Cảm Ứng Thiên Vựng Biên

感應篇彙編

Quyển 3

Phần 2

(theo bản in của Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội năm 2000)

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa

Giảo chánh: Đức Phong và Huệ Trang

 

          (Chánh văn) Ly nhân cốt nhục, xâm nhân sở ái, trợ nhân vi phi.

          (正文)離人骨肉。侵人所愛。助人為非。

          (Chánh văn: Chia ĺa cốt nhục của kẻ khác, xâm phạm những thứ yêu thích của người khác, giúp kẻ khác làm quấy).

 

          “Ly” () có hai nghĩa. Một là truy bức những kẻ thiếu nợ, và quan lại, nha dịch vơ vét tài sản, khiến cho kẻ khác phải bán chác con cái. Một nghĩa nữa là ôm ḷng riêng tư xúc siểm, xúi giục, ly gián, khiến cho kẻ khác chia ĺa. [Những hành vi ấy] đều là bất nhân quá mức! Chẳng biết t́nh cốt nhục thuộc về quan hệ huyết thống, thuộc về thiên tánh, có mối thiên luân trong ấy. V́ thế, người có ḷng nhân trông thấy cốt nhục của người khác nghèo khó, quẫn bách, khó sống, bèn dùng tài lực giúp đỡ, khiến cho họ được an toàn. Đối với những kẻ [có t́nh cốt nhục mà] ôm niềm oán cừu, hiềm khích, bất ḥa [với nhau], bèn điều đ́nh, hóa giải, khiến cho họ ḥa thuận, tốt đẹp với nhau. Đấy là con đường trọng yếu của kẻ tu chân vậy.

          Tông Truyện nghe người đàn bà hàng xóm và con cái ôm nhau khóc suốt đêm. Hỏi thăm, th́ ra người chồng mắc tội, [người vợ] tính bán ḿnh để chuộc tội cho chồng. Ông kinh ngạc, bỏ tiền giúp đỡ, khiến cho vợ chồng, mẹ con họ được như xưa. Khi ấy, ông hiếm muộn con, ngay trong năm đó bèn sanh được một đứa. [Về sau], con cháu ông đông đúc.

          An Đ́nh Bách thích ly gián. Hắn lại có tài ăn nói. Tuy chí thân mà bị hắn ly gián, lập tức biến thành oán cừu, hiềm khích. Anh em Lư Trung Phủ ḥa thuận, do Đ́nh Bách xúc xiểm mà đến nỗi đấu đá nhau! Thái Luân và Trương Nghĩa là anh em con cô, con cậu thân thiết với nhau, nghe theo, tin lời Đ́nh Bách [đâm bị thóc, chọc bị gạo] mà tuyệt giao. Những chuyện khác chẳng thể nêu trọn! Về sau, Đ́nh Bách bị trắc trở, nghèo túng, khốn đốn, hai bên má lở loét, họng và lưỡi rữa nát, chẳng ăn uống được, kêu gào rồi chết.

          Tống Anh Tông[1] lên ngôi, gặp phải t́nh cảnh do ít ban ân cho bọn nội thị, họ nhiều lượt sàm tấu, ly gián trước mặt Thái Hậu, khiến cho hai cung (nhà vua và Thái Hậu) trở thành hiềm khích. Một hôm, Hàn Kỳ và Âu Dương Tu tâu tŕnh chánh sự trước rèm, Thái Hậu nghẹn ngào, rơi lệ, kể lể cặn kẽ nguyên do. Hàn Kỳ tâu: “Đấy là v́ [hoàng đế] bệnh tật mà thành ra như thế. Bệnh lành, ắt sẽ chẳng như vậy”. Ấy là v́ khi đó, hoàng đế bị kinh nghi mà thành bệnh. Âu Dương Tu tâu rằng: “Thái Hậu phụng sự tiên đế mấy chục năm, nhân đức rạng rỡ thiên hạ. Xưa kia Ôn Thành[2] được [tiên đế] sủng ái, Thái Hậu vẫn cư xử ḥa dịu, khoan dung. Nay giữa mẹ và con, sao lại chẳng thể dung thứ cho nhau ư?” Hàn Kỳ lại tâu: “Thái Hậu không có con ruột, hoàng đế từ bé đă được nuôi nấng trong cung. Hoàng Hậu lại là cháu bên ngoại[3]; đấy là trời đă xếp đặt đứa con trai ấy và con dâu cho Thái Hậu, há chẳng đáng yêu thương ư?” Tâm Thái Hậu mới dịu bớt. Hàn Kỳ lo sẽ có biến, bèn nói thẳng cho Thái Hậu động tâm: “Bọn thần ở ngoài, chẳng được gặp quan gia[4], sự bảo vệ trong cung hoàn toàn cậy vào Thái Hậu. Nếu quan gia chẳng được chiếu cố và dạy bảo, Thái Hậu sẽ chẳng tránh được trách nhiệm ấy!” Thái Hậu hoảng sợ, bảo: “Tể Tướng! Sao ông lại nói vậy khiến cho tâm ta càng áy náy hơn”. Những người cùng hiện diện nghe [nói như vậy], không ai chẳng toát mồ hôi!

          Hôm khác, Hàn Kỳ một ḿnh gặp vua, tâu: “Bệ hạ lên ngôi đều là do ân của Thái Hậu, chẳng thể không báo đáp. Xin hăy càng chú ư hầu hạ th́ sẽ vô sự”. Vua đáp: “Ta kính cẩn vâng theo lời dạy”. Mấy hôm sau, Hàn Kỳ lại vào gặp vua, vua nói: “Thái Hậu ít đối xử với ta bằng ân nghĩa”. Hàn Kỳ tâu: “Từ xưa, bậc thánh đế hiền vương chẳng thể nói là ít, chỉ riêng vua Thuấn được khen là đại hiếu, chẳng lẽ những vị khác đều bất hiếu ư? Cha mẹ nhân từ mà con hiếu thuận, đấy là chuyện thường, chẳng đáng nói đến. Chỉ có cha mẹ chẳng nhân từ mà con có thể hiếu th́ mới đáng ca ngợi, chỉ sợ bệ hạ chưa phụng sự hết mức đó thôi! Cha mẹ há có ai chẳng nhân từ ư?” Vua hết sức cảm ngộ. Thuở ấy, triều đ́nh có lắm biến cố, kẻ tiểu nhân ly gián đủ mọi cách. Rốt cuộc khiến cho hai cung ḥa thuận là nhờ sức của Hàn Kỳ và các vị hiền thần vậy.

          Con người có điều yêu thích riêng, như ruộng, đất, nhà cửa, sách vở, những vật quư lạ, dụng cụ, quần áo, trang sức v.v… ắt muốn lập mưu kế xâm đoạt, như thế th́ có khác ǵ bọn giặc cướp cho mấy? Ông Vu Thiết Tiều nói: “Vật không có đẹp hay xấu, đối với người yêu thích th́ sẽ là trân quư. Kẻ khác xâm phạm thứ ta yêu thích, ḷng ta sẽ như thế nào?” Lỗ Tử Tấn nói: “Nếu trong lúc ấy, cứ nghĩ vật ta yêu mến bị kẻ khác xâm phạm, chiếm đoạt, sẽ chẳng sợ tham niệm không dứt vậy”.

          Trương Cai có một ṭa nhà to lớn, do thiếu tiền tiêu dùng, bèn cầm cố ṭa nhà ấy cho Trương Tuấn với giá một ngàn mân[5]. Trương Tuấn yêu thích, muốn chiếm đoạt, bèn biếu xén trọng hậu người môi giới để kẻ ấy [sửa văn khế cầm cố] thành văn khế bán đứt. Về sau, Trương Cai túng quẫn, muốn bán đứt; [Trương Tuấn] đưa văn khế cho xem, chính là văn khế đă bán đứt. Trương Cai trào nước mắt, nguyền với trời rằng: “Tao nguyền cho con cháu của mày rồi cũng giống như tao!” Về sau, con cháu của Trương Tuấn đều mất tiếng mà chết. Phàm ruộng nương, nhà cửa là vật ngoài thân, v́ xâm chiếm, lường gạt, mà phải đền trả bằng con cháu yêu thương nhất, c̣n ngu ǵ bằng? Kẻ thích chiếm đoạt của người khác, hăy nên răn dè!

          Giúp người khác làm quấy, và thành tựu điều ác cho người khác, [cũng như] chẳng thể hướng dẫn người khác hành thiện, đều thuộc phạm vi [của lời răn này]. Đức Phật dạy: “Thuyết pháp, giáo hóa th́ gọi là Pháp Thí. Có thể khiến cho chúng sanh nghe pháp, do nhân duyên ấy, sẽ đắc vô lượng thiện báo”. Công Quá Cách nói: “Dạy người khác làm quấy, cứ mỗi chuyện là một lỗi. Đối với chuyện to lớn th́ tùy theo từng chuyện mà luận định tội lỗi. Tích tập cái nhân xấu ác ấy, sẽ bị vô lượng ác báo”. Ngu ư cho rằng: Hướng dẫn người khác làm lành th́ điều lành của người khác sẽ đều là điều lành của chính ḿnh, mà điều thiện của chính ḿnh ngày càng thuần. Giúp kẻ khác làm ác, điều ác của kẻ khác sẽ đều là điều ác của chính ḿnh, nhưng điều ác của chính ḿnh ngày càng tăng. Điều thiện, lẽ ác sẽ quy về [những quả báo khác biệt] vời vợi một trời, một vực! V́ thế, sự báo ứng họa phước rạch ṛi như mây và bùn! Người biết lẽ này, sẽ biết bỏ [điều ác] và theo [điều lành] như thế nào?

          Dương Khai làm huyện lệnh Đan Dương, tánh t́nh hung bạo, ngang ngược. Dương Tuần là mạc khách[6], khéo suy đoán ư kẻ khác, mong được họ ưa thích, tuy biết rơ người khác sai trái, cũng chẳng dám trái ư. Đối với những chuyện Dương Khai đă làm, [Dương Tuần] chỉ khen ngợi mà thôi! Một hôm nắng gắt, Dương Khai phạt trượng bọn nha dịch và giam tù hơn bốn mươi người, hai người bị chết, Dương Tuần vẫn a dua, khen ngợi. Đến đêm, [Dương Tuần] mộng thấy thần quở trách: “Kẻ giúp Dương Khai làm ác thật sự là ngươi, đáng có cùng tội”. Chẳng lâu sau, Dương Tuần bị bệnh ngặt mà chết. Nh́n vào việc này, những kẻ làm mạc tân trong hiện thời có thể tỉnh ngộ.

          Ông Ngô ở Tô Châu nhà nghèo, không có tài sản, đến chơi nhà người phú quư, thường khuyên những người sang cả làm chuyện phương tiện. Nếu gặp kẻ tánh t́nh tham lam, tàn bạo, ắt dốc nhiều công sức dùng điều thiện để khuyên bảo họ. Thấy người làm lành, ắt khen ngợi, tán thành. Ông có thiện đức cực nhiều, chẳng thể thuật trọn. Con ông là Tùng Châu đỗ đạt trong tuổi thiếu niên. Ông hưởng thượng thọ.

          Trong mười đại nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát, có một điều là “tùy hỷ công đức”, tức là thấy người khác làm các công đức, sẽ v́ họ tùy hỷ, tán dương. Kinh nói: “Phước của tùy hỷ, như một người bán hương, một người mua hương. Người bên cạnh nhuốm mùi hương, đối với hai người ấy, [mùi hương] chẳng hề giảm bớt”. Quả báo của tùy hỷ công đức giống như thế đó. Như vậy th́ đối với kẻ giúp người khác làm quấy, [quả báo sẽ] có thể suy ra được!

 

          (Chánh văn) Sính chí tác oai, nhục nhân cầu thắng.

          (正文)逞志作威。辱人求勝。

          (Chánh văn: Phô trương oai thế cho thỏa chí, làm nhục người khác để giành phần thắng).

 

          Bậc quân tử chánh trực kiềm chế bản thân, đối đăi ôn ḥa, ân huệ với người khác; người khác tuy sợ, nhưng yêu mến. Nếu cứ hở ra bèn phô trương oai thế, dẫu được kẻ khác nín chịu, nhưng người ta chẳng mến mộ đức, làm sao có thể cao hơn kẻ khác cho được?

          Đời Minh, Sử Lương Tá ở Nam Kinh làm Ngự Sử ở Tây Thành, nhà ông ta ở Đông Thành. Mỗi lần ông ta ra vào, tức giận v́ người làng chẳng đứng lên [tỏ vẻ cung kính], bèn bắt mấy người, giao cho quan Ngự Sử Đông Thành xét xử. Ngự Sử Đông Thành cật vấn, họ thưa: “Dân chúng đều bị Nghê Thượng Thư làm cho sai lầm!” Hỏi: “Lầm như thế nào?” Thưa: “Thượng Thư cũng là người Nam Kinh. Khi ông ta chưởng quản bộ Binh, nếu mọi người [chạm mặt ông ta] mà tránh đường, ông sẽ liền sai người ngăn lại, bảo: ‘Ta cùng các vị là người cùng làng quê. Ta không thể qua cổng làng bèn xuống xe, há phiền quư vị phải đứng dậy ư?’ Lũ dân quá ngu, cứ nghĩ ông Sử cũng giống như ông Nghê cho nên chẳng đứng dậy, chẳng ngờ ông ta nổi giận”. Quan Ngự Sử Đông Thành cười x̣a, tha cho họ. Thượng Thư [được nói ở đây] là nói tới Văn Nghị Công Nghê Nhạc. Ôi! Ông Sử nghe lời ấy cũng sẽ hổ thẹn trong ḷng.

          Than ôi! Gần đây thói ỷ vào quyền thế của quan lại để ra oai, hống hách với kẻ khác, há chỉ như vậy mà thôi ư? Có kẻ dùng bản án nặng nề, cực h́nh ngặt nghèo để đối xử tàn độc với người vô tội. Có kẻ mặc t́nh thuận theo sự hỷ nộ [cá nhân] để phán tội kẻ khác nhẹ hay nặng. Có kẻ do ăn hối lộ bèn phán án nặng hay nhẹ. Có kẻ nhờ vào chuyện này để tính kế đền ân hay báo cừu. Có kẻ bao che phường gian tà để chúng nó độc chiếm thị trường, chẹn đường những người buôn bán. Tuy đủ mọi lẽ sai biệt khác nhau, nhưng nói chung đều là những kẻ nhằm thỏa chí mà ra oai, mắc tội với trời! Nhưng phô trương quyền thế một ngày, tức là đă ươm mầm oán nghiệt trong mai sau. Khi quyền thế đă hết, báo ứng sẽ đưa tới, há chẳng khỏi “dẫu hối đă muộn” ư? Chỉ mong hăy vận dụng ḷng hối hận ấy sớm hơn đôi chút, ắt sẽ được sự tốt lành to tát.

          Khấu Lai Công (Khấu Chuẩn) nói: “Quan làm chuyện riêng tư, cong vạy, khi thất thế sẽ hối hận. Giàu mà chẳng tiêu dùng tiết kiệm, khi nghèo sẽ hối hận. Nghề khéo chẳng học từ bé, th́ khi lớn tuổi sẽ hối hận. Khi thấy mà chẳng học, th́ lúc cần dùng tới sẽ hối hận. Khi say thốt lời ngông cuồng, khi tỉnh sẽ hối hận. Lúc an nhàn mà chẳng nghỉ ngơi, khi bệnh sẽ hối hận”. Bài minh này đúng là pháp tắc to lớn để hối lỗi, mọi người hăy nên luôn đọc.

          Dùng lư để chiết phục kẻ khác, vẫn sợ gây nên cái tâm tranh giành phần thắng nơi kẻ khác; do vậy, dẫn đến sự chống trái, chẳng tiếp nhận. Huống hồ [trong trường hợp] vốn đuối lư mà cứ ương ngạnh ngang ngược lăng nhục để mong thắng ư? Lỗ Tử Tấn nói: “Ai nấy đều có cái tâm sợ bị sỉ nhục, ai chịu cam tâm bị nhục? Kẻ cầu thắng bằng cách [ngang ngược lấn hiếp kẻ khác], đạo trời sẽ báo ứng. Làm nhục người khác vẫn là tự nhục ḿnh!”

          Thượng Thư Lâm Thoái Trai khi sắp mất, đă giáo huấn con cháu: “Các ngươi chỉ cần học chịu đựng thua thiệt”. Ôi! Từ xưa, bậc anh hùng chỉ v́ chẳng thể hứng chịu thua thiệt mà đă làm hại khá nhiều chuyện! Cũng chỉ v́ có thể chịu nhục, chịu thua thiệt, mà đă thành tựu nhiều chuyện. Như Hàn Tín chịu nỗi nhục luồn dưới đũng quần [gă hàng thịt], chịu thua thiệt cùng cực. Về sau, [Hán Vương Lưu Bang] đắp đàn bái tướng [phong cho Hàn Tín làm nguyên soái. Dẹp tan quân Sở, Hàn Tín] được phong làm Tam Tề Vương[7]. Những gă thiếu niên ở Hoài Âm [từng làm nhục ông ta khi trước] trở thành thuộc hạ dưới trướng. V́ thế có thể thấy kẻ an ḥa, chịu nhục, ngày sau chẳng phú quư ư? C̣n kẻ làm nhục kẻ khác, đâm ra chẳng bị kẻ khác làm nhục ư? Kẻ hiếu thắng hăy suy nghĩ nhé!

 

          (Chánh văn) Bại nhân miêu giá, phá nhân hôn nhân.

          (正文)敗人苗稼。破人婚姻。

          (Chánh văn: Hủy hoại mùa màng của người ta, phá hoại hôn nhân của kẻ khác).

 

          Dân coi ngũ cốc như tánh mạng. Huống hồ nông dân Xuân cày Hạ cuốc, bao nhiêu nỗi siêng năng, cần cù. Thuế má, nợ nần riêng tư đều trông cậy vào đấy, há có nên ngăn trở thủy lợi, khiến cho [ruộng đồng] khô hạn, phá hoại đê đập khiến [mùa màng] bị ngập, thả rong súc vật giày đạp, ăn hại [hoa màu], khiến cho những thứ do trời đất sanh thành chẳng thể thâu hoạch, sức người phí uổng chẳng có công lao ǵ! Sao mà bất nhân quá đáng vậy? Nhưng không chỉ là như vậy, kẻ làm bề trên của dân chúng mà không coi trọng thời vụ, chẳng chú trọng thủy lợi, th́ cũng thuộc loại phá hoại mùa màng, cũng có thể dùng tội danh này để định tội vậy!

          Vào năm Đinh Mùi (1667) đời Khang Hy nhà Thanh, gă hương dân Lư Giáp ở Hồ Quảng[8] làm nghề buôn trâu. Muốn cho trâu mập mạp, hắn thường chờ đến khi lúa chín, vào lúc canh tư, cưỡi trâu cho nó ăn lúa thỏa thích, đi xa tới mấy dặm, coi đó là chuyện thường. Đất rộng, người thưa, người ta không nhận biết. Bỗng có một hôm, hắn bị sét đánh chết, lưng có đề bốn chữ bằng son: “Túng ngưu hại giá” (Thả trâu hại mùa màng).

          Cao Bân làm tri châu Đường Châu, đất rộng, người thưa, đồng ruộng hoang vu. Ông tới trấn nhậm, bèn xem xét tận cùng ruộng đất, biết vùng ấy có thể canh tác, chỉ hiềm thiếu sức người. Do vậy, ông chiêu mộ những lưu dân (người dân lêu bêu) thuộc Lưỡng Hà[9], tính theo nhân khẩu mà cấp ruộng. Số hộ dân tăng thêm là một vạn ba ngàn ba trăm hộ, cấp ruộng hơn ba vạn một ngàn khoảnh. Thậm chí đất đai ở các vùng rừng núi gai góc đều biến thành ruộng tốt.

          Hứa Quy làm tri huyện Đan Dương, gặp phải trận hạn hán to, ông bèn trái nghịch lệnh cấm, phá đê ngăn Luyện Hồ[10] để lấy nước cứu ruộng cho dân. Năm ấy, được mùa lớn, hơn một vạn khoảnh ruộng.

          Vương Tế làm Chủ Bạ ở Long Khê. Huyện có một cái ao chứa nước dài dằng dặc mấy chục dặm. Trước đó đă có gă thổ hào độc chiếm [cái ao ấy] để chuyên trục lợi. Ông bèn đoạt lấy cho dân dùng, cả huyện chẳng c̣n lo lắng tai nạn hạn hán lâu ngày.

          Miêu Thời Trung làm Chủ Bạ ở Ninh Lăng. Trong huyện có con sông cổ, bỏ hoang lâu ngày. Ông sai phu phen khai thông, ruộng trong huyện bèn trở thành ph́ nhiêu. Tấm ḷng của mấy vị ấy là làm lợi cho trăm đời; những kẻ có tâm phá hoại [mùa màng], và ngồi điềm nhiên nh́n [dân chúng nheo nhóc v́] hạn hán hay lụt lội, chẳng lập ra phương cách [cứu giúp], hăy nên nh́n vào những tấm gương trên đây!

          Có vợ chồng rồi mới có cha con; đạo hôn nhân to lớn thay! Phá hoại [hôn nhân] có mấy loại. Có kẻ dùng trăm phương kế phỉ báng, hủy nhục, hoặc là phá hoại trước khi họ nên duyên, có khi là t́m nhiều cách ngăn trở, quấy nhiễu để phá hoại lúc họ sắp kết hôn. Có khi là vô cớ dấy động sóng gió nhằm phá hoại sau khi họ đă kết hôn. Nào có biết hôn nhân là do trời định, con người làm sao có thể phá hoại cho được? [Những cuộc hôn nhân] bị kẻ khác phá hoại, [thật sự là do] rốt cuộc họ chẳng có mối quan hệ hôn nhân. Nhưng ly tán hay kết hợp là do cơi trời, dấy lên cái tâm phá hoại là do nơi con người, cái tội ấy giống như tội sát nhân. Ôi chao! Kẻ tạo ác sao lại táng tận lương tâm, tự chuốc lấy nỗi oan nghiệt to tát vậy? C̣n như vợ chồng đă lấy nhau, hoặc là bố vợ chê chàng rể kém hèn mà sanh ḷng ly gián, hoặc do bố mẹ chồng thấy con dâu nghèo nàn bèn tin theo lời gièm siểm, sàm báng! Lại nữa, phá hoại t́nh yêu thương giống như sát nhân, c̣n [nặng] gấp mấy lần [cái tội] cầm dao gươm đâm chém, chớ nên không răn dè. Nếu như v́ ngại [dâu rể] nghèo nàn mà từ hôn, hoặc cậy mạnh chiếm đoạt người phối ngẫu [của kẻ khác], càng có hại cho lẽ trời. Nếu như quan lại phán xử cong vạy do thuận theo t́nh cảm riêng tư, bèn dựa trên những lời cung khai [chẳng đúng sự thật] mà kết thành án xác quyết, liền cấp giấy ly hôn, âm chất sẽ bị hao tổn to lớn, ắt bị [trời đất] khiển trách sâu nặng! Kẻ làm quan thông hiểu t́nh đời, hăy lại nên dè chừng chuyện này!

          Tiểu Lư Nhi ở Đức Châu lúc trẻ nghèo nàn, lái thuyền cho người ta, ngẫu nhiên nhặt được mười hốt[11] vàng. Chủ thuyền bảo: “Ta có đứa con gái, gả cho ngươi làm vợ”, bèn đính ước. Một hôm, chủ thuyền đi vắng, người mất vàng tới hỏi. Lư Nhi hỏi han, biết là đích xác, bèn trả lại. Chủ thuyền có gă thân thích, muốn đoạt vợ của Lư Nhi [để cưới cho con trai ḿnh], bèn thừa dịp ly gián, phá hoại nói: “Gă ấy là kẻ bạc phước, rốt cuộc sẽ chết đói”. Chủ thuyền bèn xua đuổi Lư Nhi. Gă thân thích ấy vừa sắm sửa lễ vật hỏi cưới, bỗng con hắn chết đột ngột, [phải hủy hôn lễ]. Lư Nhi bị đuổi đi, vẫn chở thuyền cho người khác. Tháng nóng, anh ta tắm dưới Lỗ Kiều, có vật ngáng chân, chính là mấy chục đĩnh bạc, bèn nhặt lấy, đem buôn bán ở chợ. Gặp một người chủ tiệm chính là người đă đánh mất tiền khi trước, ông ta bèn tận tâm [giúp đỡ] họ Lư đổi thành hàng hóa, được lời gấp mấy lần. Chủ thuyền khi trước biết anh ta giàu có, rốt cuộc gả con cho. [Lư Nhi] c̣n sanh được hai đứa con đều quư hiển!

          Cát Đảnh Năi ở Tứ Minh lúc c̣n làm chư sanh[12], mỗi khi đến trường, ắt đi ngang miếu Thổ Địa. Ông từ trông miếu mộng thấy thần dạy: “Cát trạng nguyên đi qua, ta ắt phải đứng dạy. Hăy v́ ta dựng tường ngăn để che lại”. Ông từ theo đúng lời, vừa mới nhóm họp thợ, [chưa khởi công], lại mộng thấy thần bảo: “Chẳng cần tốn công nữa! Chàng Cát viết thư ly hôn cho kẻ khác, đă bị tước sạch công danh trên đường khoa cử”. Ấy là v́ có kẻ trong làng bỏ vợ, chẳng thể viết [giấy ly hôn], bèn kèo nài chàng Cát viết giùm. Chàng Cát nghe [ông từ kể lại lời thần], hết sức hối hận, tận lực khiến cho vợ chồng họ tái hợp. Anh ta chỉ đỗ khoa thi Hương, làm quan tới chức Phó Sứ.

          Tôn Hồng từng viết giấy ly hôn cho người khác. Cha một người bạn nằm mộng thấy Tôn Hồng do chuyện này mà bị tước sạch công danh. Tôn Hồng biết chuyện, hết sức hối hận, vội khuyên nhủ người bạn, tận lực giúp cho họ đoàn tụ. Từ đấy, anh ta chuyên dốc chí giúp cho hôn nhân của người khác được toàn vẹn. Hễ có chuyện ly hôn, ắt khéo léo ḥa giải, bảo vệ cuộc hôn nhân ấy. Do âm công đó, anh ta được làm Thị Lang, sanh hai con trai.

          Quan lệnh doăn xứ Hoài An là Phạm Dưỡng Ngô thấy có gă học tṛ là Thí Kỳ Phân do vợ chồng kiện cáo nhau, theo đúng pháp, phải nên xử cho họ ly hôn, nhưng ông dốc sức giúp cho họ chẳng bỏ nhau. Đến khi cáo lăo hồi hưu, ông bị bệnh. Cháu nội là Thụy Chi xin tiên giáng cơ. Đến khi vị tiên giáng đàn th́ ra là Thí Kỳ Phân, phê rằng: “Nhờ ơn sâu nặng của ông khéo léo giữ vẹn cuộc hôn nhân cho vợ chồng ta, sanh được bốn đứa con, nay chúng đều vào trường huyện; v́ thế, đặc biệt đến cảm tạ. Hơn nữa, ông là người nhân đức, sẽ vĩnh viễn hưởng phước lâu dài, chẳng đáng phải lo âu”. Về sau, quả nhiên ông Phạm sống thọ, con cháu hết sức hưng thịnh.

          Hà Nguyên Ích đă ước định kết thông gia với Triệu Minh Phu, nhưng con gái họ Triệu bị mù, gia sản ít ỏi, Nguyên Ích bèn từ hôn, kết thông gia với nhà Đơn Tử Văn. Năm sau, hai cha con Hà Nguyên Ích đều chết, con gái họ Triệu lấy chàng học tṛ Diệp Duy Tiên. Duy Tiên đỗ đạt, chưởng quản tam điển[13] tại một quận lớn.        Trịnh Thúc Thông từ bé đă có hôn ước với con gái họ Hạ; đến khi đỗ đạt, con gái họ Hạ bị bệnh trở thành câm. Chú bác khuyên đừng cưới, Thúc Thông kiên quyết nói “chẳng thể”, thưa: “Cháu không cưới cô gái ấy, cô ta sẽ đi về đâu? Hơn nữa, khi chưa bị câm bèn đính hôn. Đă bị câm bèn bỏ, cái tâm sao tàn nhẫn vậy?” Ông vẫn cưới cô ta. Về sau, họ Trịnh làm quan tới chức Thị Tùng[14], con trai lại đỗ đạt.

          Dương Hoành giận thằng rể là Diêu Hồng thất học, đuổi hắn đi. Diêu Hồng xin từ biệt vợ, chẳng được [chấp thuận]. Cô con gái oán hận, phẫn uất thành bệnh mà chết. Dương Hoành sai người đưa quan tài tới [quàn ở] chùa. Chàng rể tới chỗ quàn quan tài, khóa cửa tự bung ra, cánh cửa cũng tự mở. Mẹ cô Dương nghe chuyện bèn cảm khái, bi thương, chết luôn. Mười mấy năm sau, Dương Hoành tới chỗ quàn con gái, cũng chết đột ngột.

          Tư Mă Ôn Công đời Tống đă huấn thị rằng: - Phàm ước định hôn nhân, trước hết hăy nên xem xét tánh t́nh, phẩm hạnh của thằng rể và đứa con gái, cũng như gia pháp như thế nào, đừng chỉ hâm mộ phú quư. Nếu thằng rể thật sự là người hiền, nay tuy nó nghèo hèn, biết đâu mai sau nó phú quư không chừng? Nếu như nó là thứ không ra ǵ, nay tuy phú quư, không chừng mai sau nó nghèo hèn th́ sao? Người vợ là cội nguồn khiến cho gia đ́nh hưng thịnh hay suy bại. Nếu chỉ hâm mộ phú quư nhất thời mà cưới về, cô ta sẽ cậy ḿnh phú quư, hiếm có khi chẳng khinh rẻ chồng, hống hách đối với bố mẹ chồng, dưỡng thành tánh kiêu căng, ghen ghét, họa hoạn mai sau há có cùng cực ư? Giả sử do tài sản của vợ mà trở thành giàu có, dựa vào thế lực của nhà vợ để làm quan, nếu là bậc trượng phu có chí khí, há có thể chẳng thẹn ư? Lại nữa, thế tục thích lúc trẻ c̣n đang ẵm ngửa, non nớt đă dễ dăi hứa hôn, cho đến khi con cái đă lớn, hoặc là phường không ra ǵ, vô lại, hoặc thân bị bệnh ngặt, hoặc nhà nghèo đói rét, hoặc phải làm quan ở nơi xa. V́ thế, đến nỗi chẳng giữ chữ tín, trái nghịch hôn ước, dẫn đến chuyện thưa gởi, kiện cáo khá nhiều! Do vậy, đối với con cái nhà người ta, ắt phải chờ đến khi chúng đă khôn lớn rồi mới bàn định hôn nhân. Đă gởi thư xin cưới, nạp sính lễ, chẳng đầy mấy tháng, hôn sự bèn hoàn tất. Do vậy, chuyện chung thân mới chẳng có việc từ hôn, thay đổi, đấy chính là cách thức đời sau nên tuân thủ vậy.

 

          (Chánh văn) Cẩu phú nhi kiêu, cẩu miễn vô sỉ.

          (正文)茍富而驕。茍免無恥。

          (Chánh văn: Vừa mới giàu có mà đă kiêu căng, tùy tiện trốn thoát không biết hổ thẹn).

 

          “Cẩu” () chính là “cẩu phú” (茍富) như Luận Ngữ đă nói, có nghĩa là chưa chắc đă giàu to, chỉ là giàu có tạm thời, hoặc tạm coi là giàu có mà đă kiêu căng. Rơ ràng là nói đến t́nh huống vô tri làm xằng của phường tiểu nhân vừa mới giàu có. Bởi lẽ, giàu mà kiêu, kiêu bèn xa xỉ, do xa xỉ bèn phí phạm. Do phí phạm sẽ tham lam đoạt lấy của cải bất nghĩa, bóc lột kẻ khác để béo thân ḿnh, ắt sẽ dẫn đến chuyện ỷ vào [của cải] rồi hung hăng, ngạo mạn, lấn hiếp xóm giềng, khinh rẻ thân thích, bằng hữu, để tự hưởng th́ có thể vung tay ngàn vàng, nhưng đối với người ngoài bèn “một sợi lông chẳng chịu nhổ”! Nhưng sự rực rỡ (phô trương oai thế) dễ hết, đạo trời chẳng ưa sự sung măn [quá lố], thói kiêu ngạo c̣n chưa kịp ảnh hưởng tới người khác th́ họa đă giáng xuống chính ḿnh trước. Chuyện này muôn phần chẳng sai sót một!

          Một phú ông ở Dương Khê tánh tham lam, thô bỉ, bạc, lụa, tiền tài, thóc gạo, ngày càng chất chứa đầy ắp. Ông Trần Đống Đường khuyên nhủ: “Chất chứa tài sản mà chẳng chia ra, ắt sẽ có tai ương lạ lùng. Sao không thí xả một, hai phần để làm thiện sự ḥng làm kế lâu dài”. Hắn chẳng nghe lời. Hai, ba năm sau, ông Đống Đường nói với kẻ khác: “Họa của gă này đă tới rồi. Hắn ta một mực tham lam, keo kiệt đáng khinh. Gần đây, nghe nói hắn càng thêm mặc sức kiêu căng, ngang ngược, ngạo mạn, bóc lột hà khắc, không chuyện ǵ chẳng làm, chẳng phải là sẽ nhanh chóng gặp họa ư?” Không lâu sau, quả nhiên hắn ta bị giặc giết. Cổ nhân nói: “Cung kính, kiềm chế là nền tảng của phước. C̣n kẻ kiêu căng, keo kiệt, ngạo mạn, đó là điềm tai họa”. Kẻ nương vào nền phước, sẽ dần dần được an ổn. Kẻ dẫn khởi nguồn họa, sẽ bỗng dưng bị đổ nhào. Gương sáng vằng vặc xưa nay, hăy răn dè nhé!

          Đức Phật dạy: “Ta có hai bạch pháp có thể cứu hết thảy chúng sanh. Hai bạch pháp là ǵ? Một là thẹn, hai là hổ”. Phu tử (Khổng Tử) nói: “Hành kỷ hữu sỉ” (Lập thân hành xử, biết xấu hổ). Lễ Kư chép: “Lâm nạn vô cẩu miễn” (Gặp nạn chẳng tùy tiện trốn tránh). Nay đă cẩu thả trốn tránh, lại c̣n chẳng biết hổ thẹn, hạng người như vậy thấp kém lắm!

          Đời Đường, Ca Thư Hàn và An Lộc Sơn cùng làm tướng của nhà Đường, thường ganh nhau, chẳng ai chịu thua ai. Cho đến khi An Lộc Sơn làm phản, Ca Thư Hàn bị bắt, An Lộc Sơn hỏi: “Ngươi thường khinh ta, nay th́ như thế nào?” Ca Thư Hàn quỳ mọp dưới đất, thưa: “Thần là gă mắt thịt, chẳng biết bậc thánh nhân”. An Lộc Sơn cười, phong cho Ca Thư Hàn làm Tư Không[15] của hắn. Về sau, [sau khi loạn An Lộc Sơn bị dẹp tan], những tướng của nhà Đường đă hàng giặc đều bị [triều đ́nh] giết sạch, Ca Thư Hàn rốt cuộc bị chết.

