A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa

阿彌陀經疏鈔演義

Phần 86

Chủ giảng: Lăo pháp sư Thích Tịnh Không

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa

Giảo duyệt: Huệ Trang và Đức Phong

 

Tập 171

 

      Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bổn, trang ba trăm sáu mươi sáu:

 

      (Sao) Đồng Tướng giả, nhược ước ngũ giáo, tắc nhất giả lập sự tựu nghĩa môn.

() 同 相 者,若 約 五 教,則 一 者 立 事 就 義 門。

(Sao: Đồng Tướng là nếu ước theo ngũ giáo, th́ môn thứ nhất là thiết lập sự tướng để dẫn khởi ư nghĩa).

 

      “Ngũ giáo” là năm môn. Đoạn này vẫn tiếp tục giảng về Tam Bảo, cũng nhằm giải thích phần kinh văn “niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng”. Trong phần trước đă giới thiệu Biệt Tướng Tam Bảo, đối lập với Biệt Tướng là Đồng Tướng. Trong phần [giảng giải] Đồng Tướng [Tam Bảo], bộ Sớ Sao của Liên Tŕ đại sư đă dựa trên giáo nghĩa của tông Hiền Thủ để giải thích. Ngài Hiền Thủ phán giáo đă phán định ngũ giáo là Tiểu, Thỉ, Chung, Đốn, Viên. [Mỗi giáo trong] ngũ giáo đều có Đồng Tướng Tam Bảo. Chúng ta xem loại thứ nhất, loại thứ nhất là Tiểu Giáo, “lập sự tựu nghĩa môn”. Tiểu Giáo thiên trọng sự tướng.

 

      (Diễn) Tam thập nhị tướng, trượng lục kim thân, sự tướng Phật dă. Lập thử sự tướng, dĩ tựu giác nghĩa. Dĩ Thích Ca khổ hạnh thành đạo, thuyết pháp độ nhân, tự giác giác tha, cố danh Phật Bảo.

() 相,丈 身,事 也。立 相,以 義。以 道,說 人,自 他,故 寶。

(Diễn: Ba mươi hai tướng, thân vàng trượng sáu, là Phật theo phương diện sự tướng. Lập ra những tướng ấy, để dẫn khởi ư nghĩa Giác. V́ Phật Thích Ca khổ hạnh thành đạo, thuyết pháp độ người, tự giác, giác tha, nên gọi là Phật Bảo).

 

      Đức Phật chẳng tại thế, chúng ta thờ tượng Phật, đó là Phật Bảo trong Tam Bảo. Thờ tượng Phật với dụng ư khơi gợi, phát khởi trí huệ của chính ḿnh. Phật có nghĩa là giác, giác chứ không mê. Thấy tượng Phật sẽ nhắc nhở giác tâm và giác hạnh của chính ḿnh, phải giống như Thích Ca Mâu Ni Phật, chẳng bị những thứ huyễn giả trong thế gian mê hoặc. Pháp thế gian đều chẳng thật, kinh Kim Cang đă nói rất minh bạch: “Phàm những ǵ có h́nh tướng đều là hư vọng”. Sở dĩ chúng sanh khổ, Phật, Bồ Tát nói là “kẻ đáng thương xót”, rất đáng thương; v́ sao nói họ đáng thương? Bị pháp thế gian làm mê, mê trong các giả pháp, quên bẵng chân thật. Chân thật th́ nói thật ra, hưởng thụ bất tận; trong Chân Như bản tánh có vô lượng trí huệ, vô lượng đức năng. Kinh văn trong mười một cuốn rưỡi thuộc phần đầu kinh Hoa Nghiêm nói về quả báo của Tỳ Lô Giá Na Như Lai, Tỳ Lô Giá Na là ai? Là chính bản thân chúng ta. Phước báo của chúng ta vốn to ngần ấy, nay lại thê thảm dường ấy, là v́ lẽ nào? Mê muội bản tánh. Toàn bộ trí huệ và phước đức vốn sẵn có trong bản tánh đều bị mất đi; chẳng phải là thật sự bị mất đi, mà là mê mất. Ở ngoại quốc, tôi gặp nhiều đồng tu niệm Phật rất tinh tấn, hễ gặp tôi đều thưa hỏi Phật pháp, nhưng khi quay về Đài Loan, chẳng thấy có ai! Phật cũng không học, mà kinh cũng chẳng nghe. Nghe nói họ đều đến thị trường chứng khoán cả rồi, bị những thứ ấy mê hoặc. Mê mất tự tánh, đáng sợ quá! Đó là “kẻ đáng thương xót” như trong kinh điển thường nói, những kẻ ấy đáng thương lắm thay!

      Trong nhà quư vị thờ tượng Phật, thường thấy tượng Phật, nhằm nhắc nhở chính ḿnh đừng mê, giác chứ không mê, có ư nghĩa ấy. Ngẫm lại, Thích Ca Mâu Ni Phật là bậc đối với danh vọng, lợi dưỡng thứ ǵ cũng đều chẳng thiếu; c̣n kẻ mê hằng ngày suy tính, mong giành lấy, bậc giác ngộ bỏ sạch những thứ đó, bỏ sạch vinh hoa phú quư trong thế gian, khổ hạnh thành đạo, làm cho chúng ta thấy. Cuộc sống vật chất tuy gian khổ, nhưng cuộc sống tinh thần của họ viên măn. Nói thật ra, khổ và lạc do lũ phàm phu mắt thịt chúng ta thấy như vậy. Chúng ta cảm thấy ăn uống trà thô, cơm nhạt là cuộc sống rất khổ; trong tầm mắt của Phật, Bồ Tát, các Ngài thấy quư vị mỗi ngày ăn cá to, thịt bự rất khổ, rất đáng thương, v́ sao? Mỗi ngày đều kết thù oán cùng chúng sanh, nợ nần ngày càng nặng nề, làm sao quư vị có thể trả sạch nợ trong một đời cho được? Quư vị hăy chú tâm lắng ḷng quan sát đôi chút, rốt cuộc ai sống đời tự tại? Ai sống khổ sở? V́ thế, khổ và lạc chẳng phải là tiêu chuẩn tuyệt đối. Chúng ta thấy người tu hành sống rất khổ, người tu hành thấy người thế tục rất khổ, rất đáng thương! Do vậy, phải hiểu cuộc sống của Phật, Bồ Tát là chân thật, rất đáng cho chúng ta học tập, làm theo. Lại xem đoạn tiếp theo giảng về Pháp Bảo:

 

      (Diễn) Tứ A Hàm đẳng, bất đàm Thật Tướng, duy thuyết Khổ, Không, thử sự tướng pháp dă. Lập thử sự tướng, dĩ tựu quỹ tŕ nghĩa. Dĩ Tứ Đế chi pháp, diệc năng quỹ sanh vật giải, nhậm tŕ tự tánh, cố danh Pháp Bảo.

() 等,不 相,唯 空,此 也。立 相,以 義。以 法,亦 解,任 持 自 性,故 寶。

(Diễn: Tứ A Hàm v.v… chẳng giảng về Thật Tướng, chỉ nói Khổ, Không, đó là Pháp thuộc về sự tướng. Lập ra sự tướng này, nhằm dẫn khởi ư nghĩa “quỹ tŕ” (pháp tắc, đường lối để noi theo, vâng giữ). Bởi lẽ, pháp Tứ Đế th́ cũng có thể dùng làm nguyên tắc hướng dẫn khiến cho chúng sanh lư giải, tự nhiên ǵn giữ tự tánh, nên gọi là Pháp Bảo).

 

                  Đoạn này là Tiểu Thừa Tam Bảo. Pháp Bảo là ǵ? Kinh A Hàm. Kinh A Hàm (Āgama Sūtra) chia thành bốn loại lớn, nên gọi là Tứ A Hàm. Bốn loại lớn ấy chẳng dựa theo nội dung để chia ra, mà là dựa theo độ dài ngắn để phân định. Kinh rất dài, phân lượng rất nhiều, chúng ta bèn gọi là Trường A Hàm (Dīrgha Āgama), tức là Trường Bộ, văn tự khá nhiều. Loại thứ hai là kinh ngắn, văn tự không nhiều lắm, không quá hai ba ngàn chữ, được gọi Trung A Hàm (Madhyama Āgama), tức Trung Bộ. C̣n có kinh rất ngắn, chẳng vượt quá một ngàn chữ, [chỉ có] mấy trăm chữ, có lúc chỉ mấy chục chữ đă là một bộ kinh, được gọi là Tạp A Hàm (Saṃyukta Āgama). [Loại cuối cùng] là Tăng Nhất A Hàm (Ekottara Āgama), đức Phật nói xong một chuyện, sau đó lại nói thêm một chuyện nữa, lại nói chuyện khác nữa, tuần tự nói từng bước, quá nửa là từ một chuyện nói đến mười chuyện, nói từng điều một. Kinh A Hàm có bốn loại ấy[1]. Đức Phật dạy học cho hàng sơ cơ, dạy thật nông cạn, chẳng giảng đạo lư Thật Tướng Đại Thừa. Kinh Tiểu Thừa dùng Tam Pháp Ấn (Tri-drsti-namitta-mudrā) để ấn định. Tam Pháp Ấn là Vô Thường, Khổ Không, Vô Ngă. Đức Phật giảng những chuyện ấy rất dễ hiểu, mà cũng dễ tiếp nhận. V́ sao? Đó là những chuyện đích thân cảm nhận của mỗi người chúng ta trong một đời này. Chỉ nói Khổ, Không, Vô Thường, đó là các pháp thuộc về sự tướng, là Phật pháp [ở một mức độ] rất cạn.

      “Dĩ tựu quỹ tŕ nghĩa”, “quỹ tŕ” (軌持) là ư nghĩa được bao hàm trong Pháp Bảo của Tam Bảo. Pháp, tiếng Phạn là Đạt Ma (Dharma), Đạt Ma dịch sang tiếng Hán là Quỹ Tŕ. Quỹ () có nghĩa là “quỹ đạo”; đi theo quỹ đạo, chắc chắn chẳng sai lầm, giống như xe lửa chạy trên đường sắt. “Quỹ” cũng là pháp tắc, nay chúng ta nói là nguyên tắc. “Tŕ” () là ǵn giữ, quư vị có thể ǵn giữ nguyên tắc ấy sẽ chẳng phạm sai lầm, nguyên tắc ấy là ǵ? Là các đạo lư và phương pháp do đức Phật đă dạy trong kinh Tứ A Hàm. Quư vị dùng những điều ấy để làm nguyên tắc tu học sẽ không bị sai lầm. Đó là ư nghĩa của Quỹ Tŕ.

      “Dĩ Tứ Đế chi pháp” (dùng pháp Tứ Đế), Tứ Đế chung cho cả Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa. Tiểu Giáo Tứ Đế là Sanh Diệt Tứ Đế, nói rất cạn, và cũng hết sức dễ hiểu. “Diệc năng quỹ sanh vật giải” (cũng có thể dùng làm nguyên tắc khiến cho chúng sanh lư giải), “quỹ” [trong câu này] có cùng một ư nghĩa với “quỹ tŕ”, tức là nguyên tắc, có thể sử dụng nguyên tắc ấy khiến cho hết thảy chúng sanh lư giải. “Vật” (): Chẳng nói người [mà nói Vật], v́ Vật có phạm vi lớn hơn người. Nếu nói đến chuyện “có thể sanh, có thể hiểu” th́ trong lục đạo, trừ loài người ra, c̣n có thiên đạo, súc sanh, ngạ quỷ, A Tu La cũng có thể nghe hiểu Phật pháp. “Phật dĩ nhất âm nhi thuyết pháp, chúng sanh tùy loại các đắc giải” (Phật dùng một âm thanh để thuyết pháp, chúng sanh tùy theo từng loài đều hiểu). Đối với cách nói này trong Phật pháp, nói thật ra, bọn phàm phu mắt thịt chúng ta chỉ có thể nghe, chỉ có thể thấy những ǵ? Có không ít người đang nghe ở đây. Nếu quư vị có Thiên Nhăn, không chỉ thấy trong giảng đường này có rất nhiều người, mà ở đây c̣n có rất nhiều quỷ thần, nhưng chúng ta mắt thịt không thấy. Thông thường, các vị đại đức tại gia hay xuất gia giảng kinh đều có quỷ thần đến nghe, huống hồ Phật, Bồ Tát! V́ vậy, Ngài dùng chữ “vật” rất hay, hết thảy hữu t́nh chúng sanh trong lục đạo đều được bao gồm. Nếu Phật giảng kinh, Bồ Tát cũng đến nghe, toàn bộ chúng sanh trong chín pháp giới đều dùng chữ này (Vật) để biểu thị. V́ thế, “quỹ sanh vật giải” là chiếu theo những nguyên tắc do đức Phật đă nói mà đều có thể lư giải.

      “Nhậm tŕ tự tánh”: “Nhậm” () là tự nhiên. Phật pháp bất luận là nói sâu hay cạn, mục tiêu chung cực đều là minh tâm kiến tánh. Chớ nên hiểu “nhậm tŕ tự tánh” ở đây là “minh tâm kiến tánh”, hăy nên hiểu theo cách này: Bất cứ một pháp nào đều có thể tánh của nó, nó có thể giữ ǵn thể tánh ấy chẳng để mất đi, nên gọi là “nhậm tŕ tự tánh”. Như quyển sách này có thể ǵn giữ h́nh dáng của một quyển sách trong một khoảng thời gian khá dài, chẳng bị biến đổi, đó là “nhậm tŕ tự tánh”. Quyển sách này cũng là một pháp. Căn nhà đă xây dựng xong xuôi, cũng có thể tồn tại trong một khoảng thời gian, nó cũng chẳng bị biến đổi. Bàn, ghế, băng ghế, bất cứ pháp nào đều có thể tự nhiên ǵn giữ tự tánh của nó, có ư nghĩa này! Đây là nói đến Pháp Bảo đều là nói theo phương diện sự tướng.

 

      (Diễn) Thế phát, nhiễm y, Lục Ḥa vô tránh, thử sự tướng Tăng dă.

      () 剃 髮 染 衣,六 和 無 諍,此 事 相 僧 也。

      (Diễn: Xuống tóc, áo nhuộm, Lục Ḥa chẳng tranh căi, đó là Tăng về mặt sự tướng).

 

      Thứ ba là nói đến Tăng Bảo. Tăng Bảo là người xuất gia. Theo chế độ xuất gia của Phật, nhất định phải xuống tóc, mặc y nhuộm [hoại sắc]. Nói thật ra, cái y mà người xuất gia chúng ta đang đắp hiện thời đă hoàn toàn trái nghịch chế độ của nhà Phật, dẫu có làm ra dáng vẻ th́ cũng là một thứ mang ư nghĩa kỷ niệm, chứ phương pháp chế tạo nguyên thủy đă chẳng c̣n nữa. Thời cổ, đi khất thực, người ta cúng dường quư vị một bữa cơm dễ dàng, chứ cúng dường một tấm áo khó lắm! Hiện tại, khoa học kỹ thuật phát triển, từ lối canh cửi theo thủ công đă tiến nhập cơ giới hóa, dễ dàng có được một bộ áo. Trước đây, dệt vải phải mất khá nhiều ngày mới dệt thành một tấm vải. Y phục của người xuất gia toàn là nhặt nhạnh những thứ người ta vứt đi. Những thứ quần áo do người khác mặc đă hư nát, vứt đi, chẳng cần nữa, người xuất gia lượm lấy, những chỗ rách nát tả tơi bèn cắt bỏ chẳng dùng, giữ lại những miếng có thể dùng được, dần dần tích lũy được nhiều, bèn chằm khíu lại, may dính lại thành một miếng lớn. Nay chúng ta nói tấm y của người xuất gia đắp là y bảy điều hay y năm điều. Y năm điều là các miếng vải kết lại to hơn một chút. Y hai mươi lăm điều là do các miếng vải cắt nhỏ, may chằm lại thành. Do chất liệu các mụn vải khác nhau, màu sắc cũng khác biệt, cũ mới cũng khác nhau, mặc vào cũng rất khó coi, đức Phật dùng phương pháp ǵ? Nhuộm màu, đem nhuộm đi, mặc y hoại sắc[2].

