A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa

阿彌陀經疏鈔演義

Phần 117

Chủ giảng: Lăo pháp sư Thích Tịnh Không

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa

Giảo duyệt: Minh Tiến, Huệ Trang và Đức Phong

 

Tập 233

 

      Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang bốn trăm năm mươi lăm:

 

      (Sao) Hựu Quán Kinh đệ cửu, quán Phật tướng hảo sớ, trực vị quán Phật Pháp Thân. Tướng hảo kư tức Pháp Thân, danh hiệu hà phi Thật Tướng?

      ()又觀經第九,觀佛相好疏,直謂觀佛法身,相好既即法身,名號何非實相。

(Sao: Lại nữa, trong phần Sớ giảng về [phép Quán] thứ chín, tức phép quán tướng hảo của Phật trong Quán Kinh, [tổ sư] đă nói thẳng thừng [quán tướng hảo chính là] quán Pháp Thân của Phật. Tướng hảo đă là Pháp Thân, lẽ nào danh hiệu chẳng phải là Thật Tướng?)

 

      Đại sư trích dẫn kinh văn để chứng minh “danh hiệu chẳng khác Thật Tướng”.

 

      (Diễn) Trực vị quán Phật Pháp Thân giả, vị lục thập vạn ức na-do-tha do-tuần chi thân, thị Thật Báo thân, danh vi Tôn Đặc, diệc danh Thắng Ứng; nhi đặc danh Pháp Thân giả, vi thành hành nhân viên diệu cảnh dă. Lương dĩ Báo Ứng thuộc Tu, Pháp Thân thị Tánh. Nhược Tiệm Giáo thuyết, biệt khởi Báo Ứng nhị tu, trang nghiêm Pháp Thân nhất tánh. Nhược Đốn Giáo thuyên Báo Ứng nhị tu, toàn thị Tánh cụ Pháp Thân nhất tánh. Cử Thể khởi tu, cố đắc toàn Tánh thành Tu, toàn Tu tại Tánh, tam thân dung diệu, chỉ nhất tức tam dă.

      ()直謂觀佛法身者,謂六十萬億那由他由旬之身,是實報身,名為尊特,亦名勝應;而特名法身者,為成行人圓妙境也。良以報應屬修,法身是性。若漸教說,別起報應二修,莊嚴法身一性;若頓教詮報應二修,全是性具法身一性。舉體起修,故得全性成修,全修在性,三身融妙,指一即三也。

(Diễn: “Nói thẳng thừng là quán Pháp Thân của Phật”, ư nói: Thân cao sáu mươi vạn ức na-do-tha do-tuần là thân Thật Báo, được gọi là Tôn Đặc (tôn quư, đặc biệt), cũng gọi là Thắng Ứng. Nhưng đặc biệt gọi là Pháp Thân v́ để thành tựu cảnh viên măn và mầu nhiệm cho hành nhân. Ấy chính là v́ Báo Thân và Ứng Thân thuộc về Tu, mà Pháp Thân là Tánh. Nếu nói theo Tiệm Giáo, sẽ lập riêng hai cách tu Báo Thân và Ứng Thân, nhưng Pháp Thân trang nghiêm là cùng một tánh. Nếu căn cứ theo Đốn Giáo để nói về hai loại tu Báo Thân và Ứng Thân, chúng sẽ hoàn toàn là một tánh, tánh ấy vốn sẵn đủ Pháp Thân. Dùng toàn Thể để khởi tu; v́ thế, toàn thể Tánh trở thành Tu, toàn thể Tu ở nơi Tánh. Ba thân viên dung mầu nhiệm, cho nên nêu ra một thân là nói trọn cả ba thân).

 

      Quán Kinh nói về Báo Thân của Phật Di Đà. Chư vị phải biết: Trên thực tế, Báo Thân của Phật Di Đà chính là thân tướng của hết thảy đại chúng trong Tây Phương Cực Lạc thế giới, v́ thân tướng trong thế giới Tây Phương b́nh đẳng. Thế giới ấy rất lớn, dựa theo thân lượng (vóc dáng thân thể) và tâm lượng của chúng ta để quan sát, [sẽ thấy thân tướng ấy] hết sức thù thắng lạ lùng, đặc biệt. Những điều này đều là do quả báo của hết thảy chúng sanh trong pháp giới khác nhau. Thân loài người chúng ta chẳng lớn, nhưng nếu một con kiến trông thấy thân người, sẽ [có cảm nghĩ] chẳng khác ǵ chúng ta thấy thân tướng của Tây Phương Cực Lạc thế giới A Di Đà Phật. Quư vị có thể quan sát từ phương diện này, sẽ biết tướng hảo và sự thọ dụng nơi thân, không ǵ chẳng phải là quả báo. Do cái nhân của thế giới Tây Phương thù thắng, cho nên quả báo [trong cơi Cực Lạc] cũng thù thắng. Cái nhân trong thế giới [Sa Bà] này kém cỏi, cho nên quả báo cũng kém cỏi. Trong kinh, đức Phật dạy Ngũ Giới, Thập Thiện, Nho gia nói Ngũ Thường, Bát Đức, đều là những cái nhân để được sanh trong cơi trời người. Tuy chúng ta tu [những cái nhân ấy], rất khó tu viên măn, rất khó tu thuần tịnh, luôn luôn là xen tạp, chẳng thanh tịnh, chẳng viên măn. Do vậy, đạt được thân người cũng chẳng viên măn: Thân chẳng viên măn, tướng mạo cũng chẳng viên măn, hết thảy các thứ thọ dụng trong hoàn cảnh sống đều chẳng viên măn. Do nguyên nhân nào vậy? Do chúng ta đă tu cái nhân chẳng viên măn.

      Người ngoại quốc cảm nhận cuộc sống gian nan, đau khổ chẳng khác chúng ta. Bọn họ quá nửa là tín đồ Cơ Đốc giáo hay Thiên Chúa giáo[1], mỗi Chủ Nhật đều đi nhà thờ. Trong nhà thờ, họ nêu lên rất nhiều câu hỏi về hiện thực, nhưng linh mục lẫn mục sư đều chẳng thể giải thích viên măn, chỉ đành bảo họ: “Hết thảy đều do Thượng Đế an bài”. Họ nghe xong, cũng chẳng có cách nào khác, trở về nhà suy ngẫm: “Cớ sao Thượng Đế an bài chẳng công bằng dường ấy?” Tuy đi nhà thờ, tâm nửa tin nửa ngờ, thậm chí có kẻ chẳng tin tưởng, cho nên từ đấy cũng chẳng thèm đến nhà thờ nữa! Tôn giáo ở phương Tây dần dần sa sút. Trong Phật pháp có cơ sở lư luận rất hay, bảo cho chúng ta biết nhân duyên quả báo chẳng sai suyển mảy may; [Hoàn cảnh sống của chúng ta trong đời này] chẳng phải do Thượng Đế an bài, cũng chẳng phải do Phật, Bồ Tát, hay Diêm La Vương an bài cho quư vị, mà là do chính ḿnh tự an bài cho chính ḿnh. Đó là sự thật lư luận chánh xác!

      Nếu chúng ta muốn được hết thảy viên măn, quư vị phải tu cái nhân viên măn tốt lành th́ quả báo mới có thể thù thắng. Nhân, duyên, quả báo trong thế giới Tây Phương đều viên măn. Nay chúng ta phát nguyện tu học pháp môn này, nếu chẳng thể thật thà niệm Phật, thật thà hết sức khó có, như thế nào th́ mới được coi là thật thà? Trong cuộc sống hằng ngày, chẳng có một vọng tưởng nào, suốt ngày từ sáng đến tối là một câu A Di Đà Phật. Trừ A Di Đà Phật ra, chẳng có một vọng tưởng nào, đó là “thật thà”. Niệm Phật như vậy, quyết định thành tựu! Có thể chẳng cần nghe kinh, chẳng cần nghiên cứu giáo lư. V́ sao? Đối với hết thảy các đạo lư được giảng trong kinh, một câu “thật thà” đă bao trùm toàn bộ:

1) Mục tiêu bậc nhất của kinh giáo là “khuyến tín”, khuyên chúng ta tin tưởng.

2) Mục tiêu thứ hai là khiến cho chúng ta lư giải chân tướng của vũ trụ và nhân sinh.

3) Mục tiêu thứ ba là dạy quư vị hăy nương theo lư luận và phương pháp trong kinh điển để thật sự tu hành. Thật sự tu hành là như thế nào? Chính là thật thà niệm Phật.

Những bà cụ già niệm một câu Di Đà đến cùng, bèn tiến nhập mục tiêu thứ ba, chẳng cần tới hai mục tiêu trước, đă đạt tới mục tiêu thứ ba rồi! Điều sau nhất định bao gồm điều trước, điều trước không nhất định bao gồm điều sau. Chúng ta tin tưởng, chưa chắc đă lư giải. Đă lư giải, chưa chắc chịu làm, vẫn là làm không được. Nhất định phải làm được th́ mới có thể văng sanh. [Đă có] tín và giải [mà không có hành], đều chẳng thể văng sanh, các đồng tu ắt phải ghi nhớ điều này! V́ lẽ đó, người niệm Phật đông đảo, người văng sanh ít ỏi. Thật sự niệm đến mức nhất tâm bất loạn, niệm đến mức tín tâm thanh tịnh, cái nhân [văng sanh Cực Lạc] liền thù thắng. Kinh Kim Cang đă dạy: “Tín tâm thanh tịnh, bèn sanh Thật Tướng”, tương ứng với điều đang nói ở đây, đạt được Báo Thân thù thắng như vậy.

      Đấy là Báo Thân chân thật, c̣n gọi là Tôn Đặc Thân. Tôn () là tôn quư, Đặc () là đặc thù. “Diệc danh Thắng Ứng” (C̣n gọi là Thắng Ứng), Thắng () là cảm ứng hết sức thù thắng. Nói thật ra, đấy chính là Báo Thân, v́ sao chẳng nói tới Pháp Thân? Pháp Thân là Lư Thể, bản thể. “Nhi đặc danh Pháp Thân giả” (Nhưng đặc biệt gọi là Pháp Thân): Trong Quán Kinh Sớ, chẳng phải là kinh nói, [mà là] đối với Báo Thân và Ứng Thân, các vị tổ sư đại đức đều gọi chúng là Pháp Thân. Có thông suốt hay chăng? Nói thật ra, thông suốt lắm! Chẳng thể nói là [cách diễn giảng như thế] không thông suốt. Trong các buổi giảng, cổ đức thường dùng tỷ dụ để nói. Chẳng hạn như “dùng vàng làm đồ vật, món nào cũng là vàng”. Vàng ví như Pháp Thân, các món vật giống như Báo Thân và Ứng Thân. Nếu chúng ta nói các món đồ ấy là vàng th́ có thể nói suông sẻ hay không? Đương nhiên là có thể nói suông sẻ! Không chỉ thân này là Pháp Thân, mà tùy ư lấy một vật, có vật nào chẳng phải là Pháp Thân? Tướng của hết thảy các vật nói chung chẳng ĺa bản thể. Thể là Pháp Thân, “pháp” là hết thảy vạn pháp. Do vậy, có thể nói thông suốt. Trong Đàn Kinh, Lục Tổ đại sư nói “một Thể ba thân”, thân hiện tiền của chúng ta là Ứng Thân và Báo Thân, mà cũng là Pháp Thân, nói thông suốt! Quư vị phải biết lời các Ngài đă nói chính là ư nghĩa chân thật. Thuyết pháp như vậy là đă nói viên măn Thể, Tướng, Dụng. Thật Thể và Thật Tướng cũng là tác dụng, điều này thuận tiện cho hàng sơ học chúng ta quán tưởng, tu quán, quán chiếu, chiếu trụ, chiếu kiến. Đây cũng là ba giai đoạn công phu thường được nhắc đến trong Đại Thừa Phật pháp, giai đoạn thứ nhất là Quán Chiếu, giai đoạn thứ hai là Chiếu Trụ, giai đoạn thứ ba là Chiếu Kiến. Trong Tâm Kinh, “Quán Tự Tại Bồ Tát chiếu kiến Ngũ Uẩn giai không”, đó là tu đến giai đoạn cao nhất. “Vị thành hành nhân viên diệu cảnh dă” (V́ thành tựu cảnh viên măn, mầu nhiệm cho hành nhân), “thành” () là thành tựu, “hành nhân” (行人) là người tu hành. Giúp người tu hành thành tựu cảnh giới viên diệu (圓妙: viên măn, mầu nhiệm). Cảnh giới viên diệu là sở quán (đối tượng được quán), năng quán (chủ thể quán tưởng) là trí.

      “Lương dĩ Báo Ứng thuộc Tu, Pháp Thân thị Tánh” (Ấy là v́ Báo Thân và Ứng Thân thuộc Tu, Pháp Thân là Tánh), Báo Thân và Ứng Thân đều do tu được. Pháp Thân là bản tánh, chẳng do tu được, chẳng tu, chẳng chứng, vô sanh, vô diệt, chẳng đến, chẳng đi, chẳng nhơ, chẳng sạch. Nó là bản thể của hết thảy vạn pháp. Bất luận là Báo Thân hay Ứng Thân đều chẳng ĺa khỏi bản thể. Ĺa khỏi bản thể, sẽ chẳng có một pháp nào để có thể được, mà cũng chẳng có sự tướng ǵ để có thể thành tựu. Ví như “dùng vàng làm đồ vật”, rời khỏi vàng há có đồ vật? Bất luận làm món ǵ bằng vàng đều phải có vàng. Vàng là chất liệu. Chẳng có chất liệu ấy, làm thế nào cũng chẳng thành công! Do vậy, hết thảy vạn pháp đều chẳng ĺa khỏi bản thể, Tánh là bản thể. Nơi hết thảy hữu t́nh, chúng ta gọi tánh ấy là Phật Tánh, Phật Tánh là Pháp Thân. Hết thảy chúng sanh đều có Phật Tánh. Đă có Phật Tánh, ắt sẽ thành Phật. Do vậy, hết thảy chúng sanh b́nh đẳng. B́nh đẳng nh́n từ nơi đâu? Nh́n từ bản tánh. Nơi vô t́nh chúng sanh (thực vật, khoáng vật), chúng ta gọi tánh ấy là Pháp Tánh. Chư vị phải hiểu: Pháp Tánh và Phật Tánh là một tánh, chỉ là xét theo hữu t́nh hay vô t́nh mà đặt cho nó một cái giả danh mà thôi! Chính v́ chúng nó (Phật Tánh và Pháp Tánh) là một tánh, kinh Hoa Nghiêm nói: “T́nh và vô t́nh, cùng viên thành Chủng Trí”. Chúng ta không chỉ b́nh đẳng với hết thảy hữu t́nh chúng sanh, mà cũng b́nh đẳng với hết thảy vô t́nh thực vật và khoáng vật. Chẳng có một pháp nào không b́nh đẳng; đó là thật sự b́nh đẳng.

