3. Tông thú của kinh này

Điều được kinh đề cao gọi là Tông (). Tông là trọng yếu, là tông chỉ của toàn bộ kinh. Tông lại là đường lối trọng yếu để tu hành. V́ vậy, Tông là cương lănh của toàn bản kinh. Lưới (cương: ) được giở lên th́ mắt lưới trương ra. Nắm cổ áo (lănh: ) th́ thân áo xuôi theo. V́ vậy sau khi phán định Thể, trước hết phải xác định Tông.

Thể là Lư, Tông là Hạnh. Thể là cái bản thể để Tông nương vào. Tông là cái Tông để hiển thị cái Thể.

Ngoài ra, Tông và Thể là hai mặt hỗ tương. Tông là hạnh trọng yếu để lănh hội Thể nên phải đề cao.

Bản sớ giải Tâm kinh của ngài Hương Tượng giảng: “Điểm được coi trọng là Tông, chỗ quy hướng của tông th́ gọi là Thú”. Ngài Khuê Phong đại sư viết trong sách Viên Giác Lược Sớ rằng: “Thú có nghĩa là hướng đến, tức là chỗ quy hướng của tâm ư thức”.

Đủ biết: Thú () là quy thú (歸趣: Hướng đến, quay về). V́ vậy, dựa vào tông chỉ của kinh để tỏ rơ việc làm, biết điều mong cầu, thấu đáo tột cùng chỗ kinh đạt đến th́ gọi là Thú vậy.

Từ xưa đă có nhiều thuyết bàn về tông thú của bản dịch kinh Vô Lượng Thọ đời Ngụy.

Bản sớ giải của ngài Gia Tường Cát Tạng viết: “Tông chỉ của kinh này thường có hai thuyết: Một là Di Đà tu nhân cảm quả Tịnh Độ. Hai là khuyến vật ([chữ vật] chỉ cho chúng sanh, “khuyến vật” là khuyên nhủ chúng sanh) tu nhân, văng sanh cơi kia”.

Ngài Hải Đông Nguyên Hiểu viết trong sách Tông Yếu rằng: “Kinh này đúng là dùng nhân quả Tịnh Độ làm Tông Thể, lấy thâu nhiếp chúng sanh văng sanh làm ư chí”.

Đàm Loan pháp sư bảo: “Lấy danh hiệu Phật làm Thể của kinh”.

Ngài Thiện Đạo nói: “Niệm Phật tam-muội là tông, nhất tâm hồi nguyện (nguyện hồi hướng) văng sanh Tịnh Độ là Thể” (Chữ Thể ở đây chỉ cho Thú).

Bộ Hợp Tán của thầy Thích Quán Triệt người Nhật viết: “Kinh này: Niệm Phật là Tông, văng sanh là Thể. Kinh này tôn trọng Niệm Phật nên lấy Niệm Phật làm Tông, chỗ quy thú của Tông là cốt được văng sanh nên lấy văng sanh làm Thể”.

Tịnh tông coi kinh Vô Lượng Thọ là Đại kinh, kinh A Di Đà là Tiểu kinh v́ hai kinh này chỉ rộng hay lược sai khác. Do vậy, trong Sớ Sao, ngài Liên Tŕ gọi Đại kinh là Đại Bổn, Tiểu kinh là Tiểu Bổn, v́ thật ra hai kinh chỉ là cùng một kinh.

Tông thú của kinh A Di Đà cũng có nhiều thuyết, ở đây chỉ chọn lấy những thuyết quan trọng.

- Sách Sớ Sao cho rằng: “Y báo, chánh báo thanh tịnh, tín nguyện văng sanh là tông thú”.

- Sách Viên Trung Sao bảo: “Dùng tín, nguyện, tịnh nghiệp làm tông trí (tức tông thú) của kinh”.

- Sách Di Đà Yếu Giải cho rằng: “Dùng tín nguyện tŕ danh làm tông”.

Tổng hợp những ư kiến về tông thú hai kinh Đại, Tiểu nói trên của các vị trong nước và hải ngoại, ta thấy tất cả đều lấy “tín nguyện tŕ danh, văng sanh Tịnh Độ” làm gốc. Tham khảo khắp ư kiến các vị đă chú giải kinh cũng như căn cứ trên kinh văn kinh này, tôi minh xác tông thú kinh này như sau:

Kinh này dùng phát Bồ Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm làm Tông; sanh trọn vẹn bốn cơi Tịnh Độ, chóng lên địa vị Bất Thoái làm Thú.

 3.1 Giảng về Tông

 Người văng sanh trong ba bậc thượng, trung, hạ nói trong phẩm Tam Bối Văng Sanh của kinh này, ai chẳng lấy “phát Bồ Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm” làm nhân. Hơn nữa, nguyện thứ mười chín của Phật Di Đà là:

“Văn ngă danh hiệu, phát Bồ Đề tâm, tu chư công đức, phụng hành Lục Ba La Mật, kiên cố bất thoái. Phục dĩ thiện căn hồi hướng, nguyện sanh ngă quốc, nhất tâm niệm ngă, trú dạ bất đoạn. Lâm thọ chung thời, ngă dữ chư Bồ Tát chúng nghênh hiện kỳ tiền, kinh tu du gian, tức sanh ngă sát, tác A Duy Việt Trí Bồ Tát(Nghe danh hiệu ta, phát Bồ Đề tâm, tu các công đức, phụng hành sáu Ba La Mật kiên cố chẳng lui sụt. Lại đem thiện căn hồi hướng nguyện sanh cơi ta, nhất tâm niệm ta, ngày đêm chẳng dứt. Lúc lâm chung, ta cùng các Bồ Tát hiện đến đón trước mặt, trong khoảnh khắc liền sanh cơi ta, làm Bất Thoái Chuyển Bồ Tát).

