A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa

阿彌陀經疏鈔演義

Phần 121

Chủ giảng: Lăo pháp sư Thích Tịnh Không

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa

Giảo duyệt: Minh Tiến, Huệ Trang và Đức Phong

Tập 241

 

      Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang bốn trăm sáu mươi bảy:

 

      (Sớ) Hựu thử nhất tâm, tức Đạt Ma trực chỉ chi Thiền cố.

      (Sao) Tầm thường thuyết Thiền giả húy Tịnh Độ, kim vị Đạt Ma thuyết Thiền, trực chỉ linh tri chi tự tánh dă. Thử Lư nhất tâm, chánh linh tri tự tánh cố. Môn đ́nh thi thiết bất đồng, nhi sở chứng vô lưỡng tâm dă. Thiện tai Trung Phong chi ngôn viết: “Thiền giả, Tịnh Độ chi Thiền. Tịnh Độ giả, Thiền chi Tịnh Độ dă”, hữu vị hồ ngôn chi dă.

      ()又此一心,即達摩直指之禪故。

     ()尋常說禪者諱淨土,今謂達摩說禪,直指靈知之自性也。此理一心,正靈知自性故。門庭施設不同,而所證無兩心也。善哉中峰之言曰:禪者,淨土之禪;淨土者,禪之淨土也。有味乎言之也。

(Sớ: Nhất tâm lại chính là Thiền trực chỉ của tổ Đạt Ma.

      Sao: Nói thông thường, kẻ hành Thiền kiêng kỵ Tịnh Độ, nay tôi bảo: Tổ Đạt Ma nói pháp Thiền nhằm chỉ thẳng tự tánh linh tri. Lư nhất tâm chính là linh tri tự tánh. Cách lập bày, thực hiện trong mỗi môn đ́nh khác nhau, nhưng cái tâm đă chứng th́ chẳng hai. Lành thay! Ngài Trung Phong nói: “Thiền là Thiền của Tịnh, Tịnh là Tịnh của Thiền”. Lời ấy thú vị thay!)

 

      Khi Phật pháp truyền đến Trung Hoa nhằm đúng thời đại Tượng Pháp của đức Thế Tôn. Đức Phật đă từng tiên đoán: “Vào thời kỳ Chánh Pháp, Giới Luật thành tựu. Vào thời kỳ Tượng Pháp, Thiền Định thành tựu. Vào thời kỳ Mạt Pháp, Tịnh Độ thành tựu”. Phật pháp truyền đến Trung Hoa đúng một ngàn năm sau khi Thích Ca Mâu Ni Phật đă diệt độ; nói cách khác, [thời kỳ] Tượng Pháp vừa mới khởi đầu. Tượng Pháp [kéo dài] một ngàn năm, có thể nói là Phật pháp trong thời kỳ Tượng Pháp đă chuyển sang Trung Hoa, cho nên Thiền Tông Trung Hoa hết sức hưng thịnh. Tịnh Độ và Thiền tiến nhập [Trung Hoa] cùng một thời đại; nói đến sự thù thắng, thật ra, [Tịnh Độ] hoàn toàn chẳng thua kém Thiền Tông. Đến thời kỳ Mạt Pháp trong hiện tại, Thiền đă suy, thật sự thành tựu th́ xác thực là chỉ có Tịnh Tông. Trong quá khứ, người tham Thiền vẫn hành tŕ Tịnh Độ. Ở đây, Liên Tŕ đại sư bảo chúng ta: Tịnh và Thiền chẳng khác nhau, nhất trí, chỉ là chọn lựa phương pháp và kỹ xảo khác nhau, mục đích hoàn toàn như nhau. “Thử nhất tâm” trong lời Sớ chính là nói đến Lư nhất tâm, Lư nhất tâm như Tịnh Tông đă nói chính là Thiền do tổ sư Đạt Ma truyền đến Trung Hoa, thuộc loại thượng thượng Thiền trong Thiền Tông.

      Kế đó, đại sư giải thích, “tầm thường thuyết Thiền giả húy Tịnh Độ” (nói thông thường, người hành Thiền kỵ húy Tịnh Độ), “húy” () là bài xích, chẳng mong muốn, kiêng kỵ nói tới Tịnh Độ. Nói thật ra, đối với Thiền lẫn Tịnh, kẻ ấy đều chẳng thông suốt, đều chẳng thật sự hiểu rơ. Nếu thật sự hiểu rơ, [sẽ biết Thiền và Tịnh] là cùng một chuyện, chẳng phải là hai chuyện. Một đằng dùng phương pháp “tín, nguyện, tŕ danh” để khế nhập cảnh giới này; một đằng sử dụng phương pháp tham thoại đầu hoặc quán tâm cũng nhằm đạt tới cảnh giới này. Có thể thấy là h́nh thức và phương pháp khác nhau, nhưng thành tựu thật sự là nhất trí. “Kim vị Đạt Ma thuyết Thiền” (Nay bảo Thiền do tổ Đạt Ma đă nói), có thể nói là Lục Tổ đại sư đă trực tiếp truyền thừa tông phái do tổ sư Đạt Ma lưu truyền. Trong Đàn Kinh, Ngài đă phát huy [yếu chỉ của tông phái ấy] tới mức cặn kẽ cùng tột. V́ thế, nếu mọi người hỏi Thiền của tổ Đạt Ma là ǵ ư? Quư vị đọc kỹ Đàn Kinh sẽ biết. “Trực chỉ linh tri” (chỉ thẳng vào linh tri), trong Thiền Tông thường nói là “trực chỉ nhân tâm” (chỉ thẳng vào tâm người), [tức là] “bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm” (chẳng lập văn tự, chỉ thẳng tâm người). “Văn tự” (文字) là nói tới Giáo, tức là hết thảy kinh điển. Thiền chẳng đổ công dốc sức tu tập nơi kinh điển. “Trực chỉ nhân tâm”: Thực hiện từ nơi tâm địa.

      Thuở ấy, đức Phật dùng hai phương pháp giáo học khác biệt vời vợi. Đối với kẻ thượng thượng căn, Ngài bèn “trực chỉ nhân tâm”, chẳng cần lăng phí nhiều thời gian ngần ấy, lăng phí quá nhiều thời gian để nghiên cứu Giáo! Đối với căn tánh trung hạ, chẳng dùng Giáo sẽ không được, phải dựa theo thứ tự để từ cạn tới sâu, dạy học theo thứ tự. Trên thực tế, giống như cách giáo dục trong hiện thời, học tṛ trong nền giáo dục hiện thời có hai loại: Một loại là trẻ có thiên tài, loại kia là trẻ b́nh thường. Trẻ b́nh thường th́ nhất định là [phải lần lượt học] Tiểu Học, Trung Học, Đại Học, nghiên cứu sinh, đó gọi là Giáo Hạ. Trẻ thiên tài chẳng cần học Tiểu Học, Trung Học, Đại Học, mà trực tiếp học nghiên cứu sinh, đương nhiên loại người ấy rất ít, trong Phật môn cũng chẳng nhiều. Nếu chẳng phải là trẻ thiên tài, quư vị trực tiếp học nghiên cứu sinh, sẽ chẳng thành được ǵ. Nói cách khác, chẳng phải là bậc thượng thượng căn mà muốn học Thiền, chắc chắn chẳng thể thành tựu. Do vậy, sau khi Thiền Tông đă nẩy nở thịnh vượng thành trào lưu tại Trung Hoa, người theo đuổi, hâm mộ rất đông! V́ thế, đúng là những kẻ chẳng tự lượng sức cũng không ít, thảy đều học theo. Người thật sự thành tựu, đừng nói ai khác, chỉ nói tới Lục Tổ Huệ Năng đại sư; người theo học với Huệ Năng đại sư chẳng phải chỉ là ngàn người, vạn người, quyết định chẳng phải chỉ có như vậy! Mấy vạn người là phỏng tính dè dặt nhất! [Pháp Bảo] Đàn Kinh cho chúng ta biết: Người thật sự học Thiền [với Lục Tổ] thành công là bốn mươi ba người! Trong Phật giáo sử Trung Hoa, đối với người học Thiền, hội ấy thù thắng nhất, có thể nói là “không tiền khoáng hậu” (trước đó chưa từng có, sau này chưa hề có). Trước Lục Tổ đại sư, số người được thành tựu bởi mỗi bậc đại đức Thiền Tông rất ít, từ tổ Đạt Ma cho đến Ngũ Tổ đều là “đơn truyền”, [nghĩa là] thầy dạy học suốt đời chỉ thành tựu một người, đến Lục Tổ mới là thù thắng khôn sánh, thành tựu bốn mươi ba người. Chúng ta xem lịch sử Thiền Tông, đệ tử thật sự đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh dưới ṭa của một vị thiền sư, đại khái là một, hai, ba, bốn người. Trong một đời, Lục Tổ Huệ Năng đại sư độ nhiều người nhất, bốn mươi ba người. Do vậy ta hiểu, [hành Thiền mà nếu] chẳng phải là bậc thượng thượng căn, sẽ chẳng có phần!

Thiền Tông có phải là chẳng cần đến kinh điển hay không? Chẳng phải vậy! Thiền Tông là ngộ trước, [nghĩa là] khai ngộ trước rồi mới đọc kinh điển sau. Giáo Hạ là đọc kinh điển trước rồi sau đó mới khai ngộ, khai ngộ từ kinh giáo; v́ thế, phương pháp khác nhau. Đương nhiên là sau khi đă khai ngộ, đọc kinh sẽ nhanh chóng, vừa xem liền hiểu rơ, chẳng cần phải học, mà cũng chẳng cần người khác giảng giải. Cái gọi là “dùng kinh điển để ấn tâm” tức là “ấn chứng” (印證), nghĩa là đem tri kiến về vũ trụ và nhân sinh của chính ḿnh đối chiếu với [những lời dạy của] đức Phật, xem có phải là giống nhau hay không? Dùng kinh luận để chứng minh cách nghĩ và cách nh́n của chính ḿnh có sai lầm hay không, cho nên đó là “ấn tâm” (印心). Chẳng như chúng ta hiện thời dùng kinh điển để học tập hoặc lên lớp. Chúng ta là kẻ căn tánh trung hạ, chẳng thể ĺa khỏi sách giáo khoa, người thượng thượng căn chẳng cần sách giáo khoa.

      Trực chỉ linh tri: “Linh tri” (靈知) là nhất tâm, là chân tâm, là bản tánh. Ở đây nói là “tự tánh”, [chữ linh tri] chỉ điều này.

 

      (Diễn) Trực chỉ linh tri giả, Ba La Đề vân: “Tại nhăn viết kiến, tại nhĩ viết văn, tại thủ chấp tróc, tại túc vận bôn, ngộ chi tắc vi Phật tánh, mê chi tắc vi tinh hồn” thị dă.

      ()直指靈知者,波羅提云:在眼曰見,在耳曰聞,在手執捉,在足運奔,悟之則為佛性,迷之則為精魂是也。

(Diễn: “Trực chỉ linh tri”: Ngài Ba La Đề nói: “Nơi mắt gọi là thấy, nơi tai gọi là nghe, nơi tay là nắm bắt, nơi chân là di chuyển, rảo chạy. Ngộ th́ là Phật Tánh, mê th́ là tinh hồn”, là như thế đó).

 

      Đây là một vị đại đức thuở đức Thế Tôn tại thế. Thật ra, kinh Lăng Nghiêm cũng nói rất rơ ràng, có ư nghĩa gần giống như chỗ này. “Linh tri” (靈知) là nói tới căn tánh của sáu căn, tức là Phật tánh. Căn tánh của sáu căn, “ngộ chi tắc vi Phật Tánh” (ngộ th́ là Phật Tánh), Phật Tánh là linh tri, là tự tánh. “Mê chi tắc vi tinh hồn” (Mê th́ gọi là “tinh hồn”), mê th́ người Hoa gọi [tự tánh] là linh hồn (sách Diễn Nghĩa ghi là “tinh hồn”, 精魂), Phật pháp gọi nó là thần thức (神識), là A Lại Da (Ālāya-vijñāna), là thức thứ tám. Đă mê bèn gọi là thức thứ tám. Đă ngộ th́ là Phật Tánh (Buddha-dhātu), c̣n gọi là Tứ Trí Bồ Đề (Catvari-jñāni-bodhi), nó khởi tác dụng là bốn thứ trí huệ: Đại Viên Kính Trí (Ādarśa-jñāna), B́nh Đẳng Tánh Trí (Samatā-jñāna), Diệu Quán Sát Trí (Pratyavekṣaṇa-jñāna), và Thành Sở Tác Trí (Kṛty-anuṣṭhāna-jñāna). Đă ngộ bèn khởi bốn loại tác dụng ấy, đă mê bèn biến thành tám thức, tám thức tạo tác lục đạo luân hồi. Quan hệ lợi hại xác thực là rất nghiêm trọng, chớ nên không biết! Đức Phật dạy chúng ta, bất luận là Tông Môn hay Giáo Hạ, chủ ư to lớn của Đại Thừa Phật pháp là chuyển Thức thành Trí, [tức là] chuyển tám thức thành tứ trí, [hễ chuyển được th́] thành tựu trong sự tu học bèn viên măn, ở ngay chỗ này! V́ sao Tiểu Thừa chẳng nhắc tới? Tiểu Thừa dùng A Lại Da Thức, chẳng ĺa khỏi A Lại Da Thức. Do vậy, thành tựu trong Tiểu Thừa tối đa là Cửu Thứ Đệ Định (Navānupūrva-samāpattayah), có thể vượt thoát tam giới, nhưng chưa thể kiến tánh. Chưa thể kiến tánh, sẽ chẳng có cách nào chuyển Thức thành Trí. Ắt cần phải hồi Tiểu hướng Đại, lại từ trong Đại Thừa Phật pháp th́ mới có thể chứng đắc tự tánh, mới có thể đạt tới cảnh giới Lư nhất tâm bất loạn như tông này đă nói.

 

      (Diễn) Hựu Hà Trạch vân: “Tri chi nhất tự, chúng diệu chi môn”.

()又荷澤云:知之一字,眾妙之門。

(Diễn: Lại nữa, ngài Hà Trạch nói: “Một chữ Biết chính là cửa để tiến nhập các điều nhiệm mầu”).

 

      Hà Trạch là tổ sư đời thứ bảy của Thiền Tông, tức là ngài Thần Hội (神會)[1], học tṛ của Lục Tổ, cũng có thành tựu kha khá. “Tri chi nhất tự, chúng diệu chi môn” (Một chữ Biết là cửa ngơ để bước vào các điều mầu nhiệm). “Tri” (: biết) là giác, tức giác ngộ, là “linh tri” được nói trong phần trước, chẳng phải là cái biết thông thường. Nói thật ra, sự nhận biết b́nh thường chẳng mầu nhiệm cho mấy, chẳng phải là “chúng diệu” (các điều mầu nhiệm). Cái biết thông thường ấy tạo thành Sở Tri Chướng, biến thành thành kiến, biến thành chướng ngại. Ở đây là linh tri, linh tri chính là “không ǵ chẳng biết” được nói trong Bát Nhă: “Bát Nhă vô tri, không ǵ chẳng biết”. Nó là biết, nhưng chẳng phải là cái biết thông thường.

 

      (Diễn) Vĩnh Gia vân: “Bất tu tri tri, đản tri nhi dĩ” đẳng.

      ()永嘉云:不須知知,但知而已等。

(Diễn: Ngài Vĩnh Gia nói: “Chẳng cần biết tới chủ thể biết và đối tượng được biết, chỉ biết mà thôi” v.v…)

 

      “Bất tu tri tri”: Chữ Tri () thứ nhất là Căn Bản Trí, chữ Tri thứ hai là Hậu Đắc Trí. Nói cách khác, chữ Tri thứ nhất là bản thể của Tri, chữ thứ hai là tác dụng của Tri, tức là đối tượng của Tri. “Bất tu tri tri”: Chẳng cần biết tới những thứ lộn xộn ấy. “Đản tri nhi dĩ” (Chỉ biết mà thôi), quư vị có linh tri là được rồi, chỉ cần giữ được cái Thể ấy, cái Thể ấy chính là chân tri. Ư nghĩa của Ngài (Vĩnh Gia đại sư) là ở chỗ này, rất hay, rất khéo! Xác thực là quư vị có linh tri, nhưng cái Tri ấy [nếu] chẳng khởi tác dụng th́ đó là [linh tri của] chư Phật, Bồ Tát. Chúng ta hỏng ở chỗ nào? Hỏng ở chỗ cứ khư khư khởi tác dụng, tác dụng là ǵ? Phân biệt, chấp trước, dấy lên những thứ ấy. Chư Phật, Bồ Tát mắt thấy sắc, tai nghe tiếng rành mạch, rơ ràng, các Ngài chẳng phân biệt, không chấp trước. V́ thế, cái Biết sau đó (sau khi đă khởi phân biệt, chấp trước) chính là phân biệt, chấp trước [chẳng phải là cái Biết chân thật], c̣n cái Biết trên đây (cái Biết của linh tri) là hết thảy đều hiểu rơ. Hết thảy đều hiểu rơ mà chẳng cần phân biệt, chấp trước. Quư vị chỉ cần ǵn giữ cái “hết thảy đều hiểu rơ” th́ gọi là Phật Tánh. Hễ rớt vào phân biệt, chấp trước, bèn rớt vào tám thức, bèn mê. Do đó, cái Biết thứ nhất là giác, là linh tri; cái Biết thứ hai bèn mê, biến thành t́nh thức. Làm thế nào để có thể ǵn giữ cái Biết thứ nhất, đó là công phu, trong Thiền Tông chuyên môn dùng công phu này. Tịnh Độ Tông chỉ dùng một câu Phật hiệu, niệm cho hết sạch tất cả vọng tưởng, phân biệt, chấp trước; niệm nào cũng đều chuyên ṛng nơi một câu Phật hiệu. Niệm đến mức thuần thục, hết thảy vọng tưởng và chấp trước chẳng có, câu Phật hiệu liền biến thành linh tri. Do vậy, phương pháp và kỹ xảo khác với Thiền. Chúng ta chẳng phải là thượng thượng căn, chẳng thể thành công bằng phương pháp kia (phương pháp sử dụng bởi nhà Thiền), bèn đổi sang phương pháp này (phương pháp “tín, nguyện, tŕ danh” của Tịnh Tông) bèn có thể thành công, phải biết điều này! [Sử dụng] phương pháp này chẳng đạt được Lư nhất tâm trong một đời này. [Chứng nhập] Lư nhất tâm là thành Phật, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Chẳng đạt được công phu ấy, không sao cả! Các bậc đại đức từ xưa đă nói rất hay: “Đản đắc kiến Di Đà, hà sầu bất khai ngộ” (Chỉ được thấy Di Đà, lo ǵ chẳng khai ngộ); cái ngộ ấy chính là “trực chỉ linh tri”. Ta thấy A Di Đà Phật sẽ chẳng cần lo, trong hội của Phật Di Đà, quyết định thành tựu. Có nghĩa là văng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới chẳng có ai không thành Phật, thảy đều thành tựu. Đây là nói Thiền và Tịnh chẳng khác, y hệt như nhau!

