31. Chân thật công đức ( )

 Phẩm này tiếp nối phẩm trước, tiếp tục nói về những diệu đức tự lợi, lợi tha của bậc Bồ Tát cơi Cực Lạc. Phẩm này gồm ba phân đoạn chính:

1. Dùng thí dụ để làm sáng tỏ ư nghĩa.

2. Tŕnh bày công đức của Thật Tướng.

3. Được Phật tán thán.

Chánh kinh:

深,譬 海;菩 廣,喻 彌;自 光,超 月;其 白,猶 山;忍 地,一 等;清 水,洗 垢;熾 火,燒 薪;不 風,無 礙。法 震,覺 故;雨 法,潤 故;曠 空,大 故;如 華,離 故;如 樹,覆 故;如 杵,破 故;如 山, 故。

Kỳ trí hoằng thâm, thí như cự hải. Bồ Đề cao quảng, dụ nhược Tu Di. Tự thân oai quang, siêu ư nhật nguyệt. Kỳ tâm khiết bạch, do như Tuyết Sơn. Nhẫn nhục như địa, nhất thiết b́nh đẳng. Thanh tịnh như thủy, tẩy chư trần cấu. Xí thịnh như hỏa, thiêu phiền năo tân. Bất trước như phong, vô chư chướng ngại. Pháp âm lôi chấn, giác vị giác cố. Vũ cam lộ pháp, nhuận chúng sanh cố. Khoáng nhược hư không, đại từ đẳng cố. Như tịnh liên hoa, ly nhiễm ô cố. Như Ni-câu thụ, phú ấm đại cố. Như kim cang xử, phá tà chấp cố. Như Thiết Vi sơn, chúng ma ngoại đạo bất năng động cố .

Trí họ sâu rộng ví như biển cả. Bồ Đề cao rộng ví như Tu Di. Oai quang nơi thân ḿnh vượt xa mặt trời, mặt trăng. Tâm họ khiết bạch ví như núi Tuyết. Nhẫn nhục như đất, hết thảy b́nh đẳng. Thanh tịnh như nước, rửa các trần cấu. Hừng hực như lửa, thiêu củi phiền năo. Chẳng vướng mắc như gió: không chướng, không ngại. Pháp âm sấm rền, giác ngộ kẻ chưa giác. Mưa pháp cam lồ để nhuần thấm chúng sanh. Rộng dường hư không v́ đại từ b́nh đẳng. Như hoa sen sạch v́ ĺa nhiễm ô. Như cây Ni Câu v́ tỏa bóng mát lớn lao. Như kim cang xử v́ phá tà chấp. Như núi Thiết Vy v́ chúng ma ngoại đạo chẳng thể lay động nổi.

Giải:

Đây chính là phân đoạn thứ nhất: Dùng các thí dụ để minh thị hạnh đức tự lợi, lợi tha của hàng Bồ Tát cơi Cực Lạc.

Trước hết lấy biển cả để ví trí huệ Bồ Tát rộng sâu. Hoằng () tlà lớn lao như kinh Hoa Nghiêm nói: “Đương nguyện chúng sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải” (Xin nguyện chúng sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như biển).

Tiếp đó dùng núi Tu Di để ví với quả Bồ Đề cao tột chót vót của Bồ Tát. Núi Tu Di chính là trung tâm của một thế giới. Tu Di (Sumeru) dịch sang tiếng Hán là núi Diệu Cao. Sách Huệ Lâm Âm Nghĩa giảng: “Hán dịch là Diệu Cao sơn. Do bốn thứ báu hợp thành nên gọi là Diệu. Cao hơn các ngọn núi khác nên gọi là Cao. Hoặc c̣n dịch là Diệu Quang Sơn v́ bốn thứ báu màu sắc, quang minh khác nhau chiếu ngời thế giới”.

Tu Di c̣n được dịch là An Minh Sơn, Minh đă hàm ư “diệu quang”, lại c̣n kiêm cả nghĩa thanh tịnh, vô cấu. An là định, là bất động. V́ thế, bản Tống dịch ghi: “Kiên cố bất động như Tu Di sơn”.

Nay kinh dùng núi Tu Di để ví v́:

- Núi Tu Di do bốn báu hợp thành, ngụ ư: Bồ Đề của Bồ Tát do vạn đức trang nghiêm.

- Núi Tu Di cao nhất trong các ngọn núi. Cũng vậy, không có ǵ cao hơn Bồ Đề được cả.

- Núi tỏa quang minh nhiệm mầu. Cũng thế, huệ quang thường chiếu thế gian.

- Núi an tịnh, sáng ngời. An tịnh biểu thị diệu định, như như bất động. Sáng ngời nhằm ví Bồ Đề khiết tịnh như chất báu vô cấu.

 “Oai quang” là ánh sáng oai đức, đây chính là ánh sáng trí huệ. Bản Ngụy dịch ghi là: “Huệ quang minh tịnh, siêu du nhật nguyệt (Huệ quang sáng sạch vượt xa mặt trời, mặt trăng). Hội Sớ giảng: “Siêu du nhật nguyệt’ là ư nói: Mặt trời, mặt trăng c̣n có lúc tṛn, khuyết, chứ huệ quang chẳng vậy. Mặt trời, mặt trăng có lúc hiện ra, có khi biến mất; huệ quang thường sáng tỏ. Mặt trời, mặt trăng chẳng soi được nội tâm, huệ quang soi thấu. Mặt trời, mặt trăng chẳng trọn khắp, huệ quang trọn khắp”. Bởi vậy, kinh mới nói: Tự thân oai quang, siêu ư nhật nguyệt” (Oai quang nơi tự thân vượt xa mặt trời, mặt trăng).

“Tuyết Sơn” (núi Tuyết) chính là Đại Tuyết Sơn (Himalaya). Trong Nam Thiệm Bộ Châu, ngọn núi này cao nhất, dù Đông hay Hè đều có tuyết phủ nên gọi là Tuyết Sơn. Tuyết Sơn trắng sạch nên được ví với giới đức và định thanh tịnh.

Ngài Cảnh Hưng bảo: “Định thanh tịnh, đức viên măn như núi Tuyết”. Sách Hội Sớ cũng bảo: “Đem giới đức ví với Tuyết Sơn v́ giới đức thanh tịnh như Đại Tuyết sơn thường trắng sạch, chiếu soi chúng sanh khiến họ được thanh lương”. Tịnh Ảnh Sớ lại giảng: “[Lấy] Tuyết Sơn để hiển thị Định thanh tịnh. Các đức đều tịnh nên gọi là b́nh đẳng thanh tịnh, nhất như”.

