48. Văn Kinh Hoạch Ích ( - Nghe kinh được lợi ích)

Phẩm này nói về việc nghe kinh được lợi ích, chỉ rơ người nghe kinh được lợi ích khó thể nghĩ bàn. Sách Vô Lượng Thọ Khởi Tín Luận viết: “Do nghe kinh mà được lợi ích chẳng thể nghĩ bàn như vậy th́ đều là do sức bổn nguyện của Vô Lượng Thọ Phật, mà cũng là do oai thần của đức Bổn Sư gia bị. Hễ có chúng sanh nào nghe được kinh này th́ cũng sẽ đạt được lợi ích như thế”.

Chánh kinh:

法,天 生,遠 垢,得 淨。二 生,得 果。六 丘,諸 盡,心 脫。

Nhĩ thời Thế Tôn thuyết thử kinh pháp, thiên nhân thế gian hữu vạn nhị thiên na-do-tha ức chúng sanh, viễn ly trần cấu, đắc pháp nhăn tịnh. Nhị thập ức chúng sanh đắc A Na Hàm quả, lục thiên bát bách tỳ-kheo, chư lậu dĩ tận, tâm đắc giải thoát.

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn nói kinh pháp này, [trong] trời, người thế gian có một vạn hai ngàn na-do-tha ức chúng sanh xa ĺa trần cấu, đắc pháp nhăn tịnh; hai mươi ức chúng sanh đắc quả A Na Hàm, sáu ngàn tám trăm tỳ-kheo hết sạch các lậu, tâm được giải thoát.

Giải:

Chữ “trần cấu” ( ) chỉ chung các phiền năo. Câu kinh Duy Ma: “Viễn trần ly cấu, đắc pháp nhăn tịnh” cũng mang cùng ư nghĩa với câu kinh trong đoạn này.

Theo bản sớ giải kinh Duy Ma của ngài Gia Tường th́ “pháp nhăn tịnh” được hiểu như sau: “Nói về pháp nhăn tịnh là nói về Pháp Nhăn của Tiểu Thừa lẫn Pháp Nhăn của Đại Thừa. Pháp Nhăn của Tiểu Thừa chính là Sơ Quả, thấy được pháp Tứ Đế nên gọi là Pháp Nhăn. Pháp Nhăn của Đại Thừa là bậc Sơ Địa chứng đắc pháp Vô Sanh chân thật nên gọi là Pháp Nhăn”.

Chữ “pháp nhăn” ( ) trong kinh Vô Lượng Thọ đây chỉ cho pháp nhăn tịnh của Tiểu Thừa, như ngài Cảnh Hưng bảo: “Pháp nhăn tịnh chính là Dự Lưu quả (Sơ Quả)”. Tịnh Ảnh Sớ cũng viết: “Thấy được bốn Chân Đế th́ gọi là tịnh pháp nhăn”. A Na Hàm là quả vị thứ ba trong Tứ Quả Tiểu Thừa.

“Chư lậu dĩ tận, tâm đắc giải thoát” (Hết sạch các lậu, tâm được giải thoát) là như kinh Duy Ma nói: “Bát thiên tỳ-kheo bất thọ chư pháp, lậu tận ư giải” (Tám ngàn tỳ-kheo chẳng thọ các pháp, lậu tận ư giải). Ngài Tăng Triệu giảng: “Lậu Tận là cả chín mươi tám kết lậu đều đă hết sạch, ư được giải thoát, thành A La Hán”. Ư nói đă đoạn hết sạch các phiền năo, tâm ư được giải thoát, chứng quả A La Hán. Như vậy, những vị đắc pháp nhăn tịnh và hết sạch các Lậu trong kinh đây đều thuộc về Thanh Văn Thừa.

