A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa

阿彌陀經疏鈔演義

Phần 100

Chủ giảng: Lăo pháp sư Tịnh Không năm 1984

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa

Giảo chánh: Minh Tiến, Huệ Trang và Đức Phong

 

Tập 199

 

      Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang bốn trăm lẻ ba:

 

      (Sao) Đại Bổn Phật tán bỉ quốc Bồ Tát chủng chủng công đức, vi nhị thập tam dụ. Nhất, kiên cố bất động như Tu Di sơn. Nhị, trí huệ minh liễu như minh nhật nguyệt. Tam, quảng đại như hải, xuất công đức bảo cố. Tứ, xí thịnh như hỏa, thiêu phiền năo tân cố. Ngũ, nhẫn nhục như địa, nhất thiết b́nh đẳng cố. Lục, thanh tịnh như thủy, tẩy chư trần cấu cố. Năi chí nhị thập tam, như Từ Thị quán, đẳng pháp giới cố. Mạt phục kết vân: “Kim vị nhữ đẳng cử yếu ngôn chi, nhược quảng thuyết giả, nhất kiếp bất tận”. Tắc tri Bồ Tát chi số vô lượng vô biên, Bồ Tát công đức diệc vô lượng vô biên dă.

() 大 本 佛 讚 彼 國 菩 薩 種 種 功 德,為 二 十 三 喻,一、堅 固 不 動 如 須 彌 山,二、智 慧 明 了 如 明 日 月,三、廣 大 如 海 出 功 德 寶 故,四、熾 盛 如 火 燒 煩 惱 薪 故,五、忍 辱 如 地 一 切 平 等 故,六、清 淨 如 水 洗 諸 塵 垢 故。乃 至 二 十 三,如 慈 氏 觀,等 法 界 故。末 復 結 云:今 為 汝 等 舉 要 言 之,若 廣 說 者 一 劫 不 盡。則 知 菩 薩 之 數 無 量 無 邊,菩 薩 功 德 亦 無 量 無 邊 也。

(Sao: Trong kinh Đại Bổn, đức Phật tán thán các thứ công đức của hàng Bồ Tát trong cơi ấy, đă dùng hai mươi ba tỷ dụ. Một là kiên cố bất động như núi Tu Di. Hai là trí huệ sáng suốt như mặt trời, mặt trăng sáng ngời. Ba là rộng lớn như biển, sanh ra của báu công đức. Bốn là hừng hực như lửa đốt sạch củi phiền năo. Năm là nhẫn nhục như đất v́ hết thảy b́nh đẳng. Sáu là thanh tịnh như nước, rửa các bụi nhơ. Cho đến tỷ dụ thứ hai mươi ba là như ngài Từ Thị quán tưởng pháp giới b́nh đẳng. Cuối cùng lại kết luận: “Nay ta v́ các ông nói những điều chánh yếu. Nếu nói rộng răi, th́ [nói suốt] một kiếp chẳng hết”. Do vậy biết số lượng của Bồ Tát là vô lượng vô biên, công đức của Bồ Tát cũng vô lượng vô biên).

 

      Hai mươi ba tỷ dụ được Liên Tŕ đại sư trích dẫn vốn là chương thứ ba mươi mốt, tức chương Chân Thật Công Đức trong bản hội tập của cụ Hạ Liên Cư, nhưng trong chương đó, cụ Hạ chẳng hoàn toàn trích lục hai mươi ba tỷ dụ ấy. Trong hội [Vô Lượng Thọ] Như Lai của kinh Đại Bảo Tích, tức là nơi trang hai trăm bảy mươi bốn của bộ Ngũ Kinh Độc Bổn có đoạn kinh văn ấy. Kế đó, trong bản hội tập của cư sĩ Vương Long Thư, hai mươi ba tỷ dụ đều trọn đủ. Ấn Quang đại sư, cụ Hạ Liên Cư và lăo cư sĩ Hoàng Niệm Tổ đều công nhận: Hễ Sớ Sao trích dẫn kinh Đại Bổn, đại đa số là dùng bản hội tập của cư sĩ Vương Long Thư, tức là Đại A Di Đà Kinh. Nay chúng tôi in chương ấy, chương ấy có đầy đủ hai mươi ba tỷ dụ. Chương ấy có tên là Bồ Tát Công Đức Phần Đệ Tam Thập Tứ (phần ba mươi bốn, Công Đức Của Các Bồ Tát). Chương ấy trích từ bản của cư sĩ Vương Long Thư, chúng tôi cho sao chụp in lại để cúng dường chư vị đồng tu. Trong một chương kinh văn ấy, đức Phật tán thán các thứ công đức của hàng Bồ Tát trong Tây Phương Cực Lạc thế giới. Chương ấy rất đáng cho chúng ta đọc kỹ, v́ có quan hệ rất lớn đối với sự tu học của chúng ta. Chúng tôi lợi dụng cơ hội này để giới thiệu đơn giản cùng các đồng học một chương kinh văn ấy.

 

      Phật ngôn: A Di Đà Phật sát trung chư Bồ Tát chúng.

      佛 言:阿 彌 陀 佛 剎 中 諸 菩 薩 眾。

      (Đức Phật nói: “Các vị Bồ Tát trong cơi của A Di Đà Phật”).

 

      Chư () là bao gồm toàn bộ [các vị Bồ Tát] từ hạ hạ phẩm cho đến thượng thượng phẩm trong cơi Thật Báo. Tây Phương Cực Lạc thế giới chỉ có Bồ Tát pháp giới, chẳng có các pháp giới khác. Chư là như chúng ta nói từ địa vị Sơ Tín cho đến Đẳng Giác Bồ Tát.

 

      Dung mạo nhu ḥa, tướng hảo cụ túc.

      容 貌 柔 和 相 好 具 足。

(Dung mạo mềm mỏng, ôn ḥa, tướng hảo trọn đủ).

 

      Từ Đại Kinh, chúng ta thấy điều này rất rơ ràng: Dung mạo và tướng hảo đều giống như A Di Đà Phật. V́ vậy, thế giới ấy là một thế giới b́nh đẳng, thật sự b́nh đẳng. Mười phương thế giới đều chẳng b́nh đẳng, chỉ riêng Tây Phương Cực Lạc thế giới là b́nh đẳng. Mọi người đều giống như nhau, màu da cũng như nhau, vóc dáng cũng như nhau. Thế giới Tây Phương đích xác là chẳng thể nghĩ bàn.

 

      Thiền Định trí huệ thông đạt vô ngại, thần thông oai đức vô bất măn túc.

禪 定 智 慧 通 達 無 礙,神 通 威 德 無 不 滿 足。

(Thiền Định, trí huệ thông đạt vô ngại, thần thông, oai đức, không ǵ chẳng trọn vẹn).

 

      Đây cũng là sự thật. Từ bốn mươi tám nguyện, chúng ta từng đọc thấy điều này. Tuy là đới nghiệp văng sanh, sanh trong hạ hạ phẩm, thậm chí Ngũ Nghịch, Thập Ác lâm chung sám hối văng sanh, hễ tới thế giới Tây Phương, trí huệ, thần thông và đạo lực cũng đều chẳng sai khác A Di Đà Phật cho mấy. Pháp môn Tịnh Độ được gọi là “pháp khó tin”, khó ở chỗ nào? Ở ngay chỗ này. Đó là sự thật. Không chỉ là lũ phàm phu chúng ta khó tin, mà hàng Bồ Tát cũng [cảm thấy] khó tin. Chúng ta thấy kinh Hoa Nghiêm nói “phải đạt tới Đăng Địa Bồ Tát th́ mới chẳng hoài nghi pháp môn này”. Do vậy có thể biết, các vị Bồ Tát thuộc địa vị Tam Hiền (Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng) trong hội Hoa Tạng đều rất khó tin tưởng pháp môn này! Đạt đến Đăng Địa (từ Sơ Địa trở lên) th́ mới từ đầu đến cuối chẳng ĺa niệm Phật, mới thật sự phát nguyện tu học pháp môn này. Có phải là Địa Thượng Bồ Tát và Đẳng Giác Bồ Tát đă hoàn toàn hiểu rơ hay không? Cũng chưa chắc! Vẫn c̣n cậy vào Phật gia tŕ. Nếu chẳng được Phật lực gia tŕ, Đẳng Giác Bồ Tát cũng chẳng có cách nào lư giải. Pháp môn này khó tin ở chỗ này, v́ nó là cảnh giới thuộc về quả địa của Như Lai.

      Pháp môn này chẳng tu từ nơi nhân, tám vạn bốn ngàn pháp môn đều là tu nhân chứng quả, pháp môn này tu từ nơi quả, chẳng tu từ nơi nhân, nên ngay cả Đẳng Giác Bồ Tát đều chẳng hiểu rơ ràng. Chúng ta đọc đến đây, [thấy kinh nói] tướng mạo [của mọi người trong cơi Cực Lạc] giống hệt như Phật, có lẽ c̣n miễn cưỡng tin tưởng, chứ Thiền Định, trí huệ, thần thông và oai đức ngay lập tức đều chẳng sai khác đức Phật cho mấy, khó tin quá! Nhưng điều ấy xác thực là sự thật, hạ hạ phẩm văng sanh cũng là Thiên Nhăn thấy thấu suốt, Thiên Nhĩ nghe thấu suốt, Tha Tâm biết trọn khắp, xác thực là thần thông và đạo lực chẳng cách xa quả địa của đức Phật cho mấy!

 

      Thâm nhập pháp môn, đắc Vô Sanh nhẫn.

      深 入 法 門 得 無 生 忍。

      (Thâm nhập pháp môn, đắc Vô Sanh Nhẫn).

 

      Kinh Nhân Vương nói địa vị nào mới chứng đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn? Vô Sanh Pháp Nhẫn có ba phẩm: Hạ phẩm là Thất Địa Bồ Tát, trung phẩm là Bát Địa Bồ Tát, thượng phẩm là Cửu Địa Bồ Tát. Thập Địa Bồ Tát chứng Tịch Diệt Nhẫn, cao hơn Vô Sanh Pháp Nhẫn một cấp. Dẫu là hạ phẩm, công phu Thiền Định rất sâu, cũng là từ Thất Địa trở lên. Cụ Lư Bỉnh Nam chú thích “A Bệ Bạt Trí là từ Thất Địa trở lên” do dựa trên câu này. Từ Thất Địa trở lên đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn. “Thâm nhập pháp môn” là thật sự thâm nhập. Đă nhập pháp môn này, bèn chẳng có pháp nào không thông đạt, chư vị đồng tu nhất định phải biết điều này!

      Chúng tôi tu học trong quá khứ, đă đi lầm đường. V́ thế, mọi người nghe tôi giảng kinh, tốt nhất là nghe những ǵ tôi đă giảng trong hai năm nay, những ǵ đă giảng trước hai năm gần đây đừng nên nghe. V́ sao? Trong ấy, có chẳng ít sai lầm! Hai năm nay ít sai lầm hơn, chính ḿnh đă có tín tâm, chẳng đi lạc đường, nhất định phải tu tập từ tâm thanh tịnh. V́ lẽ đó, cái hay của kinh Vô Lượng Thọ là từ tựa đề đă nói rơ, phải thực hiện từ tâm “thanh tịnh, b́nh đẳng”, hăy tu tập nơi “thanh tịnh, b́nh đẳng, giác”. V́ thế, tôi đặc biệt nhấn mạnh tánh trọng yếu của việc đọc kinh, niệm Phật, chẳng cần mong hiểu nghĩa. V́ sao chẳng cần mong hiểu? Chúng ta chưa đoạn phiền năo tập khí, chưa đoạn vọng tưởng, chấp trước, tất cả hết thảy lư giải đều là tà tri tà kiến, chẳng phải là chánh tri chánh kiến. Khi nào tâm chúng ta đạt được thanh tịnh, tâm đạt được b́nh đẳng, sự lư giải khi ấy sẽ là trí huệ. Do đó, tâm thanh tịnh vô cùng khẩn yếu. Đó là “thâm nhập pháp môn”. Chỉ có tâm thanh tịnh th́ mới có thể thâm nhập. Tâm càng thanh tịnh, nhập càng sâu.

      Nếu quư vị hỏi pháp môn này là pháp môn nào ư? Nếu nói theo kinh Di Đà, sẽ là pháp môn “nhất tâm bất loạn”, nói theo kinh Vô Lượng Thọ sẽ là pháp môn “phát Bồ Đề tâm, một mực chuyên niệm”. Quư vị càng thâm nhập, tâm càng thanh tịnh, tâm càng b́nh đẳng. Độ sâu được đo lường bằng tâm địa thanh tịnh, b́nh đẳng; v́ thế, các Ngài mới có thể thấy hết thảy các pháp bất sanh, bất diệt. “Vô Sanh” là hết thảy các pháp bất sanh, bất diệt, quư vị đồng ư, chấp nhận, khẳng định. Nếu tâm chẳng thanh tịnh, quư vị chẳng thể nào có sự nhận thức ấy. Dẫu thấy đức Phật dạy như vậy, cũng là miễn cưỡng tiếp nhận, có thật sự nhập cảnh giới ấy hay không? Chẳng có! Chỉ là nghe nói mà thôi, chẳng thể thấy cảnh giới trên thực tế. Ắt phải là tâm địa có mức độ thanh tịnh kha khá th́ mới nhận biết rơ ràng căn bản của nhân sinh và vũ trụ.

      Tri thức và trí huệ trong thế gian này, nói thật thà th́ là từ Đệ Nhị Nghĩa trở xuống, chẳng phải là Đệ Nhất Nghĩa. Nhà Phật nói Đệ Nhất Nghĩa, Đệ Nhất Nghĩa là nói tới ư nghĩa căn bản. Các nhà triết học, khoa học, tôn giáo hiện thời chẳng t́m thấy bản thể của vũ trụ, cũng có nghĩa là tuy họ rất thông minh, nhưng đối với vũ trụ và nhân sinh, đối với khởi nguyên của vũ trụ, đối với ư nghĩa và giá trị của nhân sinh, họ luôn nghiên cứu, thăm ḍ suốt mấy trăm năm, vẫn chẳng có kết luận, nguyên nhân ở chỗ nào? Chẳng kiến tánh! Do t́m ṭi, khảo sát, họ đạt được những kết luận, toàn là tà tri tà kiến. Trong Phật pháp, chánh tri chánh kiến được nói bởi đức Phật chính là ở chỗ nào? Ở ngay nơi tâm! Trong tâm chẳng có một vọng tưởng nào, tâm sẽ chánh. Tâm chánh th́ kiến giải bèn chân chánh. Tâm bất chánh, kiến giải làm sao có thể chân chánh cho được? Toàn là vọng tưởng. Trong Phật pháp, những vọng tưởng ấy được gọi chung là Tục Đế. Chúng ta gọi tri kiến của Như Lai là Chân Đế.

 

      Chư Phật mật tạng cứu cánh minh liễu.

      諸 佛 密 藏 究 竟 明 了。

      (Hiểu rơ rốt ráo tạng bí mật của chư Phật).