Tâm Bồ Tát vốn tịnh nên tâm họ trắng sạch như núi Tuyết. Tâm họ nhất như nên giống như núi Tuyết bất động. Tâm họ b́nh đẳng nên cả ba thứ (thanh tịnh, b́nh đẳng, nhất như) không sai biệt, chỉ một màu trắng tinh thuần.

“Nhẫn nhục như địa” (Nhẫn nhục như đất) là dùng cơi đất để ví ḷng nhẫn nhục b́nh đẳng. B́nh đẳng chính là ĺa các phân biệt. Văng Sanh Luận Chú giảng về tâm nghiệp vô phân biệt như sau: “Như đất mang chở, nặng nhẹ không khác”. Đại địa nâng đỡ vạn vật, dù vật nặng hay nhẹ vẫn mang đỡ như nhau, chẳng hề chọn lựa, chẳng hề phân biệt. Do vậy, kinh dùng cơi đất để ví cho đức nhẫn nhục của Bồ Tát, xa ĺa hết thảy phân biệt ta - người, ân - oán, trái - thuận.

“Thanh tịnh như thủy” (Thanh tịnh như nước): Bồ Tát thanh tịnh giống hệt như nước sạch, rửa sạch các thứ trần lao cấu nhiễm nên kinh mới nói: “Tẩy chư trần cấu” (Rửa các trần cấu).

“Xí thịnh như hỏa, thiêu phiền năo tân” (Hừng hực như lửa, thiêu củi phiền năo): Trí huệ ví như lửa, phiền năo ví như củi. Trí huệ của Bồ Tát sắc bén, mạnh mẽ, hừng hực như lửa; trừ diệt phiền năo như lửa đốt củi.

“Bất trước như phong” (Chẳng vướng mắc như gió): Tánh của gió là lưu chuyển, chẳng trụ vào đâu cả, cũng không chấp trước. Do Bồ Tát không chấp trước nên đi trong các thế giới một cách tự tại vô ngại như gió thổi trên không.

“Pháp âm lôi chấn” (Pháp âm sấm rền): Kinh nói: “Phật ngữ phạm lôi chấn”. Tiếng sấm rền vang xa, rúng động thế gian nên được ví với pháp âm có khả năng giác ngộ quần mê. “Giác vị giác” (giác ngộ kẻ chưa giác) là khiến cho phàm phu chưa giác ngộ được tỉnh giác.

“Vũ cam lộ pháp” (Mưa pháp cam lộ): Dùng cam lộ ví cho giáo pháp của đức Phật. Cam lộ có thể làm cho con người cải tử hoàn sanh. Giáo pháp của đức Phật khiến ta vĩnh viễn dứt khỏi sanh tử, đắc đại Niết Bàn; v́ vậy gọi là pháp cam lộ. “Vũ” () giống như trời tuôn mưa nhuần thấm cả ba căn, nên kinh mới nói: “Nhuận chúng sanh” (Nhuần thấm chúng sanh). Kinh Pháp Hoa có câu: “Ngă vi Thế Tôn, vô năng cập giả, an ổn chúng sanh, cố hiện thế gian. Vị đại chúng thuyết cam lộ tịnh pháp. Kỳ pháp nhất vị, giải thoát Niết Bàn” (Ta làm Thế Tôn, không ai có thể bằng nổi. V́ an ổn chúng sanh nên hiện trong đời. V́ đại chúng nói tịnh pháp cam lộ. Pháp ấy một vị giải thoát Niết Bàn).

Phật Địa Luận cũng ghi: “[So] với các pháp thế gian tà kiến, kém cỏi của các ngoại đạo, giáo pháp của Như Lai là chân thật nhất, thù thắng, thanh tịnh giống như đề-hồ, cũng giống như cam lộ, khiến cho [chúng sanh] đắc Niết Bàn”.

Những lời kinh, luận vừa được dẫn trên đă tỏ rơ ư “vũ cam lộ pháp, nhuận chúng sanh cố” (mưa pháp cam lộ v́ nhuần thấm chúng sanh).

“Khoáng nhược hư không, đại từ đẳng cố” (Rộng như hư không v́ đại từ b́nh đẳng): Dùng hư không để sánh ví ḷng đại từ b́nh đẳng của Bồ Tát. Như hư không quả thật là bao la không bờ mé nên bảo là “khoáng” (: rộng răi). Dùng hư không để ví tâm Từ mênh mông. Hư không chẳng vướng mắc như bản Ngụy dịch ghi: “Khoáng như hư không, ư nhất thiết hữu, vô hữu trước cố” (Ví như hư không, đối với hết thảy cơi chẳng có chấp trước). Sách Hành Sự Sao Tư Tŕ Kư viết: “Không chấp trước ǵ v́ ĺa trần nhiễm”. Do vậy, kinh dùng ngay tánh chất không vướng mắc của hư không để biểu thị tánh b́nh đẳng của tâm Từ.

“Như tịnh liên hoa” (Như hoa sen sạch): Hoa sen mọc lên từ bùn nhơ, nhưng chẳng bị nhiễm bẩn. [Dùng h́nh ảnh] hoa sen mọc trong bùn để biểu thị ư chẳng bỏ chúng sanh. Hoa sen vượt lên mặt nước rồi mới nở hoa, ví như Bồ Tát ly cấu thanh tịnh nên kinh bảo: “Ly nhiễm ô cố” (V́ ĺa nhiễm ô).

“Như Ni Câu thụ” (Như cây Ni Câu): Ni Câu (Nigrodha) là tiếng Phạn, là tên một loài cây. Trung Hoa không có loại cây này, thường dịch là Vô Tiết Thụ (cây không có đốt), Tung Quảng thụ (cây to rộng).

Sách Huệ Lâm Âm Nghĩa, quyển mười lăm giảng: “Cây này thẳng thớm, không có mấu đốt, tṛn trịa đáng yêu, mọc lên cao đến hơn ba trượng mới trổ cành lá. Hạt của nó bé xíu như hạt cây liễu. Trung Hoa không có loại cây này”.

