A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa

阿彌陀經疏鈔演義

Phần 30

Chủ giảng: Lăo pháp sư Tịnh Không năm 1984

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa

Giảo chánh: Huệ Trang và Đức Phong

 

Tập 59

 

      Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang bảy mươi bảy, đây là nhân duyên thứ năm trong phần Biệt Nhân Duyên, giảng rơ v́ sao Sơ Phát Tâm Bồ Tát phải thân cận Như Lai:

 

(Huyền Nghĩa) Ngũ, miễn tấn Sơ Tâm Bồ Tát thân cận Như Lai giả, Sơ Phát Tâm Bồ Tát đại tâm tuy kiến, thắng nhẫn vị thành, sở vị: Nhược vũ chỉ khả triền chi, anh nhi do ưng bàng mẫu, nhập Chánh Định Tụ, thân bỉ Thế Tôn, phương đắc Nhẫn chứng Vô Sanh, chung thành Phật quả.

(玄義) 五、勉進初心菩薩親近如來者,初發心菩薩,大心雖建,勝忍未成,所謂弱羽止可纏枝,嬰兒猶應傍母,入正定聚,親彼世尊,方得忍證無生,終成佛果。

(Huyền Nghĩa: Năm là khuyên lơn, khích lệ hàng Sơ Tâm Bồ Tát thân cận Như Lai. Sơ Phát Tâm Bồ Tát tuy đă kiến lập đại tâm, nhưng Nhẫn thù thắng chưa thành, như thường nói: “Lông cánh yếu ớt chỉ có thể chuyền cành, trẻ thơ phải ở cạnh mẹ”. Nhập Chánh Định Tụ, thân cận đức Thế Tôn kia th́ mới chứng được Vô Sanh Nhẫn, rốt cuộc thành tựu quả Phật).

 

Trước tiên chúng ta phải liễu giải: Sơ Tâm Bồ Tát là ǵ? Sơ Tâm là Sơ Phát Tâm. Sơ Phát Tâm Bồ Tát nhất định phải thân cận đức Phật th́ mới có thể thành tựu. Cũng giống như chúng ta tu học, kẻ mới học nhất định phải nương tựa thầy, tách rời thầy sẽ rất khó thành tựu. Dẫu chính ḿnh tu thành công, vẫn phải thân cận thầy để được thầy chỉ điểm, ấn chứng. Trong Đàn Kinh, Lục Tổ đă nói về chuyện này rất rơ ràng. Đấy là sư thừa.

 

(Diễn) Sơ Tâm Bồ Tát hữu tứ giáo bất đồng.

() 初心菩薩有四教不同。

(Diễn: Sơ Tâm Bồ Tát chia thành tứ giáo khác nhau).

Thoạt đầu, Ngẫu Ích đại sư học Thiên Thai; do vậy, trong trước tác, quá nửa là Ngài tuân theo cách phán giáo của tông Thiên Thai. Tông Thiên Thai phán định giáo pháp trong cả một đời đức Thế Tôn thành bốn giáo Tạng, Thông, Biệt, Viên. Sơ Phát Tâm Bồ Tát có bốn giáo khác nhau.

 

(Diễn) Tạng Thông lưỡng giáo Bồ Tát, năi chí Biệt Giáo Sơ Địa dĩ tiền, Viên Giáo Sơ Trụ dĩ tiền giai thị.

      ()藏通兩教菩薩,乃至別教初地以前,圓教初住以前皆是。

(Diễn: Hàng Bồ Tát trong Tạng Giáo và Thông Giáo, cho đến người chưa chứng đắc Sơ Địa trong Biệt Giáo và kẻ chưa chứng đắc Sơ Trụ trong Viên Giáo đều là [hàng Sơ Tâm Bồ Tát]).

 

Phạm vi của Sơ Tâm Bồ Tát khá rộng lớn. Tạng, Thông, Biệt, Viên là do căn tánh của chúng sanh khác nhau, phân chia tổng quát thành bốn loại lớn, tức là bốn loại căn tánh khác nhau. Tạng Giáo Bồ Tát và Thông Giáo Bồ Tát đều gọi là Sơ Tâm Bồ Tát. Trong Biệt Giáo, Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng gồm bốn mươi địa vị đều gọi là Sơ Tâm Bồ Tát. Đủ thấy chữ Sơ Tâm chẳng phải chỉ kẻ vừa mới phát tâm, v́ đă đạt đến địa vị Thập Hồi Hướng trong Biệt Giáo mà vẫn gọi là Sơ Tâm Bồ Tát. Nói theo Viên Giáo, từ Sơ Tín đến Thập Tín đều là Sơ Tâm Bồ Tát. Do đây có thể biết: Trong các vị Sơ Tâm Bồ Tát, tŕnh độ sâu hay cạn sai khác rất lớn. Giống như chúng ta nói đến Sơ Học, Tiểu Học là Sơ Học, từ lớp Một đến lớp Sáu đều gọi là Sơ Học, trọn chẳng phải chỉ có lớp Một của Tiểu Học mới gọi là Sơ Học. Đoạn văn này nhằm giảng rơ cho chúng ta biết ư nghĩa ấy. Do đây có thể biết: Hễ c̣n thuộc địa vị này, chắc chắn chẳng thể tách rời thầy. Đương nhiên vị thầy thù thắng nhất là Phật, chúng ta học Phật chẳng thể tách ĺa Phật. Trong thế gian hiện thời, Phật chẳng trụ thế, làm cách nào đây? Ắt cần phải t́m một chỗ có Phật để thân cận Ngài, đó là đúng. Cũng v́ ư nghĩa ấy mà đức Phật giảng giải bộ kinh này cho chúng ta. Tiếp theo đây là nói rơ lư do.

 

(Diễn) Hà dĩ cố? Quán Kinh Thượng Thượng phẩm phương chứng Sơ Địa.

() 何以故?觀經上上品方登初地。

(Diễn: V́ sao? Theo Quán Kinh, bậc Thượng Thượng phẩm [văng sanh] mới chứng Sơ Địa).

      Theo Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh đă dạy, địa vị Sơ Địa này rốt cuộc là địa vị như thế nào? Trong Tứ Giáo th́ thuộc Sơ Địa của giáo nào? Ở đây nói rất rơ ràng: Là Sơ Địa trong Biệt Giáo.

 

(Diễn) Thử Sơ Địa giả, Viên Sơ Trụ dă.

      () 此初地者,圓初住也。

(Diễn: Địa vị Sơ Địa này là địa vị Sơ Trụ trong Viên Giáo).

 

Sơ Địa trong Biệt Giáo bằng với Sơ Trụ trong Viên Giáo.

 

(Diễn) Tắc thử Sơ Tâm Bồ Tát, thị Biệt Viên Địa Trụ dĩ tiền giai thị tự khả tưởng kiến.

() 則此初心菩薩,是別圓地住以前皆是自可想見。

(Diễn: Chính là Sơ Tâm Bồ Tát [được nói đến] ở đây. Đối với các địa vị trước khi chứng được Sơ Địa trong Biệt Giáo hay Sơ Trụ trong Viên Giáo đều có thể tự suy nghĩ mà biết).

 

Biệt Viên Địa Trụ dĩ tiền”: Trước khi đạt đến địa vị Sơ Địa trong Biệt Giáo hay Sơ Trụ trong Viên Giáo, “giai thị”: Đều là Sơ Tâm Bồ Tát, có tiêu chuẩn hoàn toàn giống như kinh Hoa Nghiêm đă nói: Trước khi đạt được Sơ Trụ, chắc chắn chẳng thể tách rời thầy! Chúng ta thấy Thiện Tài đồng tử trong Tứ Thập Hoa Nghiêm, thầy của Thiện Tài đồng tử là Văn Thù Bồ Tát. Khi Ngài mới học chẳng hề ĺa thầy. Đi ra ngoài tham học là khi nào? Khi đă chứng đắc Sơ Trụ trong Viên Giáo, đấy cũng là Sơ Địa trong Biệt Giáo, th́ mới đi tham học, có đủ tư cách ĺa khỏi thầy để ra ngoài tham học. Trước khi đạt đến địa vị ấy, nhất quyết chớ nên ĺa thầy. Nếu nói theo tầng cấp tu hành trong kinh này, trước khi đạt đến địa vị Lư nhất tâm bất loạn, đều gọi là Sơ Tâm Bồ Tát. Công phu thành phiến và Sự nhất tâm bất loạn đều thuộc địa vị Sơ Tâm, chứng đắc Lư nhất tâm sẽ bằng với bậc Sơ Địa trong Biệt Giáo hay Sơ Trụ trong Viên Giáo. Trước tiên, chúng ta phải hiểu rơ tiêu chuẩn của Sơ Tâm Bồ Tát, quả thật đều nhằm khuyên lơn, khích lệ chúng ta mà nói.

 

(Diễn) Hựu phục Khởi Tín Luận, Thập Tín vị nhân cụ tín tâm nan tựu, đương cầu sanh Tịnh Độ, cập tín tâm thành tựu, nhi vi tín thành phát tâm, năi thị tam tâm viên phát, chánh thị Viên Giáo Sơ Trụ, tắc thử Sơ Tâm Bồ Tát, thị Biệt Viên Địa Trụ dĩ tiền giai thị, cánh khả tưởng kiến. Biệt Viên kư như thử, Tạng Thông ích khả tri.

() 又復起信論,十信位人,懼信心難就,當求生淨土。及信心成就,而為信成發心,乃是三心圓發,正是圓教初住。則此初心菩薩,是別圓地住以前皆是,更可想見。別圓既如此,藏通益可知

(Diễn: Lại nữa theo Khởi Tín Luận, hàng Thập Tín Bồ Tát sợ tín tâm khó thành tựu, hăy nên cầu sanh về Tịnh Độ. Đến khi tín tâm thành tựu th́ do ḷng tin đă thành tựu bèn phát tâm, ba tâm đều phát trọn vẹn, chính là bậc Sơ Trụ trong Viên Giáo. Do vậy, càng có thể suy xét để thấy cặn kẽ: Những người chưa đạt đến Sơ Địa trong Biệt Giáo hay Sơ Trụ trong Viên Giáo đều là Sơ Tâm Bồ Tát. Biệt Giáo và Viên Giáo đă như thế th́ càng biết rơ [những địa vị Bồ Tát trong] Tạng Giáo và Thông Giáo [đều là Sơ Tâm Bồ Tát]).

 

Ở đây nhằm giải thích chữ Sơ Tâm cho chúng ta, có thể nói là đă dẫn kinh điển để làm chứng cứ rất rơ rệt, quyết chẳng phải là do ư nghĩ suy lường của đại sư. Tiêu chuẩn theo như Khởi Tín Luận đă nói là tiêu chuẩn của Viên Giáo. V́ sao? Đại Thừa Khởi Tín Luận chẳng phải là Tiểu Thừa, nói cách khác, nó là tiêu chuẩn Đại Thừa. Theo tiêu chuẩn Đại Thừa, Sơ Tâm là các địa vị thuộc Thập Tín trong Viên Giáo. Những vị Bồ Tát ấy đă đoạn tám mươi tám phẩm Kiến Hoặc trong tam giới, đó mới là địa vị Sơ Tín trong Viên Giáo.

Hôm nay có một vị xuất gia bảo tôi: “Khắp một giải Thái Lan, Tích Lan (Sri Lanka) thuộc Đông Nam Á, người chứng quả A La Hán rất nhiều”. Tôi hỏi ông ta: “Ai nói?” Ông ta đáp: “Rất nhiều người nói!” Tôi nói: “Tôi ở Mỹ Quốc nghe nói rất nhiều người [tự xưng hay được người khác tuyên truyền] là Văn Thù Bồ Tát tái lai hoặc A Di Đà Phật tái lai!” Hiện thời t́nh h́nh này quá nhiều, thật hay giả? Kiến Tư phiền năo đă đoạn th́ mới là Tiểu Thừa A La Hán, minh tâm kiến tánh mới là Bồ Tát. Tiểu Thừa Sơ Quả, người như vậy chắc chắn chẳng tranh chấp với người khác, chẳng khởi ư niệm ấy! Nếu c̣n chuộng tiếng tăm, lợi dưỡng, c̣n muốn tranh danh đoạt lợi, nói mấy câu khó nghe bèn khó chịu, khen ngợi mấy câu bèn vui sướng khôn ngằn, đó là phàm phu, chẳng phải là thánh nhân! V́ vậy, nhất định đừng nên nghe và tin theo lời bịa đặt! Trong kinh Đại Thừa, đức Phật đă nói rất rơ ràng: Thời kỳ Mạt Pháp, chắc chắn là không có người tu hành chứng quả, chỉ có thể niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ! Thời kỳ Chánh Pháp có người chứng quả. Thời kỳ Tượng Pháp không có Tứ Quả La Hán, tối đa là chứng được Tam Quả. Thời kỳ Mạt Pháp, ngay cả Sơ Quả cũng chẳng dễ ǵ chứng đắc! Hiện tại, trong thế gian này, kẻ dùng lời lẽ quái đản ḥng mê hoặc, gạt gẫm mọi người quá đông, ngay cả những người học cao c̣n bị gạt, bị họ lừa dối, đúng là ngu si, mê hoặc, điên đảo! Người có một tí kiến thức thông thường, đầu óc tỉnh táo sẽ chẳng bị lừa!

Trong quá khứ, tôi đă từng gặp một người, ông ta tu hành cũng khá lắm, nhưng tăng thượng mạn, tự nghĩ chính ḿnh tu hành khá lắm, đă chứng quả A La Hán rồi. Ông ta đến nói với tôi, tôi hỏi ngược lại: “Chứng đắc A La Hán nhất định có sáu thứ thần thông, xe và người ở ngoài căn nhà này ông có thấy rơ ràng hay không?” Ông ta chẳng thấy! Tôi nói: “Điều ấy chứng minh ông chưa chứng A La Hán, v́ ông đă chứng A La Hán sẽ có Thiên Nhăn Thông. Ḷng tôi dấy lên một ư niệm, ông lập tức biết liền, v́ A La Hán có Tha Tâm Thông”. Ông ta nói ông ta chẳng có [những thứ thần thông ấy]. Tôi nói: “Vậy là tôi có thể chứng minh ông chưa chứng đắc A La Hán”. Như vậy th́ ông ta mới tin tưởng; ấy là v́ trong khi tu hành, đạt được một chút khinh an, bèn tự cho là đă chứng quả!

C̣n có người niệm Phật tưởng lầm chính ḿnh đă đắc nhất tâm bất loạn, thật ra là hiểu lầm. Kẻ ấy cũng chẳng gạt người, mà tự ḿnh mê hoặc, giống như đi đường: Kẻ ấy muốn đến Cao Hùng, đi đến Bản Kiều bèn tưởng lầm đă đến Cao Hùng, tôi đă đến nơi rồi! Kẻ ấy chẳng hề gạt người khác, mà tự ḿnh lầm lẫn. Do vậy, học Phật không chỉ phải hiểu lư luận, phải hiểu phương pháp, mà c̣n phải hiểu biết cảnh giới, tự ḿnh đă đạt đến tŕnh độ nào phải hiểu rơ ràng, rành rẽ, đừng nên lầm công phu thành phiến là nhất tâm bất loạn, chớ nên coi sự khinh an nhỏ nhặt là công phu thành phiến.

Địa vị Thập Tín rất phi phàm! Địa vị Sơ Tín trong Viên Giáo tương đương với Tiểu Thừa Sơ Quả Tu Đà Hoàn, địa vị Thất Tín bằng với A La Hán của Tiểu Thừa, Kiến Tư phiền năo thảy đều đoạn sạch. Bát Tín, Cửu Tín, Thập Tín tương đương với Bồ Tát trong Tạng Giáo và Thông Giáo. Các Bồ Tát trong Tạng Giáo và Thông Giáo tuy thuộc các địa vị ấy vẫn sợ tín tâm khó thể thành tựu, v́ sao? Họ vẫn c̣n tiến tiến, lùi lùi, khó thể thành tựu! Do vậy, trong Khởi Tín Luận, Mă Minh Bồ Tát khuyên những vị Bồ Tát ấy hăy nên phát nguyện cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới.

Đến khi tín tâm thành tựu, tức là Thập Tín tâm viên măn, nhập Sơ Trụ. Tín tâm đă thành, bèn phát tâm; do vậy, Sơ Trụ Bồ Tát được gọi là Phát Tâm Trụ. V́ sao gọi là Phát Tâm Trụ? Tiếp đó, sách Diễn Nghĩa trích dẫn câu “tam tâm viên phát”, đấy chính là những tâm được nói trong Quán Kinh. “Tam tâm” là Bồ Đề tâm, trực tâm và thâm tâm, Khởi Tín Luận nói như vậy, c̣n Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh bảo “tam tâm” là chí thành tâm, thâm tâm và phát nguyện hồi hướng tâm. “Tam tâm viên phát”: Viên là viên măn, [viên phát là các tâm] thảy đều đă phát, cả ba tâm đều đă phát. Đó gọi là Phát Tâm Trụ Bồ Tát, tức Sơ Trụ trong Viên Giáo. Chúng ta nhất định phải hiểu rơ cảnh giới này. Ba tâm đă phát trọn vẹn, thật sự phát, chẳng giống như chúng ta hiện thời phát Bồ Đề tâm ngoài miệng. Chúng ta miệng có, tâm không, chẳng có Bồ Đề tâm. Chúng ta phát Bồ Đề tâm, vẫn đối đăi với người khác bằng cái tâm quanh co, cong quẹo, chẳng phải là trực tâm, đăi người tiếp vật vẫn bằng t́nh ư hư giả, chẳng phải là chí thành tâm. Đối với chính ḿnh, tâm chẳng thanh tịnh; đối với người khác tâm chẳng từ bi; phát cái tâm ǵ vậy?