 

      “Chư Phật” không chỉ là một ḿnh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, cũng chẳng phải là riêng ḿnh A Di Đà Phật, mà là mười phương ba đời hết thảy chư Phật. Hễ đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, sẽ thảy đều hiểu rơ sự chứng đắc bí mật của các Ngài. Chúng ta đọc câu kinh văn này, hăy nên giác ngộ: Đến Tây Phương Cực Lạc thế giới là khẩn yếu! Trong cơi này, đừng nói là chư Phật, suốt một đời [chúng ta] vẫn chẳng hiểu rơ mật tạng của một đức Phật, chẳng có cách nào hiểu rơ. Đừng nói là một đức Phật, ngay như ư nghĩa uyên áo của một bộ kinh c̣n chẳng thể thông đạt, huống hồ hết thảy các kinh! Đó là lư do v́ sao phải cầu sanh thế giới Tây Phương. Ở đây, tôi lại muốn nói cho quư vị biết bí mật thật sự của câu này. Mật tạng thật sự của chư Phật là một câu A Di Đà Phật. Nay chúng ta có thể niệm câu A Di Đà Phật. Chưa hiểu rơ ư nghĩa được bao hàm [trong danh hiệu] A Di Đà Phật, mật tạng của A Di Đà Phật xác thực là mật tạng của hết thảy chư Phật. A Di Đà Phật có nghĩa là ǵ? Một bộ kinh Vô Lượng Thọ nhằm giải thích bốn chữ A Di Đà Phật. Kinh Di Đà và kinh Vô Lượng Thọ là lược thích, tức là giải thích khái lược. Nếu giải thích cặn kẽ th́ phải là Đại Tạng Kinh. Một bộ Đại Tạng Kinh là để giải thích cặn kẽ [ư nghĩa của] A Di Đà Phật. Có phải là cặn kẽ nhất hay không? Chẳng phải! Chúng ta vẫn chưa biết cặn kẽ nhất là ǵ? Chúng ta nghe kể Long Thọ Bồ Tát trong cung rồng thấy Đại Bổn Hoa Nghiêm Kinh, phân lượng là mười tam thiên đại thiên thế giới vi trần kệ, một tứ thiên hạ vi trần phẩm. Đừng nói là địa cầu, cả hệ Ngân Hà đều chứa không nổi, đó là giải thích bốn chữ A Di Đà Phật khá tỉ mỉ. V́ vậy, bốn chữ ấy nghĩa lư sâu không đáy, rộng vô biên, nhiếp trọn hết thảy các pháp môn, tổng tŕ diệu pháp của chư Phật, chẳng phải là mật tạng của chư Phật th́ là ǵ? Bởi lẽ đó, sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới th́ mới có thể hiểu rơ rốt ráo.

 

      Điều phục chư căn, thân tâm nhu nhuyễn.

      調 伏 諸 根 身 心 柔 軟。

      (Điều phục các căn, thân tâm nhu nhuyễn).

 

      Nay chúng ta “điều phục” chính là dùng Giới để rèn thân, dùng Định để rèn tâm, bèn biết tầm trọng yếu của Giới và Định! Nhất tâm hệ niệm là điều tâm, tŕ giới niệm Phật là điều thân. “Thân tâm nhu nhuyễn” là thân tâm tự tại! Chúng ta thua kém Bồ Tát là do nguyên nhân nào? Chúng ta chẳng biết Thật Tướng của các pháp. Nói cách khác, chẳng nhận thức chính ḿnh, mà cũng chẳng liễu giải hoàn cảnh. V́ thế, dẫu chúng ta rất nghiêm túc điều phục, kết quả đạt được vẫn là khá hữu hạn, chẳng bằng Bồ Tát đă thật sự thông đạt, hiểu rơ chân tướng của vũ trụ và nhân sinh. Thật ra, đức Phật trọn chẳng giữ bí mật, chẳng giấu diếm những chân tướng ấy, Ngài đă nói ra. Do Ngài đă nói ra, chúng ta cũng biết nói, những chẳng thấu hiểu ư nghĩa ấy. Kinh Kim Cang nói: “Phàm những ǵ có h́nh tướng đều là hư vọng”. Đức Phật đă nói toạc ra: “Hết thảy pháp hữu vi, như mộng, huyễn, bọt, bóng, như sương, cũng như chớp, hăy nên quán như thế”. Câu sau chính là đức Phật khuyên chúng ta hăy coi nhân sinh và vũ trụ trước mắt như mộng cảnh, huyễn ảnh. Coi chúng như mộng cảnh, huyễn ảnh, chúng ta sẽ không chấp trước. Không chấp trước th́ vọng tưởng ấy cũng chẳng c̣n nữa, đó là tu học Đại Thừa. Đây là một phương pháp rất xảo diệu.

      Tất cả đau khổ, điên đảo của chúng ta trong hiện thời là do đă coi nhân sinh và vũ trụ là thật, hỏng bét ở chỗ này! V́ lẽ đó, cứ lo được, lo mất trong đó. Nếu thấy cảnh giới trước mắt đều là mộng, là ảnh, cái tâm được mất của quư vị sẽ chẳng c̣n nữa. Chẳng có tâm được mất, tối thiểu là phiền năo giảm bớt tám mươi phần trăm, lẽ nào quư vị chẳng tự tại? Hiện thời, các nhà khoa học phát hiện: Chẳng có vật chất. Hết thảy vật chất là cảm nhận sai lầm của con người. Họ nói: Trên sự thật, [vật chất] là chấn động của sóng ánh sáng. Trong Đàn Kinh, câu này đă được Lục Tổ đại sư diễn tả là “do tâm nhân giả động”. Các nhà khoa học biết hết thảy hiện tượng vật chất sanh từ dao động, nhưng sự dao động ấy do đâu mà có, họ chẳng biết! V́ lẽ đó, sự nhận thức của họ là Đệ Nhị Nghĩa, chẳng phải là Đệ Nhất Nghĩa. Sóng [dao động] do đâu mà có? Sóng từ Chân Như bản tánh mà có. Lục Tổ nói: “Do tâm nhân giả động”. Kiến tánh, đó là Đệ Nhất Nghĩa. Phải nhận biết Đệ Nhất Nghĩa th́ mới có thể thực hiện viên măn“điều phục chư căn, thân tâm nhu nhuyễn” (điều phục các căn, thân tâm nhu nhuyễn).

 

      An trụ tịch tĩnh tận Bát Niết Bàn.

      安 住 寂 靜 盡 般 涅 槃。

      (An trụ tịch tĩnh trọn hết Bát Niết Bàn).

 

“Tận” () có nghĩa là viên măn, “Bát Niết Bàn” là thanh tịnh tịch diệt. Tâm chúng ta phải an trụ nơi đâu? Phải trụ tại chỗ nào? Dựa theo tựa đề kinh Vô Lượng Thọ, quư vị an trụ nơi “thanh tịnh, b́nh đẳng, giác” là đúng. Ở đây, thanh tịnh b́nh đẳng giác được gọi là “tận Bát Niết Bàn”.

 

      Thâm nhập chánh huệ, vô phục dư tập.

      深 入 正 慧 無 復 餘 習。

      (Thâm nhập chánh huệ, chẳng c̣n thừa sót các tập khí).

 

      “Tập” () là tập khí, “chánh huệ” là trí huệ Bát Nhă, là trí huệ vốn sẵn có trong bản tánh. Hiện thời, trí huệ của chúng ta chẳng thấu lộ, chẳng thể khởi tác dụng, đức Phật bảo là do phàm phu chúng ta có hai thứ ngăn chướng trí huệ. Hai chướng là Phiền Năo Chướng và Sở Tri Chướng. Phiền Năo Chướng là những thứ như Thân Kiến, Biên Kiến, tham, sân, si, mạn, nghi. Sở Tri Chướng là quư vị biết chuyện thế gian và xuất thế gian chẳng ít. Chúng đều là chướng ngại.

      Giáo học Phật pháp dạy chúng ta thực hiện từ chỗ nào? Dạy chúng ta hăy thực hiện từ vô tri. Từ vô tri nghĩa là sao? Phá trừ Sở Tri Chướng, sau khi đă đoạn trừ Sở Tri Chướng, sẽ là không ǵ chẳng biết. Nay v́ chúng ta có Sở Tri Chướng, nên sẽ có những điều chẳng biết! Những thứ không biết quá nhiều. V́ lẽ đó, sau khi đoạn Phiền Năo Chướng, chứng Đại Niết Bàn, tâm địa thanh tịnh tự tại, sung sướng khôn sánh. Phá Sở Tri Chướng, hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian không ǵ chẳng biết. Nhưng phá Sở Tri Chướng phải thực hiện từ vô tri, Bát Nhă vô tri th́ mới là không ǵ chẳng biết. V́ thế, biết nhiều thứ chẳng có lợi ǵ, Thanh Lương đại sư bảo là “tăng trưởng tà kiến”. Hiện thời, chúng tôi thể nghiệm câu nói ấy thật sâu! Thật sự khai trí huệ, tuyệt đối chẳng phải là có thể thành công trong một thời gian ngắn ngủi. V́ vậy, Bồ Tát tu hành phải trải qua bao kiếp dài lâu, phải tu học trong một thời gian dài, phải có ḷng kiên nhẫn. Kiên nhẫn là cơ sở của nhất tâm và tâm thanh tịnh. Quư vị là người thiếu kiên nhẫn, hăy ngẫm xem, làm sao có thể thành tựu Định cho được? Nhẫn nhục là tiền phương tiện của Thiền Định; chẳng thể nhẫn, kẻ ấy quyết định chẳng đắc Định. Chẳng có Định th́ nói cách khác, quyết định chẳng thể phá Phiền Năo Chướng. Chẳng có Định, quyết định là trí huệ Bát Nhă chẳng thể thấu lộ.

      Tu học không tuân theo thứ tự có được hay không? Không được! Lục Độ là cương lănh tu hành, mà cũng là thứ tự tu hành của Bồ Tát. Điều thứ nhất là bảo quư vị buông xuống, bố thí là buông xuống. Buông vọng tưởng xuống, buông chấp trước xuống, buông tham, sân, si, mạn xuống, buông hết thảy tri kiến xuống, trí huệ chân chánh bèn hiện tiền, tức là Bát Nhă vô tri. Vô tri là Căn Bản Trí mới có thể hiện tiền. Căn Bản Trí khởi tác dụng là Hậu Đắc Trí, không ǵ chẳng biết! “Thâm nhập chánh huệ” ở đây là nói tới Căn Bản Trí. “An trụ tịch tĩnh tận Bát Niết Bàn” trong phần trước là đoạn Phiền Năo Chướng. “Thâm nhập chánh huệ vô phục dư tập” (Thâm nhập chánh huệ, chẳng c̣n tập khí thừa sót) là Sở Tri Chướng cũng phá. Chúng ta đă thật sự hiểu rơ: Học Phật th́ thực hiện từ nơi đâu? Học từ nơi đâu? Trong hai năm nay, tôi giảng điều ǵ cũng đều đề xướng, khuyên lơn mọi người cứ đọc, chẳng cần mong hiểu nghĩa, rất nhiều người hiểu lầm, chê tôi nói nhăng nói cuội. Họ rất khó tin tưởng, rất khó lănh hội điều ấy. Trong quá khứ, tôi đă đi sai đường. Đối với các kinh đă giảng trước kia, họ nghe rất hoan hỷ, có thể tiếp nhận, v́ sao? Nói nhăng nói cuội mà! Đầu óc họ đầy ắp tà tri tà kiến, nên [đối với họ, những thứ tri kiến tạp loạn ấy] rất tương ứng. Nay tôi đă quay đầu, họ cảm thấy kỳ quái, đại khái là cảm thấy tôi có vấn đề! Nay tôi đă thật sự t́m được đường, thật sự hiểu rơ ràng!

 

Y Phật sở hành Thất Giác Thánh Đạo.

依 佛 所 行 七 覺 聖 道。

(Nương theo Thất Giác Thánh Đạo đức Phật đă hành).

 

      “Hành” là hành vi trong cuộc sống. Hành vi trong cuộc sống lấy Thất Giác Chi và Bát Thánh Đạo làm tiêu chuẩn.

 

      Tu hành Ngũ Nhăn chiếu Chân đạt Tục, biện tài tổng tŕ tự tại vô ngại.

     修 行 五 眼 照 真 達 俗。辯 才 總 持 自 在 無 礙。

      (Tu hành Ngũ Nhăn, chiếu soi lẽ Chân, thông đạt lẽ Tục, biện tài tổng tŕ tự tại vô ngại).

 

      Ngũ Nhăn là Phật nhăn, huệ nhăn, pháp nhăn, thiên nhăn, và nhục nhăn. Người trong Tây Phương Cực Lạc thế giới ai nấy đều là “Ngũ Nhăn viên minh”, nên có thể Thiên Nhăn thấy thấu suốt. “Chiếu Chân đạt Tục”: Chân là căn nguyên hoặc bản thể của vũ trụ và nhân sinh, Tục () là thế tục. Tư tưởng, kiến giải, và hành vi của đông đảo chúng sanh trong mười pháp giới các Ngài đều biết, đó là “đạt Tục”. Do“biện tài tổng tŕ tự tại vô ngại” th́ các Ngài mới có thể giáo hóa chúng sanh, thành tựu biện tài.

 

      Thiện giải thế gian vô biên phương tiện.

      善 解 世 間 無 邊 方 便。

      (Khéo hiểu vô biên phương tiện của thế gian).

     

Phật, Bồ Tát giáo hóa chúng sanh chẳng ĺa khỏi phương tiện, v́ sao? V́ chân thật th́ nói chẳng được, ngôn ngữ dứt bặt, tâm hạnh xứ diệt, hễ có thể nói th́ hoàn toàn là phương tiện! V́ lẽ đó, Thích Ca Mâu Ni Phật nói: Trong suốt bốn mươi chín năm, Ngài chẳng thuyết pháp một câu nào! V́ sao? V́ những ǵ đă nói trong bốn mươi chín năm đều là nói pháp phương tiện, cũng chẳng nói một câu pháp chân thật nào! Những pháp phương tiện được nói ra đều nhằm mục đích dạy cho người ta từ phương tiện bèn thấu hiểu chân thật. Xét theo ư nghĩa này, chúng ta cũng có thể nói: Những câu do Thích Ca Mâu Ni Phật đă nói trong bốn mươi chín năm đều là nói pháp chân thật, phương tiện chính là chân thật! Đó gọi là thiện xảo, là quyền biến.

 

      Sở ngôn thành đế, thâm nhập nghĩa vị.

      所 言 誠 諦 深 入 義 味。

(Lời nói chân thành, xác thực, thâm nhập nghĩa vị).

 

      Đối với lời đức Phật nói, nhất định phải hiểu nghĩa thú thuyết pháp của Ngài; bởi lẽ, những lời đức Phật nói, ư ở ngoài lời! Quư vị phải lănh hội, quyết định chớ nên chấp trước. Chấp trước ngôn ngữ của Phật, chấp trước văn tự trong kinh điển th́ sai bét mất rồi! Trong kinh, đức Phật đă nói: “Y văn giải nghĩa, tam thế Phật oan”, ba đời chư Phật đều kêu oan uổng! Quư vị phải từ ngôn ngữ và văn tự mà lănh hội, thấu hiểu nghĩa thú, như vậy th́ mới có thể đắc đạo.

 

      Phu diễn Chánh Pháp, quảng độ hữu t́nh.

      敷 演 正 法 廣 度 有 情。

      (Phô diễn Chánh Pháp, rộng độ hữu t́nh).

 

      “Phu” () là khai triển. Triển khai giáo học rộng răi nhằm rộng độ chúng sanh. Nên nói Chánh Pháp là như thế nào? Chánh pháp là chánh tri chánh kiến. Dẫu đức Phật nói ra phương tiện quyền xảo, Ngài vẫn dẫn dắt, khuyên dụ chúng ta nhập chánh tri chánh kiến, đó là Chánh Pháp. Chánh tri chánh kiến nói chung là phải có tiêu chuẩn, tiêu chuẩn là “giác, chánh, tịnh” được nói trong Tam Quy Y. Nói đơn giản về “giác, chánh, tịnh” th́ thứ nhất là chẳng mê. Đối với chính ḿnh, nhân sinh, vũ trụ, lư sự, nhân quả, đều có thể giác chứ không mê, chánh chứ không tà, tịnh chứ chẳng nhiễm, đó là Chánh Pháp. Chúng ta phải luôn kiểm điểm điều này. V́ sao khóa tụng sáng tối nhất định phải có Tam Quy Y? Khóa tụng sáng tối, thứ ǵ khác cũng có thể chẳng niệm, nhưng nhất định phải niệm Tam Quy Y. Tam Quy Y nhằm dạy chúng ta sáng tối kiểm điểm, phản tỉnh, kiểm tra chính ḿnh, ngày hôm nay ta có mê hay không? Có tà hay không? Có nhiễm ô hay không? Nếu là mê, tà, nhiễm, sai mất rồi, đó là tà pháp, chẳng phải là Chánh Pháp. Chúng ta tiếp người đăi vật, những nhân vật ấy đều có thể giúp cho chúng ta giác chánh tịnh. Đó là Chánh Pháp.