Như có ai hỏi rằng: Nghe kinh điển Đại Thừa vô thượng này sao lại được ích lợi nơi pháp Tiểu Thừa? Tịnh Ảnh Sớ đáp: “Chúng sanh [căn tánh] Tiểu thừa nghe nói Sa Bà uế ác đáng chán, tâm nhàm chán nên đắc quả Tiểu Thừa”. Ngài Cảnh Hưng cũng nói: “Chúng sanh do nghe nói cơi này uế ác đáng chán nên đắc quả Thanh Văn”.

Chánh kinh:

薩,於 退 轉,以 嚴。二 生,得 退 忍。四 生,於 意,今 發。種 根,願 樂,見 佛,皆 土,各 佛,同 來。

Tứ thập ức Bồ Tát, ư vô thượng Bồ Đề trụ bất thoái chuyển, dĩ hoằng thệ công đức nhi tự trang nghiêm. Nhị thập ngũ ức chúng sanh, đắc Bất Thoái Nhẫn. Tứ vạn ức na-do-tha bách thiên chúng sanh, ư vô thượng Bồ Đề vị tằng phát ư, kim thỉ sơ phát, chủng chư thiện căn, nguyện sanh Cực Lạc, kiến A Di Đà Phật, giai đương văng sanh bỉ Như Lai độ, các ư dị phương thứ đệ thành Phật, đồng danh Diệu Âm Như Lai.

Bốn mươi ức Bồ Tát trụ chẳng thoái chuyển nơi vô thượng Bồ Đề, dùng công đức hoằng thệ để tự trang nghiêm. Hai mươi lăm ức chúng sanh đắc Bất Thoái Nhẫn. Bốn vạn ức na-do-tha trăm ngàn chúng sanh chưa từng phát ư vô thượng Bồ Đề, nay mới bắt đầu phát tâm, trồng các căn lành, nguyện sanh Cực Lạc thấy A Di Đà Phật, đều sẽ văng sanh trong cơi đức Phật ấy, đều sẽ ở các phương khác lần lượt thành Phật, cùng hiệu là Diệu Âm Như Lai.

Giải:

Đoạn này nói đến những chúng sanh căn tánh Đại Thừa nghe pháp được lợi ích.

“Bất thoái chuyển” là công đức, thiện căn ḿnh tu càng thêm tăng tấn, chẳng bị lui sụt, biến đổi. Bất Thoái Chuyển cũng có nghĩa là siêng năng tu tập, chẳng hạn như niệm Phật bất thoái, siêng năng tu tập bất thoái v.v…

“Bất thoái chuyển” tiếng Phạn là A-bệ-bạt-trí (Avaivartika). Trong đoạn kinh này, phần trước đă nói “trụ bất thoái chuyển”; phần sau ghi “đắc bất thoái nhẫn”. Những câu này đều trích từ bản Đường dịch; bản Ngụy dịch chỉ ghi là “đắc bất thoái chuyển”.

Ngài Tịnh Ảnh giảng: “Chúng sanh [căn tánh] Đại Thừa nghe đức Di Đà oai đức rộng độ, bèn bền ḷng cầu nguyện nên đắc bất thoái chuyển. Nghe pháp này nhiều điều lợi ích nên thề muốn cứu độ, đấy gọi hoằng thệ tự trang nghiêm”. Ư nói: Nghe danh hiệu Phật, ư nguyện cầu văng sanh kiên quyết nên đắc bất thoái. Thề muốn làm lợi cho người khác nên gọi là dĩ hoằng thệ công đức nhi tự trang nghiêm” (dùng công đức hoằng thệ để tự trang nghiêm).

Tuy chữ “trụ bất thoái” trong bản Đường dịch chứa đựng ư nghĩa khá sâu, nhưng sơ bộ, ta có thể hiểu câu ấy theo cách Tịnh Ảnh Sớ vừa giảng trên đây.

