấy là giai đoạn “tâm vô công dụng tánh”.

          Ví như quá tŕnh luyện tập cưỡi ngựa, cũng có ba giai đoạn:

          1) Bắt đầu luyện tập cưỡi ngựa, ngựa tùy ư chạy lung tung. Khi ngựa chạy lệch sang bên trái, người cưỡi ngựa phải kéo nó sang bên phải. Khi nó chạy lệch sang bên phải, người cưỡi ngựa phải kéo nó sang bên phải. Dần dà, ngựa sẽ chẳng chạy lệch sang bên trái hay bên phải nữa, nó sẽ chạy chính giữa con đường.

          2) Có lúc người cưỡi ngựa chẳng chuyên chú, ngựa vẫn có thể chạy lệch sang trái, hay chạy lệch sang phải, [người cưỡi ngựa] phải cố ư gia công dụng hạnh. Sau khi nỗ lực luyện tập, ngựa sẽ có thể liên tục duy tŕ trạng thái chạy giữa đường.

          3) Khi luyện tập đến mức thuần thục, chẳng cần phải cố ư gia công dụng hạnh, ngựa sẽ liên tục chạy chính giữa con đường.

                     

1.1.2.4.2.1.3.11. Bất Hại

         

          (Luận) Vân hà Bất Hại? Vị Hại đối trị, dĩ Bi vi tánh. Vị do Bi cố, bất hại quần sanh, thị vô sân phần, bất tổn năo vi nghiệp.

          ()云何不害謂害對治。以悲為性。謂由悲故。不害群生。是無瞋分。不損惱為業。

          (Luận: Bất Hại là như thế nào? Tức là đối trị Hại, có tánh chất của ḷng Bi, nghĩa là do ḷng Bi mà chẳng hại quần sanh, tức là chẳng có ḷng sân. Nghiệp dụng là chẳng tổn thương, chẳng khiến cho người khác phiền năo).

         

          Thể tánh của Bất Hại là pháp giả hữu, tức là một phần của Vô Sân, có thể đối trị Hại. “Dĩ Bi vi tánh” (Lấy ḷng Bi làm tánh) tức là bi mẫn chúng sanh, chẳng làm tổn thương, gây hại cho chúng sanh. Nghiệp dụng của Bất Hại là “bất tổn năo vi nghiệp”, tức là chẳng tổn hại, năo loạn chúng sanh. Ư nghĩa của Hại sẽ được nói rơ trong phần Tùy Phiền Năo.

          Thành Duy Thức Luận thuyết minh Bất Hại như sau: Vân hà Bất Hại? Ư chư hữu t́nh, bất vi tổn năo, vô sân vi tánh, năng đối trị Hại, bi mẫn vi nghiệp” (Bất Hại là như thế nào? Có tánh chất đối với các hữu t́nh, chẳng làm tổn thương, năo hại, chẳng sân. Có nghiệp dụng là bi mẫn). Ư nghĩa Bất Hại [trong bộ luận ấy] tương đồng với luận này.

          Bất Hại đă là một phần của Vô Sân, v́ sao c̣n phải đặt riêng thành một pháp? Nương theo Vô Sân, đối với hữu t́nh, chẳng làm chuyện tổn thương, năo hại, nên bèn lập ra Bất Hại. Vô Sân là đối ứng với ḷng Sân “đoạn trừ sanh mạng của hữu t́nh”. Bất Hại nhằm đối ứng với sự gây hại gây tổn thương, năo hại hữu t́nh. Vô Sân là ban sự an vui cho hữu t́nh, tức là Từ. Bất Hại là trừ khổ năo cho hữu t́nh, tức là Bi. Đấy là tướng trạng sai biệt về phần thô giữa Vô Sân và Bất Hại. Do đối với chuyện lợi lạc hữu t́nh, Từ và Bi có công dụng thù thắng. V́ thế, nhằm hiển thị hành tướng sai biệt của Từ và Bi mà lập riêng một món là Bất Hại.

 

1.1.2.4.2.1.4. Căn Bản Phiền Năo Tâm Sở (chia làm bảy phần)

1.1.2.4.2.1.4.1. Tham

         

          (Luận) Vân hà Tham? Vị ư Ngũ Thủ Uẩn, nhiễm ái, đam trước vi tánh. Vị thử triền phược, luân hồi tam giới, sanh Khổ vi nghiệp. Do ái lực cố, sanh Ngũ Thủ Uẩn.

          ()云何貪謂於五取蘊。染愛耽著為性。謂此纏縛。輪迴三界。生苦為業。由愛力故。生五取蘊。

          (Luận: Tham là như thế nào? Chính là đối với Ngũ Thủ Uẩn, có tánh chất nhiễm ái, đắm chấp. Nghĩa là do sự trói buộc ấy mà luân hồi trong tam giới. [Tham] có nghiệp dụng sanh ra Khổ. Do v́ sức ái mà sanh ra Ngũ Thủ Uẩn).

 

          V́ sao những thứ như Tham v.v… được gọi là phiền năo? V́ những thứ như Tham v.v… khiến cho tâm phiền rộn, năo loạn. Phiền năo là căn bản của sự lưu chuyển trong sanh tử. V́ thế, tu học Phật pháp muốn giải thoát sanh tử, phải đoạn trừ phiền năo. Tục ngữ nói: “Tri kỷ, tri bỉ, bách chiến, bách thắng” (Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng). Muốn chiến thắng ma quân phiền năo th́ phải biết thể tánh và nghiệp dụng của phiền năo. Nếu không, phiền năo sanh khởi, chính ḿnh chẳng biết địch nhân là ai, c̣n lầm tưởng nó là bằng hữu!

          Trong phiền năo, có sáu món Căn Bản Phiền Năo, tức là căn bản của hết thảy các phiền năo, chính là Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, và Bất Chánh Kiến. Bất Chánh Kiến lại bao gồm năm thứ Kiến; do vậy, gọi là “thập chủng Căn Bản Phiền Năo” (mười loại Căn Bản Phiền Năo).

          Điều kiện để sanh khởi phiền năo, chủ yếu có ba loại:

          1) Chủng tử của phiền năo là Nhân Duyên.

          2) Cảnh giới của phiền năo là Sở Duyên Duyên[8].

          3) Tư duy chẳng đúng lư là Tăng Thượng Duyên.

          Hàng phục hoặc diệt trừ phiền năo, chủ yếu là chuyển những tư duy chẳng đúng lư thành tư duy đúng lư. Tư duy “các hành vô thường, hữu lậu đều khổ, các pháp vô ngă”, hoặc “quán thân bất tịnh, quán Thọ là khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngă” th́ là tư duy đúng lư. Kế đó, phải xa ĺa những cảnh nếu duyên theo sẽ dễ sanh khởi phiền năo. Kế đó, phải xa ĺa những cảnh được duyên [nếu những cảnh ấy] dễ dàng sanh khởi phiền năo, trước hết là có thể xa ĺa cảnh sở duyên thuộc Ngũ Câu Ư Thức[9] (Ảnh Tượng Tướng Phần), tức là Ngũ Căn như Nhăn Căn v.v… chẳng duyên chấp những cảnh dễ sanh khởi phiền năo (Bản Chất Tướng Phần) thuộc Ngũ Cảnh như Sắc cảnh v.v… Tiến hơn bước nữa là có thể xa ĺa cảnh được duyên bởi Độc Đầu Ư Thức[10], tức là Ư Căn chẳng duyên chấp những pháp cảnh dễ sanh khởi phiền năo.

          Thể tánh của Tham “ư Ngũ Thủ Uẩn, ái nhiễm, đam trước vi tánh” (có tánh chất ái nhiễm, đắm chấp đối với Ngũ Thủ Uẩn), [nghĩa là] chủ yếu đối với Ngũ Thủ Uẩn của chính ḿnh hoặc của những hữu t́nh khác mà ái nhiễm hoặc đắm chấp. Nói rộng hơn, sẽ bao gồm cả sự ái nhiễm, đắm chấp với vô t́nh (Sắc pháp). Nghiệp dụng của Tham là “sanh khổ vi nghiệp” (có nghiệp dụng sanh ra Khổ), tức là “do ái lực cố, sanh Ngũ Thủ Uẩn” (do sức của Ái mà sanh ra Ngũ Thủ Uẩn). Do v́ tham ái mà tạo nghiệp hữu lậu. Lại do tham ái làm trợ duyên, bồi đắp thêm nghiệp lực mà sanh khởi khổ quả Ngũ Thủ Uẩn cho đời sau.

          Thành Duy Thức Luận đă thuyết minh Tham như sau: Vân hà vi Tham? Ư Hữu, Hữu cụ, nhiễm trước vi tánh. Năng chướng Vô Tham, sanh khổ vi nghiệp” (Tham là như thế nào? Có tánh chất đắm nhiễm đối với Hữu và những thứ cần dùng cho cuộc sống trong các Hữu. Nó có nghiệp dụng chướng ngại Vô Tham, sanh ra khổ). Thể tánh của Tham là đối với Tam Hữu (tam giới) và những thứ cần dùng cho cuộc sống trong Tam Hữu bèn ái nhiễm, đắm chấp. Nghiệp dụng của Tham là có thể chướng ngại Vô Tham, sanh khởi khổ quả.

          Ngũ Thủ Uẩn là ǵ? Ngũ Uẩn là Sắc Uẩn, Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn, Hành Uẩn, và Thức Uẩn. “Thủ” () là nắm giữ; đó là tên gọi khác của phiền năo. Chúng sanh chấp giữ Ngũ Uẩn trong đời hiện tại, sanh khởi phiền năo, tạo nghiệp hữu lậu, chiêu cảm Ngũ Uẩn cho đời sau. Ngũ Uẩn của bậc thánh nhân đă chứng đắc Sơ Quả, Nhị Quả, Tam Quả, vẫn gọi là Ngũ Thủ Uẩn. Thánh giả A La Hán đoạn trừ Kiến Hoặc và Tư Hoặc, sẽ chẳng chấp giữ Ngũ Uẩn. V́ thế, Ngũ Uẩn của các Ngài chẳng gọi là Ngũ Thủ Uẩn.

          “Ái nhiễm” là chúng sanh yêu đắm Ngũ Thủ Uẩn của chính ḿnh, tột bậc khó ĺa bỏ, giống như vải trắng sau khi đă nhuộm màu, sẽ cực khó loại bỏ [màu đă nhuộm] được. “Đắm chấp” tức là chúng sanh đắm luyến, dính chặt Ngũ Thủ Uẩn, nắm chặt chẳng bỏ!

          Hữu t́nh trong Dục Giới thường đắm nhiễm Ngũ Cảnh, tức Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc vi diệu, hoặc đắm nhiễm tiền tài, quyền lực địa vị, hoặc đắm nhiễm t́nh dục nam nữ, ăn uống, ngủ nghê v.v… Những thứ tham ái ấy c̣n dễ xa ĺa, diệt trừ. Tham ái đắm nhiễm Ngũ Thủ Uẩn của chính ḿnh cực khó xa ĺa, diệt trừ.

          “Vị thử triền phược, luân hồi tam giới” (Ư nói do sự trói buộc ấy mà luân hồi trong tam giới). Chúng sanh v́ bị tham ái trói buộc, mà sanh tử luân hồi trong tam giới. Tham ái giống như sợi dây thừng trói buộc chúng sanh trong tam giới. Chúng sanh hoặc là do làm thiện nghiệp mà sanh lên cơi trời, cơi người, hoặc do tạo ác nghiệp mà đọa lạc trong địa ngục v.v… Chẳng triệt để đoạn trừ tham ái, sẽ chẳng thể vượt thoát tam giới.

          Chẳng phải là hễ có tiềm lực (sức mạnh ngấm ngầm) của Tham (tức là chủng tử của Tham) th́ sẽ nhất định bị đọa lạc trong ác đạo. Như có những kẻ v́ tham danh dự, hoặc v́ tiềm lực phước lạc trong đời mai sau mà nỗ lực làm thiện sự bố thí. Trong t́nh huống ấy, tuy chẳng chứng nghiệm chân lư mà đoạn trừ tham ái, Thức thứ bảy vẫn có đặc tánh hữu phú vô kư, tương ứng với Ngă Si, Ngă Kiến, Ngă Ái, và Ngă Mạn; nhưng khi bố thí, do sáu Thức trước tương ứng với Thiện Tâm Sở (như Vô Tham v.v…); cho nên là thiện nghiệp bố thí. Nếu nhằm lúc lâm chung, nhân duyên đă chín muồi, sẽ chiêu cảm quả báo trong đường trời, người.

          Tham chính là Ái. Kinh Tạp A Hàm nói nội dung của Tập Đế là Tam Ái[11]. Du Già Sư Địa Luận nói nội dung của Tập Đế là Tứ Ái. Tứ Ái chính là Ái, Hậu Hữu Ái, Tham Hỷ Câu Hành Ái, và Bỉ Bỉ Hỷ Lạc Ái. Hai thứ trước là Tự Thể Ái (yêu mến thân tâm của chính ḿnh), hai thứ sau là Cảnh Giới Ái (yêu mến cảnh giới). Tự Thể Ái là tham đắm tự thể của hữu t́nh do Ngũ Uẩn ḥa hợp, lại c̣n gọi là Ngă Ái. Cảnh Giới Ái là mê đắm các thứ vật chất giúp cho sự sanh tồn của hữu t́nh, lại c̣n gọi là Tư Cụ Ái, hoặc Ngă Sở Ái.

          Tự Thể Ái và Cảnh Giới Ái chú trọng từ hiện tại cho đến vị lai, khai triển thành bốn thứ Ái. Ư nghĩa của Tứ Ái như sau:

          1) Ái là đắm nhiễm tự thể đă có trong hiện tại.

          2) Hậu Hữu Ái là đắm nhiễm tự thể sẽ có trong vị lai.

          3) Tham Hỷ Câu Hành Ái là đắm nhiễm cảnh giới đă đạt được trong hiện tại.

          4) Bỉ Bỉ Hỷ Lạc Ái là đắm nhiễm cảnh giới mà ta hy vọng sẽ đạt được trong vị lai.

          Tập Đế là Ái, chính là nguyên nhân của khổ quả sanh tử. V́ thế, muốn giải thoát sanh tử th́ phải đoạn trừ Tham Ái. Đoạn trừ Tham Ái như thế nào? Quán chiếu Ngũ Uẩn là “vô thường, khổ, vô ngă, sẽ có thể triệt để đoạn trừ Tham Ái, giải thoát sanh tử.

 

1.1.2.4.2.1.4.2. Sân

         

          (Luận) Vân hà Sân? Vị ư quần sanh, tổn hại vi tánh. Trụ bất an ổn, cập ác hạnh sở y vi nghiệp. Bất an ổn giả, vị tổn hại tha, tự trụ khổ cố.