Kinh Tội Phước Báo Ứng lại bảo: “Ni Câu Đà thụ, cao nhị thập lư, chi bố phân viên, phú lục thập lư. Kỳ thụ thượng tử sổ vạn hộc(Cây Ni Câu Đà cao hai mươi dặm, cành mọc phân bố đều đặn xoay tṛn [quanh thân cây], bóng rợp đến sáu mươi dặm. Cây này có hạt nhiều đến vài muôn hộc). Kinh A Duy Việt Trí Già bảo: “Năng ấm ngũ bách xa” (Cây Ni Câu có thể tỏa bóng che rợp năm trăm cỗ xe). V́ vậy, kinh mới bảo “phú ấm đại cố” (v́ tỏa bóng mát lớn lao). Dùng h́nh ảnh này để ví Bồ Tát rộng làm bóng mát che chở hết thảy chúng sanh.

“Như kim cang xử”: Kim cang xử, tiếng Phạn là Phạt Triết La (Vajra); nguyên là một thứ binh khí của Ấn Độ. Mật tông dùng nó làm pháp khí để biểu thị trí huệ kiên cố, bén nhạy.

Đại Nhật Kinh Sớ, quyển một chép: “Phạt-triết-la là kim cang trí ấn của Như Lai”. Sách c̣n viết: “Ví như Đế Thích tay cầm kim cang phá quân Tu La, nay các vị Chấp Kim Cang cũng giống như vậy”.

Sách Nhân Vương Kinh Tụng Niệm Nghi Quỹ, quyển thượng cũng bảo: “Thủ tŕ kim cang xử giả, biểu khởi chánh trí, do như kim cang” (Tay cầm kim cang xử để biểu thị phát khởi Chánh Trí giống như kim cang).

Sách Chư Bộ Yếu Mục c̣n nói: “Chẳng cầm kim cang xử niệm tụng th́ không cách chi thành tựu. ‘Kim cang xử’ nghĩa là Bồ Đề tâm, phá hoại cả hai thái cực Đoạn và Thường, khế hợp Trung Đạo. Chính giữa kim cang xử là mười sáu ṭa Bồ Tát tượng trưng cho mười sáu thứ Không hợp thành Trung Đạo. Mỗi đầu xử đều có năm nhánh, biểu thị Ngũ Trí của Phật, đồng thời biểu thị mười Ba La Mật phá tan mười thứ phiền năo, thành tựu mười thứ Chân Như, chứng ngay lên Thập Địa”. Như vậy, kim cang xử là biểu tượng của Kim Cang Chánh Trí, đẩy lui ma quân, đoạn phiền năo, đắc thành tựu. Đấy chính là ư nghĩa “phá tà chấp” được nói trong kinh đây. Ở đây, kinh dùng kim cang xử để ví diệu trí Kim Cang Bát Nhă của các Bồ Tát phá trừ hết thảy t́nh chấp bất chánh.

“Như Thiết Vy sơn” (như núi Thiết Vy): Một tiểu thế giới lấy núi Tu Di làm trung tâm, phía ngoài có tám núi, tám biển. Dăy núi ngoài cùng hết được gọi là núi Thiết Vy (Cakravāda), hay c̣n gọi là Kim Cang Vy sơn. Do sắt có tánh chất kiên cố nên gọi là kim cang. Kim cang phá hoại hết thảy, nhưng không thứ nào phá tan nổi nó. V́ vậy, kim cang được dùng để ví đức tánh bất hoại, “chúng ma ngoại đạo” đều không phá hoại được.

Về chữ “chúng ma” xin xem lại lời giải thích chữ “phiền năo” trong phẩm mười một.

“Ngoại đạo” là những đạo được thành lập không xuất phát từ lời Phật dạy. Do thực hành những điều không thuộc về chân lư tối cực nên đều gọi là ngoại đạo.

Sách Tư Tŕ Kư nói: “Gọi là ngoại đạo v́ chẳng nhận lấy sự giáo hóa của Phật, riêng hành tà pháp”.

Bản sớ giải kinh Tịnh Danh của ngài Thiên Thai ghi: “Hiểu sai lầm ra ngoài giáo pháp th́ gọi là ngoại đạo”.

Sách Viên Giác Kinh Tập Chú c̣n nói: “Tâm hạnh không đúng với Lư nên gọi là ngoại đạo”.

Sách Câu Xá Huyền Nghĩa lại bảo: “Học sai trái với Chân Lư, rong ruổi theo vọng t́nh của ḿnh, chẳng biết xoay về giác ngộ bề trong th́ gọi là ngoại đạo”.

Kinh Đại Trang Nghiêm Pháp Môn cũng nói: “Văn Thù Sư Lợi vấn Kim Sắc Nữ, thùy thị ngoại đạo. Nữ ngôn: - Ư tha tà thuyết, tùy thuận nhẫn thọ, thị danh ngoại đạo” (Văn Thù Sư Lợi hỏi Kim Sắc Nữ: ‘Ai là ngoại đạo?’ Cô ta bảo: - Tùy thuận, nhẫn thọ tà thuyết của kẻ khác th́ gọi là ngoại đạo).

Các kinh nói chẳng đồng nhất về số lượng các ngoại đạo. Kinh Đại Nhật liệt kê ba mươi thứ, kinh Niết Bàn lại bảo có chín mươi lăm thứ. Kinh Hoa Nghiêm và Đại Trí Độ Luận cùng bảo có chín mươi sáu thứ. Đấy là v́ kinh và luận trên dùng quan điểm Đại Thừa bài xích Tiểu Thừa, tức là: Trong chín mươi sáu thứ được có kể cả Thanh Văn đạo. Bách Luận ghi: “Thuận theo đạo Thanh Văn th́ đều là tà”. Thanh Văn tuy thuộc trong chánh giáo của Như Lai, nhưng là quyền pháp nên cũng bị tính gộp vào chín mươi lăm thứ ngoại đạo thành ra có đến chín mươi sáu thứ. Dùng kim cang xử để sánh ví trí huệ Bồ Tát kiên cố, hết thảy ma tà, ngoại đạo chẳng thể lay động nổi.