      “Phu diễn chánh pháp, quảng độ hữu t́nh” th́ Phật, Bồ Tát là đương nhiên [làm chuyện này]. Trừ Phật, Bồ Tát ra, trong Tây Phương Cực Lạc thế giới, sáu trần thuyết pháp. Sáu trần trong thế gian này cũng đều thuyết pháp. Tuy sáu trần thuyết pháp, chúng ta chẳng hiểu. V́ sao không hiểu? V́ chúng ta mê quá sâu. Sáu trần thuyết pháp, chúng ta không có cách nào lănh hội. Tâm địa ắt phải đạt đến mức độ thanh tịnh kha khá th́ mới có thể thấu hiểu! Bậc đại đức trong Thiền Tông nghe tiếng mảnh ngói văng vào thân trúc bèn khai ngộ; thấy nước chảy bèn khai ngộ, nghe chim hót trên cành bèn khai ngộ. Đó chính là sáu trần thuyết pháp. Do vậy có thể biết, tâm địa của người trong Tây Phương Cực Lạc thế giới thanh tịnh, nên đối với sáu trần, họ đều có thể cảm xúc rất sâu; do từ chỗ này mà họ có thể lănh ngộ Chân Đế. Chúng ta tâm ư thô tháp, hời hợt, giảng cách nào cũng chẳng ngộ! Chẳng phải là sáu trần trong thế giới này không thuyết pháp, hằng ngày sáu trần đều thuyết pháp, nhưng họ chẳng khai ngộ! Thắp nến mỗi ngày, mỗi ngày [nến] đều thuyết pháp, có mấy ai thấy nến mà khai ngộ hay chăng? Phạm vi của câu này hết sức rộng lớn. Đó là rộng độ hữu t́nh.

 

      Trừ bỉ nhất thiết phiền năo chi hoạn.

      除 彼 一 切 煩 惱 之 患。

      (Trừ nỗi lo về hết thảy các phiền năo cho họ).

 

      Kiến Tư, Trần Sa, Vô Minh dần dần đoạn sạch.

 

Đẳng quán tam giới không vô sở hữu.

等 觀 三 界 空 無 所 有。

(Quán tam giới b́nh đẳng, rỗng không, vô sở hữu).

 

      Đây là thấy Thật Tướng của các pháp. “Đẳng” () là b́nh đẳng, “tam giới” là lục đạo. Lục đạo là chuyện như thế nào? Lục đạo “không, vô sở hữu”, đây là nói thật với quư vị. Tâm Kinh đă dạy: “Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc. Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc”, rỗng không, chẳng có ǵ hết. “Thọ, Tưởng, Hành, Thức, diệc phục như thị”. Nếu nghe những lời này không hiểu th́ Bách Pháp Minh Môn là chú giải của Tâm Kinh. Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức triển khai thành một trăm pháp. Thọ, Tưởng, Hành, Thức là Tâm Vương và Tâm Sở, tức là tám thức và năm mươi mốt Tâm Sở. Sắc là mười một sắc pháp, [gồm] năm căn và sáu trần, những pháp này đều là pháp hữu vi. Kinh Kim Cang nói: “Hết thảy pháp hữu vi, như mộng, huyễn, bọt, bóng”, rỗng không, chẳng có ǵ hết! Quư vị coi những thứ đó là thật, chẳng phải là tự chuốc khổ ư? Đó là mê, là tà. Ở trong ấy, phân biệt, chấp trước, có lấy, có bỏ th́ gọi là nhiễm, tức là mê, tà, nhiễm! Biết hết thảy các pháp rỗng không, chẳng có ǵ, đó là trí huệ, là giác. Trong hết thảy các pháp, chẳng lấy, chẳng bỏ, đó là tịnh, là thanh tịnh. Quư vị cố ư bỏ đi th́ cũng là nhiễm ô, v́ thế, hết thảy tùy duyên, đừng phan duyên. Phàm phu “giữ lấy”, đă lệch về một bên. Người Tiểu Thừa trừ bỏ, cũng lệch sang một bên. Người Tiểu Thừa rớt trong Thiên Chân Niết Bàn, thứ ǵ cũng đều chẳng cần. C̣n phàm phu th́ thứ ǵ cũng muốn, người Tiểu Thừa th́ thứ ǵ ta cũng chẳng cần, đều sai! V́ sao? Rỗng không, chẳng có ǵ, cần cũng là mê, mà không cần cũng là mê. Hai bên lấy và bỏ đều trừ sạch, Bồ Tát hành Trung Đạo th́ mới là thật sự hiểu rơ chuyện này. Do đó, đối với cảnh giới, chúng ta chẳng lấy, chẳng bỏ, hết thảy tùy duyên.

      Bồ Tát du hư thần thông, chẳng coi nó là thật, nó chẳng có thật. Ǵ là thật? Tâm thanh tịnh là thật; giác, chánh, tịnh là thật. Hết thảy thời, hết thảy chỗ, trong hết thảy cảnh giới, giữ vững những thứ này, quyết định chẳng để mất đi. Giác, chánh, tịnh là thật. Thật ra, chúng ta chẳng làm được th́ một câu A Di Đà Phật là thật. Trong mười hai thời, một câu A Di Đà Phật chẳng bỏ, ức niệm không quên! Ức Phật, niệm Phật, hiện tiền, tương lai, nhất định thấy Phật. Đó là thật, chẳng bỏ điều này, hết thảy các pháp khác tùy duyên là được rồi. Đó gọi là “đẳng quán tam giới không vô sở hữu”.

 

      Tri nhất thiết pháp tất giai tịch diệt, vô tướng, vô vi, vô nhân, vô quả, vô thủ, vô xả, vô phược, vô thoát.

       知 一 切 法 悉 皆 寂 滅,無 相 無 為 無 因 無 果,無 取 無 捨 無 縛 無 脫。

(Biết hết thảy các pháp đều là tịch diệt, vô tướng, vô vi, vô nhân, vô quả, không lấy, không bỏ, không trói buộc, không giải thoát).

 

      Mấy câu này là cảnh giới của Pháp Thân đại sĩ. Đă gọi là “cảnh giới của Pháp Thân đại sĩ” th́ quư vị chưa thấy Pháp Thân, sẽ chẳng thể có được. Hễ thấy Pháp Thân, hết thảy sẽ tự nhiên trọn đủ. Thấu lộ một ít tin chính là trong tâm người ấy không hề vướng mắc mảy may. Chẳng có vướng mắc, ưu lự, chẳng có chấp trước, vọng tưởng, đương nhiên là chẳng có phiền năo. Những thứ ấy đều chẳng có, thưa cùng chư vị, sanh tử luân hồi cũng chẳng có. V́ sanh tử luân hồi là quả báo, c̣n những thứ này đều là nhân; nhân đă chẳng có, lấy đâu ra quả? V́ thế, sanh tử cũng chẳng có, luân hồi cũng chẳng có; không chỉ chẳng có những thứ ấy, mà tam giới cũng chẳng có, mười pháp giới cũng chẳng có. Rốt cuộc Ngài trụ nơi đâu? Bất đắc dĩ nói là Ngài trụ trong Nhất Chân pháp giới. Tự tại lắm!

      Nếu chúng ta muốn nhập cảnh giới này, hăy khéo niệm A Di Đà Phật, niệm đến cảnh giới công phu thành phiến, quư vị sẽ lănh hội đôi chút. Sự lănh hội ấy chẳng phải là chứng đắc thật sự, trong Tứ Gia Hạnh, [sự lănh hội ấy] được gọi là Noăn Vị (煖位)[1], [hàm nghĩa] chẳng thấy lửa, nhưng có nhiệt độ, có độ ấm, quư vị đă lănh hội. Đạt đến nhất tâm bất loạn, sẽ nhập cảnh giới này. Đạt đến tâm địa thanh tịnh, tức là khi công phu đă thành phiến, dần dần tiếp cận cảnh giới này, quư vị có thể lănh hội, rất tin tưởng, công phu là như thế đó! Nghiên cứu kinh [ḥng mong đạt đến cảnh giới ấy] sẽ không được! Đọc trọn khắp Đại Tạng Kinh, nghiên cứu hết thảy các chú giải, chẳng liên quan ǵ đến chuyện này, chạm đến ngoài ŕa c̣n chẳng được! Càng tiếp xúc, càng rét run, chẳng ấm áp, càng rét cóng, chẳng tiếp xúc được! V́ thế, hôm nay tôi nói lời thật cùng mọi người.

      Tuy tôi mua sách, thâu thập Đại Tạng Kinh, đó là v́ giúp đỡ chúng sanh, tiếp dẫn chúng sanh, dùng làm tài liệu. V́ chúng tôi nói với người khác, câu nào cũng đều phải có căn cứ, chẳng thể bịa chuyện, đơm đặt, nhằm tiếp dẫn mọi người nhập môn. Sau khi đă nhập môn, phải chuyên tu Tịnh Độ, chuyên niệm A Di Đà Phật, quư vị mới có thể đạt thành tựu, quyết định chớ nên coi nhẹ chuyện này! Chính ḿnh tu hành là thâm nhập một môn, để rộng độ hữu t́nh th́ nhất định phải là phương tiện thiện xảo, phải phô diễn chánh pháp. Chánh pháp có phạm vi vô lượng vô biên, nguyên tắc của nó là giác, chánh, tịnh, khuyên dụ, hướng dẫn ḷng người hướng về giác, hướng về chánh, hướng về thanh tịnh; đó là chánh pháp. V́ vậy, tà và chánh, nói thật ra, rất dễ phân biệt.

      Biết hết thảy vạn pháp, pháp thế gian và xuất thế gian, “vô tướng, vô vi, vô nhân, vô quả”, tuyệt đối chẳng phải là bài bác “không có nhân quả”. Phải đạt tới mức độ nào? Phải cho tới khi trong tâm quư vị thật sự thanh tịnh, chẳng khởi một niệm th́ mới là vô nhân, vô quả, chẳng lấy, chẳng bỏ. Trong tâm quư vị hăy c̣n khởi một niệm, nói cho quư vị biết, [vẫn là] có nhân, có quả. Vô nhân vô quả là hạng người nào? Nơi quả địa của Như Lai. Bốn mươi mốt địa vị Pháp Thân đại sĩ vẫn chẳng ĺa nhân quả. Kinh Hoa Nghiêm nói ngũ châu nhân quả (năm tầng nhân quả), kinh Pháp Hoa nói Nhất Thừa nhân quả, chẳng rời ĺa [nhân quả]! Nơi quả địa Như Lai mới là không nhân, không quả, vô tướng, vô vi, triệt để liễu giải chân tướng y báo và chánh báo trang nghiêm trong mười pháp giới thế gian và xuất thế gian.

 

      Khử chư phân biệt, viễn ly điên đảo.

      去 諸 分 別 遠 離 顛 倒。

      (Trừ các phân biệt, xa ĺa điên đảo).

 

      Đây là chứng đắc cực quả, chỉ riêng thế giới Tây Phương là thành tựu chuyện này trong một đời. Trong các thế giới phương khác, sẽ là đời đời kiếp kiếp, phải trải qua ba đại A-tăng-kỳ kiếp, hoặc vô lượng kiếp, chẳng biết là đă bỏ thân, thọ thân, thay đổi bao nhiêu thân th́ mới có thể hoàn tất! Tây Phương Cực Lạc thế giới làm xong trong một đời. Điều này cũng chỉ rơ lư do v́ sao hết thảy chư Phật đều khuyên mọi người cầu sanh Tịnh Độ, v́ chúng ta sẽ thành tựu viên măn ngay trong một đời ở bên ấy.

Dưới đây là hai mươi ba tỷ dụ được Liên Tŕ đại sư trích dẫn, hôm nay, chúng tôi đặc biệt rút ra chương kinh này [để giảng giải], tỷ dụ thứ nhất là:

 

      Kiên cố bất động như Tu Di sơn.

      堅 固 不 動 如 須 彌 山。

      (Kiên cố, chẳng lay động như núi Tu Di).

 

Ư nghĩa này vô cùng sâu rộng! Chúng ta không cần hiểu mức độ sâu rộng dường ấy, [v́ có cố gắng hiểu] cũng chẳng thể thấu hiểu nổi, chúng ta chỉ dựa vào đoạn kinh văn này để nghĩ xem chính ḿnh phải ứng dụng trong sự tu học hiện tiền như thế nào ḥng đạt được lợi ích cho bản thân. “Kiên cố bất động” là nói tới tín tâm, chúng ta đối với bộ kinh điển này, đối với pháp môn này, đối với y báo và chánh báo trang nghiêm trong Tây Phương Cực Lạc thế giới, đối với sự phát tâm văng sanh cầu sanh Tịnh Độ của chính ḿnh, có tín tâm kiên cố bất động. Tín tâm ấy quyết định chẳng bị dao động “như núi Tu Di”.

 

      Trí huệ minh liễu như nhật nguyệt lăng.

      智 慧 明 了 如 日 月 朗。

      (Trí huệ sáng tỏ như mặt trời, mặt trăng rạng ngời).

 

      Để thấy rơ ràng, minh bạch chuyện này, chúng ta nh́n từ chỗ nào? Nh́n từ Sự, quá khứ, hiện tiền có bao nhiêu người văng sanh, đó là Sự. Trong những người văng sanh ấy, nếu quan sát cặn kẽ, [sẽ thấy] hàng tại gia rất đông. Lại c̣n có nhiều người chẳng biết chữ, chẳng hiểu giáo lư, họ nhất tâm niệm Phật đều có thể văng sanh. Người chuyên tâm niệm Phật, có nhiều vị c̣n đứng hay ngồi văng sanh, biết trước lúc mất, chẳng ngă bệnh, quư vị có thể thấy những trường hợp ấy bèn sanh trí huệ. Đó là thật, chẳng giả. Đối với kẻ chỉ biết nói suông, quư vị hăy xem họ trong tương lai khi chết sẽ chết như thế nào? Nếu [quư vị thấy họ] khi chết, vẫn nằm trên giường bệnh mà chết, quư vị sẽ nói: “Những lời lẽ ấy của họ nói chưa chắc đă đáng tin”. Như thầy Tu Vô đă nói, khi pháp sư Đàm Hư mở giới đàn tại chùa Cực Lạc ở Trường Xuân (Harbin), thầy Tu Vô đến giúp chăm sóc người bệnh. Được một vài ngày, Sư liền xin nghỉ v́ Sư phải về Tây Phương Cực Lạc thế giới, người ta biết trước lúc mất, lại chẳng ngă bệnh. Cuối cùng, người ta hỏi Sư: “Thầy Tu Vô! Thầy sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, cũng nên làm mấy bài kệ, lưu lại mấy bài thơ để làm kỷ niệm cho chúng tôi”. Sư nói: “Tôi xuất thân quê mùa, chưa từng học hành, không biết chữ, cũng chẳng hiểu kinh giáo chi cả”. Cuối cùng, Sư nói: “Tôi có lời thật thà thưa cùng quư vị, có thể dùng làm kỷ niệm: Nói được, chẳng làm được, chẳng phải trí huệ thật!”. Nói xong, Sư bèn tịch. “Nói được, chẳng làm được” là những pháp sư giảng kinh, chẳng phải là trí huệ chân thật. Trong Cận Đại Văng Sanh Truyện và Niệm Phật Luận có chép chuyện này. Chuyện này do đích thân lăo pháp sư Đàm Hư chứng kiến.