Thật sự đạt đến địa vị này, đối với người niệm Phật, địa vị này là Lư nhất tâm bất loạn, đăi người tiếp vật tuyệt đối chân thành, không có mảy may hư giả nào, tâm địa của chính ḿnh chắc chắn thanh tịnh, chẳng nhiễm mảy trần, đối đăi với bất cứ ai đều là b́nh đẳng từ bi, đó là người nhất tâm bất loạn, là tâm của bậc Sơ Trụ trong Viên Giáo hoặc Sơ Địa Bồ Tát trong Biệt Giáo, tâm Bồ Tát đấy! Do vậy, nh́n từ kinh luận, trước khi đạt đến địa vị Sơ Trụ trong Viên Giáo hay Sơ Địa trong Biệt Giáo, [các địa vị Bồ Tát khác] đều là Sơ Phát Tâm Bồ Tát. Những vị Bồ Tát ấy nhất định phải thân cận Như Lai th́ mới chẳng bị thoái chuyển. Từ đoạn kinh văn này, chúng ta có thể kết luận: Học Phật quan trọng nhất là phải giữ được cái tâm ban đầu, chẳng để cho nó lui sụt! Giữ ǵn như thế nào? Hằng ngày phải nghe kinh, hằng ngày phải đọc kinh. Ba ngày chẳng đọc kinh, quư vị nhất định bị lui sụt. Chúng ta nghe kinh hằng ngày mà vẫn lui sụt, nhưng với một mức độ nhỏ hơn một chút; nếu chẳng nghe kinh th́ làm sao được? Chẳng đọc kinh có làm sao được? Nhưng pháp duyên nghe kinh cũng chẳng dễ ǵ có nhiều! Khi không có ai giảng kinh, làm như thế nào đây? Chính ḿnh phải phát tâm giảng, t́m mấy vị đồng học thay phiên nhau giảng, một người giảng, mấy người nghe. Nghe xong lại nghiên cứu, thảo luận, dùng phương thức ấy. Mấy người cùng đốc thúc lẫn nhau, chúng ta mới ḥng có tiến bộ, mới chẳng đến nỗi lui sụt!

Do vậy, muốn tinh tấn chẳng lùi, nhất định phải nương tựa đồng học, nương tựa thầy chưa được, nương tựa thầy vẫn bị thoái chuyển! Thầy là người chỉ lối, đồng học là người kết bạn cùng đi với ta, đôi bên chiếu cố lẫn nhau. Người chỉ đường là thầy, quư vị có thể học với thầy một ngày mà thôi, thầy chỉ đường cho quư vị, nhưng đi theo con đường ấy sợ rằng phải đi mất bao nhiêu năm! V́ thế, cổ nhân nói: “Nhất nhật vi sư” (một ngày là thầy). Thầy chỉ cho quư vị một phương hướng, chỉ cần quư vị thật sự tuân thủ, tin giữ, không thay đổi, chắc chắn chẳng trái nghịch, sẽ có thể thành tựu! Không có nhân duyên theo thầy một thời gian dài th́ học với thầy một ngày cũng được, thật sự có thể “đắc đạo” (t́m được đường lối). “Đạo” [ở đây] là đạo lư, đạo lộ (con đường), thật sự có được một con đường, hiểu rơ rồi, sau đấy chính ḿnh phải đi theo con đường ấy!

Tự ḿnh muốn đi theo con đường ấy, nhất định phải kết bạn, nhất định phải có đồng học, đồng tham đạo hữu! Rèn giũa lẫn nhau, giồi mài lẫn nhau, đạo nghiệp của chúng ta mới ḥng thành công. Có thầy mà chẳng có bạn đồng học, chẳng thể thành tựu! Có đồng học mà chẳng có thầy, cũng chẳng thể thành tựu! Thầy và bạn là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của chúng ta, mà cũng là điều kiện bậc nhất. Thân cận Như Lai, Như Lai là vị thầy tốt nhất, các vị thượng thiện nhân trong thế giới Tây Phương là đồng học lư tưởng nhất. Vừa mở đầu liền ban cho chúng ta đạo lư này: Ắt cần phải thân cận Như Lai.

Sơ Phát Tâm Bồ Tát đại tâm tuy kiến, thắng nhẫn vị thành” (Sơ Phát Tâm Bồ Tát tuy đă kiến lập tín tâm, nhưng Nhẫn thù thắng chưa thành tựu). Tiếp theo đó, sách Diễn Nghĩa nói rơ lư do: V́ sao người ấy phải thân cận Như Lai? Tuy đă phát đại tâm, đại tâm là vô thượng Bồ Đề tâm, tức A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tâm, cái tâm ấy tuy đă phát, nhưng Nhẫn thù thắng chưa thành.

 

(Diễn) Đại tâm tuy kiến giả, Sơ Phát Tâm Bồ Tát, thượng cầu Phật quả, hạ hóa chúng sanh, bất đồng Nhị Thừa, bất cầu Phật đạo, bất giáo chúng sanh cố.

() 大心雖建者,初發心菩薩,上求佛果,下化眾生,不同二乘,不求佛道,不教眾生故。

(Diễn: “Đại tâm tuy đă lập”: Sơ Phát Tâm Bồ Tát trên cầu Phật quả, dưới hóa độ chúng sanh, chẳng giống như Nhị Thừa chẳng cầu Phật đạo, chẳng giáo hóa chúng sanh).

 

Người Tiểu Thừa quả thật là như thế, chính ḿnh đă thành tựu Cửu Thứ Đệ Định, đă đoạn Kiến Tư phiền năo, bèn ngưng nghỉ, chẳng chịu cầu tiến lên nữa, cũng chẳng chịu giáo hóa chúng sanh, đó là hàng Nhị Thừa. Bồ Tát chẳng giống như vậy, họ đă phát đại Bồ Đề tâm, muốn “thượng cầu Phật quả, hạ hóa chúng sanh”. Tuy đă phát đại tâm, nhưng năng lực vẫn chưa đủ. Tâm có dư, nhưng sức chẳng đủ.

 

(Diễn) “Thắng Nhẫn vị thành”: Thắng Nhẫn, Vô Sanh Pháp Nhẫn dă.

() 勝忍未成,勝忍,無生法忍也。

(Diễn: “Thắng Nhẫn chưa thành”: Thắng Nhẫn là Vô Sanh Pháp Nhẫn).

 

Vị ấy chưa chứng đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn.

 

(Diễn) Sơ Tâm Bồ Tát, phiền năo vị trừ, vô minh vị phá, vị chứng Vô Sanh lư cố.

() 初心菩薩,煩惱未除,無明未破,未證無生理故。

(Diễn: Do Sơ Tâm Bồ Tát chưa trừ phiền năo, chưa phá vô minh, chưa chứng lư Vô Sanh).

 

Phiền năo vị trừ”: Trước khi chứng được địa vị Lục Tín trong Thập Tín của Viên Giáo, chưa trừ phiền năo. Địa vị Thất Tín tuy đă trừ phiền năo, nhưng “chưa phá vô minh”. Từ Đệ Thất Tín đến Đệ Thập Tín cả bốn tầng cấp đều chưa phá vô minh, chưa kiến tánh. “Vị chứng Vô Sanh lư cố” (do chưa chứng lư Vô Sanh): Đối với hết thảy các pháp vốn chẳng sanh diệt, vị ấy chưa chứng đắc. Do vậy, đối với người thuộc địa vị này vẫn là tiến tiến lùi lùi, tuy đă phát tâm độ chúng sanh, nhưng gặp khó khăn.

Tiếp theo đó là tỷ dụ, “sở vị nhược vũ chỉ khả triền chi” (thường nói là lông cánh yếu th́ chỉ có thể men theo cành), đây là nói về chim non: Chim non chưa trưởng thành, nó chỉ có thể nhảy chuyền theo cành, chưa thể bay lên, nếu bay lên sẽ rớt xuống. “Anh nhi do ưng bàng mẫu” (trẻ thơ vẫn phải quanh quẩn bên mẹ): Đứa trẻ từ ba tuổi trở xuống chẳng thể rời khỏi mẹ, rời khỏi mẹ nó sẽ không có cách nào sống sót được. Từ ba tuổi trở lên, nó có tách rời khỏi mẹ, tách rời khỏi ṿng tay ôm ấp. Trẻ thơ không có cách nào tách rời khỏi sự chăm bẵm của cha mẹ, dùng điều này để tỷ dụ hàng Sơ Tâm Bồ Tát.

Nhập Chánh Định Tụ, thân bỉ Thế Tôn, phương đắc Nhẫn chứng Vô Sanh, chung thành Phật quả” (Nhập Chánh Định Tụ, thân cận vị Thế Tôn ấy mới chứng đắc Vô Sanh Nhẫn, rốt cuộc thành Phật quả): Nói rơ vị ấy nhất định phải nhập Chánh Định Tụ.

 

(Diễn) Chánh Định Tụ, chỉ Cực Lạc thế giới thuyết.

() 正定聚,指極樂世界說。

(Diễn: “Chánh Định Tụ” là nói thế giới Cực Lạc).

 

Chỉ cần văng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới bèn nhập Chánh Định Tụ. Chúng ta thường gọi Chánh Định Tụ là Niệm Phật tam-muội.

 

(Diễn) Dĩ bỉ độ nhân.

() 以彼土人。

(Diễn: V́ người trong cơi ấy).

 

Đây là nói về người trong Tây Phương Cực Lạc thế giới.


      (Diễn) Giai hữu định lực, bất thoái chuyển cố.

()皆有定力,不退轉故。

(Diễn: Đều có định lực nên chẳng thoái chuyển).

 

Hễ văng sanh thế giới Tây Phương bèn viên chứng ba thứ Bất Thoái, cho

nên gọi là Chánh Định Tụ. Ba thứ Bất Thoái là Vị Bất Thoái, Hạnh Bất Thoái và Niệm Bất Thoái, viên chứng ba thứ Bất Thoái!

 

(Diễn) Nhược luận đoạn Hoặc, tắc tín thành tựu phát tâm giả, phương danh nhập Chánh Định Tụ, bỉ độ duy Thượng Phẩm Thượng Sanh giả thị dă.

() 若論斷惑,則信成就發心者,方名入正定聚,彼土唯上品上生者是也。

(Diễn: Nếu luận định về đoạn Hoặc, người ḷng tin thành tựu, phát tâm th́ mới được gọi là “nhập Chánh Định Tụ”, trong cơi ấy chỉ có bậc Thượng Phẩm Thượng Sanh mới là như vậy).

 

Ở đây lại có một ư nghĩa nữa. Ư nghĩa trong phần trước là nói: Chỉ cần sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới sẽ nhập Chánh Định Tụ, đấy là chỗ thù thắng của thế giới Tây Phương, các thế giới phương khác và thế giới Sa Bà không có cách nào sánh bằng! Đấy là chỗ đặc biệt thù thắng, chuyên nói về Tây Phương Cực Lạc thế giới. [C̣n trong đoạn này] nh́n từ phương diện đoạn Hoặc, dựa theo lư luận thông thường để nói th́ bậc Sơ Trụ trong Viên Giáo mới là Chánh Định Tụ, v́ sao? Do Sơ Trụ trong Viên Giáo thật sự chứng đắc ba thứ Bất Thoái. Tiểu Thừa Sơ Quả chứng Vị Bất Thoái, từ Tứ Quả A La Hán trở lên chứng Hạnh Bất Thoái, từ Sơ Trụ trong Viên Giáo trở lên chứng Niệm Bất Thoái. Sơ Địa trong Biệt Giáo hoặc Sơ Trụ trong Viên Giáo mới có ba thứ Bất Thoái; nhưng chỗ đặc biệt trong Tây Phương Cực Lạc thế giới là chúng ta đới nghiệp văng sanh, sanh về Tây Phương Tịnh Độ, thật ra chưa thành tựu địa vị Sơ Trụ trong Viên Giáo! Chúng ta chưa đoạn một phẩm nào trong tám mươi tám phẩm Kiến Hoặc của tam giới mà vẫn có thể văng sanh, thật sự chẳng thể nghĩ bàn! Lại c̣n hễ sanh về nơi đó, bèn viên chứng ba thứ Bất Thoái. Tra khắp kinh điển, mười phương thế giới chư Phật thảy đều không có chuyện tiện nghi này, chỉ riêng Tây Phương Cực Lạc thế giới là có. Chỗ thù thắng của pháp môn này chính là ở chỗ này, đó là nói về “nhập Chánh Định Tụ”.

Thân bỉ Thế Tôn” (thân cận đức Thế Tôn ấy), chữ Thế Tôn chỉ A Di Đà Phật, “phương đắc Nhẫn chứng Vô Sanh” (mới chứng đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn).

 

(Diễn) Nhẫn chứng Vô Sanh cú, thị đảo ngữ pháp.

() 忍證無生句,是倒語法。

(Diễn: Câu “Nhẫn chứng Vô Sanh” viết theo lối đảo ngữ).

 

Đây là lối đảo ngữ, phải hiểu là “chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn”.

 

(Diễn) Dĩ Pháp Nhẫn hữu tam chủng, nhất giả Âm Hưởng Nhẫn, nhị giả Nhu Thuận Nhẫn, tam giả Vô Sanh Nhẫn.

() 以法忍有三種,一者音響忍,二者柔順忍,三者無生忍。

(Diễn: Do Pháp Nhẫn có ba thứ: Một là Âm Hưởng Nhẫn, hai là Nhu Thuận Nhẫn, ba là Vô Sanh Nhẫn).

 

      Pháp Nhẫn có ba thứ, cảnh giới Vô Sanh Pháp Nhẫn cao nhất. Chứng đắc Vô Sanh Nhẫn, tâm quư vị mới thật sự được thanh tịnh, bất luận trong thuận cảnh hay nghịch cảnh đều chẳng bị ngoại cảnh lay động, v́ sao? V́ quư vị thật sự thấy được hết thảy các pháp vốn chẳng sanh, lẽ đâu có diệt? Chứng hết thảy pháp chẳng sanh chẳng diệt th́ gọi là Vô Sanh Nhẫn.

 

      (Diễn) Kim vị sở chứng chi Nhẫn, năi thị Vô Sanh dă.

      () 今謂所證之忍,乃是無生也。

      (Diễn: Nay nói đến Pháp Nhẫn được chứng th́ chính là Vô Sanh vậy).

 

      Nhẫn chứng Vô Sanh, chung thành Phật quả” (chứng Vô Sanh Nhẫn, rốt ráo thành quả Phật): Từ nay trở đi tinh tấn, tiến lên cao hơn nữa sẽ là Tịch Diệt Nhẫn. Tịch Diệt Nhẫn là quả địa Như Lai, viên măn thành Phật!

 

      (Huyền Nghĩa) Thừa đại nguyện phiệt, khổ hải độ sanh.

      (玄義) 乘大願筏,苦海度生。

      (Huyền Nghĩa: Nương bè đại nguyện độ chúng sanh trong biển khổ).

 

      Đây mới là thực hiện hoằng nguyện do Bồ Tát đă phát trong lúc tu nhân, nhất định phải thực hiện nguyện vọng “phổ độ chúng sanh” này. V́ sao? Ngài có năng lực. Trong hết thảy cảnh giới như như bất động th́ mới có năng lực. Thật ra, đối với câu nói này, chúng ta hăy nghĩ tới tôn giả Tu Bồ Đề trong kinh Kim Cang đă hướng về Thích Ca Mâu Ni Phật thỉnh giáo nên độ chúng sanh như thế nào? Thích Ca Mâu Ni Phật dạy tôn giả: Ông muốn độ chúng sanh th́ ắt phải đạt đến “chẳng chấp lấy tướng, như như bất động”. Cái gọi là “chẳng chấp lấy tướng, như như bất động” ấy chính là Vô Sanh Pháp Nhẫn, ở đây gọi là “Nhẫn chứng Vô Sanh”, đấy mới là phổ độ chúng sanh. Nếu chưa đạt đến địa vị này, độ chúng sanh sẽ bị ngă ḷng. Quư vị dùng cái tâm thanh tịnh, tâm b́nh đẳng, tâm từ bi đối đăi người ta, người ta tâm địa ngoắt ngoéo, toan tính, hoài nghi quư vị, đối xử với quư vị bằng ác ư, xong rồi! Ta đối xử với hắn bằng tấm ḷng tốt đẹp như thế mà hắn lại đáp trả như thế đó, xong luôn, không độ hắn nữa, nhụt chí rồi! Ắt cần phải chứng Vô Sanh Nhẫn, quư vị mới chẳng ngă ḷng đối với những chúng sanh ương ngạnh khó giáo hóa trong thế giới Sa Bà. Bồ Tát dùng hảo tâm đối đăi chúng ta, chúng ta khởi ác ư đối với Ngài, thậm chí c̣n tổn hại, phá hoại, khinh nhục, thậm chí giết hại Ngài. Ngài như thế nào? Ngài chẳng chấp lấy tướng, như như bất động, Bồ Tát đạo mới chẳng thoái chuyển. V́ thế, người Tiểu Thừa chẳng thể không ngă ḷng!

 

     (Huyền Nghĩa) Như Trí Luận trung thuyết, thả phù lục tâm đọa lạc, trần kiếp Thanh Văn, ngư tử, Am La, túc vi minh kính.

      (玄義) 如智論中說,且夫六心墮落,塵劫聲聞,魚子菴羅,足為明鏡。

      (Huyền Nghĩa: Như trong Trí Độ Luận nói: “Ôi! Đă đạt Lục Trụ mà c̣n đọa lạc, làm Thanh Văn trong số kiếp nhiều như vi trần! Cá con, hoa xoài, đủ làm gương sáng”).

 

      Ở đây, đại sư trích dẫn một đoạn công án trong Đại Trí Độ Luận để giảng rơ.

 

      (Diễn) Thả phù lục tâm hạ, vị nhược bất cầu sanh Tịnh Độ, tiện dục khổ hải độ sanh, tắc hữu Xá Lợi đẳng chi phúc triệt khả giám dă.

      () 且夫六心下,謂若不求生淨土,便欲苦海度生,則有舍利等之覆轍可鑑也。

      (Diễn: Từ câu “thả phù lục tâm” trở xuống, ư nói: Nếu chẳng cầu sanh Tịnh Độ mà cứ muốn độ chúng sanh trong biển khổ th́ vết xe đổ của các vị như Xá Lợi Phất v.v... đủ để làm gương).

     

      Những vị A La Hán như tôn giả Xá Lợi Phất phát tâm Bồ Tát, muốn phổ độ chúng sanh. Kết quả là ai nấy đều thoái chuyển, giống như “ngư tử”, cá đẻ trứng rất nhiều, nhưng thật sự trưởng thành rất ít.

 

      (Sớ) Trí Luận vân: “Cụ phược phàm phu, hữu đại bi tâm, dục sanh ác thế cứu khổ chúng sanh, vô hữu thị xứ”.

  () 智論云:具縛凡夫,有大悲心,欲生惡世救苦眾生,無有是處。

      (Sớ: Trí Độ Luận chép: “Phàm phu đầy dẫy phiền năo, có tâm đại bi, muốn sanh vào đời ác để cứu khổ chúng sanh, chẳng thể có lẽ ấy!”)

 

      Cụ phược” là đầy đủ phiền năo.

 

      (Diễn) “Cụ phược” phược tự, thị nội vị phiền năo sở phược, “thanh sắc sở phược” phược tự, thị ngoại vị lục trần sở phược.

() 具縛縛字,是內為煩惱所縛;聲色所縛縛字,是外為六塵所縛。

      (Diễn: Chữ Phược trong câu “cụ phược” là bên trong th́ bị phiền năo trói buộc. Chữ Phược trong câu “thanh sắc sở phược” là bên ngoài bị sáu trần trói buộc”).

     

      Cụ phược” là đầy đủ [các món trói buộc], trong có phiền năo, ngoài có lục trần. Nói cách khác, trong chẳng thể “như như bất động”, trong động tâm, bên ngoài chấp tướng. Chỉ cần quư vị chấp tướng bên ngoài, bên trong động tâm th́ gọi là “cụ phược phàm phu”, tức là phàm phu có trọn đủ các thứ trói buộc (triền phược). Nếu ở trong cảnh giới ấy mà quư vị muốn phát tâm Bồ Tát, học đ̣i Bồ Tát muốn cứu độ chúng sanh trong ác đạo th́ đức Phật bảo là “vô hữu thị xứ” (không có lẽ ấy), tức là ngươi làm chẳng được đâu! Đúng là tâm có thừa, nhưng sức chẳng đủ!

     

      (Sớ) Hà dĩ cố?

      () 何以故?

      (Sớ: V́ sao vậy?)

 

      V́ sao quư vị không làm được?

 

      (Sớ) Phiền năo cường cố, vị đắc Nhẫn lực, tâm tùy cảnh chuyển, thanh sắc sở phược, tự đọa tam đồ, yên năng cứu bỉ?

      () 煩惱強故,未得忍力,心隨境轉,聲色所縛,自墮三途,焉能救彼。

      (Sớ: Do phiền năo mạnh mẽ, chưa đắc Nhẫn lực, tâm bị chuyển theo cảnh, bị thanh sắc ràng buộc, tự đọa trong tam đồ, làm sao có thể cứu người khác được?)

 

     Đúng như tục ngữ đă nói: “Nê Bồ Tát quá hà, tự thân nan bảo” (Bồ Tát bằng đất sét qua sông, khó giữ nổi thân), độ chính ḿnh c̣n chưa được, làm sao quư vị độ người khác? Những lời này, câu nào cũng đều là chân thật.

 

      (Diễn) Vị đắc Nhẫn lực, thanh sắc sở phược giả, đắc Nhẫn Bồ Tát, thị sắc như manh, văn thanh như lung, sở vị “bách hoa tùng lư quá, nhất vật bất triêm thường”.

      () 未得忍力聲色所縛者,得忍菩薩,視色如盲,聞聲如聾,所謂百花叢裡過,一物不沾裳。

      (Diễn: “Chưa đắc Nhẫn lực, bị thanh sắc buộc ràng”: Bậc Bồ Tát đắc Nhẫn thấy sắc như mù, nghe tiếng như điếc, đó gọi là “vượt qua rừng trăm hoa, chẳng vật ǵ dính áo”).

 

      Bậc Bồ Tát đă chứng đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn có thể làm được [điều này]: Sáu căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần chẳng bị nhiễm. Kinh Kim Cang nói: “Ngoài chẳng chấp tướng, trong chẳng động tâm”. Đó là bậc Bồ Tát đă chứng đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn.

 

      (Diễn) Bàng Công vân.

      () 龐公云。

      (Diễn: Ông Bàng Long Uẩn nói).

 

      Đây là Bàng cư sĩ hết sức nổi tiếng, là bậc đại triệt đại ngộ trong Thiền Tông, ông ta nói...

 

      (Diễn) Đản tự vô tâm ư vạn vật, hà phương vạn vật thường vi nhiễu.

      () 但自無心於萬物,何妨萬物常圍繞。

      (Diễn: Chỉ cần vô tâm đối với vạn vật th́ vạn vật thường vây quanh đâu có trở ngại ǵ?)

 

      Đây là một công án trứ danh trong Thiền Tông. “Vô tâm” là chẳng động tâm. Đối với bên ngoài chẳng có tâm phan duyên, đối với bên trong chẳng sanh tâm phiền năo. Như vậy th́ mới được!

 

      (Diễn) Thiết ngưu bất phạ sư tử hống, kháp tự mộc nhân khán hoa điểu.

      () 鐵牛不怕獅子吼,恰似木人看花鳥。

      (Diễn: Trâu sắt chẳng sợ sư tử rống, hệt như người gỗ ngắm hoa, chim).

 

      Trâu bằng sắt chẳng sợ tiếng sư tử rống, v́ sao? Nó không có tâm! Người bằng gỗ đặt nơi đó cho nó ngắm hoa, ngắm chim, nó cũng chẳng động tâm, chẳng khởi tâm, chẳng động niệm. Hai câu này là tỷ dụ, đến mức như vậy th́ mới được, đó gọi là Nhẫn lực.

 

      (Diễn) Kim bất nhiên dă.

      () 今不然也。

      (Diễn: Nay chẳng được như vậy).

 

      Nay chúng ta suy nghĩ: Chúng ta có làm được hay không? Sáu căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần có khởi tâm động niệm hay là không? Nếu vẫn khởi tâm động niệm th́ quư vị là “cụ phược phàm phu”, nếu quư vị muốn độ chúng sanh khổ nạn, quư vị phải coi chừng, sợ rằng khó giữ được thân ḿnh! V́ thế, độ chúng sanh nhất định phải có Định lực khá, phải có Nhẫn lực. Nếu không, chẳng có kẻ nào không đọa lạc! Nói thật đấy! Đọa lạc trong tiếng tăm, lợi dưỡng quá ư là nhiều! Người học Phật chúng ta ắt phải tự ḿnh cảnh tỉnh, răn nhắc chuyện này. V́ thế, chúng ta phải phát tâm cầu sanh Tịnh Độ!

      Chúng ta nói độ chúng sanh, nhưng độ chúng sanh là chuyện chưa thể bàn được! Có tư cách ǵ để nói chuyện độ chúng sanh? Chúng ta giúp đỡ người khác tu pháp môn này là phụ, chính ḿnh cầu văng sanh là chủ yếu. Phải nhận biết chủ và khách rơ ràng! Đợi khi ta đă đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, thấy A Di Đà Phật, ngộ Vô Sanh Pháp Nhẫn, khi ấy, thả chiếc bè Từ trở về thế giới Sa Bà, bèn lấy độ sanh làm chủ yếu, tự tu là chuyện phụ. Hiện tại, lấy tự độ làm chánh, độ người khác là chuyện kèm theo. V́ thế, đừng nên điên đảo [vai tṛ của] khách và chủ, thứ tự gốc và ngọn nhất định phải nhận biết rơ ràng. Hiện tại, chúng ta thấy Phật giáo suy đến mức như thế này, quán sát kỹ càng chẳng thể không đau ḷng, nhưng chúng ta có thể cứu văn được hay chăng? Không có năng lực! Làm cách nào đây? Nhanh chóng đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, cứu người khác chẳng được th́ trước hết hăy cứu chính ḿnh, đó là chuyện khẩn yếu! Một nơi nhỏ nhoi này của chúng ta chính là một Tịnh Độ nhỏ bé, hiện thời c̣n là nơi chưa bị ô nhiễm trong Phật giáo, ở đây chuyên giảng kinh Di Đà, chuyên niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tịnh Độ. Đạo tràng của chúng ta là như vậy đó! Chúng ta có rất nhiều sự việc như in kinh, bố thí, lưu thông băng thâu âm, đó đều là chuyện kèm thêm, chẳng khẩn yếu. Chuyện khẩn yếu là niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ, chúng ta cần phải nhận thức điều này rơ ràng!

      Câu kế tiếp càng nói rơ ràng hơn nữa: Chưa đắc Nhẫn lực, tâm nhất định bị cảnh chuyển. Tâm bị chuyển bởi cảnh th́ tốt nhất là càng ít tiếp xúc cảnh giới bên ngoài càng tốt, thêm một chuyện chẳng bằng bớt đi một chuyện, bớt chuyện chẳng bằng không có chuyện ǵ! Cổ nhân nói rất hay: “Tri sự đa thời, phiền năo đa” (Biết nhiều chuyện, lắm phiền năo). Biết nhiều chuyện quá, phiền năo càng lắm. “Thức nhân đa xứ, thị phi đa” (Biết nhiều người lắm nỗi thị phi), quen biết nhiều người, sẽ lắm thị phi. Người không cần thiết phải quen biết th́ chẳng cần quen biết, tránh né thị phi, chuyện chẳng cần thiết phải biết th́ tốt nhất là không màng biết tới, trong tâm ít phân biệt, chấp trước, vọng tưởng, như vậy mới là tốt! Một người tu hành chân chánh báo chí cũng chẳng đọc, radio cũng chẳng nghe, không có chuyện ǵ hết! Quư vị hỏi người ấy trong thiên hạ có chuyện ǵ? Chẳng biết! Thiên hạ thái b́nh, vô sự, sống ngày hôm nay rất thoải mái, không có chuyện ǵ hết! Sở dĩ tôi muốn sang Mỹ tu hành là v́ đạo lư này. Tôi không hiểu tiếng Anh, mở báo chí ra, một chữ cũng chẳng biết. Mở TV, một câu tôi nghe cũng chẳng hiểu! V́ thế, thứ ǵ cũng chẳng cần; cho nên đến Mỹ quốc sẽ như người ta nói “mắt cũng mù, tai cũng điếc, chân cũng khập khiễng”! Tốt lắm! Rất tốt để tu hành, chuyện ǵ cũng chẳng có, suốt ngày từ sáng đến tối thiên hạ thái b́nh. Ngay cả ngày Tết là ngày nào cũng quên tuốt, không biết luôn! V́ thế, tuy là sống trong đô thị của nước Mỹ, chẳng khác ǵ sống trong núi. Thật sự tự tại! Ở bên đó, mọi người sống cách nhau khá xa, công việc luôn bận túi bụi, không có thời gian đến kiếm quư vị nói chuyện gẫu, cũng rất khó kiếm ra thời gian để hỏi han, thật sự thanh tịnh, thật sự là đạo tràng tốt đẹp để dụng công tu hành. V́ thế, đối với người thật sự mong niệm Phật, tôi cảm thấy hoàn cảnh bên ấy tốt đẹp hơn bên đây quá nhiều!

      Khi chẳng có năng lực xoay chuyển hoàn cảnh th́ nhất định sẽ bị hoàn cảnh xoay chuyển, thường bị cảnh giới xoay chuyển, sẽ tự đọa vào tam đồ, phiền phức lớn lắm! Bị cảnh giới xoay chuyển th́ quư vị hăy nghĩ xem: Làm sao chẳng thể khởi tham, sân, si? Thường xuyên khởi tham, sân, si, chúng ta bèn tạo nghiệp nhân tam đồ. Hằng ngày tạo nghiệp nhân tam ác đạo, làm sao trong tương lai chẳng đi vào đó được? Đọa tam đồ! Chính ḿnh phải đọa tam đồ th́ làm sao cứu độ hết thảy chúng sanh cho được?

 

      (Sớ) Giả linh đắc sanh nhân trung, thánh đạo nan đắc, dĩ thí giới phước lực, hoặc tác vương thần, phú quư tự tại, túng ngộ tri thức, bất khẳng tín tùng, hoang mê phóng dật, quảng tác chúng tội, diêu thử đọa lạc.

   () 假令得生人中,聖道難得,以施戒福力,或作王臣,富貴自在,縱遇知識,不肯信從,荒迷放逸,廣作眾罪,繇此墮落。

      (Sớ: Nếu được sanh trong loài người, khó đắc thánh đạo, do phước lực của bố thí và tŕ giới nên làm vua hay quan, phú quư tự tại, dẫu gặp gỡ tri thức, chẳng chịu tin theo, hoang đàng, mê muội, buông lung, rộng tạo các tội, do vậy bị đọa lạc).

 

      Người ấy đời này tu hành tốt đẹp, thọ tŕ Ngũ Giới, Thập Thiện, giới luật tinh nghiêm, công phu Thiền Định sâu, tu phước, tu huệ, nhưng chẳng cầu sanh Tịnh Độ. Chẳng sanh về Tịnh Độ, phiền phức xảy tới liền, đời thứ hai làm người, bèn làm quốc vương, đại thần, sanh trong gia đ́nh phú quư, hưởng phước báo nhân thiên. V́ sao? Người ấy hưởng công đức lợi ích do bố thí, tŕ giới, suốt đời hưởng phước trong thế gian, hưởng phước báo nhân thiên, quên tuốt tu hành. V́ thế, đức Phật nói: “Phú quư khó học đạo”. Chẳng chịu tiếp tục học nữa, dẫu gặp gỡ thiện tri thức giảng giải Phật pháp, người ấy cũng chẳng tin tưởng.

     Do vậy, có những người phú quư, kẻ có tiền học Phật như thế nào? Chùa miếu tổ chức pháp hội, họ đến làm công đức chủ, đến đó dâng hương. Chúng tôi giảng kinh ở đây, bảo họ ngồi ở đây nghe kinh hai tiếng đồng hồ [họ cảm thấy] giống như đang bị hành tội, không chịu được! Chắc chắn họ không tới, họ muốn đi khiêu vũ, đến vũ trường chơi hai tiếng đồng hồ, vui thú rất thoải mái. “Bất khẳng tín tùng” (chẳng chịu tin theo): Họ chẳng chịu tin tưởng, chẳng chịu sốt sắng tu học. “Hoang mê phóng dật, quảng tác chúng tội” (hoang đàng, mê muội, buông lung, rộng tạo các tội): Hưởng hết phước báo đời này, đời sau nhất định đọa lạc. Đoạn này có ư nói: Một là đời này bèn đọa lạc, hai là dẫu đời này tu hành tốt đẹp, đời sau hưởng phước báo nhân thiên, hễ hưởng hết phước báo th́ vẫn bị đọa lạc. Nếu muốn chẳng đọa lạc, biện pháp duy nhất là cầu sanh Tịnh Độ. Tiếp theo đó lại có một đoạn tỷ dụ:

 

      (Sớ) Hựu dụ nhị nhân cứu nịch.