Nguyện thứ mười tám: Văn ngă danh hiệu, chí tâm tín nhạo, sở hữu thiện căn, tâm tâm hồi hướng, nguyện sanh ngă quốc, năi chí thập niệm, nhược bất sanh giả, bất thủ Chánh Giác, duy trừ Ngũ Nghịch, phỉ báng chánh pháp” (Nghe danh hiệu ta chí tâm tin ưa, bao nhiêu thiện căn, tâm tâm hồi hướng nguyện sanh cơi ta, nhẫn đến mười niệm, nếu chẳng sanh về, chẳng lấy Chánh Giác. Chỉ trừ kẻ Ngũ Nghịch, phỉ báng chánh pháp)

Rơ ràng: Nguyện thứ mười chín chú trọng phát Bồ Đề tâm, một ḷng niệm Phật. Nguyện mười tám nhấn mạnh “chí tâm tin ưa, nhất hướng chuyên niệm”. V́ vậy, ta biết rằng “phát Bồ Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm” là tâm tủy của bổn nguyện Phật Di Đà, là tông yếu của toàn bộ Đại kinh, là chánh nhân ắt đủ để văng sanh, là thuyền từ phương tiện độ sanh. Điều được Đại kinh tôn sùng hoàn toàn là điểm này. Đường trọng yếu tu hành chỉ có điểm này là thiết yếu, nên nó là Tông của Đại kinh vậy.

Đàm Loan đại sư viết trong Văng Sanh Luận chú rằng:

“Ba bậc văng sanh trong kinh Vô Lượng Thọ tuy hạnh có ưu, liệt, nhưng không ai chẳng phát tâm Bồ Đề vô thượng. Tâm Bồ Đề vô thượng này chính là tâm nguyện thành Phật, chính là tâm độ chúng sanh. Tâm độ chúng sanh chính là tâm nhiếp thủ chúng sanh sanh về cơi có Phật. V́ vậy, nguyện sanh về cơi An Lạc Tịnh Độ th́ cần phải phát tâm Bồ Đề vô thượng. Nếu ai chẳng phát tâm Bồ Đề vô thượng, chỉ nghe cơi kia hưởng vui không gián đoạn, do vui thích mà nguyện sanh th́ cũng chẳng được văng sanh”.

An Lạc Tập viết: “Theo Tịnh Độ Luận (tức Văng Sanh Luận) của ngài Thiên Thân, phàm muốn phát tâm lănh hội Vô Thượng Bồ Đề th́ có hai nghĩa: Một là trước hết phải rời bỏ ba pháp trái nghịch Bồ Đề môn, hai là cần biết ba pháp thuận Bồ Đề môn.

Những ǵ là ba?

- Một là nương theo trí huệ môn: Chẳng cầu tự ḿnh vui v́ xa ĺa ngă tâm tham trước tự thân.

- Hai là nương từ bi môn: Dẹp hết thảy khổ cho chúng sanh v́ xa ĺa tâm khiến cho chúng sanh chẳng an vui.

- Ba là phương tiện môn: Tâm xót thương hết thảy chúng sanh v́ chính ḿnh đă xa ĺa cái tâm cung kính, cúng dường tự thân. Ấy gọi là xa ĺa ba pháp trái nghịch Bồ Đề tâm.

Thuận Bồ Đề môn là Bồ Tát xa ĺa ba pháp trái nghịch Bồ Đề môn như trên liền được ba pháp tùy thuận Bồ Đề môn. Những ǵ là ba?

- Một là tâm vô nhiễm thanh tịnh, chẳng v́ thân ḿnh mà cầu an vui. Bồ Đề là chốn thanh tịnh vô nhiễm, nếu v́ tự thân mà cầu vui là trái nghịch với Bồ Đề môn. V́ vậy tâm vô nhiễm thanh tịnh là thuận Bồ Đề môn.

- Hai là tâm an ổn thanh tịnh v́ dẹp khổ cho hết thảy chúng sanh.

- Ba là tâm vui thanh tịnh, do muốn cho hết thảy chúng sanh được đại Bồ Đề vậy, v́ nhiếp thủ chúng sanh sanh sang cơi kia vậy. Bồ Đề là chỗ thường vui rốt ráo, nếu chẳng làm cho hết thảy chúng sanh đạt được sự thường vui rốt ráo th́ trái nghịch Bồ Đề môn.

Sự thường vui rốt ráo ấy dựa vào đâu để có được? Cần phải dựa vào đại nghĩa môn. Đại nghĩa môn là cơi nước An Lạc kia vậy. Thế nên, phải khiến cho họ nhất tâm chuyên chí nguyện sanh cơi kia, muốn cho họ sớm hiểu được vô thượng Bồ Đề”.