      Chư vị đọc những sách ấy có thể khai trí huệ! Đọc sách khác, chưa chắc đă khai trí huệ. Đời Tống, pháp sư Oánh Kha niệm Phật ba ngày cảm được A Di Đà Phật hiện đến. Sư khai trí huệ bằng cách nào? Đọc Văng Sanh Truyện. Bản thân Sư là người xuất gia, không tuân thủ Thanh Quy, thường phạm giới, nhưng c̣n có một điểm đáng tán thán là tin tưởng nhân quả. Chính Sư tự phản tỉnh, nói: “Trong tương lai, ta nhất định đọa địa ngục. Đáng sợ quá! Làm thế nào đây?” Liền thỉnh giáo đồng học. Các đồng học t́m một quyển Văng Sanh Truyện đưa cho Sư đọc. Sư đọc bèn hết sức cảm động, xem chuyện văng sanh của mỗi người đều xúc động ứa nước mắt. Sau khi xem xong Văng Sanh Truyện, Sư đóng chặt cửa pḥng, phát tâm niệm Phật, cũng không ăn cơm, mà cũng chẳng uống nước, cũng chẳng ngủ nghê, niệm một câu Phật hiệu suốt ba ngày ba đêm, cảm A Di Đà Phật hiện tới. A Di Đà Phật bảo Sư: “Ông hăy c̣n mười năm thọ mạng, hăy khéo tu hành trong mười năm. Tới khi đó, ta lại đến tiếp dẫn ông”. Sư suy nghĩ, bạch Phật: “Con chẳng cần mười năm thọ mạng, v́ sao? Căn tánh kém hèn rất nặng, không chống nổi sự dụ dỗ, mê hoặc. Hễ bị bên ngoài dụ dỗ, mê hoặc, con sẽ lại phạm giới, sẽ lại tạo tội nghiệp, chẳng biết trong mười năm ấy sẽ tạo bao nhiêu tội nghiệp. Con chẳng cần mười năm thọ mạng, nay con đi theo Phật”. A Di Đà Phật gật đầu, chấp thuận: “Được rồi, ba hôm nữa ta sẽ đón ông”. Ba ngày sau, Sư cũng chẳng bị bệnh, mọi người niệm Phật cho Sư, Sư tự tại văng sanh. Vị này lỗi lạc thay!

      V́ lẽ đó, đọc Văng Sanh Truyện có thể khai trí huệ nhanh hơn đọc các bộ đại kinh, đại luận rất nhiều. Đại kinh, đại luận khai trí huệ rất chậm, đă thế, người đọc c̣n nửa tin, nửa ngờ, đôi khi c̣n biến thành Sở Tri Chướng, há nhanh chóng, lẹ làng như đọc Văng Sanh Truyện? Thấy gương của những vị ấy, họ là thầy của chúng ta, nêu khuôn mẫu cho chúng ta noi theo. Đó là trí huệ thật sự hiểu rơ. Tịnh Độ Thánh Hiền Lục, Văng Sanh Truyện, và bộ Thiện Nữ Nhân Truyện trong Đại Tạng Kinh là những tác phẩm hay, đáng nên đề xướng. Thậm chí trong một thời gian ngắn ngủi, người ta thỉnh chúng ta giảng khai thị, bèn giảng ba bốn mẫu chuyện cũng rất hợp, xác thực là có thể giúp đỡ người khác. Bởi lẽ đó, sách Niệm Phật Luận của Đàm Hư nói thật ra là tam chuyển pháp luân, phần đầu là thị thuyết (giảng giải chỉ dạy), phần giữa là khuyến thuyết (khuyên bảo), cuối cùng nêu ra chuyện của ba người để chứng minh, đó là chứng thuyết. Ngài kể chuyện thầy Tu Vô là người xuất gia, ông Trịnh Tích Tân là một nam cư sĩ tại gia, c̣n có bà Trương là nữ cư sĩ, nêu gương ba người để chứng minh. Ba người ấy Sư đều đích thân chính mắt trông thấy. Ông Trịnh Tích Tân và bà Trương đều là đệ tử quy y của Ngài.

 

Quảng đại như hải, xuất công đức bảo.

廣 大 如 海 出 功 德 寶。

      (Rộng lớn như biển, xuất sanh của báu công đức).

 

      “Quảng đại” là tâm lượng rộng lớn. Tâm lượng rộng lớn, vô lượng công đức sẵn có trong bản tánh bèn hiện tiền. Tâm lượng nhỏ nhoi, tối đa là tu được một chút phước đức, chẳng có công đức. Lương Vũ Đế là một vị đại hộ pháp trong Phật môn Trung Hoa, dựng hơn bốn trăm tám mươi ngôi chùa, thành tựu người xuất gia mấy chục vạn người. Đạt Ma tổ sư đến Trung Hoa, vua hướng về Đạt Ma tổ sư thỉnh giáo: “Công đức của trẫm có lớn hay không?” Trên thực tế, Đạt Ma tổ sư cũng chẳng nhạy bén cho lắm. Nếu Đạt Ma tổ sư phương tiện vọng ngữ, vua có sức mạnh hộ pháp rất lớn, nhất định sẽ hộ tŕ. Do Đạt Ma tổ sư nói thẳng thừng, ư kiến không hợp nhau, vua chẳng hộ pháp cho Tổ. Đạt Ma tổ sư nói: “Trọn chẳng có công đức ǵ!” V́ sao nói nhà vua chẳng có công đức? Tâm lượng nhỏ hẹp, chỗ nào cũng chấp tướng! V́ thế, hoàng đế không ngó ngàng tới Tổ, mà cũng chẳng giúp đỡ Ngài. Tổ đành phải tới chùa Thiếu Lâm nh́n vào vách, đợi một người là Huệ Khả suốt chín năm. V́ vậy, tâm lượng phải rộng lớn, chớ nên chấp trước, chớ nên so đo, sẽ thành tựu công đức chân thật.

 

      Xí thịnh như hỏa thiêu phiền năo tân.

      熾 盛 如 火 燒 煩 惱 薪。

      (Hừng hực như lửa đốt củi phiền năo).

 

      “Xí thịnh” (熾盛) là trí huệ tinh tấn, cũng có thể nói là Định Huệ tinh tấn, giống như lửa cháy rất dữ dội. Lửa Định và Huệ mới có thể đoạn phiền năo. Có Định th́ mới có thể phá Kiến Tư phiền năo, có Huệ th́ mới có thể phá Trần Sa và Vô Minh. Một là phá Sở Tri Chướng, hai là phá Phiền Năo Chướng, phải hừng hực tinh tấn th́ mới được! Quư vị nh́n vào Lục Độ, Nhẫn Nhục cộng thêm Tinh Tấn sẽ là xí thịnh th́ mới có thể đắc Thiền Định, mới có thể đắc Bát Nhă, phá Phiền Năo Chướng, phá Sở Tri Chướng.

 

      Nhẫn nhục như địa, nhất thiết b́nh đẳng.

      忍 辱 如 地 一 切 平 等。

      (Nhẫn nhục như đất, hết thảy b́nh đẳng).

 

      Tâm giống như đại địa, thứ ǵ cũng đều có thể nhẫn. Nói thật ra, học Phật th́ đầu tiên phải là học nhẫn nhục. V́ thế, trong tứ đại Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát được xếp đầu tiên. Địa biểu thị đại địa. Tâm chúng ta phải giống như đại địa, có thể nhẫn, có thể hứng chịu, tốt cũng hứng chịu, xấu cũng hứng chịu, lại c̣n hứng chịu b́nh đẳng, học những điều này. Học những điều ấy th́ sau đó mới có thể đắc Định, mới có thể đắc tâm thanh tịnh. Chẳng thể nhẫn nhục th́ người ấy tu học Phật pháp, tối đa là trong tương lai làm một nhà Phật học mà thôi, có thể nói đến nỗi hoa trời rơi tán loạn, nhưng trong tương lai đáng nên luân hồi như thế nào th́ vẫn luân hồi đúng như thế ấy, chẳng có tác dụng ǵ cả. Đúng như sư Tu Vô đă nói: “Nói được, chẳng làm được; chẳng phải trí huệ thật”. Căn bản là chẳng có trí huệ chân thật. V́ vậy, phải tu nhẫn nhục, biết nhẫn nhục hết sức trọng yếu. Trong kinh Kim Cang, đức Phật giảng về Lục Độ đă nêu ra hai trọng điểm: Một là Bố Thí, hai là Nhẫn Nhục. Bố Thí nhằm bảo quư vị hăy buông xuống, tu tập, tích lũy công đức. Nhẫn Nhục là thành tựu công đức, giữ vững công đức, chẳng để mất đi.

 

      Thanh tịnh như thủy, tẩy chư trần cấu.

      清 淨 如 水 洗 諸 塵 垢。

      (Thanh tịnh như nước, rửa các bụi nhơ).

 

      V́ có nhẫn nhục th́ tâm mới có thể thanh tịnh. Tâm thanh tịnh sẽ rửa sạch phiền năo nghiệp tập (nghiệp chướng, tập khí) từ vô thỉ kiếp tới nay. Đó là sám hối thật sự. V́ thế, chúng ta vọng tưởng ít đi, phân biệt giảm bớt, tức là sám hối có hiệu quả, thật sự đạt được lợi ích. Nếu tuy tu pháp sám hối ấy, mà phiền năo tập khí chẳng đoạn, tức là đă uổng công tu pháp sám hối ấy! Cũng có đồng tu kể với tôi: Khi tu th́ [phiền năo] ít hơn, được hai ngày rồi lại có. Tu bao nhiêu năm, phiền năo tập khí vẫn chẳng đoạn, do nguyên nhân nào? Không đúng pháp, kẻ ấy tu nơi Sự, chẳng tu nơi tâm địa! Pháp môn này phải tu từ tâm địa; không chỉ là phải tu, mà c̣n phải nghiêm túc ǵn giữ nó. Nói cách khác, chớ nên đánh mất cái tâm thanh tịnh. Trong hết thảy mọi lúc, hết thảy mọi chỗ, phải ǵn giữ cái tâm thanh tịnh, ǵn giữ cái tâm b́nh đẳng. Quư vị có thể ǵn giữ cái tâm b́nh đẳng, tức là thành tựu Nhẫn Nhục Ba La Mật. Có thể giữ vững cái tâm thanh tịnh, tức là thành tựu Thiền Định Ba La Mật. Có công phu như vậy, chúng ta niệm Phật mới có thể niệm đến nhất tâm bất loạn, mới có thể niệm đến công phu thành phiến. Dẫu chẳng thể chứng đắc nhất tâm bất loạn, nhưng công phu thành phiến quyết định có thể chứng đắc. Đạt đến công phu thành phiến th́ cũng là Niệm Phật tam-muội. Hạ phẩm Niệm Phật tam-muội chắc chắn nắm chắc văng sanh. Chính ḿnh có nắm chắc th́ chính ḿnh sẽ có tín tâm!

 

      Như hư không vô biên, bất chướng nhất thiết cố.

      如 虛 空 無 邊 不 障 一 切 故。

      (Như hư không vô biên v́ chẳng ngăn trở hết thảy).

 

      Câu này diễn tả tâm lượng rộng lớn, có thể bao dung hết thảy. “Tâm bao thái hư, lượng châu sa giới”, phải mở rộng tâm lượng. V́ sao? Đây là chân tâm, tâm lượng vốn là như thế! Hiện thời, tâm lượng của chúng ta rất nhỏ, chẳng thể bao dung, chịu đựng. V́ sao xă hội động loạn ngần ấy? V́ đôi bên chẳng thể bao dung nhau. Do chẳng bao dung, nên mới có tranh chấp, mới có đấu tranh. Tâm lượng của mỗi cá nhân đều rất lớn, đều có thể bao dung, xă hội liền tốt đẹp, an tường, ḥa hợp, hài ḥa, chẳng thể có tranh chấp. V́ lẽ đó, tâm lượng phải rộng lớn. “Bất chướng nhất thiết” (chẳng ngăn trở hết thảy), biết hết thảy các pháp tất nhiên có đạo lư và phương pháp dung ḥa. Chẳng thể dung ḥa th́ chỉ là xung đột nhất thời. Sự xung đột ấy nhất định phải có nguyên nhân. T́m ra nguyên nhân, tiêu trừ nguyên nhân ấy th́ sẽ dung ḥa. Sở dĩ Phật pháp vĩ đại là do vĩ đại ở chỗ này: Chẳng có pháp nào không viên dung, Lư Sự viên dung, Sự Sự viên dung, hết thảy vô ngại!

 

Như liên hoa xuất thủy, ly nhất thiết nhiễm cố.

如 蓮 華 出 水 離 一 切 染 故。

      (Như hoa sen ngoi khỏi mặt nước, ĺa hết thảy nhiễm).

 

      Đây là tỷ dụ. V́ vậy, chúng ta phải hiểu lẽ thiện xảo trong sự thuyết pháp của đức Phật, chớ nên chấp tướng. Chớ nên nghĩ là mỗi vị Phật, Bồ Tát đều ngồi hoặc đứng trên hoa sen, trong tương lai quư vị thành Phật hoặc thành Bồ Tát có phải là cũng cần tạo ra hoa sen hay không? [Nghĩ như vậy] là sai mất rồi! V́ sao? Chấp tướng! Hoa sen biểu thị chẳng nhiễm trước, mang ư nghĩa này. Chẳng phải là mỗi người đều phải tạo một cái hoa sen để ngồi lên đó. [Nghĩ như vậy th́] sai lầm mất rồi. Đó là biểu thị pháp, hy vọng các vị đồng tu nhất định phải ghi nhớ điểm này!

      Hoa sen mọc từ bùn lầy, nhưng chẳng nhuốm bẩn. Bùn lầy biểu thị lục đạo, biểu thị lục phàm. Phía trên bùn là nước trong; chẳng có nước, hoa sen sẽ chết khô! Nó có nước trong, nước sạch hơn bùn, tượng trưng tứ thánh, tức là Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật. Hoa nở phía trên mặt nước biểu thị lục phàm lẫn tứ thánh đều chẳng nhiễm. Hoa sen vượt khỏi mặt nước, không chỉ chẳng bị thế gian pháp nhuốm bẩn, mà pháp xuất thế gian cũng chẳng nhuốm bẩn, cũng chẳng nhiễm Phật pháp! Như vậy th́ mới thành công! Nếu quư vị chẳng hiểu ư nghĩa này, vẫn nhất định chấp trước có tướng ấy, có hoa sen, tức là hoàn toàn bị nhiễm trước. Dẫu quư vị chẳng bị pháp thế gian nhiễm trước, nhất định bị Phật pháp nhiễm trước. Chư Phật thấy nông nỗi này, lẽ nào chẳng ứa lệ? Quư vị đă hoàn toàn hiểu sai ư nghĩa của các Ngài. Bởi lẽ, hoa sen biểu thị sự bất nhiễm. Chúng ta thấy chư Phật, Bồ Tát đứng hoặc ngồi trên hoa sen, phải hiểu ư nghĩa của các Ngài, phải học theo các Ngài: Pháp thế gian và xuất thế gian pháp đều chẳng nhiễm trước, đều chẳng chấp trước. Cái tâm như vậy th́ mới khôi phục sự thanh tịnh thật sự.

      Có chẳng ít kẻ học Phật chẳng nhiễm pháp thế gian, nhưng bị Phật pháp nhiễm, vẫn tưởng đó là chân thật, tưởng đó là Phật pháp. V́ thế, họ chẳng thể đoạn phiền năo, chẳng thể phá vô minh. Nguyên nhân ở chỗ nào? Họ bị Phật pháp nhiễm ô! V́ thế, kẻ khéo dùng Phật pháp, sẽ đạt được giải thoát nơi Phật pháp. Kẻ chẳng biết dùng Phật pháp, sẽ bị Phật pháp ràng buộc. V́ lẽ đó, người biết dùng Phật pháp, sẽ đạt được công đức và lợi ích thù thắng khôn sánh trong Phật pháp. Kẻ chẳng biết sử dụng, sẽ bị Phật pháp hại chết, hại thê thảm! Phật pháp có thể hại người! Chính là v́ quư vị chẳng thật sự hiểu rơ Phật pháp, chẳng thật sự biết sử dụng. Điều này có mối quan hệ hết sức to lớn; do vậy, nhất định phải hiểu v́ sao đức Phật phải trụ trong thế gian? Cớ sao đức Phật phải v́ chúng ta thuyết pháp? Đức Phật thuyết pháp có dụng ư thật sự là ǵ? Đức Phật dùng phương pháp nào để giúp đỡ chúng ta? Có thể giúp chúng ta đến mức độ nào? Chư vị phải hiểu rành mạch, rơ ràng!

      Tôi muốn giới thiệu chương kinh văn này cùng chư vị v́ nó hữu ích rất lớn đối với sự tu hành của chúng ta. Nay đă hết thời gian rồi!

 

Tập 200

 

      Chư vị đồng tu, chúng ta mở xem trang giấy in lại [chương kinh có tựa đề] là Bồ Tát Công Đức Phần Đệ Tam Thập Tứ trong bản hội tập kinh Đại Bổn của ông Long Thư. Liên Tŕ đại sư trích dẫn hai mươi ba tỷ dụ trong chương kinh này; lần trước, chúng tôi đă giảng tám tỷ dụ, hôm nay bắt đầu từ tỷ dụ thứ chín:

 

      Như lôi âm chấn hưởng xuất pháp âm cố.

      如 雷 音 震 響 出 法 音 故。

      (Thốt ra pháp âm như tiếng sấm vang rền).

 

      Tiếng sấm nghe vang xa, tỷ dụ âm thanh thuyết pháp của đức Phật như sấm dội vào tai, mang ư nghĩa này. Sấm có thể khiến cho vạn vật kinh động, cũng nhằm tỷ dụ âm thanh thuyết pháp của đức Phật có thể chấn động những kẻ đang hôn mê, thường nói là “phá mê, khai ngộ”, có thể kinh động, đánh thức hết thảy chúng sanh trong đêm dài vô minh. Tỷ dụ thứ mười là...

 

Như vân ái đăi, giáng pháp vũ cố.

如 雲 靉 靆 降 法 雨 故。   

      (Như mây đen dầy, tuôn xuống mưa pháp).

 

      Tỷ dụ đức Phật thuyết pháp như tuôn mưa móc, nhuần thấm hết thảy chúng sanh. Đổ mưa th́ chúng ta biết nhất định là có mây rất dầy, chứa rất nhiều hơi nước th́ mới có thể tuôn mưa lai láng. Đức Phật dùng chuyện này để tỷ dụ việc thuyết pháp.

 

      Như phong động thụ, trưởng Bồ Đề nha cố.

     如 風 動 樹 長 菩 提 芽 故。

      (Như gió lay cây, tăng trưởng mầm Bồ Đề).

 

      Đối với gió, chúng ta thường nói tới gió Xuân. Đến mùa Xuân, tất cả thực vật đều nẩy mầm, có ư nghĩa này. “Như phong động thụ”, “phong” là nói tới Xuân phong hoặc gió nhẹ thổi hây hẩy. Khi ấy, vạn vật bắt đầu sanh trưởng, tỷ dụ đức Phật thuyết pháp giống như gió nhẹ thổi hây hẩy, đó gọi là “như mộc xuân phong” (如沐春風: như được tưới gội bởi gió Xuân). Trước kia, để ca ngợi thầy, [bèn nói] học tṛ dưới ṭa của thầy “như mộc xuân phong”, tăng trưởng trí huệ, có ư nghĩa này.

 

      Như ngưu vương thanh dị chúng ngưu cố.

      如 牛 王 聲 異 眾 牛 故。

      (Như tiếng trâu chúa, chẳng giống tiếng của các con trâu khác).

 

      Hiện thời, tạp âm quá nghiêm trọng, ảnh hưởng đến t́nh cảm trong cuộc sống của con người. Trước kia, hoàn cảnh rất yên tĩnh, v́ sao? Những thứ máy móc chưa được phát minh. Tạp âm lớn nhất là tiếng trâu kêu, v́ trong gia đ́nh luôn nuôi các loài gia súc. Trong các loài gia súc, tiếng trâu kêu to nhất. Xưa kia, người xuất gia tu hành trụ tại A Lan Nhă (Araṇya). A Lan Nhă là tiếng Ấn Độ, dịch sang nghĩa tiếng Hán là Tịch Tĩnh Chi Xứ Sở (nơi chốn vắng lặng). A là Vô, Lan Nhă là âm thanh. Nơi ấy rất an tĩnh, chẳng nghe âm thanh ồn ào. Lấy ǵ làm tiêu chuẩn? Chẳng nghe thấy tiếng trâu kêu bên ngoài, nơi ấy rất an tĩnh. Hiện thời, tiếng xe cộ c̣n nghiêm trọng hơn tiếng trâu kêu rất nhiều, hiện nay t́m một hoàn cảnh an tĩnh chẳng dễ dàng. Đây là tỷ dụ âm thanh lớn nhất, “dị chúng ngưu cố” (chẳng giống các con trâu khác), vua của loài trâu mà!

 

      Như long tượng oai nan khả trắc cố.

      如 龍 象 威 難 可 測 故。

      (Như long tượng oai thế khó thể suy lường).

 

      “Long tượng” có oai đức. Chúng ta chưa thấy rồng, nhưng đă thấy voi. Quư vị thấy voi dáng dấp rất an tường, giống như nó luôn ở trong Định, tỏ lộ oai đức của nó. Trong kinh, đức Phật thường dùng điều này để tỷ dụ Thiền Định, như câu nói: “Na Già thường nhập Định, không lúc nào chẳng định”. Thiền Định thật sự là đi, đứng, nằm, ngồi đều ở trong Định. Na Già là tiếng Phạn, dịch sang nghĩa tiếng Hán là “long tượng”. Chúng ta nhất định phải giống như voi, không lúc nào, không chỗ nào, đi, đứng, nằm, ngồi mà chẳng an tường, chẳng an định, có ư nghĩa này. Nan khả trắc cố” (khó thể suy lường): Như Lai và các vị đại Bồ Tát nhập Thiền Định rất sâu, xác thực là chúng ta chẳng thể tưởng tượng được!

 

      Như lương mă hành thừa vô thất cố.

      如 良 馬 行 乘 無 失 故。

      (Như ngựa giỏi kéo xe chẳng sai sót).

 

      Thời cổ, phương tiện giao thông tốt nhất là xe ngựa. Ngựa giỏi kéo xe có thể khiến cho quư vị đến mục tiêu b́nh yên, an ổn. V́ thế, coi chuyện đức Phật thuyết pháp hướng dẫn hết thảy chúng sanh hướng đến đại đạo Vô Thượng Bồ Đề giống như ngựa giỏi. So với các pháp môn khác, pháp môn Tịnh Tông thù thắng nhất. Nương theo môn này tu học th́ mới có thể viên măn Bồ Đề trong một đời.

 

      Như sư tử ṭa ly bố úy cố.

      如 師 子 座 離 怖 畏 故。

      (Như ṭa sư tử, ĺa sợ hăi).

 

      Đây cũng là tỷ dụ đức Phật thuyết pháp. Kinh thường tỷ dụ đức Phật như sư tử rống. Sư tử rống là tỷ dụ pháp âm, “sư tử ṭa” là tỷ dụ oai đức của Phật. Sư tử là vua của trăm loài thú, hết thảy các dă thú đều sợ sư tử, nhưng sư tử chẳng sợ hăi ǵ cả! Sư tử chẳng sợ điều ǵ, nên nói là “ly bố úy” (ĺa sự sợ hăi). Thân cận chư Phật, Bồ Tát tu học Phật pháp có thể ĺa hết thảy sợ hăi. Nỗi sợ hăi lớn nhất là sanh tử. Có thể liễu sanh tử, thoát tam giới, vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi, nói thật ra, Phật pháp là đường lối duy nhất.

Pháp môn trong Phật pháp tuy nhiều, mỗi pháp môn đều có thể đạt đến mục tiêu này; v́ thế nói: “Pháp môn b́nh đẳng, chẳng có cao thấp”. Pháp môn tuy nhiều, căn tánh của chúng sanh khác nhau, có những pháp môn chúng ta có thể tu, có các pháp môn chúng ta tu học sẽ cảm thấy khó khăn. Người khéo học phải thuận theo căn tánh của chính ḿnh, đối với hết thảy các pháp môn có sự lấy hoặc bỏ thích đáng. Lấy hoặc bỏ thích đáng th́ có thể nói là tu học rất nhiều thuận tiện, trong một thời gian ngắn có thể thu được hiệu quả thù thắng. Nếu lấy bỏ chẳng thích đáng, tất nhiên là tốn công mà đạt được hiệu quả ít ỏi. Làm nhiều mà hiệu quả ít ỏi th́ hăy c̣n may, sợ là đi lạc lối, hậu quả chẳng thể nào tưởng tượng được!

      Đặc biệt là trong thời đại này, giống như kinh Lăng Nghiêm đă nói: “Tà sư thuyết pháp nhiều như cát sông Hằng”. Phân biệt và lấy bỏ như thế nào, thật sự chẳng phải là chuyện dễ! Trong khi chúng ta chẳng có trí huệ phân biệt, chẳng có năng lực lấy bỏ, th́ niệm A Di Đà Phật là ổn thỏa, thích đáng nhất. Pháp môn này được gọi là “thích hợp khắp ba căn, thâu tóm trọn vẹn phàm lẫn thánh”, chỉ có lợi lạc, chẳng có tác dụng phản diện. Như Thiền và Mật rất dễ bị ma dựa, Giáo Hạ dễ tăng trưởng Sở Tri Chướng, chỉ riêng pháp môn Niệm Phật ổn định, thỏa đáng. Thật thà niệm một câu Phật hiệu, niệm tới khi công phu đắc lực, tự nhiên đoạn phiền năo, phá vô minh. Trong hết thảy các pháp môn, nói đến tánh chất ổn thỏa, thích đáng th́ chẳng có pháp môn nào trỗi vượt pháp môn Tịnh Độ. Pháp môn này xác thực có thể khiến cho chúng ta ĺa hết thảy sợ hăi.

 

      Như Ni Câu Đà thụ phú ấm đại chúng cố.

     如 尼 拘 陀 樹 覆 蔭 大 眾 故。

      (Như cây Ni Câu Đà che rợp đại chúng).

     

      Cây Ni Câu Đà (Nyagrodha) là một loài thực vật của Ấn Độ, dịch nghĩa là Vô Tiết Thụ (cây không có lóng đốt). Lá cây ấy rất to rộng, bóng râm rất lớn, rất mát mẻ. Vào mùa Hè, tất cả mọi người đều thích đến hóng mát dưới cây này.

 

      Như Ưu Đàm Bát hoa nan trị ngộ cố.

      如 優 曇 缽 花 難 值 遇 故。

      (Như hoa Ưu Đàm Bát khó gặp gỡ).

 

      Tại Đài Loan, chúng ta gọi hoa Ưu Đàm Bát (Uumbara) là Đàm Hoa. Hoa này chỉ vùng á nhiệt đới[2] mới có. Thời gian nở hoa lại rất ngắn, thường nói là “hoa Đàm thoáng hiện”. Từ khi hoa nở đến lúc hoa tàn chỉ hơn một tiếng đồng hồ, nên hết sức khó thấy. Tại Đại Lục chẳng có loài hoa này. Trong quá khứ, chúng tôi chỉ nghe nói “hoa Đàm thoáng hiện”, đến Đài Loan mới thấy. Lại c̣n phải ngắm vào nửa đêm. Hoa nở vào lúc nửa đêm, sáng ra hoa đă tàn rụng. Dùng chuyện này để tỷ dụ Phật pháp “nan trị ngộ cố” (khó thể gặp gỡ), giống như hoa Đàm không dễ ǵ gặp được. Đấy chính là như câu nói: “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Chúng ta phải quư tiếc nhân duyên vô cùng thù thắng này!

 

      Như kim cang xử phá tà sơn cố.

      如 金 剛 杵 破 邪 山 故。

      (Như chày kim cang[3] đập nát núi tà).

 

      Trong các thứ binh khí thời cổ, chày kim cang sắc bén nhất. Các binh khí khác đụng phải nó, nó sẽ cắt đứt rời những món binh khí khác, mà chính nó chẳng bị đứt găy. Đó là nói tới loại vũ khí kiên cố và sắc bén nhất. “Phá tà sơn”, tà sơn là núi cao tà kiến. Kinh Phật thường dùng Kim Cang để tỷ dụ trí huệ. Trong kinh Bát Nhă, có kinh Kim Cang Bát Nhă Ba La Mật (Vájracchedikā-prajñā-pāramitā-sūtra), dùng chày Kim Cang làm tỷ dụ, nhằm sánh ví trí huệ dũng mănh có thể trừ dẹp tà tri tà kiến. Núi cao tà kiến chỉ có ḿnh Phật pháp là có thể dẹp trừ.

 

      Như Phạm Vương thân sanh Phạm chúng cố.

      如 梵 王 身 生 梵 眾 故。

      (Như thân Phạm Vương sanh ra các thiên chúng trong cơi Phạm Thiên).

 

      “Phạm” () có nghĩa là thanh tịnh. Ở đây, dùng Đại Phạm Thiên Vương làm tỷ dụ. Thế giới của Đại Phạm Thiên là một thế giới hết sức thanh tịnh. “Năng sanh Phạm chúng” (có thể sanh ra Phạm chúng) là tỷ dụ Phật pháp có thể tịnh hóa ḷng người, có thể tịnh hóa cơi nước. Tây Phương Cực Lạc thế giới cũng là một thế giới thanh tịnh.

 

      Như kim xí điểu thắng độc long cố.

      如 金 翅 鳥 勝 毒 龍 故。

      (Như chim cánh vàng chiến thắng rồng độc).

 

      “Độc long” tỷ dụ ba độc tham, sân, si. Khắc tinh của rồng là Kim Xí Điểu (Garuḍa). Kim Xí Điểu ăn rồng, nên rồng sợ Kim Xí Điểu nhất. Chúng ta chưa thấy Kim Xí Điểu, nhưng thấy trong kinh Phật có nói: Loài chim này rất to, cánh giang ra rộng đến mấy ngàn dặm, mấy vạn dặm. Trong kinh, đức Phật nói như vậy, chúng ta cũng chẳng cần phải khảo chứng, mà cũng chớ nên hoài nghi, nhưng giảng kinh phải có phương tiện thiện xảo. Đối với người hiện thời, khi nói đến Kim Xí Điểu, chớ nên dùng cách h́nh dung tỉ mỉ dường ấy như trong chú giải của cổ nhân kẻo khiến cho đại chúng nghe rồi dấy lên cảm giác khó chịu. Nói chung, hiện thời chẳng có rồng, mà cũng chẳng có Kim Xí Điểu, chỉ có sách cổ ghi chép. Ư nghĩa thật sự là đức Phật dùng Kim Xí Điểu để tỷ dụ Định Huệ có thể đoạn phiền năo.

 

      Như không trung cầm vô trụ tích cố.

     如 空 中 禽 無 住 跡 故。

      (Như chim chẳng lưu lại dấu vết trong hư không).

 

      Câu này nói về tâm hạnh của Phật, Bồ Tát, cũng là nói tới Thiền Định rất sâu: “Ngoài chẳng chấp tướng, trong chẳng động tâm”. Kinh Kim Cang dạy: “Hăy nên chẳng trụ vào đâu để sanh tâm”. Câu này chính là “Ưng vô sở trụ” (chẳng nên trụ vào đâu), tâm quư vị mới có thể thanh tịnh. Vô trụ vô niệm là cảnh giới của Bát Địa Bồ Tát trở lên, thánh nhân c̣n khó thể làm được, huống hồ bọn phàm phu chúng ta? Nhưng chúng ta phải biết: Chỗ thù thắng trong tông này chính là chỉ phương lập tướng, chẳng phải là “vô trụ tích cố” (chẳng có dấu vết). Tông này là có trụ, tâm trụ nơi A Di Đà Phật, tu dễ dàng! V́ thế, câu này là cảnh giới trong kinh Kim Cang, mức độ thấp nhất là Sơ Trụ trong Viên Giáo. Các vị Bồ Tát phá một phẩm vô minh, chứng một phần Pháp Thân th́ mới là cảnh giới này. Do lẽ đó, chúng ta phải tinh tấn hướng đến mục tiêu này. Nói cách khác, quư vị có thể buông pháp thế gian và xuất thế gian xuống càng nhiều càng hay, phải buông chúng xuống, chớ nên chấp trước, đừng ghim trong ḷng, cũng có nghĩa là phải học đến mức tâm không vương vấn. Tâm không vương vấn, sẽ chẳng trụ vào đâu! V́ thế, “trụ” là trong tâm quư vị c̣n có vướng mắc th́ trong tâm c̣n có trụ; trong tâm chẳng có vướng mắc, tâm sẽ chẳng trụ vào đâu. Chẳng trụ vào đâu để sanh tâm, sanh cái tâm ǵ vậy? Sanh cái tâm phổ độ chúng sanh, đó là đúng.

 

      Như Tuyết Sơn chiếu công đức tịnh cố.

      如 雪 山 照 功 德 淨 故。

      (Như núi Tuyết chiếu công đức thanh tịnh).

 

      Trong kinh, đức Phật thường dùng Tuyết Sơn làm tỷ dụ, v́ thuở ấy, Thích Ca Mâu Ni Phật xuất hiện tại Nê Bạc Nhĩ (Nepal) hiện thời, rất gần núi Tuyết. Tuyết Sơn nay là núi Hỷ Mă Lạp Nhă, quanh năm tuyết đọng chẳng tan chảy, tuyết có màu trắng, thấy rất thanh tịnh, chẳng nhiễm mảy trần. Đức Phật thường dùng Tuyết Sơn để tỷ dụ thân tâm thanh tịnh. Thân tâm thanh tịnh th́ gọi là công đức, chư vị phải ghi nhớ điều này. Công đức và phước đức khác nhau. Trong công đức, nhất định có phước đức, v́ sao có phước đức? V́ công đức là kiến tánh, vốn trọn đủ trong chân tánh. Phước đức cũng là vốn trọn đủ. Do đó, trong công đức có phước đức; trong phước đức chẳng nhất định có công đức. Có thể nói là trong phước đức chẳng có công đức! Một người tu phước báo rất lớn, tâm chẳng thanh tịnh, c̣n có mê hoặc, điên đảo. Do đó, đức Phật dạy chúng ta phải tu công tích đức, chớ nên chấp tướng tu phước. Trong Đàn Kinh, Lục Tổ đại sư đă nói rất hay: “Chấp tướng tu phước, đến khi lâm chung, phước chẳng cứu được”. Phước chẳng có cách nào cứu quư vị vượt thoát luân hồi. Công đức có thể giúp quư vị vượt thoát luân hồi, phước đức chẳng được. V́ thế, phải biết tu tập, tích lũy công đức đáng quư! Cách tu như thế nào? Tựa đề Đại Kinh nói “thanh tịnh, b́nh đẳng, giác”, tâm thanh tịnh, tâm b́nh đẳng, tâm giác ngộ, những điều ấy đều là công đức.

 

      Như Từ Thị quán pháp giới đẳng cố.

      如 慈 氏 觀 法 界 等 故。

      (Như ngài Từ Thị quán pháp giới b́nh đẳng).

 

      “Từ Thị” là Di Lặc Bồ Tát. Di Lặc Bồ Tát từ bi b́nh đẳng. “Di Lặc” (Maitreya)[4] là tiếng Phạn, dịch sang tiếng Hán là Từ Bi, dịch ư bèn gọi là Từ Thị, tiếng Phạn là Di Lặc. Người Hoa tạo tượng Di Lặc Bồ Tát toàn là tạo tượng Bố Đại ḥa thượng. Bố Đại ḥa thượng xuất hiện tại Trung Quốc vào triều đại Nam Tống, nên tượng Di Lặc Bồ Tát tại Trung Hoa chẳng giống tượng ở Ấn Độ và Tây Tạng. Tượng Di Lặc Bồ Tát của Tây Tạng hơi giống như tượng Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, chẳng mập mạp, mà dong dỏng. Người Hoa tạo tượng [Di Lặc Bồ Tát là tượng] Bố Đại ḥa thượng. Khi Bố Đại ḥa thượng viên tịch, tự ḿnh nói ra thân phận, Ngài bảo với mọi người Ngài là Di Lặc Bồ Tát tái lai. Nói xong liền viên tịch, đó là thật. Hiện thời, có rất nhiều kẻ nói họ là Phật, Bồ Tát chi đó tái lai, nói xong vẫn chẳng tịch. Nếu nói ra bèn tịch, chúng ta sẽ tin tưởng là thật. Nói rồi vẫn sống nhăn, chẳng đáng tin cậy! Các đại đức vào thời cổ tại Trung Hoa, đích xác là có không ít vị là Phật, Bồ Tát tái lai, hễ thân phân bộc lộ, chỉ cần có người khác biết đến, các Ngài chắc chắn chẳng trụ thế mà liền đi ngay. Đó là quy củ trong Phật môn. Nói xong, chẳng ra đi, chẳng thể được! Chúng ta tạc tượng Ngài với ư nghĩa từ bi, b́nh đẳng. Đó gọi là “sanh b́nh đẳng tâm, thành hỷ duyệt tướng” (sanh tâm b́nh đẳng, tạo thành tướng vui vẻ). Di Lặc Bồ Tát biểu thị pháp môn này. “Pháp giới đẳng cố”, “đẳng” () là b́nh đẳng, Di Lặc Bồ Tát thật sự đại từ đại bi. Ngài thấy mười pháp giới đều là b́nh đẳng.

      Đến chỗ này, đă nói xong hai mươi ba tỷ dụ. Hai mươi ba tỷ dụ đều nhằm tán thán công đức thù thắng của tất cả hết thảy các vị Bồ Tát trong thế giới Tây Phương, có thể nói là viên măn trọn đủ. Chúng ta cũng đọc luôn đoạn kinh văn kế tiếp.

 

      Chuyên nhạo cầu pháp tâm vô yếm túc, thường dục quảng thuyết chí vô b́ quyện.

      專 樂 求 法 心 無 厭 足,常 欲 廣 說 志 無 疲 倦。

      (Chuyên thích cầu pháp, tâm chẳng chán nhàm, thường muốn rộng nói, chí chẳng mệt mỏi).

 

      Câu trước là hạnh tự lợi của Bồ Tát, câu sau là hạnh lợi tha, tự lợi lợi tha. Nhưng chư vị nhất định phải biết, nếu muốn lợi tha, nhất định phải tự lợi trước. Chính ḿnh chẳng đạt được lợi ích chân thật, làm thế nào để có thể giúp đỡ người khác? Chính ḿnh tâm chẳng thanh tịnh, làm sao có thể giúp người khác đạt tới thanh tịnh cho được? Chính ḿnh chẳng thể liễu sanh tử, thoát tam giới, cũng chẳng có cách nào giúp người khác liễu sanh tử, thoát tam giới. Đó là đạo lư nhất định. V́ thế, phát Bồ Đề tâm, nhất định phải là tu chính ḿnh trước. Hai câu này rất quan trọng!

      “Chuyên nhạo cầu pháp”, nhạo () là ưa thích, tâm chẳng chán nhàm. Phải cầu pháp từ chỗ nào? Chư vị nhất định phải ghi nhớ, pháp tuyệt đối chẳng phải là ở trong Tam Tạng kinh điển. Trong Tam Tạng kinh điển chẳng có pháp; nhưng pháp cũng chẳng ĺa khỏi Tam Tạng kinh điển. Nếu quư vị thật sự cầu pháp, phải thâm nhập một môn. Nói rơ “trong Tam Tạng kinh điển chẳng có pháp” nhằm bảo quư vị đừng nên mê tín kinh điển, chớ nên thứ ǵ cũng đều học. [Thứ ǵ cũng học] th́ hỏng bét, bảo đảm quư vị suốt một đời này, cầu ǵ cũng đều chẳng cầu được! V́ thế nói là “chẳng có pháp!” Nếu quư vị chọn lấy một bộ kinh trong Tam Tạng kinh điển để thâm nhập th́ pháp ở ngay trong kinh điển. Nếu quư vị học nhiều th́ trong sự học nhiều ấy chẳng có pháp! Học một thứ th́ trong thứ ấy có pháp. Điều này rất lạ lùng, mọi người hăy khéo suy nghĩ, thật đấy, chẳng giả đâu! Chỉ có một môn th́ mới có thể thành tựu “thanh tịnh, b́nh đẳng, giác”. Học nhiều sẽ chẳng thể thành tựu, [mà là] tăng trưởng tà tri tà kiến.

      “Thường dục quảng thuyết chí vô b́ quyện” (thường muốn rộng nói, chí chẳng mệt mỏi). Đây là nói đến chuyện giúp đỡ hết thảy chúng sanh, chính là như nhà Phật có nói: “Trong cửa nhà Phật, chẳng bỏ một ai”. Một người phát khởi đạo ư chân thật, Bồ Tát có phải đến dạy người ấy hay không? Phải đến! Bồ Tát thuyết pháp, giáo học, tuyệt đối chẳng chú trọng thính chúng phải đông đúc. Đông nhiều th́ thuyết pháp rất hoan hỷ, số người nghe ít ỏi bèn thuyết pháp ỉu x́u, sai mất rồi! Đó là tâm chẳng thanh tịnh, tâm bất b́nh đẳng. Thuyết pháp nhằm mục đích dạy họ khai ngộ, dạy họ thành tựu. Một người có thể ngộ, một người có thể văng sanh, tuyệt diệu thay! Một đại pháp hội, mấy ngàn người nghe hoặc mấy vạn người nghe; nghe xong chẳng có người nào khai ngộ, chẳng có một ai văng sanh, tức là nói phí công, chẳng có ư nghĩa ǵ cả! V́ lẽ đó, thuyết pháp phải chú trọng thành quả, có mấy người khai ngộ? Có mấy người y giáo tu hành thật sự văng sanh? Nh́n vào thành quả ở chỗ này, chẳng phải là coi xem thính chúng bao nhiêu, cũng chẳng phải là xét coi cúng dường bao nhiêu! Những thứ đó đều vô dụng, giả trất! V́ thế, thuyết pháp chẳng mệt mỏi, chẳng ngăn ngại, chẳng bỏ một ai!

 

      Kích pháp cổ, kiến pháp tràng.

    擊 法 鼓 建 法 幢。

      (Đánh trống pháp, dựng pháp tràng).

 

      “Kích pháp cổ” là tỷ dụ tuyên truyền. Hiện thời nói là “tuyên truyền”. Trong quá khứ, Phật môn có thuật ngữ là “chủng thiện căn”, tiếp dẫn chúng sanh, v́ hết thảy chúng sanh mà gieo thiện căn. “Kiến pháp tràng” là thành lập đạo tràng, tức đạo tràng giảng kinh, thuyết pháp. Đạo tràng có hữu h́nh, và vô h́nh. Hữu h́nh là thành lập tự, viện, am, đường. Chư vị phải ghi nhớ: Miếu là nơi thờ phụng thần thánh của Đạo Giáo. Nơi quỷ thần hoặc thiên thần trụ là miếu. Chư Phật, Bồ Tát chẳng có trụ miếu. Miếu và đền thờ đều là nơi thờ phụng quỷ thần. Đó là kiến lập đạo tràng hữu h́nh. Vô h́nh là pháp hội giảng kinh. Một ngày cũng là đạo tràng, hai ngày cũng là đạo tràng; một giờ cũng là đạo tràng, nửa giờ vẫn là đạo tràng. Tùy thời, tùy chốn, quư vị giảng Phật pháp cho người khác, khuyên kẻ khác niệm Phật. Đó là đạo tràng vô h́nh, đều gọi là “kiến pháp tràng”.

 

      Diệu huệ nhật trừ si ám.

      曜 慧 日 除 痴 暗。

      (Mặt trời trí huệ rạng rỡ trừ tối tăm ngu si).

 

      Đây là nói về hoằng pháp, v́ người khác thuyết pháp. Phật pháp là trí huệ, bất luận dùng phương thức nào. Đó là nói tới phương tiện thiện xảo. Vô lượng pháp môn, ư nghĩa chỉ có một, đều nhằm giúp người khác phá mê khai ngộ. “Diệu huệ nhật” (Mặt trời trí huệ rực rỡ), huệ ấy chính là tự tánh trí huệ của mỗi người. “Trừ si ám”, si ám là vô minh. Tạo tăng thượng duyên, giúp họ phá trừ vô minh, khơi mở trí huệ, tông chỉ thuyết pháp là ở chỗ này. Sau khi phá mê khai ngộ, tiếp đó là phải tu hành, tu hành là tu ǵ? Phá trừ tập khí. Cổ đức thường nói: “Lư có thể đốn ngộ, Sự cần phải trừ dần dần”. “Đốn ngộ” là hoảng nhiên khai ngộ, hiểu rơ. Sau khi đă hiểu rơ, chẳng trừ hết tập khí, tập khí khó trừ, cho nên:

 

      Tu Lục Ḥa Kính.

      修 六 和 敬。

      (Tu Lục Ḥa Kính).

 

      “Lục Ḥa Kính” là pháp căn bản trong Phật pháp, nhất định phải tu học. Đối với người tu Tịnh Tông chúng ta, điều thứ nhất trong Lục Ḥa Kính là Kiến Ḥa Đồng Giải. Kiến giải của chúng ta nhất định phải dựa trên kinh Vô Lượng Thọ, hoặc là dựa trên Tịnh Độ Ngũ Kinh. Mọi người đều dùng kiến giải trong kinh, tức là lấy cách nghĩ, cách làm [được dạy trong kinh] làm cách nghĩ, cách nh́n của chính ḿnh, tư tưởng và kiến giải liền nhất trí, liền giống nhau. Giới luật cũng ở trong kinh Vô Lượng Thọ. Từ chương ba mươi ba đến chương ba mươi bảy trong bản hội tập của Hạ lăo cư sĩ chính là giới luật, Giới Ḥa Đồng Tu.

 

Thường vi đạo sư.

常 為 導 師。

      (Thường làm đạo sư).

 

      Đạo sư” là thân phận Phật, trên thế gian chỉ có đức Phật được mọi người tôn xưng là Đạo Sư, hoặc gọi là Đại Sư. Ở đây, kinh tán thán chư Bồ Tát trong Tây Phương Cực Lạc đến các thế giới ở phương khác giúp đỡ chúng sanh, đáng nên dùng thân Phật để độ bèn thị hiện thân Phật để xuất hiện. Thường dùng thân phận Phật để xuất hiện trong hết thảy các thế giới.

 

      Vi thế đăng minh tối thắng phước điền.

     為 世 燈 明 最 勝 福 田。

      (Làm đèn soi sáng và ruộng phước tối thắng cho thế gian).