      () 又喻二人救溺。

      (Sớ: Lại nữa, ví như hai người cứu kẻ chết đuối).

 

      Hai người muốn xuống nước để cứu người.

     

      (Sớ) Trực nhập thủy cứu, bỉ thử câu nịch.

      () 直入水救,彼此俱溺。

      (Sớ: [Người thứ nhất] nhảy thẳng xuống nước để cứu, đôi bên cùng chết đuối).

 

      Trông thấy có người bị rớt xuống nước, phát tâm rất khó có, cứu vớt người ấy, nhưng chính ḿnh chẳng biết bơi, cứ nhảy đại xuống nước để liều mạng mà thôi! Đấy là sai lầm.

 

      (Sớ) Hữu phương tiện giả, văng thủ thuyền phiệt, thừa chi cứu tiếp, giai đắc miễn nạn.

      () 有方便者,往取船筏,乘之救接,皆得免難。

      (Sớ: Kẻ có phương tiện bèn lấy thuyền, bè, chèo ra cứu vớt, [đôi bên] đều thoát nạn).

 

      Đây là nói tới người thông minh, có trí huệ, ta không có năng lực th́ ta dùng thuyền! Chính ḿnh không có năng lực th́ dùng Phật pháp! Đôi bên đều được cứu, ta chiếu theo pháp môn này để tu học, ta cũng dùng pháp môn này để khuyên người khác.

 

      (Sớ) Tân phát ư Bồ Tát, diệc phục như thị, yếu tu cận Phật, đắc Vô Sanh Nhẫn dĩ, phương năng khổ hải cứu độ chúng sanh, như đắc thuyền giả.

      () 新發意菩薩,亦復如是,要須近佛,得無生忍已,方能苦海救度眾生,如得船者。

      (Sớ: Tân phát ư Bồ Tát cũng giống như thế, cần phải thân cận Phật, đắc Vô Sanh Nhẫn rồi mới có thể cứu độ chúng sanh trong biển khổ giống như kẻ có thuyền).

 

      Nói rơ tỷ dụ này nhằm nói đến pháp nào.

 

      (Sớ) Hựu vân, thí như anh nhi ly mẫu, hoặc đọa khanh tỉnh, hoặc khát nhũ tử.

      () 又云譬如嬰兒離母,或墮坑井,或渴乳死。

      (Sớ: Lại nói, ví như trẻ thơ rời mẹ hoặc là té xuống hầm, giếng, hoặc chết v́ khát sữa).

 

      Nếu trẻ thơ ĺa mẹ, không ai trông chừng, rất dễ phát sanh những chuyện bất ngờ khiến nó bị mất mạng, hoặc do không có ai bú mớm phải chết đói. V́ thế, cần phải nương tựa vào mẹ.

 

      (Sớ) Hựu như nhược vũ, chỉ khả y thụ triền chi, xí cách thành tựu, phương năng phi không tự tại vô ngại.

      () 又如弱羽,祇可依樹纏枝,翅翮成就,方能飛空自在無礙。

      (Sớ: Lại như lông vũ yếu ớt (cánh chưa mọc đủ lông), chỉ có thể men theo cành, lông cánh đă phát triển trọn vẹn mới có thể bay trên không trung

tự tại vô ngại).

 

      Đây là tỷ dụ đạo lực lẫn định lực của Sơ Tâm Bồ Tát đều chẳng đủ. Chẳng thân cận Phật, làm sao thành tựu trí huệ, thành tựu Vô Sanh Pháp Nhẫn?

 

      (Sớ) Phàm phu vô lực.

      () 凡夫無力。

      (Sớ: Phàm phu không có sức).

 

      Câu này cũng được giải thích.

 

      (Diễn) Phàm phu vô lực hạ, đương song hiệp nhị dụ.

      () 凡夫無力下,當雙合二喻。

      (Diễn: Từ “phàm phu vô lực” trở đi, hăy nên kết hợp hai tỷ dụ lại [để hiểu]).

 

      Kết hợp hai thứ tỷ dụ trong phần trước.

     

(Diễn) Vị nhược ly Di Đà, hoặc đọa tam đồ khanh tỉnh, hoặc khát pháp nhũ nhi vong.

() 謂若離彌陀,或墮三途坑井,或渴法乳而亡。

(Diễn: Nghĩa là nếu ĺa Phật Di Đà, sẽ đọa trong hầm hố tam đồ, hoặc khát sữa pháp mà chết).

 

Ghép tỷ dụ này với hai tỷ dụ trong phần trước.

 

(Diễn) Hựu nhược cận Di Đà.

() 又若近彌陀。

(Diễn: Nếu lại thân cận Di Đà).

 

Cận” là thân cận. Nếu như chúng ta chịu thân cận A Di Đà Phật.

 

(Diễn) Y Tịnh Độ chi thụ chi, thành Vô Sanh chi xí cách, phương năng phi tam giới chi không, tự tại vô ngại dă.

() 依淨土之樹枝,成無生之翅翮,方能飛三界之空,自在無礙也。

(Diễn: Nương vào cành cây Tịnh Độ, để thành tựu lông cánh Vô Sanh rồi mới có thể bay lên hư không tam giới tự tại vô ngại).

 

Tỷ dụ này rất dễ hiểu.

 

(Sớ) Duy ưng chuyên niệm A Di Đà Phật, sử thành tam-muội, lâm chung chánh niệm, quyết định văng sanh, kiến Phật đắc Nhẫn, hoàn lai tam giới cứu độ chúng sanh.

() 唯應專念阿彌陀佛,使成三昧,臨終正念,決定往生,見佛得忍,還來三界救度眾生。

(Sớ: Chỉ nên chuyên niệm A Di Đà Phật, khiến cho tam-muội thành tựu, lâm chung chánh niệm, quyết định văng sanh, thấy Phật, đắc Nhẫn, trở lại tam giới cứu độ chúng sanh).

 

Mấy câu này hết sức quan trọng. Trong phần trên đă nói nhiều như thế, chủ yếu là v́ hai câu này, đi đường ṿng, ở đây mới trở về chủ đề chính. Đoạn văn này là chủ đề chính, khuyên chúng ta chỉ có một con đường duy nhất, tức là phải nên “chuyên niệm A Di Đà Phật”. Nói “chuyên niệm” chính là nhất định chớ nên xen tạp. Có đồng tu đến nói với tôi về xen tạp như sau: “Niệm Phật càng nhiều vọng tưởng càng nhiều, làm như thế nào đây?” Tôi nói: “Xen tạp chẳng phải là xen tạp những thứ đó!” Niệm Phật xen tạp vọng tưởng là đương nhiên. Nếu quư vị không có vọng tưởng th́ cũng chẳng cần phải niệm Phật, quư vị đă đắc nhất tâm bất loạn rồi, đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn rồi! Do vậy, xen tạp là chuyện đương nhiên! “Chẳng xen tạp” là ǵ? Chẳng xen tạp các pháp môn khác! Chẳng xen tạp tham Thiền, chẳng xen tạp học Mật tŕ chú, [những pháp môn khác] thảy đều chẳng dùng tới, “chẳng xen tạp” có ư nghĩa như vậy. Kinh chỉ học một bộ, chúng ta chẳng xen tạp bộ thứ hai, v́ sao? Kinh nào có tông chỉ của kinh nấy, có phương pháp tu hành [dành riêng] cho kinh ấy; nếu chúng ta học [kinh khác], nhất định sẽ bị ảnh hưởng. V́ vậy, thâm nhập một môn! Nếu hiềm Sớ Sao quá sâu, chẳng nắm được cương lănh th́ quư vị học Yếu Giải, đơn giản, dễ hiểu!

Ở đây chúng tôi biên tập bộ Tây Phương Công Cứ, in chung bốn tác phẩm lại, nếu chiếu theo cuốn sách này để chuyên tu, quư vị chắc chắn văng sanh trong một đời này. Một cuốn sách là đủ rồi. Nếu quư vị muốn biết nhiều hơn một chút, hăy đọc Sớ Sao Diễn Nghĩa, bộ này giảng ư nghĩa của kinh này hết sức thấu triệt, quả thật có thể giúp chúng ta đoạn nghi, sanh tín, chết sạch ư niệm mong ngóng, khăng khăng niệm một câu A Di Đà Phật, dụng ư của kinh là ở chỗ này: Khiến cho chúng ta đoạn nghi sanh tín, chẳng gián đoạn, chẳng xen tạp, mục tiêu là thành tựu tam-muội, tam-muội là nhất tâm bất loạn. Niệm đến nhất tâm bất loạn th́ trong một đời này quư vị nhất định văng sanh.

Lâm chung chánh niệm”: Chánh niệm là A Di Đà Phật, khi lâm chung chỉ có ư niệm này: Cầu sanh Tây Phương Tịnh Độ, quyết định không có ư niệm thứ hai. Nếu nói đợi đến lúc lâm chung chánh niệm hiện tiền, sợ rằng chẳng kịp! Hăy nên huấn luyện trong lúc nào? Phải huấn luyện trong hiện thời. Trong mười hai thời, ta hy vọng văng sanh Tịnh Độ. Hễ khởi tâm động niệm đều là nguyện vọng này: Trong một đời này sẽ thành tựu. Nay chúng ta hy vọng ăn món ngon lành, mặc y phục đẹp đẽ, xong rồi! Quư vị vẫn ở trong tam đồ lục đạo, Tây Phương Tịnh Độ chẳng có phần! Ta hy vọng xem kinh điển Đại Thừa, hy vọng đả Thiền Thất, đều là làm chuyện linh tinh, đều là xen tạp, đều chẳng chuyên! Chúng ta mong trong một đời này nhất định có thành tựu th́ phải chuyên! Chẳng chuyên sẽ chẳng được!

Thuở Ấn Quang đại sư tại thế, đối với các học tṛ, Ngài đốc thúc rất nghiêm. Nếu đến ngôi chùa Ngài đang ở mấy lượt, bị Ngài trông thấy, Ngài liền quở: “V́ sao ngươi đến nơi đây?” “Con đến gặp thầy”. “Thầy có ǵ hay đâu mà gặp! Ngươi đă gặp mấy lần rồi, c̣n muốn gặp nữa ư?” Sư quở người ta! Ngay cả đạo tràng của lăo nhân gia cũng chẳng chấp thuận quư vị t́m tới, huống chi đến chùa chiền các nơi! Lăng phí tinh thần và tài lực, đó vẫn là chuyện nhỏ! Đă xen tạp rồi, xen tạp lắm chuyện thị phi, xen tạp lắm nỗi phiền năo không cần thiết. Xen tạp phiền năo thị phi th́ làm sao chuyên được?

Hiện thời, công phu của chúng ta chẳng thể thành phiến là do nguyên nhân nào? Xen tạp quá nhiều! Có thể niệm đến mức công phu thành phiến, sẽ quyết định nắm chắc đới nghiệp văng sanh, nhất định có phần trong cơi Phàm Thánh Đồng Cư; nhưng nếu quư vị xen tạp chi đó, sẽ chẳng thể thành công. Bận tâm những chuyện t́nh cảm xă giao, sẽ lỡ làng chuyện văng sanh. Hăy bỏ sạch những thứ đó đi, thật sự đáng tiếc! Chúng ta mất ḷng vài người cũng không sao. Sau khi ta văng sanh thành Phật, sẽ trở lại độ họ. Nay ta chẳng muốn mất ḷng người khác, cả nể vài người, họ đọa trong tam đồ, ta cũng theo họ đọa trong tam đồ. Giống như cứu kẻ chết đuối, chính ḿnh chẳng có bản lănh, cũng đọa lạc giống y như họ! Điều này nhất quyết chẳng thể được! “Phật sự” theo kiểu t́nh cảm xă giao hại con người đến chết! Nếu mọi người chúng ta thật sự hiểu rơ đạo lư này, từ nay trở đi chẳng nói đến chuyện t́nh cảm xă giao, trong đời này có lẽ nào chẳng thành tựu? V́ thế, nhất định phải hiểu rơ rệt mục đích này, muốn thành tựu tam-muội, hôm nay chúng tôi nói rơ hơn một chút: Nhất định phải thành tựu công phu thành phiến, trước hết phải cầu đạt được điều này. Đợi đến khi công phu đă thành phiến rồi, chúng ta lại nâng cao tiêu chuẩn lên một tầng nữa, chúng ta cầu Sự nhất tâm bất loạn. Đạt Sự nhất tâm bất loạn rồi, lại nâng cao tiêu chuẩn, lại cầu Lư nhất tâm bất loạn. Từ cạn đến sâu, sốt sắng mà làm. Phật pháp chẳng nói đến t́nh cảm xă giao thông tục. T́nh cảm xă giao thông tục là mê hoặc, điên đảo; Phật pháp là chánh tri, chánh kiến. Có như vậy th́ mới có thể chắc chắn văng sanh; khi nào văng sanh, chính ḿnh hiểu rơ, biết trước lúc mất.

Nhất là trong xă hội hiện thời, trong tâm mọi người đều phải nên chuẩn bị, v́ sao? Quư vị vừa tắt thở, bác sĩ bèn cấp cứu, giống như phải chịu tội! Trong kinh, đức Phật dạy: Sau khi thần thức rời khỏi thân thể con người, tức là sau khi tắt thở, tối thiểu là [trong ṿng] tám tiếng đồng hồ chớ nên đụng chạm người ấy. Người ấy tuy đă tắt hơi, thần thức trọn chẳng ĺa khỏi, quư vị nói năng người ấy vẫn c̣n có thể nghe, biết, tuy mắt người ấy nhắm, nhưng thần thức của người ấy vẫn thấy động tác của quư vị, tục ngữ thường nói là “linh hồn chưa rời khỏi [thân xác]”. Quư vị động vào thân thể người ấy, người ấy bị khổ năo, có cảm giác đau khổ. Khi ấy, nếu người đó chẳng thể chịu đựng, sân tâm vừa nổi lên bèn đi vào tam ác đạo, công phu niệm Phật suốt cả một đời bị phí sạch!

V́ thế, nhất định phải niệm đến mức công phu thành tựu. Khi lâm chung Phật đến tiếp dẫn, ngay lập tức ra đi, bỏ lại thân thể này, mặc cho quư vị làm kiểu nào, chẳng ăn nhằm ǵ đến tôi, như vậy mới là tự tại! Điều này đ̣i hỏi phải có công phu thật sự. Không có công phu thật sự, chẳng thật sự biết trước lúc mất, Phật đến tiếp dẫn, quư vị sẽ chẳng tránh được nỗi khổ đó, mong bảo đảm chẳng bị đọa lạc quá ư khó khăn! V́ thế, chúng ta phát đại tâm là khá lắm, chúng sanh vô biên thệ nguyện độ, khi nào sẽ độ? Đến khi chúng ta gặp Phật khai ngộ rồi, chứng đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn, khi ấy vào tam giới cứu độ chúng sanh, đó là không sai!

Do đây có thể biết: Đại sự duy nhất của chúng ta trong hiện thời là văng sanh Tịnh Độ. Niệm niệm đều cầu văng sanh. Dùng phương pháp nào? Niệm một câu A Di Đà Phật, khiến cho một câu Phật hiệu thật sự chẳng gián đoạn, chẳng xen tạp. Có phiền năo, vọng tưởng đừng sợ, hễ có phiền năo, vọng tưởng, Phật hiệu bèn dấy lên, đó là tốt nhất, quư vị cũng chẳng cần phải quan tâm. Niệm lâu ngày, phiền năo tự nhiên ít đi, Phật hiệu dần dần đắc lực. Nếu hằng ngày nghĩ ta phiền năo nhiều ngần ấy, ta chẳng niệm th́ không có, càng niệm càng nhiều, thôi th́ chẳng niệm nữa! Như vậy th́ quư vị sẽ vĩnh viễn chẳng đoạn được phiền năo! Do vậy, phải niệm! Càng có phiền năo th́ càng phải niệm Phật! Hôm nay tôi giảng đến chỗ này.

 

Tập 60

 

      Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bản, trang tám mươi:

 

      (Sớ) Chánh Định Tụ giả, giản dị tà định, bất định.

      () 正定聚者,揀異邪定不定。

      (Sớ: “Chánh Định Tụ” nhằm phân biệt [Định này] khác với tà định và bất định).

     

      Đoạn văn này nhằm giải thích cho chúng ta biết: Bồ Tát muốn tự hành và hóa độ người khác ắt phải thành tựu định lực. Ở đây, định lực được gọi là Chánh Định Tụ. Tiếp theo đó, đại sư giải thích: Trong Thiền Định có chánh định và tà định; bất định chẳng cần phải nói tới. Tà định là ǵ? Phật pháp nói có nhiều thứ Định. Hễ tương ứng với tự tánh th́ là chánh định, chẳng tương ứng với tự tánh là tà định. Dùng tiêu chuẩn này để phân biệt, để vạch giới hạn rạch ṛi, chúng ta sẽ thấy chẳng khó hiểu lắm! So với những điều đă nói trên đây, so sánh giữa Thiền Định thế gian và Thiền Định xuất thế gian th́ Thiền Định thế gian chẳng phải là chánh định. So sánh định xuất thế gian của hàng Tiểu Thừa và định của hàng Đại Thừa th́ định của hàng Tiểu Thừa chẳng được coi là chánh định. Đấy là nói theo cách so sánh. Phàm phu (tức là ngoại đạo) cũng có định, nhưng công phu Thiền Định ấy có thứ do họ tu được, có thứ do quỷ thần hay ma dựa thân khiến họ tợ hồ cũng có những năng lực hiện hữu. Chúng ta đọc kinh Lăng Nghiêm thấy có năm mươi thứ Ấm Ma, chúng ta có thể hiểu được [chuyện này]. Kinh đă nói rất rơ: Nếu ma rời khỏi, năng lực Định Huệ của kẻ ấy mất ngay! Do ma gia tŕ nên kẻ ấy có năng lực đó. Những thứ ấy đều là định của tà ma, ngoại đạo, chẳng thuộc về chánh pháp.

      Nói theo pháp thế gian, Tứ Thiền Bát Định vẫn được coi là chánh định, nhưng nói theo pháp xuất thế gian, chẳng thể coi [Tứ Thiền Bát Định] là chánh định thật sự được! “Chánh định” được nói ở đây chẳng bị thoái chuyển. Chúng ta biết Tứ Thiền Bát Định vẫn c̣n bị thoái chuyển, vẫn bị mất đi. Do điều này có thể biết: Định được nói ở đây mức độ thấp nhất cũng là Cửu Thứ Đệ Định được chứng bởi Tiểu Thừa Tứ Quả La Hán. Do v́ đắc Định này, từ đấy trở đi, vị ấy không bị thoái chuyển. V́ thế, nói nghiêm ngặt, Chánh Định Tụ phải lấy điều sau đây làm tiêu chuẩn: Người ấy (tức người đắc Chánh Định Tụ) không bị thoái chuyển!

 

      (Sớ) Sơ Tâm tiến thoái vị định.

      () 初心進退未定。

      (Sớ: Hàng Sơ Tâm tiến lùi bất định).

 

      Trong phần trên đă giải thích Sơ Tâm khá nhiều, kể cả các địa vị Thập Tín Bồ Tát trong Viên Giáo cũng đều thuộc loại “Sơ Tâm tiến thoái vị định”. Xét theo tiêu chuẩn này, Chánh Định Tụ nhất định phải kiến tánh; chẳng kiến tánh th́ vẫn chưa thể coi là Chánh Định Tụ. Tiêu chuẩn này khá cao, cao hơn A La Hán rất nhiều!

 

      (Sớ) Kim sanh An Dưỡng, vô luận cao hạ, giai bất thoái chuyển cố.

      () 今生安養,無論高下,皆不退轉故。

      (Sớ: Nay [những người] sanh về An Dưỡng, bất luận [phẩm vị] cao hay thấp đều là bất thoái chuyển).

 

      Đây là pháp môn rất đặc biệt. Xét theo hết thảy kinh giáo để nói, Hoa Nghiêm và Pháp Hoa là Viên Giáo, toàn viên, tức là viên măn trọn vẹn. Bộ kinh này được một phần viên, rất nhiều chỗ lư luận và cảnh giới hoàn toàn giống như kinh Hoa Nghiêm. Kinh Hoa Nghiêm được gọi là Đại Bất Khả Tư Nghị Kinh, kinh này được gọi là Bất Khả Tư Nghị Công Đức, quả thật có lư lắm! Tiếp theo đây là lời giải thích ư nghĩa chữ Tụ.

 

      (Sớ) Tụ giả, hội dă, tức văn trung “chư thượng thiện nhân” chi hội.

      () 聚者會也,即文中諸上善人之會。

      (Sớ: “Tụ” là họp lại, tức là các vị thượng thiện nhân nhóm họp lại như trong kinh văn đă nói).

 

      Tây Phương Cực Lạc thế giới và thế giới chúng ta khác nhau. Trong thế giới của chúng ta, có người đắc công phu Thiền Định, có người chưa đạt được. Người đắc th́ ít, kẻ chưa đắc đông đảo. Trong Tây Phương Cực Lạc thế giới ai nấy đều đắc. Nói cách khác, ai nấy đều viên chứng ba thứ Bất Thoái; do vậy mới gọi là “thượng thiện tụ hội”.

 

      (Sớ) Kim vị nhập thử tụ trung.

      () 今謂入此聚中。

      (Sớ: Nay nói “nhập trong Tụ ấy”).

 

      Tức là dự vào bọn họ, tụ họp với họ.

     

      (Sớ) Kiến Phật văn pháp cố.

      () 見佛聞法故。

      (Sớ: Do thấy Phật, nghe pháp).

 

      Do đây có thể biết: Nay chúng ta tu hành ở nơi đây, quả thật đều là công phu dự bị. Khi nào chúng ta mới thật sự bắt đầu tu hành? Nhất định là đến Tây Phương Cực Lạc thế giới mới thật sự bắt đầu tu hành. Kinh văn trong phần trước có nói “phàm phu vô lực”, tức là không có năng lực, cũng là nói về hàng Sơ Tâm Bồ Tát, “duy ưng chuyên niệm A Di Đà Phật, sử thành tam-muội” (chỉ nên chuyên niệm A Di Đà Phật khiến cho tam-muội thành tựu), tam-muội là nhất tâm bất loạn, “lâm chung chánh niệm, quyết định văng sanh, kiến Phật đắc Nhẫn, hoàn lai tam giới cứu độ chúng sanh” (lâm chung chánh niệm, quyết định văng sanh, thấy Phật, đắc Nhẫn, trở về tam giới cứu độ chúng sanh), mấy câu này hết sức yếu khẩn, chỉ dạy chúng ta mục tiêu và phương hướng để nỗ lực cả một đời này. Ở đây lại nói “kiến Phật, văn pháp” (thấy Phật, nghe pháp).

 

      (Sớ) Lục tâm đọa lạc giả.

      () 六心墮落者。

      (Sớ: Bậc Lục Trụ đọa lạc là...)

 

      Lục tâm đọa lạc” là ǵ? Ở đây có một câu chuyện cũ đáng cho chúng ta kiêng dè.

 

      (Sớ) Thân Tử phát Bồ Tát tâm.

      () 身子發菩薩心。

      (Sớ: Ngài Xá Lợi Phất phát Bồ Tát tâm).

 

      Thân Tử” là ngài Xá Lợi Phất. Tôn giả Xá Lợi Phất thị hiện làm Tiểu Thừa A La Hán. Hàng Tiểu Thừa không có Bồ Đề tâm, Ngài đột nhiên phát tâm hồi Tiểu hướng Đại, muốn tu Bồ Tát đạo, phát đại tâm.

 

      (Sớ) Dĩ chứng Biệt Giáo Lục Trụ.

      () 已證別教六住。

      (Sớ: Đă chứng địa vị Lục Trụ trong Biệt Giáo).

 

      Chữ “lục tâm” có ư nghĩa này: Ngài đă chứng đắc địa vị Lục Trụ trong Biệt Giáo. Địa vị Thất Trụ trong Biệt Giáo mới bất thoái. Địa vị Thất Trụ trong Biệt Giáo bằng với Thất Tín trong Viên Giáo, đến khi ấy mới Bất Thoái. Ngài ở địa vị Lục Trụ, c̣n chưa đạt đến địa vị Thất Trụ.

 

      (Sớ) Nhân phùng khất nhăn, toại thoái đại tâm, trầm luân ngũ đạo.

      () 因逢乞眼,遂退大心,沈淪五道。

      (Sớ: Do gặp kẻ xin mắt bèn thoái thất đại tâm, trầm luân trong năm đường).

 

      Sách Diễn Nghĩa chú giải [chuyện này] đơn giản như sau:

 

      (Diễn) Dĩ chứng Lục Trụ giả, Biệt Giáo Thất Trụ phương danh Bất Thoái, kim chỉ chứng đệ lục, cố thượng hữu thoái duyên. Nhân phùng khất nhăn giả, Thân Tử nhân trung phát Đại Thừa tâm, nhân Thiên Đế hóa tác Bà La Môn, vị chi khất nhăn, Thân Tử dữ chi, Bà La Môn tức khí địa tiễn đạp, do thị thoái thất đại tâm.

      ()已證六住者,別教七住方名不退,今止證第六,故尚有退緣。因逢乞眼者,身子因中發大乘心,因天帝化作婆羅門,為之乞眼,身子與之,婆羅門即棄地踐踏,由是退失大心。

      (Diễn: “Đă chứng Lục Trụ”: Thất Trụ trong Biệt Giáo mới gọi là Bất Thoái, nay chỉ chứng Lục Trụ, nên c̣n có duyên thoái thất. “Do gặp kẻ xin mắt”: Ngài Thân Tử trong lúc tu nhân, phát tâm Đại Thừa. Do Thiên Đế hóa làm Bà La Môn xin thí mắt, ngài Thân Tử tặng cho, Bà La Môn liền vứt xuống đất, giày xéo; do vậy, ngài Thân Tử thoái thất đại tâm).

 

      Có câu chuyện xưa như vậy, quư vị nhất định phải hiểu rơ: Quư vị phát tâm hành Bồ Tát đạo, sẽ có những người cố ư đến làm khó dễ. Thật ra, những người đến làm khó dễ thường chẳng phải là người đơn giản. Ngài [Xá Lợi Phất] vừa phát đại Bồ Đề tâm, Đế Thích Thiên (Đao Lợi Thiên Chúa) hóa thân đến khảo nghiệm xem Ngài phát tâm rốt cuộc là thật hay giả. Vừa bị khảo liền thất bại, không chịu đựng nổi khảo nghiệm! Nếu Ngài biết là Đao Lợi Thiên Chúa đến khảo nghiệm, Ngài sẽ chẳng ngă ḷng, nhưng Ngài đâu có biết! Đao Lợi Thiên Chúa biến thành một vị Bà La Môn, làm một vị Bà La Môn [vừa thoạt nh́n đă] cảm thấy [ông ta] hết sức đau khổ. Tôn giả Xá Lợi Phất gặp ông ta trên đường, bèn hỏi: “Ông gặp khó khăn ǵ, sao mà khổ sở đến thế?” Ông ta đáp: “Trong nhà tôi có người bệnh đáng thương vô cùng. Hiện thời đă t́m được một vị thầy thuốc hiếm có. Thầy thuốc kê toa cần phải dùng thứ dẫn thuốc[1], nhưng thứ dẫn thuốc ấy quá khó t́m. Tôi không có cách nào; do vậy, suốt ngày từ sáng đến tối chau mày nhăn mặt”. Tôn giả lại hỏi: “Thứ dẫn thuốc ǵ vậy?” Ông ta nói: “Phải t́m tṛng mắt của một người thật sự tu đạo để làm thứ dẫn thuốc”. Tôn giả nói: “Chuyện ấy chẳng khó! Tôi là người thật sự tu đạo, tôi bỏ một mắt để ông làm thứ dẫn thuốc”, liền móc một con mắt trao cho ông ta.

      Móc tṛng mắt ra rồi, Bà La Môn nói: “Lăo nhân gia lầm rồi, thứ dẫn thuốc tôi cần nhất định phải là con mắt bên trái, ông móc con mắt bên phải, đáng tiếc! Tôi chẳng thể dùng được”. Tôn giả Xá Lợi Phất lại nói: “Sao ông chẳng nói sớm? Nói sớm th́ tôi chỉ mù một mắt, vẫn c̣n một con mắt. Nay ông hại tôi đến nỗi cả hai con mắt đều mù”. Không có cách nào, móc nốt con mắt trái ra. Móc xong, chẳng c̣n con mắt nào. Bà La Môn cầm tṛng mắt, ngửi một cái: “Con mắt này không được! Quá tệ”, vứt xuống đất, giày xéo, không cần tới nữa! Tôn giả Xá Lợi Phất vừa nghe, tâm suy nghĩ: “Bồ Tát đạo khó hành, kể như xong, ta vẫn tu Tiểu Thừa vậy”. Từ Bồ Tát đạo lùi xuống lại lui về Tiểu Thừa. Do vậy, Bồ Tát đạo thật sự khó hành, khó nhẫn, mà có thể nhẫn được, khó hành mà có thể hành được! Chẳng phát tâm th́ thôi, hễ phát tâm sẽ có thiên thần, quỷ thần đến khảo nghiệm quư vị. Nếu quư vị chẳng chân chánh phát tâm, nhất định sẽ thoái chuyển. Thật sự phát tâm, tâm người ấy thanh tịnh. Trong thuận cảnh nhất định chẳng sanh ḷng hoan hỷ, trong nghịch cảnh chẳng sanh ḷng sân hận, tâm ấy vĩnh viễn là thanh tịnh, từ bi, thật sự tu Bồ Tát đạo.

      Sở cầu của Bồ Tát là cầu phước, cầu huệ. Trong pháp môn Niệm Phật, quư vị phải nhớ kỹ: Cầu huệ th́ huệ sanh từ tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh khởi tác dụng là trí huệ. Phước đức do đâu mà có? Phước đức sanh từ tâm từ bi. V́ vậy, thanh tịnh, từ bi là phước huệ song tu. Thế nhưng thanh tịnh và từ bi đều phải lấy tâm b́nh đẳng làm cơ sở. Quư vị suy nghĩ: Nếu tâm chẳng b́nh đẳng, chắc chắn chẳng thanh tịnh. Nếu quư vị muốn thật sự thanh tịnh, nhất định phải tu b́nh đẳng trước, oán thân b́nh đẳng, sau đấy tâm mới thanh tịnh, trí huệ mới tăng trưởng. Tâm thanh tịnh đối đăi với người khác sẽ là đại từ đại bi, cho nên có thể sanh ra vô lượng phước đức. Một người thật sự phát tâm tu hành nhất định phải nắm được cương lănh tu hành này, có như thế th́ mới có thể thật sự thành tựu.

     

      (Sớ) Trần kiếp Thanh Văn giả, hữu ư Đại Thông Phật thế phát tâm, giai nhân thoái Đại, trần điểm kiếp lai, đọa Thanh Văn vị. Cố kinh vân: “Ngư tử, Am La hoa, Bồ Tát sơ phát tâm, tam sự nhân trung đa, cập kỳ kết quả thiểu”.

      () 塵劫聲聞者,有於大通佛世發心,皆因退大,塵點劫來,墮聲聞位,故經云:魚子菴羅華,菩薩初發心,三事因中多,及其結果少。      

(Sớ: “Trần kiếp Thanh Văn”: Có những vị phát tâm vào thời Đại Thông Phật, đều v́ thoái thất tâm Đại Thừa mà trong kiếp số nhiều như vi trần vẫn đọa trong địa vị Thanh Văn. V́ thế, kinh nói: “Cá con, bông hoa xoài, Bồ Tát sơ phát tâm, ba chuyện, nhân thật nhiều, kết quả quá ít ỏi”).

 

      Đây là nói hàng Tiểu Thừa quá nửa không có cách ǵ phát tâm tu Bồ Tát đạo. Trong các vị A La Hán, có nhiều vị đă phát tâm từ thời Đại Thông Phật. Vào thời Đại Thông Như Lai, Thích Ca Mâu Ni Phật mới phát tâm học Phật, lăo nhân gia đă thành Phật, nhưng những người tu hành cùng lúc với Ngài, c̣n có nhiều người măi cho đến hiện tại vẫn thuộc địa vị Thanh Văn, vẫn là Tiểu Thừa A La Hán, nguyên nhân là v́ ngă ḷng, giống như ngài Xá Lợi Phất đă thị hiện. Bồ Tát đạo thật sự khó hành. V́ thế, trong kinh mới có mấy câu như thế này: “Ngư tử, Am La hoa, Bồ Tát sơ phát tâm, tam sự nhân trung đa, cập kỳ kết quả thiểu”. Cá mỗi lần đẻ trứng đến mấy chục vạn, thật sự có thể phát triển thành cá cũng bất quá vài con mà thôi. La Hán phát tâm tu Bồ Tát đạo cũng giống như thế: Người phát tâm rất nhiều, người thật sự có thể trở thành Bồ Tát như lông phượng, vảy lân, quá ít ỏi! V́ sao? Quư vị phải đột phá tầng tầng lớp lớp các cửa ải khó khăn, bất luận thử thách như thế nào cũng chẳng ngăn trở quư vị, quyết định chẳng ngă ḷng, như vậy th́ mới có thể thành công. Nói đến niệm Phật, niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ so với phát Bồ Đề tâm quả thật dễ dàng hơn rất nhiều. Một câu Phật hiệu, trong một đời này, chúng ta thật sự có thể tŕ đến mức chẳng thoái thất [th́ người làm được như vậy] cũng không nhiều! Nếu chẳng lui sụt, giống như trong phần trên chúng tôi đă nói “chẳng gián đoạn, chẳng xen tạp”, chắc chắn văng sanh trong một đời này! Gián đoạn, xen tạp là thoái tâm. Chuyện này cũng đáng để cho chúng ta cảnh tỉnh, dè chừng!