          Đời Tống, Phạm Thuần Nhân đă từng cùng Tư Mă Quang bàn luận chánh sự không hợp ư. Về sau, đến khi triều đ́nh trừng trị phe Tư Mă Quang, do Hàn Duy khi c̣n nắm quyền đă không hợp ư Tư Mă Quang nên chẳng mắc tội [với phe đảng mới]. Có người khuyên Thuần Nhân hăy dùng trường hợp của Hàn Duy để làm cớ chạy tội. Thuần Nhân nói: “Xưa kia ta và Quân Thật (tên tự của Tư Mă Quang) [làm bạn] cùng triều bàn luận chánh sự không hợp ư th́ được. Chứ hiện thời, cẩu thả mong được thoát tội th́ không thể được. Ôm ḷng nhục nhă mà sống, sao bằng chết đi mà cái tâm chẳng xấu hổ ư?” Thuần Nhân bèn bị [phe cầm quyền mới trong triều đ́nh] đày đi xa.

          Lỗ Tử Tấn nói: - Chẳng đáng thoát khỏi mà may mắn thoát khỏi th́ gọi là “cẩu miễn”, hăy nên tự thẹn, tự trách sâu xa! Có một hạng người do nương cậy [các mối quan hệ] mà mưu toan [thoát tội] được thành, bèn ngược ngạo cười mũi những người v́ trung lương mà bị chém giết, chê bai sâu xa những vị v́ tiết nghĩa mà bị tử h́nh. Hạng người ấy tuy [do hành xử] cẩu thả mà giữ tṛn tánh mạng, cái tâm đă chết trước mất rồi, cũng chẳng có mặt mũi nào mà nh́n người khác, chứ chẳng cần nói đến chuyện bị [thiên hạ] thóa mạ sau lưng! C̣n như những kẻ tiểu nhân đầu đườngchợ, làm xằng, làm quấy, may mắn thoát khỏi tai họa trừng phạt, chẳng biết là trời sẽ giáng họa sâu hơn, vẫn quen thói chẳng hổ thẹn, làm ác chẳng hối cải, rốt cuộc tới lúc chẳng thể tránh khỏi tai họa mà vẫn chẳng tỉnh ngộ, cũng chẳng đáng buồn ư?

 

          (Chánh văn) Nhận ân thôi quá, giá họa mại ác.

          (正文)認恩推過。嫁禍賣惡。

          (Chánh văn: Mạo nhận ân huệ, chối bay tội lỗi. Giá họa, ác ư).

 

          Ân chẳng phải do ḿnh làm ra mà mạo nhận, bất quá là mưu kế nhất thời ḥng mua chuộc hảo cảm của người khác. Xét đến cùng, nhất định [là người chịu ân] sẽ biết sự thật, họ sẽ chẳng cảm kích, mà đâm ra coi thường sự dối trá ấy. Lỗi thật sự từ chính ḿnh mà ra, nhưng đùn đẩy trách nhiệm, bất quá là mưu kế nhất thời ḥng chữa lửa! Xét đến cùng, nhất định kẻ khác sẽ biết sự thật, họ không chỉ chẳng dung thứ, mà càng chán ghét thói gian giảo ấy! Đó gọi là “kẻ tiểu nhân oan uổng tự làm tiểu nhân”.

          Đời Tống, Vương Tăng làm Tể Tướng, có kẻ xin cất nhắc, ông ắt nghiêm mặt từ khước. Hễ cất nhắc, ông trọn chẳng nói cho kẻ ấy biết. Đệ tử hỏi: “Sao thầy không cho kẻ đó biết?” Ông đáp: “Dùng người hiền là chuyện của hoàng đế. Nếu để cho họ biết, sẽ thành chuyện thuận theo t́nh riêng để ban bố ân huệ riêng tư.     Xưa kia có một người, muốn tặng khách ngàn vàng, sợ rằng nếu công khai trao tặng, sẽ có kẻ khác ganh ghét, bèn bỏ vàng trong ṿ rượu, niêm kín lại đem biếu. Người ấy phát hiện vàng, bèn hỏi nguyên cớ, [người cho] bèn đáp: “Tôi không biết! Rượu này mua ngoài chợ, chẳng biết là do ai giấu vàng vào đó! Đấy là vận số đă định, [món vàng ấy] phải thuộc về anh. Sao lại hỏi tôi?”

          Một gă huyện lại (nha lại làm việc ở huyện) tại Hưng Sơn giỏi gạt người. Mỗi khi quan trên ban ân trạch cho người khác, gă huyện lại ấy bèn nói: “Đó là do ta dốc sức đệ tŕnh”. Hoặc là người khác bị trách phạt, bèn nói: “Là do công lao duy tŕ [chánh nghĩa] của ta”. Hễ có chánh lệnh tốt đẹp nào, hắn đều nhận là do ân huệ của chính ḿnh. Mọi người đều ca tụng hắn có sức xoay chuyển càn khôn. Về sau, quan huyện phạm lỗi, quan trên cũng bắt hắn luôn, bảo: “Quan huyện nghe lời ngươi, chuyện này do ngươi gây nên, đều là do ngươi chủ trương sai khiến, tội há có thể dung tha, thoái thác ư?” Rốt cuộc hắn bị phạt trượng mà chết.

          Đời Minh, trạng nguyên Vương Hoa lúc làm quan, có kẻ dùng chuyện của kẻ khác để vu cáo ông. Người ta khuyên ông nên biện bạch, ông đáp: “Đấy là chuyện của người bạn cùng lứa tuổi với ta. Nếu ta biện bạch, sẽ là công kích bạn ta”. Rốt cuộc, ông chẳng biện bạch. Về sau, con ông là Thủ Nhân, tức tiên sinh Vương Dương Minh, đang làm quan tại kinh đô, nghe hàng nho sĩ bàn luận tơi bời về chuyện ấy, toan dâng sớ tấu tŕnh [hoàng đế] để biện định, ông vội gởi thư ngăn lại, bảo: “Con tính dùng chuyện này để sỉ nhục cha ư? Cha vốn không thể sỉ nhục. Nay con bèn vô cớ công kích, bêu riếu người bạn của cha, tức là đă ngược ngạo khiến cho cha bị sỉ nhục to lớn!” [Vương Dương Minh] bèn thôi [dâng sớ]. Ôi! Thà nhận là lỗi của ḿnh, chẳng phô bày sự sai lầm của bạn, há chẳng phải là đă vượt trội hạng tầm thường muôn vạn phần ư? Như thế th́ há có thói tệ “ḿnh có lỗi bèn đùn đẩy cho người khác” hay sao?

          “Giá họa” (嫁禍) là như gả con gái cho người ta, người ta cũng chịu cưới. “Mại ác” (賣惡) là như bán vật ǵ cho kẻ khác, người ta cũng bằng ḷng mua. Những mưu toan kiểu này quá sâu, ắt phải chịu báo ứng thê thảm, rốt cuộc sẽ là “họa tự đưa đến, ác tự dồn về”, cũng có ích ǵ chăng?

          Đời Tống, Quách Hoàng Trung coi Vân An quân[16]. Một hôm, ông đến Thê Hà Cung dâng hương. Mộng thấy thần bảo: “Ông rủ ḷng chăm sóc nơi này, ai nấy đều chịu ân. Nhưng có chuyện gian dối, chẳng dám không báo cho ông biết. Ngày mai sẽ có những kẻ phạm tội mổ trâu bị giải tới, ngoài chín người ra, hăy nên tra xét”. Đến sáng, Tuần Kiểm Ty[17] quả nhiên giải chín người đến. Có một gă lính tự xưng là đă bắt được bọn trộm, xin lănh thưởng. Con trâu ấy do gă lính ấy giết, giá họa cho chín người kia, lại c̣n bắt giữ họ để mong được thưởng. Ông vừa cật vấn, hắn bèn chịu tội.

          Tŕnh Thất ở Việt Trung[18] vốn là kẻ vô lại. Làng xóm hễ có người đấu đá, hắn ắt nói: “Có thể cho ta uống rượu say, trả tiền công cho ta, ta sẽ dốc hết sức làm thay”. Người ta ưng chịu, hắn sẽ thừa cơn say, thay mặt [người mướn] đến chỗ [đối thủ] nhục mạ, đánh lộn hăng tiết, không ǵ chẳng làm! Lại c̣n có thể lập gian kế thay cho người khác, chỉ cần có lợi th́ không ǵ chẳng làm. Một hôm, hắn được kẻ khác thuê mướn để lên phủ chịu trách phạt thay cho người đó, [hắn bị tra khảo] trọng thương đến nỗi chết, phơi thây ngoài đường. Người ta trông thấy, không ai chẳng vừa chửi bới vừa cười nhạo: “Điều ác có thể bán được th́ tánh mạng cũng có thể bán được luôn!”

 

          (Chánh văn) Cô măi hư dự, bao trữ hiểm tâm.

          (正文)沽買虛譽。包貯險心。

          (Chánh văn: Mua bán danh hăo, ôm ḷng sâu hiểm).

 

          Mạnh Tử nói: “Hữu chư nội, tất h́nh chư ngoại” ([Những ư niệm] có ở bên trong, ắt biểu lộ ra ngoài). Trang Tử nói: “Danh giả, thật chi tân giả” (Cái danh nhằm biểu lộ thực chất bên trong), làm sao có thể mua bán cho được? Mua bán [hư danh] th́ có kẻ hao tốn tiền của để chuốc vời, bày mưu tính kế để lôi kéo [cái danh], ư tưởng vận dụng những mánh khóe để lung lạc! Thường thấy từ xưa, những bậc tôi trung, con hiếu, phụ nữ tiết hạnh, kẻ sĩ chân chánh, hễ có danh tiếng vẻ vang, ắt sẽ gặp chuyện khốn khó, vùi dập. V́ cớ sao vậy? Danh cũng là phước; tạo vật (tạo hóa) chẳng chịu trao phước vẹn toàn cho con người; được cái này, mất cái kia, đó là lẽ tất nhiên. Huống hồ là kẻ không có thực chất, mua danh, sẽ gặp những chuyện vùi dập đến mức nào?

          Ông Vu Thiết Tiều nói: “Kẻ sĩ trong hiện thời, văn chương có thể được khắc in, nhưng nhiều lượt thi trượt. Kẻ làm quan cai trị nhân đức được khắp nơi ca tụng, nhưng suốt mười năm chẳng được điều động [thăng thưởng], không ai là chẳng phải v́ lẽ này!”

          Đời Tống, Trần Hy Di đă răn dạy Chủng Phóng[19]: “Danh là món vật đẹp đẽ xưa nay, bị tạo vật đố kỵ sâu nhất. V́ thế, trong ṿng trời đất, chẳng [một ai] hưởng tiếng thơm toàn vẹn. Khi danh tiếng của ông dấy lên, ắt có những sự vật khiến cho cái danh ấy bị suy bại”. Về sau, quả nhiên tiết tháo [của Chủng Phóng] vào lúc tuổi già do chuyện ngồi xe trang hoàng xa xỉ mà thanh danh bị chôn vùi. Như Chủng Phóng là người hiền, c̣n v́ danh tiếng lừng lẫy mà suy bại. Những kẻ sĩ giả danh, văn chương giả dối, đạo học giả dối, tiết nghĩa giả vờ trong hiện thời cứ đề cao danh tiếng của nhau, [gắng sức] làm cho tiếng tăm được lưu truyền rộng răi, khi [thực chất bị] bại lộ, sẽ biết làm như thế nào? Thường thấy bậc danh sĩ mắc họa, thường [gặp những cảnh ngộ] bi thảm hơn kẻ b́nh thường. Như thế th́ kẻ chú trọng hư danh không chỉ là tổn phước mà thôi, há chẳng đáng răn dè ư? C̣n như làm lành mà cũng chú trọng [vun đắp] công đức ngấm ngầm, ắt trời sẽ báo đền chẳng tầm thường vậy!

          Kinh Lăng Nghiêm dạy: “Hăy nên b́nh lặng tâm địa, ắt đất trong thế giới hết thảy đều b́nh”. Bởi lẽ, sự gian hiểm trong tâm địa đều được chứa đựng trong ấy, khiến cho con người chẳng giác. Ẩn giấu giáo, mâu trong câu nói tiếng cười, đặt bẫy rập liên hoàn, xảo trá kín nhiệm, dẫu núi sông [hiểm trở] vẫn chẳng đủ trỗi hơn sự hung hiểm trong những mưu kế ấy. “Bao trữ” (包貯) có nghĩa là “kiên cố, chẳng thể phá, dày đặc, chẳng thể lén nh́n ra được”. Tiên sinh Liễu Phàm nói: “Tạo vật ghét nhất không ǵ hơn kẻ mưu mẹo. V́ thế, trời sẽ báo phục kẻ thâm hiểm [đến nỗi] có khi người khác phải nghĩ [sự báo đền ấy] quá đáng, xác thực là như thế!”

          Đời Đường, Lư Nghĩa Phủ làm Tham Tri Chánh Sự, dung mạo ôn ḥa, cung kính, nói chuyện với kẻ khác ắt sẽ mỉm cười, nhưng [ḷng dạ] giảo trá, thâm hiểm, đố kỵ, khắc bạc, giỏi nghề khuynh đảo, hăm hại. Người thời ấy bảo trong nụ cười của hắn có đao. Hắn lại dùng sự mềm mỏng ấy để hại mọi người, nên lại được gọi là Lư Miêu (李猫, con mèo họ Lư). Về sau, hắn phạm tội, bị lưu đày, chết ở Huề Châu, con cháu suy bại!   

 

          (Chánh văn) Tọa nhân sở trường, hộ kỷ sở đoản.

          (正文)挫人所長。護己所短。

          (Chánh văn: Ém tài người khác, giấu diếm sự kém cỏi của chính ḿnh).

 

          Quân tử thích nói đến điều lành của người khác, chẳng che giấu sở trường của người ta, vun quén, hun đúc chánh đáng, khiến cho người ta đạt tới chỗ hoàn mỹ, hay khéo tột cùng, ḥng tài năng của người ấy được [thi thố] trọn hết. Nếu vùi dập, chèn ép, khiến cho họ nhụt chí, ngă ḷng, [tài năng] chẳng được mở rộng; đấy là do cái tâm đố kỵ tạo thành, hết sức hiểm độc nhất!

          Đời Tống, Mục Tu nổi tiếng về tài làm thơ, thường sang chơi kinh đô và Lạc Dương. Có lần ông ta đề thơ trên vách tường nơi cung cấm. Tống Chân Tông trông thấy bèn thích thú, khen ngợi, hỏi là thơ của ai. Lại bảo: “Có văn tài như thế, sao hàng công khanh [trong đám triều thần] chẳng tiến cử? Đinh Vị gièm báng rằng: “Gă ấy phẩm hạnh chẳng được như văn tài”. Do vậy, chúa thượng không hỏi thêm nữa. [Do Đinh Vị] lập tâm như thế, cho nên [về sau] hắn chết chẳng có chỗ chôn. Ôi! Kẻ ém tài người khác chỉ biết giấu nhẹm sở trường của kẻ khác, sao chẳng bận tâm đức hạnh của chính ḿnh bị chôn vùi ư?

          Kẻ tiểu nhân che lỗi giấu sai, chẳng đoái hoài thiên lư. Cố nhiên bọn chúng tự cho là mưu mẹo thích đáng, nào có biết khó trốn luật trời! “Hộ” () có nghĩa là [vận dụng] nhiều cách để che giấu, kiên quyết sao cho chẳng bị tiết lộ. Người mắc bệnh hết sức cần phải được chữa trị gấp, nếu kiêng nói đến bệnh tật, kỵ thầy thuốc, mà tánh mạng chẳng bị mắc hại th́ hiếm lắm. Châu Tại Am nói: “Che giấu khuyết điểm không chỉ là riêng ḿnh! Phàm là con, cháu, người nhà, môn khách trót tạo lỗi ác, nếu ta chẳng ngăn ngừa, kiểm soát, cứ dưỡng thành [những thói ấy] th́ sẽ đều thuộc về [phạm vi luận tội của câu này]”. C̣n như cha thường giáo huấn nghiêm ngặt, nhưng mẹ thường mong cho con khỏi bị quở phạt, bèn giấu diếm, lấp liếm, chẳng để cho cha biết. Đấy cũng là căn bệnh giấu diếm khuyết điểm to lớn vậy!

          Lư Thúc Khanh giữ chức Công Tào[20] tại quận, liêm khiết, cẩn trọng nhất. Đồng liêu là Tôn Dung, là một gă tiểu nhân âm hiểm, siểm nịnh, sợ ông Lư phát hiện những khuyết điểm của ḿnh bèn ngược ngạo ganh ghét, hủy báng ông. Ông Lư chẳng thể biện minh, bèn uất ức, ngă bệnh rồi chết. Vợ ông bi phẫn, thắt cổ chết. Không lâu sau, Tôn Dung bị sét đánh chết, dưới hông có chữ viết rằng: “Giấu diếm khuyết điểm của chính ḿnh, xằng bậy làm hại người lành”.

          Đời Minh, Văn Trinh Công Từ Giai làm Đốc Học vùng Chiết Trung. Có một chàng Tú Tài trong bài văn sách [cho khóa thi khảo hạch hằng năm tại huyện] đă kết luận bằng câu: “Nhan khổ Khổng chi trác” (Nỗi khổ của Nhan Hồi chính là sự đào tạo trác việt của Khổng Tử). Ông bèn gạch đi, phê rằng: “Bịa đặt”, giáng chàng ta xuống bậc bốn. Chàng sinh viên bị quở trách bèn thưa rằng: “Câu ‘Nhan khổ Khổng chi trác’ xuất phát từ sách Dương Tử Pháp Ngôn, thật sự chẳng phải là bịa đặt”. Ông Từ đứng dậy, nói: “Bổn đạo[21] may mắn được làm quan sớm, chưa từng có học vấn, gần như đă trách lầm ông!” Bèn sửa lại, xếp chàng ta vào hạng nhất. Khi ấy, ai cũng phục ḷng độ lượng đẹp đẽ của ông. Về sau, ông Từ làm quan tới chức Đại Học Sĩ. Hễ là người có phước đức, chắc chắn là có thể bao dung, chẳng giấu giếm khuyết điểm của chính ḿnh. Nh́n vào chuyện này, có thể thấy rơ [điều đó].

          Học Phật th́ trước hết là trừ ngă tướng. Luận định về ḷng nhân th́ trước hết là nói đến khắc chế dục vọng, những điều này đều nhằm phá một chữ Hộ (bảo vệ, che giấu) vậy!

 

          (Chánh văn) Thừa oai bách hiếp, túng bạo sát thương.

          (正文)乘威迫脅。縱暴殺傷。

          (Chánh văn: Cậy oai bức hiếp, phóng túng hung bạo, giết hại, tổn thương [kẻ khác]).

 

          “Phô trương oai thế cho thỏa chí” cũng bất quá là hung bạo, tàn nhẫn, phóng túng mà thôi. “Bách hiếp” (迫脅, bức hiếp) là thật sự dùng sức cướp đoạt người khác. Những chuyện như kẻ làm quan [thấy nghi can] chẳng nhận tội bèn áp bức khiến cho họ phải nhận tội. Họ không dâng tiền tài, bèn ép họ phải dâng. Cho đến khởi sự xây dựng, cần đến phu phen, đề ra kỳ hạn hoàn tất, thúc giục bắt [dân chúng] nộp tiền, nộp gạo, gấp rút như sao băng, cũng như những chuyện như kẻ phú quư lấn hiếp, áp bức phụ nữ, dồn ép kẻ khác phải bán ruộng đất, ỷ mạnh đ̣i nợ, cậy sức thúc giục nộp tô v.v… đều là uy hiếp, [khiến cho] người oán, trời giận. Những kẻ [bức hiếp người khác] ấy mà chẳng bị trả báo th́ hiếm lắm thay!

          Đời Tống, Trương Sĩ Tốn [được cử] làm Chuyển Vận Sứ ở Giang Tây, tới gặp Vương Đán xin chỉ dạy. Vương Đán nói: “Thực hiện các hoạt động độc quyền buôn bán của triều đ́nh cho nhiều”. Sĩ Tốn vâng theo lời dạy ấy, chẳng cầu nhiều lợi tức. Mọi người khen ngợi Sĩ Tốn hiểu biết đại thể. Tiết Khuê [được cử đi làm] Phát Vận Sứ vùng Giang Hoài, lúc từ tạ ra đi, Vương Đán chẳng nói ǵ khác, chỉ nói: “Sức dân ở vùng Đông Nam đă cạn kiệt”. Tiết Khuê lui ra, than: “Đúng là lời lẽ của bậc Tể Tướng”. Xem chuyện này, [bèn biết] người có ḷng nhân chẳng ai không khoan dung, giúp đỡ sức dân vậy thay! Bởi lẽ, sanh mạng của dân cậy vào quan trên. Kẻ làm quan trên, vâng mạng cai trị dân, há có nên chẳng nhân từ, khoan ḥa ư? Những kẻ đang làm quan nắm quyền cai trị hăy suy nghĩ.

          Hán Thư chép Thái Thú quận Tuyên Thành là Thiệu Phong tham lam, tàn nhẫn, bạo ngược. Một hôm, hắn bỗng hóa thành cọp ăn thịt dân trong quận. Hễ dân chúng gọi “Phong sứ quân”, cọp bèn cúp đuôi, lủi đi. Vùng ấy có câu ca dao: “Mạc học Phong sứ quân, sanh bất trị dân, tử thực dân” (Đừng có học theo Phong sứ quân, sống chẳng cai trị dân chúng, chết rồi lại ăn thịt dân chúng). Chuyện này có thể răn dè những người đang nắm giữ địa vị mà chẳng biết thương xót dân vậy!

          Đời Minh, có một hương thân ở vùng Hồ Quảng, dùng tiền tài tích cóp được trong khi làm quan là ngàn lạng, sai người đi chuộc lại sản nghiệp của tổ tiên, bảo con: “Thời giá đă gấp bội giá trị ban đầu, hăy chuộc sao cho rẻ nhất”. Đứa con mười hai tuổi yên lặng, chẳng đáp; thong thả hỏi cha: “Đă bán [ruộng đất ấy] bao nhiêu năm rồi?” Đáp: “Ba mươi năm”. [Đứa con] hỏi: “Mấy nhà mua được sản nghiệp ấy?” Đáp: “Hơn hai mươi nhà”. Đứa con nói: “Những hộ nhỏ mua ruộng phải đóng các khoản lệ phí cỡ nào?” Cha đáp: “Những kẻ làm trung gian đ̣i lệ phí và thuế khóa chừng đó”. Đứa con thưa: “Con xem luật Đại Minh, những tài sản đă [bán đi] hơn năm năm sẽ chẳng được phép chuộc về! Sao cha chẳng tuân theo phép vua?” Một môn khách nói: “Chuộc lại sản nghiệp của tổ tiên là chuyện thuộc về phương diện tranh đua”. Đứa con nói: “Các ông một mực a dua, chẳng lẽ phụ thân làm quan, ngoài chuyện mua thêm ruộng đất, những chuyện khác chẳng phải là tranh đua ư? Sao cứ nhất định phải muốn những khoảnh ruộng ấy?” Cha nói: “Ta muốn chuộc, dân làng dám chẳng tuân theo ư?” Đứa con thưa: “Con sợ là người làng sợ oai thế, miễn cưỡng cho cha chuộc lại, cha sẽ bị hao tổn âm đức”. Cha nói: “Thằng nhóc biết đến âm đức th́ cũng khá đấy. Nay ta tính trả cho họ các khoản lệ phí mà họ đă đóng”. Đứa con nói: “Các khoản lệ phí là chuyện nhỏ! Nhà ta tậu ruộng dễ, những hộ nhỏ tậu ruộng khó! Như một nhà dựa vào mười mẫu ruộng để sống qua ngày; nếu nay ruộng bị chuộc lại, họ bắt buộc phải tậu ruộng khác, chỉ tậu được năm mẫu! Nỡ ḷng nào khiến cho một nửa người nhà của họ bị đói? Con khuyên cha đừng chuộc, hăy tích chút âm đức để lại cho con cháu”. Một lúc lâu, cha mới nói: “Lời con nói quả thật có lư. Chỉ có mười tám mẫu ở cạnh phần mộ [tổ tiên] ắt phải chuộc lại để làm ruộng hương hỏa”. Đứa con lại xin cha chiếu theo thời giá để lập văn khế mua bằng giá, đừng nói là “chuộc lại”. Cha nghe theo, người làng đều cảm đức, thường ở Mănh Tướng Từ (đền thờ vị mănh tướng) cầu nguyện [cho con ông ta]. Về sau, đứa con mười tám tuổi, liên tiếp đỗ đạt, được Bộ Ty[22] đề cử làm Thái Thú Nghiêm Châu. Một hôm, nó cưỡi ngựa nghênh tiếp chiếu chỉ. Qua cầu, ngựa rơi xuống sông. Bỗng thấy vị mănh tướng giơ tay đỡ, nó ngồi ngay ngắn bên chân cầu, mới biết là do người làng cầu đảo mà cảm ứng. Về sau, thọ hơn tám mươi tuổi. Ôi! Những chuyện nhà phú quư uy hiếp [kẻ khác] kể sao cho xiết! Con em họ nào có được tấm ḷng như đứa thiếu niên đất Sở[23], mọi chuyện đều can gián mà được phước ư? Nhưng ta biết chuyện này khó lắm, gă hương thân ấy chẳng biết đă gieo âm đức ǵ mà sanh ra đứa con ấy!

          Phóng túng hung bạo th́ quan cao chức cả, nha lại, lẫn dân chúng đều có, nhưng không ǵ quá đáng bằng xua quân mặc t́nh tàn sát, cướp bóc. Kế đến là những kẻ xử án, lạm dụng [quyền uy] ép uổng người vô tội. Tàn bạo đă là chớ nên, huống hồ là buông lung mà làm, lỗi ác rơ rệt, to tát không ǵ hơn được! Nhưng nếu có quyền thế, [dẫu] có thể phóng túng tàn bạo, nhưng lại có tâm dùng [quyền thế] ấy để cứu sống người khác, ḷng nhân cũng sẽ càng hiển lộ to lớn không chi hơn được!

          Đời Nguyên, hai vợ chồng quan Đồng Tri[24] Quảng Châu họ Hoàng đều ngă bệnh, nằm trên hai chiếc giường khác nhau. Người vợ mộng thấy nha lại cầm công văn, dẫn mấy tên lính cầm xiềng gông, vạch màn ra, dáng vẻ giống như muốn bắt người, bảo: “Chẳng phải kẻ này!” Do vậy, đi sang giường đối diện, vạch màn ra, bảo: “Đúng rồi!” Vợ chồng đều giật ḿnh tỉnh giấc. Chồng nói: “Ta hẳn phải chết. Khi ta chiêu an, đă giết nhiều người vô tội, nay họ đều đến cả rồi”. Qua hôm sau bèn chết.

          Châu Tại Am nói: - Sát thương là nói chung cả người lẫn vật. Bởi lẽ, chính ḿnh và kẻ khác h́nh hài tuy khác biệt; người và vật tuy lanh lợi hay ngu xuẩn sai khác, nhưng mạng chẳng hai, cùng đau xót như nhau! Chỉ thử nh́n lại chính ḿnh, ta có tham sống hay không? Ta có sợ chết hay không? Tâm ta như thế nào th́ người khác và loài vật cũng chưa hề khác ta! Há nên chẳng biết xót thương, áy náy, mà lại phóng túng bạo ngược, mặc sức tổn thương loài người, giết chóc loài vật ư?” Ngu ư cho rằng: Câu này có ư nói đến cả người lẫn vật, hết sức phù hợp ư giáo huấn, nhưng ư nghĩa “tổn thương loài vật” đă thấy ghi chép nhiều chỗ trong bộ sách này; do đó, chẳng kèm thêm [những câu chuyện ấy] vào đây!

 

          (Chánh văn) Vô cố tiễn tài, phi lễ phanh tể.

          (正文)無故剪裁,非禮烹宰。

          (Chánh văn: Vô cớ cắt xén, không có lễ lạc mà giết hại gia súc).

 

          Phụ nữ nuôi tằm, dệt vải, ngàn muôn sợi tơ, nhọc nhằn, siêng gắng vô hạn, mới làm thành vải vóc. Nếu chẳng phải là hết sức bất đắc dĩ, há nên nỡ ḷng cắt may? Dẫu là do lễ nghi chẳng thể bỏ [lễ phục], vẫn nên giảm bớt, huống hồ vô cớ [mà tùy tiện cắt may] ư? C̣n như những loại như the, nhiễu, càng phải nên quư tiếc. Trên bức tranh Tàm Phụ Đồ (蠶婦圖, người phụ nữ nuôi tằm) của Triệu Thái Thú có đề thơ như sau:

          Tàm vị thành ty, diệp dĩ vô,

          Tấn vân liễu loạn phấn ngân khô.

          Cung trung la ỷ khinh như bố.

          Chẩm đắc vương tôn kiến thử đồ?

          (Tạm dịch:

          Tằm chưa kéo kén, hết dâu rồi,

          Tóc bết mang tai, vệt phấn nḥa,

          Trong cung the, nhiễu coi như rác,

          Há bậc vương tôn thấu nỗi này?)

          Khấu Lai Công (Khấu Chuẩn) từng dùng lụa bạch có vân bóng để thưởng cho ca kỹ. Có thơ rằng:

          Nhất khúc sênh ca, nhất thúc lăng,

          Mỹ nhân do tự ư hiềm khinh,

          Bất tri chức nữ cơ song hạ,

          Kỷ độ phao thoa chức đắc thành.

          (Tạm dịch:

Một khúc sênh ca, xấp lụa trao.

          Mỹ nhân ngúng nguẩy “chẳng ra sao!”

          Biết đâu người dệt bên song cửi,

          Bao lượt đưa thoi mới dệt thành).

          Lại nói:

          Phong động y đơn thủ lũ ha,

          U song yết yết độ hàn thoa.

          Lạp thiên nhật đoản bất doanh xích,

          Hà tự yêu cơ nhất khúc ca.

          (Tạm dịch:

Gió lay áo mỏng, rét tay,

          Song tối đẩy thoi lách cách đưa,

          Tháng Chạp ngắn ngày chưa đủ thước,

          Đâu như gái đẹp chỉ đàn ca)[25].

          Mỗi chữ đều hết sức tha thiết! Suy rộng ra, tự ḿnh hăy tiết kiệm để thí cho người nghèo th́ không ǵ chẳng trọn vẹn vậy!

          Châu Vô Diêu nhà hết sức giàu có, thê thiếp đều mặc những thứ gấm quư, quần lót, vớ cũng dùng lượt là. Hắn nuôi mấy nàng hầu, hết sức hao tốn. Về sau, hắn gặp tai họa ngang trái, gia cảnh suy bại. Cho đến khi Vô Diêu chết, thê thiếp đều là vớ thủng, giày rách, xin người khác một thước vải [để làm khăn liệm] cũng không thể được!  

          Vợ Triệu Sĩ Châu là Vương thị đă chết mấy hôm, bèn dựa vào thân đứa tớ gái tên là Lai Hỷ nói: “Ta lúc c̣n sống thường ưa xài phung phí vải lụa, và khi gội đầu, rửa chân, dùng nước quá lố. Âm ty phạt tội ta, hằng ngày bị đánh đập, mong hăy truyền đạt ư này cho Sĩ Châu”. Cả nhà nghe rồi đều cảm khái, bi thương.

          Đời Tống, Trung Tuyên Công Phạm Thuần Nhân sắp cưới vợ. Có kẻ nói nhà vợ dùng the, nhiễu làm màn che, ông nói: “The, nhiễu há nên dùng làm màn ư? Nhà ta vốn thanh bần, tiết kiệm, sao dám làm loạn gia pháp của ta? Họ dám mang tới, ta sẽ đốt ngay”. Than ôi! Đấy vẫn c̣n là nhà công khanh đó nhé! Xem khắp đế vương xưa nay, như Tấn Văn Công chẳng mặc áo da hai lớp, vua nhà Lưu Tống[26] thường mặc áo cộc đă rách, phu nhân sủng ái của Hán Văn Đế [vạt] áo chẳng dài chấm đất. Hiếu Từ Hoàng Hậu Mă thị của nhà Minh luôn mặc váy bằng lụa trơn[27], Đường Văn Tông từng giơ tay áo cho quần thần xem, bảo: “Cái áo này đă giặt ba lần rồi”, Tống Nghệ Tổ (Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn)[28] do thấy công chúa mặc áo chiếc áo ngắn màu cánh trả[29] mà răn rằng: “Phú quư hăy nên biết tiếc phước”. Phàm là đế vương, phi tử, công chúa mà c̣n tiếc phước như thế, hiềm rằng trong trong nhà dân chúng hiện thời, tranh nhau tập tành thói xa hoa, lăng phí, thích những thứ đẹp đẽ hiếm có, tranh đua [y phục] hoa lệ. Bọn hầu thiếp là lượt, lũ trẻ nhỏ gấm vóc, thêu thùa! Há có biết một tấm áo là mạng của ngàn con tằm? Nếu mặc t́nh sử dụng bừa băi, thả sức phung phí, ắt sẽ là cội nguồn tạo ác, ắt chuốc lấy mối họa v́ xa xỉ. Hơn nữa, những kẻ áo quần rách mướp, thô kệch, da thịt rét buốt, nứt nẻ trong hiện thời, có kẻ nào chẳng phải là những đứa con quần áo lụa là, thêu vẽ trong thuở ấy hay chăng?

          Lễ Kư chép: “Thiên tử chẳng vô cớ giết trâu. Đại phu chẳng vô cớ giết dê. Kẻ sĩ chẳng vô cớ giết chó, lợn”. Mạnh Tử nói: “Người đă bảy mươi tuổi có thể ăn thịt”. Ấy là v́ thánh nhân hiếu sanh, chẳng chịu tàn sát bừa băi sanh mạng loài vật. Tức là có lúc v́ tế lễ, v́ đăi khách, v́ [phụng dưỡng] người già, mà săn bắt cầm thú, [những chuyện ấy] vốn là muôn phần bất đắc dĩ, sau đấy mới làm [như vậy], chẳng phải là dạy dân chúng [giết hại loài vật] để sớm chiều cung ứng [cho chính ḿnh] nhằm tận lực thỏa măn ḷng ham ăn tục uống mà hằng ngày làm chuyện giết mổ! Đức Thái Thượng từ bi đă nói: “Côn trùng, thảo mộc c̣n chẳng thể tổn thương”. Do v́ nói với người đời, chẳng thể không hạ thấp xuống một bậc, Ngài dạy hai chữ “phi lễ” với ngụ ư “nghiêm ngặt đặt ra khuôn phép chẳng thể vượt qua” cho mọi người. Đấy chính là cái tâm bất đắc dĩ của thánh nhân. Kinh Lăng Già dạy: “Nếu hết thảy mọi người chẳng ăn thịt, cũng sẽ chẳng có kẻ sát hại chúng sanh”. Người thời nay nếu chưa thể trừ sạch thói ăn thịt, hăy tuân theo phương tiện [bỏ ăn thịt] dần dần, trừ khử cái tâm giết chóc, học theo điều răn bốn [loại thịt] không ăn của tiền nhân: Một là thấy giết bèn chẳng ăn, hai là nghe tiếng giết chóc bèn không ăn, ba là người khác v́ ta mà giết bèn không ăn, bốn là ta không có chuyện ǵ mà [kẻ khác] giết chóc [con vật] th́ không ăn. Vâng giữ bốn điều răn ấy, dẫu luôn ăn thịt mà cũng chẳng phế trừ [bốn giới ấy], ngơ hầu chẳng có ư nghĩ sát hại chúng sanh. C̣n như chó, trâu có công với đời, càng phải nên kiêng ăn. Phàm là như thế, sẽ có thể tránh bớt chuyện phạm lỗi “chẳng phải do lễ lạc” [mà vô cớ giết hại các con vật]. Các tấm gương của những kẻ [mắc họa] v́ mổ, nấu các loài chim, cá, trâu, chó, dê, lợn… sẽ được nêu đầy đủ sau đây ḥng răn nhắc.