“Môn đ́nh thi thiết bất đồng, nhi sở chứng vô lưỡng tâm” (Cách lập bày, thực hiện trong mỗi môn đ́nh khác nhau, nhưng cái tâm đă chứng th́ chẳng hai). “Môn đ́nh” (門庭) là nói tới tông phái, “thi thiết” (施設) là phương pháp, cách thức. Tông phái khác nhau, phương pháp và cách thức dạy học khác nhau, nhưng sở chứng là như nhau.

 

      (Diễn) Môn đ́nh thi thiết bất đồng giả, Tịnh Độ pháp môn, hữu tịnh, hữu uế, hữu Phật, hữu sanh, thị ước kiến lập môn. Thiền Tông pháp môn, tắc tịnh uế song phi, sanh Phật bất lập, thị ước tảo đăng môn.

()門庭施設不同者,淨土法門,有淨有穢,有佛有生,是約建立門。禪宗法門,則淨穢雙非,生佛不立,是約掃蕩門。

(Diễn: “Cách lập bày, thực hiện trong mỗi môn đ́nh khác nhau”: Pháp môn Tịnh Độ có tịnh, có uế, có Phật, có chúng sanh, thuộc về môn kiến lập. Pháp môn Thiền Tông th́ tịnh lẫn uế đều chẳng có, chúng sanh và Phật chẳng lập, thuộc về môn quét sạch).

 

Nói về Hữu môn, Tịnh Độ Tông do Hữu môn mà tiến nhập. Ở phương Tây xác thực có thế giới Cực Lạc, trong thế giới Cực Lạc thật sự có A Di Đà Phật, tín tâm của chúng ta được kiến lập từ chỗ này. Có Phật, có chúng sanh, chúng sanh niệm Phật quyết định được sanh về Tịnh Độ. Kinh Di Đà nói hai điều “có”: “Có thế giới tên là Cực Lạc, cơi ấy có Phật hiệu là A Di Đà”, “A Di Đà Phật nay hiện đang thuyết pháp”, hai điều Có, một điều “hiện tại”, đó là từ Hữu môn mà nhập. Do vậy, Tịnh Tông là Kiến Lập Môn, chỉ phương lập tướng, [tức là] “chỉ bày phương vị, kiến lập h́nh tướng”, từ Hữu môn để tiến nhập. Thiền Tông hoàn toàn tương phản: “Thiền Tông pháp môn, tắc tịnh uế song phi, sanh Phật bất lập” (Pháp môn Thiền Tông th́ tịnh lẫn uế đều chẳng có, chúng sanh và Phật chẳng lập), [trong Thiền Tông] chẳng có Phật, chẳng có chúng sanh, chẳng uế, mà cũng chẳng tịnh. Do vậy, xác thực là rất khó, [v́ đ̣i hỏi hành nhân phải có công phu] ngay lập tức thanh tịnh tâm địa, chẳng nhiễm mảy trần. Lục Tổ nói “vốn chẳng có một vật”. Chúng ta không được, trong tâm chẳng biết có bao nhiêu vật, thứ ǵ cũng đều chẳng bỏ được, quá ư là nhiều! Do vậy, hai thứ phương pháp và kỹ thuật dạy học chẳng giống nhau. Trong tâm chúng ta có quá nhiều thứ lộn tùng phèo, mong học Thiền sẽ chẳng học được. Thiền th́ tâm ắt phải thanh sạch, chẳng nhiễm mảy trần, như vậy th́ mới có thể. Đây là cách thức lập bày, thực hiện trong mỗi môn đ́nh khác nhau, nhưng sở chứng như nhau.

 

      (Diễn) Sở chứng vô lưỡng tâm giả, bỉ nhất thiết tận tảo giả, đốn trừ vọng tưởng, trực hiển linh tri. Thử nhất thiết kiến lập giả, sử thành tam-muội, diệc ngộ linh tri.

      ()所證無兩心者,彼一切盡掃者,頓除妄想,直顯靈知;此一切建立者,使成三昧,亦悟靈知。

(Diễn: “Cái tâm được chứng đắc chẳng hai”: Pháp môn kia (Thiền) quét sạch hết thảy, trừ ngay vọng tưởng, trực tiếp hiển lộ linh tri. Pháp môn này (Tịnh Độ) kiến lập hết thảy, khiến cho [hành nhân] thành tựu tam-muội, cũng ngộ linh tri).

 

      Mục đích của Thiền Tông là hết thảy vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thảy đều bỏ sạch, tâm thanh tịnh, khôi phục bản tánh linh tri, họ sử dụng phương pháp này. Tông của chúng ta th́ sao? “Thử nhất thiết kiến lập giả, sử thành tam-muội, diệc ngộ linh tri” (Pháp môn này kiến lập hết thảy, khiến cho [hành nhân] thành tựu tam-muội, cũng ngộ linh tri). Họ là đốn ngộ, chúng ta là tiệm ngộ, chúng ta cũng thong thả đi theo con đường ấy. Công phu niệm Phật được chia thành ba tầng cấp:

1) Tầng cấp thứ nhất là “công phu thành phiến”. Nói thật ra, trong một đời, ai nấy đều nhất định đạt được công phu này. Có thể thực hiện công phu này, quyết định văng sanh. Do vậy, các vị tổ sư từ xưa đă nói pháp môn này là “vạn người tu, vạn người đến” là do đạo lư này, chẳng có ai không thành tựu!

2) Công phu bậc trung là Sự nhất tâm bất loạn, là số ít; người có công phu như vậy chẳng nhiều như loại thứ nhất.

3) Tầng cấp cao nhất là Lư nhất tâm bất loạn, ở đây nói là công phu thượng thượng thừa, đương nhiên số người [đạt đến công phu như vậy] càng ít hơn.

 Nói thật ra, trong thời đại hiện tại (thời kỳ Mạt Pháp), chúng ta muốn đạt tới Sự nhất tâm bất loạn th́ gần như chẳng thể được. V́ sao? Đoạn Kiến Tư phiền năo th́ trong hiện thời, người niệm Phật nào có thể đạt đến công phu như vậy? Nhưng chư vị phải hiểu: Nếu Thiền mà chẳng đạt đến đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, sẽ chẳng thể thoát tam giới, vẫn phải luân hồi sanh tử trong lục đạo. Đă luân chuyển trong lục đạo, nhất định sẽ đọa lạc trong ba ác đạo. V́ thế, Thiền th́ phải là công phu thượng thừa mới được coi là thành tựu, chứ trung hạ căn sẽ chẳng có kết quả ǵ; nhưng đối với Tịnh, công phu hạ hạ là đă có thể văng sanh. Sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, được bổn nguyện và oai thần của A Di Đà Phật gia tŕ, chúng ta sẽ vĩnh viễn chẳng thoái chuyển. Không chỉ là chẳng thoái chuyển, kinh đă nói rất rơ ràng: Hạ hạ phẩm văng sanh chứng trọn vẹn ba thứ Bất Thoái. Nói cách khác, sanh về thế giới Tây Phương, đạt được lợi ích giống như bậc thượng thượng thừa trong Thiền Tông, thậm chí c̣n thù thắng hơn họ! Điều này chẳng thể nghĩ bàn! So sánh giữa hai pháp, Thiền là “nan hành đạo” (đạo khó hành), niệm Phật là “dị hành đạo” (đạo dễ hành). So cặn kẽ giữa hai đằng, Tịnh Tông mau chóng, c̣n nhanh chóng, dễ dàng, đơn giản, ổn thỏa, thích đáng hơn Thiền, thứ ǵ cũng đều vượt trỗi Thiền Tông, chớ nên không biết điều này! Cuối cùng, Ngài dẫn lời cổ nhân:

 

      (Diễn) Cố cổ vân: “Tham Thiền bổn vị siêu sanh tử, niệm Phật diệc nhân thoát tử sanh, đản hướng nhất biên ai đắc nhập, lưỡng điều môn lộ bất đa tranh”.

      ()故古云:參禪本為超生死,念佛亦因脫死生,但向一邊挨得入,兩條門路不多爭。

(Diễn: V́ thế cổ nhân nói: “Tham Thiền vốn để siêu sanh tử, niệm Phật cũng v́ thoát tử sanh. Bám chắc một bên bèn ngộ nhập, hai đường tùy ư há đua tranh”).

 

      “Tham Thiền bổn vị siêu sanh tử” (Tham Thiền vốn là để vượt thoát sanh tử), người học Thiền nhằm mục đích vượt thoát luân hồi trong lục đạo, liễu sanh tử, thoát khỏi tam giới. “Niệm Phật diệc nhân thoát tử sanh” (Niệm Phật cũng v́ thoát tử sanh), có thể thấy là mục đích giống hệt như nhau. “Đản hướng nhất biên ai đắc nhập, lưỡng điều môn lộ bất đa tranh” (Chỉ hướng theo một bên mà hành sẽ được tiến nhập, hai con đường [tùy ư chọn lựa một đường] chẳng phải tranh chấp nhiều), giống như căn nhà này có hai cửa, ở ngoài cửa chẳng cần phải tranh chấp, tùy tiện theo cửa nào để vào cũng đều được, đều đạt đến mục đích. Cần ǵ học Thiền phải bài xích Tịnh, học Tịnh phải bài xích Thiền? Chẳng cần phải tranh chấp! Phải biết là phương pháp chẳng giống nhau, nhưng mục đích chẳng khác nhau, hoàn toàn nhất trí!

       “Thiện tai Trung Phong chi ngôn viết” (Lành thay! Ngài Trung Phong đă nói). Thiền sư Trung Phong là người đời Nguyên, nghi thức Phật sự Tam Thời Hệ Niệm do Ngài biên soạn. Tuy Ngài là bậc đại đức trong Thiền Tông, Tam Thời Hệ Niệm hoàn toàn cầu sanh Tịnh Độ. V́ thế, khi lâm chung, thiền sư Trung Phong niệm Phật văng sanh Tịnh Độ. Ngài nói: “Thiền giả, Tịnh Độ chi Thiền; Tịnh Độ giả, Thiền chi Tịnh Độ” (Thiền là Thiền của Tịnh Độ; Tịnh Độ là Tịnh Độ của Thiền); chỉ rơ Thiền và Tịnh là một, không hai. “Hữu vị hồ ngôn chi dă” (Lời ấy có ư vị thay), câu này rất có ư vị. Chỉ xem hai chữ Thiền và Tịnh, quư vị càng xem, càng thấy thú vị. Thiền là chẳng chấp tướng. Trong Đàn Kinh, Lục Tổ đại sư đă giải thích Thiền Định như sau: “Ngoài chẳng chấp tướng là Thiền”. Nói cách khác, chẳng bị cảnh giới bên ngoài lay động, chẳng bị ngoại cảnh nhiễu loạn th́ gọi là Thiền. Tâm chẳng hướng ra ngoài phan duyên, đó là Định. Tâm chẳng duyên theo bên ngoài là Định, cảnh giới bên ngoài chẳng thể nhiễu loạn là Thiền. “Tịnh” là tâm thanh tịnh. Nếu bị cảnh giới bên ngoài quấy nhiễu, tâm chẳng thanh tịnh. Cái tâm nếu hướng ra ngoài phan duyên th́ cũng chẳng thanh tịnh. V́ thế, quư vị hăy nói xem: Tịnh và Thiền là một hay hai? Xác thực là một chuyện. Thiền sư Trung Phong nói lời ấy rất có ư vị. Huống hồ trong kinh Đại Tập, Thích Ca Mâu Ni Phật đă bảo chúng ta: “Niệm Phật được gọi là thượng thượng Thiền”, chẳng phải là Thiền b́nh phàm! Thượng thượng Thiền là minh tâm kiến tánh Thiền, nhằm phân biệt chẳng phải là Tứ Thiền Bát Định, chẳng phải là Cửu Thứ Đệ Định. Những thứ ấy đều chẳng phải là thượng thượng Thiền, niệm Phật là thượng thượng Thiền.

 

      (Sao) Hoặc vị: Trực chỉ chi Thiền, bất lập văn tự, kim tŕ danh hiệu, nhược vi hội đồng?

      ()或謂:直指之禪,不立文字,今持名號,若為會同?

(Sao: Hoặc nói: “Thiền Trực Chỉ chẳng lập văn tự, nay làm sao có thể hiểu tŕ danh hiệu là tương đồng [với Thiền Trực Chỉ] cho được?)

 

      Giả sử có người đưa ra câu hỏi như thế, chỉ rơ Thiền và Tịnh khác nhau. V́ sao? Thiền Tông là chỉ thẳng tâm người, chẳng lập văn tự. Tịnh Độ Tông là chấp tŕ danh hiệu, danh hiệu là A Di Đà Phật, có bốn chữ tồn tại! Một đằng chẳng lập văn tự, một đằng kiến lập trên văn tự, làm sao có thể như nhau cho được? Lời hỏi này cũng rất cao minh, cũng rất có căn cứ.

 

      (Sao) Bất tri truyền pháp dĩ tứ cú chi kệ, ấn tâm dĩ tứ quyển chi kinh, giảo chi tứ tự danh hiệu, văn cánh phồn hỹ.

      ()不知傳法以四句之偈,印心以四卷之經,較之四字名號,文更繁矣。

(Sao: Chẳng biết truyền pháp bèn dùng bài kệ bốn câu, ấn tâm dùng bộ kinh bốn quyển, so với danh hiệu [chỉ gồm] bốn chữ, văn tự càng rườm rà hơn).

 

      Đáp rất tuyệt! Chư tổ truyền tâm, truyền pháp cho nhau, có văn tự hay không? Có chứ! Tổ sư Đạt Ma đến Trung Hoa, truyền pháp cho Nhị Tổ Huệ Khả, dùng bộ kinh Lăng Già gồm bốn quyển để ấn tâm. Bốn quyển kinh Lăng Già nhiều hơn bốn chữ A Di Đà Phật quá nhiều!

 

      (Diễn) Truyền pháp tứ cú giả, Sơ Tổ vân: “Ngô bổn lai tư thổ, truyền pháp độ mê t́nh, nhất hoa khai ngũ diệp, kết quả tự nhiên thành”.

      ()傳法四句者,初祖云:吾本來茲土,傳法度迷情,一花開五葉,結果自然成。

(Diễn: “Truyền pháp bằng bốn câu”, Sơ Tổ nói: “Ta vốn đến xứ này, truyền pháp độ mê t́nh, một hoa x̣e năm cánh[2], kết quả tự nhiên thành”).

 

      Đây là [bài kệ do] tổ sư Đạt Ma truyền cho Nhị Tổ Huệ Khả, hai mươi chữ nhiều hơn bốn chữ A Di Đà Phật quá nhiều!

 

      (Sao) Cái phi dĩ đoạn diệt văn tự vi bất lập dă. Bất tức văn tự, bất ly văn tự, đạt trước khế chi.

     ()蓋非以斷滅文字為不立也。不即文字,不離文字,達著契之。

(Sao: Ấy là v́ chẳng phải coi “đoạn diệt văn tự” là “chẳng lập”. Chẳng phải là văn tự, chẳng ĺa văn tự, hễ thông đạt sẽ khế nhập).

 

      Câu kết luận cuối cùng rất quan trọng. Thiền Tông tự xưng là “chẳng lập văn tự, chỉ thẳng tâm người”, [thế mà] văn tự trong Thiền Tông nhiều hơn bất cứ tông phái nào khác! Quư vị xem Đại Tạng Kinh sẽ biết ngay. Ngữ lục của các vị tổ sư Thiền Tông [quá nhiều], Lục Tổ đại sư c̣n có một bộ Đàn Kinh, Đàn Kinh có phải là văn tự hay không? Văn tự trong kinh ấy c̣n dài hơn kinh Di Đà của chúng ta! Chư vị phải hiểu “chẳng lập văn tự” là “chẳng chấp trước văn tự”, chẳng phải là “không cần văn tự”, họ vẫn cần tới văn tự. Trong Khởi Tín Luận, Mă Minh Bồ Tát đă dạy chúng ta một nguyên tắc: “Ĺa tướng ngôn thuyết, ĺa tướng danh tự, ĺa tướng tâm duyên”. Tham Thiền phải như vậy th́ mới được. Nói thật ra, học Giáo cũng phải tuân thủ nguyên tắc này. Tham Thiền mà có thể ĺa tướng bèn có thể khai ngộ, người học Giáo có thể ĺa tướng sẽ có thể đại khai viên giải, người niệm Phật có thể ĺa tướng bèn có thể đắc nhất tâm bất loạn. Vấn đề là “ĺa rất khó!” Nói rất dễ dàng, ĺa rất khó khăn! Điều này có nghĩa là: Chẳng phải là nói “không có văn tự”, chẳng phải là nói “không có ngôn thuyết”. Ngôn thuyết và văn tự thảy đều có, quư vị chớ nên chấp trước, chấp trước là bệnh! Ngôn ngữ và văn tự chẳng có khuyết điểm, chẳng có lỗi lầm, nhưng chấp trước là bệnh, phân biệt là bệnh. Phân biệt là Sở Tri Chướng, chấp trước là Phiền Năo Chướng. Quư vị chẳng phân biệt, không chấp trước, quư vị ứng dụng nó, lấy đâu ra chướng ngại? Trong Hoa Nghiêm Sớ Sao, Thanh Lương đại sư đă nói: “Lư Sự vô ngại, Sự Sự vô ngại”. Đó gọi là Nhất Chân pháp giới, đắc đại tự tại, hết thảy chướng ngại đều chẳng có. Chướng ngại sanh từ nơi đâu? Chướng ngại sanh từ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Nếu quư vị chẳng có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, chúc mừng quư vị, quư vị đă thành Phật. Phật và chúng sanh sai biệt [ở chỗ] chúng sanh có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, Phật chẳng có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Phẩm [Như Lai] Xuất Hiện trong kinh Hoa Nghiêm đă nói rất rơ ràng: “Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ và đức tướng của Như Lai; chỉ v́ vọng tưởng, chấp trước, mà chẳng thể chứng đắc”. Bằng một lời, đức Phật đă nói toạc gốc bệnh của chúng ta là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước.

      Thiền Tông nói Tham th́ Tham () là như thế nào? Ĺa tâm ư thức để tham. Thức thứ sáu phân biệt, thức thứ bảy chấp trước, thức thứ tám lưu ấn tượng. Ĺa tâm ư thức là quư vị đừng nên phân biệt, chớ nên chấp trước, đừng giữ lại ấn tượng. Chẳng giữ lại ấn tượng là đừng ghi nhớ trong ḷng, chuyện đă qua bèn quên sạch sành sanh, giống như ǵ? Phật pháp thường nói: Chúng ta dụng tâm phải giống như một tấm gương. Gương th́ [vật] hiện tiền bèn soi rành mạch, [khi vật] dời đi, chẳng để lại dấu vết ǵ! Chúng ta dụng tâm phải giống như gương. Gương soi các vật chẳng có phân biệt, chẳng có chấp trước, không lưu lại ấn tượng. Phàm phu chúng ta dụng tâm giống như cuốn phim trong máy chụp ảnh: Có phân biệt, có chấp trước, giữ lại ấn tượng. Từ vô thỉ kiếp tới nay, trong tâm một mực hồ đồ, lưu giữ những thứ ô nhiễm quá nhiều. Tâm Phật như một tấm gương. Do vậy, kinh điển có ư nghĩa như một tấm gương, chúng ta mỗi ngày sáng tối đều phải soi gương để rửa sạch mặt mũi. V́ sao mở kinh điển ra giống như [đối trước] một tấm gương? Những thứ bẩn thỉu trong tâm cũng phải tẩy gột sạch làu, hễ ĺa tâm ư thức bèn gột sạch. Thiền Tông dùng phương pháp “tham thoại đầu” hoặc “quán tâm” để rửa ḷng đổi hạnh. Tông phái của chúng ta dùng bốn chữ danh hiệu, hoặc sáu chữ hồng danh, dùng phương pháp ấy để rửa ḷng đổi hạnh, kinh Vô Lượng Thọ dạy như vậy. Học Phật th́ phải hành thật sự, thật sự hành mới là học. Hằng ngày tụng kinh, niệm Phật mà chẳng làm, đó chẳng gọi là “học Phật”, mà là Phật học. Phật học chẳng phải là học Phật, Phật học vô dụng! Đối với chuyện liễu sanh tử, xuất tam giới của chính ḿnh chẳng có liên quan ǵ! Cầu văng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới cũng chẳng thể! Nhất định phải học Phật, Phật là tâm ǵ, ta phải học, học giống như Ngài. Phật đăi người tiếp vật như thế nào, ta cũng phải học giống hệt như Ngài th́ mới được! Phật tâm và Phật hạnh đều ở trong kinh điển. Do đó, liễu giải ư nghĩa của kinh điển, chiếu theo lời dạy trong kinh điển để hành th́ gọi là học Phật, đó mới là hữu dụng.

      Chẳng phải đoạn diệt văn tự là “bất lập”. “Bất lập văn tự” chẳng phải là không cần văn tự, chẳng phải là vứt bỏ văn tự, mà là “bất tức văn tự, bất ly văn tự”, [nghĩa là] đối với ngôn ngữ và văn tự, bèn chẳng chấp trước, mà cũng chẳng xa ĺa. Chẳng ĺa [nghĩa là] ta phải dùng nó, ta phải sử dụng văn tự, phải dùng ngôn ngữ. “Bất tức” là ǵ? Quyết định chẳng chấp trước, biết nó chỉ là công cụ mà thôi. Nó là công cụ, sau khi dùng xong bèn bỏ đi; kinh Kim Cang dạy: “Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp” (Pháp c̣n nên bỏ, huống hồ phi pháp); có thể dùng, dùng xong bèn bỏ, chớ nên chấp trước, như vậy sẽ là hoàn toàn chánh xác.

 

      (Sớ) Hựu thử nhất tâm, đương tri Tâm Vương, Tâm Sở, vô bất nhất cố.

      ()又此一心,當知心王心所,無不一故。

(Sớ: Lại nữa, đối với nhất tâm, hăy nên biết Tâm Vương và Tâm Sở, không ǵ chẳng là một).

 

      Trong phần trước, [nói] “Tịnh là Thiền, Thiền là Tịnh”, tức là hội thông với Tông Môn. Đoạn này nhằm để hội thông cùng Giáo Hạ. Do vậy, có thể biết: Tịnh Tông xác thực là thông Tông, thông Giáo. [Hành nhân trong] Thiền Tông đă hiểu rơ đạo lư này, bèn chuyên tâm niệm A Di Đà Phật, thành tựu mục đích của Thiền Tông. Giáo Hạ hiểu rơ đạo lư này, nhất tâm niệm A Di Đà Phật, đạt tới mục đích thông Giáo. Pháp môn này đúng là tuyệt diệu!

 

      (Sao) Vương Sở giải kiến tiền văn, thử chi bát giả, cập ngũ thập nhất.

      ()王所解見前文,此之八者,及五十一。

(Sao: Xem lời giải thích Tâm Vương và Tâm Sở trong phần trước, những điều này bao gồm tám Tâm Vương và năm mươi mốt Tâm Sở).

 

      Tâm Vương và Tâm Sở đă nói trong phần trước. “Vương” () có nghĩa là tự tại. “Sở” () là chẳng tự tại. Giống như một quốc gia, quốc vương [xưa kia] và Tổng Thống trong hiện thời khác nhau. Tổng Thống hiện thời bị Quốc Hội kiềm chế, chẳng được tự tại, muốn làm chuyện ǵ mà Quốc Hội không thông qua, sẽ chẳng có cách nào! Xưa kia, làm hoàng đế rất tự tại, người nào cũng phải nghe lệnh nhà vua. Một ḿnh nhà vua điều khiển, ra lệnh, nhân dân cả nước phải nghe theo sự chỉ huy của nhà vua, chẳng thể phản kháng. Do đó, “Vương” biểu thị sự tự tại. “Sở” chẳng tự tại, là thần dân, phải vâng theo sự sai khiến và mạng lệnh của Vương. Ở đây, đức Phật sánh ví cái tâm như vua, sánh ví những tác dụng sanh khởi bởi cái tâm giống như thần dân. Do vậy, bèn có Tâm Vương và Tâm Sở. Tâm Vương có tám món; nói thật ra, tám món ấy thật ra là một. Tâm chỉ có một, lấy đâu ra tám cái tâm? Thật ra, tám cái tâm ấy đều do A Lại Da khởi tác dụng. A Lại Da đúng là vị vua bậc nhất, giống như quốc vương; bảy món kia giống như đại thần dưới quyền nhà vua, giống như viện trưởng các viện, hoặc bộ trưởng các bộ, cũng khá tự tại. Tâm Sở chẳng tự tại, Tâm Sở phụ thuộc Tâm Vương, chẳng giống như Tâm Vương có thể đơn độc nắm quyền một phương. Tám Tâm Vương là tám thức, [bao gồm] A Lại Da Thức, thức thứ bảy là Mạt Na, thức thứ sáu tức Ư Thức, cộng thêm năm thức trước: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Do vậy, có tất cả tám thức. Tâm Sở tương ứng với tám thức cũng là nhiều hay ít khác nhau, như tương ứng với A Lại Da Thức chỉ có năm Biến Hành Tâm Sở[3], chỉ có năm điều, ít nhất. Tâm Sở tương ứng với thức thứ sáu, tức Ư Thức, có tất cả năm mươi mốt món, nhiều nhất. V́ thế, nó rất có thể dấy lên vọng tưởng. Tất cả phiền năo và vọng tưởng đều phát xuất từ nó. Điều khẩn yếu thuộc trong phần sau:

 

      (Sao) Phân nhiên bất tề, tạp nhiên cạnh khởi, nhi ngôn vô bất nhất giả.

      ()紛然不齊,雜然競起,而言無不一者。

      (Sao: Rối ren chẳng đồng nhất, chen nhau dấy lên tạp loạn, mà nói là “không món nào chẳng là một”).

 

      Liên Tŕ đại sư nói: Lư nhất tâm bất loạn chính là Tâm Vương và Tâm Sở, không món nào chẳng là một. Nói theo cách nào vậy? Trong Tướng Tông, t́nh huống xác thực là [các pháp, các danh tướng] rối ren, chẳng đồng nhất, tạp loạn tranh nhau dấy lên.

 

      (Diễn) Phân nhiên bất tề giả, ước thiện, ác, vô kư tam tánh thuyết. Dĩ tam tánh tự thể huưnh dị cố.

      ()紛然不齊者,約善惡無記三性說,以三性自體迥異故。

      (Diễn: “Rối ren chẳng đồng nhất” là nói theo ba tánh thiện, ác, vô kư (chẳng thiện, chẳng ác), bởi tự thể của ba tánh khác biệt vời vợi).

 

      Đó là chẳng đồng nhất. Năm mươi mốt Tâm Sở, gồm mười một Thiện Tâm Sở, hai mươi sáu ác Tâm Sở (sáu Căn Bản Phiền Năo và hai mươi Tùy Phiền Năo), những thứ khác thuộc loại Vô Kư. Vô Kư (無記, Avyākṛta) có nghĩa là chẳng thiện, chẳng ác, nhưng nó có tác dụng, có sự việc. Tánh chất của chúng (Tâm Vương và Tâm Sở) hoàn toàn chẳng tương đồng. Đó là chẳng đồng nhất, rối ren chẳng đồng nhất!

 

      (Diễn) Tạp nhiên cạnh khởi giả, ước bát thức duyên cảnh bất đồng thuyết, dĩ nhăn thức duyên sắc, nhĩ thức duyên thanh, Lại Da duyên căn, thân, khí giới.

      ()雜然競起者,約八識緣境不同說,以眼識緣色,耳識緣聲,賴耶緣根身器界。

      (Diễn: “Chen nhau dấy lên tạp loạn”: Ước theo tám thức duyên theo từng cảnh sai khác mà nói; bởi lẽ, nhăn thức duyên sắc, nhĩ thức duyên theo tiếng, A Lại Da duyên theo căn, thân, khí thế gian thế giới).

 

      Đối với mỗi Tâm và Tâm Sở trong tám thức và năm mươi mốt Tâm Sở, cảnh giới sở duyên của mỗi thứ đều khác nhau. Đó là “tạp nhiên cạnh khởi”. V́ sao có thể nói chúng là một? Câu hỏi này rất hay! Dưới đây là phần giải thích:

 

      (Sao) Lương diêu vương sở tuy đa, tố lưu cùng nguyên, bất xuất nhất tâm.

      ()良繇王所雖多,溯流窮源,不出一心。

(Sao: Ấy là v́ Tâm Vương và Tâm Sở tuy nhiều, truy ngược tới tận cùng nguồn cội, chúng đều chẳng ra ngoài nhất tâm).

 

      Nếu truy cứu cội nguồn của Tâm Vương và Tâm Sở, [sẽ thấy] Tâm Sở chẳng ĺa Tâm Vương. Tâm Vương do đâu mà có? Từ nhất tâm mà có. Truy t́m đến cội nguồn cuối cùng th́ chúng sẽ là nhất tâm, đều do nhất tâm khởi tác dụng, chẳng phải là ǵ khác.

 

      (Diễn) Thỉ tùng thanh tịnh tâm trung, vô minh vọng động, chuyển thành Lại Da. Thứ tùng Lại Da, chuyển xuất tiền thất. Tâm Vương kư khởi, Tâm Sở tùy hành, thứ đệ dẫn sanh ngũ thập nhất chủng, như tùng nguyên xuất lưu dă.

      ()始從清淨心中,無明妄動,轉成賴耶。次從賴耶,轉出前七。心王既起,心所隨行,次第引生五十一種,如從源出流也。

(Diễn: Khởi đầu từ trong tâm thanh tịnh, vô minh vọng động, chuyển thành A Lại Da. Kế đó, từ A Lại Da chuyển thành bảy thức trước. Tâm Vương đă dấy lên, Tâm Sở liền xuất hiện theo, lần lượt theo nhau sanh khởi, tạo thành năm mươi mốt loại, như từ một nguồn mà chia ra các ḍng vậy).

 

      “Thỉ tùng thanh tịnh tâm trung” (Khởi đầu từ trong tâm thanh tịnh), diễn tả Tâm Vương và Tâm Sở phát xuất như thế nào. Tâm thanh tịnh là Chân Như bản tánh, là chân tâm bản tánh của chính ḿnh. “Vô minh vọng động, chuyển thành Lại Da” (Vô minh vọng động, chuyển thành A Lại Da). Kinh luận Tướng Tông nói: “Vô minh bất giác sanh tam tế” (Vô minh bất giác sanh ra ba tế tướng), “tam tế” (三細) là ba tế tướng[4] của A Lại Da. “Cảnh giới vi duyên trưởng lục thô” (Cảnh giới làm duyên tăng trưởng sáu thô tướng). Nếu nói theo cách hiện thời, hết thảy vạn vật trong vũ trụ sanh thành như thế nào? Truy cứu cội nguồn của nó, vũ trụ do đâu mà có? Vạn vật do đâu mà có? Các nhà khoa học thăm ḍ, nghiên cứu, chẳng t́m thấy cội nguồn! Họ nêu ra thuyết Tiến Hóa Luận, theo thuyết ấy, do sự tiến hóa diễn biến dần dần trong đại vũ trụ mà sanh ra các hiện tượng, nhưng lư luận ấy chẳng được đại đa số mọi người chấp nhận. Nếu nói nhân loại do khỉ vượn tiến hóa thành, v́ sao khỉ vượn trên cơi đời này chẳng tiến hóa thành người? V́ sao một nửa loài khỉ tiến hóa thành người, một nửa vẫn giữ nguyên diện mạo sẵn có? Nói kiểu nào cũng nói chẳng suông! Đối với chân tướng của vũ trụ và nhân sinh, dựa vào khoa học kỹ thuật, rất khó t́m ra cội nguồn. Những điều cành nhánh có thể t́m được, chứ chẳng thể t́m ra căn bản, căn bản quá sâu. Những điều nông cạn, rơ rệt th́ khoa học có thể ấn chứng, chứng thực; chứ những điều tột cùng sâu thẳm, khoa học kỹ thuật chẳng đạt được. Nói theo phương pháp luận khoa học, sẽ hết sức rơ rệt là những cái được thế gian gọi là Lư Tắc Học (Luận Lư Học), La Tập (Logic), Biện Chứng Pháp (Dialectical Logic), trong Phật pháp gọi là Nhân Minh (Hetuvidyā), những thứ ấy đều có thể coi như các phương pháp khoa học. Dùng những phương pháp ấy để thăm ḍ vũ trụ và nhân sinh, xác thực là đă đem lại rất nhiều thuận tiện cho chúng ta. Khá nhiều phát minh đều nhờ những phương pháp ấy mà t́m ra, nhưng nếu để thăm ḍ tâm tánh th́ những thứ ấy hoàn toàn chẳng có tác dụng! Trong Phật pháp, đối với Phật pháp bậc trung và bậc thấp, có thể sử dụng Nhân Minh, nhưng đối với Phật pháp cao cấp sẽ chẳng dùng được, những thứ ấy chẳng có một tí tác dụng nào! Nhân Minh vô dụng đối với Thiền, mà đối với Tịnh cũng vô dụng. Áp dụng vào Giáo bậc cao cũng chẳng được, nhưng [đối với Giáo Hạ] sơ cấp và trung cấp th́ có thể sử dụng. Kinh Lăng Nghiêm đối với chuyện này đă nêu tỏ hết sức thấu triệt. Trong cái tâm thanh tịnh, vô minh vọng động, “vô minh bất giác sanh tam tế” (vô minh bất giác, bèn sanh ra ba tế tướng), biến chân tâm bản tánh thành A Lại Da. “Thứ tùng Lại Da, chuyển xuất tiền thất”, [có nghĩa là] từ A Lại Da, lại chuyển thành bảy thức trước (nhăn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ư và Mạt Na). [Bảy thức ấy] cùng với A Lại Da được gọi là tám Tâm Vương, Tâm Vương bèn tồn tại. Tâm Vương khởi tác dụng, được gọi là Tâm Sở (những thuộc tánh của cái tâm). “Tâm Sở tùy hành, thứ đệ dẫn sanh ngũ thập nhất chủng” (Tâm Sở liền xuất hiện theo, lần lượt theo nhau sanh khởi tạo thành năm mươi mốt loại), “ngũ thập nhất chủng” là chủng loại. Tác dụng của tâm được quy nạp thành năm mươi mốt loại lớn, nếu chia nhỏ sẽ rất rắc rối. Di Lặc Bồ Tát soạn Du Già Sư Địa Luận đă quy nạp hết thảy các pháp thành sáu trăm sáu mươi pháp. Sáu trăm sáu mươi pháp đối với kẻ sơ học như chúng ta cũng rất khó khăn, quá nhiều! Thiên Thân Bồ Tát lại quy nạp sáu trăm sáu mươi pháp ấy, quy thành một trăm pháp. Nói cách khác, Bách Pháp Minh Môn là đại cương của Du Già Sư Địa Luận. Do đó, bất cứ pháp nào, hễ khai triển cũng đều là vô lượng vô biên, đúng là hết sức phức tạp, chẳng phải là đơn giản như kinh giáo đă nói. [Kinh giáo] đơn giản là v́ đă quy nạp lần nữa những điều đă được quy nạp, [khiến cho chúng trở thành] có lớp lang hợp lư, khiến cho chúng ta có chỗ để nhập môn.

 

      (Diễn) Kim tố lưu cập nguyên giả.

      ()今溯流及源者。

(Diễn: Nay truy ngược tận nguồn cội).

 

      Chúng ta thuận theo ḍng, giống như dơi theo ḍng nước, t́m ra cội nguồn của nó.

 

      (Diễn) Tắc Tâm Sở bất ly Tâm Vương, Tâm Vương bất khởi, Tâm Sở bất sanh cố. Tâm Vương bất ly diệu tâm, diệu tâm bất động, Tâm Vương bất hiện cố.

      ()則心所不離心王,心王不起,心所不生故。心王不離妙心,妙心不動,心王不現故。

(Diễn: Tâm Sở chẳng ĺa Tâm Vương, Tâm Vương chẳng khởi th́ Tâm Sở chẳng sanh. Tâm Vương chẳng ĺa diệu tâm, do diệu tâm bất động nên Tâm Vương chẳng hiện).

 

      “Diệu tâm” là chân tâm, là linh tri. Chư vị nhất định phải biết chân tướng sự thật này. Rất ít người biết chân tướng sự thật này; do vậy, đức Phật nói chúng sanh đang mê. Chân tri là ǵ? Tâm bất động là chân tri, không ǵ chẳng biết; tâm hễ động, điều ǵ cũng đều không biết. Trong kinh, đức Phật sánh ví tâm như nước. Khi nước bất động, giống như một tấm gương, soi cảnh giới bên ngoài rành mạch, rơ ràng, chẳng có ǵ không biết. Tâm vừa động, nước liền cuộn sóng, hễ cuộn sóng sẽ chẳng chiếu soi rơ rệt. Dẫu có chiếu soi th́ cũng vỡ vụn thành những mảnh nhỏ ly ti, những ǵ quư vị biết sẽ chẳng phải là chân tướng. Người học Phật dùng tư duy, dùng tưởng tượng, dùng phân biệt để nghiên cứu kinh giáo, có thể hiểu rơ những ư nghĩa trong kinh giáo hay không? Người ấy tự cho là đă hiểu rơ, đâu phải vậy! Quả thật là người ấy càng nghiên cứu càng hỏng bét, càng nghiên cứu tâm càng dao động lớn hơn, vốn là sóng nhỏ, biến thành sóng lớn. V́ thế, biến kinh điển thành học thuật thế gian, hiểu sai be bét toàn bộ ư nghĩa trong kinh Phật. V́ sao hiểu sai? Do quư vị dùng thức thứ sáu, tức Ư Thức, dùng thức thứ bảy, toàn bộ đều sai lầm!

      Làm như thế nào th́ mới có thể thật sự hiểu rơ? Chẳng dùng tâm ư thức bèn hiểu rơ. Chẳng dùng tâm ư thức, sẽ chiếu kiến! Tâm thủy b́nh lặng, b́nh lặng là chiếu kiến, hễ tiếp xúc bèn hiểu rơ. Hễ nghiên cứu bèn cuộn sóng. Đă cuộn sóng, há có thể nào chiếu kiến? Người hiểu đạo lư này chẳng nhiều, đặc biệt là người hiện thời. Cổ nhân đă hiểu; v́ thế, đối với cổ nhân, không chỉ là Thiền Tông, mà Giáo Hạ cũng chẳng phải là ngoại lệ, đều là tiến nhập từ Định. “Nhân Giới sanh Định, nhân Định khai Huệ”, trí huệ đă khai rồi mới đọc kinh. Tông Môn phải là sau khi đă đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh rồi mới đọc kinh. Họ đọc kinh nhằm ấn chứng. Giáo Hạ chẳng cần công phu định lực cao như thế, nhưng phải có công phu định lực nho nhỏ th́ mới có thể nghe kinh. Chẳng có chút công phu định lực nào, chẳng được phép nghe kinh! Trong Sa Di Luật Nghi có nói: Đă xuất gia th́ phải học giới năm năm. Trong năm năm ấy, chẳng được phép nghe kinh. Chùa miếu xưa kia là trường học, có Thiền đường, có giảng đường, có Niệm Phật Đường. [Trong năm năm ấy], quư vị chẳng có tư cách niệm Phật, chẳng có tư cách tham Thiền, mà cũng chẳng có tư cách nghe kinh, làm chuyện ǵ? Phục vụ thường trụ, chăm sóc đại chúng, sau năm năm mới có tư cách đến tọa Thiền trong Thiền đường, vào giảng đường nghe kinh; do năm năm [học giới], cái tâm đă định. Năm năm ấy là giáo dục sơ bộ, giống như kiểu giáo dục học tṛ mới trong nhà trường hiện thời, hoặc cách giáo dục dành cho binh lính mới nhập ngũ trong quân đội. Giáo dục nhập ngũ trong Phật môn là năm năm, dài hơn giáo dục thế gian. Năm năm ấy nhằm huấn luyện định tâm, thâu hồi cái tâm. Tâm đă định, sẽ khai trí huệ. Có trí huệ, nghe giảng kinh, quư vị sẽ có ngộ xứ, có thể lănh ngộ. Tâm chẳng định, chẳng có lănh ngộ. Có lănh ngộ bèn có thọ dụng. Nói cách khác, không chỉ là có thể cải thiện cuộc sống, mà chúng ta xử sự đăi người tiếp vật càng viên dung, càng mỹ măn! Lại c̣n có một chuyện mà mọi người chẳng thể ngờ: [Tâm định] có thể điều ḥa, chỉnh đốn thân tâm của chúng ta, người hiện thời nói là “biến đổi thể chất”, thật đấy! Dẫu thân thể bị ung thư, bướu độc, chẳng cần phải dùng đến thuốc men, tự nhiên điều chỉnh, người ấy được lành bệnh. Chư vị phải hiểu: Định có thể điều chỉnh sức khỏe nơi thân tâm. Định là tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh, sinh lư chịu ảnh hưởng của tâm lư, các cấu trúc tế bào bị trục trặc đều khôi phục b́nh thường. Do vậy, Định hữu ích rất lớn đối với sức khỏe nơi thân thể. Nhất định là từ Định khai Huệ.

      Pháp môn Tịnh Tông là trực tiếp tu nhất tâm bất loạn, Thiền là tu trực tiếp, Tịnh cũng là tu trực tiếp; nhưng Thiền th́ trong tâm của chính ḿnh phải có công phu thanh tịnh kha khá, dùng Thiền để tăng cao hơn một cấp, đạt đến đỉnh điểm. Chẳng đạt tiêu chuẩn ấy, sẽ không thể tăng cao được! Trong pháp môn Tịnh Tông, quư vị nhiễm ô đến tột cùng vẫn chẳng sợ, pháp này vẫn từng bước đưa quư vị tiến cao hơn. Tịnh thuận tiện, dễ thành tựu hơn Thiền là ở chỗ này. [Các pháp môn thuộc] Giáo chẳng ra ngoài Pháp Tướng Duy Thức. Duy Thức Pháp Tướng bao gồm tất cả [các pháp môn thuộc về] Giáo Hạ, truy đến căn cội vẫn là nhất tâm. Ngàn kinh vạn luận, vô lượng pháp môn do đâu mà có? Lưu xuất từ nhất tâm. V́ vậy, quư vị đắc nhất tâm, tất cả hết thảy các pháp môn đều thông đạt. Đă t́m được nguồn cội, nắm được cương lănh, lẽ nào chẳng thành tựu? Người hiện thời cứ ngỡ chính ḿnh thông minh, chẳng tiếp nhận, chẳng tin tưởng lời cổ thánh tiên hiền, cứ muốn dùng phương pháp khoa học hiện đại để học Phật. Kết quả nói dễ nghe một chút chính là đă biến Phật pháp thành khoa học hiện đại, rốt cuộc vẫn phải luân hồi trong lục đạo, chuyện là như thế đó. Đối với lợi ích chân thật của Phật pháp, chẳng nói đến lợi ích liễu sanh tử, [ngay cả những] lợi ích nhỏ nhoi trước mắt như thân tâm khỏe mạnh, cuộc sống hạnh phúc, sung sướng, họ đều chẳng đạt được! Phật môn thường nói “phá mê khai ngộ, ĺa khổ được vui”. Họ chẳng ĺa được khổ, chẳng đạt được vui, chẳng phá mê, mà cũng chẳng thể khai ngộ! Nguyên nhân là do họ tu học chẳng đúng pháp. Chẳng biết cổ nhân đă dùng phương pháp này hai, ba ngàn năm; nếu phương pháp này chẳng tốt đẹp, quư vị nói xem: Làm sao nó có thể được sử dụng lâu như thế? Trong ba ngàn năm, bao nhiêu người dùng phương pháp này mà khai ngộ, dùng phương pháp này đạt được thành tựu, phương pháp này có giá trị lắm! Chớ nên chê phương pháp này quá cũ, quá xưa, chẳng cần nữa, đổi sang cách mới. Đổi sang cách mới, vô dụng! Chẳng đạt được mục đích! V́ thế, phải suy nghĩ cẩn thận, phương pháp này của Phật, Bồ Tát vượt trỗi thời gian và không gian, chẳng bị đào thải bởi không gian và thời gian, chẳng thể nào! Đấy là “chân lư vĩnh viễn bất biến” như người thế gian chúng ta thường nói. Quư vị hành theo phương pháp này, quyết định đạt được lợi ích. Trái nghịch phương pháp này mà mong thành tựu, sẽ hết sức khó khăn!

 

(Sao) Kim niệm Phật nhân, sơ dĩ Nhĩ Thức văn bỉ Phật danh, thứ dĩ Ư Thức chuyên chú ức niệm. Dĩ chuyên niệm cố, tổng nhiếp lục căn, nhăn, tỷ, thiệt, thân, như thị lục thức, giai tất bất hành. Niệm chi bất dĩ, niệm cực nhi vong. Sở vị “hằng thẩm tư lượng” giả, kỳ tư tịch yên, vong chi bất dĩ, vong cực nhi hóa. Sở vị “chân vọng ḥa hợp” giả, kỳ vọng tiêu yên, tắc thất thức, bát thức diệc tất bất hành. Chủ kư bất tồn, tùng giả yên phụ? Kỳ ngũ thập nhất hựu hà luận dă! Đương nhĩ chi thời, cự lăng, vi ba, hàm thành chỉ thủy, nùng vân, bạc vụ, tận tác trừng không, duy thị nhất tâm, cánh vô dư pháp, cố vân “vô bất nhất” dă!

()今念佛人,初以耳識聞彼佛名,次以意識專注憶念。以專念故,總攝六根,眼鼻舌身,如是六識,皆悉不行,念之不已,念極而忘。所謂恆審思量者,其思寂焉,忘之不已,忘極而化。所謂真妄和合者,其妄消焉,則七識八識亦悉不行,主既不存,從者焉附,其五十一又何論也。當爾之時,巨浪微波,咸成止水,濃雲薄霧,盡作澄空,唯是一心,更無餘法,故云無不一也。

(Sao: Nay người niệm Phật, thoạt đầu dùng Nhĩ Thức để nghe danh hiệu của đức Phật ấy; kế đó, dùng Ư Thức để chuyên chú ức niệm. Do chuyên niệm bèn nhiếp trọn sáu căn, mắt, [tai], mũi, lưỡi, thân, [ư]; sáu thức như thế, thảy đều chẳng hiện hành. Cứ niệm không ngừng, niệm đến tột bậc, [các t́nh thức] mất đi. Cái gọi là suy tưởng “luôn cân nhắc, suy lường” sẽ vắng lặng. Chẳng ngừng quên mất [sự suy lường ấy], quên đến tột cùng, nó sẽ bị biến đổi. Nói là “chân và vọng ḥa hợp” nghĩa là vọng đă tiêu th́ thức thứ bảy và thức thứ tám cũng đều chẳng hiện hành. Cái chủ yếu đă chẳng c̣n, những thứ phụ thuộc nương tựa vào đâu? Há c̣n luận định năm mươi mốt thứ [Tâm Sở] chi nữa? Ngay trong lúc ấy, sóng to lẫn sóng nhẹ đều thành nước lặng. Mây dầy, sương mỏng, đều thành bầu trời quang đăng, chỉ là nhất tâm, chẳng c̣n có các pháp nào khác. V́ thế nói: “Không ǵ chẳng là một”).

 

      Liên Tŕ đại sư giải thích vấn đề này, chẳng dùng quá nhiều lời lẽ, xác thực là đơn giản, trọng yếu, tường tận, rơ ràng! Ngài nói rất rơ ràng, minh bạch. Ngài kết luận, một câu Phật hiệu bao gồm Tông Môn lẫn Giáo Hạ, hoàn toàn giống như lời khai thị về Niệm Phật sau này của ngài Ngẫu Ích. Ngài Ngẫu Ích là tư thục đệ tử của Liên Tŕ đại sư, Ngài học theo Liên Tŕ đại sư, đương nhiên Di Đà Kinh Sớ Sao là một bộ sách giáo khoa quan trọng nhất của Ngài, nhất định là Ngẫu Ích đại sư rất thông thuộc đoạn này. Do vậy, lời khai thị về Niệm Phật của Ngài có thể nói là tŕnh bày đoạn này theo cách thức gần gũi, dễ hiểu. Đối với những người thông đạt giáo nghĩa, đọc đoạn này sẽ chẳng có vấn đề ǵ, vừa xem liền hiểu rơ! Nếu đối với những ai ít đọc kinh luận Đại Thừa hơn, xem đoạn này vẫn gặp khó khăn. Tuy pháp sư Cổ Đức có chú giải, ắt vẫn cần phải giải thích cặn kẽ thêm, chúng ta mới thật sự hiểu rơ Phật hiệu có công đức chẳng thể nghĩ bàn; sau đấy, chúng ta mới chịu khăng khăng một mực thật thà niệm Phật. Biết ta niệm một câu Phật hiệu này tốt đẹp, Tông Môn lẫn Giáo Hạ ta đều thành tựu, đây là phương pháp tu học rất thù thắng. Các vị tham Thiền suốt một đời chưa chắc đă khai ngộ, quư vị nghiên cứu Giáo suốt một đời cũng chưa chắc là có thể đại khai viên giải, ta do niệm một câu Phật hiệu bèn thành công. Không chỉ là đại khai viên giải, mà c̣n là đại triệt đại ngộ, mầu nhiệm ở chỗ này! Hôm nay đă hết thời gian rồi!

 

Tập 242

 

      Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang bốn trăm sáu mươi tám.

 

      (Sao) Kim niệm Phật nhân, sơ dĩ Nhĩ Thức văn bỉ Phật danh, thứ dĩ Ư Thức chuyên chú ức niệm. Dĩ chuyên niệm cố, tổng nhiếp lục căn, nhăn, tỷ, thiệt, thân, như thị lục thức, giai tất bất hành.

      ()今念佛人,初以耳識聞彼佛名,次以意識專注憶念,以專念故,總攝六根,眼鼻舌身,如是六識,皆悉不行。

(Sao: Nay người niệm Phật, thoạt đầu dùng Nhĩ Thức để nghe danh hiệu của đức Phật ấy; kế đó, dùng Ư Thức để chuyên chú ức niệm. Do chuyên niệm, bèn nhiếp trọn sáu căn, mắt, [tai], mũi, lưỡi, thân, [ư], sáu thức như thế, thảy đều chẳng hiện hành).

 

      Liên Tŕ đại sư bảo chúng ta: Hiệu quả của “tín, nguyện, nhất tâm tŕ danh” xác thực là có thể dung nhiếp hết thảy các pháp môn do Thích Ca Mâu Ni Phật đă nói trong suốt bốn mươi chín năm. Trong phần trên đă nói về Thiền Tông, tức Tông Môn; sau khi đă đọc lời dạy của Liên Tŕ đại sư, ta biết nhất tâm xưng danh xác thực là tinh hoa của Thiền Tông. Hôm nay, đoạn khai thị này nhằm nói Giáo Hạ cũng chẳng ĺa khỏi phương pháp tŕ danh này. Niệm Phật là dùng Nhĩ Thức để nghe danh hiệu. Trong phương pháp niệm Phật, các vị cổ đại đức thường nhắc nhở chúng ta: Trước hết, phải buông xuống vạn duyên, cũng tức là hết thảy vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thảy đều buông xuống. Phật hiệu phải sanh khởi từ trong tâm, từ miệng niệm ra, sau đấy mới nghe lọt vào tai, dùng phương pháp này. Phương pháp này có thể nhiếp tâm, ở đây đang nói đến phương pháp này. “Nhĩ Thức văn bỉ Phật danh” (Nhĩ Thức nghe danh hiệu của đức Phật ấy), chính chúng ta tự niệm rồi tự ḿnh nghe. Sau đấy, “dĩ Ư Thức chuyên chú ức niệm” (dùng Ư Thức chuyên chú nghĩ nhớ), “ức niệm” (憶念) là trong tâm nghĩ đến Phật, nghe danh hiệu Phật, trong tâm chuyên tưởng, ư thức chuyên chú ức niệm. Do quư vị chuyên chú, “tổng nhiếp lục căn” (nhiếp trọn sáu căn), tức là như Đại Thế Chí Bồ Tát đă dạy trong kinh Lăng Nghiêm “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối”. Nhiếp lục căn theo cách nào? Ở đây, Tổ dạy chúng ta: Chỉ cần quư vị chuyên niệm, tức là chuyên chú ức niệm, lục căn tự nhiên được thâu nhiếp. “Nhăn, tỷ, thiệt, thân, như thị lục thức, giai tất bất hành” (Mắt, [tai], mũi, lưỡi, thân, [ư], sáu thức như thế, thảy đều chẳng hiện hành), chúng chẳng thể khởi tác dụng riêng biệt. Chuyên môn nghĩ tưởng Phật, sáu thức sẽ chẳng đến nỗi suy nghĩ loạn xạ!

 

      (Sao) Niệm chi bất dĩ, niệm cực nhi vong.

      ()念之不已,念極而忘。

      (Sao: Cứ niệm không ngừng, niệm đến tột bậc, các t́nh thức mất đi).

     

“Niệm cực” (念極) là nói tới công phu. Công phu sâu, thường gọi là “niệm mà vô niệm, vô niệm mà niệm”, tức là nói Năng lẫn Sở cùng mất, quên sạch chính ḿnh là chủ thể đang niệm lẫn Phật hiệu được niệm. “Vong” () ở đây là tỷ dụ, có nghĩa là chẳng chấp trước, chẳng phải là thật sự quên bẵng! Thật sự quên khuấy th́ chính là “vô kư tánh” (tánh chẳng thiện, chẳng ác), chẳng được rồi, vẫn thuộc loại phiền năo! “Vong” ở đây nhằm tỷ dụ chẳng chấp tướng, Thiền Tông nói “ĺa hết thảy tướng” chính là ư nghĩa này. Kinh Kim Cang dạy: “Vô ngă tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng”, có ư nghĩa chẳng chấp tướng. “Vong” ở đây mang ư nghĩa “chẳng chấp tướng”. Năng niệm lẫn sở niệm đều chẳng chấp trước. Hễ chẳng chấp trước, Năng và Sở dung ḥa thành một khối. Do có chấp trước, Năng và Sở mới đối lập; tới khi chẳng chấp trước, Năng và Sở hợp thành một. Khi hợp nhất bèn gọi là nhất tâm; hễ có Năng và có Sở bèn là nhị tâm. Từ chỗ này, đối với nhất tâm bất loạn, chúng ta lănh hội chẳng khó. Nó cũng là bước đầu của công phu thành phiến. Khi công phu sâu, bèn đạt tới cảnh giới này.

 

      (Sao) Sở vị hằng thẩm tư lượng giả, kỳ tư tịch yên. Vong chi bất dĩ, vong cực nhi hóa. Sở vị “chân vọng ḥa hợp” giả, kỳ vọng tiêu yên, tắc thất thức, bát thức diệc tất bất hành.

      ()所謂恆審思量者,其思寂焉,忘之不已,忘極而化。所謂真妄和合者,其妄消焉,則七識八識亦悉不行。

(Sao: Cái được gọi là suy tưởng “luôn cân nhắc, suy lường” sẽ vắng lặng. Chẳng ngừng quên mất [sự suy lường ấy], quên rốt ráo, nó sẽ bị biến đổi. Nói là “chân và vọng ḥa hợp” nghĩa là vọng đă tiêu th́ thức thứ bảy và thức thứ tám cũng đều chẳng hiện hành.).

 

      Cảnh giới này thuộc về cảnh giới Lư nhất tâm. Do vậy có thể biết, công phu niệm Phật xác thực là có tầng cấp, không ngừng tiến cao hơn. Đầu tiên là “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối”; đấy là phương pháp. Từ sơ phát tâm măi cho đến Lư nhất tâm, cho đến viên thành Phật đạo, đều dùng phương pháp này, trọn chẳng thể thay đổi! Cảnh giới tăng cao hơn, có cần phải thay đổi phương pháp hay không? Chẳng cần! Vẫn là sử dụng phương pháp này đến cùng. Đạt đến chẳng phân biệt, không chấp trước, thuộc loại Sự nhất tâm bất loạn. Khi đạt tới “vong cực nhi hóa”, “chân vọng ḥa hợp”, sẽ thuộc về Lư nhất tâm bất loạn, mà cũng là “minh tâm kiến tánh” như Thiền Tông đă nói, đă đạt đến cảnh giới kiến tánh. “Kỳ vọng tiêu yên” (vọng đă tiêu sạch), “vọng” ở đây chỉ vọng tưởng. Cho đến khi ấy, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước đều chẳng có. “Thất thức, bát thức diệc tất bất hành” (Thức thứ bảy và thức thứ tám cũng đều chẳng hiện hành): “Bất hành” là chẳng khởi tác dụng. Tác dụng của thức thứ tám là vọng tưởng, tác dụng của thức thứ bảy là chấp trước. Nói cách khác, tâm vọng tưởng và tâm chấp trước đều chẳng có, đều chẳng khởi tác dụng, đạt đến cảnh giới ấy.

 

      (Sao) Chủ kư bất tồn, tùng giả yên phụ? Kỳ ngũ thập nhất hựu hà luận dă?

()主既不存,從者焉附,其五十一又何論也。

(Sao: Cái chủ yếu đă chẳng c̣n, những thứ phụ thuộc nương tựa vào đâu? Há c̣n luận định năm mươi mốt thứ [Tâm Sở] chi nữa).

 

      Tám Tâm Vương chẳng khởi tác dụng. Do Tâm Sở phụ thuộc Tâm Vương, đương nhiên là năm mươi mốt món Tâm Sở càng chẳng khởi tác dụng.

 

      (Sao) Đương nhĩ chi thời.

      ()當爾之時。

(Sao: Ngay trong lúc đó).

 

      Ngay trong khi ấy.

 

      (Sao) Cự lăng vi ba, hàm thành chỉ thủy.

()巨浪微波,咸成止水。

(Sao: Sóng to lẫn sóng nhẹ đều thành nước lặng).

 

“Cự lăng” (巨浪: sóng lớn) là bảy thức trước và các Tâm Sở tương ứng khởi tác dụng, giống như sóng lớn. “Vi ba” (微波: sóng nhẹ) là A Lại Da Thức và năm Biến Hành Tâm Sở tương ứng khởi tác dụng. Những thứ này rất vi tế, nên sánh ví với sóng nhẹ. Khi công phu đến mức này, sóng to lẫn sóng nhẹ đều ngưng lặng. Do vậy có thể biết: Tâm địa thật sự đạt đến thanh tịnh, tâm thanh tịnh hiện tiền. Tâm thanh tịnh là chân tâm, là Chân Như bản tánh của chính ḿnh. [Tâm thanh tịnh] hiện tiền là “bản lai diện mục” (diện mạo vốn có) như nhà Thiền đă nói. Khi ấy, quư vị trông thấy bộ mặt vốn có. Bộ mặt vốn có chính là tự tánh. Bộ mặt vốn sẵn có c̣n gọi là pháp giới hay Phật Tánh, đă trông thấy! Thường gọi là “thành Phật”; hễ thấy, bèn thành Phật, kiến tánh thành Phật. Vị Phật này hoàn toàn chẳng phải là Phật viên măn rốt ráo, c̣n cách biệt [Phật quả] viên măn rốt ráo khá xa. V́ sao nói người ấy đă thành Phật? V́ khi ấy, quư vị sử dụng cái tâm hoàn toàn giống Phật. Lũ phàm phu chúng ta, Thanh Văn, Duyên Giác, Quyền Giáo Bồ Tát, sử dụng cái tâm khác Phật, sai khác ở chỗ nào? Cái tâm do những người ấy sử dụng được gọi là tâm ư thức, là tám thức, sử dụng tám thức, năm mươi mốt Tâm Sở, dùng cái tâm ấy. Đức Phật sử dụng chân tâm, bản tánh, hoàn toàn khác hẳn! Dùng thức tâm là mê, dùng chân tâm là giác. Người niệm Phật niệm đến khi ấy, là đă kiến tánh, thấy chân tâm. Đó là cảnh giới của bậc Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo trở lên. Sơ Trụ Bồ Tát phá một phẩm vô minh, chứng một phần chân tánh, chính là cảnh giới này. Đó là “cự lăng, vi ba, hàm thành chỉ thủy” (sóng lớn lẫn sóng nhẹ, đều thành nước lặng).

 

      (Sao) Nùng vân, bạc vụ, tận tác trừng không.

()濃雲薄霧,盡作澄空。

(Sao: Mây dầy, sương mỏng, đều thành bầu trời quang đăng).

 

      Câu này và câu trước tỷ dụ cùng một ư nghĩa. “Nùng vân” (濃雲: mây dầy) có cùng ư nghĩa với sóng lớn. “Bạc vụ” (薄霧: sương mù mỏng nhẹ) có cùng ư nghĩa với sóng nhẹ, đều là nói đến chuyện tám thức và năm mươi mốt Tâm Sở chẳng khởi tác dụng.

 

(Sao) Duy thị nhất tâm, cánh vô dư pháp, cố vân vô bất nhất dă.

      ()唯是一心,更無餘法,故云無不一也。

(Sao: Chỉ là nhất tâm, chẳng c̣n các pháp nào khác. V́ thế nói: “Không ǵ chẳng là một”).

 

Thật sự đạt đến nhất tâm. Đây là nói đến Giáo Hạ; trừ Thiền Tông ra, đều gọi là Giáo Hạ. Tại Trung Hoa, tông Hiền Thủ c̣n gọi là Hoa Nghiêm Tông, tông Thiên Thai c̣n gọi là Pháp Hoa Tông, [hai tông ấy và các tông] Pháp Tướng, Duy Thức, Tam Luận[5] [đều thuộc về Giáo Hạ], mục tiêu tu học của khá nhiều tông phái đến cuối cùng đều là cảnh giới này. Trong Thiền, [mục đích ấy] được gọi là “minh tâm kiến tánh”, Giáo Hạ gọi là “đại khai viên giải”. Danh xưng khác nhau, cảnh giới hoàn toàn giống nhau. Nói cách khác, sẽ là như các nhà Duy Thức đă nói: “Chuyển tám thức thành tứ trí”. Đến cuối cùng, Giáo Hạ đạt tới cảnh giới này. Chúng ta cũng đạt tới cảnh giới này, cũng là chuyển tám thức thành tứ trí. Chúng ta dùng phương pháp rất xảo diệu, tức là dùng một câu Phật hiệu, tín nguyện tŕ danh, từ công phu thành phiến đạt đến Sự nhất tâm bất loạn, đạt đến Lư nhất tâm bất loạn, tức là đạt tới cảnh giới này. Đây là nêu rơ: Phương pháp và cách thức xác thực là có xảo diệu khác nhau, nhưng đạt tới mục tiêu hoàn toàn như nhau. “Duy thị nhất tâm, cánh vô dư pháp, cố vân vô bất nhất dă” (Chỉ là nhất tâm, chẳng c̣n các pháp nào khác. V́ thế nói: “Không ǵ chẳng là một”), ư nói: Nhất tâm niệm Phật, niệm đến khi thành thục, Tâm Vương và Tâm Sở đều quy nhất, trở về tự tánh. Từ chỗ này, chúng ta cũng hiểu: Tâm Vương và Tâm Sở vốn là do cái tâm chẳng nhất nên mới biến ra. Nếu quy nhất, những thứ ấy đều chẳng có. Tâm chẳng chuyên nhất, kinh luận Duy Thức nói: “Vô minh bất giác sanh tam tế, cảnh giới duy duyên trưởng lục thô” (Vô minh bất giác sanh ra ba tế tướng, cảnh giới làm duyên tăng trưởng sáu thô tướng). Tám thức và năm mươi mốt Tâm Sở biến hiện như vậy đó. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Chân Như chẳng giữ lấy tự tánh”, nên mới có thể biến thành tám thức. Tám thức biến hiện y báo và chánh báo trang nghiêm trong mười pháp giới, biến hiện những thứ ấy. Đến cuối cùng đều quy nhất.

      Do vậy có thể biết, trong tất cả pháp môn, phương pháp Tịnh Tông đích xác là thù thắng khôn sánh, nó đơn giản, dễ dàng, ổn thỏa, thích đáng, thẳng chóng. V́ thế, nó vượt trỗi bất cứ pháp môn nào! Nhưng pháp môn này cũng xác thực là như đức Phật đă nói, là pháp khó tin. Tu hành chẳng khó, hành chẳng khó, tin tưởng khó, người ta chẳng dễ dàng tiếp nhận cho lắm! Chúng ta nhất định phải biết nguyên nhân [khiến cho chúng sanh] chẳng thể tiếp nhận. Trong kinh văn của kinh này đă nói rất khéo: “Chẳng thể do chút thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được sanh về cơi ấy”. Cũng có nghĩa là: Nếu quư vị chẳng đủ thiện căn, chẳng đủ phước đức, sẽ nẩy sanh nghi hoặc rất lớn đối với pháp môn này. Nghi vấn tầng tầng, quư vị chẳng đạt được lợi ích. Thiện căn phải đạt đến mức độ nào th́ mới được coi là nhiều? Kinh Vô Lượng Thọ có nêu ra một tiêu chuẩn đáng cho chúng ta tham khảo. Trong kinh, đức Phật đă bảo chúng ta: Vương tử A Xà Thế và năm trăm vị trưởng giả, những người ấy thiện căn khá sâu dầy. Trong đời quá khứ, họ đă từng cúng dường bốn trăm ức Phật. Chúng ta phải suy nghĩ cẩn thận về con số ấy. Một vị Phật xuất thế phải mất ba đại A-tăng-kỳ kiếp, họ có thể cúng dường bốn trăm ức Phật, thời gian dài ngần ấy! Thiện căn như vậy mà vẫn chẳng thể tiếp nhận pháp môn này! Họ nghe Thích Ca Mâu Ni Phật giảng kinh Vô Lượng Thọ bèn sanh tâm hoan hỷ, hy vọng chính ḿnh trong tương lai thành Phật cũng sẽ giống như A Di Đà Phật. Đă sanh tâm như vậy, mà vẫn chẳng phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, chẳng dấy lên ư niệm ấy! Điều này cho thấy, đời đời kiếp kiếp tu hành trong quá khứ, từng cúng dường bốn trăm ức chư Phật Như Lai, thiện căn ấy vẫn là ít, chẳng kể là nhiều, vẫn chẳng thể văng sanh Tịnh Độ trong một đời này. Quả thật là chúng ta chẳng thể ngờ được chuyện này. V́ thế, “nhiều thiện căn, nhiều phước đức” như kinh đă dạy, xác thực là giống như trong kinh Đại Thừa thường nói: Trong quá khứ, đă từng cúng dường vô lượng vô biên chư Phật Như Lai. Vô lượng vô biên so với bốn trăm ức, đương nhiên là vượt trội quá nhiều! Có thiện căn và phước đức như vậy, trong một đời này gặp gỡ pháp môn này. Gặp pháp môn này là nhân duyên, trong một đời này, nhất định được sanh về Tịnh Độ, vượt thoát luân hồi.

      Từ kinh điển, chúng ta biết đạo lư này, hiểu rơ sự thật này, lẽ nào chẳng quư trọng duyên phận trong một đời chính ḿnh? Đời này chúng ta được gặp gỡ, chẳng hoài nghi, có thể tin tưởng, có thể lư giải; có thể tin và có thể hiểu th́ chính là thiện căn. Đấy là “nhiều thiện căn”. Chúng ta rất mong văng sanh, ư nguyện cầu sanh Tịnh Độ rất mạnh mẽ, chịu niệm Phật, trong mười hai thời tịnh niệm tiếp nối. Nói cách khác, Tây Phương Cực Lạc thế giới và A Di Đà Phật thường ngự trong tâm chúng ta, chúng ta thường nghĩ tưởng, thường ức niệm, thời thời khắc khắc đều chẳng hề quên mất. Đó là “nhiều phước đức”, chẳng có ǵ lớn hơn phước đức này. Trong một đời này, ba điều kiện là thiện căn, phước đức, và nhân duyên của chúng ta thảy đều trọn đủ, há có lẽ nào chẳng văng sanh? Quyết định được văng sanh! Sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, gặp A Di Đà Phật, đừng nói là Tông Môn hay Giáo Hạ, [ngay cả] vô lượng pháp môn do mười phương Như Lai đă nói, hễ đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, chẳng cần tốn thời gian lâu lắc bèn thông đạt hoàn toàn. Đây là chỗ thù thắng khôn sánh của pháp môn này. Trong lời kết luận, Liên Tŕ đại sư đă nói rất hay: “Duy thị nhất tâm, cánh vô dư pháp” (Chỉ là nhất tâm, chẳng có pháp nào khác), ư nói: Vô lượng vô biên pháp môn của hết thảy chư Phật đều lưu xuất từ nhất tâm. Chỉ cần quư vị đắc nhất tâm, đối với hết thảy các pháp môn, chẳng có pháp nào quư vị không thông đạt. Quư vị đă nắm được tổng cương lănh của pháp môn.

 

(Sớ) Cố tri “chí tâm niệm A Di Đà Phật nhất thanh, diệt bát thập ức kiếp sanh tử trọng tội”, lương diêu chánh chỉ Lư nhất tâm cố, như Pháp Hoa tam-muội trung thuyết.

      ()故知至心念阿彌陀佛一聲,滅八十億劫生死重罪,良繇正指理一心故,如法華三昧中說。

(Sớ: V́ thế biết “chí tâm niệm A Di Đà Phật một tiếng, diệt trọng tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử” chính là nói về Lư nhất tâm, như trong Pháp Hoa tam-muội đă nói).

 

      Chúng ta phải hiểu rơ những điều đă nói trong kinh luận, sau đấy mới có thể đoạn trừ nghi lự. Niệm một tiếng Phật hiệu “diệt trọng tội trong tám mươi kiếp sanh tử”: Nếu quư vị chẳng liễu giải những điều đức Phật đă nói trước và sau đó, chỉ thấy một câu ấy, sẽ thường hiểu lầm: Ta mỗi ngày từ sáng đến tối niệm Phật, mỗi ngày niệm mấy vạn câu, tội của ta chẳng phải là thảy đều tiêu diệt ư? Như thế là quư vị đă thấy sai bét mất rồi! Đức Phật nói “niệm Phật một tiếng” chính là niệm Phật khi đă đắc Lư nhất tâm th́ mới có hiệu quả như thế. Nay tâm chúng ta tán loạn niệm Phật, có thể diệt tội hay không? Có thể, nhưng sức diệt tội rất mỏng manh, yếu ớt. Chẳng niệm Phật liền suy nghĩ loạn xạ, cho nên niệm Phật sẽ tốt đẹp hơn nhiều, sẽ chẳng suy nghĩ loạn xạ. Có kẻ vừa niệm Phật, lại c̣n vừa suy nghĩ lung tung, như vậy th́ chẳng có một tí biện pháp nào hết! Có thể thấy là chúng ta diệt tội hết sức ít ỏi, mỏng manh, công sức chẳng đủ sâu! Chẳng phải là lời Phật dạy chẳng linh, mà là công phu của chúng ta chẳng đến nơi đến chốn! Chữ then chốt ở đây là hai chữ “chí tâm”. Chúng ta là tán loạn tâm, chí tâm là nhất tâm. Trong tâm chẳng có một tạp niệm nào, vọng tưởng cũng chẳng có, đó là “chí tâm”, là nhất tâm, quư vị niệm Phật hiệu bèn có công đức chẳng thể nghĩ bàn. Do vậy, niệm Phật quư ở chỗ tịnh niệm. Đại Thế Chí Bồ Tát dạy “tịnh niệm tiếp nối”, “tịnh” là nhất tâm, “nhất” là thanh tịnh, “nhị” chẳng phải là thanh tịnh.

      “Tịnh niệm” là chí tâm, chí tâm là tịnh niệm. Có thể thấy đây là chữ chánh yếu mấu chốt, chúng ta nhất định phải biết, nhất định phải học tập. Có ai chẳng mong học? Mong học, nhưng học chẳng được! Vọng niệm đặc biệt nhiều, đó là hiện tượng tự nhiên. V́ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước chính là tập khí từ vô thỉ kiếp đến nay, ngay cả đêm ngủ vẫn dấy vọng tưởng. Ngủ mà nằm mộng tức là có vọng tưởng. Chẳng có vọng tưởng, sẽ không nằm mộng. Do vậy, khi ngủ, hễ dấy vọng tưởng liền nằm mộng, biến thành cảnh giới trong mộng. Có thể thấy vọng niệm xác thực là dấy lên, ch́m xuống bất định suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ, chẳng có năng lực khống chế nó. Phật pháp dạy người ta tu Định, Định là để khống chế vọng tưởng. Chúng ta niệm trong một thời gian ngắn th́ tương đối dễ đạt được tịnh niệm hơn, thời gian dài sẽ khó khăn. Cổ nhân nói: “Niệm kinh chẳng bằng niệm chú, niệm chú chẳng bằng niệm Phật”. Kinh dài, phải niệm trong một thời gian rất dài. Trong thời gian lâu dài ấy, nhất định sẽ dấy vọng tưởng. Chú ngắn hơn kinh, thời gian [niệm chú một lượt] ngắn ngủi, trong mấy phút sẽ chẳng dấy vọng tưởng, có lẽ cũng có thể khống chế [vọng tưởng]. Phật hiệu càng ngắn hơn, trong sáu chữ “nam-mô A Di Đà Phật”, từng chữ một nối tiếp nhau, trong ấy chẳng có một vọng tưởng nào, xác thực là hiệu quả càng phải thù thắng hơn niệm chú và niệm kinh. Nhưng phải giữ sao cho Phật hiệu liên tục, chẳng gián đoạn, khó lắm! Trong khi niệm Phật hiệu, vẫn có thể xen tạp vọng tưởng!

      Có những kẻ t́m tôi, nói: “Thưa pháp sư! Khi con không niệm Phật, dường như chẳng có vọng tưởng, tâm rất thanh tịnh. Khi càng niệm Phật, vọng tưởng càng nhiều”. Thật ra, kẻ ấy chẳng phải là người đầu tiên gặp vấn đề ấy. Từ Ấn Quang Đại Sư Văn Sao và các ngữ lục của tổ sư, chúng ta luôn nh́n thấy những câu hỏi tương tự. Các vị tổ sư cũng đều giải thích rất rơ ràng: Chẳng phải là lúc b́nh thường không có vọng tưởng. Lúc b́nh thường luôn có vọng tưởng, nhưng quư vị chẳng cảm thấy, chẳng lưu ư! Đến khi quư vị niệm Phật, bỗng dưng phát hiện có lắm vọng tưởng tồn tại dường ấy, tuyệt đối chẳng phải là do niệm Phật mà ra. Chẳng có lẽ ấy! Vọng tưởng vốn nhiều ngần ấy, vốn sẵn tồn tại, nhưng chẳng phát hiện. Khi niệm Phật hoặc tĩnh tọa bèn phát hiện. Ngay trong lúc quư vị thật sự muốn dụng công, phát hiện là vốn có nhiều vọng tưởng dường ấy, nhiều tạp niệm ngần ấy. Khi đó, mới phát hiện! Sau khi phát hiện, quư vị chớ nên sợ hăi. Nay chúng ta dụng công niệm Phật hoặc tham Thiền, chủ yếu là muốn đối trị những vọng niệm ấy. Vọng niệm dấy lên, cổ đại đức dạy chúng ta, chẳng cần quan tâm đến nó là được rồi! Nó khởi mặc nó, ta cứ niệm Phật của ta, chúng ta dồn hết ư chí tinh thần nơi câu Phật hiệu. Vọng niệm dấy lên, chẳng quan tâm, không màng tới nó, như vậy th́ thời gian lâu sau, Phật hiệu đắc lực. Phật hiệu đắc lực, vọng niệm ít đi. Người thật sự dụng công, niệm năm năm hay mười năm, đại khái là trong một nén hương có thể c̣n có đôi ba vọng niệm, công phu cũng khá lắm! Nén hương dài này [cháy hết] trong một tiếng rưỡi, tức là niệm Phật trong một tiếng rưỡi, hăy c̣n có đôi ba vọng niệm. Nếu chẳng có vọng niệm nào, công phu niệm Phật nói chung là mười năm trở lên, thật sự có công phu. Nếu chúng ta niệm Phật đă mười mấy, hai mươi năm, trong một nén hương hăy c̣n có mấy chục vọng tưởng, mấy trăm vọng tưởng, bèn biết là chúng ta niệm Phật trước nay chưa hề nghiêm túc dụng công. Hễ nghiêm túc, chẳng thể nào có lắm vọng tưởng tồn tại ngần ấy! Nếu niệm Phật mà chẳng thể chế phục vọng tưởng, văng sanh sẽ có vấn đề, khá khó khăn! Nếu niệm Phật xác thực là có thể chế phục vọng tưởng, sẽ nắm chắc văng sanh, công phu của quư vị thành tựu, điều này hết sức quan trọng!

      Cũng có kẻ hỏi: Phải tiêu diệt vọng tưởng như thế nào? Nếu quư vị mong tiêu diệt vọng tưởng, tức là lại có thêm một vọng tưởng. Không chỉ là chẳng tiêu diệt vọng tưởng, mà c̣n tăng thêm một vọng tưởng. Tôi vừa mới nói: Chẳng cần quan tâm tới nó là được rồi! Nhưng trong ấy vẫn có phương pháp, kỹ xảo; phương pháp là phải coi nhạt duyên thế gian. Tất cả hết thảy vọng tưởng do đâu mà có? Do từ phân biệt, chấp trước mà có. Chấp trước là không buông xuống được, những thứ ấy hại ta mất mạng. Có một vị đồng tu nói: “Những thứ khác tôi đều có thể buông, nhưng tôi không buông con cháu được!” Vậy là thôi rồi! Chỉ cần có một chuyện không buông xuống được, quư vị chẳng có cách nào thoát ly luân hồi. Chuyện không buông xuống được chính là một sợi ḷi tói, xiềng chặt quư vị ở nơi này. Trong kinh Kim Cang, đức Phật đă nói rất hay: “Phàm những ǵ có h́nh tướng đều là hư vọng”, “hết thảy pháp hữu vi, như mộng, huyễn, bọt, bóng”, quư vị phải thấy thấu suốt! Sau khi đă thấy thấu suốt, tự nhiên quư vị có thể buông xuống, niệm Phật mới có thể đạt tới tịnh niệm. Hễ có một chuyện không thể buông xuống, niệm của quư vị sẽ chẳng là tịnh niệm. Chẳng phải là tịnh niệm; nói cách khác, quư vị lại một lần nữa gieo thiện căn nơi pháp môn này trong một đời này, chưa chín muồi, giống như vô lượng kiếp trong quá khứ, đời đời kiếp kiếp gieo thiện căn. Thật sự buông xuống, triệt để buông xuống, thiện căn của quư vị chín muồi, quyết định được văng sanh trong một đời này.

      Những kẻ b́nh phàm chẳng hiểu rơ, kinh Phật thường nói là “mê hoặc, điên đảo”. Không buông xuống được, đó là tham ái. Các đối tượng của tham ái chẳng ngoài ngũ dục, lục trần, tài, sắc, danh vọng, ăn uống, ngủ nghê, người nhà, quyến thuộc, tham luyến những thứ ấy. Khó bỏ nhất là t́nh thân quyến, như tôi vừa mới nói, người ấy chẳng thể buông con cháu xuống được, t́nh thân quyến mà! Nếu thật sự muốn yêu thương, che chở người nhà, quyến thuộc, quư vị hăy quyết định cầu sanh Tịnh Độ. Đến thế giới Tây Phương thành Phật, thành Bồ Tát, bất luận người nhà, quyến thuộc của quư vị ở nơi đâu, ở trong đường nào, quư vị đều có năng lực chiếu cố họ. Đó chính là yêu thương, che chở thật sự. Quư vị chẳng thể làm Phật, hoặc làm Bồ Tát, chỉ là một phàm phu, quư vị có thể chăm nom, yêu thương che chở họ bất quá mấy chục năm ngắn ngủi mà thôi, chết đi, chẳng có cách nào khác, đó là yêu thương ư? Chẳng gọi là yêu thương, che chở thật sự! Kinh luận giảng rất nhiều: Sau khi chúng ta sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, sẽ có năng lực trở lại thế giới này rất nhanh. Không chỉ là có thể chăm nom cha mẹ trong một đời này nơi thế giới này, chúng ta c̣n có đời quá khứ, c̣n có đời quá khứ của quá khứ, cha mẹ, anh em trai, chị em gái, quyến thuộc đời đời kiếp kiếp, vào bất cứ lúc nào, quư vị đều có thể nhận biết, thảy đều hiểu rơ. Quư vị có năng lực giúp đỡ bất cứ người nào, đó gọi là thật sự yêu thương, che chở, vĩnh viễn chẳng buông bỏ. Chẳng phải là một đời. Người thế gian, nói thật ra, tầm nh́n quá nông cạn, chỉ thấy trước mắt, chẳng thấy tương lai. Trong kinh, đức Phật thường than thở những kẻ ấy là “kẻ đáng thương xót”, thật sự là đáng thương, đáng xót. Thật sự có thể thấy thấu suốt, tự nhiên có thể buông xuống. Thấy thấu suốt và buông xuống, tâm bèn thanh tịnh. Thấy thấu suốt là trí huệ, là học vấn, buông xuống là công phu, dùng cơ sở ấy để tín nguyện tŕ danh, vạn người tu, vạn người đến, ai nấy đều thành tựu.

      Đối với chuyện “niệm Phật một tiếng diệt được trọng tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử” được nói ở đây, trong lời Sao, Liên Tŕ đại sư lại giảng rơ cặn kẽ ư nghĩa này.

 

      (Sao) Nhân hữu nghi ngôn.

      ()人有疑言。

(Sao: Có kẻ nghi rằng).

 

      Ngờ vực.

 

      (Sao) Tội kư đa kiếp.

      ()罪既多劫。

      (Sao: Tội đă nhiều kiếp).

 

      Đời quá khứ của chúng ta là vô lượng kiếp, tội nghiệp đă tạo trong vô lượng kiếp quá nhiều. Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện của kinh Hoa Nghiêm có nói: “Nếu tội ấy có h́nh tướng, dẫu h́nh tướng ấy rất nhỏ, nhỏ như vi trần, từ vô lượng kiếp tới nay, những tội nghiệp do chúng ta đă tạo, cùng tận hư không đều chẳng thể chứa đựng nổi!” Thật vậy! Chúng ta tạo nghiệp trước nay chưa hề ngưng nghỉ. Thân tạo, miệng tạo th́ c̣n có lúc gián đoạn, chứ ư, tức ư niệm, ư niệm tạo nghiệp chẳng hề ngưng, ngày đêm không gián đoạn, đời đời kiếp kiếp chưa hề gián đoạn. Quư vị biết nghiệp xác thực là vô lượng vô biên.

 

      (Sao) Nghiệp trọng chướng thâm, cửu cần sám-ma, tiệm tích công đức, thứ khả tiêu vong.

      ()業重障深,久勤懺摩,漸積功德,庶可消亡。

(Sao: Nghiệp nặng, chướng sâu, siêng năng sám hối lâu ngày, tích lũy công đức dần dần, ngơ hầu có thể tiêu vong).

 

      Kinh Đại Thừa thường nói chuyện này. “Cửu” () là phải mất thời gian dài nhiều kiếp. Ví như đức Phật nói một người từ sơ phát tâm tu hành cho đến khi thành Phật phải mất ba đại A-tăng-kỳ kiếp, ba đại A-tăng-kỳ kiếp chính là “cửu”. “Cần” () là siêng năng, tinh cần. “Sám-ma” (懺摩, Kṣāma) là sám hối. Phẩm [Phổ Hiền Bồ Tát] Hạnh Nguyện đă quy nạp các cương lănh tu hành trong hết thảy các kinh luận Đại Thừa, quy nạp đến cuối cùng là hai pháp môn: Thứ nhất là sám hối, thứ hai là hồi hướng. Quy nạp vô lượng vô biên pháp môn đến cuối cùng thành hai môn ấy, quư vị biết hai môn ấy chính là trọng điểm tu hành, là mấu chốt trong tu hành. Cũng có thể nói “cửu cần sám-ma” (siêng năng sám hối lâu ngày) là trải qua ba đại A-tăng-kỳ kiếp chẳng ngừng tu pháp sám hối, mới dần dần tích lũy công đức tiêu trừ tội nghiệp trong vô lượng kiếp. Phải mất thời gian dài lâu như thế, trong các kinh thông thường, đức Phật thường nói như vậy. Nói theo kinh Hoa Nghiêm, chẳng phải là ba đại A-tăng-kỳ kiếp, c̣n phải dài hơn nữa! Đức Phật dạy phải mất vô lượng kiếp. Đức Phật nói ba đại A-tăng-kỳ kiếp là nói đối với Quyền Giáo Bồ Tát, nói với hàng tiểu Bồ Tát. Nói lâu quá, sợ họ ngă ḷng, “lâu như vậy, thôi đi, ta chẳng học nữa”, bèn nói ngắn hơn, nói là ba đại A-tăng-kỳ kiếp. Trong kinh Hoa Nghiêm, đối với bốn mươi mốt địa vị Pháp Thân đại sĩ, có thể nói thật, phải là vô lượng kiếp! Đức Phật nói ba đại A-tăng-kỳ kiếp thành Phật, có phải là gạt người hay chăng? Đức Phật chẳng nói dối, ba đại A-tăng-kỳ kiếp xác thực thành Phật, thành Phật ǵ vậy? Tông Thiên Thai phán giáo đă phán định thành bốn giáo là Tạng, Thông, Biệt, Viên, bốn giáo đều có Phật. Ba đại A-tăng-kỳ kiếp thành Phật là thành Tạng Giáo Phật. Đức Phật nói thành Phật chẳng sai, chẳng gạt người! [“Thành Phật”] là thành Tạng Giáo Phật. Tạng Giáo Phật sai kém đẳng cấp Viên Giáo Phật quá nhiều! Tạng Giáo Phật vẫn chưa kiến tánh, c̣n thua Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo. Thông Giáo Phật cao hơn Tạng Giáo Phật một chút, nhưng vẫn chưa bằng Sơ Trụ. Do vậy, [“thành Phật” là đạt đến địa vị giác ngộ cao nhất] trong một giai đoạn như vậy. Biệt Giáo Phật tương đương với Bồ Tát thuộc địa vị Đệ Nhị Hạnh trong Viên Giáo, c̣n kém Viên Giáo Phật ba mươi mốt địa vị. V́ thế, đức Phật hoàn toàn chẳng nói lời hư giả. Đức Phật nói “thành Phật”, quư vị phải hiểu Ngài nói “thành vị Phật nào”. Sám hối siêng năng lâu ngày th́ mới có thể tiêu trừ nghiệp chướng.

 

      (Sao) Nhi niệm Phật nhất thanh, diệt đa kiếp tội.

      ()而念佛一聲,滅多劫罪。

      (Sao: Nhưng niệm Phật một tiếng bèn diệt tội nhiều kiếp).

 

      Người ta hoài nghi ở chỗ này, khó tin ở chỗ này.

 

      (Sao) Nhân vi quả cự, cố sở bất tín.

      ()因微果巨,固所不信。

      (Sao: Nhân bé quả to, cho nên chẳng tin).

 

      Niệm Phật một tiếng, cái “nhân” này dường như quá dễ dàng, quá nhỏ bé, quá ít ỏi, làm sao nó có thể diệt tội nhiều dường ấy, diệt trọng tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử? Dường như cái “quả” ấy quá thù thắng. Nhân và quả chẳng tương xứng! Điều này rất khó khiến cho người ta tin tưởng, rất khó khiến cho người khác tiếp nhận.

 

      (Sao) Kim vị chí tâm giả, tức nhất tâm dă.

      ()今謂至心者,即一心也。

      (Sao: Nay nói chí tâm tức là nhất tâm).

 

      Đây chẳng phải là xưng niệm b́nh thường, mà là nhất tâm xưng niệm. Trong nhất tâm có Sự nhất tâm và Lư nhất tâm, Sự nhất tâm vẫn chẳng có hiệu quả to tát ngần ấy.