      Hiện nay đều là mua cả cuộn vải, quư vị thấy quần áo của người xuất gia có nhuộm [hoại sắc] hay không? Chẳng có! Chẳng có áo nhuộm [hoại sắc]! Hiện nay tuy đắp y, y hai mươi lăm điều, y bảy điều, hoặc y năm điều, toàn là mua cả một cuộn vải mới, cắt nát ra, may lại. Nói thật ra, thuở Phật tại thế, chắc chắn sẽ không cắt nát ra! Bị cắt nát ra là do nhặt từng miếng vải người ta không cần dùng nữa, may chằm lại như thế, chẳng phải là đem cả một tấm vải cắt vụn ra. Nay chúng ta mua cả tấm vải, đem cắt vụn ra, rồi may chằm từng miếng lại, đó là “đa sự”, ư nghĩa thật sự đă bị mất sạch! V́ vậy, hiện thời có những người may y bằng cách may dằn thành những ô vuông trên mặt tấm vải để kỷ niệm [ư nghĩa ban đầu], tôi cảm thấy cách làm ấy rất có lư, chứ đem toàn bộ cắt vụn ra rồi may chằm lại, tuy rất giống với cái y của đức Phật xưa kia, nhưng chẳng hợp lư, v́ vải may y thời đức Phật được nhặt nhạnh từ bên ngoài, từng miếng khác nhau, chắc chắn chẳng phải là trọn cả xấp vải! Nếu là trọn cả xấp vải, tôi tin là Phật sẽ tuyệt đối chẳng cắt vụn ra. Đức Phật sống rất đơn giản, sẽ chẳng tự ḿnh chuốc phiền, chúng ta phải nên biết chuyện này!

      Trong cuộc sống vật chất, chúng ta hưởng thụ vượt xa Thích Ca Mâu Ni Phật. Đối với cơm ăn mỗi ngày, Thích Ca Mâu Ni Phật phải đi ra ngoài khất thực, phải đi vài dặm đường. Nay những món chúng ta ăn đă có sẵn; ăn, mặc, ở, đi lại sung túc hơn các vị cao tăng đại đức thời cổ quá nhiều; nhưng đạo hạnh của chúng ta kém xa người ta quá nhiều. Người ta thân tâm thanh tịnh, c̣n chúng ta suốt ngày từ sáng đến tối suy nghĩ loạn xạ, nên tổ sư đại đức thường răn nhắc chúng ta: “Hăy nên sanh tâm hổ thẹn, hăy nên nghiêm túc nỗ lực”. Tuyệt đối chẳng phải là chúng tôi bảo mọi người hăy khôi phục cuộc sống kham khổ như xưa kia, chẳng phải vậy! V́ nếu chúng ta sống cuộc đời y như thuở đức Phật tại thế, tôi nói cho quư vị biết, bản thân quư vị có thể tu hành thành tựu, tuy quư vị thành tựu, nhưng Phật pháp cũng bị tiêu diệt luôn! Cớ sao Phật pháp bị tiêu diệt? Người thế gian vừa thấy học Phật khổ như vậy, [bèn nghĩ]: “Chớ nên học Phật! Chỉ có kẻ ngốc mới học Phật!” Mọi người chẳng học Phật, Phật pháp sẽ bị tiêu diệt. Phải thành tựu chính ḿnh, mà cũng phải làm cho Phật pháp có thể hoằng dương trọn khắp. Mức sống của chúng ta cũng phải đuổi kịp thời đại, khiến cho mọi người nh́n vào, [sẽ nghĩ]: “Chúng ta vẫn c̣n có thể học Phật pháp”. Chẳng đến nỗi bài xích, chẳng đến nỗi e sợ. Tuy có thể đuổi kịp thời đại, chớ nên quá xa xỉ, như vậy là được. Đại Thừa Phật pháp nói đến Trung Đạo, chẳng giống như Tiểu Thừa, Tiểu Thừa đích xác là lệch sang một bên. Tiểu Thừa rất khổ hạnh.

      “Lục Ḥa vô tránh”: Nhất định phải tu Lục Ḥa Kính. Chư vị phải biết: Nếu bất ḥa, tâm quư vị sẽ chẳng b́nh. Trong Bát Đức của Trung Quốc có nói “ḥa b́nh”, ḥa là nhân, b́nh là quả. Sau khi tâm đă b́nh th́ mới đẳng, đẳng (ngang bằng) ǵ vậy? Bằng với Phật. Tâm Phật b́nh đẳng. Tâm chúng ta mà b́nh, sẽ chẳng kém Phật cho mấy. Đại Kinh có tựa đề là B́nh Đẳng Giác Kinh, quư vị thấy rất trọng yếu! B́nh đẳng sẽ giác, giác bèn b́nh đẳng. Ḥa là tiền phương tiện của B́nh. Do đó có thể biết: Giác th́ mới ḥa, ḥa là giác, bất ḥa là bất giác. Chư vị phải hiểu: Chúng ta phải nên học tập ḥa, b́nh đẳng, giác. Phải ḥa với bất luận kẻ nào, phải ḥa với bất luận sự nào. Trong ḥa chẳng có tranh, trong ḥa chẳng có giới hạn. Có giới hạn th́ nhất định là có tranh chấp. V́ thế, đó là phương tiện đầu tiên trong sự học Phật. Trong Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh, đức Thế Tôn trước khi nói phương pháp tu hành [để văng sanh] Tây Phương Cực Lạc thế giới, trước hết, Ngài nói về Tam Phước. Do điều này có thể biết: Tam Phước là chỗ để tu tập đầu tiên trong sự học Phật. Phước thứ hai trong Tam Phước là “thọ tŕ Tam Quy, trọn đủ các giới, chẳng phạm oai nghi”, điều này trọn đủ Lục Ḥa, bởi lẽ, Lục Ḥa hết sức trọng yếu. Bản thân chúng ta tu học có thành tựu hay không, Chánh Pháp có thể tồn tại lâu dài trên thế gian hay không? Then chốt đều do Lục Ḥa.

      V́ sao Tăng đoàn chẳng dễ dàng thành lập? T́m không ra bốn người cùng một ḷng, cùng một nguyện. Mỗi người giữ cứng ngắc cách nghĩ, cách nh́n, cách làm của chính ḿnh, đó là phân biệt, chấp trước. Mỗi người giữ chặt sự chấp trước của chính ḿnh, không chịu bỏ, nên mọi người xử sự với nhau là một khối bất ḥa. V́ căn bản của Lục Ḥa là Kiến Ḥa Đồng Giải, chỉ cần làm được điều này, năm điều kia sẽ dễ dàng. Hiện thời, chúng ta suy nghĩ kỹ càng, [sẽ thấy] là thật khó. Đừng nói chi bốn người, hai người cùng một ḷng đă chẳng dễ rồi! Hai người mà mỗi người giữ chặt chủ trương của chính ḿnh, quư vị nghĩ xem: Hai kẻ đó c̣n chẳng thể ḥa, t́m đâu ra bốn người nữa đây? T́m chẳng được! Đây đúng là chuyện bi ai!

      Chỉ cần có một Tăng đoàn xuất hiện, nơi này quyết định chẳng gặp nạn! Đáng tiếc là ở nơi đây không có ai chịu hy sinh, không ai chịu bỏ chấp trước của chính ḿnh. Chữ “Tăng đoàn” không nhất định là nói về người xuất gia, mà tại gia cũng thế. Chỉ cần bốn người ở cùng một chỗ cùng tu, thật sự có thể tuân thủ Lục Ḥa Kính th́ người tại gia cũng là Tăng đoàn, chư Phật hộ niệm, long thiên ủng hộ. Rất ư khó khăn! Thật sự chẳng dễ dàng! Chúng ta chỉ hy vọng sâu xa rằng sẽ có một đoàn thể như vậy xuất hiện trên thế gian, người trong thế gian này sẽ có phước. Cận đại, khi sinh tiền, Ấn Quang đại sư tự xưng là Thường Tàm Quư Tăng (常慚愧僧: ông Tăng thường hổ thẹn). Ngài hổ thẹn điều ǵ? Có thể nói bản thân lăo nhân gia cả một đời tu tŕ viên măn, chúng ta chẳng t́m thấy một chút khuyết hăm nào, Ngài hổ thẹn v́ chẳng thể kiến lập một Tăng đoàn, t́m chẳng được bốn người đồng tâm, đồng đức!

      Tuy chúng ta học Phật, nhưng khởi tâm động niệm, ư niệm thứ nhất là v́ chính ḿnh, chẳng thể hợp tác với người khác. Ư niệm thứ nhất luôn v́ chính ḿnh, tự tư tự lợi, chúng ta khác với Phật, Bồ Tát ở chỗ này! Nay chúng ta dấy lên ư niệm thứ nhất là v́ chính ḿnh, vậy th́ chẳng có cách nào ḥa được cả! Phật, Bồ Tát ḥa dễ dàng, do ư niệm thứ nhất của các Ngài đều v́ cứu độ hết thảy chúng sanh. Do điều này có thể biết, đến khi nào Tiểu Thừa Giáo mới thật sự kiến lập ḥa hợp? Sơ Quả Tu Đà Hoàn phá Thân Kiến, chẳng c̣n suy nghĩ v́ chính ḿnh, sẽ ḥa hợp dễ dàng. Nay chúng ta niệm niệm đều nghĩ v́ ḿnh, niệm niệm mong bảo vệ chính ḿnh, niệm niệm mong v́ chính ḿnh, Kiến Ḥa Đồng Giải chắc chắn chẳng thể kiến lập. Hiện thời, đối với Lục Ḥa Kính, chúng ta cũng chỉ là đọc đến, ngưỡng mộ mà thôi, há có thể làm được ư?

 

      (Diễn) Lập thử sự tướng, dĩ tựu ḥa hợp nghĩa, dĩ tuy bất đạt Thật Tướng, dữ Lư ḥa hợp, nhi tại chúng vô tranh, hỗ tương ái kính, Lục Ḥa vi lữ, như thủy nhũ hợp, cố danh Tăng Bảo. Năi Tiểu Giáo chi Tam Bảo dă.

() 相,以 義,以 相,與 合,而 爭,互 敬,六 侶,如 合,故 寶。乃 也。

(Diễn: Lập ra sự tướng này để dẫn khởi ư nghĩa Ḥa Hợp, v́ tuy chẳng thấu đạt Thật Tướng, ḥa hợp cùng Lư, nhưng chẳng tranh chấp với đại chúng, kính yêu lẫn nhau, làm bè bạn Lục Ḥa, như nước ḥa lẫn cùng sữa, nên gọi là Tăng Bảo. Đó chính là Tam Bảo của Tiểu Giáo vậy).

 

      Trong Trụ Tŕ Tam Bảo của Tiểu Giáo, Tăng Bảo khá đáng quư, hết sức khó có. Không có Lục Ḥa, dẫu đạo tràng to đến mấy, nhân số đông đến mấy, chẳng phải là Tăng đoàn! Nếu đều có thể tu Lục Ḥa Kính, dẫu nơi đó nhỏ đến mấy, ít người đến mấy, bốn người bèn gọi là Chúng. Từ bốn người trở lên tu Lục Ḥa Kính, lỗi lạc thay, rất đáng để tôn kính!

 

      (Sao) Nhị giả, hội Sự quy Lư môn.

     () 門。

      (Sao: Hai là môn hội quy Sự về Lư).

 

      Trên đây chỉ là nói theo Sự, tức Tiểu Giáo Tam Bảo; c̣n điều này là Đại Thừa Thỉ Giáo.

 

      (Diễn) Hội Sự quy Lư giả, phi tam thập nhị tướng chi Phật vi Phật. Bát Nhă kinh vân: “Nhược dĩ sắc kiến ngă, dĩ âm thanh cầu ngă, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai”. Hựu viết: “Nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai”. Hựu viết: “Như Lai giả, tức chư pháp Như nghĩa”. Cố dĩ như Lư vi Phật Bảo.

() 會 事 歸 理 者,非 三 十 二 相 之 佛 為 佛。般 若 經 云:若 以 色 見 我,以 音 聲 求 我,是 人 行 邪 道,不 能 見 如 來;又 曰:若 見 諸 相 非 相,即 見 如 來;又 曰:如 來 者,即 諸 法 如 義。故 以 如 理 為 佛 寶。

(Diễn: “Hội Sự quy Lư”: Chẳng phải vị Phật có ba mươi hai tướng là Phật. Kinh Bát Nhă nói: “Nếu dùng Sắc thấy ta, dùng âm thanh cầu ta, người ấy hành tà đạo, chẳng thể thấy Như Lai”. Lại nói: “Nếu thấy các tướng chẳng phải là tướng, tức là thấy Như Lai”. Lại nói: “Như Lai là nghĩa Như của các pháp”. V́ thế, lấy như Lư làm Phật Bảo).

 

      Đại Thừa và Tiểu Thừa hoàn toàn khác nhau, Tiểu Thừa luôn chấp tướng, Đại Thừa vừa khởi đầu bèn ĺa hết thảy tướng, chẳng chấp trước. Chẳng c̣n chấp tướng nữa! Chấp tướng sẽ chẳng thể nhập Thật Tướng. Trong pháp Tiểu Thừa, đức Thế Tôn chẳng giảng Thật Tướng, trong Đại Thừa, đức Phật giảng Thật Tướng. Ở đây, đại sư trích dẫn kinh văn của kinh Kim Cang [để giảng giải]. Thỉ Giáo, lấy như Lư làm Phật Bảo, Lư là ǵ? Tự tánh giác. Nếu quư vị chấp tướng, chấp tướng là mê, chấp tướng là bất giác; không chấp tướng, quư vị mới có thể hiểu Chân Lư, tức là Lư chân thật. Lư Thể ấy là Phật Bảo; nhưng khởi đầu của Đại Thừa chẳng dễ dàng, nhất là đại sư trích dẫn một câu trong kinh Kim Cang: “Như Lai giả, chư pháp Như nghĩa” (Như Lai là nghĩa Như của các pháp). Câu này có ư nghĩa rất sâu, “chư pháp” là hết thảy các pháp, “Như” là ǵ? [Như là] giống hệt như thế, có nghĩa là bất nhị, cũng có thể nói là vạn pháp đều như nhau, pháp nào cũng bất nhị. Chúng ta thấy hết thảy đều có sai biệt, đều chẳng Như; v́ sao đức Phật nói hết thảy các pháp đều là như nhau, là bất nhị? Đức Phật nh́n từ Lư, chúng ta nh́n từ Sự. Nh́n theo mặt Sự, mỗi pháp đều khác nhau. Nếu nh́n theo Lư, về Lư th́ đều như nhau. Trong quá khứ, Hiền Thủ quốc sư thuyết pháp cho hoàng đế Thuận Tông (đời Đường)[3], có một bài viết đặt tên là Kim Sư Tử Chương. Nội dung trọng yếu nhất trong bài viết ấy chính là “dùng vàng làm đồ vật, món nào cũng là vàng”, dùng tỷ dụ ấy để nói. Phàm phu chúng ta chấp tướng, quư vị đến tiệm kim hoàn xem các món đồ bằng vàng, mỗi món có kiểu dáng khác nhau, mấy vạn thứ. Nếu quư vị chẳng chấp tướng, sẽ thấy vàng đều giống như nhau, mấy vạn loại toàn là vàng. Đừng chấp trước h́nh dáng, quư vị sẽ thấy vàng, toàn bộ đều giống hệt như nhau. Chấp tướng th́ không có ǵ giống nhau, chẳng chấp tướng th́ món nào cũng đều giống hệt như nhau.

       Kinh Lăng Nghiêm đă giảng chân tướng sự thật này hết sức thấu triệt, y báo và chánh báo trang nghiêm trong mười pháp giới do đâu mà có? “Thuận theo tâm chúng sanh, ứng với khả năng nhận lănh của họ”. Do đâu mà có pháp giới? Do tâm của chính chúng ta biến hiện, nên tâm thanh tịnh, quốc độ liền thanh tịnh. “Tâm tịnh, ắt cơi nước tịnh”, chúng ta dùng câu nói ấy để quan sát cặn kẽ thế giới hiện tiền này, xét đoán cái tâm của mọi người. Bốn mươi năm trước, Đài Loan vừa mới quang phục[4] không lâu, xă hội Đài Loan hết sức yên ổn, hết sức đáng yêu, v́ sao? Tâm mọi người b́nh lặng, yên tĩnh, không tranh giành, đầu óc chẳng nghĩ tới danh vọng, lợi dưỡng, tài, sắc, tiếng tăm, ăn uống, ngủ nghê, xă hội an định. Nay chúng ta nh́n vào xă hội này, ai nấy đều dốc hết tánh mạng tranh đoạt danh vọng, lợi dưỡng. Xă hội hiện thời động loạn dường ấy, do đâu mà ra? Do ḷng người tạo thành. Kẻ nào ra tranh cử cũng đều nói: “Tôi muốn mưu cầu phước lợi cho dân chúng”. Họ chẳng mưu cầu phước lợi th́ chúng ta hăy c̣n b́nh an. Ai nấy đều muốn tạo phước cho chúng ta th́ họ đấu đá đến nỗi càn khôn đảo lộn! V́ thế, đọc kinh Phật, xác thực là đức Phật nói chẳng sai tí nào! Chúng ta chẳng tranh giành, tâm rất an. Nếu quư vị muốn tranh giành, nay quư vị ra tranh cử, tâm quư vị suốt ngày từ sáng đến tối chao đảo. V́ thế, tâm thanh tịnh rất quan trọng.

      Đại Thừa Thỉ Giáo là quan sát từ Thể. Vạn pháp giống hệt như nhau, đó là nghĩa Như của các pháp, tức là Như Lai. Quư vị có thể thấy hết thảy các pháp đều không hai, bèn thấy Phật; hễ thấy Phật, quư vị bèn thành Phật. Nếu quư vị chẳng thành Phật, làm sao có thể thấy Phật cho được? Do đó, Phật thấy hết thảy chúng sanh đều là Phật. Bồ Tát thấy hết thảy chúng sanh đều là Bồ Tát. Phàm phu thấy Phật, Bồ Tát cũng là phàm phu. Do điều này có thể biết, cảnh giới chẳng phải là thật, là giả, biến đổi theo tâm. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Hết thảy các pháp, y báo và chánh báo trang nghiêm trong mười pháp giới, chỉ do tâm hiện, chỉ do thức biến”. Thức là phân biệt, chấp trước. Mười pháp giới là tướng được hiện bởi sự phân biệt, chấp trước của chúng ta. Những tướng hiện ra ấy chẳng chân thật, mà là huyễn tướng. Kinh Kim Cang nói: “Phàm những ǵ có h́nh tướng đều là hư vọng”. Nếu quư vị chấp trước “ba mươi hai tướng, tám mươi thứ hảo” là Phật, chấp tướng mất rồi! Kinh đă nói rất rơ ràng: Nếu quư vị muốn kiến tánh, mà phân biệt, chấp trước trong hết thảy các tướng, sẽ chẳng kiến tánh; nhưng đối với hết thảy hiện tướng, chẳng phân biệt, không chấp trước, th́ hết thảy các hiện tướng là Chân Như bản tánh. Do đó, đối với nghĩa Như của các pháp, có pháp nào chẳng phải là tự tánh? Pháp nào cũng đều là [tự tánh]! V́ thế, người giác ngộ thường nói: “Đầu đầu thị đạo, tả hữu phùng nguyên” (chuyện ǵ cũng là đạo, đâu đâu cũng gặp nguồn). Không có ǵ được tiếp xúc bởi lục căn mà chẳng phải là [tự tánh]! Đây chính là coi kiến tánh là Phật Bảo, coi Chân Như bản tánh là Phật Bảo.

 

      (Diễn) Pháp giả, phi dĩ văn tự vi Pháp. Kinh vân: “Hữu pháp khả thuyết, danh vi báng pháp. Vô pháp khả thuyết, thị vi thuyết pháp”. Sở vị vô thuyết, vô văn, thị danh chân thuyết Bát Nhă. Thử dĩ như lư danh Pháp Bảo.

() 者,非 法。經 云:有 說,名 法;無 說,是 法;所 聞,是 若。此 寶。

(Diễn: Pháp: Chẳng coi văn tự là Pháp. Kinh dạy: “Có pháp để có thể nói, th́ gọi là báng pháp. Không có pháp nào để có thể nói, bèn là thuyết pháp”. Đó gọi là “không nói, không nghe, bèn gọi là thật sự nói Bát Nhă”. Đấy là gọi như Lư là Pháp Bảo).

 

Đại Thừa Thỉ Giáo, Thỉ Giáo cũng là Không Tông, lấy tự tánh làm Phật Bảo, lấy khế nhập tự tánh làm Pháp Bảo. Dùng phương pháp ǵ để khế nhập tự tánh? Nương theo văn tự sẽ chẳng thể khế nhập tự tánh. Văn tự là kinh điển, nhưng chư vị phải biết, cũng chẳng thể ĺa khỏi văn tự. Thiền Tông Trung Quốc đề xướng “chẳng lập văn tự, chỉ thẳng vào tâm người”. Đó là tông chỉ giáo học của Thiền Tông, mà cũng là nguyên tắc chỉ đạo trong giáo học. Quư vị thấy trong Vạn Tục Tạng, văn tự của Thiền Tông nhiều nhất! Ngữ Lục của lịch đại tổ sư Thiền Tông chiếm hết một nửa, bất cứ tông nào cũng chẳng có văn tự nhiều bằng Thiền Tông. Thiền Tông chẳng lập văn tự, mà có văn tự nhiều hơn ai hết! Chư vị phải biết: “Chẳng lập văn tự” là nói không chấp trước văn tự; cũng đừng chấp trước ngôn thuyết, ngôn thuyết có hay không? Có! Đừng chấp trước! Đấy chính là như thường nói: “Nghe kinh phải hội quy tự tánh”. Hội quy tự tánh là đừng chấp trước. Nếu quư vị chấp trước, sẽ trái nghịch tự tánh. V́ sao? V́ trong tự tánh, chẳng lập một pháp, tự tánh là tâm thanh tịnh. Hễ quư vị có phân biệt, hễ có chấp trước, tâm sẽ chẳng thanh tịnh, trong tâm sẽ nhuốm bụi bặm. V́ thế, nói: “Pháp c̣n nên bỏ, huống hồ phi pháp!”

Do vậy có thể biết, giáo học Đại Thừa và giáo học Tiểu Thừa đích xác là khác nhau. Tiểu Thừa dạy quư vị phân biệt, chấp trước, Đại Thừa là ĺa hết thảy phân biệt, chấp trước; nhưng đúng là Đại Thừa tu học nhanh chóng, Tiểu Thừa chẳng thể sánh bằng, [Đại Thừa] vượt trỗi cảnh giới, thân tâm thanh tịnh. Tuy Đại Thừa ở Trung Quốc chia thành tám tông phái, các tông các phái có phương pháp tu học đều khác nhau, nhưng nguyên lư như nhau, v́ có mục tiêu giống nhau, mục tiêu đều là kiến tánh. Nguyên lư giống nhau, nhưng phương pháp và cách thức thực hiện khác nhau, chúng ta đều phải biết những điều này. Nếu không biết, chúng ta chẳng thể nào có thành tựu trong một đời này. V́ thế, hiện thời, người học Phật đông đảo, nhưng người có thành tựu ít ỏi, nguyên nhân ở chỗ nào? Không liễu giải chân tướng sự thật này. Đại Thừa nhắm đến mục tiêu kiến tánh, trong Chân Như bản tánh chẳng lập một pháp. Lục Tổ kiến tánh, câu đầu tiên bèn nói: “Nào ngờ tự tánh, vốn tự thanh tịnh”. Câu này là câu đầu tiên trong năm câu, câu đầu tiên là quan trọng nhất. Bản tánh của quư vị vốn sẵn thanh tịnh. Nói cách khác, nay chúng ta mê mất bản tánh; mê mất như thế nào? Do tâm chẳng thanh tịnh. Nếu quư vị hiểu nguyên lư này, chúng ta làm như thế nào th́ mới có thể kiến tánh? Tâm thanh tịnh liền kiến tánh; tâm chẳng thanh tịnh, quư vị chẳng thể nào kiến tánh.

      Đọc kinh có thể kiến tánh hay không? Đọc kinh mà không chấp trước bèn kiến tánh. Nếu đọc kinh mà phân biệt ư nghĩa trong kinh, sẽ chẳng thể kiến tánh. Quư vị phân biệt ư nghĩa trong kinh, nói theo ở đây th́ là quư vị cho rằng đức Phật có pháp để có thể nói, đó gọi là “báng pháp”, [v́ đă] hoàn toàn dùng ư nghĩ của chính ḿnh để suy đoán ư nghĩa của Phật. Đức Phật có ư nghĩ hay không? Nói thật ra, Phật không có ư nghĩ, chỉ do quư vị suy đoán. Đức Phật thuyết pháp giống như chúng ta gơ khánh. Hễ gơ khánh, ngay lập tức nó phát ra tiếng. Quư vị nghe âm thanh ấy, bèn nghiên cứu rốt cuộc là bước sóng âm thanh có độ dài bao nhiêu, âm thanh dễ nghe cỡ nào, thời gian rung động bao lâu? Đó là phân biệt hư vọng! Khi cái khánh ấy phát ra tiếng, nó có phân biệt lắm thứ như vậy hay không? Chẳng có! V́ thế, đức Phật nói kinh có nghĩ ngợi ǵ hay không? Chẳng nghĩ ngợi ǵ! Đức Phật nói kinh nhằm một mục đích quan trọng nhất là đoạn tuyệt nghi hoặc và vọng tưởng của quư vị. Nếu quư vị chẳng c̣n nghi hoặc, vọng tưởng chẳng c̣n, Phật pháp cũng chẳng có. Phật pháp được kiến lập tương đối với quư vị. Ta có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước th́ c̣n có Phật pháp. Ta không có vọng tưởng, chấp trước, bèn chẳng có Phật pháp. Phải hiểu điều này, đó là chân tướng sự thật. Ta vĩnh viễn chấp trước có Phật, có Pháp, được thôi! Quư vị vĩnh viễn là đối lập, vĩnh viễn chẳng thể kiến tánh. Quư vị có thành tựu, dẫu thành tựu cao đến mấy đi nữa, cũng chẳng qua là Phật, Bồ Tát trong Tiểu Giáo mà thôi.

      Trong Tiểu Giáo cũng có Phật, cũng có Bồ Tát, tông Thiên Thai gọi [quả vị ấy] là Tạng Đầu Phật, vị Phật ấy chưa kiến tánh. Vị Phật ấy được gọi là Phật trong mười pháp giới, [thuộc trong] mười pháp giới. Pháp Đại Thừa vượt trỗi mười pháp giới, vượt thoát mười pháp giới. Vượt thoát mười pháp giới là ǵ? Chẳng có cách nào diễn tả, nên gọi là Nhất Chân pháp giới. Nhất là thật, mười pháp giới là giả. Phật trong mười pháp giới là giả, Bồ Tát [trong mười pháp giới] cũng là giả, chẳng thật. Trong Nhất Chân có Phật, Bồ Tát hay không? Chẳng có! Chẳng có Phật, mà cũng chẳng có Bồ Tát. Không có Phật, chẳng có chúng sanh, Nhất Chân mà! Trong Nhất Chân, thứ ǵ cũng đều chẳng có, nó làm sao có thể kiến lập được? Quư vị lập một pháp trong ấy là sai mất rồi, chẳng thể lập một pháp! Do vậy có thể biết, đích xác là Đại Thừa cao hơn Tiểu Thừa rất nhiều! Tu học Đại Thừa phải tu tập từ cái tâm thanh tịnh.

      Trong thế hệ này, Phật môn chẳng có bậc cao tăng đại đức xuất hiện, chẳng bằng trước kia. Trước kia, đích xác là mỗi đời thường có mấy vị. Thế hệ của chúng ta chẳng có, nh́n về sau này càng thêm đau buồn, nguyên nhân ở chỗ nào? Quan niệm phạm sai lầm! V́ hiện thời khoa học kỹ thuật phát triển, có được các công cụ [để tra duyệt] kinh điển rất dễ dàng. Nói thật ra, chuyện này đă hại chết cả một thế hệ học Phật trẻ tuổi. Trước đây, do thiếu thốn những thứ ấy, thiếu thốn lại có lợi, họ có được một bộ kinh rất khó khăn, nên suốt đời có thể khăng khăng một mực học một bộ kinh ấy. Hiện thời, rất dễ có được Đại Tạng Kinh, họ mở miệng liền nói “ta phát đại tâm, ta phải đọc Đại Tạng!” Khi đọc Đại Tạng bèn coi phần trước chẳng hiểu phần sau, coi phần sau quên sạch phần trước, vừa coi vừa suy nghĩ loạn xạ, vô dụng!

Trong quá khứ, nhập Phật môn, phải học giới năm năm. Học giới ǵ vậy? Trong năm năm tuân thủ sự răn dạy của thầy. Bất luận tông nào hay phái nào trong Đại Thừa, đều phải tuân thủ điều này. Thầy dạy quư vị phương pháp, dạy quư vị phải dụng công nơi phương pháp ấy bao nhiêu năm, học tṛ thật sự nghe lời, sau khi đổ công sức mấy năm bèn thật sự thành tựu. Nếu chúng ta đọc kỹ các bộ ngữ lục trong Thiền Tông, [sẽ thấy] tổ sư Thiền Tông truyền pháp như thế nào? Dạy quư vị một phương pháp tu hành, dạy quư vị tu bao nhiêu năm. Người ấy tu thành công, hoát nhiên khai ngộ, xin thầy ấn chứng. Thầy ấn chứng tức là truyền pháp cho người ấy, truyền mà chẳng truyền, chẳng truyền mà truyền! Nếu thầy hằng ngày dạy quư vị th́ thôi rồi, dạy ǵ vậy? Những ǵ quư vị hấp thụ, tiếp nhận là tri thức; tri thức là những thứ ở trong cái tâm ư thức của quư vị, chẳng liên quan đến Chân Như bản tánh. Nói thật ra, dạy học kiểu đó sẽ đoạn tuyệt Pháp Thân huệ mạng của chúng sanh.

      Mấy năm gần đây mới có Phật Học Viện; vào thời cổ, Trung Quốc không có Phật Học Viện. Không có Phật Học Viện, bèn có thể xuất hiện nhân tài thật sự. Có Phật Học Viện, bèn ngăn lấp Pháp Thân huệ mạng của chúng sanh. V́ sao? Họ dạy quư vị mỗi ngày sử dụng cái tâm ư thức, dạy quư vị nghiên cứu hằng ngày, [tức là] dùng tâm ư thức. Chẳng biết Đại Thừa Phật pháp là ĺa tâm ư thức, sao lại có thể sử dụng tâm ư thức? Quư vị xem Đại Thừa Khởi Tín Luận, do chữ Đại Thừa Khởi Tín, bèn biết nó là Thỉ Giáo, bắt đầu của Đại Thừa, dấy lên ḷng tin. Khởi Tín Luận dạy chúng ta nghe pháp, đề ra ba nguyên tắc: Ĺa tướng ngôn thuyết, ĺa tướng văn tự, ĺa tướng tâm duyên. Ở đây, [sách Diễn Nghĩa] đă nói hoàn toàn tương ứng [với ba nguyên tắc ấy], chẳng dạy quư vị chấp tướng! Nay chúng ta đọc kinh, nghiên cứu câu này trong kinh giảng theo cách nào, đoạn này có ư nghĩa ǵ, tức là trái nghịch cả ba điều kiện ấy, v́ sao? Chấp tướng văn tự, chấp tướng ngôn thuyết, lại c̣n chấp tướng tâm duyên. Tướng tâm duyên là chính ḿnh nghiên cứu, suy nghĩ lung tung!

      Giáo học của Giáo Hạ trong thời cổ chẳng phải thực hiện bằng cách nghe kinh! Giáo Hạ là trong năm năm chẳng cho phép quư vị vào giảng đường. Chưa đủ tư cách vào giảng đường, sẽ chẳng cho phép quư vị nghe kinh. Trước hết là đọc kinh, niệm suốt năm năm. Niệm kinh suốt năm năm để làm ǵ? Huấn luyện quư vị ĺa ngôn thuyết, ĺa văn tự, ĺa tâm duyên. Nói cách khác, dùng phương pháp niệm kinh để tu Định. Không niệm kinh, bèn dấy vọng tưởng! Mỗi ngày, niệm kinh này từ đầu một lượt. Trước đây, người ta chọn kinh rất dài, v́ sao? Do thời gian [niệm kinh] dài, nên mỗi ngày ít nhất có năm, sáu giờ không dấy vọng tưởng, tâm định. Giáo Hạ dùng phương pháp đọc kinh để tu Định, Thiền Tông dùng phương pháp tham cứu, hoặc quán tâm để tu Định, Mật Tông dùng phương pháp tŕ chú để tu Định, Tịnh Độ Tông dùng phương pháp niệm Phật để tu Định. Phương pháp khác nhau, mục đích hoàn toàn giống nhau, đều là tu nhằm đạt đến tâm thanh tịnh, đoạn trừ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Dùng phương pháp này nhằm mục đích đoạn trừ hết thảy phân biệt, chấp trước, vọng tưởng, khôi phục tâm thanh tịnh. Tâm địa thanh tịnh bèn kiến tánh; hễ kiến tánh, bèn đột nhiên xuyên suốt, Thiền Tông nói là “hoát nhiên đại ngộ”, Giáo Hạ nói là “đại khai viên giải”, thông đạt hết thảy các pháp. Có phải dạy hay không? Chẳng cần dạy. Tam Tạng mười hai bộ kinh điển thông đạt toàn bộ, v́ sao? V́ hết thảy các kinh do đức Phật đă giảng đều do tự tánh thanh tịnh tâm lưu lộ. Tâm chúng ta thanh tịnh giống như tâm Phật, vô lượng vô biên pháp môn do Ngài đă lưu lộ chính là tự tánh của chúng ta lưu lộ, há có kinh nào chẳng hiểu mà c̣n phải nghiên cứu hay sao? Chẳng cần nghiên cứu!

      Tâm Lục Tổ đại sư thanh tịnh, Ngài chưa từng niệm kinh Pháp Hoa, nhưng thiền sư Pháp Đạt niệm cho Ngài nghe. Kinh Pháp Hoa có tất cả hai mươi tám phẩm, Sư niệm đến phẩm thứ hai, Lục Tổ bảo: “Chẳng cần niệm nữa, ta đă biết trọn vẹn rồi”. Bản lănh của Ngài quá lớn, chẳng cần niệm, đă biết toàn bộ kinh ấy rồi. Lại c̣n giảng giải cho Sư, Pháp Đạt vừa nghe liền khai ngộ, nhờ vào đâu? Tâm thanh tịnh. Những người học Phật hiện thời  chẳng biết tu tâm thanh tịnh là trọng yếu, coi nghiên cứu kinh điển là chuyện trọng yếu; đó gọi là “gốc ngọn điên đảo”, là kẻ đáng thương xót! Nhưng chúng tôi khuyên họ, họ chẳng tin tưởng, nóng vội, ham lợi, phạm phải căn bệnh ấy rất nặng! Tịnh Độ Tông nói “nhất tâm bất loạn”, nhất tâm là tâm thanh tịnh, nhất tâm là b́nh đẳng giác, thật sự trọng yếu! V́ thế, phải thấu hiểu kinh điển Phật pháp, chớ nên nghiên cứu. Thấu hiểu là dùng cái tâm thanh tịnh, thấu hiểu, vừa thấy liền hiểu rơ, vừa nghe liền hiểu rơ, chẳng cần phải qua tư duy, chẳng cần phải nghiên cứu. Đó là tự tánh của quư vị giác ngộ, tự tánh khởi tác dụng. Hễ thông qua tư duy, liền rớt vào thức thứ sáu, tức ư thức. Rớt vào thức thứ sáu, tức ư thức, bèn là tà tri tà kiến.

      Thanh Lương đại sư nói: Niệm kinh Phật càng nhiều, “tăng trưởng tà kiến”; chẳng niệm, “tăng trưởng vô minh”. Điều này có nghĩa là: Niệm th́ vẫn phải niệm, nhưng phải biết phương pháp, biết khiếu quyết[5]. Ngài Thanh Lương là tổ sư của tông Hoa Nghiêm, thuộc về Giáo Hạ. Giáo Hạ dạy người ta niệm kinh hằng ngày, nhưng niệm kinh chẳng mong hiểu nghĩa, dùng phương pháp niệm kinh để tu cái tâm thanh tịnh; đó là đúng. V́ thế, khi niệm kinh, đă ĺa tà kiến, lại ĺa vô minh. Niệm kinh văn từ đầu đến đuôi rành mạch, rơ ràng, từng chữ phân minh, đó là phá vô minh. Tuy một mực niệm, nhưng tâm địa thanh tịnh, chẳng có một vọng niệm, đó là chẳng rớt vào tà kiến. Chẳng rớt vào tà kiến, lại chẳng rơi vào vô minh; đó là tu Trung Đạo, bí quyết đọc kinh là ở chỗ này. V́ lẽ đó, đọc kinh là tu Định. Đọc kinh là tu tâm thanh tịnh. Đọc kinh là tương ứng với mười phương ba đời hết thảy Như Lai, tâm tâm tương ứng với các Ngài. Trong ấy có vô lượng vô biên công đức! Quư vị phải biết đọc. Không biết đọc là hỏng, sẽ biến việc đọc kinh thành nghiên cứu pháp thế gian.

      “Vô pháp khả thuyết, thị vi thuyết pháp. Sở vị vô thuyết, vô văn, thị danh chân thuyết Bát Nhă” (Không có pháp nào để có thể nói th́ là thuyết pháp. Đó gọi là không nói, không nghe bèn gọi là thật sự nói Bát Nhă). “Vô thuyết vô văn”: “Vô” chẳng phải là không có. Ngài (đức Phật) thật sự có nói, cũng có [các vị đệ tử] nghe, nhưng đức Phật nói mà không nói, [các đệ tử] nghe mà không nghe, không nghe mà nghe, hoàn toàn hội quy tự tánh, trí huệ Bát Nhă hiện tiền. Nói thật ra, trong giảng đường, giảng kinh và đọc kinh có nghĩa thú tương đương. Chư vị nghe kinh ở đây, nếu vận dụng ba nguyên tắc do Mă Minh Bồ Tát đă nói trong Đại Thừa Khởi Tín Luận, tức là quư vị tu hành trong một tiếng rưỡi này, tu ǵ? Tu Bát Nhă, Bát Nhă chân chánh. Quư vị nghe kinh ở đây, chẳng chấp trước tướng ngôn thuyết, chẳng chấp trước tướng danh tự (danh từ, thuật ngữ), chẳng chấp tướng tâm duyên, trong một tiếng rưỡi đồng hồ ở đây, quư vị chẳng khởi tâm, không động niệm, chẳng phân biệt, không chấp trước, đó gọi là “nghe mà không nghe”. Khi nghe như vậy, đôi khi ư nghĩa bỗng dưng dâng trào, đó là ngộ xứ của quư vị, quư vị trọn chẳng có phân biệt. Nghe kinh và đọc kinh đều có ngộ xứ, chẳng phải là ư nghĩ của chính chúng ta, mà ư nghĩa cứ tự nhiên bật ra. Dẫu bật ra, cũng đừng quan tâm tới, cũng chớ nên xét coi nó là chuyện như thế nào, vẫn là quên nó đi, khôi phục tâm địa thanh tịnh. Đôi khi nó dấy lên một bọt nước nhỏ, hoặc cuộn sóng, mặc kệ nó, cứ khôi phục cái tâm thanh tịnh như vậy. Đó là đúng! Đó gọi là đạo tràng, là thật sự dụng công! Đó là thật sự nói Bát Nhă, thật sự nghe Bát Nhă. Thỉ Giáo coi chuyện này là Pháp Bảo.

 

      (Diễn) Tăng giả, phi dĩ thế phát vi Tăng. Kinh vân: “Tu Đà Hoàn, danh vi Nhập Lưu, nhi vô sở nhập, năi chí A La Hán, thật vô hữu pháp, danh A La Hán”. Diệc dĩ như lư vi Tăng Bảo. Thỉ Giáo chi Tam Bảo dă.

() 僧 者,非 以 剃 髮 為 僧。經 云:須 陀 洹,名 為 入 流,而 無 所 入。乃 至 阿 羅 漢,實 無 有 法,名 阿 羅 漢。亦 以 如 理 為 僧 寶。始 教 之 三 寶 也。

(Diễn: Tăng: Chẳng phải coi người cạo tóc bèn là Tăng. Kinh nói: “Tu Đà Hoàn gọi là Nhập Lưu, nhưng không có ǵ để nhập. Cho đến A La Hán, thật sự chẳng có pháp, nên gọi là A La Hán”. Cũng lấy như Lư làm Tăng Bảo. Đó là Tam Bảo của Thỉ Giáo).

 

      Đại Thừa Phật pháp nói đến Tăng Bảo th́ không nhất định là người mang dáng vẻ xuống tóc bèn gọi là Tăng Bảo. Nói cách khác, quư vị chẳng tương ứng với lư Chân Như, sẽ chẳng thể gọi là Tăng Bảo. Tương ứng với lư Chân Như, Lục Ḥa sẽ viên măn, v́ sao? Lục Ḥa là Tánh Đức, người đă kiến tánh th́ Lục Ḥa tự nhiên lưu lộ. Chúng sanh chẳng ḥa với người ấy, nhưng người ấy ḥa với chúng sanh. Chúng sanh vạch giới hạn với người ấy, người ấy chẳng vạch giới hạn cùng chúng sanh, người ấy ḥa. Giống như bọt nước tan vỡ, mới biết toàn thể biển cả là chính ḿnh. Người khác vạch giới hạn, giống như trong nước biển trồi lên một cái bọt nước, bọt nước ấy là giới hạn. Người chẳng có bọt nước có thể dung nạp kẻ ấy, nhưng kẻ ấy chẳng thể dung nạp biển cả. Mười pháp giới chưa chắc đă có thể ḥa với người ấy, nhưng đối với mười pháp giới, người ấy thảy đều có thể ḥa. Đó là Tăng Bảo chân chánh.

      Đức Phật nói ra danh xưng của người khế nhập cảnh giới này, th́ những danh xưng ấy đều v́ chúng sanh có phân biệt, chấp trước mà nói, mà kiến lập. Thánh nhân có chấp tướng hay không? Vị ấy chứng quả Tu Đà Hoàn, có nghĩ chính ḿnh đă chứng Sơ Quả hay không? Nếu Ngài nghĩ chính ḿnh đă chứng Sơ Quả, chắc chắn là Ngài chẳng chứng. V́ sao? Chấp tướng! Tu Đà Hoàn đă phá Thân Kiến: Nói cách khác, [hễ nghĩ] “ta chứng đắc Tu Đà Hoàn”, tức là ta vẫn c̣n Thân Kiến, chưa phá! Tiểu Thừa c̣n như thế, huống hồ Đại Thừa? Trong pháp Đại Thừa, từ Sơ Trụ Bồ Tát trở lên, hai thứ chấp trước Ngă và Pháp đều đoạn, lấy đâu ra Bồ Tát, Phật, chúng sanh? Những thứ ấy đều là tri kiến phàm phu, Ngài hoàn toàn không có.

      Các Ngài đến nơi đây nhằm giáo hóa chúng sanh, tùy thuận kiến giải của bọn phàm phu chúng ta mà kiến lập những danh tướng sai biệt. Tuy kiến lập những hiện tướng (tướng biến hiện) sai biệt ấy, các Ngài có [những hiện tướng ấy] hay không? Chẳng có! V́ thế, các Ngài chẳng nói mà nói. Quư vị ngỡ là có nhiều tầng cấp như thế, nhưng đối với các Ngài chẳng có tầng cấp. V́ không có tầng cấp, nên gọi là Nhất Chân. Từ Viên Giáo Sơ Trụ trở lên đều là Nhất Chân pháp giới, chẳng có tầng cấp, chẳng có phân biệt, chấp trước; nhưng xác thực là các Ngài c̣n có mức độ cạn hay sâu. Tuy có cạn hay sâu, nhưng quyết định là chẳng có chấp trước, nên pháp giới của các Ngài được gọi là Nhất Chân, vượt lên trên mười pháp giới. Nếu trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể dần dần xem nhẹ những phân biệt, chấp trước, sẽ khế nhập Nhất Chân dễ dàng. V́ thế, chuyện ǵ cũng nên xem nhẹ một chút th́ hơn, chớ nên quá riết róng! Phân biệt, chấp trước càng nhạt càng hay, tâm địa càng thanh tịnh càng tốt, tâm lượng càng lớn càng hay, v́ sao? Tương ứng với tự tánh, càng gần gũi hơn. Nếu nói nông cạn rơ ràng hơn, sẽ là: Càng gần với tâm thanh tịnh th́ tâm càng thanh tịnh. Đó là Tam Bảo của Thỉ Giáo.

      Đối với ngũ giáo, hôm nay chúng tôi giảng hai đoạn này, [quư vị đă] thấy Đại Thừa và Tiểu Thừa hiển nhiên khác nhau, một đằng là Không, một đằng là Có. Ba loại tiếp theo sẽ dần dần tiến đến viên dung. Viên dung th́ mới đắc đại tự tại, Hoa Nghiêm là dung thông vô ngại, Tịnh Độ cũng là dung thông vô ngại. Trong năm môn, đó là một môn thù thắng nhất. Hôm nay chúng tôi giảng tới chỗ này.

 

Tập 172

 

      Xin xem A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa Hội Bổn, trang ba trăm sáu mươi sáu:

 

      (Sao) Nhị giả hội Sự quy Lư môn.

     () 門。

(Sao: Hai là môn quy Sự vào Lư).

 

      Chúng ta vẫn tiếp tục giới thiệu Biệt Tướng trong Tam Bảo. Ước theo Ngũ Giáo để nói th́ môn thứ nhất là “lập sự tựu nghĩa môn”. Hôm nay, chúng ta xem đoạn thứ hai là Tam Bảo được nói theo “hội Sự quy Lư môn”.

 

      (Diễn) Phi tam thập nhị tướng chi Phật vi Phật. Bát Nhă kinh vân: “Nhược dĩ sắc kiến ngă, dĩ âm thanh cầu ngă, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai”. Hựu viết: “Nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai”. Hựu viết: “Như Lai giả, tức chư pháp Như nghĩa”. Cố dĩ như Lư vi Phật Bảo.

() 非 三 十 二 相 之 佛 為 佛。般 若 經 云:若 以 色 見 我,以 音 聲 求 我,是 人 行 邪 道,不 能 見 如 來;又 曰:若 見 諸 相 非 相,即 見 如 來;又 曰:如 來 者,即 諸 法 如 義。故 以 如 理 為 佛 寶。

(Diễn: Chẳng phải vị Phật có ba mươi hai tướng là Phật. Kinh Bát Nhă nói: “Nếu dùng Sắc thấy ta, dùng âm thanh cầu ta, người ấy hành tà đạo, chẳng thể thấy Như Lai”. Lại nói: “Nếu thấy các tướng chẳng phải là tướng, tức là thấy Như Lai”. Lại nói: “Như Lai là nghĩa Như của các pháp”. V́ thế, lấy như Lư làm Phật Bảo).

 

      Đoạn trước là nói Tam Bảo theo phương diện sự tướng, c̣n đoạn này hoàn toàn dựa theo Lư để giảng về Tam Bảo. Xét theo Lư, Phật Bảo là tự tánh giác, nên chẳng thể nh́n theo Tướng. Nhất định phải ĺa tướng th́ mới có thể kiến tánh, Tánh mới là Phật Bảo chân chánh. Kinh nói rất rơ ràng, câu nào cũng đều nhằm dạy chúng ta ĺa tướng: “Ly nhất thiết tướng, tức nhất thiết pháp” (ĺa hết thảy các tướng chính là hết thảy các pháp). Từ Sự có thể hiểu rơ Lư được hiển thị bởi Sự, đó là Phật Bảo, ở đây nói là Như Lư. “Như” là Lư Thể của Chân Như bản tánh.

 

      (Diễn) Pháp giả, phi dĩ văn tự vi Pháp. Kinh vân: “Hữu pháp khả thuyết, danh vi báng pháp. Vô pháp khả thuyết, thị vi thuyết pháp”. Sở vị vô thuyết, vô văn, thị danh chân thuyết Bát Nhă. Thử dĩ như Lư danh Pháp Bảo.

() 者,非 法。經 云:有 說,名 法;無 說,是 法;所 聞,是 若。此 寶。

(Diễn: Pháp: Chẳng coi văn tự là Pháp. Kinh dạy: “Có pháp để có thể nói th́ gọi là báng pháp. Không có pháp nào để có thể nói bèn là thuyết pháp”. Đó gọi là không nói, không nghe bèn gọi là thật sự nói Bát Nhă. Đấy là gọi như Lư là Pháp Bảo).

 

      Lư là một. Nói theo Bổn Giác của Chân Như bản tánh, nó (Bổn Giác) là Phật, Phật có nghĩa là Giác. Bổn Giác là vốn sẵn giác ngộ. Pháp có nghĩa là “quỹ tŕ” (軌持), “quỹ” () là quỹ đạo, “tŕ” () là ǵn giữ. Nói theo cách hiện thời, [Pháp] là quy luật. Tự tánh chẳng loạn, vốn sẵn trọn đủ hết thảy các quy luật. V́ thế, vũ trụ, cho đến lớn như thế giới, nhỏ như vi trần, kết cấu của chúng đều có quy luật. Hiện thời, khoa học kỹ thuật phát triển, quan sát từ một vi trần, nó có bao nhiêu điện tử, bao nhiêu hạt nhân đang vận hành trong đó, đều có trật tự, chẳng lộn xộn. Pháp là có trật tự, lớp lang, chẳng lộn xộn, rối ren, lớn như các tinh cầu vận hành trong vũ trụ cũng đều có quy tắc. Tự tánh vốn sẵn có quy tắc, vốn chẳng rối loạn, những quy tắc ấy được gọi là Pháp, đó là Pháp Bảo trong tự tánh. Đức Phật nói hết thảy các pháp, cũng đều phù hợp nguyên lư ấy. Đức Phật nói bất luận nghĩa lư, hoặc sử dụng ngôn ngữ và phương pháp cũng đều có thứ tự, chẳng rối loạn. Trong tựa đề kinh, chúng ta thường dùng chữ Kinh, nó có bốn ư nghĩa là Quán, Nhiếp, Thường, Pháp. Nói theo cách hiện thời, Quán, Nhiếp, Thường, Pháp hết sức phù hợp điều kiện khoa học, nó có tầng lớp, có tŕnh tự, quyết định chẳng rối loạn.

 

      (Diễn) Tăng giả, phi dĩ thế phát vi Tăng. Kinh vân: “Tu Đà Hoàn, danh vi Nhập Lưu, nhi vô sở nhập, năi chí A La Hán, thật vô hữu pháp, danh A La Hán”. Diệc dĩ như Lư vi Tăng Bảo.

() 僧 者,非 以 剃 髮 為 僧。經 云:須 陀 洹,名 為 入 流,而 無 所 入。乃 至 阿 羅 漢,實 無 有 法,名 阿 羅 漢。亦 以 如 理 為 僧 寶。

(Diễn: Tăng: Chẳng phải cạo tóc bèn là Tăng. Kinh nói: “Tu Đà Hoàn gọi là Nhập Lưu, nhưng không có ǵ để nhập. Cho đến A La Hán, thật sự chẳng có pháp nên gọi là A La Hán”. Cũng lấy như Lư làm Tăng Bảo).

 

      Tăng Bảo, nói theo Lư là tự tánh ḥa hợp. Tự tánh vốn ḥa hợp, vốn là thanh tịnh. Tăng có hai ư nghĩa, một là thanh tịnh, hai là ư nghĩa ḥa hợp. Những điều này đều vốn sẵn trọn đủ trong tự tánh. Chúng ta thấy vạn pháp trong vũ trụ, nói như hiện thời là “sinh thái tự nhiên”, sinh thái tự nhiên là ḥa hợp. Hiện thời, sinh thái tự nhiên bị phá hoại, do con người làm, chúng sanh phá hoại nó, nó vốn là ḥa hợp. Từ Lư phát triển thành sự tướng, Sự chẳng trái nghịch Lư, Lư chẳng trở ngại Sự, Lư Sự vô ngại, Sự Sự vô ngại. Chúng ta thường thấy cục bộ, thấy một phần, chẳng thấy toàn thể, nên cảm thấy chỗ nào cũng có trở ngại, có chướng ngại, chẳng viên dung. Nếu có thể thấy mười phương, thấy ba đời, quư vị mới biết không có pháp nào chẳng viên dung, pháp nào cũng đều viên dung. Tam Bảo xét theo Lư th́ đây là Tam Bảo trong Thỉ Giáo. Thỉ Giáo là Đại Thừa Không Tông. Đại Thừa khởi đầu bằng nhập Không Môn.

 

      (Sao) Tam giả Lư Sự dung hiển môn.

      () 三 者 理 事 融 顯 門。

      (Sao: Ba là môn Lư và Sự hiển lộ viên dung).

 

      Cách quan sát này thâm nhập hơn cách trước, càng sâu, càng gần với chân tướng sự thật.

 

      (Diễn) Tuy vân sắc tướng bất thị Phật, âm thanh diệc phục nhiên.

() 佛,音 然。

(Diễn: Tuy nói “sắc tướng chẳng phải là Phật”, âm thanh cũng giống như thế).

 

      Sắc tướng và âm thanh là lục căn, lục trần.

 

      (Diễn) Hựu vân: Diệc bất ly sắc thanh, kiến Phật thần thông lực. Sở vị ư pháp bất thuyết đoạn diệt tướng, danh viết Phật Bảo.

     () 云:亦 聲,見 力。所 相,名 寶。

(Diễn: Lại nói: “Cũng chẳng ĺa sắc, thanh, mà thấy sức thần thông của Phật”. Đó gọi là đối với pháp, chẳng nói đến tướng đoạn diệt, nên gọi là Phật Bảo).

 

      Trong cách quan sát này, Lư và Sự đều có, v́ Lư chẳng thể rời khỏi Sự để tồn tại độc lập, Sự cũng chẳng thể rời khỏi Lư để tồn tại đơn độc. Lư và Sự là một chuyện, trọn chẳng phải là hai chuyện. Hiện thời, chúng ta thường tăng thêm sự khó khăn trong học tập, v́ đă tách rời Lư và Sự, [cứ ngỡ] Lư chẳng phải là Sự, Sự chẳng phải là Lư, phiền phức to lớn! Chẳng biết Lư và Sự là một, không hai. Sự là Sự của Lư, là tướng của Lư. Lư có h́nh trạng, h́nh trạng ấy chính là tướng của Lư. Sự tướng đă là tướng của Lư, Lư là Lư của Sự. Không có sự tướng, chúng ta chẳng thấy Lư. Không có Lư, tuyệt đối sẽ chẳng thể có sự tướng tồn tại. V́ thế, chúng là cùng một chuyện, là hai mặt trong và ngoài mà thôi. Do vậy, cũng chẳng thể tách rời sắc tướng để thấy chân tánh. Chân Như bản tánh ở chỗ nào? Chân Như bản tánh là sắc tướng. Điều đáng tiếc là chúng ta đă tách rời Lư và Sự, nên chẳng thấy Lư nơi tướng. Nếu ngày nào đó, từ tướng mà thấy Lư, sẽ là “đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh” như trong Phật môn đă nói. “Kiến tánh” là thấy được Tánh từ nơi Tướng. Cổ nhân có tỷ dụ: Thấy vàng từ đồ vật, vàng ở chỗ nào? Vàng là đồ vật, đồ vật là vàng. Nếu nhất định nói: “Ta chẳng cần đồ vật, ta muốn vàng”, đến đâu cũng chẳng t́m thấy vàng! Cần vàng, chẳng cần đồ vật cũng không được, mà cần đồ vật chẳng cần vàng cũng không được luôn! Hai hạng người trên đây, hạng thứ nhất thiên trọng Sự, hạng thứ hai thiên trọng Lư, đều chưa thể viên dung. Đến đây mới bắt đầu viên dung, hiểu Lư và Sự là một, không hai. “Ư pháp bất thuyết đoạn diệt tướng” (đối với pháp, chẳng nói tướng đoạn diệt), xác thật là nó chỉ có biến hóa, chẳng bị đoạn diệt.

 

      (Diễn) Tuy viết, văn tự tánh Không, danh tự diệc ly, hựu bất ly văn tự, thuyết giải thoát tướng. Dĩ văn tự tánh Không, tức Thật Tướng cố, danh vi Pháp Bảo.

() 雖 曰,文 字 性 空,名 字 亦 離,又 不 離 文 字,說 解 脫 相。以 文 字 性 空,即 實 相 故,名 為 法 寶。

(Diễn: Tuy nói “tánh của văn tự là Không, cũng ĺa danh tự”, lại chẳng ĺa văn tự, nói tướng giải thoát. Do tánh của văn tự là Không, tức là Thật Tướng, nên gọi là Pháp Bảo).

 

      “Danh tự” bao gồm ngôn ngữ, văn tự. Nói thật ra, ngôn ngữ, văn tự là phù hiệu. Nhất là văn tự tuy là phù hiệu, nhưng tánh của nó vẫn là Chân Như bản tánh. Bất cứ pháp nào cũng đều có thể tánh, tức là Chân Như bản tánh, nên hết thảy vạn pháp có cùng một tánh thể. Lục Tổ đại sư nói tánh thể ấy “vốn chẳng có một vật, chỗ nào nhuốm bụi bặm”. Tuy chẳng có một vật, nó có thể biến hiện hết thảy vật tướng (h́nh tướng của muôn vật). Tuy là “chẳng có một vật”, chẳng thể nói nó là không có. Nói là nó không có, nó sẽ chẳng thể biến hiện. Nó có thể biến, tuy là có thể biến, cũng chẳng thể nói là Có. Nếu nói là Có, những thứ nó biến ra đều chẳng tồn tại vĩnh hằng! V́ lẽ đó, chúng ta nói là Diệu Hữu, [nghĩa là] giả có, nhưng chẳng phải là thật sự có. Chân là Không, Giả là Có. Chúng ta nói Diệu Hữu th́ Diệu Hữu là giả hữu. Chân Không và Diệu Hữu là một, không hai. Tuy nó biến hiện hết thảy sâm la vạn tượng, nhưng bản thể của các tướng được hiện ấy là Không. Nếu chư vị đọc kỹ kinh Lăng Nghiêm, có thể lănh hội đôi chút nghĩa thú, tất cả hết thảy vạn vật tuyệt đối chẳng phải là chân thật. V́ sao? V́ chúng vô ngại. Kinh Lăng Nghiêm hiển thị ư vị “Sự Sự vô ngại” được nói trong kinh Hoa Nghiêm, Không và Có là một, chẳng hai. Nếu là hai, chắc chắn có chướng ngại. V́ chúng là một, nên chẳng có chướng ngại.

      Nay chúng ta thấy tất cả hết thảy vật tướng đều chướng ngại, đích xác là do cảm nhận sai lầm, trong Phật môn gọi điều này là “mê chứ chẳng giác”, các khoa học gia hiện thời gọi [chuyện này] là “cảm nhận sai lầm”. Nhiều đại khoa học gia Tây phương cũng chứng minh chúng ta đă có cách nh́n sai lầm đối với nhiều sự vật. Kinh Lăng Nghiêm nói, cái mà chúng ta gọi là “vật thể”, giả sử là có thật, th́ hiện thời, ở nơi đây, nó nhất định phải chiếm hữu một khoảng không gian. Chúng ta bỏ nó đi th́ không gian ở nơi này đáng lẽ phải bị thiếu một khoảng, v́ nó vừa mới chiếm hữu [khoảng không gian đó], nay ta bỏ vật thể ấy đi, quư vị có thấy không gian bị thiếu một khoảng hay không? Hay là thấy một khoảng không gian khác dồn tới nơi đây? Chẳng có! Nếu hiện tượng ấy chẳng tồn tại, chứng tỏ Không và Có là một, không hai. Nếu nó xác thực là Có, sau khi bỏ ra, hư không phải nên thiếu mất một khoảng. Chúng ta bỏ một thứ ǵ có thể tích vào nước, khi lấy ra, nó bị thiếu một khoảng, nước chung quanh sẽ ùa vào lấp đầy chỗ đó. Chúng ta dời vật thể trên không trung th́ có thấy không gian bị lấp đầy hay không? Có thấy bên này không gian bị ép dồn qua, bên kia bị lấp đầy hay không? Chẳng có hiện tượng ấy. Từ chỗ này chứng tỏ “Không chẳng khác Sắc, Sắc chẳng khác Không. Không chính là Sắc, Sắc chính là Không” như Tâm Kinh đă nói chính là sự thật ngàn vạn phần xác đáng. Kinh Hoa Nghiêm nói “Lư Sự vô ngại, Sự Sự vô ngại”, xác thực là như thế. Nếu có thể thấu hiểu đạo lư này đôi chút, sau này, nói đến thần thông diệu dụng sẽ chẳng cảm thấy kỳ quái, [bởi lẽ], nói theo Lư sẽ thông suốt.

 

      (Diễn) Tuy vân Dự Lưu phi Dự Lưu, La Hán phi La Hán, hựu bất hoại tăng tướng. Thiện lai tỳ-kheo, tu phát tự lạc, tức thành sa-môn, danh vi Tăng Bảo. Sự bất ngại Lư, Lư bất ngại Sự, Sự Lư vô ngại, năi Chung Giáo chi Tam Bảo dă.

() 流,羅 漢,又 相。善 丘,鬚 落,即 門,名 寶。事 理,理 事,事 礙,乃 也。

(Diễn: Tuy nói Dự Lưu chẳng phải là Dự Lưu, La Hán chẳng phải là La Hán, lại chẳng hoại Tăng tướng. “Khéo đến tỳ-kheo”, râu tóc tự rụng, liền thành sa-môn th́ gọi là Tăng Bảo. Sự chẳng ngại Lư, Lư chẳng ngại Sự, Lư Sự vô ngại, đó chính là Tam Bảo trong Chung Giáo).

 

      Đây là giai đoạn cuối cùng trong Đại Thừa, minh tâm kiến tánh. Không giống như Đại Thừa Thỉ Giáo trong phần trên, [Chung Giáo] đă đạt đến viên dung Trung Đạo tối hậu. V́ thế, Tam Bảo sẽ được giải thích khác hẳn, Lư Sự vô ngại. Bất luận là xét theo Sự hay Lư, Lư đă trọn đủ giác, chánh, tịnh, Sự do Lư biến hiện, sự tướng là Lư thể. Trên mặt sự tướng, trong mỗi pháp, chẳng có một pháp nào chẳng trọn đủ giác, chánh, tịnh, pháp nào cũng trọn đủ. Lục Tổ nói: “Nào ngờ tự tánh vốn trọn đủ”, chẳng có khiếm khuyết mảy may! Tự tánh đă là trọn đủ, nơi hữu t́nh chúng sanh [tự tánh] được gọi là Phật Tánh, nơi vô t́nh chúng sanh được gọi là Pháp Tánh. Phật Tánh và Pháp Tánh là một tánh, chẳng phải là hai tánh. Phật Tánh trọn đủ giác, chánh, tịnh Tam Bảo, lẽ đâu Pháp Tánh chẳng trọn đủ? Như vậy th́ Lư và Sự mới có thể viên dung, Lư và Sự mới có thể vô ngại. Nếu trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể thời thời khắc khắc thấu hiểu chỗ này, phiền năo, vọng tưởng nhất định sẽ bị giảm thiểu. Tâm thanh tịnh, giác tâm tất nhiên sẽ tăng trưởng. Giác tâm tăng trưởng, chúng ta thường nói là “khai ngộ”, thường có ngộ xứ, trong cuộc sống mới có thể thật sự đạt đến sự vui sướng chân thật, ĺa khổ được vui. Tất cả hết thảy nỗi khổ đều sanh từ mê hoặc, khổ chẳng phải là thật, lạc là thật. Lạc ở đây chẳng phải là lạc trong khổ lạc, lạc trong khổ lạc là từ khổ mà hiển thị lạc, chẳng phải là lạc chân chánh, vẫn là mê! Sau khi đă ngộ, bèn có chân lạc! Đoạn thứ tư là Đốn Giáo Tam Bảo:

 

      (Sao) Tứ giả tuyệt tướng Lư thật môn.

      (Diễn) Nhất niệm bất sanh, tức danh Phật Bảo.

      () 四 者 絕 相 理 實 門。

() 一 念 不 生,即 名 佛 寶。

      (Sao: Bốn là môn tuyệt tướng Lư thật.

      Diễn: Một niệm chẳng sanh bèn gọi là Phật Bảo).

 

      Hoàn toàn nói theo chân tánh Lư Thể. V́ sao “một niệm chẳng sanh” được gọi là Phật Bảo? V́ một niệm chẳng sanh, Chánh Giác hiện tiền. Chư vị phải hiểu: Niệm là mê. Một niệm chẳng sanh là thuần giác, không mê. Hiện thời, điều khó nhất đối với chúng ta là chẳng thể ngừng vọng niệm được. Dẫu chẳng có vọng niệm th́ thật ra vẫn là có một vọng niệm, vọng niệm ǵ vậy? Chính là vọng niệm “hết thảy vọng niệm đều không có”, vọng niệm ấy là vô minh, nên vẫn là bất giác. Giác tâm bất động! Phải huấn luyện điều này; trong Phật môn, công phu huấn luyện thường được nhắc đến nhất chính là Thiền Định. Thiền Định chẳng phải là trong tâm thứ ǵ cũng đều không có, chẳng phải vậy! Thiền Định là hiểu rơ ràng, nhưng như như bất động. Thiền Định chẳng phải là nhắm mắt tham thiền, mà là mở mắt tham thiền, nh́n thẳng xuống, [tầm nh́n ngang] trái tai để tham, lục căn thấy cảnh giới lục trần bên ngoài rành mạch. Thiền (Dhyana, Jhana) dịch sang tiếng Hán là Tĩnh Lự, Lự () có nghĩa là hiểu rơ, thấy rơ ràng, nghe rơ ràng, lục căn tiếp xúc lục trần, thứ ǵ cũng đều rơ ràng, nhưng như như bất động. Ở trong cảnh giới, người ấy chẳng khởi tâm, không động niệm, chẳng phân biệt, không chấp trước, đó là Định; gộp lại gọi là Thiền Định. Kinh Kim Cang nói: “Bất thủ ư tướng, như như bất động” (chẳng giữ lấy tướng, như như chẳng động). “Chẳng giữ lấy tướng” là Thiền, “như như bất động” là Định, nhất niệm bất sanh là cảnh giới này. Thật sự đạt đến một niệm chẳng sanh, không chỉ là hết thảy các pháp trước mắt quư vị thảy đều hiểu rơ, mà tận hư không khắp pháp giới, mười phương, ba đời, không có ǵ chẳng hiểu rơ ràng. V́ sao? Lục căn chẳng có chướng ngại, mắt có thể thấy tận hư không khắp pháp giới, không ǵ chẳng thấy, c̣n có thể thấy quá khứ, thấy vị lai, thảy đều trông thấy, thời gian và không gian bị phá tan. Hiện thời, thời gian và không gian là chướng ngại rất lớn, chúng ta chẳng thấy quá khứ, chẳng thấy vị lai. Thời gian và không gian đều bị phá tan, hoàn toàn chẳng có chướng ngại. Đối với năng lực nghe của Nhĩ Căn, Chân Như bản tánh lớn cỡ nào, năng lực của Nhĩ Căn to chừng ấy. Năng lực ấy chẳng phải do tu được, mà vốn sẵn là như vậy. Tự tánh của chúng ta trọn hết hư không khắp pháp giới.

      Kinh Lăng Nghiêm nói: Hư không ở trong chân tâm của chúng ta giống như một áng mây trong vũ trụ. Sánh ví vũ trụ với Chân Như bản tánh, áng mây ví như hư không. Chúng ta nói vạn hữu trong vũ trụ giống như một áng mây, vũ trụ vốn được bao gồm trong tâm chúng ta, có thể thấy tâm lượng to cỡ nào! Kiến văn giác tri (thấy, nghe, hay, biết) là tác dụng của tâm tánh, tác dụng ấy vốn to như thế đó. Do điều này có thể biết, nay năng lực ấy bị mất đi, tức là mê hoặc, điên đảo. Trong kinh Hoa Nghiêm, đức Phật đă nói: “Chỉ v́ vọng tưởng, chấp trước, mà chẳng thể chứng đắc”. Do điều này có thể biết, đức Phật dạy chúng ta tu học những ǵ? Đoạn vọng tưởng, trừ chấp trước mà thôi. Ĺa khỏi hết thảy vọng tưởng, chấp trước, quư vị được gọi là Như Như Phật. Như Như Phật tức là “quư vị vốn là Phật”. Hiện thời, sở dĩ quư vị chẳng phải là Phật, là v́ có vọng tưởng, chấp trước. Cùng một đạo lư, nay chúng ta thứ ǵ cũng đều bị chướng ngại, chướng ngại do đâu mà có? Vọng tưởng, chấp trước. Ĺa khỏi hết thảy vọng tưởng, chấp trước, há có chướng ngại? Há chẳng phải là “Lư Sự vô ngại, Sự Sự vô ngại” như Hoa Nghiêm đă nói? Theo kinh Hoa Nghiêm, phương pháp tu hành của Pháp Thân đại sĩ thường được gọi là “lịch sự luyện tâm” (trải qua sự việc để rèn luyện cái tâm), Sự là ǵ? Cuộc sống! Năm mươi ba lần tham học chính là nói đến cuộc sống, tức là luyện ngay trong cuộc sống hằng ngày, luyện không chấp tướng, luyện chẳng động tâm. Ngoài không chấp tướng, trong chẳng động tâm. Năm mươi ba lần tham học trong kinh Hoa Nghiêm nhằm luyện những điều ấy. Trong hết thảy cảnh giới, qua các buổi giảng, chúng tôi thường nói “tu điều ǵ?” Tu tâm thanh tịnh, tu tâm b́nh đẳng, tu tâm từ bi. Trong cuộc sống hằng ngày, qua xử sự, đăi người, tiếp vật, học b́nh đẳng từ nơi tột bực bất b́nh đẳng, tu thanh tịnh nơi tột bực bất thanh tịnh, sau đấy, bèn tu tâm từ bi. Tâm từ bi sanh từ nơi đâu? Từ bi sanh từ tâm thanh tịnh, b́nh đẳng, bèn gọi là đại từ đại bi, chẳng khác ǵ tâm của Phật, Bồ Tát. Từ Đại Kinh, chúng ta thấy được chỗ trọng yếu trong việc tu hành của người ta, [điều ấy] đáng để chúng ta ghi nhớ, đáng cho chúng ta làm theo. V́ thế, một niệm bất sanh là Chánh Giác hiện tiền.

 

      (Diễn) Ngũ pháp tam tự tánh giai không, bát thức nhị vô ngă câu khiển. Sở vị vô hữu Niết Bàn Phật, vô hữu Phật Niết Bàn, nhược hữu, nhược vô, nhị tất giai ly, năi Đốn Giáo chi Tam Bảo dă.

      () 空,八 遣。所 佛,無 槃,若 無,二 離,乃 也。

(Diễn: Năm pháp và ba tự tánh đều là Không, tám thức và hai vô ngă[6] đều mất, đó gọi là “chẳng có Phật nơi Niết Bàn, mà cũng chẳng có Niết Bàn [được chứng đắc] bởi Phật”. Dù có hay không, thảy đều ĺa cả hai điều ấy, đó chính là Tam Bảo trong Đốn Giáo vậy).

 

      Mấy câu này nhằm chú giải “nhất niệm bất sanh”. Nhất niệm bất sanh là ǵ? Không chỉ hết thảy vọng tưởng trong thế gian này chẳng có, mà Phật pháp cũng không có. Có Phật pháp th́ vẫn là có một niệm! Mới hiểu hết thảy các pháp do đức Phật đă nói, “năm pháp, ba tự tánh, tám thức, hai vô ngă” là nói đến toàn thể Phật pháp. Phật pháp có thật hay không? Chẳng có thật! Phật pháp vốn là giả hữu, v́ chúng sanh mê nên mới kiến lập. Ngày nào chúng sanh đă giác ngộ, đă giác ngộ th́ chẳng c̣n Phật pháp nữa! Đă giác ngộ mà vẫn c̣n chấp trước có Phật pháp th́ lại mê mất rồi! Do đó, pháp cũng chớ nên chấp trước. Kinh Kim Cang nói rất hay: “Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp” (pháp c̣n nên bỏ, huống ǵ phi pháp). “Pháp” là Phật pháp, Phật pháp cũng chớ nên chấp trước.

      Hiện thời, có những kẻ học Phật rất khó khăn, v́ sao? Họ có tập khí chấp trước quá nặng. Pháp thế gian chẳng tốt, bảo người ấy đừng chấp trước pháp thế gian. Bỏ pháp thế gian, người ấy lại chấp trước Phật pháp. Chẳng tham pháp thế gian, lại tham ái Phật pháp. Quư vị nghĩ xem, tâm tham vẫn tăng trưởng như cũ! Bất quá là thay đổi đề mục mà thôi! Thay đổi đề mục có thể giải quyết vấn đề hay không? Chẳng thể giải quyết vấn đề! Tâm tham đọa trong ngạ quỷ đạo, tham ái Phật pháp vẫn đọa trong ngạ quỷ đạo. V́ tâm tham mà đọa ngạ quỷ, trọn chẳng phải là nói quư vị tham ǵ! Trong ngạ quỷ đạo, có đại phước đức quỷ, là do tham Phật pháp mà bị như vậy. Trong loài quỷ, có quỷ có phước báo to, cũng có quỷ có phước báo nhỏ, tùy thuộc kẻ ấy tham điều ǵ? Kẻ ấy tham hết thảy các ác pháp, bèn bị ác báo trong quỷ đạo. Tham Phật pháp, bèn đắc thiện báo trong quỷ đạo. Tuy đắc thiện báo, vẫn chẳng ĺa khỏi thân quỷ, vẫn là quỷ, chư vị nhất định phải hiểu rơ điều này! Chớ nên tham ái Phật pháp. Chúng ta phải sử dụng Phật pháp v́ chúng ta đang thuộc vào địa vị mê hoặc, vẫn chưa khai ngộ, nhưng biết đấy là công cụ giúp cho chúng ta vượt qua biển khổ đạt tới bờ kia mà thôi. Công cụ th́ cần phải dùng, chớ nên chấp trước, chớ nên tham luyến, điều này rất khẩn yếu. Đoạn cuối cùng nói về Viên Giáo:

 

      (Sao) Ngũ giả, dung thông bất ngại môn.

      () 門。

      (Sao: Thứ năm là môn dung thông vô ngại).

 

      Đây là thật sự đắc đại tự tại, đắc đại tự tại chân thật.

 

      (Diễn) Dĩ tiền tứ chủng, tiền thiển hậu thâm, tiền bất nhiếp hậu, hậu bất nhiếp tiền.

      () 種,前 深,前 後,後 前。

(Diễn: Do trong bốn loại trước, loại trước cạn, loại sau sâu, nhưng loại trước chẳng nhiếp loại sau, loại sau chẳng nhiếp loại trước).

 

      Trong bốn loại trước, loại thứ nhất nông cạn, loại thứ hai khá sâu, loại thứ ba càng sâu hơn, nên “tiền bất nhiếp hậu, hậu bất nhiếp tiền”, có ư nghĩa sâu hay cạn khác biệt, nhưng môn nào cũng đều chẳng viên dung, chẳng nhiếp lẫn nhau. Viên Giáo chẳng phải vậy. Viên Giáo th́ thứ lớp cạn sâu có thể dung hợp cùng một chỗ, v́ sao? V́ những người [có căn cơ tương ứng] với các loại trước hăy c̣n có chấp trước. Loại người thuộc môn thứ nhất chấp trước sự tướng. Loại người thuộc môn thứ hai chấp trước có Lư. Loại người thuộc môn thứ ba chấp trước có Lư, có Sự. Lư và Sự chẳng thể viên dung, chẳng thể vận dụng hết sức tự tại. Đốn Giáo là đốn ngộ, vẫn là thiên chấp nơi Không, thiên chấp Lư tánh, vẫn chưa thể viên dung nơi Sự, nên chẳng thể vô ngại. Đến Viên Giáo th́ mới là tự tại vô ngại.

 

      (Diễn) Kim tắc cử tiền kiêm hậu, cử hậu kiêm tiền.

      () 後,舉 前。

      (Diễn: Nay nêu lên địa vị trước bèn kiêm địa vị sau, nêu lên địa vị sau bèn kiêm địa vị trước).

 

      Đây là nghĩa thú dung thông, giáo nghĩa Hoa Nghiêm là như vậy. Chứng đắc quả vị Sơ Trụ trong Viên Giáo, trong pháp Đại Thừa gọi là Kiến Đạo Vị, mới thấy Chân Như bản tánh. Vị ấy có năng lực hiện thân tướng Phật để độ hàng đại Bồ Tát. Trong kinh Lăng Nghiêm, Quán Thế Âm Bồ Tát thị hiện làm Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát. Kinh văn chép: “Ưng dĩ Phật thân nhi thuyết pháp giả, tựu hiện Phật thân nhi độ thoát chi” (nên dùng thân Phật để thuyết pháp bèn hiện thân Phật để độ thoát). Nếu chẳng viên, làm sao có thể độ được? Hiện thân Phật có thể độ Đẳng Giác Bồ Tát, v́ sao Sơ Trụ Bồ Tát có thể độ Đẳng Giác Bồ Tát? Địa vị thua kém rất xa, nhưng Ngài chứng đắc địa vị trước bèn lập tức kiêm những địa vị sau đó. Chứng đắc Đẳng Giác th́ Đẳng Giác vẫn tu pháp môn do Sơ Trụ Bồ Tát tu, trước sau viên dung tự tại vô ngại! “Cử tiền kiêm hậu” (nêu địa vị trước bèn kiêm địa vị sau), nêu lên Sơ Trụ bèn kiêm [địa vị] Đẳng Giác ở đằng sau. “Cử hậu kiêm tiền”, [ư nói] nêu lên Đẳng Giác bèn kiêm Viên Giáo Sơ Trụ. Không giống như trong những môn trước, địa vị nào là địa vị nấy, chẳng thể kiêm trước hay sau được. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Một chính là nhiều, nhiều chính là một, một và nhiều vô ngại”. V́ thế, “một chứng, hết thảy chứng; hết thảy chứng là một chứng”, địa vị nào cũng đều là như thế.

      Do vậy, xét theo toàn thể những điều được nói trong kinh Hoa Nghiêm, tuy trong đại kinh đă phân chia rất rành mạch, có Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, nhưng địa vị nào cũng đều là trước sau dung nạp lẫn nhau. Mỗi địa vị tuy nhấn mạnh tu một pháp môn chủ yếu, nhưng trong pháp môn ấy đă nhiếp trọn vẹn hết thảy các pháp môn. Ví như Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát, phàm là địa vị Sơ Trụ, địa vị Sơ Hạnh, địa vị Sơ Hồi Hướng, hay địa vị Sơ Địa, thảy đều tu Bố Thí, bốn địa vị ấy tương ứng với Thí Ba La Mật. Địa vị thứ hai tu Tŕ Giới, địa vị thứ ba tu Nhẫn Nhục, thảy đều là như vậy. Nhưng địa vị nào cũng là trước sau dung nhiếp lẫn nhau, trong Bố Thí có Tŕ Giới, có Nhẫn Nhục, cho đến Nguyện, Lực, Trí [Ba La Mật] thảy đều có. Đích xác là “một chính là hết thảy, hết thảy chính là một”. Địa vị nào cũng đều là như thế, từ kinh Hoa Nghiêm, chúng ta thấy được cảnh giới này.

 

      (Diễn) Niêm nhất hành thảo tức trượng lục kim thân.

      () 身。

(Diễn: Nhón lấy một nhánh cỏ chính là thân vàng trượng sáu).

 

      Một nhánh cỏ chẳng khác thân vàng trượng sáu, đó là cách nh́n của Phật trong Viên Giáo. Kinh Hoa Nghiêm nói: “T́nh và vô t́nh, cùng viên măn Chủng Trí”. Một nhánh cỏ là vô t́nh, thân vàng trượng sáu là hữu t́nh, đều cùng viên măn Chủng Trí, có ǵ phân biệt? “Lễ kính chư Phật” trong mười đại nguyện vương được thể hiện ở chỗ này. Dùng tâm chân thành cung kính đối với Phật th́ đối với một nhánh cỏ cũng là như thế. Sự lễ kính ấy, kẻ b́nh phàm chẳng thể học được! Sự lễ kính của Ngài là hết thảy cung kính, quyết định chẳng có phân biệt, v́ t́nh và vô t́nh cùng viên măn Chủng Trí. Kinh Hoa Nghiêm đă hiển thị: Người tu hành chỉ có một ḿnh ta là học tṛ. Trừ ta ra, thảy đều là chư Phật. Hữu t́nh là chư Phật, mà vô t́nh vẫn là chư Phật. Phải dùng tâm thái ấy để tu lễ kính, để tu xưng tán, để tu cúng dường, cho đến hồi hướng trọn khắp. Tâm hạnh của mười đại nguyện Phổ Hiền là vô lượng vô biên, tuyệt đối chẳng phải là phàm phu có thể làm được! Ở đây, chúng ta lại thấy thuần túy là cảnh giới Hoa Nghiêm.

 

      (Diễn) Phẫu nhất vi trần xuất đại thiên kinh quyển.

      () 卷。

      (Diễn: Chẻ một vi trần để lấy ra kinh quyển to bằng đại thiên thế giới).

 

      Đây là Pháp Bảo, phần trước là Phật Bảo. Pháp Bảo cũng là chẳng có ngằn mé. Vi trần vô cùng bé, “đại thiên kinh quyển” là kinh Hoa Nghiêm. V́ trong long cung, Long Thọ Bồ Tát thấy kinh Hoa Nghiêm có phân lượng to cỡ nào? Mười tam thiên đại thiên thế giới vi trần kệ, một tứ thiên hạ vi trần phẩm. Nói thật ra, bộ kinh ấy chính là kinh điển hoàn chỉnh do đức Phật đă nói, nay ta gọi là Đại Tạng Kinh, trong Phật pháp có danh xưng là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, đó chính là tổng đề mục, hoặc tổng danh xưng của toàn thể các kinh. V́ thế, nói hết thảy các kinh đều là quyến thuộc của Hoa Nghiêm, đều là một phần nào đó của Hoa Nghiêm, c̣n toàn thể là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh. Toàn thể Đại Tạng Kinh như chúng ta thấy trong hiện thời c̣n thua kém quá xa, chẳng thể sánh bằng! Kinh Tạng ở trong một vi trần, tức là vô lượng vô biên kinh tạng do mười phương Như Lai đă nói ở trong một vi trần.

 

      (Diễn) Phổ Hiền thân tướng nhược hư không.

      () 空。

      (Diễn: Thân tướng của Phổ Hiền dường như hư không).

 

      Đây là Tăng Bảo. Phật Bảo, Pháp Bảo, và Tăng Bảo đều là tận hư không khắp pháp giới, Tam Bảo đều xứng tánh, Lư Sự vô ngại, Sự Sự vô ngại, Lư Sự bất nhị, Tánh Tướng bất nhị. Đó là Tam Bảo nói theo Viên Giáo.

 

      (Diễn) Y chân nhi trụ phi quốc độ, nhất tức thị đa, đa tức thị nhất, đầu đầu thiệp nhập, sát sát viên thông, năi Viên Giáo chi Tam Bảo dă.

() 土,一 多,多 一,頭 入, 通,乃 也。

(Diễn: Nương vào Chân mà trụ nơi chẳng phải là cơi nước, một chính là nhiều, nhiều chính là một, pháp nào cũng tiến nhập, cơi nước nào cũng viên thông, đấy chính là Tam Bảo trong Viên Giáo vậy).

 

      Nhà Phật thường nói: “Người căn cơ Viên Giáo thuyết pháp, chẳng pháp nào không viên”. Phật pháp quyết định là b́nh đẳng, v́ sao b́nh đẳng? Lư b́nh đẳng, tánh b́nh đẳng, b́nh đẳng được kiến lập ngay trên cơ sở này. Thật sự b́nh đẳng, v́ sao? Vốn chẳng có một vật, hễ có một vật sẽ không b́nh đẳng. V́ nó chẳng có một vật, nên b́nh đẳng. Thật sự chứng đắc b́nh đẳng, nên mới gọi là “thành Phật”. Nói cách khác, chia thành các cấp bậc Phật, Bồ Tát, La Hán v.v… là xét theo mức độ tinh thuần về thanh tịnh và sai biệt trong sự b́nh đẳng nơi cái tâm những vị ấy. Tiếp cận cái tâm thanh tịnh, tâm b́nh đẳng của Phật th́ là La Hán. Đă tiếp cận, nhưng chưa thật sự b́nh đẳng, đă mấp mé b́nh đẳng, bèn là La Hán, Bích Chi Phật. Thật sự chứng đắc thanh tịnh, b́nh đẳng, nhưng chưa đạt tới viên măn th́ là Bồ Tát. Thanh tịnh b́nh đẳng đă đạt đến viên măn rốt ráo th́ gọi là “thành Phật”. Thành Phật th́ có Phật để có thể thành hay không? Không có! V́ sao? Thiền Tông nói: Khôi phục bản lai diện mục của quư vị mà thôi! Quư vị vốn sẵn là Phật, c̣n thành vị Phật nào nữa? Vốn chẳng phải là Phật th́ mới có thể thành Phật. Do vậy, phải hiểu chân tướng sự thật này, v́ sao? Sau khi đă hiểu, mới biết trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta tu bất luận pháp môn nào, bất luận sử dụng công phu như thế nào, công phu sẽ đắc lực, có thể tu pháp môn ấy chánh xác, chẳng bị lệch lạc, quyết định là tu tâm thanh tịnh, tâm b́nh đẳng, tâm từ bi.

      Vấn đề quan trọng nhất trong tu học là quan niệm. Có thể thường đọc tụng kinh điển Đại Thừa viên đốn, rất hữu ích đối với chúng ta. Nhà Phật thường nói năm loại căn tánh: Tiểu, Thỉ, Chung, Đốn, Viên. Đương nhiên, người căn tánh Viên Giáo là đáng quư nhất, do đâu mà có người có căn tánh viên đốn? Đương nhiên cũng do kinh điển Viên Giáo huân tập mà có. Không hiểu những nguyên lư ấy, quư vị sẽ tính toán, so đo chi ly nơi hết thảy mọi sự, rất khổ! Quư vị hiểu nguyên lư ấy, sẽ dần dần chẳng c̣n so đo. Tâm khai ư giải, thật sự hữu ích to lớn cho sự tu học của quư vị, dễ dàng trừ bỏ phân biệt, chấp trước. Hiểu đạo lư này, biết chẳng phân biệt, chẳng so đo là hợp lư. Có người nghĩ “ta bị thua thiệt, bị kẻ khác chiếm tiện nghi, ta chẳng cam ḷng”, v́ sao phải như vậy? Do kẻ ấy chẳng hiểu những thứ chấp trước là không hợp lư. Quư vị có thể bỏ sạch hết thảy các vọng tưởng, chấp trước, đó là thật sự hợp lư, tâm thanh tịnh là hợp lư. Lư là tâm thanh tịnh, Lư là tâm b́nh đẳng. Hễ chẳng thanh tịnh, chẳng b́nh đẳng, sẽ chẳng hợp lư. Đó là lư viên thật nhất, lư chân thật nhất, cũng là hoàn toàn dùng tiêu chuẩn tự tánh để nói.

 

      (Sao) Tuy tiền thiển hậu thâm.

     () 深。

      (Sao: Tuy là trước cạn, sau sâu).

 

      Giáo nghĩa của ngũ giáo, tức Tiểu, Thỉ, Chung, Đốn, Viên, những giáo trước là cạn, giáo sau là sâu.

 

      (Sao) Nhi đồng quy nhất nguyên.

     () 原。

      (Sao: Nhưng cùng quy về một nguồn).

 

      Một nguồn là tự tánh. Thứ tự cạn hay sâu cũng tương ứng với tự tánh mê, tương ứng với sự chấp trước cạn hay sâu trong tự tánh mà phân định, mà có sai biệt.

 

      (Sao) Quát kỳ đại ư, tắc tánh thể linh giác, chiếu liễu chư pháp, danh vi Phật Bảo. Hằng sa Tánh Đức, giai khả quỹ tŕ, danh vi Pháp Bảo. Tánh Tướng bất nhị, minh hợp vô vi, danh vi Tăng Bảo, tức xuất thế gian tối thượng Tam Bảo dă.

      () 意,則 覺,照 法,名 寶。恆 德,皆 持,名 寶。性 二,冥 違,名 寶。即 也。

(Sao: Nói đại lược bao quát th́ tánh thể linh giác, chiếu các pháp, được gọi là Phật Bảo. Hằng sa Tánh Đức, đều có thể giữ đúng nguyên lư, gọi là Pháp Bảo. Tánh Tướng bất nhị, ngầm hợp vô vi, gọi là Tăng Bảo. Đó chính là xuất thế gian tối thượng Tam Bảo).

 

      Đoạn này gộp chung ngũ giáo trong các đoạn trước để nói, thảy đều quy kết tự tánh, ở đây giảng là Tự Tánh Tam Bảo. Chúng ta thường nói “quy y Tam Bảo”, nhất định phải lấy Tự Tánh Tam Bảo làm chỗ quy y chân chánh. Ở đây, Tự Tánh Tam Bảo được giảng rất đầy đủ, rất thấu triệt. “Tánh thể linh giác, chiếu liễu chư pháp”, hai câu này nói về Phật Bảo. Tiếp đó, có chú giải.

 

      (Diễn) Phật giả giác dă. Chân tánh chi Thể linh linh bất muội, liễu liễu thường tri, phổ chiếu chư pháp, nhi vô Năng, Sở, tự tánh Phật dă.

() 也。真 昧,了 知,普 法,而 所,自 也。

(Diễn: Phật là giác. Thể của chân tánh linh thông, chẳng mê muội, thường biết rơ rành rành, chiếu khắp các pháp, nhưng chẳng có Năng và Sở. Đó là tự tánh Phật).

 

      Cái có thể biết (năng tri) và cái được biết (sở tri) là một. Cái có thể chiếu (năng chiếu) và cái được chiếu (sở chiếu) cũng là một. Chuyện này rất khó hiểu, v́ trong quan niệm thông thường: Cái có thể biết là tâm, cái được biết là vật, tâm có biết, c̣n vật vô tri. Chúng ta đối lập hữu tri và vô tri, năng tri và sở tri là đối lập, vĩnh viễn chẳng thể hợp thành một. Đó là chướng ngại, là mê. Từ đầu đến cuối có Năng, Sở. Có Năng và Sở là có đối lập, chẳng thể viên! Cảnh giới không có Năng và Sở chẳng thể nghĩ bàn! Chư vị nghĩ xem: Không có Năng và Sở, tận hư không khắp giới và chính ḿnh biến thành một, chính ḿnh và chính ḿnh sẽ chẳng có Năng, Sở, chính ḿnh và người khác th́ c̣n có Năng, Sở. Chẳng biết tận hư không khắp pháp giới là chính ḿnh! Chúng ta là kẻ mê rất khó lănh hội điều này, từ vô lượng kiếp tới nay mê trong cảnh giới này, làm sao biết chân tướng sự thật này?

      Chúng tôi thường dùng mộng làm tỷ dụ, toàn thể cảnh mộng có phải do một ḿnh ta biến ra hay không? Trong mộng có chính ḿnh, mà cũng có người khác, cũng có hư không, cũng có núi, sông, đại địa, toàn là do một ḿnh ta biến ra. Nếu hoảng nhiên đại ngộ, toàn thể cảnh mộng là chính ḿnh, tri kiến ấy liền viên măn. Đức Phật dạy chân tướng sự thật xác thực là như vậy, đó mới gọi là tự giác chân chánh. V́ vậy, tận hư không khắp pháp giới chẳng có ǵ không biết, không có ǵ chẳng giác ngộ, mới thật sự hiểu rơ câu “t́nh và vô t́nh, cùng viên măn Chủng Trí” trong kinh Hoa Nghiêm. Đó là tánh thể linh giác. Thể là linh minh giác tri, cái được hiện bởi Thể là hết thảy các h́nh tướng muôn vật cũng là linh minh giác tri. Khi tâm địa của chính ḿnh đạt đến “nhất niệm bất sanh”, th́ trong tâm người khác khởi tâm động niệm quư vị liền biết, v́ sao? Quư vị chẳng có chướng ngại. Trong tâm người khác khởi tâm động niệm, v́ sao ta biết? V́ người khác và chính ḿnh là một, không hai, nguyên nhân là như thế đó! Chính ta đă đạt nhất niệm bất sanh th́ người khác khởi tâm động niệm, làm sao ta có thể biết chuyện của người ấy? Tự và tha là một, chẳng hai. Chúng ta khởi tâm động niệm ở đây, phàm phu không biết, tôi khởi ư niệm, quư vị chẳng biết, quư vị khởi ư niệm, tôi không biết, nhưng Phật, Bồ Tát đều biết. V́ sao Phật, Bồ Tát đều biết? Giữa Phật, Bồ Tát đă trừ chướng ngại, chẳng c̣n nữa. Giữa chúng ta có chướng ngại, tôi chẳng phải là quư vị, quư vị chẳng phải là tôi, đó là có chướng ngại. Đă có chướng ngại, nên tôi chẳng biết ư niệm của quư vị, quư vị chẳng biết ư niệm của tôi. Khi chướng ngại bị trừ khử, tận hư không khắp pháp giới không có ǵ chẳng biết; không chỉ là ư niệm của con người, ngay cả con kiến dấy lên một niệm cũng biết, chẳng có chướng ngại; đạo lư ở ngay chỗ này! Hiểu nguyên lư này, mới biết Phật pháp chẳng phải là đàm huyền thuyết diệu, chẳng có chuyện kỳ quái nào, mà xác thực là có lư luận.

      “Hằng sa Tánh Đức”: “Hằng sa” là tỷ dụ rất nhiều, vô lượng vô biên. Đức là ǵ? Đức là tác dụng, tức đức dụng, Chân Như bản tánh khởi tác dụng, “giai khả quỹ tŕ” (đều có thể vâng giữ đúng theo nguyên lư). Chúng ta xem chú giải:

 

      (Diễn) Nhân phiên bỉ hằng sa phiền năo, hiển thử hằng sa Tánh Đức, nhất nhất giai quỹ sanh vật giải, nhậm tŕ tự tánh, tự tánh Pháp dă.

      () 惱,顯 德,一 解,任 性,自 也。

(Diễn: Do lật đổ hằng sa phiền năo ấy, bèn hiển lộ hằng sa Tánh Đức này, mỗi mỗi đều khiến cho các chúng sanh có thể thấu hiểu các nguyên lư, tự nhiên giữ ǵn tự tánh, đó là Tự Tánh Pháp).

 

      Kinh Đại Thừa thường nói “phiền năo tức Bồ Đề”. Bồ Đề là Tánh Đức, phiền năo vẫn là Tánh Đức. Phiền năo nhiều, chớ sợ, vấn đề ở chỗ nào? Hễ chuyển được, [phiền năo] liền biến thành Bồ Đề, Bồ Đề là trí huệ. Có cần phải đoạn phiền năo hay không? Chẳng cần đoạn! Nếu đoạn phiền năo, chẳng phải là không c̣n Bồ Đề ư? Làm sao có thể đoạn phiền năo cho được? Nói thật ra, “đoạn phiền năo” là chuyển biến phiền năo, biến phiền năo thành Bồ Đề, sau đó, chẳng c̣n gọi là phiền năo nữa. Biến như thế nào? Từ mê biến thành giác ngộ, đă giác bèn gọi là Bồ Đề, c̣n mê th́ gọi là phiền năo. Khi mê, phiền năo trùng trùng; lúc giác, trí huệ vô lượng, biến phiền năo thành trí huệ. Có thể thấy là giữa mê và ngộ, Phật pháp dạy chúng ta phá mê khai ngộ. Bất luận quư vị đang ngộ hay mê, cho đến nói chi ly th́ mỗi vọng niệm phát triển, đều có thứ lớp và trật tự nhất định, chẳng bị rối loạn.

      Đức Phật nói một niệm có sanh, trụ, dị, diệt; một niệm hết sức ngắn ngủi, dẫu ngắn, nó vẫn có bốn giai đoạn: Một niệm sanh ra, ngưng trụ (tồn tại), biến hóa (dị), tiêu diệt, có bốn hiện tượng ấy. Đó là “quỹ sanh vật giải”, (軌生物解), “quỹ” là quỹ đạo, nay chúng ta nói là nguyên tắc, nó có phép tắc nhất định, chúng ta có thể lư giải phép tắc ấy, có thể hiểu rất rơ ràng, minh bạch. Ngài không dùng chữ “nhân giải” (人解), mà dùng chữ “vật giải” (物解). Nếu nói là “nhân”, sẽ là nhân đạo trong mười pháp giới. Nói “vật” th́ mười pháp giới đều bao gồm, kể cả Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác, Thiên, Tu La, Nhân, Ngạ Quỷ, Địa Ngục, Súc Sanh, dùng một chữ Vật bèn bao gồm trọn vẹn. “Vật” có phạm vi to hơn Nhân, nay chúng ta nói là “sinh vật”. Hết thảy sinh vật đều có thể lư giải, phạm vi to lắm. “Nhậm tŕ tự tánh” (任持自性), Nhậm () là tự nhiên, [thường nói là] “nhậm vận tự nhiên” (任運自然), [“nhậm tŕ tự tánh” là] tự nhiên giữ được phép tắc ấy. Đó là Pháp, Pháp là có thứ tự, chẳng lộn xộn.

 

      (Diễn) Tánh tướng bất nhị, minh hợp vô vi giả, linh giác chi Thể tức hằng sa Tánh Đức, hằng sa Tánh Đức tức linh giác chi Thể, nhị nhi bất nhị, tự tánh Tăng dă.

      () 性 相 不 二、冥 合 無 違 者,靈 覺 之 體 即 恆 沙 性 德,恆 沙 性 德 即 靈 覺 之 體,二 而 不 二,自 性 僧 也。

(Diễn: “Tánh Tướng bất nhị, ngầm hợp vô vi”: Thể của linh giác chính là hằng sa Tánh Đức, hằng sa Tánh Đức tức là Thể của linh giác, hai mà chẳng hai, chính là tự tánh Tăng vậy).

 

      Câu này là nói quy nạp, tức là Tánh và Tướng bất nhị, hoặc là Lư Sự bất nhị. Linh giác là Lư, Tánh Đức là Sự, là Tướng. Tánh, Tướng, Lư, Sự là một, chẳng hai, làm sao nó có thể xung đột cho được? Quyết định là chẳng có xung đột, nhất định là ḥa hợp. Biết nguyên lư này, chúng ta liền biết vạn sự vạn pháp trong vũ trụ chẳng bất ḥa. Nếu vạn pháp chẳng điều ḥa, quyết định là mê mất tự tánh, nên mới chẳng điều ḥa. Nếu chẳng mê tự tánh, mà giác tự tánh, nhất định là điều ḥa. Căn cứ trên quan niệm này, xác thực là có thể thống hợp vạn pháp, có thể điều chỉnh những ǵ lệch khỏi trật tự, Phật pháp được nói dựa trên nguyên lư căn bản ấy. Giống như thế giới hiện thời bị lạc mất thứ tự, nguyên nhân ở chỗ nào? Trong thế gian tồn tại khá nhiều thứ học thuyết và chủ nghĩa, những học thuyết và chủ nghĩa ấy mâu thuẫn lẫn nhau, chẳng thể điều ḥa, nên mới khiến cho thế giới tranh chấp, đối lập, chiến tranh, thậm chí hủy diệt, đều là do một niệm cảm nhận sai lầm tạo thành. Chủ nghĩa Cộng Sản và chủ nghĩa Tư Bản có thể điều ḥa hay không? Quyết định là có thể, nói theo nguyên lư th́ được, xét theo Phật pháp, chúng có cùng một nguyên lư, lẽ đâu chẳng thể điều ḥa! Chủ nghĩa độc tài và chủ nghĩa dân chủ có thể điều ḥa hay không? Quyết định là có thể điều ḥa, không có lẽ nào chẳng thể điều ḥa, hiểu rơ Lư sẽ dễ thực hiện. Phải làm thế nào th́ sẽ có thể thể đạt đến điều ḥa? Người Trung Quốc nói Trung, nói Ḥa, Phật pháp nói Lục Ḥa Kính, vấn đề cốt lơi to lớn là giáo dục, cũng là dạy dỗ. Nếu mọi người hiểu đạo lư này, tự nhiên sẽ chẳnggiữ chặt quan  niệm như vậy, sẽ chẳng chấp trước như vậy. Đă hiểu rơ Lư, hiểu làm như vậy sẽ có lợi ích to lớn cho chính ḿnh, mà cũng có lợi ích to lớn cho hết thảy chúng sanh, tự lợi, lợi tha. Chấp trước kiên cố là tự ḿnh diệt vong, mà cũng khiến cho kẻ khác đau khổ.

      Trong quá khứ, đă có những ví dụ rất hiển nhiên. Quân phiệt Nhật Bản, những người như Hy Đặc Lặc (Hitler) của Đức, Mặc Tác Lư Ni (Mussolini) [của phát-xít Ư] chấp trước kiên cố, chẳng đầy mấy năm liền bại vong, đem lại lắm nỗi tai nạn cho quốc gia lẫn thế giới. Do nguyên nhân nào? Không hiểu rơ chân lư. Phật pháp nói [họ phạm lỗi] “thiên lậu chấp”, [nghĩa là] thiên kiến, thiển kiến (tầm nh́n nông cạn, hẹp ḥi), cố chấp, căn bệnh ở chỗ này. Do đó, Phật pháp là giáo dục, những ǵ Khổng lăo phu tử đề xướng cũng là giáo dục. Từ xưa tới nay, Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh “kiến quốc, quân dân, giáo học vi tiên” (xây dựng đất nước, cai trị nhân dân, giáo dục làm đầu). Giáo học khiến cho mọi người hiểu rơ Lư, hết thảy mọi chuyện, hết thảy xung đột có thể thương lượng, đều có thể hướng đến Trung, Ḥa, đối xử ḥa thuận. Những hiện tượng [nhiễu nhương] tại Đài Loan trong hiện thời có gốc bệnh ở chỗ nào? Vẫn do giáo dục gây ra. Tiên sinh Phương Đông Mỹ đă nói về các hiện tượng xă hội, từ ba mươi năm trước, cụ đă thấy rơ ràng, cụ nói: “Chánh sách giáo dục của chúng ta sai lầm!” Thuở ấy, chúng tôi nghe lăo nhân gia phân tích: Đài Loan là một đảo quốc, tiểu đảo. Đất đai chúng ta chỉ to ngần ấy, dân cư chỉ có chừng ấy, chớ nên lập nhiều đại học như thế. Theo quan niệm của lăo nhân gia, Đài Loan có hai trường đại học là đủ rồi, v́ đại học nhằm bồi dưỡng người tài năng, mà cũng là bồi dưỡng nhân tài quản lư xă hội. Vị trí trong xă hội chỉ có chừng ấy, mà ta bồi dưỡng người đông như thế, mọi người lẽ nào chẳng tranh chấp! Mở nhiều trường đại học, nhưng các vị trí [quản trị trong xă hội] chỉ có chừng ấy, bồi dưỡng cho cố vào, trong tương lai, mọi người nhất định phải đánh nhau sứt đầu vỡ trán, phải tranh chấp. Lăo nhân gia chủ trương nên phát triển công nghiệp, hàng không, hàng hải, khiến cho ai nấy đi theo con đường khoa học kỹ thuật. Nếu thật sự giống như lư tưởng của cụ, ba mươi năm sau, tức hiện thời, chúng ta sẽ nổi trội trên thế giới, là vương quốc về phi cơ trong ngành hàng không trên toàn thế giới, chế tạo máy bay, tàu thủy, khiến cho mọi người phát huy trí thông minh theo hướng này, chẳng cần tranh chấp địa vị xă hội. Tầm nh́n ấy rất tuyệt diệu, cho nên phải lập ra nhiều trường dạy về hàng không, hàng hải, chế tạo tàu thuyền, chế tạo máy bay, hướng nghiệp kỹ thuật, phát triển công nghiệp. Do đó, [mọi vấn đề hiện thời] vẫn là do sự chỉ đạo sai lầm về mặt giáo dục. Tinh túy của Phật pháp là chỉ dạy chánh xác, trong giáo dục, đặc biệt nhấn mạnh giáo dục luân lư. Mọi người đều có quan niệm luân lư, nhất định là xă hội chẳng động loạn, ai nấy yêu thương cha mẹ, yêu mến gia đ́nh, yêu mến xóm giềng làng nước, sẽ v́ xă hội tạo phước, tuyệt đối chẳng phá hoại xă hội. V́ thế, giáo dục luân lư hết sức trọng yếu. Đoạn dưới đây là nói đến sự tôn quư [của Tam Bảo].

 

      (Sao) Tôn quư giả, Phật Lưỡng Túc Tôn, Pháp Ly Dục Tôn, Tăng Chúng Trung Tôn, y chi tu hành tắc xuất tam giới, thế gian trân trọng vô dữ vi ngũ, cố danh vi Bảo. Thông Thư diệc vân, chí tôn giả đạo, chí quư giả đức. Huống Tam Bảo đạo đức chi cực, khởi bất xưng Bảo.

() 尊 貴 者,佛 兩 足 尊,法 離 欲 尊,僧 眾 中 尊,依 之 修 行 則 出 三 界,世 間 珍 重 無 與 為 伍,故 名 為 寶。通 書 亦 云,至 尊 者 道,至 貴 者 德。況 三 寶 道 德 之 極 ,豈 不 稱 寶。

(Sao: “Tôn quư”: Phật là bậc Lưỡng Túc Tôn, Pháp là Ly Dục Tôn, Tăng là Chúng Trung Tôn, nương theo đó tu hành ắt ra khỏi tam giới. Thế gian trân trọng, không có ǵ sánh bằng, nên gọi là Bảo. Sách Thông Thư cũng nói: “Chí tôn là đạo, quư báu tột bậc là đức”. Huống hồ Tam Bảo đạo đức tột bậc, há chẳng đáng gọi là Bảo ư?)

 

      “Bảo” () có nghĩa là tôn quư. “Phật Lưỡng Túc Tôn”, Túc () là trọn đủ, Lưỡng () chỉ trí huệ và phước đức. Như Lai trí huệ viên măn, phước đức cũng viên măn, nên gọi là Lưỡng Túc Tôn. “Pháp Ly Dục Tôn”, Pháp là thanh lương, tự tại, Dục () là dục vọng. Tâm thanh tịnh, tâm b́nh đẳng, tâm chuyên nhất, quyết định chẳng có dục vọng. Đạo gia Trung Hoa nói: “Vô dục tắc cương” (không có dục vọng, nên cao trỗi vượt bậc)[7]. “Tăng Chúng Trung Tôn”, trong hết thảy các đoàn thể đại chúng, ḥa thuận là tôn quư nhất. Cư xử trong đoàn thể phải ḥa, Nho gia nói “lễ chi dụng, ḥa vi quư” (vận dụng lễ tiết th́ điều quan trọng nhất là phải ôn ḥa)[8]. Người và người ở chung một chỗ, đối xử với nhau, ḥa thuận là tôn quư nhất.

      Tự Tánh Tam Bảo, thật sự là nhằm dạy chúng ta, đối với chính ḿnh bèn cầu trí huệ, cầu phước đức, tu huệ, tu phước, thanh tịnh, b́nh đẳng, đó mới là phước huệ chân chánh. Người và người đối xử với nhau ḥa thuận, chẳng tranh chấp, đó là Tự Tánh Tam Bảo, đó là chỗ quy y thật sự của chúng ta. “Y chi tu hành” [nghĩa là] nương theo những điều này để tu sửa hết thảy các hành tŕ sai lầm của chính ḿnh, lấy những điều này làm tiêu chuẩn, uốn nắn những hành vi sai lầm của chúng ta, như vậy th́ mới có thể vượt thoát tam giới. “Thế gian trân trọng, vô dữ vi ngũ”, [nghĩa là] trong pháp thế gian, không có ǵ thù thắng, viên măn như vậy, nên mới gọi là Bảo.

      Tiếp đó, trích dẫn pháp thế gian để nói. Sách Thông Thư[9] trong pháp thế gian cũng nói: “Chí tôn giả đạo, chí quư giả đức” (chí tôn là đạo, quư báu tột bậc là đức), Tam Bảo là đạo đức đạt tới tột đỉnh, “khởi bất xưng Bảo” (há chẳng gọi là Bảo)! “Bảo” là tỷ dụ, là h́nh dung từ. Liên Tŕ đại sư giảng đoạn này hết sức hay, chúng ta b́nh thường nói đến Tam Bảo, rất ít ai giảng viên măn, thấu triệt như vậy. Chúng ta thường nói “quy y”, rốt cuộc là dựa vào ǵ? Nay mới hiểu được, trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta phải nương vào Tự Tánh Tam Bảo của chính ḿnh để nghiêm túc tu học, hiển lộ đức dụng của Tự Tánh Tam Bảo trong cuộc sống hằng ngày của chính ḿnh, thật sự đạt được sự thọ dụng do Tam Quy. Hôm nay chúng tôi giảng tới chỗ này.

A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa

Phần 86 hết

 

 

 

 



[1] Thật ra, trong Hán Tạng c̣n có một loại A Hàm nữa, đôi khi được gọi là Tiểu Bộ A Hàm (Kṣudraka Āgama). Trong bản tiếng Hán, phần này được chia thành mười lăm bản kinh (trong khi đó, theo truyền thống Nam Tông, đây là mười lăm phần, tức là gồm nhiều bản kinh hơn). Phần này tuy ngắn, nhưng bao gồm các bản kinh khá nổi tiếng như Pháp Cú, Nghĩa Thích, Bổn Sự, Bổn Sanh, Ngạ Quỷ Sự, Thí Dụ Kinh, Phật Chủng Tánh Kinh, Sở Hành Tạng Kinh v.v… Phật môn Trung Hoa do chịu ảnh hưởng của Nhất Thiết Nghĩa Bộ (Sarvāstivāda) chỉ công nhận Tứ A Hàm, coi những kinh thuộc Tiểu Bộ là một phần của Tăng Nhất A Hàm, trong khi các bộ phái như Đàm Ma Cấp Đa Bộ (Pháp Tạng Bộ, Dharmaguptaka), Hóa Địa Bộ (Mahīśāsaka)… lại coi đây là một bộ loại riêng. Trường phái Theravāda coi Tiểu Bộ A Hàm là một phần A Hàm riêng biệt với danh xưng Khuddaka Nikāya.

[2] “Hoại sắc” tức là màu không thuộc về chánh sắc. Chánh sắc là các màu đỏ, vàng, lam, trắng, đen. Hoại sắc là các màu ấy được pha trộn lẫn thành một màu hỗn hợp, không c̣n vẻ tươi sáng ban đầu, hoặc thuần màu, chẳng hạn y màu vàng bèn nhuộm thành màu vàng ủ dột, giống như màu vàng nghệ xẫm hoặc đất thó, không giữ vẻ tươi sáng như hiện thời. Chính v́ vậy mà tăng nhân Trung Hoa thuở trước thường mặc màu xám khói hương, màu chàm, màu nâu, hoặc đen xẫm, ngay cả y vàng cũng nhuộm xẫm vàng không ra vàng, đỏ không ra đỏ, cam không ra cam.

[3] Thuận Tông là hoàng đế thứ mười của nhà Đường, tên thật là Lư Tụng (761-806), con trưởng của Đức Tông (Lư Quát). Ông là người chăm lo việc nước, tận lực trừ khử những tệ hại trong thời Đức Tông, trọng dụng những vị hiền thần như Liễu Tông Nguyên, Lưu Vũ Tích v.v… giáng chức hoặc biếm truất các tham quan, dẹp trừ bè phái hoạn quân, sử gọi công cuộc cải cách này là Vĩnh Trinh Duy Tân. Tiếc rằng ông bị trúng phong (stroke) á khẩu. Thừa dịp này bọn hoạn quan quyền thần cầm đầu bởi Câu Văn Trân cấu kết với các quyền thần và phiên trấn bắt ông thoái vị, nhường ngôi cho thái Lư Thuần (Đường Hiến Tông), đuổi các hiền thần như Vương Hoài, Hàn Thái v.v… Ông mất năm sau, có tin đồn ông bị bọn hoạn quan sát hại.

[4] “Quang phục” là từ ngữ thường được dùng để chỉ thời điểm Trung Hoa thoát khỏi ách xâm lược của Nhật Bản. Ở đây, từ ngữ này được dùng để chỉ thời điểm chính quyền Tưởng Giới Thạch thất thủ Hoa Lục, chạy ra Đài Loan, tái lập chính quyền Trung Hoa Dân Quốc tại đó.

[5] Khiếu quyết: Bí quyết mấu chốt của một việc ǵ đó.

[6] Ngũ Pháp là danh, tướng, phân biệt, chánh trí và như như. Ba tự tánh là Biến Kế Sở Chấp Tánh, Y Tha Khởi Tánh và Viên Thành Thật Tánh. Hai vô ngă là Nhân Vô Ngă và Pháp Vô Ngă.

[7] Đây là một thành ngữ xuất phát từ một đôi câu đối của Trịnh Bản Kiều: “Hải nạp bách xuyên, hữu dung năi đại. Bích lập thiên nhẫn, vô dục tắc cương” (Biển dung nạp trăm sông, do bao dung nên nó to lớn. Vách núi dựng ngàn dặm, do chẳng có dục vọng nên nó cao chót vót thành rặng). Sau này, từ ngữ “vô dục tắc cương” được sử dụng với ư nghĩa: Người không có dục vọng thế tục hèn kém th́ mới có thể đạt đến tinh thần đại nghĩa lẫm liệt, không ai sánh bằng.

[8] Chúng tôi dịch câu này theo lời giảng của cụ Lư Bỉnh Nam trong Luận Ngữ Giảng Yếu.

[9] Thông Thư (通書), c̣n gọi là Thông Thắng (通勝) là một loại niên giám được xuất bản hằng năm của người Hoa, nội dung chủ yếu là liệt kê ngày tốt xấu Âm Lịch, sao hạn của mỗi ngày, hành canh Thái Tuế, hướng tốt xấu, những điều nên kiêng kỵ hằng ngày, cũng như những điều nên làm như dọn nhà, cưới hỏi, khai trương, mai táng, xuất hành, nhận chức, cúng tế, may cắt, gọt tóc, xây bếp, kê giường v.v… Thông Thư có nguồn gốc từ Hoàng Lịch, và Thông Thư như hiện thời dựa theo kiểu mẫu điển chế từ đời Thanh. Đầu sách thường là Xuân Ngưu Đồ (vẽ Mang Thần dẫn trâu, có ư nghĩa tiên đoán mùa màng năm ấy), sao hạn Thái Tuế, cách tính sao hạn, cách cúng sao hạn, giải mộng, giải điềm như chim kêu vào lúc nào, máy mắt, bắp thịt rung động v.v… (nghĩa là toàn thể những tṛ bói toán mê tín của họ), đồng thời tập hợp những cách ngôn, những phương thức bói toán như cách tính hướng nhà, cách bói hương, những thức ăn kỵ nhau v.v…