          Đời Đường, Hà Trạch tánh hung bạo, ngang ngược, chỉ thích chú trọng ăn uống. Gà, chó, ngỗng, vịt, thường nuôi cả ngàn, cả trăm con để hằng ngày giết mổ, nấu nướng. Hắn chỉ có một đứa con, hết sức yêu thương. Một hôm, nấu gà, canh đang sôi sùng sục, đứa con ấy giống như v́ nhặt vật ǵ mà nhào vào vạc. Cấp cứu th́ nó đă nát bét cùng với gà rồi.

          Người họ Mă ở Hàng Châu bán ngỗng quay, người ta gọi hắn là Mă Lạn Đầu (馬爛頭, ông Mă đầu nát nhừ), nổi tiếng nhất. Về sau, dưới hông hắn bị ghẻ độc, thịt rữa nát tận xương, miệng luôn phát ra tiếng như ngỗng kêu, hai tay đút vào nước sôi sùng sục th́ mới dễ chịu, da thịt bị tróc sạch, nghiễm nhiên trông giống như chân ngỗng.      

          Ở Giang Bắc có một người bắn một con nhạn trống, đem giết rồi nấu. Con nhạn mái bay quẩn quanh nh́n, chẳng bỏ đi. [Người ấy] vừa mở nắp nồi, nó bèn lao vào, chịu nấu chín chung. Người vùng Giang Bắc xót thương, bèn chẳng ăn nhạn. [Danh sĩ] Nguyên Hảo Vấn đem chôn hai con nhạn, đặt tên nơi ấy là Nhạn Khâu (雁邱, g̣ nhạn), người bắn nhạn liền chết.

          Đời Tống, một người dân ở thành phố Bà Dương tên là Giang Ất, sống bằng nghề bán cá. Ông ta đă từng mua một con rùa lớn, nặng một trăm cân, để ở trong nhà. Ban đêm, [ông ta] nghe tiếng rên rỉ hết sức bi ai, nh́n xem th́ ra là [tiếng rên của] con rùa. Giang Ất tức giận, cầm gậy đập nó. Ông cụ hàng xóm khuyên Giang Ất đem thả, hắn không nghe. Hôm sau, ông cụ liền quyên tiền mọi người, muốn mua lại đúng giá trị. Giang Ất kiên quyết không chịu bán, rốt cuộc giết chết nó. Về sau, hắn mắc tội, bị tống giam, phạt trượng, vợ chồng đều chết đói.

          Đời Đường, Hứa Nghiễm sống bằng nghề bán cá, bỗng thân thể đỏ như lửa, đau đớn như bị nung nấu. Ông ta tự nói chỉ thấy xe bốc lửa vây quanh thân, lại c̣n có cả vạn con cá rỉa khoét thịt ông ta. Có người khuyên ông ta hăy làm công đức. Ông ta bèn tạo hai bức tượng Quán Âm, thề đổi nghề, cả nhà chẳng dùng rượu thịt, bèn lành bệnh.

          Hoài Cảnh Nguyên ở Tiền Đường thích nấu ba ba. Trước hết, hắn lấy đao chặt đầu cho nó tuôn máu, nói [làm như thế] sẽ giữ được vị ngon trọn vẹn. Về sau, hắn nổi lao hạch ở cổ, thịt rữa nát, đứt đầu mà chết.

          Phong tục ở đất Ngô hễ ăn lươn đều thả nguyên con lươn sống vào nồi nước sôi, một lúc lâu sau, lươn mới chết. Trong niên hiệu Thiên Bảo[30], ở huyện Đương Đồ, có một người bán hàng sai con bắt lươn đem nấu. Lươn bỗng biến thành rắn, dài mấy thước. Đứa con xem lại, những con lươn khác cũng đều hóa thành rắn; hóa thành rắn xong, chúng đều bỏ đi. Đứa con ấy mắc bệnh một ngày rồi chết. Cả nhà bảy người, trong ṿng một tháng nối tiếp nhau chết sạch.

          Lữ Ngũ ở huyện Tiền Đường thích ăn cá chạch, cá ch́nh, nhưng cá chạch rất khó chết, hắn thường bỏ cá chạch vào hộc chứa, ngâm chúng trong muối và dấm, cho đến khi cá ngắc ngoải mới giết mổ đem nướng. Hắn nói [làm kiểu đó] muối và giấm ngấm tận xương, thịt cá sẽ ngon béo. Về sau, hắn bị bệnh nóng bức, khô khao, luôn mong tưởng được uống dấm pha muối, đ̣i [người nhà] đem đến. Khi cho uống, lại nói “nướng vàng rồi, vàng ươm rồi, hăy lật qua xem nào”, người nhà bèn lật thân thể hắn lại. Suốt ngày đêm, hắn kêu gào cả trăm lần như thế. Thịt rữa, ruột vỡ ra mà chết.

          Triệu Bích ở Tứ Châu mộng thấy bà vợ đă mất nói: “Em thuở c̣n sống giết hại sanh mạng loài vật, thích nhất là món cua ướp rượu, giết cua thật nhiều. Sau khi chết, Diêm Vương bắt em chạy qua núi cua, bị lũ cua kẹp mắt, khắp thân tuôn máu, ngày đêm chịu khổ. Xin hăy v́ em chép bảy quyển kinh Kim Cang. Nhờ vào công năng của Bát Nhă, sẽ dẹp tan nỗi khổ địa ngục”. Triệu Bích ưng thuận. Chép kinh xong, lại mộng thấy vợ nói: “Em đă nhờ vào công đức chép kinh mà được thăng lên cơi trời”.

          Từ Tăng Bảo sống bằng nghề câu ếch. Khi giết ếch, bèn chặt đầu nó trước. Ếch đă bị chặt làm hai khúc, [phần đầu] vẫn c̣n cắn cỏ, động đậy, hồi lâu mới chết. Lúc hai mươi sáu tuổi, hắn bỗng chết, khi c̣n chưa liệm, thân thể hắn từ thắt lưng trở xuống bỗng dưng đứt làm hai, giống như h́nh dáng con ếch bị chặt [làm hai khúc] vậy.

          Từ Tùng mua loài ốc nước ngọt, sai tôi tớ đem thả. Gă đầy tớ bèn đem nấu ăn, bỗng khắp thân hắn mọc ghẻ chẳng khác ǵ mắt ốc, đau đớn chẳng thể chịu đựng nổi. Từ Tùng căn vặn, biết được sự thật, dạy gă ta hăy cầm cố quần áo để mua những con vật đem phóng sanh, sám hối tội lỗi, [gă đầy tớ] bèn được lành bệnh.

          Họ Hàn ở Thái Châu thuở nhỏ giết lợn, bỗng tự nấu cả trăm nồi nước sôi, đổ đầy cái chậu lớn mà hắn chuyên dùng để mổ lợn. Hắn cởi áo nhảy vào đó tắm, vợ ngăn cản không được. Hắn lăn lộn trong bồn, da thịt chín nát ra, chẳng biết đau đớn. Lại c̣n tự vặt tóc, bảo: “Cái sỏ lợn này hăy c̣n lông chưa làm sạch, người ta sẽ chẳng mua”, rồi chết ngay.

          Thời Đường, ở phía Tây của Trường An có một cô dâu mới kết hôn, sanh được một trai vừa mới đầy tháng. Họ hàng tụ họp ăn mừng, mua một con dê về sắp giết. Dê hướng về gă đồ tể quỳ lạy, gă đồ tể kinh hăi báo với chủ nhà. Họ chẳng nghĩ đó là chuyện lạ, bèn giết chết. Sản phụ ẵm con xem nấu nướng, bỗng cái nồi tự vỡ, nước sôi tung tóe, tro, lửa bắn thẳng vào họ, mẹ lẫn con đều chết.

          Trương Dịch Chi muốn ăn món ruột ngựa, [bèn sai người] khoét hông ngựa lấy ruột. Rất lâu sau, con ngựa mới chết. Em hắn là Trương Xương Tông đem con lừa sống giam trong một căn pḥng nhỏ, đốt ḷ than [giữa pḥng], đặt nước pha ngũ vị hương trong pḥng. Lừa [tránh nóng] chạy ṿng quanh ḷ, hễ khát bèn uống nước. Nước hết, lửa cháy mạnh thêm, [con lừa] trong ngoài đều chín nhừ, rụng lông, đẫm máu mà chết, thê thảm khôn kể xiết! Về sau, [hai anh em bọn chúng] đều bị giết, dân chúng băm vụn [xác chúng], ngay lập tức đều chẳng c̣n ǵ nữa!

          Có nho sĩ học đă thành tài mà cứ lận đận măi chẳng đỗ đạt, bèn cầu đảo đức Văn Xương: “Nếu con đỗ khoa thi Hương, sẽ mổ nai cúng tế”. Không lâu sau, hắn bèn thi đỗ. Đă hoàn nguyện, [lại khấn]: “Nếu con đỗ khóa thi do bộ Lễ[31] tổ chức, lại cúng hai con nai”. Hắn chưa đỗ đạt mà đă chết! Ôi! Giết nai để cầu lộc cho chính ḿnh, há ngươi an ḷng ư? Những kẻ sát sanh để cầu nguyện, hăy nh́n vào đó mà suy nghĩ!

          Một gă học tṛ ở Tân An vào Hoàng Sơn đọc sách, luôn thích bắt khỉ để ăn. Về sau, vợ gă sanh nở rất khó, rốt cuộc đẻ ra một con khỉ!

          Một gă đồ tể ở Trừ Châu thường mổ trâu, bảo con: “Hăy xem cách bố dùng đao”, muốn cho con trai nối nghiệp. Một hôm cha nó đang ngủ, đứa con tưởng cha là trâu, cầm đao giết chết, chặt rụng đầu bố. Mọi người kinh hăi hỏi han, đứa con trả lời: “Cháu thấy đó là con trâu, chẳng thấy là bố. Bố thường dạy cháu giết trâu, nay thấy con trâu đang ngủ bèn thử dùng cách mổ xẻ ấy!”

          Cha con Hoa Hồi Tử ở Trấn Giang mổ trâu, bỗng ngă lăn đùng ra đất, rống lên như trâu. Họ nằm bệnh hơn một tháng, trên trán mọc ra hai cái sừng bằng thịt dài cỡ cả tấc. Khi họ chết, người ta ngửi thấy mùi như xác trâu chết!

          Mao Huệ ở Trấn Giang chết đột ngột. Quan cơi âm nói: “Cha ngươi thích ăn thịt ḅ, tội ác sâu nặng, sẽ chịu trăm ngàn khổ báo trong địa ngục. Ngươi tuổi thọ chưa hết, đáng nên bị trách phạt trước”. [Quỷ sứ] bèn khoét hai mắt [của Mao Huệ], quất mấy chục roi sắt rồi mới thả về. Lúc sắp trở về, quan cơi âm nói: “Đời này ngươi không phạm tội ác lớn, hăy c̣n hai mươi mốt năm tuổi thọ. Nhưng cha ngươi tội nặng, ngươi trở về hăy nói lại, hăy gấp kiêng thịt trâu ḅ, may ra c̣n sống thêm ít lâu. Nếu ngươi có thể khuyên kẻ khác đừng ăn, sẽ được tăng thêm tuổi thọ”. Đến khi [Mao Huệ] tỉnh lại, hai mắt hết sức đau đớn, hai chân đều sưng phù, bèn kiêng ăn [thịt trâu ḅ], và thuật lại chuyện ấy để khuyên kẻ khác.

          Viên quan Tư Lư ở Ngô Quận chết đột ngột rồi sống lại, vội mời Thái Thú và các bạn đồng liêu tới. Ông ta ở trên giường, dập đầu thưa: “Tôi tới âm phủ, xin tha mạng hết sức tha thiết, [cơi âm] hạn định cho tôi trong ṿng ba ngày phải khuyên một ngàn người không ăn thịt trâu ḅ th́ mới được sống tiếp. Nay tôi khẩn cầu các vị, hăy v́ tôi khuyên khắp dân chúng”. Mọi người tưởng là bịa chuyện, giả vờ ưng thuận. Ba ngày sau, quan Tư Lư lại chết, mọi người mới kinh hăi, cùng nhau kiêng giữ chuyện ấy. Lại tạo một quyển sổ để khuyên dân chúng đều ghi tên họ vào đó, trong một ngày [ghi danh] được mấy ngàn người, liền ngửa mặt lên trời [tấu tŕnh], đốt đi. Bỗng có người báo quan Tư Lư đă sống lại. Đến hỏi, ông ta đáp: “Tôi lại bị sứ giả bắt đi. Vị đứng đầu cơi âm giận dữ, quở trách. Bỗng có một vị thần cầm một quyển sổ tới, nói là bản ghi tên họ của những người kiêng ăn thịt trâu ḅ. Vị chủ cơi âm mở ra xem, hết sức vui mừng, bảo: - Không chỉ là được sống lại, mà c̣n tăng thọ bảy mươi hai năm. Thái Thú và mọi người đều hưởng phước vô lượng”.

          Quản Sư Nhân lúc trẻ vào canh năm ngày Nguyên Đán gặp mấy con quỷ, liền quát hỏi, họ đáp: “Chúng tôi là quỷ làm sai dịch, nay đi công vụ trong nhân gian”. Sư Nhân hỏi: “Nhà ta có tên trong [danh sách bị cơi âm bắt] hay không?” Họ đáp: “Do không ăn thịt trâu ḅ nên được miễn!”

          Trạch Tiết tuổi đă năm mươi, không con, cầu đảo Quán Âm hết sức kiền thành. Vợ ông vừa mới cấn thai, mộng thấy Đại Sĩ trao cho một đứa con. Vợ muốn ẵm lấy, nhưng có một con ḅ ngăn cách, không ẵm được. Con đă sanh ra, nhưng chẳng nuôi được. Trạch Tiết nói: “Ta rất ham ăn thịt ḅ, cho nên mắc quả báo này”. Cả nhà bèn thề kiêng ăn, [vợ ông ta] lại nằm mộng giống như cũ, nhưng bà vợ ôm được đứa con. Con sanh ra bèn nuôi tới khôn lớn.

          Từ Thức từ tâm chẳng giết, rất ghét mổ trâu. Ông làm quan, hễ trấn nhậm nơi đâu, ắt cấm ngặt [mổ trâu ḅ]. Về sau, ông làm quan đến chức Thượng Thư.          Gă đồ tể họ Cố ở Dư Diêu sắp mổ một con trâu. Con nghé thừa lúc không có ai, bèn ngậm dao giấu trong tro. Họ Cố t́m được dao, biết là do con nghé giấu, tức giận muốn giết luôn nó. Cụ phong quân[32] Thạch Tuyền trông thấy bèn đổi bằng mấy thạch gạo, chúng mới khỏi chết. Năm ấy, con trai cụ đậu cao, làm quan đến chức Đại Trung Thừa[33].

          Gă họ Châu nọ ở Dư Diêu sống bằng nghề giết chó. Về sau, hắn bị hỏa hoạn, đă chạy thoát ra, lại xông vào, bị lửa thiêu. [Người cứu hắn] vội thả hắn xuống nước, da nứt cong lên, ḷi thịt ra, rốt cuộc [trông như] một con chó vừa mới bị lột da, đau đớn chạy cuồng lên quanh thành, sủa oăng oẳng. Chạy một ṿng rồi mới chết. Vợ và con dâu đều bị lửa thiêu rụi.

          Vùng Tần Lũng có một người dân thích ăn thịt chó. Một hôm, hắn nấu thịt chó, sắp chín, thấy trên da chó có chữ [giống hệt] như những chữ đă xâm trên cánh tay trái của cha hắn. Khi ấy, cha hắn đă chết mười hai năm rồi! Cả nhà đau đớn, khóc lóc, bèn kiêng hẳn [thịt chó].          

          Lư Thiệu ở Tây Thục thích ăn thịt chó, giết chóc không thể đếm xiết. Hắn từng nuôi một con chó đen. Một hôm, Lư Thiệu trở về đang say, chó chạy ra sủa mừng. Lư Thiệu tức giận, vung búa chém chó, nhằm đúng lúc đứa con từ bên trong chạy ra, trúng phải búa chết tươi. Cả nhà khóc ̣a. T́m chó, chẳng biết nó đă chạy đâu mất. Lư Thiệu nhiễm bệnh, tru lên như chó mà chết.

          Nguyên Đế (Huyền Thiên Thượng Đế) nói: “Trâu chính là nguyên tinh của Huyền Vũ[34] trên trời, là nguyên khí của Thái Lao[35] dưới đất. Nếu chẳng nhằm tế giao[36] sẽ không dám dùng, chẳng phải là thiên thần, sẽ chẳng dám hâm hưởng[37]. H́nh dáng của nó được liệt vào [h́nh dạng của] tinh tú[38] trên bầu trời, sức mạnh của nó khiến cho đất được lợi, có công với đời, chẳng gây hại cho dân. Kẻ giết nó sẽ bị phép nước trừng phạt. Kẻ ăn thịt nó, sẽ mắc họa khiên trong cơi âm. Trong chữ Lao (, nhà tù) có chữ Ngưu (, trâu hoặc ḅ). Trong chữ Ngục () có chữ Khuyển (, chó). Chẳng ăn thịt chó, thịt trâu ḅ, ắt sẽ vĩnh viễn tránh khỏi lao ngục. Trên núi Thái Ất[39] và Lao Sơn[40] có h́nh dáng thật sự của trâu. Kẻ ăn thịt trâu ḅ [trong ṿng] ba ngày sẽ bị ma thần nhiếp tinh. Kiêng thịt trâu ḅ ba ngày th́ gọi là “lên đến Ngọc Thanh”[41]. Trâu ḅ ăn trăm loại cỏ, chẳng gây hại ǵ cho con người. Con người ăn trăm vật, hăy nên kiêng thịt chó, thịt trâu!

          Trong các tội của đời người, sát sanh nặng nhất, mà trong các tội sát sanh, giết trâu tội nặng nhất. Tội của người ăn [thịt trâu ḅ] bằng với kẻ giết chúng. Tiêu Đông Bạch nói: “Ta khuyên người đời đừng ăn thịt trâu ḅ. Chúng dốc sức phục vụ cày cấy, đâm ra bị giết chóc. Những thứ quư vị ăn do đâu mà có, sao nỡ ḷng nấu nướng, buôn bán [thịt chúng nó]?” Lại nói: “[Trâu đă bị] lột da, xẻ thịt, hai mắt c̣n mở trừng trừng. Há nó trừng mắt nh́n suông? Nó nh́n quư vị xoay vần, có thể giữ đến khi nào sẽ chẳng biến thành nghé”. Đọc lời ấy khiến cho tâm người ta xót xa, kinh sợ buốt xương, ăn vào chẳng nuốt xuống nổi! Huống hồ chuyện báo ứng do giết, ăn, rành rành chẳng sai chạy. Sao lại tham đắm miếng thịt be bé ấy để rồi chuốc lấy phiền lụy?    

          C̣n như chó có công, có nghĩa, chẳng gây hại cho con người; giết chúng để ăn là tội lớn nhất. Nay th́ không chỉ hạng b́nh dân tham xơi [thịt chó], ngay những kẻ có học, đỗ đạt, cũng thường coi chuyện này (ăn thịt chó) như một hành động hào sảng, gọi hoa mỹ là “địa dương” (地羊, dê đất). Cớ sao đọc sách hiểu lư mà tăm tối đến mức ấy? Tống Giác nói: “Nay ta chẳng thống thiết trừ bỏ [tập khí xấu hèn ấy], đời sau ta cũng có đuôi!” Ngu ư cho rằng chẳng cần chờ đến đời sau. Thử xem những kẻ giết mổ, ăn thịt chúng nó trong hiện thời, hễ họ vào chợ, lũ chó xúm lại sủa là v́ lẽ nào? Chắc là h́nh trạng kẻ ấy đă biến đổi trước rồi! Nhưng bọn ta chỉ kiêng dè nơi một thân, một nhà ta, công sẽ hữu hạn. Sao bằng làm một quyển sổ kết duyên, thường luôn cầm theo, hễ bản thân đến chỗ nào, [cũng đều] mềm mỏng khuyên lơn, giáo hóa, khiến cho người ta vĩnh viễn kiêng dứt, há chẳng phải là hết sức mau chóng ư?

          Lại nữa, người mộ duyên xin tài vật của kẻ khác, gặp người có tín tâm, họ sẽ phần nhiều thí xả; nay chỉ cầu người ta chẳng giết sanh mạng, chẳng ăn thịt trâu ḅ, họ chưa từng tốn kém một đồng, một hạt gạo mà đạt được phước đức khó thể so sánh, tính đếm! Phàm những ai có cùng một tấm ḷng với ta, há có ai chẳng thuận theo? Tôi tuy chẳng lanh lợi, dám đứng ra làm tiên phong. Sách Cảm Ứng Lục đă chép: “Kẻ khuyên một trăm người chẳng ăn thịt trâu ḅ, sẽ tăng thọ một kỷ (mười hai năm)”. Chuyện này lại chứng tỏ hiệu nghiệm to lớn [của việc kiêng ăn thịt trâu ḅ vậy].

          Trong lời chú giải này, riêng đối với trâu và chó đă riêng chú giải tường tận. Tuy những câu chuyện [quả báo] do giết, mổ chim, cá, các loài gia súc có ghi đầy đủ, nhưng lời huấn thị, răn nhắc sơ lược. Hăy nên vận dụng tâm từ đối với muôn vật. Tham khảo phần chú thích dành cho câu “côn trùng, thảo mộc, nhẫn tác tàn hại, xạ phi trục tẩu” (tàn nhẫn làm hại các loài côn trùng, thảo mộc, bắn loài đang bay, đuổi bắt loài đang chạy), sẽ tự hiểu rơ tường tận vậy!

 

          (Chánh văn) Tán khí ngũ cốc, lao nhiễu chúng sanh.

          (正文)散棄五穀。勞擾眾生。

          (Chánh văn: Phung phí ngũ cốc, khiến cho chúng sanh vất vả, ưu phiền).

 

          Từ trước đến nay, những kẻ phung phí ngũ cốc[42] phần nhiều mắc họa bị sét đánh. Bởi lẽ, đối với người dân, cái ăn to như trời! Khinh rẻ [ngũ cốc] chính là khinh nhờn trời; do vậy, quả báo ấy rất nặng. Thời cổ, thiên tử đích thân đi cày, thánh nhân coi trọng lúa gạo, đều là hết sức coi trọng các loại hạt lương thực nuôi sống người dân. Hiềm rằng người hiện thời quăng vứt, hoặc là [bỏ mặc] vung văi ở ruộng chẳng thâu nhặt, hoặc để cho mục nát trong kho chẳng chịu phát ra, hoặc vứt vào nước, lửa, hoặc quăng bỏ [mặc cho kẻ khác] giẫm đạp, hoặc ăn những thứ tinh túy, vứt bỏ những thứ thô kệch, hoặc do có [ngũ cốc] quá nhiều mà đến nỗi dư thừa, hoặc cơm canh đă nấu xong mà bỏ mứa, hoặc là lúa má chưa chín mà đă cắt hái trước, hoặc dùng lương thực để nuôi chim, hoặc dùng đậu và lúa mạch cho gia súc ăn, đều là những chuyện tàn hại vật thực của trời quá đáng! [Người nông dân] cày cuốc, gieo mạ đang giữa trưa, mồ hôi từng giọt thấm vào nhánh mạ cắm xuống ruộng, ai biết một mâm cơm, từng hạt đều nhọc nhằn? Thử nghĩ năm đói kém, mỗi hạt [ngũ cốc] quư như châu báu, sao lại nhẫn tâm coi rẻ, phung phí khi dư giả? Giả sử ai nấy đều yêu quư [các sản phẩm] nông tang như báu vật, ắt sẽ chẳng đến nỗi có năm mất mùa!

          Đời Tống, Thượng Thư Phong Tắc thường nói: - Ta thuở bé đă đích thân gặp ngài Tuyết Đậu[43] dùng chuyện tiếc phước để dạy người khác như sau: “Mỗi người chẳng có thọ hay yểu, hễ hết lộc th́ chết”. Suốt đời này, ta tuân theo giáo huấn ấy, đối với mọi việc, đều chẳng chịu phung phí chút nào!

          Đời Minh, Trương Nghĩa Phương có mấy trăm thửa ruộng. Hằng năm, thóc do tá điền nạp tô bị để mục nát trong kho, thường phải dọn dẹp bỏ đi, đến nỗi dùng mè đen để nuôi lợn, dùng đậu xanh cho trâu ăn. Nếu có người khuyên hắn hăy châu cấp, giúp đỡ kẻ nghèo nàn, túng thiếu, hắn chẳng nghe. Về sau, vào năm Chánh Đức thứ sáu (1511), đê Hoàng Hà bị vỡ, ruộng đồng bị cuốn trôi ra sông. Rốt cuộc, hắn đến nỗi bị chết đói!

          Một bà lăo đă từng nấu cơm cho một nhà quan, nấu nhiều món ăn. Hễ dư ra, bèn đổ xuống mương rănh. Một hôm, [bà cụ] bị bệnh chết đi rồi sống lại, bảo: “Có hai chiếc thuyền chở những thức ăn đă bị vứt bỏ, hôi thối khôn sánh! Một người dùng roi sắt đánh tôi, bảo đó là những thứ tôi đă vứt bỏ khi c̣n sống, ép tôi ăn. Gượng ăn mấy miếng, bụng đă trướng lên, [chẳng biết] khi nào mới hết? Biết làm sao đây?” Nói xong, lại chết.

          Một kẻ làm công gieo mạ cho người khác. Chủ ruộng dùng lúa mạch vụn nấu cơm cho ăn. Gă làm công giận chủ ruộng coi thường ḿnh, đổ món ấy vào băi phân trâu. Ngay lập tức, sét đánh chết hắn!

          Cha của Hy Mẫn Công Trần Dật là người thiện lương, nhân hậu. Ông thấy trong tổ kiến nơi nhà xí có một miếng cơm, bèn nhặt lấy, rửa sạch rồi ăn. Đêm mộng thấy thần nói: “Ông chuộng điều thiện như vậy, sẽ có phước báo”. Chẳng lâu sau, ông sanh ra Trần Dật, [Trần Dật] làm quan tới Thượng Thư. [Triều đ́nh] phong tặng ông tước quan giống như vậy[44].

          “Chúng sanh” chỉ hết thảy dân chúng. Ḷng người có ai mà chẳng mong an lạc. Nếu mong cầu nhà ḿnh an lạc, mà nhẫn tâm khiến cho chúng sanh nhọc nhằn, phiền nhiễu; hoặc là nhà ḿnh đă được an lạc, bèn chẳng cần biết chúng sanh đang bị nhọc nhằn, phiền nhiễu, sẽ đều là phường bất nhân quá mức!

          Đời Châu, Nhan Uyên bảo Định Công[45] rằng: - Đế Thuấn khéo cai trị dân, chẳng vắt kiệt sức dân. Do vậy, vua Thuấn chẳng khiến cho dân chúng làm loạn, Tạo Phụ[46] chẳng khiến cho ngựa rối loạn. Ôi! Chim đến đường cùng sẽ mổ, thú đến đường cùng sẽ vồ chụp [người đuổi bắt nó], người đến đường cùng sẽ dối trá, ngựa đến đường cùng sẽ chạy cuồng. Từ xưa đến nay, chưa hề có loài nào lâm vào đường cùng mà chẳng trở thành nguy hiểm vậy!

          Đời Hán, Vương Khôi muốn có công lao [b́nh định] ngoài biên ải, bèn dâng sớ, tâu xin: “Thoạt đầu ḥa thân[47] với dân Hung Nô, có thể dùng lợi để dụ họ rồi phục binh tập kích, ắt sẽ phá tan chúng”. Đ́nh thần (廷臣, các quan trong triều) đều nói [cách ấy] không thể được, nhưng Vương Khôi tận lực giữ nguyên ư kiến. Vua chấp thuận đề nghị ấy, sai hắn làm tướng dẫn ba mươi vạn quân, nấp trong hang núi, sai người dụ [Mạo Đốn] Thiền Vu vào trong ải, mong tập kích hắn. Sự bị tiết lộ, Thiền Vu rút lui, [quân Hán] chẳng đuổi kịp. Lính và ngựa của nhà Hán chết mấy vạn, tiền bạc, lương thực bị hao phí chẳng thể kể xiết. Dân chúng lẫn binh sĩ đều oán hận. Vua tức giận, hạ lệnh cho Đ́nh Úy Vương Khôi tự sát. Từ đó, [những vị đại tướng] như Vệ Thanh, Hoắc Khứ Bệnh phải dấn ḿnh ra biên cương đổ máu không ngớt. Vương Khôi dẫu chết, vẫn c̣n phải gánh trách nhiệm vậy.

          Đời Minh, quan Tham Chánh tỉnh Phước Kiến là Tống Chương quấy nhiễu, khiến cho dân gian nhọc nhằn, tước đoạt [tài sản của dân chúng] tính ra mấy vạn lạng vàng. Hắn biếu xén Vương Chấn[48], bèn được thăng làm Bố Chánh. Đến nhiệm sở, hắn tính toán lấy lại những phí tổn [do đă hối lộ để được thăng chức], bèn xét theo từng hộ mà đánh thuế. Dân nghèo bị nhiễu loạn kinh hoàng, khốn đốn oán than. Do vậy, Đặng Mậu Thất bèn tụ tập bè lũ làm cướp, oai thế chẳng thể ngăn trở được. Tống Chương bị bọn chúng cướp bóc, nhà hắn không c̣n một người nào sống sót!

 

          (Chánh văn) Phá nhân chi gia, thủ kỳ tài bảo, quyết thủy, phóng hỏa, dĩ hại dân cư.

          (正文)破人之家。取其財寶。決水放火。以害民居。

          (Chánh văn: Phá hoại nhà người khác, chiếm đoạt của cải. Phá hoại đê điều, đốt nhà làm hại dân cư).

 

          Do vô tâm mà tạo ra chuyện [khiến cho người khác] ngẫu nhiên bị phá hoại, th́ [chính ḿnh] đă bị tổn đức, huống hồ là v́ tiền tài, của báu mà khiến cho người khác đến nỗi tan nhà nát cửa ư? Hoặc là công khai cậy vào thế lực, hoặc ngấm ngầm dùng mưu kế; nhưng kẻ công khai bạo ngược chẳng trốn khỏi phép nước, c̣n kẻ ngấm ngầm mưu toan có thể lọt lưới, tạo tội càng nặng. Nặng như thế nào? Đáp: Xét theo luật pháp trong nhân gian định tội chứa tang vật như thế nào mà tính nặng gấp năm lần. Sự ác khổ [do bị trừng phạt trong] cơi âm thê thảm hơn sự ác khổ trong dương gian. V́ thế, luật trong cơi âm nặng nề hơn luật trong dương gian.

          Tiết Hoằng Nhân ở Khai Phong tánh tham lam, âm hiểm. Nhà hàng xóm có một cái áo trân châu giá trị khôn xiết. Hắn bèn dùng nhiều âm mưu chiếm đoạt, nhưng chẳng được. Do vậy, đặt chuyện vu cáo, phá nát nhà ấy, chiếm được tấm áo ấy vào tay. Chẳng lâu sau, bọn cướp biết được, kéo bè lũ tới cướp đoạt. Hoằng Nhân khoác tấm áo ấy, trèo lên thang, chạy lên lầu. Bọn cướp tức giận, phóng hỏa thiêu đốt. Hắn bị chết cháy!

          Đời Nguyên, tại vùng Chiết Tây có một nhà có thế lực to lớn, hai anh em v́ cha đă chết bèn tranh chấp. Mễ Tín Phu bèn xúi giục họ kiện nhau ḥng phá nát nhà ấy để chiếm của. Hai anh em nhà ấy đều hối hận, uất ức mà chết. Tín Phu giàu có hai mươi năm. Trong niên hiệu Chí Nguyên[49], do dính líu đến vụ án phản loạn, họ Mễ bị bắt lên huyện, trông thấy quan huyện vẻ mặt nghiễm nhiên giống như người em [của kẻ bị hại], trong ḷng kinh hoàng, sợ hăi. Viên quan ấy ép buộc hắn phải cung khai, thừa nhận tội. Hắn phải tiêu sạch tài sản mới thoát tội. [Do vậy, hắn] phẫn nộ kiện quan huyện lên phủ. Thấy [mặt] viên quan phủ chính là [gương mặt người] anh của [kẻ đă bị hắn hại thuở trước]. [Quan phủ] dùng khổ h́nh tàn khốc bức ép hắn nhận tội, cả nhà tám mạng đều chết trong ngục. Ôi! Mưu toan xúi giục hết sức kín đáo, cớ sao bị báo ứng thê thảm dường ấy? Há chẳng phải là trong ṿng huynh đệ, đă vận dụng mưu xảo xấu ác năm phần, sẽ đáng phải thẳng thừng chuốc lấy [quả báo] ác mười phần hay sao?

          Lửa đốt, nước trôi, bất hạnh ngẫu nhiên gặp phải, [đă là] khổ sở khó bề chịu đựng, cớ sao nhẫn tâm phá hủy đê điều, phóng hỏa làm hại? Dân cư đă bị hủy hoại, của cải tích cóp cũng chẳng c̣n. Mạng người, mạng vật phần nhiều chẳng thể giữ được, gây hại to lớn, tội ác sâu xa, trời đất khó dung tội ấy được!

          Đời Nguyên, Trường Xuân Chân Nhân Khưu Xứ Cơ nói: - Sửa cầu, đắp đường, cứu người chết đuối, cứu người bị hỏa hạn, đều là những chuyện đại phương tiện. Kẻ phú quư thực hiện, sẽ là đức rộng, báo ứng trọng hậu. Kẻ học đạo thực hiện, sẽ là công hạnh toàn vẹn, viên măn. Nếu kẻ kém sức mà thực hiện, sẽ càng là chuyện khó có. Chuyện khó mà có thể làm, công đức gấp mười!

          Ngô Phong Sơn ở Ngô Hưng. Ngẫu nhiên, lửa bùng lên, cháy lan ra đốt sạch mấy chục nhà, ông Ngô bỏ tiền t́m người dập lửa. Lại c̣n dập đầu, tuôn lệ, đau xót cầu khẩn trời cao. Bỗng gió đổi hướng, lửa tắt. Ban đêm, ông mộng thấy thần bảo: “Ông từng bỏ ra một món tiền lớn để cứu người chết đuối, nay lại chân tâm cứu hỏa, được cơi trời báo ứng. Thượng Đế ban cho ông hai đứa con quư hiển, tăng thọ mười hai năm”. Phàm cứu tai nạn nước lửa cho kẻ khác, đạt được báo ứng như thế đó. Nhưng đây vẫn là chuyện nhỏ, làm người bề trên của dân, thật sự có thể tu sửa đê điều sẵn sàng, chú trọng thủy lợi, khiến cho muôn dân chẳng đến nỗi bị khốn khó v́ thiên tai, chuẩn bị dự pḥng đại hạn (hạn hán lớn), có nề nếp đề pḥng [hạn hán, hỏa tai] rơ ràng khi nóng bức, khiến cho muôn dân chẳng đến nỗi rơi vào tay Chúc Dung,[50] công đức ấy càng rộng, cảm ứng ắt sẽ nhanh chóng hơn trường hợp đang nói ở đây!

