10. Giai Nguyện Tác Phật ( : Đều phát nguyện thành Phật)

Phẩm này chỉ thấy trong hai bản dịch cổ: Hán dịch và Ngô dịch. Trong phẩm này có hai nghĩa trọng yếu:

1. Một là những người như vương tử A Xà Thế nghe kinh hoan hỷ, phát nguyện được thành Phật như A Di Đà Phật, đức Thích Ca liền chứng minh cho họ. Điều này cho thấy chúng ta ngày nay được nghe kinh này th́ cũng sẽ phát khởi được đại nguyện như vương tử A Xà Thế.

2. Hai là Phật bảo những vị vương tử ấy trong vô lượng kiếp đă tu Bồ Tát đạo, trong kiếp quá khứ từng làm đệ tử Phật nên nay lại gặp gỡ, ngụ ư: Hết thảy các pháp chẳng ĺa nhân duyên, nên chúng ta ngày nay được nghe kinh này, nghe diệu pháp Tịnh tông th́ ắt cũng phải là trong nhiều kiếp đến nay đă từng được bậc đạo sư hai cơi giáo hóa tế độ, nên ngày nay mới hưởng được nhân duyên thù thắng đến thế này.

 Chánh kinh:

時,阿 子,與 者,聞 喜,各 蓋,俱 禮。以 已,卻 經,心 言:令 時,皆 佛。

Phật thuyết A Di Đà Phật vi Bồ Tát cầu đắc thị nguyện thời, A Xà vương tử, dữ ngũ bách đại trưởng giả, văn chi giai đại hoan hỷ, các tŕ nhất kim hoa cái, câu đáo Phật tiền tác lễ, dĩ hoa cái thượng Phật dĩ, khước tọa nhất diện thính kinh, tâm trung nguyện ngôn: “Linh ngă đẳng tác Phật thời, giai như A Di Đà Phật”

Lúc đức Phật nói A Di Đà Phật khi làm Bồ Tát cầu được thỏa nguyện như thế th́ vương tử A Xà Thế và năm trăm đại trưởng giả nghe như vậy đều đại hoan hỷ. Mỗi người cầm một cái lọng kim hoa cùng đến trước Phật làm lễ, đem lọng hoa dâng lên Phật xong, ngồi qua một bên nghe kinh, trong tâm nguyện rằng: “Nguyện lúc chúng con thành Phật đều được như A Di Đà Phật”.

Giải:

Vương tử và năm trăm trưởng giả trong đoạn kinh này thật đúng là tấm gương cho hết thảy bọn hàm linh trong đời hiện tại và vị lai.

“Văn chi giai đại hoan hỷ” (Nghe như vậy đều đại hoan hỷ): Tất cả niềm vui trong thế gian cũng không sánh bằng sự hoan hỷ ấy. Ấy là do vui với đại nguyện siêu thế, hy hữu, viên măn rốt ráo của Phật Di Đà; vui v́ Phật Di Đà viên chứng Bồ Đề đại nguyện thành tựu; vui v́ Phật Di Đà chứng được phương tiện rốt ráo này, dùng diệu pháp Tŕ Danh phổ độ hết thảy chúng sanh; vui v́ chúng ta và hết thảy hàm linh trong tương lai đều do pháp này thoát được sanh tử; vui v́ chúng ta có thể lần lượt dạy dỗ chúng sanh khiến cho họ được giải thoát hết cả. Như vậy, niềm vui ấy chưa từng có trong đời này nên bảo là “đại hoan hỷ”.

Chữ “cái” () chỉ lọng báu để cúng Phật. “Tác lễ” (làm lễ) là lễ bái. Lễ kính, cúng dường nhằm thể hiện sự dốc ḷng tin kính. Do vậy, những câu này diễn tả ư “chí tâm tín nhạo” (chí tâm tin ưa). Từ chữ khước tọa nhất diện thính kinh” (ngồi qua một bên nghe kinh) trở đi diễn tả ḷng mong cầu Phật Trí, nghe pháp không nhàm đủ, lại c̣n phát nguyện thành Phật “giai như A Di Đà Phật” (đều được như A Di Đà Phật). Thấy bậc hiền đức mong ḿnh được bằng, mong đại nguyện, đại hạnh, đại từ, đại bi, đại trí, đại lực của ḿnh, hết thảy những điều như thế đều được như A Di Đà Phật trụ Chân Thật Huệ, giữ lấy cơi Phật thanh tịnh, lợi khắp hữu t́nh. Đấy chính là thật sự phát tâm Bồ Đề. V́ vậy, người nghe kinh chúng ta cũng đều nên như vậy: Tin ưa, cung kính, phát tâm vô thượng.

Chánh kinh:

之,告 丘:是 等,後 佛。彼 道,無 來,供 佛。迦 時,彼 子,今 我,復 也。 者,莫 喜。

Phật tức tri chi, cáo chư tỳ-kheo:

- Thị vương tử đẳng, hậu đương tác Phật. Bỉ ư tiền thế trụ Bồ Tát đạo, vô số kiếp lai cúng dường tứ bách ức Phật. Ca Diếp Phật thời, bỉ đẳng vi ngă đệ tử, kim cúng dường ngă, phục tương trị dă.

Thời chư tỳ-kheo văn Phật ngôn giả, mạc bất đại chi hoan hỷ.

Phật liền biết ngay, bảo các tỳ-kheo:

- Các vị như vương tử đây sau này sẽ thành Phật. Bọn họ trong đời trước trụ Bồ Tát đạo, từ vô số kiếp đến nay cúng dường bốn trăm ức Phật. Thời Ca Diếp Phật, bọn họ làm đệ tử của ta, nay cúng dường ta lại gặp gỡ nhau.

Khi ấy, các tỳ-kheo nghe lời Phật nói không ai chẳng mừng giùm cho bọn họ.

Giải:

“Phật tức tri chi” nghĩa là Phật liền hiểu, liền biết ngay. Quán kinh nói: Chư Phật Như Lai thị pháp giới thân, nhập nhất thiết chúng sanh tâm tưởng trung” (Chư Phật Như Lai là pháp giới thân vào trong tâm tưởng của hết thảy chúng sanh). V́ vậy, tâm ta cùng tâm Phật chẳng xa cách dẫu chừng hào ly, nên cảm ứng đạo giao chẳng thể nghĩ bàn. Đại chúng phát tâm “Phật tức tri chi” (Phật liền biết ngay), nên Ngài lập tức chứng minh rằng: “Thị vương tử đẳng hậu đương tác Phật” (Các vị như vương tử đây sau này sẽ thành Phật); đấy chính là thọ kư quả Phật, thể hiện nguyện lực chẳng thể nghĩ bàn.

Phổ Hiền dùng mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc, Di Đà dùng bốn mươi tám nguyện tiếp độ chúng sanh. Hết thảy đều dùng tín, nguyện, hạnh làm tư lương để lên được bờ kia. V́ vậy Tỉnh Am đại sư nói: “Điều cấp bách trước hết trong việc tu hành là lập nguyện”.

Cúng dường tứ bách ức Phật. Ca Diếp Phật thời, bỉ đẳng vi ngă đệ tử, kim cúng dường ngă, phục tương trị dă” (Cúng dường bốn trăm ức Phật. Thời Ca Diếp Phật, bọn họ làm đệ tử ta. Nay cúng dường ta, lại được gặp gỡ): Thiện căn và nhân duyên chẳng ít. Phẩm Phước Huệ Thỉ Văn (Phước huệ mới được nghe) trong kinh này chép: Nhược bất văng tích tu phước huệ, ư thử chánh pháp bất năng văn. Dĩ tằng cúng dường chư Như Lai, tắc năng hoan hỷ tín thử sự” (Nếu xưa kia chẳng tu phước huệ c̣n chẳng được nghe chánh pháp này. Do từng cúng dường các đấng Như Lai mới có thể hoan hỷ tin nhận việc này).

Chúng ta nay được gặp gỡ kinh này, lại c̣n tin nhận nổi ắt là đă có duyên chẳng ít, trong quá khứ chẳng phải đă từng gieo thiện căn với một hoặc hai đức Phật, mà thật đă trồng căn lành nơi vô lượng Phật, nên mới có thể được như bọn vương tử A Xà Thế nghe kinh phát nguyện, tŕ sáu chữ đức hiệu, nhập Nhất Thừa nguyện hải, lần lượt dạy nhau đồng chứng Di Đà.

Chú Giải Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Thanh Tịnh Trang Nghiêm B́nh Đẳng Giác Kinh - Quyển Hai hết

(Bửu Quang tự đệ tử Như Ḥa kính dịch xong ngày 03 tháng 03 năm 2002 - Giảo chánh, tăng đính lần thứ ba ngày 09 tháng 09 năm 2009)