          ()云何瞋謂於群生。損害為性。住不安隱。及惡行所依為業。不安隱者。謂損害他。自住苦故。

          (Luận: Sân là như thế nào? Chính là đối với quần sanh, có tánh chất tổn hại. Nó có nghiệp dụng là trụ trong chẳng an ổn và là chỗ y cứ của ác hạnh. “Chẳng an ổn” là tổn thương, năo hại người khác, tự ở trong khổ).

 

          Thể tánh của Sân là “ư quần sanh, tổn hại vi tánh”, [ư nói thể tánh của Sân là] tổn hại chúng sanh. Nghiệp dụng của Sân là “trụ bất an ổn, cập ác hạnh sở y vi nghiệp”, [ư nói] thân tâm trụ nơi chẳng an ổn, và gây tạo các thứ ác hạnh, như mười bất thiện nghiệp v.v… Thành Duy Thức Luận đă thuyết minh về Sân như sau: Vân hà vi Sân? Ư Khổ, khổ cụ, tăng khuể vi tánh, năng chướng Vô Sân, bất an ổn tánh, ác hạnh sở y vi nghiệp” (Sân là như thế nào? Đối với Khổ, khổ cụ, có tánh chất ghen ghét, nóng giận. Nghiệp dụng của nó là có thể chướng ngại Vô Sân, có tánh chất chẳng an ổn, là chỗ nương tựa của ác hạnh). [Có nghĩa là] thể tánh của Sân là đối với Tam Khổ, cùng những thứ trợ giúp dẫn khởi Tam Khổ phát sanh, hoặc nguyên nhân gây nên Tam Khổ, bèn ôm ḷng giận ghét. Nghiệp dụng của nó giống như luận này đă nói. Tội lỗi của Sân rất nghiêm trọng, giữa người và người với nhau bèn gây hại, tổn thương lẫn nhau, cho đến sự tàn sát giữa các quốc gia với nhau, nỗi cừu hận giữa các dân tộc, đều là từ Sân phát triển thành.

          “Bất an ổn giả, vị tổn hại tha, tự trụ khổ cố” (“Chẳng an ổn” là tổn thương, năo hại người khác, tự ở trong khổ): Đă có Sân, thân tâm bị phiền nhiễu, năo loạn, sẽ sử dụng các thứ phương pháp làm tổn thương, gây hại cho chúng sanh, thậm chí tước đoạt sanh mạng của chúng sanh. Khi tổn hại chúng sanh, chính ḿnh cũng bị khổ năo.

          Trong khi Sân sanh khởi, sẽ đối với người, sự, vật gây nên nỗi khổ năo bèn bài xích, tổn hại, hoặc thậm chí hủy diệt. Oán hận đủ dạng đủ cách, bạo lực, chiến tranh v.v… đều từ Sân mà ra. Do vậy, tội lỗi của Sân rất nghiêm trọng. Như kinh Phật Di Giáo đă dạy: “Sân khuể chi hại, năng phá chư thiện pháp, hoại hảo danh văn, kim thế, hậu thế nhân bất hỷ kiến. Đương tri sân tâm thậm ư mănh hỏa, thường đương pḥng hộ, vô linh đắc nhập, kiếp công đức tặc, vô quá sân khuể” (Cái hại của nóng giận là nó có thể phá các pháp lành, hủy hoại tiếng tăm tốt đẹp, đời này, đời sau, người ta chẳng thích thấy [kẻ sân hận]. Hăy nên biết sân tâm c̣n hơn lửa dữ, hăy nên thường ngăn ngừa, chẳng để nó xâm nhập. Giặc cướp đoạt công đức không ǵ hơn sân khuể). Cổ đức đă dùng câu “một niệm sân tâm khởi, trăm vạn cửa chướng mở”, hoặc “lửa sân đốt trụi rừng công đức” để cảnh tỉnh, răn nhắc hành giả phải an nhẫn cảnh trái nghịch, đừng nên sân hận.

 

1.1.2.4.2.1.4.3. Mạn (chia làm hai đoạn)

1.1.2.4.2.1.4.3.1. Nêu chung

         

          (Luận) Vân hà Mạn? Mạn hữu thất chủng, vị Mạn, Quá Mạn, Quá Quá Mạn, Ngă Mạn, Tăng Thượng Mạn, Ty Mạn, Tà Mạn.

      ()云何慢慢有七種。謂慢.過慢.過過慢.我慢.增上慢.卑慢.邪慢。

           (Luận: Mạn là như thế nào? Mạn có bảy thứ, tức là Mạn, Quá Mạn, Quá Quá Mạn, Ngă Mạn, Tăng Thượng Mạn, Ty Mạn, Tà Mạn).

 

          Mạn có thể chia thành bảy loại là Mạn, Quá Mạn, Quá Quá Mạn, Ngă Mạn, Tăng Thượng Mạn, Ty Mạn, và Tà Mạn. Thành Duy Thức Luận đă thuyết minh về Mạn như sau: “Vân hà vi Mạn? Thị kỷ, ư tha cao cử vi tánh, năng chướng Bất Mạn, sanh khổ vi nghiệp” (Mạn là như thế nào? Có tánh chất cậy ḿnh, nâng ḿnh cao hơn người khác; có nghiệp dụng chướng ngại Bất Mạn, sanh ra khổ). Thể tánh của Mạn là cậy vào ưu thế tiền của, quyền lực, địa vị, học thức v.v… của chính ḿnh, đối với các hữu t́nh khác, nội tâm cao ngạo, khinh rẻ đối phương. Nghiệp dụng của Mạn là có thể chướng ngại Bất Mạn, sanh khởi khổ quả. Nếu đối với chánh pháp và hiền thánh, tâm chẳng khiêm hạ, cứ cao ngạo, khinh rẻ, sẽ đọa lạc trong đường ác, hứng chịu sự khổ cùng cực.

          Trong t́nh huống thông thường, khi Mạn sanh khởi, sẽ tương ứng với sáu Thức trước, có xung đột với người khác v.v… Đấy là tạo tác ác nghiệp. Khi sức ác nghiệp nhân duyên chín muồi, sẽ đọa lạc trong ác đạo. T́nh huống đặc thù là v́ có sức mạnh tiềm tàng của Ngă Mạn (chủng tử Mạn), mà muốn vượt trỗi sự nghiệp từ thiện do người khác đă làm, bèn nỗ lực làm chuyện từ thiện. Trong t́nh huống này, tuy chẳng đoạn trừ Ngă Mạn, Thức thứ bảy là hữu phú vô kư tánh, tương ứng với Ngă Si, Ngă Kiến, Ngă Ái, Ngă Mạn, nhưng do sáu Thức trước tương ứng với Thiện Tâm Sở, nên đấy là tạo tác thiện nghiệp. Nếu vào lúc lâm chung, nhân duyên của thiện nghiệp lực chín muồi, sẽ chiêu cảm quả báo trong đường trời, người.

 

1.1.2.4.2.1.4.3.2. Giải thích riêng biệt từng điều (chia làm bảy đoạn)

1.1.2.4.2.1.4.3.2.1. Mạn

         

          (Luận) Vân hà Mạn? Vị ư liệt, kế kỷ thắng, hoặc ư đẳng, kế kỷ đẳng, như thị tâm cao cử vi tánh.

          ()云何慢謂於劣。計己勝。或於等。計己等。如是心高舉為性。

          (Luận: Mạn là như thế nào? Đối với kẻ kém hơn bèn cho là ḿnh vượt trỗi, đối với kẻ bằng ḿnh bèn cho là họ sánh bằng ḿnh, cái tâm có tánh chất cao ngạo như thế đó).

 

          Thứ nhất là Mạn: “Ư liệt, kế dĩ thắng, hoặc ư đẳng, kế dĩ đẳng, như thị tâm cao cử vi tánh” (Đối với kẻ kém hơn bèn cho là ḿnh vượt trỗi, đối với kẻ bằng ḿnh bèn cho là họ bằng ḿnh, cái tâm có tánh chất cao ngạo như thế đó). Nếu th lực, của cải v.v… của chính ḿnh vượt trỗi kẻ khác th́ gọi là “thắng” (), hoặc bằng với người khác th́ gọi là “đẳng”. Chẳng bằng người khác th́ là “liệt” (). “Ư liệt, kế dĩ thắng” nghĩa là đối với kẻ có th lực v.v… chẳng bằng ta, ta so đo cho là ḿnh vượt trỗi kẻ khác. “Ư đẳng, kế dĩ đẳng”: Đối với kẻ có th lực v.v… bằng với ta, ta so đo chính ḿnh bằng họ. Trong hai t́nh huống ấy, nội tâm cao ngạo, khinh rẻ đối phương th́ gọi là Mạn.

 

1.1.2.4.2.1.4.3.2.2. Quá Mạn

         

          (Luận) Vân hà Quá Mạn? Vị ư đẳng, kế kỷ thắng, hoặc ư thắng, kế kỷ đẳng, như thị tâm cao cử vi tánh.

          ()云何過慢謂於等。計己勝。或於勝。計己等。如是心高舉為性。

          (Luận: Quá Mạn là như thế nào? Nghĩa là đối với kẻ bằng ḿnh, bèn cho là ta vượt trỗi, hoặc đối với kẻ hơn ḿnh, bèn cho là họ bằng ta, cái tâm có tánh chất cao ngạo như thế đó).

                   

          Thứ hai là Quá Mạn, “ư đẳng, kế kỷ thắng, hoặc ư thắng, kế kỷ đẳng, như thị tâm cao cử vi tánh” (đối với kẻ bằng ḿnh bèn cho là ta vượt trỗi, hoặc đối với kẻ hơn ḿnh bèn cho là họ bằng ta, cái tâm có tánh chất cao ngạo như thế đó). “Ư đẳng, kế kỷ thắng”: Đối với kẻ có thể lực v.v… bằng ta, ta so đo, cho là chính ḿnh vượt trỗi kẻ đó. “Ư thắng kế kỷ đẳng”: Đối với người có thể lực v.v… vượt trỗi ḿnh, ta so đo, cho rằng chính ḿnh sánh bằng kẻ đó. Trong t́nh huống ấy, nội tâm cao ngạo, khinh rẻ đối phương, th́ là Quá Mạn.

 

1.1.2.4.2.1.4.3.2.3. Quá Quá Mạn

 

          (Luận) Vân hà Quá Quá Mạn? Vị ư thắng kế kỷ thắng, như thị tâm cao cử vi tánh.

          ()云何過過慢謂於勝。計己勝。如是心高舉為性。

          (Luận: Quá Quá Mạn là như thế nào? Nghĩa là đối với kẻ vượt trỗi ḿnh bèn cho là ta vượt trỗi họ, cái tâm có tánh chất cao ngạo như thế đó).

                   

          Thứ ba là Quá Quá Mạn, “ư thắng, kế kỷ thắng, như thị tâm cao cử vi tánh” (đối với kẻ vượt trỗi ḿnh bèn cho là ta vượt trỗi kẻ đó, cái tâm có tánh chất cao ngạo như thế đó). “Ư thắng, kế kỷ thắng” [nghĩa là] đối với kẻ có thể lực v.v… vượt trỗi ta, ta so đo, cho là chính ḿnh vượt trỗi người ta. Trong t́nh huống ấy, nội tâm cao ngạo, khinh rẻ đối phương, th́ là Quá Quá Mạn.

 

1.1.2.4.2.1.4.3.2.4. Ngă Mạn

 

          (Luận) Vân hà Ngă Mạn? Vị ư Ngũ Thủ Uẩn, tùy kế vi Ngă, hoặc vi Ngă Sở, như thị tâm cao cử vi tánh.

          ()云何我慢謂於五取蘊。隨計為我。或為我所。如是心高舉為性。

          (Luận: Ngă Mạn là như thế nào? Nghĩa là đối với Ngũ Thủ Uẩn bèn tùy tiện so đo, cho nó là Ngă, hoặc là Ngă Sở. Cái tâm có tánh chất cao ngạo như thế đó).

                   

          Thứ tư là Ngă Mạn, “ư Ngũ Thủ Uẩn, tùy kế vi Ngă, hoặc vi Ngă Sở, như thị tâm cao cử vi tánh” (đối với Ngũ Thủ Uẩn bèn tùy cơ so đo, cho là Ngă, hoặc là Ngă Sở, cái tâm tánh chất cao ngạo như thế đó). Cái căn bản nhất của Mạn chính là đắm chấp Ngă. “Tùy” () là tùy cơ, “kế” () là so đo, chấp trước. Đối với Ngũ Thủ Uẩn, tùy ư chấp trước một thứ Uẩn là Ngă, như chấp trước Sắc v.v… là Ngă, hoặc là trong Ngũ Uẩn, tùy ư chấp trước một thứ Uẩn là Ngă Sở, như chấp trước Sắc v.v… là Ngă Sở. Trong t́nh huống ấy, v́ Ngă mà sanh khởi Mạn, nội tâm cao ngạo, khinh rẻ đối phương, th́ gọi là Ngă Mạn.

          Ngă và Ngă Sở có ǵ khác nhau? Ngă là một thật thể thường hằng, tồn tại độc nhất, cái thuộc về Ngă th́ gọi là Ngă Sở. Như kẻ b́nh phàm cho rằng mắt, tai, mũi, tay, chân, hoặc cảm nhận, quan niệm, ư chí, chủ thể nhận thức v.v… là Ngă. Các nhà triết học hoặc các nhà tôn giáo sau khi tư duy sâu xa, đă hiểu rơ Ngă có ư nghĩa là “thường hằng, chẳng có biến hóa”, nhưng thật ra, Ngũ Uẩn có biến hóa. V́ thế, họ xác nhận mắt v.v… chẳng phải là Ngă. Do vậy, bèn chuyển biến thành chấp trước: Rời khỏi Ngũ Uẩn, ở bên ngoài có một cái Ngă, c̣n mắt v.v… là Ngă Sở (thuộc về sự sở hữu của Ngă), như mắt của ta cho đến nhận thức của ta! Giả sử tay là ta, khi tay bị chặt đứt, Ngă cũng nên bị diệt mất, nhưng mọi người dẫu tay bị chặt đứt, vẫn cứ chấp trước là có Ngă, có thể thấy tay chẳng phải là Ngă!

          Ngoại đạo tại Ấn Độ có rất nhiều chủng loại, có đủ dạng đủ kiểu chấp trước, có kẻ chấp trước toàn bộ Ngũ Uẩn hợp lại là Ngă, hoặc chấp trước một thứ Uẩn là Ngă. Những điều ấy chính là “tức Uẩn kế Ngă” (chấp Uẩn là Ngă). Ngoài ra, có kẻ cho rằng có Ngă ở ngoài, ĺa khỏi Ngũ Uẩn, Ngũ Uẩn thuộc về Ngă sở hữu; đấy là “ly Uẩn kế Ngă” (chấp Ngă ĺa khỏi Uẩn).

