Đại Phương Quảng Phật

Hoa Nghiêm Kinh

Phẩm thứ mười một,

Tịnh Hạnh Phẩm

Phần 19

大方廣佛華嚴經

(十一)淨行品

Chủ giảng: Lăo pháp sư Thích Tịnh Không

Địa điểm: Hương Cảng Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội

Khởi giảng từ ngày mồng Bảy tháng Mười Một năm 2005

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa

Giảo duyệt: Đức Phong, Huệ Trang và Minh Tiến

Tập 1499

 

          Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi xuống. Chúng ta xem tiếp tiểu đoạn thứ tư, tức phần Đối Biện Thành Lệ (對辨成例) trong lời chú giải của Thanh Lương đại sư. Câu thứ tư là:

 

          (Sớ) Thế đồng xuất thế lệ, như thượng thăng lâu các, nguyện thăng chánh pháp lâu đẳng.

          ()世同出世例,如上升樓閣,願升正法樓等。

          (Sớ: Thể lệ trụ trong thế gian mà giống như đă xuất thế, như “lên trên lầu gác, nguyện lên lầu chánh pháp” v.v…)

         

          Những điều này đều là [chuyện thường thấy] trong cuộc sống hằng ngày, nhất là chúng ta sống tại đô thị, đô thị hiện thời toàn là cao ốc, mỗi ngày đều phải lên xuống. Ở đây, đức Phật dạy chúng ta, trong khi chúng ta lên cao ốc, hiện thời bất luận là trèo cầu thang hay đi thang máy đều giống hệt như nhau, quư vị không ngừng tiến lên cao hơn! Khi ấy, trông thấy hiện tượng ấy, sẽ nghĩ “đương nguyện chúng sanh, thăng chánh pháp lâu” (nguyện cho chúng sanh, lên lầu chánh pháp). Quư vị thấy các vị Bồ Tát, đă là Bồ Tát sẽ niệm niệm chẳng quên chánh pháp, thời thời khắc khắc cảnh tỉnh chính ḿnh. Đấy là [lư do] v́ sao các Ngài chẳng mê mất chính ḿnh, đạo lư ở ngay chỗ này. Chúng ta thời thời khắc khắc quên bẵng chánh pháp, chẳng có cách nào nâng cao chính ḿnh. Nói chung, sức cảnh giác của chúng ta chẳng đủ.

          Nói thật ra, sống trong xă hội hiện thời, nếu chẳng có ḷng cảnh giác kha khá, trong tương lai nhất định sẽ bị thua thiệt, bị thua thiệt rất lớn! Nhưng người hiện thời xác thực là đă mê hoặc, mê quá sâu, chẳng biết tầm nghiêm trọng của những vấn đề xă hội ở ngay trước mắt. Những vấn đề ǵ vậy? Sơ sót giáo dục luân lư đạo đức. Giáo dục luân lư đạo đức nhằm dạy chúng ta làm người, dạy chúng ta hiểu rơ quan hệ giữa con người với nhau. Trước hết, phải hiểu rơ các mối quan hệ, quan hệ cha con, quan hệ vợ chồng, quan hệ anh em, quan hệ giữa người lănh đạo và kẻ được lănh đạo, quan hệ bạn bè. Ngoài bốn mối quan hệ ấy ra, tất cả hết thảy mọi người đều là bằng hữu. Người trong bốn biển đều là bằng hữu! Nay chúng ta nói “nhân loại trên cả thế giới đều là bằng hữu”. Bằng hữu giao du với nhau, một nguyên tắc quan trọng nhất là “thành tín”, [tức là] chân thành, giữ chữ Tín; đấy là nguyên tắc cơ bản. Sau khi đă hiểu rơ các mối quan hệ, sẽ dạy chúng ta đối xử với người khác như thế nào, cha con đối xử với nhau như thế nào, vợ chồng đối xử với nhau như thế nào, vua tôi, anh em, bạn bè đối xử với nhau như thế nào. Sau khi đă hiểu rơ, thảy đều có thể thực hiện, gia ḥa, vạn sự hưng, xă hội hài ḥa, quốc gia hài ḥa, thế giới hài ḥa.

          Hiện thời, chủ tịch Hồ Diệu Bang đề ra “thế giới hài ḥa”, quư vị hăy ngẫm xem, thực hiện từ chỗ nào? Thực hiện từ chính bản thân chúng ta. Thực hiện từ bản thân ta như thế nào? Chuyện này cần phải có trí huệ, phải tu dưỡng, phải thông đạt chân tướng của vũ trụ và nhân sinh. Sau khi đă thông đạt chân tướng, quư vị sẽ biết phải đối xử như thế nào th́ sẽ chẳng nẩy sanh sai lầm. Thánh nhân dạy dỗ người khác, sự linh cảm, trí huệ và phương pháp do đâu mà có? Chẳng phải là do chính ḿnh dấy lên vọng tưởng; chúng ta biết thánh nhân chẳng có vọng tưởng! Thánh nhân chẳng nằm mộng v́ các Ngài chẳng có vọng tưởng. Do đâu mà có? Từ quy luật và sự vận hành trong thiên nhiên mà các Ngài được khải thị, phỏng theo pháp tắc tự nhiên. Thiên nhiên là hài ḥa, vũ trụ là hài ḥa, tất cả hết thảy sinh vật là hài ḥa, con người đối xử với nhau hài ḥa, từ chỗ này mà đạt được khải thị.

          Bất ḥa nẩy sanh như thế nào? Bất ḥa nẩy sanh từ Ngă Chấp, “chấp” là chấp trước, chúng ta thường nói “ích kỷ th́ sẽ bất ḥa”. Ai nấy đều ích kỷ, đều v́ lợi ích của chính ḿnh, toan xâm phạm lợi ích của kẻ khác, làm sao có thể ḥa cho được? Tổn người lợi ḿnh, ai nấy đều có ư niệm “tổn người, lợi ḿnh”, phiền phức to lớn. Ta mong chiếm tiện nghi của kẻ khác, kẻ khác toan chiếm tiện nghi của ta, các vị ngẫm xem, kết quả là ǵ? Kết quả là đấu tranh, kết quả là chiến tranh, sẽ bất ḥa, phá hoại sự hài ḥa của vũ trụ, sự hài ḥa của địa cầu cũng bị phá hoại. T́nh trạng tệ hại này rất nghiêm trọng! Hiện thời trên cả địa cầu, t́nh trạng suy vong đă đạt tới t́nh trạng hết sức nghiêm trọng!

          Giáo huấn của cổ thánh tiên hiền và kinh điển của mỗi tôn giáo đều dạy chúng ta đối xử ḥa thuận với nhau, phải khiêm nhượng đối với nhau. Người khác thiếu thốn, hễ ta có, nhất định phải chủ động giúp đỡ họ, bỏ ḿnh v́ người khác. Đấy là pháp tắc tự nhiên trong vũ trụ; pháp tắc tự nhiên của vũ trụ được gọi là “đạo đức”. Đạo đức chẳng có ǵ khác! Đạo đức là hiện tượng vận hành tự nhiên trong vũ trụ. “Vô đạo đức” chính là trái nghịch hiện tượng tự nhiên, phá hoại sự hài ḥa. Thời gian đức Phật tại thế để dạy học khá dài, cho nên sách vở để giáo hóa hết sức phong phú, đặc biệt là kinh Hoa Nghiêm. Năm xưa, lúc tôi mới học, thầy Phương đă giới thiệu bộ kinh này, bảo tôi đấy là khái luận của triết học Phật giáo. Tôi theo học Triết Học với thầy, khái luận của triết học Phật giáo là bộ kinh điển này. Tôi vừa mới xem đôi chút, hôm nay tôi giảng đến tập 1.499, ngày mai sẽ là tập 1.500. Mỗi tập là hai tiếng đồng hồ, ngày mai sẽ là kinh Hoa Nghiêm giảng đến giờ thứ ba ngàn! Ba ngàn giờ đă có thể nhập kinh văn rồi, duyên rất thù thắng!

          Kinh này to lớn, mọi phương diện đều được nói hết sức tỉ mỉ, nhất là phẩm kinh này thuộc cùng một loại với Đệ Tử Quy, Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh, và Sa Di Luật Nghi. Loại này được gọi là “hành kinh” (行經, kinh để thực hiện, kinh để hành tŕ). Đối với kinh điển, cổ đại đức đă phân tích thành bốn loại, tức Giáo, Lư, Hành, Quả. Có “giáo kinh”, có “lư kinh”, giảng về lư luận; “hành kinh” nói về cuộc sống hằng ngày, “quả kinh” nói về cảnh giới nơi quả địa. Kinh Hoa Nghiêm thảy đều trọn đủ [bốn loại ấy]; nhất là bộ phận này (phẩm Tịnh Hạnh) và phẩm Phạm Hạnh thuộc về hành kinh. Sau khi chúng ta học xong, phải vận dụng vào cuộc sống, sống cuộc đời của Phổ Hiền Bồ Tát, sống cuộc đời của chư Phật Như Lai. Đấy là sự hưởng thụ cao nhất trong đời người. V́ thế, mỗi đồng học chúng ta hăy nghiêm túc nỗ lực học tập ḥng cải thiện phẩm chất của cuộc sống, cải thiện khá nhiều quan niệm sai lầm của chúng ta. Sau khi đă học, phải nghiêm túc sám hối, nghiêm túc sửa đổi, cơ hội trăm ngàn vạn kiếp khó gặp gỡ, là một ngày hiếm có khó gặp từ vô lượng kiếp đến nay, chớ nên coi nhẹ, dễ dăi bỏ qua! Phải nghiêm túc học tập, thảy đều là trong cuộc sống hằng ngày.

          Khi chúng ta lên cầu thang, khi đi thang máy, phải nghĩ đến nguyện này. Nguyện cho hết thảy chúng sanh đều có thể nghe chánh pháp, đều có thể mỗi năm, mỗi tháng đều nâng cao sự tu học chánh pháp của chính ḿnh. Đấy là “thế đồng xuất thế”, nghĩa là ở trong thế gian mà giống như đă xuất thế gian. Nói thật ra, thế gian và xuất thế gian là một, không hai, tùy thuộc quư vị dụng tâm [như thế nào]. Khéo dụng tâm, pháp thế gian và xuất thế gian là một; chẳng khéo dụng tâm, sẽ là hai. Văn Thù Bồ Tát nói hay quá! Tổng cương lănh là phải “khéo dùng cái tâm”, phải dùng cái tâm chánh đáng. Khéo dùng cái tâm, nói chung, quyết định sẽ tương ứng với Đại Bồ Đề tâm, là thực hiện Đại Bồ Đề tâm; đấy là “khéo dùng cái tâm”. Đối với người, đối với sự, đối với vật, chân thành, thanh tịnh, b́nh đẳng, chánh giác, từ bi, chúng ta đều phải thực hiện th́ mới được. Chẳng thể thực hiện, sẽ là tạo tội nghiệp!

          Quư vị thấy đó, tương phản của chân thành là hư ngụy, tương phản của thanh tịnh là ô nhiễm. Quư vị có thị phi, nhân ngă, quư vị có tham, sân, si, mạn, quư vị có tiếng tăm, lợi dưỡng, đă ô nhiễm mất rồi! Tương phản với b́nh đẳng là cao thấp, luôn cảm thấy chính ḿnh cao hơn kẻ khác, luôn cảm thấy kẻ khác chẳng bằng ta, kiêu căng, ngă mạn, khi dễ kẻ khác. Ngay cả đối với con người mà c̣n khi dễ, huống hồ những động vật và thực vật khác, quư vị chẳng để vào mắt! Nếu quư vị liễu giải nhân duyên quả báo trong ấy, tôi tin rằng quư vị sẽ nhất định nghiêm túc sửa lỗi, quả báo quá đáng sợ! Quư vị có thái độ khinh mạn người khác, chẳng để ai vào mắt như vậy, quả báo trong tương lai của quư vị sẽ là bị người khác khinh thường, rẻ rúng! Nói cách khác, chẳng có ai coi trọng quư vị, chẳng có ai tôn kính quư vị, vĩnh viễn thuộc vào địa vị thấp hèn. “Một hớp uống, một miếng ăn, không ǵ chẳng phải là đă được định sẵn”. “Đă định sẵn” là do chính ḿnh tạo tác. Khởi tâm động niệm, ngôn ngữ, hành vi, chẳng có ǵ không có quả báo. Một ư niệm dẫu vi tế, nhỏ nhặt đến mấy, đều chẳng trốn khỏi quả báo! Cái nhân do chính ḿnh tạo ra, chính ḿnh nhất định phải hứng chịu cái quả, chẳng có ai có thể thay thế được. Những đạo lư và sự thật này, không chỉ là đức Phật đă nói rất rơ ràng trong kinh, mà trong sách vở của những tôn giáo khác cũng như rất nhiều sách vở thế gian đều nói đến; [đó chính là] giáo dục nhân quả!

          Ngạn ngữ thường nói, trong Phật môn có câu: “Vạn pháp giai không, nhân quả bất không” (Muôn pháp đều là không, nhân quả chẳng không). V́ sao nhân quả chẳng không? V́ báo ứng chẳng không! Chúng ta thường nói đến ba thứ: “Chuyển biến bất không, tương tục bất không, tuần hoàn bất không”. “Tuần hoàn” là báo ứng, oan oan tương báo, chẳng hết, chẳng xong! Một người thật sự thông minh, có trí huệ, sẽ trong một đời này tuyệt đối chẳng kết oán cừu với một chúng sanh nào. Như vậy th́ kể như là quư vị đă giác ngộ. Không chỉ là chẳng kết oán với người khác, mà đối với súc sanh cũng chớ nên kết oán. Không chỉ là đừng nên kết oán với súc sanh, mà đối với thực vật cũng đừng nên kết oán. Quư vị đừng thấy thực vật dường như là chẳng đáng kể! Ngày hôm qua, cư sĩ Trần Hiểu Húc[1] nghe kinh ở chỗ chúng tôi, hôm nay cô ta đă về Bắc Kinh. Cô ta có kể cho tôi nghe chuyện đă xảy ra trong nhà ḿnh vào mấy năm trước. Có một đêm, hai vợ chồng cô về đến nhà, cảm thấy từ trường trong nhà rất khó chịu. Kẻ b́nh phàm thường nói là “có thể có quỷ hồn ở trong ấy”, cả hai vợ chồng đều cảm nhận được.

          Cô ta liền nói, cô cũng là một Phật tử kiền thành; cô nói: “Nếu thật sự có linh quỷ ở trong nhà tôi, quư vị hăy làm cho đèn điện chớp lóe”. Đèn điện làm sao có thể chớp lóe cho được? Nói xong lời ấy, năm phút sau, quả nhiên đèn chớp nhoang nhoáng, hai người đều sững sờ! Cô ta nói: “Làm như thế nào đây? Chúng ta thuộc hai cơi Âm và Dương khác nhau, chẳng có cách nào trao đổi”. Cô ta bảo: “Như thế này th́ sẽ được, ban đêm tôi ngủ, quư vị sẽ báo mộng cho tôi biết”. Tối hôm đó đi ngủ, thật sự mộng thấy một đám trẻ nhỏ đến cầu cứu: “Cầu bà cứu giúp chúng tôi. Chúng tôi sắp chết khô, chúng tôi cần nước lắm, sắp chết khô cả rồi!” Chúng nó c̣n nói rất nhiều lần: “Chúng tôi là thảo mộc trong sân nhà bà”, tức là cỏ nhỏ mọc trên mặt đất. “Chúng tôi là cỏ cây trong sân nhà bà”. Nói vài lượt, rất thận trọng.

          Sáng sớm hôm sau, cô ta tỉnh giấc, ra sân xem, cỏ trong sân đă khô cả rồi! Đại khái là đă rất lâu chẳng có ai tưới nước. Vốn trong sân có trồng hoa, ông bố trông nom, hằng ngày tưới hoa, chứ không tưới cỏ. Quư vị thấy thảo mộc, thần thảo mộc là trẻ thơ, giống như trẻ nít. Cô ta thấy t́nh h́nh ấy, vội vă lấy nước phun lên chỗ đất trồng cỏ. Cha cô ở bên cạnh nói: “Chẳng cần lo cho nó, chúng ta tưới hoa, chẳng cần tưới cỏ”. Cô cũng không nói ǵ, có chuyện như thế ấy. Chuyện này đă chỉ rơ: Cỏ cây là sống động, có “linh”. Chẳng phải là cỏ cây [có tác dụng biến hóa như thế ấy], mà là do có những vong linh ở trên thảo mộc. Giống như trẻ nhỏ, sau khi trẻ thơ đă chết, chúng nó sẽ không chọn cây to, mà chọn cỏ nhỏ, hoặc chọn hoa cỏ [để nương gá]. V́ thế, thần thảo mộc cũng như thần cây là do có linh hồn bám vào cây ấy. Nếu năm tháng đă lâu mà họ vẫn chẳng rời khỏi, sẽ có thể tác quái, họ có thể biến hóa. Họ cũng tu hành ở nơi đó, nhưng rốt cuộc là chánh pháp hay tà pháp, cũng rất khó nói. Gặp chánh pháp quá ít; hễ gặp tà pháp, sẽ biến thành yêu ma quỷ quái, đều thuộc loại này. Do vậy có thể biết, chúng ta đều phải tôn kính cỏ cây, đừng nên xem chúng là cỏ nhỏ. Cô ta kể cho tôi nghe chuyện này. Hai vợ chồng họ kể với tôi, chẳng giả, cô ta không bịa đặt chuyện này để gạt tôi, mà là chuyện thật!

          V́ thế, trong Giới Kinh, đức Phật đă dạy người xuất gia: “Thanh tịnh tỳ-kheo, bất đạp sanh thảo” (Tỳ-kheo thanh tịnh, chẳng giẫm lên cỏ tươi). Cỏ mọc xanh tươi, quư vị chớ nên đạp lên chúng mà đi. Trừ phi nơi ấy chẳng có đường, ắt đành phải đi qua đó. Đi như vậy gọi là “khai duyên”. Nếu có đường lộ [hẳn hoi], quư vị chớ nên đi đường tắt, nhất định phải đi trên con đường ấy, chẳng thể đạp lên chỗ đất có cỏ. Trong Giới Kinh, đức Phật dạy người xuất gia, người xuất gia phải nên học, mà kẻ tại gia cũng nên học. Chúng ta đối với hết thảy người, sự, vật, đều chân thành, cung kính, quỷ thần sẽ đều cung kính chúng ta. Nếu quư vị được thiên địa quỷ thần tôn kính, sẽ ít gặp phải những tai nạn. V́ thế, thành kính đối với hết thảy người, sự, vật; đó là chuyện tốt, rất quan trọng, chớ nên không nghiêm túc học tập. Cũng phải nguyện cho hết thảy chúng sanh có cơ duyên gặp gỡ chánh pháp, thời thời khắc khắc tăng cao cảnh giới tu học, tâm lượng của chúng ta sẽ mở rộng, ḷng ghen tỵ và chướng ngại của chúng ta sẽ tự nhiên được hóa giải.

          Lại xem câu thứ năm:

 

          (Sớ) Dĩ nhân đồng quả lệ, như chánh xuất gia thời, nguyện đồng Phật xuất gia đẳng.

          ()以因同果例,如正出家時,願同佛出家等

          (Sớ: Thể lệ nhân giống như quả, như khi xuất gia, nguyện xuất gia giống như Phật v.v…)

 

          “Đẳng” () là những trường hợp giống như vậy, trong phần sau sẽ có rất nhiều! Xuất gia chẳng phải là một chuyện dễ dàng! Trong kinh, đức Phật đă dạy chúng ta, Xuất có bốn loại, Gia cũng có bốn loại, phải hiểu điều này!

          1) Xuất th́ có “thân xuất, tâm không xuất”, tức là thân đă xuất gia, nhưng niệm niệm vẫn lưu luyến hưởng thụ ngũ dục, lục trần, vẫn chẳng thể buông xuống tiếng tăm, lợi dưỡng. Thân xuất, tâm chẳng xuất. Đấy là loại thứ nhất.

          2) Loại thứ hai, “tâm xuất, thân chẳng xuất”, đang là tại gia, nhưng tâm xuất gia. Đấy là hàng tại gia cư sĩ tốt lành, tu hành đúng pháp. Chúng ta thấy phần đầu của kinh Vô Lượng Thọ có nói “Hiền Hộ đẳng thập lục Chánh Sĩ” (mười sáu vị Chánh Sĩ như Hiền Hộ v.v…). Các Ngài chính là những người “tâm xuất, thân chẳng xuất”, là hàng tại gia. Cư sĩ Duy Ma cũng thị hiện tấm gương tốt nhất cho chúng ta, tâm xuất, thân chẳng xuất. Ngài Duy Ma thuộc địa vị Phật, Ngài chẳng phải là Bồ Tát, mà là Phật. V́ thế, học tṛ của Thích Ca Mâu Ni Phật, tức là các vị đại đệ tử như Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất, Ca Diếp, gặp cư sĩ Duy Ma, đều đảnh lễ ba lạy, nhiễu theo chiều bên phải ba ṿng, lễ tiết hoàn toàn giống như gặp Phật. Đấy là ǵ? Làm cho chúng ta thấy. Thích Ca Mâu Ni Phật thị hiện làm một vị Phật xuất gia, ngài Duy Ma thị hiện làm tại gia Phật, cảnh giới tu chứng của các Ngài hoàn toàn giống nhau, tức là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác như kinh đă nói. Đối với sự thành tựu của các Ngài, làm sao có thể coi thường cho được?

          Hàng tại gia tu hành thành tựu, họ cũng có thể chứng quả A La Hán y hệt, có thể chứng quả vị Bồ Tát, chúng ta chớ nên không biết điều này. V́ thế, chớ nên khinh mạn người tu hành tại gia. Rất nhiều vị xuất gia không hiểu, đặc biệt là những người trẻ tuổi mới xuất gia chưa được bao lâu! Chúng ta chớ nên không biết điều này! Vừa khoác bộ quần áo ấy vào, cứ ngỡ chính ḿnh ghê gớm lắm! Hàng tại gia cư sĩ đều phải cung kính ta, bản thân người ấy ngạo nghễ, ngă mạn. Đấy là tạo tội nghiệp. Họ chẳng hiểu trong hàng tại gia cư sĩ có rất nhiều vị chứng quả, có những vị tu hành khai ngộ chứng quả, thật đấy, chẳng giả! Đó là loại thứ hai.

          3) Loại thứ ba, “thân lẫn tâm đều xuất”. Thích Ca Mâu Ni Phật đă thị hiện nêu gương cho chúng ta. Những vị đệ tử theo đức Phật thuở ấy, một ngàn hai trăm năm mươi lăm vị, thảy đều là “thân lẫn tâm đều xuất”.

          4) Loại thứ tư, “thân lẫn tâm đều chẳng xuất”. Là hạng người nào vậy? Tại gia cư sĩ. “Thân lẫn tâm đều chẳng xuất gia” chẳng phải là nói tới người bên ngoài đâu nhé! Kẻ bên ngoài không tính, ở đây là nói tới đệ tử Phật, tức là đệ tử tại gia và xuất gia của đức Phật, chẳng kể đến người ngoài! Hạng người này cũng thọ Tam Quy, Ngũ Giới, thậm chí c̣n thọ Bồ Tát Giới, nhưng hoàn toàn chẳng hiểu, hoàn toàn chẳng thể thọ tŕ. Hàng cư sĩ thân đă chẳng xuất, đối với sự tu học trong Phật pháp chẳng biết một điều ǵ, tâm cũng chẳng xuất. Thân lẫn tâm đều chẳng xuất.

          Đấy là bốn loại Xuất! Gia cũng có bốn loại.

          1) Loại thứ nhất gọi là Điền Trạch Chi Gia (田宅之家,nhà pḥng ốc, ruộng nương). Tức là nói theo hiện thời, quư vị có nhà cửa, có ruộng đất, có đất đai, có pḥng ốc. Quư vị đă xuất gia, bỏ sạch những thứ ấy. Đấy là khái niệm xuất gia theo thế tục. Hạng xuất gia này hoàn toàn chẳng thể liễu sanh tử, mà cũng chẳng thoát khỏi tam giới; đấy là xuất gia nơi h́nh tượng. Đấy là loại Gia thứ nhất.

          2) Loại thứ hai, Phiền Năo Gia. Phiền năo là nhà. Chẳng đoạn phiền năo, quư vị sẽ chẳng thoát khỏi lục đạo luân hồi. Phiền năo là nhân, luân hồi là quả; do vậy, phiền năo là nhà. Buông xuống phiền năo, xuất phiền năo gia, quư vị chẳng xuất Điền Trạch Gia, làm tại gia cư sĩ, chẳng phải là hàng xuất gia, chẳng sao hết, quư vị đă đoạn phiền năo! Đấy chính là ǵ? Tâm xuất, thân không xuất, người ấy có thành tựu! V́ thế, Phiền Năo Gia trọng yếu hơn Điền Trạch Gia!

          3) Loại thứ ba, Tam Giới Gia, chính là lục đạo. Tam giới lục đạo là nhà, thật sự là nhà. Quư vị thấy chúng ta đời đời kiếp kiếp đều đang luân hồi trong lục đạo, chẳng thể xuất ly! Đấy là nhà, nói theo quả! Xuất Phiền Năo Gia là nói theo nhân.

          4) Loại cuối cùng cao hơn nữa, “xuất Vô Minh gia”. “Xuất vô minh gia” là ǵ? Không chỉ vượt thoát lục đạo, mà mười pháp giới cũng vượt thoát. Do vậy, xuất Vô Minh Gia, hạn độ thấp nhất là Sơ Trụ Bồ Tát trong Viên Giáo theo kinh Hoa Nghiêm, chính là Phần Chứng Tức Phật. Ngài là chân Phật, chẳng phải là giả Phật. Ngài dụng tâm thật sự là Bồ Đề tâm. Do vậy, Sơ Trụ Bồ Tát được gọi là Phát Tâm Trụ, phát cái tâm ǵ vậy? Bồ Đề tâm. Bồ Đề tâm là chân tâm, Bồ Đề tâm mới là bản tánh vốn lành, hoàn toàn trở về bổn thiện. Giáo pháp Đại Thừa thường nói: “Hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh”. Hễ phát Bồ Đề tâm, quư vị trở về Phật Tánh. Chúng tôi đă nói rất nhiều, Thập Trụ Bồ Tát và quả vị rốt ráo chẳng hai, chẳng khác, sai biệt ở chỗ nào? Sai biệt ở chỗ [Thập Trụ Bồ Tát] vẫn c̣n vô minh. Bốn mươi mốt địa vị là do tập khí vô minh cạn hay sâu khác nhau. Trừ điều này ra, sai biệt ǵ cũng đều chẳng có.

          Do vậy, thế giới hài ḥa, thế giới b́nh đẳng là ở chỗ nào? Ở trong Hoa Tạng, trong thế giới Cực Lạc. Nếu chúng ta muốn sanh vào Hoa Tạng, sanh vào thế giới Cực Lạc, quư vị phải hiểu hài ḥa rất trọng yếu. Trước hết, tự ḿnh phải điều chỉnh sao cho thân tâm của chính ḿnh hài ḥa, làm từ nơi ta! Trong các buổi giảng, chúng tôi đă nói lời này hơn một ngàn lần, nói thường xuyên, thường xuyên nhắc nhở các vị đồng học. Mỗi lần tôi nhắc nhở mọi người đều là một lần nhắc nhở chính ḿnh. V́ thế, chính ḿnh rất có thọ dụng. Số lần [nhắc nhở] quá nhiều, cho nên rất có thọ dụng. Chắc chắn là phải đối với nội tâm của chính ḿnh, chúng tôi nói tới chỗ sâu thẳm trong nội tâm, phải buông xả ư niệm đối lập đối với người, sự, vật. Ư niệm ấy chính là cội nguồn chống trái hết thảy hài ḥa. Người khác đối lập với ta, đó là chuyện của họ. “Tâm, Phật, chúng sanh, cả ba chẳng sai biệt”. Đối với chuyện ấy, chúng ta không có cách nào! Điều cần thiết là chúng ta chẳng đối lập với họ. Ta chẳng đối lập với người khác th́ sự đối lập của người khác đối với ta cũng chẳng thể dấy lên được! Hai bên đối lập nhau th́ mới có thể sanh khởi sự đối lập. Một bên chẳng đối lập, giống như đấm vào khoảng không, quư vị đấm rồi chẳng có phản ứng chi hết! Phải hiểu rơ đạo lư này!

          Do vậy, chẳng đối lập với hết thảy mọi người, chẳng đối lập với hết thảy sự vật, tâm b́nh đẳng, tâm thanh tịnh sẽ hiện tiền. Chỉ cần chẳng đối lập, thưa cùng chư vị, sẽ chẳng có tâm hoài nghi hết thảy chúng sanh, chẳng c̣n hoài nghi nữa! Chúng ta nói là “chẳng có ngờ vực, lo âu”, chẳng có mâu thuẫn, chẳng có xung đột, quư vị nói có sung sướng lắm hay chăng? Quư vị hăy nghĩ xem, đấy có phải là sự hưởng thụ cao nhất trong đời người hay chăng? Từ chỗ này, quư vị có thể thấu hiểu lạc thú của Nhan Hồi, lạc thú của Khổng Tử, lạc thú của chư Phật, Bồ Tát, quư vị mới có thể lănh hội đôi chút! Nếu quư vị chẳng buông xuống ư niệm đối lập với hết thảy người, sự, vật trong chốn sâu thẳm của nội tâm, sẽ chẳng thể lănh hội, chẳng thấu hiểu ư vị trong niềm lạc thú của các bậc thánh hiền! Nói chung, quư vị phải tự ḿnh buông xuống; thật sự buông xuống th́ mới có thể lănh hội. “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ” (Học rồi thường xuyên tập luyện, cũng chẳng vui sao), quư vị sẽ hiểu câu nói ấy! Nếu quư vị chẳng nhập cảnh giới ấy, có giảng giải cho quư vị, quư vị vẫn nghe mà chẳng hiểu! Quư vị chẳng hiểu [niềm lạc thú ấy] là chuyện như thế nào, v́ trong nội tâm của chính quư vị có chướng ngại!

          Do vậy, trước hết phải hóa giải các chướng ngại trong nội tâm, sau đấy mới giúp đỡ người khác. Nếu họ cũng hiểu đạo lư này, cũng đổ công dốc sức nơi ấy, quá tốt đẹp, cảnh giới của họ sẽ được nâng cao nhanh chóng. Nếu họ chẳng hiểu, căn tánh rất độn, tập khí phiền năo rất nặng, làm như thế nào đây? Thánh nhân đă có giáo huấn, hăy tŕ giới! Tŕ giới th́ hạng căn tánh trung hạ sẽ được lợi ích rất nhiều, c̣n hạng thượng thượng căn th́ sao? Bậc thượng thượng căn cũng tŕ giới. V́ sao? Làm cho kẻ trung hạ căn trông thấy. Chẳng thể nói là bậc thượng thượng căn không tŕ giới, [nếu bậc thượng căn không tŕ giới], kẻ trung hạ căn thấy vậy, [sẽ tự nhủ]: “Họ chẳng tŕ giới, v́ sao ta phải tŕ giới?” Do vậy, đức Phật luôn tŕ giới. Trong cuộc sống hằng ngày, Thích Ca Mâu Ni Phật xử sự, đăi người tiếp vật, chẳng có điều ǵ không phù hợp giới luật, có nghĩa là Ngài thảy đều thực hiện viên măn! Chắc chắn là quư vị chẳng t́m thấy Ngài có chuyện ǵ trái nghịch giới luật, tức là chẳng hề phạm giới, dẫu là giới luật lớn hay nhỏ, chắc chắn là chẳng t́m thấy! Ngài nêu gương cho mọi người thấy, đó gọi là “đại từ đại bi, dùng thân giáo để thị hiện”. Thân giáo th́ phải làm đến khi nào? Chẳng có lúc nào xong! V́ sao? Chúng sanh chưa độ hết. Chỉ cần c̣n có chúng sanh, Ngài sẽ làm như vậy, nêu gương tốt nhất. Gương mẫu tốt nhất là tŕ giới; làm cho người khác thấy, lợi ích đại chúng, lợi ích xă hội, từ bi đến tột bậc! Giới nhỏ nhặt cũng chẳng bỏ, từ bi đến tột cùng!

          Do vậy, trong quá khứ, xuất gia chẳng dễ dàng! Quư vị ngẫm xem, xuất Phiền Năo Gia, xuất Tam Giới Gia, xuất Vô Minh Gia, thật sự khó khăn! Trong xă hội hiện tiền, càng khó hơn. Nếu chỉ có h́nh thức xuất gia, tập khí phiền năo chẳng đoạn mảy may; đó là bất hảo, quả báo rất khổ. Đấy cũng là như ngạn ngữ đă nói: “Địa ngục môn tiền, tăng đạo đa” (Trước cửa địa ngục, có lắm tăng sĩ và đạo sĩ). V́ sao? V́ sao họ xuất gia, tu đạo, mà đọa địa ngục? Họ chẳng thật sự tu hành đúng pháp! Do tội danh ǵ mà họ đọa địa ngục? Phá hoại h́nh tượng của Phật đạo. Phật đạo là thánh hiền, cớ sao ngươi lại phá hoại h́nh tượng của thánh hiền? Nay học Phật, xuất gia, khoác y phục của người xuất gia; đối với kẻ tại gia, người ta biết quư vị là đệ tử tại gia học Phật của Phật môn, nếu ngay cả Tam Quy, Ngũ Giới và Thập Thiện mà quư vị đều chẳng làm được, người ta sẽ phê b́nh: “Ngươi phá giới, ngươi làm ác (tương phản của Thập Thiện là Thập Ác). Kẻ học Phật mà luôn làm ác th́ [người khác] cần ǵ phải học Phật nữa!” V́ quư vị làm ác, người ta phê b́nh toàn thể Phật giáo, quư vị đă phá hoại toàn thể h́nh tượng của Phật pháp. Tội ấy nặng nề, bằng với tội phá ḥa hợp Tăng, [sẽ phải đọa vào] A Tỳ địa ngục. Vậy th́ v́ lẽ nào quư vị phải khổ sở làm như thế? Xuất gia, cơ duyên bị kẻ khác chê cười càng nhiều hơn! Tại gia, nếu [kẻ khác] chẳng quen biết, sẽ không biết quư vị học Phật, họ chẳng chê trách quư vị. Nếu họ biết quư vị học Phật, sẽ hủy báng quư vị. Đạo lư ở chỗ này!

          Từ chỗ này, chúng ta có thể thấu hiểu [v́ sao] suốt đời lăo pháp sư Ấn Quang chẳng thâu nhận đồ đệ xuất gia, không thế độ cho người khác, đại từ đại bi đấy! Quư vị hăy nghĩ xem v́ sao? Thế độ một người là đưa một người đến địa ngục, thế độ hai người là đưa hai người đến địa ngục. Tâm tổ sư hiểu rất rơ, Ngài chẳng nhẫn tâm! Do vậy, Ngài chỉ nhận thâu nhận đệ tử tại gia, truyền thọ Tam Quy, Ngũ Giới cho người khác. Lăo nhân gia suốt đời chẳng thâu nhận đồ đệ xuất gia, suốt đời chẳng truyền giới, v́ sao? Truyền giới, kẻ thọ giới chẳng làm được, toàn là phá giới, toàn là phạm giới, tội ấy khôn cùng! Chẳng làm chuyện xấu ấy! Quư vị thấy Ngài suốt đời chẳng làm Trụ Tŕ, chẳng làm Đương Gia, suốt đời chẳng cất chùa, lưu lại tấm gương rất tốt cho chúng ta, chúng ta hăy nên học tập lăo nhân gia. Nói theo kiểu hiện thời, sẽ là “nh́n vào tấm gương của lăo nhân gia, bèn mong được bằng”, “mong được bằng” chính là học tập. Ngài nêu gương tốt cho chúng ta, là một vị tổ sư gần thời chúng ta nhất. Nói cách khác, vào lúc này, ở chỗ này, chúng ta hăy nên học tập theo Ngài!

          Ngài là một vị cao tăng đại đức, tín đồ tại gia đông đảo, cúng dường nhiều. Đối với hết thảy những thứ cúng dường nhận được, Ngài chẳng tự ḿnh hưởng thụ, mà hoàn toàn lần lượt dùng làm công đức thay cho họ. Làm công đức thù thắng nhất, đáng gọi là “trăm điều lợi, chẳng có điều tệ nào” chính là công đức nào vậy? In kinh! Ngài gom góp những khoản cúng dường ấy để thành lập Hoằng Hóa Xă. Hoằng Hóa Xă ở Tô Châu được thành lập bởi tiền cúng dường của đệ tử tổ Ấn Quang, là Phật Kinh Lưu Thông Xứ (nơi phát hành kinh Phật). Ngài tự ḿnh in kinh sách, in thiện thư, kết duyên khắp mọi nơi. Thuở ấy, đó là phương pháp tốt nhất, dùng những sách vở ấy để phổ độ chúng sanh. Trong hiện tại, trừ sách vở ra, c̣n có những thứ hiện thời thấy khá nhiều, có băng thâu âm, có CD, có VCD, những thứ này c̣n thuận tiện hơn văn tự. V́ thế, chúng ta phải biết lợi dụng những thứ khoa học kỹ thuật ấy để giới thiệu chánh pháp với quảng đại quần chúng; trong ấy, chắc chắn chẳng có lỗi lầm. Nếu quư vị dựng đạo tràng, trong thời kỳ Mạt Pháp, nếu người xuất gia chẳng buông xuống cái tâm danh lợi, “thân xuất, tâm chẳng xuất”, họ sẽ tranh đoạt tài sản trong chùa, phá hoại h́nh tượng Phật giáo. Tổ sư thấy rơ ràng, thấy rành rẽ, [do vậy, Ngài] chẳng làm chuyện này. Chúng ta phải quan sát cẩn thận, chú tâm hiểu rơ, nghiêm túc học tập chuyện này.

          Đạo tràng đúng pháp nhất, chúng ta chú tâm quan sát thuở Thích Ca Mâu Ni Phật tại thế, quư vị sẽ thấy: Những đạo tràng do cư sĩ cúng dường, mọi người đều biết rơ, như Kỳ Thụ Cấp Cô Độc Viên, Trúc Lâm Tinh Xá, đều là những nơi mọi người rất quen thuộc. Ở những nơi ấy, đức Phật đă giảng chẳng ít kinh; tài sản ở những nơi ấy là của cư sĩ, đức Phật chẳng tiếp nhận. Chẳng phải là tặng cho đức Phật, đức Phật chẳng tiếp nhận, [v́] đức Phật đă xuất gia, mà là ǵ vậy? Cho mượn! Họ cung cấp nơi chốn để giảng kinh, tu hành. Đức Phật và các đệ tử chẳng dùng nữa th́ “vật quy nguyên chủ” (vật trả về chủ nhân), [những cơ sở ấy] là của bọn họ. Mượn để sử dụng có kỳ hạn, [cơ sở] vẫn là của họ. Nhà cửa bị hư hại, cần phải sửa chữa là chuyện của họ. Đức Phật và những vị xuất gia ấy quyết định chẳng nghe, chẳng hỏi tới, tâm địa thanh tịnh. Trước kia, những vị lăo ḥa thượng đă bảo chúng tôi: Thuở đức Phật tại thế, nhà cửa bị dột, các Ngài bèn né chỗ ấy, đến chỗ khô ráo để tĩnh tọa. Thật sự chẳng thể ở nữa, chẳng thể ở nữa th́ các Ngài sẽ ra đi. Sửa chữa pḥng ốc là chuyện của chủ nhân các pḥng ốc ấy. Các Ngài vẫn sống cuộc đời đi khất thực, mỗi ngày ăn một bữa Ngọ, sống cuộc đời đơn giản nhất, ǵn giữ thân tâm thanh tịnh, b́nh đẳng, từ bi, chẳng có mảy may ô nhiễm. Đó là thật sự xuất gia, thân lẫn tâm đều xuất. Các Ngài đă thật sự thoát khỏi Phiền Năo Gia, ra khỏi Tam Giới Gia, ra khỏi Vô Minh Gia.

          A La Hán xuất Tam Giới Gia, Pháp Thân Bồ Tát xuất Vô Minh Gia, sơ học xuất Phiền Năo Gia, đoạn phiền năo từng bước một! Phiền năo tập khí của chúng ta mỗi năm một ít hơn, quư vị mỗi năm “xuất gia” thêm một chút, đấy là thật sự thực hiện, là công phu thật sự. Tuyệt đối chẳng phải là nói quư vị đă tụng thuộc bao nhiêu kinh điển, đọc làu làu bao nhiêu kinh điển, có thể giảng bao nhiêu kinh điển, [dẫu có thể làm như thế] mà chẳng đoạn phiền năo th́ chẳng có một tí tác dụng nào cả! À! Nay đă hết thời gian rồi, chúng ta nghỉ ngơi mấy phút.

**

          Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi xuống. Xin xem tiếp câu thứ sáu kế đó:

 

          (Sớ) Xả ngụy quy chân lệ, như trước anh lạc, nguyện đáo chân thật xứ đẳng.

          ()捨偽歸真例,如著瓔珞,願到真實處等。

          (Sớ: Thể lệ bỏ ngụy trở về với chân, như “[khi] đeo anh lạc, nguyện đạt đến chốn chân thật” v.v…)

 

          Đấy là một loại thể lệ nữa. Vào thời cổ, “anh” () quá nửa là những món trang sức buộc vào hai bên mũ đội đầu; “lạc” () là những thứ đeo trên thân. Những món anh lạc ấy đều là vật trang sức. Người đời coi chúng là đẹp, hiện thời, quư vị thấy trong các tiệm kim hoàn, giá cả của những món anh lạc rất đắt. Những thứ này cũng chẳng thật sự tồn tại, Phật pháp đă dạy chúng ta: “Phàm những ǵ có h́nh tướng đều là hư vọng”, thứ ǵ là thật ? Đạo đức là thật. Quư vị đeo đồ quư báu lóng lánh khắp thân, người khác trông thấy rất hâm mộ, quư vị có lắm của cải ngần ấy. Nói thật ra, chẳng bằng chính ḿnh tu dưỡng đạo đức. Đạo đức có thể cảm động ḷng người, có thể giúp cho kẻ khác đoạn ác tu thiện, giúp kẻ khác phá mê khai ngộ. Đấy là “chân thật xứ”.

          “Chân thật xứ” thực hiện như thế nào? Trong phẩm kinh này, một trăm bốn mươi mốt nguyện là chân thật xứ, quư vị đều phải nên thực hiện hết. Những năm qua, chúng tôi cực lực đề xướng Đệ Tử Quy, Đệ Tử Quy là chân thật xứ. Một người, bất cứ là ai, nếu có thể thật sự thi hành Đệ Tử Quy, thưa cùng chư vị, người ấy chắc chắn chẳng đọa vào ba ác đạo, đời sau nhất định có thể giữ được thân người. Đă thế, cuộc sống sẽ thù thắng hơn đời này, cũng có nghĩa là phước báo to hơn đời này. Đấy là đạo lư nhất định, v́ Đệ Tử Quy là thực hiện luân lư đạo đức. Luân lư đạo đức chẳng phải là rỗng không, xác thực là trong cuộc sống hằng ngày, trong công việc, trong xử sự, đăi người tiếp vật, chúng ta quyết định chớ nên sơ sót. Trước hết, phải đọc thuộc ḷng sách ấy, có thể nhớ kỹ càng. Chúng ta lại chia thành từng đoạn, có tất cả một trăm mười ba điều, có khi một câu là một điều, tối đa là có trường hợp bốn câu là một điều, tám câu là một điều, đều nói về cùng một chuyện. Hai câu nhằm nói về cùng một chuyện là [những trường hợp] phổ biến nhất. Nhất định phải làm được, đấy là thực hiện đến chỗ chân thật.