Ngài Hải Đông Nguyên Hiểu lại viết trong bộ Tông Yếu rằng: “Phát Bồ Đề tâm chính là chánh nhân”. Ngài lại bảo: Phát Bồ Đề tâm có hai loại:

1. Một là theo Sự phát tâm: “Phiền năo vô biên nguyện đều đoạn hết, thiện pháp vô lượng nguyện đều tu hết, chúng sanh vô biên nguyện đều độ cả. Quả báo của tâm ấy tuy là Bồ Đề mà hoa báo của nó là Tịnh Độ. V́ sao thế? Bồ Đề tâm lượng rộng lớn vô biên, xa rộng vô hạn nên cảm được y báo Tịnh Độ rộng lớn không ngằn mé, chánh báo thọ mạng lâu dài vô lượng. Ngoại trừ Bồ Đề tâm, không có ǵ làm được như thế cả”.

2. Hai là thuận Lư phát tâm: “Tin hiểu các pháp đều như huyễn mộng, chẳng phải có, chẳng phải không, dứt ngôn ngữ, bặt suy nghĩ. Tin hiểu như vậy, phát tâm rộng lớn, tuy chẳng thấy có phiền năo, pháp lành, mà chẳng bài bác là không có ǵ để tu để đoạn. V́ vậy, tuy nguyện đoạn hết, tu hết, mà chẳng trái nghịch Vô Nguyện tam-muội. Tuy nguyện độ hết vô lượng hữu t́nh mà chẳng có người hóa độ lẫn kẻ được độ. Do vậy, có thể tùy thuận Không, Vô Tướng như kinh dạy: Diệt độ vô lượng chúng sanh như vậy, nhưng thật sự chẳng có chúng sanh được diệt độ. Phát tâm như vậy công đức vô biên, dẫu cho chư Phật trọn kiếp diễn nói công đức người ấy c̣n chẳng thể nói hết nổi”.

Quán kinh c̣n dạy: “Dục sanh bỉ quốc giả, đương tu tam phước… Tam giả phát Bồ Đề tâm, thâm tín nhân quả, độc tụng Đại Thừa, khuyến tấn hành giả” (Muốn sanh cơi kia nên tu ba phước.... Ba là phát Bồ Đề tâm, tin sâu nhân quả, đọc tụng Đại Thừa, khuyến khích hành giả). Lại dạy: “Nhược hữu chúng sanh nguyện bỉ quốc, phát tam chủng tâm tức tiện văng sanh. Hà đẳng vi tam? Nhất giả phát chí thành tâm, nhị giả thâm tâm, tam giả hồi hướng phát nguyện tâm. Cụ tam tâm giả, tất sanh bỉ quốc” (Nếu có chúng sanh nguyện sanh cơi kia, phát ba loại tâm liền được văng sanh. Những ǵ là ba? Một là tâm chí thành, hai là thâm tâm, ba là hồi hướng phát nguyện tâm. Ai trọn đủ ba tâm ắt sanh cơi kia). Phát ba tâm này cũng chính là phát Bồ Đề tâm.

Hơn nữa, Mật Tông chú trọng nhất là phát đại Bồ Đề tâm. Giáo điển Bồ Đề Tâm Nghĩa dạy: “Bồ Đề tâm là cái gốc để thành Phật. Đại sự nhân duyên không điều nào hơn được nó”.

Sách Bồ Đề Tâm Luận lại giảng: “Bồ Đề tâm này hàm chứa pháp công đức của hết thảy chư Phật. Nếu tu chứng xuất hiện th́ làm đạo sư của hết thảy. Nếu quay về gốc th́ là cơi Mật Nghiêm, chẳng đứng dậy khỏi ṭa mà thành tựu được hết thảy Phật sự”.  Lại khen ngợi tâm Bồ Đề như sau: “Nếu ai cầu Phật huệ mà thông đạt Bồ Đề tâm th́ ở ngay nơi thân do cha mẹ sanh ra sẽ mau chứng địa vị Đại Giác”.

Thêm nữa, vua của các kinh là kinh Hoa Nghiêm dạy: “Vong thất Bồ Đề tâm, tu chư thiện pháp, thị danh ma nghiệp” (Tu các pháp lành mà quên mất Bồ Đề tâm th́ là ma nghiệp). Phát tâm quan trọng chẳng thể ví dụ nổi.

Các vị như sư Nguyên Hiểu lấy phát Bồ Đề tâm làm Chánh Nhân, niệm Phật làm Trợ Nhân. Các vị như Thiện Đạo, Linh Chi của Trung Hoa và các sư Tịnh tông người Nhật đều cho Tŕ Danh là Chánh Hạnh, phát tâm là Trợ Hạnh. Hai thuyết nghịch nhau. Liên Tŕ đại sư nói một cách dung hội trong Sớ Sao rằng: “Đă dùng Tŕ Danh làm chánh hạnh, lại lấy Tŕ Danh làm phát Bồ Đề tâm th́ ḥa hội được ư kiến của cả hai phái”.

Tôi nay đề xướng “phát Bồ Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm” làm Tông của kinh này, thật là gộp trọn ư kiến cả hai phái, lại c̣n quy nhiếp về Tŕ Danh, thật phù hợp ư tổ Liên Tŕ.

Vả lại, tám chữ trên, nói rộng th́ chính như ư kiến của thiền sư Triệt Ngộ: “Thật v́ sanh tử phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu tŕ danh hiệu Phật”. Nói gọn th́ như đại sư Ngẫu Ích đề xướng: “Tín nguyện tŕ danh”.

Sách Di Đà Yếu Giải lấy “tín nguyện tŕ danh” làm Tông, lại c̣n viết: “Tín nguyện tŕ danh là yếu chỉ của cả bộ kinh. Tín nguyện là Huệ Hạnh, tŕ danh là Hành Hạnh. Được văng sanh hay không hoàn toàn là ở chỗ có tín nguyện hay không. Phẩm vị cao hay thấp hoàn toàn do tŕ danh sâu hay cạn. V́ thế, Huệ Hạnh để dẫn đường, Hành Hạnh là chánh tu, như mắt và chân liên quan với nhau”.

Lại c̣n viết: “Tin sâu phát nguyện chính là vô thượng Bồ Đề. Hợp tín nguyện ấy lại th́ đích thật là chỉ nam của Tịnh Độ. Do vậy, chấp tŕ danh hiệu là chánh hạnh... Kinh Đại Bổn A Di Đà cũng lấy phát Bồ Đề nguyện làm trọng yếu, thật tương đồng với kinh này”.

Rơ ràng: “Tín nguyện tŕ danh” và “phát Bồ Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm” đúng là cùng một tông chỉ. Đại sư Ngẫu Ích lấy “tín nguyện tŕ danh” làm tông cho kinh Tiểu Bổn th́ tông chỉ của hai bổn Đại, Tiểu phải giống nhau. V́ vậy, bảo “phát Bồ Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm” là Tông của kinh Đại Bổn thật đúng là đă tuân phụng lời dạy của đại sư Ngẫu Ích.

Chữ Hướng () trong “nhất hướng chuyên niệm” có nhiều nghĩa:

- ngả theo một hướng mà tiến tới

- lệch hẳn về một phía

- một vị

- gộp chung lại

- một khoảng thời gian

Do vậy, “nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật” có nghĩa là chuyên nương theo pháp môn Tŕ Danh Niệm Phật này. “Nhất hướng chuyên niệm” vốn là chữ lấy trong nguyện thứ mười tám “thập niệm tất sanh” (mười niệm ắt sanh). Đức Di Đà trong lúc tu nhân phát ra đại nguyện “mười niệm ắt văng sanh” nên hành nhân phát Bồ Đề tâm “nhất hướng chuyên niệm” ắt được văng sanh Tịnh Độ, chứng trọn vẹn diệu quả Bất Thoái.

Người văng sanh bậc Thượng, bậc Trung, bậc Hạ trong kinh đều do phát Bồ Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật mà văng sanh Tịnh Độ Cực Lạc. Ấy là do giác ngộ là quả, tâm làm nhân, phương tiện rốt ráo phơi bày trọn vẹn nguyện hải Nhất Thừa của Di Đà, sáu chữ hồng danh oai thần công đức chẳng thể nghĩ bàn.

Hơn nữa, “nhất hướng chuyên niệm” là như cổ đức dạy: “Thượng th́ tận h́nh thọ, hạ th́ mười niệm”. Thượng tận h́nh thọ là từ ngày phát tâm niệm Phật trở đi, suốt đời niệm Phật thẳng đến một niệm tối hậu lúc lâm chung. Đấy là bậc Thượng. C̣n bậc Hạ chưa thể làm nổi như vậy, hoặc bởi chướng nặng, hoặc do bận rộn chẳng rảnh rang để niệm nhiều th́ mỗi ngày hành pháp Thập Niệm cũng là “nhất hướng chuyên niệm”. C̣n bét nhất th́ như trong Quán kinh nói: Kẻ Ngũ Nghịch, Thập Ác lúc mạng sắp dứt, được nghe thánh giáo, chí tâm hối cải, mười niệm xưng danh cũng được văng sanh, nên nói: “Mười niệm ắt sanh”.

Hành giả nên biết: Nhất hướng chuyên niệm là từ lúc bắt đầu phát tâm niệm Phật cho đến một niệm tối hậu, mà niệm quan trọng khẩn thiết nhất là niệm tối hậu. Như kẻ ác nghịch vừa nói trên đây, niệm Phật mười tiếng th́ tiếng thứ nhất là sơ niệm, tiếng thứ mười là niệm cuối cùng, cũng là thẳng thừng từ sơ phát tâm cho đến chết đều tŕ danh. Do vậy, phù hợp với tông chỉ “nhất hướng chuyên niệm”. Trái lại, như có kẻ niệm Phật mấy mươi năm nếu lúc tối hậu bỏ lửng, khinh thị Tŕ Danh, đổi qua tu pháp khác, hoặc lúc lâm chung chẳng ưa Cực Lạc, luyến tiếc thế gian, chưa thể niệm Phật nổi th́ chẳng gọi là “nhất hướng chuyên niệm!”

Nếu như ngờ rằng Niệm Phật sao lại có công đức như thế? Hăy nên biết: Do Năng Niệm, Sở Niệm[1] đều là Thật Tướng vậy. Sách Di Đà Yếu Giải giảng:

“Quang là theo chiều ngang chiếu khắp mười phương. Thọ là theo chiều dọc khắp cả ba đời. Ngang dọc hỗ tương đều là pháp giới thể. Đem cả cái Thể ấy làm thành thân và cơi của Phật Di Đà, cũng đem cả cái Thể ấy làm thành danh hiệu Di Đà. V́ vậy, danh hiệu Di Đà chính là bổn giác lư tánh của chúng sanh. Tŕ danh là Bổn Giác hợp với Thỉ Giác. Thỉ, Bổn chẳng hai, chúng sanh và Phật chẳng hai, nên một niệm tương ứng đức Phật trong một niệm. Niệm niệm tương ứng với đức Phật trong niệm niệm”.