“Đắc bất thoái nhẫn”: Theo Đại Thừa Nghĩa Chương, quyển chín, chữ “nhẫn” () có nghĩa là “huệ tâm an trụ nơi pháp th́ gọi là Nhẫn”; quyển mười một lại ghi: “An trụ trong Thật Tướng của pháp là Nhẫn”. Chẳng hạn như theo Trí Độ Luận, Vô Sanh Pháp Nhẫn là an trụ vào lư pháp Vô Sanh, chẳng động tâm. Ta thấy rằng Nhẫn chính là an nhẫn, nghĩa là quyết định nơi lư, không có ư niệm di động.

Chuẩn theo đó, “bất thoái nhẫn” chính là tâm niệm an trụ vào lư bất thoái chẳng hề di động. Đấy là mỗi niệm đều chẳng thoái chuyển. Nói cách khác, Bất Thoái Nhẫn là niệm bất thoái trong ba thứ Bất Thoái Chuyển.

Có ba thứ Bất Thoái:

1. Vị Bất Thoái: Địa vị ḿnh đă tu được chẳng bị lui sụt.

2. Hạnh Bất Thoái: Chẳng hề thoái thất hạnh pháp đă tu.

3. Niệm Bất Thoái: Chẳng thoái chuyển chánh niệm.

Sách Quán Kinh Diệu Tông Sao viết: “Nếu phá được Kiến Hoặc và Tư Hoặc th́ gọi là Vị Bất Thoái, vĩnh viễn siêu thoát khỏi cái giả hữu của phàm phu. Đoạn trừ được Trần Sa Hoặc th́ gọi là Hạnh Bất Thoái, vĩnh viễn chẳng đánh mất Bồ Tát hạnh. Phá được Vô Minh Hoặc th́ gọi là Niệm Bất Thoái, chẳng đánh mất chánh niệm Trung Đạo”.

Ở đây, Bất Thoái Nhẫn chính là an trụ trong lư Thật Tướng, niệm niệm chẳng dời đổi; do đó, nó phải tương ứng với Niệm Bất Thoái. Trụ bất thoái chuyển dùng công đức hoằng thệ để tự trang nghiêm th́ tương đương với Hạnh Bất Thoái. Do căn cơ các vị Bồ Tát nghe kinh chẳng phải chỉ có một loại nên nghe pháp xong được lợi ích cũng phải sai khác.

“Kim thỉ sơ phát” (Nay mới bắt đầu phát tâm) là phát Bồ Đề tâm. Hai điều phát tâm và tất cánh tâm (chứng quả Bồ Đề) chẳng sai biệt, nhưng trong hai tâm trên, phát tâm là khó. V́ thế trong hết thảy các kinh đều chép kỹ số người phát Bồ Đề tâm. Những vị Bồ Tát đă phát đại tâm như thế xong lại thực hành các điều thiện, nguyện sanh Cực Lạc nên đều được văng sanh, gặp Phật, lại sẽ ở trong các phương khác lần lượt thành Phật, cùng mang một danh hiệu là Diệu Âm Như Lai.

Chánh kinh:

剎,若 生,及 生,見 者,各 人,得 忍,成 提。彼 情,皆 宿 緣,俱 界。

Phục hữu thập phương Phật sát, nhược hiện tại sanh, cập vị lai sanh, kiến A Di Đà Phật giả, các hữu bát vạn câu-chi na-do-tha nhân, đắc thọ kư Pháp Nhẫn, thành vô thượng Bồ Đề. Bỉ chư hữu t́nh, giai thị A Di Đà Phật túc nguyện nhân duyên, câu đắc văng sanh Cực Lạc thế giới.

Lại trong mười phương cơi Phật, mỗi cơi có tám vạn câu-chi na-do-tha người hoặc đang văng sanh, hoặc sẽ văng sanh, gặp A Di Đà Phật được thọ kư Pháp Nhẫn, thành vô thượng Bồ Đề. Các hữu t́nh ấy đều có nhân duyên túc nguyện với A Di Đà Phật, đều được văng sanh về Cực Lạc thế giới.

Giải:

Đoạn này nói rơ chúng sanh đủ duyên trong mười phương đều được thọ kư. Phật đối trước chúng sanh dự đoán tương lai họ sẽ thành Phật th́ gọi là “thọ kư”. Có bốn thứ thọ kư:

1. Chưa phát tâm Bồ Đề mà thọ kư.

2. Thọ kư cho kẻ đă phát tâm Bồ Đề.

3. Thọ kư ngầm: Người khác nghe biết đương sự được thọ kư, nhưng chính bản thân người ấy lại chẳng biết.

4. Hiện tiền thọ kư.

Hễ được nhận bất cứ một h́nh thức thọ kư nào trong bốn loại kể trên đều bảo là “đắc thọ kư”. Trong câu “đắc thọ kư Pháp Nhẫn”, chữ “đắc thọ kư” như trên vừa giảng, “Pháp Nhẫn” chính là ba thứ Nhẫn như đă nói trong nguyện ba mươi tám của A Di Đà Phật (bản Ngụy dịch ghi là “đệ nhất, đệ nhị, đệ tam Pháp Nhẫn”) mà cũng là Âm Hưởng Nhẫn, Nhu Thuận Nhẫn và Vô Sanh Pháp Nhẫn. Do có những người được Phật thọ kư, chứng nhập Vô Sanh, thành vô thượng chánh giác như vậy nên kinh nói: “Đắc thọ kư pháp nhẫn, thành vô thượng Bồ Đề”.

Câu giai thị A Di Đà Phật túc nguyện nhân duyên” (đều là có nhân duyên túc nguyện với A Di Đà Phật) được bản Đường dịch ghi như sau: “Bát vạn ức na-do-tha chúng sanh đắc thọ kư Pháp Nhẫn, thành vô thượng Bồ Đề. Bỉ Vô Lượng Thọ Phật tích hành Bồ Tát đạo thời, thành thục hữu t́nh, tất giai đương sanh Cực Lạc thế giới” (Tám vạn ức na-do-tha chúng sanh được thọ kư Pháp Nhẫn, thành vô thượng Bồ Đề. Họ đều là hữu t́nh xưa kia đă được Vô Lượng Thọ Phật thành tựu khi Ngài c̣n đang tu đạo Bồ Tát, thảy đều sẽ sanh về thế giới Cực Lạc).

Ư nói: Hết thảy pháp từ nhân duyên sanh. Những chúng sanh ấy trong đời quá khứ từng được gặp gỡ Phật Di Đà trong khi Ngài đang tu nhân, từng được Ngài dạy dỗ ân cần, căn lành chín muồi. Đấy chính là thiện duyên vô thượng thù thắng. Do bởi nhân duyên từng được Phật dạy dỗ trong các đời trước, từng nghe pháp tư duy, từng do tư duy mà phát nguyện nên chánh tư duy, chánh nguyện ấy in hằn vào tám thức trong tâm điền một cách quyết định chẳng tiêu. Đấy chính là thiện nhân vô thượng thù thắng. Nay Phật Di Đà đă viên măn Quả Giác, công đức viên thành, thành Quả Giác Cứu Cánh. Do cả nhân lẫn duyên đều chín muồi nên họ được oai lực của Phật nhiếp thọ, câu đắc văng sanh Cực Lạc thế giới” (đều được sanh về Cực Lạc thế giới).

Mà Bồ Tát, Thanh Văn, trời, người trong cơi Cực Lạc đều nhiều đến vô lượng nên rơ ràng là lúc c̣n tu nhân, Phật Di Đà đă trong vô lượng kiếp ở trong biển sanh tử giáo hóa, nhiếp thọ lục đạo chúng sanh số đến vô lượng. Ngày nay chúng ta nghe được, tin được diệu pháp này th́ ắt hẳn trong bao kiếp xưa, Phật Di Đà từng theo chúng ta vào tận Nê Lê (địa ngục), ở trong nhà lửa dạy dỗ chúng ta, nhiếp thọ chẳng bỏ, khuyên lơn tha thiết chẳng ngơi, chẳng nề hà phải cùng với chúng ta luân chuyển trong sáu nẻo, chỉ mong chúng ta hồi tâm dẫu chỉ một niệm. Ân đức của Phật vô cực, oai đức vô cùng, Phật v́ chúng ta vun bồi thiện căn; nay may mắn thay thiện căn ấy đă nảy nở, tăng trưởng. Chú giải kinh đến đây, tôi không cầm nổi nước mắt!

Chánh kinh:

動,并 變,放 明,普 方。復 天,於 中,作 樂,出 聲。乃 天,悉 聞,歎 有。無 降。尊 難,彌 薩,及 薩、聲 聞、天 部,一 眾,聞 說,皆 喜,信 行。

Nhĩ thời tam thiên đại thiên thế giới lục chủng chấn động, tịnh hiện chủng chủng hy hữu thần biến, phóng đại quang minh, phổ chiếu thập phương. Phục hữu chư thiên, ư hư không trung, tác diệu âm nhạc, xuất tùy hỷ thanh, năi chí Sắc giới chư thiên, tất giai đắc văn, thán vị tằng hữu. Vô lượng diệu hoa phân phân nhi giáng. Tôn giả A Nan, Di Lặc Bồ Tát, cập chư Bồ Tát, Thanh Văn, thiên long bát bộ, nhất thiết đại chúng, văn Phật sở thuyết, giai đại hoan hỷ, tín thọ phụng hành.

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh B́nh Đẳng Giác Kinh.

Lúc bấy giờ, tam thiên đại thiên thế giới sáu thứ chấn động và hiện ra các thứ thần biến hy hữu, phóng đại quang minh. Lại có chư thiên ở trên không trung tấu các âm nhạc nhiệm mầu, vang ra tiếng tùy hỷ, đến tận chư thiên Sắc giới đều được nghe tiếng, khen là chưa từng có. Vô lượng diệu hoa phơi phới rơi xuống. Tôn giả A Nan, Di Lặc Bồ Tát và các Bồ Tát, Thanh Văn, thiên long bát bộ, hết thảy đại chúng nghe lời Phật dạy đều đại hoan hỷ, tin nhận, phụng hành.

Phật thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh B́nh Đẳng Giác kinh chung

Giải:

Đoạn này thuật pháp hội viên măn, lại có những điềm lành kỳ diệu biến hiện. Trong kinh này, điềm lành biến hiện được ghi trong Tự Phần, Chánh Tông Phần và Lưu Thông Phần, thể hiện sâu xa kinh này sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, vạn đức viên măn.

Trong phẩm Đại Giáo Duyên Khởi của Tự Phần, đức Thế Tôn phóng quang chói lọi như khối vàng nung, phóng đại quang minh hiện hơn trăm ngàn thứ biến hóa. Quang minh, dung nhan Phật ṿi vọi, cơi báu trang nghiêm từ xưa đến nay chưa hề có. Những điềm lành như thế thật đáng gọi là điềm lành kỳ diệu, xưa nay chưa từng có.

Trong phần Chánh Tông, phẩm Lễ Phật Hiện Quang ghi nhận đại chúng thấy Phật Di Đà như ṭa núi vàng ṛng, nhô cao khỏi mặt biển. Lại nghe mười phương ca tụng, ngợi khen A Di Đà Phật. Từ bàn tay A Di Đà Phật tỏa ra hào quang hiện rơ hết thảy các cơi Phật. Điềm lành như thế thật là kỳ diệu.

Cuối cùng trong phần Lưu Thông th́ đại địa chấn động, lại hiện ra các thứ thần biến hy hữu, quang minh chiếu khắp, thiên nhạc rộn trời, hoa trời vần vũ rơi xuống. Kinh bảo “thần biến hy hữu” nên những điều biến hiện ấy cũng là tốt lành kỳ diệu.

Sách Vô Lượng Thọ Kinh Sao viết: “Trong Tự Phần th́ quang minh, dung nhan của Phật là điềm lành kỳ diệu. Ở đây cũng hiện tướng lành ấy th́ biết là ư Phật muốn thể hiện sự trịnh trọng vậy”. Gia Tường Sớ bảo việc hiện tướng lành trong phần lưu thông “thể hiện cảm điềm lành để chứng thực lợi ích”. Ngài Tịnh Ảnh cũng bảo: “Như Lai giáo hóa hoàn tất, v́ để tăng tấn chúng sanh nên bèn dùng thần lực chấn động cơi đất và phóng quang, trỗi nhạc, mưa hoa”.

Nói chung, những điềm lành ấy đều nhằm để chứng tín cho chúng sanh, khuyên chúng sanh nên phát sanh ḷng tin chân thật đối với pháp khó tin được dạy trong kinh này. Đoạn kinh từ “tôn giả A Nantrở đi được Tịnh Ảnh Sớ giảng: “Ư nói đến lợi ích rộng lớn, giáo pháp phù hợp khắp mọi căn cơ, đại chúng cùng vui mừng”.

Vô Lượng Thọ Kinh Sao giảng “hoan hỷ” là: “Ngài Pháp Vị nói: ‘Theo Già Da Sơn Đảnh Luận, hoan hỷ có ba nghĩa: Một là người nói thanh tịnh v́ được tự tại đối với các pháp; hai là pháp được giảng thanh tịnh v́ Thể của pháp là như thật, thanh tịnh; ba là nương theo pháp đă nói sẽ đắc quả thanh tịnh v́ chứng được cảnh giới thanh tịnh mầu nhiệm vậy’. Ở đây, đại chúng được nghe Di Đà bổn nguyện, đội ân đấng Thích Tôn nên tự được lợi ích lớn lao, không ai là chẳng hoan hỷ”.

Ư nói:

1. Người nói kinh là đấng Bổn Sư của chúng ta: “Ta là pháp vương, tự tại nơi pháp”. Đấy là người nói thanh tịnh.

2. Các thứ công đức đă nói ấy chỉ là một thanh tịnh cú “chân thật trí huệ vô vi pháp thân”. Ấy chính là pháp được thuyết là thanh tịnh.

3. Đắc quả thanh tịnh là như Linh Phong đại sư đă nói: “Toàn thể của mỗi một thứ trang nghiêm đều là lư tánh”. Tu tŕ theo đúng lời dạy, vượt ngang ra khỏi ba cơi, chứng ngay lên Bất Thoái, sanh trọn cả bốn cơi Tịnh Độ, rốt ráo thành Phật, th́ đấy là cảnh giới đắc quả thanh tịnh.

Đủ cả ba thứ thanh tịnh, người nghe được lợi ích vô thượng đều đại hoan hỷ, tin ưa thọ tŕ nên bảo là “tín thọ, phụng hành” (tin nhận, phụng hành).

Vô Lượng Thọ Khởi Tín Luận nhận định: “Kinh này chứa cả toàn thân của Vô Lượng Thọ Phật, mà cũng chứa trọn toàn thân của hết thảy chư Phật. Tín nhập kinh này th́ chính là đầy đủ hết thảy Phật trí nên bảo rằng: ‘Nghe được kinh này th́ đối với vô thượng đạo, vĩnh viễn chẳng thoái chuyển’. Đến khi kinh đạo diệt hết, do Phật từ gia bị nên kinh này được riêng lưu lại, khác lạ hơn các kinh khác, kính xin hậu hiền đều cùng tin nhận”.

Chú giải Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh B́nh Đẳng Giác Kinh hết