          Lương Vũ Đế nghe theo kế của Vương Túc, đắp đê ngăn nước sông Hoài để làm ngập thành Thọ Dương. Vua lấy dân binh từ Từ Châu và Dương Châu hai mươi vạn người [để đắp đê]. Nhằm tháng mùa Hạ, người mắc bệnh dịch chết nằm chồng lên nhau. Đến Thu, nước sông Hoài dâng cao, phá vỡ đê ngăn, tiếng vang như sấm rền, vang vọng ba trăm dặm. Các thành thị, làng xă, thôn xóm dọc theo sông Hoài hơn mười vạn gia đ́nh đều bị cuốn trôi ra biển. Về sau, Vương Túc mắc tội, cả họ bị tru diệt.

          Một người họ Nguyễn ở Giang Đô có hiềm khích với người họ Cát, ban đêm bèn đốt nhà người ấy. Lửa cháy lan sang nhà dân tới mười mấy nhà. Bỗng một hôm, nhà họ Nguyễn vô cớ bị lửa đốt trụi, vợ hắn bị chết cháy, gă họ Nguyễn chạy thoát, bỗng lửa ở đâu bay tới dính vào thân hắn. Trong khoảnh khắc, hắn bị thiêu phồng lên mà chết.

          Ông Vu Thiết Tiều nói: - Đào ao, khơi gịng, khiến cho thế nước chảy xiết, mạnh bạo, lầm lạc phá thủng đê ngăn sông, thắp lửa bắn pháo hoa, pháo theo gió rơi xuống, đến nỗi đốt cháy nhà cửa. Dẫu vô tâm phạm lỗi, vẫn mắc tội làm hại mọi người. Hăy nên cực lực răn dè!

         

          (Chánh văn) Vặn loạn quy mô, dĩ bại nhân công, tổn nhân khí vật, dĩ cùng nhân dụng.

          (正文)紊亂規模。以敗人功。損人器物。以窮人用。

          (Chánh văn: Làm loạn phép tắc khiến cho công sức của người khác bị thất bại. Phá hoại vật dụng của người khác khiến cho họ chẳng sử dụng được).

 

          “Quy mô” (規模) là như hết thảy các luật lệ, mạng lệnh thuộc về chánh sách giáo hóa. [Những thứ ấy] thật sự đều liên quan đến sự được mất, an nguy của thiên hạ. Phường tiểu nhân đố kỵ công lao của kẻ khác, mong cho người khác bị thất bại, hủy hoại, bèn gây rối loạn, chẳng biết: Khiến cho công sức của người khác bị thất bại, thật ra là khiến cho quốc sự bị bại hoại. Đă gây hại to lớn, há tội nhỏ nhặt ư? C̣n như đối với chuyện của một thân, một nhà, mà gây rối loạn đến nỗi hư hoại, th́ cũng là kẻ tổn thương thiên lư, chôn vùi lương tâm, tội chẳng khác ǵ!

          Trong chiến dịch Hoàn Sóc, Dương Nghiệp phụng mạng [đánh nước Liêu], làm phó tướng cho Phan Mỹ tấn công bọn thảo khấu [nước Liêu]. Đă đến nơi, do bọn giặc tấn công Hoàn Châu, Dương Nghiệp nói: “Thế giặc đang tinh nhuệ, chẳng thể đánh được. Hăy nên dẫn binh ra Đại Thạch Lộ, trước đó, truyền lệnh cho các tướng trấn giữ Vân Châu và Sóc Châu tiếp ứng từ Thạch Kiệt Cốc th́ mới là muôn phần vẹn toàn”. Giám Quân Vương Sân chê trách Dương Nghiệp sợ chết. Bất đắc dĩ, Dương Nghiệp xin dẫn binh đi, bèn căn dặn Phan Mỹ [đóng quân] ở cửa cốc, chia thành hai cánh là bộ binh và quân bắn nỏ mạnh. Ước định khi [Dương Nghiệp] dụ địch đến nơi đây, bèn đổ quân ra đánh xáp lá cà, ắt sẽ toàn thắng. Phan Mỹ bèn đóng quân ở cửa cốc. Vương Sân lại cho rằng giặc sẽ bỏ trốn, muốn đoạt công lao, bèn dẫn lính rời đi. Dương Nghiệp dụ quân giặc đến chỗ phục binh, [phát hiện phục binh đă bỏ đi mất], vỗ ngực khóc to, rồi lại liều ḿnh quyết chiến, tự tay đâm mấy trăm người rồi mới chết. Nếu chẳng bị Vương Sân gây trở ngại, công đă thành rồi. Triều đ́nh nghe tin, hạch tội Vương Sân gây rối luật lệ trong quân. Vương Sân tự sát, bị lính của Dương Nghiệp xẻo thịt ăn, trong khoảnh khắc hết sạch.

          Tống Nghệ Tổ (Tống Thái Tổ) kiến tạo thành đô Biện Kinh có chỗ quanh co, khuất khúc, chỗ thẳng, chỗ cong, nhằm để các nơi có thể chiếu ứng lẫn nhau, thật sự là có dụng ư sâu xa. Cho đến khi Thái Kinh chuyên chế nắm quyền, bèn tâu với vua, [kiến trúc kiểu ấy] chẳng phù hợp vẻ mỹ quan, [vua bèn chấp nhận] cho hắn phá bỏ, xây [thành mới] vuông vức. Trong niên hiệu Tĩnh Khang, Niêm Hăn và Oán Ly Bất[51] vung roi dưới thành, bảo: “Thành này dễ tấn công”. Họ sai đặt hỏa pháo bốn phía, thuận theo phương vị mà bắn. Do thành vuông vức, bắn một phát trúng liền, vách thành phía ấy liền chẳng đứng vững được. Người hiểu biết đều tiếc hận.

          “Khí vật” (器物, đồ vật) là như giấy bút của văn, hoặc đao, trượng của vơ, cày cuốc để canh tác, búa, đục của thợ. Trong nhà th́ là các vật dụng thường dùng. Trên đường th́ là các vật dụng dùng trong di chuyển như dù, lọng. Xe th́ có trục, có đ̣n, thuyền th́ có sào chống, có mái chèo. Dẫu là vật dụng hết sức nhỏ, trong khi cần dùng, nó sẽ có mối quan hệ hết sức thiết yếu. Nếu tổn hại, khiến cho lúc cần dùng sẽ chẳng làm ǵ được, chẳng có ǵ hết sức đáng giận hơn! Kẻ làm như vậy có tâm thuật như thế nào?

          Hai người họ Từ và Trần ở Hoài Nam đều sống bằng nghề chở thuyền. Họ Trần chèo hơi mau hơn, kiếm tiền nhiều hơn. Họ Từ ganh ghét, thường ngấm ngầm phá hư vật dụng để họ Trần bị khốn đốn. Một tối, hắn ngầm phá găy mái chèo của họ Trần. Tới lúc b́nh minh, sợ bị phát giác, hắn bèn nhổ thuyền ra đi. Tới giữa sông, họ Từ bỗng ngă xuống sông, kêu cứu. Họ Trần gấp rút muốn ra cứu, nhưng do mái chèo đă găy, chẳng thể chèo thuyền ra đó được, đành đứng nh́n họ Từ chết!

         

          (Chánh văn) Kiến tha vinh quư, nguyện tha lưu biếm. Kiến tha phú hữu, nguyện tha phá tán.

          (正文)見他榮貴。願他流貶。見他富有。願他破散。

          (Chánh văn: Thấy người khác vinh hiển, sang cả, mong họ bị lưu đày, biếm trích. Thấy người khác giàu có, mong họ tàn mạt).

 

          Phàm những ai được vinh hiển, sang cả, đều chẳng phải là ngẫu nhiên, mà đều là do đời trước [người ấy] đă tích lũy thiện duyên, vun trồng cội đức từ trước, cũng như do tổ tông tích đức mới bèn có thể được như thế. Kẻ trông thấy [t́nh huống như thế], hăy nên khởi tâm mong mỏi, hâm mộ. Chẳng phải là hâm mộ sự vinh hiển, sang cả của họ, mà là thật ra là mong mỏi, hâm mộ sự tu tập từ trước của người ấy. Nếu mong cho người ấy bị lưu đày, biếm trích, tức là chẳng từ chỗ chân thật mà phản tỉnh, soi xét bản thân, mà là từ nơi hư huyễn, sanh ḷng tàn độc, muốn cho người khác cũng phải xuống thấp như ta. Sao lại ngu si ôm ḷng tiểu nhân, ghen ghét đến nỗi như thế? Thật ra, chẳng hề tổn hại người khác mảy may, chỉ là tự ḿnh tạo ác nghiệp, khiến cho chính ḿnh càng thêm nghèo túng, hèn kém đó thôi!

          Đời Đường, Liễu Tử Hậu (Liễu Tông Nguyên) và Lưu Mộng Đắc bị biếm trích, thật ra là do Vũ Nguyên Hành[52] thật sự chủ động [gây nên]. Nguyên Hành bị giặc giết chết, c̣n hai ông Lưu và Liễu không sao. Bạch Lạc Thiên (Bạch Cư Dị) bị biếm trích thật sự là do Vương Nhai vu cáo, hăm hại. Vương Nhai bị bọn hoạn quan giết chết, Lạc Thiên vẫn chẳng sao! Phàm là kẻ đang nắm quyền, giữ đại quyền sanh sát trong tay, coi những viên quan bị đuổi, bị đày như dế, kiến, nào có biết trong nháy mắt, thân và đầu của chính ḿnh khó giữ, bọn “dế, kiến” kia ngược lại ngồi xem, cười cợt ta vậy! Huống hồ những kẻ bàng quan chỉ mong [người khác bị biếm trích, phá tán] suông, há có ích ǵ chăng?

          Đời Tống, Vương Bác Văn nắm quyền cai trị công bằng, khoan dung, từng nói: “Ta suốt đời phán quyết tội lưu đày, chưa hề chẳng ngầm chọn lựa nơi có khí hậu tốt”. Quan Thái Tể Đồ Dung mỗi lần tuyển chọn quan lại để phái tới nơi có sơn lam chướng khí đều ngừng bút rất lâu, bảo: “Ta đă từng đi qua nơi ấy, quan lại phần nhiều chết v́ chướng khí, ắt phải chọn lựa người phù hợp phong thổ”. Do vậy, ông bèn tâu lên vua [xin hăy áp dụng] theo quy định ấy. Đấy chính là dụng tâm của bậc thật sự nhân từ. Kẻ mong cho người khác bị lưu đày, biếm trích, hăy nên suy nghĩ!

          Giàu có cũng là do bản thân gieo trồng đức, do tổ phụ tích lũy công đức mà nên. Nếu đố kỵ sự giàu có ấy, mong cho họ bị tàn mạt th́ là cái tâm như thế nào? Dẫu là kẻ chí ngu, cũng chẳng nên không hiểu biết như thế. Xin hăy nghĩ lại, nếu ta giàu có, mà kẻ khác mong cho ta bị phá tán, ḷng ta sẽ ra sao? Nếu ḷng ta giận dữ, sẽ biết là ḷng người khác cũng giận. Ḷng người khác cũng giận th́ ḷng trời há chẳng giận ư? Đối với chuyện này, hăy nên quán ba điều:

          1) Một là người đó giàu có, ắt do đời trước lợi người, làm phước mà ra. Chuyện này đáng nên noi theo, chớ nên ganh tỵ.

          2) Hai là có thể là do người ấy đă khổ tâm, lao lực, chịu đựng đói rét, tích tụ dần dần mà thành dư giả. Tuy vẫn do cái nhân trước, nhưng thật sự chịu đựng các nỗi khổ. Chuyện này đáng thương, chớ nên ganh tỵ.

          3) Ba là do vô ư mà đạt được, làm giàu bất nhân, nhưng [của cải] tụ tán vô thường, nước, lửa, đạo tặc, oán gia, con cái bại hoại, bệnh tật, quan lại, thưa kiện, đều là những cái nhân gây nên tiêu hao. Trường hợp này sẽ tự phá tán, suy bại, chẳng cần phải ganh tỵ.

          Quán như vậy, cái tâm sẽ tự b́nh đẳng.

          Châu Nghĩa Phu ở Hồng Huyện, giàu có, chẳng tiết kiệm, tánh t́nh phóng túng, ngang ngược. Tôn Thức Chi đă từng răn nhắc, Nghĩa Phu tức giận, bảo: “Ngươi biết ǵ mà dám dính vào chuyện của ta?” Do vậy, Thức Chi đố kỵ. Lại nói: “Ta đành chờ xem hắn suy bại vậy”. Đến khi Thức Chi đỗ đạt, làm quan trông coi về vận chuyển tại lộ ấy (tỉnh ấy), lần lượt tuần tra tới Hồng Huyện. Đúng lúc ấy, có người tố cáo Nghĩa Phu đánh đập người khác ở chợ, [Thức Chi] bèn giao họ Châu cho quan Tư Thôi thẩm vấn. Chẳng ngờ người tố cáo chết bất ngờ, Thức Chi bèn viện cớ Nghĩa Phu phạm tội mưu sát để phán án tử h́nh. Chẳng được mấy năm, Thức Chi được chuyển đi làm tào quan[53] ở Hà Bắc, cả nhà bị bọn giặc giết chết, chẳng khác Nghĩa Phu. Than ôi! Nghĩa Phu do cậy tiền tài mà hoành hành bạo ngược, cố nhiên đáng bị suy bại; nhưng Thức Chi lại ôm ḷng cừu hận mà phá nát nhà hắn. V́ thế, trời cũng báo đền bằng cách phá nhà ông ta! “Tạo phương tiện cho người khác là tạo phương tiện cho chính ḿnh”, đúng là lời luận định chí lư thay!

 

          (Chánh văn) Kiến tha sắc mỹ, khởi tâm tư chi.

          (正文)見他色美。起心私之。

          (Chánh văn: Thấy vợ con người ta xinh đẹp, nẩy ḷng dan díu).

 

          Nghiệp sắc đối với tâm t́nh của con người là dễ phạm nhất, so với những chuyện như tham lam, giết chóc v.v… c̣n khó chế ngự gấp trăm lần. Do vậy, v́ chuyện này suy bại đạo đức, chuốc họa so với những chuyện khác cũng khốc liệt gấp trăm lần! V́ thế, đức Thái Thượng đối với những chuyện tham lam, giết chóc v.v… không chỉ là răn đi nhắc lại, nhưng riêng đối với điều đứng đầu muôn điều ác (dâm dật), Ngài chỉ nói một lời. Đấy chẳng phải là nói đại lược, mà là v́ những điều ác như tham lam, giết chóc v.v… rơ ràng, nông cạn, có thể nói trọn hết được. Chứ sự ác do dâm th́ ẩn kín, sâu xa, khó thể nói trọn! V́ thế, phải dùng lời lẽ diệt trừ từ ngay ư niệm, tức là từ ư niệm ban đầu, nhằm đánh thức kẻ si mê, bèn nói: “Kiến tha sắc mỹ, khởi tâm tư chi” (Thấy vẻ đẹp của vợ con người khác, bèn dấy ḷng dan díu). Bởi lẽ, con người trong khi sắc đẹp đập vào mắt, tấm ḷng vừa động, dấy lên ư niệm “nghĩ tưởng, hâm mộ, tham muốn, mong cầu” kết chặt trong ḷng, chẳng thể tháo gỡ được! Những ư niệm như thế vừa chớm nẩy, chẳng đợi đến khi thân thật sự làm, đă thoát khỏi thiên lư, sa vào nhân dục (dục vọng của con người), âm ty đă xếp vào hồ sơ tội ác vô cùng! Do vậy, đức Thái Thượng vô lượng từ bi, chẳng cần phải rườm lời, chỉ dùng một lời để cảnh tỉnh từ ngay chỗ ấy, nhằm dạy con người: “Khi trông thấy sắc đẹp, dấy ḷng, chẳng thể không từ chỗ bắt nguồn mà sớm tự kiềm chế, dứt tuyệt”. Ngay trong khi dấy niệm, hăy ngay lập tức phấn chấn, dũng mănh, một đao chém phăng, chẳng dễ duôi tí nào, chớ dung một mảy t́nh niệm. Thiên đường và địa ngục, ngay lập tức phân định rành rành. Nếu trong lúc ấy, hơi nhận biết [tâm niệm] chẳng thật, nhưng chưa nhận biết thấu suốt, chẳng thể chém đinh chặt sắt, kiên quyết đặt vững bước chân, th́ ngay trong phút chốc, nó sẽ dẫn khởi tràn lan, bất tri, bất giác, bị trôi giạt vào nước quỷ La Sát mất rồi, tuy nhỏ nhiệm mà nguy hiểm lắm thay! Ư của đức Thái Thượng tinh ṛng, tha thiết, sâu xa tột bậc, khổ tâm vô lượng vậy!

          Bảo Thiện Đường nói: - Tâm ấy (dâm tâm) vừa dấy, ắt sẽ ít liêm khiết, ít hổ thẹn, bại hoại nhân luân, tổn thương phong hóa. Chuyện tổn hại âm đức to lớn, không ǵ chẳng bắt nguồn từ cái tâm này. Tâm ấy vừa chuyển, ắt có thể bảo toàn danh tiết, gieo đức, tạo phước. Chuyện có thể khiến cho trời, người cảm động, không ǵ chẳng là do chuyển biến cái tâm này. Cái ải để phán định là người hay thú, hoàn toàn ở chỗ này, há dám chẳng khẩn thiết, dũng mănh tỉnh ngộ ư?

          Bốn chữ “kiến sắc khởi tâm” (thấy sắc dấy ḷng) chính là cái gốc khiến cho người đời mắc bệnh trong cả một đời vậy. Nay muốn đoạn trừ cội gốc ấy, hăy nên dốc sức nơi chữ Kiến. Phi lễ vật kiến (điều trái lễ chớ nh́n), thấy mà như không thấy th́ là [công phu] bậc thượng. Bản tâm khó mê muội, lễ pháp khó vượt qua, nghiêm cấm, gắng sức chế ngự th́ là bậc kém hơn. Nếu chẳng vậy, thoạt đầu th́ là dấy lên trong tâm, rốt cuộc sẽ loạn nơi sự. Một niệm sai lầm, muôn kiếp chẳng chuộc được, buồn thay!

          Kinh Tứ Thập Nhị Chương dạy: “Xem người già như mẹ, xem người lớn hơn như chị, xem người nhỏ hơn như em gái. Xem đứa bé bỏng như con gái [của chính ḿnh]”. Đấy chính là pháp tối thượng để dưỡng tâm.

          Sắc đẹp ai nấy đều yêu thích, nhưng chẳng thể dối gạt hoàng thiên! Ta hành dâm với vợ kẻ khác, kẻ khác sẽ hành dâm với vợ ta. Người xưa đă để lại lời răn ấy. Dương Ấu Thanh viết bài tụng rằng: “Thấy sắc đẹp của kẻ khác, vừa mới dấy niệm toan dan díu, tức là đă khiến cho kẻ khác dấy lên ư tưởng muốn dụ dỗ vợ con ta. Thay đổi vị trí để nh́n, tà tâm sẽ lập tức dứt bặt”.

          Ngữ lục của cổ đức đă chép: - Vừa mới gặp sắc đẹp, tâm rung động, hăy gấp nghĩ: Vị thần trông coi tội lỗi ở ngay bên cạnh ta. Tam Thai, Bắc Đẩu ở ngay trên đầu ta. Tam Thi trong thân, Táo Quân ở trong nhà. Ba thứ ánh sáng của mặt trời, mặt trăng [và tinh tú chiếu soi], thiên chân vạn thánh (ngàn vạn vị tiên thánh) ở trên hư không, có người ghi chép, có người trông thấy mà tức giận, có người giám sát dầy đặc muốn gom góp [tội lỗi của ta] để công bố, như thế th́ sẽ hoảng sợ, run rẩy, tự nhiên tấm ḷng nguội lạnh, ư niệm [tham dục] diệt mất.

          Đời Minh có một người mắc chứng háo sắc, hỏi tiên sinh Vương Long Khê[54]. Tiên sinh bảo: “Có chỗ rủ màn treo trướng nơi đây, có người bảo ông trong ấy có một ả kỷ nữ nổi danh. Tới lúc ông vạch màn ra, ả gái làng chơi ấy chính là em gái hay con gái của ông, ngay trong lúc ấy, tấm ḷng dâm của ông có ngay lập tức dứt bặt hay không?” Thưa: “Dứt liền”. Tiên sinh bảo: “Vậy th́ dâm vốn là không, ông nhận lầm nó là thật”.

          Trong mười đoạn Tiêu Song[55] của Văn Đế, đoạn đầu tiên là giới dâm hạnh: “Chưa thấy, chớ nên nghĩ. Trong khi thấy, chớ nên loạn. Đă thấy, chớ nên nhớ”. “Chưa thấy đừng nghĩ” chính là công phu tồn tâm dưỡng tánh lúc tĩnh (lúc chưa có ngoại duyên dẫn dụ). Thường ngày, hễ rảnh rang ở một ḿnh, ắt phải thâu thập sao cho mỗi ư niệm đều sạch làu, thời thời cảnh giác, khắc khắc nhắc nhở. Thiên lư đă hiện diện, ắt ḷng ham muốn của con người sẽ tự dứt. Phàm những ư tưởng dâm uế, tà vạy, đều chẳng để lọt vào tấm ḷng quang minh chánh đại. Đấy là học vấn chú trọng ḷng kính của bậc quân tử. Tâm ta đă định, tự nhiên lúc sắc đẹp lộng lẫy ở trước mặt, mặc cho kẻ đó dẫn dụ đủ mọi cách, ta trọn chẳng bị nó lay động mảy may th́ là định lực thuộc bậc nào? Cảnh giới ấy đều là do thường nhật đă tu luyện phẩm đức nghiêm ngặt, thiết thực, do chánh tâm thành ư mà ra. Đấy chính là đối với chuyện gạn lọc, lắng trong cội nguồn, Đế Quân đă dạy phải kiêng trừ những chuyện thuộc về dục vọng của con người. Trước hết, Ngài dạy ngăn ngừa từ cái tâm. Muốn ǵn giữ [dâm giới] ngay trong [khi những ngoại duyên dẫn dụ] hiện tiền, trước hết, phải tu luyện trong lúc thường ngày. C̣n như “trong khi trông thấy mà chẳng loạn, đă thấy bèn chớ nghĩ nhớ”, chính là như đức Thái Thượng đă răn mọi người “chớ nên dấy ḷng tư t́nh”. Đấy chính là công phu phản tỉnh, soi xét bản thân trong khi [tâm niệm] dấy động vậy. V́ thế, nếu phân tích chi tiết hơn, ba câu nói của Đế Quân, mỗi câu là một cảnh giới. “Nghĩ” là nghĩ tới tương lai. “Loạn” là loạn trong hiện tại. “Nhớ” là nhớ về quá khứ. Người hiện thời dâm ác ngập trời, không ai chẳng phải là do từ trong ba cảnh ấy mà h́nh thành, xuất hiện. Có thể thật sự trừ hết ba cảnh ấy, dâm hạnh há có chỗ nào để đặt chân nữa ư?

          Dâm đứng đầu muôn điều ác, [chuyện này] được nêu rơ trên bảng sắt trước điện Sâm La. Bởi lẽ, hễ tâm dâm vừa sanh, các điều ác lũ lượt tụ tập. Tà duyên chưa tụ hợp, đă sanh tâm huyễn vọng. Nếu chẳng có cách nào chèo kéo, dẫn dụ người khác, sẽ sanh ḷng xảo trá. [Nếu có] đôi chút trở ngại, sẽ sanh ḷng sân hận. Do dục t́nh điên đảo, bèn sanh ḷng tham đắm. Do hâm mộ những thứ người khác đang có, bèn sanh tâm đố kỵ, tàn độc, tước đoạt thứ yêu mến của người khác, sanh tâm giết hại, chôn vùi hết sạch liêm sỉ, luân lư đều thiếu sót, các thứ ác nghiệp sanh ra từ đấy, các thứ thiện niệm do đấy mà tiêu mất. Hễ dấy động dâm tâm, tuy chẳng thật sự thực hiện, mà đă tích ác, tạo tội như thế đó, huống hồ là thực hiện [dâm sự] hiển nhiên ư?

          Pháp luật cơi âm có nói: - Gian dâm vợ người khác, sẽ bị quả báo tuyệt tự. Gian dâm với gái chưa chồng, sẽ bị quả báo con cái dâm dật!

          Ngạn ngữ có câu: “Khuyến quân mạc tá phong lưu trái, tá đắc khoái lai, hoàn đắc khoái, gia trung tự hữu đại hoàn nhân, nhĩ yếu lại thời, tha bất lại” (Khuyên đừng gây nợ phong lưu, mượn đă mau rồi, trả chóng hơn. Người nhà rồi sẽ đền nợ thế, dẫu ngươi muốn quỵt, chẳng tha đâu!)

          Sát nhân th́ giết một thân, gian dâm với kẻ khác th́ giết cả ba đời [kẻ bị gian dâm]! Bởi lẽ, [hành vi gian dâm ấy] không chỉ là phá hoại danh tiết của người ấy, mà c̣n khiến cho bố mẹ chồng, chồng người ấy và con cái của họ mất hết mặt mũi, đau đớn thấu tâm can. Thậm chí có người v́ xấu hổ mà đến nỗi chết, hoặc là chồng giết vợ, hoặc là bố thắt cổ con gái, con không nhận mẹ, [khi gặp mặt] thân thích khó giữ thái độ đối xử lịch sự, những nhà đàng hoàng chẳng dám kết thông gia với nhà ấy. V́ niềm vui vụng trộm trong chốc lát bèn tạo tội ác ngập trời, quả báo tuyệt tự vẫn chưa đủ xứng với cái tội ấy!

          Có vợ chồng rồi mới có cha con, anh em. Gian dâm người khác, không chỉ là rối loạn giềng mối vợ chồng, mà c̣n rối loạn cả cha con, anh em người ta! Ngũ luân đă bị mất ba. Thậm chí khiến cho tổ tông của kẻ ấy [v́ bị người khác khinh thường con cháu] là “hạng người không ra ǵ” mà phải nếm trải nỗi đau khổ không người cúng tế. [Kẻ gian dâm] sẽ bị quỷ thần tru lục, há có thể trốn tránh được ư?      Sát nhân th́ sẽ tiêu diệt hậu thiên, nhưng kẻ gian dâm người khác sẽ rối loạn tiên thiên của người ấy. Huống hồ, sát nhân là v́ hận [thù người ấy] mà làm, c̣n kẻ gian dâm người khác, có hận thù ǵ với chồng, bố mẹ chồng, bố mẹ ruột của người ta? Lại c̣n hận thù ǵ với cô gái đẹp ấy mà cứ muốn ô uế thân thể, chôn vùi tiết hạnh của cô ta?

          Dâm niệm nhiều, ắt thiện niệm ít. Dâm niệm ít, ắt thiện niệm tự nhiều. Do vậy, dâm niệm hoàn toàn tiêu mất th́ trong năm phước sẽ đạt được ba phước là thọ, khang ninh (mạnh khỏe, yên vui) và khảo chung mạng (chết yên lành). Kẻ thường dấy lên dâm niệm, ắt sẽ bị khốn đốn v́ bệnh tật, mắc các tai ương hung tàn, đoản mạng, trắc trở.

          Dục niệm trong chốc lát dễ tiêu mất. Công danh tánh mạng cả một đời rất trọng, tội ǵ đem danh dự, tiết tháo cả trăm năm, tiền tŕnh suốt một đời, [âm đức] tích lũy của tổ tông, phước lộc của con cháu phí sạch vào nỗi mê hoặc ngắn ngủi? Đúng là chẳng biết [kẻ như thế ấy] có bụng dạ như thế nào? Cũng có kẻ v́ kinh hăi trốn thoát khỏi [sự lùng bắt của gia đ́nh người bị gian dâm] mà thành bệnh, dẫu uống thuốc cũng khó lành, gây liên lụy khiến cho gia đ́nh của chính ḿnh suy bại, cắn rốn chẳng kịp[56]. Thậm chí gian t́nh bại lộ, đem tánh mạng đổi lấy một khắc hoan lạc! Báo ứng oan nghiệt tuần hoàn, dùng vợ con gái để trả cái nợ phong lưu, thê thảm càng khó nói nổi, hăy mau cảnh giác!

          Ngạn ngữ có câu: “Gian dâm gần giống như là giết chóc”. Đúng lắm thay, nhưng nói “gần giống như giết chóc” th́ vẫn là lời lẽ nhẹ nhàng. Tôi cho rằng: Hễ gian dâm th́ chưa hề chẳng có chuyện giết chóc! [Bởi lẽ], chồng người ấy hay biết, giận dữ vung đao giết chết [gian phu, dâm phụ]. [Nếu như là hai hay nhiều gă đàn ông] cùng gian dâm [với một nữ nhân], sẽ do ghen tuông mà đâm chém nhau, trở thành giết chóc. Do gian dâm mà dẫn đến chết chóc, sẽ bị phép vua giết chết. Nếu may mắn lọt lưới, sẽ bị oán quỷ giết hại. Có mấy kẻ tránh khỏi, sẽ mắc bệnh hư nhược, lao sái trầm kha, Biển Thước[57] khó thể trị lành, tức là bị thần Tư Mạng giết. Con người rốt cuộc tự đặt tấm thân “tối linh, tối quư, có thể làm rất nhiều chuyện hữu ích lớn lao” vào chỗ “ắt bị giết chết” th́ ngu lắm thay, đau đớn lắm thay!

          Sách Nhật Càn Sơ Điệp có nói: - Xưa có bậc hiền nhân, trong khi dâm niệm bộc phát, bèn đút tay vào lửa, đau đớn chẳng chịu nổi, dâm niệm liền dứt. Nếu chẳng dứt, ắt lắng ḷng tĩnh tọa, coi như tấm thân đă chết. Lại nghĩ đến mộ phần của cổ nhân, tự nhủ: “Người ấy đă sống trên đời như ta; mai sau, ta sẽ giống như người ấy, dâm lạc để làm ǵ cơ chứ?”

          Ngăn ngừa ư niệm dâm hoàn toàn cậy vào huệ lực. Đời Đường, Địch Lương Công (Địch Nhân Kiệt) đă từng nói: “Người đối diện với sắc đẹp, hăy mau nghĩ người phụ nữ ấy mai sau mắc bệnh chết đi, thi thể rữa nát, gịi trùng xúm lại đục khoét, hôi thối nồng nặc, rất đáng kinh sợ, tà niệm liền tan ngay!”

          Trong bài B́ Nang Ca (皮囊歌, bài ca về cái đăy da) của Đạt Ma Tổ Sư đời Lương có đoạn: “Niệu thỉ cừ, nùng huyết tụ, toán lai hữu thậm phong lưu thú” (Mương phân tiểu, đống máu mủ, tính ra có ǵ là thú phong lưu).

          Đời Đường, Lữ Tổ nói: “Đừng khoe c̣n trẻ để thừa dịp phong lưu, [làm như thế] chính là ép ḿnh đi vào con đường luân hồi buôn bán xương khô. Không tin th́ hăy đối trước gương sáng mà xem, dưới lớp da mặt là đầu lâu”. Lại nói: “Giai nhân mười sáu như bơ, eo giắt kiếm sắc chặt đầu gă ngu. Dẫu không thấy kẻ rụng đầu, ngấm ngầm giục giă người thành xương khô”.

          Trong Giới Dâm Pháp có đoạn viết: - Nó (dâm dục) là sự vật dẫn dụ ta giết ḿnh, phá nhà, tổn thọ, giảm phước, thật sự làm hại tánh mạng của ta. Đáng nên coi nó như lưỡi đao bén giết người, xem như hổ, sói, xem như rắn độc, xem như quỷ sứ bắt hồn, xem như oán đối từ đời trước. Nếu có thể quán như vậy, sẽ như dùng nước chữa lửa, dâm niệm chẳng hề không dứt vậy!

          Đời Minh, ông Cao Tông Hiến nói: - Thân này như bạch ngọc, hễ sảy chân liền vỡ nát. Chuyện này (dâm dục) như chất độc của chim Trấm, vừa lọt vào miệng bèn chết ngay.

          Người thời nay thường bị lầm lẫn bởi một chữ T́nh, chẳng biết chữ T́nh chính là tác dụng do trời ban cho ta để thực hiện trung, hiếu, ḥa thuận với anh em, nhân từ với dân chúng, yêu thương muôn vật. Sử dụng chánh đáng th́ sẽ là thánh hiền. Sử dụng tà vạy, sẽ là cầm thú, há chẳng sợ ư?

          Sách Đạo gia nói: “Tội gian dâm với kẻ khác nặng gấp mấy lần tội sát nhân!” Lại nói: “Phàm là người khổ hạnh tu hành, các tội đều có thể tiêu trừ, chỉ có tội từng phá tấm thân trong trắng của kẻ khác, dẫu mai sau đạo cao, hạnh măn, vẫn chẳng thể tiêu trừ, ắt phải hứng chịu ác báo th́ mới có thể thành tiên được”.

          Đức Phật dạy: “Người sống trong thế gian, chẳng xâm phạm phụ nữ của kẻ khác, tâm chẳng nghĩ tà vạy; do vậy, sẽ được năm điều thiện. Một là chẳng bị tổn thất tiền tài, hai là chẳng sợ bị quan huyện [bức bách], ba là chẳng sợ hăi kẻ khác, bốn là được sanh lên trời, ngọc nữ trên cơi trời làm vợ, năm là từ trên trời giáng hạ, sanh vào nhân gian, phần nhiều là phụ nữ đoan chánh”. Nay thấy bao nhiêu người đoan chánh, xinh đẹp, đều là do trong đời quá khứ chẳng xâm phạm phụ nữ của người khác mà ra. “Người sống trong thế gian mà dâm dật, xâm phạm phụ nữ của người khác. Do vậy, sẽ mắc năm điều ác. Một là gia đ́nh bất ḥa, nhiều lần mất mát tiền bạc. Hai là sợ hăi quan huyện, thường bị đánh đập. Ba là tự dối ḿnh, bản thân thường sợ sệt kẻ khác. Bốn là vào trong địa ngục Thái Sơn, cột sắt đang đỏ rực, thân luôn ôm lấy! Do xâm phạm phụ nữ của người khác, mà mắc họa ương như thế mấy ngàn vạn năm, h́nh phạt mới xong. Năm là từ địa ngục thoát ra, làm gà, le, chim, vịt, dâm dật chẳng nề hà mẹ con, mà cũng chẳng có chừng mực”. Ngựa có lễ, nhạn trinh lương, chúng đều giữ chữ tín, có chừng mực, c̣n riêng gà, le le dâm dật chẳng biết chừng hạn, đều là v́ đời trước dâm dật, xâm phạm phụ nữ của người khác, hứng chịu thân gà, le le, thường bị kẻ khác ăn nuốt. Khổ sở như thế, chẳng thể kể trọn!

          Đức Phật nói năm giới, [có] một giới là “chẳng tà dâm” sẽ cảm quả báo đời này và đời sau, cha mẹ, quyến thuộc sống lâu, mạnh khỏe, ḥa thuận, vui vẻ, vợ con trinh lương.

          Kinh Báo Ứng[58] chép: - Một con quỷ hỏi: “Tôi thọ thân này, tánh hay sợ hăi, thường sợ bị kẻ khác bắt nhốt, trói buộc, c̣n bị hành hạ khổ sở, tàn độc, chưa hề có tâm vui sướng, do tội ǵ mà nên nỗi?” [Ngài Mục Liên] đáp rằng “Khi ngươi làm người, thích hành tà dâm, xâm phạm phụ nữ của người khác, luôn lo nghĩ bị phát giác, tâm chẳng tự an. Nay hứng chịu hoa báo, quả báo là trong địa ngục, hoặc là nằm trên giường sắt, hoặc ôm cột đồng. Tội lỗi như thế, chẳng thể tính kể!”

          Sách Văn Xương Đế Quân Thiên Giới Lục chép: - Gian dâm vợ con người ta, điếm nhục khuê môn[59], sẽ chịu khổ năm trăm kiếp trong địa ngục mới được thoát sanh, làm la, làm ngựa năm trăm kiếp nữa, mới lại làm thân người. [Làm người] th́ làm nghề xướng ca, đào kép. Gian dâm gái góa, tăng, ni, bại hoại tiết tháo của người ta, sẽ chịu khổ tám trăm kiếp trong địa ngục mới được thoát sanh, [lại làm] dê, làm lợn để cho người ta giết mổ tám trăm kiếp nữa mới lại được làm người. [Khi làm người] th́ bị mù, bị câm, là kẻ tàn phế, ngũ quan, tứ chi chẳng được trọn vẹn, tàn phế! Dùng thân phận ty tiện để dâm loạn bậc tôn quư, dùng thân phận người lớn để dâm loạn trẻ nhỏ, bại hoại cương thường, sẽ chịu khổ một ngàn năm trăm kiếp trong địa ngục mới được thoát sanh, làm rắn, làm chuột một ngàn năm trăm kiếp nữa, mới được làm thân người, nhưng hoặc là chết khi c̣n trong thai mẹ, hay là chết trong khi c̣n ẵm ngửa, rốt cuộc chẳng thể trưởng thành. Tội báo do phạm dâm đáng buồn thay!

          Sách Khuê Châm chép: - Đàn bà mà phạm phải nỗi oan nghiệt dâm dật, suốt đời chẳng thể gột rửa. Dẫu [người ấy có] con hiếu, cháu hiền, chẳng thể gột sạch [danh tiếng nhơ nhuốc được]. V́ thế, bậc thục nữ khuê các giữ thân như ngọc, chẳng để có nửa điểm tỳ vết nào. Nếu gặp kẻ khinh cuồng, cẩu thả, hăy lập tức gieo thoi, quyết liệt cự tuyệt[60], tự nhiên hắn sẽ chẳng dám tái phạm. Đấy là chánh khí trong chốn buồng thơm, sẽ được quỷ thần che chở. Nếu đàn bà dâm loạn, há chẳng có ác báo ư? Luật lệ cơi âm trị tội bằng cách bắt họ đầu thai làm chó, làm lợn, chứ chẳng phải là chỉ bị cơi đời thóa mạ mà thôi! Hăy nên răn dè!

          Phàm con người dễ sảy chân nhất chỉ là khi đối diện với sắc đẹp lộng lẫy. Bỗng dưng, trong khoảnh khắc, sẽ khó thể chế ngự, khi ấy, sẽ có ba loại ma:

          1) Mắt nh́n vào mặt [người xinh đẹp ấy], tư thái yêu kiều của người ấy đă xoáy vào tâm, xương nóng, tâm thần lơ mơ, như [bị bao phủ trong] khói mịt mù, lửa cháy hừng hực. Đó gọi là hỏa ma.

          2) Dục căn chớm nẩy, mạch Nhâm Đốc ngầm mở, như đê sắp vỡ, như sông chảy xiết sắp xoáy thủng đê. Đó gọi là thủy ma.

          3) Thủy hỏa cùng nung nấu, thân thể và thần hồn xung động lẫn nhau, như bánh xe [xoay] không ngừng, như chiếc ṿng không có chỗ khởi đầu. Đó gọi là phong ma.

           Ba thứ ma ấy là ba cửa ải. Để chém ba thứ ma, vượt ba cửa ải, không có chi khác, có một thanh gươm trí huệ, [thanh huệ kiếm ấy] chính là Nhẫn mà thôi, là kiên nhẫn mà thôi, là rất nhẫn nại mà thôi! Khi đói, đừng ăn món ăn của cọp, khi khát đừng uống rượu ngâm lông chim Trấm; đó là nói đến Nhẫn vậy. Khi hai người đấu với nhau, đều muốn đoạt đao [của đối phương], dẫu đổ máu vẫn không chịu buông tay. Quân chiến bại đoạt đường [tẩu thoát], dẫu trúng tên chẳng quay lại. Đó là nói đến sự kiên nhẫn vậy. Bị rắn độc mổ vào tay, tráng sĩ chặt cổ tay. Thân trúng phải tên độc, anh hùng khoét xương. Đó là nói về chuyện rất nhẫn! [Giữ được như thế], th́ ngay trong lúc quan yếu ấy, giữ được Định, nhẫn được, ắt sẽ cảm trời đất, động quỷ thần, công hạnh viên măn.

          Nếu có một niệm vấn vương, sẽ đến nỗi chẳng thể giữ vững Định. Những kẻ liễu ngơ, hoa tường, phấn trắng, mày đen, chớp mắt đă chẳng c̣n ǵ, nhưng [kẻ đắm đuối chúng] sẽ do vậy mà bị giảm thọ, do vậy mà bị giảm lộc. Thậm chí có thể v́ vậy mà táng thân, lại c̣n mạng đáng lẽ phú quư mà trở thành nghèo hèn, số vận đáng lẽ b́nh an mà thành họa hại biến chuyển, số phận lẽ ra có con mà thành tuyệt tự, mong mỏi con quư, cháu hiền, lại toàn nẩy ṇi hạ lưu! Lại c̣n mắc quả báo trong địa ngục, quả báo trong đời sau, quả báo trong đường súc sanh, bị báo ứng vợ con dâm dật, báo ứng con cháu khốn cùng, quả báo là ca kỹ, đào kép hạ tiện. Một niệm thoáng đâm quàng đường rẽ, [sẽ thành] độc hại vô biên. Than ôi! Dám chẳng nhẫn ư?

          Để ngăn dứt tà dâm, trước hết, phải do cha, anh, thầy, bạn thường ngày đổ công giáo huấn, chỉ bày, khiến cho [ư niệm kiên quyết chẳng tà dâm] được tiêm nhiễm dần dần, khiến cho [con em, học tṛ] tin tưởng sâu xa: “Trong pḥng tối mà có tâm sai trái, mắt thần minh [sáng ngời] như chớp”. Trong tâm [luôn ấp ủ] lễ pháp, nhân quả, họa phước báo ứng, chẳng nghi ngờ mảy may, tự nhiên là khi tiếp xúc [những cảnh ngộ quyến rũ], sẽ dũng mănh phản tỉnh, ngay lập tức hồi quang, chẳng cẩu thả ngay trong lúc ấy.

          Trong trường trăng gió, lắm kẻ sảy chân, nửa đời luân lạc, đọa đày, nh́n lại bóng ḿnh mà thẹn thùng, kinh hoảng. [Ai mà chẳng] mong giữ lẽ chánh, chẳng tiêm nhiễm [thói trăng hoa tà vạy], [thế mà] mấy ai có thể làm được? Suốt ngày răn [đừng ôm giữ] ḷng dâm, nhưng kẻ ấy dâm tâm lừng lẫy. Gặp người khác bèn nói “hăy ít ham muốn”, nhưng [chính ḿnh] chủng tử dục vọng càng nẩy nở. Phóng túng t́nh dục chẳng biết quay đầu, sẽ rước lấy tội lỗi không ai hơn! Nếu thật sự có thể là thoạt đầu mê muội, rốt cuộc giác ngộ, họa ương sẽ mất đi, phước sẽ theo đến. Đời Tống, tiên sinh Tạ Thượng Thái đă nói: “Đạo trời giáng họa cho những kẻ dâm đăng, nhưng chẳng phạt người biết hối hận tội lỗi”. Lời ấy đúng lắm thay!

          Ác báo do dâm đă nặng, vậy th́ báo ứng do công phu ngăn ngừa dâm và báo ứng của tội hướng dẫn dâm, đương nhiên là chẳng nhẹ! Nguyện cho khắp mỗi người đều thốt lời [thanh tịnh như] sen xanh, cất ngọn bút soạn ra những áng văn diễm lệ, nhằm bộc lộ rơ ràng sự cảm ứng, ḥng cứu bạt những kẻ đang mê muội nơi dâm. Xoay vần lưu thông, khuyến hóa lẫn nhau. Hoặc tuyên dương rộng răi những lời chánh đáng, hoặc rát miệng [khuyên nhủ] nơi pḥng kín, chẳng sợ bị chê là cổ hủ, cứ mềm mỏng khuyên dạy, ắt sẽ có thể khiến cho người ta nghe lọt tai, tỉnh ngộ sâu xa, đạt được lợi ích vô cùng. Dùng đó để đẩy lùi cơn sóng cuồng loạn làm hại tâm tánh của bọn mày ngài, là thuốc hay để quay đầu nơi trận địa giăng màn gấm, [như vậy th́] há chẳng phải là bậc quân tử lấy sự yêu thương người khác làm phẩm đức, tự cầu nhiều phước ư?

          Khẩu nghiệp của người hiện thời không ǵ quá đáng hơn là thích bàn luận chuyện [riêng tư] trong buồng the của người khác, thuật chuyện dâm dật, bỉ ổi, lắm cách phỏng đoán, thăm ḍ. Một kẻ xướng, trăm người họa! Thường là v́ kẻ nói hứng thú dạt dào mà đến nỗi kẻ nghe hí hởn. Gian ác, ngấm ngầm dan díu, thật sự liên quan đến danh tiết cả đời. Một lời ngẫu nhiên lỡ miệng, ương lụy vô cùng! Trên là khiến cho trời giận, không ǵ hơn chuyện này! Sao bằng thường nói đến quả báo của trinh và dâm, nâng đỡ danh giáo[61] cương thường, sẽ càng hưởng phước trời nhiều hơn!

          Thiên Giới Lục có nói: - Tạo tác dâm thư, bại hoại tâm thuật của người khác, chết rồi sẽ vào địa ngục Vô Gián măi cho đến khi sách ấy diệt mất. Khi tội báo của những kẻ v́ sách ấy mà làm ác đă đều hết sạch th́ [kẻ soạn dâm thư] mới được thoát sanh.

          Đời Minh, ông Viên Liễu Phàm nói: - Kẻ thu nhặt tà thư dâm uế, những thứ h́nh ảnh xấu xa, và những lời báng bổ đem đốt, sẽ được quả báo là con cháu trung hiếu, tiết nghĩa. Kẻ thích đọc tiểu thuyết dâm uế và kể nói những câu chuyện trong dâm thư [cho người khác nghe], và cất giữ sách dâm, tranh dâm trong nhà, sẽ mắc quả báo là con cháu làm ca kỹ, đào kép!

          Thiên sách Dục Hải Hồi Cuồng [trong An Sĩ Toàn Thư] đă chép các lời răn kiêng dâm, phân loại rơ ràng, lớp lang, tùy theo từng việc mà khuyên răn. Ở đây, do khuôn khổ nhỏ hẹp của Cảm Ứng Thiên, chẳng thể ghi lại toàn bộ, chỉ trích dẫn [một vài điều tiêu biểu] ghép vào đây.

          Gái trinh thuở ở trong khuê pḥng đợi dịp cưới gả, đấy chính là lúc khởi đầu danh tiết suốt một đời của cô ta. Nếu có kẻ táng tận lương tâm, phá hoại danh tiết của cô ấy, cha mẹ, họ hàng sẽ xấu hổ, ngượng ngùng. Dẫu có người cưới về, sẽ thường là bị bại lộ, rốt cuộc bị [nhà chồng] đuổi về; [cô ta] sẽ thường đến nỗi phẫn uất, nhục nhă, hổ thẹn mà hủy hoại tánh mạng. Ví như trong chuyện hôn nhân có thể giấu diếm được, [cô ta] sẽ thường ngấm ngầm ôm ḷng hổ thẹn, sợ hăi, danh tiết lớn lao đă khuyết, ngàn đời khó gột rửa. Phàm là những ai có ḷng, hăy nên thống thiết kiêng dè trước hết.

          Bà góa có chí thủ tiết, thần lẫn quỷ đều khâm phục, kính ngưỡng, triều đ́nh biểu dương, tưởng thưởng. Nếu tiết tháo kiên trinh ấy bị bại hoại, kẻ sống chẳng c̣n mặt mũi nào trên cơi đời, người đă chết (chồng bà ta) sẽ càng đớn đau ôm hận nơi chín suối. Xin hăy thử nh́n lại, thử nghĩ chính ḿnh lâm vào t́nh cảnh ấy, há chẳng nguội lạnh tấm ḷng ư? Đúng là hăy nên khéo léo ǵn giữ, khiến cho bà ta được thành danh, giữ trọn tiết hạnh, gieo đức càng dầy, há có phải chỉ là không dâm [th́ mới có đức dầy] mà thôi ư?

          Tỳ nữ há chẳng phải là gái trinh ư? Ta mong con gái ta trinh tiết, há có thể làm nhơ nhuốc sự trinh tiết của con gái người khác ư? Vợ đầy tớ th́ cũng là vợ của người khác. Muốn vợ ḿnh tiết hạnh, há có nên chôn vùi tiết hạnh của vợ kẻ khác ư? Tuy sang hèn khác biệt, danh tiết như nhau, há có nên chôn vùi lương tâm, gây nên sự báo ứng nghiêm trọng trong cơi âm? Huống hồ [do chồng lẹo tẹo với tớ gái hoặc vợ kẻ hầu], vợ ta v́ ghen tuông sẽ đánh đập, gây thương tổn cho họ, hoặc kẻ tôi tớ hung hăn sẽ quay ngược lại bêu riếu, phản chủ. Cha con do chẳng hay biết mà cùng tằng tịu với một đứa tớ gái, anh em do mê muội mà cùng chung chạ với một người, hoặc là cốt nhục bào thai mà luân lạc trong hàng hạ tiện. Kẻ đời sau (con cháu của chủ nhân) vô tri, [do chẳng biết đó là anh chị em ruột thịt của ḿnh], lầm lẫn làm nhục, lấn hiếp, trên danh nghĩa là chủ tớ sai khác, nhưng ngấm ngầm có t́nh huynh muội! Tổn thương phong hóa, bại hoại mỹ tục, chẳng nỡ nói đến! Người ta sao lại v́ thấy [tôi tớ] dễ gian dâm bèn thản nhiên [làm xằng] chẳng răn dè vậy?

          Vú nuôi được xếp vào bát mẫu[62], ni cô tu hành tĩnh lặng nơi đất Phật, xâm phạm họ sẽ là tạo ra oan nghiệt nặng nề nhất trong các tội nghiệt. Hiện thời, những kẻ bị quan lại trừng phạt và gặp phải những tai họa riêng tư khác, cố nhiên vẫn là nhẹ hơn [ác báo do tội lỗi này].

          Cũng thường có chuyện kẻ nữ chưa kết hôn[63] [làm chuyện] dâm bôn, muốn quyến rũ kẻ khác hành dâm ḥng được sủng ái, hăy đừng nghĩ “cô ả tự dâng ḿnh tới tay ta. Nếu ta từ khước, sẽ quá tuyệt t́nh”. Trong lúc ấy mà vượt được sự thử thách ấy, sẽ là đức dầy, phẩm lạ, sẽ được trời cao xét soi, chẳng mong kẻ khác biết đến. Đấy là cửa ải giữa thiện và ác, là ranh giới giữa họa và phước, hăy càng nên nỗ lực!

          Cặp kè vui chơi với gái ăn sương tợ hồ chẳng có tội lỗi, nhưng đă rơi vào cái bẫy ấy, sẽ thường bị táng gia bại sản. Huống hồ [v́ ta dan díu với gái làng chơi], cha mẹ ghét bỏ, thân hữu lợt lạt, vợ con oán hận, [như thế th́ kẻ ăn chơi ấy] đă hoàn toàn đặt ḿnh ra ngoài luân thường, chôn vùi [sự tiết tháo vốn được] giữ ǵn như ngọc. Thậm chí [có kẻ do ăn chơi mà] thân nhiễm các bệnh phong t́nh, rụng lông mày, khuyết mũi. Có kẻ khắp thân chẳng có miếng da nào lành lặn! Có một người bạn, bộ phận sinh dục thối rữa, tự nói là v́ cuồng hứng nhất thời, [trở thành giống như kẻ] bị thiến suốt đời, tuyệt tự, tổn thương thân thể, khóc lóc, hối hận chẳng kịp! Lại có một kẻ ở An Huy, do bệnh hoa liễu truyền nhiễm, con sanh ra lộ thịt đỏ hỏn, không có da, chẳng nuôi được, đều chết. Than ôi! Người ta cứ bảo [chơi bời] chẳng tổn hại âm chất, ai ngờ chẳng khác ǵ bị cơi âm khiển trách! Hăy hết sức răn giữ!

          Chuyện nam nhân hành dâm với nhau, có sáu điều chẳng nên là:

          1) Dâm ô khinh mạn, thể diện bị thương tổn, đă đánh mất ḷng cung kính, chẳng có ḷng hổ thẹn. Đó là một điều chẳng nên vậy.

          2) Ruồng rẫy kẻ đă kết tóc se tơ với ḿnh, sủng ái bọn trai trẻ, khí phận tà ác dẫn đến những điều quái dị, yêu ghét sai lệch. Đó là hai điều chẳng nên.

          3) Các ngươi khinh bạc, phóng đăng, có hạnh kiểm ǵ. [Cũng có lúc làm chuyện] trộm ngọc, cắp hương, nhuốm bẩn khuê nữ! Đấy là ba điều chẳng nên.

          4) Ngẩng đầu [trên cao] ba thước, chắc chắn có thần minh phẫn nộ v́ sự nhơ uế ấy, [các Ngài sẽ] giáng xuống h́nh phạt chẳng nhẹ. Đấy là bốn điều chẳng nên.

          5) Luật lệ chép về hành vi kê gian, phép vua rành rành. Gian dâm lại gần giống như giết chóc, có mối quan hệ to lớn với thân thể. Đấy là năm điều chẳng nên.

          6) Chẳng v́ cầu có người nối dơi mà tiết tinh bừa băi, hành vi ấy ngu xuẩn thay, sẽ khiến cho sanh mạng bị hủy hoại mau chóng. Đấy là sáu điều chẳng nên.

          Khuyên khắp người đời, kẻ chưa phạm hăy chú trọng dè dặt, cẩn thận vâng giữ ḥng “tránh dữ, hướng lành”, suốt đời giữ trọn điều răn về sắc dục. Nếu là kẻ đă phạm, hăy gấp sửa lỗi, làm chuyện lành rộng răi, khắc in sách răn dâm để khuyên rộng khắp, ḥng chuộc lầm lỗi cũ, ngơ hầu chuyển họa thành phước.

          Xưa kia, Diêu Đ́nh Nhược ở Đồng Thành đă in những tờ đơn thề giữ giới như sau: “Trăm hạnh hiếu đứng đầu, vạn ác dâm đứng đầu. Con người khác với cầm thú là do biết suy nghĩ. Nhạn là loài phi điểu c̣n chẳng loạn bầy, con người nắm giữ Tứ Đức, sao lại chẳng bằng chim? Do vậy, dùng [tờ đơn phát nguyện này] để nương tựa, hướng về, thề kiêng tà dâm. Nếu manh nha ư niệm ấy, họa sẽ giáng xuống thân. Nếu phạm giới này, sẽ ương hại đến con cháu. Chỉ mong từ bi, thương xót chứng minh, hộ tŕ, ngầm gia hộ, xin hăy đời đời bảo vệ. Phàm những ai nhận tờ đơn này, hăy tụ tập mấy người cùng chí hướng, viết mười tám câu này lên tờ giấy khác, lại ghi quê quán, mỗi người tự ghi tên, kư tên, phát thệ đem đốt trước Văn Xương Đế Quân, hoặc trước Quan Thánh, hoặc trước hết thảy chư Phật, vĩnh viễn giữ giới chẳng quên. Mỗi năm đều nghiệm chứng một lần, mấy người cùng chí hướng sau khi đă thề kiêng [tà dâm], liền quyên góp để in đơn này thành một vạn tờ thí tặng, ngơ hầu cách thức tốt đẹp được lưu truyền chẳng dứt”. Mặt sau tờ đơn có ghi thêm vài câu cách ngôn và [vài chuyện] quả báo.

          Thu thập các lời dạy như trên, khuyên lơn hoặc răn đe đều đầy đủ, pháp tắc, lời răn đều nêu bày. Có những lời lẽ mềm mỏng lẫn những lời lẽ quyết liệt, từ ngữ rơ ràng, ư thiết tha, ai có thể thời thời đọc, khắc khắc nghĩ, ắt sẽ được lợi ích. Nhưng những điều vừa dẫn trên đây đều là tiện tay chọn lấy, vẫn thẹn chữ nghĩa, thứ lớp chẳng thỏa đáng, người đọc chỉ cần hiểu ư chỉ là được rồi. Tôi lại đem những [câu chuyện về] quả báo do trinh lương hay dâm đăng chép tường tận sau đây, ḥng giúp cho [người đọc] dũng mănh tỉnh ngộ.

          Chàng học tṛ nọ ở Quư Khê, thi nhiều lần chẳng đỗ, xin Trương Chân Nhân dâng sớ, xuất hồn lên xem bảng trời. Thần phê rằng: “Người này số phận đáng lẽ đỗ đạt, nhưng do lén lút với người thím mà bị mất sạch”. Chân Nhân hoàn hồn[64], nói với chàng ta lời ấy. Chàng học tṛ bảo là không có, bèn tự soạn sớ để biện luận. Thần lại phê: “Tuy chẳng có chuyện ấy, nhưng thật sự có cái tâm ấy”. Chàng học tṛ hổ thẹn chẳng kịp, ấy là v́ thời trẻ thấy người thím xinh đẹp, ngẫu nhiên động một niệm [tà vạy] vậy!

          Trong niên hiệu Chánh Đức[65] nhà Minh, Triệu Vĩnh Trinh thuở bé gặp bậc dị nhân bảo: “Năm ngươi hai mươi ba tuổi, ắt đậu Giải Nguyên”. Đến khi thi Hương, văn hay tột bậc, quan chủ khảo đă định chấm cho [Vĩnh Trinh] đậu Giải Nguyên từ mấy hôm trước, chẳng ngờ trong kỳ thi hậu trường, [văn bài của Vĩnh Trinh] bỗng phạm sai sót, cho nên chẳng thi đỗ. Tâm Vĩnh Trinh hết sức uất ức, do vậy, cầu nguyện mộng thấy Văn Xương Đế Quân [để thưa hỏi. Trong giấc mộng] Đế Quân nói: “Khoa thi này ngươi vốn đậu Giải Nguyên, nhưng do gần đây ngươi cḥng ghẹo tỳ nữ, dụ dỗ con gái nhà hàng xóm. Tuy đều chưa thành chuyện gian dâm, nhưng đă dấy ḷng điên đảo, ư dâm vấn víu! Ruộng tâm ngày một tối tăm, tiếng tăm lẫn địa vị đều tiêu; v́ thế, bị phạt trừ sạch!” Vĩnh Trinh khóc lóc, sửa lỗi, làm lành, cho khắc in những lời răn dâm để cảnh tỉnh cơi đời. Khoa thi sau, anh ta bèn đỗ Giải Nguyên, làm quan tới chức Phiên Hiến[66].

          Lư Đăng năm mười tám, sau khi đỗ đầu kỳ thi Hương Tiến, cho đến lúc năm mươi tuổi vẫn chẳng đỗ đạt, bèn đến chỗ thầy pháp Diệp Tĩnh, cậy thầy ḍ hỏi [thiên đ́nh]. Thầy pháp tâu tŕnh với Văn Xương Đế Quân. Đế Quân sai nha lại đem sổ cho [Diệp Tĩnh] xem, [thấy ghi]: Lư Đăng lúc sanh ra đă được ban ấn ngọc, mười tám tuổi đậu Giải Nguyên, mười chín đỗ Trạng Nguyên, năm mươi hai tuổi đạt tới địa vị Hữu Tướng (Phó Thừa Tướng). Nhưng do sau khi thi đỗ, đă nh́n trộm con gái hàng xóm tắm; do vậy, [công danh] bị trễ mất mười năm, [kết quả thi cử] giáng xuống thành Nhị Giáp [Tiến Sĩ]. Do xâm phạm nền nhà của anh là Lư Phong, nên [công danh] lại trễ mười năm, giáng xuống thành Tam Giáp Tiến Sĩ. Do gian dâm một phụ nữ nhà đàng hoàng là Trịnh Thị, [công danh] lại bị trễ mười năm. Nay lại lén lút tằng tịu với cô gái chưa chồng hàng xóm, làm ác chẳng hối cải, đă bị gạch tên khỏi sổ công danh, suốt đời chẳng đỗ đạt”. Thầy pháp kể lại với Lư Đăng, Lư Đăng xấu hổ, ân hận, chết mất. Ôi! Tổ phụ tích đức bao nhiêu năm, [con cháu] mới được thành Trạng Nguyên, Tể Tướng. Vậy mà để bị tước trừ như thế, cô phụ ân trời, cô phụ cha ông! Hắn coi hoan lạc quan trọng như thế đó, coi đỗ đạt chẳng bằng một phần vạn. Rốt cuộc v́ chuyện phóng túng dâm đăng cỏn con mà chôn vùi phước lớn to tát. Buồn thay!

          Ông Vu Thiết Tiều nói: - Trạng Nguyên, Tể Tướng chẳng khó ǵ một nét bút xóa sạch! Huống hồ những kẻ [có âm đức của cha ông] thấp hơn [Lư Đăng] th́ sẽ như thế nào? Tôi trộm cho rằng: Sẽ càng nguy ngập khôn cùng vậy!

          Lưu Quán là người xứ Long Thư, có con trai là Nghiêu Cử, tên tự là Đường Khanh lên thuyền đi thi. Chủ thuyền có đứa con gái, Nghiêu Cử bèn ṭ vè, nhưng chủ thuyền đề pḥng, canh chừng rất nghiêm ngặt, chẳng thể thân cận được. Đến hôm thi, chủ thuyền ngỡ trường thi cửa đóng then cài chặt chẽ, chẳng phải lo lắng chuyện ǵ khác, bèn vào chợ mua bán. Thế nhưng đề thi lại trúng nhằm sở trường của Nghiêu Cử, cho nên hắn ra khỏi trường thi rất sớm. Chủ thuyền chưa về, rốt cuộc hắn lén tằng tịu với cô gái ấy. Vợ chồng Lưu Quán một tối mộng thấy hai người mặc áo vàng dẫn đến chỗ có bảng niêm yết kết quả thi, nói: “Cậu nhà đỗ đầu”. Lưu Quán muốn coi tấm bảng ấy, một người bên cạnh bỗng xé đi, nói: “Lưu Nghiêu Cử gần đây đă làm chuyện dối ḷng, đă bị trời phạt”. Khi [các khảo quan] ghi danh sách thi đỗ, quả nhiên do [bài văn của Nghiêu Cử] có tỳ vết đôi chút bèn đánh trượt. Rốt cuộc, hắn chẳng đỗ đạt, [phiền muộn] mà chết!

          Trong niên hiệu Gia Tĩnh đời Minh, Lục Trọng Tích sanh ra đă có tài lạ. Lúc mười bảy tuổi, [Trọng Tích] theo thầy là Khâu X… đến sống tại kinh đô. Nhà đối diện có một cô gái rất xinh đẹp, thầy tṛ nhiều lần lén ngắm nghía, tâm ngứa ngáy. Thầy bảo tṛ: “Thành Hoàng tại kinh đô thiêng nhất, con thử đến miếu cầu đảo, chắc sẽ được toại nguyện”. Tṛ bèn đến cầu nguyện. Tới đêm, hai người đều mộng thấy bị Thành Hoàng bắt đến, lại c̣n quở trách nặng nề: ‘Thằng nhăi ngươi là thứ ǵ ḷng dạ ngu tối, khinh nhờn thần thánh đến thế?” Thành Hoàng lại sai thuộc hạ tra sổ tài lộc. Nha lại kiểm sổ sách, thấy dưới tên họ Lục có ghi: “Đậu Trạng Nguyên năm Giáp Tuất”, c̣n dưới tên họ Khâu hoàn toàn chẳng có ǵ. Thần phán: “Đối với họ Lục, ta sẽ tâu tŕnh Thượng Đế, gạt tên khỏi sổ tài lộc, khiến cho nghèo hèn suốt đời. Họ Khâu bị rút ruột”. Vừa tỉnh mộng, họ Khâu liền bị thổ tả mà chết. Trọng Tích về sau suốt đời nghèo hèn đúng như lời thần nói!

          Đời Đường, Ngự Sử Lư Nghiễm vâng lệnh đi sứ ngoài vùng Lănh Nam, bỗng gặp một con hổ xông vào vùng rừng cây, nói tiếng người: “Ta gần như làm tổn thương cố nhân của ta!” Lư Nghiễm nói: “Sao mà giống tiếng của bạn đồng niên Lư Vi Thanh vậy?” Hổ nói: “Giă biệt đă lâu”, kể lể những mối giao t́nh khi xưa rất tường tận. [Lư Nghiễm] hỏi: “Cớ ǵ đến tận nơi đây?” Hổ đáp: “Một hôm, tôi đang tĩnh tọa, bỗng nghe ngoài cửa có tiếng gọi to, bèn điên cuồng, trở thành h́nh dạng này. Nay thấy cố nhân, há có thể chẳng bi thương ư?” Lư Nghiễm hỏi: “Đời ông có chuyện ǵ đáng hối hận hay không?” Đáp: “Ta từng ở ngoại thành Nam Dương gian dâm với một bà góa. Nhà ấy phát hiện, ta ngầm lập mưu làm hại. Do say sưa mà giết sạch cả nhà ấy. Đó là chuyện đáng hận!” Hổ rống to, bỏ đi.

          Ở Kinh Khê có hai người chơi thân với nhau từ lúc c̣n để chỏm. Tới khi khôn lớn, một người dư dật, một người túng thiếu. Do vợ chàng nghèo xinh đẹp, gă nhà giàu bày mưu, bảo bạn: “Có nhà giàu nọ có thể đến làm mướn”. Chàng nghèo cảm tạ, gă giàu sắm sửa thuyền, lại chở cả vợ chàng nghèo cùng đi. Thuyền đến dưới chân một ngọn núi, [gă giàu] bảo: “Để vợ anh ở lại giữ thuyền, tôi với anh đi trước”. Hắn dẫn bạn vào rừng, rút búa giắt ngang lưng chém chết bạn, giả vờ khóc lóc xuống núi, bảo vợ bạn: “Chồng chị bị cọp vồ chết rồi”. Người vợ khóc ̣a, gă giàu nói: “Ta thử cùng nhau đi t́m”. Cùng nhau lên núi, tới chỗ khe suối, rừng sâu vắng vẻ, hắn ôm chầm lấy cô ta, đ̣i hành dâm. Người vợ hét ầm lên, chợt hổ trong rừng rậm xông ra, cắn gă giàu tha đi. Người vợ kinh hăi, bỏ chạy, nghĩ chồng quả nhiên đă vùi thây trong miệng cọp, khóc lóc quay về. Thấy đằng xa từ trong núi có một người khóc lóc đi đến, th́ ra là chồng ḿnh, cùng ôm nhau khóc ṛng. Đôi bên nói chuyện mọi lẽ. Chồng nói: “Nó muốn hiếp dâm em đó! Em chưa bị nó hiếp. Nó toan giết anh, anh chưa chết, anh hận nó chi đâu? Vợ nói: “Em khổ sở v́ tưởng anh đă chết, anh chưa chết. Em muốn báo thù thằng giặc ấy, nhưng thằng giặc đă tự bị quả báo, em c̣n hận ǵ nữa?” Do vậy, chuyển buồn thành vui, trở về làng.

          Vương Cần Chánh ở Địch Dương tằng tịu với vợ hàng xóm, ước hẹn cùng nhau bỏ trốn, nhưng [ả ta] sợ chồng ả đuổi kịp, ả bèn lập kế giết chết chồng. Cần Chánh nghe chuyện, hết sức kinh hăi, liền một ḿnh trốn tới huyện Giang Sơn, cách đó bảy mươi dặm, tự cho là đă xa rồi, có thể thoát họa. Do đói bụng, [anh ta] vào tiệm cơm, chủ tiệm dọn cơm đủ cho hai người ăn. Cần Chánh hỏi nguyên do, [chủ tiệm] đáp: “V́ có người xơa tóc theo ông đi vào, chẳng phải là hai người ư?” Cần Chánh biết là oán quỷ đi theo, bèn đến quan tự thú. Nam lẫn nữ đều đền tội.

          Trong niên hiệu Gia Tĩnh đời Minh, ở Nghi Hương, có bà góa họ Trần làm chủ tiệm nhuộm, có nhan sắc. Một gă lái buôn gỗ trông thấy, ưa thích, mượn cớ nhuộm lụa đến nhà bà ta dụ dỗ đủ kiểu. Hắn biết chẳng thể khiến cho bà ta thuận theo, bèn lấy mấy súc gỗ quăng vào nhà bà ta, hôm sau thưa quan bà ta ăn trộm gỗ. Hắn lại hối lộ bọn sai nha để bắt bớ, hiếp đáp khiến cho bà ta khốn quẫn, nhục nhă, mong bà ta sẽ thuận theo [chịu làm thiếp cho hắn]. Bà ta ngày đêm xót xa cầu đảo thần Huyền Đàn[67], thưa: “Nhà con đă kiền thành thờ thần rất lâu, sao chẳng thể che chở cho con?” Đêm ấy, bà ta mộng thấy thần bảo: “Đă sai hắc hổ rồi”. Gă lái buôn gỗ nghe kể lại, c̣n chửi bà ta là ngu si. Chẳng được mấy bữa, gă lái buôn gỗ và sáu bảy người vào núi mua gỗ, hổ từ trong rừng xông ra, vượt qua mấy người, cắn đầu [gă lái buôn gỗ] tha đi.

          Tường sanh[68] họ Quách ở Giang Ninh, năm Kỷ Măo vào trường thi. Khi chưa yết bảng, chàng họ Dương ở trước nhà nói: “Ta gần đây làm phán quan ở âm phủ, biết ông đáng lẽ thi đỗ hạng thứ năm mươi bảy. Nhưng v́ ngày đó, tháng đó, ông đi thâu tô ở Giang Bắc, đă cùng vợ một tá điền mây mưa suồng să dưới trăng sao. Lại c̣n ép một đứa tớ gái trong nhà ông làm thiếp, do ông giận dữ, khiến cho nó bị chết ngang trái, nó đă nhiều lần đến cáo giác ông [dưới cơi âm]. Ta đă nhọc ḷng khuyên giải, nhưng nỗi uất ức của nó khó thể tiêu tan được. Do vậy, [thiên đ́nh] đă v́ những chuyện này mà trừ bỏ công danh của ông!”

          Trương Bảo làm tri phủ Thành Đô. Lư Úy ở Hoa Dương có vợ đẹp nhất xứ Thục Trung, Trương Bảo muốn tằng tịu, nhờ cậy khắp bọn ni cô, nhũ mẫu ngấm ngầm dùng ư ấy khuyên dụ. Lâu ngày, người vợ cũng động ḷng. Bỗng gặp chuyện Lư Úy ăn hối lộ bị bại lộ, Trương Bảo thừa dịp tấu tŕnh đàn hặc. [Lư Úy] bị tống giam, điều tra đến nơi đến chốn. [Lư Úy] bị đày ra ngoài rặng Ngũ Lănh[69], chết trên đường đi. Trương Bảo biếu xén mẹ Lư Úy trọng hậu, ép gả vợ Lư Úy cho ḿnh, [lấy nhau rồi], vui sướng khôn xiết. Không biết v́ sao người vợ lâm bệnh, [tinh thần] hoảng hốt, thấy Lư Úy bên cạnh. Lúc lâm chung, cô ta nói với Trương Bảo: “Thiếp cảm ơn chàng, chẳng dám không nói. Lư Úy đă tố cáo lên cơi trời, sớm tối chàng sẽ bị bắt. Nếu ẩn kín, chưa chắc họ đă có dịp [lùng bắt]. Nếu khinh thường ra ngoài, ắt sẽ bị bắt”. Nói xong bèn chết. Không lâu sau, Trương Bảo cũng ngă bệnh, do nhớ lời vợ dặn, đề pḥng hết sức nghiêm ngặt, chẳng dám bước chân ra khỏi nhà. Một chiều đang ngồi, bỗng thấy xa xa trong đám trúc dưới nhà, có một người giơ tay áo đỏ vẫy nhẹ. [Trương Bảo] hoảng hốt tưởng là vợ Lư Úy, vội rảo chạy tới, [đến gần] th́ ra là Lư Úy, bị ông ta bắt lấy, đánh đấm tơi bời, chửi bới: “Thằng giặc này, nếu tao không dùng áo hồng rộng tay vẫy gọi, mày chịu đến đây ư?” Hồi lâu sau, [Trương Bảo] tuôn máu mũi, kể nguyên do với người nhà rồi chết.

          Đời Đường, Nghiêm Vũ lúc trẻ làm hàng xóm của một vị quân sứ, dụ dỗ con gái ông ta cùng bỏ trốn. Vị quân sứ vào kinh tố giác, vua xuống chiếu truy bắt. Nghiêm Vũ sợ tội, giết cô ta, d́m xuống nước. [Do vậy, sai nha truy bắt] chẳng có chứng cớ ǵ, nên hắn may mắn thoát tội. Tới khi hắn nhiễm bệnh ở đất Thục, thấy cô ta ở trước mặt, trách móc: “Thiếp trốn theo chàng cố nhiên là đă đánh mất tiết hạnh, nhưng thiếp thật sự chẳng phụ rẫy chàng. Nếu chàng sợ tội, sao không bỏ thiếp mà đi, lại c̣n giết chết, đúng là kẻ tàn nhẫn! Thiếp đă tố cáo nơi âm tào, hạn kỳ là ngày mai!” Nghiêm Vũ thẹn thùng, xin tha. Sáng hôm sau, hắn quả nhiên chết ngắc. Than ôi! Oai quyền của Tiết Độ Sứ khi ấy[70] chẳng thể xoay chuyển mảy may! Người hiện thời cứ hở ra là t́m cái chết, nào có sau khi đă chết, ân biến thành cừu, oán đối chẳng ngớt!

          Đời Minh, Hứa Triệu Hinh ở Tấn Giang, đỗ Cử Nhân năm Mậu Ngọ, đến châu Phước Ninh để yết kiến vị quan giám khảo chấm thi của ḿnh. Hắn ngẫu nhiên đi qua một am ni cô, ưa thích một ni cô trẻ tuổi, bèn dùng oai thế hiếp đáp, cưỡng bức làm nhục cô ta. Hôm sau, hắn cắn lưỡi đứt đôi mà chết. Lại có gă Vương Vũ ở Tấn Giang nổi tiếng giỏi văn chương, mang rượu đến uống tại chùa Thừa Thiên. Hắn vào Tàng Kinh Đường, thấy một sa-di đang độ tuổi thiếu niên ngồi ngay ngắn xem kinh, bèn cưỡng ép chú tiểu ấy uống rượu. Sa-di chẳng vâng theo, hắn bèn ôm chầm lấy chú ta sờ mó, trêu chọc. Hắn về nhà được ba hôm, bỗng vung tay tát vào miệng, tự chửi bới, cắn đứt lưỡi, máu tuôn đầy đất mà chết. Cái chết của hai gă ấy chỉ là hoa báo, quả báo là trong địa ngục!

          Có ông già nọ ở Giang Tây từng ngủ lại nhà vợ, gian dâm với họ hàng bà ta, lén sanh được một đứa con bèn chôn đi. Về sau, khá giả lên, hưởng dụng đă lâu. Kẻ biết chuyện nói: “Đạo trời chẳng thể hỏi đến!” Về sau, cháu nội gái của ông ta tằng tịu với đầy tớ. Ông ta biết chuyện, hết sức tức giận, lấy một cỗ quan tài, đem hai người [bỏ vào đó], đóng đinh, đem chôn sống. Ông ta bị thưa kiện dằng dai nhiều năm, tài sản tiêu sạch mà chết.

          Gă họ Trầm vốn ỷ sức cường tráng, nhiều lượt gian dâm. Vương Hành Am đă từng răn nhắc: “Ta gian dâm vợ người khác, người khác sẽ gian dâm vợ ta. Báo ứng đáng sợ, anh hăy nên sửa đổi đôi chút”. Họ Trầm cười bảo: “Chẳng lẽ mấy thằng háo sắc đều biến thành lũ bị cắm sừng hết hay sao? Chỉ cần giữ nghiêm khuê môn, lo ǵ có chuyện đó!” Một hôm, gă từ bên ngoài trở về, chính mắt thấy vợ đang lơa lồ hành dâm với kẻ khác, muốn lấy vật dụng đánh họ, nhưng tay chẳng thể giở lên được. Vợ hắn tưởng là chồng không đếm xỉa tới, cứ thong dong tận t́nh hưởng thú hoan lạc. Họ Trầm tức giận quá đỗi, trừng mắt, giậm chân, hộc lên một tiếng rồi chết luôn!

          Một người suốt đời làm ác, có một đêm nghỉ tại nhà thân thích, nghe hai người nói với nhau: “Gă nọ tội ác ngập đầu, sẽ phải thọ báo”. Người kia đáp: “[Phạt hắn] tuyệt tự nhé?” Người trước bảo: “Quá nặng”. Người kia lại hỏi:
“Bị hỏa hoạn nhé?” Người trước nói: “Quá nhẹ!” Người kia lại hỏi: “Vương Tiểu Tiểu nhé?” Đáp: “Ờ, được đấy”. Hắn nghe nói kinh ngạc, chẳng hiểu là như thế nào? Mấy năm sau, gă đó mê luyến một kỹ nữ tên là Vương Tiểu Tiểu, cưới cô ả về nhà. Hắn nghe theo những mưu kế của cô ả, [khiến cho] cốt nhục ly gián, tài sản khánh kiệt mà chết!

          Một vTăng pháp danh là Hành Uẩn thấy hoa sen bỗng động ḷng dâm. Đêm ấy, có một nữ nhân gơ cửa. Hành Uẩn bèn mở cửa nh́n xem, thấy có một cô gái, dẫn theo một đứa tớ gái, tự xưng là Liên Hoa Nương Tử, dung mạo rạng rỡ động ḷng người. Hành Uẩn hết sức vui mừng, bèn chuyện tṛ huyên thiên không ngớt. Chốc lát, đuốc tắt, thị giả nghe Hành Uẩn kêu khổ, cô gái cất tiếng hung ác nói: “Sao ngươi xằng bậy dấy lên dâm tâm? Nếu ta là nữ nhân thật sự, há chịu ăn nằm bừa băi với ngươi ư?” Thị giả vội chạy gọi mọi người trong chùa, phá cửa mà vào, trông thấy hai con quỷ dạ-xoa, c̣n Hành Uẩn đă thân một nơi, đầu một nẻo rồi!

          Nay biên chép, kể ra các tấm gương mắc họa v́ dâm, xếp chuyện của gă học tṛ ở Quư Khê lên đầu, nhằm nêu rơ ư nghĩa [răn dạy] của đức Thái Thượng về chuyện ư niệm kín nhiệm “khởi tâm tư” (dấy ḷng muốn gian díu), ḥng khuyên mọi người phải dè dặt ngay từ đầu. Trong lúc mắt thấy, tâm động, phải dốc hết sức chú ư cẩn thận. C̣n chuyện của Hành Uẩn lại chẳng phải là thấy sắc mà khởi tâm, mà là do ông ta thiếu đầu óc, do vọng niệm tạo ra h́nh tượng, chẳng có ốc mà thành lầu, chẳng có biển mà hiện thành thị[71], [tâm địa] u mê, tăm tối, nẩy sanh sự huyễn hoặc, xấu ác, tự gây ra sự hỗn độn đến nỗi bị dạ-xoa nuốt mất mạng, đầu một nơi, thân một nẻo! [Chuốc lấy] tai họa kỳ lạ từ loài ma hung dữ, thảm khốc dường ấy! Xem đến những câu chuyện ấy, ai mà tâm chẳng rét run, sợ hăi? V́ thế, dùng câu chuyện này để kết thúc [các trường hợp mắc họa v́ dâm dật], đúng là có dụng ư sâu xa. Hăy suy nghĩ đi!

          Lâm Mậu Tiên ở Tín Châu tài cao, thi đậu kỳ thi Hương. Nhà nghèo, anh ta đóng cửa đọc sách. Người đàn bà hàng xóm chán chồng chẳng học hành, hâm mộ tài danh của Mậu Tiên, ban đêm, lén t́m tới. Mậu Tiên quở trách: “Nam nữ khác biệt, lễ pháp chẳng dung. Quỷ thần trong trời đất dầy dẫy khắp nơi, cớ sao lại ô nhục ta?” Bà ta hổ thẹn, lui ra. Năm sau, Mậu Tiên thi đỗ. Về sau, ba đứa con đều đỗ đạt.

          Diêu Tam Cửu vốn có họ là Biện, học rộng, giỏi thơ văn. Ông đến làm gia sư tại nhà họ Hoài. Có đứa con gái thường đến nh́n trộm. Ông Biện trang nghiêm, chẳng ngó ngàng. Một hôm, ông đem giày phơi ngoài sân. Cô ta viết thư, bỏ vào giày. Ông Biện thấy thư, bèn mượn cớ có chuyện khác, xin nghỉ dạy, trở về nhà. Ông Viên Di Hạnh làm thơ khen ngợi, có câu: “Nhất điểm trinh tâm kiên phỉ thạch. Xuân phong đào lư mạc tương sai” (Một tấm ḷng trinh bền tựa đá, gió xuân đào mận chẳng thèm ngờ). Ông Biện chẳng nhận bài thơ, trong thư hồi đáp, cực lực biện bác là không có chuyện ấy. Viên Di Hạnh phong kín lá thư, đề lên đó: “Đức chí hậu hĩ, tử tôn tất xương” (Đức sâu đến tột bậc, con cháu ắt hưng thịnh). Về sau, con ông Biện (Diêu Tam Cửu) là Kham và chắt là Tích đều đậu Tiến Sĩ.

          Đường Cao thuở trẻ đọc sách dưới đèn, có kẻ nữ chọc ghẹo, chọc thủng giấy dán cửa sổ[72]. Ông dán lại, đề thơ rằng: “Đào phá chỉ song dung dị bổ, tổn nhân âm đức tối nan tu” (Chọc thủng giấy, hăy c̣n dễ vá; phá đức người, khó sửa khôn ngằn). Một tối, có một vị Tăng đi qua cửa nhà ấy, thấy có tấm biển đề Trạng Nguyên, hai bên treo hai cái đèn, trên đèn đề hai câu ấy. Vị Tăng lấy làm lạ, gạn hỏi. Về sau, quả nhiên Đường Cao đỗ đầu thiên hạ.

          Uông Thiên Dữ gặp dị nhân xem tướng, bảo: “Tướng của ông giống như La Hán, không có người nối dơi, mà cũng chẳng thọ”. Do vậy, ông Uông coi nhẹ tiền tài, chuộng bố thí. Một hôm, ông làm khách ở Thanh Giang Phố, bà chủ c̣n trẻ, xinh đẹp, lén đến chỗ ông. Ông Uông đóng cửa không tiếp, bảo: “Tôi há có nên phá hoại danh tiết của bà ư?” Bà ta hổ thẹn, bỏ đi. Lại gặp người xem tướng ấy, người ấy hỏi: “Ông có âm đức ǵ mà tướng mạo bỗng thay đổi, sẽ sanh quư tử, thọ hơn tám mươi”. Về sau, đúng như lời ấy.

          Xem khắp các bậc tiền hiền cự tuyệt những kẻ muốn dâm bôn, [những vị ấy] đắc lực là nhờ chữ Thứ (, khoan dung), điều ḿnh chẳng muốn, chớ làm cho người khác. Có vị th́ sợ tổn hại âm chất, chỉ e giảm phước, đoản thọ. Tuy học vấn có thể khác nhau, nhưng đều cùng chánh đáng, phù hợp thiên lư, thuận theo đạo lư “khiến cho người khác an ḷng, ta và họ đều được vẹn toàn”. Ngay trong lúc ấy, phước chí tâm linh, đă giống như nhanh chóng bước lên mây xanh, chẳng cần đợi hưởng phước báo rồi mới vui sướng. Điều quan trọng là cự tuyệt chuyện dâm bôn có nhiều cách khác nhau, ắt phải biết tường tận sẵn trước đă. Sau đó, khi gặp chuyện, sẽ chẳng phạm sai lầm. Bởi lẽ, nghiêm mặt quở trách, cự tuyệt, [kẻ muốn rù quến làm chuyện dâm bôn] sẽ bỏ đi cố nhiên là nhiều, nhưng có kẻ bị cự tuyệt vẫn chẳng bỏ đi. Như Lục Dung[73] viện cớ bệnh chưa lành, hẹn ngày khác sẽ gặp, [đến hôm sau liền rời đi, chuyển sang chỗ trọ khác], có thể học theo gương ấy. Nếu có thể mở tung cửa bỏ đi, như Tào Phân[74] qua chỗ khác trọ, cũng là cách ứng phó nhanh nhạy của người giữ tṛn đức hạnh vậy. Lại có kẻ [dụ dỗ người khác gian dâm chẳng được] bèn dùng cái chết để uy hiếp, như ông Mao Lộc Môn cự tuyệt đứa tớ gái [rủ rê làm chuyện] dâm bôn. [Bị cự tuyệt], cô ả nói: “Như thế th́ tôi chỉ đành chết mà thôi”. Lộc Môn chẳng nao núng. Suốt đêm cự tuyệt mà vẫn giữ vẹn [đức hạnh] như thầy thuốc họ Trần [lặp đi lặp lại] “chẳng thể, chẳng thể”[75], đẩy cửa sổ đứng chơ vơ ngoài sân, thề chẳng có hành vi cẩu thả! Lại có người kiên quyết tặng luôn món tiền trăm lạng[76]. Những vị kiên quyết cự tuyệt [người khác dụ dỗ làm tṛ chim chuột], đức trong sáng, quyết đoán anh minh như thế đều đáng để học theo. Nếu cửa đă đóng mà có kẻ nữ ở bên ngoài, ắt chẳng thể mở cửa được. Ngày hôm sau mượn cớ từ tạ, trở về nhà, mà [người ta] vẫn cứ chèo kéo, chớ nên đến nữa, nhưng cần phải suốt đời chẳng hé môi [về chuyện ấy]. Dẫu với vợ con, cũng không để cho họ biết chuyện ấy[77]. Đấy là bậc đức dầy vậy. Từ đấy trở đi, đỗ Trạng Nguyên, đạt tới địa vị vinh hiển, rạng mày nở mặt cha ông, con cháu [hưởng phước lộc] lâu dài, so với những phương cách tích công lũy đức khác, sự khó dễ muôn vàn sai khác một trời một vực!

          Tại Chiết Giang, có vị Chỉ Huy Sứ[78] là X… mời thầy đến dạy con. Thầy bị cảm lạnh, cần phải đổ mồ hôi, bảo tṛ lấy mền. [Tṛ lấy mền], vô ư cuốn theo một chiếc hài của mẹ. Bệnh lành, đem trả lại mền, chiếc hài rớt bên chỗ nằm mà thầy lẫn tṛ đều chẳng biết. Chỉ Huy Sứ trông thấy, ngờ vợ ḿnh gian díu với thầy. [Tra hỏi], vợ chẳng nhận tội; do vậy, [ông ta] sai đứa tớ gái đến giả vâng lệnh bà chủ mời thầy [đến gặp mặt riêng]. Thầy nổi giận, quát mắng đứa tớ gái. Viên Chỉ Huy Sứ lại ép vợ đích thân đến [mời mọc thầy], chính ḿnh tuốt sẵn đao bén, chờ thầy mở cửa [là chém liền]. Cố nhiên thầy cự tuyệt: “Tôi được ông nhà mời đến, há nên ngấm ngầm có hành vi trụy lạc ư?” Thề nhất quyết không mở cửa. Sáng hôm sau, thầy từ biệt xin đi. Viên Chỉ Huy Sứ nói: “Tiên sinh thật sự là bậc quân tử”, bèn thuật lại đầu đuôi câu chuyện, tạ lỗi, xin thầy ở lại. Khoa thi ấy, thầy đỗ đạt.

          Tŕnh Ngạn Tân tấn công Ninh Thành. Hôm thành bị hạ, kẻ tả hữu dâng lên ba cô gái c̣n trinh, đều thuộc loại hết sức xinh đẹp. Ông vừa mới say, bèn bảo các cô: “Các ngươi như con gái của ta, há dám xâm phạm ư?” Bèn tự khóa kín một gian pḥng (giữ ba cô gái trong ấy). Đến sáng, t́m hỏi bố mẹ để trả lại. Về sau, ông làm quan tới chức Thị Sát. Khi chín mươi ba tuổi, ông từ biệt thân hữu qua đời, các con đều hiển đạt.

          Đời Minh, Từ Hy ở Giang Âm, khi làm nha lại thuộc binh pḥng[79], có lệnh tuyển tráng đinh đi làm làm lính thú ở vùng biên cương. Có một người bị tuyển lầm, nhưng người ấy chẳng thể giăi bày nỗi oan uổng, muốn cầu Từ Hy giúp cho thoát khỏi. Nhà nghèo, chỉ có cô vợ là có nhan sắc. Anh ta bèn bày tiệc rượu khoản đăi Từ Hy, sai vợ hầu rượu, c̣n chính ḿnh th́ mượn cớ bỏ đi. Từ Hy vội ra khỏi cửa, người vợ sợ Từ Hy bỏ đi sẽ hư chuyện, bèn nắm áo để giữ ông lại, kể lại ư chồng. Từ Hy kiên quyết cự tuyệt, dứt áo bỏ đi. Hôm sau, ông lại trách mắng người chồng thậm tệ. Rốt cuộc, [do ông tận lực lo liệu] người ấy được miễn. Về sau, [Từ Hy] làm quan đến chức Binh Bộ Thượng Thư.

          Trương Văn Khải ở Phước Kiến và Châu X… do tránh cướp bèn lánh vào hang núi. Có một cô gái đẹp đă [núp] sẵn ở đó, thấy đàn ông đến, hốt hoảng toan bỏ đi. Ông Trương nói: “Cô bỏ đi, ắt sẽ gặp bọn cướp, chúng tôi là những người thành thật, cẩn trọng, cũng v́ lánh giặc mà đến đây, quyết chẳng dám xâm phạm”. Tới nửa đêm, họ Châu nhiều lần toan ô nhục cô ta, ông Trương tận lực ngăn cấm. Tới sáng, Trương và Châu rời núi để thăm ḍ tin tức, ư ông là nhằm tách họ Châu ra, để cô ta ở yên nơi đó. Rời núi, họ biết bọn giặc cướp đă bỏ đi, bèn cùng những người già trong thôn tới hang, hỏi han cha mẹ, quê quán và tên họ cô ta. Ông Trương vội nhờ những người lớn tuổi trong thôn đưa cô ta về. Không lâu sau, có người họ Hoàng sắm sửa rất nhiều của hồi môn, nhận ông Trương làm rể, đấy chính là [cha mẹ] của cô gái tỵ nạn vậy. Cha cô ta cảm ân đức của ông Trương, nên nhận ông Trương làm rể. Về sau, hai con trai của ông đều đỗ đạt.

          Trần sanh ở Dư Can giỏi nghề y. Có chàng học tṛ nghèo bệnh t́nh lâm nguy, ông Trần trị lành bệnh, mà cũng chẳng đ̣i hỏi phải báo đáp. Về sau, lúc trời sẩm tối, ông Trần đi qua chỗ họ; do vậy, họ giữ ông ngủ lại. Mẹ chồng bảo con dâu: “Chồng con sống được thật sự là nhờ ông ta, sao không ngủ với ông ta để báo ân?” Con dâu vâng dạ, tới đêm bèn đến chỗ ông Trần. Ông Trần cự tuyệt: “Mẹ chồng cô th́ sao?” Cô vợ đáp: “Đây là ư của mẹ chồng”. Ông nói: “Ư chồng cô th́ sao?” Đáp: “Mạng chồng tôi là do ông ban cho, có ǵ ngăn cản tôi”. Ông Trần nói: “Không thể!” Cô vợ cứ thúc ép, ông Trần liên tiếp bảo: “Không thể”, bèn ngồi đợi trời sáng, lấy bút liên tục viết chữ “không thể” trên bàn. Về sau, gần như chẳng thể giữ ḿnh được, ông lại hô to: “Hai chữ Không Thể quá khó”, đẩy cửa, đứng chơ vơ ngoài sân. Đến sáng, ông ra đi. Về sau, con trai ông Trần đi thi. Quan chủ khảo loại bỏ bài thi của nó, bỗng nghe có tiếng hô: “Không thể!” Quan đọc lại, vẫn loại bỏ, lại nghe hô liên tiếp: “Không thể!” Cuối cùng, khảo quan duyệt lại, quyết ư loại bỏ, bỗng nghe có tiếng hô lớn rằng: “Hai chữ Không Thể quá khó”, cứ hô liên tiếp chẳng ngừng. Do vậy, quan chủ khảo bèn chấm đậu. Về sau, con ông ta đậu Tiến Sĩ.

          Những trường hợp trên đây đều là những chuyện quyết tâm không tằng tịu, nhưng không có chuyện nói về người lâm vào cảnh lư và dục giao tranh, cho nên thuật câu chuyện giữ vững tâm ư vào lúc sắp loạn này để chỉ bày cách thức vậy!

          Tề Vượng ở Kim Hoa, đă năm mươi mà không con. Thầy tướng số nói: “Ông có ác khí, ắt là có chuyện sai trái”. Tề Vượng nói: “Lúc trẻ, tôi từng lang chạ với vợ con người khác”. Thầy tướng số kinh hăi, nói: “Phạm tội ấy sẽ tuyệt đường con cháu. Dâm ác khó sám hối nhất. Ắt phải có điều lành to lớn th́ mới ḥng xoay chuyển trời đất”. Do vậy, Tề Vượng hối cải. Năm đầu tiên, hễ có người làm việc thiện, ông ta đều vui ḷng bố thí, chẳng keo tiếc. Thầy tướng nói vẫn chưa được. Năm sau, hễ gặp việc thiện khó làm, ông bèn đứng ra làm đầu, quyên tặng quá nửa. Thầy tướng số bảo vẫn chưa được. Năm thứ ba, ông một ḿnh nỗ lực làm lành, chẳng chịu nhường ai. Thầy tướng số nói: “Vết âm chất đă hiện, lo ǵ không con!” Quả nhiên, sanh một trai. Năm bảy mươi tuổi, Tề Vượng c̣n được ẵm cháu.

          Lữ Thanh đời Minh thích nói chuyện dâm uế, ḍm trộm phụ nữ. Tuổi đă ba mươi, hết sức nghèo nàn, khốn khổ. Hai đứa con theo nhau chết đi. Một hôm, ông ta bỗng chết bất ngờ, thấy ông nội giận dữ, mắng: “Hai đời chúng ta tích tập điều thiện, ngươi đáng lẽ hưởng quả báo giàu to. Nào ngờ ngươi ôm ḷng mê sắc, miệng mắt đều tạo oan nghiệt, phước sắp trừ sạch. Ta sợ ngươi lại thật sự phạm vào hành vi dâm ác, chẳng mong chi có người nối dơi nữa! V́ thế, xót xa cầu khẩn vua cơi âm, bắt ngươi đến âm phủ cho ngươi trông thấy ḥng biết lợi hại”. Lữ Thanh thưa: “Cháu nghe nói gian dâm vợ con người ta sẽ bị quả báo tuyệt tự, con thật sự sợ chuyện ấy, chưa hề phạm!” Một nha lại bên cạnh bèn bảo: “Há chỉ là tuyệt tự ư? Nếu như kẻ nữ quyến rũ ngươi, ngươi chẳng từ chối, th́ chỉ bị quả báo tuyệt tự. Nếu là kẻ dụ dỗ, cưỡng bức, và nhiều lần trái phạm, gây hại cho luân thường, hoặc phá thai, giết chồng, sẽ là tội thuộc bậc nào? Há chỉ tuyệt tự mà thôi! Luật dương gian khoan dung với tội dâm ác, nhưng luật cơi âm nghiêm ngặt nhất! Phàm kẻ nào dấy lên một dục niệm, thần Tam Thi sẽ tự đứng đầu [thưa gởi], Táo Quân, Thành Hoàng sẽ tấu tŕnh. Ẩn giấu sẽ là lỗi to lớn. Cứ thử nh́n xem những kẻ bị xét xử ngày hôm nay, ngươi sẽ biết.

          Trong chốc lát, quỷ tốt dẫn những phạm nhân dâm dục đeo gông quỳ xuống, vua cơi âm lớn tiếng căn dặn: “Gă X… sẽ biến thành ăn mày, vừa điên vừa câm. Gă Y… biến thành gái điếm, mù mắt. Gă nọ hai đời làm trâu. Gă kia mười đời làm lợn”. Họ đều bị quỷ tốt áp giải đi đầu thai. Lữ Thanh rởn da gà run sợ. Nha lại bảo: “Cũng có kẻ c̣n bị phạt nặng hơn những gă này nữa! Ngươi chớ tham nửa khắc hoan lạc, đánh mất thân người. Hăy nên tránh sắc như tránh tên, khắc in thành văn chương để khuyên đời”. Thế rồi, vua cơi âm thả Lữ Thanh về. Lữ Thanh bèn khắc in bài Du Minh Lục (kư sự đến cơi âm), in một vạn tờ để cảnh tỉnh cơi đời, gắng hết sức làm lành. Đến lúc bốn mươi tuổi, ông sanh liên tiếp hai con trai, tạo lập sản nghiệp vạn lạng. Ông ta bèn đoạn tuyệt trần duyên, tới Nam Hải tu đạo. Người cùng làng là Thái Tinh v́ ông ta soạn bài kư.

          Hai câu chuyện trên đây, thuộc về báo ứng tốt lành do hối cải về lỗi dâm. Kẻ đă sa chân, hăy giữ vững cái tâm hối cải, đấy chính là phương cách để chuyển họa thành phước vậy. Than ôi! Cái tội nghiệt dâm dật chẳng thể viết trọn, nói sao cho cùng! Chỉ hằng ngày mong mỏi những kẻ dù trí hay ngu, chưa lỡ phạm, và kẻ đă trót nhúng chàm, ai nấy đều suy nghĩ sâu xa, ngơ hầu thiên lương sẽ sớm phát hiện.

 

          (Chánh văn) Phụ tha hóa tài, nguyện tha thân tử. Can cầu bất toại, tiện sanh chú hận.

          (正文)負他貨財。願他身死。干求不遂。便生咒恨。

          (Chánh văn: Thiếu nợ người khác vật dụng, tiền bạc, bèn mong họ chết đi. Mong cầu chẳng được toại ư, sanh ḷng oán hận, chửi rủa).

 

          “Hóa” () là đồ vật. “Tài” () là tiền bạc, “phụ” () nghĩa là khi thiếu thốn bèn mượn để chi dùng. Lâu ngày vong ân, chẳng trả lại. Trung Giới Kinh[80] nói: “Thiếu nợ của người khác, trước mắt chẳng có ǵ để đền trả, phải luôn lo nghĩ đến mối nợ ấy, luôn nghĩ cách đền trả”. Nếu v́ nguyên do chẳng trả được, bèn ngược ngạo mong cho người ấy chết đi để xóa bỏ món nợ ấy, kẻ ôm ḷng như thế, đời này là phường sài lang, đời sau khó trốn khỏi thân chó, ngựa, cũng là ngu muội quá lắm!

          Bạch Nguyên Thông thiếu tiền Dương Quân bốn ngàn năm trăm đồng, nhiều lần bị đ̣i chẳng trả. Dương Quân chết, [họ Bạch] bèn giấu luôn chuyện ấy. Về sau, trong nhà Dương Quân sanh ra một con lừa bỗng nói tiếng người rằng: “Tôi là Bạch Nguyên Thông v́ thiếu tiền các vị bốn ngàn năm trăm đồng, cho nên như thế này. Hiện thời, ở chợ Tây có người bán lừa cũng thiếu tiền tôi vừa đúng số ấy. Hăy mau bán tôi cho nhà ấy để có tiền trả cho quư vị ḥng xong nợ”. Con ông Dương làm đúng theo lời. Bán xong được hai hôm, con lừa chết mất.

          Đời Hán, Diêm Sưởng làm quận duyện[81]. Thái Thú là Đệ Ngũ Thường bị triệu về kinh, đem món tiền lương bổng là một trăm ba mươi vạn gởi Diêm Sưởng. Diêm Sưởng đem chôn giấu. Về sau, Đệ Ngũ Thường lúc mất, gọi đứa cháu mồ côi mới chín tuổi đến bảo: “Ta có món tiền ba mươi vạn gởi cho Quận Duyện Diêm Sưởng”. Đứa cháu lớn lên, t́m đến Diêm Sưởng xin lại. Diêm Sưởng trông thấy nó, ḷng buồn vui lẫn lộn, lấy tiền giao lại. Dấu niêm phong vẫn c̣n nguyên như cũ. Đứa cháu nói: “Ông nội cháu chỉ bảo là ba mươi vạn, nay là một trăm ba mươi vạn, chẳng dám nhận”. Diêm Sưởng nói: “Phủ quân[82] bị bệnh làm khổ cho nên đă nói lầm, thiếu gia đừng ngờ”. Rốt cuộc trả lại. Về sau, Diêm Sưởng làm quan tới chức Thứ Sử.

          “Can cầu” (干求) là nói đến hết thảy các chuyện lớn nhỏ, hễ có chuyện cầu cạnh phải nhờ vả người khác th́ đều là [“can cầu”]. “Bất toại” (不遂) là chẳng được như ư. “Chú” () là nguyền cho người ấy gặp họa, “hận” () là ôm ḷng oán độc. Bậc quân tử thông đạt lư, an vui với số mạng, há chịu cầu cạnh kẻ khác? Nếu như có [chuyện cầu cạnh], đă chẳng phải là kẻ đoan chánh. Nếu chẳng toại ư, cũng chỉ nên tự phản tỉnh. Nếu c̣n nguyền rủa, oán hận, sẽ thành phường tiểu nhân phản phúc vậy.

          Đời Tống, Lư X… ban đêm đem trăm lạng vàng biếu Vương Đán, xin được bổ làm chức Phát Vận Sứ[83] vùng Giang Hoài. Ông Vương từ chối: “Tài sức của ông chẳng kham nổi chức vụ này. Tôi há dám v́ t́nh riêng mà phế lẽ công chánh ư?” Họ Lư hổ thẹn, lui ra, suốt đêm đốt phù chú, nguyền cho Vương Đán sớm chết. Hắn mộng thấy thần quát mắng: “Ông Vương ḷng trung v́ nước, mày muốn cho ông ta mau chết. Thượng Đế sẽ giáng tội cho mày!” Quả nhiên, mấy hôm sau, hắn chết tươi!

          Đời Minh, Lư Canh ở Hàng Châu nhà nghèo, vô hạnh. Phàm ai là họ hàng, xóm giềng, hắn đều vay mượn hết. Hơi có chút chẳng vừa ư, bèn sân hận chẳng ngớt. Một hôm, hắn hỏi vay lương thực từ người bạn. Bạn chưa ưng thuận, Lư Canh bèn hướng về thần nguyền rủa, nguyện cho người bạn ấy chóng chết. Trong khoảnh khắc, sấm nổ ầm một tiếng, Lư Canh chết tươi trước tượng thần!

          Vu Thiết Tiều nói: - Cầu cạnh kẻ khác, tuy tâm t́nh ta rất bức thiết, nhưng đối với người được cầu cạnh, có khi sức người ấy chẳng thể làm chuyện đó, hoặc lâm vào t́nh thế bất tiện. Cho nên kẻ chẳng được toại ư là chín phần mười, mà kẻ toại ư chỉ được một phần mười. Đó là lẽ thường xét theo t́nh lẫn lư! Nếu xằng bậy sanh ḷng nguyền rủa, hận thù, há người ấy có v́ ta nguyền rủa, oán hận mà sẽ thay đổi [thái độ], sẽ giúp đỡ hay sao? Chỉ là tự tăng thêm Phiền Năo Chướng đó thôi! Kẻ đó không chỉ là chẳng biết thiên mạng, mà cũng chẳng thông đạt t́nh đời vậy!

          Đời Tống, ông Tạ Lương Tá nói: - Muôn sự thật ra là có số mạng, sức người có so đo cũng chẳng nổi! Tôi suốt đời chưa hề cầu cạnh kẻ khác, cũng chưa hề gởi thư cho người đang nắm quyền bính. Nếu có kẻ khuyên lơn [hăy cầu cạnh người có quyền thế], tôi đáp: “Người ấy làm sao có thể thăng thưởng, thiên chuyển cho tôi được, toàn là do trong mạng tôi sẵn có”.

          Đời Tống, ông Phạm Trung Tuyên (Phạm Thuần Nhân) nói: - Người tuy chí ngu mà biết tự trách th́ là sáng suốt. Kẻ tuy hết mực sáng suốt, nhưng nếu khoan dung cho chính ḿnh sẽ là kẻ hôn ám! Ai có thể dùng cái tâm trách móc người khác để trách móc chính ḿnh, dùng cái tâm khoan dung chính ḿnh để khoan dung người khác, sẽ chẳng lo không đạt đến địa vị thánh hiền”.

          Phàm những kẻ cầu cạnh người khác rồi trách móc người ta, hăy nên suy đi nghĩ lại lời của hai ông!

 

          (Chánh văn) Kiến tha thất tiện, tiện thuyết tha quá. Kiến tha thể tướng bất cụ nhi tiếu chi, kiến tha tài năng khả xưng nhi ức chi.

          (正文)見他失便。便說他過。見他體相不具而笑之。見他才能可稱而抑之。

          (Chánh văn: Thấy người khác sa chân lỡ bước, bèn rêu rao lỗi lầm của họ. Thấy người khác h́nh hài chẳng vẹn toàn bèn chê cười. Thấy người khác có tài năng đáng ca ngợi bèn chèn ép).

 

          “Thất tiện” (失便) là gặp chuyện chẳng thể làm được, ở trong cảnh bất đắc chí. Sự việc và cảnh duyên trong thiên hạ vốn dễ bại, khó thành, nghịch nhiều, thuận ít. Hoặc là do vận số chông chênh, thời thế ngang trái, việc làm gặp rối ren. Hoặc là đôi khi phạm sai lầm, hối hận, sửa đổi chẳng kịp. Đường đi (hành xử trong cơi đời) gian nan, xưa nay đều cùng than thở. Thế mà có hạng người chẳng biết cảm thông, lúc b́nh thường bèn giao du tốt đẹp, hễ [người khác] gặp cảnh khốn khó, thường là đặt ḿnh ra ngoài phạm vi ấy, cười cợt, gàn quải người khác rằng: “Vốn là do kẻ ấy tự sai trái”. Than ôi! Xin hăy tự nh́n lại đời ḿnh, có phải là [bản thân ta] thật sự chưa từng làm sai một chuyện nào hay chăng?

          Đời Minh, Vương sanh ở Hán Châu ưa chỉ trích lỗi lầm của người khác. Hàng xóm của hắn có người phải chôn con, Vương sanh bèn chê bai: “Do ngươi cực ác, cho nên có quả báo ấy”. Chẳng lâu sau, hai đứa con trai [của Vương sanh] đều bị bệnh chết. Người hàng xóm cười ngược lại: “Tao nghĩ chắc là mày độc ác c̣n cùng cực hơn tao nữa!” Lại c̣n một người anh họ của hắn dự khóa thi hằng năm[84], điểm thi bị giảm, lọt xuống bậc bốn. Vương sanh cũng chê trách rằng: “Văn tài của anh đúng là quá tệ hại, làm sao mong đậu cao cho được!” Chưa đầy một năm, Vương sanh tham gia khoa khảo[85], rốt cuộc bị đánh xuống bậc năm. Người anh họ cười chê ngược lại: “Ta nghĩ em ta văn chương càng tệ hại hơn nữa!”

          Quản Trọng nói: - Ta thường cùng Bảo Thúc Nha mưu sự, thế mà [càng làm], càng thêm khốn cùng, Bảo Thúc Nha chẳng chê ta là ngu, v́ ông ta biết thời vận [của mỗi người] có lúc thuận lợi, có lúc bất lợi. Ta từng ba lần ra làm quan, ba lần bị vua xua đuổi, Bảo Thúc Nha chẳng cho ta là hạng không ra ǵ, v́ biết ta chẳng gặp thời.

          Do vậy, có thể thấy là bậc hào kiệt từ xưa cũng thường có khi bị lỡ bước sa chân. Điều đáng quư là kẻ tri kỷ, trong cảnh khốn cùng bèn an ủi, khích lệ. Há có nên v́ kẻ khác sảy bước sa chân, bèn thừa cơ quăng đá? Hạng người như vậy đă đánh mất ḷng thương cảm, lại c̣n trái nghịch ḷng nhân nâng đỡ [người khác], vui sướng v́ kẻ khác mang tai, mắc họa, bất nhân, bất trí, tai ương ắt sẽ lập tức bám theo thân!

          Tứ chi tàn khuyết, h́nh tướng xấu xí, thô kệch, nếu chẳng phải là do mầm mống độc ác từ đời trước gây nên, ắt là do họa ương sót lại từ cha mẹ. Hễ gặp hạng người ấy, hăy nên thương xót, bảo vệ cho họ được toàn vẹn, sao lại nhẫn tâm chê cười? Huống chi sự thành tựu của một người là do tâm lượng và kiến thức, chẳng phải do h́nh tướng nơi thân thể. Châu Bột[86] nói lắp mà làm Tể Tướng, Yến Tử (Yến Anh) thân h́nh loắt choắt mà khiến cho vua [Tề Cảnh Công] được rạng mặt nở mày! [Những chuyện giống như vậy] được chép trong sử sách, chẳng thể nêu trọn. Hơn nữa, kẻ có thể tướng chẳng đầy đủ thường tự hận; do đó, cười cợt họ, đă phạm vào điều cấm kỵ! Mẹ của Tề Khoảnh Công do cười Khước Khắc mà bị trừng phạt[87], mỹ nhân của B́nh Nguyên Quân do cười người teo chân mà bị giết[88], người một huyện nước Triệu cười giễu Mạnh Thường Quân là một gă đàn ông loắt choắt mà bị giết[89]. Đấy đều là vết xe đổ từ trước, đáng để răn dè sâu xa!

          Kinh Phật có nói đến Đẳng Lưu Quả, có ư nói người sống trên cơi đời, tâm thuật chẳng đoan chánh, đời đời về sau, h́nh thể chẳng toàn vẹn, miệng, mắt lệch vẹo, tứ chi tàn khuyết. Đấy là nói do đời trước tạo nghiệp, cho nên dẫn đến kiếp này h́nh thể chẳng đầy đủ. Như vậy th́ người ta trong lúc khởi tâm, trong khoảnh khắc động niệm, há có nên chẳng kiêng dè, cẩn thận, kính sợ để rồi đến nỗi lọt vào chỗ tà vạy ư?

          Sách Đạo Tạng Yếu Lược nói: - Những điều cần phải kiêng kỵ khi vợ chồng ăn nằm rất nhiều, nhưng khi khí trời thay đổi th́ [hậu quả do không kiêng kỵ ăn nằm] sẽ nặng nề nhất. Theo thiên Nguyệt Lệnh [trong sách Lễ Kư], trước khi sấm động ba ngày, [người cầm quyền sẽ sai người] dùng linh có quả lắc bằng gỗ để truyền lệnh cho dân chúng biết: “Sắp có sấm động, kẻ chẳng kiêng kỵ chuyện ăn nằm [trong ngày sấm động], sẽ sanh con [thân thể] chẳng hoàn bị, ắt gặp tai họa hung hiểm. Bởi lẽ, kẻ ấy khinh nhờn oai trời”. Đấy là nói do cha mẹ chẳng cẩn thận, cho nên khiến cho đứa con h́nh thể chẳng trọn vẹn vậy!

          Đời Đường, Lô Kỷ sắc mặt như màu chàm (xanh lè). Quách Tử Nghi bị bệnh, bá quan lũ lượt đến vấn an. Bọn hầu thiếp đứng đầy ra đó, ông chưa từng bảo họ tránh đi. Tới khi Lô Kỷ đến, Quách Tử Nghi bảo họ đều tránh đi hết. Có người hỏi nguyên cớ, ông bảo: “Ông ta mặt mũi xấu xí, tâm hiểm độc. Bọn phụ nữ trông thấy ắt cười cợt. Ngày sau, ông ta nắm quyền, gia tộc của ta sẽ chẳng c̣n ai sống sót!” Về sau, Lô Kỷ làm Tể Tướng, những kẻ nào có oán với ông ta ắt đều bị trả thù, chỉ riêng nhà họ Quách rốt cuộc b́nh yên.

          Hầu Nguyên Công (Hầu Mông) h́nh tướng hết sức xấu xí. Khi đi thi tuyển Hương Tiến, có kẻ thấy ông đă lớn tuổi, lại xấu xí, chẳng biết kính trọng. Có những đứa khinh bạc bèn vẽ h́nh ông lên diều, căng chỉ thả lên trời. Nguyên Công trông thấy chỉ cười, đề lên đó: “Vị ngộ hành tàng thùy khẳng tín? Như kim phương biểu danh tung. Vô đoan lương tượng họa h́nh dung. Đương phong khinh tá lực, nhất cử nhập cao không, tài đắc xuy hư thân tiệm ổn, chỉ nghi hà phó thiềm cung. Vũ dư thời hậu tịch dương hồng, kỷ nhân b́nh địa thượng, khán ngă tử tiêu trung”. (Chưa gặp thời cơ ai chịu tin? Nay mới lộ ra chút tiếng tăm. Bỗng dưng thợ khéo vẽ nên h́nh, mượn cơn gió nhẹ bay cao vút, thoáng chốc lên cao tận thái không. Được gió đỡ nâng, thân dần ổn, bay cao xa tít tận cung hằng. Trời hết mưa rồi, chiều đỏ ối, ḱa ai đứng măi trên nền đất, ngắm ta bay lượn tận hư không). Năm ấy, ông thi đỗ, đạt tới địa vị Tể Tướng. Những đứa trẻ ở quê cũ đều hổ thẹn, chẳng dám nh́n ông.

          Vu Thiết Tiều nói: - Đời người vốn chẳng thể ỷ vào thể tướng được! Già yếu, tàn tật đều là chuyện chẳng thể biết nổi! Mắt đẹp có thể bị đâm thành mù, chân nhanh nhẹn có thể bị găy thành thọt. “Nhi kim nhi hậu, ngô tri miễn phù?” (Từ nay về sau, ta biết có tránh nổi hay không?) Lời Tăng Tử đă nói đúng lắm thay. Thương thân c̣n chẳng xuể, nào dám cười ai? Những kẻ đặt hỗn danh, đặt ra bài vè để miêu tả, cười chê [h́nh hài kẻ khác] cũng [hăy nên] nh́n vào gương này để sửa đổi thói xấu ác vậy!

          Thấy tài năng bèn đè nén, khác với “che giấu điều lành, vùi dập sở trường của người khác”. “Che giấu” hàm ư ém nhẹm, “vùi dập” th́ có nỗi bi thảm hủy hoại. Ở đây (thấy tài năng bèn đè nén) lại cao hơn một mức nữa! Bởi lẽ, đáng ca ngợi mà chẳng ca ngợi, tức là đè nén. So với hai điều trước đó, dường như tội nhẹ hơn, nhưng suy xét kỹ, sẽ là càng vi tế hơn!

          Vào thời Chiến Quốc đời Châu, Lư Tư và Hàn Phi đều theo học với Tuân Khanh. Lư Tư tự biết tài năng của chính ḿnh chẳng bằng Hàn Phi. Vua Tần thấy bài Thuyết Nạn Thư của Hàn Phi, hận không được gặp. Đến khi vua nước Hàn sai Hàn Phi sang sứ nước Tần, vua Tần nói chuyện với Hàn Phi hết sức vui thích. Lư Tư sợ vua sẽ sủng ái Hàn Phi, bèn gièm báng khiến cho [Hàn Phi] bị hạ ngục, vua ban độc dược [bắt Hàn Phi tự sát]. Hàn Phi muốn tự giăi bày, nhưng không được gặp vua Tần, cuối cùng phải chết. Về sau, Lư Tư bị Triệu Cao sàm tấu [với Tần Nhị Thế], cũng muốn trần t́nh, nhưng chẳng được [vua tiếp kiến]. Người hiểu chuyện biết là đạo trời đền trả!

          Đời Tống, Tôn Biện là người xứ My Sơn và Đường Giới, Ngô Trung Phục chưa hề quen biết nhau, nhưng Tôn Biện khâm phục họ cương trực, tận lực tiến cử. Họ được đề bạt làm Ngự Sử. Chương Tuân Công (Chương Đắc Dự) và Văn Lộ Công (Văn Ngạn Bác) chưa hề gặp mặt, nhưng ông Chương nghe danh ông Văn là bậc lỗi lạc, vừa gặp gỡ bèn đề cử. Về sau, quả nhiên ông Văn xuất tướng, nhập tướng[90]. Dương Kính Chi yêu mến tài năng, công bằng, chánh trực, được biết danh tiếng của bậc nhân sĩ vùng Giang Biểu (phía Nam của sông Dương Tử) là Hạng Tư, liền đề tặng thơ rằng: “Xứ xứ kiến thi, thi tổng hảo; cập quán tiêu cách quá ư thi, b́nh sanh vị giải tàng nhân thiện, đáo xứ phùng nhân thuyết Hạng Tư” (Đọc khắp thơ ông đều tuyệt diệu, nh́n vào tư cách tuyệt hơn thơ. Suốt đời chẳng biết d́m người khác, khắp chốn gặp người khen Hạng Tư). Mấy vị ấy đều giống nhau, đề cử người khác ḥng khích lệ nhân tài. Những kẻ chẳng thể v́ nước cầu hiền, không chỉ là chèn ép những người sau, mà c̣n cắt đứt hạt giống tạo phước cho dân chúng! Than ôi! Biết đề cử người hiền th́ là bậc chí nhân, vậy th́ kẻ đố kỵ người hiền sẽ là phường đại ác!

 

          (Chánh văn) Mai cổ yểm[91] nhân, dụng dược sát thụ.

          (正文)埋蠱厭人。用藥殺樹。

          (Chánh văn: Chôn bùa ếm đối hại người. Dùng thuốc giết chết cây cối).

         

          Theo Huyền Đô Luật[92], kẻ phạm lỗi đủ số hai ngàn bảy trăm chuyện th́ tính là một điều hại, trong nhà kẻ ấy sẽ sanh ra thầy mo, bà cốt. Nhưng sanh ra thầy mo, bà cốt đă là do người đời trước tạo tội, nay [con cháu] lại chôn bùa ếm đối hại người khác, tức là khiến cho [quả báo] địa ngục [của kẻ ấy] càng thêm sâu. Nhưng kẻ nào dấy ḷng sai khiến [người khác] làm chuyện ếm đối th́ tội càng nặng hơn những tay phù thủy. Nếu có hạng người như vậy, phép vua sẽ xử chém, luật lệ cơi âm càng nghiêm khắc.

          Đời Đường, có viên Chủ Bạ ở Vương Ốc là Công Tôn Xước. Khi ông ta đến nhậm chức, bỗng chết đột ngột. Một hôm, ông báo mộng cho quan huyện: “Tôi có nỗi oán hận, cầu trưởng quan giải oan cho tôi. Mạng tôi chưa đáng chết, bị nô tỳ ếm đối để thuận tiện trộm cắp. Nhà tôi ở Hà Âm, nếu trưởng quan có thể chọn bọn nha dịch tráng kiện, cầm trát đến bắt chúng, ắt chúng sẽ chẳng lọt lưới. Phía dưới hàng ngói thứ bảy đếm từ phía Đông của mái nhà tôi, có h́nh dạng của tôi làm bằng gỗ ngô đồng, đinh đóng kín trên ấy. [Do thời gian đă lâu, h́nh tượng ấy] đă bị biến đổi”. Hôm sau, quan huyện quả nhiên chọn lính khỏe mạnh cầm trát và gởi thư cho quan huyện Hà Âm, bắt hết bọn nô tỳ, và lục soát trên mái nhà, t́m được h́nh người dài hơn một thước, bị đóng đinh khắp thân, chất gỗ đă dần dần biến thành thịt, gơ vào th́ có âm thanh đùng đục. Gạo thóc tích trữ trong nhà Công Tôn Xước đều bị trộm sạch, [quan huyện] bèn báo lên tri phủ, chúng đều bị xử cực h́nh. Phàm ác thuật yểm mị vốn phần lớn do bọn phụ nữ, tỳ thiếp làm ra. Ấy là v́ bọn chúng muốn nhờ vào đó để chuyên quyền, hoặc được sủng ái, so ra c̣n mạnh mẽ hơn cái tâm tham lợi. Người thời nay hăy nên hết sức giữ cho bản thân chánh đáng, giữ yên gia đ́nh, giữ môn hộ cẩn thận, chớ để bọn thầy bà, đồng cốt, tà giáo có thể ra vào, lui tới. Đấy là phương cách để dứt tuyệt tận nguồn. Những kẻ đang làm quan cũng nên ra lệnh nghiêm ngặt lùng bắt bọn chúng để dứt tuyệt chuyện này, công ấy cũng chẳng nhỏ!         

          Một nhánh cỏ, một thân cây, đều là mầm sống của tạo vật. Ông Cao Sài thấy thảo mộc vừa mới tăng trưởng bèn chẳng bẻ, được Khổng Tử khen ngợi. Đức Phật dạy: “Cây cối lâu năm, phần nhiều có quỷ thần nương gá, chớ nên khinh thường đẵn chặt. Hễ đẵn chặt, sẽ thường mắc họa”. Đẵn chặt mà c̣n chẳng nên, huống hồ là dùng thuốc giết chết ư?

          Như Vân Cù ở Đào Nguyên tánh âm hiểm, tàn độc, chẳng ưa hàng xóm, ngầm dùng thuốc độc giết chết sạch những cây ăn quả của người hàng xóm đă trồng. Một hôm, Vân Cù ra ngoài, trở về, trong lúc nhá nhem thấy ánh đèn lập ḷe, binh lính, giáo mác tua tủa. Hắn bị bọn lính trói dẫn tới một khu rừng. Một vị thần trách mắng: “Cỏ cây cũng là sanh mạng do trời cao ban tặng, sao mày lại giận tức giết chết? Phần nhiều là do ngũ tạng bất b́nh mà ra!” [Vị thần] sai bọn lính mổ bụng hắn, lôi phổi, gan ra. Như Vân Cù kinh hoảng tỉnh giấc, bị chứng đau tim và đau bụng mà chết.

          Trần Thức mời một thầy địa lư xem mộ tổ, thấy trước mộ có một cây to, vốn là cây trồng bên phần mộ người khác. [Thầy địa lư] nghĩ cây sẽ che lấp “thiên tâm”[93], cần phải chặt cây ấy đi th́ mới có hy vọng đỗ đạt. V́ thế, ông ta khuyên ông Trần mua gai cá hổ để ngầm dùng chất độc giết chết cây. Ông Trần không chịu, nói: “Chúng ta đôi bên đều mong tốt lành, thuận lợi, huống chi cội cây to sum xuê sao lại nỡ giết chết?” Chưa đầy một năm, cội cây ấy bị gió to trốc gốc, thiên tâm rộng thênh thang, con ông là Khuê thi đỗ liên tiếp, làm đến Ngự Sử.

 

          (Chánh văn) Khuể nộ sư phó, để xúc phụ huynh.

          (正文)恚怒師傅。抵觸父兄。

          (Chánh văn: Oán giận thầy dạy của chính ḿnh, xung đột với cha anh).

 

          Điều này khác với “mạn tiên sanh” (khinh mạn thầy giáo) trong phần trước. “Mạn” () là vô cớ mà ngạo mạn, c̣n ở đây là do thầy dạy bảo, quở trách mà tức giận. Đạo phụng sự thầy của cổ nhân là “chẳng trái phạm, chẳng giấu diếm thầy”. Hễ được thầy dạy bảo, thảy đều trống ḷng dịu ư tiếp nhận, há có nên giận dữ? Kẻ tức giận ắt là phường bạc đức, chẳng có phước vậy!

          Đời Minh, Uông Hội Đạo tánh dĩnh ngộ, mắt nh́n qua sách liền thuộc. Tám tuổi đă có thể viết văn, nhưng phụng sự thầy bèn ngạo mạn dị thường. Hễ hơi trái ư, ắt giận dữ chửi bới sau lưng thầy. Một ngày, hắn ngồi một ḿnh trong pḥng học, bỗng ngáp to, trong miệng nhảy ra một con quỷ, chỉ Hội Đạo bảo: “Mày vốn là đỗ đầu thiên hạ, do mày tức giận thầy ḿnh, Thượng Đế đă gạch tên trong sổ lộc; tao cũng rời khỏi nơi đây”. Nói xong, chẳng thấy nữa. Hắn giở xem những ǵ đă biên chép trước đó, mờ mịt chẳng biết một chữ nào.

          Ngụy Chiếu thời Đông Hán, lúc c̣n bé gặp Quách Lâm Tông, nghĩ “kinh sư dễ gặp, nhân sư khó gặp”[94], bèn xin được hầu hạ bên cạnh, quét tước, dọn dẹp. Lâm Tông bệnh, sai Ngụy Chiếu nấu cháo. Cháo nấu xong, dâng lên, Lâm Tông quở trách nặng nề: “V́ người bề trên nấu cháo, chẳng dốc ḷng cung kính, khiến cháo nuốt không nổi!” Ngụy Chiếu lại nấu cháo khác dâng lên, lại bị quở trách đến ba lần, Ngụy Chiếu chẳng đổi sắc mặt. Quách Lâm Tông nói: “Ta thoạt đầu thấy mặt ông, từ nay trở đi mới biết tâm ông!”

          Đời Tống, Đặng Chí làm thầy dạy tại trường tư thục, khéo khuyên dạy. Miệng không ngớt nói đến chuyện hiếu đễ, gặp người khác bèn dùng ḷng thành, tận tâm dạy bảo. Thời Tống Thần Tông, con cả của ông là Oản làm Hàn Lâm Học Sĩ, con thứ là Tích và hai cháu nội đều đậu Tiến Sĩ một lượt. Mọi người đều nói đó là quả báo do ông đă dốc trọn ḷng thành dạy dỗ. Trẻ nhỏ sanh trong nhà no ấm, khí chất của nó có thể biến hóa trong sáng tối, nhưng kẻ đă kiêu căng thành tánh, sẽ dễ mê muội, đọa lạc. Chỉ cốt sao người làm thầy, hăy dùng phương tiện khuyên dạy, khiến cho kẻ ấy khai ngộ. Hăy gắng lên!

          “Để xúc” (抵觸, xung đột, chống trái, xúc phạm) cũng khác với “ám vũ” (暗侮, ngấm ngầm khinh nhờn). “Ám vũ” th́ điều ác ẩn sâu, c̣n “để xúc” th́ tội rành rành. Phàm trong ăn nói, cư xử, làm việc, hễ có chuyện chẳng vừa ư vặt vănh bèn xung đột. Cha và anh đứng đầu trong ngũ luân, hiếu đễ đứng đầu đạo làm người. Chỉ nên cung kính, vâng theo, ăn nói nhỏ nhẹ, sắc mặt dịu dàng. Dẫu cha có thiên vị, anh có lấn lướt, chỉ nên khéo léo giải thích, khuyên can, tự xét bản thân để tu tập. Vạn nhất [cha, anh] cứ chấp mê chẳng phản tỉnh, cũng nên ḥa khí b́nh tâm. Lâu ngày họ sẽ tự nhiên ḥa hảo. Nếu hơi có tức giận, sẽ dẫn đến xung đột, tức là trái nghịch luân lư, chẳng có chỗ dung thân trong vũ trụ vậy!

          Đời Minh, Phí Hoằng ở Nga Hồ cùng một người bạn đồng niên[95] đấu cờ vây, đùa giỡn tát má người ấy. Người bạn đồng niên không vui, Phí Hoằng hối lỗi, hằng ngày đến thỉnh tội, [người bạn ấy] trọn chẳng ra tiếp. Cha Phí Hoằng nghe chuyện, tức giận, đóng gói một cái roi cật tre, gởi tới kinh đô, truyền Phí Hoằng tự đánh. Phí Hoằng cầm thư và roi cật tre, đến nhà người ấy, tự đánh ba lần, người bạn đồng niên mới ra tiếp, ôm đầu mà khóc. Phí Hoằng thưa: “Tội do tôi tạo, anh khóc làm ǵ?” Người bạn đồng niên nói: “Anh có cha đốc thúc, quở trách, tôi cầu có người đốc thúc, trách mắng ḿnh mà chẳng thể được!” Đôi bên thân thiết như thuở đầu. V́ thế, ta thấy cha mẹ đă khuất, c̣n có thể gặp chuyện bèn xúc động, bi ai, ắt cũng biết [người ấy] sẽ chẳng nỡ ḷng xúc phạm khi cha mẹ c̣n sống. Nhưng cha mẹ c̣n sống cố nhiên là chẳng thể sống lâu măi được, đau đớn lắm thay!

          Thôi Hiếu Vỹ đời Hậu Ngụy phụng sự anh là Hiếu Phân cung kính, thuận thảo trọn mọi bề. Ngồi, đứng, tiến, lùi chỉ nghe theo mạng lệnh của anh. Một đồng, một thước vải, chẳng cất giấu riêng, các bà vợ cũng thân ái với nhau, cũng là rất khó thấy trong đời hiện thời vậy.

          Đời Minh, ông Nhan Mậu Do nói: - Người hiện thời bất hiếu với cha mẹ, chỉ v́ chẳng chịu tự vấn lương tâm. Chỉ cần nghĩ cái thân này do đâu mà có, cha mẹ đi về đâu? Cành mới đă trổ, gốc cũ bèn khô. Dẫu nghèo hèn mà vẫn cung kính phụng dưỡng khiến cho cha mẹ hoan hỷ, làm sao có thể báo đáp? [Nghĩ như vậy], ắt hiếu tâm tự nhiên đau đáu [dấy lên].

          Lại nói: - Người hiện thời chẳng tôn kính người bề trên, mà cũng chẳng chịu hồi tâm tự vấn, chỉ cần nghĩ trong cơi thế gian mênh mang này, sống trên đời được mấy chốc, trong cơi nhân gian mịt mờ, được mấy người là ruột thịt? Thuở bé th́ cùng nhau giúp đỡ [trong cảnh khốn đốn], đến già th́ nâng đỡ nhau, ắt t́nh nghĩa sẽ tự nhiên khắng khít, khẩn thiết!

          Người đời hăy đọc kỹ, suy nghĩ cặn kẽ hai câu chuyện của ông Thôi và ông Phí, cũng như lời nói của ông Nhan, ắt sẽ nhất thời nước mắt ràn rụa, chân tánh bèn phơi bày trọn hết, lại cần ǵ phải kể ra những quả báo v́ xung đột, xúc phạm nữa ư?

Cảm Ứng Thiên Vựng Biên

Quyển 3 hết

 

 

 

 

 

 

 

 



[1] Tống Anh Tông tên thật là Triệu Thự, là con trai thứ mười ba của Triệu Doăn Nhượng (Triệu Doăn Nhượng là con thứ tư của Tống Thái Tông Triệu Quang Nghĩa, và là em của Tống Chân Tông Triệu Hằng). Do Tống Nhân Tông (tên thật là Triệu Trinh, con trai của Tống Chân Tông, là em họ của Triệu Doăn Nhượng) đă nhận nuôi Triệu Thự từ lúc bốn tuổi, và các hoàng tử của Tống Nhân Tông đều chết yểu, các phi tần lại chỉ sanh con gái, Tống Nhân Tông bèn lập Triệu Thự làm Thái Tử. Khi Tống Nhân Tông mất, Triệu Thự nối ngôi, nhưng vừa lên ngôi nửa tháng đă bị bệnh nặng, triều thần phải thỉnh Tào Thái Hậu (vợ vua Tống Nhân Tông) buông rèm thính chánh. Kể từ sau khi lành bệnh, tánh t́nh Anh Tông thất thường, hay đánh mắng kẻ hầu, hoạn quan Nhậm Thủ Trung thừa cơ gièm xiểm, cho nên giữa vua và Thái Hậu thường có xung khắc.

[2] Ôn Thành là thụy hiệu của Trương Quư Phi, một sủng phi của Tống Nhân Tông. Bà này là cháu của Trương Nghiêu Tá, thông minh, trí xảo, thường khéo đón ư, khéo lấy ḷng, nên rất được Nhân Tông cưng chiều.

[3] Hoàng hậu của Tống Anh Tông tên là Cao Thao Thao. Bà là cháu nội của Cao Huân, mẹ của bà là chị của Từ Thánh Quang Hiến Hoàng Hậu Tào Thị, tức Thái Hậu của Tống Anh Tông đang được nói ở đây. V́ thế, sách Cảm Ứng Thiên ghi hoàng hậu là “cháu bên ngoại” (ngoại sanh, 外甥), v́ bà phải gọi Thái Hậu bằng d́. Bà là mẹ ruột của Tống Thần Tông (Triệu Húc), và là bà nội của Tống Triết Tông (Triệu Hú) và Tống Huy Tông (Triệu Cát). Bà can thiệp rất mạnh vào triều chánh dưới thời Tống Thần Tông và Tống Triết Tông, kịch liệt phản đối tân pháp của Vương An Thạch, trọng dụng Tư Mă Quang. Khi Tống Thần Tông mất, bà được tôn làm Thái Hoàng Thái Hậu, được mời nhiếp chánh cho Tống Triết Tông. Bà đă hạ lệnh xóa bỏ toàn bộ tân pháp của Vương An Thạch. Bà được đánh giá là uyên bác, anh minh, tiết kiệm, lễ pháp kỷ cương trọn vẹn. Do vậy, các sử gia tôn xưng bà là Nữ Trung Nghiêu Thuấn.

[4] Quan gia (官家) là tiếng thời ấy để các đại thần gọi nhà vua.

[5] Một mân () là một ngàn đồng.

[6] Mạc khách (幕客), hay c̣n gọi là mạc tân (幕賓), là những nhân viên trọng yếu đóng vai tṛ cố vấn, tham mưu trong quan phủ. Đời Thanh gọi họ là mạc khách, mạc tân, thời cổ thường gọi là sư gia (師爷), tức là những thuộc hạ chánh yếu như bí thư, tham mưu v.v…

[7] Tam Tề (三齊) tức là phần lớn tỉnh Sơn Đông ngày nay. Khi Sở Vương (Hạng Vũ) diệt nhà Tần, đă chia lănh thổ đất Tề thành ba phần là Tề Quốc (kinh đô là Lâm Truy), Giao Đông (kinh đô là Tức Mặc), và Tề Bắc (kinh đô là Bác Dương).

[8] Hồ Quảng (湖廣) từ ngữ chỉ hai tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam. Từ ngữ này có ư nghĩa khác với danh xưng Hồ Quảng Hành Tỉnh thời Nguyên và Minh. Hồ Quảng Hành Tỉnh bao gồm phía Nam tỉnh Hồ Bắc, toàn bộ tỉnh Hồ Nam, vùng Đông Nam của Trùng Khánh, vùng Thiều Quan (kể cả đảo Hải Nam) của Quảng Đông, và một phần tỉnh Quảng Tây. Danh xưng Đại Hồ Quảng lại chỉ một khu vực rộng hơn bao gồm năm tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Đông, Quảng Tây và Phước Kiến.

[9] Lưỡng Hà là hai tỉnh Hà Nam và Hà Bắc.

[10] Luyện Hồ (練湖) một cái hồ to thuộc huyện Đan Dương, tỉnh Giang Tô.

[11] Hốt () có hai cách hiểu:

1. Vàng, bạc đúc thành miếng có h́nh dạng giống như cái hốt (vật cầm trên tay của các quan khi vào chầu vua). Có thể hiểu đại khái là đúc thành miếng mỏng, giống như kiểu vàng lá (một lượng hay c̣n gọi là một “cây” vàng).

 2. Đúc thành từng thoi th́ cũng gọi là Hốt.

[12] “Chư sanh” (諸生) là tiếng gọi những người đă đậu Tú Tài, được vào học trường huyện, hoặc trường Thái Học tại kinh đô (học tṛ tại trường Thái Học sẽ thường được gọi là Giám Sanh). Do những người này được chia thành nhiều loại như cống sanh, lẫm sanh, phụ sanh, tăng sanh, hướng sanh, lệ sanh, tường sanh, nên gọi chung là chư sanh.

[13] Tam điển (三典) là ba loại pháp điển (luật lệ) của nước nhà, tức khinh điển, trung điển và trọng điển. Cổ nhân quy định: Khi nước nhà mới thành lập (vương triều vừa mới thành lập) dùng khinh điển (luật lệ nhẹ, khoan dung), trong thời kỳ thái b́nh, dùng trung điển (luật lệ hạng trung). Vào đời loạn, dùng trọng điển (luật lệ nghiêm khắc). Như vậy chưởng quản tam điển chính là chức quan trông coi về tư pháp tại một quận. Theo Hán Thư, một quận có mười hai vạn hộ gia đ́nh trở lên th́ gọi là đại quận. Chưởng quản tam điển là trông coi về tư pháp vậy.

[14] Thị Tùng (侍從) là danh xưng chung để gọi các chức quan Hàn Lâm Học Sĩ, Cấp Sự Trung, các quan Thượng Thư hoặc Thị Lang.

[15] Tư Không (司空): Chữ Không là cách viết giả tá của chữ Công. Tư Không cùng với Tư Đồ, Tư Mă, Tư Khấu, Tư Sĩ gọi là Ngũ Quan, địa vị ngang với Lục Khanh (thời Châu, Lục Khanh là Thái Tể, Thái Tông, Thái Sử, Thái Chúc, Thái Sĩ, Thái Bốc. Từ đời Đường trở đi, Lục Khanh là thượng thư sáu bộ Lại, Hộ, Lễ, Binh, H́nh, Công). Chức vị Tư Không chưởng quản các công tác thủy lợi, xây dựng, kiến thiết v.v… Về sau, chức quan Tư Không đồng nhất với Công Bộ Thượng Thư.

[16] Quân () là một đơn vị hành chính thời Tống. Nhà Tống chia lănh thổ Trung Hoa làm mười tám lộ (, tương đương một tỉnh hiện thời). Mỗi lộ lại chia thành châu, phủ, quân và giám ().

[17] Tuần Kiểm Ty (巡檢司) là một cơ quan hành chánh đời Tống, có trách nhiệm tuần tra châu huyện, bắt giữ đạo tặc.

[18] Việt Trung (越中) là vùng Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang. Do vùng này thuộc vào trung tâm của nước Việt thời Xuân Thu, nên gọi là Việt Trung.

[19] Chủng Phóng (935-1015) là người sống vào đời Tống, quê ở Lạc Dương, có hiệu là Vân Khê Túy Hầu. Ông bảy tuổi đă có thể viết văn, tinh thông Dịch học, nhưng không đi thi, ẩn cư tại núi Chung Nam, chuyên dạy học. Do Xá Nhân Tống Duy Hàn cực lực tiến cử, Tống Chân Tông vời ông ra làm quan, phong chức Tả Tư Gián, sai trông coi Chiêu Văn Quán. Ông lại được thăng thành Hữu Nghị Gián Đại Phu. Cuối cùng, làm quan đến chức Công Bộ Thị Lang. Khi đă đắc thế, ông tậu nhiều ruộng tốt, cậy oai thế cưỡng ép người khác phải bán ruộng. Thuộc hạ và thân thuộc cũng cậy thế ông làm nhiều chuyện sai quấy.

[20] Công Tào (工曹) là chức vụ được đặt ra vào thời Tống, có nhiệm vụ trông coi các công tŕnh xây dựng, lao động.

[21] Bổn đạo: Đạo là đạo phủ (道府), tức là một cơ quan hành chánh. Vị quan có chức trách tại khu vực ấy tự xưng là Bổn Đạo.

[22] Bộ Ty gọi đầy đủ là Tỷ Bộ Quan Ty (比部官司). Vào đời Đường, H́nh Bộ được chia làm bốn cơ cấu là H́nh Bộ, Đô Quan, Tỷ Bộ và Ty Môn. Thông thường, các quan chức thuộc Bộ Ty chỉ quản trị h́nh pháp, xử án, hoặc quản trị nhà giam, không dính vào các sự vụ hành chánh và quân sự.

[23] Do vùng Hồ Quảng (Hồ Nam và Hồ Bắc) thuộc lănh thổ của nước Sở thời Xuân Thu Chiến Quốc, nên vùng ấy thường được gọi là đất Sở.

[24] Đồng Tri (同知) là chức phó tướng hoặc phó huyện trưởng. Từ thời Tống, đă lập ra các chức Đồng Tri Các Môn Sự, Đồng Tri Xu Mật Viện Sự. Tại các châu phủ, cũng có chức Đồng Tri Phủ Sự, Đồng Tri Quân Sự, đều là các chức phó của Tri Phủ, Tri Quân.

[25] Do khi dịch sang tiếng Việt, số chữ có hạn, khó thể diễn tả hết ư tứ tha thiết trong bài thơ, chúng tôi xin diễn giải dông dài như sau: Gió lùa qua người phụ nữ dệt cửi chỉ mặc áo mỏng, lạnh đến nỗi cô ta phải nhiều lần xoa hai tay, hít hà cho đỡ rét. Do nhà nghèo, phải dệt vải bên cửa sổ để đỡ tốn dầu thắp đèn, trời đă sẩm tối, vẫn cố đẩy thoi dệt lách cách ḥng dệt được chút nào hay chút nấy. Tháng Chạp trời tối mau, nên dù cố hết sức, vẫn không dệt được đủ một thước lụa. Chẳng như cô đào hát, chỉ một khúc ca là được thưởng ngay một xấp lụa!

[26] Ông này chính là Tống Vũ Đế, tức Lưu Dụ. Lưu Dụ lúc bé nghèo hèn, phải đi bán hài cỏ, cày cấy thuê để kiếm sống. Về sau, trở thành tướng. Do có công dẹp tan quyền thần Hoàn Huyền dưới thời Tấn An Đế, trở thành nắm nhiều quyền hành, chưởng quản triều chánh. Ông cầm quân diệt nhà Nam Yên, diệt Hậu Tần, được phong là Tống Vương. Đến thời Tấn Cung Đế, ông ép vua nhường ngôi, đổi quốc hiệu là Tống. Sử gọi nhà Tống này là Lưu Tống để phân biệt với nhà Tống do Triệu Khuông Dẫn sáng lập (tức Triệu Tống).

[27] Hiếu Từ Hoàng Hậu là vợ của Châu Nguyên Chương (Minh Thái Tổ). Váy lụa trơn nguyên văn là “luyện quần” (練裙), “luyện” () là một loại lụa vừa dệt xong, đem giặt tẩy cho trắng, rất tầm thường, xoàng xĩnh.

[28] Nghệ Tổ (藝祖) có nghĩa gốc là ông tổ về đức hạnh nho nhă, b́nh dị. Về sau, mỹ từ này thường được dùng để tôn xưng các vị vua khai sáng một triều đại.

[29] Màu cánh trả tức là màu xanh (thường gọi là màu phỉ thúy) như lông chim bói cá (chim trả, chim thằng chài).

[30] Thiên Bảo (724-756) là niên hiệu thứ ba và là niên hiệu cuối cùng của Đường Huyền Tông (Đường Minh Hoàng). Đường Minh Hoàng có ba niên hiệu là Tiên Thiên, Khai Nguyên, và Thiên Bảo.

[31] Nguyên văn “thượng Xuân Quan”(上春官): Đời Đường, dưới thời Vũ Tắc Thiên, bà ta đă đổi bộ Lễ thành Xuân Quan. Do vậy, về sau thường gọi bộ Lễ là Xuân Quan. Trước khi có bộ Học, bộ Lễ tổ chức các kỳ thi Hội và thi Đ́nh; do vậy, dân chúng quen gọi đậu khóa thi Hội do bộ Lễ tổ chức là “thượng Xuân Quan”.

[32] Phong quân (封君): Do con cháu đỗ đạt vinh hiển, tổ phụ được vua phong tước th́ vị được phong ấy sẽ được gọi là “phong quân”.

[33] Theo nghĩa gốc, chức quan này có nhiệm vụ tiếp nhận các bản tấu tŕnh của hàng công khanh, phân loại để tŕnh báo thượng cấp, kiêm nhiệm vụ đàn hặc. Đến thời Minh - Thanh, danh xưng này dùng để gọi quan Tuần Phủ.

[34] Huyền Vũ (玄武) là danh xưng để gọi chung bảy tinh ṭa thuộc phương Bắc trong Nhị Thập Bát Tú, bao gồm các tinh ṭa Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích. Cổ nhân nói bảy tinh ṭa ấy hợp thành h́nh dáng giống như con rùa đen (Huyền Vũ), nên gọi như thế.

[35] Thái Lao (太牢) là đại tế theo điển lễ thời cổ. Trong lễ tế ấy, dùng ba con vật là trâu (hoặc ḅ), dê, lợn. Có khi chỉ dùng trâu để tế cũng gọi là Thái Lao. ch Đại Đới Lễ Kư chép: “Chư hầu chi tế, ngưu viết Thái Lao” (Chư hầu tế lễ, dùng trâu [làm cỗ cúng] th́ gọi là Thái Lao).

[36] Tế giao (郊祀, giao tự): Là lễ tế trời đất. Nam Giao (phía Nam hoàng thành) là nơi đặt đàn tế trời, Bắc Giao là nơi tế đất.

[37] Hâm hưởng (歆饗): Quỷ thần hưởng thụ mùi của đồ cúng tế th́ gọi là “hâm hưởng”.

[38] Tức là ṭa sao Ngưu trong Nhị Thập Bát Tú, phần Thiên Văn Chí trong Tống Sử chép: “Ngưu tú lục tinh, thiên chi quan lương” (sao Ngưu gồm sáu ngôi, là then chốt trong cơi trời).

[39] Thái Ất (太乙) chính là núi Chung Nam Sơn, nằm ở phía nam thành phố Tây An (Trường An) tỉnh Thiểm Tây. Đây là quả núi chính của rặng Tần Lănh, được coi là thánh địa của Đạo giáo. Tương truyền, Chung Ly Quyền, Lữ Động Tân, Lưu Hải Thiềm, Vương Trùng Dương (sáng tổ của Toàn Chân Giáo) đều tu tập tại núi này.

[40] Lao Sơn (牢山) thuộc thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông. Núi này c̣n có tên là Phụ Đường hoặc Ngao Sơn, cũng là một ngọn núi nổi danh của Đạo giáo.

[41] Theo giáo nghĩa của Đạo Giáo, Ngọc Thanh (玉清) là một cảnh trong Tam Thanh của Đạo Giáo (Thái Thanh Cảnh Đại Xích Thiên, Thượng Thanh Cảnh Vũ Dư Thiên, và Ngọc Thanh Cảnh Thanh Vi Thiên). Ngọc Thanh là nơi cư ngụ của Nguyên Thỉ Thiên Tôn, Thượng Thanh là nơi cư ngụ của Linh Bảo Thiên Tôn, c̣n Thái Thanh là nơi cư ngụ của Đạo Đức Thiên Tôn (Thái Thượng Lăo Quân, tức Lăo Tử).

[42] Ngũ Cốc là năm loại hạt dùng để làm lương thực, có nhiều cách giải thích. Ba cách hiểu thông thường nhất là:

1. Ngũ cốc là mè, hạt kê, lúa gạo, lúa mạch và đậu.

2. Gạo, đậu đỏ, lúa mạch, đậu nành, hạt kê.

3. Đại mạch, lúa ḿ, gạo, đậu nành, hạt mè đen.

Thông thường, Ngũ Cốc được hiểu theo nghĩa rộng là các loại hạt dùng làm lương thực, không chỉ là năm loài.

[43] Tuyết Đậu Trọng Hiển là một vị cao tăng hữu danh của tông Vân Môn trong nhà Thiền. Sư họ Lư, tự là Ẩn Chi, người xứ Toại Ninh (huyện Bồng Khê, tỉnh Tứ Xuyên). Ngài xuất thân từ một gia đ́nh giàu có, nhiều đời học Nho, đă có chí xuất trần từ bé, mong thoát luân hồi. Ngài xin xuất gia với ngài Phổ An Nhân Thẩm để học kinh luận. Về sau, Ngài đắc pháp nơi ngài Trí Môn Quang Tộ, theo hầu thầy năm năm, nắm được đạo của thầy, trở thành tổ trung hưng của tông Vân Môn.

[44] Đây là một quy chế thể hiện sự ân thưởng của triều đ́nh bắt nguồn từ đời Tấn, được hoàn bị vào đời Đường. Khi con cái đỗ đạt làm quan to, cha mẹ sẽ được phong tước giống như vậy, tức là chỉ có danh xưng, nhưng không có quyền hạn như người làm quan thật sự. Cha mẹ c̣n sống th́ gọi là Phong, cha mẹ đă mất th́ gọi là Tặng. Thoạt đầu, chỉ có cha được phong tặng, mẹ sẽ được gọi tương xứng là huyện quân, phu nhân, nhụ nhân v.v… tùy theo tước vị của cha. Đến đời Đường, sự phong tặng này được tính đến ba đời, tức là cha, ông nội và ông cố của người làm quan.

[45] Định Công ở đây chính là Lỗ Định Công (Cơ Tống), vua nước Lỗ thuở ấy. Ông này là em trai Lỗ Chiêu Công (Cơ Trù). Trong thời ông, Tề Cảnh Công nhóm hội chư hầu đă ép bức nước Lỗ, toan bắt giam Lỗ Định Công. Khi đó, Khổng Tử đang làm quan Đại Tư Khấu, kiêm Tể Tướng nước Lỗ. Nhờ khéo léo, mưu trí, Khổng Tử đă ngăn được âm mưu của vua Tề.

[46] Tạo Phụ (造父) là cháu chín đời của Bá Ích, rất giỏi huấn luyện ngựa, phục vụ nhà Tây Châu. Ông đă từng bắt tám con ngựa hoang trong rừng đào, huấn luyện chúng thành tuấn mă rồi dâng lên Châu Mục Vương. Do chúng kéo xe rất giỏi, nhà vua thường dùng cỗ xe này để tuần hành, du ngoạn, hay săn bắn.

[47] Cho đến hiện nay, các sử gia vẫn tranh căi về nguồn gốc dân tộc Hung Nô (v́ họ không có văn tự, không có sử liệu. Mọi dữ liệu lịch sử về họ hoàn toàn dựa theo sử liệu Trung Hoa), chỉ biết họ là dân du mục sống ở phương Bắc. Những truyền thuyết như người Hung Nô là con cháu của vua Hạ Kiệt, hoặc là hậu duệ của người nước Kỷ, đều không có chứng cứ khả tín. Thời Hán, nhiều bộ tộc Hung Nô thống nhất dưới sự lănh đạo của Mạo Đốn Thiền Vu (các nhà nghiên cứu cho rằng “thiền vu” là phiên âm sanok hay tsanak dựa theo cách phát âm hiện thời của người Mông Cổ. Đây là tước hiệu của vị thủ lănh tối cao; về sau, tước hiệu này được thay thế bằng danh xưng Khả Hăn (Khan) của người Nhu Nhiên, tức Rouran). Họ trở thành một mối đe dọa thường xuyên cho người Hán, v́ người Hung Nô thường xâm lăng đất Hán. Khi Hán Cao Tổ (Lưu Bang) đem ba mươi hai vạn quân chinh phạt phản tướng Hàn Tín, đại quân kéo đến B́nh Thành (nay là thành phố Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây), đă bị quân Hung Nô do Mạo Đốn Thiền Vu vây chặt suốt bảy ngày. Về sau, nhờ mưu kế, Hán Cao Tổ thoát khỏi ṿng vây, nhưng đại quân bị hao tổn rất lớn. Vua phải xuống nước dùng chánh sách “ḥa thân”, tức là mỗi năm tiến cống gấm vóc, lụa là, tơ lụa, lương thực, rượu ngon, cũng như dâng một số gái đẹp cho vua chúa Hung Nô. Đổi lại, quân Hung Nô không xâm phạm biên cương Trung Hoa.

[48] Vương Chấn là thái giám dưới thời Minh Anh Tông, rất được vua tin cậy. Hắn chưởng quản Tư Lễ Giám, trông coi tấu chương trong ngoài cung, nên dễ dàng thao túng triều chánh.

[49] Chí Nguyên là niên hiệu của Nguyên Huệ Tông (Thỏa Hoàn Thiếp Mục Nhĩ, Toyan Temur), sử dụng từ năm 1335 đến năm 1340.

[50] Chúc Dung (祝融) là thần lửa. Ông này vốn có tên là Trọng Lê, hiệu là Xích Đế. Theo Sơn Hải Kinh, Chúc Dung thuộc ḍng dơi của vua Chuyên Húc, giữ chức Hỏa Chánh (trông coi về lửa) cho Cao Tân Thị (Đế Cốc), nên được hậu nhân tôn là Hỏa Thần. Theo huyền sử Trung Hoa, Toại Nhân dạy dân dùi cây lấy lửa, nhưng dân chúng chỉ biết dùng lửa để nướng động vật. C̣n Chúc Dung dạy dân dùng lửa để nấu nướng nhiều cách, chế ra các chất để giữ lửa, chứ không cần phải dùi cây.

[51] Niêm Hăn (đúng ra phải là Niêm Một Hát, sử Trung Hoa đă chép sai thành Niêm Hăn) là tên húy của Hoàn Nhan Tông Hàn, con trai của tướng quốc Hoàn Nhan Tát Cải, c̣n Oát Ly Bất (đôi khi c̣n phiên âm là Oát Lỗ Bổ) chính là Hoàn Nhan Tông Vọng, là con trai của Kim Thái Tổ (Hoàn Nhan A Cốt Đả, Wanyan Aguda). Cả hai đều là đại tướng của người Kim thời ấy. Tĩnh Khang là niên hiệu của Tống Khâm Tông (Triệu Hoàn).

[52] Vũ Nguyên Hành là chắt thuộc về bên nội của Vũ Tắc Thiên.

[53] Tào quan là chức quan trông coi vận chuyển hàng hóa, đánh thuế, cũng như ngăn ngừa chuyện buôn lậu.

[54] Vương Long Khê tên thật là Vương Kỳ, là một nhà tư tưởng đời Minh. Ông là thành viên chủ yếu trong học phái của Vương Dương Minh, tôn Vương Dương Minh làm thầy. Tuy Vương Kỳ đỗ đạt, nhưng không ra làm quan, mà chuyên tâm cùng với Tiền Đức Hồng dạy dỗ hàng hậu học. Về sau, khi thầy đă mất, ông có ra làm quan một thời gian ngắn. Sau đó, v́ tư tưởng, học thuật của ông bị Hạ Ngôn chán ghét, gièm báng, ông bị triều đ́nh băi chức bèn trở về dạy học hơn bốn mươi năm. Trước tác của ông được tập hợp thành bộ Vương Long Khê Toàn Tập.

[55] Văn Đế chính là Văn Xương Đế Quân. “Mười đoạn” là nói về bài Văn Xương Đế Quân Tiêu Song Thánh Huấn.

[56] Đây là thành ngữ “phệ tễ mạc cập” (噬臍莫及) hàm nghĩa không thể xoay sở cách nào được nữa, v́ một người chẳng thể nào cắn rốn của chính ḿnh.

[57] Biển Thước (扁鵲) là một vị thầy thuốc nổi danh thời cổ. Ông tên thật là Tần Việt Nhân, c̣n có tên là Hoăn, hiệu là Lô Y. Ông sanh vào năm đầu đời Châu An Vương (401 trước Công Nguyên), mất vào năm thứ năm đời Châu Noăn Vương (310 trước Công Nguyên). Cùng với Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh và Lư Thời Trân, ông được xếp vào hàng ngũ Tứ Đại Danh Y của cổ Trung Hoa. Theo truyền thuyết, Hoàng Đế có một bầy tôi làm nghề thuốc nổi danh có tên gọi là Biển Thước. Do Tần Việt Nhân tài nghệ lẫy lừng, nên người đương thời bèn gọi ông là Biển Thước. Biển Thước được coi là người đă đặt ra cơ sở cho phép bắt mạch, hai tác phẩm Nội Kinh và Ngoại Kinh do ông biên soạn đă thất truyền. Người ta vẫn cho rằng tác phẩm Nạn Kinh chính là do Biển Thước biên soạn. Theo truyền thuyết, mắt ông có thể thấy thấu suốt nội tạng của người khác. Theo sử chép, có lần ông đến nước Tề, khi đến gặp Tề Hoàn Công (Điền Ngọ, không phải là Tề Hoàn Công Khương Tiểu Bạch thời Xuân Thu), Biển Thước nói “nhà vua đă bị bệnh nhẹ, hăy nên chữa trị”. Tề Hoàn Công nghĩ ông muốn kiếm chác nên lờ đi. Biển Thước ba lần gặp mặt, đều xin vua hăy chữa bệnh, nhưng vua đều làm lơ. Đến khi vua ngă bệnh, triệu ông vào chẩn trị, ông nói bệnh đă lậm sâu trong tạng phủ, không thể chữa được nữa. Quả nhiên mấy hôm sau, vua Tề chết. Về sau, do Biển Thước trị lành bệnh cho Tần Vũ Vương (Doanh Đăng), quan Thái Y Lệnh nước Tần là Lư Ê ghen tài bèn sai thích khách giết chết Biển Thước tại Ly Sơn.

[58] Bộ kinh này có tên gọi đầy đủ là Ngạ Quỷ Báo Ứng Kinh, được phiên dịch vào thời Tây Tấn, ghi chép những lời vấn đáp về nghiệp nhân giữa ngài Đại Mục Kiền Liên và các ngạ quỷ. Bản kinh này c̣n được ngài An Thế Cao dịch với danh xưng là Quỷ Vấn Mục Liên Kinh.

[59] Điếm nhục khuê môn là hăm hiếp hay gian dâm gái chưa xuất giá.

[60] Nguyên văn “đầu thoa tuấn cự” (投梭峻拒). Theo chương Tạ Côn Truyện trong Tấn Thư chép: “Nhà hàng xóm là họ Cao có một người con gái xinh đẹp, Tạ Côn từng trêu ghẹo, cô ta quăng thoi dệt cửi vào mặt khiến hắn găy mất hai cái răng”.

[61] Danh giáo (名教) là lễ giáo chánh danh định phận.

[62] Theo Châu Tử Gia Lễ, bát mẫu (八母) là tám loại người phải coi như mẹ, tức là đích mẫu (嫡母, vợ cả của cha), kế mẫu (继母, mẹ ghẻ), dưỡng mẫu (养母, mẹ nuôi), từ mẫu (慈母, do mang thân phận tiểu thiếp, không sanh nở được, hoặc không có con trai, phải nuôi con của những thê thiếp khác của chồng làm người thừa kế), giá mẫu (嫁母, bố chết, mẹ đi lấy chồng khác th́ gọi là giá mẫu), xuất mẫu (出母, mẹ ruột), thứ mẫu (庶母, vợ lẽ của cha), nhũ mẫu (乳母, vú nuôi). Trong đó, “dưỡng mẫu” có thể hiểu theo hai nghĩa:

1) Một là người nhận nuôi ta trong trường hợp côi cút, hay là người ấy hiếm muộn, xin ta làm con nuôi.

2) Hai là những bà vú em chuyên chăm sóc trẻ cho đến khi ba tuổi. Bà vú này chỉ chăm sóc, chứ không có sữa cho trẻ bú.

[63] Nguyên văn là “oán nữ” (怨女). Theo cổ lễ, nữ nhân đă đến tuổi kết hôn, nhưng chưa có đối tượng thích hợp để cưới gả th́ gọi là “oán nữ”.

[64] Nguyên văn là “phục” ()“khởi” (), tức là theo Đạo giáo, đạo sĩ có thể lễ bái trước đàn tràng, xuất hồn lên thiên đ́nh, đó gọi là “phục”. Khi hồn nhập trở lại xác th́ gọi là “khởi”.

[65] Chánh Đức là niên hiệu của Minh Vũ Tông (Châu Hậu Chiếu) từ năm 1506 đến năm 1521.

[66] Phiên Hiến (藩憲) là tên gọi khác của Bố Chánh Sứ (ta thường gọi tắt là Bố Chánh), là người đứng đầu cơ quan hành chánh của một tỉnh, dưới quyền quan Tuần Phủ.

[67] Huyền Đàn là tên gọi tắt của Kim Long Như Ư Chánh Nhất Long Hổ Huyền Đàn Chân Quân. Vị này tên thật là Triệu Lăng, tự Công Minh, là một trong bốn đại nguyên soái hộ pháp của Đạo giáo, nên c̣n gọi là Huyền Đàn Nguyên Soái. Tương truyền, Huyền Đàn Chân Quân là người đời Tần, lánh ḿnh vào Chung Nam Sơn tu đạo, được gặp tổ Đạo giáo là Chánh Nhất Thiên Sư Trương Đạo Lăng nhận làm đồ đệ, sai cưỡi hắc hổ, thủ hộ pḥng đan dược. Vị này được coi là có nhiều công năng thần dị, nên được dân chúng tôn thờ nhằm cầu tiêu tai, giải nạn. Ông c̣n được thờ như vị Vũ Tài Thần (Văn Tài Thần là Phạm Lăi), với danh xưng Thiên Quan Trung Lộ Nguyên Soái, có bốn bộ hạ là Chiêu Bảo Thiên Tôn Tiêu Thăng, Nạp Trân Thiên Tôn Tào Bảo, Chiêu Tài Sứ Giả Trần Cửu Công và Lợi Thị Tiên Quan Diêu Thiếu Tư. Ông cùng với bốn bộ hạ được gọi chung là Ngũ Lộ Tài Thần. Người Khách Gia (Hakka) c̣n gọi ông là Ngân Chủ Vương Công.

[68] Trường học thời cổ được gọi là Tường (). V́ thế, học tṛ được gọi là Tường Sanh (庠生). Theo quy chế, đời Minh, Thanh, sinh viên các trường học ở phủ, châu, huyện (thường gọi là Ấp Tường), sẽ được gọi là Tường Sanh, tức là những người đă đỗ Tú Tài (c̣n gọi là Mậu Tài).

[69] Ngũ Lănh là năm rặng núi ở phía Nam Trung Hoa, nằm dọc theo ranh giới bốn tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam và Giang Tây. Vùng Lănh Nam (phía Nam rặng Ngũ Lănh) thuộc địa bàn nước Văn Lang thời cổ. Ngũ Lănh bao gồm các rặng núi Việt Thành, Đô Bàng, Manh Chử, Kỵ Điền và Đại Dữu.

[70] Khi ấy, Nghiêm Vũ đang làm Kiếm Nam Tiết Độ Sứ, cai quản vùng Tứ Xuyên.

[71] Thành ngữ có câu “thẩn lâu hải thị” (蜃樓海市, lầu thẩn, phố biển). “Hải thị” (海市) là những huyễn ảnh do ánh sáng khúc xạ phản chiếu những h́nh ảnh trên bờ (có thể là ở rất xa), khiến cho người đi biển vào lúc nắng gắt trông thấy có thành phố trên mặt biển, đến gần bèn chẳng có. Người xưa giải thích là ngoài biển có một giống ốc lớn gọi là Thẩn (), hơi thở của nó bốc lên mặt biển, tạo thành huyễn ảnh như lầu gác, đ́nh tạ, nên gọi “thẩn lâu”. Ở đây có ư nói, chẳng cần nhờ ngoại duyên mà do vọng tưởng trong tâm, cho nên Hành Uẩn tự thấy các huyễn tượng, trông thấy hoa sen bèn tưởng tượng có mỹ nhân đứng trên đó, hoặc tưởng tượng đến gót sen của mỹ nhân mà dấy lên dâm niệm, chiêu cảm quỷ dạ-xoa thừa dịp làm hại.

[72] Thuở xưa, chưa có kiếng. Cổ nhân dùng loại giấy mỏng phết hồ cho bền chắc dùng dán cửa sổ, vừa chống gió lạnh, vừa lấy ánh sáng từ bên ngoài.

[73] Lục Dung là người huyện Thái Thương, Tô Châu, sống vào đời Minh, làm đến chức Lại Bộ Thượng Thư. Theo Thọ Khang Bảo Giám, Lục Dung dáng dấp rất đẹp đẽ. Vào năm Thiên Thuận thứ ba (1459), ông đi thi ở Nam Kinh. Trong quán trọ, có nữ nhân nửa đêm đến chỗ ông ngủ, toan tằng tịu. Thoạt đầu, ông viện cớ mắc bệnh, hẹn đêm sau. Cô ta lui ra. Ông bèn làm thơ rằng: “Phong thanh nguyệt bạch dạ song hư, hữu nữ lai khuy tiếu độc thư, dục bả cầm tâm thông nhất ngữ. Thập niên tiền dĩ bạc Tương Như” (Song thưa, gió mát, trăng thanh, cô gái ngấp nghé trêu anh học tṛ, mượn đàn toan những hẹn ḥ, mười năm trước đă phụ phàng Tương Như). Đợi đến sáng, ông mượn cớ rời khỏi. Mùa Thu năm ấy, ông đi thi. Trước đó, cha ông ta nằm mộng thấy quan Quận Thủ tặng cờ tấm biển [phong tặng], [kèm thêm một đội] trống, kèn. Trên tấm biển ấy, đề bốn chữ “nguyệt bạch phong thanh”. Người cha nghĩ là điềm báo con thi đậu, viết thư gởi cho ông. Ông càng thêm dè dặt. Về sau, ông đỗ Tiến Sĩ, làm quan tới chức Tham Chánh.

[74] Trong Thọ Khang Bảo Giám đă chép câu chuyện này như sau: Thư sinh họ Tào ở Tùng Giang đi thi. Ở quán trọ, có người đàn bà t́m đến [dụ dỗ]. Ông Tào kinh hăi, vội chạy sang chỗ khác tá túc. Đi nửa đường, ông thấy có ánh đèn dẫn đường, dẫn vào một ṭa cổ miếu. Nghe đánh trống thăng đường, ông Tào phủ phục trước miếu, nghe trong điện thờ xướng danh những người được ghi tên trong bảng tân khoa. Tới người thứ sáu, lại [có nha lại] bẩm rằng: “Ông X… gần đây làm chuyện sai trái, Thượng Đế gạch tên, hăy nên bù người nào vào?” Thần nói: “Ông Tào ở Tùng Giang chẳng hành dâm với người đàn bà ở quán trọ, là bậc chánh khí, đáng thêm tên vào”. [Nha lại] bèn thêm tên ông Tào vào. Ông Tào [nghe phán bảo như vậy] vừa sợ hăi, vừa vui mừng. Quả nhiên [về sau], Tào Phân đỗ thứ sáu.

[75] Chuyện này được chép ngay trong phần sau.

[76] Sách Thọ Khang Bảo Giám chép câu chuyện này như sau: Đời Thanh, ông Viên ở Thiểm Tây. Do giặc Sấm (Lư Tự Thành) dấy loạn, cha con thất lạc, trôi nổi, ngụ tại Giang Nam, muốn cưới thiếp sanh con. Vừa mua được vợ, rước về nhà ông Viên, cô ta xoay lưng về ánh đèn, khóc lóc. Ông Viên gạn hỏi, cô ta đáp: “Chẳng có ǵ khác. Chỉ v́ trong nhà đói nghèo, chồng muốn t́m cái chết, cho nên thiếp bán thân để chồng được sống. Thiếp nghĩ tới vợ chồng t́nh sâu nghĩa nặng trước nay; v́ thế, khôn ngăn đau thương vậy”. Ông thương xót, xoay lưng ngồi đợi sáng. Ngoài số tiền bán thân ra, c̣n tặng thêm một trăm lạng, trả người vợ cho chồng, bảo họ hăy buôn bán. Vợ chồng họ khóc lóc ra đi. Về sau, họ muốn t́m một cô gái chưa chồng, tặng cho ông Viên để sanh con, nhưng t́m đă lâu chẳng được. Ngẫu nhiên tới Dương Châu, họ gặp một người đem một đứa bé khôi ngô muốn bán; do vậy, họ bàn riêng với nhau: “Ta chưa t́m được cô gái nào. Trước hết, hăy mua đứa trẻ này về hầu hạ ông Viên, có ǵ là không được?” Bèn mua lấy, vượt sông, tặng nó cho ông Viên. Ông Viên nh́n kỹ, th́ ra là đứa con đă bị thất lạc.

[77] Sách Thọ Khang Bảo Giám chép câu chuyện này như sau: Trầm Đồng ở Quy An, có tên tự là Quán Di, nhà nghèo. Người anh họ là Tốn Châu giới thiệu ông đến nhà sui gia dạy trẻ vỡ ḷng. [Nhà ấy] mẹ góa, con thơ. Một đêm, bà góa đến dụ dỗ ông làm chuyện chim chuột, Trầm Đồng nghiêm khắc cự tuyệt. Ngày hôm sau, ông liền từ tạ trở về. Bà góa sợ lộ chuyện, sắm sửa lễ vật van nài [Trầm Đồng trở lại dạy học], lại thúc giục Tốn Châu mời giùm mấy lượt, ông đều chẳng nhận lời. [Tốn Châu] vặn hỏi nhiều lần, ông Đồng trọn chẳng hé môi, chỉ nói “bất tiện” mà thôi! Năm sau, [Trầm Đồng] đỗ đạt, làm quan tới chức Tuần Phủ.

[78] Đời Minh, nhằm phân tán quyền lực quan lại đứng đầu các tỉnh (tức quan Tuần Phủ), triều đ́nh đă lập ra ba chức quan khác biệt dưới Tuần Phủ, gồm Đô Chỉ Huy Sứ (gọi tắt là Chỉ Huy Sứ, trông nom việc quân sự), Bố Chánh Sứ (coi hành việc hành chánh và tài chánh), và Án Sát Sứ (coi việc kiện tụng, tư pháp).

[79] “Binh pḥng” là nha sở trông coi về việc binh bị ở các quận, huyện dưới thời Minh và Thanh.

[80] Trung Giới Kinh là bộ Xích Tùng Tử Trung Giới Kinh của Đạo gia.

[81] Duyện () là tiếng để gọi chung phụ tá của các trưởng quan. Quận Duyện (郡掾) tức là người phụ tá của quan Thái Thú.

[82] Phủ Quân (府君) là tiếng tôn xưng để gọi Thái Thú đời Hán, đồng thời cũng là tiếng tôn xưng để cháu gọi ông nội.

[83] Đây là chức quan chuyên trông coi đánh thuế hàng hóa chuyên chở bằng đường thủy và đường bộ.

[84] Nguyên văn là “tuế khảo” (歲考). Theo quy chế đời Minh và Thanh, mỗi năm, vị quan trông coi việc giáo dục (tức Đề Học, Học Chánh) tại các châu, huyện, phủ sẽ khảo hạch sinh viên (những người đă được vào trường huyện) để phân định hơn kém. Nhất là các lẫm sanh (sinh viên được nhà nước trợ cấp gạo), nếu kết quả chẳng đạt, lẫm sanh ấy sẽ bị cắt trợ cấp, hoặc cấm đi thi Hội cho đến khi nào kết quả tuế khảo khá hơn. Vào đời Thanh, quy định như sau: Điểm số được xếp vào bậc nhất và bậc nh́ th́ được khen thưởng, bậc ba th́ không khen, không phạt, bậc bốn sẽ bị khiển trách, bậc năm th́ tiền trợ cấp giảm bớt một phần, bị cấm thi Hội cho đến khi nào tuế khảo đạt điểm khá hơn, bậc sáu th́ tước bỏ hẳn danh hiệu sinh viên, không cho học tại trường huyện nữa, hoàn toàn cắt hẳn các khoản trợ cấp.

[85] Khoa khảo (科考) là kỳ thi tại các châu huyện để xét duyệt thí sinh có đủ tŕnh độ để đi thi Hương hay chưa.

[86] Châu Bột là công thần khai quốc nhà Tây Hán, xuất thân nghèo khổ. Thuở trẻ, ông sống đắp đổi bằng nghề đan nong nuôi tằm, cũng như thổi sáo trong đám ma để kiếm cơm. Về sau, ông theo pḥ Lưu Bang lập nhiều công lao rất to. V́ thế, khi Lưu Bang làm hoàng đế, đă phong cho Châu Bột làm Giáng Hầu. Kế đó, ông được cử làm Thái Úy, rồi làm Tướng Quốc (Tể Tướng). Ông là người hết sức chất phác, ăn nói vụng về, lắp bắp, nhưng chấp chánh hết sức giỏi. Nhà Tây Hán được an định phần lớn nhờ vào chánh sách của ông.

[87] Tề Khoảnh Công (Khương Vô Dă) là cháu nội của Tề Hoàn Công (Khương Tiểu Bạch). Khi Khước Khắc nước Tấn cầm cờ tiết sang sứ nước Tề, do mẹ của Tề Khoảnh Công ở trên lầu nh́n xuống, thấy Khước Khắc thọt chân đi tập tễnh bèn cười nhạo. Khước Khắc ghim măi nỗi sỉ nhục ấy trong ḷng. Về sau, Tề đánh Lỗ và Vệ. Vệ và Lỗ cầu cứu nước Tấn, nước Tấn sai Khước Khắc cầm quân. Khước Khắc đại phá quân Tề, uy hiếp nước Tề. Tề cầu ḥa, Khước Khắc đ̣i phải đem Tiêu Đồng Thúc Tử làm con tin th́ mới chịu cho ḥa. Tiêu Đồng Thúc Tử chính là mẹ của Tề Khoảnh Công.

[88] B́nh Nguyên Quân là Triệu Thắng, người nước Triệu, là em trai của Triệu Huệ Văn Vương, thích chiêu đăi tân khách, được coi là một bậc hiền sĩ thuở ấy. Cách vách của B́nh Nguyên Quân là nhà một người dân thường. Anh ta bị thọt chân, tập tễnh ra giếng gánh nước. Một nàng thiếp của B́nh Nguyên Quân trông thấy bèn cười nhạo. Hôm sau, người ấy đến gơ cửa thưa: “Tôi nghe Ngài coi trọng kẻ sĩ, cho nên kẻ sĩ chẳng ngại xa xôi ngh́n dặm t́m tới, v́ Ngài quư kẻ sĩ, mà coi thường mỹ nữ. Tôi bất hạnh bại xụi, bị người thiếp của Ngài cười nhạo, tôi xin cái đầu của người đă cười nhạo tôi”. B́nh Nguyên Quân đáp ứng. Người ấy bỏ đi, B́nh Nguyên Quân nói: “Coi cái thằng nhăi đó ḱa! Cứ tưởng ta sẽ giết thiếp yêu hay sao?” Rốt cuộc chẳng giết, trong ṿng một năm, môn khách bỏ đi hết. B́nh Nguyên Quân hỏi han, họ cho biết: “Ngài coi trọng sắc, khinh thường kẻ sĩ, chúng tôi ở lại làm ǵ?” B́nh Nguyên Quân đành cắt đầu người thiếp đă cười nhạo, đưa cho người thọt chân, đích thân xin lỗi. Tân khách mới lục tục quay lại.

[89] Mạnh Thường Quân là Điền Văn, con của Điền Anh. Ông tập ấm tước vị của cha nên được phong làm Tiết Công. Ông đối xử với các bậc danh sĩ rất lễ độ, chu đáo. Trong nhà ông có đến mấy ngàn tân khách. Ông là người thấp bé, ốm yếu. Có một hôm, ông sang nước Triệu v́ B́nh Nguyên Quân mời mọc. Người nước Triệu nghe danh Mạnh Thường Quân là bậc hiền năng, tranh nhau đi xem. Họ cười cợt: “Tưởng sao! Cứ ngỡ Tiết Công khôi ngô, tráng kiện, nay trông thấy, hóa ra là một thằng đàn ông bé choắt cheo”. Mạnh Thường Quân hết sức tức giận, môn khách của ông đều xuống xe, rút kiếm ra, chém chết mấy trăm người. Số người bị giết chừng bằng dân số một huyện.

[90] Xuất tướng, nhập tướng (出將入相). Chữ Tướng thứ nhất là Tướng Quân, chữ Tướng thứ hai là Tể Tướng. Câu này có ư nói người ấy luôn nắm giữ quyền cao chức trọng. Ra ngoài sẽ là vị đại tướng cầm quân, vào triều sẽ làm Tể Tướng.

[91] Chữ Yếm () ở đây là cách viết theo lối giả tá của chữ Yểm (, ếm đối). “Cổ” () là một loại độc trùng, hoặc thuốc độc có tác dụng khống chế người khác. Yểm vốn là dùng phù chú để trấn ếm vào đồ vật, h́nh nhân để gây họa cho người khác.

[92] Đây là quyển sách quy định về những luật lệ trong Đạo giáo.

[93] “Thiên tâm” ở đây là thuật ngữ của Phong Thủy chỉ phần trung tâm của phần mộ.

[94] Ư nói: Bậc thầy giảng dạy ư nghĩa kinh điển th́ dễ gặp, nhưng bậc thầy có đủ tư cách hướng dẫn ta làm một người hoàn thiện th́ khó gặp lắm.

[95] Đồng niên có hai cách hiểu:

1. Người có cùng lứa tuổi với ḿnh.

2. Người đỗ đạt cùng khoa thi với ḿnh.