      Tôi nhớ vào dịp Tết năm nọ, thầy Lư khai thị cho mọi người tại Liên Xă, vừa mở đầu, thầy nói: “Tết đến mọi người gặp nhau vui sướng tràn trề. Câu chào hỏi đầu tiên khi gặp mặt là cung hỷ phát tài; suy nghĩ cặn kẽ, có chuyện ǵ đáng mừng? Thọ mạng ít đi một năm, nghiệp chướng lại tăng thêm không ít. Nói nghiêm ngặt là bi ai, có ǵ đáng mừng đâu? Người thế gian điên đảo, lầm loạn, coi chuyện đáng buồn là đáng mừng, quên sạch sành sanh chuyện thật sự đáng mừng. Nếu chúng ta mỗi năm một nhạt bớt chuyện t́nh cảm thế gian, đạo niệm mỗi năm một nồng hậu hơn, đó là đáng mừng! Vẫn tạo tiếng tăm, lợi dưỡng, ngũ dục, lục trần, chẳng nghĩ một câu Phật hiệu là chuyện đáng nên làm th́ có ǵ đáng mừng đâu!” Người niệm Phật lui sụt nhiều, thành tựu ít ỏi, đạo lư là như vậy đó!

 

      (Sớ) Dẫn thử dĩ minh Sơ Tâm Bồ Tát, do nghi thân cận Như Lai, đắc sở y quy, chung vô thoái chuyển cố.

      () 引此以明初心菩薩,猶宜親近如來,得所依歸,終無退轉故。

      (Sớ: Dẫn điều này để chỉ rơ: Sơ Tâm Bồ Tát vẫn phải nên thân cận Như Lai ḥng có chỗ nương về, trọn chẳng thoái chuyển).

 

      Ư nghĩa của nhân duyên thứ năm khiến đức Phật nói kinh này là đây. Chúng ta nghe xong, mức độ thấp nhất là chúng ta chớ nên thoái chuyển đối với câu Phật hiệu này. Bồ Đề tâm thật sự có thể thoái chuyển, hy vọng câu Phật hiệu đừng bị thoái chuyển, hy vọng ư niệm văng sanh chẳng bị mất đi. Có như vậy th́ mới có thể “thân cận Như Lai, đắc sở y quy, chung vô thoái chuyển”. Chúng ta và Sơ Tâm Bồ Tát chẳng khác ǵ nhau!

 

(Huyền Nghĩa) Cố tri niệm Phật, Bồ Tát chi phụ, sanh dục Pháp Thân.

      (玄義) 故知念佛,菩薩之父,生育法身。

      (Huyền Nghĩa: V́ thế, biết Niệm Phật là cha của Bồ Tát sanh thành Pháp Thân).

 

       Nhục thân của chúng ta do cha mẹ mà có, Pháp Thân của chúng ta do đâu mà có? Do niệm Phật mà có!

 

      (Sớ) Bồ Tát phụ giả, Hoa Nghiêm thập nhất kinh, Oai Quang đồng tử đổ Như Lai tướng hoạch thập chủng ích, thủ vân: Đắc Niệm Phật tam-muội, danh Vô Biên Hải Tạng môn.

      () 菩薩父者,華嚴十一經,威光童子睹如來相獲十種益,首云得念佛三昧,名無邊海藏門。

      (Sớ: “Cha của Bồ Tát”: Theo cuốn mười một của kinh Hoa Nghiêm, Oai Quang đồng tử trông thấy tướng của Như Lai bèn đạt được mười thứ lợi ích, thứ đầu tiên là đắc môn Niệm Phật tam-muội có tên là Vô Biên Hải Tạng môn).

 

      Hoa Nghiêm thập nhất kinh” là quyển thứ mười một của bộ kinh [Bát Thập] Hoa Nghiêm. Trong quyển ấy nói về Đại Oai Quang đồng tử[2]. Liên Tŕ đại sư dẫn đoạn kinh văn này nhằm chứng minh Sơ Tâm Bồ Tát hăy nên thân cận Như Lai.

 

      (Sớ) Sớ vị: Dĩ Niệm Phật tam-muội, Bồ Tát chi phụ, cố thủ minh chi.

      () 疏謂,以念佛三昧,菩薩之父,故首明之。

      (Sớ: Lời Sớ ghi: “Do Niệm Phật tam-muội là cha của Bồ Tát nên nêu ra đầu tiên”).

 

      Chữ “Sớ” [trong câu “Sớ vị”] chỉ bộ Hoa Nghiêm Kinh Sớ Sao của Thanh Lương đại sư. Niệm Phật là cha của Bồ Tát, Liên Tŕ nói lời này là dựa theo bộ Hoa Nghiêm Kinh Sớ Sao của Thanh Lương đại sư, chứ không phải là chính Ngài tùy tiện đặt ra, mà thật sự là có căn cứ.

 

      (Diễn) Đổ tướng hoạch ích giả, Hoa Nghiêm vân: Đại Oai Quang thái tử, đổ Ba La Mật Thiện Nhăn Trang Nghiêm Vương Như Lai thành Chánh Giác.

      () 睹相獲益者,華嚴云:大威光太子,睹波羅蜜善眼莊嚴王如來成正覺。

      (Diễn: “Thấy tướng đạt được lợi ích”: Kinh Hoa Nghiêm chép: “Thái tử Đại Oai Quang thấy Ba La Mật Thiện Nhăn Trang Nghiêm Vương Như Lai thành Chánh Giác).

 

      Thái tử thấy Phật thị hiện thành Đẳng Chánh Giác, thấy rồi liền được mười thứ lợi ích. Điều thứ nhất trong mười thứ lợi ích là....

     

      (Diễn) Thủ tự Niệm Phật tam-muội, danh Vô Biên Hải Tạng môn, chung chí đắc trí quang minh, danh Nhất Thiết Phật Pháp Thanh Tịnh Tạng. 

      () 首自念佛三昧,名無邊海藏門,終至得智光明,名一切佛法清淨藏。

      (Diễn: Đầu tiên là từ Niệm Phật tam-muội tên là Vô Biên Hải Tạng môn cho đến điều cuối cùng là đắc trí quang minh tên Nhất Thiết Phật Pháp Thanh Tịnh Tạng).

 

Ở đây nêu lên điều đầu tiên và điều cuối cùng, tỉnh lược tám điều kia.

 

(Diễn) Dĩ thế nhân quán đức nhân chi dung, thượng năng ư tiêu, huống kiến Phật diệu tướng, ninh bất đắc ích dă.

() 以世人觀德人之容尚能意消,況見佛妙相,甯不得益也。

(Diễn: Do người đời nh́n thấy dung mạo của người có đức hạnh c̣n tiêu tan ư niệm [càn quấy], huống hồ trông thấy diệu tướng của Phật mà chẳng được lợi ích ư?)

 

Người thế gian trông thấy phong thái oai nghi của người có đạo đức, có tu tŕ, trong tâm chúng ta đều có cảm xúc [ngưỡng mộ], huống hồ thấy Phật! Chúng ta trông thấy tướng hảo của người khác, thấy oai nghi tốt đẹp, tự nhiên nghiêm túc, kính cẩn, vọng niệm tiêu mất. Một người đạo đức trong thế gian c̣n có sức mạnh như thế, huống hồ chư Phật Như Lai? V́ vậy, Oai Quang đồng tử thấy Phật có thể đạt được lợi ích, chúng ta có thể tin tưởng điều này. Chỗ đặc biệt đáng được nhắc đến ở đây là “Niệm Phật tam-muội, Bồ Tát chi phụ” (Niệm Phật tam-muội là cha của Bồ Tát), dựa trên kinh Hoa Nghiêm, Thanh Lương đại sư đă nêu tỏ ư nghĩa này. Bồ Tát muốn thành Phật th́ trong vô lượng hạnh môn, nói thật ra, Niệm Phật là con đường tắt nhất. Từ kinh Hoa Nghiêm, chúng ta thấy: Thiện Tài đồng tử tham học năm mươi ba lần, vị thiện hữu thứ nhất là tỳ-kheo Đức Vân, trong Tứ Thập Hoa Nghiêm gọi Ngài là tỳ-kheo Cát Tường Vân. Phạn văn ghi giống nhau, người phiên dịch khác nhau. Ngài Thật Xoa Nan Đà dịch là Đức Vân, tôn giả Bát Nhă dịch thành Cát Tường Vân. Ngài dạy Thiện Tài pháp môn Niệm Phật, đến cuối cùng Phổ Hiền Bồ Tát dùng mười đại nguyện vương dẫn về Cực Lạc.

Bộ sách Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm Biệt Hành Sớ Sao là tinh hoa của kinh Hoa Nghiêm. Lời Sớ do Thanh Lương đại sư viết, Sớ là chú giải kinh văn. Lời Sao do Tông Mật đại sư soạn, Sao là chú giải của lời chú giải (Sớ). Ngài Thanh Lương là tổ sư đời thứ tư của tông Hoa Nghiêm, ngài Tông Mật là đời thứ năm, là học tṛ của ngài Thanh Lương. Đây là bản chú giải có uy tín nhất của Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm, nay chúng ta học kinh Hoa Nghiêm ắt phải lấy bản này làm căn cứ, chẳng thể đọc toàn bộ kinh Hoa Nghiêm th́ đọc bản này là đủ rồi. Bản này là cô đọng của toàn bộ kinh Hoa Nghiêm, mà cũng là tinh hoa của toàn bộ kinh Hoa Nghiêm. V́ thế, chúng tôi đặc biệt cho tái bản để lưu thông ḥng cúng dường quư vị, hy vọng quư vị hăy quư tiếc, nghiêm túc nghiên cứu. Kinh Hoa Nghiêm đề xướng pháp môn Niệm Phật, đặc biệt là pháp môn niệm A Di Đà Phật. Do vậy, trong chương Oai Quang đồng tử này cũng nói giống như vậy.

 

      (Sớ) Lương diêu Bồ Tát dĩ phương tiện vi phụ, niệm Phật tức Chân thiệp Sự, thị phương tiện cố.

      () 良繇菩薩以方便為父,念佛即真涉事,是方便故。

      (Sớ: Ấy là v́ Bồ Tát lấy phương tiện làm cha, niệm Phật chính là Chân mà đồng thời lại liên quan đến Sự, nên là phương tiện).

 

      Đây cũng là điều thường được nói trong các kinh Đại Thừa: “Bồ Tát dĩ Bát Nhă vi mẫu, phương tiện vi phụ” (Bồ Tát lấy Bát Nhă làm mẹ, phương tiện làm cha). Kinh Bát Nhă thường nói: Hết thảy chư Phật Như Lai từ Bát Nhă mà sanh ra. Trong Đàn Kinh, Lục Tổ đại sư mở miệng nói câu đầu tiên, liền bảo mọi người: “Luôn niệm Ma Ha Bát Nhă Ba La Mật Đa”. V́ thế, Bát Nhă là mẹ của Phật. Phương tiện là Phương Tiện Bát Nhă, kinh Hoa Nghiêm giảng Thập Ba La Mật[3], Bát Nhă Ba La Mật là nói về Thật Trí, Căn Bản Trí; Phương Tiện Ba La Mật là Quyền Trí, Hậu Đắc Trí. Trí huệ Bát Nhă ứng dụng trong cuộc sống thường ngày th́ là Phương Tiện Trí. Chúng ta ứng dụng Bát Nhă Ba La Mật Đa vào chuyện thường ngày: Ăn cơm, mặc áo, đăi người, tiếp vật, nó biến thành Phương Tiện Ba La Mật. Có Thể mà không có Dụng th́ Bát Nhă không có ư nghĩa ǵ, thiếu giá trị! V́ vậy, vừa có Thể vừa có Dụng. Hơn nữa, Dụng [của Bát Nhă Ba La Mật Đa] không chỉ là Phương Tiện, nhưng tác dụng Phương Tiện lớn nhất, phía sau [Phương Tiện Bát Nhă] c̣n có Nguyện, Lực, Trí. Bốn thứ này đều gọi là Quyền Trí, đều gọi là Hậu Đắc Trí. Chúng ta niệm Phật, có phù hợp với Phương Tiện Ba La Mật như trong kinh Đại Thừa đă nói hay không? Phù hợp! V́ niệm Phật chính là Chân mà đồng thời lại liên quan đến Sự.

 

      (Diễn) Lương do hạ.

      ()良由下。

      (Diễn: Từ chữ “ấy là v́” trở đi).

     

      Nói về câu “lương do Bồ Tát dĩ phương tiện vi phụ, niệm Phật tức Chân thiệp Sự, thị phương tiện cố”.

 

      (Diễn) Thị minh dĩ niệm Phật vi phụ.

      () 是明以念佛為父。

      (Diễn: Nhằm giảng rơ ư “lấy niệm Phật làm cha”).

 

      Minh” là thuyết minh, nói rơ v́ sao phải nói niệm Phật là cha của Bồ Tát.

 

      (Diễn) Cái hữu nhị nghĩa: Nhất phương tiện nghĩa, nhị thân chủng nghĩa.

      () 蓋有二義:一方便義,二親種義。

      (Diễn: Là v́ có hai ư nghĩa: Một là nghĩa phương tiện, hai là nghĩa đích thân trao truyền, thật sự gieo trồng).

 

      Trong pháp môn Niệm Phật có đủ hai ư nghĩa này. Trước hết, hăy nói về phương tiện.    

 

      (Diễn) Tịnh Danh vân: “Trí Độ Bồ Tát mẫu, phương tiện dĩ vi phụ”.

      () 淨名云:智度菩薩母,方便以為父。

      (Diễn: Kinh Tịnh Danh nói: “Trí Độ là mẹ của Bồ Tát, phương tiện là cha”).

 

      Tịnh Danh chính là Duy Ma Cật Kinh, trong kinh có hai câu như vậy.

 

      (Diễn) Nhi kim tức dĩ diệu tâm, duyên lịch danh hiệu, chánh thị tối thắng phương tiện, cố vi phụ dă.

      () 而今即以妙心,緣歷名號,正是最勝方便,故為父也。

     (Diễn: Nay dùng ngay diệu tâm để duyên theo danh hiệu, đấy chính là phương tiện tối thắng, cho nên [phương tiện] là cha vậy).

 

      Sở dĩ Niệm Phật thật sự là phương tiện môn v́ nó tương ứng với tự tánh và có thể tương ứng với chư Phật Như Lai. Ở chỗ này, chúng ta phải chú ư câu “dĩ diệu tâm duyên lịch danh hiệu” (dùng diệu tâm để duyên theo danh hiệu), hăy chú trọng chữ “diệu tâm”. Cái tâm niệm Phật hiện tại của chúng ta chẳng diệu; do vậy, chẳng dễ ǵ duyên theo Phật hiệu để thành tựu nhất tâm bất loạn. Nếu quư vị dùng diệu tâm, sẽ đắc nhất tâm bất loạn chẳng khó, đúng như kinh này đă nói: “Nhược nhất nhật đáo nhược thất nhật” (hoặc một ngày cho đến bảy ngày), không ai chẳng thành tựu! Nếu quư vị chẳng dùng diệu tâm, niệm suốt đời cũng chẳng thể thành tựu. V́ vậy, chữ này là chữ trọng yếu, mấu chốt [trong đoạn văn trên đây]. V́ sao tâm chúng ta không diệu? V́ chúng ta dùng tâm vọng tưởng, cái tâm ấy chẳng diệu. Suốt ngày từ sáng đến tối thời thời khắc khắc phân biệt, chấp trước, khởi vọng tưởng, dùng cái tâm ấy để niệm Phật, làm sao thành tựu nhất tâm bất loạn cho được? Diệu tâm là ǵ? Chuyển bất diệu thành diệu. Trong hết thảy cảnh giới, Phật pháp thường nói là “cảnh duyên”, “cảnh” là hoàn cảnh vật chất, “duyên” là hoàn cảnh nhân sự (quan hệ giữa người và người), bất luận thuận cảnh hay nghịch cảnh, chúng ta đều chẳng phân biệt, chẳng chấp trước, chẳng khởi tâm, chẳng động niệm, tâm ấy là diệu. Lục Tổ nói: “Vốn chẳng có một vật, chỗ nào nhuốm bụi trần”. Cái tâm ấy chính là diệu tâm. Có thể dùng cái tâm ấy để niệm Phật, người lợi căn có thể đắc nhất tâm trong một ngày; nếu là căn tánh tŕ độn, bảy ngày cũng nhất định có thể chứng đắc. V́ vậy, hiện thời chúng ta dụng công [mà chẳng thành tựu là do] dùng cái tâm chưa đúng. Cách tu diệu tâm chúng tôi cũng đă nói rất nhiều rồi, trong cuốn Sớ Sao Diễn Nghĩa này, trong phần sau c̣n không ngừng nêu ra vấn đề này, hy vọng mọi người phải lưu ư, phải từ trong cảnh giới mà thấu hiểu, rèn luyện. Lại xem tiếp ư nghĩa thứ hai...

 

      (Diễn) Thân chủng giả, thân truyền, chân chủng.

      () 親種者,親傳真種。

      (Diễn: “Thân chủng” là đích thân truyền trao, thật sự gieo trồng).

 

     Chúng ta niệm Phật là [gieo] chủng tử thành Phật [vào tâm thức]. Quư vị niệm một câu Phật hiệu, nghĩ đến danh hiệu Phật, hoặc nghĩ đến tượng Phật, sẽ gieo chủng tử vào trong A Lại Da Thức, chủng tử ǵ vậy? Chủng tử Phật. Trong A Lại Da Thức của chúng ta vốn sẵn trọn đủ chủng tử của mười pháp giới, cái nào mạnh nhất, có sức mạnh mẽ nhất th́ sẽ thọ báo trước. Chúng ta đă mong làm Phật, phải không ngừng tăng trưởng chủng tử thành Phật, những chủng tử khác sẽ bị tiêu trừ. Nói cách khác, những ư niệm lục đạo, Nhị Thừa nhất định chẳng dấy lên, chẳng khởi lên những ư niệm ấy, đoạn những duyên lục đạo và Nhị Thừa. Tuy có chủng tử, nhưng chúng chẳng khởi hiện hành. Nếu kết nhiều những chủng tử và các duyên Phật, Bồ Tát th́ gọi là “ức Phật, niệm Phật”. “Ức” () là tâm thường tưởng. Chúng ta đọc kinh cũng là “ức Phật”, đọc kinh là tiếp xúc với Phật, là nghe Phật thuyết pháp. Đấy là thân cận Như Lai, huân tập chánh pháp, đó là “ức Phật”. Khi chẳng đọc kinh bèn niệm Phật. “Ức Phật, niệm Phật, hiện tiền, đương lai tất định kiến Phật” (Nhớ Phật, niệm Phật, hiện tiền, tương lai, nhất định thấy Phật). Đó là “thân truyền, chân chủng”.

 

      (Diễn) Nhi kim tức niệm bỉ Phật, thành ngă tự Phật.

      () 而今即念彼佛,成我自佛。

      (Diễn: Nhưng nay do niệm đức Phật kia mà thành tựu vị Phật của chính ḿnh).

 

      V́ sao phải niệm Phật? Do đạo lư như vậy đó!

 

      (Diễn) Tức niệm bổn Phật, thành kim thỉ Phật.

      () 即念本佛,成今始佛。

      (Diễn: Do niệm Bổn Phật mà nay thành tựu Thỉ Giác Phật).

 

      Niệm bỉ Phật” là niệm Tây Phương Cực Lạc thế giới A Di Đà Phật, “thành tự Phật” là chính ḿnh thành Phật. Niệm lâu ngày chính ḿnh sẽ biến thành A Di Đà Phật, biến thành Vô Lượng Giác. A Di Đà Phật là Vô Lượng Giác. Niệm cho ra cái chân tâm, diệu tâm của chính ḿnh. “Tức niệm bổn Phật”: Bổn Phật là Bổn Sư, Bổn Sư của thế giới Cực Lạc là A Di Đà Phật, Niệm Bổn Sư Phật để thành tựu Thỉ Giác Phật của chính ḿnh.

     

      (Diễn) Chánh thị thân truyền chân chủng, cố vi phụ dă.

      () 正是親傳真種,故為父也。

      (Diễn: Đây chính là đích thân truyền trao, thật sự gieo trồng, nên là cha vậy).

 

      Nói rơ đạo lư này! Nếu chẳng thật sự hiểu đạo lư này, chúng ta niệm Phật hiệu sẽ hoài nghi: V́ sao ta phải niệm? Niệm th́ có ǵ tốt đẹp nhỉ? Ta chẳng niệm Phật, mà niệm “một, hai, ba, bốn, năm” th́ có khác ǵ hay chăng? V́ sao nhất định phải niệm Phật? Nói rơ đạo lư niệm Phật là ở chỗ này. Tiếp theo đó, lại nói niệm Phật là phương tiện, hễ dính dáng đến Sự th́ là phương tiện.

 

      (Diễn) Tức Chân thiệp Sự giả, niệm thể bổn Không, tắc niệm xứ tức Chân.

      () 即真涉事者,念體本空,則念處即真。

      (Diễn: “Tức Chân thiệp Sự”: Bản thể của niệm vốn là Không nên niệm xứ chính là Chân).

 

      Bổn Không” là nói về tâm, tức là “diệu tâm” như đă nói trong đoạn trên. Cái tâm hiện tại của chúng ta chẳng diệu, v́ trong tâm chúng ta là có, chẳng phải không, trong tâm có quá nhiều những thứ tạp nhạp, vướng mắc ruột gan. Thật ra, quư vị vướng mắc nhiều thứ quả thật rất oan uổng, v́ sao? Chúng không có! Chỉ là một vọng niệm mà thôi! Những thứ quư vị vướng mắc đều chẳng chân thật! Kinh Kim Cang nói rất hay: “Phàm những ǵ có h́nh tướng đều là hư vọng”. Tướng cảnh giới bên ngoài đều là hư vọng, trong tâm quư vị hằng ngày vướng mắc những vọng tưởng, đấy là hư vọng, chẳng chân thật. Chúng được gọi chung là vọng tưởng, “vọng” () là chẳng thật, trong Chân chẳng có vọng. Chân tâm là không tịch. Chúng ta niệm Phật th́ phải dùng chân tâm để niệm, “niệm Thể bổn Không” (bản thể của niệm vốn là Không); do vậy, “niệm xứ tức Chân”. Cái tâm niệm Phật của chúng ta là chân tâm, là Chân Như, là bổn tánh.

 

      (Diễn) Bất phương niệm Phật.

      () 不妨念佛。

      (Diễn: Chẳng trở ngại niệm Phật).

 

      Niệm Phật là Sự, Sự là giả, cái tâm năng niệm là chân, đức Phật được niệm là giả. Chân chẳng trở ngại giả, giả cũng chẳng trở ngại chân, xác thực là chẳng trở ngại!

 

      (Diễn) Tắc bất ngại thiệp Sự, tức Chân nhi bất thiệp Sự, thị Lư phi phương tiện. Thiệp Sự nhi bất tức Chân, thị hữu vi chi pháp, dữ vô vi cách, diệc phi phương tiện. Kim tức Chân nhi phục thiệp ư Sự, thị danh phương tiện dă.

      () 則不礙涉事。即真而不涉事,是理非方便,涉事而不即真,是有為之法,與無為隔,亦非方便。今即真而復涉於事,是名方便也。

      (Diễn: Cho nên chẳng ngại dính dáng đến Sự. Nếu chỉ là Chân mà chẳng dính dáng đến Sự th́ là Lư, không phải là phương tiện. Nếu dính dáng đến Sự mà chẳng phải là Chân, sẽ là pháp hữu vi, cách biệt với pháp vô vi, nên cũng chẳng phải là phương tiện. Nay vừa là Chân mà c̣n dính dáng nơi Sự th́ gọi là phương tiện).

 

      Đây là nhằm giải thích niệm Phật v́ sao mang ư nghĩa phương tiện trong kinh Đại Thừa, nói rơ ra. Ứng dụng nguyên lư và nguyên tắc này, cảnh giới [niệm Phật] ấy hết sức rộng lớn. Học Phật, căn tánh Viên Giáo và Biệt Giáo khác nhau. Căn tánh nhạy bén nhất là viên đốn, thành tựu dễ dàng. V́ sao? So ra, trong hết thảy cảnh giới, người ấy có thể thấy thấu suốt, buông xuống, không chấp trước quá mức. V́ thế, dễ dàng tiếp xúc pháp Nhất Thừa của Viên Giáo. Tạng, Thông, Biệt đều chẳng dễ dàng, v́ sao? Họ cố chấp, đương nhiên cũng có mặt tốt, cũng có mặt rất đáng kính, nhưng khó thể tu học pháp môn viên đốn. [Tu học theo pháp môn] viên đốn sẽ nhanh chóng, thành tựu trong một đời! Căn tánh thuộc Tạng, Thông, Biệt theo đúng quy củ, thành tựu chậm chạp. Có khi quư vị thấy người căn tánh viên đốn không hợp quy củ, nhưng đích xác là thành tựu rất nhanh, v́ sao? Lư Sự viên dung.

      Tức Chân nhi bất thiệp Sự”: Chỉ là Chân, chẳng dính đến Sự, “thị Lư phi phương tiện” (th́ là Lư, chẳng phải là phương tiện). Nói cách khác, có Thể mà chẳng có Dụng; phương tiện là Dụng, là tác dụng. Cái Thể chân thật, có Thể mà không có Dụng cho nên chẳng Viên, không có cách ǵ nhập đạo, rất khó khăn. “Thiệp Sự nhi bất tức Chân”: Người ấy tách rời Lư và Sự, Thể và Dụng thành hai bên, tức là có Dụng mà chẳng có Thể. “Thiệp Sự” (dính dáng tới Sự) là có Dụng, “nhi bất tức Chân” (nhưng chẳng phải là Chân): Không có Thể, đó cũng là sai! Đấy là pháp hữu vi; pháp hữu vi là pháp thế gian, có chướng ngại đối với pháp vô vi, có ngăn cách, đều chẳng phải là pháp phương tiện. Pháp phương tiện được nói trong Phật pháp chính là Thể và Dụng như một, Lư và Sự chẳng hai! Vừa có Thể vừa có Dụng, vừa có Lư vừa có Sự, Sự chính là Lư, Lư chính là Sự, Thể chính là Dụng, Dụng chính là Thể, đó mới gọi là phương tiện. Chúng ta muốn học th́ phải học đạo lư này.

      Chúng tôi nói chuyện này cụ thể hơn một chút, dễ hiểu minh bạch hơn một chút th́ Thể là ǵ? Thể là tâm thanh tịnh. Dụng là ǵ? Chính là chúng ta ăn cơm, mặc áo, đăi người, tiếp vật, nói đến tu hành tức là tu cái tâm thanh tịnh trong lúc ăn cơm, mặc áo, đăi người, tiếp vật mà thôi! Thanh tịnh, từ bi, b́nh đẳng trong lúc mặc áo, ăn cơm, đăi người, tiếp vật, học điều này! Ở đây, lấy tâm b́nh đẳng làm cơ sở, tâm b́nh đẳng chính là trực tâm trong Bồ Đề tâm. Nói “trực tâm” th́ sẽ không khó hiểu cho lắm! Trên cùng với chư Phật, dưới cùng với hết thảy chúng sanh, hữu t́nh và vô t́nh thảy đều b́nh đẳng. Trong ấy, chắc chắn không có cao - thấp, lấy tâm này làm cơ sở.

      Tự Thụ Dụng là thanh tịnh, Tha Thụ Dụng là từ bi. Đối đăi với người khác một niềm từ bi, chắc chắn là ḷng từ bi b́nh đẳng. Từ bi chẳng trở ngại thanh tịnh, thanh tịnh và b́nh đẳng là một Thể, từ bi là khởi tác dụng, là ứng dụng nơi Sự. Người thế gian gọi tâm từ bi là ḷng yêu thương, v́ sao Phật pháp chẳng gọi từ bi là ái? Sợ quư vị mê muội! Ḷng yêu thương xuất phát từ tâm b́nh đẳng, từ tâm thanh tịnh, bèn được đổi tên, gọi nó là “tâm từ bi”, mang ư nghĩa như thế đó. Tâm yêu thương b́nh thường của phàm nhân sanh từ cảm t́nh, đó là sai lầm, nó có Dụng, nhưng thiếu Thể. Nếu tác dụng ấy lại đồng thời có Thể th́ ta chẳng gọi Dụng ấy là Ái mà thay bằng danh từ “từ bi”. Thật ra, từ bi là ái, ái là từ bi, nhưng điểm xuất phát khác nhau, một đằng sanh từ tâm thanh tịnh, một đằng sanh từ tâm ô nhiễm. Sanh từ tâm ô nhiễm th́ gọi là ái, sanh từ tâm thanh tịnh th́ gọi là từ bi.

      Lại nói rơ hơn một chút, ḷng từ bi sanh từ cái tâm thanh tịnh là chân ái. V́ sao? Nó chẳng biến đổi, là thật! V́ tâm thanh tịnh b́nh đẳng là chân tâm, chân tâm khởi tác dụng chân thật. Ái tâm (tâm yêu thương) sanh từ t́nh thức là giả, v́ sao? Nó có thể biến đổi. Cha con cũng như vậy, cha đối với con cái lúc nhỏ rất mực yêu thương, khi con khôn lớn [cảm thấy] chán ghét khôn ngằn! Tâm biến đổi rồi, chẳng yêu thương nữa. Ḷng yêu thương ấy là giả, chẳng thật. Đối với hết thảy chúng sanh, tâm ái của Phật, Bồ Tát là thật, quyết định chẳng biến đổi. Quư vị cung kính Phật, Bồ Tát; Phật, Bồ Tát đối với quư vị từ bi. Quư vị hủy báng, nhục mạ, tổn hại các Ngài, các Ngài vẫn từ bi đối với quư vị, chẳng thay đổi. Chẳng thay đổi th́ là thật, hễ có thay đổi sẽ là giả!

      Trước khi đắc Chánh Định Tụ, chúng ta luôn dùng cái tâm hư t́nh giả ư, dối ḿnh, gạt người, khi nào sẽ dùng chân tâm? Từ trước đến nay chưa hề dùng! Cho dù quư vị nói thật ḷng như thế nào, hai ngày sau sẽ thay đổi, chính ḿnh phải hiểu: Bất cứ ai nói họ thật ḷng, chúng ta cũng đừng nên tin, đừng để họ gạt. Bản thân chúng ta nói “tôi dùng chân tâm đối với người khác”, chúng ta biết chính ḿnh đang tự lừa dối ḿnh, v́ cái tâm ấy khó thể tin cậy được, nó biến đổi. Nhập Chánh Định Tụ rồi mới chẳng biến đổi, quư vị mới sử dụng chân tâm. V́ thế, Thể - Dụng, Lư - Sự nhất định phải phân biệt rơ ràng. Đó là ư nghĩa phương tiện trong Phật pháp.

 

      (Diễn) Hựu phục Chân vị chân lư, Sự vị niệm Phật.

      () 又復真謂真理,事謂念佛。

      (Diễn: Lại nữa, Chân là chân lư, Sự là niệm Phật).

 

      Nếu lại nói điều này theo pháp môn Niệm Phật th́....

 

(Diễn) Tức Chân thiệp Sự giả, vị tuy tức quán Lư, nhi lịch niệm Phật, Sự dă.

() 即真涉事者,謂雖即觀理,而歷念佛事也。

(Diễn: “Tức Chân thiệp sự” là tuy quán Lư, nhưng về mặt Sự vẫn luôn niệm Phật).

 

      Quán là Lư, niệm Phật là Sự.

 

      (Diễn) Thử ư phụ pháp thác Sự tùng hành, tam chủng Quán trung, chánh thị tùng hành lịch Sự quán Lư dă.

      () 此於附法託事從行,三種觀中,正是從行歷事觀理也。

      (Diễn: Đây chính là dựa trên pháp để hành theo mặt Sự. Trong ba thứ Quán, đây chính là cách hành theo mặt Sự để quán Lư).

 

      Đây là ư nghĩa phương tiện chân chánh trong pháp môn tu hành. Ư nghĩa hoàn toàn tương đồng với câu “tức dĩ diệu tâm, duyên lịch danh hiệu” (liền dùng diệu tâm duyên nơi danh hiệu) trong phần trước, chỉ là nói cặn kẽ hơn một chút. Diệu tâm là quán Lư, Lư là Thể, Thể là không, tịch, linh, minh. Niệm Phật là Sự, từ Sự mà quán Lư, Lư - Sự bất nhị. Cách quán như thế nào? Tu Quán phải tự nhiên, đừng nên miễn cưỡng, mà cũng đừng cố ư. Hễ miễn cưỡng hay cố ư sẽ bị chướng ngại. Trong khi tâm chúng ta vừa khởi lên vọng tưởng, vừa nhận biết chính ḿnh có vọng tưởng, liền ngay lập tức chuyển nó thành Phật hiệu, A Di Đà Phật. Đó là Quán, là Giác. Trong Giác có Quán. Quán ǵ vậy? Quư vị ắt phải hiểu giáo nghĩa. Chẳng hiểu giáo nghĩa, sẽ có Giác mà không có Quán! Hiểu được giáo nghĩa, trong ấy sẽ có cả Giác lẫn Quán. Hiểu rơ giáo nghĩa: Một câu Nam-mô A Di Đà Phật là Quy Y Vô Lượng Giác, giác chứ không mê! Giác tâm là thanh tịnh, giác tâm chẳng có một vật, khi ấy sẽ vừa có Giác vừa có Quán.

      Tuy có Giác, có Quán, câu Phật hiệu vẫn rành rẽ phân minh, chẳng có gián đoạn! Trong ấy vừa có Sự vừa có Lư, Lư chẳng ngại Sự, Sự chẳng ngại Lư, sẽ thành Lư Sự vô ngại pháp giới như trong kinh Hoa Nghiêm. Do một niệm có thể biến ra hết thảy sự tướng, thấy toàn thể vũ trụ và nhân sinh, không có một pháp nào chẳng phải là như thế, mà pháp nào cũng đều là [như thế], Lư Sự bất nhị, Lư Sự vô ngại. Trong khi ấy, quư vị nhất định có chỗ ngộ, ư nghĩa là như vậy đó! Thật ra, cảnh giới của kinh này chẳng phải chỉ có vậy, nếu nâng cao hơn nữa sẽ thành Sự Sự vô ngại. Lư Sự đă thuần thục, thấu tỏ rồi, bèn nhập Sự Sự vô ngại. Bất luận trong cảnh duyên nào, dù là hoàn cảnh vật chất hay hoàn cảnh nhân sự, bất luận là thuận cảnh hay nghịch cảnh, tâm quư vị vĩnh viễn thanh tịnh, tuyệt đối chẳng bị ngoại cảnh xoay chuyển. Chẳng bị cảnh chuyển th́ mới có thể chuyển cảnh, giống như kinh Lăng Nghiêm đă nói: “Nhược năng chuyển cảnh, tắc đồng Như Lai” (Nếu có thể chuyển cảnh sẽ giống như Như Lai). “Giống Như Lai” chính là Pháp Thân đại sĩ.

      Chúng ta hiểu rơ đạo lư này, hiểu rơ cách tu này và cảnh giới của nó th́ đối với việc niệm Phật cầu nhất tâm bất loạn, đích xác chẳng phải là chuyện khó. Nếu chẳng hiểu rơ đạo lư này, chẳng hiểu cảnh giới này, chúng ta siêng khổ niệm Phật suốt đời, niệm đến mức công phu thành phiến th́ c̣n có thể được, chứ niệm đến nhất tâm bất loạn sẽ khó lắm! Chúng ta phải thường đọc tụng Di Đà Kinh Sớ Sao và Yếu Giải, quả thật những tác phẩm ấy sẽ giúp cho chúng ta đạt đến nhất tâm bất loạn trong một đời này. Không chỉ chính ḿnh chắc chắn văng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, mà c̣n có thể nâng cao phẩm vị. V́ thế, những tác phẩm ấy có vô lượng công đức.

     

      (Sớ) Thập Địa thỉ chung giả, Thập Địa văn trung, tùng sơ chí mạt, địa địa giai vân “nhất thiết sở tác bất ly niệm Phật”. Hựu vân: Viễn Hành Địa Bồ Tát, tuy tri nhất thiết quốc độ do như hư không, nhi năng dĩ thanh tịnh diệu hạnh trang nghiêm Phật độ.

      () 十地始終者,十地文中,從初至末,地地皆云一切所作不離念佛。又云:遠行地菩薩,雖知一切國土猶如虛空,而能以清淨妙行莊嚴佛土。

      (Sớ: “Mười Địa từ đầu đến cuối”: Trong kinh văn của phẩm Thập Địa [kinh Hoa Nghiêm], từ Địa đầu tiên đến Địa cuối cùng, Địa nào cũng đều nói “hết thảy việc làm chẳng rời niệm Phật”. Kinh lại nói: Viễn Hành Địa Bồ Tát tuy biết hết thảy cơi nước giống như hư không, nhưng có thể dùng diệu hạnh thanh tịnh để trang nghiêm cơi Phật).

 

      Đây là dẫn kinh văn từ phẩm Thập Địa trong kinh Hoa Nghiêm. Từ Sơ Địa, Sơ Địa là Hoan Hỷ Địa, cho đến Địa cuối cùng, tức Địa thứ mười là Pháp Vân Địa Bồ Tát, chúng ta thường gọi những vị Bồ Tát này là Ma Ha Tát. Những vị Bồ Tát được gọi là Địa Tiền chính là những người thuộc các địa vị trước khi chứng Sơ Địa. Đấy là các Bồ Tát thuộc địa vị Tam Hiền: Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng. Địa Thượng Bồ Tát là từ Sơ Địa trở lên, được gọi là Ma Ha Tát, đấy là đại Bồ Tát. Những vị Bồ Tát này không một ai chẳng niệm Phật. “Địa địa giai vân nhất thiết sở tác bất ly niệm Phật” (Địa nào cũng đều nói hết thảy việc làm đều chẳng rời niệm Phật); đủ thấy tánh chất trọng yếu và thù thắng của pháp môn Niệm Phật.

      Hựu vân” (lại nói), Viễn Hành Địa là Địa thứ bảy. Công phu của Thất Địa Bồ Tát bất phàm. Bát Địa là Bất Động Địa. Thất Địa Bồ Tát thật sự chứng đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn. Từ kinh Nhân Vương, chúng ta thấy có Ngũ Nhẫn Bồ Tát[4]. Thất Địa, Bát Địa, Cửu Địa thật sự chứng đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn. Nếu nới lỏng tiêu chuẩn một chút, chúng ta nói bậc Sơ Trụ minh tâm kiến tánh mới chứng đắc [Vô Sanh Pháp Nhẫn]; c̣n nói nghiêm ngặt th́ Viễn Hành Địa Bồ Tát mới là thật sự chứng đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn. Ngài biết “nhất thiết quốc độ do như hư không” (hết thảy cơi nước giống như hư không), tức là như kinh Kim Cang đă nói: “Phàm những ǵ có h́nh tướng đều là hư vọng”. Ngài không chỉ chẳng mảy may lưu luyến ngũ dục lục trần trong thế gian này, chẳng có mảy may tiêm nhiễm, mà đối với các cơi nước thanh tịnh do chư Phật đă hiện cũng chẳng tiêm nhiễm, v́ sao? Trong mắt Ngài, thế giới Tây Phương Cực Lạc, thế giới Hoa Tạng và thế giới Sa Bà của chúng ta chẳng hai, chẳng khác, v́ sao? Phàm những ǵ có h́nh tướng đều là hư vọng! Thế giới Sa Bà là hư vọng, thế giới Cực Lạc cũng là hư vọng, thế giới Hoa Tạng cũng là hư vọng. Hư vọng và hư vọng b́nh đẳng, chẳng có sai biệt, tâm các Ngài thanh tịnh lắm!

      Ngài trang nghiêm cơi Phật như thế nào? Báo ân Phật như thế nào? Vẫn là dùng thanh tịnh diệu hạnh. Thanh tịnh diệu hạnh là niệm Phật! Vẫn chẳng bỏ pháp môn Niệm Phật, vẫn chẳng bỏ ư niệm văng sanh thế giới Tây Phương. Đó là bậc đại Bồ Tát thị hiện khuôn mẫu cho chúng ta thấy. Không chỉ Viễn Hành Địa Bồ Tát là như thế, mà qua kinh Lăng Nghiêm, chúng ta thấy Đại Thế Chí Bồ Tát là Đẳng Giác Bồ Tát, trong chương Hai Mươi Lăm Pháp Viên Thông, Ngài đă thị hiện rơ ràng: Đẳng Giác Bồ Tát vẫn là “đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế” (nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối). Đại Thế Chí Bồ Tát niệm Phật, chúng ta hăy suy nghĩ xem Quán Thế Âm Bồ Tát có niệm Phật hay không? Đương nhiên niệm Phật! Văn Thù, Phổ Hiền càng chẳng cần phải nói nữa. Trong kinh Hoa Nghiêm đă có kinh văn nói rơ chuyện này! Những vị Bồ Tát ấy niệm Phật hồi hướng cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Chúng ta hăy suy nghĩ: Đẳng Giác Bồ Tát c̣n phải niệm Phật cầu văng sanh, thân phận chúng ta là như thế nào, chúng ta là hạng người ǵ, do lẽ nào mà chẳng niệm Phật?

 

      (Diễn) Năng dĩ thanh tịnh diệu hạnh trang nghiêm Phật độ giả, tri Không, bất trước Không, thị danh vi Chân Không.

      () 能以清淨妙行莊嚴佛土者,知空不著空,是名為真空。

      (Diễn: “Có thể dùng diệu hạnh thanh tịnh để trang nghiêm cơi Phật”: Biết Không, chẳng chấp vào Không, nên gọi là Chân Không).

 

      Nếu chấp trước Không th́ sai lầm. Nói nghiêm ngặt, Phật pháp là phá chấp trước. Phàm phu chấp trước Có, đức Phật thường nói Không, phá trừ chấp trước Có của chúng ta. Hàng Nhị Thừa chấp trước Không, đức Phật thuyết pháp cho họ điều ǵ cũng nói Có nhằm phá trừ sự Chấp Không của họ. V́ sao đức Phật lúc th́ nói Không, khi th́ nói Có? Giống như tự ḿnh mâu thuẫn! Thật ra, chẳng phải vậy, nhằm phá chấp trước mà thôi! Đức Phật có thuyết pháp hay không? Đức Phật không thuyết pháp! Quư vị chấp trước Có, đức Phật nói Không để phá trừ sự chấp Có của quư vị. Sau khi đă phá trừ, cái Không ấy cũng chẳng c̣n! “Không” chính là một thủ đoạn để phá trừ sự chấp trước của quư vị. Quư vị chẳng chấp trước th́ Không cũng chẳng có! Thế nhưng căn bệnh của chúng ta thường là nếu chẳng chấp vào một chuyện nào đó sẽ chẳng được! Hiện thời, chúng ta chấp Có, đức Phật nói Có là giả, là hư huyễn, đừng chấp trước! Chúng ta bèn chấp trước Không! Chẳng chấp bên này, bèn chấp vào bên kia. Đức Phật dạy cả hai bên đừng chấp trước th́ mới là Trung Đạo, quư vị lại chấp trước Trung Đạo, luôn là lầm lạc! Trung Đạo cũng không có, đều là bất đắc dĩ mà kiến lập đó thôi!

      Phật pháp từ đầu đến cuối không ǵ chẳng nhằm phá chấp mà thôi! Nhất định phải hiểu rơ Chân Đế, chân lư này, đó gọi là Phật pháp. Hễ có chấp trước là sai, không có chấp trước là đúng. Hết thảy đều chẳng chấp trước th́ là Phật. Nếu quư vị chấp trước “ta hết thảy đều chẳng chấp trước” th́ quư vị vẫn là phàm phu, c̣n có chấp trước. Do vậy, nói đến chỗ chân thật này, đích xác là “ngôn ngữ dứt bặt, tâm hạnh xứ diệt”, chẳng thể mở miệng được! Mở miệng liền sai, động niệm ắt trật! Khi chẳng chấp trước hết thảy, quyết định chẳng động niệm. Hễ động niệm bèn chấp trước; do vậy, kinh thường nói: “Khai khẩu tiện thác, động niệm tức quai” (mở miệng liền trật, khởi niệm liền sai).

 

      (Diễn) Tịnh Danh vân: “Tuy tri chư Phật quốc cập dữ chúng sanh Không”.

      () 淨名云:雖知諸佛國及與眾生空。

      (Diễn: Kinh Tịnh Danh dạy: “Tuy biết các cơi Phật và chúng sanh đều là Không”).

 

      Cơi nước và chúng sanh, hữu t́nh và vô t́nh, Sự có, Lư không, tướng có, tánh không!

 

      (Diễn) Nhi thường tu Tịnh Độ, giáo hóa ư chúng sanh. Thử chứng Thất Địa niệm Phật văng sanh dă.

      () 而常修淨土,教化於眾生,此證七地念佛往生也。

      (Diễn: Nhưng thường tu Tịnh Độ, giáo hóa các chúng sanh. Đây là sự niệm Phật văng sanh của bậc đă chứng Thất Địa).

 

      Câu này trích dẫn kinh văn để chứng minh Thất Địa Bồ Tát niệm Phật văng sanh. Thất Địa Bồ Tát biết thế giới, chúng sanh, quốc độ đều là huyễn hóa, chẳng chân thật, Ngài thật sự chứng đắc Thật Tướng của các pháp, [Thật Tướng] là tướng chân thật của hết thảy các pháp, nhưng vẫn chẳng bỏ niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Huống chi nay chúng ta là những kẻ c̣n đang mê, chưa chứng đắc Thật Tướng của các pháp, càng phải nên niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ! Chỉ có đến Tây Phương Cực Lạc thế giới rồi mới có thể chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn, mới có thể viên thành Phật đạo. Hôm nay chúng tôi giảng đến chỗ này!

 

A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa

Phần 30 hết

 

     

     



[1] Nguyên văn “dược dẫn tử”: Theo y học Trung Quốc, có những món thuốc cần phải có một thứ dược liệu phụ có tác dụng dẫn dược lực của món thuốc chánh yếu đi vào đúng kinh lạc và bộ vị đang bị bệnh, cũng như tăng cường hiệu quả của môn thuốc chánh, hoặc có tác dụng giải bớt độc tánh, bảo vệ ruột gan của bệnh nhân. Món thuốc phụ ấy sẽ gọi là “dược dẫn tử”. Chất dẫn thuốc đa số là rượu, nước muối, mật ong, nước cơm chắt, nước gạo rang, nước đường, nước gừng, nước cam thảo v.v...

[2] Đây chính là phẩm thứ sáu, tức phẩm Tỳ Lô Giá Na trong bộ Bát Thập Hoa Nghiêm do ngài Thật Xoa Nan Đà dịch vào đời Đường. Ngài Đại Oai Quang khi ấy là Thái Tử của vua Hỷ Kiến Thiện Huệ đến đạo tràng Ma Ni Hoa Chi Luân, thấy sức thần thông của Ba La Mật Thiện Nhăn Trang Nghiêm Vương Như Lai mà được mười thứ lợi ích. Kinh chép: Chư Phật tử! Các ông nên biết trong kiếp Đại Trang Nghiêm ấy có Hằng hà sa số tiểu kiếp, con người thọ hai tiểu kiếp. Chư Phật tử! Đức Nhất Thiết Công Đức Tu Di Thắng Vân Phật thọ mạng năm mươi ức năm. Sau khi đức Phật ấy diệt độ, có Phật ra đời tên là Ba La Mật Thiện Nhăn Trang Nghiêm Vương, cũng thành Chánh Giác trong khu rừng lớn Ma Ni Hoa Chi Luân ấy. Khi đó, Đại Oai Quang đồng tử thấy đức Như Lai ấy thành Đẳng Chánh Giác, hiện sức thần thông, liền đắc Niệm Phật tam-muội, tên là Vô Biên Hải Tạng môn, liền đắc đà-la-ni tên Đại Trí Lực Pháp Uyên, liền đắc đại từ tên Phổ Tùy Chúng Sanh Điều Phục Độ Thoát, liền đắc đại bi tên Biến Phú Nhất Thiết Cảnh Giới Vân, liền đắc đại hỷ tên Nhất Thiết Phật Công Đức Hải Oai Lực Tạng, liền đắc đại xả tên Pháp Tánh Hư Không B́nh Đẳng Thanh Tịnh, liền đắc Bát Nhă Ba La Mật tên Tự Tánh Ly Cấu Pháp Giới Thanh Tịnh Thân, liền đắc thần thông tên Vô Ngại Quang Phổ Tùy Hiện, liền đắc biện tài tên Thiện Nhập Ly Cấu Uyên, liền đắc trí quang tên Nhất Thiết Phật Pháp Thanh Tịnh Tạng. Mười ngàn pháp môn như thế, thảy đều thông đạt”.

[3] Thập Ba La Mật là Đàn Na Ba La Mật (Bố Thí Ba La Mật), Thi La Ba La Mật (Tŕ Giới Ba La Mật), Sạn Đề Ba La Mật (Nhẫn Nhục Ba La Mật), Tỳ Lê Da Ba La Mật (Tinh Tấn Ba La Mật), Thiền Na Ba La Mật, Bát Nhă Ba La Mật, Phương Tiện Ba La Mật, Nguyện Ba La Mật, Lực Ba La Mật, và Trí Ba La Mật.

[4] Kinh Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhă Ba La Mật Đa nói tới Ngũ Nhẫn Bồ Tát như sau:

1. Phục Nhẫn: Đây là pháp nhẫn được chứng bởi các Bồ Tát thuộc những địa vị Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, chưa đoạn chủng tử phiền năo, nhưng đă chế ngự được phiền năo, chẳng cho chúng hiện hành.

2. Tín Nhẫn: Pháp nhẫn của Sơ Địa cho đến Tam Địa Bồ Tát. Đă thấy pháp tánh, đạt được chánh tín.

3. Thuận Nhẫn: Pháp nhẫn của Bồ Tát từ Tứ Địa cho đến Lục Địa, thuận theo Bồ Đề đạo, hướng đến quả Vô Sanh.

4. Vô Sanh Nhẫn: Pháp nhẫn của bậc Bồ Tát từ Thất Địa cho đến Cửu Địa, ngộ nhập lư Vô Sanh nơi các pháp.

5. Tịch Diệt Nhẫn: Pháp nhẫn của Thập Địa, Đẳng Giác và Diệu Giác, đoạn sạch các Hoặc, chứng Niết Bàn tịch diệt.