A Di Đà Phật bách tụng

(Một trăm bài kệ tán thán A Di Đà Phật)

 

Xưa kia, ngài Triệt Ngộ thiền sư dùng các giáo nghĩa trong tông thừa viết ra một trăm bài kệ niệm Phật, văn từ và nghĩa lư đều viên diệu khiến người khác khai ngộ được tự tâm. Bạn tôi là Ḥa Thượng Dật Nhân khi sưu tập các pháp ngữ Tịnh Độ xưa nay để soạn quyển Tây Phương Công Cứ này liền căn cứ vào các nghĩa trọng yếu trong nhân địa, quả vị của đức Phật A Di Đà mà soạn thành trăm bài tụng, mỗi bài bắt đầu bằng câu A Di Đà Phật, ngơ hầu tạo lợi lạc cho kẻ sơ cơ.

Những bài tụng này khen ngợi đức A Di Đà trong lúc tu nhân đă bỏ nước xuất gia, phát ra bốn mươi tám nguyện, tu trọn lục độ vạn hạnh cho đến khi viên măn ba Giác, chứng được mười ba danh hiệu. Sau đấy, c̣n khen ngợi sơ lược về sự trang nghiêm của cơi nước, Phật từ độ khắp, lợi ích của pháp môn Tịnh Độ.

Dẫu văn từ nghĩa lư kém xa một trăm bài kệ niệm Phật của Tổ Triệt Ngộ, nhưng những lời nguyện và danh hiệu trong những bài tụng này rất có ích, giúp cho kẻ sơ cơ dễ bề ghi nhớ nên tôi đặc biệt đăng kèm vào đây. 

Thích Ấn Quang ghi

 

1. A Di Đà Phật,

Nhân địa quả vị

Công đức khó nêu

Đành tạm điểm xuyết 

 

2. A Di Đà Phật

Vô lượng kiếp trước

Làm kim luân vương

Nhân từ thương dân

 

3. A Di Đà Phật

Xem thường phù vinh

Bỏ nước ĺa ngôi

Mong chứng Đại Hùng

 

4. A Di Đà Phật

Lễ Thế Tự Tại

Xả tục xuất gia

Pháp giới măi nhờ

 

5. A Di Đà Phật

Pháp hiệu Pháp Tạng

Nêu lên một pháp

Bao hàm vô lượng

 

6. A Di Đà Phật

Đối Phật phát nguyện

Đại bi hoằng từ

Ân đức trọn khắp

 

7. A Di Đà Phật

Đệ nhất đại nguyện:

Nguyện trong nước tôi

Không tam ác đạo

 

8. A Di Đà Phật

Đệ nhị đại nguyện:

Nước tôi thọ hết

Chẳng đọa ác đạo

 

9. A Di Đà Phật

Đệ tam đại nguyện:

Trời, người nước tôi

Thân chơn kim sắc

 

10. A Di Đà Phật

Đệ tứ đại nguyện:

Trời, người nước tôi

H́nh dáng giống nhau

 

11. A Di Đà Phật

Đệ ngũ đại nguyện:

Trời, người nước tôi

Đều biết túc mạng

 

12. A Di Đà Phật

Đệ lục đại nguyện:

Trời người nước tôi

Thiên nhăn thấy khắp

 

13. A Di Đà Phật

Đệ thất đại nguyện:

Trời người nước tôi

Thiên nhĩ nghe khắp

 

14. A Di Đà Phật

Đệ bát đại nguyện:

Trời, người nước tôi

Đều biết tha tâm

 

15. A Di Đà Phật

Đệ cửu đại nguyện:

Trời người nước tôi

Thần túc vô ngại

 

16. A Di Đà Phật

Đệ thập đại nguyện:

Trời người nước tôi

Chẳng tham chấp thân

 

17. A Di Đà Phật

Đại nguyện mười một:

Trời người nước tôi

Trụ Định, chứng Diệt

 