Do đoạn văn trên thấy được rằng: Danh hiệu Di Đà là Pháp Giới Thể nên công đức của danh hiệu chẳng thể nghĩ bàn. Lại nữa, danh hiệu tức là bổn giác lư tánh của chúng sanh. Khởi tâm niệm Phật là Thỉ Giác. Đức Phật đang được ḿnh niệm đây chính là Bổn Giác của ta. Do vậy, ta nói Tŕ Danh chính là Bổn Giác hợp với Thỉ Giác. Bởi vậy, niệm niệm tương ứng mà niệm niệm chính là Phật th́ rơ ràng công đức Tŕ Danh chẳng thể nghĩ bàn.

Hơn nữa, theo Mật Điển, công đức của chỉ riêng chữ A trong sáu chữ hồng danh đă là vô lượng. Đại sư Hưng Giáo người Nhật giảng:

“Từ chữ A lưu xuất hết thảy đà-ra-ni, từ hết thảy đà-ra-ni sanh ra hết thảy các vị Phật”.

C̣n bảo: “Chân ngôn chữ A là tâm của mười phương Phật. Pháp thân chư Phật cùng gia tŕ” và: “Tỳ Lô Xá Na[2] dùng chữ A này làm tạng bí mật”.

Lại c̣n nói:

“Ba thân chỉ nói một pháp chữ A, các kinh rộng khen công đức của pháp này. Nghe tên thoảng qua tai, các tội băng tiêu. Xướng âm, thấy mặt chữ, vạn đức như mây nhóm. Xem sơ qua mà tin th́ dạo thẳng Tịnh Độ, tu sâu viên trí, chứng Phật đạo ngay trong hiện tại”.

Công đức của chữ A đă như thế, huống hồ là công đức của toàn thể danh hiệu Phật. Một câu Phật hiệu đây thực hiện thật dễ, chẳng luận nam nữ trẻ già, chẳng cần biết ngu, trí, rảnh, bận, ai cũng niệm được, kẻ nào cũng hành được. Danh chiêu vạn đức, cảm ứng mầu nhiệm khó thể nghĩ nổi. Từ hữu niệm khéo nhập vô niệm, ngay nơi tâm phàm nhanh chóng hiển lộ quả đức, đúng như Sớ Sao đă nhận định: “Ngang với chư thánh trong một lời, vượt ba A-tăng-kỳ kiếp trong một niệm”.

Cực viên, cực đốn, quá sức giản dị, nên biết “phát Bồ Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm” chẳng những là cương tông của kinh mà thật sự c̣n là chỉ quy của cả Đại Tạng giáo.

 3.2 Giảng về Thú

 Chỗ quy hướng của tông gọi là Thú. Chỗ thú hướng của “phát Bồ Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm” là văng sanh Cực Lạc Tịnh Độ, chứng ba thứ Bất Thoái. V́ vậy, kinh này lấy sanh trọn vẹn bốn cơi Tịnh Độ, chóng lên địa vị Bất Thoái làm Thú. Tịnh Độ có bốn cơi: Phàm Thánh Đồng Cư, Phương Tiện Hữu Dư, Thật Báo Trang Nghiêm và Thường Tịch Quang. Dưới đây sẽ giải thích sơ lược về tướng trạng văng sanh bốn cơi.

 * Phàm Thánh Đồng Cư Độ:

Cơi Phàm Thánh Đồng Cư của thế giới Cực Lạc là Đồng Cư Tịnh Độ. Thế giới Sa Bà ta đang ở đây cũng là cơi Phàm Thánh Đồng Cư. Cơi này cũng có phàm, có thánh, như Văn Thù thường hiện Ngũ Đài, các vị A La Hán thường trụ tại núi Thiên Mục hoặc Nhạn Đăng. Họ đều là bậc thánh cơi này, nhưng cơi Đồng Cư chúng ta đang ở là Đồng Cư uế độ. V́ vậy, tuy cùng mang tên Đồng Cư nhưng thật ra chẳng giống nhau.

Sách Yếu Giải giảng về cơi Đồng Cư nơi đây như sau:

Do thật thánh (chỉ cho ba thánh quả Tiểu thừa) quá khứ có lậu nghiệp, quyền thánh (đại quyền thị hiện Bồ Tát) đại từ bi nguyện, nên phàm phu được ở chung với thánh nhân. Đến khi thật thánh nát thân (niết-bàn), cơ ứng hóa của quyền thánh hết (cơ duyên hóa độ đă hết) liền thăng, trầm khác xa, khổ, vui khác biệt vời vợi. Tuy là tạm giống, rốt cuộc không giống.

Lại nữa, trong ṿng trời đất, ít kẻ được thấy nghe. Nếu may mắn được gặp gỡ th́ ít kẻ chịu thân cận, học hỏi. Hơn nữa, khi Phật tại thế thánh nhân dẫu đông đảo, như của quư, như điềm lành, nhưng chẳng thể trọn khắp các cơi nước như các ngôi sao, như bụi trần. Vả lại, tuy đồng cư mà việc làm, thành tựu trọn chẳng giống nhau”.