Chánh kinh:

直,善 定;論 厭,求 倦;戒 璃,內 潔;其 說,令 服。擊 鼓,建 幢,曜 日,破 闇。淳 和,寂 察。為 師,調 他。引 生,捨 著。 垢,遊 通。

Kỳ tâm chánh trực, thiện xảo quyết định. Luận pháp vô yếm, cầu pháp bất quyện. Giới nhược lưu ly, nội ngoại minh khiết. Kỳ sở ngôn thuyết, linh chúng duyệt phục. Kích pháp cổ, kiến pháp tràng, diệu huệ nhật, phá si ám. Thuần tịnh ôn ḥa, tịch định minh sát; vi đại đạo sư, điều phục tự tha, dẫn đạo quần sanh, xả chư ái trước. Vĩnh ly tam cấu, du hư thần thông.

Tâm họ chánh trực, thiện xảo quyết định, luận pháp chẳng chán, cầu pháp chẳng nhọc. Giới tợ lưu ly, trong ngoài sáng sạch. Lời lẽ nói ra khiến mọi người vui vẻ, tin phục. Đánh trống pháp, dựng pháp tràng, chói rực mặt trời trí huệ, phá si ám. Thuần tịnh ôn ḥa, tịch định, minh sát; làm đại đạo sư, điều phục cả ḿnh lẫn người, dẫn dắt quần sanh bỏ các ái trước. Vĩnh viễn ĺa khỏi ba cấu, du hư thần thông.

Giải:

Phần trên, kinh đă dẫn các thí dụ để làm sáng tỏ ư nghĩa. Phần này, kinh giảng rơ công đức chân thật của các vị Bồ Tát cơi ấy. Đó là đức tự giác, giác tha, hoằng pháp lợi sanh.

“Chánh trực”: Chánh () là chẳng tà, Trực () là chẳng cong vạy. Kinh Tịnh Danh dạy: “Trực tâm thị đạo tràng” (Trực tâm là đạo tràng). Sách Văng Sanh Luận Chú ghi: “Chánh trực là ngay thẳng. Do chánh trực nên sanh tâm thương xót hết thảy chúng sanh”. Phẩm Phương Tiện kinh Pháp Hoa cũng có câu: “Ư chư Bồ Tát trung, chánh trực xả phương tiện, đản thuyết vô thượng đạo” (Ở giữa các vị Bồ Tát, chánh trực xả phương tiện, chỉ nói đạo vô thượng). Sách Pháp Hoa Văn Cú giảng câu trên như sau: “Ngũ thừa c̣n cong quẹo nên chưa phải là Trực. Thông giáo, Biệt giáo c̣n thiên lệch nên chẳng phải là Chánh. Nay bỏ cả sự lệch lạc lẫn cong quẹo ấy, chỉ nói một đạo Nhất Thừa chánh trực”.

Có nhiều cách hiểu “ngũ thừa”, nhưng chữ “ngũ thừa” được dùng trong sách Văn Cú có nghĩa là: Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa và Bồ Tát thừa.

Thông giáo, Biệt giáo là thiên lệch, cả năm thừa Nhân, Thiên v.v… đều cong vẹo; cho nên nhất đạo chánh trực chính là Nhất Thừa của Viên giáo.

V́ vậy, câu “kỳ tâm chánh trực” (tâm họ chánh trực) hàm ư tâm các Bồ Tát đă xa ĺa các giáo pháp lệch lạc, cong vạy, chỉ thuần là Nhất Thừa viên pháp, như cỗ xe to lớn, ngay ngắn, được trâu trắng kéo chạy vùn vụt như gió.

Phật Địa Luận giảng chữ “thiện xảo” như sau: “Xứng thuận cơ nghi nên gọi là thiện xảo”. Sách [Pháp Hoa] Văn Cú cũng bảo: “Hiển lộ thiện quyền phương tiện, tỏ rơ phương tiện tinh vi”. Câu trên nói đến đức giác tha, khéo quán căn cơ để dạy pháp thích hợp, hành quyền phương tiện. Câu dưới nói về tự giác: Khéo nhập quán hạnh đến mức tinh vi. Tự giác như vậy nên mới có thể dùng phương tiện giác ngộ người khác, tùy cơ ứng duyên, nên kinh khen là “thiện xảo”.

Kinh Hoa Nghiêm có nói đến mười trí thiện xảo: Trí thiện xảo hiểu rơ Phật pháp rất sâu, trí thiện xảo xuất sanh Phật pháp rộng lớn, trí thiện xảo tuyên nói các thứ Phật pháp, trí thiện xảo chứng nhập Phật pháp b́nh đẳng, trí thiện xảo hiểu rơ Phật pháp sai biệt, trí thiện xảo ngộ giải Phật pháp không sai biệt, trí thiện xảo trang nghiêm Phật pháp, trí thiện xảo một phương tiện nhập Phật pháp, trí thiện xảo vô lượng phương tiện nhập Phật pháp, trí thiện xảo vô biên Phật pháp chẳng sai biệt.

Ta thấy rằng mười trí thiện xảo đều vốn do đă thâm nhập quán hạnh một cách tinh vi, thấu triệt tột cùng nguồn tâm, từ Căn Bản Trí hiện thành Sai Biệt Trí nên có thể hiểu thấu các trí thiện xảo: xuất sanh, ngôn thuyết, chứng nhập v.v…

“Quyết định” có nghĩa là việc đă nhất định, không thay đổi nữa. Sách Thắng Man Bảo Quật nói: “Quyết định là tín”. Như vậy th́ “thiện xảo” là tùy cơ ứng duyên, “quyết định” là chân thật bất biến. “Thiện xảo quyết định” nghĩa là tùy duyên thiện xảo nhưng thảy đều chân thật.

Luận pháp vô yếm, cầu pháp bất quyện” (Luận pháp chẳng chán, cầu pháp chẳng nhọc): Câu trên nói về giác tha, câu dưới nói đến tự giác.

Tịnh Ảnh Sớ giảng: “Chuyên thích cầu pháp, tâm không chán đủ là phương tiện tự lợi… Thường muốn rộng nói, chí không mệt mỏi chính là lợi tha”.

Sách Hội Sớ lại bảo: “Bồ Tát cầu pháp là để lợi người, đắc được pháp nào ắt giảng cho người khác. V́ hết thảy chúng sanh [thuyết pháp] trải vô lượng kiếp chẳng hề chán mỏi”.