18. A Di Đà Phật

Đại nguyện mười hai:

Thân tôi quang minh

Chẳng có hạn lượng

 

19. A Di Đà Phật

Đại nguyện mười ba:

Thân tôi, thọ mạng

Chẳng có hạn lượng

 

20. A Di Đà Phật

Đại nguyện mười bốn:

Thanh Văn cơi tôi

Chẳng tính nổi số

 

21. A Di Đà Phật

Đại nguyện mười lăm:

Người nước tôi thọ

Dài ngắn tùy nguyện

 

22. A Di Đà Phật

Đại nguyện mười sáu:

Trời người nước tôi

Chẳng nghe tiếng ác.

 

23. A Di Đà Phật

Đại nguyện mười bảy:

Chư Phật khen ngợi

Danh hiệu của tôi

 

24. A Di Đà Phật

Đại nguyện mười tám:

Chí tâm tin ưa

Mười niệm ắt sanh

 

25. A Di Đà Phật

Đại nguyện mười chín:

Phát tâm văng sanh

Lâm chung tiếp dẫn

 

26. A Di Đà Phật

Đại nguyện hai mươi:

Muốn sanh nước tôi

Không ai chẳng thỏa

 

27. A Di Đà Phật

Đại nguyện hăm mốt:

Trời, người nước tôi

Đủ băm hai tướng

 

28. A Di Đà Phật

Nguyện hai mươi hai:

Sanh về ắt chứng

Nhất sanh bổ xứ

 

29. A Di Đà Phật

Nguyện hai mươi ba:

Bồ Tát lúc ăn

Cúng khắp chư Phật

 

30. A Di Đà Phật

Nguyện hai mươi bốn:

Bồ Tát cúng Phật

Đồ cúng tùy ư

 

31. A Di Đà Phật

Nguyện thứ hăm lăm:

Bồ Tát thảy đều

Diễn thuyết diệu trí

 

32. A Di Đà Phật

Nguyện thứ hăm sáu:

Bồ Tát đều đắc

Thân Na La Diên

 

33. A Di Đà Phật

Nguyện thứ hăm bảy:

Nước tôi vạn vật

Thảy đều nghiêm tịnh

 

34. A Di Đà Phật

Nguyện thứ hăm tám:

Bồ Tát đều biết

Đạo thọ cao rạng

 

35. A Di Đà Phật

Nguyện hai mươi chín:

Bồ Tát tụng kinh

Đều đắc huệ biện

 

36. A Di Đà Phật

Nguyện thứ ba mươi:

Bồ Tát huệ biện

Chẳng có hạn lượng

 

37. A Di Đà Phật

Nguyện ba mươi mốt:

Nước sạch như gương

Soi thấy mười phương

 

38. A Di Đà Phật

Nguyện ba mươi hai:

Cung điện, lầu, quán

Bảo hương diệu nghiêm.

 

39. A Di Đà Phật

Nguyện ba mươi ba:

Được quang minh chiếu

Thân tâm nhu nhuyễn

 

40. A Di Đà Phật

Nguyện ba mươi bốn:

Nghe danh hiệu tôi

Đắc vô sanh nhẫn

 

41. A Di Đà Phật

Nguyện ba mươi lăm:

Gái nghe tên tôi

Thoát khỏi thân nữ.