 

1.1.2.4.2.1.4.3.2.5. Tăng Thượng Mạn

 

          (Luận) Vân hà Tăng Thượng Mạn? Vị vị đắc tăng thượng thù thắng sở chứng chi pháp, vị ngă dĩ đắc. Như thị tâm cao cử vi tánh. Tăng thượng thù thắng sở chứng pháp giả, vị chư thánh quả, cập Tam-ma-địa, Tam-ma-bát-để đẳng. Ư bỉ vị đắc, vị ngă dĩ đắc, nhi tự căng cứ.

          ()云何增上慢謂未得增上殊勝所證之法。謂我已得。如是心高舉為性。增上殊勝所證法者。謂諸聖果。及三摩地。三摩鉢底等。於彼未得。謂我已得。而自矜倨。        

          (Luận: Tăng Thượng Mạn là như thế nào? Nghĩa là chưa chứng đắc pháp thù thắng tăng thượng mà nói là ta đă đắc. Cái tâm có tánh chất cao ngạo như thế đó. “Pháp tăng thượng thù thắng được chứng” chính là các thánh quả, và Tam-ma-địa, Tam-ma-bát-để v.v… Chưa đắc những pháp ấy mà nói là ta đă đắc, để rồi tự khoe khoang).

         

          Thứ năm là Tăng Thượng Mạn. “Vị đắc tăng thượng thù thắng sở chứng chi pháp, vị ngă dĩ đắc. Như thị tâm cao cử vi tánh” (Chưa chứng đắc pháp thù thắng tăng thượng mà nói là ta đă đắc. Cái tâm có tánh chất cao ngạo như thế đó). “Tăng thượng thù thắng sở chứng chi pháp” là nói đến “chư thánh quả, cập Tam-ma-địa (Samādhi), Tam-ma-bát-để (Samāpatti) đẳng” (các thánh quả và Tam-ma-địa, Tam-ma-bát-để v.v…) như Sơ Quả, Nhị Quả, Tam Quả, Tứ Quả, Duyên Giác, Địa thượng Bồ Tát (hàng Bồ Tát đă chứng đắc từ Sơ Địa trở lên), Phật quả, và Đẳng Tŕ, Đẳng Chí v.v… Chữ Đẳng () là nói [các pháp thù thắng] bao gồm cả thần thông, công đức thù thắng như quán trí v.v… Những công đức ấy rất đặc thù, ưu thắng, vượt trỗi các công đức của kẻ b́nh phàm. Chính ḿnh chẳng chứng đắc những pháp thù thắng ấy, lại ngộ nhận là đă chứng đắc, nội tâm cao ngạo, khinh rẻ đối phương, th́ là Tăng Thượng Mạn.

          Tam-ma-địa dịch là Đẳng Tŕ, [nghĩa là] giữ cho cái tâm b́nh đẳng, chẳng trồi hụp, chẳng điệu cử (lao chao), chẳng hôn trầm, chẳng hướng ra ngoài tán loạn, chẳng rút vào trong uể oải. Tam-ma-bát-để dịch nghĩa là Đẳng Chí, [nghĩa là] tâm có thể hướng đến cảnh giới b́nh đẳng, sẽ có các thứ công đức dấy lên hiện hành.

          Kẻ Tăng Thượng Mạn v́ chính ḿnh chẳng biết thứ tự và địa vị tu chứng, cho nên lầm tưởng là đă chứng đắc cảnh giới thù thắng. Đấy chẳng phải là cố ư dối gạt người khác. Nếu cố ư dối gạt người khác, sẽ phạm trọng tội đại vọng ngữ.

 

1.1.2.4.2.1.4.3.2.6. Ty Mạn

 

          (Luận) Vân hà Ty Mạn? Vị ư đa phần thù thắng, kế kỷ thiểu phần hạ liệt, như thị tâm cao cử vi tánh.

          ()云何卑慢謂於多分殊勝。計己少分下劣。如是心高舉為性。

          (Luận: Ty Mạn là như thế nào? Nghĩa là đối với nhiều phần thù thắng, so đo chính ḿnh có chút phần kém hèn. Cái tâm có tánh chất cao ngạo như thế đó).

                   

          Thứ sáu là Ty Mạn, “ư đa phần thù thắng, kế kỷ thiểu phần hạ liệt, như thị tâm cao cử vi tánh” (đối với nhiều phần thù thắng, so đo chính ḿnh có chút phần kém hèn. Cái tâm có tánh chất cao ngạo như thế đó). Ư nói: Đối với pháp đặc thù ưu thế rộng lớn của người khác, tự so đo chính ḿnh chỉ có chút phần thấp thỏi, kém cỏi hơn. Trong t́nh huống ấy, nội tâm cao ngạo, khinh rẻ đối phương, đó là Ty Mạn. Như thi cử trong trường học, người khác được chín mươi điểm, ta chỉ được năm mươi điểm, tự biết ḿnh thua kém kẻ khác, nhưng nội tâm vẫn hống hách, ngạo mạn, suy b́: Tao chỉ thua mày mấy phần mà thôi!” hoặc so đo: Mày chỉ gặp hên mà thôi, có ǵ là hay ho!”

 

1.1.2.4.2.1.4.3.2.7. Tà Mạn

 

          (Luận) Vân hà Tà Mạn? Vị thật vô đức, kế kỷ hữu đức, như thị tâm cao cử vi tánh, bất sanh kính trọng sở y vi nghiệp, vị ư tôn giả, cập hữu đức giả, nhi khởi cứ ngạo, bất sanh sùng trọng.

          ()云何邪慢謂實無德。計己有德。如是心高舉為性。不生敬重所依為業。謂於尊者。及有德者。而起倨慠。不生崇重。

          (Luận: Tà Mạn là như thế nào? Nghĩa là [chính ḿnh] thật sự chẳng có đức, mà cho là chính ḿnh có đức. Cái tâm có tánh chất cao ngạo như thế đó. Nghiệp dụng của nó là làm chỗ y cứ cho việc chẳng sanh ḷng kính trọng, tức là đối với bậc đáng tôn trọng, và bậc hữu đức, mà lại dấy ḷng ngạo nghễ, chẳng sanh tâm tôn trọng).

                   

          Thứ bảy là Tà Mạn, “thật vô đức, kế kỷ hữu đức, như thị tâm cao cử vi tánh” (thật sự chẳng có đức, mà ngỡ chính ḿnh có đức, cái tâm có tánh chất cao ngạo như thế đó). Chính ḿnh căn bản là chẳng có công đức, mà so đo cho rằng chính ḿnh có công đức, nội tâm cao ngạo, khinh rẻ đối phương, đó là Tà Mạn. “Đức” là công đức thiện pháp, như tịnh giới, Thiền Định, thần thông, quán trí, thánh quả v.v… các thứ công đức.

          Nói tổng hợp nghiệp dụng của bảy loại Mạn th́ là “bất sanh kính trọng sở y” (chúng là cơ sở khiến [cho phàm phu] chẳng sanh ḷng kính trọng), “ư tôn giả, cập hữu đức giả, nhi khởi cứ ngạo, bất sanh sùng trọng” (đối với bậc đáng tôn trọng, và bậc hữu đức, mà lại dấy ḷng ngạo nghễ, chẳng sanh tâm tôn trọng). Nội tâm của chính ḿnh cao ngạo, ngạo nghễ, tự đại, chẳng thể tôn sùng, cung kính, tôn trọng thánh giả và những vị có đức. “Tôn giả” là thánh giả, “hữu đức giả” là những vị tu hành có công đức tịnh giới, Thiền Định, thần thông, quán trí v.v…

 

1.1.2.4.2.1.4.4. Vô Minh

         

          (Luận) Vân hà Vô Minh? Vị ư nghiệp, quả, Đế, Bảo, vô trí vi tánh. Thử hữu nhị chủng: Nhất giả, câu sanh, nhị giả, phân biệt. Hựu Dục Giới tham, sân, cập dĩ vô minh, vi tam bất thiện căn. Vị tham bất thiện căn, sân bất thiện căn, si bất thiện căn. Thử phục câu sanh, bất câu sanh, phân biệt sở khởi. Câu sanh giả, vị cầm thú đẳng. Bất câu sanh giả, vị tham tương ứng đẳng. Phân biệt giả, vị chư Kiến tương ứng, dữ hư vọng quyết định, Nghi phiền năo sở y vi nghiệp.

          ()云何無明謂於業果諦寶。無智為性。此有二種。一者俱生。二者分別。又欲界貪瞋。及以無明。為三不善根。謂貪不善根。瞋不善根。癡不善根。此復俱生。不俱生。分別所起。俱生者。謂禽獸等。不俱生者。謂貪相應等。分別者。謂諸見相應與虛妄決定。疑煩惱所依為業。

          (Luận: Vô Minh là như thế nào? Chính là có tánh chất vô trí đối với nghiệp, quả, Đế, Bảo. Điều này có hai loại: Một là có từ khi sanh ra (bẩm sanh), hai là phân biệt. Lại trong Dục Giới, tham, sân, cùng với vô minh là ba thứ bất thiện căn, tức là Tham bất thiện căn, Sân bất thiện căn, Si bất thiện căn. Những thứ này lại c̣n [chia thành ba loại] là có từ khi mới sanh, chẳng phải là có từ khi mới sanh, và do phân biệt mà dấy lên. “Có từ khi mới sanh ra” là nói đến loài cầm thú v.v… “Chẳng phải là có từ khi mới được sanh ra” là nói đến [Vô Minh] tương ứng với Tham v.v… “Phân biệt” là do tương ứng với các Kiến, được quyết định bởi hư vọng. Nghiệp dụng của Vô Minh là làm chỗ nương tựa cho Nghi).

 

          Vô Minh chính là Si, c̣n gọi là ngu si, chẳng phải là không có Minh. Nó là một loại sức mạnh có thể chướng ngại Minh (sáng suốt). Ngược lại, Minh là Vô Si, có một loại sức mạnh có thể đối trị Vô Minh. Thể tánh của Vô Minh, “ư nghiệp, quả, Đế, Bảo, vô trí vi tánh”, tức là đối với Sự và Lư của bốn thứ của nghiệp, quả, Đế, Bảo chẳng hiểu rơ chánh xác, kiến giải điên đảo. “Nghiệp” là thiện nghiệp, ác nghiệp v.v… “Quả” là lạc quả, khổ quả do thiện nghiệp, ác nghiệp chiêu cảm, hoặc là các bậc thánh Sơ Quả, Nhị Quả, Tam Quả, Tứ Quả. “Đế” là Tứ Đế, tức Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế, và Đạo Đế. “Bảo” là Tam Bảo, tức Phật Bảo, Pháp Bảo, và Tăng Bảo. Nghiệp dụng của Vô Minh là “dữ hư vọng quyết định, Nghi phiền năo sở y vi nghiệp” (nghiệp dụng của nó là làm chỗ y cứ cho những quyết định hư vọng Nghi phiền năo), tức là chỗ y cứ để tạo tác hư vọng phân biệt, quyết định sai lầm, cũng như là chỗ y cứ của Nghi. Do v́ có Vô Minh, mà chẳng hiểu rơ các Sự Lư, sẽ hoài nghi, chẳng thể quyết định được!

          Thành Duy Thức Luận đă thuyết minh về Si như sau: Vân hà vi Si? Ư chư Sự Lư, mê ám vi tánh, năng chướng Vô Si, nhất thiết tạp nhiễm sở y vi nghiệp” (Si là như thế nào? Có tánh chất mê ám đối với các Sự, Lư. Nghiệp dụng của nó là có thể chướng ngại Vô Si, có nghiệp dụng làm chỗ y cứ cho hết thảy các tạp nhiễm). Thể tánh của Si là mê hoặc, chẳng hiểu rơ Sự Lư. Nghiệp dụng của Si là có thể chướng ngại Vô Si, là chỗ y cứ để tạo tác hết thảy các tạp nhiễm. Tạp nhiễm có ba loại: Phiền năo tạp nhiễm, nghiệp tạp nhiễm, và sanh tạp nhiễm. Do đối với Vô Minh mà sanh khởi các phiền năo như Si, Tà Kiến, Tham v.v… hoặc Tùy Phiền Năo (đóphiền năo tạp nhiễm), tạo tác nghiệp hữu lậu (nghiệp tạp nhiễm). Nhân duyên chín muồi, sẽ có thể chiêu cảm quả báo trong đời sau (đó là sanh tạp nhiễm).

          Vô Minh có thể chia đại lược thành hai loại: Một là Câu Sanh Vô Minh, hai là Phân Biệt Vô Minh.

          1) Câu Sanh Vô Minh là Vô Minh có sẵn từ lúc mới sanh ra. Khi vừa sanh ra, bèn đồng thời có Vô Minh, ví như các thứ động vật (súc sanh) cá, nhện, rết v.v… cũng có Câu Sanh Vô Minh.

          2) Phân Biệt Vô Minh, c̣n gọi là Phân Biệt Khởi Vô Minh, tức là từ phân biệt hư vọng sanh khởi Vô Minh. Như qua sự phân biệt, suy lường, mà lầm lạc chấp trước Sắc Uẩn v.v… là Ngă. Đấy chính là dựa trên Phân Biệt Vô Minh mà sanh khởi Phân Biệt Ngă Kiến. Nhân loại th́ ngoài Câu Sanh Vô Minh ra, c̣n v́ tác dụng phân biệt đặc biệt mạnh mẽ, cho nên Phân Biệt Vô Minh vượt trỗi súc sanh.

          Tham, Sân và Vô Minh là ba loại bất thiện căn trong Dục Giới, tức Tham, Sân, Si Bất Thiện Căn, là căn bản của hết thảy các điều bất thiện. Đối với phiền năo của chúng sanh trong Dục Giới th́ có sáu loại Căn Bản Phiền Năo, hai mươi loại Tùy Phiền Năo, lại có thể quy nạp thành ba loại lớn là Tham Loại, Sân Loại, và Si Loại.

          Vô Minh trong Dục Giới lại có thể chia thành ba loại: Một là Câu Sanh, hai là Bất Câu Sanh, ba là Phân Biệt Sở Khởi (do phân biệt mà dấy lên).

          1) Chúng sanh từ lúc mới sanh ra đă có Câu Sanh Vô Minh. Trời, người, phi cầm tẩu thú (chim bay thú chạy), cho đến địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ v.v… đều có. Thứ này chung cho các chúng sanh trong tam giới.

          2) Bất Câu Sanh Vô Minh là Vô Minh tương ứng với Tham, hoặc Vô Minh tương ứng với Sân. Chúng sanh trong Sắc Giới và Vô Sắc Giới chẳng có Sân. Tham và Sân là Bất Câu Sanh, [bởi lẽ] có Tham mà chẳng có Sân, hoặc có Sân mà chẳng có Tham.