Theo lời giải thích của sách Yếu Giải, cơi Phàm Thánh Đồng Cư của thế giới này kém Cực Lạc ở bốn điểm:

1. Tạm đồng: Cơi này, ba quả vị đầu của Tiểu Thừa chứng A La Hán xong liền nhập tịch diệt. Cơ độ sanh của Đại Quyền Bồ Tát đă hết th́ liền chẳng thị hiện nữa. Do đó, phàm phu cơi này chỉ là tạm thời đồng cư, chẳng phải là rốt ráo. C̣n đồng cư Tịnh Độ th́ lại có thể cùng với các Đại Bồ Tát nhóm hội chung một chỗ măi cho đến khi thành Phật.

2. Khó gặp: Tuy có bậc thánh thị hiện sống trong cơi này nhưng chẳng dễ gặp gỡ, thân cận; c̣n ở Cực Lạc, thánh giả đều như thầy, như bạn, sáng, chiều cùng ở.

3. Hiếm hoi: Thánh giả như của quư, như điềm lành, hy hữu khó gặp, c̣n ở Cực Lạc th́ “có nhiều vị Nhất Sanh Bổ Xứ, số ấy rất nhiều chẳng thể dùng toán số để biết nổi, chỉ có thể nói là vô lượng vô biên A- tăng-kỳ”.

4. Việc làm chẳng đồng: Trong cơi này, thánh giả đều ở cảnh thánh, c̣n chúng sanh luân hồi sáu nẻo, thăng - trầm vô định. Phàm thánh tuy cùng ở cơi này nhưng việc làm và thành tựu khác hẳn nhau. Ở Cực Lạc, cùng hết vô minh, cùng lên Diệu Giác, nên biết là Đồng Cư nơi Tịnh Độ vượt xa Đồng Cư cơi này vô lượng vô biên lần.

Hơn nữa, phàm ở cơi này th́ gồm cả ba ác đạo: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, c̣n Đồng Cư cơi kia “chẳng c̣n có cái tên ác đạo, nữa là thật có!” Người được văng sanh sẽ chẳng rớt vào ba ác đạo nữa, vĩnh viễn ĺa nẻo ác, chẳng như chúng sanh cơi này ở trong biển sanh tử, thoạt vào thoạt ra, thoạt ch́m, thoạt nổi, xoay vần trong ác đạo, ở trong nẻo khổ đă lâu.

Sâu hơn nữa th́ như sách Yếu Giải đă giảng: “Nên biết đại sự nhân duyên của bọn ta: Một ải Đồng Cư thật khó thoát qua nhất”. Ấy là v́ phàm phu cơi Đồng Cư này phải đoạn được Kiến Hoặc và Tư Hoặc mới đắc Lậu Tận Thông, mới vượt khỏi ḍng sanh tử, vượt thoát Đồng Cư tiến lên cơi Phương Tiện Hữu Dư. Đấy là vượt tam giới theo chiều dọc, thật là việc khó.

Nay pháp môn văng sanh bỏ Đồng Cư uế độ sanh về Đồng Cư Tịnh Độ, được sanh về Cực Lạc liền đoạn sanh tử nên gọi là “vượt ngang tam giới” (hoành siêu tam giới). Người văng sanh chẳng đợi đoạn hai Hoặc (Kiến Hoặc và Tư Hoặc), chỉ cần phát Bồ Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm, liền được Phật nguyện ngầm gia bị, quyết được văng sanh Tịnh Độ. Việc này rất dễ nên gọi “đạo dễ hành”.

Phương tiện vượt thẳng như thế rất thù thắng hy hữu, mười phương không đâu có thể bằng được nổi. Do vậy, cơi Đồng Cư của Cực Lạc vượt xa cơi Phật mười phương.

Lại c̣n đới nghiệp văng sanh: Dẫu c̣n là phàm phu chẳng bị thoái chuyển, một đời thành Phật. Thế nên, văng sanh Đồng Cư cũng là sanh trọn vẹn bốn cơi vậy.

 * Phương Tiện Hữu Dư Độ:

Nếu người niệm Phật dụng công sâu đậm, ĺa được tâm tạp loạn, chuyên niệm một câu danh hiệu, tâm, miệng tương ứng, từng chữ phân minh, tâm chẳng rời Phật, Phật chẳng rời tâm, niệm niệm tiếp nối chẳng có gián đoạn. Niệm Phật như thế gọi là Sự Nhất Tâm. Nếu đạt đến cảnh giới này tuy chẳng cầu đoạn Hoặc mà Kiến, Tư phiền năo tự nhiên đoạn mất. Từ Đồng Cư uế độ cơi này sanh ngang sang cơi Phương Tiện Hữu Dư của Cực Lạc.

 * Thật Báo Trang Nghiêm Độ:

Nếu nhớ Phật, niệm Phật rành rẽ phân minh, đi, đứng, nằm, ngồi chỉ có một niệm ấy, không c̣n niệm thứ hai nào, chẳng bị các niệm tham, sân, phiền năo tạp loạn th́ gọi là Sự Nhất Tâm. Trên mặt Sự đă đạt, nhưng về mặt Lư chưa thấu triệt, chỉ thuộc về Định môn, chưa có Huệ môn.

Nếu trên đầu sào trăm thước, tiến thêm một bước nữa, chợt khế hợp bản tánh của chính ḿnh, biết rơ Năng Niệm, Sở Niệm chỉ là nhất tâm, chẳng trụ hữu niệm, chẳng rớt vào vô niệm như Sớ Sao đă viết: “Nếu nói là Có th́ bản thể của cái tâm Năng Niệm tự nó là Không, đức Phật đang được ta niệm cũng trọn chẳng thể được. Nếu bảo là Không th́ tâm Năng Niệm sáng ngời chẳng lầm lẫn, đức Phật được niệm phân minh rạng ngời”.

Vô niệm mà niệm, niệm nhưng vô niệm. Nói, nghĩ dứt bặt, chẳng thể gọi tên, mô tả; chỉ là nhất tâm, Thể vốn sẵn thanh tịnh, nào có pháp ǵ tạp loạn được. Đấy gọi là Lư nhất tâm, thuộc về Huệ môn, kiêm cả đắc Định. Niệm Phật nếu đạt đến Lư nhất tâm, phá một phần vô minh th́ sanh trong Thật Báo Trang Nghiêm Độ, đồng thời chứng một phần Thường Tịch Quang độ.

Thật Báo Trang Nghiêm Độ là nơi cư ngụ của hàng Pháp Thân Đại Sĩ. Các vị Đại Sĩ từ Sơ Địa trong Biệt Giáo, Sơ Trụ trong Viên Giáo trở lên mới được sanh về cơi ấy. Phá một phần vô minh, chứng một phần Pháp Thân th́ mới sanh được cơi này.  Bậc Đại Sĩ cơi ấy sắc tâm tự tại, thân và cơi ảnh hiện, trong một đầu lông hiện cơi Bảo Vương. Trong một hạt bụi chuyển đại pháp luân, xứng tánh trang nghiêm vô chướng, vô ngại. Bốn mươi địa vị Pháp Thân Đại Sĩ từ bậc Bồ Tát Sơ Trụ trong Viên Giáo cho đến Đẳng Giác Bồ Tát đều thuộc cơi này. Mỗi địa vị đều chứng một phần Thường Tịch Quang Độ.

* Thường Tịch Quang Độ

Cơi Pháp Thân của Phật ngự được gọi là Thường Tịch Quang. Sách Yếu Giải viết: “Thể của Thật Tướng chẳng tịch, chẳng chiếu. Tịch mà hằng chiếu, chiếu nhưng luôn tịch, chiếu mà tịch, cưỡng gọi là Thường Tịch Quang. Tịch mà chiếu, cưỡng gọi là Thanh Tịnh Pháp Thân”. V́ vậy, thân và cơi chẳng hai; đều là cưỡng gọi. “Tịch - Chiếu đồng thời” chẳng phải là cảnh có thể suy lường được.

Thêm nữa, ba chữ Thường Tịch Quang phơi bày trọn vẹn ba đức Niết Bàn của Như Lai bí tạng. Thường là Pháp Thân Đức v́ Pháp Thân thường trụ. Tịch là Giải Thoát Đức v́ trần lao vĩnh viễn tịch tĩnh. Quang là Bát Nhă Đức do trí quang chiếu khắp.

Bậc Đẳng Giác Đại Sĩ phá sạch bốn mươi mốt phẩm vô minh, liền phá một phẩm Sanh Tướng Vô Minh tối hậu, Pháp Thân hiển lộ hoàn toàn, chứng trọn vẹn ba đức, triệt ngộ ngọn nguồn bổn tâm, rốt ráo thanh tịnh, chứng nhập Thường Tịch Quang Độ.

Phàm phu đới nghiệp văng sanh cơi Đồng Cư, do gặp Phật dạy dỗ nên không thoái chuyển. Do thọ mạng vô lượng nên ngay trong một đời đoạn trừ trọn vẹn các Hoặc, thanh tịnh trọn vẹn bốn cơi Tịnh Độ. Do vậy, sanh cơi Đồng Cư cũng chính là sanh ba cơi trên nên bảo là: “Sanh trọn bốn cơi”.

Lại nữa, trong cơi này (Sa Bà) tu hành khó khăn, nhiều duyên thoái thất, nên kẻ tu đạo nhiều như lông ḅ, người đắc đạo hiếm tựa vảy lân. Cơi Cực Lạc thành Phật dễ dàng v́ không thoái chuyển. Phẩm Chánh Nhân Văng Sanh trong kinh dạy: Chư văng sanh giả, giai đắc A Duy Việt Trí, giai cụ kim sắc tam thập nhị tướng, giai đương tác Phật” (Những kẻ văng sanh đều đắc A Duy Việt Trí, đều đủ ba mươi hai tướng sắc vàng, đều sẽ làm Phật).

Cơi Cực Lạc hơn hẳn mười phương, trước hết là do phàm phu đới nghiệp, sanh sang cơi kia rồi liền đắc A Duy Việt Trí. A Duy Việt Trí, Hán dịch Bất Thoái.

Bất Thoái lại có ba nghĩa:

- Vị Bất Thoái: Nhập ḍng thánh, chẳng đọa địa vị phàm phu.

- Hạnh Bất Thoái: Đoạn trừ Kiến Tư Hoặc, dẹp sạch Trần Sa, luôn độ chúng sanh, chẳng đọa Tiểu Thừa.

- Niệm Bất Thoái: Phá vô minh, hiển lộ Phật tánh, niệm niệm lưu nhập Như Lai quả hải.

Đối với ba thứ Bất Thoái trên đây, nếu ở cơi này tu tŕ th́ phải đoạn Kiến Hoặc như Sơ Quả của Tạng Giáo, Kiến Địa của Thông Giáo, Sơ Trụ của Biệt Giáo, Sơ Tín của Viên Giáo th́ mới gọi là Vị Bất Thoái.

Bồ tát của Thông Giáo, Thập Hướng của Biệt Giáo, Thập Tín của Viên Giáo mới là Hạnh Bất Thoái.

Sơ Địa của Biệt Giáo, Sơ Trụ của Viên Giáo mới gọi là Niệm Bất Thoái.

Nhưng pháp môn Tịnh Độ hoành sanh viên siêu[3] chẳng thể nghĩ bàn. Hễ văng sanh rồi sẽ chẳng đọa xuống địa vị phàm phu nữa, tức là chứng Vị Bất Thoái.

Cơi nước Cực Lạc chỉ có một Phật thừa nên chẳng đọa vào Tiểu thừa, đó là Hạnh Bất Thoái.

Sanh vào cơi Đồng Cư xong liền cùng sanh vào ba cơi trên, viên tu, viên chứng. Ở trong thế giới ấy, ắt phá vô minh, hiển thị Phật tánh, chứng Niệm Bất Thoái.

Do Niệm Bất Thoái, vượt đủ bốn mươi mốt nhân vị[4], một đời thành Phật như sách Yếu Giải chép: “Kẻ Ngũ Nghịch, Thập Ác, mười niệm thành tựu đới nghiệp văng sanh, thuộc vào hạ hạ phẩm đều đạt được ba thứ Bất Thoái”. Sách ấy lại viết:

“Hiểu như vậy mới có thể tin sâu nguyện lực của Phật Di Đà. Tin Phật lực rồi mới có thể tin sâu công đức của danh hiệu. Tin tŕ danh rồi th́ mới có thể tin sâu tâm tánh của chúng ta vốn chẳng thể nghĩ bàn”.

Hơn nữa, nhân duyên bất thoái nơi cơi Cực Lạc gồm năm điều:

- Một, được Di Đà đại từ nguyện lực nhiếp tŕ nên chẳng thoái.

- Hai, Phật quang thường chiếu, Bồ Đề tâm tăng tấn nên chẳng thoái.

- Ba, nước, chim, cây cỏ đều diễn diệu pháp, tăng thêm chánh niệm nên chẳng thoái.

- Bốn, thuần các Bồ Tát làm bạn thù thắng, ngoài không ma tà, trong không phiền năo nên chẳng thoái.

- Năm, thọ mạng lâu dài nhiều kiếp, ngang bằng với thọ mạng của Phật nên chẳng thoái.

Ôi! Thánh đức khó lường, ơn Phật khó báo, Di Đà bi tâm cùng cực, thánh trí khôn tầy! Từ đấy hiện ra cơi Đồng Cư Tịnh Độ dễ sanh về này cho phàm phu. Hành nhân chẳng cần đoạn Hoặc, tiêu nghiệp, chỉ cốt tín nguyện tŕ danh, thậm chí mười niệm đều được văng sanh, vượt ngang tam giới, vĩnh viễn ĺa khỏi các nỗi khổ, chứng địa vị Bất Thoái, nhất sanh bổ Phật (được bổ xứ làm Phật trong một đời), siêu t́nh ly kiến[5] chẳng thể nghĩ bàn. Mười phương thế giới thật không đâu có thể bằng được như vậy nên Cực Lạc được ngàn kinh muôn luận cùng khen ngợi. Văng sanh cơi Đồng Cư tức là sanh ngang qua ba cơi trên. Chứng địa vị Bất Thoái cũng là chứng trọn vẹn ba thứ Bất Thoái. Niệm niệm lợi khắp quần sanh, tâm tâm lưu nhập biển giác, đó thật là chỗ quy thú của kinh này vậy.

 

 



[1] Năng Niệm: Người niệm Phật hoặc cái tâm niệm Phật, Sở Niệm: đức Phật được hành nhân niệm.

[2] Tỳ Lô Xá Na (Vairocana), c̣n phiên âm là Tỳ Lô Giá Na, Bệ Lỗ Giá Na, hoặc dịch nghĩa là Đại Nhật Như Lai hay Quang Minh Biến Chiếu Như Lai là danh hiệu của Pháp Thân Phật.

[3] Hoành sanh viên siêu: Vượt thoát tam giới sanh ngay sang Tịnh Độ, không phải tu dần dần theo thứ tự để vượt thoát tam giới nên gọi là “hoành sanh” (sanh về Tịnh Độ theo chiều ngang), hễ sanh về Tịnh Độ sẽ chứng lên địa vị Bất Thoái, tuy sanh về cơi Đồng Cư nhưng cũng chứng đắc ba cơi trên nên gọi là “viên siêu” (siêu thoát trọn vẹn).

[4] Nhân vị: Bốn mươi mốt địa vị Bồ Tát từ Sơ Trụ cho đến Đẳng Giác Bồ Tát, do vẫn chưa thành Phật, tức chưa đạt đến quả vị chứng ngộ tột cùng, cho nên vẫn thuộc về tu nhân, v́ thế bốn mươi mốt địa vị Bồ Tát ấy đều gọi là “nhân vị” (địa vị trong khi c̣n đang tu nhân).

[5] Siêu t́nh ly kiến: T́nh gọi đủ là “t́nh tưởng”, tức những ư niệm nhận thức thế giới bên ngoài qua lăng kính vô minh của sáu thức. Kiến là những sự thấy biết qua tác dụng của sáu thức. Do đó thường gọi chung là “t́nh kiến”. Siêu t́nh ly kiến là vượt khỏi những sự nhận biết, những quan niệm đă bị lệch lạc v́ vô minh phiền năo.