 

      (Sao) Nhược Sự nhất tâm, tuy năng diệt tội, vi lực sảo sơ, tội tướng phục hiện, đa đa chi niệm, chỉ khả diệt thiểu thiểu chi khiên.

      ()若事一心,雖能滅罪,為力稍疏,罪將復現,多多之念,止可滅少少之愆。

(Sao: Nếu là Sự nhất tâm, tuy có thể diệt tội, nhưng do sức hơi yếu, nên tội tướng lại hiện, niệm cho nhiều th́ chỉ có thể diệt chút ít tội khiên).

 

      Huống hồ chúng ta hiện thời ngay cả Sự nhất tâm c̣n chẳng có! Nếu nay chúng ta chẳng nghiêm túc, nỗ lực hướng về nhất tâm, tâm tán loạn niệm Phật như vậy, sẽ như cổ nhân đă nói: “Hét toạc cổ họng vẫn uổng công”. Câu này phê b́nh kẻ suốt ngày từ sáng đến tối niệm A Di Đà Phật, người niệm Phật hiệu “miệng có, tâm không”, miệng niệm Phật hiệu, tâm tán loạn, niệm Phật kiểu đó chẳng khởi tác dụng! Niệm Phật phải quy nhất ư niệm, thâu thập cái tâm tán loạn, như thế sẽ có hiệu quả. Do vậy, có kẻ biết niệm, có kẻ chẳng biết niệm. Chẳng biết niệm sẽ không có hiệu quả. Chẳng có hiệu quả th́ cũng là gieo thiện căn mà thôi, chẳng thể thành tựu trong một đời này, mà cũng chẳng thể diệt tội. Niệm đến Sự nhất tâm, hạn độ thấp nhất của Sự nhất tâm là công phu thành phiến. Công phu thành phiến là suốt ngày từ sáng đến tối trong tâm xác thực có A Di Đà Phật, có Tây Phương Tịnh Độ, trong tâm thật sự có [những điều ấy]. Nói cách khác, tất cả hết thảy chuyện thế gian ta đều chẳng bận ḷng, ta đều buông xuống. Trong tâm ta, chuyên vương vấn A Di Đà Phật, đó gọi là Sự nhất tâm. V́ trong tâm quư vị vương vấn A Di Đà Phật, đó là Sự. Sự đă chuyên nhất, chỉ vương vấn A Di Đà Phật. Trừ A Di Đà Phật ra, chuyện ǵ khác cũng đều chẳng vướng mắc, thứ ǵ cũng đều buông xuống, đó là Sự nhất tâm. Sự nhất tâm tuy công phu rất nông cạn, đă có thể văng sanh. Tuy diệt tội chẳng nhiều, có thể diệt một ít tội nghiệp. Công phu Sự nhất tâm nông cạn, tiêu nghiệp chướng ít ỏi, khi văng sanh c̣n bị bệnh khổ. Nếu là người có công phu Sự nhất tâm sâu xa, tiêu trừ nhiều nghiệp chướng, lúc lâm chung sẽ chẳng ngă bệnh. Ngă bệnh là nghiệp chướng hiện tiền, người ấy chẳng ngă bệnh. Đến lúc đó, biết trước lúc mất, tự tại văng sanh, đó là Sự nhất tâm.

      Người niệm Phật niệm đến mức sanh tử tự tại, đó là công phu tốt nhất. Sanh tử tự tại, muốn ra đi khi nào bèn đi khi đó, muốn ở lại thế giới này thêm mấy năm, cũng chẳng trở ngại. Đó là sanh tử tự tại. Phải đạt tới công phu ǵ? Vẫn là công phu Sự nhất tâm khá tốt. Thông thường, chúng ta nói công phu chia thành ba cấp. Công phu sơ cấp gọi là công phu thành phiến, bậc trung gọi là Sự nhất tâm bất loạn, bậc thượng gọi là Lư nhất tâm bất loạn. Ở đây, chỉ nói đến Sự nhất tâm và Lư nhất tâm, tức là đă gộp công phu thành phiến vào Sự nhất tâm. Công phu thành phiến là Sự nhất tâm nông cạn. Sự nhất tâm sâu xa, đă đoạn Kiến Tư phiền năo. Chưa đoạn Kiến Tư phiền năo th́ phải chế ngự nó, đó gọi là công phu thành phiến, tức là đă chế phục phiền năo. Nếu chia nó thành chín phẩm, công phu thành phiến thượng thượng phẩm có thể văng sanh tự tại, muốn đi lúc nào bèn có thể đi khi đó, muốn ở lại thế giới này bao nhiêu năm bèn ở lại bấy nhiêu năm, quyết định chẳng bị trở ngại. Nếu chúng ta hỏi: Lũ chúng ta có thể làm được hay không? Ai nấy đều có thể làm được, chỉ sợ quư vị chẳng chịu làm! Quư vị chịu làm, chẳng có ai không làm được! Nếu nói đến Sự nhất tâm bậc thượng, đích xác là không phải mỗi người chúng ta đều có năng lực làm được. V́ sao? Phải đoạn hết Kiến Tư phiền năo, rất khó khăn, Lư nhất tâm càng khó hơn. Do vậy, có thể biết: Niệm một tiếng A Di Đà Phật tiêu diệt trọng tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử, chúng ta chỉ có thể lắng nghe, chứ chẳng có phần! Đó là Lư nhất tâm, chúng ta chẳng làm được! Tới khi nào sẽ làm được? Sau khi văng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới sẽ làm được. Sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, “hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh” (hoa nở, gặp Phật, ngộ Vô Sanh). Khi ấy, sẽ là Lư nhất tâm bất loạn. Trong thế giới Tây Phương, hoa chưa nở th́ là Sự nhất tâm bất loạn, hoa đă nở th́ là Lư nhất tâm bất loạn. Hoa nở thấy Phật là thấy Báo Thân Phật. Trong bài kệ Tán Phật có câu: “Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu Di, cám mục trừng thanh tứ đại hải” (bạch hào cuộn tṛn như năm quả núi Tu Di, mắt biếc như bốn biển lớn trong ngần), đó là Báo Thân của A Di Đà Phật. Hoa nở thấy Phật là thấy Báo Thân. Hoa chẳng nở vẫn thấy Phật, [tức là] thấy Hóa Thân của A Di Đà Phật; bởi lẽ, ở trong hoa sen, Phật, Bồ Tát cũng thuyết pháp cho quư vị, cũng có hải hội đại chúng vây quanh, hoàn toàn là Hóa Thân, chẳng phải là Báo Thân.

      Nói đến chỗ này, chư vị phải chú tâm thấu hiểu chỗ thù thắng của Tịnh Tông. Có người hỏi: Văn Thù và Phổ Hiền là Đẳng Giác Bồ Tát trong thế giới Hoa Tạng, các Ngài tu hành thành Phật trong thế giới Hoa Tạng, chẳng phải là chuyện giống hệt hay sao? V́ sao phải đến Tây Phương Cực Lạc thế giới? V́ sao Đẳng Giác Bồ Tát trong Viên Giáo phải phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ? Hỏi những vấn đề này rất hay, chư vị nghe những điều tôi vừa mới nói, phải nên trả lời được. Diệt tội trong các thế giới phương khác th́ phải siêng năng sám hối lâu ngày. Đẳng Giác Bồ Tát c̣n có một phẩm sanh tướng vô minh, rất khó đoạn, tốn thời gian rất dài! Phiền năo thô dễ đoạn, phiền năo tế khó đoạn. Đức Phật nói ba đại A-tăng-kỳ kiếp, trong A-tăng-kỳ kiếp thứ nhất, Bồ Tát có thể chứng đắc ba mươi địa vị, tức Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng. Trong A-tăng-kỳ kiếp thứ hai, chỉ có thể chứng bảy địa vị, từ Sơ Địa cho đến Thất Địa, càng lên cao càng khó. Trong A-tăng-kỳ kiếp thứ ba, chứng ba địa vị là Bát Địa, Cửu Địa, và Thập Địa. Ba đại A-tăng-kỳ kiếp, trên thực tế là [thời gian cần thiết để] viên măn Thập Địa, thành Đẳng Giác Bồ Tát. Đẳng Giác Bồ Tát cuối cùng vẫn c̣n một phẩm sanh tướng vô minh, hăy c̣n một phẩm, tôi thấy hạn độ thấp nhất, tuy đức Phật chẳng nói, sợ rằng cũng phải mất một A-tăng-kỳ kiếp th́ mới có thể thành tựu. Do vậy, càng lên cao càng khó, phải mất thời gian rất dài. V́ lẽ này, Bồ Tát thông minh, sang thế giới Tây Phương, trong một thời gian rất ngắn ngủi bèn thành tựu. Đấy là nhân duyên thật sự. V́ sao Ngài phải văng sanh thế giới Tây Phương? Ngài văng sanh thế giới Tây Phương, tới thế giới Tây Phương bèn chứng đắc. Đẳng Giác Bồ Tát văng sanh, sẽ là thượng thượng phẩm văng sanh trong cơi Thật Báo Trang Nghiêm; vừa đến đó, hoa nở, thấy Phật, chẳng cần phải chờ đợi. Nói cách khác, đến Tây Phương Cực Lạc thế giới thấy A Di Đà Phật, nghiệp chướng tiêu trừ sạch, quư vị nói xem có mau lẹ hay chăng? Trong thế giới Hoa Tạng, Ngài vẫn phải tốn một khoảng thời gian dài, chẳng nhanh chóng như trong thế giới Tây Phương. Đấy là nguyên do v́ sao Ngài phải sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới.

      V́ sao chúng ta biết là mau chóng? Kinh Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ, và kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật đă giảng rất rơ ràng. Trong hết thảy các kinh Đại Thừa, đức Phật đă nói: Để thành Phật, từ sơ phát tâm cho đến khi chứng Phật quả, bất luận là Phật thuộc loại nào, phải mất ba đại A-tăng-kỳ kiếp, đấy là con số thiên văn. Đến thành Phật trong Tây Phương Cực Lạc thế giới, chẳng phải là vị Phật nào khác, mà là Viên Giáo Phật, cần phải mất bao nhiêu thời gian? Tối đa là mười hai đại kiếp. Mười hai đại kiếp thua xa một A-tăng-kỳ kiếp! Một A-tăng-kỳ kiếp giống như một năm, mười hai đại kiếp giống như mười hai phút. Đến Tây Phương Cực Lạc thế giới thành Viên Giáo Phật mất mười hai phút; trong thế gian này, để tu thành Tạng Giáo Phật cần tới một năm, làm sao có thể so sánh cho được? Chẳng thể sánh bằng! Do đâu mà có mười hai kiếp? Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật có nói: Hạ hạ phẩm văng sanh, sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, trải qua mười hai kiếp hoa nở, thấy Phật, mười hai kiếp do đây mà có. Do vậy có thể biết, A Di Đà Phật kiến lập Tây Phương Cực Lạc thế giới cho đến nay là mười kiếp, người hạ hạ phẩm văng sanh trong kiếp thứ nhất, lại qua hai kiếp, người ấy bèn thành Phật. Người hạ phẩm trung sanh đă thành Phật từ lâu rồi! V́ hạ phẩm trung sanh sáu kiếp thành Phật, Tây Phương Cực Lạc thế giới nay đă là kiếp thứ mười, người ấy đă thành Phật năm kiếp, người ấy đă thành Phật trong kiếp thứ sáu, mới hiểu: So sánh giữa thành tựu trong thế giới Tây Phương và các thế giới phương khác, [sẽ thấy] quá thù thắng, quư vị hăy nh́n từ chỗ này. Trung phẩm hạ sanh, để thành Phật trong thế giới Tây Phương phải mất bảy ngày. Điều này cho thấy v́ sao hết thảy Bồ Tát đều hướng về, ngưỡng mộ Tây Phương Cực Lạc thế giới? Nguyên nhân ở chỗ này. Đến tu hành trong Tây Phương Cực Lạc thế giới, chẳng biết đă rút ngắn bao nhiêu thời gian, thù thắng ở chỗ này! Do vậy, hết thảy chư Phật đều tán thán chẳng thể nghĩ bàn, bổn nguyện của A Di Đà Phật chẳng thể nghĩ bàn, công đức chẳng thể nghĩ bàn, pháp môn chẳng thể nghĩ bàn, thành tựu chẳng thể nghĩ bàn. Nếu chư vị đọc kỹ ba kinh, những chuyện này đều bày rơ rành rành trước mặt chúng ta, có thể nào chẳng giác ngộ?

 

      (Sao) Thử chi chí tâm, chánh thuộc Lư nhất.

      ()此之至心,正屬理一。

      (Sao: Chí tâm ở đây thuộc về Lư nhất tâm).

 

      Chữ “chí tâm” trong câu “chí tâm niệm A Di Đà Phật một tiếng” của phần Sớ là nói đến Lư nhất tâm, chẳng phải là Sự nhất tâm.

 

      (Sao) Nhất tâm kư lăng, tích vọng đốn không.

      ()一心既朗,積妄頓空。

      (Sao: Nhất tâm đă rạng ngời, các vọng đă tích lũy nhanh chóng tiêu tan).

 

      Lư nhất tâm là minh tâm kiến tánh, tối thiểu là phá một phẩm vô minh, thấy một phần chân tánh, đấy mới là Lư nhất tâm bất loạn. Đối với cảnh giới của bốn mươi mốt địa vị Pháp Thân đại sĩ trong kinh Hoa Nghiêm, nói theo Tịnh Độ Tông, đều thuộc về Lư nhất tâm bất loạn. Lư nhất tâm bất loạn cũng có thứ tự cạn hay sâu khác nhau, cạn là Sơ Trụ trong Viên Giáo, sâu là Đẳng Giác Bồ Tát. Chúng ta tính theo địa vị Bồ Tát th́ Lư nhất tâm lại có bốn mươi mốt tầng cấp, tức là xét theo thứ tự cạn hay sâu bèn có bốn mươi mốt tầng cấp, đều gọi là Lư nhất tâm. “Nhất tâm kư lăng” (Nhất tâm đă rạng ngời), “lăng” () là sáng rỡ. Đă đoạn Kiến Tư phiền năo và Trần Sa phiền năo, cũng phá một phẩm vô minh, tâm tánh thấu lộ, dụng tâm chẳng khác Phật.

Trong kinh, đức Phật thường dùng vầng trăng để tỷ dụ, tỷ dụ ấy hay lắm: Tâm Phật như vầng trăng tṛn ngày Rằm, tâm Sơ Trụ Bồ Tát như trăng non mồng Ba, mồng Bốn, quang minh thấu lộ. Ánh sáng của trăng tṛn và trăng non giống nhau, đều là quang minh thật sự, chẳng giả. Bất quá một đằng sáng ngời, một đằng sáng yếu ớt mà thôi, nhưng đều là ánh sáng thật sự. Ư nói: Dụng tâm của Sơ Trụ Bồ Tát là chân tâm; tuy dùng chân tâm mà chẳng viên măn, [tức là] chẳng viên măn và tự tại như Phật, nhưng Ngài đă dùng chân tâm, giống như Phật, chẳng giống Quyền Giáo Bồ Tát. Từ Quyền Giáo Bồ Tát trở xuống đều dùng vọng tâm. Tám thức, năm mươi mốt Tâm Sở là vọng tâm, chẳng phải là chân tâm. Sơ Trụ Bồ Tát dùng chân tâm, giống như Phật. “Tích vọng đốn không” (Các vọng đă tích lũy đều nhanh chóng tiêu tan), “tích” () là tích lũy. Tới khi ấy, vọng tưởng, phiền năo đă tích lũy từ vô lượng kiếp thảy đều tiêu mất, thảy đều chẳng c̣n!

 

      (Sao) Dụ như thiên niên ám thất, khởi dĩ nhất đăng, ám bất tốc diệt?

      ()喻如千年闇室,豈以一燈,闇不速滅?

      (Sao: Ví như nhà tối ngàn năm, há chẳng phải là do một ngọn đèn mà tối tăm chẳng mau chóng diệt mất ư?)

 

      Đây là tỷ dụ, [nhằm giải thích] v́ sao những tội nghiệp đă tích lũy trong vô lượng kiếp có thể ngay lập tức tiêu mất? “Thiên niên ám thất” (Nhà tối ngàn năm), “ngàn năm” là tỷ dụ vô lượng kiếp, tỷ dụ thời gian lâu dài. Nhà tối om om ví như phiền năo, vọng tưởng, tập khí ác. “Khởi dĩ nhất đăng, ám bất tốc diệt?” (Há chẳng phải là do một ngọn đèn mà tối tăm chẳng mau chóng diệt mất ư?). Nhà tối ngàn năm, quư vị thắp một ngọn đèn trong ấy, tối tăm bèn chẳng c̣n nữa, đă tiêu trừ. Ư nghĩa này nhằm nói rơ: Quư vị thật sự giác ngộ, tất cả hết thảy tập khí và tội chướng thảy đều tiêu trừ. V́ sao? V́ chúng nó là hư vọng, chẳng phải là chân thật. Chân thật sẽ chẳng thể tiêu diệt, chúng nó là hư vọng. Giác ngộ bèn chẳng có; bất giác th́ chúng thảy đều tồn tại. Kiến tánh mới được coi là giác ngộ; chẳng kiến tánh, không tính là giác ngộ. Chẳng ngộ, sẽ phải luân hồi trong lục đạo, bèn có lục đạo, mười pháp giới. Sau khi đă ngộ, không chỉ là chẳng có lục đạo, mà mười pháp giới cũng chẳng có. Do vậy, người giác ngộ, người đắc Lư nhất tâm bất loạn, sẽ trụ ở nơi đâu? Kinh Hoa Nghiêm nói người ấy trụ trong Nhất Chân pháp giới, chẳng ở trong mười pháp giới. Phật trong mười pháp giới là Tạng Giáo Phật, hoặc Thông Giáo Phật. Biệt Giáo Phật chẳng trụ trong mười pháp giới, Ngài nhập Nhất Chân pháp giới.

 

      (Sao) Cố nhất xưng Nam-mô Phật, giai dĩ thành Phật đạo, bất độc Diệu Pháp Liên Hoa hữu chi.

      ()故一稱南無佛,皆已成佛道,不獨妙法蓮華有之。

      (Sao: V́ thế, vừa xưng Nam-mô Phật, đều đă thành Phật đạo, không phải là chỉ riêng kinh Diệu Pháp Liên Hoa mới có).

 

Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa có nói: “Nhất xưng nam-mô Phật, giai dĩ thành Phật đạo” (Vừa xưng nam-mô Phật, đều đă thành Phật đạo). Quư vị phải hiểu: “Nhất xưng nam-mô Phật” chính là chí tâm xưng niệm, thuộc Lư nhất tâm, th́ mới có thể thành Phật. Chẳng phải là Lư nhất tâm mà niệm th́ đừng nói là xưng niệm một tiếng, dẫu xưng niệm một vạn lần, mười vạn lần, hoặc trăm vạn lần cũng chẳng có tác dụng chi hết, cũng chẳng đạt được cảnh giới này. “Nhất xưng nam-mô Phật” như kinh Diệu Pháp Liên Hoa đă nói có cùng một cảnh giới với “chí tâm niệm A Di Đà Phật” mà đại sư đang nói ở đây!

 

      (Sao) Pháp Hoa Tam Muội Quán Kinh vân.

      ()法華三昧觀經云。

(Sao: Kinh Pháp Hoa Tam Muội Quán nói).

 

      Đây là tên gọi của một bộ kinh.

 

      (Sao) Thập phương chúng sanh, nhất xưng nam-mô Phật giả, giai đương tác Phật, duy nhất Đại Thừa, vô hữu nhị tam.

      ()十方眾生,一稱南無佛者,皆當作佛,惟一大乘,無有二三。

      (Sao: Mười phương chúng sanh, nhất xưng nam-mô Phật, sẽ đều làm Phật, chỉ có một Đại Thừa duy nhất, chẳng có hai, ba thừa).

 

      Đoạn này nói rơ công đức niệm Phật là “duy nhất Đại Thừa”, ư nghĩa trong kinh chẳng được nêu ra rất rơ rệt, kinh nói “mười phương chúng sanh”. Mười phương chúng sanh đương nhiên bao gồm bản thân chúng ta trong ấy. “Nhất xưng”, mấu chốt là “nhất”, quyết định chớ nên sơ sót. “Nhất” chẳng phải là con số, chẳng có nghĩa là “niệm một tiếng nam-mô Phật”, chẳng phải vậy, mà là nhất tâm xưng niệm. “Nhất” có nghĩa là nhất tâm, lại c̣n là nhất tâm đạt đến tột bậc, tức là Lư nhất tâm, chính là Lư nhất tâm được nói trong bộ kinh này. Nói cách khác, sử dụng cái tâm chân thành. Chân thành đến cùng cực, ở đây chúng ta nói là Lư nhất tâm, dùng cái tâm như vậy để niệm nam-mô Phật, sẽ thành Phật, “giai đương tác Phật” (đều sẽ thành Phật). Điều này cũng chứng minh [những điều được nói trong] Tam Phước của Quán Kinh, điều cuối cùng có nói: “Phát Bồ Đề tâm, thâm tín nhân quả” (Phát tâm Bồ Đề, tin sâu nhân quả), nhân quả ấy chẳng giống nhân quả b́nh phàm, [mà là] “niệm Phật là nhân, thành Phật là quả”. “Nhất xưng nam-mô Phật” là nhân, “giai đương tác Phật” (đều sẽ thành Phật) là quả. V́ thế, pháp môn này là “duy nhất Đại Thừa”. Cổ đại đức phán định Pháp Hoa và Hoa Nghiêm đều là Nhất Thừa Giáo, c̣n cao hơn Đại Thừa. Phật pháp được chia thành các đẳng cấp, có Tiểu Thừa, có Đại Thừa, có Nhất Thừa. Nhất Thừa là pháp môn dạy thành Phật, Đại Thừa dạy thành Bồ Tát, Tiểu Thừa dạy thành tựu Thanh Văn, Duyên Giác. Chúng ta thường nói [Thanh Văn, Duyên Giác] là A La Hán, Bích Chi Phật. Thành tựu những quả vị ấy th́ là pháp Tiểu Thừa. Thành tựu quả vị Bồ Tát là pháp Đại Thừa. Dạy quư vị trực tiếp thành Phật th́ gọi là pháp Nhất Thừa. Hoa Nghiêm và Pháp Hoa đều thuộc loại Viên Giáo Nhất Thừa, ở đây nói là “duy nhất Đại Thừa”. “Vô hữu nhị tam” (Chẳng có hai, ba thừa), “nhị” là hai thừa, tức Đại Thừa và Tiểu Thừa; ba thừa là Thanh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa, và Bồ Tát Thừa. Pháp môn này chẳng phải là pháp tam thừa, chẳng phải là pháp nhị thừa, mà chỉ duy nhất là pháp Nhất Thừa. “Duy nhất Đại Thừa” là nói đến pháp Nhất Thừa.

 

      (Sao) Nhất thiết chư pháp, nhất tướng, nhất môn.

      ()一切諸法,一相一門。

      (Sao: Hết thảy các pháp, một tướng, một môn).

 

      Tiếp đó, bèn có năm câu đều là kinh văn trích từ Pháp Hoa Tam Muội Quán Kinh, câu này là câu thứ hai. Hai câu này nêu rơ: V́ sao nhân quả niệm Phật thù thắng như vậy, đạo lư ở chỗ nào? Nêu ra đạo lư.

 

      (Diễn) Nhất thiết chư pháp nhị cú, xuất kỳ sở dĩ.

      ()一切諸法二句,出其所以。

      (Diễn: Hai câu “hết thảy các pháp…” nêu ra nguyên do).

 

      Nói rơ nguyên cớ.

 

      (Diễn) Vị: Hà cố nhất xưng Phật thời, giai đương tác Phật, duy nhất Đại Thừa da?

     ()謂:何故一稱佛時,皆當作佛,唯一大乘耶?

(Diễn: Ư nói v́ sao khi “nhất xưng niệm Phật, sẽ đều thành Phật” là duy nhất Đại Thừa?)

 

      Nêu ra câu hỏi như thế, dưới đây là lời giải đáp:

 

      (Diễn) Viết: Dĩ nhất thiết chư pháp, duy nhất tướng, bất nhị tướng, nhất hạnh, bất nhị hạnh, cố duy Nhất Thừa.

      ()曰:以一切諸法,唯一相不二相,一行不二行,故唯一乘。

(Diễn: Đáp: Do hết thảy các pháp, chỉ là một tướng, chẳng phải là hai tướng; là một hạnh, chẳng phải là hai hạnh. V́ thế chỉ là Nhất Thừa).

 

      Giải thích hết sức hay, đúng là giống như kinh Hoa Nghiêm đă nói. Kinh Hoa Nghiêm bảo chúng ta: “Một tức là hết thảy, hết thảy chính là một”, một là ǵ? Là nhất tâm. “Nhất thiết” là hết thảy các pháp, hết thảy vạn pháp. Hết thảy vạn pháp biến hiện từ nhất tâm, hết thảy các pháp môn cũng lưu xuất từ nhất tâm. Tông Môn thường nói “vạn pháp quy nhất”, là nhất tâm. Tu hành trong Thiền Tông là tu từ căn bản, căn bản là nhất tâm. Tịnh Tông chúng ta cũng là tu trực tiếp từ nhất tâm, niệm câu A Di Đà Phật, mục đích là nhất tâm bất loạn, trực tiếp tu nhất tâm. Nhất tâm thống nhiếp hết thảy các pháp môn, nhất tâm bao dung hết thảy các pháp môn, nhất tâm bao trùm hết thảy pháp môn. V́ thế, chỉ cần quư vị đắc nhất tâm, sẽ đạt được hết thảy, đó là nguyên lư. Nếu nói theo Sự, kinh Hoa Nghiêm nói: Lư Sự vô ngại, Sự Sự vô ngại. “Nhất” chẳng phải là chuyên nhất, mà là bất cứ một điều ǵ, bất cứ một pháp nào cũng đều thống nhiếp hết thảy các pháp môn. V́ sao? V́ bất cứ pháp nào cũng đều lưu xuất từ nhất tâm. V́ thế, trong kinh Đại Thừa mới nói: Trong một đầu lông, đầu lông là Sự. “Đầu lông” là chót đầu của một sợi lông, rất nhỏ, có Phật đang chuyển đại pháp luân trong ấy. Trong một đầu lông có Phật giảng kinh, thuyết pháp tại nơi đó, hải hội vân tập. Đó là “lớn, nhỏ chẳng hai”. Trong một đầu lông có thể dung nạp cơi bảo vương. Đại thiên thế giới có thể bỏ vào trong một đầu lông; đầu lông chẳng ph́nh lớn, đại thiên thế giới chẳng rút nhỏ. V́ sao có thể dung nạp? Đầu lông do nhất tâm biến hiện, đại thiên thế giới cũng do nhất tâm biến hiện, nhất tâm và nhất tâm chẳng có trở ngại, chẳng có ngăn ngại. V́ thế, nhỏ có thể dung nạp lớn, lớn có thể dung nạp nhỏ. Chúng ta lớn nhỏ chẳng thể dung nạp nhau, là v́ quư vị có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, nên “vốn là có thể dung nạp lẫn nhau” bị biến thành “chẳng thể dung nạp”. Nếu quư vị tiêu trừ hết thảy vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, cảnh giới ấy sẽ hiện tiền. Trong Phật pháp gọi đó là “cảnh giới giải thoát chẳng thể nghĩ bàn”.

      Các nhà khoa học hiện thời cũng hiểu chuyện này, nhưng họ chẳng thể chứng thực, chẳng thể chứng minh, từ lư luận bèn suy đoán có sự thật này. Họ nói các danh tướng chẳng giống chúng ta. Chúng ta nói là pháp giới “Lư Sự vô ngại, Sự Sự vô ngại”, họ nói là “không gian nhiều chiều”; đó chính là “Lư Sự vô ngại, Sự Sự vô ngại” được nói trong kinh Hoa Nghiêm. Nếu trong tương lai, khoa học tiến bộ đến mức không gian có vô hạn chiều đồng thời hiển hiện, đấy sẽ là cảnh giới được nói trong kinh Hoa Nghiêm. Lúc ấy, quư vị sẽ thật sự thấy trong một lỗ chân lông có Như Lai giảng kinh, thuyết pháp, chuyển đại pháp luân. Quư vị sẽ thật sự trông thấy, quyết định chẳng có chướng ngại. Y báo và chánh báo trang nghiêm trong mười pháp giới thảy đều ở trước mặt, chẳng có quá khứ, mà cũng chẳng có vị lai. V́ thế, thời gian và không gian đều là khái niệm trừu tượng, chẳng phải là sự thật chân chánh. Khoa học có lư luận này, nhưng chẳng biết thực hiện bằng cách nào. Trong Phật pháp có phương pháp để có thể thực hiện, dạy quư vị tu nhất tâm bất loạn, đạt đến Lư nhất tâm, cảnh giới ấy hoàn toàn hiện tiền, đó là chân tướng của vũ trụ và nhân sinh. Hôm nay chúng tôi giảng tới chỗ này!

A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa

Phần 121 hết



[1] Thần Hội (681-758), thụy hiệu là Chân Tông đại sư, là đệ tử trứ danh của Lục Tổ Huệ Năng, quê ở Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc. Năm mười bốn tuổi, Sư tham yết Lục Tổ, hữu ngộ, dần dần nổi tiếng. Năm Khai Nguyên 18 (730) đời Đường Huyền Tông, Sư biện luận khiến cho môn đệ của ngài Thần Tú thua thê thảm, bèn trở thành nổi danh lừng lẫy, đồng thời xác lập địa vị của Thiền Đốn Ngộ phương Nam, khiến cho pháp Thiền của ngài Huệ Năng được coi là chánh thống. Năm Khai Nguyên 20 (732), trong cuộc biện luận tại Hoạt Đài, Sư đánh bại danh tăng Sùng Viễn, chính thức xác lập tông chỉ của Nam Tông, phê phán Bắc Tông Thiền của Thần Tú là tiệm căn, tiệm tu. Năm Thiên Bảo thứ tư (745), Sư viết Hiển Tông Kư đề cao Nam Tông Thiền, danh xưng Đốn Tông (thiền Huệ Năng) và Tiệm Tông (thiền Thần Tú) được chính thức h́nh thành từ đó. Do tận lực quyên góp, hô hào Phật tử đóng góp quân phí giúp nhà Đường b́nh định loạn An Lộc Sơn, sau khi đẹp tan loạn lạc, Đường Túc Tông đă xuống chiếu vời Thần Hội vào cung để cúng dường, đồng thời lập chùa Hà Trạch trong cung để thuận tiện cho Sư tu tập và giảng pháp. V́ thế, người đương thời bèn gọi Sư là Hà Trạch Thần Hội. Pháp Thiền do Sư truyền bá được gọi là Hà Trạch Tông. Do ḍng Thiền này lưu truyền tại kinh đô Lạc Dương và các vùng lân cận, nên c̣n gọi là Bắc Tông của Tào Khê Tông (thiền Huệ Năng). Do các đời sau thiếu nhân tài nên tông này suy vi dần. Sau ngài Khuê Phong Tông Mật th́ hầu như Tông này chẳng c̣n ai biết đến. Nhất là khi đường lối Thiền của các vị Thanh Nguyên Hành Tư và Nam Nhạc Hoài Nhượng được coi là chánh thống của thiền Đốn Ngộ phương Nam th́ Hà Trạch Tông hoàn toàn biến mất.

[2] Thiền Tông Trung Hoa thường cho rằng bài kệ này là lời huyền ngôn của Tổ cho biết Thiền Tông về sau sẽ chia thành năm phái lớn là Vân Môn, Tào Động, Pháp Nhăn, Quy Ngưỡng và Lâm Tế.

[3] Năm thứ Biến Hành Tâm Sở là Tác Ư, Xúc, Thọ, Tưởng, Tư. Nếu nói theo Tâm Lư Học hiện thời, có thể hiểu thô thiển là tương ứng với sự chú ư, cảm giác, tri giác, t́nh cảm, và ư chí.

[4] Tam tế tướng của A Lại Da là:

1) Vô Minh Nghiệp Tướng, c̣n gọi tắt là Nghiệp Tướng. Do bất giác mà động tâm. Hễ động, bèn có khổ. Do quả chẳng ĺa nhân nên gọi là Nghiệp. Đây là tướng đầu tiên từ chân khởi vọng.

2) Năng Kiến Tướng, c̣n gọi là Kiến Tướng, hoặc Chuyển Tướng, tức là do tâm đă động, bèn có cái thấy, khởi lên tâm nhận thức đối tượng được thấy bởi Căn một cách chủ quan.

3) Cảnh Giới Tướng: Do có cái thấy (năng kiến) của vọng tâm mà có phân biệt cảnh giới hư vọng.

[5] Tam Luận Tông có danh xưng như vậy v́ chuyên nghiên cứu yếu chỉ của ba bộ Trung Luận (Mūlamadhyamakakārikā), Thập Nhị Môn Luận (Dvādaśanikāyaśāstra) và Bách Luận (Śatakaśāstra). Thật ra, theo các nhà nghiên cứu, tại Trung Hoa, Tam Luận Tông không phải là một tông phái độc lập mà là một trường phái nghiên cứu, chứ không h́nh thành tông phái cụ thể như những tông khác. Theo họ, những ai đổ công dốc sức nghiên cứu ba bộ luận trên đây đều có thể coi là thuộc về Tam Luận Tông. Những vị được coi là đặt nền móng cho tông này là Tăng Triệu, Liêu Đông Tăng Lăng, Hưng Hoàng Pháp Lăng và Gia Tường Cát Tạng. Tông này có thể coi là kế thừa tư tưởng của Trung Quán học phái tại Ấn Độ, đồng thời chịu ảnh hưởng của những tông phái trước đó như Địa Luận Tông, Nhiếp Luận Tông, Niết Bàn Tông v.v… Khi cao tăng xứ Cao Ly là Huệ Quán (Hyegwan) truyền học thuyết này vào Nhật Bản, nó trở thành một tông phái riêng biệt. Danh xưng Tam Luận Tông do pháp sư Ngưng Nhiên (Gyōnen) của Nhật Bản đặt ra khi viết bộ Bát Tông Cương Yếu Sao, tôn Văn Thù Bồ Tát là Sơ Tổ, Mă Minh là nhị tổ, Long Thọ làm tam tổ. Do ngài Long Thọ có hai đệ tử, nên lại chia thành hai chi phái: Chi phái thứ nhất là do Long Thọ truyền cho Long Trí, rồi lần lượt truyền thừa qua các đời như Thanh Biện, Sư Tử Quang… Phái kia do ngài Long Thọ truyền cho ngài Đề Bà (tác giả của bộ Bách Luận), truyền thừa qua các đời như La Hầu La Đa, Sa Xa Vương Tử, Cưu Ma La Thập, sau đó truyền qua lịch đại pháp sư tại Trung Hoa như Tăng Triệu, Pháp Dung, Tăng Duệ, Đàm Vân, Đạo Hằng, Đàm Tế v.v… Đàm Tế truyền cho ngài Cát Tạng. Ngài Huệ Quán học Tam Luận với ngài Cát Tạng. Do ngài Huệ Quán truyền Tam Luận vào Nhật, Tam Luận Tông Nhật Bản (Sanron S) tôn ngài Huệ Quán làm sơ tổ. Người Nhật lại cho rằng tư tưởng Tam Luận Tông trước thời ngài Gia Tường Cát Tạng là Cổ Tam Luận, từ sau ngài Gia Tường trở đi là Tân Tam Luận. Tuy thế, tại Nhật Bản, tông phái này cuối cùng cũng bị ḥa nhập vào tông Thiên Thai.