          3) Phân Biệt Vô Minh là Vô Minh tương ứng với các Kiến. Điều này cũng chung cho các chúng sanh trong tam giới.

 

1.1.2.4.2.1.4.5. Kiến (chia thành hai phần)

1.1.2.4.2.1.4.5.1. Nêu chung

 

          (Luận) Vân hà Kiến? Kiến hữu ngũ chủng, vị Tát Ca Da Kiến, Biên Chấp Kiến, Tà Kiến, Kiến Thủ, Giới Thủ.

          ()云何見見有五種。謂薩迦耶見.邊執見.邪見.見取.戒取。

          (Luận: Kiến là như thế nào? Kiến có năm thứ, tức là Tát Ca Da Kiến, Biên Chấp Kiến, Tà Kiến, Kiến Thủ, và Giới Thủ).

 

          Kiến (), nói theo nghĩa rộng, chính là Huệ Tâm Sở, bao gồm tánh thiện, tánh ác, và tánh vô kư. Kiến được nói ở đây chính là Huệ có tánh chất ác, hoặc là có tánh chất hữu phú vô kư. Lại c̣n gọi là Ác Kiến, hoặc Bất Chánh Kiến, có thể chia thành năm loại: Tát Ca Da Kiến, Biên Chấp Kiến, Tà Kiến, Kiến Thủ, và Giới Cấm Thủ.

          Thành Duy Thức Luận thuyết minh về Ác Kiến như sau: Vân hà Ác Kiến? Ư chư Đế Lư, điên đảo suy độ, nhiễm huệ vi tánh; năng chướng thiện kiến, chiêu khổ vi nghiệp” (Ác Kiến là như thế nào? Đối với các đế lư, điên đảo suy lường, có tánh chất nhuốm bẩn huệ. Nghiệp dụng của nó là có thể chướng ngại thiện kiến, chiêu cảm khổ). Thể tánh của Ác Kiến là đối với đạo lư Tứ Đế bèn điên đảo suy lường, đấy là Huệ đă bị ô nhiễm. Nghiệp dụng của Ác Kiến là có thể chướng ngại thiện kiến (chánh kiến), chiêu cảm khổ quả.

 

1.1.2.4.2.1.4.5.2. Giải thích từng điều riêng biệt (chia làm năm phần)

1.1.2.4.2.1.4.5.2.1. Tát Ca Da Kiến

 

          (Luận) Vân hà Tát Ca Da Kiến? Vị ư Ngũ Thủ Uẩn, tùy chấp vi Ngă, hoặc vi Ngă Sở, nhiễm huệ vi tánh. Tát, vị bại hoại nghĩa. Ca Da, vị ḥa hợp, tích tụ nghĩa. Tức ư thử trung, kiến nhất, kiến thường, dị uẩn hữu Ngă, Uẩn vi NSở đẳng. Hà cố phục như thị thuyết? Vị Tát giả, phá thường tưởng. Ca Da phá nhất tưởng. Vô thường tích tập, thị trung Vô Ngă cập Ngă Sở cố. Nhiễm huệ giả, vị phiền năo câu. Nhất thiết kiến phẩm sở y vi nghiệp.

          ()云何薩迦耶見謂於五取蘊。隨執為我。或為我所。染慧為性。薩謂敗壞義。迦耶謂和合積聚義。即於此中。見一見常。異蘊有我蘊。為我所等。何故復如是者破常想。迦耶破一想。無常積集。是中無我及我所故。染慧者。謂煩惱俱。一切見品所依為業。

          (Luận: Tát Ca Da Kiến là như thế nào? Tức là đối với Ngũ Thủ Uẩn, bèn chấp một Uẩn nào đó là Ngă hoặc Ngă Sở. Tánh chất của [kiến chấp này] là ô nhiễm huệ. Tát nghĩa là “bại hoại”. Ca Da nghĩa là “ḥa hợp, tích tụ”. Tức là ở trong ấy, thấy là một, thấy là thường, hoặc [cho rằng] ĺa ngoài Ngũ Uẩn sẽ có Ngă Uẩn, Uẩn là Ngă Sở v.v… V́ sao lại nói như vậy? Ư nói: Tát là phá thường tưởng. Ca Da là phá nhất tưởng. “Vô thường tích tập” tức là trong ấy không có Ngă và Ngă Sở. “Ô nhiễm huệ” v́ nó chung đụng phiền năo. Nó có nghiệp dụng làm chỗ nương tựa cho hết thảy các Kiến).

 

          Một là Tát Ca Da Kiến (tiếng Phạn là Satkāya-dṛṣṭi), dịch nghĩa là Hoại Thân Kiến. Tát (tiếng Phạn là Sat) có nghĩa là bại hoại, hoặc vô thường. Ca Da (tiếng Phạn là Kāya), có nghĩa là Ḥa Hợp, Tích Tụ (thân). Kiến là kiến giải lầm lạc sâu đậm.

          Thể tánh của Tát Ca Da Kiến là “ư Ngũ Thủ Uẩn, tùy chấp vi Ngă, hoặc vi Ngă Sở, nhiễm huệ vi tánh”, “nhiễm huệ giả, vị phiền năo câu” (đối với Ngũ Thủ Uẩn, chấp một Uẩn nào đó là Ngă hoặc Ngă Sở, có tánh chất làm ô nhiễm huệ. “Ô nhiễm huệ” là chung đụng với phiền năo). Trong Ngũ Thủ Uẩn, tùy ư so đo chấp trước [một Uẩn nào đó] là Ngă ([điều này được gọi là] Tức Uẩn Kế Ngă, tức chấp trước Uẩn là Ngă), hoặc [chấp trước] là Ngă Sở (đó gọi là Ly Uẩn Kế Ngă, tức là chấp có một cái Ngă tách biệt ở ngoài Ngũ Uẩn). V́ thế, Tát Ca Da Kiến c̣n gọi là Ngă Kiến. Nó là huệ bị ô nhiễm bởi các loại phiền năo khác đồng thời sanh khởi. Nghiệp dụng của Tát Ca Da Kiến là “nhất thiết Kiến phẩm sở y vi nghiệp” (nghiệp dụng của nó là làm chỗ y cứ cho hết thảy các Kiến), v́ Ngă Kiến có thể sanh khởi hết thảy kiến giải bất chánh. Do vậy, Ngă Kiến là chỗ y cứ của hết thảy các loại kiến giải bất chánh. “Phẩm” () là loại. Thành Duy Thức Luận thuyết minh về Tát Ca Da Kiến có ư nghĩa tương đồng với luận này.

          “Tức ư Ngũ Thủ Uẩn, kiến nhất, kiến thường, dị Uẩn hữu Ngă, Uẩn vi Ngă Sở đẳng” (Tức là đối với Ngũ Thủ Uẩn, thấy là một, thấy là thường, Uẩn khác có Ngă, Uẩn là Ngă Sở v.v…). Đây là giải thích thể tánh của Tát Ca Da Kiến. Ngă có ư nghĩa là một thật thể có tánh chất độc nhất, tánh chất thường hằng. Xét theo ư chí th́ Ngă có ư nghĩa là “có tánh chất làm chủ tể”. Chẳng hạn như cha mẹ có Ngă Kiến mạnh mẽ, sẽ khá kiểm soát, điều khiển chuyện ăn uống, trang phục, học vấn, nghề nghiệp, hôn nhân v.v… của con cái. Tuy hữu t́nh là một thể do Ngũ Uẩn ḥa hợp, là một thứ tích tụ, nhưng nó có tánh chất thống nhất. V́ thế, nó có tánh chất “tương tự độc nhất” (dường như là độc nhất, chẳng phải là thật sự độc nhất). Do vậy, phàm phu so đo chấp trước cái thể Ngũ Uẩn ḥa hợp là độc nhất. Tuy Ngũ Uẩn sanh diệt trong từng sát-na, biến hóa vô thường, nhưng nó có tánh chất liên tục. Do vậy, nó có tánh chất tương tự thường hằng. V́ thế, phàm phu so đo chấp trước Ngũ Uẩn là thường hằng. Đấy là “tức Uẩn kế Ngă” (chấp trước Ngũ Uẩn là Ngă).

          Thật ra, quan sát kỹ càng Ngũ Uẩn, sẽ có thể biết Ngũ Uẩn là tích tụ, biến hóa, trái nghịch với ư nghĩa của Ngă! V́ thế, “tức Uẩn kế Ngă” là sai lầm. Bởi đó, có những kẻ liền chuyển thành chấp trước “ĺa ngoài Ngũ Uẩn có một cái Ngă”. Đấy gọi là “dị Uẩn hữu Ngă” (có một cái Ngă khác với các Uẩn), hoặc “ly Uẩn kế Ngă” (chấp trước Ngă rời ngoài Ngũ Uẩn), lại c̣n chấp tŕ Sắc Uẩn v.v… thuộc vào Ngă. Như thân thể của ta, sự cảm nhận của ta, khái niệm của ta, ư chí của ta, nhận thức của ta, nhưng ĺa ngoài Ngũ Uẩn có một cái Ngă, chúng ta chẳng có cách nào chứng minh Ngă tồn tại, cũng chẳng có cách nào nhận thức Ngă. Do vậy, có thể nói “Ngă chỉ là một khái niệm phát xuất từ vọng tưởng của chúng sanh” mà thôi!

          Tại vườn Lộc Dă, đức Thế Tôn đă bảo năm vị tỳ-kheo: “Sắc (thân thể) chẳng phải là Ngă”[12]. V́ sao? V́ Ngă có ư nghĩa “chủ tể, tự tại”. Nếu Sắc là Ngă, Sắc chẳng nên sanh bệnh và cảm nhận khổ năo, phải tùy thuận ư nguyện của ta. Trên sự thật, Sắc (thân thể) có thể sanh bệnh và cảm nhận khổ năo, chẳng tùy thuận ư nguyện của ta. Do vậy, “Sắc chẳng phải là Ngă”. Từ quan sát “vô thường cố Khổ, Khổ cố vô ngă” (do vô thường nên khổ, do khổ nên vô ngă), chớ nên so đo, chấp trước “Sắc chính là Ngă, Ngă có các Sắc (Sắc ở trong Ngă), Sắc thuộc về Ngă, Ngă ở trong Sắc”. Cùng một lư, có thể suy ra mà biết Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng là như vậy, cho đến chẳng nên so đo, chấp trước “Thức chính là Ngă, Ngă có các Thức (Thức ở trong Ngă), Thức thuộc về Ngă, Ngă ở trong Thức”.

          Tổng hợp “tức Uẩn kế Ng㔓ly Uẩn kế Ngă”, mối quan hệ giữa Sắc Uẩn và Ngă gồm bốn câu, tức là “Sắc là Ngă, Ngă có các Sắc, Sắc thuộc về Ngă, Ngă ở trong Sắc”. Thọ, Tưởng, Hành, Thức Uẩn cũng là như vậy. Do vậy mối quan hệ giữa Ngũ Uẩn và Ngă bao gồm hai mươi câu. So đo, chấp trước Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức là Ngă, năm thứ so đo, chấp trước ấy chính là Ngă Kiến. Đấy chính là “tức Uẩn kế Ngă” (từ ngay nơi các Uẩn mà chấp là Ngă). Mười lăm món kế chấp, so đo kia chính là Ngă Sở Kiến, chấp trước so đo Ngũ Uẩn là “tương ứng Ngă Sở, tùy chuyển Ngă Sở, chẳng ĺa NSở”. Ba thứ Ngă Sở Kiến ấy là chỗ nương cậy của Ngă Kiến trong “ly Uẩn kế Ngă” (chấp trước tách rời ngoài các Uẩn có một cái Ngă riêng biệt).

          1) Tương ứng Ngă Sở: V́ Ngă và Sắc tương ứng, cho nên chấp trước “Ngă có các Sắc”.

          2) Tùy chuyển Ngă Sở (chuyển biến theo Ngă Sở): V́ Sắc thuận theo sức tự tại của Ngă mà chuyển biến. V́ thế, so đo, chấp trước “Sắc thuộc về Ngă”.

          3) Bất ly Ngă Sở (chẳng ĺa Ngă Sở): V́ Ngă thuộc vào trong Biến Thể Tùy Hành của Sắc, cho nên chấp trước “Ngă trong Sắc”. Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng là như vậy.

          “Hà cố phục như thị thuyết? Vị Tát giả, phá thường tưởng. Ca Da phá nhất tưởng. Vô thường, tích tập, thị trung vô ngă cập Ngă Sở cố” (V́ sao lại nói như thế? Tát là phá cái Tưởng về thường hằng, Ca Da là phá cái Tưởng về một. Do vô thường tụ tập, trong ấy không có Ngă và Ngă Sở), [ư nói]: V́ sao so đo, chấp trước Ngũ Thủ Uẩn là Ngă, gọi nó là Tát Ca Da Kiến? V́ hữu t́nh so đo, chấp trước Ngũ Thủ Uẩn cái Ngă có tánh thường hằng, tánh độc nhất, cho nên bậc trí rất thiện xảo, lập ra danh tướng Tát Ca Da Kiến. Tát có nghĩa là bại hoại” (vô thường), có thể phá trừ cái Tưởng về thường hằng. Ca Da có nghĩa là “tích tập”, có thể phá trừ “độc nhất tưởng”. Tuy Tát Ca Da Kiến chính là Ngă Kiến, nhưng nh́n từ ư nghĩa của danh tướng; thật ra, nó đă hiển thị [tác dụng] phá trừ Ngă Kiến. V́ thế, Phật pháp nói: “Ngũ Uẩn vô Ngă”. Chẳng có Ngă Kiến, th́ cũng chẳng có ǵ thuộc về Ngă Sở Kiến.

          Thân tâm của chúng sanh là một tướng toàn thể do Ngũ Uẩn ḥa hợp, tích tập. Kinh Kim Cang gọi cái tướng toàn thể ấy là “nhất hiệp tướng” (một tướng kết hợp). Nhất hiệp tướng chỉ là giả danh, chẳng phải là một cái Ngă thật thể thường hằng, độc nhất, nhưng phàm phu chấp trước “nhất hiệp tướng” là một cái Ngă thật thể thường hằng, độc nhất. Nói theo Ngũ Uẩn của chúng sanh th́ Như Lai đă nói: “Nhất hiệp tướng tắc phi nhất hiệp tướng, thị danh nhất hiệp tướng” (Một hiệp tướng chẳng phải là một hiệp tướng, th́ gọi là một hiệp tướng); đó là xiển minh “Ngũ Uẩn vô ngă”.

          Tát Ca Da Kiến có thể nói là căn bản của sanh tử. Thánh giả Sơ Quả của Thanh Văn Thừa đoạn phiền năo chủ yếu là Tam Kết, tức là Tát Ca Da Kiến, Giới Cấm Thủ, và Nghi. Sơ Quả đoạn trừ Tát Ca Da Kiến, dẫu chẳng đặc biệt tinh tấn tu hành, tối đa là bảy lần sanh tử trong đường trời, người của Dục Giới, sẽ chứng đắc A La Hán, giải thoát sanh tử. Ví như đoạn trừ rễ của một cội đại thụ, dẫu chẳng đặc biệt trải qua sự hun khô của ánh nắng mặt trời, lá cây cũng sẽ dần dần khô héo.

 

1.1.2.4.2.1.4.5.2.2. Biên Chấp Kiến

 

          (Luận) Vân hà Biên Chấp Kiến? Vị Tát Ca Da Kiến tăng thượng lực cố, tức ư sở thủ, hoặc chấp vi thường, hoặc chấp vi đoạn, nhiễm huệ vi tánh. Thường biên giả, vị chấp Ngă tự tại, vi biến, thường đẳng. Đoạn biên giả, vị chấp hữu tác giả, trượng phu đẳng, bỉ tử dĩ bất phục sanh, như b́nh kư phá, cánh vô thịnh dụng, chướng Trung Đạo, xuất ly vi nghiệp.

          ()云何邊執見謂薩迦耶見增上力故。即於所取。或執為常。或執為斷。染慧為性。常邊者。謂執我自在。為遍常等。斷邊者。謂執有作者丈夫等彼死已不復生。如瓶既破更無盛用。障中道出離為業。

          (Luận: Biên Chấp Kiến là như thế nào? Tức là do sức tăng thượng của Tát Ca Da Kiến, bèn đối với cái đă chấp thủ (chấp trước, nắm giữ), mà chấp là Thường, hoặc chấp là Đoạn, có tánh chất ô nhiễm huệ. “Bên Thường” tức là chấp Ngă là tự tại, trọn khắp, thường hằng v.v… “Bên Đoạn” tức là chấp có ‘tác giả, trượng phu’ v.v… cho rằng hễ chết đi sẽ chẳng c̣n sanh nữa, như cái b́nh đă vỡ, chẳng c̣n có công dụng chứa đựng. Nghiệp dụng của [Biên Chấp Kiến] là chướng ngại Trung Đạo và xuất ly).

         

          Biên Chấp Kiến, c̣n gọi đơn giản là Biên Kiến. Trong cách dùng từ của Phật pháp, Biên () có nghĩa là không chánh xác, thiên chấp. Tương phản với nó, hễ là chánh xác, khế hợp Trung Đạo, th́ gọi là Trung. Chẳng hạn như thiên chấp một thể thân tâm ḥa hợp là thường hằng, hoặc đoạn diệt. Do có hai thứ kiến giải cực đoan, sai lầm ấy, nên gọi là Nhị Biên (hai bên), tức là chẳng khế hợp chánh lư, chẳng khế hợp Trung Đạo.

          Thể tánh của Biên Chấp Kiến, “Tát Ca Da Kiến tăng thượng lực cố, tức ư sở thủ, hoặc chấp vi thường, hoặc chấp vi đoạn, nhiễm huệ vi tánh” (do sức tăng thượng của Ngă Kiến bèn đối với cái đă nắm giữ bèn chấp là thường, hoặc chấp là đoạn, có tánh chất nhuốm bẩn Huệ), tức là [Biên Chấp Kiến] nương theo sức tăng thượng của Tát Ca Da Kiến mà sanh khởi, đối với Ngũ Thủ Uẩn đă được chấp trước bởi Tát Ca Da Kiến mà hoặc là chấp trước “thường hằng” (Thường Kiến), hoặc là chấp trước đoạn diệt (Đoạn Kiến). Những thứ ấy đều là huệ bị nhiễm ô. Nghiệp dụng của Biên Chấp Kiến là “chướng Trung Đạo, xuất ly vi nghiệp”, [nghĩa là] có thể chướng ngại [hành giả] khế nhập Trung Đạo, chướng ngại xuất ly sanh tử. V́ chấp trước Ngũ Thủ Uẩn là thường hằng, hoặc đoạn diệt, tức là kiến giải cực đoan, sai lầm. Do vậy, tất nhiên là nó sẽ chướng ngại khế nhập Trung Đạo, chẳng thể đoạn trừ phiền năo mà xuất ly sanh tử được! Thành Duy Thức Luận thuyết minh về Biên Chấp Kiến có ư nghĩa tương đồng với luận này.

          Thường Kiến là ǵ? “Thường Biên giả, vị chấp Ngă tự tại, vị biến, thường đẳng”, [ư nói] Thường Kiến là chấp trước Ngũ Thủ Uẩn là thật thể thường hằng, tự tại, tuyệt đối tự do, trọn khắp mười phương, không đâu chẳng tồn tại, là thường hằng, chẳng biến hóa v.v…

          Ngă trong tiếng Ấn Độ (tiếng Phạn) là Ātman, phiên âm là A Đặc Man, có ư nghĩa là “tự tại” (tự do tuyệt đối). Nói theo không gian, Ngă trọn khắp mười phương, không đâu chẳng tồn tại. Do vậy gọi là Biến (, trọn khắp). Nói theo thời gian, sẽ là thường hằng, chẳng biến hóa. V́ thế, gọi là Thường.

          Chẳng hạn như Ấn Độ giáo chấp trước sanh mạng thể của hữu t́nh là một thật thể thường hằng, chẳng biến đổi. Đó gọi là Ngă Kiến. Trong tương lai, sau khi hữu t́nh tử vong, Ngũ Uẩn diệt mất, tuy hữu t́nh tiếp tục luân hồi trong năm đường, hoặc thăng lên làm trời, người, hoặc trầm luân trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, nhưng Ngă trong đời trước, đời này, và đời sau đều là tương đồng, chẳng biến đổi. Đó gọi là Thường Kiến.

          Kinh Tạp A Hàm quyển 10 (kinh số 272) có nói: Tam Kiến giả, hà đẳng vi tam? (1) Hữu nhất chủng kiến, như thị như thị thuyết: Mạng tắc thị thân. (2) Phục hữu như thị kiến: Mạng dị thân dị. (3) Hựu tác thị thuyết: Sắc (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) thị Ngă, vô nhị, vô dị, trường tồn bất biến” (Tam Kiến: Những ǵ là ba? (1) Có một loại Kiến là nói như thế này: Mạng chính là Thân. (2) Lại có Kiến như thế này: Mạng khác, thân khác. (3) Lại nói như thế này: Sắc (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) là Ngă, không hai, không khác, trường tồn bất biến). Thân, bao gồm thân thể và những tác dụng tâm lư nương vào thân thể mà sanh khởi; Mạng là tự thể của hữu t́nh. Loại Kiến thứ ba chính là kiến giải của Ấn Độ giáo. Họ chủ trương Mạng là tự thể của hữu t́nh, là thật thể tồn tại thường hằng, tức là Ngă, đồng nhất với Phạm (bản thể của vũ trụ).

          Trong thời đại của đức Thích Tôn, có những tôn giáo mới hoặc học phái tại Ấn Độ ở phương Đông đều kiến lập Nhị Nguyên Luận, chủ trương Mạng và thế giới vật chất mỗi thứ có thật thể khác nhau. Đó là loại Kiến thứ hai “mạng khác, thân khác”. Hữu t́nh sau khi tử vong, thân đă hoại diệt, nhưng Mạng vẫn thường luôn tồn tại. Đấy cũng là Thường Kiến. Có một số những kẻ theo Thuận Thế Luận, chủ trương Mạng (Ngă) là thân. Đấy là loại Kiến thứ nhất: “Mạng chính là Thân”. Sau khi hữu t́nh tử vong, thân đă hoại diệt, Ngă cũng đoạn diệt, chẳng có lưu chuyển sanh tử trong đời sau; đấy là Đoạn Kiến. Ba loại Kiến ấy trong cuộc sống hiện thực đều là chấp trước tự thể của hữu t́nh là Mạng, chỉ là trong suy luận về mối quan hệ giữa Mạng và thân, đối với nơi kiến giải có những điều bất đồng mà thôi!

          Phật pháp cho rằng hữu t́nh tức là sanh mạng thể do thân và tâm ḥa hợp, chẳng có “mạng giả” tồn tại độc nhất tách rời khỏi thân và tâm. [Phật pháp] phủ định cả ba loại bất chánh kiến ấy (ba loại bất chánh kiến vừa nói trong đoạn trước, tức: “Mạng là thân; thân khác mạng khác” v.v…), đề xướng hữu t́nh luận Vô Ngă. Hữu t́nh sanh khởi phiền năo, tạo tác nghiệp hữu lậu; do vậy, chiêu cảm quả báo trong đời sau. Trong sanh tử luân hồi có nghiệp, có báo, nhân quả liên tục, chẳng phải là hữu t́nh sau khi tử vong sẽ là hết thảy hoàn toàn hoại diệt, cũng chẳng phải là có Mạng giả (Ngă, tác giả) đang sanh tử luân hồi.

          Đoạn Kiến là ǵ? “Đoạn Biên giả, vị chấp hữu tác giả, trượng phu đẳng, bỉ tử dĩ bất phục sanh, như b́nh kư phá, cánh vô thịnh dụng”, [ư nói]: Đoạn Kiến là chấp trước “tác giả, trượng phu” v.v… [cũng như chấp trước] sau khi tử vong, Ngũ Thủ Uẩn sẽ hoàn toàn hoại diệt, chẳng c̣n xuất sanh trong đời sau nữa, giống như cái b́nh đă bị vỡ nát, chẳng c̣n có tác dụng chứa đựng thứ ǵ nữa!

          “Tác giả, trượng phu đẳng” (Tác giả, trượng phu v.v…) đều là tên gọi khác của chủ thể hữu t́nh (Ngă). Kinh Ma Ha Bát Nhă Ba La Mật nhắc đến mười sáu danh tướng[13]. Chân tay của Ngă có thể làm việc, th́ gọi là “tác giả”. “Trượng phu” c̣n gọi là “sĩ phu”, tức là tên gọi khác của Nhân (người). Ngă thực hiện pháp của loài người th́ gọi là Nhân. Ư nghĩa của [những danh xưng như] Chúng Sanh, Thọ Giả v.v… th́ trong Đại Trí Độ Luận đă giải thích.

 

1.1.2.4.2.1.4.5.2.3. Tà Kiến

 

          (Luận) Vân hà Tà Kiến? Vị báng nhân, quả, hoặc báng tác dụng, hoặc hoại thiện sự, nhiễm huệ vi tánh. Báng nhân giả, nhân vị nghiệp, phiền năo tánh, hợp hữu ngũ chi. Phiền năo hữu tam chủng, vị Vô Minh, Ái, Thủ. Nghiệp hữu nhị chủng, vị Hành cập Hữu. Hữu giả, vị y A Lại Da Thức chư nghiệp chủng tử, thử diệc danh Nghiệp. Như Thế Tôn thuyết: “A Nan! Nhược nghiệp năng dữ vị lai quả, bỉ diệc danh Hữu”. Như thị đẳng, thử báng danh vi báng nhân. Báng quả giả, quả hữu thất chi, vị Thức, Danh Sắc, Lục Xứ, Xúc, Thọ, Sanh, Lăo Tử. Thử báng vi báng quả. Hoặc phục báng vô thiện hạnh, ác hạnh, danh vi báng nhân. Báng vô thiện hạnh, ác hạnh quả báo, danh vi báng quả. Báng vô thử thế, tha thế, vô phụ, vô mẫu, vô hóa sanh chúng sanh, thử báng vi báng tác dụng. Vị tùng thử thế văng tha thế tác dụng, chủng tử nhậm tŕ tác dụng, kết sanh tương tục tác dụng đẳng, báng vô thế gian A La Hán đẳng, vi hoại thiện sự, đoạn thiện căn vi nghiệp, bất thiện căn kiên cố sở y vi nghiệp, hựu sanh bất thiện, bất sanh thiện vi nghiệp.

          ()云何邪見謂謗因果。或謗作用。或壞善事。染慧為性。謗因者。因謂業煩惱性。合有五支。煩惱有三種。謂無明愛取。業有二種謂行及有。有者。謂依阿賴耶識諸業種子此亦名業。如世尊說。阿難。若業能與未來果彼亦名有。是等。此謗名為謗因。謗果者。果有七支。謂識名色六處觸受生老死。此謗為謗果。或復謗無善行惡行。名為謗因。謗無善行惡行果報。名為謗果。謗無此世他世。無父無母。無化生眾生。此謗為謗作用。謂從此世往他世作用。種子任持作用。結生相續作用等。謗無世間阿羅漢等。為壞善事。斷善根為業。不善根堅固所依為業。又生不善。不生善為業。

          (Luận: Tà Kiến là như thế nào? Chính là báng nhân, báng quả, hoặc báng tác dụng, hoặc phá hoại thiện sự, có tánh chất làm ô nhiễm huệ. “Báng nhân” th́ “nhân” là nghiệp, có tánh chất phiền năo, gộp lại thành năm chi. Phiền năo có ba thứ, tức Vô Minh, Ái và Thủ. Nghiệp có hai loại, tức là Hành và Hữu. Hữu chính là chủng tử của các nghiệp nương vào A Lại Da Thức, những thứ này cũng được gọi là Nghiệp. Như đức Thế Tôn đă nói: “Này A Nan! Nếu nghiệp có thể tạo thành cái quả trong vị lai th́ nó cũng gọi là Hữu”. [Hủy báng] những điều như thế đó, loại hủy báng này gọi là “báng nhân”. “Báng quả” th́ quả có bảy chi, tức là Thức, Danh Sắc, Lục Xứ, Xúc, Thọ, Sanh, Lăo Tử. Loại báng này là “báng quả”. Hoặc lại báng bổ chẳng có thiện hạnh hay ác hạnh, th́ gọi là “báng nhân”. Báng chẳng có quả báo của thiện hạnh hay ác hạnh th́ gọi là “báng quả”. Báng chẳng có đời này, đời khác, không cha, không mẹ, không có chúng sanh hóa sanh, báng kiểu ấy chính là “báng tác dụng”. Tức là [hủy báng] tác dụng từ đời này sang đời khác, tác dụng duy tŕ của chủng tử, tác dụng kết sanh liên tục v.v… Báng bổ chẳng có bậc A La Hán trong thế gian v.v… phá hoại thiện sự, đoạn thiện căn là nghiệp dụng của Tà Kiến, làm chỗ nương tựa cho bất thiện căn kiên cố chính là nghiệp dụng của Tà Kiến, lại c̣n “sanh ra điều bất thiện, chẳng sanh ra điều thiện” là nghiệp dụng của Tà Kiến).

 

          Tà Kiến, nói theo nghĩa rộng, sẽ bao gồm hết thảy những kiến giải chẳng chánh xác. Nói theo nghĩa hẹp, chủ yếu là nói tới các kiến giải chẳng chánh đáng “báng nhân quả”, “báng tác dụng”, “phá hoại thiện sự”.

          Thể tánh của Tà Kiến, “báng nhân, quả, hoặc báng tác dụng, hoặc hoại thiện sự, nhiễm huệ vi tánh” (báng nhân, quả, tác dụng, hoặc làm hư thiện sự, có tánh chất ô nhiễm huệ): Phỉ báng nghiệp nhân, quả báo, hoặc phỉ báng “tùng thử thế văng tha thế tác dụng, chủng tử nhậm tŕ tác dụng, kết sanh tương tục tác dụng đẳng” (tác dụng từ đời này sang đời khác, tác dụng duy tŕ của chủng tử, tác dụng liên tục kết tạo sự sống v.v…), hoặc phỉ báng “vô thế gian A La Hán đẳng” (chẳng có bậc A La Hán trong thế gian v.v…), đấy là Huệ ô nhiễm. Nghiệp dụng của Tà Kiến là “đoạn thiện căn vi nghiệp, bất thiện căn kiên cố sở y vi nghiệp, hựu sanh bất thiện, bất sanh thiện vi nghiệp” (nghiệp dụng là đoạn thiện căn, nghiệp dụng là làm chỗ y cứ kiên cố cho bất thiện căn, lại c̣n có nghiệp dụng sanh ra bất thiện, chẳng sanh điều thiện). Đại lược là có ba thứ nghiệp dụng:

          1) Đoạn hết thiện căn Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, sẽ càng khó sanh khởi thiện pháp.

          2) Khiến cho bất thiện căn Tham Sân, Si càng kiên cường, cứng chắc hơn, sẽ càng khó điều phục, diệt trừ pháp bất thiện.

          3) Khiến cho pháp bất thiện sanh khởi, sẽ chẳng sanh khởi thiện pháp.

          Thành Duy Thức Luận thuyết minh về Tà Kiến như sau: “Tà Kiến là nói báng nhân, quả, tác dụng, sự thật, và các tà chấp khác chẳng thuộc Tứ Kiến, như tăng thượng duyên, danh nghĩa biến v.v…”. “Báng nhân, quả, tác dụng, sự thật” tức là như luận này nói “báng nhân quả, hoặc báng tác dụng, hoặc hoại thiện sự”, c̣n bao gồm các thứ tà chấp khác chẳng thuộc vào Tát Ca Da Kiến, Biên Chấp Kiến, Kiến Thủ, và Giới Cấm Thủ như Tăng Thượng Duyên, kể cả các duyên khác chẳng phải là Nhân Duyên, Sở Duyên Duyên, Đẳng Vô Gián Duyên[14].

          “Danh Nghĩa Biến” có nghĩa là:

          1) Danh xưng của Tà Kiến rộng lớn. Bất chánh th́ gọi là Tà. Do vậy, [Tà Kiến] thâu nhiếp hết thảy bất chánh kiến.

          2) Ư nghĩa Tà Kiến trọn khắp. Do vậy, thâu nhiếp hết thảy các tà giải.

          Ư nghĩa của “báng nhân” “báng nhân giả, nhân vị nghiệp, phiền năo tánh, hàm hữu ngũ chi, phiền năo hữu tam chủng, vị Vô Minh, Ái, Thủ. Nghiệp hữu nhị chủng, vị Hành cập Hữu. Hữu giả, vị y A Lại Da Thức chư nghiệp chủng tử, thử diệc danh Nghiệp. Như Thế Tôn thuyết: - A Nan! Nhược nghiệp năng dữ vị lai quả, bỉ diệc danh Hữu. Như thị đẳng, thử báng danh vi báng nhân” (báng nhân th́ nhân là nghiệp, có tánh chất phiền năo, bao gồm năm chi. Phiền năo có ba loại, tức Vô Minh, Ái, và Thủ. Nghiệp có hai loại là Hành và Hữu. “Hữu” là nương vào chủng tử của hết thảy các nghiệp trong A Lại Da Thức; điều này cũng gọi là Nghiệp. Như đức Thế Tôn nói: “Này A Nan! Nếu nghiệp có thể tạo ra cái quả trong vị lai, nó cũng gọi là Hữu”. Như thế đó, báng bổ những điều này th́ gọi là báng nhân). Nhân là “nghiệp, phiền năo”, là cái nhân chiêu cảm quả báo, tức là Vô Minh, Ái và Thủ trong Thập Nhị Duyên Khởi (Thập Nhị Nhân Duyên). Ba thứ ấy đều thuộc về phiền năo, cùng với Hành và Hữu, hai điều ấy thuộc về nghiệp. Hủy báng, phủ nhận Vô Minh, Ái Thủ, Hành, Hữu, th́ gọi là “báng nhân”.

          Nói theo Duy Thức Học, Hữu là chủng tử của các nghiệp trong A Lại Da Thức của các hữu t́nh, cũng gọi là Nghiệp. Như đức Thế Tôn đă bảo ngài A Nan: “Giả sử nghiệp có thể chiêu cảm quả báo trong vị lai, th́ cũng gọi là Hữu”. Chẳng hạn như hữu t́nh tạo tác các thiện nghiệp như bố thí, tŕ giới v.v… sẽ huân tập các chủng tử của thiện nghiệp, chứa đựng trong A Lại Da Thức. Trong tương lai, nhân duyên chín muồi, sẽ chiêu cảm quả báo trong đường người hoặc trời. Ngược lại, hữu t́nh tạo tác ác nghiệp như sát sanh, trộm cắp v.v… sẽ huân tập chủng tử của ác nghiệp, chứa đựng trong A Lại Da Thức. Trong tương lai, nhân duyên chín muồi, [do những chủng tử ấy], sẽ chiêu cảm quả báo trong địa ngục, hoặc ngạ quỷ, hoặc súc sanh!

          Ư nghĩa của “báng quả”: “Báng quả giả, quả hữu thất chi, vị Thức, Danh Sắc, Lục Xứ, Xúc, Thọ, Sanh, Lăo Tử, thử báng vi báng quả” [ư nói] cái quả nương theo phiền năo, do nghiệp sanh ra, có bảy chi là Thức, Danh Sắc, Lục Xứ, Xúc, Thọ, Sanh, Lăo Tử. Hủy báng, phủ nhận bảy chi ấy th́ gọi là “báng quả”.

          “Báng nhân, báng quả” c̣n có một cách giải thích khác, “hoặc phục báng vô thiện hạnh, ác hạnh, danh vi báng nhân. Báng vô thiện hạnh, ác hạnh quả báo, danh vi báng quả” [ư nói] hủy báng, phủ nhận “thiện hạnh, ác hạnh” th́ gọi là “báng nhân”. Hủy báng, phủ nhận “thiện hạnh, ác hạnh quả báo” th́ gọi là “báng quả”. Hăy tham khảo phần nói về Tà Kiến trong Đại Thừa A Tỳ Đạt Ma Tạp Tập Luận.

          Ư nghĩa của “báng tác dụng”“báng vô thử thế, tha thế, vô phụ, vô mẫu, vô hóa sanh chúng sanh, thử báng vi báng tác dụng” (báng không có đời này, đời khác, không cha, không mẹ, không có chúng sanh hóa sanh. Báng kiểu ấy th́ gọi là báng tác dụng), chia thành ba loại:

          1) Hủy báng “báng vô thử thế, tha thế” (báng bổ không có đời này, đời khác), phủ nhận “tùng thử thế văng tha thế tác dụng” (tác dụng từ đời này chuyển qua đời khác), tức là phỉ báng, phủ nhận tác dụng chúng sanh từ đời này chuyển sanh sang đời sau.   

          2) Báng “vô phụ, vô mẫu” là hủy báng, phủ nhận “tác dụng duy tŕ của chủng tử”, tức là hủy báng, phủ nhận “A Lại Da Thức của chúng sanh ǵn giữ tinh và trứng tiếp nhận từ sự giao hợp của cha và mẹ, [cũng như] tác dụng do mẹ hoài thai mà sanh mạng được ǵn giữ liên tục”.

          3) Báng “vô hóa sanh chúng sanh”, tức là hủy báng, phủ nhận “tác dụng kết sanh liên tục”, tức hủy báng, phủ nhận “Trung Ấm Thân (Trung Hữu) của chúng sanh hóa sanh”. Nói theo Duy Thức Học, có những chúng sanh sau khi tử vong (Tử Hữu), trước khi đầu thai sanh vào lục đạo (Sanh Hữu), sẽ trải qua trạng thái sanh mạng Trung Ấm Thân. Trung Ấm Thân chính là hóa sanh do nghiệp lực, có tác dụng nối liền giữa đời hiện tại và đời sau.

          “Hoại thiện sự” có nghĩa là “báng vô thế gian A La Hán đẳng” tức là hủy báng, phủ nhận “trong thế gian có bậc A La Hán v.v…

 

1.1.2.4.2.1.4.5.2.4. Kiến Thủ

 

          (Luận) Vân hà Kiến Thủ? Vị ư Tam Kiến cập sở y Uẩn, tùy kế vi tối, vi thượng, vi thắng, vi cực, nhiễm huệ vi tánh. Tam Kiến giả, vị Tát Ca Da, Biên Chấp, Tà Kiến. Sở y Uẩn giả, tức bỉ chư kiến sở y chi Uẩn. Nghiệp như Tà Kiến thuyết.

          ()云何見取謂於三見。及所依蘊。隨計為最為上為勝為極。染慧為性。三見者。謂薩迦耶。邊執。邪見。所依蘊者。即彼諸見所依之蘊。業如邪見

          (Luận: Kiến Thủ là như thế nào? Chính là cho rằng Tam Kiến và Uẩn để [Tam Kiến] nương vào là tối hảo, là thượng, là tột bậc, có tánh chất làm ô nhiễm huệ. Tam Kiến là Tát Ca Da, Biên Chấp, và Tà Kiến. “Uẩn để nương vào” chính là Uẩn mà mỗi Kiến nương vào [để dấy lên kiến chấp]. Nghiệp dụng của nó giống như trong phần Tà Kiến đă nói).

 

          Thể tánh của Kiến Thủ “ư Tam Kiến cập sở y Uẩn, tùy kế vi tối, vi thượng, vi thắng, vi cực, nhiễm huệ vi tánh. Tam Kiến giả, vị Tát Ca Da, Biên Chấp, Tà Kiến. Sở y Uẩn giả, tức bỉ chư Kiến sở y chi Uẩn” (đối với Tam Kiến và các Uẩn để [Tam Kiến] nương vào, cho rằng đó là tối hảo, là thượng, là tột bậc, có tánh chất làm ô nhiễm huệ. Tam Kiến là Tát Ca Da, Biên Chấp, và Tà Kiến. Các Uẩn để chúng nương vào chính là các Uẩn làm chỗ nương tựa cho các Kiến), tức là ba thứ kiến chấp Tát Ca Da, Biên Chấp, và Tà Kiến, cùng với Ngũ Uẩn mà ba thứ kiến chấp đă nương vào [để sanh khởi]. [Đối với những thứ ấy] bèn tùy ư chấp trước, so đo là tốt nhất, tối thượng, ưu thắng, tột bậc, cho đến bài xích, phỉ báng kiến giải của kẻ khác, đấy là huệ bị ô nhiễm. Nghiệp dụng của Kiến Thủ “nghiệp như Tà Kiến thuyết”, tức là nghiệp dụng của [Kiến Thủ] giống như Tà Kiến, tức là “đoạn thiện căn vi nghiệp, bất thiện căn kiên cố sở y vi nghiệp, hựu sanh bất thiện, bất sanh thiện vi nghiệp” (có nghiệp dụng đoạn thiện căn, có nghiệp dụng làm nơi nương tựa ḥng kiên cố bất thiện căn, lại có nghiệp dụng sanh điều bất thiện, chẳng sanh điều thiện).

          Thành Duy Thức Luận thuyết minh về Kiến Thủ như sau: Kiến Thủ, vị ư chư Kiến cập sở y Uẩn, chấp vi tối thắng, năng đắc thanh tịnh, nhất thiết kiến tranh sở y vi nghiệp” (Kiến Thủ nghĩa là đối với các Kiến và Uẩn để [các Kiến ấy] nương vào, chấp chúng là tối thắng, có thể đạt được thanh tịnh. Nghiệp dụng của nó là làm chỗ y cứ trong hết thảy các tranh chấp về kiến giải), [ư nói] thể tánh của Kiến Thủ là đối với các Kiến (phạm vi càng rộng lớn hơn Tam Kiến) và Ngũ Uẩn mà các Kiến nương vào [để sanh khởi chấp trước], liền so đo, chấp trước là ưu thắng nhất, có thể đạt được thanh tịnh. Nghiệp dụng của Kiến Thủ là làm chỗ y cứ cho hết thảy những tranh chấp về kiến giải.

          Theo Phật pháp, hữu t́nh tranh luận giữa đôi bên với nhau, chủ yếu là có hai loại:

          1) Ái tranh: Tức là v́ tham ái, danh lợi v.v… Do vậy, đôi bên tranh luận với nhau.

          2) Kiến tranh: V́ so đo, chấp trước kiến giải của chính ḿnh là chánh xác nhất, ưu thắng nhất, cho nên đôi bên tranh luận với nhau.

          Phàm phu và ngoại đạo đều có Kiến Thủ, cho nên tranh luận với nhau, nói: “Kiến giải của ta là tốt nhất, cao nhất, ưu thắng, có thể đạt được thanh tịnh, là chánh xác”. Đấy là Kiến Tranh (見諍, tranh chấp về kiến giải). Do các loại kiến giải của các tôn giáo gia, triết học gia bất đồng, sẽ thường tranh luận, như tranh luận giữa những kẻ theo Thường Kiến Luận và Đoạn Kiến Luận, tranh luận giữa những kẻ theo Nhất Nguyên Luận, Nhị Nguyên Luận, Đa Nguyên Luận v.v…

          Thật ra, Sự Lư trong thế gian luôn có tánh chất đối đăi, đối với chủng tộc bất đồng, thời đại bất đồng, các khu vực bất đồng, sẽ có sự phán đoán bất đồng về giá trị. V́ vậy, chớ nên so đo, chấp trước kiến giải của chính ḿnh là chánh xác nhất, ưu thắng nhất, để rồi tranh luận hoặc đấu tranh cùng người khác. [Tranh luận th́] hăy nên khách quan, suy xét kiến giải của người khác theo quan niệm rộng răi, tôn trọng, thấu hiểu lẫn nhau, trao đổi thuận thảo với nhau, ḥa thuận, vui vẻ tạo lợi ích cho nhau.

          Nói theo chân lư rốt ráo, chân lư có đặc tánh siêu việt đối đăi, do vậy nói chân lư là “tâm hành xứ diệt, ngôn ngữ dứt bặt”. Suy xét theo đặc tánh khái niệm, th́ ngôn ngữ lẫn văn tự đều có tánh chất đối đăi. Do vậy, nhằm để giáo hóa chúng sanh, bậc thánh từ bi tuyên nói cảnh giới tự nội chứng, là đă có tánh chất đối đăi, v́ cần phải thuận theo các đối tượng có căn cơ bất đồng mà thiện xảo lập bày các giáo pháp bất đồng, hoặc vận dụng phương thức biểu đạt bất đồng v.v… Do điều này, dẫu là các học phái bất đồng trong Phật giáo, cũng đừng nên chấp trước, so đo học thuyết của chính ḿnh là chánh xác nhất, ưu thắng nhất. Trong khi các bậc thánh giáo hóa người khác, nhưng người ta chẳng tin hiểu, bậc thánh cũng sẽ chẳng sanh khởi phiền năo mà tranh luận. Chẳng hạn như ngoại đạo tại Ấn Độ v́ các thứ nghị luận điên đảo, đă hướng đến đức Thế Tôn cật vấn. Đức Thế Tôn cho rằng những thứ nghị luận ấy đều là pháp tranh luận, là hư luận điên đảo, chẳng lợi ích cho việc tu hành, bèn im lặng, không trả lời. Giống như có kẻ cật vấn: “Sừng thỏ là dài hay ngắn?” Cật vấn kiểu đó chính là chấp trước sừng thỏ tồn tại cho nên mới nêu ra câu hỏi, chính là hư luận điên đảo. Sừng thỏ vốn chẳng tồn tại, cớ sao lại cật vấn: “Nó là dài hay ngắn” cơ chứ?

 

1.1.2.4.2.1.4.5.2.5. Giới Cấm Thủ

 

          (Luận) Vân hà Giới Cấm Thủ? Vị ư Giới, Cấm, cập sở y Uẩn, tùy kế vi thanh tịnh, vi giải thoát, vi xuất ly, nhiễm huệ vi tánh. Giới giả, vị dĩ ác kiến vi tiên, ly thất chủng ác. Cấm giả, vị ngưu, cẩu đẳng cấm, cập tự bạt phát, chấp tam chi trượng, Tăng-khư Định Huệ đẳng. Thử phi giải thoát chi nhân. Hựu kế Đại Tự Tại, hoặc kế Thế Chủ, cập nhập thủy, hỏa đẳng. Thử phi sanh thiên chi nhân. Như thị đẳng, bỉ kế vi nhân. Sở y Uẩn giả, vị tức Giới, Cấm sở y chi Uẩn. Thanh tịnh giả, vị tức thuyết thử vô gián phương tiện, dĩ vi thanh tịnh. Giải thoát giả, vị tức dĩ thử giải thoát phiền năo. Xuất ly giả, vị tức dĩ thử xuất ly sanh tử. Thị như thử nghĩa, năng dữ vô quả đường lao, b́ khổ sở y vi nghiệp. Vô quả đường lao giả, vị thử bất năng hoạch xuất khổ nghĩa.

          ()云何戒禁取謂於戒禁。及所依蘊。隨計為清為解脫。為出離。染慧為性。戒者。謂以惡見為先。離七種惡。禁者。謂牛狗等禁。及自拔髮。執三支杖僧佉定慧等。此非解脫之因又計大自在或計世主。及入水火等。此非生天之因。如是等。彼計為因。所依蘊者。謂即戒禁所依之蘊。清淨者。謂即說此無間方便。為清淨。解脫者。謂即以此解脫煩惱。出離者謂即以此出離生死。是如此義。能與無果唐勞。疲苦所依為業。無果唐勞者。謂此不能獲出苦義。

          (Luận: Giới Cấm Thủ là như thế nào? Chính là đối với Giới, Cấm, và các Uẩn để chúng nương vào, bèn tùy ư chấp trước, cho là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly, có tánh chất ô nhiễm huệ. Giới có nghĩa là do ác kiến làm đầu, ĺa bảy thứ ác. Cấm là nói tới các điều giới cấm trâu, chó v.v… cùng tự tay vặt tóc, cầm gậy ba nhánh, Tăng-khư Định Huệ v.v… Những thứ ấy chẳng phải là cái nhân của sự giải thoát. Lại c̣n là chấp trước Đại Tự Tại, hoặc chấp vào Thế Chủ, và vào trong nước, lửa v.v… Đấy chẳng phải là cái nhân để sanh lên trời. Đối với những điều như vậy, kẻ đó chấp trước là nhân. “Uẩn để nương vào” chính là các Uẩn để Giới và Cấm y cứ. “Thanh tịnh” chính là đối với những điều này bèn nói là phương tiện không gián đoạn, ngỡ là thanh tịnh. “Giải thoát” là cho rằng do những điều ấy, sẽ giải thoát phiền năo. “Xuất ly” là cho rằng do những điều ấy, sẽ rời ĺa sanh tử. Các nghĩa như thế ấy chẳng đem lại cái quả, chỉ uổng công. Nghiệp dụng của nó làm chỗ y cứ cho sự mệt mỏi, khổ sở. “Chẳng đem lại cái quả, chỉ uổng công” nghĩa là do những điều này, sẽ chẳng thể thoát khổ được).

 

          Thể tánh của Giới Cấm Thủ “ư Giới, Cấm, cập sở y Uẩn, tùy kế vi thanh tịnh, vi giải thoát, vi xuất ly, nhiễm huệ vi tánh”, tức là đối với Giới, Cấm, và các Uẩn để chúng nương vào, bèn tùy ư chấp trước, ngỡ chúng là thanh tịnh, là giải thoát, là xuất ly. Đấy chính là Huệ bị ô nhiễm. Nghiệp dụng của Giới Cấm là “dữ vô quả đường lao, b́ khổ sở y vi nghiệp”, tức là thực hiện chúng th́ sẽ “chẳng đạt được cái quả, uổng công toi”. “Vô quả đường lao giả, vị thử bất năng hoạch xuất khổ nghĩa” (Không có quả, uổng công toi, có nghĩa là do những điều ấy chẳng thể thoát khổ được): “Đường lao” (唐勞) là nhọc nhằn, vất vả, mà chẳng có mảy may kết quả tốt đẹp ǵ. Ngoại đạo tuy nhọc nhằn, mệt mỏi tu hành các thứ Giới, Cấm v.v… nhưng họ chẳng thể đoạn trừ phiền năo, chẳng thể đạt được “xuất ly khổ năo”. Thành Duy Thức Luận thuyết minh về Giới Cấm Thủ có ư nghĩa tương đồng với luận này.

          So đo, chấp trước Giới có nghĩa là “dĩ ác kiến vi tiên, ly thất chủng ác”, tức là do bị dẫn dắt bởi ác kiến sai lầm, điên đảo, mà ĺa bỏ bảy thứ ác hạnh, tức là chẳng sát sanh, chẳng trộm cắp, chẳng tà dâm, chẳng nói dối, chẳng nói đôi chiều, chẳng ác khẩu, chẳng nói thêu dệt. Thật ra, nếu như cơ sở để tŕ giới là kiến giải đă sai lầm, điên đảo, th́ tŕ giới kiểu đó cũng là sai lầm, điên đảo. Nhu kinh Tạp A Hàm nói: “Chư ác bất thiện pháp sanh, nhất thiết giai dĩ vô minh vi căn bản… Bất như thật tri cố, khởi ư tà kiến. Khởi ư tà kiến dĩ, năng khởi tà chí, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà phương tiện, tà niệm, tà định” (Sanh ra pháp ác bất thiện, hết thảy đều lấy vô minh làm căn bản… Do chẳng biết đúng như thật, dấy lên tà kiến. Đă dấy lên tà kiến, sẽ có thể dấy lên tà chí, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà phương tiện, tà niệm, tà định).

          So đo, chấp trước Cấm có nghĩa là “ngưu, cẩu đẳng cấm, cập tự bạt phát, chấp tam chi trượng, Tăng-khư Định Huệ đẳng, thử phi giải thoát chi nhân. Hựu kế Đại Tự Tại, cập kế Thế Chủ, cập nhập thủy, hỏa đẳng, thử phi sanh thiên chi nhân. Như thị đẳng, bỉ kế vi nhân”, [tức là] so đo, chấp trước những cấm chế của trâu, chó v.v… và tự vặt tóc, cầm gậy ba nhánh, Tăng-khư Định Huệ v.v… là cái nhân giải thoát. Lại so đo, chấp trước Đại Tự Tại, hoặc Thế Chủ, và vào trong nước, lửa v.v… là cái nhân để sanh lên trời. Chấp trước những thứ cấm chế th́ gọi là “phi đạo kế đạo” (chẳng phải là đạo mà tưởng là đạo), hoặc “phi nhân kế nhân” (chẳng phải là nhân mà coi là nhân).

          Có ngoại đạo chấp trước “cấm chế của trâu, chó v.v…” là nguyên nhân của sự giải thoát. V́ ngoại đạo có thần thông, thấy trâu hoặc chó chết rồi sanh lên cơi trời, họ chẳng biết nguyên nhân thật sự. Do vậy, so đo, chấp trước phương thức sống của trâu, chó chính nguyên nhân sanh thiên! Do vậy, họ tŕ giới của trâu, hay tŕ giới của chó, chẳng ăn thịt trâu hay thịt chó, học tập phương thức sống của trâu hay chó!

          Có ngoại đạo so đo chấp trước “tự vặt tóc” là nguyên nhân giải thoát. Khổ hạnh ngoại đạo chấp trước: Đă chịu hết thống khổ, sẽ được giải thoát. Do vậy, họ dùng các thứ phương pháp khiến cho thân tâm của chính ḿnh khổ năo, như tự ḿnh vặt trụi tóc v.v…

          Có ngoại đạo chấp trước “tŕ tam chi trượng” (cầm gậy ba nhánh) là nguyên nhân giải thoát. “Tam chi trượng” là dùng ba cây côn thẳng, khi sử dụng, bèn chụm một đầu của ba cây côn ấy tựa vào nhau, dùng dây buộc chặt; sau đấy, tách [đầu c̣n lại] của ba cây côn ấy ra, h́nh thành một cái giá ba chân, có thể đặt vững trên mặt đất. Hàng Bà La Môn của Ấn Độ đi tham học vấn đạo, phiêu bạt vô định, v́ để tuân thủ giới cấm ǵn giữ khiết tịnh, họ luôn giắt theo trượng ba nhánh bên ḿnh. Sau khi đại tiện, bèn bày giá ba chân ra; sau đấy, treo b́nh nước ở giữa giá, có thể thong dong rửa ḿnh, rửa tay kỹ lưỡng.

          Số Luận ngoại đạo chấp trước Tăng-khư Định Huệ là nguyên nhân giải thoát. Tăng-khư là phiên âm của tiếng Phạn Sāṃkhya, dịch nghĩa là Số Luận. Số Luận ngoại đạo cũng tu Định, tu Huệ, lại c̣n chấp trước Định và Huệ của họ là phương pháp giải thoát.

          “Đẳng”: Ngoại đạo Ấn Độ c̣n có rất nhiều “cấm chế”, như có kẻ chấp trước chẳng ăn thực phẩm đă được nấu chín, hay nướng. Phái Kỳ Na giáo (Jain) th́ chấp trước lơa thể.

          Có ngoại đạo chấp trước tín ngưỡng Đại Tự Tại là nguyên nhân sanh thiên. Đại Tự Tại chính là Đại Tự Tại Thiên[15], được ngoại đạo Ấn Độ tín ngưỡng là vị thần tối cao. Trong số những kẻ tín ngưỡng Đại Tự Tại Thiên, lại có một phái gọi là Biến Hành ngoại đạo, họ cho rằng dựa vào sự ḥa hợp giữa nam và nữ, cũng có thể sanh thiên, đạt được sự giải thoát thanh tịnh.

          Có ngoại đạo chấp trước tín ngưỡng Thế Chủ (vị chủ tể của thế gian) là nguyên nhân sanh thiên. Có thuyết cho rằng Thế Chủ là Đại Phạm Thiên Vương. Có thuyết khác lại cho rằng Thế Chủ chính là Đại Tự Tại Thiên.

          Có ngoại đạo cho rằng “vào trong nước, lửa v.v…” chính là nguyên nhân sanh thiên. Như chấp trước mỗi ngày đều phải vào tắm trong sông Hằng ba lần ḥng thanh tịnh tam nghiệp. Hoặc chấp trước vào lửa để bị thiêu chết ḥng được sanh thiên.

          Thật ra, những điều cấm mà ngoại đạo chấp trước ấy chẳng phải là nguyên nhân và phương pháp để thật sự được giải thoát hay sanh thiên.

          “Y sở Uẩn giả, vị tức Giới, Cấm sở y chi Uẩn. Thanh tịnh giả, vị tức thuyết thử vô gián phương tiện, dĩ vi thanh tịnh. Giải thoát giả, vị tức dĩ thử giải thoát phiền năo. Xuất ly giả, vị tức dĩ thử xuất ly sanh tử” (Uẩn để nương vào chính là Uẩn để Giới, Cấm nương cậy. “Thanh tịnh” chính là nói những phương tiện chẳng gián đoạn ấy, ngỡ đó là thanh tịnh. “Giải thoát” là cho rằng nhờ vào những giới cấm ấy sẽ giải thoát phiền năo. “Xuất ly” là do những giới cấm sẽ ĺa khỏi sanh tử): Uẩn để nương vào tức là Ngũ Uẩn để Giới, Cấm y cứ. “Thanh tịnh”: [Ư nói] ngoại đạo chấp trước: Tu tŕ những phương pháp Giới, Cấm ấy, sẽ ngay lập tức có thể đạt được thanh tịnh. “Giải thoát” tức là ngoại đạo chấp trước [tu tập] những phương pháp ấy sẽ có thể giải thoát phiền năo. “Xuất ly” tức là ngoại đạo chấp trước: Do những phương pháp ấy, sẽ có thể xuất ly sanh tử.

 

1.1.2.4.2.1.4.5.2.6. Nghi

 

          (Luận) Vân hà Nghi? Vị ư Đế, Bảo đẳng, vi hữu? Vi vô? Do dự vi tánh. Bất sanh thiện pháp sở y vi nghiệp.

          ()云何疑謂於諦寶等。為有為無猶預為性。不生善法。所依為業。

          (Luận: Nghi là như thế nào? Chính là đối với Tứ Đế, Tam Bảo v.v… [mà ngờ vực] là có hay là không? Có tánh chất do dự. Nghiệp dụng của nó là làm chỗ y cứ để sanh ra pháp bất thiện).