 

42. A Di Đà Phật

Nguyện ba mươi sáu:

Bồ Tát nghe tên

Ắt thành Phật đạo

 

43. A Di Đà Phật

Nguyện ba mươi bảy:

Nghe danh hiệu tôi

Trời người cung kính

 

44. A Di Đà Phật

Nguyện ba mươi tám:

Nước tôi y phục

Nghĩ tới liền có

 

45. A Di Đà Phật

Nguyện ba mươi chín:

Dân chúng hưởng vui

Đều như lậu tận

 

46. A Di Đà Phật

Nguyện thứ bốn mươi:

Cây báu trong nước

Hiện các cơi Phật

 

47. A Di Đà Phật

Nguyện bốn mươi mốt:

Nghe danh hiệu tôi

Các căn chẳng khuyết

 

48. A Di Đà Phật

Nguyện bốn mươi hai:

Nghe danh hiệu tôi

Đắc tịnh giải thoát

 

49. A Di Đà Phật

Nguyện bốn mươi ba:

Nghe danh hiệu tôi

Được phước thắng diệu

 

50. A Di Đà Phật

Nguyện bốn mươi bốn:

Bồ Tát tùy nguyện

Đầy đủ cội đức

 

51. A Di Đà Phật

Nguyện bốn mươi lăm:

Nghe danh hiệu tôi

Đắc các tam muội

 

52. A Di Đà Phật

Nguyện bốn mươi sáu:

Bồ Tát tùy nguyện

Đều nghe diệu pháp 

 

53. A Di Đà Phật

Nguyện bốn mươi bảy:

Nghe danh hiệu tôi

Được bất thối chuyển

 

54. A Di Đà Phật

Nghe danh hiệu tôi:

Đắc tam pháp nhẫn

 

55. A Di Đà Phật

Phát thệ nguyện xong

Đất động trời kinh

Phật, thánh hoan hỷ

 

56. A Di Đà Phật

Nguyện tuy bốn tám

Nhưng trong mỗi nguyện

Số đến trần sát

 

57. A Di Đà Phật

Thệ nguyện không ngằn

Dọc khắp ba đời

Ngang trọn mười phương

 

58. A Di Đà Phật

Từ bi khó lường

Đức vượt thiên địa

Ân hơn cha mẹ

 

59. A Di Đà Phật

Riêng dạy Tịnh tông

Cửu giới chúng sanh

Thảy đều kính tuân

 

60. A Di Đà Phật

Khởi vô duyên từ

Khiến khắp phàm thánh

Cùng chứng Bồ Đề

 

61. A Di Đà Phật

Vận đồng thể bi

Cửu giới chúng sanh

Cùng được dắt d́u

 

62. A Di Đà Phật

Lúc c̣n tu nhân

Tu trọn vạn hạnh

Ḥng thỏa sơ tâm

 

63. A Di Đà Phật

Tu hạnh Tịnh Độ

Nhất tâm hư tịch

Tam nghiệp thanh tịnh

 

64. A Di Đà Phật

Tu hành Thí Độ

Trong ngoài đều xả

Tâm không chỗ trụ

 

65. A Di Đà Phật

Tu hành Giới Độ

Dứt tŕ lẫn phạm

Chơn tánh triệt ngộ

 

66. A Di Đà Phật

Tu hành Nhẫn Độ

Ngă kiến đă không

C̣n chi thuận, chống

 

67. A Di Đà Phật

Tu hành Tấn Độ

Nhất niệm chẳng sanh

Vạn hạnh trọn vẹn

 

68. A Di Đà Phật

Tu hành Thiền Độ

Động tịnh thể ly

Chẳng vướng tịch, động

 

69. A Di Đà Phật

Tu hành Trí Độ

Ngũ uẩn đều không

Chẳng phân mê, ngộ

 

70. A Di Đà Phật

Viên thí tứ nhiếp

B́nh đẳng tiếp dẫn

Thượng, trung, hạ căn

 

71. A Di Đà Phật

Tu trọn vạn hạnh

Ân đẫm cửu giới

Không đâu chẳng trọn!

 

72. A Di Đà Phật

Sở hành vô ngại

Trong hết thảy pháp

Được đại tự tại

 

73. A Di Đà Phật

Viên măn tam Giác

Thượng thánh hạ phàm

Đồng lên Cực Lạc

 

74. A Di Đà Phật

Hiệu Vô Lượng Thọ

Nhân dân cơi ấy

Thọ cũng vô số.