 

      “Đăng minh” giống như tháp hải đăng giữa biển trong hàng hải vào ban đêm, chỉ cho hết thảy chúng sanh đang mê hoặc một con đường sáng sủa. Phật, Bồ Tát muốn làm mắt sáng cho hết thảy chúng sanh, và cũng là ruộng phước chân thật của hết thảy chúng sanh. Nếu chúng sanh muốn tu phước, nói thật ra, phước báo thù thắng nhất là nơi Tam Bảo. V́ vậy, cúng dường Tam Bảo là vô thượng phước điền. Chỉ tu phước, chẳng thể giải quyết vấn đề. Do đó, gieo phước, chúng ta nói là phước điền. So sánh giữa các phước điền, phước điền thù thắng nhất theo như phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện của kinh Hoa Nghiêm đă dạy, chính là pháp bố thí. Pháp bố thí vượt trỗi tài bố thí! Trong pháp bố thí, thù thắng nhất là “y giáo tu hành bố thí”. Chúng ta có thể thật sự y giáo tu hành, không chỉ là phước điền trọn đủ, mà công đức cũng trọn đủ. Do vậy, đây là phước điền tối thắng.

      Phải biết cách tu như thế nào? Kinh Vô Lượng Thọ đă dạy chúng ta rất rơ ràng: “Giả linh cúng dường Hằng sa thánh” (giả sử cúng dường các vị thánh nhân nhiều như cát sông Hằng), “thánh” là thánh nhân, chư Phật, Bồ Tát, cúng dường bao nhiêu? Nhiều đến Hằng hà sa số, đức Phật bảo: “Bất như kiên dũng cầu Chánh Giác” (Chẳng bằng dũng mănh, kiên cố cầu Chánh Giác). Cầu Chánh Giác là y giáo tu hành cúng dường. Trước đó là tài cúng dường, cúng dường các vị thánh nhân số nhiều như cát sông Hằng đều chẳng bằng y giáo tu hành cúng dường. Do vậy, tu phước điền tối thắng, chẳng cần đến tiền! Có những kẻ nói: “Nhà tôi rất nghèo, chẳng có tiền! Tôi thấy kinh dạy phải tu phước điền tối thắng, tôi thấy vậy chỉ đành hâm mộ, chính ḿnh chẳng có cách nào tu”. Trọn chẳng biết phước điền tối thắng chẳng phải tốn tiền, ai nấy đều có thể tu. Người có tiền có thể c̣n bị chướng ngại, chẳng thể tu phước điền này, họ chỉ có thể tu một chút phước vụn vặt, đến cúng dường thánh chúng số nhiều như cát sông Hằng đó thôi [vẫn là phước báo chẳng đáng kể]!

 

      Bạt chư dục thích, dĩ an quần sanh.

      拔 諸 欲 刺 以 安 群 生。

(Dẹp các gai dục để an ổn quần sanh).

 

      Câu này nói đến công đức tŕ giới, vô úy bố thí. “Dục” là dục vọng, là căn bản của phiền năo, nhất định phải giác ngộ, phải trừ dẹp nó tận gốc. Cổ thánh tiên hiền cũng biết điều này, bảo là “vô dục tắc cương” (không có ḷng ham muốn, chí khí sẽ cứng cỏi), “hữu dung năi đại” (có ḷng bao dung th́ mới thành tựu việc lớn). Những điều này đều do người Hoa đă nói trước khi Phật pháp truyền đến Trung Hoa. Chữ Dục là căn bản của sanh tử luân hồi. Nếu chúng ta chẳng muốn sanh tử luân hồi trong đời sau, đích xác là phải trừ dẹp nó. Quư vị chẳng dẹp trừ, chắc chắn chẳng thể vượt thoát luân hồi. Dẫu tu hành Phật pháp tốt đẹp cách mấy, đời sau vẫn phải luân hồi, biến sự tu học của chính ḿnh thành phước báo trong cơi trời người, nói theo cổ nhân th́ chính là “độc dược”. Chúng ta học Phật, Phật pháp là đề-hồ. Trong cái bát c̣n có một tí độc dược, sau khi đề-hồ được rót vào, cả thảy đều biến thành độc dược. Đây chính là nói rơ, chúng ta có tham, sân, si, mạn, có dục, hễ c̣n có [những phiền năo ấy] tồn tại tí ti, vô lượng công đức đă tu tập, tích lũy đều biến thành phước báo hữu lậu nhân thiên, bị biến chất, hết sức đáng tiếc! Do đó, thứ tự tu hành trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện đă xếp đặt rất rơ ràng, nhất định là trước hết đoạn phiền năo, sau đấy là học pháp môn. Sự tu học trong pháp môn chính là trí huệ chân thật. Chẳng đoạn sạch phiền năo, vô lượng vô biên pháp môn đă tu đến cuối cùng đều biến thành phước báo trời người, chẳng phải là trí huệ chân thật.

 

      Công đức thù thắng mạc bất tôn trọng.

      功 德 殊 勝 莫 不 尊 重。

      (Công đức thù thắng, không ai chẳng tôn trọng).

 

      Đây là tán thán các vị Bồ Tát ấy, công đức thù thắng như đă nói trong hai mươi ba tỷ dụ trên đây. Các vị Bồ Tát ấy ở trong thế giới Cực Lạc, trong các thế giới phương khác, trên là từ chư Phật, dưới là đến hết thảy chúng sanh, chẳng có ai không tôn trọng các vị Bồ Tát ấy. Giống như trong thế gian này, chẳng có ai không tôn trọng Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Thế Chí.

 

      Cung kính cúng dường vô lượng chư Phật, thường vị chư Phật sở cộng tán thán.

      恭 敬 供 養 無 量 諸 佛,常 為 諸 佛 所 共 讚 歎。

      (Cung kính cúng dường vô lượng chư Phật, thường được chư Phật cùng tán thán).

 

      Bồ Tát hằng ngày tự tu, hằng ngày giáo hóa chúng sanh, giúp chư Phật tiếp dẫn hết thảy chúng sanh văng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Tâm hạnh của các Ngài chính là bổn nguyện của hết thảy chư Phật; v́ vậy, có vị Phật nào chẳng tán thán. Tiếp dẫn hết thảy chúng sanh văng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới là bổn nguyện của A Di Đà Phật, là bổn nguyện của Thích Ca Mâu Ni Phật, mà cũng là bổn nguyện của mười phương ba đời hết thảy chư Phật Như Lai. Hết thảy các pháp môn khác chẳng phải là bổn nguyện của chư Phật, v́ bổn nguyện của chư Phật là hy vọng quư vị thành Phật trong một đời này. Kết quả là quư vị chẳng thành Phật, mà thành Bồ Tát, hoặc thành A La Hán, được lắm, cũng là khá lắm, nhưng chẳng phải là bổn nguyện của các Ngài! Bổn nguyện là dạy quư vị thành Phật, chúng sanh trong chín pháp giới chỉ có niệm Phật văng sanh th́ mới thành Phật trong một đời. V́ vậy, đấy là bổn nguyện của Như Lai. Chúng ta tu học pháp môn này, dùng pháp môn này để khuyên người khác tu học, đều là phù hợp bổn nguyện của Như Lai, người như vậy nhất định được hết thảy chư Phật cùng tán thán. Ở đây, chúng ta đă được chứng minh, được ấn chứng. Quư vị học pháp môn khác, khuyên người khác tu học, chẳng được chư Phật tán thán.

 

      Cứu cánh Bồ Tát chư Ba La Mật.

      究 竟 菩 薩 諸 波 羅 蜜。

      (Rốt ráo các Ba La Mật của hàng Bồ Tát).

 

      Câu này nêu rơ lư do v́ sao chư Phật tán thán. V́ sao Phật tán thán? V́ những ǵ quư vị tu, đă truyền, đă dạy cho người khác đều là thực hiện rốt ráo các Ba La Mật của hàng Bồ Tát. Câu này xác thực nói lên điều ǵ? Thưa cùng chư vị, xác thực là nói về một câu Nam-mô A Di Đà Phật, sáu chữ hồng danh. Sáu chữ hồng danh chính là “rốt ráo Bồ Tát chư Ba La Mật”. Ba La Mật (Pāramitā) là tiếng Phạn, dịch sang tiếng Hán là Đáo Bỉ Ngạn (đến bờ bên kia). Đấy là dịch sát theo văn tự, ư nghĩa thật sự là “rốt ráo viên măn”. Bồ Tát hạnh rốt ráo viên măn, rốt ráo viên măn là Vô Thượng Bồ Đề, mà cũng là một câu sáu chữ hồng danh A Di Đà Phật.

 

       Tu không, vô tướng, vô nguyện tam-muội, cập bất sanh, bất diệt chư tam-muội môn.

  修 空 無 相 無 願 三 昧,及 不 生 不 滅 諸 三 昧 門。

      (Tu không, vô tướng, vô nguyện tam-muội, và các môn tam-muội bất sanh bất diệt).

 

      Tiếp đó, lại tán công đức chân thật của các vị Bồ Tát. Câu trước là tổng thuyết (nói tổng quát), c̣n câu tiếp theo này là biệt thuyết (nói riêng biệt, nói chi tiết về một khía cạnh nào đó). “Không” là nói Chân Như bản tánh. Tánh là không tịch. Bản tánh là chân tâm, chân tâm không tịch. “Vô tướng” là chẳng chấp tướng. Tướng là Có, nhưng tướng là Giả Hữu, là Tương Tục Hữu, chẳng phải là Chân Hữu. V́ thế, đối với hết thảy các tướng đều chẳng chấp trước. “Không” là tâm địa thanh tịnh, vốn chẳng có một vật; đối với tướng của hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian đều chẳng chấp trước. “Vô nguyện” là chẳng có vọng tưởng, chẳng có chấp giữ. Đó là Vô Nguyện. Những vị Bồ Tát này trụ nơi tâm địa thanh tịnh, chẳng chấp tướng, chẳng có vọng tưởng, chấp trước, đó là Vô Nguyện. Tam-muội là Chánh Thọ, tức là sự hưởng thụ b́nh thường, chúng ta phải học tập điều này.

      Nay chúng ta tu hành, nói thật ra, chướng ngại quá nhiều, nghiệp chướng sâu nặng! “Không, vô tướng, vô nguyện”, năm chữ ấy chính là linh đơn để tiêu trừ hết thảy nghiệp chướng, trong Phật môn cái được gọi là Đại Tam Không tam-muội chính là một câu này. Nay chúng ta hoàn toàn tương phản với năm chữ ấy. Thứ nhất, trong tâm chúng ta là có, chẳng thể “không” được! Không chỉ là có, mà c̣n có quá nhiều, vô lượng vô biên, có tính đếm cũng chẳng thể tính đếm rơ ràng được, có vô số điều vướng mắc. Đó là Có, chẳng phải là Không! Đối với bên ngoài bèn chấp tướng. Trong hết thảy muôn h́nh tượng, [luôn cảm thấy] có cái ưa thích, có cái đáng ghét, chấp trước đấy nhé! Do trái nghịch điều này (Không), nên có nguyện, có cầu [tức là trái nghịch Vô Tướng, Vô Nguyện]. Hoàn toàn trái nghịch năm chữ ấy nên khổ sở!

      Chư Phật, Bồ Tát hoàn toàn tương phản với chúng ta. Tâm địa các Ngài thanh tịnh, chẳng có vướng mắc, đối với tướng của hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian đều chẳng chấp trước. Các Ngài cũng chẳng có nguyện, mà cũng chẳng có cầu. Độ chúng sanh chẳng phải là có mong cầu độ chúng sanh, tưởng độ chúng sanh, [nếu có mong cầu, nghĩ tưởng] th́ sai mất rồi! Có thể độ chúng sanh bằng cách nào? Cảm ứng đạo giao! Ví như thân chúng ta có chỗ nào bị đau, bị ngứa, tay liền sờ găi ngay, tay có thường nghĩ “ta phải giúp nó” hay không? Chẳng hề nghĩ! Khi có chút đau ngứa th́ mới sờ. Chúng sanh có cảm, Phật tự nhiên có ứng. Phật có nguyện hay không? Chẳng có! Phật có tưởng hay không? Chẳng có. Chỉ có vô nguyện, vô cầu th́ mới có thể cảm ứng đạo giao, chẳng sót một chúng sanh nào. Hai tay chúng ta đối với bất cứ bộ phận nào trên thân thể đều chẳng có tưởng, chẳng có nguyện, chẳng có cầu, hễ bộ phận nào ngứa th́ nó bèn găi, giúp đỡ một chút, có cùng một đạo lư như vậy. Lỗi lầm đặc biệt to lớn của chúng ta hiện thời là nghĩ phải phổ độ chúng sanh! Các khuyết điểm đều nẩy sanh từ chỗ này. Quư vị nói: “Ta vô nguyện, vô cầu”, kẻ khác nhất định sẽ nói: “Ngươi là kẻ thật sự tiêu cực, một tí tâm từ bi cũng chẳng có!” Nói thật ra, [kẻ nói như vậy] hoàn toàn chẳng hiểu nghĩa do đức Như Lai đă nói, chẳng lănh hội được! Đích xác là phải rất lắng ḷng suy tưởng, chú tâm thấu hiểu điều này.

      V́ sao kinh thường nói tới pháp môn Đại Tam Không tam-muội “không, vô tướng, vô nguyện”? Nói thật ra, nếu muốn khế nhập Thật Tướng, chứng đắc Lư nhất tâm bất loạn, minh tâm kiến tánh th́ phải có đầy đủ ba điều kiện này. Ba điều kiện của Tịnh Độ Tông thấp hơn ba điều kiện này rất nhiều, ba điều kiện trong Tịnh Độ Tông là Tín, Nguyện, Hạnh bảo đảm quư vị văng sanh, c̣n ba điều kiện này (không, vô tướng, vô nguyện) bảo đảm quư vị đắc Lư nhất tâm bất loạn, bảo đảm quư vị minh tâm kiến tánh. V́ thế, khó lắm! Tuy khó, nhưng phải biết công đức và lợi ích của chúng, phải phát tâm nghiêm túc tu học. Muốn đạt tới mức có thể không vướng mắc, hăy nên buông xuống. C̣n người nào chẳng thể không vướng mắc, chư vị đồng tu xem bộ Ảnh Trần Hồi Ức Lục của pháp sư Đàm Hư, hăy khéo thấu hiểu. Khi đó, pháp sư Đàm Hư vượt qua cửa ải ấy cũng khó khăn lắm, cũng phải mất rất nhiều năm. Cuối cùng, Sư nghĩ: “Vợ con, gia đ́nh, lỡ ta chết đi, chẳng phải là họ vẫn phải sống ư?” Sau khi nghĩ tới lúc [chính ḿnh] phải chết, mới hạ quyết tâm xuất gia. Vốn là [tính] xuất gia mà vẫn c̣n bị vướng mắc [chuyện vợ con], bèn nghĩ: “Coi như ta đă chết”. Sau khi Sư xuất gia, vợ con đều xuất gia, lại c̣n đều có thành tựu. Đây là một vị pháp sư hiếm có trong các vị cao tăng cận đại. Nếu quư vị nghĩ đến cái chết, c̣n có ǵ chẳng thể không buông xuống? Không buông xuống được cũng phải buông, [v́] không buông xuống th́ cũng chẳng thể đem theo! Nếu lại thâm nhập, quan sát, không buông xuống sẽ có “sanh, già, chết” trong đời sau, vẫn phải noi theo khuôn khổ đó. Nếu hết thảy đều buông xuống, Hữu trong Thập Nhị Nhân Duyên chẳng c̣n nữa. Trong Thập Nhị Nhân Duyên, có thể ra sức đoạn trừ là Ái, Thủ và Hữu. Có thể đoạn Hữu th́ Thập Nhị Nhân Duyên bèn đoạn, vượt thoát lục đạo luân hồi. Đó là công phu thật sự.

      Bồ Tát chẳng giống lũ phàm phu chúng ta. Có lúc, Bồ Tát thị hiện giống như phàm phu chúng ta, ḥa quang đồng trần, chúng ta chẳng nh́n ra. Điểm thật sự khác biệt là chúng ta có vướng mắc, các Ngài chẳng có vướng mắc. Nói cách khác, chúng ta hữu t́nh, Bồ Tát vô t́nh, các Ngài đă biến t́nh cảm thành trí huệ. Các Ngài là lư trí, chúng ta là phàm phu dấy động cảm t́nh. Phàm phu chuyển biến lư trí thành cảm t́nh, lư trí đă mê bèn gọi là cảm t́nh, Cảm t́nh sau khi giác ngộ sẽ là trí huệ. Trong kinh Đại Thừa, đức Phật thường nói “phiền năo chính là Bồ Đề”, nó là một, không hai, là mê và ngộ. Ngộ th́ cảm t́nh phiền năo bèn biến thành Bồ Đề; mê th́ Bồ Đề liền biến thành phiền năo, biến thành cảm t́nh, là do một niệm giác hay mê. Một niệm giác sẽ vượt thoát lục đạo luân hồi; một niệm mê, chỉ sợ là phải nhiều đời nhiều kiếp đọa lạc trong tam đồ. Sự lợi hại, được mất quá to!

      Chúng ta phải nhớ kỹ năm chữ này trong tâm. Đối với Phật pháp, người học Phật ở trong thế gian này, hết thảy tùy duyên, đừng phan duyên, ngàn muôn phần phải ghi nhớ, xuất gia hay tại gia đều như nhau, v́ mục tiêu của chúng ta đều nhất trí là cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Tâm không thanh tịnh, chấp tướng, có nguyện, có cầu, đều chướng ngại quư vị văng sanh, chướng ngại cái tâm thanh tịnh. Nói cách khác, v́ sao công phu niệm Phật chẳng thể thành phiến? V́ sao chẳng thể đắc nhất tâm? Quư vị truy t́m nguyên nhân th́ nguyên nhân chẳng ngoài “không, vô tướng, vô nguyện”. Quư vị hiểu tầm quan trọng của năm chữ này, cho nên phải dốc trọn hết thảy khả năng để thực hiện.

      Có thể nghiêm túc tu học như vậy, sẽ đạt được quả báo [nói] kế đó: “Cập bất sanh, bất diệt chư tam-muội môn” (Và các môn tam-muội bất sanh, bất diệt). Thọ dụng bất sanh bất diệt là từ không, vô nguyện, vô tướng mà có. Ở đây, tôi báo cáo cụ thể cùng các đồng tu, bất sanh, bất diệt là nói về một niệm, một vọng niệm cũng chẳng sanh. Do chẳng sanh, nên chẳng có diệt. Kinh luận đă dạy: “Tâm sanh th́ đủ mọi pháp sanh, tâm diệt ắt đủ mọi pháp diệt”. Cái tâm quư vị cũng chẳng sanh, mà pháp cũng chẳng diệt, vạn tướng đều như như, đó là cảnh giới ǵ? Là Nhất Chân pháp giới. Nói thật ra, Nhất Chân pháp giới ở ngay trong hiện tiền! Chẳng có một pháp nào không chân thật. Phàm tất cả tướng đều là Thật Tướng, đó gọi là “bất sanh, bất diệt chư tam-muội môn”, là đắc đại tự tại. Tâm Kinh nói “Quán Tự Tại Bồ Tát”, cảnh giới này giống như Quán Tự Tại Bồ Tát, chẳng khác ǵ nhau!

 

Viễn ly Thanh Văn, Duyên Giác chi địa.

遠 離 聲 聞 緣 覺 之 地。

      (Xa ĺa các địa vị Thanh Văn, Duyên Giác).

 

      Thanh Văn và Duyên Giác là Nhị Thừa. Nhị Thừa là “tự liễu hán” (自了漢: kẻ chỉ lo giải thoát cho riêng ḿnh), c̣n có bệnh thái rất nghiêm trọng, nên các Ngài chẳng độ chúng sanh. Tuy các Ngài đă thấu hiểu phần nào Tánh Không, vẫn chấp tướng, c̣n có chấp giữ, nên Thanh Văn và Duyên Giác đoạn Kiến Tư phiền năo, chưa phá Trần Sa và Vô Minh. Trong ba đức, tức là Pháp Thân, Bát Nhă và Giải Thoát, các Ngài chỉ đạt được ít phần Giải Thoát, chẳng có Bát Nhă, mà cũng chẳng chứng đắc Pháp Thân, chẳng thể sánh bằng Bồ Tát. Những vị Bồ Tát này vượt xa Thanh Văn và Duyên Giác, Thanh Văn và Duyên Giác chẳng thể nào sánh bằng! Đoạn cuối cùng là tổng kết. Đức Phật gọi ngài A Nan, bảo:

 

      A Nan, bỉ chư Bồ Tát, thành tựu như thị vô lượng công đức.

      阿 難,彼 諸 菩 薩,成 就 如 是 無 量 功 德。

      (Này A Nan! Các vị Bồ Tát ấy thành tựu vô lượng công đức như thế).

 

Chữ “như thị” chỉ những điều đă nói trên đây, “bỉ” là Tây Phương Cực Lạc thế giới. Câu này cũng hết sức quan trọng, quyết định chớ nên coi thường xem lướt qua. V́ sao? Bản thân chúng ta có một phần trong ấy. Trong phần trên đă nói các vị Bồ Tát có công đức nhiều ngần ấy, quư vị có mong [chính ḿnh cũng được] trọn đủ [giống như vậy] hay không? Nếu quư vị mong trọn đủ, hăy niệm Phật cầu sanh Tây Phương, sẽ thảy đều trọn đủ. Rất mong được trọn đủ, mà lại chẳng chịu niệm Phật văng sanh Tây Phương th́ có muốn cũng như không, vẫn là vọng tưởng, chính ḿnh chẳng có phần!

      “Bỉ chư Bồ Tát” (các vị Bồ Tát ấy) thuộc trong Tây Phương Cực Lạc thế giới. Nếu chúng ta thật sự phát tâm, nhất tâm nhất ư mong mỏi Tây Phương, tuy nay chúng ta c̣n chưa đến, những công đức ẩn mật ấy chúng ta cũng trọn đủ. Tuy dường như chưa thấy công đức ấy, nhưng đối với khí phận của những công đức ấy chúng ta đă rất nồng đậm, c̣n chưa thấy lửa, đă tiếp xúc với hơi ấm, đúng là như thế đó. Tín nguyện chẳng mạnh mẽ, sẽ chẳng có khí phận này, chẳng có cảm xúc này. Nếu tín tâm kiên cố, nguyện thiết tha, mỗi lần quư vị đọc đoạn kinh văn này, sẽ có niềm cảm xúc ấy, giống như mỗi điều đều rất gần gũi với chính ḿnh, dần dần tiến nhập cảnh giới này. Bất quá, đức Phật nói đại lược mấy thứ mà thôi; nói thật ra, nếu nói chi tiết, mỗi thứ đều là vô lượng vô biên.

 

      Ngă đản vị nhữ cử yếu ngôn chi.

      我 但 為 汝 舉 要 言 之。

      (Ta chỉ v́ ông nói những điều trọng yếu).

 

      Thích Ca Mâu Ni Phật nói những điều đă được nêu trên đây bất quá là trần thuật đại lược mấy điều trọng yếu đó thôi!

 

      Nhược quảng thuyết giả, tuy lịch nhất kiếp bất năng cùng tận.

若 廣 說 者 雖 歷 一 劫 不 能 窮 盡。

      (Nếu nói rộng th́ dẫu trải cả một kiếp cũng chẳng thể nói cùng tận).

 

      “Quảng thuyết” là nói cặn kẽ. Nếu nói tỉ mỉ trọn đủ công đức của các vị Bồ Tát trong thế giới Tây Phương, nói hết một kiếp cũng nói không hết. Những kẻ chẳng liễu giải Phật pháp thấy những lời này, sẽ chẳng cho là đúng, sẽ nghĩ Thích Ca Mâu Ni Phật thổi phồng sự thực quá đáng. Lúc tôi mới học Phật, có quen một vị giáo sư đại học ở Đài Loan. Ông ta xem một số kinh Phật, bèn nói: “Trên thế giới này, người bốc phét nhất, khoác lác nhất chính là Thích Ca Mâu Ni Phật”. Ông ta nói những câu mà ngay cả chúng tôi b́nh thường cũng chẳng nghĩ tới. Đó là hàng học giả xem kinh Phật, đích xác là khó thể hiểu ư nghĩa do Như Lai đă nói. Kinh Kim Cang thịnh hành tại Trung Hoa như vậy, ông ta nói chính ḿnh đă từng xem. Tôi nói: “Ông thấy như thế nào?” “Giống như hai cái thùng nước đổ qua, đổ lại, chẳng có ư nghĩa ǵ cả”. Học giả là học giả, hễ khác nghề bèn giống như cách nhau cả một quả núi! Ông ta nghĩ kinh Kim Cang trùng lặp quá nhiều. Thật ra, kinh Kim Cang từ đầu đến cuối chẳng có một câu nào trùng lặp, ông ta đâu có thấy! Chư vị đọc bộ Kim Cang Kinh Giảng Nghĩa của cư sĩ Giang Vị Nông, sẽ biết mỗi một chữ, tuy chữ trước và sau giống nhau, câu văn giống nhau, nhưng trong ấy có một chữ khác nhau, ư nghĩa sẽ hoàn toàn khác hẳn. Đúng như kinh Hoa Nghiêm đă nói: “Phật pháp không có người nói, dẫu có trí vẫn chẳng thể hiểu”. Người thế gian dẫu thông minh, dẫu có trí huệ đến mấy đi nữa, nếu chẳng có ai giảng kinh cho người ấy, người ấy cũng chẳng hiểu, cậy sức chính ḿnh để xem th́ dẫu có xem vẫn chẳng hiểu!

      Phật pháp cần phải do hạng người nào nói? Có tu, có chứng. Nếu chư vị hiểu rơ ư nghĩa của câu này, quư vị sẽ biết: Nếu chúng ta cậy vào chú giải kinh luận để nghiên cứu th́ kết quả của sự nghiên cứu ấy sẽ giống như ông giáo sư nọ, hiểu sai bét ư nghĩa! V́ thế, người nói Phật pháp phải là không, vô tướng, vô nguyện, mức độ thấp nhất là phiền năo nhẹ, trí huệ tăng trưởng. Do đó, điều thứ nhất là phải đoạn phiền năo, phải phá Ngă và Ngă Sở, sau đấy tri kiến mới chánh đáng, hễ tiếp xúc Phật pháp, liễu giải sẽ là chánh tri chánh kiến, là ư nghĩa chân thật của Như Lai. Nay chúng ta có Ngă, Ngă Sở, có tham, sân, si, mạn, tà tri tà kiến, chúng ta nghe, đọc, nghiên cứu đều chẳng phải là nghĩa chân thật của Như Lai. Chính ḿnh nhất định phải biết, phải giác ngộ điều này. Đừng coi những điều chúng ta suy nghĩ lung tung là nghĩa chân thật của Như Lai, [dùng ư ḿnh để ức đoán nghĩa chân thật của Phật] chính là báng Phật, báng pháp, lỗi lầm to lớn!

      Giảng đến đoạn kinh văn này, do đại sư trích dẫn hai mươi ba tỷ dụ, chúng tôi bèn giới thiệu chương này trong bản hội tập kinh Vô Lượng Thọ của cư sĩ Long Thư. Nhân duyên này cũng hết sức hiếm có. Nếu không, chúng tôi chẳng thể giảng bản hội tập của ông Long Thư. Qua chương này, chúng ta cũng có được rất nhiều điều khơi gợi, chỉ dạy. Hôm nay chúng tôi giảng đến chỗ này!

 A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa

Phần 100 hết

 



[1] Noăn hiểu theo nghĩa đen là ấm áp.

[2] Á nhiệt đới (Subtropics), c̣n gọi là phó nhiệt đới, là vùng giáp ranh giữa ôn đới và nhiệt đới (thường ở vào khoảng từ hai mươi ba độ rưỡi đến bốn mươi độ thuộc vĩ độ Bắc hoặc Nam). Mùa Hạ tại vùng á nhiệt đới giống như mùa Hạ tại vùng nhiệt đới, có khi c̣n nóng hơn, mùa Đông lạnh lẽo chẳng kém vùng ôn đới. Nói chung, khí hậu á nhiệt đới lại chia làm bốn tiểu loại. Chẳng hạn Á Nhiệt Đới Quư Phong có đặc điểm là mưa nhiều, mùa Hè rất nóng (vùng Quan Đông của Nhật Bản, miền Trung Đài Loan, cực Nam của bán đảo Đại Hàn v.v…), á nhiệt đới khô nóng (loại h́nh Địa Trung Hải) như các vùng Địa Trung Hải, bờ biển Hắc Hải, Nam California, vùng phía Nam Adelaide của Úc, đặc trưng là mùa Hè khô cằn, mùa Đông mưa dầm…

[3] Kim Cang Xử (Vájra), đôi khi c̣n được phiên âm là Bạt Chiết La, Phạt Chiết La, Phạt Xà La, dịch nghĩa là Giáng Ma Xử, Bảo Xử v.v… Đây là thứ vũ khí của Đế Thích Thiên, tượng trưng cho sấm sét (v́ thế, có sách dịch Kim Cang Xử là “lưỡi tầm sét”), làm bằng chất Kim Cang, không phải là kim cương (diamond) v́ Kim Cang không ǵ có thể phá hoại được, có thể phá hoại mọi thứ, trong khi kim cương có thể bị đốt cháy. Trong Phật giáo, đây là vũ khí được cầm bởi các vị hộ pháp như Mật Tích Lực Sĩ nhằm biểu thị tính cách diệt trừ vô minh mạnh mẽ nhất của trí huệ. Trong Mật Giáo, Kim Cang Xử biểu thị Bồ Đề tâm, biểu thị lực dụng mạnh mẽ của đại trí huệ. V́ lẽ đó, phần lớn các vị tôn thánh trong Mật Giáo cầm Kim Cang Xử, hoặc những vật dụng liên quan đến Kim Cang như Kim Cang kiếm, Kim Cang trượng, Kim Cang bổng, Kim Cang chùy, Kim Cang câu, Kim Cang cung, Kim Cang tiễn v.v… Hành nhân tu Mật giáo cũng cầm Kim Cang xử trong khi tác pháp (thực hành nghi quỹ) để nhắc nhở chính ḿnh phải vận dụng trí huệ đối trị ngu si, phiền năo. Kim Cang Xử trong Mật Tông có thể làm bằng vàng, bạc, đồng, đá, pha lê, hợp kim, sắt, gỗ quư, và có nhiều loại: Hai nhánh, ba nhánh, bốn nhánh, năm nhánh, chín nhánh (nhằm biểu pháp khác nhau, chẳng hạn chày năm nhánh biểu thị Ngũ Trí Như Lai. Do chày năm nhánh có hai đầu, nên biểu thị từ Ngũ Trí Như Lai thể hiện thành Quyền Trí và Thật Trí, tạo thành Thập Ba La Mật). Nhưng các loại một nhánh, ba nhánh và năm nhánh phổ biến nhất, đặc biệt là Mật Giáo Tây Tạng c̣n có loại song kim cang xử, gồm hai chày kim cang đúc liền khối giống như h́nh chữ thập, bốn đầu, mỗi đầu có năm nhánh.

[4] Theo một số nhà nghiên cứu, trước thời ngài Huyền Trang, kinh Phật được các vị dịch sư mang đến từ Tây Vực, có khá nhiều vị sử dụng tiếng Tocharian là một ngôn ngữ thông dụng tại các quốc gia Tây Vực thời ấy. Trong tiếng Tocharian, danh xưng Maitreya được đọc trại thành Metrak, nên khi phiên âm sang tiếng Hán đă trở thành Di Lặc, bởi lẽ, phát âm tiếng Hán trước thời Đường - Tống c̣n có nhiều phụ âm tắc họng ở cuối chữ, điều này có thể thấy rơ qua cách phát âm chữ Di Lặc trong tiếng Nhật (Miroku), tiếng Đại Hàn (Mireuk), tiếng Quảng Đông (Mei Lak), hoặc tiếng Phước Kiến (Mî-le̍k).