 

          Thể tánh của Nghi là “ư Đế, Bảo đẳng, vi hữu, vi vô, do dự vi tánh” (đối với Tứ Đế, Tam Bảo mà hoài nghi là có hay không, có tánh chất do dự): Hoài nghi sự lư “thiện nghiệp nhân, đắc thiện quả. Ác nghiệp nhân, đắc khổ quả” (do cái nhân là nghiệp lành sẽ đạt được quả lành; do cái nhân là nghiệp ác, sẽ đạt được quả khổ) có đúng hay không? Hoài nghi “tứ quả thánh giả” là có hay không? Hoài nghi Tứ Đế là đúng hay không đúng? Hoài nghi công đức thanh tịnh của Tam Bảo là có hay không? V́ những nỗi hoài nghi ấy mà chần chừ chẳng quyết đoán được. Nghiệp dụng của Nghi là “bất sanh thiện pháp sở y vi nghiệp”, tức là làm chỗ y cứ để chẳng sanh khởi thiện pháp.

          Thành Duy Thức Luận thuyết minh về Nghi như sau: “Vân hà vi Nghi? Ư chư đế lư, do dự vi tánh, năng chướng Bất Nghi, thiện phẩm vi nghiệp” (Nghi là như thế nào? Có tánh chất do dự đối với các lư chân thật. Nó có nghiệp dụng là có thể chướng ngại Bất Nghi và các điều thiện). Thể tánh của Nghi là hoài nghi Sự Lư Tứ Đế là có hay không? Là đúng hay sai? V́ những nỗi hoài nghi ấy mà chần chừ chẳng thể quyết đoán được. Nghiệp dụng của Nghi là có thể chướng ngại Bất Nghi và các thứ thiện pháp.

          “Do dự” (猶預) là chữ có âm láy, dùng âm thanh để diễn tả ư nghĩa, nhưng không có chữ ấy, có thể viết là do dự (由豫), du dự (游預), do dữ (猶與), do dự ()…

          Sơ Quả thánh giả đoạn trừ Tam Kết, tức Ngă Kiến, Giới Cấm Thủ, và Nghi. Đoạn trừ Nghi, tức là Sơ Quả đối với chân lư Tứ Đế, công đức của Tam Bảo v.v… đă lănh hội chánh xác, sâu sắc, đoạn trừ nghi hoặc đối với Phật, Pháp, Tăng, Giới, c̣n gọi là Tứ Bất Hoại Tín (bốn niềm tin chẳng thể hư hoại được).

          Du Già Sư Địa Luận nói Nghi dựa vào sáu sự mà sanh khởi:

          1) Nghe ngóng Sự Lư chẳng chánh xác bèn hoài nghi SLư chánh xác.

          2) Trông thấy tà hạnh của sư trưởng, sẽ hoài nghi giáo pháp của sư trưởng.   3) Trông thấy Sự Lư mà chính ḿnh tin nhận có khác biệt, bèn hoài nghi loại Sự Lư nào mới là chánh xác.

          4) Chính ḿnh ngu muội, chẳng thể chọn lựa Sự Lư dứt khoát, bèn hoài nghi Sự Lư.

          5) Trí huệ của chính ḿnh chẳng sâu, sẽ hoài nghi pháp tánh rất sâu.

          6) Trí huệ của chính ḿnh chẳng rộng, sẽ hoài nghi giáo pháp rộng lớn.

 

1.1.2.4.2.1.4.5.2.6. Tiểu kết

 

          (Luận) Chư phiền năo trung, hậu Tam Kiến cập Nghi, duy phân biệt khởi, dư thông Câu Sanh cập Phân Biệt khởi.

          ()諸煩惱中。後三見及疑。唯分別起。餘通俱生。及分別起。

          (Luận: Trong các phiền năo, ba kiến sau và Nghi chỉ do phân biệt mà dấy lên, những thứ khác đều do Câu Sanh và Phân Biệt mà dấy lên).

 

          Trong mười thứ phiền năo, Tà Kiến, Kiến Thủ, Giới Cấm Thủ [là ba thứ kiến chấp] thuộc phần sau, và Nghi chỉ từ phân biệt mà sanh khởi. Những thứ khác như Tham, Sân, Si, Mạn, Tát Ca Da Kiến, Biên Chấp Kiến, hoặc là do Câu Sanh (bẩm sanh) mà có, hoặc là từ phân biệt mà sanh khởi.

          Nói theo Duy Thức Học, phiền năo có thể chia thành hai loại lớn: Một là Câu Sanh phiền năo, và hai là Phân Biệt Khởi phiền năo.

          1) Câu Sanh phiền năo là phiền năo có từ lúc mới được sanh ra, tánh chất vi tế, khá khó đoạn trừ. Tu đạo mới có thể đoạn loại Hoặc này. Do vậy, [Câu Sanh phiền năo] lại c̣n gọi là Tu Hoặc (hay Tư Hoặc).

          2) Phân Biệt Khởi phiền năo là chịu ảnh hưởng từ tà giáo, tà sư v.v… ở bên ngoài, hoặc do sự phân biệt hư vọng của chính ḿnh mà sanh khởi phiền năo, tánh chất thô, rơ, khá dễ đoạn trừ. Kiến Đạo sẽ có thể đoạn loại Hoặc này; v́ vậy, chúng c̣n được gọi là Kiến Hoặc.

Đại Thừa Quảng Ngũ Uẩn Luận Thích Yếu

phần 2 hết



[1] Lưu Chuyển là sanh khởi theo chiều thuận, tức là từ Vô Minh mà có Hành, từ Hành mà có Thức v.v… Hoàn Diệt th́ từ lần lượt diệt trừ từ chi cuối cùng của Thập Nhị Duyên Khởi cho đến khởi đầu của nó là Vô Minh.

[2] Hữu phú vô kư (Nivrtāvyākrta), c̣n gọi là hữu phú tâm, hoặc hữu phú. Do tánh chất của các pháp này là ô nhiễm, có thể ngăn chướng thánh đạo, ngăn lấp chân tâm, nên gọi là Hữu Phú (Phú là ngăn che). Tuy nó khiến cho tâm bất tịnh, nhưng thế lực của nó rất yếu ớt, mơ hồ, chẳng thể tạo thành cái quả trong đời sau, tức là chẳng thiện, chẳng ác, nên gọi là Hữu Phú Vô Kư.

[3] Theo Hiển Dương Thánh Giáo Luận quyển 18: “Vô phú vô kư tâm, chia thành bốn loại, tức là Dị Thục Sanh Tâm, Oai Nghi Lộ Tâm, Công Xảo Xứ Tâm, và Biến Hóa Tâm”.

[4] Theo Thành Duy Thức Luận Tục Thuyên do ngài Minh Dục biên soạn dưới đời Minh: “Do bảo vệ điều thiện, ngăn trở điều ác, nên gọi là Hữu Thế. Gia công dụng hạnh lại tu kỹ càng, ân cần, nên gọi là Hữu Cần. Không nhường bước, dũng mănh tăng tấn tột bậc, nên gọi là Dũng Hăn. Chẳng thoái thất, trực tiếp tiến nhập, không khuất phục, nên gọi là Kiên Mănh. Trí huệ có thừa, nên gọi là Bất Xả Thiện Ách”.

[5] Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận, quyển 15, có đoạn: “Đoạn dứt ác pháp đă sanh ví như trừ rắn độc; đoạn trừ ác pháp chưa sanh ví như ngăn lấp ḍng chảy trước khi nó h́nh thành; tăng trưởng thiện pháp ví như tưới tắm cho mầm cây sanh quả ngọt. Đối với thiện sự chưa sanh khởi th́ [kiên nhẫn] như dùi gỗ lấy lửa”.

[6] Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvāstivādin), hay gọi tắt là Nhất Thiết Hữu Bộ, là một bộ phái Phật giáo thời sơ khởi, tách ra từ Thượng Tọa Bộ (Sthaviravādin), chủ trương mọi sự đều có, đều tồn tại. Quan điểm của bộ phái này có thể coi như nằm giữa Tiểu Thừa và Đại Thừa. Tác phẩm quan trọng nhất của bộ phái này là bộ A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận do ngài Thế Thân biên soạn và Đại Tỳ Bà Sa Luận do ngài Thế Hữu biên soạn. Họ chủ trương các pháp hữu vi được chia làm bốn loại là Sắc pháp, tâm pháp, tâm sở hữu pháp (các hoạt động tâm lư) và tâm bất tương ứng hành pháp. Họ cho rằng các pháp hữu vi không từ đâu sanh ra, chúng luôn tồn tại, chỉ đổi từ trạng thái tiềm tàng sang hiện hữu.

[7] “Kham nhậm” ở đây có thể hiểu là có khả năng hoạt động b́nh thường, chẳng hạn như Nhăn Căn có tác dụng thấy sắc pháp. Tác dụng ấy hoạt động đúng lẽ khiến cho mắt thấy các sắc đúng mực th́ gọi là “kham nhậm” (có thể đảm nhiệm công năng của nó).

[8] Sở Duyên Duyên (Ālambana-pratyaya) c̣n gọi là Tác Duyên Duyên, nói đơn giản là những pháp làm duyên cho sở duyên. “Sở duyên” đối tượng được duyên theo) chính là đối tượng của Tâm và Tâm Sở (tác dụng tâm lư). Nếu đối tượng của tâm và tác dụng của tâm (Tâm Sở) trở thành nguyên nhân, khi kết thành quả th́ đối tượng của Tâm và Tâm Sở được gọi là Sở Duyên Duyên.

[9] Ngũ Câu Ư Thức là Ư Thức được sanh khởi đồng thời với năm thức trước. Tức là khi Căn tiếp xúc Cảnh, sẽ sanh ra Thức. Khi Thức ấy sanh khởi, Ư Thức cũng đồng thời sanh khởi. Chẳng hạn khi Nhăn Căn thấy một bông hoa (Sắc cảnh) sẽ sanh ra Nhăn Thức; lúc đó, Ư Thức cũng đồng thời sanh khởi với Nhăn Thức. Do vậy, ta sẽ biết đó là hoa ǵ, ta đă từng trông thấy hay chưa, cánh hoa có h́nh dạng như thế nào v.v… Ngũ Câu Ư Thức có tác dụng giúp Ngũ Thức nhận biết cảnh rơ ràng hơn.

[10] Độc Đầu Ư Thức nghĩa là Ư Thức sanh khởi độc lập, không cùng sanh với các Thức trước (Nhăn Thức, Nhĩ Thức v.v…). Pháp Tướng Tông chia Ư Thức thành Minh Liễu (hiểu biết rơ ràng), Định Trung (ư thức ờ trong định), Độc Tán và Mộng Trung (ư thức khi nằm mộng). Trong ấy, Định Trung, Độc Tán (ư thức do suy nghĩ trong khi tỉnh thức, v́ đối tượng của sự suy nghĩ tản mạn nên gọi là Độc Tán), và Mộng Trung Ư Thức do chẳng cùng sanh khởi với các Thức trước, chỉ khởi lên một ḿnh, nên gọi là Độc Đầu Ư Thức.

[11] Kinh Tạp A Hàm, quyển 14 chép: “Vân hà Khổ Tập như thật tri? Đương lai hữu ái, hỷ tham ái, bỉ bỉ lạc trước, thị danh Khổ Tập” (Làm thế nào biết Khổ Tập đúng như thật? Trong tương lai sẽ có ái, hỷ tham ái và đắm nhiễm yêu thích cảnh giới hỷ lạc trong tương lai).

[12] Trong kinh Phật Thuyết Ngũ Uẩn Giai Không có chép: “Đức Thế Tôn bảo năm vị bật-sô rằng: - Các ông nên biết, Sắc chẳng phải là Ngă. Nếu nó là Ngă, Sắc đáng lẽ chẳng bệnh, và hứng chịu khổ năo, ta muốn Sắc như thế này, ta chẳng muốn Sắc như thế nọ. Đă chẳng phải là thuận theo ḷng mong muốn như thế, do vậy, hăy nên biết: Sắc chẳng phải là Ngă. Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng giống như vậy. Hơn nữa, này các bật-sô! Ư các ông như thế nào? Sắc là thường, hay là vô thường? Thưa rằng: “Bạch đại đức, Sắc là vô thường”. Đức Phật dạy: “Sắc đă là vô thường, đấy chính là khổ, hoặc là Khổ Khổ, Hoại Khổ, Hành Khổ. Nhưng các đệ tử Thanh Văn đa văn của ta, có chấp trước Ngă hay không? [Có chấp trước] Sắc tức là Ngă, Ngă có các Sắc, Sắc thuộc về Ngă, Ngă ở trong Sắc hay không?” “Thưa không! Đức Thế Tôn”. Hăy nên biết, Thọ, Tưởng, Hành, Thức thường và vô thường cũng lại giống như vậy”.

[13] Kinh Ma Ha Bát Nhă Ba La Mật quyển 13: “Này Xá Lợi Phất! Như Ngă chỉ có danh tự, chúng sanh, thọ giả (壽者), mạng giả, sanh giả, dưỡng dục, chúng số, nhân giả, tác giả, sử tác giả, thọ giả (受者), sử thọ giả, tri giả, kiến giả, hết thảy đều chẳng thể được”.

[14] Nhân duyên: Các yếu tố giúp cho cái nhân kết thành quả th́ gọi là Duyên. Trong Tứ Duyên, Nhân Duyên chính là nói đến Duyên, tức là những yếu tố trực tiếp giúp cho cái nhân kết thành quả.

Đẳng Vô Gián Duyên là các pháp lần lượt làm nhân duyên cho nhau, pháp trước làm nhân cho pháp sau, pháp sau làm duyên cho pháp trước, tuần tự làm nhân duyên cho nhau mà sanh khởi liên tục, th́ gọi là Đẳng Vô Gián Duyên.

Sở Duyên Duyên đă chú thích trong phần trước.

Tăng Thượng Duyên là những duyên giúp cho cái nhân kết thành quả nhanh chóng. Nói chi tiết th́ thuận duyên giúp cho quả sanh trưởng nhanh chóng, c̣n nghịch duyên (tuy cũng gọi là Tăng Thượng Duyên) sẽ đối kháng sự sanh trưởng của cái nhân.

[15] Đại Tự Tại Thiên (Maheśvara), c̣n được phiên âm là Ma Hê Thủ La Thiên, hoặc Y Xá Na Thiên (Īśvara), hay Thương Yết La Thiên (Shankara), chính là thần Shiva (Thấp Bà). Vị thiên vương này ngự trên Sắc Cứu Cánh Thiên, là vị trời cao nhất trong Sắc Giới.