 

75. A Di Đà Phật

Hiệu Vô Lượng Quang

Sanh trong Lạc Bang

Quang chẳng lường được!

 

76. A Di Đà Phật

Hiệu Vô Biên Quang

Chiếu khắp, nhiếp trọn

Ba đời, mười phương

 

77. A Di Đà Phật

Hiệu Vô Ngại Quang

Sơn hà đại địa

Không chi ngăn ngại

 

78. A Di Đà Phật

Hiệu Vô Đối Quang

Chư Phật chẳng bằng

Huống là hơn được!

 

79. A Di Đà Phật

Hiệu Viêm Vương Quang

Quang minh thanh lương

Rạng rỡ sáng ngời

 

80. A Di Đà Phật

Hiệu Thanh Tịnh Quang

Ĺa trọn không, hữu

Tỏ rơ thường chơn

 

81. A Di Đà Phật

Hiệu Hoan Hỷ Quang

Triệt chứng thường lạc

Trọn không hoặc ương

 

82. A Di Đà Phật

Hiệu Trí Huệ Quang

Tột chơn, sạch hoặc

Chiếu khắp mười phương

 

83. A Di Đà Phật

Hiệu Bất Đoạn Quang

Tam đức viên chứng

Đoạn, Tục đều mất

 

84. A Di Đà Phật

Hiệu Nan Tư Quang

Cửu giới chúng sanh

Ai tán dương nổi

 

85. A Di Đà Phật

Hiệu Vô Xưng Quang

Trừ mười phương Phật

Ai diễn tả nổi?

   

86. A Di Đà Phật

Siêu Nhật Nguyệt Quang

Một quang chiếu khắp

Từ tế vô ương

   

87. A Di Đà Phật

Tịnh Độ hoằng khai

Chúng sanh cô độc

Lên liên hoa đài

 

88. A Di Đà Phật

Độ sanh niệm thâm

Dùng Quả Địa Giác

Làm tâm tu nhân

 

89. A Di Đà Phật

Ân đức vô biên

Mười phương tam thế

Đều được vỗ về

 

90. A Di Đà Phật

Cơi nước trang nghiêm

Chánh báo, y báo

Đều ĺa cơ hiềm

 

91. A Di Đà Phật

Mở cửa lầu gác

Ai đến đều vào

Há riêng Thiện Tài!

 

92. A Di Đà Phật

Khí hậu điều ḥa

Trọn không nóng lạnh

Núi cao, sông dài!

 

93. A Di Đà Phật

Lư sự thậm thâm

Gồm Thiền, Giáo, Luật

Dứt xưa, tuyệt nay!

 

94. A Di Đà Phật

Tay vàng luôn x̣e

Tiếp mọi căn cơ

Chẳng hề lỡ thời

 

95. A Di Đà Phật

Bạch hào tướng quang

Chiếu kẻ chơn tu

Chẳng thiếu cơm, áo

 

96. A Di Đà Phật

Tâm này là Phật

Tâm này làm Phật

Chấp đó chẳng tu

Là giống địa ngục!

 

97. A Di Đà Phật

Như trăng giữa trời

In khắp ḍng nước

Diệu khôn diễn tả!

 

98. A Di Đà Phật

Ḷ lớn, mảnh tuyết

Vô biên tội chướng

Ngay đấy tiêu diệt

 

99. A Di Đà Phật

Tu tŕ diệu đế

Nhiếp trọn sáu căn

Tịnh niệm tiếp nối

 

100. A Di Đà Phật

Vạn pháp bao la

Tựa hồ biển cả

Như thuốc Già Đà

Trùng Đính Tây Phương Công Cứ hết

(Phật lịch 2545, ngày 28 tháng 06 năm 2001, Bửu Quang tự đệ tử Như Ḥa kính dịch)

 

(1) Gởi tiền kho kiếp sau (kư khố lai sanh): Một h́nh thức mê tín của dân Tàu, đốt giấy tiền vàng bạc gởi tiền xuống âm phủ để chết đi có cái tiêu dùng dưới âm cung.