      Thưa cùng chư vị, tâm b́nh đẳng chính là bản tánh, là chân tánh, là Phật Tánh của quư vị. Chư vị phải biết: Vốn là b́nh đẳng, bị biến thành bất b́nh đẳng, điều ǵ biến? Chẳng phải là thân tướng của chúng ta biến đổi, mà là tâm biến đổi. Thân tướng là đồ vật, “món nào cũng đều là vàng”. Nó sẽ chẳng biến. Cái có thể biến chính là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của chúng ta. Do quư vị có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, nên Phật Tánh biến thành A Lại Da Thức. A Lại Da Thức là danh xưng của sự mê mất tánh, nó chẳng phải là ǵ khác, mà chính là chân tánh của chính ḿnh. Đă giác ngộ bèn gọi nó là Pháp Thân; đă mê bèn gọi là A Lại Da, chuyện là như thế đó! Hễ biến thành A Lại Da, càng mê càng sâu. Do vậy, phải nhận thức chân tướng. Sau khi đă nhận thức, chúng ta mới biết tầm quan trọng của việc tu tâm thanh tịnh và tu tánh b́nh đẳng. Đức Phật dạy chúng ta tu, chúng ta sẽ hỏi: “V́ sao phải tu? Không tu có được hay không?” Hiểu rơ chân tướng sự thật, sẽ hiểu v́ sao chúng ta phải tu, mới hoan hỷ tu học, sẽ chẳng hoài nghi, phát tâm hoan hỷ.

      “Nhược Tiệm Giáo thuyết, biệt khởi Báo Ứng nhị tu” (Nếu nói theo Tiệm Giáo, lập riêng hai loại tu học Báo Thân và Ứng Thân). Liên Tŕ đại sư soạn bộ chú giải Di Đà Sớ Sao đă dùng giáo nghĩa của tông Hoa Nghiêm, Ngẫu Ích đại sư viết Di Đà Yếu Giải đă chọn giáo nghĩa Thiên Thai. Tuy Hiền Thủ và Thiên Thai nói Ngũ Giáo hoặc Tứ Giáo bất đồng, nhưng có thể nói là quan niệm về Tiệm và Đốn giống nhau. “Tiệm tu” (漸修) là phương tiện tu, từ cạn đến sâu, tu học theo từng bước, giống như chúng ta học hành trong nhà trường hiện thời, Tiểu Học, Trung Học, Đại Học, lớp Một, lớp Hai, lớp Ba… Tu học như vậy gọi là Tiệm Tu. Pháp môn Niệm Phật chẳng phải là tiệm tu, mà là đốn tu, thành công ngay trong một đời này, chẳng tuân theo thứ tự. Đây là một pháp môn rất đặc biệt. Trong Tiệm Giáo, Báo Thân và Ứng Thân là hai loại tu học [riêng biệt]. Trong hai loại tu học, đều nói tới nhân duyên; sau khi tu thành [sẽ đều là] “trang nghiêm Pháp Thân cùng một tánh”.

      “Nhược Đốn Giáo thuyên Báo Ứng nhị tu” (Nếu dựa theo Đốn Giáo để nói về hai cách tu Báo Thân và Ứng Thân), cách nh́n và cách nghĩ của Đốn Giáo khác biệt Tiệm Giáo rất lớn. V́ sao? Nó xác thực thấy chân tướng sự thật: “Toàn thị tánh cụ Pháp Thân nhất tánh” (Toàn là một tánh, tánh ấy vốn sẵn đủ Pháp Thân). Không chỉ là thân này của chúng ta, mà tùy tiện lấy một vật, có vật nào chẳng phải là Tánh? Nơi hữu t́nh là Phật Tánh, nơi vô t́nh là Pháp Tánh. Đó gọi là “xứng tánh khởi tu, toàn tu tức tánh”. Có quan niệm và tư tưởng như vậy, nói thật ra, khá nhiều thứ tạp nhạp và tạp niệm đều bị đoạn hết, cho nên thành tựu nhanh chóng. Biết hết thảy vạn pháp vốn là cùng một bản thể, biết hết thảy vạn pháp là chân tánh của chính ḿnh. Các đồng học mới tu học sẽ chẳng dễ ǵ thấu hiểu, quư vị hăy thường từ mộng cảnh mà suy nghĩ, quan sát. Trong kinh, đức Phật thường dùng tỷ dụ này: “Hết thảy pháp hữu vi, như mộng, huyễn, bọt, bóng”, tương tự với chuyện này. Có mộng hay không? Chẳng thể nói là không có, khi nằm mơ, xác thực là có mộng cảnh hiện tiền; nhưng quư vị chẳng thể bảo là nó có. V́ sao? Sau khi tỉnh giấc, thứ ǵ cũng chẳng có. Mộng do đâu mà có? Mộng do tâm biến hiện. Nói cách khác, tâm là bản thể của chuyện nằm mộng. Mộng nương vào tâm mà khởi. Tâm của quư vị có h́nh dạng như thế nào? Tâm chẳng có h́nh dạng. Nếu tâm nằm mộng, chúng ta bèn hỏi: “Tâm có h́nh dạng ǵ chăng?” Có! Có như thế nào? Nó biến thành mộng cảnh, mộng cảnh là h́nh dạng của tâm. Lại hỏi: “Tâm giống như thế nào?” Toàn thể mộng cảnh là tâm, đó gọi là “toàn thể tâm chính là mộng, toàn thể mộng chính là tâm”.

      Chiếu theo thí dụ này để xem xét bản tánh của chúng ta, bản tánh của chúng ta ở chỗ nào? Bản tánh là tâm, bất luận là chân tâm hay vọng tâm. Trong hội Lăng Nghiêm, Thích Ca Mâu Ni Phật hỏi A Nan: “Tâm ở nơi đâu?” Ngài A Nan t́m kiểu nào cũng đều bị Thích Ca Mâu Ni Phật phản bác, t́m kiểu nào cũng chẳng t́m được! Thật ra, hết thảy pháp đều là [tâm]! Chẳng cần phải đi t́m. Nói thật ra, chính v́ A Nan đă mê, chẳng giác ngộ, tận hết sức dấy vọng tưởng. Hễ có vọng tưởng, chấp trước, bèn chẳng t́m thấy. Nếu buông vọng tưởng, chấp trước xuống, đối với những chỗ lục căn tiếp xúc lục trần, không ǵ chẳng phải là chân tánh, không ǵ chẳng phải là Pháp Thân, há có chuyện t́m chẳng thấy! Chân tánh của chúng ta chẳng có h́nh tướng, nay biến hiện có h́nh tướng, những ǵ mắt chúng ta thấy là do Nhăn Thức biến hiện. Đấy là tâm biến hiện. Nhắm mắt, chẳng thấy sắc tướng, nhưng tai vẫn có thể nghe. Tai nghe chính là Nhĩ Căn có thể tiếp xúc đối tượng, vẫn do tâm biến thành. Đối tượng tiếp xúc của sáu căn đều là giả, chẳng thật. Đối với sáu loại cảnh giới ấy, nếu căn nào trong sáu căn bị hư hoại, cảnh giới của căn ấy cũng chẳng có. Căn và cảnh là do tương đối mà sanh. Chẳng có cảnh, sẽ chẳng có căn. Chẳng có căn, bèn chẳng có cảnh. Có thể thấy chúng nó đúng là hư vọng, giống như nằm mộng. Cảnh giới chẳng thật. Nếu quư vị coi cảnh giới là thật, sẽ bị thua thiệt to lớn, đó là mê. Thân, tâm, thế giới, không ǵ chẳng hư vọng. Kinh Kim Cang nói: “Phàm những ǵ có h́nh tướng đều là hư vọng”. Sắc tướng là hư vọng, thân tướng cũng là hư vọng. Mùi hương do Tỵ Căn ngửi được cũng là hư vọng, vị do Thiệt Căn nếm được cũng là hư vọng. Cho đến những suy nghĩ loạn xạ trong tâm quư vị cũng đều là hư vọng, chẳng có ǵ là thật! Đối với những thứ thật sự bày ở trước mặt, quư vị nghĩ kiểu nào cũng chẳng nghĩ được! Chẳng nghĩ bèn đều đạt được, đều viên măn. Càng nghĩ càng mê, càng mê càng sâu, làm sao quư vị có thể đạt được chân tướng?

      Sau khi đă hiểu rơ những chuyện này, mới biết công đức niệm Phật chẳng thể nghĩ bàn. Niệm Phật là niệm như thế nào? Niệm Phật là “toàn tánh khởi tu, toàn tu tức tánh” (toàn thể tánh khởi tu, toàn thể tu chính là Tánh). Đối với chuyện này, bà cụ già chẳng hiểu chút ǵ, nhưng cụ tương ứng với nó. Trong chú giải kinh Vô Lượng Thọ, cổ đại đức đă viết: “Ám hợp đạo diệu” (Ngầm hợp đạo mầu). Ngầm phù hợp, tuy chẳng biết, nhưng bèn âm thầm tương ứng. Bà cụ niệm đến mức tâm địa thanh tịnh, khi đột nhiên thông suốt, sẽ liễu giải c̣n rơ ràng, chân thật, thiết tha hơn chúng ta; bà cụ đă thật sự thấy. Tâm địa thanh tịnh đến một mức độ kha khá, sẽ giống như kinh Lăng Nghiêm đă nói: “Tịnh cực quang thông đạt”. Tịnh đến mức cùng cực, dùng chuẩn mực của Tịnh Tông để cân nhắc, sẽ thấy đó chính là Lư nhất tâm bất loạn. Xác thực là đối với chân tướng của vũ trụ và nhân sinh, không ǵ chẳng biết, không ǵ chẳng thể. Đốn và Tiệm đích xác là khác nhau, Tịnh Tông là Đốn pháp. Chẳng phải là tùy tiện nói điều này! Hai thứ phương pháp tu học là Báo Thân và Ứng Thân “toàn thị tánh cụ Pháp Thân nhất tánh” (toàn là một tánh, tánh ấy trọn đủ Pháp Thân).

      “Cử Thể khởi tu, cố đắc toàn tánh thành tu, toàn tu tại tánh, tam thân dung diệu, chỉ nhất tức tam” (Dùng toàn bộ Thể để khởi tu. V́ thế, toàn bộ tánh là tu, toàn bộ tu nơi tánh, ba thân viên dung mầu nhiệm, nêu ra một mà chính là ba), ba tức là một, một tức là ba. Thấy Pháp Thân bèn gọi là “thành Phật”, nhà Thiền thường nói “Minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật”. Nếu chúng ta hỏi tướng trạng kiến tánh rốt cuộc là như thế nào ư? Nói thật ra, tướng trạng kiến tánh th́ tôi cũng có thể nói, chư vị cũng có thể thấu hiểu. Vấn đề là quư vị có thật sự thấy rất thân thiết hay không? Nói theo tỷ dụ th́ tướng trạng của kiến tánh giống như lúc quư vị đang nằm mơ, bỗng dưng giác ngộ: “Ta đang nằm mơ”. Biết chính ḿnh đang nằm mơ, toàn thể mộng cảnh đều là chính ḿnh. Cái thân trong mộng là chính ḿnh. Tất cả hết thảy mọi người trong mộng cũng là chính ḿnh. Cây cối, hoa cỏ, núi, sông, đại địa trong mộng, chẳng có ǵ không phải là chính ḿnh. Đó là kiến tánh. Biết hết thảy cảnh giới do tự tánh biến hiện; trừ tự tánh ra, chẳng có một pháp nào khác để có thể đạt được. Quư vị dùng tâm thái ǵ để đối đăi hết thảy đại chúng, đối đăi hết thảy vạn vật? Đối với hết thảy hữu t́nh chúng sanh, quư vị c̣n có thị phi, nhân ngă hay chăng? C̣n có ganh tỵ, ngạo mạn hay không? Hoàn toàn chẳng có. Biết Tự và Tha chẳng hai, thân và cơi nước như nhau, tâm quư vị thanh tịnh, tất cả hết thảy vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thảy đều chẳng có. Đó là tướng trạng kiến tánh. Nay chúng ta dùng tâm thái nào để nh́n các chúng sanh, để nh́n thế giới này? Hễ c̣n có thị phi, nhân ngă, c̣n có phân biệt, chấp trước, thưa cùng quư vị, nay quư vị đang nằm mộng, nhưng vẫn chẳng biết chính ḿnh ở trong mộng, vẫn chẳng thể tiếp nhận, vẫn chẳng dám nói là “đang nằm mộng”. Hiện thời, chúng ta đang ở trong trạng huống này. Khi nào có thể đích thân chứng cảnh giới này, sẽ gọi là “chứng quả”. Thật sự chứng đắc cảnh giới này, kinh Phật thường nói là “viên măn Bồ Đề, quy vô sở đắc” (viên măn Bồ Đề, trở về chỗ chẳng có ǵ để đạt được). Thứ ǵ cũng chẳng đạt được, đó là quư vị thật sự chứng đắc, thật sự khai ngộ!

      Kinh Hoa Nghiêm nói: “Một chính là nhiều, nhiều chính là một”. Tùy tiện lấy một pháp, “nhiều” là toàn thể. Tận hư không khắp pháp giới là “một”, “một” là bất cứ pháp nào cũng đều là tận hư không khắp pháp giới. Kinh Hoa Nghiêm nói trong đầu một sợi lông chứa đựng vô lượng vô biên các cơi Phật, chẳng phải là một thế giới của Phật. V́ sao? Sợi lông là Pháp Tánh, cơi nước cũng là Pháp Tánh. Tánh và Tánh viên dung, Tánh và Tánh vô ngại. Ở đây nói “tam thân dung diệu, nhất tức thị tam” (ba thân dung thông nhiệm mầu, một chính là ba), chính là ư nghĩa này.

 

      (Diễn) Thị tri viên nhân tu hành, vô hạnh bất viên.

      ()是知圓人修行,無行不圓。

(Diễn: Do vậy biết: Người viên đốn tu hành, không hạnh nào chẳng viên măn).

 

      Câu A Di Đà Phật tùy thuộc quư vị dùng cái tâm ǵ để niệm? Quư vị dùng tâm Tiệm Giáo để niệm, công đức sẽ rất nhỏ. Dùng tâm viên đốn để niệm, công đức rất lớn. Cùng là một câu A Di Đà Phật y hệt, quả báo khác nhau. Có người coi A Di Đà Phật như tiền để niệm, [v́ kẻ ấy nghĩ] niệm Phật một tiếng, bèn trữ một đồng tiền trong Âm Tào, địa phủ. Hằng ngày niệm, trong tương lai, sau khi đă chết, đến Âm Tào, địa phủ, sẽ có tiền dùng. Tâm lượng ấy quá nhỏ, có thể biến thành tiền hay không? Có thể biến! V́ sao? Vạn pháp duy tâm, duy thức sở biến, xác thực là nó có thể biến. “Hết thảy các pháp sanh từ tâm tưởng”, tưởng ǵ bèn biến thành nấy.

      Do đó, nếu tri kiến của quư vị là viên, quả báo do niệm một câu Phật hiệu cũng viên. Chúng ta niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, có viên hay không? Chẳng phải là thuần viên. V́ sao? Chỉ có Tây Phương Cực Lạc thế giới, chưa bao gồm tận hư không khắp pháp giới. Niệm Phật văng sanh, v́ sao có người sanh vào cơi Thật Báo? Có người sanh vào cơi Đồng Cư? Chúng ta niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, đại khái là sanh vào cơi Phương Tiện và cơi Phàm Thánh Đồng Cư. V́ sao? Tri kiến chẳng viên. Nếu quư vị hiểu câu A Di Đà Phật là tận hư không khắp pháp giới không ǵ chẳng bao trùm, dùng tâm thái ấy để niệm, sẽ sanh trong cơi Thật Báo, hoặc cơi Thường Tịch Quang. Bốn cơi và chín phẩm cũng là duy thức sở biến, phải biết điều này!

      Chư vị phải hiểu: Người có tâm lượng to, quả báo thù thắng, trong cuộc sống hằng ngày, [người ấy] xử sự, đăi người tiếp vật, chắc chắn sẽ khác hẳn. Hễ c̣n có tranh chấp nhân ngă, tranh chấp thị phi, hoặc tranh chấp tốt xấu, tâm lượng sẽ rất nhỏ, dẫu niệm Phật cũng chẳng thể văng sanh. V́ sao? V́ quư vị sanh vào Tây Phương Cực Lạc thế giới sẽ khuấy tung Tây Phương Cực Lạc. Nơi đó là Tịnh Độ, tâm lượng to lớn như vậy, quư vị đến đó, mỗi ngày đều gây chuyện, mỗi ngày kiếm chuyện thị phi! Do đó, quư vị chẳng thể bước qua ngưỡng cửa của A Di Đà Phật được! “Tâm tịnh, cơi nước tịnh”, các đồng tu nhất định phải ghi nhớ chuyện này. Tuyệt đối chẳng phải là nói: “Mỗi ngày tôi niệm mười vạn câu, hoặc niệm hai mươi vạn câu, tôi nhất định văng sanh”, chẳng đáng trông cậy! Nếu tâm địa thật sự thanh tịnh, một ngày niệm một tiếng hoặc hai tiếng cũng nhất định văng sanh. Bảo quư vị hăy tịnh niệm tiếp nối, bảo quư vị niệm Phật chẳng gián đoạn, là do nguyên nhân nào? Do tâm quư vị chẳng thanh tịnh, vọng niệm rất nhiều. V́ thế, khuyên quư vị [niệm Phật sao cho] câu này tiếp nối câu kia như thế, niệm tới mức hết sạch vọng niệm, chẳng để cho vọng niệm dấy lên hiện hành, nhằm mục đích này.

      Đoạn Sớ Sao này là tinh hoa của toàn bộ lời Sớ. Đoạn văn này rất dài, nhằm giải thích một câu “nhất tâm bất loạn”. Đấy là “viên nhân” (người căn tánh viên đốn), “viên” () là trong tâm địa chẳng có vọng tưởng, chấp trước bèn viên. Hễ có một vọng tưởng, có một tri kiến, sẽ chẳng viên. Lục Tổ đại sư nói: “Vốn chẳng có một vật”; chẳng có một vật bèn viên. Nếu trong tâm quư vị c̣n có [ư niệm] “ta chẳng có một vật”, sẽ hoàn toàn chẳng viên, v́ quư vị c̣n có [ư niệm] “chẳng có một vật” th́ cũng không viên. Chúng ta niệm Phật, cầu nhất tâm bất loạn, nhưng thường nghĩ tưởng “ta vẫn chưa đắc nhất tâm bất loạn”, hoặc “khi nào ta sẽ đắc nhất tâm bất loạn” th́ sẽ chẳng viên. V́ sao? Trong tâm quư vị có một cái “nhất tâm bất loạn”, đó là vọng tưởng, là vọng niệm.

Trong các buổi giảng, chúng tôi thường nhắc nhở các đồng tu: “Có nguyện, nhưng chớ nên có tâm”. Điều này chẳng dễ hiểu cho lắm! Có nguyện mà lại chớ nên có tâm, v́ “có tâm” chính là vọng tưởng, nguyện xác thực là có, nhưng quyết định chẳng có vọng tưởng. Khởi tâm động niệm là vọng tưởng, nguyện chẳng phải là vọng tưởng, phải hiểu rơ điều này. Coi vọng tưởng là nguyện của chính ḿnh, sai mất rồi! Đă biến thành chướng ngại.

 

      (Diễn) Viên nhân đối pháp, vô pháp bất diệu.

      ()圓人對法,無法不妙。

(Diễn: Người căn cơ viên đốn đối pháp, không pháp nào chẳng diệu).

 

      “Pháp” là vạn vật, diệu ở chỗ nào? [Những ǵ] mắt trông thấy là thấy sắc tánh (hoặc nói là “tánh sắc”), [những ǵ] tai nghe là nghe tánh thanh, nói “tánh thanh” hay “thanh tánh”, ư nghĩa như nhau. Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật đă nói: “Sáu căn tiếp xúc là diệu tánh”, đó chính là “kiến tánh”. Mắt thấy tánh, tai nghe tánh, mũi ngửi tánh, lưỡi nếm tánh, tay chạm tánh, chẳng có ǵ không phải là tánh. Thông thường, chúng ta dùng một chữ để biểu thị chung, minh tâm “kiến tánh”, kiến tánh bèn thành Phật. Thành Phật là thành tựu trí huệ chân thật, kinh Vô Lượng Thọ nói “trụ chân thật huệ”, đó là kiến tánh thành Phật. Bốn câu trước nói về viên tu, viên ngộ, viên chứng diệu quả. Dưới đây bèn phối hợp với pháp Niệm Phật để xem:

 

      (Diễn) Tức nhất cú Di Đà, đương thể tức Không, tức Giả, tức Trung.

      ()即一句彌陀,當體即空即假即中。

      (Diễn: Vậy th́ bản thể của một câu Di Đà chính là Không, chính là Giả, chính là Trung).

 

      Đây chính là Thể, Tướng, và tác dụng (Dụng) của vạn pháp trong vũ trụ như tông Thiên Thai đă nói. Họ dạy chúng ta Tam Quán: Không Quán, Giả Quán, Trung Quán. Không Quán là nói về bản thể của hết thảy các pháp. Bản thể trọn chẳng thể được, cho nên bảo nó là Không. Giả Quán là nói về hiện tượng. Ví như nằm mộng, Không Quán là nói tới cái tâm có thể nằm mộng. Cái tâm ấy trọn chẳng thể được, lục căn chẳng thể tiếp xúc được, chúng ta gọi nó là Không. Giả Quán là mộng cảnh, cảnh giới trong mộng phân minh, rành rẽ, [nhưng] các tướng ấy là giả tướng, chẳng thật. Trong Phật pháp, nói tới “chân, giả”, th́ giả tướng là có sanh diệt, c̣n bất sanh, bất diệt là chân. Chúng ta nh́n ra hết thảy muôn vàn hiện tượng trong vũ trụ, [sẽ thấy] động vật có sanh, lăo, bệnh, tử, thực vật có sanh, trụ, dị, diệt, từ khoáng vật cho đến tinh cầu sẽ là thành, trụ, hoại, không. Xác thực là vạn pháp vô thường, vô thường bèn có sanh diệt. Đó là giả, chẳng thật.

      Quư vị quan sát cặn kẽ, tâm chúng ta là vọng tâm. Vọng tâm là giả, v́ sao là giả? Nó có sanh diệt, niệm này sanh, niệm kia diệt, tâm ấy chẳng phải là chân tâm. Chân tâm chẳng có sanh diệt, chẳng có ư niệm, tâm ấy là thật. Hữu niệm là vọng tâm, vô niệm là chân tâm. “Ta vô niệm, niệm ǵ cũng đều chẳng có”, tâm ấy là thật hay giả? Vẫn là giả, v́ sao? V́ ta có “vô niệm”, cái vô niệm ấy chẳng lâu sau bèn lại chẳng có, lại biến thành hữu niệm. Vô niệm và hữu niệm vẫn là sanh diệt. Phải rất cẩn thận thấu hiểu điều này, ngàn muôn phần đừng hiểu lầm, hiểu lầm sẽ bị phiền phức.

Tâm pháp, tâm sở pháp, bất tương ứng hành pháp, và sắc pháp được nói trong Bách Pháp [Minh Môn Luận] đều là pháp hữu vi. Hữu vi bèn có sanh diệt. Kinh Kim Cang nói: “Hết thảy pháp hữu vi, như mộng, huyễn, bọt, bóng”, quư vị bèn hiểu pháp hữu vi có phạm vi bao quát hết sức to lớn. Pháp vô vi gồm có sáu pháp, vượt ngoài định nghĩa về “hữu vi”, nhưng chúng có phải là pháp vô vi thật sự hay không? Chưa chắc! Bởi lẽ, vô vi có vô vi thật sự, lại c̣n có vô vi tương tự. Thí dụ như “hư không”, suốt từ xưa cho đến nay, hư không chẳng nẩy sanh biến hóa. Hư không là pháp vô vi, có phải là vô vi thật sự hay không? Chẳng phải là vô vi thật sự, nó thuộc loại vô vi tương tự. Trong Chứng Đạo Ca, Vĩnh Gia đại sư đă nói: “Giác hậu không không vô đại thiên” (Giác rồi ba cơi rỗng toang hoang). Nhà Thiền nói “đập nát hư không thành bột”, hư không có thể đập nát thành bột th́ đương nhiên chẳng phải là thật! Vô vi thật sự chỉ có một, pháp cuối cùng trong Bách Pháp là Chân Như vô vi, đó là [vô vi] thật sự. Cảnh giới trong Định cũng là pháp vô vi, nhưng chẳng phải là rốt ráo; hễ xuất Định bèn chẳng có, vẫn khôi phục sự sanh diệt y hệt.

      Điều này nói rơ: Chúng ta khởi tâm động niệm đều là hư vọng. Hằng ngày làm những chuyện hư vọng ấy, làm những chuyện giả trất ấy, làm rất mệt mỏi, mà cũng làm rất khổ sở, có ư nghĩa ǵ đâu? Phải giác ngộ điều này! Nhưng quư vị chẳng thể không làm, tôi rất muốn không làm, nhưng chẳng được! Tự ḿnh không thể làm chủ, niệm này tiếp nối niệm kia, muốn chẳng khởi tâm, muốn không động niệm, nhưng chẳng làm được! Điều này gọi là “tập khí”. Theo như kinh luận Duy Thức đă nói, như kinh Lăng Già hoặc kinh Giải Thâm Mật đă nói, tập khí chủng tử giống như thác nước, chẳng thể ngừng được! Phiền năo tập khí từ vô thỉ kiếp tới nay dữ dội như thế đó! Đức Phật ban cho chúng ta các pháp môn nhiều ngần ấy, những pháp môn ấy đều nhằm đối trị [các phiền năo, tập khí đó]. Làm thế nào để giảm bớt và tiêu trừ tập khí, đó là tổng cương lănh tu hành trong Phật pháp. Tu ǵ vậy? Chính là tu điều này.

      Trong tất cả các pháp môn, nếu chúng ta rất lắng ḷng quan sát, lănh hội, [sẽ thấy] xác thực là pháp môn Niệm Phật xảo diệu, buộc quư vị suốt ngày từ sáng đến tối ghi nhớ một câu Phật hiệu, chuyên chú nơi một câu Phật hiệu. Ư niệm dấy lên, hễ dấy lên, sẽ toàn là Phật hiệu, chẳng để cho những tạp niệm khác hiện tiền. Thiền tuân theo nguyên lư này, Mật cũng là nguyên lư này. Tịnh Tông và các tông ấy chẳng khác ǵ nhau. Niệm Phật như vậy th́ tham Thiền, quán tâm, tham thoại đầu, và “tam mật tương ứng” của Mật Tông có khác ǵ nhau? Xác thực là chẳng khác ǵ cả, nhưng xét theo phương pháp, [Tịnh Tông] sẽ dễ dàng, thuận tiện hơn họ. Đó là ưu điểm của pháp Niệm Phật. Quán tâm, tham thoại đầu, mật chú chẳng thể khuất phục, diệt trừ phiền năo th́ phương pháp Niệm Phật có cách hàng phục. Niệm Phật có công đức thù thắng, xác thực là bậc nhất. Huống hồ đối với một câu Phật hiệu, nếu quư vị thật sự liễu giải, tri kiến viên măn, câu Phật hiệu cũng viên măn. Một câu A Di Đà Phật viên tu, viên chứng.

      “Đương thể tức Không, tức Giả, tức Trung” (Bản thể chính là Không, chính là Giả, chính là Trung): Trung là khởi tác dụng, dùng Trung. Giáo học của Nho gia dùng Trung, [tức] Trung Dung. Phật pháp cũng nhấn mạnh “dùng Trung”, đă chẳng thiên Hữu, mà cũng chẳng thiên Không. Thiên Hữu là sai lầm, thiên Không vẫn là sai lầm. Hàng Tiểu Thừa thiên Không, phàm phu thiên Hữu. Phàm phu chấp trước những giả tướng ấy, ngỡ chúng là thật. Hàng Tiểu Thừa chấp trước Không, cũng tưởng nó là viên măn. Đấy đều là kiến giải sai lầm. Hàng Tiểu Thừa đọa Thiên Chân Niết Bàn, đức Phật bảo họ “đọa trong hầm vô vi”, chẳng khởi tác dụng. Đó cũng là khổ, chẳng có lạc. Phàm phu coi giả là thật, bèn mê hoặc, tạo nghiệp thọ báo ở trong ấy, khổ không thể diễn tả được, sai mất rồi! Chỉ có Phật, Bồ Tát thấy rơ ràng, minh bạch chân tướng sự thật, cho nên có Thể, có Tướng, có tác dụng viên diệu. Ở trong ấy, các Ngài ĺa khổ được vui. Trong hết thảy các pháp, các Ngài hưởng thụ rất tự tại. Tuy hưởng thụ, tâm địa các Ngài thanh tịnh, quyết định chẳng ô nhiễm. Tâm địa của hàng Tiểu Thừa thanh tịnh, chẳng dám hưởng thụ. Phàm phu hưởng thụ, tâm chẳng thanh tịnh. Phật, Bồ Tát hưởng thụ, tâm rất thanh tịnh, khác biệt ở ngay chỗ này. Do vậy, Phật, Bồ Tát sung sướng nhất. Người ta hỏi quư vị: “V́ sao muốn làm Phật, làm Bồ Tát?” Do sung sướng! Thật vậy, chẳng giả. Nói cách khác, hễ thật sự sung sướng bèn gọi là Phật, là Bồ Tát; chẳng sung sướng bèn gọi là Nhị Thừa, là phàm phu. Chuyện là như vậy đó!

 

      (Diễn) Đương thể tức niệm tự tánh Thiên Chân chi Phật.

      ()當體即念自性天真之佛。

      (Diễn: Từ ngay nơi bản thể, bèn niệm vị Phật Thiên Chân trong tự tánh).

 

      Thật vậy, chẳng giả tí nào. Kinh này nói “nhất tâm bất loạn”, kinh Vô Lượng Thọ nói “phát Bồ Đề tâm, một mực chuyên niệm”, đều là nói về cảnh giới này. Bồ Đề tâm là giác tâm. Một câu Bồ Đề tâm chính là “thanh tịnh, b́nh đẳng, giác” trong tựa đề kinh này. Tâm thanh tịnh, tâm b́nh đẳng, giác chứ không mê. Hoàn toàn hiểu rơ Thể, Tướng, và tác dụng của hết thảy vạn pháp, tâm ấy là Bồ Đề tâm. Dùng tâm ấy để một mực chuyên niệm, sẽ là niệm tự tánh Thiên Chân Phật. A Di Đà Phật là Thiên Chân Phật của chính ḿnh! Quư vị chớ nên hiểu lầm “ta đă thành Thiên Chân Phật”, quư vị mê đến chỗ nào rồi? Mê như thế nào? Quư vị khởi tâm động niệm, bèn có phân biệt, chấp trước, vọng tưởng dấy lên. Đây là bảo cho quư vị biết: Tự tánh Thiên Chân Phật là ai? Chính là Tây Phương Cực Lạc thế giới A Di Đà Phật. A Di Đà Phật do tự tánh của chúng ta biến hiện, giống như đang ở trong mộng lại nằm mộng, mộng thấy A Di Đà Phật, biết A Di Đà Phật là do tự tánh của ta biến hiện, có ư nghĩa này. Có A Di Đà Phật hay không? Xác thực là có. Ở chỗ nào? Xác thực là trong Tây Phương Cực Lạc thế giới, xác thực là tự tánh Thiên Chân Phật, xác thực là có một vị Phật tại đó, có Báo Thân, có Ứng Hóa Thân, như thế là đúng. Quyết định chẳng khởi tâm, không động niệm, đúng như đang ở trong mộng cảnh bèn hoảng nhiên đại ngộ, biết “hết thảy vạn pháp là chính ḿnh, Tự và Tha chẳng hai”, cuộc sống càng thoải mái, tự tại. Trong ấy, xác thực là có thể hưởng thụ “Lư Sự vô ngại, Sự Sự vô ngại” giống như kinh Hoa Nghiêm đă nói. Điều ǵ vô ngại? Chẳng chướng ngại Pháp Tánh của chính ḿnh, chẳng chướng ngại thanh tịnh b́nh đẳng giác của chính ḿnh, có thể khiến cho hết thảy chúng sanh phá mê khai ngộ, xác thực là có năng lực ấy, có phương tiện thiện xảo ấy, tức là có phương pháp để giúp đỡ hết thảy chúng sanh phá mê khai ngộ.

 

      (Diễn) Nhi niệm thật vô niệm, thị vô sanh diệt tướng.

      ()而念實無念,是無生滅相。

(Diễn: Niệm mà thật sự vô niệm, chính là tướng vô sanh diệt).

 

      Tuy Phật hiệu câu này tiếp nối câu kia, quư vị nói xem: Hữu niệm hay vô niệm? Hữu niệm và vô niệm là sanh diệt. Xét theo tướng bèn là hữu niệm, “A Di Đà Phật, A Di Đà Phật”, trong tâm vô niệm, [nghĩa là] trong tâm thanh tịnh, chẳng nhiễm mảy trần, công phu bèn cao. Chúng ta chẳng thể học theo, hễ học theo bèn hỏng bét. V́ sao? Miệng có, tâm không. Chúng ta là “miệng có, tâm không”, niệm Phật kiểu đó chắc chắn chẳng thể văng sanh. Người ta là miệng có, chẳng có vọng tâm, nhưng có chân tâm. Nay chúng ta muốn học theo họ, nhưng chúng ta chẳng có chân tâm, mà có vọng tâm, có hỏng bét hay là không? Vọng tâm của chúng ta là hư vọng, phân biệt, chấp trước. Do vậy, thưa cùng chư vị, những thứ này chẳng thể học được, chẳng phải là [có thể] học được. V́ quư vị “có học”, đó là vọng tâm, đă rớt vào ư thức, làm sao có thể là xứng tánh cho được? Trong tánh chẳng có thứ ǵ để học được! Tánh là pháp “vốn là như thế” (pháp nhĩ như thị), tự nhiên là như vậy. Kinh Vô Lượng Thọ nói liên tiếp tám thứ tự nhiên, đó là xứng tánh, là tự nhiên. Hễ có một niệm mong học, chắc chắn chẳng thể học thành công. “Nhi niệm thật vô niệm, thị vô sanh diệt tướng” (Nhưng niệm mà thật sự vô niệm, chính là tướng vô sanh diệt), bất sanh, bất diệt.

     

      (Diễn) Tịch Chiếu nan tư, thị vô không hữu tướng.

     ()寂照難思,是無空有相。

      (Diễn: “Tịch Chiếu khó nghĩ tưởng” chính là chẳng có tướng Không và Hữu).

 

      Niệm mà thật sự vô niệm, chẳng có tướng sanh diệt. “Tịch Chiếu nan tư” là chẳng có tướng Không Hữu. Tịch là Thể của tâm, Chiếu là Dụng của tâm. Tuy trong tâm “như như bất động, chẳng chấp lấy tướng”, nhưng toàn thể pháp giới rơ ràng, rành mạch, phân minh. Đó là Chiếu, chẳng thể nghĩ bàn.

 

      (Diễn) Như Trí bất nhị, thị vô năng sở tướng.

      ()如智不二,是無能所相。

      (Diễn: Như và Trí chẳng hai, chính là không có tướng Năng và Sở).

 

      “Như” là Lư như như. Lư là Lư Thể. Lư Thể và sự tướng chẳng hai. Mở kinh Phật ra, câu đầu tiên là “như thị ngă văn”, kinh Phật giảng điều ǵ? Giảng về Như Như. Đối với hai chữ “như như” (如如), chữ Như thứ nhất là Thể, pháp giới, chân tâm, bản thể; chữ Như thứ hai là hiện tượng, là y báo và chánh báo trang nghiêm trong mười pháp giới. Dùng tỷ dụ để nói th́ chữ Như thứ nhất là vàng, chữ Như thứ hai là đồ vật. Đồ vật là vàng, vàng là đồ vật. Đồ vật như vàng, vàng như đồ vật, Như là chẳng hai. “Trí” là ǵ? Hiểu rành mạch, rơ ràng hiện tượng này. Cái trí có thể hay biết (năng tri chi trí) và những sự lư được biết [bởi cái trí năng tri ấy] là một, không hai. V́ sao là một? Trí là trí huệ trong bản tánh của chính ḿnh. Lư là Lư của bản tánh. Tướng là “hiện tướng” (tướng hiện ra) của bản tánh. [Lư, Tướng, Trí] tuy một mà ba, tuy ba mà một. Ngoài chân tâm chẳng có một pháp nào để có thể đạt được, Năng và Sở bèn chẳng có. Nếu là hai thứ th́ c̣n có Năng và Sở, [tức là] có cái trí hay biết và đối tượng được biết [bởi cái trí ấy], Năng và Sở bèn đối lập. Đối lập chính là hai pháp, chẳng phải là một pháp. Phật pháp là pháp bất nhị, hễ “nhị” sẽ chẳng phải là Phật pháp. Đây là nói tới chỗ thật sự viên măn rốt ráo. Vạn pháp như một, cớ sao biết “vạn pháp như một”? Do có trí huệ Bát Nhă! Quư vị liễu giải “vạn pháp như một”, “một” là chính ḿnh, chẳng hai. Do vậy, chẳng có tướng Năng và Sở.

 

      (Diễn) Bất khả tư nghị.

      ()不可思議。

(Diễn: Chẳng thể nghĩ bàn).

 

      “Chẳng thể nghĩ bàn” là tổng kết bất sanh, bất diệt, chẳng phải Không, chẳng phải Có, chẳng có Năng, chẳng có Sở, chẳng thể nghĩ bàn! Tất cả hết thảy đối lập, nay chúng ta nói là “tương đối”, đều chẳng tồn tại, nên chẳng có cách nào nghĩ ngợi, chẳng có cách nào bàn luận. V́ [điều ǵ] có thể nghĩ bàn sẽ đều là tương đối; do tương đối nên mới có thể suy nghĩ, mới có thể nghiên cứu, thảo luận. Ĺa khỏi hết thảy tương đối, sẽ chẳng có cách nào nghĩ bàn.

 

      (Diễn) Thị vô ngôn thuyết tâm duyên đẳng tướng.

      ()是無言說心緣等相。

      (Diễn: Là chẳng có các tướng ngôn thuyết, tâm duyên v.v…)

 

      Ĺa tướng ngôn thuyết, ĺa tướng danh tự, ĺa tướng tâm duyên. “Tâm duyên” là khởi tâm động niệm. Ba thứ ấy đều ĺa khỏi bèn gọi là Thật Tướng, chân tướng hiện tiền.

 

      (Diễn) Danh hiệu hà phi Thật Tướng dă?

      ()名號何非實相也。

(Diễn: Lẽ nào danh hiệu chẳng phải là Thật Tướng?)

 

      Người biết niệm Phật dùng cái tâm và phương thức như vậy để niệm. Chúng ta nghe xong, [liền biết] niệm Phật chẳng đơn giản! Niệm Phật như vậy chính là Thật Tướng Niệm Phật trong bốn loại Niệm Phật. Do Thật Tướng Niệm Phật, sẽ sanh vào cơi Thật Báo Trang Nghiêm. Chúng ta nghe xong, chẳng làm được, mà học cũng không nổi. Thế nhưng rất mong trong cuộc đời này, chính ḿnh cũng có thể đạt tới cảnh giới ấy, có thể làm được hay không? Thưa cùng chư vị, ai nấy đều có thể làm được. Chỉ cần quư vị thật thà niệm một câu A Di Đà Phật là được rồi! Trong cuộc sống hằng ngày, hễ cái ǵ cho qua được th́ cho qua, chớ nên so đo cùng kẻ khác, đừng nên phân biệt, chấp trước. Học Phật mà dường như càng học càng ngốc, đó là công phu đắc lực. Càng học càng thông minh th́ hỏng bét, thông minh sẽ bị lầm lẫn bởi thông minh! Càng học càng thông minh tức là vọng tưởng càng nhiều, tạp niệm càng nhiều, thị phi càng nhiều, hỏng mất rồi, chẳng tương ứng! V́ thế, phải học hồ đồ. Ông Trịnh Bản Kiều[2] viết: “Hồ đồ khó có!” Thông minh đă khó, hồ đồ càng khó hơn. Từ thông minh chuyển sang hồ đồ là sự khó nhất trong các sự khó! Chư vị hăy chú tâm lănh hội ư vị này, sau đó mới hiểu: Chúng ta [cần phải] làm như thế nào th́ mới thật sự nắm chắc niệm câu Phật hiệu tốt đẹp. Thật sự có thể nắm chắc chuyện này, sẽ quyết định văng sanh trong một đời này; đó là chuyện có thể làm được. V́ vậy, Tŕ Danh ngầm hợp đạo mầu; đạo mầu chính là Thật Tướng.

      Phần chú giải này nhằm giảng rơ câu cuối cùng trong lời Sao: “Tướng hảo kư tức Pháp Thân, danh hiệu hà phi Thật Tướng” (Tướng hảo đă là Pháp Thân, danh hiệu lẽ nào chẳng phải là Thật Tướng). Hai câu nói này của đại sư rất sâu, rất khó thể thấu hiểu. Pháp sư Cổ Đức giải thích hai câu ấy, giải thích rất hay. Sư đă giải thích như thế, chúng ta đọc xong mới thật sự thấu hiểu ư nghĩa trong hai câu nói của Liên Tŕ đại sư, nhận thức công đức của danh hiệu sâu hơn một bước nữa. Thật sự nhận thức th́ mới chẳng bị dao động bởi những pháp môn khác. Quư vị gặp người tu Thiền, họ nói “Thiền hay lắm”, gặp kẻ học Mật bảo “Mật hay hơn pháp này của quư vị, có thể thành Phật ngay trong thân này”, thường là chúng ta nghe xong bèn động tâm. Đó đều là v́ chẳng nhận thức rơ ràng pháp môn này. Học một khoảng thời gian, [cảm thấy] dường như chẳng có hiệu quả, chẳng biết v́ sao không có hiệu quả, chẳng t́m ra nguyên nhân thật sự, liền buông bỏ, theo học pháp môn khác. Nói thật thà, niệm Phật mà chẳng đạt được hiệu quả th́ có thể nói là học pháp môn ǵ cũng đều chẳng thể thành tựu! Học các pháp môn khác chẳng thành công, quay về niệm Phật bèn có thể niệm thành công, thật đấy! V́ sao? Tu học các pháp môn khác, chưa chắc đă thích hợp với căn tánh của kẻ đó, chưa chắc đă khế cơ. Pháp môn này khế hợp phổ biến căn tánh của hết thảy chúng sanh trong pháp giới, chẳng có người nào không khế cơ. Nói cách khác, tất cả hết thảy chúng sanh đều là bậc đương cơ của pháp môn này, c̣n ǵ để nói nữa? Ngay như Văn Thù, Phổ Hiền, các Ngài đă tu bao nhiêu pháp môn? Tới cuối cùng, vẫn đều buông xuống hết, chuyên môn niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Các Ngài đă nêu gương rất tốt đẹp cho chúng ta. Các Ngài là bậc từng trải đối với tám vạn bốn ngàn pháp môn, cuối cùng vẫn phải tu pháp môn này, tỏ rơ pháp môn này thù thắng khôn sánh, chân thật bậc nhất. Hôm nay, chúng tôi giảng tới chỗ này.

 

Tập 234

 

      Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang bốn trăm năm mươi sáu:

 

      (Sớ) Hựu Lư nhất tâm, chánh Văn Thù Nhất Hạnh tam-muội, cập Hoa Nghiêm nhất hạnh niệm Phật, nhất thời niệm Phật. Hựu như Khởi Tín minh Chân Như Pháp Thân, cập chư kinh trung thuyết.

()又理一心,正文殊一行三昧,及華嚴一行念佛、一時念佛;又如起信明真如法身,及諸經中說。

(Sớ: Lại nữa, Lư nhất tâm chính là Nhất Hạnh tam-muội trong kinh Văn Thù [Sở Thuyết Bát Nhă Ba La Mật] và nhất hạnh niệm Phật, nhất thời niệm Phật trong kinh Hoa Nghiêm. Lại như luận Khởi Tín nói đến Chân Như Pháp Thân và các kinh đă nói).

 

      Sau khi đă giảng bốn loại Niệm Phật trên đây, Liên Tŕ đại sư mới chính thức v́ chúng ta giảng rơ Lư nhất tâm là ǵ. Lư nhất tâm cũng có kinh luận để làm căn cứ, có thể thấy: Chẳng phải là tổ sư nói tùy tiện, hoặc thốt lời suy đoán. Đấy cũng là “y pháp, bất y nhân” thường được nhắc tới trong Tứ Y Pháp. [Lư nhất tâm] chính là Văn Thù Nhất Hạnh tam-muội và Hoa Nghiêm Nhất Hạnh Niệm Phật.

 

      (Sao) Văn Thù Nhất Hạnh giả, dĩ Bát Nhă trí chuyên tŕ Phật danh, tường kiến tiền văn.

       ()文殊一行者,以般若智專持佛名。詳見前文。

      (Sao: “Văn Thù Nhất Hạnh” là dùng trí Bát Nhă để chuyên tŕ danh hiệu Phật, xem giải thích tường tận trong phần trước).

 

      Trong phần trước tuy đă nói, ở đây, đặc biệt nhấn mạnh Lư nhất tâm bất loạn.

 

      (Diễn) Bát Nhă trí giả, tức tự tại quyết định giải lực.

      ()般若智者,即自在決定解力。

      (Diễn: “Trí Bát Nhă” chính là sức quyết định thông hiểu tự tại).

 

      “Giải” () là minh giải, [tức là] hiểu rơ, lư giải. Nhưng điều khẩn yếu trong câu này là “tự tại quyết định”, “quyết định” là quyết chẳng có sai lầm. Làm như thế nào để có thể đạt được tự tại? Đấy chẳng phải là chuyện dễ dàng. Mức độ thấp nhất là phải có cảnh giới như trong Tâm Kinh. Trong Tâm Kinh, Quán Tự Tại Bồ Tát chính là Quán Thế Âm, nêu gương cho chúng ta, “hành thâm Bát Nhă Ba La Mật Đa thời” (khi hành Bát Nhă sâu xa). Trí Bát Nhă là Bát Nhă sâu xa. “Chiếu kiến Ngũ Uẩn giai không” (Soi thấy năm uẩn đều không): Đấy là tự tại quyết định giải lực, tiêu chuẩn này rất cao. V́ sao có tiêu chuẩn cao như thế? V́ Ngài là Lư nhất tâm, chẳng phải là Sự nhất tâm. Tiêu chuẩn của Lư nhất tâm cao như thế đó.

 

      (Diễn) Tín nhăn thanh tịnh, trí quang chiếu diệu, phổ quán cảnh giới, ly nhất thiết chướng, thiện xảo quán sát, phổ nhăn minh triệt dă.

()信眼清淨,智光照耀,普觀境界,離一切障,善巧觀察,普眼明徹也。

(Diễn: Tín nhăn thanh tịnh, trí quang chiếu sáng ngời, quán trọn khắp cảnh giới. Ĺa hết thảy các chướng, khéo léo quan sát, chính là phổ nhăn sáng suốt, thấu triệt).

 

      Giảng giải đơn giản về “tự tại quyết định giải lực”. Như thế nào th́ mới là tự tại quyết định giải lực? “Tín nhăn thanh tịnh”, “tín nhăn” (信眼) chính là tín tâm. Mắt có thể thấy, tâm có thể hiểu rơ. Mắt ấy chẳng phải là nhục nhăn, tín nhăn chính là tâm nhăn. Nói “tâm nhăn” th́ chúng ta vẫn chẳng dễ dàng hiểu rơ ư nghĩa cho lắm. “Tín tâm”: Nếu tín tâm thanh tịnh, trong kinh Kim Cang có nói một câu tiếp theo: “Tắc sanh Thật Tướng” (Bèn sanh Thật Tướng). Thật Tướng là ǵ? Là Lư nhất tâm. Quư vị bèn hiểu: Tiêu chuẩn của Lư nhất tâm chính là tiêu chuẩn trong kinh Kim Cang, hoặc tiêu chuẩn của Bát Nhă Tâm Kinh. Phải khế nhập cảnh giới ấy, tín tâm của quư vị mới có thể thanh tịnh. Tín tâm thanh tịnh, pháp thế gian và xuất thế gian chẳng có ǵ không thông đạt, chẳng có ǵ không hiểu rơ!

      “Trí quang chiếu diệu, phổ quán cảnh giới” (Trí quang chiếu sáng ngời, quán trọn khắp cảnh giới): Cảnh giới này chính là Thể, Tướng, tác dụng của hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian. Nếu nói theo kinh Pháp Hoa, sẽ là Thập Như Thị (mười món Như Thị), [tức là] như thị Thể, như thị Tánh, như thị nhân, như thị duyên, như thị quả, măi cho đến “như thị bổn mạt cứu cánh”. Ở đây nói là “phổ quán cảnh giới”, cũng có nghĩa là nói tới y báo và chánh báo trang nghiêm trong mười pháp giới, hoặc như kinh Hoa Nghiêm thường nói là “tổng cai vạn pháp” (賅萬法: bao trùm vạn pháp), nó đều có thể chiếu phân minh.

      “Ly nhất thiết chướng” (Ĺa hết thảy chướng): Kiến Tư phiền năo là chướng, Trần Sa phiền năo là chướng, vô minh phiền năo cũng là chướng, thảy đều ĺa khỏi. Kiến Tư và Trần Sa quyết định ĺa trọn hết. Dẫu vô minh chẳng ĺa hoàn toàn, cũng phải ĺa đôi chút, vô minh có muốn chướng cũng chẳng được, trí Bát Nhă mới thấu lộ. Hàng Nhị Thừa chẳng có trí huệ Bát Nhă, nguyên nhân ở chỗ nào? Hàng Nhị Thừa đoạn Kiến Tư phiền năo, nhưng Trần Sa và vô minh chẳng đoạn, đă phá Ngă Chấp, nhưng Pháp Chấp hăy c̣n, cho nên chẳng thể kiến tánh. “Chẳng thể kiến tánh” là đức dụng nơi bản tánh chẳng thấu lộ. Đức dụng trong bản tánh chính là trí huệ Bát Nhă. V́ thế, nhất định phải ĺa hết thảy chướng.

      “Thiện xảo quán sát”: Trong phần trước, thiện xảo quán sát được gọi là tự tại quyết định. “Phổ nhăn minh triệt” (Phổ nhăn thấy thấu suốt) là giải lực, là quyết định giải lực. Trong “thiện xảo”, quyết định chẳng có tác ư. Nếu tác ư, sẽ chẳng phải là thiện xảo. Tác ư là ǵ? Nói đơn giản, [sẽ là] khởi tâm động niệm. Khởi tâm động niệm th́ chẳng phải là thiện xảo, thiện xảo là chẳng khởi tâm, không động niệm, hết thảy đều thông đạt, hiểu rơ. Đây là giải thích “trí Bát Nhă” là ǵ. Đă biết trí Bát Nhă, sẽ biết Văn Thù Nhất Hạnh tam-muội là ǵ.

 

      (Diễn) Thử Bát Nhă trí, thông dĩ chứng, vị chứng.  

      ()此般若智,通已證未證。

      (Diễn: Trí Bát Nhă ấy bao gồm đă chứng và chưa chứng).

 

      “Chứng” là nói tới chứng quả, quả ǵ vậy? Quả Phần Chứng, tức là địa vị Phần Chứng Phật trong Lục Tức Phật của tông Thiên Thai. Đă chứng đắc, chính là từ bậc Sơ Trụ của Viên Giáo trở lên; chưa chứng đắc th́ không nhất định, bọn phàm phu chúng ta cũng có khả năng.

 

      (Diễn) Vị chứng tức thị Nhất Tâm Tam Quán.

      ()未證即是一心三觀。

      (Diễn: “Chưa chứng” chính là Nhất Tâm Tam Quán).

 

      Có thể thấy là Nhất Tâm Tam Quán sử dụng trí Bát Nhă.

 

      (Diễn) Dĩ chứng thị Nhất Tâm Tam Trí.

     ()已證是一心三智。

      (Diễn: “Đă chứng” là Nhất Tâm Tam Trí).

 

      Chẳng gọi là Tam Quán nữa!

 

      (Diễn) Tam Trí thị quả, Tam Quán thị nhân, quả tại nhất tâm, nhân khởi tiền hậu, nhân quả bất nhị, phương viết “viên tu”. Cố Bát Nhă trí thông chứng, vị chứng dă.

()三智是果,三觀是因,果在一心,因豈前後,因果不二,方曰圓修,故般若智通證未證也。

(Diễn: Tam Trí là quả, Tam Quán là nhân. Quả là nhất tâm, há có cái nhân trước hay sau? Nhân quả chẳng hai th́ mới gọi là “viên tu”. V́ thế, trí Bát Nhă bao gồm đă chứng và chưa chứng).

 

      Ư nghĩa này rất rơ ràng, rất minh bạch, đều là do bản thân chúng ta có biết dùng hay không. Đương nhiên, mỗi vị đồng tu đều muốn dùng, tuy muốn dùng nhưng chẳng dùng được. Đó gọi là “nghiệp chướng quấy phá”. Ai chướng ngại chính ḿnh? Tự ḿnh chướng ngại chính ḿnh, chẳng phải là ngoại giới (cảnh giới bên ngoài). Cảnh giới bên ngoài chẳng có sức mạnh ấy. Kinh văn cũng đă nói rất rơ ràng, đặc biệt là đối với đại pháp viên đốn, bộ kinh điển và pháp môn này viên đốn đến tột cùng. Cổ đại đức tán thán kinh Vô Lượng Thọ là “viên trung chi viên, chuyên trung chi chuyên, đốn trung chi đốn” (viên nhất trong các pháp viên, chuyên nhất trong các pháp chuyên, đốn nhất trong các pháp đốn). Kinh Vô Lượng Thọ là Đại Bổn của kinh này, kinh này là Tiểu Bổn của kinh Vô Lượng Thọ, ca ngợi Đại Bổn chính là ca ngợi kinh này. Pháp môn này và kinh điển này tuyệt đối chẳng phải là pháp môn và kinh điển thông thường!

      Trong pháp viên đốn, nhân và quả đồng thời, nhân và quả chẳng hai! V́ thế, sự tu học của họ (người căn cơ viên đốn) xác thực là chẳng giống những cách tu học thông thường. Nay chúng ta gặp gỡ pháp môn này, thật sự gặp đại pháp viên đốn, mà chẳng đạt được sự thọ dụng viên đốn, vấn đề ở chỗ nào? Chính bản thân chúng ta chẳng viên, gặp gỡ viên pháp cũng vô dụng! Huống chi, trong kinh Đại Thừa thường nói: “Cảnh chuyển theo tâm”. Tâm chúng ta chẳng viên, [cho nên] viên pháp chuyển vào tâm chúng ta cũng chẳng phải là viên pháp. Cái tâm của chúng ta cũng chẳng đốn, nên đốn pháp cũng biến thành tiệm pháp. Tâm có thể chuyển cảnh, Phật pháp vẫn là cảnh giới. Cảnh chuyển theo tâm, có thể thấy mấu chốt vẫn ở nơi chính ḿnh. Khi nào chúng ta thật sự hiểu “nhân quả chẳng hai”, kiến giải và tư tưởng của chúng ta đều viên. Khi ấy, dụng công sẽ khác hẳn! Hiện thời, tuy nghe kinh thường nói như vậy, viết như vậy, xem mỗi ngày, nghe mỗi ngày, nhân và quả chẳng thể đồng thời, làm thế nào đây? Kinh phải nghe hằng ngày, phải đọc hằng ngày, phải huân tu, phải tập luyện. Hy vọng trong thời gian dăm ba năm, đó là đối với kẻ căn tánh rất nhạy bén. Do mười năm, hai mươi năm, ba mươi năm mà khế nhập cảnh giới này, đều là bậc đại căn khí. V́ sao? Người ấy quyết định thành tựu trong một đời này. Thành tựu trong một đời này sẽ chẳng phải là căn khí nhỏ nhoi, căn khí nhỏ nhoi sẽ chẳng làm được. Huân tu hai ba mươi năm bèn khế nhập cảnh giới này, đều là đại căn tánh rất lỗi lạc, là căn tánh viên đốn. Thế tục nói “tiên thiên”, Phật pháp nói “túc thế”, nhân trong đời quá khứ đương nhiên vô cùng quan trọng, “hậu thiên” là cái duyên huân tập trong một đời này, sức mạnh ấy cũng chẳng thể coi nhẹ. Thiện căn, phước đức, nhân duyên tiên thiên của ta kém cỏi một chút, nhưng duyên huân tu hậu thiên thù thắng th́ cũng có thể thành công trong một đời này.

      Duyên thù thắng nhất là kinh Vô Lượng Thọ, Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa, và Di Đà Yếu Giải, hăy huân tu ba thứ ấy. Nếu quư vị [huân tu] hai mươi năm, ba mươi năm chẳng gián đoạn, quyết định trở thành căn tánh viên đốn. Nếu quư vị tạp tu, muốn làm bậc thông gia, kinh luận các tông, các phái đều muốn xem, học, như vậy là chẳng được rồi. Nếu muốn thành tựu viên đốn, sẽ chẳng dễ dàng, [tạp tu] có thể trở thành căn tánh Đại Thừa, tuyệt đối chẳng phải là căn tánh viên đốn. Căn tánh viên đốn phải giữ lấy một thứ, tức là đối với đại kinh viên đốn, trừ những bộ như kinh Vô Lượng Thọ, Sớ Sao, Yếu Giải vừa mới nói ra, những kinh như Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm [đều là đại kinh viên đốn], nhưng đều phải chuyên th́ mới được. Thí dụ như đối với kinh Hoa Nghiêm, suốt một đời chuyên học Hoa Nghiêm th́ được. Chuyên đổ công dốc sức nơi Pháp Hoa hoặc Lăng Nghiêm th́ cũng được. Lăo pháp sư Viên Anh suốt một đời chuyên đổ công dốc sức nơi kinh Lăng Nghiêm. Từ lời tựa cho bộ [Lăng Nghiêm Kinh] Giảng Nghĩa của Ngài, chúng ta thấy từ lúc hai mươi lăm tuổi, Ngài bắt đầu học Lăng Nghiêm, suốt đời hầu như chẳng gián đoạn. Tuy Ngài cũng giảng những kinh điển khác, nhưng suốt đời, lấy kinh Lăng Nghiêm làm chủ yếu. Vị này có thành tựu, vô cùng lỗi lạc! Thời cận đại, trong số các pháp sư giảng kinh, người như lăo pháp sư Viên Anh rất khó có! Chuyện này chứng tỏ phải chuyên! Chuyên tu, chuyên hoằng đại kinh viên đốn, sức mạnh huân tập ấy hết sức mạnh mẽ, to tát. Khế nhập cảnh giới ấy, sẽ gọi là “viên tu”.

 

      (Diễn) Cố Bát Nhă trí thông chứng, vị chứng dă.

      ()故般若智通證未證也。

      (Diễn: V́ thế, trí Bát Nhă bao gồm đă chứng và chưa chứng).

 

      “Chưa chứng” là đang tu nhân, “đă chứng” là khế nhập quả hải. Nói theo pháp môn Niệm Phật, “chưa chứng” là nhất tâm chuyên niệm, “đă chứng” là Lư nhất tâm bất loạn. Pháp môn Niệm Phật và các pháp môn khác vừa bất đồng, vừa đặc thù.

 

      (Diễn) Nhược dĩ Bát Nhă trí chuyên tŕ Phật danh, tự thuộc vị chứng.

     ()若以般若智專持佛名,似屬未證。

(Diễn: Nếu dùng trí Bát Nhă để chuyên tŕ danh hiệu Phật, sẽ dường như là chưa chứng).

 

      Giống như là chưa chứng quả.

 

      (Diễn) Hà dĩ cố? Nhược dĩ chứng Nhất Tâm Tam Trí, tắc dĩ nhập Viên Trụ Biệt Địa.

      ()何以故?若已證一心三智,則已入圓住別地。

(Diễn: V́ cớ sao? Nếu đă chứng Nhất Tâm Tam Trí, ắt đă nhập địa vị Sơ Trụ của Viên Giáo hoặc Sơ Địa của Biệt Giáo).

 

      Sơ Trụ trong Viên Giáo và Sơ Địa trong Biệt Giáo là hàng Bồ Tát minh tâm kiến tánh, chẳng phải là Bồ Tát b́nh phàm!

 

      (Diễn) Dĩ chứng vô sanh, bất tiếu cánh dụng cầu sanh, khủng diệc bất tất chuyên tŕ hỹ.

()已證無生,不消更用求生,恐亦不必專持矣。

(Diễn: Đă chứng Vô Sanh, chẳng cần phải cầu sanh nữa, sợ rằng cũng chẳng cần chuyên tŕ niệm).

 

      Đây là cách nh́n của thường nhân. Tông Môn và Giáo Hạ ở ngoài Tịnh Tông đại khái là có cách nh́n như thế đối với Tịnh Tông. “Dĩ Bát Nhă trí chuyên tŕ Phật danh” (Dùng trí Bát Nhă để chuyên tŕ danh hiệu), câu này là then chốt. Trí Bát Nhă là ǵ? “Chuyên tŕ Phật danh” là trí Bát Nhă. Chúng ta niệm A Di Đà Phật, mà c̣n nghĩ tới củi, gạo, dầu, muối, c̣n nghĩ tới tiền bạc, vẫn nghĩ tới tiếng tăm, lợi dưỡng, [tức là] không chuyên! Người xuất gia niệm A Di Đà Phật, lại muốn niệm Quán Âm Bồ Tát, c̣n mong niệm Di Lặc Bồ Tát, c̣n mong niệm những kinh điển khác, chẳng chuyên! “Chuyên”“tịnh niệm tiếp nối” như Đại Thế Chí Bồ Tát đă nói. Đó chính là trí Bát Nhă. “Tịnh” là như trong phần trước đă nói: “Tín nhăn thanh tịnh”. Tín thanh tịnh, quyết định chẳng hoài nghi. Mắt thanh tịnh thấy rơ ràng, rành rẽ, đấy là pháp môn bậc nhất trong tất cả các pháp môn. Quư vị chẳng dùng con mắt thanh tịnh, làm sao có thể thấy nó là pháp môn bậc nhất? Đấy chẳng phải là trí huệ Bát Nhă chân thật, mà là ǵ? Văn Thù, Phổ Hiền dùng trí huệ Bát Nhă chân thật để quyết trạch (抉擇: chọn lựa dứt khoát) pháp môn này. Nay quư vị cũng chọn lựa pháp môn này, trí huệ Bát Nhă của quư vị chẳng hai, chẳng khác Văn Thù và Phổ Hiền. Nói thông tục, sẽ là “thật thà niệm Phật”, thật thà niệm Phật là trí Bát Nhă. Nay công phu niệm Phật của chúng ta chẳng đắc lực, tức là chẳng thật thà! Niệm câu A Di Đà Phật mà c̣n suy nghĩ loạn xạ, c̣n có phân biệt, chấp trước, đấy chính là chẳng thật thà, chẳng thể nói là “dùng trí Bát Nhă để chuyên tŕ danh hiệu Phật”. Do vậy, đây là trí huệ chân thật, tuy chưa chứng, nhưng xác thực là người ấy tiến từng bước trên con đường hướng tới chứng quả.

“Tự thuộc vị chứng” (Dường như là chưa chứng), “tự” () là dường như chưa chứng. Thật ra, vị ấy đă chứng quả. V́ sao? Nhân quả đồng thời, nhân quả chẳng hai. Ai biết? Chẳng có ai biết! Cũng là như lăo cư sĩ Hạ Liên Cư đă nói về sự thật này: “Trong ức vạn người, chỉ có một hai kẻ biết”. Đâu có biết là đối với niệm Phật, một câu A Di Đà Phật vừa là nhân mà cũng vừa là quả. “Một niệm tương ứng một niệm Phật, niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật”. Nếu nhân và quả chẳng đồng thời, làm sao có thể nói là “một niệm tương ứng, một niệm Phật?” Nay chúng ta niệm Phật chẳng thể thành Phật, chính là do không tương ứng. V́ sao không tương ứng? Chẳng thật thà. V́ sao chẳng thật thà? Chẳng có trí huệ! Chẳng có trí huệ chính là phiền năo, là vọng tưởng, là t́nh chấp. Nay chúng ta dùng vọng tưởng, dùng t́nh chấp để niệm Phật. V́ thế, chẳng tương ứng.

      Câu kế đó [nhằm nói tới chuyện] kẻ b́nh phàm hiểu lầm ư nghĩa. “Nhược dĩ chứng Nhất Tâm Tam Trí, tắc dĩ nhập Viên Trụ Biệt Địa, dĩ chứng Vô Sanh, bất tiếu cánh dụng cầu sanh, khủng diệc bất tất chuyên tŕ” (Nếu đă chứng Nhất Tâm Tam Trí, ắt là đă nhập Sơ Trụ trong Viên Giáo hoặc Sơ Địa của Biệt Giáo. Đă chứng Vô Sanh th́ chẳng cần cầu sanh, sợ là cũng chẳng cần phải chuyên tŕ). Người như vậy đă thành Phật, trong Đại Thừa Phật pháp thường nói “minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật”. Sơ Trụ trong Viên Giáo và Sơ Địa trong Biệt Giáo c̣n có năng lực hiện thân Phật, hiện tám tướng thành đạo. Giống như trong phẩm Phổ Môn đă nói: “Nên dùng thân Phật để đắc độ, bèn hiện thân Phật để thuyết pháp”. Thị hiện tám tướng thành đạo để đến thuyết pháp cho họ. Bậc Sơ Trụ trong Viên Giáo có năng lực ấy; do vậy, gọi là “kiến tánh thành Phật”. Vị ấy là Chân Phật, chẳng phải là Giả Phật. “Dĩ chứng Vô Sanh” (Đă chứng Vô Sanh): Đă chứng đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn. Hết thảy các pháp bất sanh, bất diệt, người ấy c̣n phải cầu sanh Tịnh Độ ư? C̣n phải một mực chuyên niệm A Di Đà Phật ư? Trong ư người ấy, [sẽ thấy là] chẳng cần thiết! Hiểu lầm ở ngay chỗ này. Khá nhiều kẻ chẳng thể liễu giải ư nghĩa uyên áo trong Tịnh Tông, bỏ lỡ cơ duyên thù thắng như vậy, đúng là chẳng có cách nào nói trọn hết nỗi tổn thất ấy! Trong các buổi giảng, đă nhiều năm chúng tôi không ngừng thâm nhập, nghiên cứu, tra xét, dần dần hiểu rơ chân tướng sự thật này, mới biết pháp môn này xác thực là có thể giúp chúng ta thành tựu viên măn ngay trong một đời. Nói theo phía chúng ta, [pháp môn này] đích xác là pháp môn bậc nhất để liễu sanh tử, thành Phật đạo.

 

      (Diễn) Kim dĩ Bát Nhă trí chuyên tŕ Phật danh giả, năi thị Biệt Hướng cập Viên Tín dĩ hạ, cánh dĩ dị phương tiện, trợ hiển Đệ Nhất Nghĩa.

     ()今以般若智專持佛名者乃是別向及圓信以下更以異方便助顯第一義。

(Diễn: “Nay dùng trí Bát Nhă để chuyên tŕ danh hiệu Phật” chính là Thập Hồi Hướng trong Biệt Giáo và Thập Tín trong Viên Giáo trở xuống, bèn dùng phương tiện khác lạ để giúp hiển lộ Đệ Nhất Nghĩa).

 

      Nói theo phía kẻ sơ học như chúng ta, lời giải thích này có tác dụng cổ vũ và khích lệ rất lớn. Chúng ta thuộc địa vị Thập Hồi Hướng của Biệt Giáo trở xuống, hoặc từ địa vị Thập Tín trong Viên Giáo trở xuống. Căn tánh của chúng ta là như vậy; không chỉ là thấp hơn, dẫu là Hạ Hạ cũng chẳng sợ! V́ sao? Duyên của chúng ta thù thắng. “Cánh dĩ dị phương tiện” (Bèn dùng phương tiện lạ lùng), “dị phương tiện” (異方便) thường được gọi là “môn dư đại đạo” (門餘大道), [nghĩa là] ngoài tám vạn bốn ngàn pháp môn, hăy c̣n có một con đường thành Phật, là một pháp môn kỳ diệu. “Trợ hiển Đệ Nhất Nghĩa” (Giúp hiển lộ Đệ Nhất Nghĩa), Đệ Nhất Nghĩa là trí Bát Nhă. Đệ Nhất Nghĩa là Chân Như bản tánh.

 

      (Diễn) Cứ hồ diệu tâm xưng bỉ danh hiệu, thác bỉ danh hiệu phát ngă diệu tâm dă. Diệu tâm nhất phát, tức tam trí thật tại nhất tâm trung đắc, Nhất Hạnh tam-muội tư thành tựu hỹ .

     ()據乎妙心稱彼名號,託彼名號發我妙心也。妙心一發,即三智實在一心中得,一行三昧斯成就矣。

(Diễn: Dựa trên diệu tâm để xưng danh đức Phật kia, cậy vào danh hiệu ấy để phát khởi cái diệu tâm của ta. Hễ diệu tâm vừa phát, ba trí thật sự đạt được từ trong nhất tâm. Do vậy, Nhất Hạnh tam-muội bèn thành tựu).

 

      Đây là giảng giải cụ thể về Văn Thù Nhất Hạnh tam-muội. “Diệu tâm” là chân tâm. Diệu tâm là thật thà. Diệu tâm là chẳng hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn. Diệu tâm là Nhất Tâm Tam Quán. Chúng ta dùng cái tâm ấy để niệm câu Phật hiệu. Tôi nói kiểu này, nếu chư vị vẫn chưa hiểu rơ, tôi lại thêm vào mấy câu nữa. Chúng ta dùng tâm chân thành, quyết định chẳng phải là hư vọng, thành tâm thành ư mong cầu sanh Tịnh Độ, hy vọng sẽ gặp A Di Đà Phật. Lại c̣n càng mau càng hay, càng sớm càng tốt. Đó là tâm chân thành, tâm thanh tịnh. Kinh nói tâm b́nh đẳng, tâm rộng lớn, tâm từ bi, [những tâm ấy] đều là trí Bát Nhă. Chẳng có trí Bát Nhă, tâm chẳng hiển hiện được, chẳng thấu lộ được! Chúng ta dùng cái tâm như vậy để niệm câu A Di Đà Phật, như vậy th́ có thể giúp hiển lộ Đệ Nhất Nghĩa.

      Căn cứ lư luận và chân tướng sự thật của nó được nói trong mấy câu kế tiếp: “Cứ hồ diệu tâm xưng bỉ danh hiệu” (Dựa trên diệu tâm để xưng danh hiệu ấy). “Cứ” () là y cứ (依據: căn cứ, dựa vào). Chúng ta phải nương vào chân tâm, chí thành xưng niệm danh hiệu A Di Đà Phật. Danh hiệu A Di Đà Phật là đức hiệu của diệu tâm, cho nên nhân và quả mới đồng thời. A Di Đà Phật chẳng phải là ǵ khác, chính là toàn thể tâm tánh của chính ḿnh. Tây Phương Cực Lạc thế giới có A Di Đà Phật hay không? Có! Có thế giới Cực Lạc hay không? Có! A Di Đà Phật và thế giới Cực Lạc do đâu mà có? Do diệu tâm của chính ḿnh hiện ra; v́ thế nói: “Duy tâm Tịnh Độ, tự tánh Di Đà”, là một, chẳng hai. Chính v́ Lư là như thế, nên Sự cũng là như thế. “Thác bỉ danh hiệu phát ngă diệu tâm” (Cậy vào danh hiệu ấy để phát khởi diệu tâm của ta). Niệm một câu danh hiệu A Di Đà Phật này là đă hiển lộ, niệm ra toàn thể tâm tánh của chính ḿnh, phương pháp này tuyệt diệu. Thiền Tông gọi “diệu tâm” là bản tánh, minh tâm kiến tánh. Ở đây gọi là “diệu tâm”.

      “Diệu tâm nhất phát” (Diệu tâm vừa phát), đă kiến tánh, minh tâm kiến tánh. Đó là diệu tâm hiện tiền, dùng phương pháp ǵ vậy? Thật thà niệm Phật bèn có thể niệm ra chân tánh. Chư vị phải hiểu: Niệm ra chân tánh chính là Lư nhất tâm bất loạn. Chương Đại Thế Chí Viên Thông đă nói rất hay: “Tịnh niệm tiếp nối, chẳng cậy vào phương tiện, tâm được tự khai”. Chẳng cậy vào phương tiện, chẳng cần dùng tới phương pháp ǵ khác, một câu Phật hiệu niệm đến cùng. “Tự đắc tâm khai” chính là “diệu tâm vừa phát, bản tánh hiện tiền” [đang nói] ở nơi đây. Hễ hiện tiền, quư vị chứng đắc quả vị Sơ Trụ trong Viên Giáo, hoặc quả vị Sơ Địa trong Biệt Giáo, văng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới sẽ sanh trong cơi Thật Báo Trang Nghiêm. Chúng ta có làm được hay không? Nói thật thà, ai nấy đều có thể làm được, vấn đề là quư vị có chịu làm hay không? Trong các pháp môn khác, muốn chứng quả vị Sơ Trụ của Viên Giáo ngay trong một đời, trong lịch sử [đă có trường hợp như vậy]. [Thế nhưng] tại Trung Hoa, từ sau đời Tống, chưa hề nghe nói có ai minh tâm kiến tánh. Dùng phương pháp Niệm Phật để khế nhập cảnh giới này th́ đông lắm! Đời nào cũng đều có người, chứng tỏ phương pháp này thiện xảo, phương pháp này dễ dàng, đơn giản, ổn thỏa, thích đáng, thành tựu rất nhanh chóng, đáng cho chúng ta chọn lựa, đáng để chúng ta tu học. Con đường gần như thế chẳng đi, cứ t́m nẻo quanh co, khúc khuỷu, đó chẳng phải là một người thông minh! Chúng ta mong học tràn lan vô lượng pháp môn, cũng muốn đến du ngoạn vô biên cơi nước, nhưng chính ḿnh chẳng có năng lực, làm sao có thể đến cho được? Hằng ngày chuyên dấy vọng tưởng, rốt cuộc chẳng thể măn nguyện! Người thông minh trước hết giữ lấy Tây Phương Cực Lạc thế giới, đến Tây Phương Cực Lạc thế giới để tu học, [sau khi đă tu học thành công pháp môn Tịnh Độ], mong học rộng răi vô lượng vô biên pháp môn, muốn tới du ngoạn vô biên cơi nước của chư Phật để tham học th́ sẽ thật sự có thể làm được, chẳng phải là mộng tưởng. Người có trí huệ chọn lựa pháp môn này, đạo lư ở ngay nơi đây.

      “Tam trí thật tại nhất tâm trung đắc” (Ba trí thật sự đạt được từ nhất tâm). Nói cách khác, quả báo của Viên Giáo và Thật Giáo đạt được từ ngay trong nhất tâm. Quả Viên Thật là ǵ? Kinh Hoa Nghiêm có nói bốn mươi mốt địa vị Pháp Thân đại sĩ, từ Sơ Trụ trong Viên Giáo trở lên cho đến Đẳng Giác. Tiến cao hơn Đẳng Giác là Diệu Giác, Diệu Giác bèn thành Phật, Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác đạt được từ nhất tâm. Câu này khẩn yếu, chư vị có thể lănh hội hay chăng? Nếu quư vị thật sự hiểu th́ mới chịu thật sự niệm Phật, sẽ thật thà niệm Phật. V́ sao? Chỉ có pháp môn Niệm Phật là thẳng thừng, thỏa đáng để cầu nhất tâm. Do nhất tâm, sẽ có thể đắc bốn mươi mốt địa vị Pháp Thân đại sĩ. Do nhất tâm có thể đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đạt được từ nhất tâm! Như vậy th́ mới thật sự hoảng nhiên đại ngộ v́ sao kinh Hoa Nghiêm nói “Thập Địa Bồ Tát từ đầu đến cuối chẳng ĺa niệm Phật”. Đó là Thập Địa của Hoa Nghiêm, chẳng phải là Biệt Giáo. Thập Địa của Biệt Giáo tương đương với Thập Trụ của Hoa Nghiêm. Thập Địa trong Hoa Nghiêm chính là Thập Địa trong Viên Giáo, trí huệ Bát Nhă gần như hiện tiền viên măn. Hàng Bồ Tát ấy đă biết, [tức là] biết Vô Thượng Bồ Đề đạt được từ nơi nhất tâm. V́ thế, Ngài niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Điều này cũng chứng thực những ǵ kinh Vô Lượng Thọ đă dạy: Có khá nhiều vị Bồ Tát mong cầu pháp môn này mà vẫn chưa cầu được, [nguyên nhân là] duyên chẳng đầy đủ, chẳng có duyên phận. Những vị Bồ Tát ấy mong cầu pháp môn này mà chẳng cầu được, nói thật ra, họ chẳng biết danh xưng của pháp môn này. Nếu họ biết có pháp môn Niệm Phật, có pháp môn văng sanh Tịnh Độ, họ sẽ biết. Trước nay, họ chưa từng gặp gỡ pháp môn này, chẳng biết tu học, măi cho [tới lúc] đến thế giới Hoa Tạng, đăng địa (chứng nhập từ Sơ Địa trở lên), nghe Văn Thù và Phổ Hiền giới thiệu, bèn hoảng nhiên đại ngộ, lập tức tiếp nhận. V́ sao? Trí huệ của vị ấy đă viên măn, tuyệt đối chẳng có nghi hoặc. Chỉ cần có người giới thiệu, nhắc nhở, họ lập tức tiếp nhận. V́ sao? Họ hiểu Vô Thượng Bồ Đề là từ nhất tâm mà đạt được. Đây là do chính bản thân họ đích thân thể nghiệm, v́ sao? Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, và Thập Địa đều chứng đắc bởi nhất tâm, họ cũng chẳng c̣n hoài nghi nữa.

      “Nhất Hạnh tam-muội tư thành tựu hỹ” (Nhất Hạnh tam-muội bởi đó mà được thành tựu). Nói theo nghĩa rộng, Nhất Hạnh sẽ là tám vạn bốn ngàn pháp môn, bất luận quư vị tu học pháp môn nào, tu một môn đến cùng sẽ gọi là Nhất Hạnh, quư vị có thể thành tựu. V́ sao? Bất cứ pháp môn nào, nếu tu một hạnh đến cùng, sẽ phù hợp với nhất tâm đang được nói ở đây. Nói cách khác, phương pháp tu nhất tâm khác nhau, nhưng thành tựu nhất tâm giống hệt. Thế nhưng, người ấy tuy đắc tâm, có thể chứng Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, chẳng biết văng sanh. V́ thế, người ấy chẳng thể viên măn Bồ Đề rất nhanh chóng. Chỉ cần đắc nhất tâm, sẽ có thể chứng quả, chứng quả Pháp Thân đại sĩ trong Viên Giáo, nhưng vị ấy chẳng biết có Tây Phương Cực Lạc thế giới, chẳng biết niệm A Di Đà Phật. Quư vị mới hiểu: Nhất tâm chuyên niệm A Di Đà Phật là Nhất Hạnh tam-muội, là Nhất Hạnh bậc nhất trong các loại Nhất Hạnh tam-muội, những loại Nhất Hạnh tam-muội khác chẳng thể sánh bằng. Chỉ có thật sự triệt để hiểu rơ th́ mới có thể thấy pháp môn này là trân bảo vô thượng, quyết định chẳng vứt bỏ, sẽ chắc chắn chẳng giải đăi, sẽ tự nhiên tinh tấn. Đó gọi là “dũng mănh tinh tấn”. Đấy là nói về Văn Thù Nhất Hạnh tam-muội.

 

      (Sao) Hoa Nghiêm Nhất Hạnh giả, Đức Vân tỳ-kheo thị Niệm Phật pháp môn. Sớ vân: “Nhất Hạnh tam-muội, quán kỳ Pháp Thân. Dĩ như vi cảnh, vô cảnh phi Phật”. Hựu tu Niệm Phật tam-muội, đa ước tiệm tu, vị tiên Hóa Thân, thứ Báo Thân, thứ Pháp Thân. Kim tắc nhất thời nhi tu, bất lịch thứ đệ, nhất hạnh, bất nhị hạnh, nhất thời, bất nhị thời, cố viết tức Lư nhất tâm dă.

      ()華嚴一行者,德雲比丘示念佛法門,疏云:一行三昧,觀其法身。以如為境,無境非佛。又修念佛三昧,多約漸修,謂先化身、次報身、次法身。今則一時而修,不歷次第,一行不二行,一時不二時,故曰即理一心也。

(Sao: Hoa Nghiêm Nhất Hạnh: Tỳ-kheo Đức Vân dạy pháp môn Niệm Phật, [Thanh Lương] Sớ giảng: “Nhất Hạnh tam-muội là quán Pháp Thân. Dùng Như làm cảnh, chẳng có cảnh nào không phải là Phật”. Lại nữa, tu Niệm Phật tam-muội, phần nhiều thuộc về tiệm tu (tu từ từ theo từng tầng cấp), có nghĩa là trước hết là Hóa Thân, kế đó là Báo Thân, kế đó là Pháp Thân. Nay tu trong một thời, chẳng tuân theo thứ tự, là một hạnh, chẳng phải là hai hạnh, là một thời, chẳng phải là hai thời, nên nói “chính là Lư Nhất Tâm”).

 

      Ngài trích dẫn Bát Thập Hoa Nghiêm Sớ, tức là bản chú giải [kinh Hoa Nghiêm] của Thanh Lương đại sư, để giải thích Lư nhất tâm bất loạn.

 

      (Diễn) Đức Vân tỳ-kheo thị Niệm Phật pháp môn giả.

()德雲比丘示念佛法門者。

(Diễn: Tỳ-kheo Đức Vân dạy pháp môn Niệm Phật).

 

      Trong bộ Hoa Nghiêm tám mươi quyển (Bát Thập Hoa Nghiêm), Thiện Tài đồng tử tham học năm mươi ba lần, vị thiện tri thức thứ nhất là tỳ-kheo Đức Vân. Trong Tứ Thập Hoa Nghiêm (kinh Hoa Nghiêm bản bốn mươi quyển) dịch [tên vị này] là tỳ-kheo Cát Tường Vân. Chư vị phải biết: Cùng là một người. “Đức” () có nghĩa là Cát Tường (吉祥). Chúng ta cũng gọi Văn Thù Bồ Tát là Diệu Cát Tường [Bồ Tát]. Văn Thù (Mañjuśrī) là tiếng Phạn dịch âm, có nghĩa là Diệu Thủ (妙首), Diệu Đức (妙德), Diệu Cát Tường (妙吉祥), có những ư nghĩa ấy. Tỳ-kheo Đức Vân là vị thứ nhất trong năm mươi ba lần tham học. Chúng ta phải rất coi trọng vị thứ nhất. V́ sao? Điều ǵ được tiếp xúc đầu tiên sẽ là chánh yếu. Người đầu tiên thường có ảnh hưởng lớn nhất, có ảnh hưởng then chốt. Đối với năm mươi ba lần tham học, quư vị hăy chú ư người thứ nhất và người cuối cùng; một đầu, một đuôi vô cùng quan trọng. Quư vị có thể nhận rơ điều này, sẽ thật sự nắm được nghĩa thú và chỉ thú trong việc tham học của Ngài (Thiện Tài đồng tử).

      Tham học chẳng phải tùy tiện đều có thể làm được. Chính ḿnh tu học đă có cơ sở nhất định th́ có thể đi tham học. Cơ sở ǵ vậy? Phải đắc Nhất Hạnh tam-muội. Chẳng đắc Nhất Hạnh tam-muội, chẳng đủ tư cách đi tham học. Nhất Hạnh tam-muội là đại định để thành Phật. V́ hàng Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo đă thành Phật, tức Phần Chứng Phật; cho nên Định ấy chẳng phải là Định b́nh phàm, mà là Thủ Lăng Nghiêm Đại Định như kinh Lăng Nghiêm đă nói. Trong kinh Lăng Nghiêm, chúng ta thấy hai mươi lăm vị Bồ Tát nói rơ sự tu hành và chứng quả của các Ngài. Định do hai mươi lăm vị Bồ Tát đă đắc đều gọi là Thủ Lăng Nghiêm Đại Định. Hai mươi lăm người, mỗi người có phương pháp tu hành khác nhau, cho thấy: Phương pháp và cách thức có thể khác nhau, nhưng đạt được kết quả giống nhau, đều là Thủ Lăng Nghiêm Đại Định, [các phương pháp tu của các Ngài đều là] công phu để thành Phật. Trong hai mươi lăm loại, Đại Thế Chí Bồ Tát chuyên sử dụng phương pháp niệm A Di Đà Phật, tức là Ngài dùng phương pháp Niệm Phật để tu thành Thủ Lăng Nghiêm Đại Định. Do vậy, trong hội Lăng Nghiêm, hai mươi lăm vị Bồ Tát ấy đều là Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo. Trong kinh Lăng Nghiêm, Quán Thế Âm là Sơ Trụ Quán Thế Âm. Trong hội Hoa Nghiêm, Quán Âm Bồ Tát thuộc địa vị Đệ Thất Hồi Hướng Bồ Tát. Trong phẩm Phổ Môn của kinh Pháp Hoa, Quán Âm Bồ Tát là Đẳng Giác Bồ Tát. Trong kinh nào, trong pháp hội nào, bèn thị hiện tŕnh độ khác biệt [trong pháp hội ấy]. Có điều kiện như vậy, sẽ có thể đi tham học. Do vậy, Thiện Tài đă nêu một tấm gương rất tốt cho chúng ta tu học. Nếu muốn thành tựu, chúng ta nhất định phải nương theo khuôn mẫu ấy th́ mới có thể thành công.

       Phẩm cuối cùng trong kinh Hoa Nghiêm là phẩm Nhập Pháp Giới (Gaṇḍavyūha). Phẩm kinh này chia thành hai đoạn lớn, gồm bổn hội (本會) và mạt hội (末會). Bổn hội (hội chánh yếu, hội căn bản, hội gốc) lấy Văn Thù Bồ Tát làm chủ, Thiện Tài là học tṛ của Văn Thù Bồ Tát. Văn Thù dạy Thiện Tài tu học Căn Bản Trí. Căn Bản Trí chính là “tín nhăn thanh tịnh” đă nói trong phần trước, học điều này. Nói cách khác, chính là tu tín tâm thanh tịnh. Chư vị đồng tu phải biết: Chúng ta học Phật, học khởi đầu từ đâu? Tu từ nơi tâm thanh tịnh, quư vị sẽ chẳng phạm sai lầm. Trong các hạnh môn giảng kinh, thuyết pháp, chỉ có một mục tiêu là tu tâm thanh tịnh. Tịnh Tông thù thắng, không chỉ là tu tâm thanh tịnh, mà c̣n do tâm thanh tịnh bèn tin vào pháp môn Tịnh Độ; do vậy, công đức thù thắng bội phần. Không chỉ là gấp bội, [thật ra là] chẳng biết gấp bao nhiêu lần, chẳng thể tính rơ số lần gấp bội được! Thù thắng khôn sánh! Tâm địa thật sự thanh tịnh bèn có thể tu học hết thảy các pháp môn. Đối với tín tâm thanh tịnh, chư vị phải biết: Trong tâm thanh tịnh chẳng có phiền năo. Hễ có phiền năo, tâm quư vị chẳng thanh tịnh. Nguyện thứ hai trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện là “phiền năo vô tận thệ nguyện đoạn”. Đoạn phiền năo, tín tâm thanh tịnh th́ mới có tư cách tiến nhập giai đoạn thứ hai, “pháp môn vô lượng thệ nguyện học”. Nói cách khác: Chẳng tu tâm thanh tịnh, sẽ chẳng phải là học Phật. Chẳng học Phật th́ học ma, những ǵ quư vị đă học đều là yêu ma, quỷ quái. Trong tâm từ sáng đến tối khởi tâm động niệm, chính ḿnh hăy suy nghĩ xem có phải là yêu ma quỷ quái hay không? Tín tâm thanh tịnh là Phật, Bồ Tát, tâm chẳng thanh tịnh là yêu ma quỷ quái. Người học Phật chúng ta, mức độ thấp nhất là phải biết một ngày từ sáng đến tối làm ǵ? Chẳng thể không biết điều này! Bất luận chọn tông nào, Hiển, Mật, Tông Môn, Giáo Hạ, vô lượng pháp môn, chỉ cần quư vị tu tâm thanh tịnh, sẽ là đệ tử thật sự của đức Phật. Quư vị dùng cái tâm thanh tịnh để niệm Phật, dùng niệm Phật để tu tâm thanh tịnh, kinh Vô Lượng Thọ nói quư vị là “đệ tử bậc nhất của Như Lai”, không chỉ là đệ tử thật sự của đức Phật, mà c̣n là đệ tử bậc nhất của đức Phật!

      Tuần trước, tôi đă giảng Tứ Hoằng Thệ Nguyện hai tiếng đồng hồ. Tứ Hoằng Thệ Nguyện là nói những ǵ? Chính là giảng kinh Hoa Nghiêm, mà cũng là giảng phẩm Nhập Pháp Giới. Hiện thời, mọi người học Phật, chẳng biết tu từ nơi đâu. Vấn đề này hết sức nghiêm trọng. Một bộ Tứ Thập Hoa Nghiêm nhằm giải thích tỉ mỉ Tứ Hoằng Thệ Nguyện. Tứ Hoằng Thệ Nguyện là tổng cương lănh của cả bộ kinh Hoa Nghiêm. Học Phật, trước hết phải phát nguyện, phát Bồ Đề tâm, tâm thật sự giác ngộ. Tâm giác ngộ là ǵ? “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”, [hễ có] cái tâm ấy, tức là quư vị đă thật sự giác ngộ. V́ sao? Phàm phu tuyệt đối chẳng có tâm giúp đỡ người khác. Phàm phu giúp đỡ người khác là có điều kiện, chẳng phải là vô điều kiện. Tôi cảm thấy bạn rất tốt, hai người chúng ta [có mối giao t́nh] rất tốt, tôi mới giúp đỡ bạn. Hai người chúng ta chẳng [có mối quan hệ] tốt đẹp, không chỉ là tôi chẳng giúp bạn, mà c̣n muốn hại bạn, c̣n muốn ngăn trở, quấy nhiễu, chướng ngại bạn. Đó là tâm phàm phu. Do vậy, bảo quư vị hăy phát đại Bồ Đề tâm. Đó là chân tâm hiển lộ, quư vị phải giúp đỡ hết thảy chúng sanh, “chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”, phải phát tâm như vậy. Tâm ấy vừa phát, bèn có tư cách học Phật. V́ sao? Quư vị chẳng mê, lại chẳng v́ chính ḿnh, chẳng c̣n v́ gia đ́nh của chính ḿnh.

      Hôm trước, cư sĩ Trịnh Thạch Nham đến gặp tôi, tôi nói: “Nay ông giảng bên ngoài cũng khá lắm. Nếu chỉ xét trong một ḿnh tỉnh Đài Loan, hoặc chỉ riêng Trung Hoa, những thứ ông đă nói có viên măn hay không? Chẳng đủ! Đảo Đài Loan hay [toàn thể] Trung Hoa tốt đẹp, nhưng những quốc gia chung quanh đều chẳng tốt đẹp, chúng ta có thể sống thái b́nh được hay không?” Do vậy, tôi dạy ông ta:

- Phải mở rộng tâm lượng, phải mở rộng tầm mắt. Hiện thời, bất luận nói đến chuyện ǵ, tầm nh́n đều phải thấy toàn thể thế giới. Đó là hạn độ thấp nhất. Nói theo Phật pháp, sẽ là tận hư không khắp pháp giới, quá lớn, chẳng ṃ được ngằn mé. Rút nhỏ hơn một chút, ông phải nghĩ đến hết thảy chúng sanh trên quả địa cầu này. Phải nghĩ tới cả chiều dọc lẫn chiều ngang, không chỉ phải giúp đỡ chúng sanh trong đời này, [mà c̣n] nghĩ tới thế hệ đời sau th́ những ǵ ông đă nói mới có giá trị, mới thực tiễn. Đó là một người học Phật. Tâm lượng của người học Phật “tâm bao thái hư, lượng châu sa giới” (tâm bao trùm thái hư, bao trùm các cơi nước với số lượng nhiều như cát), có như vậy, tâm ông mới là chân thật, mới có thể đạt đến thanh tịnh, b́nh đẳng, quảng đại từ bi. Những tâm ấy sanh từ nơi đâu? Từ tâm lượng to lớn, thật sự yêu thương, bảo vệ hết thảy chúng sanh! Nói theo cách hiện thời, “độ” () là giúp đỡ, giúp người ta thành tựu những sự tốt đẹp, những điều ác chẳng thành, giúp người ấy phá mê khai ngộ, ĺa khổ được vui, th́ mới có tư cách học Phật, là đệ tử Phật. Tâm lượng nhỏ nhen, sẽ chẳng phải là đệ tử Phật, mà là con cháu của ma.

      Thuở đức Phật tại thế, ma vương Ba Tuần khuyên Thích Ca Mâu Ni Phật hăy nên nhập Niết Bàn, ma thưa cùng Phật: “Ngài giảng kinh, thuyết pháp nhiều năm ngần ấy, đủ rồi, chẳng cần giảng nữa, có thể nhập Niết Bàn rồi”. Ma lại thưa cùng đức Phật: “Tôi sẽ phá hoại Phật pháp của Ngài”. Đức Phật cười: “Pháp của ta là chánh pháp, tà chẳng thắng chánh. Ngươi chẳng có năng lực phá hoại Phật pháp”. Ma vương nói: “Đợi đến thời kỳ Mạt Pháp, khi pháp suy, tôi sai ma con, ma cháu đều xuất gia, khoác áo ca-sa phá hoại Phật pháp của Ngài”. Thích Ca Mâu Ni Phật vừa nghe như vậy, chẳng nói câu nào, ứa nước mắt. Bản thân chúng ta hăy tự suy nghĩ: Chúng ta là đệ tử Phật, hay là do Ma Vương Ba Tuần sai đến hủy diệt Phật pháp! Phản tỉnh như thế nào? Nếu ta tu tâm thanh tịnh, chẳng sai! Đó là đệ tử đức Phật. Tạo thị phi, nhân ngă, sanh phiền năo, vọng tưởng, chấp trước, quư vị là Ma Vương Ba Tuần sai đến tiêu diệt Phật pháp trong thời kỳ Mạt Pháp. Chính ḿnh phải nghiêm túc phản tỉnh, nghiêm túc kiểm điểm!

      Điều kiện để nhập môn Phật pháp là tâm rộng lớn, thật sự phát nguyện yêu thương, bảo vệ hết thảy chúng sanh, giúp đỡ hết thảy chúng sanh. Đó chính là điều kiện đức Phật áp dụng để thâu nhận đệ tử. Sau khi nhập Phật môn, hăy học từ chỗ nào? Đoạn phiền năo. Bổn hội Văn Thù là đoạn phiền năo. Tu tín nhăn thanh tịnh, tâm thanh tịnh hiện tiền, đương nhiên là chẳng có phiền năo. Đoạn hết phiền năo, tâm thanh tịnh hiện tiền. Đoạn Kiến Tư phiền năo, đoạn Trần Sa phiền năo, vô minh cũng phá một phẩm, tâm ấy khá thanh tịnh. Khi đó, rời khỏi thầy đi tham học, sẽ là năm mươi ba lần tham học. Năm mươi ba lần tham học là mạt hội (hội đằng ngọn, hội cuối cùng, hội mở rộng), hội chủ của mạt hội là năm mươi ba vị thiện tri thức. Tham phỏng vị [thiện tri thức] thứ nhất là tỳ-kheo Đức Vân. Tỳ-kheo Đức Vân dạy Thiện Tài pháp môn Niệm Phật, quan trọng lắm! Sau khi tín tâm đă thanh tịnh, pháp môn học đầu tiên, điều được tiếp xúc đầu tiên sẽ là chủ yếu, pháp môn chủ tu của Thiện Tài là pháp môn Niệm Phật.

      Trong quá khứ, tôi giảng Hoa Nghiêm mười bảy năm, tôi chỉ đạt được hai điều từ kinh Hoa Nghiêm, hai điều ǵ vậy?

1) Điều thứ nhất, nhận ra Văn Thù, Phổ Hiền, Thiện Tài đều là niệm A Di Đà Phật, cầu sanh Tịnh Độ.

2) Điều thứ hai, tôi thấy toàn thể kinh Hoa Nghiêm vốn là nói về Tứ Hoằng Thệ Nguyện. Giảng giải Tứ Hoằng Thệ Nguyện cặn kẽ nhất chính là một bộ Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, là một bộ Phật pháp hoàn chỉnh.

Tôi lại quan sát cặn kẽ, Văn Thù cũng phát nguyện văng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Tuy kinh văn chẳng nói ngài Văn Thù dạy Thiện Tài niệm Phật, nhưng tôi suy đoán, Văn Thù Bồ Tát nhất định khuyên Thiện Tài niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. V́ sao? Thầy [tu tập] như vậy mà! Tôi cầu học với thầy Lư tại Đài Trung. Thầy Lư niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, khuyên nhủ tôi nhiều lượt, tôi vẫn chẳng tin tưởng cho mấy. Ngài dạy tôi những thứ khác, tôi hết sức nghiêm túc học tập. Ngài khuyên tôi tu pháp môn Tịnh Độ, nhưng trong hội của Ngài, tôi bề ngoài tuân phụng, nội tâm chống đối. Nếu trong hội của Ngài, tôi thật thà niệm Phật, hiện thời đă lỗi lạc lắm! Tối thiểu cũng đạt đến địa vị Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo. Thuở ấy, chẳng chịu học, khi đó tâm tôi giống như những kẻ b́nh phàm, mong mỏi học rộng nghe nhiều, tất cả các kinh luận Đại Thừa đều mong xem, học. Thầy Lư rát miệng buốt ḷng khuyên bảo, khích lệ, tôi đều chẳng có cách nào tiếp nhận hoàn toàn.

      Có lần thầy Lư khuyên tôi, Ngài nói: “Từ xưa tới nay, bao nhiêu vị tổ sư đại đức đều học pháp môn này. Dẫu là bị gạt, mắc lừa, đông người như thế bị lừa; chúng ta bị lừa một lần có sao đâu!” Dùng phương pháp ấy để khuyên tôi, tôi nghe cũng rất cảm động, nhưng vẫn chưa thể hoàn toàn tin tưởng. Măi cho đến khi tôi giảng kinh Hoa Nghiêm đă mười bảy năm, đột nhiên từ đó nh́n ra, đúng là hàng Bồ Tát từ Thập Địa trở lên đều tu pháp môn này. Nh́n lại Văn Thù, Phổ Hiền mới bèn hoảng nhiên đại ngộ, mới thật sự nhận thức rơ ràng pháp môn này là pháp môn bậc nhất. Bất quá, nói thật thà, thuở ấy, thầy Lư chẳng nói với tôi thấu triệt và rơ ràng như vậy. Nếu Ngài nói thấu triệt, rơ ràng như tôi nói trong hiện tại, tôi sẽ tiếp nhận, tin tưởng. Chỉ khuyên tôi, chẳng nêu rơ đạo lư, nguồn cội, tôi chẳng thể tiếp nhận. Bất quá, tôi may mắn ṃ ra được, bao nhiêu vị pháp sư giảng kinh suốt đời chẳng t́m ra [điều này]. Biển giáo giống như mê cung, sau khi bước vào, người có thể trong một đời thoát ra chẳng có mấy! Tôi hết sức may mắn thoát ra, ṃ được, đă t́m ra con đường chân thật.

      Đầu tiên, Tỳ-kheo Đức Vân dạy Thiện Tài pháp môn Niệm Phật. Ư nghĩa này hết sức rộng lớn. [Ngài Đức Vân] chính là vị thầy đầu tiên, dạy vỡ ḷng. Ngài Văn Thù chỉ giúp Thiện Tài đạt được tâm địa thanh tịnh, thành tựu Căn Bản Trí trong Bát Nhă, Căn Bản Trí là vô tri, Bát Nhă vô tri. Đi tham học là “không ǵ chẳng biết”, nhằm thành tựu Hậu Đắc Trí. Đối với Hậu Đắc Trí, vị thầy thứ nhất dạy vỡ ḷng là ngài Đức Vân đă dạy Thiện Tài pháp môn Niệm Phật. Về sau, xem kỹ năm mươi ba lần tham học, mỗi lần tham học đều là “luyến đức lễ từ” (戀德禮辭: luyến mộ đức, cung kính từ tạ), mới biết Thiện Tài đồng tử niệm một câu A Di Đà Phật đến cùng, chưa hề thay đổi, thật sự phù hợp “phát Bồ Đề tâm, một mực chuyên niệm” như kinh Vô Lượng Thọ đă nói. Tới vị thiện tri thức cuối cùng là Phổ Hiền Bồ Tát, mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc. Đó là nguyện thứ tư, “Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành”. Mới biết “Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành” là thành tựu theo phương cách như vậy, đến Tây Phương Cực Lạc thế giới sẽ thành tựu, [có như vậy] th́ đối với pháp môn Niệm Phật mới khăng khăng quyết ư, chẳng c̣n bàn căi chi nữa, ta mới chuyên tu, chuyên hoằng, ngay cả kinh Hoa Nghiêm cũng chẳng niệm. V́ sao? Kinh Hoa Nghiêm đă niệm xong. Hôm nay chúng tôi giảng tới chỗ này!

A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa

Phần 117 hết

 



[1] Người Hoa thường gọi Công Giáo (Roman Catholic Church) và đôi khi gọi Chánh Thống giáo (Eastern Orthodox Catholic Church, Eastern Church, Orthodoxy) là Thiên Chúa giáo. Họ gọi các giáo phái khác tin vào Chúa Jesus là Cơ Đốc giáo, tuy cách gọi này không chính xác, v́ Cơ Đốc giáo là chữ dùng để dịch từ ngữ Christianity (Christianity bao gồm tất cả những tông phái tin vào Jesus Christ). Do đó, trong các văn bản chánh thức, người Hoa gọi ba tông phái lớn của Cơ Đốc giáo là Thánh Công Hội (Công giáo), Đông Chánh giáo (Chánh Thống giáo) và Cơ Đốc Tân giáo (các giáo hội Tin Lành, Phúc Âm, Cải Cách, Phản Thệ (Protestant), các giáo hội Cơ Đốc độc lập như Methodism (Tuần Đạo giáo), Unitarist (Nhất Vị Luận), Anh giáo và các giáo hội nhỏ hơn phát sinh từ Anh giáo như Espicopal (Mỹ Quốc Thánh Công Hội) v.v…)

[2] Bản Kiều (板橋) là biệt hiệu của Trịnh Tiếp (,1693-1766). Ông Trịnh có tên tự là Khắc Như, biệt hiệu là Bản Kiều đạo nhân, người trấn Đại Đóa, huyện Hưng Hóa, tỉnh Giang Tô, quê ở Tô Châu. Trịnh Bản Kiều là một vị quan vào đời Thanh, đồng thời là một học giả và thư pháp gia lỗi lạc dưới thời Càn Long. Ông đỗ Tiến Sĩ vào năm đầu Càn Long, làm quan có tiếng nhân đức, thương dân. Những trước tác c̣n lưu lại là Bản Kiều Thi Sao, Bản Kiều Từ Sao, Bản Kiều Thư Gia, Bản Kiều Đề Họa, Bản Kiều Tiên Sinh Ấn Sách v.v… Ông nổi tiếng về tài thư họa, được người đương thời coi là một trong Dương Châu Bát Thánh. Điểm đặc biệt là ông giỏi cả bốn lối chữ Triện, Lệ, Thảo, Hành, lại c̣n sáng tạo kiểu viết Lục Phân Bán Thư, rất được vua Càn Long và người đương thời tán thưởng.