Giới nhược lưu ly” (Giới tợ lưu ly): Giới là giới luật, tức là môn đầu tiên trong ba vô lậu học: Giới, Định, Huệ. Phụng tŕ giới luật trong sạch, thanh khiết để tự trang nghiêm. Tŕ giới khiết tịnh khác nào ngọc lưu ly. Kinh Phạm Vơng nói: “Giới như minh nhật nguyệt, diệc như anh lạc châu” (Giới như nhật, nguyệt sáng, cũng như hạt châu trong chuỗi ngọc). V́ vậy, kinh mới nói: “Giới nhược lưu ly”.

“Nội ngoại minh khiết” (Trong ngoài sáng sạch):Nội” là tâm ư, ư nghiệp thanh tịnh; khởi tâm, động niệm thảy đều ĺa khỏi cấu nhiễm. “Ngoại” là oai nghi đầy đủ, đó là đức thể hiện ra bên ngoài. Trong, ngoài đều thanh khiết nên nói ra điều ǵ cũng khiến cho người nghe ḷng vui thích, kính phục thật sự. Do đó, kinh nói: Kỳ sở ngôn thuyết, linh chúng duyệt phục” (Lời lẽ nói ra khiến mọi người vui vẻ, tin phục).

Sách Hội Sớ giảng câu “kích pháp cổ, kiến pháp tràng, diệu huệ nhật, phá si ám” (đánh trống pháp, dựng pháp tràng, chói rực mặt trời trí huệ) như sau: “Pháp âm vang dội khác nào tiếng trống. Oai đức dẹp tà khác nào thắng tràng[1]. Huệ nhật chiếu mê khác nào mặt trời sáng ngời”. Ư nói: “Pháp cổ” (Trống pháp) là ví pháp âm của Bồ Tát vang xa cảnh tỉnh mọi người.

Dùng “pháp tràng” để ví oai đức của Bồ Tát dẹp tan tà ác như Gia Tường Sớ viết: “Kiến lập là dáng vẻ chiến thắng ví như thuyết pháp hàng ma đắc thắng vậy”. Đem “huệ nhật” (mặt trời trí huệ) ví cho trí huệ Bồ Tát chiếu phá si ám, lay tỉnh quần mê.

Tịnh Ảnh Sớ lại dùng ba huệ Văn, Tu, Tư để giảng ba ví dụ này. Sớ viết: “Kích pháp cổ là Văn Huệ pháp. Do tiếng trống vang xa nên nói là ‘kích pháp cổ’ (đánh trống pháp). ‘Kiến pháp tràng’ (dựng pháp tràng) là Tư Huệ pháp. Thành lập nghĩa là ‘kiến’ (: tạo dựng), nghĩa lư được tỏ bày ra được gọi là Tràng () (Ư nói: Dựng bày pháp nghĩa, rồi chỉ bày rơ ràng cho chúng sanh, th́ gọi là ‘kiến pháp tràng’). “Diệu huệ nhật’ (chiếu rực mặt trời trí huệ) là trừ si ám. Đó chính là Tu Huệ pháp khai hóa chúng sanh”.

Si ám chính là Vô Minh Ám Hoặc (phiền năo). Kinh Hoa Nghiêm, quyển hai nói: “Như Lai trí huệ vô biên duyên, nhất thiết thế gian mạc năng trắc, vĩnh diệt chúng sanh si ám tâm’ (Trí huệ của Như Lai là vô biên duyên, hết thảy thế gian chẳng thể thấu đạt nổi. [Trí huệ ấy] diệt trừ vĩnh viễn tâm si ám của chúng sanh). Đó chính là ư nghĩa của câu “phá si ám” trong kinh này vậy.

“Thuần tịnh ôn ḥa”: “Thuần” () là thuần nhất, tốt đẹp. “Tịnh” () là thanh khiết. “Thuần tịnh” là nội tâm trong lặng, ĺa cấu. Ôn () là tốt đẹp, an ḥa. Ḥa () là b́nh ḥa. Như vậy, chữ “ôn ḥa” diễn tả dáng vẻ, phong cách ôn nhu, ḥa dịu, đẹp đẽ.

“Tịch định minh sát”: Tịch định chính là Thật Tế lư thể, minh sát ( ) là công dụng chiếu soi của trí huệ. Sách Tông Kính Lục viết: “Lấy nhất tâm làm tông, chiếu vạn pháp như tấm gương”. Tịch định có tánh chất như tấm gương, có công năng chiếu soi như gương rành rành phân minh, chẳng bỏ sót mảy may nên bảo là “minh sát”. “Tịch định minh sát” chính là tịch mà thường chiếu vậy.

Tịnh Ảnh Sớ giảng chữ “đạo sư” trong câu “vi đại đạo sư” (làm đại đạo sư) như sau: “Dùng trí huệ để khai hóa người khác th́ gọi là đại đạo sư”. Sách Hội Sớ bảo: “V́ kẻ lạc đường mà chỉ ra con đường đúng nên gọi là đạo sư”. Làm được như bậc đại sĩ Phổ Hiền, mười đại nguyện vương dẫn dắt về Cực Lạc, thật là pháp tối cực viên đốn phổ lợi chúng sanh trong cửu giới nên được gọi là đại đạo sư.

“Điều phục tự tha” iều phục cả ḿnh lẫn người): Điều (調) là điều ḥa, điều thuận, chế ngự cái tâm ḿnh; Phục () là hàng phục, chế phục, hàng phục những tâm sai trái. Kinh Kim Cang chép: “Đương vân hà trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm?” (Nên trụ như thế nào, nên hàng phục cái tâm như thế nào?) Ư của lời hỏi ấy là hỏi về cách điều phục.

Nếu giảng rộng ra th́ khai hiển bổn tâm chính là “điều”; hàng phục tâm sai trái chính là “phục”. Hễ làm bậc đại đạo sư th́ ắt phải điều phục được tâm ḿnh lẫn tâm người khác, tự thân nhập đạo th́ cũng khiến cho khắp các chúng sanh nhập đạo; tự tâm đại giác th́ cũng khiến cho khắp các chúng sanh nhập giác đạo.

V́ thế, tiếp đó, kinh chép: “Dẫn đạo quần sanh, xả chư ái trước” (Dẫn dắt quần sanh, xả các ái trước). “Trước” () là chấp trước, nhiễm trước. “Ái” () là tham ái, hỷ ái, ân ái. Cổ đức bảo: “Ái chẳng nặng, chẳng đọa Sa Bà”. Chúng sanh nhiễm chấp khó xả, nhưng diệu đức của Bồ Tát có thể khiến họ vĩnh viễn ĺa được nhiễm chấp nên kinh bảo: “Vĩnh ly tam cấu” (Vĩnh viễn ĺa khỏi ba cấu - ba cấu là tham, sân, si).

Bồ Tát lại có thể khiến cho chúng sanh du hư trong thần thông. “Du” () là thông suốt như nước chảy, “hư” () là an vui, nhàn hạ. Như vậy, “du hư” nghĩa là tùy ư sử dụng thần thông một cách tự tại vô ngại nên mới nói là “du hư thần thông”.

Ư của toàn bộ đoạn kinh này là:

- Bồ Tát nhất tâm chánh trực, an trụ trong pháp Nhất Thừa, lại có đầy đủ phương tiện thiện xảo, siêng gắng cầu pháp, lại c̣n giảng rộng cho khắp mọi người không biết chán nhàm. Bồ Tát giới đức thanh tịnh nên nói năng ǵ cũng khiến cho người nghe vui ḷng, tin phục. Đấy chính là đánh trống pháp, giương cao tràng pháp, phóng ánh sáng trí huệ lớn lao, phổ biến rộng răi diệu pháp, phá trừ vô minh si ám của chúng sanh.

- Bồ Tát nội tâm thuần tịnh; dáng vẻ, phong cách ôn ḥa, không chỉ nội tâm thanh tịnh mà c̣n thể hiện ra ngoài, trong ngoài như một. Bồ Tát “tịch định minh sát”, Định lẫn Huệ đều quân b́nh, tịch chiếu đồng thời. V́ thế, các Ngài làm đại đạo sư cho chúng sanh, tự giác, giác tha, khiến khắp chúng sanh thảy đều trừ ác sanh thiện, thuận theo Phật pháp, hàng phục tâm sai quấy, xả các chấp trước ái kiến, vĩnh viễn dứt ba độc, khai hiển bản tánh, an trụ thần thông tự tại vô ngại.

Chánh kinh:

力,出 根。摧 軍,尊 佛。為 燈,最 田,殊 祥, 養。赫 喜,雄 畏。身 好,功 才,具 嚴,無 者。

Nhân duyên nguyện lực, xuất sanh thiện căn, tồi phục nhất thiết ma quân, tôn trọng phụng sự chư Phật. Vi thế minh đăng, tối thắng phước điền, thù thắng cát tường, kham thọ cúng dường. Hách dịch hoan hỷ, hùng mănh vô úy . Thân sắc tướng hảo, công đức biện tài, cụ túc trang nghiêm, vô dữ đẳng giả.

Nhân duyên nguyện lực xuất sanh thiện căn, dẹp tan hết thảy ma quân, tôn trọng, thừa sự chư Phật. Làm đèn sáng soi thế gian, [làm] phước điền tối thắng, cát tường thù thắng, đáng được cúng dường. Rạng rỡ, hoan hỷ, hùng mănh, vô úy. Thân sắc, tướng hảo, công đức biện tài đầy đủ không ai bằng nổi.

Giải:

Đoạn kinh này giảng rộng về công đức chân thật của Bồ Tát.

Chữ “nhân duyên” được bản Ngụy dịch ghi là “nhân lực, duyên lực”.

Ngài Tịnh Ảnh giảng: “Nhân lực, duyên lực là môn thứ nhất để dựa vào đó mà khởi tu. Hết thảy hạnh lành đă tu trong quá khứ sanh ra điều lành trong hiện tại th́ gọi là ‘nhân lực’. Gần thiện tri thức, lắng nghe chánh pháp là duyên lực”.

Ngài Vọng Tây bảo: “Căn lành từ những đời trước gọi là nhân lực. Thân cận thiện tri thức là duyên lực. Do nhân duyên ḥa hợp nên có thể khởi hạnh”.

Hai thuyết trên tương đồng, nhưng sách Hội Sớ lại giảng hơi khác. Sách viết: “Nhân lực là Bồ Đề tâm, đây chính là cái nhân gốc của Phật đạo, xuyên suốt thập phương tam thế khiến cho chúng ma kinh hăi lớn lao. Duyên lực là rộng cầu tri thức, những điều lành của đại chúng. Duyên này có đại oai lực chuyển phàm nhập thánh”.

Xét về văn tự, thuyết này khác với hai thuyết trên, nhưng thật chẳng mâu thuẫn nhau! Ngài Tịnh Ảnh lấy điều lành từ quá khứ làm cái nhân cho hiện tại; sách Hội Sớ coi cái tâm Bồ Đề hiện tại là cái nhân để thành Phật. Thật ra, nếu chẳng có hạnh lành trong nhiều kiếp quá khứ th́ chẳng thể phát khởi nổi cái tâm Bồ Đề trong hiện tại. Nếu chẳng thể phát khởi nổi tâm Bồ Đề th́ không có cái nhân thành Phật!

Như vậy, hai thuyết trên chỉ bổ sung lẫn nhau; nhưng trong hai thuyết trên, thuyết của sách Hội Sớ gần với ư chỉ kinh này hơn v́ phát Bồ Đề tâm, một bề chuyên niệm chính là tông chỉ của kinh này.

Tịnh Ảnh Sớ giảng “nguyện lực” như sau: “Nguyện để khởi hạnh th́ gọi là nguyện lực”. Ngài Vọng Tây bảo: “Cầu Bồ Đề Tâm là nguyện lực”. Sách Hội Sớ lại bảo: “Nguyện lực là Tứ Hoằng Thệ Nguyện để nghiêm tịnh cơi nước Phật, thành tựu chúng sanh”.

Tổng hợp cả ba thuyết trên th́ dùng Tứ Hoằng Thệ Nguyện để trang nghiêm cơi nước, thành tựu chúng sanh, mong cầu tâm Bồ Đề ḿnh sẵn có, tất cả đều là từ nguyện khởi hạnh nên gọi là nguyện lực. Có nguyện mà không hạnh th́ chỉ là nguyện suông nên chẳng có công lực.

Nhân duyên ḥa hợp như vậy, lại đầy đủ nguyện lực nên tự nhiên “xuất sanh thiện căn”. Ngài La Thập giảng chữ “thiện căn” như sau: “Tâm lành kiên cố sâu chẳng thể nhổ trốc được nên gọi là Căn”. Tỳ Bà Sa Luận cũng bảo: “Thiện căn là chẳng tham, chẳng sân, chẳng si. Hết thảy thiện pháp đều từ ba điều ấy mà sanh”. V́ vậy, điều lành sanh ra diệu quả, lại c̣n sanh ra các điều thiện khác nên gọi là “thiện căn”.

Sách Di Đà Yếu Giải nói: “Bồ Đề chánh đạo gọi là thiện căn, tức là cái nhân gần”. Bồ Đề chánh đạo chính là phát Bồ Đề tâm, một dạ chuyên niệm. Đấy chính là cái nhân gần để thành tựu Bồ Đề.

Nhân () có nghĩa là hạt giống, ư nói: Phát Bồ Đề tâm, một bề chuyên niệm là hạt giống để thành tựu quả Bồ Đề nên gọi là “thiện căn”. Kinh Đại Bi cũng dạy: “Nhất xưng Phật danh, dĩ thị thiện căn, nhập Niết Bàn giới, bất khả tư nghị” (Một phen xưng danh hiệu Phật, dùng thiện căn ấy để nhập Niết Bàn giới chẳng thể cùng tận). Ta thấy rơ thiện căn chính là cái nhân gần. Từ nhân được quả, quả có đầy đủ chủng tử nên lại trở thành cái nhân thù thắng. Cứ xoay vần như thế nên thiện căn vô tận. Do đó, Bồ Tát có đầy đủ những diệu đức như sẽ được nói sau đây:

- “Tồi phục nhất thiết ma quân” (Dẹp tan hết thảy ma quân): “Tồi phục” là phá trừ và hàng phục. Xin xem lại lời giải thích về chữ “Ma” ở phần trước. Trí Độ Luận lại bảo: “Đoạt huệ mạng, phá hoại gốc lành đạo pháp công đức nên gọi là Ma”. Loại quỷ thần này có đại thần lực, có khả năng gây chướng nạn cho người tu pháp xuất thế. Quân lính của ma được gọi chung là ma quân.

- “Tôn trọng, phụng sự chư Phật”: Trong phẩm bốn mươi mốt của kinh này có nói kẻ văng sanh về biên địa “ư liên hoa trung, bất đắc xuất hiện” (ở trong hoa sen chẳng được xuất hiện), “ư ngũ bách tuế trung, bất kiến Tam Bảo, bất đắc cúng dường phụng sự chư Phật” (trong năm trăm năm, chẳng thấy Tam Bảo, chẳng được cúng dường, phụng sự chư Phật). V́ vậy, chẳng thể do chút thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được thấy Phật và phụng sự chư Phật. Nay các vị Bồ Tát được phụng sự chư Phật chính là do có nhiều thiện căn, phước đức, nhân duyên.

“Vi thế minh đăng” (Làm đèn sáng soi thế gian): Trí huệ của Bồ Tát được ví như đèn sáng, chiếu tan sự tăm tối của chúng sanh, khiến cho chúng sanh khai giải chánh đạo. Tịnh Ảnh Sớ giảng: “Tự đủ trí huệ, lại làm cho chúng sanh giải ngộ, nên gọi là ‘thế gian minh”. Do tự đủ trí huệ nên như đèn sáng. Ánh đèn tỏa sáng hiện rơ các sắc ví như trí huệ khiến cho chúng sanh khai phát tín giải. Do vậy, kinh bảo: “Vi thế minh đăng” (Làm đèn sáng soi thế gian).

Sách Hội Sớ lại giảng: “Soi tỏ thế gian mê ám nên bảo là đèn soi sáng thế gian”. Ư nói: Bồ Tát chiếu tan sự si ám và hôn mê của thế gian nên giống như đèn sáng vậy.

“Phước điền”: Điền () là mảnh ruộng, hàm nghĩa sanh trưởng. Tạo phước nơi bậc đức hạnh đầy đủ th́ sẽ được phước báo. Gieo phước th́ được quả phước, do đó, gọi là gieo trồng phước điền. Bậc đáng nên cúng dường được gọi là “phước điền”. Sách Thám Huyền Kư nói: “Sanh phước cho ta nên gọi là phước điền”. Theo kinh Ưu Bà Tắc Giới, có ba thứ phước điền:

1. Báo ân phước điền tức là cha mẹ, sư trưởng.

2. Công đức phước điền là Phật, Pháp, Tăng Tam Bảo.

3. Bần cùng phước điền là những hạng người bần cùng, khốn khổ.

Cúng dường ba hạng trên đều có thể sanh phước nên gọi là phước điền.

Chữ “tối thắng phước điền” (phước điền tối thắng) trong kinh này hàm ư: Trong các thứ phước điền, các Bồ Tát là thù thắng nhất. Tịnh Ảnh Sớ giảng: “Có thể phát sanh điều lành cho chúng sanh nên gọi là phước điền tối thắng”. Do có thể khiến cho chúng sanh xuất sanh thiện căn nên gọi là phước điền tối thắng, v́ từ thiện căn lại sanh ra vô lượng các quả phước và nhân lành.

Hai câu “vi thế minh đăng, tối thắng phước điền” (làm đèn sáng soi thế gian, làm phước điền tối thắng) nên đọc liền một mạch với hai câu “thù thắng cát tường, kham thọ cúng dường” (cát tường thù thắng, đáng được cúng dường) ở phần sau th́ dễ thấy trọn ư nghĩa.

“Cát tường thù thắng” chính là ư nghĩa sâu xa trong thánh hiệu của Văn Thù đại sĩ. Văn Thù tức là Văn Thù Sư Lợi. Chữ Văn Thù (Manju) có thể dịch là Thắng, Diệu, Đệ Nhất; chữ Sư Lợi (Shri) có thể dịch là Đức, Cát Tường v.v… Kinh Đại Nhật gọi ngài Văn Thù là Diệu Cát Tường.

Văn Thù biểu trưng Căn Bản Trí. Ngài là thầy của bảy đức Phật nên Văn Thù tốt lành nhất. Nay các hàng Bồ Tát cơi Cực Lạc có đầy đủ trí đức của Văn Thù đại sĩ, thấy tự tánh rơ ràng nên họ là phước điền tối thắng, nhận lănh nổi sự cúng dường của hết thảy trời người. Trong từ ngữ “hách dịch”, hách () là sáng, dịch () đông nhiều. Đối với chữ “hùng mănh”, phẩm Thọ Kư kinh Pháp Hoa cũng có câu: “Đại hùng mănh Thế Tôn”. Thế Tôn đoạn sạch hết thảy phiền năo, đại hùng chẳng khiếp nhược, dũng mănh, tinh tấn nên được gọi là “hùng mănh”. Tịnh Ảnh Sớ giảng: “Trong thế gian, Phật là hùng mănh nhất”.

“Vô úy” là đức tánh ở giữa đại chúng thuyết pháp không hề hăi sợ, kinh khiếp. Sách Đại Thừa Nghĩa Chương lại bảo: “Tâm giáo hóa chẳng khiếp nên gọi là vô úy”. Đối với việc hóa độ chúng sanh chẳng hề có tâm khiếp hèn nên bảo là vô úy.

“Tướng hảo” là ba mươi hai tướng tốt, tám mươi tùy h́nh hảo.

Như vậy, chữ “hách dịch” diễn tả oai quang của Bồ Tát chói ngời, chữ “hoan hỷ” diễn tả nội tâm tự tại, h́nh dung vui vẻ, an ḥa. Chữ “hùng mănh vô úy” diễn tả thật đức của Bồ Tát: dũng mănh, tinh tấn, thuyết pháp vô úy; đồng thời mô tả phong thái, oai thần khôn sánh: đại hùng chẳng khiếp nhược. Chữ “tướng hảo” chuyên chỉ thân sắc.

Tiếp đó, kinh nói: “Công đức biện tài” ngụ ư: Bồ Tát có đầy đủ các công đức khác và có đủ các thứ biện tài vô ngại. Chữ “cụ túc trang nghiêm” (đầy đủ trang nghiêm) chính là câu tổng tán nhằm kết lại những lời khen ngợi ở phần trên: Như Lai dùng phước đức, trí huệ trang nghiêm thân ḿnh. Các hàng Bồ Tát này có đầy đủ phước trí trang nghiêm, vượt xa hết thảy thế gian. Đoạn kinh này cực lực tán dương công đức chân thật của Bồ Tát, thật là hy hữu.

Chánh kinh:

讚。究 密,而 地。行 場,遠 境。阿 難,我 界,所 薩,真 德,悉 是。若 者,百 盡。

Thường vị chư Phật sở cộng xưng tán, cứu cánh Bồ Tát chư Ba La Mật, nhi thường an trụ bất sanh bất diệt chư tam-ma-địa, hạnh biến đạo tràng, viễn nhị thừa cảnh. A Nan! Ngă kim lược thuyết bỉ Cực Lạc giới sở sanh Bồ Tát chân thật công đức, tất giai như thị. Nhược quảng thuyết giả, bách thiên vạn kiếp bất năng cùng tận.

Thường được chư Phật cùng khen ngợi, rốt ráo các Bồ Tát Ba La Mật, nhưng thường an trụ trong các tam-ma-địa bất sanh bất diệt. Hạnh khắp đạo tràng, xa ĺa cảnh Nhị Thừa. A Nan! Ta nay nói đại lược: Công đức chân thật của các Bồ Tát sanh trong thế giới Cực Lạc kia thảy đều như vậy. Nếu nói rộng ra th́ trăm ngàn vạn kiếp chẳng thể hết được nổi.

 Giải:

Đây là ư chính thứ ba: Chư Phật cùng khen ngợi để chứng minh, chư Phật đồng thanh ca ngợi tỏ rơ đại sĩ đức hạnh rất sâu.

Chữ “bất sanh bất diệt” trong câu cứu cánh Bồ Tát chư Ba La Mật, nhi thường an trụ bất sanh bất diệt chư tam-ma-địa” (rốt ráo các Bồ Tát Ba La Mật nhưng thường an trụ trong các tam-ma-địa bất sanh bất diệt) nên hiểu như kinh Đại Niết Bàn đă dạy: “Niết ngôn bất sanh, Bàn ngôn bất diệt. Bất sanh bất diệt, danh Đại Niết Bàn” (Niết là bất sanh, Bàn là bất diệt. Bất sanh bất diệt th́ gọi là Đại Niết Bàn). Kinh Duy Ma cũng dạy: “Pháp bổn bất sanh, kim tắc vô diệt” (Pháp vốn chẳng sanh, nên nay chẳng diệt).

Tiểu Thừa dựa vào lư Hữu Dư Niết Bàn để quán bất sanh bất diệt nên nghiêng về Thiên Không. Đại Thừa từ Không nhập Giả nên ngay từ sự tướng hữu vi mà hiển thị lẽ bất sanh bất diệt; ngay nơi tướng chính là đạo, ngay nơi sự chính là chân. V́ vậy nên có thể suốt ngày độ sanh mà suốt ngày chẳng độ, suốt ngày tiếp xúc vạn duyên mà nhất tâm không tịch, lại có thể thực hành rốt ráo cả sáu độ: bố thí, nhẫn nhục… mà vẫn an trụ trong các tam-muội bất sanh bất diệt, chẳng đánh mất định ư.

“Hạnh biến đạo tràng” (hạnh khắp đạo tràng) là đối với những chánh hạnh đạo tràng không chút khuyết thiếu.

“Viễn Nhị Thừa cảnh” (xa ĺa cảnh Nhị Thừa) là chỉ nương theo một pháp Nhất Thừa, rốt ráo đạt tới bờ kia. Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận cũng bảo: “Nếu đắm trong [cảnh giới của] địa vị Thanh Văn và địa vị Bích Chi Phật th́ gọi là Bồ Tát chết, là mất hết thảy lợi. Dù đọa vào địa ngục cũng chẳng sợ hăi đến thế. Nếu sa vào địa vị Nhị Thừa th́ là điều sợ hăi lớn”. V́ vậy, Bồ Tát “viễn Nhị Thừa cảnh”.

Từ chữ “A Nan trở đi là lời đức Thế Tôn tổng kết: Công đức chân thật của hàng Bồ Tát cơi Cực Lạc chẳng thể nói trọn hết nổi.



[1] Tràng () là một loại cờ hiệu, có h́nh ống dài, chung quanh có kết tua, thường được treo lên cao để báo hiệu, loại dẹp gọi là phan (). Ở Ấn Độ thời cổ, khi đánh trận chiến thắng vua chúa hay cho dựng tràng màu sắc rực rỡ, trên treo các thứ bảo vật gọi là “thắng tràng”.