(2) Bất tiếu: Con không được như cha gọi là bất tiếu. Con hư cũng gọi là bất tiếu. Tiếu nghĩa là suy vi, hư hỏng, mất mát.

(3) Đây là dựa theo ư câu nói của La Thiện Uy đời Ngũ Đại: “Hợp lục châu, tứ thập tam huyện thiết bất năng chú thử thác” (Đem sắt cả sáu châu, bốn mươi ba huyện đúc không nổi lỗi lầm ấy), ư nói lỗi to lắm. Tổ Ấn Quang viết: Chánh sở vị tụ vạn quốc cửu châu chi thiết, dă đào bất thành thử nhất cá đại thác.

(4) Ba vị Tăng, Trần, Vương đều là bậc danh thần đời Tống. Ông họ Sử đầu đời nhà Thanh đỗ trạng nguyên. Bốn vị này đều tin Phật, nhưng ông Trần Trung Tú hiểu đạo sâu sắc hơn cả. Do đời trước họ đều là cao tăng, nên tuy ở trong phú quư chẳng lầm nhân quả vậy (chú thích của ngài Ấn Quang)

(5) Chơn đễ: đối xử phải đạo, ḥa thuận với anh chị em trong nhà gọi là đễ.

(6) Dẫn khánh: một pháp khí thường bằng đồng có cán, thường đánh lên để giữ nhịp khi đảnh lễ trong các chùa miền Trung, Nam. Ta chỉ gọi là Khánh; Tàu gọi là dẫn khánh để phân biệt với đại khánh (tức là chuông gia tŕ) và nại khánh (cái chuông nhỏ, c̣n được gọi là điếu chung, treo ở phía trên trống tán, thường được đánh nhịp với trống khi xướng tụng phạm tán)

(7) Truyền tân: Củi tuy cháy hết mà lửa vẫn được tiếp nối. Đây là h́nh ảnh dùng để ví cho sự truyền thừa học thuyết, đạo pháp giữa thầy tṛ.

(8) Hàn Dũ, Âu Dương Tu là những nhà Nho kịch liệt bài xích Phật giáo

(9) Cầm nắm b́nh, khăn: ư nói hầu hạ như thị giả hầu thầy. 

(*) An Sĩ tiên sinh là một vị cư sĩ nổi tiếng đời Thanh. Ông tên thật là Châu Mộng Nhan (1656-1739), người xứ Côn Sơn, tên tự là An Sĩ, hiệu là Hoài Tây Cư Sĩ. Ông thông hiểu pháp môn Tịnh Độ. Các trước tác của ông rất đặc sắc v́ khéo dung hội những quan điểm của Nho, Đạo, Thích để hướng dẫn quần chúng hướng về Phật đạo, chuyên tu pháp môn Tịnh Độ. Các tác phẩm của ông được in chung thành một bộ mang tên là An Sĩ Toàn Thư. Bộ này gồm các tác phẩm: Văn Xương Đế Quân Âm Chất Văn Quảng Nghĩa (giải thích rộng ư nghĩa bài Âm Chất Văn của Văn Xương Đế Quân), Vạn Thiện Tiên Tư, Dục Hải Hồi Cuồng và Tây Quy Trực Chỉ. Cuốn Tây Quy Trực Chỉ được xem là một tác phẩm giá trị trong các văn bản Tịnh Độ.

(**) Ư của Tổ Sư từ phương Tây đến: Đây là một cách diễn tả khác câu thoại đầu thường dùng để tham công án trong nhà Thiền: “Như hà thị Tổ Sư Đông lai ư?”(Tổ Sư đến phương Đông là có ư ǵ?) Chữ Tổ Sư ở đây chỉ Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma.