Phật Học Vấn Đáp Loại Biên

Quyển Hạ

佛學問答類編

Phần 2

Lăo cư sĩ Lư Bỉnh Nam giải đáp

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa

(theo bản in của Lư Bỉnh Nam Lăo Cư Sĩ Toàn Tập Biên Tập Ủy Viên Hội,

Đài Loan, 2007)

Giảo chánh: Đức Phong và Huệ Trang

 

 

          * Hỏi: Những điểm trọng yếu trong hô hấp khi tĩnh tọa là như thế nào? (cần phải hóp cơ bụng lại, hay là phồng cơ ngực ra) (Tô Thái Văn hỏi)

         

          Đáp: Hít thở điều ḥa, quân b́nh. Nhẹ nhàng như không thở, chẳng hóp bụng, chẳng chuyển động các cơ, [hơi thở] chẳng gấp rút, chẳng căng thẳng. Nếu chẳng có kẻ sáng suốt chỉ điểm [cách tĩnh tọa], sợ là sẽ nẩy sanh bệnh tật. Đă chẳng phải là bằng dăm ba câu mà có thể [nói trọn hết cách tĩnh tọa], càng chớ nên tu mù, luyện đui! Lúc bất đắc dĩ, có thể t́m trong sách Tiểu Chỉ Quán để hành theo đó, ngơ hầu chẳng phải để lại mối hận về sau!

 

          * Hỏi: Khi xem kinh, tay phe phẩy quạt, một là đuổi ruồi muỗi, hai là để khỏi bị nóng, như thế có phải là chẳng cung kính hay không? Lại nữa, khi xem kinh, v́ sao lại thắp hương? (Trịnh Triều Tín hỏi)

 

          Đáp: Theo thường lễ trong thế gian, khi yết kiến bậc tôn trưởng, dẫu cầm quạt cũng chẳng được phe phẩy, mà thường là cất vào trong tay áo. Bởi lẽ, mặc t́nh phe phẩy, xét theo lễ mạo, sẽ là chẳng tôn kính. C̣n như trong thời đại xưa kia, khi vào miếu thờ tế bái, hễ che dù, phẩy quạt, đều là thất lễ. Kinh điển chính là Pháp Bảo, chẳng khác đức Phật, há chẳng nên tự thâu liễm, mà cứ phóng túng không ra thể thống ǵ? Thắp hương nhằm biểu thị sự cúng dường. Biết phe phẩy quạt là khinh mạn, có thể biết thắp hương nhằm tôn kính. Kính và mạn chia thành nẻo tội phước rành rành!

 

          * Hỏi: Niệm kệ có lợi ích ǵ? Như lúc rửa tay, bèn niệm bài kệ rửa tay, và những bài kệ như khi xuống giường v.v… v́ sao cần phải niệm? (Trịnh Chí Tây hỏi)

 

          Đáp: Chúng sanh vọng niệm tơi bời, để an trụ nơi đạo, hoàn toàn nhờ vào công phu. Rửa tay th́ tâm đặt nơi chuyện rửa tay; bước xuống giường, tâm đặt nơi chuyện bước xuống giường. Hễ có hành động, không ǵ đều chẳng là như vậy. Cảnh dẫn khởi cái tâm phát sanh, chao động chẳng ngừng, nắm níu sáu trần, có ǵ là đặt tâm nơi đạo? Hễ có chuyện ǵ bèn niệm kệ, [do nội dung của những bài] kệ chuyên chở đạo, hễ có động tác bèn niệm kệ, sẽ thành “hết thảy chẳng ĺa khỏi đạo”. Giống như cổ nhân dùng đồ vật, mỗi món đồ đều có khắc bài minh, [hễ sử dụng, nh́n vào bài minh, sẽ tự nhắc nhở chính ḿnh], có công dụng to lớn như thế đó. Nếu tu Thiền th́ một câu Thoại Đầu, tu Tịnh th́ là một câu Di Đà. Đi, đứng, ngồi, nằm, đều là câu ấy, chẳng cần phải tụng kệ. [Bởi lẽ] quá nhiều thứ, tâm sẽ đi vào ngơ rẽ!

 

          * Hỏi: Kẻ tin Phật ắt phải tu hành, chẳng biết phải tu theo cách nào th́ mới có thể thành tựu? (Hoàng Từ Chiêu hỏi)

 

          Đáp: Chúng sanh sanh tử luân hồi, đều do vọng niệm chẳng ngừng. Nếu có thể đè nén vọng niệm, sẽ tự có thể thấy tâm mà thành tựu. Nói th́ dễ hiểu, làm rất khó khăn! Đức Phật có các pháp phương tiện, nương theo đó để làm th́ gọi là “tu hành”. Pháp môn vô lượng, quy nạp thành bốn loại, một là tŕ giới, hai là Thiền Na, ba là niệm Phật, bốn là tu Mật. Bốn môn ấy, mỗi môn đều có chỗ mầu nhiệm, đều chẳng thể diễn tả bằng dăm ba câu được! Để có thể nói rơ, mỗi môn đều có kinh chuyên biệt. Trong ấy, dễ tu nhất, dễ thành tựu nhất, không ǵ bằng pháp Niệm Phật. Nếu có thể niệm đến mức nhất tâm bất loạn, sẽ thành tựu, mạng chung văng sanh Cực Lạc, vĩnh viễn đoạn trừ sanh tử.

 

          * Hỏi: Nhà tôi ở chốn núi sâu, hang vắng, hàng xóm rất ít, hai thời công khóa sáng tối có thể gơ pháp khí hay không? Hay là thầm tụng niệm? Giữa hai đằng, cách nào là đúng? Xin hăy chỉ dạy tường tận! (Hoàng Từ Chiêu hỏi)

 

          Đáp: Chuyện này cần phải quan sát hoàn cảnh để quyết định. Gơ pháp khí khiến cho người khác hoan hỷ th́ sử dụng rất tốt. Nếu người khác cảm thấy bị quấy nhiễu, hăy nên chọn cách niệm thầm. Trong trường hợp chẳng hiểu rơ hoàn cảnh, có thể chọn cách chiết trung, tức là tuy gơ pháp khí, nhưng rất khẽ tiếng, giống như cái chuông treo trên vách lay động phát ra tiếng rất khẽ, dường như có, dường như không, chú ư mới nghe thấy. Chẳng chú ư, sẽ không nghe tiếng!

 

          * Hỏi: Xưa kia có hai người theo Phật xuất gia, một là thợ chế tạo “lư câu”, người kia là kẻ giữ mộ. Hai người dụng công đều chẳng được lợi ích. Về sau, đức Phật dạy người chế lư câu tu Sổ Tức Quán, dạy người giữ mộ tu Bất Tịnh Quán. Không lâu sau, hai người đều đắc đạo quả. “Lư câu” () là thứ ǵ? Sổ Tức Quán và Bất Tịnh Quán là ǵ? (Lại Khoan Châu hỏi)

 

          Đáp: Phật pháp vô biên, nhiều môn phương tiện. Bệnh của chúng sanh chẳng chỉ có một; để trị bệnh, cần phải cấp thuốc tương ứng. Đối với kẻ tâm tán loạn, dạy họ học Sổ Tức. Sổ Tức (數息) là đếm hơi thở của chính ḿnh. Từ một tới mười, từ mười tới trăm, ắt phải ghi nhớ rơ ràng. “Nhớ rơ” chính là cái tâm đă nhiếp. Đối với kẻ lắm tham dục, bèn dạy Bất Tịnh Quán, tức là quán thân ḿnh và thân người khác, có năm thứ, hoặc chín thứ bất tịnh, tâm sanh chán nhàm, ngưng dứt tham dục. “Lư câu” chính là cái ống bễ trong hiện thời, là một thứ ống rỗng bằng gỗ, gắn van đóng mở, gắn thêm cái cán dài, thông ra ngoài ống bễ. Liên tục đẩy vào, rút ra, có thể sanh ra gió, đặt ở bên cạnh bếp ḷ. Nó chính là một thứ dụng cụ để tăng thêm sức lửa. Cách chế tạo xưa nay khác nhau, các nơi hoặc có, hoặc không. V́ thế, có kẻ biết dùng, có kẻ chẳng biết dùng. Kéo đẩy ống bễ, sẽ sanh ra gió, khá giống hô hấp. Chỗ mồ mả chính là nơi xác người, xương xẩu vương văi. Anh hùng, mỹ nhân [đều là] một nắm đất vàng, là gốc ngọn duy nhất để đời người trở về. Tập khí của chúng sanh khó tu, khó sửa; đối với chuyện đă từng trải sẽ quen thuộc, sẽ dễ thành công hơn! Dạy người chế ống bễ pháp Sổ Tức, dạy người giữ phần mộ Bất Tịnh, [chính là] thuận theo thói quen của họ, sẽ khế cơ. Đấy chính là sự thiện xảo trong sự hóa độ chúng sanh của đức Phật vậy!

 

          * Hỏi: Làm thế nào để có thể khiến cho tâm t́nh của ta b́nh lặng, chẳng dấy lên vọng tưởng? Xin hăy chỉ dạy! (Lâm Tú Diễm hỏi)

 

          Đáp: Dấy lên vọng niệm, chúng sanh ai nấy đều có! Trừ đức Phật ra, bất luận là phàm hay thánh [đều có niệm], bất quá là chia thành thời gian dài hay ngắn, thuần hay tạp sai khác mà thôi! Nếu bảo là “chẳng khởi”, kẻ sơ học chẳng thể làm nổi, ắt phải là hết sạch vô minh th́ mới chẳng có vọng niệm. Vô minh đă hết, chẳng có vọng niệm, tức là đă thành Phật quả! Nếu cư sĩ muốn trừ vọng niệm, các pháp khác đều khó, chỉ có Tịnh Độ niệm Phật c̣n dễ, có thể cầu hỏi cách tu tập từ người thông hiểu.

 

          * Hỏi: Làm thế nào để lúc sáng dậy niệm kinh, tôi chẳng dấy lên suy tưởng lung tung? Niệm kinh Kim Cang chẳng được mấy trang, đă dấy lên vọng tưởng. Có khi nghĩ tưởng đến nỗi cứ thuận miệng mà niệm, niệm đến trang thứ mấy cũng chẳng biết! (Lâm Tú Diễm hỏi)

 

          Đáp: Không hiểu rơ Phật lư, chẳng biết Thọ đều là Khổ, chẳng biết mạng người vô thường. V́ thế, cái tâm buông lung, tán loạn. Nếu có thể biết rơ mạng sống chỉ tồn tại trong ṿng hô hấp, v́ liễu sanh tử mà cầu giải thoát, cái tâm sẽ có thể dần dần thâu liễm vậy!

 

          * Hỏi: Làm thế nào để khi tôi niệm kinh sẽ một dạ chuyên nhất tụng niệm? (Lâm Tú Diễm hỏi)

         

          Đáp: Câu hỏi này và hai câu hỏi thứ sáu, thứ bảy chẳng sai khác cho mấy! Suy ngẫm kỹ càng lời đáp cho hai câu trên đây, sẽ tự hiểu ư nghĩa, chẳng cần phải rườm lời!

 

          * Hỏi: Cổ nhân có câu “đản mộ trực hành khứ”, “cổ miếu hương lô khứ”, nên hiểu ư nghĩa như thế nào? (Chí Tây hỏi)

 

          Đáp: Những lời ấy đă nghe từ chỗ nào? Đă tu Tịnh Độ, đối với kinh sách Tịnh Độ c̣n chưa xem nhiều, lư c̣n chưa rơ, lại hỏi những lời ấy, tức là chẳng thật thà vậy! Cư sĩ có thể niệm Phật sao cho miệng niệm, tai nghe, sẽ là “mộ trực hành khứ” (cứ hâm mộ mà thẳng thừng làm theo). Niệm nào cũng đều văng sanh trong ao sen, đấy chính là “cổ miếu hương lô khứ” (miếu xưa ḷ hương tỏa) vậy!

 

          * Hỏi: Tổ Ấn Quang bảo “người niệm Phật chớ nên xen tạp đường lối tham cứu của nhà Thiền”, giải thích như thế nào? (Triệu Lệ Lượng hỏi)

 

          Đáp: “Quy nguyên vô nhị lộ, phương tiện hữu đa môn” (về nguồn chẳng hai nẻo, phương tiện có nhiều môn). “Quy nguyên” là từ Thỉ Giác cho đến Cứu Cánh Giác, đấy là nói theo Tánh Đức. Đoạn hết vô minh, trở lại diện mục mà ta vốn sẵn có. “Phương tiện” là phương pháp hay khéo để quy nguyên. Đấy là nói theo Tu Đức. Hăy nên thuận theo căn khí của mỗi người, để lập ra các thứ đường lối khế cơ. Tánh chính là diện mục vốn sẵn có, Tu chính là đường lối khế cơ. Ví như đi xa, ắt có chỗ nhất định [để đạt đến], nhưng đối với phương tiện giao thông và tuyến đường, ắt phải chọn lấy một thứ phù hợp, hoặc thuyền, hoặc xe, hoặc cỡi ngựa, lừa, hoặc ngồi máy bay. Theo con đường ấy, chọn phương tiện giao thông ấy, sớm hay muộn ắt sẽ đến nơi. Nếu lên núi mà ngồi thuyền, vượt biển mà ngồi xe, thoắt hướng sang Đông, nửa chừng ngoặt sang Tây, bánh xe vốn quay về Nam, cứ khăng khăng tiến về phương Bắc, ắt chẳng đến nơi được! Tu hành trong nhà Phật cũng giống như thế! Thiền có Thiền pháp, Tịnh có đường lối của Tịnh!

 

          * Hỏi: “Niệm Phật th́ quan trọng nhất là giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt ḷng tà, giữ ḷng thành, đừng làm các điều ác, vâng hành các điều thiện”, giải thích như thế nào? (Triệu Lệ Lượng hỏi)

 

          Đáp: Niệm Phật ắt phải tu Tam Phước. Nhằm dụng ư khiến cho công phu của học nhân trước cạn sau sâu, [cho nên] khởi sự bằng điều thiện hữu vi của thế gian, [sau đấy sẽ] đạt tới chỗ quy hướng về điều thiện vô vi. Nhiều kẻ chẳng biết Tam Phước, nhưng bốn câu này lưu hành, ai nấy đều hiểu. Đáng tiếc là [người học Phật] nói được mà chẳng làm được; v́ thế, tổ sư nhắc nhở. Ư nghĩa của bốn câu ấy và ư nghĩa của Tam Phước, [chỉ là] cách nói khác nhau, chứ Sự và Lư đều phù hợp. Người tu đạo ắt phải có hai thứ công phu Chánh và Trợ. Bốn câu ấy chính là công phu phụ trợ vậy!

 

          * Hỏi: Đêm ngày thường nghe tiếng niệm Phật hiệu, như trong khi Phật Thất, các duyên ḥa hợp cùng niệm, âm thanh rơ ràng, tôi cũng niệm theo, từng chữ rành rẽ, tuy không phát ra tiếng. Bất luận là nấu nướng, ăn cơm, hoặc biên chép, đều là tai nghe Phật hiệu, tâm niệm Phật hiệu; đấy là cảnh giới như thế nào? (Tiêu Thông hỏi)

 

          Đáp: Chuyển uế thành tịnh, tất nhiên là cảnh tốt đẹp, nhưng cần phải biết “vạn pháp duy tâm”. Nói chung, đấy chính là chủng tử kết thành do kết thất niệm Phật, ngẫu nhiên dấy lên hiện hành đó thôi. Ông vốn chẳng có định lực, tâm niệm sanh diệt vô thường, tham đắm cảnh ấy chẳng bằng giữ cho cái tâm thường ở trong Định, sẽ có thể đoạt cảnh!

 

          * Hỏi: Khi sám hối thường cảm thấy bi tâm sanh khởi, lệ tuôn đầm đ́a. Hiện tượng ấy có gây chướng ngại cho sự tu hành hay chăng? (Tiêu Thông hỏi)

 

          Đáp: Sám hối như vậy đại khái cũng thuộc loại t́nh cảm xung động. Ông cũng biết đại lược giáo tướng, vẫn nên là sám hối theo lư trí. Sự sám cần phải bắt nguồn từ Lư sám, Lư sám chẳng trở ngại Sự sám. Sám hối th́ ắt phải tỏ lộ chuyện đă qua, hết sức hối lỗi, về sau chẳng c̣n làm nữa. Lại c̣n phải có phương tiện thiện xảo, khiến cho lỗi lầm được sửa chữa, mới có thể gạt bỏ những điều quấn trói, t́m được lối ra. Nếu một tay quét dọn mặt đất, tay kia liên tiếp vẩy bụi, dẫu khóc đến cạn nước của ba con sông, bất quá chỉ là quỷ khóc sói tru đó thôi!

 

          * Hỏi: Người sống có thể mang theo cát Quang Minh[1] nơi thân ḥng có tác dụng văng sanh hay không? (Tiêu Thông hỏi)

 

          Đáp: Kinh đă dạy rơ công dụng của cát Quang Minh là để độ vong, chưa thấy nói “người sống đeo trong người, về sau sẽ có thể văng sanh”. Hăy nên biết, người học Phật phải căn cứ theo thực tế, đúng pháp tu tŕ, hăy nên chết sạch tấm ḷng mong ngóng, mánh khóe, đừng mong chuyện cầu may!

 

          * Hỏi: Trong khóa giảng thứ hai, thầy có nói: “Phật học chẳng nói đến chuyện dùng công chuộc tội, v́ cái quyền lập công hay tạo tội do chính ḿnh nắm giữ, [công và tội] chẳng thể triệt tiêu lẫn nhau được”. Đệ tử nghĩ kẻ học Phật khi chưa học Phật, dẫu tấm ḷng vốn sẵn thiện lương, cũng khó tránh phạm tội, tạo nghiệp. Nếu sau khi học Phật, vẫn chẳng cho phép người ấy dùng công chuộc tội, vậy th́ những tội nghiệp trước kia sẽ tiêu trừ bằng cách nào? (Biện Khắc An hỏi)

 

          Đáp: Công và tội không thể triệt tiêu [lẫn nhau], pháp vốn là như vậy. Như trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, mỗi thứ chẳng biến thành lẫn nhau, mà cũng chẳng chống trái nhau. Do tánh chất của cái nhân là như thế nào th́ cái quả cũng là như thế ấy. Nhưng quả phải cậy vào duyên để sanh; hễ chẳng có duyên, sẽ chẳng sanh. Sau khi đă học Phật, chẳng làm các điều ác, tuy trước kia từng tạo ác, nhưng nay v́ ác duyên chẳng dấy lên, cái nhân của tội do chẳng có duyên nên không có sức, sẽ không do đâu mà sanh [ra cái quả được]. Nếu lại thêm công phu tinh tấn, có thể nhờ vào đó mà đoạn Hoặc. Hoặc đă đoạn, cái nhân ác tự mất, đấy chính là chuyển biến từ căn bản. Hăy nên biết cái quả của tội hay phước vốn là do tự làm. Người chẳng tạo tội, tù ngục tự trống không. Tuy có quan lại thuộc ngành tư pháp, quả thật họ chẳng thể vận dụng quyền lực được. Huống chi Phật chẳng làm chuyện tru lục, trừng phạt, làm sao có chuyện chuộc tội hay không!

 

          * Hỏi: Trong buổi giảng thứ tám, thầy đă nói: “Người tu Tịnh Độ có thể đới nghiệp văng sanh, nhưng khi sắp lâm chung, nếu có thể tiếp điện từ A Di Đà Phật th́ mới có thể văng sanh thế giới Cực Lạc”. Nói “tiếp điện” có ư nghĩa như thế nào? Có phải là lâm chung thấy Phật, đến chỗ Phật, hay là niệm Phật văng sanh? Hoặc là chánh niệm phân minh? (Biện Khắc An hỏi)

 

          Đáp: Nói “tiếp điện” là dùng vật chất trong hiện thời để tỷ dụ, dùng chuyện này [để diễn tả] cho [người nghe] dễ hiểu. Ư nghĩa ấy chính là cảm ứng đạo giao. Người niệm Phật lâm chung, chánh niệm phân minh, nhất tâm, chẳng điên đảo, tức là tâm và Phật giao cảm. Thấy Phật, đến chỗ Phật hay không, vẫn thuộc về Nhăn Thức. Nếu đạt được ư niệm thanh tịnh, chính là “thấy Phật”. Tuy chẳng có thụy tướng nơi ngoại cảnh, quyết định văng sanh.

 

          * Hỏi: Trong buổi giảng thứ mười bốn, thầy nói: “Học Phật có thể tiêu diệt tội nghiệp trước kia, chẳng có lẽ ấy”. Đệ tử nghĩ người học Phật nếu một mặt học Phật, một mặt tạo nghiệp, như vậy th́ đương nhiên là những nghiệp đă tạo sẽ vĩnh viễn không có cách nào tiêu diệt, nhưng trong kinh Phật đă dạy rơ ràng: “Chí tâm niệm A Di Đà Phật một tiếng, có thể tiêu trọng tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử”, điều này có phải là mâu thuẫn hay chăng? (Biện Khắc An hỏi)

 

          Đáp: Đối với câu hỏi này, nếu xem lời đáp cho câu hỏi thứ nhất, sẽ tự hiểu rơ lư này! C̣n như nói “niệm Phật một tiếng, có thể tiêu trọng tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử”, đấy chính là công phu chuyển biến [như đă giải thích] trong lời đáp thứ nhất, có ǵ là mâu thuẫn? Nhưng đối với đoạn kinh văn này, hăy chú trọng hai chữ “chí tâm”. “Chí tâm” là tinh thành, chẳng hai, chẳng có tạp vọng. Nếu chẳng có tạp vọng, sẽ khế hợp Chân Không Bát Nhă. Đó gọi là “nếu tâm vong th́ tội cũng mất”. Chuyện này chẳng phải là Phật cho phép chuộc tội, mà là do chính ḿnh học Phật, chuyển biến vậy!

 

          * Hỏi: Hậu học từ mùa Đông năm ngoái đă nương theo pháp Chỉ Quán để tu tập tĩnh tọa. Trong mùa Xuân năm nay, quy y Cam Châu Hoạt Phật, được truyền dạy chú ngữ Mật Tông, bèn mỗi đêm đều đối trước Phật tŕ tụng. Từ khi nghe pháp âm, ngộ sâu xa công năng của việc tŕ tụng Phật hiệu, bèn trong khóa tối mỗi ngày, niệm thêm thánh hiệu Tây Phương Tam Thánh và Địa Tạng. Lại c̣n từng được nhận lễ quán đảnh Vô Lượng Thọ Phật, bèn niệm thêm danh hiệu Vô Lượng Thọ Phật. Trước khi ngủ, vẫn tu tập tĩnh tọa nửa giờ. Cùng hành ba hạng mục Chỉ Quán, Mật Tông và Tịnh Độ như vậy, có phải là mâu thuẫn, chẳng thuần, đâm ra sẽ nẩy sanh chướng ngại hay chăng? Thiết tha xin chỉ giáo! (Cung Quốc Tuấn hỏi)

 

          Đáp: Phật pháp thiện xảo, đều là “lương dược” (thuốc tốt lành, thuốc hay). V́ để khế hợp căn khí của chúng sanh, cho nên nói nhiều môn. Người tu nên chọn một môn để thâm nhập. Một môn đă nhập, sẽ đều thông. Tu nhiều môn sẽ tạp loạn, khó nhập. Một đă chẳng thành, nhiều càng khó luận. Cư sĩ hăy nên trong hai khóa tụng sớm tối chuyên tu Tịnh Độ, lập thệ nguyện quyết định, chuyên cầu sanh về Tây. Đối với những công khóa khác, hăy nên chọn thời gian khác, tùy duyên tu tập để làm trợ hạnh. Nếu luận theo ba pháp mà ông đă tu, quả thật có thể gộp chung lại. Niệm Phật đ̣i hỏi nhất tâm th́ mới là tịnh niệm. Nhất tâm chính là Chỉ, niệm Phật là Quán. A Di Đà Phật dịch sang tiếng Hán là Vô Lượng Thọ Phật, bất quá là một vị Phật có hai danh xưng, do đọc theo tiếng Phạn hay tiếng Hán mà thành khác nhau. Niệm Di Đà chính là hợp với Mật, niệm Vô Lượng Thọ Phật ngược lại sẽ biến thành Hiển. Niệm Vô Lượng Thọ Phật th́ có ư nghĩa biến thân, niệm Di Đà sẽ dấy lên cái tâm liễu thoát.

 

          * Hỏi: Nên tu “Thiền Tịnh song tu” theo cách nào, xin hăy khai thị! (Trương Huệ Văn hỏi)

 

          Đáp: Thiền có cách hành tŕ của Thiền, Tịnh có cách hành tŕ của Tịnh. Nhân địa là như thế, quả địa chẳng hai. Kẻ hiểu Thiền dùng Tịnh làm trợ hạnh, có thể nói “Thiền Tịnh song tu”. Kẻ hiểu Tịnh chẳng cần phải Thiền Tịnh song tu, mà tự khế hợp với Thiền. Kẻ chẳng hiểu Thiền, chẳng bằng chuyên tu Tịnh. Kẻ đă chẳng hiểu Tịnh, càng không thể do đâu bàn đến Thiền được! Nói chung, ắt là phải trước hết thông hiểu một pháp, đă có một chỗ chứng nhập rồi mới có thể nói đến chuyện song tu được!

 

          * Hỏi: Niệm “tự tánh Di Đà” và niệm Tây Phương Cực Lạc thế giới A Di Đà Phật có ǵ bất đồng? Tôi trộm cho rằng niệm tự tánh Di Đà là niệm Pháp Thân Phật, chẳng chấp tướng là Thiền. Văng sanh bất cứ cơi Phật nào cũng đều chẳng thể đới nghiệp văng sanh, do phải cậy vào tự lực. Nếu coi “niệm Phật là Định” để niệm Phật, “ngoài tâm chẳng có Phật, tâm chính là Phật”, chứng quả sẽ cao, nhưng khó tu. Nếu niệm Tây Phương Cực Lạc thế giới A Di Đà Phật, sẽ là niệm Báo Thân hoặc Ứng Thân Phật, do chấp tướng, nên chẳng phải là Thiền. Văng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới sẽ có thể đới nghiệp văng sanh, do cậy vào tự lực và tha lực để khởi cảm ứng với A Di Đà Phật mà niệm Phật. [Tức là] ngoài tâm có Phật, tâm và Phật là hai mặt của cùng một Thể, chứng quả thấp, nhưng dễ thành. Đúng hay chăng? (Trương Huệ Văn hỏi)

 

          Đáp: Đại khái là như vậy, nhưng có chút sai biệt:

          1) Đối với câu “niệm tự tánh Di Đà chẳng thể đới nghiệp văng sanh”, hễ có nguyện bèn văng sanh; chẳng có nguyện th́ không [văng sanh].

          2) Đối với câu “niệm Tây Phương Cực Lạc thế giới A Di Đà Phật” có mấy ư hiểu lầm. Như ông nói “niệm Báo Thân hoặc Ứng Thân”, chuyện này chẳng nhất định! Trong ba thân của Phật, tùy thuộc hành giả niệm [thân nào]. Câu “ngoài tâm có Phật, tức là tâm và Phật chính là hai mặt của một Thể”, đă nói rơ “tâm và Phật là hai mặt của một Thể”, lại chia thành trong và ngoài, chẳng khế Lư! Đối với câu “chứng quả thấp, dễ thành”, “dễ thành” th́ đúng, “quả thấp” sai rồi! Thế giới Cực Lạc chia thành chín phẩm sen. Hạ phẩm hạ sanh cố nhiên là thấp, nhưng thượng phẩm thượng sanh cũng là thấp kém ư? So ra, người văng sanh hạ phẩm tuy thấp, nhưng đạt được Bất Thoái Chuyển, có thể nói là “thấp” ư? Đệ tử Thanh Văn th́ nói là “thấp”, bậc Nhất Sanh Bổ Xứ há là thấp ư? Phàm Thánh Đồng Cư là thấp, cơi Thường Tịch Quang cũng là thấp ư?

 

          * Hỏi: Ngoài lúc đến đạo tràng ra, ở nhà kiêm tŕ tụng công khóa đơn giản (sáng sớm tŕ chú Đại Bi, buổi tối tŕ theo pháp Thập Niệm). V́ công việc nên chưa thể giữ cho khóa tối liên tục, th́ đến khuya, sau khi tan sở, sẽ niệm khóa tối bổ sung, có được hay không? (V́ phải làm việc trong công xưởng). (Lương Minh Tượng hỏi) 

         

          Đáp: Hai khóa tụng sáng tối là công khóa cố định, những thời khác là tán khóa. Đối với định khóa (定課, công khóa cố định) tuy bận bịu, cũng chớ nên phế bỏ. Sau khi tan sở, nếu v́ quá ít thời gian th́ có thể niệm tán khóa trên đường, hoặc về nhà bèn hành Thập Niệm. Phương tiện thiện xảo, hăy tự nên châm chước.

 

          * Hỏi: Tŕ tụng chú Đại Bi, niệm Lư Hương Tán, các bài chân ngôn Tịnh Khẩu Nghiệp, Tịnh Thân Nghiệp v.v…, Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát ba lượt, chú Đại Bi ba lần. Sau đấy, niệm Bổ Khiếm Chân Ngôn[2], lại niệm Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát th́ có thích đáng hay không? (Lương Minh Tượng hỏi)        

 

          Đáp: Do đều thuộc Phật pháp, mỗi bài đều có công đức; nhưng học Phật quư ở chỗ có mục tiêu, phải nên có chỗ quy túc. Nhất định phải xác định mục tiêu là ở chỗ nào rồi mới có thể nói pháp nào là thích hợp hay không!

 

          * Hỏi: Trong Phật đường, hoặc đối trước Phật, gơ pháp khí lung tung, hoặc học tập pháp khí, có phạm lỗi hay không? Nếu phạm lỗi, hăy nên tránh như thế nào? (Lương Minh Tượng hỏi)  

 

          Đáp: Khi học tập, hoặc sử dụng pháp khí nhằm mục đích ôn tập, chẳng mang tánh chất khinh mạn, cho nên hoàn toàn chẳng có lỗi lầm. Ngoại trừ khóa tụng chánh thức, hoặc do chẳng thành thạo mà tập luyện, chẳng được khua gơ lung tung nhằm tránh lầm lỗi!

 

          * Hỏi: V́ học tập kinh, tán kệ, chẳng tránh khỏi có chỗ trùng lặp, giữa chừng niệm sai (trong Phật đường hoặc bất cứ chỗ nào), có phạm lỗi hay không? (Lương Minh Tượng hỏi)         

 

          Đáp: Khi chưa tập luyện thuần thục, cùng tụng niệm với đại chúng, có khi tụng theo chẳng khớp vốn là chuyện thường. Nếu muốn niệm bổ sung [ngay trong lúc đó], ắt sẽ so le, chệch choạc so với người khác, đâm ra khuấy loạn, hăy nên lướt qua đoạn đó là được. Đấy chẳng phải là lỗi, chỉ nên hổ thẹn mà thôi! Nếu đă luyện tập thuần thục, do chẳng chú tâm vào đó bèn bị sai sót, chính là cái tâm chẳng thành kính, sẽ là tội lỗi.

 

          * Hỏi: Có người nói niệm Phật cần phải kèm theo quán tưởng. Xin hỏi cách quán như thế nào? Dựa theo Thập Lục Quán Kinh là được rồi, hay là có cách quán khác? (Khoan Tâm hỏi)

 

          Đáp: Niệm Phật tuy có bốn pháp, nhưng nay hành tŕ thông dụng chỉ trọng tŕ danh. Ấy là do sau thời ngài Liên Tŕ trở đi, đa số là [hành tŕ] như thế. Đối với Thập Lục Quán Kinh, ắt phải hiểu rơ giáo tướng th́ mới dễ tu tập. Hơn nữa, tâm thô, cảnh tế, chẳng dễ thành công cho lắm! Những phép Quán khác th́ có phép chỉ quán tượng Di Đà, có phép quán chữ Phạn, có phép quán một chỗ trên thân. Người xưa đă sớm có thuyết chủ trương “chỉ tŕ danh hiệu, không cần quán kèm theo”. Nói chung là v́ cầu chuyên nhất. Có thể thuận theo căn khí của mỗi người, hễ dùng pháp ǵ để khế cơ, bèn chọn pháp ấy. Chẳng cần phải câu nệ nhất định!

 

          * Hỏi: Tu pháp môn Tịnh Độ lấy Tŕ Danh làm chủ, nếu xen tạp những pháp khác, sẽ bị ảnh hưởng. Học nhân do nghiệp nặng, chướng sâu, thân mang bệnh cũ. V́ thế, thường là sau khi niệm Phật, bèn niệm thánh hiệu Quán Âm Đại Sĩ và chú Đại Bi, chẳng biết có trở ngại Tịnh nghiệp hay không? Xin hăy khai thị! (Liêu Thanh Hoa hỏi)

 

          Đáp: Chỉ cốt sao nguyện văng sanh khẩn thiết. Do nguyện khác mà tu thêm phương pháp khác, hoàn toàn chẳng ảnh hưởng.

 

          * Hỏi: Có một lần “tŕ tĩnh” (持静, ngồi yên lặng), tôi định tâm nơi từng tiếng Phật hiệu niệm thầm trong tâm. Công phu [như vậy] được một lúc, tâm, chính ḿnh và Phật hiệu ḥa lẫn thành một khối, chẳng tách rời, dường như tôi là Di Đà. Bỗng nhiên một niệm dấy lên: “Ta làm sao có thể là Phật Di Đà cho được?” [Khối ḥa quyện] ấy tan mất. Trong sát-na ấy, có phải nhất tâm hay không? (Bạch Trương Văn Thích hỏi)

 

          Đáp: Đă nói là “ḥa lẫn thành một khối”, lại nói “chẳng tách rời”, trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, nói theo Sự, có thể là nhất tâm. Nhưng lại dấy lên ư niệm “chẳng dám làm Di Đà” tức là vẫn chưa hiểu Lư, vẫn chưa đạt đến “bất loạn”! Nhưng rốt cuộc vẫn là cảnh tốt, mong càng thêm tinh tấn.

 

          * Hỏi: Gần đây, tôi thường cảm thấy đỉnh đầu co rút, đau đớn, tai bên trái (phía mặt bên trái) giống như có thứ ǵ nút chặt, dường như đau mà chẳng phải đau. Đă thế, trí nhớ giảm sút; nghi là do niệm Phật bị ma dựa mà ra, chẳng biết có đúng hay không? Niệm Phật như thế nào th́ mới chẳng bị ma dựa? Hiện thời có chứng bệnh này, cần phải dùng cách nào để chữa trị? (Trịnh Triều Tín hỏi)

 

          Đáp: Nếu chuyên niệm Phật, chẳng quán tưởng, lại chẳng tu Sổ Tức, sẽ chẳng đến nỗi phát sanh những bệnh khác! Có phải là cư sĩ đă từng học công phu tĩnh tọa của ngoại đạo hay không? Nếu có, hăy lập tức đ́nh chỉ! Nếu không, [căn bệnh ấy] có thể là do niệm Phật chẳng dùng hơi thở đúng pháp. Cách niệm Phật là hơi thở phải êm ả, nhẹ nhàng, chẳng gấp rút, chẳng rề rà, lấy tự nhiên làm chuẩn. Nếu không, sẽ mắc bệnh về mặt sinh lư, hoàn toàn chẳng phải là ma dựa. Hăy nên đi chữa bệnh, chớ nên mê tín!

 

          * Hỏi: Gần đây, đầu óc hôn trầm, tinh thần chẳng khá. Khi xem kinh, giống như cưỡi ngựa ngắm hoa, chẳng thể lănh ngộ, cảm thấy rất hổ thẹn! Hôm nay xem bộ kinh này, ngày mai lại xem bộ kinh khác; xem kinh như thế nào th́ mới có thể nắm được lư thú của kinh? Xin chỉ dạy! (Trịnh Triều Tín hỏi)

 

          Đáp: Xem kinh hoặc nghiên cứu kinh đều dùng trí óc. Có căn bệnh nhức đầu và xây xẩm, hăy tạm ngừng nghiên cứu và xem đọc để giúp cho chuyện tu dưỡng. Buông xuống muôn duyên, lắng ḷng niệm Phật, công đức sẽ thù thắng hơn niệm kinh, lại c̣n có thể trị bệnh. Đợi tới khi bệnh khỏi hẳn, gởi thư cho tệ nhân thỉnh sách, tôi sẽ kính biếu.

 

          * Hỏi: Hậu học dâm tâm quá nặng. Tuy dùng phép Cửu Tưởng Quán, vẫn chẳng có công hiệu. Nghe có vị cư sĩ nói “bữa tối hăy ăn ít, sẽ có thể giảm bớt ḷng dục”, chẳng biết có đúng hay không? C̣n có diệu pháp nào khác hay không? (Trịnh Triều Tín hỏi)

 

          Đáp: Bữa tối ăn ít có thể giảm dục. Đấy chính là tác dụng sinh lư, vốn là sự thật. Cửu Tưởng Bất Tịnh Quán chính là phép Quán để sửa đổi từ tâm lư, cần phải có công phu. Do thói quen dâm dục nhiều đời, chẳng thể do công phu trong một thời gian ngắn ngủi mà ḥng khắc chế [dâm niệm] được! V́ thế, ông cảm thấy [tu tập] phép Quán ấy vô hiệu. Cửu Tưởng vốn là [phép đối trị] căn bản, bớt ăn bất quá là nhánh ngọn mà thôi!

 

          * Hỏi: Ngoài chuyện hồi hướng trong hai thời công khóa sáng tối ra, khi tán khóa niệm Phật, chẳng hồi hướng cho cô hồn (quỷ hồn). Nếu cô hồn thấy nghe Phật hiệu, có thể ĺa khổ được vui hay không? (Khưu Hợp Thuận hỏi)

 

          Đáp: Phật hiệu trong Tịnh Tông có danh xưng là “chẳng hồi hướng”, v́ pháp này chú trọng cái tâm, tức là [toàn tâm toàn ư] nơi chuyện văng sanh, chỉ cần nguyện tha thiết, chẳng đổi dời, tuy miệng chẳng hồi hướng, mà tâm thường hồi hướng vậy. Nhưng đấy chẳng phải là chuyện kẻ học cạn làm được; v́ thế, vẫn phải hồi hướng th́ sẽ ổn thỏa. C̣n như ông nói “quỷ nghe tiếng Phật hiệu, có thể ĺa khổ được vui hay không?”, hoàn toàn chẳng nhất định. Bởi lẽ, hễ nghe, [Phật hiệu] sẽ lọt vào thức thứ tám, tức là gieo hạt giống lành vậy! Đấy chỉ là nhân. “Ĺa khổ, được vui” chính là đắc quả, ắt cần phải đợi duyên!

 

          * Hỏi: Tu Tịnh Độ, kiêng nhất là xen tạp, một mực tinh tấn, đọc tụng kinh Tiểu Bổn Di Đà và niệm vạn đức hồng danh hồi hướng Tây Phương, trang nghiêm Tịnh Độ. Buổi sáng tụng thêm phẩm Phổ Môn, nhưng lười đọc các kinh, v́ chẳng hiểu các kinh, chẳng biết văng sanh có bị trở ngại hay không? Mong thầy hăy dạy rơ cho! (Khưu Hợp Thuận hỏi)

 

          Đáp: Lười đọc các kinh, chẳng hiểu các kinh, cố nhiên là hạnh và giải có chỗ chẳng cân bằng. Nhưng ông tự nói là tinh tấn tụng kinh Tiểu Di Đà và niệm vạn đức hồng danh, hồi hướng Tây Phương, trang nghiêm Tịnh Độ. Nếu đúng là như thế, quyết định sẽ văng sanh. Pháp cốt yếu là ở chỗ chuyên ṛng, chẳng do nhiều. Đạo quư ở chỗ chuyên nhất, chẳng do tạp! Ông lại nói buổi sáng tụng thêm phẩm Phổ Môn, công khóa cũng chẳng ít vậy! Không cần tăng thêm nữa!

 

          * Hỏi: Sau khi nghe kinh Viên Giác, chúng con mới biết quá khứ luôn hồ đồ, cầu pháp ngoài tâm. Tuy vào Phật môn, chẳng thể nhập Định. Hơn nữa, Định lại có tới mấy loại. Hiện thời, điều đáng hổ thẹn nhất chính là mang tiếng là nhân viên hoằng pháp, chẳng quán cái tâm có thể hoằng pháp, làm sao có thể hiểu lư được hoằng cho được! Kính mong thầy từ bi nghĩ tưởng đệ tử phát nguyện xuất thế mà huấn luyện sâu xa! (Châu Huệ Đức hỏi)

 

          Đáp: Há có phải chỉ là quá khứ luôn hồ đồ, ngay như hiện tại, vẫn là hồ đồ! Bất quá, hiện thời biết quá khứ hồ đồ, có thể nói hiện thời là Thỉ Giác. Do mới bắt đầu giác, do chưa từng thấu triệt, nên vẫn bảo là “hồ đồ”. Chỉ là đại hồ đồ và tiểu hồ đồ, hoàn toàn hồ đồ hay hồ đồ một phần v.v… khác nhau [đó thôi]. Hễ chưa đạt tới “đoạn sạch căn bản vô minh”, sẽ luôn là hồ đồ. Cư sĩ đă tu Tịnh Độ, nhất tâm bất loạn, đấy là chánh định, chẳng cần cầu chi khác! Tâm như như bất động; hễ động, sẽ hiểu rơ. Đó là quán tâm. Tâm thuận theo thiện duyên, chẳng thuận theo ác duyên, đó gọi là “phước đức”. Lúc nào cũng chú ư đến phước đức, đó là hiểu lư.

 

          * Hỏi: Trong kinh Hoa Nghiêm có bài kệ: “Thân tâm khoái lạc, vô chư khổ. Tri lực quảng đại biến thập phương” (Thân tâm vui sướng, chẳng có các nỗi khổ. Sức hiểu biết rộng lớn trọn khắp mười phương). Chúng con công phu cạn mỏng, chưa đạt được cảnh ấy. Xin hỏi thầy làm thế nào để có thể đạt được? (Châu Huệ Đức hỏi)

 

          Đáp: Buông xuống hết thảy, chẳng phan duyên, thân tâm sẽ vui sướng, không có các nỗi thống khổ. Nhất tâm bất loạn, niệm niệm tương ứng với Phật, sẽ tự có thể đạt được sức hiểu biết rộng lớn trọn khắp mười phương. Vốn đă sẵn thành trong hiện tại, cần ǵ phải cầu xa xôi?

 

          * Hỏi: Niệm A Di Đà Phật không chỉ là trong tương lai có thể văng sanh Tây Phương, lại c̣n có thể được chư Phật, Bồ Tát gia bị, gặp dữ hóa lành, nhưng tổ Ấn Quang c̣n khuyên mọi người niệm thêm danh hiệu Quán Thế Âm, dụng ư của tổ sư là ǵ? (Trịnh Thắng Dương hỏi)

 

          Đáp: Trong Một Lá Thư Gởi Khắp có lời dạy ấy. Lời giáo huấn của tổ sư sâu thẳm, kẻ hèn này chưa có dịp gặp gỡ thỉnh giáo chuyện ấy, chẳng dám giải thích xằng bậy thánh ư. Chỉ có thể nêu đại lược kiến giải của chính ḿnh. [Tŕ niệm] thánh hiệu Di Đà cầu sanh Tây Phương, cốt yếu là tập trung nguyện lực th́ mới có thể nhất tâm. Nếu hai hoặc ba, ắt sẽ tán loạn, chẳng có sức. Tuy nói “chí tâm niệm Phật một câu, có thể tiêu trọng tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử”, nhưng kẻ biết đoạn kinh văn ấy th́ ít. Dẫu biết đi nữa, cũng chẳng hiểu nghĩa lư. V́ thế, thường thấy có kẻ nghe câu ấy, đâm ra hoài nghi. Hễ nghi, cảm ứng sẽ kém cỏi. Quán Âm cứu khổ, nhà nào, người nào cũng đều biết, dễ sanh ḷng tin. Hễ tin, ắt cảm thông. Hơn nữa, dẫu là nguyện khác, tu điều khác, vẫn chẳng đến nỗi khiến cho cái tâm nguyện tha thiết cầu sanh về cơi Di Đà bị phân tán vậy!

 

          * Hỏi: Có người nói Quán Thế Âm Bồ Tát đă ở thế giới Cực Lạc, lại c̣n giúp A Di Đà Phật tiếp dẫn chúng sanh. Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát cũng có thể văng sanh. Đệ tử nghĩ [nói như vậy] chẳng đúng, v́ trong kinh chẳng nói niệm Quán Thế Âm Bồ Tát có thể văng sanh! Hơn nữa, kể từ khi theo thầy, đệ tử chưa hề nghe thầy nói câu ấy. V́ thế, xin thầy hăy khai thị! (Trịnh Thắng Dương hỏi)

 

          Đáp: Ông nói rất đúng! Bởi lẽ, đối với một pháp môn, một pháp tu, hăy nên y giáo phụng hành, chẳng nên tùy ư mà làm! Kinh điển Cực Lạc Tịnh Độ đều dạy niệm danh hiệu Phật để văng sanh. Nếu nghiền ngẫm Một Lá Thư Gởi Khắp, trong đoạn văn dạy “niệm Phật hăy niệm kèm thêm danh hiệu Quán Âm”, [tổ Ấn Quang] cũng nói: Hiện thời, đang nhằm t́nh thế tai nạn, họa hoạn to lớn. Tai họa xảy tới, chẳng làm cách nào được. Nếu có thể thường niệm Phật và Quán Âm, chắc chắn sẽ được [các Ngài] từ bi che chở, gặp hung hóa cát”. Tức là dạy mọi người niệm thêm Quán Âm chuyên v́ “gặp dữ hóa lành”, Tổ chẳng nói nương vào chuyện ấy để cầu sanh Cực Lạc. Đấy chính là “ắt phải nương theo kinh để tu” đă rơ rành rành! Lại có thể thấy, niệm Phật tuy nhằm cầu văng sanh, cũng có thể khiến cho vào lúc hoạn nạn sẽ tiêu tai, hóa thành tốt lành. Lời huấn dụ của tổ sư không ǵ chẳng thuận theo ư nghĩa trong kinh để phát khởi, kẻ khéo đọc sẽ nghiền ngẫm kỹ càng ḥng lănh hội ư Tổ!

 

          * Hỏi: Đệ tử từng có cảm giác niệm Phật sẽ giảm thiểu trí nhớ. Chẳng biết hiện tượng này là có hại hay có ích? (Trịnh Thắng Dương hỏi)

 

          Đáp: Chuyện này cũng là có giai đoạn. Hiện tượng đă dấy khởi ấy thật ra chẳng phải là giảm trí nhớ! Mà là v́ do cái tâm có chỗ chuyên chú, sẽ chẳng coi trọng những chuyện khác, dẫn đến trạng thái có ấn tượng chẳng sâu. Cổ nhân nói: “Phải biến chỗ sống sít thành chỗ chín, chỗ chín biến thành chỗ sống”. Tuy ông vẫn chưa đạt đến chỗ ấy, nhưng đạo tâm ngày một sanh, tục duyên dần dần cách xa, cho nên mới có chuyện này!

 

          * Hỏi: Ư chỉ của niệm Phật là cầu Định, v́ sao lại phải kết ấn? (Đồ Trinh Quang hỏi)

 

          Đáp: Kết ấn trong pháp niệm Phật, đại để có hai loại: Một là Di Đà Ấn, hai là Định Ấn, đều thuộc loại kết ấn khi ngồi kết già, vẫn đều nhằm ư nghĩa “cầu Định”. Chẳng kết cũng không sao, trọn chẳng phải là nhất quyết phải làm! Ngoài [hai ấn ấy] ra, chẳng cần phải kết những ấn khác. Nhưng pháp tu Di Đà trong Mật Tông, vốn tự có pháp Tam Mật trong tông ấy. [Tu pháp ấy] th́ đối với chuyện kết ấn, phải vâng giữ.

 

          * Hỏi: Nếu đem công đức niệm kinh hay niệm Phật để cầu tiêu tai cho người bất hạnh, phải hồi hướng như thế nào? Làm như thế nào th́ mới là “chí thành khẩn thiết”? (Đồ Trinh Quang hỏi)

 

          Đáp: Phàm làm công đức hồi hướng cho người khác, hăy đọc kệ, cầu nguyện rơ ràng, chẳng có ǵ là không được! Nhưng muôn pháp duy tâm, nếu trọn một niệm chân thành, đối phương liền có cảm ứng. “Chí thành, khẩn thiết” như ông đă hỏi chính là tâm thật sự cầu. “Chí thành” là chẳng có mảy may hư ngụy. “Khẩn thiết”: “Khẩn” () có nghĩa là đạt tới chỗ sâu nhất. “Thiết” () là chân thật. Đấy chính là sự hành tŕ với cái tâm chẳng tán loạn, chẳng chao động.

 

          * Hỏi: Đệ tử Phật tu đạo chú trọng kiến tánh. Trong sách có ghi chép: Nếu là kẻ chẳng kiến tánh, có thể ví như nửa đêm không có đèn, bỗng có chuyện cần phải ghi chép, trong tối tăm ṃ được một trang giấy, một cây bút ch́, tuy có thể viết chữ lên giấy, nhưng vừa khó khăn, vừa chẳng ngay ngắn. Nếu có cách nào thắp đèn, đương nhiên vẫn là thắp đèn lên để viết, tốt hơn nhiều. Chẳng thấy tánh mà tu có thể ví như viết chữ chẳng có đèn. Sau khi đă thấy tánh bèn tu, có thể ví như thắp đèn lên để viết, công hiệu sai khác trăm ngàn lần. Nay tôi muốn hỏi, sau khi đă kiến tánh, c̣n phải tu vạn đức vạn năng để làm ǵ? (Châu Huệ Đức hỏi)

 

          Đáp: Hoặc chướng nơi tánh của bọn ta, phân biệt đại lược th́ có ba, tức là Căn Bản, Trần Sa và Kiến Tư. Khử được một phẩm Hoặc, tức là kiến tánh một phần. Kiến tánh chính là giác; v́ thế, có Bổn Giác, Thỉ Giác, Tùy Phần Giác, Cứu Cánh Giác khác nhau! Như trăng cuối tháng hoặc trăng mồng Một, ắt phải đến ngày Rằm mới viên măn. Đó là có thứ tự, chẳng phải là vừa mới có trăng bèn sáng trọn vẹn ngay! Cư sĩ nói “vạn đức vạn năng” rạng ngời chính là đă đạt đến Cứu Cánh Giác, là quả địa của Phật. Những vị thánh hiền thấp hơn Phật chẳng có cảnh giới ấy, tức là kiến tánh có sâu hay cạn. Chưa đạt đến Phật quả th́ đều cần phải tu!

 

          * Hỏi: Chúng ta cầu Phật, cầu Pháp. Phật, Pháp, Tăng là Tam Bảo, vốn tự sẵn có trong tâm tánh của hết thảy hữu t́nh, kho báu trong ấy chẳng có cùng tận. Tuy trong sách có nói [rơ ràng những điều này], chỉ là [hành nhân] trọn chẳng có tâm đắc! Điều tôi muốn hỏi là phần lớn các đồng tu đều nói là từ khi dụng công niệm Phật cho tới nay, dễ quên khuấy. Cái tâm của người tu hành thường là vô sự. Quên khuấy chính là chẳng có ư niệm; kẻ chẳng có ư niệm chính là kẻ chẳng có tâm, đúng không? (Châu Huệ Đức hỏi)

 

          Đáp: Vô tâm là chân không, có niệm là vọng tưởng. [Ông nói] đồng tu “dụng công từ trước tới nay, dễ quên khuấy” là muốn hỏi quên điều ǵ? Nếu quên ngũ dục, lục trần; đó là từ chỗ chín chuyển thành sống sít, tất nhiên là tiến bộ. Nếu quên bẵng Phật hiệu, th́ gọi là “thất niệm”, đấy là phiền năo! Nếu nói đến kẻ vô tâm, dục trần lẫn Phật pháp nhất loạt chẳng có, sẽ thật sự là vô tâm. Nếu chỉ quên bẵng Phật hiệu, vẫn c̣n có [những ư niệm] tài sản, quyến thuộc, đấy chính là chỗ sống chẳng chín, chẳng thể gọi là vô tâm được!

 

          * Hỏi: Hiện thời học nhân xấu hổ nhất là dẫu có thuyết pháp mà giống như “kể chuyện ăn, đếm của báu”, chẳng thể rộng độ chúng sanh, rộng làm các Phật sự, giống như chiếc xe nhỏ chẳng kham chở nặng. Nếu cứ cưỡng làm, không chỉ là chẳng đạt được hiệu quả, mà sợ rằng ta lẫn người đều chuốc lấy tai họa. V́ thế, ắt phải là trước hết cầu sanh Tịnh Độ, thấy Phật nghe pháp, đắc Vô Sanh Nhẫn, đạt được đại trí huệ, đại biện tài, trọn đủ các món thần thông, oai lực; khi ấy, sẽ lại đến cơi này độ chúng sanh. Há chẳng phải là kế sách hay khéo tốt đẹp nhất đấy chăng? (Châu Huệ Đức hỏi)

 

          Đáp: Cổ nhân đă từng nói lời này. Điều bất hạnh là kẻ b́nh phàm chẳng phát tâm Bồ Đề, cứ viện cớ ăn bám, lười nhác. Nói “độ tha” cũng chẳng phải là buông xuống hết thảy. Chuyên khuyên kẻ khác, chỉ bất quá là tùy duyên, tùy phận, trọn hết bi tâm của ta. Nếu cơ duyên hiện tiền, cứ kiên quyết chẳng mở miệng, ắt phải đợi văng sanh xong mới quay lại độ chúng sanh; đấy là gă chỉ biết lo giải thoát cho chính ḿnh, chẳng có ḷng Bi. Do thiếu thiện căn, phước đức, nhân duyên, e rằng chính ḿnh sẽ chẳng thể liễu thoát được!

 

          * Hỏi: Tôi được dạy là trong thời kỳ Mạt Pháp này, hăy tận lực tu phước, rất đúng! Chỉ có điều phước và huệ giống như mặt trước và mặt lưng của cùng một chiếc lá. Tu phước th́ huệ cũng được gộp vào trong ấy. Xin hăy chỉ bảo nên hiểu cho đúng ư này như thế nào? (Kinh Thông Lâm hỏi)

 

          Đáp: Lời cao luận có lư. Phàm những người tu phước, ắt là đă có huệ. Nếu chẳng có huệ, làm sao chịu tu phước cho được? V́ thế, kẻ ngu si chẳng hiểu rơ thiện, ác, sẽ khó thể làm chuyện tốt. Khi tu phước, huệ cũng mở rộng. Do thiện nghiệp huân tập, cũng khơi mở quang minh. Đôi bên huân tập lẫn nhau, có thể nói là “huệ ở trong phước”, mà cũng có thể nói là “huệ do phước mà khởi”. Nhưng huệ có nhiều loại khác nhau, nhỏ th́ là Thế Trí Biện Thông, công xảo, kỹ năng; lớn là trị quốc, an bang, dọc ngang trời đất. Chánh đáng th́ là Lễ, Nhạc, Thi, Thư. Lệch lạc th́ là ca, múa, bài bạc, đánh cờ v.v… không ǵ chẳng đều là huệ! Nhưng chúng đều là huệ trong pháp thế gian; do tu phước, có lẽ sẽ đạt được những loại huệ ấy. Nếu là huệ thuộc về chuyện xuất thế gian, họ (những kẻ chỉ tu phước) sẽ chẳng biết được! Cổ đức nói: “Phật pháp vô nhân thuyết, tuy trí bất năng giải” (Phật pháp mà không có ai nói, dẫu có trí vẫn chẳng thể hiểu). Chỉ tu phước, sẽ chẳng thể đạt được [huệ]. Ắt phải do Văn, Tư, Giới, Định th́ mới có thể khơi mở chánh huệ.

 

          * Hỏi: Chỉ có điều phước và huệ đều là vật ngoài thân. Khi tiến cao hơn một tầng, ngay cả hai chữ phước và huệ cũng phải vứt sạch, chẳng c̣n thừa sót! (Kinh Thông Lâm hỏi)

 

          Đáp: Trong phần trước, nói đến huệ, đă chia thành pháp thế gian và pháp xuất thế gian. Điều được bàn trong đoạn này chính là xuất thế gian huệ, chứ thế gian huệ chẳng đáng để nói đến trong trường hợp này. Kính dùng Phật lư để giải thích quan điểm này. Phước và huệ rơ ràng là ngoài thân. Thân là vật ǵ? Chẳng lẽ là ngă ư? Há chẳng nghe “Tứ Đại đều là Không, Ngũ Uẩn chẳng có” ư? Phước và huệ cố nhiên là vật ngoài thân, mà cũng đích xác là ở ngoài ngă. Nếu lại cầu ngă, cũng sẽ thuộc về cái chẳng hề tồn tại! Nếu nói “phước huệ cũng cần phải vứt bỏ”, hăy nên biết tánh của phước vốn là Không, chẳng thể vứt bỏ! Huệ là thứ có trong tánh, có vứt cũng chẳng được!

 

          * Hỏi: Tôi học Phật ngày một nông cạn, niệm Phật chẳng chuyên, có khi niệm, có lúc chẳng niệm, có lúc nhận biết đă lâu rồi không niệm Phật. Nghĩ đến chỗ này, tâm và miệng liền khẩn thiết niệm Nam-mô A Di Đà Phật, nhưng bất tri bất giác lại chẳng niệm! Thật sự cảm thấy giải đăi, phải như thế nào th́ mới có thể chuyên tâm? (Hoàng Từ Chiêu hỏi)

 

          Đáp: Một là thường gặp thiện tri thức nhắc nhở, sách tấn, rèn giũa. Hai là hằng ngày đọc kinh Phật cầu ngộ. Ba là luôn cảnh giác tánh mạng chỉ tồn tại trong hơi thở. Hễ một hơi thở ra chẳng hít vào được nữa, sẽ là ngàn kiếp vạn đời trong tam đồ lục đạo. Hai điều trước chẳng có duyên, một điều sau là tự cảnh giác, chính là điều khẩn yếu nhất. Nếu có thể tin tưởng chuyện sau cùng, sẽ có cách: Khi đắc ư, phải nghĩ đến sanh mạng. Khi trái ư, phải nghĩ đến sanh mạng. Khi thấy ngũ dục, hăy nghĩ đến sanh mạng. Khi thất t́nh dấy động, hăy nghĩ đến sanh mạng. Trong hết thảy các thời, hăy nghĩ đến sanh mạng, sẽ niệm Phật chẳng giải đăi!

 

          * Hỏi: Gần đây, tôi nghe có người dạy học Thiền, tọa Thiền, bảo “tọa Thiền có thể trị bách bệnh”. Ban ngày nghe nói chuyện ấy, đến đêm nằm mộng, mơ thấy ngồi xe taxi đến bờ một cái biển lớn, tự nghĩ: “Đấy chẳng phải là bờ kia hay sao?” Nhưng chẳng thể vượt qua, bỗng nhiên tỉnh giấc, chẳng thể dứt được ḷng nghi. Xin hăy dạy cặn kẽ! (Hoàng Từ Chiêu hỏi)

 

          Đáp: Đời người hư huyễn, mộng càng chẳng thật! Tuy cũng có chuyện dùng điềm mộng để chỉ dạy, nhưng [người nằm mộng] ắt phải là bậc hiểu biết th́ mới có thể ngộ được! Người ấy chỉ nói “Thiền trị bách bệnh”, chẳng biết [bất cứ pháp môn nào trong] Phật pháp cũng đều là trị bách bệnh. Phật pháp như thuốc, để sử dụng, cần phải có thầy thuốc [chẩn bệnh, kê toa]. Không biết mà cứ dùng bừa băi, vẫn sợ bệnh sẽ nặng thêm! Nếu cư sĩ tự hiểu pháp Thiền th́ mới nói đến chuyện sử dụng pháp ấy được, hoặc là có người nào thông hiểu Thiền Na sâu xa th́ mới có thể theo học [với người ấy được]. Nếu cả hai đằng đều không có, bỗng dưng xả Tịnh để tu Thiền, Tịnh đă chẳng tinh ṛng, mà Thiền lại càng mờ mịt! Băn khoăn nơi ngơ rẽ, hai đằng đều chẳng đạt được ǵ! Đấy chính là “thiên hạ thái b́nh, chính ḿnh tự nhiễu loạn” vậy!

 

          * Hỏi: Tệ nhân tu tập Phật pháp tại gia đă mười mấy năm. Có một chuyện thường khiến tôi băn khoăn là sáng sớm, hoặc buổi trưa, hoặc buổi tối tụng niệm kinh Phật, chẳng biết có phải là [tụng niệm th́ phải tuân] theo khuôn mẫu quy định sẵn hay không? (Dương Vận Hỏa hỏi)

 

          Đáp: Hai khóa tụng sáng tối có cộng tu và tự tu khác nhau. Cộng tu th́ có nghi thức tụng niệm chuyên biệt, đại chúng ắt phải tuân theo sự hướng dẫn của người duy-na để xướng tụng, chẳng được mạnh ai nấy làm theo ư ḿnh, th́ mới nhịp nhàng, trang nghiêm. Tự tu th́ phải xét xem người ấy vốn tu theo pháp môn nào, bèn dùng kinh điển của tông ấy để chuyên tụng niệm. Tự đối trước vị Phật ḿnh đang thờ, sáng là như thế, mà tối cũng là như thế, không có ǵ là chẳng được! Ví như kinh A Di Đà, trong sách nghi thức khóa tụng [thông dụng], vốn được xếp vào khóa tối, nhưng đối với người tự tu Tịnh Độ, chẳng cần biết sáng hay tối đều có thể phúng tụng được!

 

          * Hỏi: Tệ nhân gần đây được ủy thác trụ tŕ đạo tràng, nhưng chưa từng thọ giới, chẳng biết có nên đường đột tiếp nhận hay không? (Dương Vận Hỏa hỏi)

 

          Đáp: Hiện thời, đạo tràng chia thành chùa miếu của người xuất gia và Phật đường của người tại gia. Chùa miếu th́ hăy nên do người xuất gia trụ tŕ, hàng bạch y chẳng tiện quản lư. Phật đường tại gia ắt cần phải v́ tu hành thuận tiện mà thiết lập, chớ nên cậy vào đó để cầu lợi. Có tiền th́ làm lớn, không có tiền th́ làm nhỏ. Tài vật đều quy vào của công, chẳng được hưởng riêng! Nếu có thể rỗng rang, trắng trong, sẽ có công đức. Người quản sự trong ấy, chẳng cần biết đă thọ giới hay không, tấm ḷng thanh bạch, chịu bỏ sức, có tài năng th́ có thể tiếp nhận. Trước hết, hăy nên hiểu rơ: Hàng bạch y chẳng được truyền quy y cho người khác. Kẻ chẳng hiểu giáo lư, học vấn không có thầy truyền thừa, trước khi thọ giới, chớ nên đường đột giảng kinh.

 

          * Hỏi: Trứng vịt là thức ăn chay hay đồ mặn? Trước kia, tôi hỏi đại sư huynh Vu Kỷ, ông ta bảo là đồ chay, ăn được. Mọi người đều bảo chẳng đúng, xin hăy dạy cho! (Vương Tùng Khê hỏi)

 

          Đáp: Chữ Huân () có bộ Thảo trên đầu, chính là nói về những loài thực vật có mùi hôi gắt như hành, tỏi, hẹ, kiệu v.v… Chữ Tinh (, tanh tưởi) có bộ Nhục () bên cạnh, chính là nói tới những loài động vật có máu thịt, như những con vật thuộc loại chim, thú, những loài có vảy, có mai v.v… Chẳng phải là Huân, chẳng phải là Tinh, th́ gọi là Tố (, trong sạch, đồ chay). Trứng chính là con của động vật, đương nhiên chẳng phải là phẩm vật thuộc về Tố. Nếu là trứng không có cồ, tức là không có mầm sống, chẳng có sanh mạng, có thể phương tiện ăn được!

 

          * Hỏi: Sữa ḅ có phải là đồ chay hay không? (Vương Tùng Khê hỏi)

 

          Đáp: Sữa ḅ cũng thuộc về đồ mặn, nhưng do chẳng sát sanh, nên được phép dùng. Thời đức Phật tại thế, Ngài cũng từng dùng.

 

          * Hỏi: Sám hối hành từ trong tâm (niệm Phật), hay cần phải theo nghi thức? Cần phải theo nghi thức nào? (Vương Tùng Khê hỏi)

 

          Đáp: Phương thức sám hối đại lược có hai loại, tức là tâm sám và nghi sám (儀懴, sám hối theo nghi thức). “Nghi sám” là thỉnh pháp sư chủ tŕ, tuân theo quy củ cử hành các thứ nghi thức, cũng cần phải có ḷng Thành. “Tâm sám” là niệm Phật cho đến ư niệm được Định. Dẫu chẳng thể đắc Định, cũng cần phải nhất tâm, chẳng phan duyên bên ngoài, sẽ sanh ra hiệu quả to lớn. Có một bài kệ để tham khảo như sau: “Tội nhược khởi thời, tương tâm sám. Tâm nhược vong thời, tội diệc vong. Tâm vong tội diệt, lưỡng câu không. Thị tắc danh vi chân sám hối” (Khi tội dấy lên, đem tâm sám. Khi tâm mất rồi tội cũng tiêu. Tâm mất, tội diệt thảy đều không. Đấy mới gọi là chân sám hối). Thực hiện cả hai thứ trên đây càng hay. Nếu chẳng thuận tiện, th́ tâm sám chẳng thể thiếu được!

 

          * Hỏi: Như đệ tử ở nơi đây, chẳng gặp minh sư, đạo tràng khó gặp, bậc đại đức khó thân cận (hiếm hoi), dùng cách tự tu niệm Phật th́ có hợp đạo hay không? (Vương Tùng Khê hỏi)

 

          Đáp: Cố nhiên là pháp Niệm Phật có thể tự tu, cũng cần phải có người chỉ điểm cách niệm và hiểu rơ lư. Nơi hoang vắng chẳng có người để thỉnh giáo, chỉ đành xem sách. Hai tác phẩm Di Đà Yếu Giải Giảng Nghĩa và Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tinh Hoa Lục là học vấn ở mức độ thấp nhất. Trong tay ắt cần phải có hai loại sách ấy, luôn luôn nghiên cứu, hành theo đó, không chỉ là có thể nhập đạo, mà c̣n có thể vượt lên cơi Tịnh.

         

          * Hỏi: Có người nói “tam giáo quy nhất, ngũ giáo quy nhất”, có phải là tà giáo hay không? (Vương Tùng Khê hỏi)

 

          Đáp: Hai loại ông vừa nêu đều khuyên kẻ khác làm lành, [nếu xét theo phương diện ấy], chẳng thể nói là được hay không. Nếu nói đến đạo, th́ đă lạc đề vạn dặm. [Bởi lẽ], mỗi giáo có tánh chất giáo nghĩa riêng, làm sao có thể quy nhất cho được? Ông chưa nói rơ giáo nào, đại khái có lẽ là giống kiểu Quy Nhất Đạo! Nếu đúng là như vậy, đó toàn là chủ thuyết của những kẻ chẳng có học vấn, sao chép, cóp nhặt các thứ kinh sách xào nấu lung tung, tạp loạn, mâu thuẫn, lầm lạc, gây nên trăm nỗi chê cười, chánh phủ cấm đoán. Muôn phần chớ nên dính dáng với họ, kẻo phạm pháp!

 

          * Hỏi: Trong khóa tụng sáng tối, tôi dấy lên vọng tưởng bừng bừng. V́ sao chẳng có cách nào dẹp yên được? (Trương Tịnh Âm hỏi)

 

          Đáp: Chớ nên vội vă, gấp rút! Chuyện này cần phải huân tập lâu dài th́ mới có thể khiến cho vọng niệm từ nhiều thành ít. Nói đến công phu, cần phải có thời gian. Ai nấy đều phải trải qua như vậy, chẳng phải riêng ḿnh ông là như thế! Chỉ nên chẳng quan tâm đến nó, cứ một mực niệm tụng, một năm, hai năm, sẽ có những biến đổi.

 

          * Hỏi: B́nh thường niệm Phật, tụng chú, khi gặp chuyện chẳng vừa mắt, tâm sân hận dấy động. Tôi biết rơ đó là chuyện chẳng tốt, phải khống chế, v́ sao chẳng thể khống chế được? (Trương Tịnh Âm hỏi)

 

          Đáp: Đấy là do thiếu sót tu dưỡng. Người khác lầm lỗi, thấy chẳng vừa mắt, [nào có biết] bản thân có lỗi mà [chính ḿnh] đâu có thấy! Nếu có thể b́nh tâm tự phản tỉnh, e rằng chính ḿnh c̣n phạm lỗi nhiều hơn người ta. Đến khi có thể thấy được chính ḿnh nhiều lỗi, tức là tu dưỡng đă có tiến bộ, sẽ thấy người khác cũng vừa mắt, tự nhiên có thể khống chế sân tâm. Huống chi lúc chuyên tâm niệm Phật, niệm chú, cứ gặp chuyện chẳng vừa mắt, đủ thấy cái tâm chẳng để nơi Phật. V́ thế, sanh ra sân hận! Đấy chính là tự tâm chuốc vời ma, hăy nên thống thiết sám hối!

 

          * Hỏi: Trước kia, thầy thượng Sám hạ Vân có gởi những bài kệ nhật dụng (日用, những bài kệ sử dụng hằng ngày) đến nhà tôi. Trong ấy có chép chú ngữ, có nói khảy ngón tay. Khảy ngón tay có ư nghĩa ǵ? Tŕ chú mà chẳng khảy ngón tay, có được hay không? (Trương Tịnh Âm hỏi)

 

          Đáp: Chưa thấy thư gốc, chẳng hiểu ư câu hỏi. Xin thứ lỗi khó thể trả lời!

 

          * Hỏi: Thọ mạng của Tây Phương Cực Lạc thế giới A Di Đà Phật là vô lượng vô biên. V́ sao Quán Thế Âm Bồ Tát lại là vị Bổ Xứ [nối tiếp thành Phật trong cơi ấy]? (Trương Tịnh Âm hỏi)

 

          Đáp: Phật Đà vốn bất sanh, bất diệt, nhưng hóa hiện h́nh tướng độ chúng sanh, hoàn toàn chẳng hạn cuộc một nơi! Thế giới Cực Lạc về sau là chỗ bổ xứ của ngài Quán Âm hoàn toàn chẳng phải là Phật Di Đà sanh tử, mà chính là Ngài ứng hóa trong thế giới khác.

 

          * Hỏi: Tịnh Độ Tông niệm Phật cầu sanh Tây Phương, Thiền Tông tham Thiền cầu minh tâm kiến tánh, nhưng Thiên Đài Tông[3] và Hoa Nghiêm Tông chỉ niệm tên kinh, có thể thành Phật quả hay không? (Lại Khoan Châu hỏi)

 

          Đáp: Hai tông Thiên Đài và Hoa Nghiêm mỗi tông đều có cách tu Chỉ Quán Đại Định riêng, hoàn toàn chẳng phải là chuyên niệm tựa đề kinh, chớ nên hiểu lầm. Chuyện này bất quá là do những kẻ chẳng hiểu giáo lư, chẳng thể tu Định, mà mở ra một pháp môn phương tiện, chọn lấy cách đơn giản, dễ tu mà thôi, giống như cách tŕ danh của Tịnh, hoặc cách quán Thoại đầu của Thiền. Kinh điển của Tịnh há chỉ là sáu chữ hồng danh? Kinh điển nhà Thiền há chỉ là một câu Thoại Đầu ư?

 

          * Hỏi: Gần đây, tôi đọc bộ Tu Học Tinh Hoa Lục do lăo cư sĩ Châu Hiểu An biên soạn, phần thứ hai nói về các tông phái trong Phật giáo. Trong ấy có trích lục những câu của Ngẫu Ích đại sư như “do chấp ‘văn tự là đạo’, nên người giảng bị chê là kể chuyện ăn, đếm của báu. Do chấp ‘ĺa văn tự là đạo’, nên kẻ tu Thiền mắc họa nhà tối không đèn, mù từ lúc lọt ḷng”. Bỉ nhân học cạn, chẳng hiểu v́ sao kẻ học Thiền ĺa văn tự bèn mắc họa “nhà tối không đèn, mù từ lúc lọt ḷng”? Lại chẳng biết “nhà tối không đèn, mù từ lúc lọt ḷng” là như thế nào? Xin hăy chỉ giáo! (Vương B́nh hỏi)

 

          Đáp: Tách ĺa văn tự, cần phải nương theo minh sư, tham cứu có ngộ. Sau khi đă ngộ, bèn bắt đầu tu, tu rồi sẽ chứng. Đă không có minh sư, lại chẳng hiểu giáo, ṃ mẫm trong chốn tối tăm, chẳng phân định ma với Phật, chắc chắn là sẽ có trường hợp lầm lạc “chưa đắc bảo là đắc, chưa chứng khoe đă chứng”, sẽ giống như vừa lọt ḷng đă không có mắt, không thể nói đâu là chánh kiến hay tà kiến được, chỉ là một bầu đen kịt mà thôi!

 

          * Hỏi: Có bao nhiêu loại bế quan, có thể bảo cho biết hay không? Nghe nói có các danh xưng sanh tử quan, có phương tiện quan v.v… khác nhau, chẳng biết sai biệt ở chỗ nào? (pháp sư Từ Định hỏi)

 

          Đáp: Học nhân chưa từng trải qua chuyện ấy, chẳng biết có mấy loại. Đối với hai loại như pháp sư đă rộng ḷng hỏi tới, tôi chỉ nghe nói đại lược mà thôi! Như tôi nghe nói về phương tiện quan th́ là hễ gặp chuyện đặc biệt, có thể tạm thời xuất quan, cũng chẳng sử dụng nghi thức phong kín quan pḥng. Sanh tử quan là giữ rất nghiêm ngặt. Sau khi đă nhập quan, cho đến hết tuổi thọ, chẳng hề xuất quan, hoặc là khi đă đại triệt đại ngộ rồi mới xuất quan, mở đạo tràng độ chúng.

 

          * Hỏi: Nói “y giáo phụng hành” là đă nhập cảnh giới được dạy. Học Bồ Tát, bèn nương theo lời dạy, nhập cảnh giới của Bồ Tát, tức là giữ tấm ḷng Bồ Tát, hành theo Bồ Tát hạnh, niệm tại đâu, nghĩ tại đó. Học Phật, niệm niệm chẳng ĺa Phật. Tôi thử thực hành, tuy có lúc cảm thấy chẳng thể, nhưng có lúc tâm cảnh đă khác xa khi trước, có lúc hỷ duyệt. Nếu tu theo kiểu này, chẳng biết có đúng hay không? (Liên Thục Mỹ hỏi)

 

          Đáp: Niệm từ tâm khởi, tâm tạo vạn pháp. Niệm Phật chính là Phật, niệm ma chính là ma. V́ thế, kẻ tu đạo tâm chẳng ĺa đạo. Hễ ĺa, sẽ chẳng phải là đạo! Cổ nhân dạy “niệm tại đâu, nghĩ tại đó, khắc chế ư niệm sẽ thành thánh, đánh mất chánh niệm sẽ thành cuồng”, nguyên do là v́ đó. Nếu ông có thể niệm niệm chẳng ĺa Phật, tự nhiên sẽ có nhập xứ. Hăy nên niệm như thế, tu như thế.

 

          * Hỏi: Khi thức thứ sáu và thức thứ bảy chuyển thành Diệu Quán Sát Trí và B́nh Đẳng Tánh Trí, có phải là năm thức trước và thức thứ tám đồng thời chuyển thành Thành Sở Tác Trí và Đại Viên Cảnh Trí hay không? (Liên Thục Mỹ hỏi)

 

          Đáp: Xưa kia, tôi học Duy Thức, từng thấy nói “hễ một thức đă chuyển, những thức khác đều chuyển”, nhưng nay đă quên điều ấy được chép trong kinh sách nào, chẳng thể nêu ra xuất xứ. Hết sức xin lỗi!

 

          * Hỏi: Phá hết Trần Sa Hoặc, có phải là căn bản vô minh cũng đoạn hay không? Căn bản vô minh có gồm trong Trần Sa Hoặc hay không? (Liên Thục Mỹ hỏi)

 

          Đáp: “Vô minh làm nhân sanh ra tam tế, cảnh giới làm duyên tăng trưởng lục thô”. “Vô minh” ở đây chính là nói đến căn bản vô minh. Có thể nói cảnh giới là Trần Sa. Trước hết, phải có vô minh, sau đấy mới có cảnh giới, tức là Trần Sa chẳng bao gồm căn bản vô minh. Căn Bản, Trần Sa và Kiến Tư nếu chia thành ba đoạn để nói, sẽ rơ ràng hơn. Có thể nói [như thế này]: Đoạn Trần Sa, căn bản vẫn c̣n; v́ chỗ khác biệt giữa Đẳng Giác và Phật là [Đẳng Giác Bồ Tát] c̣n có một phẩm vô minh. “Vô minh” chính là căn bản vậy!

 

          * Hỏi: Thần th́ có linh, có thánh. Có phải là linh hồn của chúng sanh sau khi đă chết đều có một tí linh thánh hay không? Tín đồ có lần gặp chuyện thuộc cảnh ma tà mà chính ḿnh chẳng thể ngờ được, họ có thể đến chỉ dạy, biết phân minh. Đấy có phải là thần thông hay không? Nếu là thần thông, có phải là linh hồn của người đă chết có linh thánh đến nói năng hay không? Lại nữa, mỗi lần con tọa Thiền, họ đều đến chỉ dạy, “để cứu đời, ắt phải từ bi, hành thiện”. Cũng có khi báo mộng, cũng có khi bên tai bất tri bất giác nghe tiếng bảo cho biết những chuyện chính ḿnh chẳng bao giờ tưởng tượng được! Đấy có phải cũng là sự trao đổi do sự linh cảm với thần hay không? Xin thầy dạy cho biết năm loại thần thông của Bồ Tát. Hiện thời, con nghĩ tới hết thảy những điều đó, chẳng biết là loại thần thông ǵ? (Liêu Thông Mẫn hỏi)

 

          Đáp: Trước kia, tôi đă kính thưa [chuyện này] cùng các hạ rồi! Nay ông vẫn chẳng tin, vẫn tự nói là ḿnh có thần thông, sợ rằng sẽ lại bị ma dựa! Dốc hết ḷng thành nhắn nhủ, về căn bản, các hạ chẳng hiểu Thiền, lại càng chẳng thể có thần thông! Những sự thấy, nghe, hay, biết trong hiện thời, không ǵ chẳng phải là ma. Đă chẳng có minh sư, tu mù luyện đui, tương lai sẽ gặp nguy hiểm to lớn. Tôi lại đề nghị một biện pháp: Từ nay trở đi, chỉ niệm một câu A Di Đà Phật. Tự niệm, tự nghe, giữ kỹ năm giới, sẽ là bậc thiện nhân. Mai sau, sẽ chẳng khó ǵ được thọ dụng đôi chút. Nếu có những điều thấy nghe xằng bậy, hăy nhất loạt trừ khử, chẳng quan tâm đến chúng, vọng sẽ tự diệt, ngơ hầu giữ được b́nh an.

 

          * Hỏi: Lúc đệ tử lễ Phật, liền quán tưởng có một tượng kim thân của A Di Đà Phật ở trước mặt, nhưng có lúc có thể quán thành, có lúc quán chẳng thành. Có lúc tuy quán thành, nhưng dường như chẳng rơ ràng cho lắm! Đấy có phải là do tâm loạn hay tịnh đó chăng? Lại nữa, trong khi lễ Phật, hết thảy đều chẳng nghĩ đến. Lễ Phật kiểu nào sẽ là thù thắng nhất? Xin chỉ dạy! (Tiên Thuần Hiền hỏi)

 

          Đáp: Công phu đạt mức, sẽ tự quán thành! Công phu thiếu sót, sẽ thấy chẳng rơ ràng. Chuyện này tuy liên quan đến thời gian [tu tập] dài hay ngắn, cũng có liên quan đến chuyện cái tâm tĩnh lặng hay hời hợt, xáo động. Khi lễ Phật, quán hay chẳng quán, cách nào thù thắng hơn, hoàn toàn chẳng có tiêu chuẩn! Hễ khế hợp căn cơ th́ là thù thắng; chẳng khế cơ, sẽ uổng công. Kẻ làm nghề giữ mộ, tu tập phép Sổ Tức chẳng khế hợp, đổi sang tu Bạch Cốt Quán bèn thành công dễ dàng. Kẻ chế ống bễ, tu tập Bạch Cốt Quán chẳng khế hợp, đổi sang tu phép Sổ Tức bèn thành công dễ dàng! Quyết định pháp nào thích hợp hay không, cứ nh́n theo đó sẽ hiểu rơ!

 

          * Hỏi: Thầy giảng kinh nói thế giới Cực Lạc chia thành bốn cơi, đệ tử giải ngộ chuyện này như sau:

          1) Theo nguyên tắc “vạn pháp duy tâm”, cái tâm của chúng ta bao trùm trọn hết hư không. V́ vậy, thế giới Cực Lạc ở trong tâm ta, hoàn toàn chẳng nhất định là ở ngoài mười vạn ức cơi Phật!

          2) Bốn cơi của Cực Lạc nhằm biểu thị quả vị đạt được do công phu tu hành của chúng ta cạn hay sâu. Như niệm Phật chỉ có thể chế phục Hoặc, đới nghiệp văng sanh, sẽ là cơi Phàm Thánh Đồng Cư. Đoạn Kiến Tư Hoặc, sẽ là cơi Phương Tiện Hữu Dư. Phá Trần Sa Hoặc, sẽ là cơi Thật Báo Trang Nghiêm. Đoạn căn bản vô minh, sẽ là Thường Tịch Quang. Bốn cơi đều thuộc trong một tâm, chỉ nhằm hiển thị công phu tu tập, hoàn toàn chẳng hiện h́nh tướng giới hạn và phạm vi khu vực, đúng không? Xin hăy chỉ dạy! (Tiên Thuần Hiền hỏi)

 

          Đáp: Bốn cơi của Cực Lạc đương nhiên là liên quan đến chuyện đoạn Hoặc, nhưng chẳng đơn giản như cư sĩ đă nêu! Đă biết như vậy, cũng là khó có rồi. Hăy nên xem kỹ Di Đà Yếu Giải của tổ Ngẫu Ích, sẽ có thể hiểu rơ ràng. Mấy câu hỏi cuối do ư nghĩa thiếu phân minh, chẳng tiện đáp xằng được!

 

          * Hỏi: Khi thầy giảng kinh, có nói “sanh vô sanh xứ”, đệ tử dựa theo văn tự mà hiểu ư như thế này:

          1) Niệm Phật đạt đến nhất tâm bất loạn, khi mạng chung, tâm hiện cảnh giới Cực Lạc, hoàn toàn chẳng có nơi nào khác để xuất sanh.

          2) Khi văng sanh thế giới Cực Lạc, sẽ đạt đến cảnh giới “hoa nở, thấy Phật, ngộ Vô Sanh”.

          3) Đă ngộ lư “tướng của các pháp là Không, bất sanh bất diệt”.

          Ba điều trên đây có đúng hay không? Xin hăy chỉ dạy. (Tiên Thuần Hiền hỏi)

         
         
Đáp: Xem kinh đương nhiên là kiêng dựa theo văn tự để suy đoán ư nghĩa! Nay ông nêu ra câu “sanh vô sanh xứ” là nghe từ kinh nào, ư nghĩa của đoạn văn trước đó là như thế nào? Ắt cần phải nói toàn thể, chớ nên chọn ra ư nghĩa theo kiểu cắt đoạn. Ba điều một, hai, ba như ông đă nêu, có đúng ư của câu ấy hay không? Quả thật, tôi chẳng dám tùy tiện nói này nọ! Chỉ có thể nói như thế này, phàm những ǵ thuộc về học lư, ắt cần phải dựa theo sách vở để hiểu trọn vẹn. Sau đấy, châm chước [để lănh hội]. Muôn vàn phần chớ nên cậy vào ư kiến của chính ḿnh!

 

          * Hỏi: Trong khi ăn cơm sáng tối, đệ tử mở băng niệm Phật để bổ sung những chỗ thiếu sót trong sáng tối. Có người già rất bực bội nói: “Ăn cơm mà nghe băng niệm Phật, muốn hại chết người hả?” Đệ tử thuận theo ư người già, tắt đi. Nhưng người ấy nói kiểu đó có đúng hay không, xin chỉ dạy! (Tiên Thuần Hiền hỏi)

 

          Đáp: Âm thanh lọt vào tai, có người thích, có kẻ không thích. Mỗi người một ư, khó ḷng cưỡng ép được! Cá nhân ở một ḿnh, tùy ư cá nhân. Đă có người khác, ắt phải nghĩ cho người khác. Ngay như bàn về phía chính ḿnh, cũng là “tâm vô nhị dụng”. Ăn cơm mà nghe băng tụng niệm, tâm bị phân đôi: Nghe hiểu âm thanh, bèn chẳng biết mùi vị; biết mùi vị, sẽ chẳng hiểu âm thanh, trở ngại rất lớn đối với chuyện giữ lấy một đường! Ông há chẳng nghe chuyện xem đánh cờ quên bẵng thời gian, nghe nhạc Thiều chẳng biết đến mùi thịt ư?

 

          * Hỏi: Nhất tâm tŕ tụng chân ngôn, chỉ chí thành, khẩn thiết, chẳng quán tưởng và kết ấn, đạo nghiệp có thể thành tựu trong một đời hay không? Có thể đạt được toàn bộ những công đức như kinh đă dạy hay không? Nếu đă thành tựu, chẳng c̣n tiếp tục tŕ tụng, hoặc gián đoạn, giải đăi, có phải là đạo lực bị tổn thất hay không? Hết sức mong được dạy rơ cho! (Lâm Thực Đức hỏi)

 

          Đáp: Cách tu chân ngôn lấy tam mật tương ứng làm chủ. Nếu chẳng học toàn vẹn, chỉ tŕ chân ngôn, thật sự chí thành, chắc chắn là có công đức. “Thành tựu ngay trong một đời” là do công đức, chẳng do pháp. C̣n như ông nói, “sau khi đă thành tựu”, chẳng biết những chữ ấy nói về điều ǵ! Có phải là nói “đoạn Hoặc, chứng quả” hay chăng? Hay là sự tương ứng trong hiện tiền? Nếu đă đoạn sạch vô minh, sẽ là vô tu vô chứng, chẳng bị tổn thất. Nếu chỉ có những sự tương ứng, hễ gián đoạn, giải đăi, sẽ đều bị thoái chuyển.

 

          * Hỏi: Luận theo sự thật, tŕ tụng chân ngôn có ổn thỏa, thích đáng hay không? Niệm chân ngôn Lục Tự Đại Minh, có thể văng sanh Cực Lạc hay không? Có tương ứng với pháp môn Tịnh Độ hay không? (Lâm Thực Đức hỏi)

 

          Đáp: Hai chữ “ổn đáng” (穩當, ổn thỏa, thích đáng) là nói về chuyện ǵ? Cầu phước ư? Cầu huệ ư? Cầu định ư? Cầu quả ư? Ắt phải nói rơ th́ mới có thể đáp được. Lại nữa, chẳng cần biết tu môn nào, ắt đều phải chánh xác, ắt phải đúng pháp, ắt phải tinh thành. Chánh xác, đúng pháp là do công phu tu tập của cá nhân. Đối với chuyện văng sanh Cực Lạc như ông đă hỏi, cốt yếu là ba điều Tín, Nguyện, Hạnh. Chẳng có ba điều ấy, bất cứ công phu nào cũng đều chẳng thể văng sanh. Kinh điển Tịnh Độ chỉ rơ các loại niệm Phật là chánh nhân [văng sanh], chớ nên trái nghịch giáo pháp! Nhưng đối với các phước đức làm duyên, tạo thành cái nhân cho thiện căn, ắt đều cần phải chẳng phế trừ điều nào, đó gọi là “chánh trợ song tu”. Lục Tự Đại Minh chỉ có thể dùng làm trợ duyên.

 

          * Hỏi: Chúng ta xem kinh hoặc tụng kinh với cái tâm chí thành giống như nhau, nhưng so sánh công đức và lực dụng giữa hai đằng, sẽ là như thế nào? (Lâm Thực Đức hỏi)

 

          Đáp: “Xem kinh” có [hai loại] sai khác. Một là chỉ xem, chẳng nghĩ ngợi. Hai là chuyên nghiên cứu ư nghĩa kinh. “Chẳng nghĩ ngợi” là để thâu hồi ư niệm. “Chuyên nghiên cứu” là để cầu huệ. Tụng kinh th́ ư nghĩa đại lược cũng giống như trên. Để thâu hồi ư niệm, xem kinh hay tụng kinh đều có thể thâu hồi ư niệm. Tức là hai đằng đều khế hợp căn cơ của ta, [công đức, lực dụng] sẽ như nhau. Nếu xem kinh khế hợp, mà tụng chẳng khế hợp, hoặc tụng th́ khế hợp mà xem chẳng khế hợp, sẽ là bất đồng. Nhằm cầu huệ, hăy suy nghĩ cẩn thận, biện định rành rẽ, phá mê, khơi mở đường ngộ, khế hợp với ta th́ sẽ là như thế. Đọc sách ngàn lượt, tự thấy ư nghĩa, khế hợp với ta th́ sẽ là như thế. Nếu khế hợp, [công đức, lực dụng] sẽ là như nhau; chẳng khế hợp, sẽ khác nhau. Hễ khế hợp th́ công đức lẫn lực dụng đều lớn; chẳng khế hợp th́ công đức lẫn lực dụng đều nhỏ nhoi.

 

          * Hỏi: Để niệm Phật đạt đến mức nhất tâm, nhằm cầu thượng thượng phẩm hăy nên tấn tu như thế nào? (Lâm Thực Đức hỏi)

 

          Đáp: Sơ học th́ miệng niệm, tai nghe. Tiến cao hơn th́ là tâm niệm, tâm nghe. Đạt đến tột cùng, sẽ là thần niệm, thần nghe. Đấy chính là chánh nhân để cầu nhất tâm. “Tùy duyên tiêu nghiệp cũ, chẳng tạo họa ương mới”, “rộng tu tam phước”, có thể đọc kinh điển Đại Thừa. Đấy chính là trợ duyên để cầu thượng thượng phẩm.

 

          * Hỏi: Đối với danh hiệu Phật bèn dùng Phạm âm để niệm, giữ măi chẳng đổi, nhưng có chỗ bất đồng với [những cách tụng niệm] thông thường. Chẳng biết tôn ư của bậc đại đức là như thế nào? (Lâm Thực Đức hỏi)

 

          Đáp: Ông nói “Phạm âm” th́ “Phạm âm” là như thế nào? [Ư ông nói là] những chữ chưa được dịch nghĩa sang tiếng Hán, hay là giọng điệu, nhịp phách trong xướng tụng Phạm bái? “Danh hiệu Phật” là danh hiệu của vị Phật nào? [Những điều ấy] đều chẳng [nêu ra] rơ ràng, chẳng thể không biện định. Phàm là chân ngôn, mật chú, chính là kinh văn thuộc loại “ngũ bất phiên” (năm loại chẳng phiên dịch). Cách phát âm từng chữ đều là theo âm tiếng Phạn. [Âm thanh của] mơ, chuông, hồng chung, trống, đọc khẽ, hoặc xướng rơ tiếng, hoặc tán, hoặc kệ, cũng đều gọi là “phạm âm”. C̣n như danh hiệu Phật, có đến cả ngàn vạn loại! Có danh hiệu dịch nghĩa sang tiếng Hán như Dược Sư Phật, Nhiên Đăng Phật v.v… Có danh hiệu vẫn giữ nguyên âm tiếng Phạn, như A Di Đà Phật, A Súc Bệ Phật v.v… Tôi chẳng hiểu ư của câu hỏi “danh hiệu Phật dùng Phạm âm để niệm” như ông đă nêu! Những danh hiệu Phật như chúng ta đă biết, không ǵ chẳng xuất phát từ kinh văn. Cứ tuân theo đó để niệm, chớ nên biến đổi! Cách niệm Phật th́ có các loại như tŕ niệm lớn tiếng, tŕ niệm nhỏ tiếng, kim cang tŕ, niệm thầm… Để cầu nhất tâm th́ cũng chẳng hoàn toàn phải dùng chuông, mơ, phách điệu.

 

          * Hỏi: Học tṛ theo thầy nhiều năm. Trong quá khứ, chẳng dụng công, có một ưu điểm là chân tâm tin Phật, thích xướng niệm Phật hiệu. Năm nọ, theo pháp sư Sám Vân đả Phật Thất. Pháp sư dạy phương pháp niệm Phật th́ phải [chú tâm] giống như dùng điện hàn một vật, giống như đóng đinh thánh hiệu Phật chẳng sai, chẳng lệch! Tiếp đó là bắt đầu [xướng niệm] Phật hiệu. Học tṛ hành theo lời dạy của pháp sư, bất tri bất giác thấy Phật. Kế đó, đôi ba lượt đều có cảnh giới. Phật Thất lần ấy chẳng uổng công! Kể từ lúc ấy, đối với chuyện học Phật bắt đầu có hứng thú. Nghe kinh càng chẳng uổng công! Mỗi lần nghe thầy giảng, đều có thể thu thập một đôi điều. Hoặc là có lúc dường như hiểu, nhưng chẳng hiểu; trên đường về nhà, nghĩ lại cũng có thể hiểu ra. Thầy nói “nước tám công đức trong ao sen bằng bảy báu có thể tùy tâm thuận theo ḷng mong”. Học tṛ cũng lănh hội, thật sự là có thể “thuận theo ḷng mong muốn”. Niệm Phật, quán tưởng, học tṛ thích nhất tượng Phật ở Thiện Quả Lâm. Mở mắt thấy Phật, nhắm mắt cũng thấy Phật. Lại nghe thầy nói “hăy tận hết sức quán tượng Phật to lớn”, học tṛ làm theo lời thầy dạy. Hôm sau, khi tụng niệm khóa sáng tại nhà, phát hiện tận hư không đều là cơi Phật, là một chữ Không. Từ đấy, xuất hiện vấn đề như thế này: Học tṛ chẳng biết niệm Phật th́ nên quán tưởng như thế nào?

          Nhiều lần cầu thầy, nhưng chưa được toại ư, chỉ đành cầu Phật oai lực gia bị khai ngộ. Phật do tâm sanh, thuận theo tâm mà Phật hiện. Ngoài tâm không có cảnh, toàn thể Phật là tâm. Ngoài cảnh chẳng có tâm, toàn thể Tha chính là Tự. Hồng danh thật sự tỏ lộ tự tánh, Tịnh Độ mới hiển lộ duy tâm. Cảm ứng đạo giao, hô ứng đồng thời, hành tŕnh mười vạn ức [cơi Phật] cách đây chẳng xa. Tâm làm, tâm là A Di Đà Phật. Trước kia, thầy nói “nơi đây chính là thế giới Cực Lạc”, học tṛ chẳng hiểu, chẳng khai ngộ. Hỏi han khá nhiều đồng tu, họ cũng chẳng biết. Nay học tṛ đă biết, cũng dám đảm nhận “chính ḿnh là A Di Đà Phật”. Lần này học tṛ thọ Bồ Tát Giới, ăn chay trường, thời thời khắc khắc ghi nhớ “giới là cội gốc của Vô Thượng Bồ Đề. Hăy nên nhất tâm tŕ tịnh giới”. Chẳng thể quên thầy đă nhiều năm răn dạy đoạn Hoặc, trừ khử tham, sân, si, mạn, nghi. Nhất là lời dạy trong ba ngày nay. Chính ḿnh tự xét, khắc rơ trong tâm. Học tṛ chưa hề cầu phước báo, luôn cầu văng sanh thành Phật, [sau đấy] sẽ trở lại độ chúng sanh. Đấy là nguyện vọng của học tṛ, xin thầy khai thị. (Đạo Long hỏi)

 

          Đáp: Ông nói hết sức nhiều mà chẳng chia theo thứ tự. Tôi đọc kỹ những điều ông nói, [th́ thấy] vẫn là thuộc về “thành tâm, chân tín”. Điều này cũng là khó có. Nay lại thọ giới, tiền đồ nhất định khả quan. Ở đây, tôi chọn ra những điểm quan trọng trong nội dung th́ có ba điều. Xin tŕnh bày cách nh́n hẹp ḥi [như thế này].

          1) Đối với câu hỏi về chữ Không, chữ này chính là Lư thường được nói trong kinh. Người giảng kinh gặp chữ này, chẳng cần biết là khế cơ hay không, chẳng thể gạt bỏ, không nói tới! Kẻ sơ học chẳng thể hiểu chữ Không này, nhưng do kinh cũng nhắc đến Hữu khá nhiều, cũng chẳng thể chỉ nói riêng một chữ! Phải nên gộp chung Không và Hữu để xét. Ở đây, tôi nói phương tiện đối với quư cư sĩ: Ngũ dục lục trần trong thế gian đều chẳng có thật tánh (實性, tánh chân thật), tham chẳng thật; hăy nên quán là Không. Tây Phương Cực Lạc liên bang, bốn cơi trang nghiêm, chân thật chẳng hư huyễn, hăy nên quán là Hữu.

          2) “Hăy nên quán Phật theo cách nào?”: Ông đă nói thích tượng Phật ở Thiện Quả Lâm nhất, hăy y theo đó để quán. Đó gọi là “đă quen thuộc, sẽ dễ dàng”, [cứ quán tượng ấy], sẽ dễ thành công.

          3) “Đoạn Hoặc”: Đây chính là chuyện phiền phức nhất, v́ số lượng các phẩm Hoặc trong tam giới vẫn chưa thể hiểu rơ, giảng giải sẽ khó khăn. C̣n may là ông c̣n biết “tham, sân, si, mạn, nghi” chính là Hoặc. Tốt đẹp thay! “Hoặc” () chính là những chuyện gây chướng đạo. Tu Tịnh ắt cần phải chánh trợ song tu. “Chánh tu” là tŕ danh hiệu Phật, cầu đắc nhất tâm. “Trợ tu” là tiêu nghiệp cũ, chẳng tạo ương họa mới. Từ đấy, nhận biết Hoặc, sửa đổi Hoặc, thoạt đầu th́ miễn cưỡng, về sau sẽ trở thành tự nhiên, dần dần chế phục Hoặc. Đă chế phục lại cứ chế phục măi, sẽ đoạn Hoặc!

 

          * Hỏi: Mỗi lần tụng kinh đều cảm thấy tạp tưởng, loạn niệm rất nhiều. V́ sao nghiệp chướng nặng nề ngần ấy? (Thái Ḥa hỏi)

 

          Đáp: Chúng sanh trong cơi đời tạo đủ thứ nghiệp, thọ đủ thứ quả, vô số lần luân hồi trong lục đạo, đều là do tạp tưởng làm nhân! Những chuyện như niệm Phật, tụng kinh, tham Thiền, nhập Định v.v… đều nhằm tu tập, trừ khử tạp niệm. Chẳng có tạp niệm, sẽ là chứng đắc. Chuyện này cần phải có công phu thường hằng, lâu dài, chẳng phải là vừa cầu liền thành công được!

 

          * Hỏi: Mỗi lần lễ Phật, có phải là vẫn phải phát nguyện hay chăng? (pháp sư Pháp Trí hỏi)

 

          Đáp: Nguyện có phát, có hành. Đă phát, ắt phải thật sự hành th́ nguyện mới chẳng rỗng tuếch. Hành ắt phải có phát; chẳng phát, làm sao chịu hành? Nguyện chẳng bao gồm hành, nhưng hành đă bao gồm phát nguyện. Mỗi ngày lạy Phật, cũng từng phát nguyện. Nay lạy Phật chính là để thực hiện cái nguyện ấy. Khi lạy Phật, tâm đặt nơi Phật, nguyện và hành sẽ đều được trọn đủ.

 

          * Hỏi: Nếu lấy chuyện đoạn Hoặc để luận định, thánh nhân Sơ, Nhị, Tam, Tứ Quả, mỗi bậc đạt được loại thần thông nào? Và đạo lực của mỗi bậc là như thế nào? (Triệu Hàm Khiêm hỏi)

 

          Đáp: Điều này hết sức khó nói! Ắt phải hiểu rơ Tứ Đế và Kiến Tư Hoặc được đoạn [như thế nào trong mỗi bậc] th́ mới có thể dễ nói. Tiểu Thừa đoạn hết Kiến Hoặc thuộc về tam giới, sẽ chứng Sơ Quả. Lại đoạn sáu phẩm Tư Hoặc thuộc Dục Giới, sẽ chứng Nhị Quả. Lại đoạn ba phẩm Tư Hoặc cuối cùng trong Dục Giới, sẽ chứng Tam Quả. Hoàn toàn đoạn hết Kiến Tư Hoặc trong tam giới, sẽ chứng Tứ Quả. Tứ Quả th́ Lục Thông đều trọn đủ, ba bậc đầu (Sơ Quả, Nhị Quả, Tam Quả) không có Lậu Tận Thông.

 

          * Hỏi: Chúng ta nương theo pháp để tinh tấn tu học, làm thế nào để chứng minh [chính ḿnh] xác thực là đă chứng quả? (Triệu Hàm Khiêm hỏi)

 

          Đáp: Tu loại học vấn nào, nương theo loại pháp nào, đă chẳng nói rơ, không có cách nào nói về cái quả được! Nhưng bất luận Tiểu Thừa hay Đại Thừa, đều phải là đoạn Hoặc. “Đoạn” th́ có đoạn do đă thấy [tánh], hoặc đoạn do tu. Nếu muốn chứng biết, có thể cậy vị tri thức đă đoạn Hoặc ấn chứng, sẽ có thể biết rơ. Nếu không, tự xét những ǵ chính ḿnh đă đoạn, sẽ có thể ngộ, biết.

         

          * Hỏi: Sau khi rời khỏi Từ Quang giảng ṭa, đối với cuộc sống tại gia, hoặc trong học hành, hăy nên làm như thế nào để giữ ǵn căn bản của đạo? (Nghê Mai Tiên hỏi)

 

          Đáp: Ở nhà th́ đối với hai khóa tụng sáng tối, hăy nên dành thời gian nhiều hơn. Ở trường, hăy nên thầm niệm, rút ngắn lại, thậm chí mười niệm. Điều đại cương, cốt yếu trong Phật học, bất quá là Giới, Định, Huệ. Hai thời công khóa chính là cách để cầu Định; đấy gọi là “thực hành”. “Minh đức, chỉ thiện” của Nho gia cũng nhằm để cầu Định. Nói th́ đơn giản; xét ra, ư nghĩa rất sâu. Ngoài ra, cần phải dành thời gian để xem kinh giống như đọc báo vậy. Ắt phải sao cho chẳng thiếu sót ngày nào, sẽ có thể hữu ích cho trí huệ. Hành và giải như vậy, căn bản nơi đạo sẽ được kiên cố.

 

          * Hỏi: Chẳng ăn chay th́ có thể niệm Phật hay không? Ngoài niệm Phật ra, c̣n cần phải niệm những kinh điển nào khác? (Nghê Mai Tiên hỏi)

 

          Đáp: C̣n đang trong thời kỳ làm học sinh, chẳng được tự do, chẳng thể hoàn toàn ăn chay, có thể ăn rau bên cạnh thịt, hoặc ăn tam tịnh nhục đều được. Niệm Phật là tu tâm, cầu Định, bất cứ ai đều có thể hành. Dẫu chẳng ăn chay, vẫn có thể niệm Phật. Bất quá, ḷng Từ hơi kém mà thôi; rốt cuộc, vẫn tốt hơn không niệm. Đối với kinh điển, trong thời gian này, chỉ xem đọc là được rồi, tạm thời chẳng cần niệm tụng. Hễ rảnh rang, hăy niệm Phật cho nhiều, sức ít, công nhiều, đạo căn trưởng dưỡng rất nhanh!

 

          * Hỏi: Trong cuộc sống của chúng ta, có thể gặp đủ mọi loại người. Nếu chúng ta gặp phải hạng người ác căn rất nặng, chẳng có thời khắc nào không ôm ḷng làm hại kẻ khác, ngược ngạo coi đó là chuyện vui sướng. Khuyên nhủ họ, họ lại cho là ḿnh chửi họ, cũng có lẽ là chính họ hoàn toàn chẳng biết bản thân đang làm ác. Chúng ta hăy nên hóa độ hạng người như vậy bằng cách nào? (Nghê Mai Tiên hỏi)

         

          Đáp: Độ người cần phải quán cơ, khế cơ. Chính ḿnh học vấn trọn đủ, sung măn, th́ mới có thể hiểu biết đối phương, mới có thể thiện xảo phương tiện. Khi học lực chưa đầy đủ, chỉ đành tùy duyên, tùy phận, tận hết sức ḿnh, c̣n nghe theo hay không là do kẻ đó!

 

          * Hỏi: Đối với kẻ lăng nhục chúng ta, chúng ta hăy nên nhẫn nại, chẳng quan tâm đến, có đúng hay chăng? Hay là sau khi đă nhẫn rồi, sẽ lại khuyên dạy họ? (Nghê Mai Tiên hỏi)

         

          Đáp: Nhà Phật trọng nhẫn nhục, Nho gia cũng coi trọng “phạm nhi bất giảo” (chẳng so đo với kẻ xâm phạm ta); nhẫn nại, bao dung, đấy chính là điều nên làm. Sau đấy, khuyên bảo họ chính là bi mẫn, nhưng cũng cần phải xem xét tánh người và căn cơ để khuyên th́ mới chẳng trở thành lục đục. Chẳng thấy đức Phật đối với kẻ có tánh ác bèn dùng cách mặc tẫn, nhà Nho có huấn thị “bất khả dữ ngôn, nhi bất dữ ngôn” (chẳng thể nói mà [cứ nói], [đáng nên nói] mà chẳng nói)[4] đó chăng?

 

          * Hỏi: Khi quá mức bận bịu, hoặc xuất ngoại, chẳng thuận tiện, hoặc không có thời gian để niệm tụng công khóa sáng tối cố định, hăy nên làm như thế nào? (Tạ Ấu hỏi)

 

          Đáp: Đấy là do cái tâm sanh tử chẳng tha thiết; v́ thế, đối với chuyện nặng nhẹ bèn điên đảo! Phải biết ăn cơm nhằm nuôi nấng cái thân hư giả, tu Định nhằm dưỡng Pháp Thân. Bất luận bận bịu như thế nào, tôi nghĩ nhất định chẳng quên ăn cơm. V́ sao chẳng thể tu Định? Nuôi nấng cái thân hư giả mấy chục năm, [vô thường xảy đến], hơi thở hóa thành gió Xuân, thịt hóa thành tro, đất, Pháp Thân trăm ngàn kiếp, thoạt ch́m, thoạt nổi trong tam đồ lục đạo! Hai ngày chẳng ăn cơm, chẳng gây hại giả thân cho mấy, người ta cứ khăng khăng chẳng quên ăn! Hai ngày chẳng tu Định, Pháp Thân nhiễm vô minh, con người cứ quên khuấy tu hành. Nếu coi tu Định [cần thiết] như ăn cơm, sẽ là biện pháp tốt đẹp.

 

          * Hỏi: Y giáo tu hành, một khi công hạnh khế nhập quả vị, có phải là Phật, Bồ Tát sẽ đích thân chứng minh, hay là tự biết? (Trương Khoát Nhiên hỏi)

 

          Đáp: Hai đằng đều có! Một, chứng quả chính là giai đoạn đoạn Hoặc. Đối với chuyện này, ắt trước hết phải là đă hiểu rơ Phật lư; sau đấy, nương theo cách tu, chẳng tu chuyện ǵ khác, tức là đoạn Hoặc. Cổ đức nói: “Chỉ trừ khử phàm t́nh, chẳng coi là thánh cảnh nào khác”. Chính ḿnh có phiền năo hay không, há lẽ nào chẳng biết? Nếu thật sự chẳng biết, đấy vẫn là bất giác, sao đáng nói là học rồi tự tu? Hai, Phật có mười lực, trong ấy có một điều là biết công hạnh tu tập chứng đắc của chúng sanh, lại c̣n có pháp thọ kư đối với kẻ hữu duyên thấy Phật.

 

          * Hỏi: Bồ Tát có chủng tử Biến Dịch Sanh Tử tồn tại, nhưng tôi chưa biết Biến Dịch Sanh Tử là huyễn hóa, hay là liên hoa hóa sanh? Chỉ biết danh xưng gọi là Biến Dịch Sanh Tử, chẳng biết rơ cách giải thích tường tận là như thế nào? (Tiêu Huệ Tâm hỏi)

 

          Đáp: Chủng tử của Biến Dịch chính là vô minh. Có thể đoạn một phẩm, vô minh sẽ giảm một phần. Đó gọi là Biến Dịch (變易), tức là sự biến hóa do vô minh giảm bớt. Trong sự biến hóa ấy, gán cho nó một cái giả danh là Sanh Tử. Đợi cho đến khi đoạn sạch vô minh, chẳng c̣n biến đổi, sẽ chẳng gọi là sanh tử nữa!

 

          * Hỏi: Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, cho đến Đẳng Giác là năm mươi mốt địa vị, đúng không? Đă đạt tới Thập Hồi Hướng, lại tiến lên đăng địa th́ gọi là địa vị thứ bốn mươi mốt đấy chăng? (Tiêu Huệ Tâm hỏi)

 

          Đáp: Trụ, Hạnh, Hướng, Địa, mỗi thứ có mười cấp bậc, tổng cộng là bốn mươi cấp. Sau khi viên măn bốn mươi cấp ấy, tiến cao hơn sẽ gọi là Đẳng Giác, nên gọi là “địa vị thứ bốn mươi mốt”.

 

          * Hỏi: Từng nghe La Hán có bảy phen sanh tử, lại có một phen qua lại. Sau khi đă trải qua bảy phen sanh tử và một phen qua lại, sẽ sanh về phương nào? Sanh từ kiểu ấy có phải là Phần Đoạn hay không? Xin hăy dạy tường tận! (Tiêu Huệ Tâm hỏi)

 

          Đáp: Đối với chuyện này, cần phải biết thứ tự đoạn Hoặc th́ mới có thể hiểu rơ. Nói cặn kẽ, sẽ hết sức phiền phức, chỉ nói đại khái mà thôi. Tiểu Thừa có bốn quả. Sơ Quả, dịch theo lối cũ là Nhập Lưu, [có nghĩa là] đă siêu phàm nhập thánh. Nhị Quả gọi là Nhất Văng Lai, nghĩa là một phen sanh trong nhân gian hoặc cơi trời. Tam Quả gọi là Bất Lai, nghĩa là chẳng c̣n sanh trong Dục Giới nữa. Tứ Quả gọi là Bất Sanh, tức là A La Hán, đă vượt thoát tam giới, bất sanh, bất diệt.

 

          * Hỏi: Chúng tại gia sau công khóa sáng, hăy nên niệm bài kệ hồi hướng gồm tám câu “nguyện dĩ thử công đức… đồng sanh Cực Lạc quốc”, có thể niệm thêm “tứ sanh cửu hữu, đồng quy Tịnh Độ pháp môn, bát nạn tam đồ, cộng nhập Di Đà nguyện hải” hay không? (nhân viên thuộc ban Cát Tường hỏi)

 

          Đáp: Chẳng thêm những câu văn khác vào, tám câu ấy cũng đă hết sức viên măn. Nếu muốn thêm vào bốn câu đó, cũng chẳng có ǵ là không được! Hăy nên biết, hồi hướng chính là cái nguyện trong tâm, xuất phát từ ḷng chân thành, chẳng do nói rộng hay nhiều!

 

          * Hỏi: Gia mẫu từng ghi thêm các phù hiệu ghi chú âm đọc vào bài Thiên Thủ Thiên Nhăn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni Chú để tiện đọc tụng, khó tránh có chỗ nhếch nhác, thiếu cung kính. Chẳng biết có phương pháp nào để bổ cứu hay không? (Vương Doăn Hữu hỏi)

 

          Đáp: Chuyện ấy vốn là do cầu pháp, chẳng biết đó là khinh mạn, xuất phát từ sự vô tâm. Nay lại hối hận, sợ hăi, tức là từ chểnh mảng, sơ sót, chuyển thành cung kính, thận trọng. Hễ ḷng cung kính chiếm phần lớn th́ là tốt lành, sẽ có thể tiêu trừ tội khiên. Nếu tâm bất an, hăy nên đối trước Phật, cầu nguyện, sám hối, về sau chẳng tái phạm nữa, chắc chắn sẽ được Phật gia hộ. Cổ đức nói: “Tâm có thể tạo nghiệp, tâm có thể chuyển nghiệp”. Trước là giải đăi, sau là kính trọng, sẽ là từ họa chuyển thành phước vậy.

 

          * Hỏi: Gần đây, ở trong quan pḥng, học tṛ vẫn tốt đẹp, nhưng học tṛ chẳng biết dụng công, chẳng thể chuyên niệm. Xin hỏi, trong quan pḥng từ sáng đến tối đều là một câu Phật hiệu. Học tṛ chẳng hiểu rơ chuyện này: Có cần phải tụng niệm công khóa sáng tối hay không? (pháp sư Pháp Trí hỏi)

 

          Đáp: Tổ sư nh́n vào vách, người đời sau bế quan, sự khác, lư đồng, đều nhằm tu dưỡng đạo nghiệp. Suốt chín năm, [tổ sư Đạt Ma] chẳng nói một lời, [hành giả] ở trong quan pḥng chẳng hỏi chuyện bên ngoài, chẳng xen tạp niệm khác, tâm định nơi một chuyện. Một câu Di Đà, không hai, không ba. Nếu có thể hiểu rơ, đại sự đă làm xong! Nếu có thể như vậy, cũng gọi là “hợp thành một khối”, cần ǵ phải nghĩ ngợi chi khác. Nếu trong quan pḥng mà vọng niệm chẳng đoạn, chẳng thể chế phục được, hăy hướng về bậc đại đức trong chùa thỉnh cầu khai thị. Có thể tăng thêm công khóa sáng tối như là một phương pháp để điều ḥa vậy!

 

          * Hỏi: Đối với nghi thức tụng niệm sáng tối trong kinh nhật tụng đă được quy định, các phần Hương Tán, kinh Di Đà… cho đến Tam Quy Y, tán thán Vi Đà, Già Lam v.v… có mối quan hệ trọng yếu đối với chuyện cầu nhất tâm hay không? Đệ tử cảm thấy quá nhiều tiết mục sẽ gây trở ngại cho việc cầu nhất tâm, đúng không? (Tiên Thuần Hiền hỏi)

 

          Đáp: Nghi thức tụng niệm sáng tối đă định chính là cách hành tŕ trong các đoàn thể, chùa miếu, dành cho công chúng cùng tu với nhau, phải nhất loạt [theo tŕnh tự như nhau] th́ mới chỉnh tề. Nếu không, mỗi người một kiểu, sẽ thành rối ren, chẳng có trật tự. Nếu cầu đắc Định, ắt cần phải khế hợp căn cơ để tự tu. Đối với các tiết mục rườm rà đều có thể bỏ bớt, thậm chí một câu hồng danh chuyên ṛng, chuyên nhất, sẽ được thọ dụng. Nhiều quá sẽ đâm ra rối loạn! Nhưng đối với hai pháp đều chớ nên chấp, mỗi đằng có phương tiện riêng. Tu chung với mọi người, ắt phải tuân theo đại chúng. Tự tu th́ giảm bớt nghi thức, chú trọng nhiều về chất lượng.

 

          * Hỏi: Khi thầy giảng kinh, đôi ba lượt khai thị “hạnh giải tương ứng”. Lư ấy hết sức thích đáng, nhưng lư trong kinh Phật hết sức vi diệu, hết sức sâu xa, mong hiểu được sẽ khá khó khăn. Như đệ tử nghe pháp quá trễ, lại là kẻ độn căn, mong thấu hiểu sẽ tốn rất nhiều thời gian, có thể chiếu theo cách tu của những bà cụ già chốn làng quê, chỉ trọng tŕ danh, chẳng cầu giải th́ cũng có thể văng sanh hay chăng? Hay là thầy có thời gian thích đáng nào khác để ban phát pháp? Kính xin chỉ dạy! (Tiên Thuần Hiền hỏi)

 

          Đáp: Hạnh có cạn hay sâu, Giải có chuyên biệt hay rộng răi. Tu một pháp môn mà nghiên cứu nhiều kinh điển, đó là rộng răi. Tu một pháp môn, chỉ hiểu kinh của pháp môn chính ḿnh đang tu, đó là chuyên. Tánh chất của các bà cụ chốn làng quê cũng chẳng phải chỉ có một loại. Hoàn toàn chẳng phải là các bà cụ già đều coi trọng tŕ danh! Nếu thật sự là một bà cụ tŕ danh chẳng thoái chuyển, nhưng chẳng hiểu tín nguyện, sẽ chỉ đạt được phước báo, nhất quyết chẳng thể văng sanh! Người tu Tịnh Độ tự xét khả năng của chính ḿnh, lợi căn th́ học rộng, độn căn th́ học chuyên, như vậy th́ sẽ có thể làm được!

 

          * Hỏi: Khi tán niệm, vừa niệm Phật, vừa chú ư đến chuyện khác. Như khi đi xe đạp, vừa niệm Phật vừa chú ư t́nh h́nh trên đường. Cách niệm ấy có đắc lực hay không? (Tiên Thuần Hiền hỏi)

 

          Đáp: Niệm Phật cầu chuyên nhất, chớ nên chú ư chuyện khác. Hễ tâm đặt hai chỗ, sẽ có công hiệu ít ỏi. Nhưng trong khi tụng niệm công khóa chánh yếu, hăy cầu chuyên nhất, chẳng thể duyên nơi sự vật khác. Khi tán khóa th́ tùy duyên, chuyên chú vào công việc đang làm, chỉ quan niệm đức Di Đà chiếu lâm ở trên mà thôi. Như thế chính là khéo hiểu phương tiện, mà cũng chẳng hỏng việc, tịnh niệm lại được tiếp nối.

 

          * Hỏi: Tứ tướng[5] như trong kinh Kim Cang đă nói có khá nhiều cách giải thích, ư nghĩa bao hàm trong ấy rốt cuộc là như thế nào? (Triệu Hàm Khiêm hỏi)

 

          Đáp: Chỉ nh́n vào sự chứng giải của cổ đức, tin nhận, phụng hành, xa ĺa [các tướng], chẳng chấp trước, sẽ là hay nhất. Học lực chẳng đủ, mà mong hiểu tường tận, hễ nói tường tận, ngôn từ sẽ rất nhiều. Hễ ngôn từ nhiều, sức thấu hiểu sẽ khó thể kham nổi. Dẫu chẳng hiểu lầm, cũng sợ là rất khó [lănh hội thỏa đáng].

 

          * Hỏi: Vô tâm làm ác th́ có phải vẫn là mắc tội hay không? (Triệu Hàm Khiêm hỏi)

 

          Đáp: Vô tâm làm ác: “Vô tâm” là không cẩn thận, tâm ư đểnh đoảng, hời hợt. Dẫu chẳng mưu tính sẵn, vẫn là tội lỗi! Do đă tạo thành điều ác, vẫn phải thọ báo, nhưng báo nhẹ hay nặng, lớn hay nhỏ, cần phải luận theo Sự và Lư để đoán định, chẳng thể nói nháo nhào, luông tuồng là đúng hay sai được! Pháp luật thế gian cũng có điều khoản trừng phạt [tội lỗi] do lầm lẫn. Nhân quả vi tế, chẳng sai sẩy mảy may, nhưng xét đoán sự việc để có thể gia giảm, ắt phải dựa theo Sự và Lư để luận định, chẳng thể dấy lên lời nghị luận suông được!

 

          * Hỏi: Bậc thánh giả chứng quả có phải là đă đều minh tâm kiến tánh? Thiền Tông ngộ chứng nguồn tâm, có phải là đă vượt lên, dự vào địa vị Phật, hoặc thuộc vào địa vị Bồ Tát, Nhị Thừa? T́nh h́nh như thế nào, xin hăy dạy cho! (Triệu Hàm Khiêm hỏi)

 

          Đáp: Thanh Văn có bốn quả vị, Bồ Tát có năm mươi mốt quả vị, Phật gồm một quả vị, đều gọi là “thánh quả”. Kiến, tu, đoạn, chứng, mỗi địa vị khác nhau! Ngay như đối với sự minh tâm kiến tánh, [mỗi quả vị] có cảnh giới và quả khác nhau. T́nh h́nh như thế nào, chẳng phải bằng vài câu mà có thể nói trọn hết được! Hơn nữa, “Thiền Tông ngộ chứng nguồn tâm” cũng có cạn, sâu, thiên (, thiên lệch), viên (, viên măn) [khác biệt]. Đoạn hết Kiến Tư (Kiến Hoặc và Tư Hoặc), chính là A La Hán. Đoạn hết Trần Sa, chính là Đẳng Giác, Diệu Giác. Đoạn căn bản vô minh, chính là Phật. Nói theo kiến, tu, và những pháp đă đoạn, không ǵ là chẳng dựa theo tông ta đang xem xét để bàn luận.

 

          * Hỏi: Khi chứng địa vị thánh, sẽ là [chính hành giả] đích thân thấy biết, hay là do Phật, Bồ Tát chứng minh? (Triệu Hàm Khiêm hỏi)

 

          Đáp: Người tu tự biết, mà Phật, Bồ Tát cũng biết.

 

          * Hỏi: Tu chứng đến giai đoạn nào th́ mới chẳng ngủ nghỉ? A La Hán có ngủ hay không? (Triệu Hàm Khiêm hỏi)  

         

          Đáp: Ngủ nghỉ vốn là một món trong Thập Triền, khiến cho chúng sanh bị trói buộc, chẳng thể xuất ly tam giới. Hễ đoạn được nó, tức là đă hết Phần Đoạn Sanh Tử. A La Hán đă đoạn hết Kiến Tư, tự nhiên chẳng ngủ nghê.

 

          * Hỏi: Thông thường, hễ nói tới các địa vị của bậc thánh, đều dựa theo Biệt Giáo hoặc Viên Giáo [để luận định]. Vậy th́ địa vị Bồ Tát được nói trong kinh Lăng Nghiêm là Biệt Giáo hay Viên Giáo? (Triệu Hàm Khiêm hỏi)

 

          Đáp: Hàng Bồ Tát được nói trong kinh Lăng Nghiêm có hai mươi lăm loại Viên Thông. Nh́n vào danh xưng, nghĩ tới ư nghĩa, chẳng hỏi cũng biết!

 

          * Hỏi: Luận định thông thường về các địa vị của những bậc thánh, sẽ dựa theo Tạng, Thông, hay Biệt, Viên? (Trương Khoát Nhiên hỏi)

 

          Đáp: Tạng, Thông, Biệt, Viên chính là tám món gồm hóa giáo và hóa pháp do tông Thiên Thai lập ra, hết sức phức tạp, chẳng dễ thuyết minh đơn giản được! Mỗi tông vẫn có cách nói riêng, không phải là tông nào cũng đều tuân theo cách nói của tông Thiên Thai. Nhưng tuy các tông [luận định địa vị của các bậc thánh] bất đồng, [xét theo phương diện] đoạn Hoặc chứng thánh, nói chung là chẳng khác!

 

          * Hỏi: Nếu đối với thế tục, cái tâm tự xa ĺa sâu đậm, cũng chẳng có dục niệm tham luyến các sự nghiệp, tập khí trần lao dần dần giảm nhẹ, chỉ cầu giải thoát, tinh tấn v́ đạo. Tâm có ư hướng như thế, có phải là gần với bậc Sơ Quả hay không? (Trương Khoát Nhiên hỏi)

 

          Đáp: Xin quư cư sĩ hăy rộng ḷng tha lỗi. Chẳng học, chẳng hiểu, chẳng tu, chỉ dấy vọng tưởng suông là “đă gần bậc Sơ Quả”, đấy chính là hư luận! “Thừa” chia thành Tiểu Thừa và Đại Thừa. Quả có Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát. Ông hỏi về “bậc Sơ Quả”, rốt cuộc là nói về quả nào, thuộc thừa nào? Hăy gác lại đó chẳng bàn! Tiểu Thừa Sơ Quả cũng cần phải đoạn hết Kiến Hoặc trong tam giới th́ mới đắc. Nếu chẳng hiểu hành tướng của Tứ Đế và phẩm số của Kiến Hoặc mà mong nhập Sơ Quả, chẳng có lẽ ấy!

 

          * Hỏi: Luận theo Phật pháp, kẻ tại gia có thể đoạn Kiến Tư Hoặc hay không? Hay chỉ là sau khi xuất gia th́ mới có thể đạt được? (Trương Khoát Nhiên hỏi)

 

          Đáp: Đoạn Hoặc là do hai đường “kiến” (kiến tánh) và “tu” (tu tập). Học Phật chẳng phân biệt xuất gia hay tại gia, chứng quả hoàn toàn là do công phu sâu hay cạn! Thường nói là “ông tu, ông đắc; bà tu, bà đắc, chẳng tu, chẳng đắc”. Điểm then chốt là trước hết phải có “minh sư, ích hữu” (thầy sáng suốt, bạn tạo lợi ích tấn tu), huân tập chẳng thiếu sót, siêng gắng Văn, Tư, Tu. Hễ điều kiện trọn đủ, tứ chúng tại gia và xuất gia đều có thể đoạn [Hoặc].

          Nói thêm: Điểm cốt yếu của vấn đáp là trả lời những câu đă hỏi. Trong thư cư sĩ gởi tới, có nói kèm thêm “chẳng cần phải câu nệ ư nghĩa sâu thẳm trong văn tự”, “chẳng ngại dùng lư sâu chân thật để xiển dương, phát khởi một cách rơ ràng, xác thực. Chẳng cần phải nhọc nhằn chú trọng khuyên khắp mọi người tu Tịnh”. Đọc kỹ những điều Ngài rộng ḷng hỏi tới, đều là những chuyện bàn huyền thuyết diệu về Tánh, Tướng. Cứ theo lời hỏi để đáp, th́ “huyền” chẳng phải là do lời đáp! Nếu nói đến “lư sâu chân thật”, [ông vẫn ngỡ] tu Tịnh là nông cạn ư? Đấy chính là cảnh giới chỉ có Phật và Phật mới thấu hiểu tột cùng! Nhọc nhằn khuyên nhủ chính là nỗi khổ tâm. Nếu có thể hiểu một phần trong vạn phần, đă đủ để chẳng phí uổng công sức rồi! Những điều khác sẽ đáp sau.

 

          * Hỏi: Nguồn gốc, ư chỉ chủ yếu và cái nhân của việc “nằm cát tường” là như thế nào? (Ẩn Danh Thị hỏi)

         

          Đáp: Làm người sống trong cơi đời, phải nên có lễ nghi. Những người có giáo dục trong nước ta, đối với việc đi, đứng, nằm, ngồi, đều có cách thức nhất định được chép tường tận trong thiên Khúc Lễ[6]. Giới luật và oai nghi trong nhà Phật so ra càng nghiêm ngặt hơn! Cách nằm trong thường nhật và khi nhập Niết Bàn đều tuân theo cách ấy, được gọi là “sư tử ngọa” (獅子臥), cũng gọi là “đới đao ngọa” (帯刀臥, cách đeo đao mà nằm). Cách này đối với công phu định lực, hô hấp, sinh lư, vệ sinh v.v… đều có mối quan hệ. [Nói cặn kẽ] sẽ hết sức dài ḍng, khó thể thuật trọn!

 

          * Hỏi: Khi tĩnh tọa niệm Phật, nhắm mắt, hay mở mắt? (Ẩn Danh Thị hỏi)

 

          Đáp: Chẳng nhất định. Thông thường là hạ thấp mí mắt, mắt chỉ mở hờ, chẳng nh́n thấy phía trước xa hơn một thước. Hễ tâm hôn trầm, bèn mở mắt để phấn chấn cái tâm. Tâm tán loạn bèn nhắm mắt để thâu nhiếp.

 

          * Hỏi: Đă quy y Tam Bảo, nhưng chẳng thọ bất cứ giới nào, có được hay không? (Ẩn Danh Thị hỏi)

 

          Đáp: Sau khi đức Phật diệt độ, lấy giới làm thầy. Giới có thể ngừa tà, dứt ác, giúp cho người ta nhập đạo. [Giới] có ích, chẳng tổn hại, chẳng phải là công cụ để trói buộc; nhưng người thọ giới chỉ đeo cái danh suông, chẳng thể vâng giữ, có khác ǵ không thọ? Nếu là người chân thành, nhất thời cơ duyên chưa đến, tuy chưa vào giới đàn thọ giới, có thể biết [những ǵ là] sai trái chẳng làm, th́ cũng có công đức.

 

          * Hỏi: Nỗi buồn khổ của kẻ học Phật thường là học Phật đă mấy năm, phiền năo vẫn y hệt như cũ, thống khổ giống hệt như xưa, đă lâu mà chẳng thấy có tin tức ǵ [chứng tỏ có tiến bộ trên đường đạo]. Do đấy, uể oải, chẳng phấn chấn, thoái thất cái tâm ban đầu! (Hà Thân Cận hỏi)

 

          Đáp: “Làm lành, điều tốt lành giáng xuống; làm ác, tai ương giáng xuống”. Thánh hiền thế gian và xuất thế gian đều nói như thế. Người hiểu rơ điều này, tin tưởng chuyện này, chắc chắn sẽ không oán trời, hờn người. Nếu nói niệm Phật buồn khổ, lui sụt cái tâm ban đầu, đấy chính là do chưa thân cận thiện tri thức, hoặc v́ chẳng hiểu Phật lư mà ra. Đấy có lẽ là v́ “tu mù, luyện đui”, cho nên chẳng đắc lực.

 

          * Hỏi: Niệm Phật niệm đến mức pháp hỷ sung măn, v́ sao thân tâm vẫn bất an y như cũ? (Hà Thân Cận hỏi)

 

          Đáp: Pháp hỷ sung măn há dễ dàng ư? Nếu niệm Phật thật sự đạt đến cảnh giới ấy, tức là đă đắc lực. “Hỷ” là chẳng mơ màng, chẳng mệt mỏi, làm sao có chuyện ngă ḷng cho được? Sung túc th́ sẽ b́nh thản, thảnh thơi, làm sao có chuyện bất an cho được? Xem thư cư sĩ gởi đến, nét chữ khéo léo, lời lẽ khiêm nhường, vẫn là căn khí để chở đạo, sẽ có thành tựu to lớn. Nếu có thể đọc sách tại nhà, đi ra ngoài tham phỏng, thăng đường nhập thất, sẽ chẳng phải là không thể [đạt được thân tâm an định].

 

          * Hỏi: Có cần phải đến ẩn cư trong núi thẳm hay không? Ngày đêm sáu thời chẳng ngừng niệm Phật suốt một hai năm th́ mới có thể chế phục phiền năo ư? (Hà Thân Cận hỏi)

 

          Đáp: Đối với sự, cần phải nói đến chuyện có thể làm được; lại càng phải là chuyện có thể làm được th́ mới nói! Nếu có thể ngày đêm sáu thời niệm Phật chẳng gián đoạn, ở ẩn trong núi sẽ giống như bế quan. Bế quan cốt yếu là để chế ngự cái tâm. Hiểu rơ lư này, chế phục cái tâm này, không chỉ là chế phục Hoặc, mà c̣n có thể đoạn Hoặc. Tổ Ngẫu Ích từng nói bảy ngày nhất tâm bất loạn, sẽ có thể đoạn Hoặc. Nếu tâm địa chẳng chân thật, chẳng hiểu rơ giáo lư, nửa tin, nửa ngờ, có đầu không có cuối, dẫu vào núi thẳm, tâm vẫn ở nơi phố phường! Không chỉ là vô ích, mà sợ c̣n chuốc lấy ma dựa nữa kia!

 

          * Hỏi: Học sinh từ lúc nghe chữ “Phật pháp” đến nay, thường được lợi ích nơi Phật pháp, nhưng cho đến nay vẫn chưa thể “giải hành hợp nhất”, thường bị vọng niệm quấy phá, đối với chuyện nên làm vẫn do dự chẳng thực hiện, chuyện nên đoạn vẫn thường ràng buộc tự tâm. Tuy chẳng dám quên niệm Phật, nhưng nói chung là chẳng cảm thấy đắc pháp. Vẫn khẩn khoản xin thầy ban cho một lời. (Tăng Hiến Lập hỏi)

 

          Đáp: Mọi chuyện đều do tập luyện, sau đấy mới thành thục. Huống chi Hoặc đă lâu xa, làm sao có thể chế phục trong một thời gian ngắn cho được? Tinh tấn bất thoái, núi c̣n có thể dời. Xuân ấm, Hạ nóng, Thu mát, Đông lạnh, đều do dần dần mà thành, chẳng thể gấp rút được! Mạnh Tử nói: “Dục tốc tắc bất đạt” (Mong cho nhanh chóng, sẽ chẳng đạt được). Cổ ngạn ngữ có câu: “Công đáo tự nhiên thành” (Công sức đă đạt đủ mức, sẽ tự nhiên thành tựu).

 

          * Hỏi: Khi niệm Phật cứ thường nhớ đến phần dưới thân thể của chính ḿnh; đấy có phải là do đời đời kiếp kiếp trong quá khứ đă tạo dâm nghiệp quá nặng hay không? Làm thế nào để trong khi niệm Phật, sẽ hoàn toàn quên mất ư niệm nhớ đến phần dưới thân thể? Xin chỉ dạy cho! (Điền Quán Xác hỏi)

 

          Đáp: Dâm nghiệp trong quá khứ chính là túc nhân. Nay chẳng có dâm duyên quá nặng, nó cũng chẳng thể luôn luôn dấy lên hiện hành! Chẳng thể đoạn túc nhân, ắt phải dứt tuyệt cái duyên trong hiện thời. Nếu hiểu rơ giáo lư, có thể tu Bất Tịnh Quán. Hoặc nếu không có huệ lực ấy, hăy nên trong lúc ấy, nghĩ đến địa ngục, gấp rút lớn tiếng gọi Phật cầu cứu. Từng câu nối tiếp nhau khít khao, chẳng sót một mảy nào. Niệm đến mức âm thanh chấn động tận kẽ tóc, tay nắm được tay Phật th́ mới kể như đă thoát khỏi tai nạn. Nếu không, sẽ vào địa ngục. Hăy làm thử xem!

 

          * Hỏi: Sách Xuất Khổ Phi Hàng có chép “nếu người niệm Phật nghiệp chướng quá nặng, nhất thời khó đạt được hiệu quả, trước hết cần phải lễ sám cho nhiều. Đại Bi Sám là tốt nhất”. (Điền Quán Xác hỏi)

 

          Đáp: Mỗi người có nghiệp lực riêng, mỗi người có căn cơ riêng! Xuất Khổ Phi Hàng bất quá là một loại sách để tham khảo, hoàn toàn chẳng phải nhất định là như thế. Nói chung, đối với hai chuyện Tín và Giải, ông đều chưa có lực, do vậy, có lắm nỗi nghi! Chuyện này cần phải hỏi nhiều, học nhiều. Há ông chẳng nghe lời giáo huấn “chí tâm niệm một câu A Di Đà Phật, có thể tiêu trọng tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử” ư? Tôi đặc biệt dâng lên câu này, cũng là để tham khảo, ngơ hầu ông khỏi phải “hôm nay Trương Tam, ngày mai Lư Tứ”, do dự chẳng quyết, phí uổng thời gian!

 

          * Hỏi: “Chư uẩn nghiệp vi bổn, chư nghiệp tâm vi bổn, tâm pháp do như huyễn, thế gian diệc như thị” (Nghiệp là gốc các uẩn, tâm là gốc các nghiệp, tâm pháp ví như huyễn, thế gian cũng giống vậy). Chữ Tâm trong từ ngữ “tâm pháp” của bài kệ trên đây là chỉ cái tâm như mọi người thường nói, tức là thức thứ sáu (Ư Thức), chẳng phải là chữ Tâm trong “tâm tánh”, đúng không? (Điền Quán Xác hỏi)    

 

          Đáp: Chữ Tâm trong bài kệ ấy cố nhiên có thể nói là thức thứ sáu, nhưng cội gốc của thức thứ sáu là thức thứ bảy. Do vậy, cũng chẳng thể gạt bỏ thức thứ bảy được! V́ thức thứ bảy thường xuyên suy lường, tứ ngă nhiễm ô, há nó có thể vô can ư? Nếu nói nghiêm ngặt, thức thứ tám chứa đựng chủng tử, chẳng đoạn tập khí, lại do thức thứ bảy phan duyên, há có lẽ nào chẳng phạm lỗi? Nói chung là một điều vừa động, trăm điều khác đều nẩy sanh.

 

          * Hỏi: Trong bộ Kim Cang Kinh Giảng Nghĩa do Giang lăo cư sĩ (Giang Vị Nông) biên soạn, có khai thị về niệm Phật [như sau]: “Hơn nữa, Phật là giác. Niệm nào cũng là Phật, tức niệm nào cũng là giác. ‘Giác’ là nhận biết bản tánh vô niệm. V́ thế nói là ‘càng thân thiết hơn’. Do vậy, chỉ có thể một dạ siêng năng, khẩn thiết, sẽ có thể đạt đến ‘niệm mà vô niệm’. Hăy nên biết mục đích của niệm Phật ắt cần phải quy về ‘niệm mà vô niệm’. Quy về vô niệm, tức là trở về Chân Như, sẽ là chẳng nói đến đoạn mà tự đoạn, chẳng mong chứng mà tự chứng…” Ư nghĩa của câu “niệm mà vô niệm” trong đoạn văn trên đây dường như là nói niệm Phật khi đă đạt đến cảnh giới “Phật hiệu miên mật chẳng đoạn”, hoàn toàn chẳng phải là “muôn niệm đều dứt bặt, Phật hiệu cũng chẳng có”. [Tôi hiểu như vậy] có đúng hay không? (Tiên Thuần Hiền hỏi)

 

          Đáp: Từ ngữ “vô niệm” có cách nói khác hẳn. Đại khái [vô niệm] là “chẳng có vọng niệm”, chẳng phải là “không có chánh niệm”. Đối với chánh niệm, lại nói “niệm mà vô niệm” th́ “vô niệm” phải hiểu là “không ǵ chẳng niệm”. Kẻ học cạn chẳng thể hiểu câu này! Đại Thế Chí Bồ Tát “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối”, không ǵ chẳng phải là chánh niệm. Tịch mà thường Chiếu, Chiếu chính là chánh niệm. Chiếu mà thường Tịch, Tịch chính là vô niệm. Tịch và Chiếu dung thông lẫn nhau, vừa là hữu niệm, vừa là vô niệm, quy về Trung Đạo. Hăy suy ngẫm kỹ lưỡng mấy câu này, sẽ có thể hiểu được chỉ thú của Giang lăo cư sĩ.

 

* Ba câu hỏi của cư sĩ Sĩ Lâm Diệp Giới Lân

         

          1) Hỏi: Quán hạnh Như Huyễn tam-muội là như thế nào? Cảnh giới sau khi đă tu chứng là như thế nào? Đến tối hậu, có thể tu Tịnh Độ hoặc mật pháp cứu độ thân Trung Ấm hay không? Cảnh giới của thân Trung Ấm khi mạng chung và thân Trung Hữu trong Thật Tướng có khế hợp hay không?

 

          Đáp: Quư cư sĩ hết sức có thành ư, tôi phải nên trọn hết ḷng thành để đáp. Sơ học cần phải có thầy và bạn; đối với chuyện xem sách và cách tu, đều phải nên tiến theo thứ tự, kỵ nhất là tạp loạn, chẳng theo lề lối! Câu hỏi này tuy lời lẽ chẳng nhiều, sự cực phức tạp. Có Thiền, có Tịnh, có Hiển, có Mật, có hiện thời, có kết cục mai sau, có nhân địa, có quả địa! Đừng nói là tại hạ không có đa văn như vậy, dẫu cậy bậc thông gia diễn nói, vẫn sợ rằng chẳng thể liễu giải ngay lập tức. Mong [hăy gác lại đó], sau này hăy luận. Chỉ kính dâng vài lời nông cạn nhập môn để mong ngài xem xét trước.

 

          2) Hỏi: Thường nhật, dụng tâm vào lúc ban ngày hơi khó liên tục. Nếu dùng máy thu âm để thu âm kinh văn, Phật hiệu, hoặc chú ngữ. Sau đấy, vào lúc ban đêm, trong khi ngủ nghỉ bèn mở lên, sẽ do nghe tiếng mà lọt vào bổn thức. Xin hỏi cách thức như vậy có thể khiến cho nghiệp chướng và tập khí dễ tiêu trừ hơn, lại c̣n khiến cho tu tŕ thành tựu nhanh chóng hơn hay không?

 

          Đáp: Đấy bất quá là trợ duyên dùng trong một giai đoạn nào đó mà thôi. Nếu nương cậy vào đó ḥng tiêu trừ nghiệp chướng, khiến cho sự tu tŕ được thành tựu, chẳng phải là [cách ấy] không thể bổ trợ, nhưng sức mạnh của nó rất yếu. Học nhân phải chú trọng “hạnh giải tương ứng, Định Huệ giữ cho cân bằng”. Hơn nữa, đại sự sanh tử chẳng phải là do cầu may mà ḥng thành công. Nếu mong [thành tựu] nhanh chóng, sợ rằng sẽ là “dục tốc tắc bất đạt” (muốn cho thành công mau chóng sẽ chẳng đạt được).

                  

          3) Hỏi: Khi niệm Phật hoặc tu Quán, ác niệm dấy lên chẳng dứt, xin hỏi đối trị như thế nào? Tự tâm hoàn toàn chẳng dấy niệm, nhưng khi vọng niệm nổi lên, thường biến thành ác niệm, có phải chính là tạo nghiệp hay không? Lại nên sám hối như thế nào?

 

          Đáp: Từ kiếp số nhiều như bụi trần, chúng sanh đă thoạt ch́m, thoạt nổi, nhiễm đắm tập khí vô lượng vô biên. Nếu chúng có h́nh tướng, hư không khó thể chứa đựng nổi! Nếu cầu cho vọng niệm chẳng dấy lên, trừ phi đă đoạn sạch hai thứ Hoặc (Kiến Hoặc và Tư Hoặc)! Tu hành th́ ắt phải có công phu thường hằng. Nếu mong vừa niệm liền thành, nói theo học lư, sẽ chẳng suông! Hăy nên biết khi chí tâm niệm Phật, bèn chế ngự Hoặc chẳng cho chúng nó dấy lên. Nếu có thể liên tục chẳng dứt, hợp thành một khối, đấy chính là cách sám hối, chính là cách đoạn Hoặc. Hoặc đă đoạn, sẽ chẳng có vọng niệm, quả vị bèn thành.

 

* Một câu hỏi của cư sĩ Trang Nam Gia ở Đài Bắc

 

          * Hỏi: Ngu mỗ ban đêm đọc bài Chứng Đạo Ca của Vĩnh Gia đại sư, đến câu “mộng lư minh minh hữu lục thú, giác hậu không không vô đại thiên” (trong mộng rành rành bày sáu nẻo, giác rồi ba cơi rỗng toang hoang), tâm trí chuyên chú, chợt cảm thấy thân tâm đều vắng lặng, tự tại vô ngại. Lúc ấy, chợt nghe tiếng chuông cửa (con gái út từ bên ngoài trở về), trong sát-na ấy, toàn thân thanh lương. Cảm giác thanh lương ấy trải qua giấc ngủ một đêm măi cho đến lúc ăn điểm tâm vào sáng hôm sau mới tan. Trong khi ngủ, cảm giác thanh lương ấy vẫn rơ rành rành. Hơn nữa, suốt đêm chẳng mộng mị, thoải mái dị thường. Chẳng biết cảm giác thanh lương mà thân thể cảm nhận khi ấy rốt cuộc do đâu mà có? Trong quá tŕnh học Phật, t́nh cảnh như vậy có phải là b́nh thường hay không? Nên gọi nó bằng danh xưng ǵ?

 

          Đáp: Chuyện như ông đă rộng ḷng hỏi tới, có ba trọng điểm:

          1) Cảm giác thanh lương ấy rốt cuộc do đâu mà có? Thưa, đấy chính là do đọc Chứng Đạo Ca, tâm có sự liễu giải, thô tướng vọng niệm tạm thời chẳng dấy lên, bèn hiện ra cảnh giới ấy. Tuy chỉ một đêm, cũng rất khó có. Chẳng phải là do đă có căn khí từ xưa, sẽ chẳng thể như thế được!

          2) Trong quá tŕnh học Phật, đó có phải là b́nh thường hay không? Thưa, nói theo Văn và Tư, khi không có tạp niệm quấy nhiễu th́ mới có thể như thế. Nếu không, sẽ chẳng thể thường đạt được.

          3) Nên gọi bằng danh xưng nào? Thưa, có thể gọi là “thô tướng tịnh niệm”.

 

* Chín câu hỏi của cư sĩ Khang Triều Hội ở Đài Bắc

 

          1) (Lược đi phần đầu) Hiện thời, tôi đă quên. Thuở ấy, khi ngồi một ḿnh, lúc chỉ tĩnh[7] vẫn tŕ bốn chữ, bỗng nghe trong cả thất, khắp cả không gian đều là bốn chữ Phật hiệu. Âm điệu ấy hết sức êm tai. Hơn nữa, trong tất cả các đạo tràng của hàng xuất gia hoặc tại gia suốt cả một vùng phía Bắc mà tôi đă đến, đều chưa từng nghe thấy âm điệu giống như tai tôi nghe (hoặc tâm nghe). Tiếng niệm ấy chẳng nhanh, chẳng chậm, ngay trong lúc tôi ngủ say cũng nghe thấy, khi tỉnh giấc cũng nghe thấy. Trong đầu, trong tai, trong tâm, trong không gian, đều là cùng một âm điệu. Bất cứ âm thanh nào trong thế gian cũng đều chẳng xáo động được. T́nh h́nh ấy tốt đẹp lư tưởng vô cùng!

 

          Đáp: Nói chung, lời hỏi của quư cư sĩ hết sức phức tạp! Trước hết, tôi đành nêu ư kiến như thế này để làm điều tham khảo cho mai sau, [ngơ hầu ông] có thể nhờ vào đó để noi theo đường chánh, chẳng đến nỗi nửa đường sanh chướng! Chân tâm học Phật, muốn liễu sanh tử, khởi đầu th́ ắt phải trước hết là hiểu rơ đường lối. Nếu không, sẽ chẳng dễ thành công!

          a) Trước hết, hăy cầu thầy chỉ dạy và thiện tri thức giúp đỡ. Học sao cho có sự nhận thức rồi mới có thể tự tu. Nếu không, chính ḿnh ṃ mẫm trong bóng tối, chẳng có học vấn, không có bầu bạn, khó thể tránh khỏi đụng vách, sụp hầm!

          b) Bất luận học pháp môn nào, đều cần phải phá mê, khơi mở lối ngộ. Để khai ngộ, cậy vào huệ. Huệ có điều kiện căn bản, trước hết phải nên giữ giới, do Giới sanh Định, Định sanh Huệ. Chẳng có Giới, huệ ấy sẽ là tà!

          c) Để vào cửa Phật, trước hết nên cầu Văn. Nghe xong rồi mới suy nghĩ kỹ. Suy nghĩ đến khi chẳng có nghi hoặc, nương theo đó để bắt đầu tu. Biết noi theo đường lối đó, sẽ đi đúng khuôn khổ. Nếu không có thầy, chẳng giữ giới, chẳng có Văn và Tư, sợ rằng phần lớn sẽ lạc lối!

          Khi quư cư sĩ ngồi một ḿnh, chỉ tĩnh, trong thất không có ai, bỗng trỗi tiếng Phật hiệu, há chẳng phải là chuyện kỳ quái ư? Cư sĩ thấy chuyện quái lạ, lại mê thích điều quái lạ. Ngủ và tỉnh đều kỳ quái! Năo, tai, tâm, không trung đều có điều kỳ quái, vẫn nghĩ là chuyện hết sức lư tưởng tốt đẹp! Đấy chính là lỗi lầm phát xuất từ cái tâm cầu may “chưa đắc Định mà đă khai Thiên Nhĩ Thông, có thể nghe tiếng niệm Phật ở nơi khác”! Hoặc là cho rằng công đức của chính ḿnh ṿi vọi, hộ pháp già lam đến trợ niệm ư? Nếu tự suy lường, [sẽ thấy] cả hai đằng đều sai. [Hiện tượng ấy] là do vọng tâm cầu may tạo thành hiện tượng hư huyễn.

         

          2) Hỏi: Bất quá âm thanh ấy và tiếng niệm của bệnh nhân trong Phật đường của bệnh viện cùi ở Tân Trang có sự sai khác hết sức vi tế. Kể từ sau khi tôi nghe thấy âm thanh ấy, tôi liền ngưng dứt chẳng đến Phật môn trong vùng nữa, chính ḿnh đơn độc niệm. V́ âm thanh niệm tụng thánh hiệu trong chùa miếu đều thô tháp. Tiếng niệm [trong chùa miếu] tách thành hai câu thượng và hạ, âm thanh của mỗi câu mỗi chữ do sự hít thở để phát ra giống như là yêu khí, yêu nhân niệm thánh hiệu. Nghe họ niệm chẳng thấy thoải mái!

 

          Đáp: Tôi nghĩ thời gian ông học Phật chẳng lâu. V́ thế, Ngă Chấp rất nặng, chẳng thể khống chế cái tâm phân biệt. Cái ông nghe từ bệnh viện cùi và cái ông nghe từ các chùa miếu đều là nghe tiếng, chưa từng nghe Phật! V́ thế trong ruộng tám thức, nhiễm chấp thanh tướng, chưa gieo Phật hiệu! Đối với cái yêu thích bèn đắm nhiễm sâu đậm, đối với cái ghét bỏ th́ nông cạn, hời hợt. Âm thanh hiện ra trong khi chỉ tĩnh lúc ấy chính là âm thanh do ông đă nghe tại bệnh viện phong cùi hiện hành.

 

          3) Hỏi: Kể từ sau khi nghe trong không trung và tai có bốn chữ thánh hiệu, thường là khi dùng âm thanh nhỏ khẽ để niệm các kinh chú khác, hoặc thánh hiệu Phật, Bồ Tát khác, tai tôi đều nghe thành tiếng niệm do âm thanh từ không trung, chẳng phải là âm thanh từ miệng tôi phát ra.

 

          Đáp: Kinh, chú, thánh hiệu do miệng chính ḿnh tụng, tai nghe thành tiếng niệm khác từ trong không trung. Đấy chính là ba thức nơi tai, lưỡi và ư chẳng tương ứng, tự nhiễu loạn nhau, chẳng phải là Chỉ hay Định ǵ cả!

 

          4) Hỏi: T́nh huống ấy xác thực là chẳng gián đoạn trong từng sát-na. Mỗi giây, mỗi sát-na trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ đều chẳng gián đoạn. Nhưng sau bốn năm ngày, tôi dấy lên một vọng tưởng, niệm theo tiếng ấy, rất lạ lùng là âm thanh bèn biến đổi, tốc độ của nó tăng nhanh hơn. Tôi dụng tâm tận lực niệm theo, tiếng niệm trong không trung biến thành niệm càng nhanh hơn nữa. Tốc độ âm thanh dồn dập hết sức nhanh, hết sức cao chót vót. Ước chừng duy tŕ khoảng mười bốn ngày, tôi chẳng c̣n theo kịp nữa, âm thanh cũng tiêu mất! Kết quả là t́nh h́nh phát sanh sau đó măi cho đến nay hoàn toàn tương đồng với bệnh cảnh như trong câu hỏi thứ tư của cư sĩ Lư Tâm Thành được đăng nơi trang năm mươi hai báo Bồ Đề Thụ số ra đầu tháng Hai năm Dân Quốc 64 (1975).

 

          Đáp: Ông nói “tôi dấy lên một vọng tưởng”. Ôi! Luôn luôn dấy động vọng tưởng, nào phải chỉ có một lượt! Nếu chẳng động vọng tưởng, há có âm thanh kỳ quái! “Niệm theo tiếng ấy” chính là học theo sự kỳ quái, đánh mất tự tâm! Nhưng âm thanh phát ra vẫn là Phật hiệu, càng niệm càng nhanh, nhanh đến chỗ tột bậc, có lẽ là do tiếng niệm Phật ḥa thành một khối, tự nhiên là điều kỳ quái sẽ tiêu mất. Tuy gặp phải t́nh cảnh khốn khó nhỏ nhặt, biết đâu là có phước!

 

          5) Hỏi: Kể từ sau khi âm thanh biến thành nhanh chóng, ở miền Bắc, tôi đă thỉnh vấn mấy vị cao tăng ḥa thượng, họ chỉ dạy tôi “chẳng cần quan tâm đến âm thanh ấy”, nhưng chẳng có câu thứ hai nào để giải thích! Lại nghe có người nói, “khi đă tiết lộ cảnh giới tu tŕ, sau đó sẽ chẳng đạt được nữa, lại càng chẳng thể tinh tấn”. Đúng là khiến cho tôi áo năo, hối hận khôn nguôi. Hiện thời, tôi thấy câu hỏi thứ tư của cư sĩ Lư Tâm Thành, khác nào cây khô gặp tiết Xuân, hết sức vui mừng. Do vậy, mạo muội thỉnh giáo.

 

          Đáp: Học Phật nếu để cầu liễu thoát sanh tử, ắt cần phải đoạn Hoặc. Chẳng hiểu lư ấy, rốt cuộc vẫn ở trong luân hồi. Pháp môn Tịnh Độ đới nghiệp văng sanh. “Đới nghiệp” hàm ư “nghiệp” chính là Hoặc. Tuy chẳng thể đoạn, ắt cần phải trước hết là chế phục. Chế phục là chưa đoạn, nhưng chẳng để cho nó dấy lên. Nếu chẳng chế phục, sẽ chẳng thể văng sanh. “Hoặc” chia thành hai loại là Kiến và Tư. Tư Hoặc chính là tham, sân, si, mạn, nghi. Trong đoạn “tôi đến thỉnh vấn suốt miền Bắc” của quư cư sĩ, lời lẽ đă mang ư châm biếm, ôm ḷng ngă mạn. Chẳng cần biết đối phương như thế nào, chính ḿnh trước hết đă dấy phiền năo, đă rất thất lễ trong việc vấn đạo, làm sao đạt được ǵ? “Chẳng quan tâm đến âm thanh ấy”, lời lẽ tuy đơn giản, xác thực là chánh luận. Cổ nhân có giáo huấn: “Kiến quái bất quái” (Thấy chuyện lạ lùng, chẳng coi là lạ lùng). C̣n như nói “tiết lộ, về sau chẳng đạt được nữa” v.v… “khiến cho tôi áo hôi (có lẽ là “hối”)[8] khôn cùng”; chuyện lạ lùng tiêu mất tức là ma đă rút lui, lại ngược ngạo hối hận, áo năo. Đúng là tri kiến bất chánh vậy!

 

          6) Hỏi: T́nh h́nh ấy là tốt hay xấu? Mỗi ngày tôi thường hoài niệm, mong sao cảnh giới ấy tái hiện. Có phải là nó sẽ lại hiện ra hay không? Hiện thời, làm như thế nào để duy tŕ bất biến? V́ sau khi âm thanh của bốn chữ thánh hiệu êm tai trên không trung tiêu mất, tôi liền buông bỏ pháp môn Tịnh Độ, chuyên t́m kiếm trong kinh giáo để t́m hiểu những vấn đề liên quan đến t́nh huống trong mười bốn ngày của tôi, nhưng chẳng t́m được lời chỉ dạy nào! Xem kinh đă hơn một năm, trong tâm càng thêm phiền muộn, rối loạn, bèn buông bỏ kinh điển, quay lại niệm bốn chữ thánh hiệu cho đến nay đă khoảng một năm. Kết quả là niệm Phật hoàn toàn giống như lời hỏi thứ tư của ông Lư, chẳng có tiến bộ chi hết!

 

          Đáp: Tốt hay xấu chẳng biết, chỉ là tà và chánh chẳng phân! Mong cầu [âm thanh lạ lùng] tái hiện, tức là hư vọng phan duyên. “Thiên hạ vốn vô sự, khăng khăng muốn tự tạo nỗi rối ren” quá nhiều! Rốt cuộc buông bỏ Phật hiệu, há chẳng phải là chuốc lấy ma, bị thoái chuyển ư? Đổi sang xem kinh giáo, lại càng thêm phiền loạn. Lại vứt bỏ kinh giáo, lại niệm bốn chữ, thoạt Đông, thoắt Tây, đó là cảnh giới nào? Ông cứ suy nghĩ kỹ, chắc là sẽ tự biết. Những chuyện này đều do đă phạm lỗi vứt bỏ học vấn, chẳng có thầy vậy!

 

          7) Hỏi: Trước kia, bắt đầu tu Tịnh Độ, măi cho đến khi nghe tiếng niệm Phật trên không trung là một khoảng thời gian rất lâu, chẳng thấy cảnh giới, chẳng nghe cảnh giới, chẳng quan tâm có cảm ứng hay không, cứ một mực niệm bốn chữ mà thôi, hoàn toàn chẳng có bất cứ cảnh giới nào, chẳng hề có cảnh giới như trong câu hỏi thứ tư của ông Lư. Tiếng niệm Phật trong không trung bỗng dưng hiện ra, bỗng dưng nghe thấy, có muốn tránh né cũng chẳng được, trừ bỏ chẳng được! Bất cứ lúc nào, bất cứ chỗ nào, cũng đều là bốn chữ thánh hiệu đầy khắp không trung!

 

          Đáp: Đối với tiếng Phật hiệu trong không trung, trong phần trước, ông đă nói là lư tưởng tốt đẹp, nay lại nói là “muốn tránh né, muốn trừ bỏ”. Những điều ấy đều là do “tâm không có phương hướng nhất định” tạo thành. Đối với cảnh giới, hễ thanh tịnh vô tướng th́ là tốt đẹp. Nếu chẳng hiểu rơ giáo lư, vọng tưởng cảnh giới. sợ rằng sẽ xuất hiện những nỗi sai lầm khác. Hăy nên cẩn thận!

 

          8) Sau khi tiếng Phật hiệu trong không trung tiêu mất, tôi cũng sợ chết. Do vậy, cũng thấu hiểu tầm quan trọng của việc trợ niệm. Trợ niệm th́ phải có cái duyên trợ niệm. Nói “trợ niệm” rất dễ dàng, nhưng muốn thực hiện chuyện trợ niệm, nhân duyên cũng chẳng đơn giản. Tại miền Bắc, như tôi thường được thấy nghe, những người niệm Phật nếu chẳng phải là có quan niệm hệ phái, hoặc có quan niệm danh lợi, hoặc quan niệm là thành phần của tổ chức, đoàn thể, sẽ chẳng có sự trợ niệm thực tế! Kết quả là những vị cư sĩ và ḥa thượng danh tiếng lừng lẫy, sau khi đă chết, hết thảy đều chẳng khiến cho người khác có mảy may hoài niệm, kính ngưỡng, chẳng có thụy tướng. Do vậy, hễ bệnh nguy cấp, bèn vội đưa vào bệnh viện. Chết đi, di sản cả một đống lớn!

 

          Đáp: Tâm sanh th́ cảnh sanh; tâm diệt, cảnh bèn diệt. Tâm tịnh th́ cảnh tịnh; tâm uế, cảnh bèn uế. Mọi chuyện đều do nghiệp cảm chiêu vời mà hiện, lư ấy hết sức rơ ràng. Nói đến chuyện trợ niệm khi mạng chung, cũng chẳng ra ngoài sự cảm vời lúc thường ngày. Nếu v́ danh lợi mà niệm Phật, làm sao có thể cảm vời người chân tu đến trợ niệm? Kính khuyên cư sĩ, từ nay hăy buông xuống cái tâm phân biệt. Chỉ cầu chính ḿnh hổ thẹn, đừng thấy chuyện đúng sai của người khác. Hăy thật thà niệm Phật, luôn luôn sám hối. Hai ba năm sau, sẽ tự được thọ dụng. Người học Phật chú trọng tự tu trong nội tâm, chẳng màng khen chê điều thiện lẽ ác của người khác. C̣n như khi lâm chung, chẳng biết là lúc nào. Nếu thật sự gieo thiện nhân, khi khuất bóng, sẽ tự có thiện duyên.

 

          9) Hỏi: Người niệm Tây Phương Tịnh Độ, hăy coi loại cảnh giới cảm ứng nào trong tâm là ổn thỏa, thích đáng nhất? Lấy chẳng trợ niệm làm nguyên tắc!

 

          Đáp: Kinh dạy “nhất tâm bất loạn”, há chẳng tin ư? Nhất tâm hoàn toàn là do tự tu trong thường nhật, chẳng phải là ngẫu nhiên mà thành. Loạn do tâm tạo, Hoặc nghiệp dấy lên hiện hành, tức là tâm loạn. Khi Hoặc nghiệp dấy lên, chẳng thể nhất tâm, đó là điều ngàn vạn phần chánh xác! Tuy khó đoạn Hoặc, ắt cần phải chế phục Hoặc. Nếu có thể chế phục, sẽ có thể đới nghiệp văng sanh. Nếu chẳng gặp thầy, cần phải t́m bộ Di Đà Yếu Giải do tổ Ngẫu Ích chú giải, pháp sư Viên Anh giảng nghĩa để nghiên cứu kỹ càng. Ngoài ra, c̣n có bộ Ngữ Lục của thiền sư Triệt Ngộ, Gia Ngôn Lục của pháp sư Ấn Quang v.v… hăy xem mấy lượt, sẽ có thể giúp cho sự tiến bộ.

 

* Ba câu hỏi của cư sĩ Trần Văn Viêm ở Phụng Sơn

 

          1) Hỏi: Người tu hành bị kẻ khác hủy báng, coi thường, sẽ nhường nhịn kẻ ấy, chẳng quan tâm đến kẻ ấy đúng không?

         

          Đáp: Trong Phật pháp Đại Thừa, chánh hạnh là Lục Độ, độ thứ ba là Nhẫn Nhục, người học Phật ắt cần phải phụng hành. Huống chi bị kẻ khác hủy báng, coi thường, tức là điều nhục nhỏ. Nếu chuyện nhỏ mà c̣n chẳng thể nhẫn được, làm sao có thể nhẫn nại chuyện to lớn, gánh vác chuyện lớn lao? Hơn nữa, nếu ngoại cảnh chẳng trái ngang, làm sao có thể hành Nhẫn Độ cho được? Đấy chính là cơ duyên để tấn tu, tăng thượng công đức. C̣n như nhường nhịn kẻ khác, đấy chính là hạnh tiêu cực. Nếu có thể khuyến hóa, chuyển biến họ, mới là đại tâm Bồ Đề.

 

          2) Hỏi: Tịnh Độ Tông chỉ niệm thánh hiệu và lập chí nguyện sẽ được linh cảm. Tông này khá thích hợp đối với tôi, chỉ có điều chẳng biết nên tu hành như thế nào?

 

          Đáp: Học Phật ắt cần phải giải hạnh tương ứng. Nếu không, sợ là sẽ đâm quàng ngơ rẽ! Kinh điển tột bậc sâu xa, tột bậc vi diệu, chú giải kinh điển và các bộ luận trong Tịnh Độ đúng là “trâu chở toát mồ hôi, chất đầy đến tận kèo nhà”. Mức độ thấp nhất là cần phải đọc hết Tịnh Độ Thập Yếu. Nếu cầu tác phẩm giản yếu, cũng ắt phải đọc bộ Di Đà Yếu Giải của Ngẫu Ích đại sư. Đọc đi đọc lại năm lượt, có thể nhận biết đại khái môn đ́nh. Ắt cần phải xem bộ Giảng Nghĩa của pháp sư Viên Anh, cũng phải đọc từ ba lượt trở lên. Nếu không, đọc quá ít, sẽ chẳng hiểu rơ. Nếu trong tay không có sách, có thể gởi thư nói rơ, tại hạ có thể kính tặng.

 

          3) Hỏi: Muốn thành Phật, cần phải đoạn phiền năo, phá Trần Sa, diệt vô minh, chỉ có điều chẳng biết trừ khử phiền năo như thế nào? Tôi phiền năo nhiều hơn phàm nhân, chẳng biết là do nguyên nhân ǵ!

 

          Đáp: Phiền năo do nhiều kiếp tích tập thành, ai nấy đều là vô lượng vô biên. Biết như vậy bèn tu, công phu đạt mức th́ mới đoạn được! Nhưng Kiến Tư có bao nhiêu phẩm, phân phối như thế nào, để hiểu biết c̣n là chuyện khá phức tạp, đoạn trừ há là chuyện dễ dàng ư? Nếu thật sự đoạn Kiến Tư, tức là đă hết Phần Đoạn Sanh Tử. Phá Trần Sa Hoặc, chính là chuyện của hàng Bồ Tát thuộc những địa vị Thập Thánh, Tam Hiền. Chẳng hiểu rơ giáo lư, sẽ chẳng có cách nào thực hiện được! Nói đến lư vô minh, trước hết phải hiểu tam tế, lục thô, cuối cùng là đoạn sạch nguyên thỉ vô minh, mới chứng Phật quả. Sơ cơ nghe nói như vậy, mờ mịt chẳng có đầu mối! Chỉ cần đem bộ Di Đà Kinh Yếu Giải Giảng Nghĩa của pháp sư Viên Anh nhẫn nại đọc thuộc ḷng, sẽ có thể biết đại khái.

 

* Ba câu hỏi của cư sĩ Kỳ Nguyệt ở Cao Hùng

 

          1) Hỏi: Toàn tánh khởi tu, cớ sao nói là “toàn tánh”? Có phải là nói đến Ngũ Uẩn, lục căn hay không? Tu học niệm Phật là nhiếp trọn sáu căn, tham Thiền là chế ngự tâm một chỗ, hoặc tu Lục Độ, Chỉ Quán v.v… có được coi là toàn tánh khởi tu hay không?          

 

          Đáp: Trong Phật pháp Đại Thừa, vốn nói theo sự lư, tánh tướng viên dung, chớ nên thiên chấp. Hễ chấp, sẽ chẳng viên. Kẻ sơ học sẽ chẳng thể liễu giải câu hỏi này! Nghe nhiều, nghĩ nhiều mới biết. Ở đây, tôi gượng giải thích đại lược, bất quá mong rằng sẽ do nông cạn mà nhập chỗ sâu. “Như như bất động” là nói đến chân tâm. “Sâm la vạn tượng” là nói đến pháp giới. Tâm và pháp giới chẳng phải hai, chẳng phải một. Kinh nói đến Nhất Chân pháp giới là nói Chân Như và vạn pháp b́nh đẳng. Hễ ngộ, hết thảy đều viên dung; mê th́ pháp nào cũng bị chướng ngại. Trước hết, hiểu rơ lư này, sau đó mới nói đến “toàn tánh khởi tu”. Dùng quán đế để luận, Nhất Tâm Tam Quán chính là một phép Quán dung thông cả ba đế Không, Giả, Trung, chẳng phải là tách ra từng đế Không, Giả, Trung để quán. Lại như niệm Phật, niệm một câu Phật hiệu, mười phương ba đời Phật, Tam Tạng mười hai bộ loại [đều được bao gồm]. Một niệm, hết thảy niệm, đó chính là “toàn tánh khởi tu”.

 

          2) Hỏi: Phép Quán thứ nhất trong Thập Lục Quán Kinh có nói: “Thử Quán tu thành, khai mục, bế mục, thử nhật bất thất” (tu thành phép Quán này, nhắm mắt, mở mắt, mặt trời [được quán thành] ấy chẳng mất), cho đến các phép Quán nước, cây cối, quán Phật v.v… có phải là Quán cũng chẳng ra ngoài nhất tâm, chỉ do tâm tạo thành hay không? Nếu khi học nhân niệm Phật, hoặc làm chuyện khác, phép Quán ấy vẫn có thể chẳng mất ư? Nếu chẳng mất, há chẳng phải là nhị tâm? Nếu mất đi, há có phải cũng coi như là sanh diệt đấy chăng?

 

          Đáp: Kinh có dạy “bất biến tùy duyên”“tùy duyên bất biến”. Lại có câu “tịnh niệm tiếp nối”, cho đến “gánh nước, chở củi, đều là pháp ấy”. Câu trước dường như là chẳng sanh diệt, câu sau dường như là sanh diệt. Quư cư sĩ thấy theo kiểu nào? Nếu hiểu là tùy duyên, niệm Phật sẽ chẳng trở ngại làm chuyện khác! Nếu hiểu là bất biến, làm chuyện khác chẳng trở ngại niệm Phật. Lư cố nhiên là như thế, nhưng đối với Sự, cần phải dụng công.

 

          3) Hỏi: Tác quán và tŕ danh niệm Phật, tuy cùng là dẫn về Cực Lạc Tịnh Độ, trên phương diện tu tŕ, có phải là hai loại công phu hay không? Quán Kinh đến phép Quán cuối cùng, [tức là] trong phép Quán hạ phẩm hạ sanh, mới bắt đầu đề xuất tŕ danh hiệu Phật. Người tŕ danh niệm Phật đến mức độ nào th́ mới có thể thượng phẩm thượng sanh?

 

          Đáp: Pháp tuy có tám vạn bốn ngàn, hạnh cần phải chuyên nhất. Lư tuy nói là “chẳng thể nghĩ bàn”, Sự cần phải từ một môn để nhập. Tác Quán (quán tưởng) và tŕ danh xét theo Lư chẳng hai; về Sự, mỗi pháp mỗi khác. Dùng sai lầm, sẽ uổng công nhọc nhằn! Tôi lấy thí dụ dùng bột ḿ làm thực phẩm để giải thích. Làm sợi ḿ, làm sủi cảo[9] cần phải nấu bằng nước nóng. Làm bánh man đầu[10], các loại bánh bột v.v… cần phải hấp trong lồng. Các loại bánh th́ hoặc áp chảo, hoặc nướng, hoặc chiên, bánh rán[11] chiên dầu ắt phải đổ đẫm dầu để chiên. Chẳng đúng cách thức, sẽ chẳng thành món ăn. Phép Quán thứ mười sáu là Tŕ Danh, có dụng ư bổ cứu cho kẻ quán lực ít ỏi, yếu kém. Pháp thượng phẩm thượng sanh đă được kinh dạy rơ ràng!

 

* Mười một câu hỏi của cư sĩ Tăng Hiến Vỹ ở Trung Lịch

 

          1) Hỏi: Tôi từng dựa theo lời dạy trong Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh, đặt một chén nước sạch, các loại hoa tươi khác, bánh quy v.v… cũng đặt trước tượng Địa Tạng. Sau đấy, cung kính chắp tay bạch Địa Tạng Bồ Tát, nguyện có tánh đọc tụng đối với kinh điển Đại Thừa và các thứ học vấn thế gian. Trong hai ngày đầu, tận lực niệm Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh bảy biến. Lại c̣n ăn chay trong ṿng bảy ngày. Đối với hai phương diện dâm niệm và vọng ngữ, cũng tận hết khả năng giảm đến mức thấp nhất, nhưng cho đến nay, vẫn chưa từng có ngày nào trong mộng có bất cứ thứ cảm ứng nào. Chẳng biết là không đúng pháp ở chỗ nào?

 

          Đáp: Đấy chính là chuyện thuộc về cầu nguyện phát huệ. Khi hành, ắt phải đạt đến mức tinh thành. Trong kinh đă dặn ḍ kiêng ngũ tân, rượu, thịt, giết chóc và dâm, vọng v.v…, ắt là tâm niệm thanh tịnh th́ mới có thể cảm ngộ. Cả bảy ngày đều như thế, cái tâm ấy cần phải liên tục chẳng đoạn. Nếu chẳng liễu giải cách tùy thời khắc chế ư niệm, sẽ không thể làm được. Đừng nói là bảy ngày, dẫu một ngày, cũng cần phải có công phu tu tập to lớn. Quư cư sĩ chỉ nói “tận hết khả năng giảm thiểu đến mức độ thấp nhất”, tức là phạm lỗi thứ nhất, cái tâm chưa thanh tịnh vậy. Lại nói “cho đến nay chưa từng có cảm ứng trong mộng”. Cảm ứng như trong kinh đă dạy chính là nói đến trong ṿng bảy ngày cầu nguyện. Nếu không có cảm ứng [trong khi ấy], tức là hăy nên tiếp tục thực hiện trong hai mươi mốt ngày. Nay ông lầm tưởng là sự cảm ứng sau khi đă niệm xong, đấy là lỗi thứ hai, do chưa hiểu ư nghĩa trong kinh vậy.

 

          2) Hỏi: Người học Phật chớ nên cầu thần thông, nhưng tôi đọc truyện của tôn giả Mật Lặc Nhật Ba (Milarepa), thấy trong quá tŕnh tu đạo, tôn giả Mật Lặc Nhật Ba do đă từng thấy Thượng Sư [Marpa] thần thông biến hóa, bèn phát nguyện tận lực học. Nay chúng ta biết thần thông thường khiến cho người ta tự măn, khoe khoang, cho nên có hại nhiều hơn là có lợi. Nhưng nếu có thể học những thứ thần thông nho nhỏ, lại thường răn nhắc chính ḿnh: “Chớ nên đắc ư quên bẵng!” Như thế th́ đối với ḿnh, đối với người, đều thuận tiện. Huống hồ đạt được thần thông, sẽ cảm kích, vui sướng có thừa, đối với những đạo lư khác do đức Phật đă nói, nhất định sẽ dốc hết ḷng tin, chẳng nghi. Trong t́nh huống ấy, v́ sao chẳng thể học thần thông? Hơn nữa, thuở Thích Ca Mâu Ni Phật tại thế, có khá nhiều vị trong hàng đệ tử có thần thông. Đủ thấy đức Thế Tôn cũng truyền dạy thần thông cho đệ tử. V́ sao ngày nay, hễ nhắc đến thần thông, đều bị coi là kém cỏi, chẳng đáng nói tới? Kết quả là chẳng đắc thần thông, mà đối với phương diện đạo lư trong Phật pháp cũng chẳng thấy khai ngộ. Cuối cùng lâm vào t́nh cảnh “chẳng thành một điều ǵ!”

 

          Đáp: Chiếu theo giáo lư thông thường để nói, thần thông có báo đắc và tu đắc sai khác. Nếu công phu định lực thành tựu, mới có hy vọng phát khởi thần thông. Nếu chẳng cầu Định lực, chuyên học thần thông, đừng nói là khó thể hiểu lư, mà cũng cần phải có người truyền trao. Dẫu gặp minh sư trao truyền, thành tựu hay không vẫn là do tu tŕ, hoàn toàn chẳng phải là ai học cũng đều thành! Đơn giản như thế đó. Trong các vị đệ tử của đức Phật, những vị có thần thông đều là những vị đă chứng quả. Đoạn Kiến Tư Hoặc, sẽ trọn đủ Lục Thông, chẳng phải là đắc thần thông trước rồi mới đoạn Hoặc! Ông lại nói “ngày nay hễ nhắc đến thần thông bèn coi là kém cỏi”, đấy chính là quư cư sĩ đă hiểu lầm! Bởi lẽ, hiện thời pháp yếu, ma mạnh, chân ngụy chẳng biện định, kẻ hiếu sự mạo nhận đă chứng đạo quả, bịa đặt, dựng chuyện, khiến cho hàng hậu học bị lầm lạc, chẳng thể không ngăn ngừa chuyện ấy. Chẳng phải là phản đối Lục Thông nơi chánh quả.

 

          3) Hỏi: Dẫu người học Phật thật sự chẳng mong đắc thần thông do chuốc lấy nhiều nỗi phiền phức chướng ngại, nhưng đối với chuyện như thấy tượng Phật, ngửi mùi hương lạ v.v… có thể cổ vũ con người, khiến cho người ta nẩy sanh ḷng tin, v́ sao cũng theo lệ ngăn cấm?

 

          Đáp: Đấy cũng là hiểu lầm, có thể thấy Phật hoặc ngửi mùi hương là do công phu của chính ḿnh, hoàn toàn chưa nghe thấy có chuyện ngăn cấm! Hăy nên biết, những điều ấy là chuyện thuộc về bổn phận, thuận theo tự nhiên, chớ nên chấp tướng, hoặc dấy vọng tưởng, đâm ra mất chánh niệm.

 

          4) Hỏi: V́ sao Hoằng Nhất đại sư thường đối trước Phật, do sám hối một chuyện nhỏ mà nước mắt đầm đ́a? Tâm chúng tôi tự vấn, [bản thân ḿnh] cũng chẳng phải là phường thiếu hụt liêm sỉ, nhưng chẳng sám hối được. Dám hỏi như thế nào th́ mới có thể chân thật sám hối?

 

          Đáp: Hoằng Nhất đại sư khiến cho mọi người khâm phục, kính ngưỡng, chính là v́ sự tu dưỡng và học vấn của Ngài đều cao! Vị pháp sư ấy cũng là thầy mọi người. Ngài hành sám hối, ắt v́ [nhận thấy] sám hối là chuyện tất yếu, c̣n chúng ta có lỗi mà chẳng nhận biết, quá dễ dăi đối với chính ḿnh. V́ thế, thấy người khác sám hối, bèn cho là chuyện nhỏ nhặt, chẳng cần phải làm to chuyện. Há chẳng nghe những câu cách ngôn như “đừng thấy điều ác nhỏ mà làm”, “từng gịng nước nhỏ chẳng ngăn ngừa, sẽ biến thành biển cả” v.v… ư? Ngài Hoằng Nhất làm như vậy mới đạt được tam nghiệp thanh tịnh, chẳng nhiễm mảy trần, cho nên thành tựu. Quư cư sĩ lại hỏi: “Như thế nào mới là chân thật sám hối”, kính dùng bài kệ xưa để đáp: “Tội nhược khởi thời tương tâm sám, tâm nhược vong thời tội diệc vong, tâm vong tội diệt lưỡng câu không, thị tắc danh vi chân sám hối” (Khi tội khởi lên, dùng tâm sám. Khi đă mất, tội cũng tiêu. Tâm mất, tội diệt, thảy đều không. Đó mới gọi là chân sám hối). Hăy suy nghĩ kỹ!

 

          5) Hỏi: Trong Phật Thuyết A Di Đà Kinh có nói, lúc lâm chung chỉ cần thành tâm niệm Phật, bất luận nghiệp chướng sâu cỡ nào, đều được tạm tiêu diệt. V́ sao công đức từ khá nhiều thiện sự đă tạo trong một đời lại chẳng bằng một niệm lúc lâm chung? Lại nữa, nếu một kẻ ác khi lâm chung tự niệm, hoặc nghe người nhà trợ niệm mà tiêu diệt trọng tội, thậm chí c̣n sanh về Tây Phương, nhưng một người lành khác, chỉ v́ khi lâm chung chưa thể nhất tâm niệm Phật, kết quả vẫn luân hồi trong tam giới y như cũ. Nói như vậy, há chẳng phải là thiếu công bằng ư?

 

          Đáp: Câu trọng yếu trong kinh Di Đà là niệm đến mức nhất tâm bất loạn, lúc lâm chung “tâm chẳng điên đảo”. Quư cư sĩ chỉ nghe nói thô lược, chưa hiểu ư nghĩa kinh! Lại nữa, “thành tâm” và “nhất tâm bất loạn” cũng có khác biệt. Tuy có pháp trợ niệm khi lâm chung, nếu người sắp mất chẳng có công phu lúc b́nh nhật và huân tập trong nhiều đời, sợ sẽ khó đạt được lợi ích do trợ niệm. Bởi lẽ, người lâm chung phần nhiều là tâm thần “điên đảo”, hoặc hôn trầm, mê loạn. Kẻ kém thiện căn, phước đức, sẽ chẳng thể viện cớ cầu may được!

 

          6) Hỏi: Trong Phật Thuyết A Di Đà Kinh dẫn ra khá nhiều danh hiệu Phật, đều nói hiện tướng lưỡi rộng dài, trịnh trọng tuyên bố sự trọng yếu của việc niệm Phật khi lâm chung. Chúng ta là hạng phàm phu sát đất, nghiệp chướng sâu nặng, chẳng dám không tin; nhưng đấy vẫn là bị động, tin tưởng gián tiếp! Xin hỏi là có phương pháp nào để có thể làm cho người nghe mau chóng nẩy sanh tín tâm kiên cố hay không?

 

          Đáp: Trong kinh, sáu phương Phật ấn chứng, đều nhằm hộ niệm pháp môn Di Đà, chẳng phải là chuyên nói về chuyện người mạng chung, chớ nên hiểu lầm! C̣n như nói khiến cho người ta mau chóng sanh ḷng tin kiên cố, chỉ có kinh Phật. Kinh Phật chẳng tin, bọn phàm phu chúng ta c̣n làm ǵ được nữa!

 

          7) Hỏi: Trong Phật Thuyết A Di Đà Kinh có khi nói phải đầy đủ thiện căn, nhân duyên, có lúc nói bảy ngày liên tục nhất tâm bất loạn, có lúc nói chí tâm tin ưa, cho đến mười niệm liền được văng sanh. Thiên sai vạn biệt như vậy, rốt cuộc là do điều kiện nào th́ mới có thể văng sanh?

 

          Đáp: Phật pháp không có người nói, dẫu có trí chẳng thể hiểu! Đừng nói Phật lư là như thế, ngay cả cách đọc cũng chẳng liễu giải. Trong kinh Phật, có khi nói về nhân, có loại nói về quả, có lúc nói thông, có lúc nói biệt, có kinh nói về sự, có kinh nói về lư, có kinh nói về nhân duyên, có kinh nói thí dụ v.v… Nói tách ra, sẽ là thiên sai vạn biệt; gộp chung lại để nh́n, [sẽ thấy] vốn là một mối. Như con người, bên ngoài là ngũ quan, tứ chi, trong là lục tạng, lục phủ, nói ra nhiều tên gọi, nói chung là một thân! Nếu hỏi đến điều kiện văng sanh, th́ chỉ là “tín, nguyện, tŕ danh, nhất tâm bất loạn”.

 

          8) Hỏi: Nếu có cơ hội rất tốt để học pháp môn Mật Tông, th́ tôi là một kẻ học Tịnh Độ, có nên dùng thái độ “pháp môn vô lượng thệ nguyện học” để học hay không? Hay là dốc ḷng chẳng màng đến chuyện khác, thật thà niệm Phật?

 

          Đáp: “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học” chính là nhằm dạy học rộng, nghe nhiều, nhưng hành th́ chú trọng “thâm nhập một môn” nhằm dạy “chuyên ṛng, duy nhất”. Chẳng cầu học rộng, sẽ chẳng thể vừa tiếp xúc bèn hiểu rơ. Thế nhưng nếu chẳng thông hiểu một pháp, [tất cả những ǵ đă học rộng răi] sẽ toàn là chuyện hời hợt bề ngoài!

 

          9) Kinh dạy: “Cập văn chư Phật danh giả, thị chư thiện nam tử, thiện nữ nhân giai vi nhất thiết chư Phật chi sở hộ niệm, giai đắc bất thoái chuyển ư A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề” (Và nghe danh hiệu của chư Phật, những thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy sẽ đều được hết thảy chư Phật hộ niệm, đều được bất thoái chuyển nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác). Mỗi tối trước khi ngủ, tôi đều xưng niệm như thế, nhưng quan sát tự tâm, vẫn thấy tầng tầng nghi hoặc, làm sao có thể nói là “bất thoái chuyển nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”?

 

          Đáp: “Bất thoái chuyển nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác” là trong ruộng tám thức đă gieo một chủng tử. Chủng tử ấy vĩnh cửu bất diệt, nên bảo là “bất thoái chuyển”. Về sau gặp duyên, [chủng tử ấy] sẽ có thể sanh trưởng. Tuy có nghi hoặc, nhưng đă có ấn tượng bên trong. Nếu chẳng có ấn tượng, làm sao có nghi hoặc cho được?

 

          10) Hỏi: Các nhà khoa học nói số lượng tế bào trong năo người không nhất định. Người ta sau khi trưởng thành, sẽ có chỉ số thông minh (IQ) nhất định. Uống thuốc ǵ, dùng các thứ phương pháp, cũng đều chẳng thể biến thành thông minh. Nhưng tôi thấy sách Phật ghi chép, người kiền thành học Phật, trải qua một thời gian kha khá, sẽ được đại ngộ. Đối với học vấn thế gian, gần như là hễ học đều thông suốt. Dám [xin cụ dạy] cho nghe về nguyên cớ, cũng như mong mỏi được nghe cách tu thực tế để đạt đến cảnh giới ấy.

 

          Đáp: Tế bào là công cụ nơi thân người, chẳng phải là động lực gốc. Như các bộ phận trong một cỗ máy, vẫn cần phải có một sức thúc đẩy chủ yếu. Tâm tánh vạn đức vạn năng, Mạnh Tử cũng nói đến “lương tri, lương năng”. Nay tôi gượng dùng cái gương [bằng đồng] để tỷ dụ: Gương để lâu có chất teng. Mài sạch teng, nó sẽ tỏa sáng. Chẳng mài, gương sẽ mờ câm! Cổ nhân nói “tâm kính thư ma” (dùng sách vở để mài gương ḷng), ông có thể tự hiểu ư nghĩa.

 

          11) Hỏi: Kẻ tạo ác họa lây đến con cháu. Con cháu vô tội, v́ sao lại phải chịu tội thay cho kẻ khác? Kẻ chẳng có Túc Mạng Thông làm thế nào th́ mới có thể đích thân chứng nhân quả chẳng sai sót mảy may? Hơn nữa, c̣n kính trời sợ thần, dẫu ở trong buồng tối cũng chẳng làm điều dối trá.

 

          Đáp: Phật pháp chủ trương nhân duyên, thế tục chỉ thấy thô lậu, cho là họa lây lan [từ ông bà cha mẹ đến con cháu]. Luận định kỹ, [sẽ thấy cách nói ấy] có đôi chút mâu thuẫn. Lời hỏi trong đoạn sau chẳng hợp Nhân Minh, chỉ đành dùng giáo huấn của thánh nhân thế gian để bảo ban, may ra ông sẽ ngộ đôi chút. Khổng Tử nói: “Chí thành chi đạo, khả dĩ tiên tri” (Do ḷng thành đạt tới tột cùng, sẽ có thể biết trước được chuyện xảy ra trong vị lai). Nếu muốn biết trước, hăy nên thực hiện từ “chánh tâm thành ư”. Như “kính thiên úy thần, bất khi ám thất” (kính trời, sợ thần, chẳng dám [có ư nghĩ] dối gạt [dẫu ở một ḿnh] trong buồng tối) Ông có thể suy ngẫm lời dạy của Tăng Tử “thập mục sở thị, thập thủ sở chỉ, kỳ nghiêm hồ?” (mười mắt nh́n vào, mười tay chỉ vào, chẳng nghiêm ngặt ư?). Nếu chẳng kính sợ, sẽ là phóng túng, chẳng kiêng dè mất rồi!

Phật Học Vấn Đáp Loại Biên,

quyển Hạ, phần 2 hết



[1] Cát Quang Minh (光明砂) là một cách siêu độ vong linh trong Mật Tông. Nói đơn giản, hành giả tu Mật Tông tŕ chú Tỳ Lô Giá Na Như Lai Đại Quán Đảnh Quang Đà La Ni (bộ chú này c̣n được gọi là Kim Quang Minh chân ngôn) vào cát sạch, gọi là cát Quang Minh. Rải cát ấy lên thân thể của người đă khuất sẽ giúp cho người ấy sanh thiên, hoặc sanh vào các cơi tốt lành. Bộ chú này trích từ phẩm Quán Đảnh Chân Ngôn Thành Tựu trong kinh Bất Không Quyến Sách Thần Biến Chân Ngôn. Chân ngôn như sau: “Oṃ amogha vairocana mahāmudrā maṇipadma jvāla pravarttaya hūṃ” (ओं अमोघ वैरोचन महामुद्रा मणि पद्म ज्वाल प्रवर्त्तय हूं), kinh điển tiếng Hán phiên âm thành “Án, a mộ già, vĩ lô tả nẵng, ma ha mẫu nại ra, ma nê, bát nạp ma, nhập phạ la, bát ra vạt đá dă, hồng”.

[2] Bài chú này đúng ra có tên gọi là Bổ Khuyết Chân Ngôn. Theo Đại Chánh Đồ Tượng Bộ, bài chú này do ngài Đạo Như chùa Tĩnh Tuyền tại Thục Quận truyền dạy. Sư phát nguyện tụng kinh Pháp Hoa một vạn biến. Đến năm Chí Ḥa nguyên niên, Sư tụng đủ số. Vị Sư ở Tăng pḥng bên cạnh bỗng chết đi, bảy ngày sau sống lại, nói: “Tôi gặp Địa Tạng Bồ Tát. Ngài nói: - Đạo Như đă tụng kinh đủ một vạn biến, nhưng bị thiếu sót quá nhiều. Ngươi hăy đem bài chú này về nói với Đạo Như, mỗi lần tụng kinh bèn tụng chú này ba biến, những chỗ kinh văn bị thiếu khuyết sẽ được viên măn như pháp”. Trong Đại Tạng Kinh, lưu hành hai phiên bản của chú này. Bản ngắn (thường gọi là Bổ Khuyết Viên Măn Chân Ngôn) là “Án, hô rô, hô rô, xă duệ mục khế, sa ha”. Bản dài hơn là “nam mô hát ra đát na, đá ra dạ da, khư ra, khư ra, câu trụ, câu trụ, ma ra, ma ra, hổ ra hồng, hạ hạ, tô đát noa hồng, phát mạt noa, sa bà ha”. Bản dài được dùng phổ biến hơn trong các nghi thức tụng niệm, nhất là khi tụng những bộ kinh lớn như Pháp Hoa, Hoa Nghiêm.

[3] Thiên Đài Tông (Tendaishu) chính là cách gọi tông Thiên Thai tại Nhật Bản. Thật ra, chỉ có Nhật Liên Tông (Tân Thiên Đài Tông, Pháp Hoa Tông) là chủ trương tŕ niệm tựa đề kinh, chứ Thiên Đài Tông và Hoa Nghiêm Tông Nhật Bản cũng không chủ trương chỉ niệm tên kinh.

[4] Đây là một câu trích từ thiên Vệ Linh Công trong sách Luận Ngữ: “Khả dữ ngôn, nhi bất dữ chi ngôn, thất nhân. Bất khả dữ ngôn, nhi dữ chi ngôn, thất ngôn. Tri giả bất thất nhân, diệc bất thất ngôn” (Có thể nói [để khuyên nhủ họ] mà chẳng nói cho họ biết, sẽ có lỗi với người ta. Chẳng nên nói mà cứ nói, sẽ thành lỡ lời. Người hiểu biết sẽ chẳng có lỗi với người khác mà cũng chẳng lỡ lời).

[5] “Tứ tướng” là nhân tướng, ngă tướng, chúng sanh tướng và thọ giả tướng.

[6] Khúc Lễ (曲禮) là một phần quan trọng trong sách Lễ Kư. “Khúc” có nghĩa là vụn vặt, chi tiết. Khúc Lễ có nghĩa là những quy phạm chi tiết trong mọi hành vi, động tác. Tuy ngắn gọn, nội dung có thể nói đă bao gồm hết các hành vi, cử chỉ trong mối quan hệ giữa con người trong xă hội. Có những câu trong Khúc Lễ luôn được nhắc nhở như châm ngôn để xử thế, chẳng hạn như “ngạo bất khả trưởng, dục bất khả tùng, chí bất khả măn, lạc bất khả cực” (đừng nên tăng trưởng ḷng kiêu ngạo, đừng thuận theo dục vọng, đừng nên đắc ư, buông thả chí hướng, chớ nên hưởng vui quá mức).

[7] “Chỉ tĩnh” (止静) là ngồi im lặng, thầm niệm Phật hiệu sau khi niệm Phật ra tiếng.

[8] Ông Khang Triều Hội viết là “áo hôi” (懊灰), từ ngữ này không có ư nghĩa ǵ, có lẽ là do nghe lóm chữ “áo hối” (懊悔, hối hận, áo năo) mà không hiểu rơ ư nghĩa, cho nên mới viết như vậy.

[9] Sủi cảo (thủy giảo, 水餃, c̣n gọi là “giảo tử”, 餃子), ở miền Bắc Việt Nam thường gọi là “bánh chẻo”, là một loại bánh xếp, thường làm bằng bột ḿ cán mỏng, bọc thịt bằm, trộn lẫn với các thứ rau quả cắt vụn, phổ biến nhất là củ cải, rau cải trắng, mộc nhĩ, nấm hương, hành củ, hẹ v.v... Mép bột được vặn thành nếp nhún, cho nên đôi khi c̣n gọi là bánh quai vạc (nhưng danh xưng này chỉ để gọi loại chiên hoặc hấp). Há cảo (, hà giảo) là loại sủi cảo nhân tôm. Tùy theo cách nấu chín mà gọi là Thủy Giảo (thả trong nước canh để luộc), nếu hấp cho chín th́ gọi là Chưng Giảo (蒸餃, bánh chẻo hấp), nếu chiên th́ gọi là Oa Thiếp (鍋貼, áp chảo) hoặc Tiễn Giảo (煎餃, bánh chẻo chiên).

[10] Man đầu (饅頭) là loại bánh bao không nhân (thường biết đến theo cách mô phỏng âm đọc tiếng Quảng Đông là mằn thầu).

[11] Do không có chữ tương ứng, nên tạm dịch là bánh rán cho dễ hiểu. Thật ra, “hàn cụ” (寒具) ở đây là một món ăn vặt, c̣n gọi là Tán Tử (饊子), làm bằng bột gạo nếp ḥa lẫn bột ḿ, cán thành sợi, rồi cuộn từng bó thành những ṿng tṛn nhỏ, chiên gịn. Nổi tiếng nhất là Hoài An Trà Tán chiên bằng dầu mè, mỗi sợi được làm nhỏ tí như sợi tóc.