          Ví như chúng ta chia tất cả một trăm bốn mươi mốt nguyện trong phần sau thành mười đoạn. Đoạn thứ nhất là “Bồ Tát tại gia”, chính là tại gia tu hành. Chẳng phải là sơ học, mà là Bồ Tát. Bồ Tát tại gia mới có thể phát đại nguyện như thế, rất gần gũi với hai mươi bốn điều trong phần Nhập Tắc Hiếu của Đệ Tử Quy. Gộp chung lại để xem, sẽ biết chúng ta phải nên tu như thế nào. Đệ Tử Quy có câu: “Phụ mẫu hô, ứng vật hoăn” (Cha mẹ gọi, hăy thưa ngay, chớ chần chờ), trong Hoa Nghiêm, chư Bồ Tát biết: “Hết thảy chúng sanh đều là cha mẹ của ta trong quá khứ, là vị lai chư Phật”, cảnh giới của các Ngài chẳng giống kẻ khác. Đệ Tử Quy dạy khi cha mẹ ruột gọi quư vị, quư vị phải ngay lập tức đáp lời, chớ nên chần chừ! Trong giáo pháp Đại Thừa, nhất là kinh Hoa Nghiêm, Hoa Nghiêm là Nhất Thừa giáo. Trong quá khứ, tôi cũng đă giới thiệu với quư vị: Trong Phật pháp, kinh điển Nhất Thừa chỉ có ba bộ. Hoa Nghiêm là một bộ, Pháp Hoa là một bộ nữa, bộ kia là kinh Phạm Vơng. Kinh Phạm Vơng chẳng được truyền toàn bộ sang Trung Hoa. Truyền sang Trung Hoa chỉ có một phần là phẩm Tâm Địa Giới trong kinh Phạm Vơng gồm hai quyển. Kinh ấy thuộc về Nhất Thừa giáo.

          Nhất Thừa là ǵ? Nhất Thừa là trực tiếp thành Phật. Sự tu học ấy lấy Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác làm tiêu chuẩn, đấy là Nhất Thừa giáo. Nếu lấy Chánh Đẳng Chánh Giác làm tiêu chuẩn, sẽ là giáo pháp Đại Thừa. Nếu dùng Chánh Giác làm tiêu chuẩn, sẽ là giáo pháp Tiểu Thừa. V́ thế, tiêu chuẩn của A La Hán và Bích Chi Phật là Chánh Giác, chúng ta gọi là Tiểu Thừa. Nếu các Ngài là Chánh Đẳng Chánh Giác, sẽ là Đại Thừa. Nhất Thừa là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Chia như vậy cũng rất dễ hiểu rơ, quư vị chẳng bị mê hoặc tí nào! Trong giáo pháp Đại Thừa, chẳng cần nói là Nhất Thừa, giáo pháp Đại Thừa đều là như vậy: Hết thảy chúng sanh đều là cha mẹ. Quư vị xem Đại Thừa Bồ Tát Giới Kinh, [sẽ thấy dạy] “hết thảy nam tử là cha ta, hết thảy nữ nhân là mẹ ta”. Trong Bồ Tát Giới Kinh [đă dạy như vậy]. Nói cách khác, bất cứ ai gọi quư vị, quư vị đều phải trả lời, lại c̣n phải đều cung kính. Ở Trung Hoa, vào đời Châu, nhằm thời đại của Châu Văn Vương; cách hiện thời hơn ba ngàn một trăm năm, là thời của Châu Văn Vương. Từ sử sách, chúng ta thấy mẹ của Văn Vương (chẳng cần phải bàn căi chi nữa, [bà ta] thật sự là thánh nhân) là bà Thái Nhậm. Khi có mang, [bà Thái Nhậm] đă “thai giáo”. [Tức là] trong khi mang thai, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ, tạo tác đều chú tâm, cẩn thận, quyết định chẳng có những chuyện “phản diện”, nghĩa là bà ta tránh xa những chuyện bất thiện. Những điều bất thiện, mắt chẳng nh́n, tai chẳng nghe, miệng trọn chẳng nói, [sợ những thứ bất thiện ấy] ảnh hưởng thai nhi. V́ thế, từ những điều được ghi chép trong sách vở của Trung Hoa, ta thấy bà Thái Nhậm đă thai giáo, đứa con được [bà ta] sanh ra chính là Châu Văn Vương.

          Trong kinh Thư có chép, hôm Ngài (Châu Văn Vương) hạ sanh, có một con chim màu đỏ. “Xích tước” (赤雀) là một con chim sẻ sắc đỏ, mỏ ngậm một vật giống như cái được gọi là tấm cạc (card, thẻ nhỏ) trong hiện thời. Mỏ chim ngậm tấm thẻ. Con chim ấy bay tới nhà Châu Văn Vương, ngậm một tấm thẻ, bỏ lại tấm thẻ ấy rồi bay mất. Trên tấm thẻ có ghi chữ; v́ thế, mọi người nói “đấy chính là điềm lành cho biết thánh nhân hạ sanh!” Trên tấm thẻ ghi những chữ ǵ? Câu thứ nhất là “kính thắng đăi tắc cát, đăi thắng kính tắc diệt” (cung kính chiếm phần lớn th́ sẽ tốt lành, dễ duôi chiếm phần lớn th́ sẽ diệt vong), c̣n dài lắm! Nay chúng tôi thấy chuyện này, đă nghĩ câu đầu tiên [có nghĩa là] “cung kính hết thảy”. Quư vị thấy điều thứ nhất trong mười đại nguyện vương của Phổ Hiền hạnh nguyện là “lễ kính chư Phật”. “Chư Phật” là hết thảy chúng sanh, hết thảy chúng sanh đều có Phật Tánh. Không chỉ là hết thảy mọi người, mà hết thảy động vật, ngay cả muỗi, kiến cũng đều có Phật Tánh, quư vị phải kính trọng chúng. Trong phần trước, tôi đă báo cáo cùng quư vị, đối với cây cối hoa cỏ đều phải lễ kính, kính đấy nhé! Tương phản với Kính là “giải đăi”. Giải đăi là chẳng cung kính. Nếu chúng ta xử sự, đăi người tiếp vật, ḷng kính trọng vượt trỗi sự giải đăi, [sẽ là] đại cát đại lợi, quả báo là tốt lành. Nếu ngược lại, chúng ta xử sự, đăi người tiếp vật bằng sự giải đăi, qua loa có lệ, chẳng rất coi trọng, chẳng có mảy may ư nghĩ cung kính, quả báo sẽ là diệt, tức là chữ “diệt” trong “diệt vong”.

          Trong xử sự, đăi người tiếp vật, hai câu tiếp đó nói rất hay. “Nghĩa” () là đạo nghĩa. Nếu quư vị đạo nghĩa nhiều hơn dục vọng, người khác sẽ nghe lời, phục tùng quư vị, quư vị có thể làm một người lănh đạo. Bí quyết ở ngay chỗ này. Quư vị rất coi trọng đạo nghĩa, xem rất nhẹ tiếng tăm, lợi dưỡng, ngũ dục lục trần của chính ḿnh, quư vị sẽ là một người lănh đạo rất tốt. Nếu ngược lại, quư vị rất coi trọng dục vọng, coi đạo nghĩa rất nhẹ, quả báo sẽ là hung hiểm! Điều đó tương phản với cát lợi, nên quả báo là hung! Hung đến mức độ nào? Tùy thuộc quư vị làm như thế nào! Khi nghiêm trọng, sẽ là mọi người chống đối, người thân xa ĺa, mọi người chẳng thèm ngó ngàng tới quư vị, chẳng có ai muốn qua lại với quư vị. V́ sao? Con người quư vị chẳng có đạo nghĩa, chỉ là ích kỷ, có ai muốn qua lại với quư vị? V́ thế, “thụy tướng” như cổ nhân đă nói chẳng phải là mê tín

          Nhưng vật được con chim ngậm tới cũng là một tấm thẻ màu đỏ, nên gọi là “đan thư” (丹書, sách son), trên đó có viết chữ. Chuyện này được gọi là “truyền thuyết” v́ đă quá xa, thời gian đă quá lâu. Chúng ta thấy [chuyện này được chép] vào đời Hán [trong bộ] Sử Kư do Tư Mă Thiên trước tác. Tư Mă Thiên sống sau Châu Văn Vương hơn một ngàn năm, đại khái là khoảng hơn một ngàn hai trăm năm. Do vậy, có người nói truyền thuyết ấy chưa chắc đă đáng tin, nhưng chúng ta không khảo chứng chuyện này. Chúng ta cảm thấy giáo huấn ấy rất trọng yếu, chúng ta coi trọng lời giáo huấn trong ấy. Trong lời giáo huấn ấy, Kính rất trọng yếu. Quư vị thấy câu đầu tiên trong sách Lễ Kư là “Khúc Lễ viết, vô bất kính” (Khúc Lễ nói “không có ǵ chẳng kính”); nguyện thứ nhất trong Phổ Hiền hạnh nguyện là “lễ kính chư Phật”. Chúng ta thấy khá nhiều nghi thức sám hối hoặc bái sám trong Phật môn, quư vị thấy có những câu như “nhất thiết cung kính, nhất tâm đảnh lễ” rất nhiều! Học Phật, học thánh, học hiền, thực hiện từ chỗ nào? Thực hiện từ lễ kính. Đối với người, đối với sự, đối với vật, phải có kính ư. “Kính ư” là chân thật, chẳng hư ngụy; cho nên thành kính. Cổ nhân nói thành kính là “nhập đức chi môn” (cửa ngơ để đạt tới đức hạnh), quư vị học tập như thế nào? Khế nhập cảnh giới đạo đức như thế nào? Quư vị phải có thành, có kính, thành ở bên trong, kính biểu hiện ra ngoài. Bên trong có sự chân thành, tự nhiên bên ngoài là cung kính. Phải nên học tập điều này; đấy là pháp chân thật.

          Câu kế tiếp…

 

          (Sớ) Dĩ nhân đồng pháp lệ, như kiến bệnh nhân, nguyện ly quai tránh.    

          ()以人同法例,如見病人,願離乖諍。

          (Sớ: Thể lệ “nhân và pháp tương đồng”, như thấy người bệnh, nguyện ĺa chống trái, tranh chấp).

 

          Trong xă hội hiện thời, chúng ta phải đặc biệt nhận biết và học tập câu này. V́ sao? Xă hội hiện thời có quá nhiều bệnh tật! Các h́nh thức, các chủng loại [bệnh tật] đều có! Bệnh do đâu mà có? Cổ nhân có câu: “Bệnh tùng khẩu nhập”, [ư nói] ăn uống không cẩn thận, tham ăn, thích ăn ngon, ăn đến nỗi đổ bệnh! Nhất là người Hoa thích tẩm bổ, chẳng phải là thể chất của người nào cũng thích hợp với đồ bổ! Thể chất chẳng thích ứng, chẳng thể tẩm bổ mà quư vị cứ thường tẩm bổ, sẽ ngă bệnh! Ở Bắc Kinh, tôi có gặp lang y họ Lưu. Thầy lang họ Lưu đă chẩn bệnh cho tôi vài lần, đôi ba lần nhắc nhở tôi. Ông ta nói: “Pháp sư à! Thân thể thầy chớ nên tẩm bổ. Tất cả hết thảy thuốc bổ thầy đều chẳng thể dùng được!” Đấy cũng là chuyện tốt. V́ sao? B́nh thường! Chẳng cần tẩm bổ là chuyện b́nh thường, chẳng phải v́ chỗ nào đó có thiếu thốn; hễ thiếu thốn th́ mới cần phải bổ sung, chẳng cần tẩm bổ!

          Do vậy, có rất nhiều đồng học tặng thuốc bổ cho tôi, tôi chẳng thể không thâu nhận, nhất định phải thâu nhận. Không nhận, họ sẽ phiền ḷng, nhất định phải nhận lấy. Nhận lấy rồi làm sao đây? Chính ḿnh lại chẳng thể dùng, tôi dùng chúng làm quà tặng để cúng dường người khác, tu phước cho họ, triển chuyển cúng dường! Có những vị lăo pháp sư, đại đức cư sĩ cần dùng, tôi liền triển chuyển cúng dường. Trong cuộc sống hằng ngày, không thể chẳng chú ư, thực phẩm hiện thời rất đáng khiến cho mọi người lo lắng. Tôi không xem báo chí, cũng chẳng đặt mua báo, nhưng hàng xóm th́ có. Sáng sớm đi ăn sáng, lúc đi có trông thấy báo c̣n chưa nhặt vào, đặt ở bực cửa, tôi có nh́n lướt qua đầu đề. Họ nói hạt dưa năm mươi lăm phần trăm đều có chất độc, khiến cho chúng tôi nghĩ Tết Âm Lịch sắp đến. Ngày Tết, phải giao tiếp khá nhiều. Những món ăn vặt như hạt dưa, đậu phộng nói chung là chẳng tránh được. Năm mươi lăm phần trăm hạt dưa có độc, c̣n dám mua hạt dưa nữa hay không? [Điều này] khiến cho chúng tôi liên tưởng tất cả những thứ ăn vặt sợ rằng đều chẳng đáng tin tưởng.

          Những kẻ làm kinh doanh hiện thời chẳng giống như xưa kia. Những kẻ kinh doanh xưa kia có đạo đức, dẫu nhằm kiếm tiền, họ chẳng hại người, người hiện thời khác hẳn! Tôi đă lấy tiền của quư vị, c̣n muốn hại mạng quư vị. Đáng sợ quá! Quư vị ăn những thứ có chất độc ấy vào, sẽ bị nhiễm bệnh, khá nhiều căn bệnh như ung thư này nọ đều từ đó mà ra. V́ thế, đối với chuyện ăn uống trong hiện thời, phải đặc biệt cẩn thận. Khi xưa, lúc thầy Lư c̣n tại thế, tôi hoằng pháp ở ngoại quốc, mỗi lần về thăm thầy, lăo nhân gia đều căn dặn: “Chớ ăn cơm ở tiệm!” Thầy nói câu ấy tối thiểu hơn mười lần, tạo ấn tượng hết sức sâu đậm cho tôi. Trong tiệm ăn không sạch sẽ, dễ dàng sanh bệnh.

          Thầy nói lời ấy gần như ba mươi năm trước. Ba mươi năm trước xă hội c̣n tốt đẹp hơn một chút, hiện thời chẳng giống ba mươi năm trước. [Điều này] khiến cho chúng tôi nghĩ tới câu nói của cổ nhân “tổn người, lợi ḿnh”. Trước kia, câu ấy dường như là nói vậy thôi, nói hơi quá lố, nhưng áp dụng câu ấy vào xă hội hiện thời, sẽ là hoàn toàn chánh xác. V́ lợi ích của chính ḿnh, chẳng sợ tổn thương người khác, dẫu cho kẻ khác trúng độc mất mạng, họ cũng chẳng bận tâm, chỉ cần chính ḿnh kiếm lợi là được rồi! Quư vị nghĩ xem, quư vị kiếm lợi được mấy đồng? Một bao hạt dưa bán được mấy đồng? Quư vị khiến cho người ăn vào nhiễm bệnh, cái tâm sao mà tàn nhẫn thế! Đại khái là v́ hiện thời chẳng có tâm, cho nên họ cũng đâu có tàn nhẫn! “Chẳng có tâm” tức là chẳng có lương tâm, c̣n biết làm thế nào được nữa!

          Chúng tôi thấy một tin như vậy, nghĩ tới lúc tết nhất, tốt nhất là chúng ta đừng dùng những thứ ấy, vẫn là một chén trà thanh đạm cúng dường. Cổ nhân nói: “Đạo nhân lai đáo đạo nhân gia, nhất chú thanh hương, nhất trản trà” (Đạo nhân đến chỗ đạo nhân, một nén hương thơm, một chén trà). Tiếp đăi như thế là được rồi. Chúng ta phải quan tâm đến sự an toàn và sức khỏe, điều này quan trọng lắm! Những thứ vặt vănh không quan trọng, phải chú ư sức khỏe của mọi người, thân tâm khỏe mạnh, điều này là trọng yếu! V́ thế, tôi cảm thấy để làm quà tặng cho năm mới, [dùng] quyển Kiện Khang Chi Đạo (健康之道, đường lối để khỏe mạnh) do Vương lăo tiên sinh đă in. Sách ấy hay lắm, làm quà tặng được lắm! Ngoài ra, ở chỗ chúng ta có quyển sách nhỏ là Diên Thọ Dược Ngôn (延壽藥言), c̣n có quyển sách nhỏ nữa là Thánh Hiền Thị Giáo Xuất Lai Đích (聖賢是教出來的, thánh hiền là do dạy dỗ mà thành). Tôi cảm thấy ba thứ ấy dùng làm quà tặng trong dịp Tết tốt hơn bất cứ thứ ǵ khác. Không cần biếu tặng những thứ ăn vặt, những thứ ấy chẳng đáng tin cậy cho lắm. Chúng ta tặng ba quyển sách ấy, thật sự giúp cho người khác thân tâm đều khỏe mạnh.

          Trông thấy người bệnh, “nguyện ly quai tránh”, “quai” () là trái nghịch pháp độ, “tránh” () là tranh luận, những thứ này bất lợi đối với thân thể nhất. Nổi cáu, trong Phật môn có nói: “Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai” (Một niệm sân tâm dấy, trăm vạn cửa chướng mở). Trong quá khứ, tôi ở Tân Gia Ba, cư sĩ Hứa Triết bảo tôi, mỗi lần nổi nóng đại khái chỉ có dăm ba phút, ba ngày sau vẫn chưa thể khôi phục. V́ thế, nóng giận tổn thương thân thể nhất. Quư vị một phen nổi nóng, tôi thường nói là chỉ tổn thương người khác ba phần, đối với chính ḿnh th́ sao? Đối với chính ḿnh, sẽ bị tổn thương bảy phần. Ai bằng ḷng nóng giận? Kẻ ngu si! Người thông minh chẳng làm chuyện ngốc nghếch ấy! Quư vị gây tổn thương cho người khác th́ ít, tổn thương chính ḿnh quá lớn. Quư vị chẳng hiểu đạo lư này! Tổn thương thân thể nhất chính là tức giận. Huống hồ kẻ thường nổi nóng lại c̣n gieo cái nhân địa ngục! Nghiệp nhân bậc nhất của địa ngục là sân khuể. Tham dục đọa ngạ quỷ, ngu si đọa súc sanh, sân khuể đọa địa ngục. Do vậy, một người muốn khỏe mạnh, sống lâu, chẳng đọa vào tam đồ, hăy thường xuyên giữ sao cho tâm b́nh khí ḥa. Đấy chính là tu dưỡng.

          Làm việc, đối đăi kẻ khác, chẳng nhất định phải nóng giận th́ mới có thể làm tốt công việc được! Quá ít! Thật sự là một người lănh đạo tốt, người ấy đối với thuộc hạ, trong sự nghiêm khắc có sự ôn ḥa, nồng hậu, khiến cho cấp dưới vừa kính vừa sợ quư vị. Nghiêm khắc khiến họ sợ quư vị, lại hết sức cảm tạ, ưa thích quư vị, quư vị sẽ thành công. Cứ một mực oai nghiêm, thường đ̣i hỏi nghiêm ngặt, hễ động đến thường nổi nóng, thuộc hạ tuy sợ quư vị, tâm họ chẳng phục. Đấy chính là như Đệ Tử Quy đă nói: “Thế phục nhân, tâm bất nhiên. Lư phục nhân, phương vô ngôn” (Dùng oai thế để khuất phục người khác, tâm họ chẳng cho là đúng. Dùng lư khuất phục người khác, đối phương chẳng nói ǵ được nữa). Quư vị phải dùng lư để khuất phục người khác. Lư là ǵ? Ḷng yêu thương, che chở.

          Lúc tôi c̣n trẻ, cũng đă làm việc trong cơ quan chánh phủ, lượng công việc cũng chẳng nhiều. Sau khi làm xong việc, bèn xem báo, đọc sách. Có một hôm, tôi thấy có cái ghế bành, bèn ngồi ngửa ra sau, giở hổng hai chân trước lên, chúng tôi cảm thấy nằm ở đó rất thoải mái. Cấp trên của tôi từ phía sau tiến đến, vỗ vào vai tôi. Tôi vừa thấy ông ta, ngay lập tức đứng lên. Ông ta chẳng quở trách câu nào, bảo tôi: “Anh ngồi như vậy, ghế dễ bị hư. Nếu chân ghế bị găy, anh sẽ ngă chổng kềnh”. Một lời bộc lộ sự quan tâm, yêu thương, tôi suốt đời sửa đổi tật xấu ấy. Từ đấy trở đi, chẳng c̣n ngồi theo kiểu đó nữa! V́ quư vị vừa toan ngồi kiểu đó, lập tức nghĩ đến lời khuyên bảo đầy yêu thương của ông ta. Thành công đấy! V́ thế, chẳng cần phải ngay lập tức đập bàn, trừng mắt, giáo huấn quư vị một trận! Nếu ông ta giáo huấn tôi một trận, sau khi ông ta bỏ đi, tôi vẫn chứng nào tật nấy! V́ sao? Chẳng phục! Do vậy, một người lănh đạo thành công là v́ người ấy có đạo lư. Từ kinh nghiệm của bản thân, chúng tôi đă học được những điều ấy. Đối đăi với người khác luôn nồng hậu, thường xuyên “quan ái”, tức là quan tâm, yêu thương, sẽ khiến cho kẻ khác tâm phục, khẩu phục.

          Do chống trái, tranh luận là “trí bệnh căn nguyên” (nguồn cội gây nên bệnh); “trí” () ở đây chẳng phải là đối trị, mà là cội nguồn đem lại bệnh tật cho quư vị. Tham, sân, si gọi là Tam Độc; trong có Tam Độc, ngoài có dụ hoặc, há lẽ nào chẳng sanh bệnh? Đă trừ khử Tam Độc ở bên trong, dẫu bên ngoài có vi trùng gây bệnh, quư vị chẳng dễ bị nhiễm bệnh. Năm nay, tổ chức y tế thế giới có thông báo: Mùa Đông năm nay có thể có bệnh dịch, tức là bệnh cúm gà, họ dự đoán sẽ rất nghiêm trọng. V́ từ mùa Đông năm nay kéo dài sang mùa Xuân năm sau, trong y học Trung Hoa cũng có cách nói ấy: Bệnh dịch kéo dài từ mùa Đông sang mùa Xuân sẽ hết sức nghiêm trọng. Tổ chức y tế thế giới dự đoán người mắc bệnh sẽ lên đến một ức người, tỷ lệ tử vong trên thế giới là một phần hai. Nói cách khác, số người tử vong v́ trận dịch này sẽ là hơn năm ngàn vạn người!

          Rất nhiều người nghe tin tức này, kinh hoảng! Tôi bảo họ, kinh hoảng là sai mất rồi! V́ sao? Quư vị nhất định sẽ bị nhiễm bệnh. V́ sao? Kinh Phật dạy: “Hết thảy các pháp sanh từ tâm tưởng”, ôn dịch c̣n chưa phát tác, hằng ngày quư vị đều nghĩ đến nó, [bệnh dịch] bị quư vị tưởng thành, sai mất rồi! Chúng ta phải nghĩ đến Phật, phải nghĩ đến giáo huấn của đức Phật, đừng nên nghĩ đến bệnh tật. Dẫu cho bệnh tật bộc phát ở vùng này, quư vị chẳng nghĩ tới nó, sẽ không bị lây nhiễm. Quư vị tin tưởng lời Phật, “hết thảy các pháp sanh từ tâm tưởng”, quyết định chẳng run sợ, chẳng kinh hoảng. Mắc bệnh th́ một phần hai, tức là c̣n có một phần hai chẳng bị tử vong, c̣n có thể chữa lành. Chỉ cần chẳng kinh hoàng, chẳng sợ hăi, ǵn giữ tâm b́nh khí ḥa, sẽ chẳng bị lây nhiễm!

          Trong chuyện lây nhiễm, điều trọng yếu vẫn là ăn uống. Nếu nói theo nhân quả, [bệnh dịch là do] sát nghiệp quá nặng! Ăn thịt dễ bị nhiễm bệnh, ăn chay chẳng dễ bị nhiễm bệnh. V́ sao? Ăn chay quanh năm, chẳng kết oán cừu với các động vật. Nói thật thà, trận ôn dịch này vẫn là do những loài động vật ấy [gây ra], Phật pháp nói là “thần thức”, thế gian gọi là “linh hồn”, linh hồn của động vật đến báo cừu, chúng nó tới báo oán. Chúng nó bị chết, chẳng cam ḷng t́nh nguyện, đấy là nh́n theo nhân quả! V́ thế, chọn cách ăn chay sẽ là tốt đẹp hơn!

          Câu thứ tám…

 

          (Sớ) Dĩ cảnh thành hạnh lệ, như kiến dũng tuyền, nguyện thiện căn vô tận đẳng.

          ()以境成行例,如見湧泉,願善根無盡等

          (Sớ: Thể lệ dùng cảnh để tạo thành hạnh, như thấy suối trào, nguyện thiện căn vô tận v.v…)

 

           Đây là thể lệ thứ tám. Từ trong cảnh giới, quư vị trông thấy cảnh giới ấy, bèn hồi quang phản chiếu, thành tựu công hạnh và công phu của quư vị. [Lời Sớ] đă nêu thí dụ, quư vị trông thấy nước suối, nước suối từ [mạch nước ngầm] dưới đất từ từ tuôn trào ra ngoài, [đấy gọi là] “dũng tuyền” (湧泉). Thấy cảnh giới ấy, hăy mong cho chính ḿnh, mong cho hết thảy chúng sanh, hy vọng thiện căn của hết thảy chúng sanh sẽ giống như suối trào, không ngừng hiển lộ ra ngoài, chẳng ngừng tăng trưởng, thiện căn vô tận! V́ thế, bậc Đại Thừa Bồ Tát học từ nơi đâu? [Lănh hội] Phật pháp từ chỗ nào? Sáu căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần, chẳng có ǵ không phải là Phật pháp. “Dũng tuyền” là nước, nước ngầm, nước ngầm trong sạch, chẳng bị ô nhiễm. Nếu nước suối tuôn ra nhiều, sẽ h́nh thành một cái ao nhỏ. Nếu ở chỗ cao, sẽ tạo thành một cái thác nhỏ tuôn xuống, chảy quanh năm chẳng ngừng. Do nó là nguồn nước luôn chảy, thường là vào tiết Đông cũng chẳng bị đóng băng, v́ nước ngầm nóng ấm, nó có độ ấm. Quư vị nh́n vào hiện tượng tự nhiên ấy, bèn nghĩ hết thảy chúng sanh đều có thiện căn. Thiện căn giống như nước suối nơi tâm địa, hy vọng nó cũng giống như nước suối bên ngoài, vĩnh viễn chẳng gián đoạn lưu lộ ra ngoài, thành tựu hết thảy các thiện pháp. V́ thế, đối với kẻ biết học, sáu căn và sáu trần đều là tài liệu giảng dạy! Đấy gọi là ǵ? Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, thật sự là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh trọn khắp pháp giới hư không giới. Tất cả hết thảy người, sự, vật, khi quư vị tiếp xúc, sẽ đều có thể cảm thụ, đều biết “khéo dùng cái tâm”. Trông thấy thứ ǵ, cũng đều có thể hồi quang phản chiếu, đều có thể nâng cao cảnh giới của chính ḿnh, đều có thể khiến cho thiện căn của chính ḿnh phát hiện.

          Câu thứ chín…

 

          (Sớ) Dĩ vọng quy chân lệ, như kiến Bà-la-môn, nguyện ly ác đẳng.

          ()以妄歸真例,如見婆羅門,願離惡等。

          (Sớ: Thể lệ đem vọng quy về chân, như thấy Bà-la-môn, nguyện ĺa ác v.v…)

 

          Bà-la-môn giáo thời cổ chính là tiền thân của Hưng Đô giáo (Hinduism, Ấn Độ giáo) hiện thời. Hiện nay, không gọi là Bà-la-môn (Brahmanism), mà gọi là Hưng Đô giáo. Tôi qua lại rất mật thiết với họ. Nói theo Phật giáo, họ cũng rất lỗi lạc; nói về lục đạo luân hồi sớm nhất chính là do họ nói. Họ bảo họ có lịch sử đă hơn một vạn năm. Người Ấn Độ không coi trọng lịch sử, cho nên chẳng ghi chép cặn kẽ, chân xác, đời đời tương truyền. Theo tương truyền, [Bà-la-môn giáo] đă lâu hơn một vạn năm. Trong giới học thuật trên thế giới, họ thừa nhận [đạo Bà-la-môn] đă tồn tại hơn tám ngàn năm trăm năm. Tám ngàn năm trăm năm th́ cũng sớm hơn lịch sử Phật giáo năm ngàn năm; thế giới thừa nhận Phật giáo đă tồn tại hai ngàn năm trăm năm. V́ thế, nó (Ấn Độ giáo) có lịch sử lâu hơn Phật giáo.

          Họ tu Định, tu Thiền Định thế gian, cho nên chẳng thoát khỏi lục đạo, nhưng công phu định lực của họ có thể lên đến Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên, tức là tột đỉnh của Vô Sắc Giới. Họ đến đó rồi chẳng thể lên cao hơn được nữa; do vậy, hiểu lầm nơi ấy là Niết Bàn rốt ráo. Đấy là sai lầm! Nói theo Phật pháp, họ ngỡ đó là Phật quả rốt ráo; nhưng họ [trụ trong cảnh giới ấy] là do công phu định lực duy tŕ, môn Định ấy sâu lắm. Sau tám vạn đại kiếp, Định lực của họ mất đi; sau khi đă bị mất đi, họ liền đọa lạc xuống dưới. Khi ấy, họ sẽ hủy báng thánh hiền, cho rằng: “Có một loại đại Niết Bàn bất sanh bất diệt như cổ thánh tiên hiền đă nói, ta đă chứng đắc, v́ sao c̣n có sanh diệt? Lời của cổ thánh tiên hiền chẳng đáng tin cậy, giả trất, chẳng thật!” Đó là vọng ngữ, đại vọng ngữ, hủy báng chánh pháp. V́ thế, quá nửa là đọa lạc vào A Tỳ địa ngục. Đấy gọi là “trèo cao, té nặng”, lên đến nơi cao nhất, ngă xuống sẽ là đọa vào địa ngục. Do vậy, đức Phật chẳng coi [chuyện sanh lên Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên] là thiện pháp, vẫn thuộc loại ác pháp, v́ kết quả vẫn bị đọa lạc.

          Họ phát hiện lục đạo; tuy đă phát hiện, đúng như người Hoa đă nói “tri kỳ đương nhiên, nhi bất tri kỳ sở dĩ nhiên” (biết đó là chuyện đương nhiên, nhưng chẳng biết cội nguồn v́ sao mà có chuyện ấy). V́ sao có lục đạo? Lục đạo h́nh thành như thế nào? Có thể thoát ĺa lục đạo hay không? Họ hoàn toàn không biết chuyện ấy. Đến khi đức Phật xuất hiện trong cơi đời, mới giảng đạo lư và nguyên cớ rơ ràng, minh bạch. Đối với hai mươi tám tầng trời trong tam giới, nghiệp nhân và quả báo của mỗi tầng trời đức Phật đều nói rơ ràng. Bởi lẽ, Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới, Dục Giới có sáu tầng, Sắc Giới có mười tám tầng, Vô Sắc Giới có bốn tầng, [tổng cộng là] hai mươi tám tầng trời. Tu học th́ Dục Giới Thiên tu Thập Thiện Nghiệp Đạo, thượng phẩm Thập Thiện. Dục Giới có sáu tầng trời, bốn tầng phía trên, nói đến bốn tầng phía trên trong Dục Giới, [để sanh về đó], c̣n phải tu Định. Tu Định chưa thành công, gọi là “chưa đắc Định”. Đương nhiên cũng là mỗi tầng [đ̣i hỏi Định lực] phải sâu hơn, giống như đi thi, phải đạt tiêu chuẩn là sáu mươi điểm. Kẻ chỉ được hai mươi điểm, ba mươi điểm, chẳng trúng tuyển, gọi là “chưa đắc Định”. Trong “chưa đắc Định”, cũng có cạn hay sâu. Dạ Ma Thiên là cạn nhất, sâu hơn một chút là Đâu Suất, sâu hơn nữa là Hóa Lạc, sâu hơn nữa là Tha Hóa Tự Tại Thiên. Lên cao hơn nữa, Định đă đạt tiêu chuẩn, đủ điểm số, đủ điểm bèn vượt thoát Dục Giới, lên đến Sắc Giới.

          Do Sắc Giới là Tứ Thiền, [bao gồm] Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, và Tứ Thiền, bốn tầng cấp ấy. Tứ Không Thiên cũng tu Định, cũng là bốn đẳng cấp, gọi gộp chung [Tứ Thiền và Tứ Không] là Tứ Thiền Bát Định. “Tứ Thiền” là nói về một ḿnh Sắc Giới Thiên, “Bát Định” là nói gộp chung Sắc Giới và Vô Sắc Giới. Chẳng phải là nói ngoài Tứ Thiền có tám món Định! Trong Bát Định bao gồm Tứ Thiền, đấy là Thiền Định thế gian. Thiền Định thế gian chẳng chân thật, chẳng thoát khỏi lục đạo luân hồi. Do vậy, ở đây nói là “dĩ vọng quy chân” (dùng vọng trở về chân). Bà-la-môn ngỡ Tứ Thiền Bát Định là chân thật, đức Phật bảo chúng chẳng phải là chân thật, [tu tập] những pháp ấy chẳng thoát khỏi lục đạo. “Chân thật” th́ c̣n phải tu lên cao hơn, tức là Đệ Cửu Định, nói theo danh từ Phật học sẽ là Cửu Thứ Đệ Định, sẽ vượt thoát lục đạo, đấy là sở chứng của A La Hán. A La Hán chứng đắc Cửu Thứ Đệ Định. Bát Định nếu lên cao hơn, sẽ thoát khỏi tam giới, đấy là chân thật. V́ thế, trông thấy Bà-la-môn, hăy nghĩ ta phải tu pháp chân thật. Ta chớ nên tu đến chỗ cao nhất rồi vẫn phải đọa lạc xuống dưới, vẫn phải luân hồi y như cũ, sai mất rồi! Chúng ta phải thật sự tu pháp thượng thượng thừa.

          Nhưng nương theo phương pháp tu Định ấy, nói thật ra, pháp môn nào cũng đều là tu Định, pháp môn Niệm Phật cũng là tu Định. Tám vạn bốn ngàn loại h́nh thức bất đồng, phương pháp bất đồng, thảy đều là tu Định. Nếu chẳng phải là tu Định, sẽ chẳng phải là Phật pháp. Tổng nguyên tắc và cương lănh của Phật pháp là Tam Học Giới, Định, Huệ, “nhân Giới đắc Định, nhân Định khai Huệ”, “khai Huệ” là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, sẽ thành tựu. Do vậy, đức Phật tuyệt đối chẳng rời khỏi Tam Học. Chúng ta rời khỏi Tam Học mà mong thành tựu, đấy chẳng phải là Phật pháp, mà là tà môn ngoại đạo, trong Phật pháp gọi [hạng người như vậy] là “môn nội ngoại” (門內外, ngoại đạo ở trong Phật môn). Nh́n bề ngoài là thờ phụng Phật, nhưng sự tu học bên trong chẳng phải, trái nghịch Tam Học Giới, Định, Huệ! Chớ nên không hiểu điều này, v́ trong thời kỳ Mạt Pháp, hiện tượng này ngày càng phổ biến, chúng ta phải hiểu rơ ràng, hiểu minh bạch!

          Học Phật quyết định là nhập môn từ tŕ giới, quư vị sẽ chẳng sai! Tŕ giới nhất định phải thực hiện bằng Đệ Tử Quy, Đệ Tử Quy là giới luật, quy củ! Chẳng thể không học, đó là cơ bản của cơ bản. Hiện thời, v́ sao chúng ta không thể thực hiện giới luật được? V́ chẳng có Đệ Tử Quy! Hễ có Đệ Tử Quy, học giới luật sẽ không khó! V́ thế, trong kinh Phật Tạng, Phật Tạng là danh xưng của một bộ kinh, chẳng phải là nói đến Đại Tạng Kinh của nhà Phật, tên gọi của kinh ấy là Phật Tạng Kinh. Trong Phật Tạng Kinh, đức Thế Tôn đă nói một câu như thế này:
“Chẳng học Tiểu Thừa trước, sau đó học Đại Thừa, sẽ chẳng phải là đệ tử Phật”. Đấy là dạy chúng ta, học Phật không thể nhảy vượt cấp, phải tiến lên cao từng bước một, đó là đúng!

          Tại Trung Hoa, từ giữa đời Đường trở về sau, chẳng học Tiểu Thừa. Không học Tiểu Thừa mà học Đại Thừa, có thể thành tựu hay không? Có thể! Dựa vào ǵ vậy? Dựa vào Nho. V́ thế, trong quá khứ, người Hoa bất luận là xuất gia hay tại gia, đều đọc sách của Khổng Tử. Đă có cơ sở từ Nho gia và Đạo gia, dùng cơ sở Nho và Đạo để thay thế Tiểu Thừa. Nay chúng tôi nói là “căn cội Nho gia”, căn cội của Nho gia chính là Đệ Tử Quy; v́ thế, chúng tôi chọn lựa môn “cơ sở của cơ sở” này để làm căn bản cho chúng ta. Từ cơ sở này bèn kiến lập Thập Thiện Nghiệp Đạo; lại từ trên cơ sở Thập Thiện Nghiệp Đạo, [hành tŕ] Tam Quy Ngũ Giới sẽ chẳng có vấn đề ǵ! Lại tiến cao hơn, sẽ có thể tiến nhập giới Sa Di của hàng xuất gia. Từ giới Sa Di tiến lên giới tỳ-kheo, tiến lên từng bước một.

          Hiện thời, chúng ta chẳng học tập Đệ Tử Quy, điều ǵ cũng đều thất bại, thứ ǵ cũng đều chẳng thể thành tựu, chúng ta chớ nên không biết điều này, chớ nên không dụng công thực hiện từ chỗ này. Nếu không, suốt cả đời này, không chỉ là xuất gia học Phật chẳng thể thành tựu, mà tại gia cũng chẳng thể thành tựu, chớ nên không biết chuyện này [để rồi] học Phật tối đa là chỉ tu một chút phước báo trong nhân gian mà thôi! Lại nói lời chân thật, đă tu phước báo rồi, chưa chắc đă hưởng trong nhân gian! Nếu quư vị chẳng có Thập Thiện, Ngũ Giới, do những phước đă tu, quư vị có thể đến hưởng [phước báo] trong súc sanh đạo hay ngạ quỷ đạo, c̣n có ma đạo nữa, có thể sẽ đến hưởng phước trong loài yêu ma quỷ quái. Như thế là sai mất rồi. A! Hôm nay đă hết thời gian rồi, chúng tôi giảng tới chỗ này!

 

Tập 1500

 

          Chư vị đồng học, xin mời ngồi xuống. Xin xem phẩm Tịnh Hạnh thứ mười một, câu cuối cùng của đoạn thứ tư, tức đoạn Đối Biện Thành Lệ trong phần chú sớ của Thanh Lương đại sư. Chúng ta xem câu cuối cùng, tức câu thứ mười.

 

          (Sớ) Dĩ cận đồng viễn lệ, như thọ Ḥa Thượng giáo, nguyện đáo vô y xứ đẳng.

          ()以近同遠例,如受和尚教,願到無依處等。

          (Sớ: Thể lệ do chỗ gần mà liên tưởng đến chỗ xa, như nghe Ḥa Thượng dạy, bèn nguyện đạt đến chỗ vô y v.v…)

 

          Tiếp nhận sự dạy bảo của Ḥa Thượng là gần, là chuyện trước mắt, “đạt đến vô y xứ” là xa. “Vô y xứ” (無依處) chính là quả địa Như Lai rốt ráo, cũng là địa vị Diệu Giác, xác thực là rất xa xôi. Đối với câu này, chúng tôi cần giới thiệu danh từ Ḥa Thượng. Tuy trong các buổi giảng, chúng tôi đă nói rất nhiều, nhưng có những đồng học mới đến, chưa hề nghe. Đây là một điều thường thức quan trọng trong Phật pháp ắt cần phải hiểu.

          Ḥa Thượng (Upādhyāya) là phiên âm từ tiếng Phạn của Ấn Độ, dịch sang nghĩa tiếng Hán là Thân Giáo Sư (親教師). Vị thầy đích thân dạy chúng ta th́ học tṛ gọi Ngài là Ḥa Thượng, đích thân dạy bảo! Trong nhà trường hiện thời, chúng ta phải hiểu, đối với người đích thân dạy chúng ta, đối với vị thầy trực tiếp dạy chúng ta, chúng ta có gọi họ là Ḥa Thượng hay không? Không gọi! V́ họ là người chấp hành, chẳng phải là người thật sự phụ trách việc chỉ dạy, hướng dẫn; người thật sự phụ trách dạy bảo chúng ta là Hiệu Trưởng của nhà trường. V́ thế, chỉ có Hiệu Trưởng mới có thể gọi là Ḥa Thượng. Mỗi trường chỉ có một Hiệu Trưởng, tức là mỗi ngôi trường có một Ḥa Thượng. Ḥa Thượng chưa chắc trực tiếp lên lớp dạy chúng ta, nhưng chương tŕnh học do Hiệu Trưởng hoạch định, giáo viên do Hiệu Trưởng mời đến. Thấy vị thầy nào có sự thấu hiểu, có tâm đắc về một môn học nào, bèn mời vị ấy đảm nhiệm [môn học ấy]. V́ thế, người hoạch định toàn thể chương tŕnh học là Hiệu Trưởng. Người chịu trách nhiệm toàn thể về giáo dục chính là Hiệu Trưởng. Giáo dục thành công, quốc gia khen thưởng Hiệu Trưởng, chẳng khen thưởng giáo viên. Nếu giáo dục thất bại, có vấn đề, trừng phạt th́ cũng là trừng phạt Hiệu Trưởng. Chúng ta phải hiểu điều này; đấy là ư nghĩa của chữ Ḥa Thượng.

          Vị phụ trách lên lớp giảng dạy, trong tiếng Phạn gọi là A Xà Lê (Ācārya). Nói cách khác, ngoài Ḥa Thượng ra, người thật sự chịu trách nhiệm giảng dạy đều gọi là A Xà Lê. A Xà Lê dịch sang nghĩa tiếng Hán (chữ này cũng là phiên âm từ tiếng Phạn), sẽ là Quỹ Phạm Sư (軌範師). [Hàm nghĩa] đạo đức và học vấn của vị ấy đều có thể làm khuôn phép, nêu gương mẫu cho bọn sơ học chúng ta, chúng ta hăy nên học tập theo vị ấy. V́ thế, nay chúng ta thường gọi vị thầy ấy là “pháp sư”, trong nhà trường th́ gọi là “giáo viên” (giáo sư các cấp tiểu học và trung học), hoặc “giáo thọ” (giáo sư đại học), trong Phật pháp gọi theo danh từ tiếng Phạn là Xà Lê (gọi tắt của A Xà Lê), chúng ta phải nên hiểu rơ.

          Nếu quư vị thật sự hiểu rơ, sẽ hiểu Phật pháp là giáo dục. Nói thật ra, Phật pháp chẳng phải là tôn giáo, mà là giáo dục. Nhưng hiện thời chúng ta phải biết, Phật pháp hiện tại đă bị biến chất thành tôn giáo. Quư vị nói nó chẳng phải là tôn giáo, trên h́nh thức, đă hoàn toàn là tôn giáo, giáo dục chẳng thấy đâu nữa! Thời cổ, [Phật giáo] là giáo dục. Vào đời Thanh, đại khái là các đời Khang Hy, Ung Chánh, Càn Long chẳng cần phải nói, chúng ta thấy măi cho đến các đời Gia Khánh, Đạo Quang, cho đến Đồng Trị, càng về sau, [Phật giáo] dần dần bị biến chất, đă bị biến chất sau thời Đạo Quang, Hàm Phong, Đồng Trị. Tốc độ biến chất cũng khá mau, đúng là mỗi thế hệ sau đều kém hơn thế hệ trước! V́ sao biến chất nhanh chóng như vậy? Trung Hoa có một câu ngạn ngữ là “thượng hành, hạ hiệu” (trên làm, dưới bắt chước theo). “Thượng” là thế hệ trước, “hạ” là thế hệ sau. Thế hệ trước làm như thế nào, thế hệ sau nhất định phỏng theo thế hệ trước. Thế hệ trước làm rất tốt, thế hệ sau học theo điều tốt đẹp, có tiến bộ, có tiến bộ mạnh mẽ. Nếu thế hệ trước sơ sót, thế hệ sau nhất định sẽ suy thoái nhanh chóng hơn. Chúng ta hăy ngẫm xem, từ Hàm Phong, Đồng Trị cho đến hiện thời gần hai trăm năm. V́ thế, giáo dục Phật giáo ngày nay suy yếu đến tận đáy, người thật sự nghiêm túc tu học theo kinh điển quá ít ỏi!

          Thuở tôi c̣n trẻ, lúc mười mấy, hai mươi tuổi, tôi rất bài xích Phật giáo, cứ nghĩ Phật giáo là mê tín, đâm ra chẳng bằng Cơ Đốc giáo, chẳng bằng đạo Thiên Chúa[2]. Quê tôi có nhà thờ Cơ Đốc, có nhà thờ Thiên Chúa, lúc tôi mười mấy tuổi, làm học tṛ, c̣n đến nhà thờ lễ bái, nghe linh mục hoặc mục sư giảng đạo. Trong Phật giáo, chẳng có ai giảng kinh, toàn là pháp hội, kinh sám Phật sự, gây ấn tượng cho đại chúng b́nh phàm trong xă hội: “Phật giáo là để phục vụ người chết, chẳng liên quan ǵ đến người sống cả!” Đấy là một quan niệm rất sai lầm. Đạo Thiên Chúa, đạo Cơ Đốc c̣n giảng giải đạo lư, c̣n dạy quư vị làm người tốt như thế nào. Khi đó, chúng tôi tiếp xúc họ, rất tôn trọng các tôn giáo ấy!

          Sau khi Kháng Chiến thắng lợi, tôi theo học tại Nam Kinh. Tôi ở nhà một bạn học gần như một năm, tức là hai học kỳ. Trong nhà người bạn học ấy, hiện thời nói “đa nguyên văn hóa”, lăo thái thái (bà nội) tin Phật, cha người bạn học của tôi là tín đồ đạo Hồi, tức đạo Y Tư Lan (Islam), mẹ th́ theo Cơ Đốc giáo. Vẫn là mẹ lợi hại hơn, con cái đều theo mẹ đi nhà thờ. Tôi cũng đă vài lần theo cha người ấy đến “thanh chân tự” (清真寺, giáo đường Hồi giáo), Hồi giáo cũng giảng đạo. A Hoanh[3] cũng giảng kinh. Nhưng Phật giáo th́ chỉ có ăn chay, niệm kinh, hằng ngày lạy lục, van vái trước Phật! Tuy tôi rất tôn kính bà cụ, nhưng chẳng có cách nào tin tưởng, chẳng có cách nào tiếp nhận!

          Măi cho đến khi tôi ở Đài Loan thân cận tiên sinh Phương Đông Mỹ, theo lăo nhân gia học Triết Học. Thầy giới thiệu Triết Học trong kinh Phật, tôi mới biết trong Phật giáo có thứ tốt đẹp, những tôn giáo khác chẳng sánh kịp! Thầy Phương bảo tôi: “Học Phật là sự hưởng thụ cao nhất trong đời người”, đến đâu để học? Học từ kinh điển. Lời ấy đă chỉ cho tôi một con đường sáng, học tập từ kinh điển. Chuyện này cần phải gặp thiện tri thức thật sự, thông Tông, thông Giáo. Kể ra, tôi rất may mắn, được thầy Phương chỉ dạy khoảng hơn một tháng; chưa đến hai tháng, tôi liền quen biết Chương Gia đại sư. Từ đấy về sau, đối với phương diện Phật pháp, được Chương Gia đại sư dạy bảo. Chương Gia đại sư lập chương tŕnh học cho tôi, khiến cho tôi kính nể. Những bộ sách đầu tiên Ngài dạy tôi xem là Thích Ca Phương Chí và Thích Ca Phổ. Thời đó, chẳng mua những sách ấy được, đến đâu để t́m? Trong chùa miếu có Đại Tạng Kinh, đến đó sao chép lại. V́ thế, thuở đó, chúng tôi có bản sao chép tay. Sao chép một lần, ấn tượng hết sức sâu đậm! Sau khi đọc xong sách ấy, hiểu Thích Ca Mâu Ni Phật là người như thế nào, thật sự khiến cho những kẻ trẻ tuổi như chúng tôi bội phục năm vóc sát đất.

          Thích Ca Phật chẳng có một tí tâm riêng tư nào! Suốt đời Ngài chưa hề nghĩ về chính ḿnh, niệm nào cũng đều nghĩ đến những chúng sanh khổ nạn trong thế gian, làm thế nào để có thể giúp họ ĺa khổ được vui. Lăo nhân gia hiểu rành rẽ, hết thảy chúng sanh khổ, v́ đâu mà khổ? Do mê gây ra, mê hoặc, điên đảo đối với chân tướng của vũ trụ và nhân sinh. V́ thế, đối với vũ trụ và nhân sinh, họ thấy sai, nghĩ sai, nói sai, làm cũng sai luôn, hoàn toàn trái nghịch chân tướng sự thật, đem lại thiên tai nhân họa. Giúp đỡ họ như thế nào? Giáo dục! Phải giáo học, dạy họ giác ngộ. Đă giác ngộ, sẽ liền thoát ĺa, sẽ vui sướng. Khổ và lạc là quả báo, giác hay mê mới là cái nhân thật sự. Đă mê bèn có khổ, đă giác sẽ có lạc. V́ thế, đức Thế Tôn suốt một đời dạy học, dạy ǵ vậy? Giúp đỡ hết thảy chúng sanh phá mê khai ngộ. Đối với nền giáo dục Phật pháp, nếu quư vị thật sự lư giải, sẽ tuyệt đối không thể nói “chẳng tiếp nhận”, quư vị sẽ nghiêm túc nỗ lực tu học. V́ sao? Có kẻ nào chẳng hy vọng ĺa khổ được vui? Nỗi khổ trong thế gian quá nhiều, nói chẳng tận! Đối với những nỗi khổ chẳng thể nói trọn hết ấy, Phật pháp đều giúp quư vị xa ĺa. V́ thế, mục tiêu của Phật pháp là khiến cho hết thảy chúng sanh “ĺa nỗi khổ rốt ráo, đạt được niềm vui rốt ráo”, đại lạc viên măn rốt ráo trong Phật pháp. Một nền giáo dục tốt đẹp như thế, nếu chúng tôi chẳng được thầy giới thiệu, sẽ luống uổng đời này!

          Tài liệu dạy học của đức Thế Tôn là ở chỗ nào? Thưa cùng chư vị, cổ thánh tiên hiền cũng là những người có ḷng, cũng thật sự có trí huệ, các Ngài đă sưu tập, biên soạn thành một bộ tùng thư, tức là Đại Tạng Kinh. Đấy là tài liệu dạy học của Thích Ca Mâu Ni Phật thuở Ngài tại thế, nội dung quá phong phú. [Những kinh điển nhà Phật] được truyền sang Trung Hoa là một bộ phận, chẳng phải là truyền sang toàn bộ. Quư vị hăy ngẫm xem, trong bốn mươi chín năm, Ngài đă giảng bao nhiêu? Hằng ngày đều chẳng gián đoạn, quá phong phú. Vào thời ấy, chưa phát minh ra công cụ biên chép. Người Ấn Độ không có giấy, viết bằng ǵ? Viết lên lá cây Bối Đa La. Viết lên lá cây, tức lá cây Bối. Hiện thời, chúng ta vẫn nghe nói có Bối Diệp Kinh, đấy chính là kinh văn chép trên lá cây.

          Lá cây ấy hơi giống lá chuối, phiến lá rất lớn, có thể cắt thành từng mảnh, hai đầu xỏ lỗ, dùng dây xâu lại. Quư vị nghĩ xem, là một thứ cồng kềnh như thế đó. Một phiến lá cũng cắt to nhỏ chẳng giống nhau. Lớn th́ đương nhiên là viết được nhiều hơn một chút, nhỏ th́ viết ít hơn một chút, hoàn toàn chẳng có quy cách nhất định. V́ thế, kích cỡ cũng chẳng đều cho lắm. Một bộ sách, như kinh Hoa Nghiêm [chẳng hạn], bộ kinh ấy xưa kia dùng lừa, ngựa chở đến. Chở kinh th́ chỉ sợ rằng một bộ kinh cũng phải dùng rất nhiều thớt ngựa mới có thể chở đến nơi đây. Sau đấy, quư vị hăy nghĩ vận chuyển gian nan dường ấy, nếu dây buộc bị đứt, toàn thể các phiến lá sẽ xổ tung ra. Quư vị xâu lại, có khi xâu nhầm số trang, người Hoa gọi chuyện này là “thác giản” (錯簡). Kinh Phật cũng chẳng ra ngoài lệ ấy, cũng có t́nh h́nh ấy.

          Trong quá khứ, kỹ thuật ấn loát chẳng phát triển cho lắm. Kỹ thuật ấn loát tại Trung Hoa đến đời Tống mới phát minh, tức là thuật khắc ván. Đến thời Nguyên, Minh mới khá phát triển. Đại Tạng Kinh cũng được biên tập vào đời Tống. Nói theo phương diện này, người hiện thời thuận tiện hơn cổ nhân, nhưng chẳng có phước báo như cổ nhân. Cổ nhân tuy rất gian nan, vất vả mới có được [kinh điển], nhưng họ hết sức nghiêm túc học tập, đều được thọ dụng. Hiện thời, kỹ thuật ấn loát tiến bộ quá nhiều, kinh điển được lưu thông hết sức phong phú, chỗ nào cũng đều có thể trông thấy, chẳng có ai học tập! Người hiện thời chẳng muốn đọc sách, người thích đọc sách ngày càng ít! Chuyện này là như thế nào? Thế hệ trước không đọc sách, trẻ nhỏ thuộc thế hệ sau chẳng có hứng thú đối với sách vở, thế hệ sau nữa càng chẳng có hứng thú, suy vi!

          Chúng ta bảo lưu bằng cách nào? Để bảo lưu, phải cậy vào học tập. Kinh điển được phiên dịch tại Trung Hoa toàn dùng văn chương Văn Ngôn, nhưng cần phải biết đấy là văn chương Văn Ngôn đơn giản, dễ hiểu nhất. Những vị đại đức dịch kinh thuở ấy nhận biết văn tự trong Phật pháp chẳng thể quá sâu, càng đơn giản càng hay. [Văn tự dùng trong kinh Phật] cũng chính là văn Bạch Thoại thuở ấy. Trong văn học, loại văn này được gọi là Biến Văn (變文), tức là chữ Biến trong Biến Thể hoặc Biến Hóa, được gọi là Biến Thể Văn. V́ thế, đem so với Tứ Thư Ngũ Kinh, quư vị thấy [văn tự trong] kinh Phật đơn giản, dễ hiểu hơn. Quư vị lại xem cổ văn, quư vị mở cổ văn ra, hiện thời thường thấy nhất là bộ Cổ Văn Quán Chỉ, mọi người vẫn thường đọc, [sẽ thấy] văn tự trong ấy sâu hơn[4] kinh Phật. Do vậy, người hơi có đôi chút cơ sở tiếng Hán, đọc kinh Phật sẽ chẳng khó, đọc cổ văn [sẽ cảm thấy] khá khó khăn. Chúng ta không thể chẳng cảm tạ dụng tâm của các bậc đại sư dịch kinh thuở ấy, luôn nghĩ cho người đời sau!

          “Thọ Ḥa Thượng giáo” là tiếp nhận sự giáo huấn của thầy. Ḥa Thượng là vị thầy truyền pháp, chúng ta học những thứ này nọ từ một vị thầy, vị đó chính là Ḥa Thượng của ta. Ḥa Thượng có mối quan hệ thân thiết với ta nhất, c̣n thân hơn cha mẹ. Thân thể có từ cha mẹ, [đó là] thân mạng; huệ mạng của chúng ta do thầy mà có. Chẳng có thầy dạy dỗ, chúng ta sẽ chẳng mở mang trí huệ. V́ thế, Ḥa Thượng là thân giáo sư, giống như đối với người xuất gia, [vị Thân Giáo Sư] thân thiết hơn vị Ḥa Thượng thế độ, mà cũng thân thiết hơn vị Ḥa Thượng truyền giới. Chúng ta có vị thầy thế độ, vị thầy thế độ được gọi là Thế Độ Sư, thường gọi là “sư phụ”. Khi thọ giới, sẽ có Giới Sư Phụ, tức Đắc Giới Ḥa Thượng, nhưng [những vị ấy] đều chẳng thân thiết như Thân Giáo Sư. Đó là h́nh thức, như thường nói “sư phụ dẫn vào cửa”; vị Ḥa Thượng thế độ dẫn quư vị vào cửa, vị thầy truyền giới cũng dẫn quư vị vào cửa. “Tu hành tại cá nhân”, nếu quư vị thân cận một vị thiện tri thức nào đó, đắc pháp từ vị đó, vị đó có mối quan hệ thân thiết nhất với quư vị trong suốt một đời! Vị ấy chính là Đắc Pháp Ḥa Thượng của quư vị, quư vị là pháp tử của Ngài, có mối quan hệ rất thân thiết.

          Đắc pháp, quư vị thấy vậy bèn nghĩ “nguyện nhất thiết chúng sanh đáo vô y xứ” (nguyện cho hết thảy chúng sanh đạt đến chỗ không nương tựa). “Vô y xứ” là Đại Niết Bàn, Vô Dư Y Niết Bàn, là sự thân chứng (親證, đích thân chứng đắc) nơi quả địa Như Lai. Đấy là Niết Bàn rốt ráo. Chúng ta vừa tiếp nhận Phật giáo, liền mong mỏi hết thảy chúng sanh ai nấy đều thành Phật. Cái tâm ấy to cỡ nào, nguyện ấy sâu cỡ nào, niệm nào cũng đều nhằm lợi ích chúng sanh. Lợi ích chúng sanh thật sự là lợi ích chính ḿnh, Tự và Tha là một, không hai. Nghĩ đến hết thảy đại chúng, luôn giúp họ tăng tấn, dùng phương pháp ǵ để giúp đỡ? Trước hết là chính ḿnh nêu gương tốt, điều này quan trọng nhất! Bản thân quư vị chẳng có h́nh tượng tốt đẹp, làm sao có thể ảnh hưởng đại chúng cho được? Mỗi người, chúng tôi giảng kinh thường nói, [mỗi người đều là] tấm gương tốt nhất cho tất cả hết thảy mọi người trong thế gian, đạo tràng là gương mẫu tốt cho tất cả hết thảy các đạo tràng trong thế gian, quư vị mới có thể danh phù hợp thật, nguyện của quư vị mới chẳng là nguyện suông, nguyện của quư vị mới thực hiện được!

          Do vậy, điều khẩn yếu là các đồng tu chúng ta, bất luận là ở trong đạo tràng, là người làm việc cho đạo tràng, hoặc là thường lui tới học tập trong đạo tràng, cho đến người từ bên ngoài tới, là kẻ thỉnh thoảng đến tham học, đều phải hiểu đạo lư này: “Học vi nhân sư, hành vi thế phạm” (Học làm thầy người, hành vi làm khuôn mẫu cho cơi đời). Hai câu ấy chính là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, Thích Ca Mâu Ni Phật đă làm được đầu tiên, dẫn đầu! Chư Bồ Tát, A La Hán là học tṛ của Ngài, theo sát, lịch đại tổ sư qua nhiều thế hệ ngần ấy đă nêu gương tốt, chúng ta phải học tập các Ngài. Đó gọi là “hộ pháp”.

          Học Phật th́ phải thường nghĩ: “Khởi tâm động niệm, ngôn ngữ, tạo tác của ta có giống một vị Phật hay không? Có giống một vị Bồ Tát hay không?” Nay chúng ta đọc quyển kinh này, hôm nay chúng tôi giảng kinh đă đến tập thứ một ngàn năm trăm, mỗi tập là hai tiếng đồng hồ, ba ngàn giờ rồi đấy! Kinh Hoa Nghiêm có ba mươi chín phẩm, chúng tôi giảng đến phẩm thứ mười một. Phía sau c̣n có ba phẩm rất dài, một phẩm là phẩm Thập Địa, phẩm kia là phẩm Ly Thế Gian. Dài nhất là Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Phẩm, trong Bát Thập [Hoa Nghiêm Kinh, phẩm này được] gọi là phẩm Nhập Pháp Giới, có đến bốn mươi quyển kinh văn. V́ thế, kinh Hoa Nghiêm có tất cả là chín mươi chín quyển! Đối với chín mươi chín quyển, chúng ta nhất định phải hiểu rơ, tu học trong một đời. Ở đây, chúng ta học tập, cùng học tập với mọi người chính là chuyện cả đời! V́ phẩm Tịnh Hạnh thuộc quyển thứ mười bốn, chín mươi chín quyển mà chúng tôi mới giảng đến quyển thứ mười bốn, phần kệ tụng ở phía sau quyển mười bốn vẫn chưa giảng đến, đă tốn mất ba ngàn giờ rồi!

          Đương nhiên là trong quá khứ, tổ sư đại đức từ xưa chẳng giảng theo kiểu như chúng tôi, tốc độ tiến triển nhanh chóng. Chúng tôi dùng cách giảng như thuở trước có được hay không? Các đồng học yêu cầu, “không được, chẳng đạt được thọ dụng!” Chúng tôi vẫn giảng kinh văn, nghĩa lư, giáo huấn, nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta vận dụng vào cuộc sống hiện thực như thế nào th́ mới là hữu dụng. Giúp chúng ta sống cuộc đời thật sự hạnh phúc, giúp chúng ta làm việc, giúp chúng ta học tập, xử sự, đăi người tiếp vật, thật sự nêu gương, làm điển h́nh cho đại chúng trong xă hội. [Đấy mới là] chẳng phí uổng công sức học môn này! Mục tiêu của bản thân chúng ta là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. “Vô y xứ” là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Chúng ta cũng niệm niệm hy vọng hết thảy chúng sanh đều có thể đạt đến Vô Y Xứ. Người khác vượt trước chúng ta, quyết định chẳng ghen tỵ, chúng ta chỉ hoan hỷ, tán thán. Đấy là đúng! Chúng tôi giới thiệu mười thể lệ trong phần Đối Biện tới đây.

          Kế tiếp là đoạn thứ năm, Chánh Thích Kinh Văn. Đấy là phần chánh thức giải thích kinh văn.

 

          (Sớ) Trường phân vi thập.

          ()長分為十。

          (Sớ: Phân tổng quát thành mười đoạn).

 

          Đây là nói về một đoạn lớn. Kinh văn trong phẩm này được chia thành mười đoạn lớn. Ở đây, trước hết là nêu ra tiểu đề của mười đại đoạn. Đoạn lớn thứ nhất.

 

          (Sớ) Sơ.      
         
()初。

          (Sớ: Thứ nhất).

 

          Tức là đoạn lớn thứ nhất.

 

          (Sớ) Hữu thập nhất nguyện.

          ()有十一願。

          (Sớ: Có mười một nguyện).

 

          Toàn phẩm có tổng cộng một trăm bốn mươi mốt nguyện, phần đầu là mười một nguyện.

         

          (Sớ) Minh tại gia thời nguyện.

          ()明在家時願

          (Sớ: Nói về các nguyện lúc tại gia).

 

          Quư vị thấy Bồ Tát tại gia phát những nguyện ǵ. Hiện thời, tại gia Bồ Tát rất nhiều. V́ thế, chúng ta học tập th́ phần này đương nhiên là trọng điểm, tại gia Bồ Tát mà! Đoạn lớn thứ hai…

 

          (Sớ) Hữu thập ngũ nguyện, xuất gia thọ giới thời nguyện.

          ()有十五願,出家受戒時願

          (Sớ: Có mười lăm nguyện, là những nguyện khi xuất gia thọ giới).

 

          Các đồng học xuất gia phải hết sức nghiêm túc nỗ lực học tập phần này. Nếu không, quư vị sẽ chẳng phải là xuất gia thật sự. Mục đích xuất gia của quư vị lại là ở chỗ nào? Quư vị xuất gia hy vọng thành tựu điều ǵ? Chẳng thể sai lầm mảy may! Theo Phật giáo sử, xác thực là có rất nhiều người xuất gia tu học rất khá, tŕ giới, tu phước, thông Tông, thông Giáo, cuối cùng chẳng thoát khỏi tam giới. V́ sao? Tiếng tăm, lợi dưỡng chẳng buông xuống, đối với sự hưởng thụ ngũ dục, lục trần chẳng buông xuống. Coi như vẫn c̣n khá, do tŕ giới, đời sau chẳng mất thân người, quá nửa là đến nơi đâu? Đời sau sẽ sanh về đâu? Quá nửa là đi làm quan! Do làm quan, theo hầu đế vương, thường nói là “tướng tướng” (將相)[5], hiện thời gọi là tỉnh trưởng, thị trưởng, huyện thị trưởng, quá nửa đều là do tu phước huệ trong Phật môn. Đối với phước, họ có phước báo to ngần ấy; về Huệ, họ thông minh, trí huệ, chẳng buông xuống chút nào! Theo sách sử ghi chép, Tô Đông Pha đời trước là người xuất gia, tức là hậu thân của ḥa thượng Ngũ Tổ Giới. Đấy là một chi phái trong Thiền Tông, Sư là tổ sư đời thứ năm trong chi phái ấy[6], [Ngũ Tổ Giới ở đây] chẳng phải là sư phụ của Huệ Năng đại sư, chẳng phải là vị ấy. Vị ấy (Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn) đă vượt thoát mười pháp giới. Không chỉ là vượt thoát lục đạo, [mà c̣n] vượt thoát mười pháp giới, đă thật sự thành tựu. Do đă minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật, vị ấy (Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn) thật sự thành tựu.

          Nhưng có rất nhiều người xuất gia c̣n hâm mộ phú quư, cũng mong đời sau làm quan to, nguyện ấy thật sự thành tựu. Nguyện thành Phật, thành Bồ Tát rất khó, tu phước báo nhân thiên trong Phật môn rất dễ dàng! Nhưng quư vị phải ghi nhớ, vào thuở đó, chẳng có đạo tràng chánh pháp nào mà chẳng siêng tu Giới, Định, Huệ, dứt diệt tham, sân, si. Tuy tham, sân, si chẳng thể diệt mất, nói chung là tham, sân, si đă giảm thiểu mấy phần, điều này là khẳng định. V́ thế, người ấy mới có phước báo to ngần ấy. Nhưng chư vị nhất định phải biết, con người chớ nên hưởng phước. Hễ hưởng phước, sẽ như thế nào? Mê hoặc, quên sạch những thiện nhân đă tu tập, tích lũy trước đó, sẽ tùy thuận tham, sân, si, mạn trong hiện tiền. Tham, sân, si, mạn mỗi năm một tăng trưởng, phiền phức to lớn! Hưởng hết phước báo, nghiệp báo hiện tiền, nghiệp bất thiện hiện tiền, sẽ phải đọa lạc xuống thấp hơn so với hiện tại. Đức Phật đă từng nói về chuyện này, chẳng phải là không nói. Đức Phật gọi chuyện này là “tam thế oán”. Đời thứ nhất, quư vị hộ tŕ Phật pháp trong Phật môn, hoặc là giảng kinh, thuyết pháp, tu phước, tu huệ. Đời sau hưởng phước, đời sau làm quan để hưởng phước. Hưởng hết phước rồi, tội nghiệp do quư vị đă tạo trong đời này, tội nghiệp do quư vị đă tạo trong đời quá khứ thảy đều hiện tiền, quả báo là đi vào tam đồ! Đức Phật đă cảnh cáo nghiêm ngặt người tu hành: Chớ nên tham cầu phú quư thế gian, hăy nên chẳng quên Tam Học Giới, Định, Huệ, mong mỏi đời đời kiếp kiếp tăng thượng Tam Học, quư vị sẽ chẳng mê hoặc.

          Có người phát nguyện đời đời kiếp kiếp được làm thân người, học Phật pháp, hoằng pháp lợi sanh. Có người phát nguyện ấy, thật sự học, thật sự hành; trong cửa nhà Phật, có cầu ắt ứng! Từ trong lịch sử, qua Từ Bi Thủy Sám, chúng ta thấy một thí dụ rơ rệt nhất là Ngộ Đạt quốc sư đă phát nguyện này. Mười đời chẳng mất thân người; sau khi chết đi, sang đời sau, lại đầu thai vào nhân gian, quả nhiên chẳng trái nghịch nguyện vọng. Ngài lại xuất gia, tiếp tục tu hành. Đến đời thứ mười, đương nhiên là mỗi đời càng thông minh hơn, tích lũy quá nhiều mà! Tam Học Giới, Định, Huệ tích lũy quá nhiều; đạo đức, tu tŕ và học vấn của quư vị mỗi đời một cao hơn, đến đời thứ mười sẽ ảnh hưởng rất lớn. Đế vương nghe tâu, sau khi triệu kiến, bội phục Sư năm vóc sát đất, bái Sư làm thầy, Sư trở thành quốc sư[7].

          Cũng may, làm quốc sư cũng may, vẫn chưa bị mê. Tới khi hoàng thượng biếu Sư một ṭa báu bằng trầm hương, trước kia gọi là “thái sư ỷ” (太師椅, ghế thái sư) chạm trổ bằng trầm hương, quá danh giá, quư báu. Sư liền dấy ḷng hoan hỷ, cảm thấy ngạo mạn đôi chút: “Kẻ xuất gia trong thiên hạ, ai có thể sánh bằng ta?” Ư niệm ấy vừa sanh khởi, thần hộ pháp bỏ đi, Sư đọa lạc, nẩy sanh phiền năo, chẳng sanh trí huệ. Ư niệm kiêu căng, ngă mạn vừa nẩy sanh, tự cho ḿnh là đúng, tự cho ḿnh là lỗi lạc, lập tức bị đọa lạc! Oán thân trái chủ ngay lập tức dựa vào cơ hội này t́m đến, Sư bị ghẻ mặt người, gần như mất mạng! Rốt cuộc là tu hành cả mười đời chẳng uổng công, tôn giả Ca Nặc Ca là một vị A La Hán, Ngài có thần thông, giúp đỡ Sư hóa giải kiếp nạn ấy, dạy Sư sám hối, dạy Sư phải nghiêm túc tu hành th́ mới có thể tăng tấn. Nếu không, quư vị [tuy có] công phu tu hành mười đời, đời sau vừa chuyển thân liền đọa lạc. Quư vị nói có đáng sợ lắm hay chăng?

          Chúng ta thấy người hiện thời, khi có một tí lợi ích hiện tiền đă lộ vẻ kiêu ngạo! Ngộ Đạt quốc sư lộ vẻ kiêu ngạo, liền bị ghẻ mặt người, cao tăng mười đời đấy nhé! Công đức tu học trong đời quá khứ của chúng ta chẳng bằng Ngài, phước huệ đều chẳng bằng Ngài, [chỉ v́] một chút chuyện nhỏ nhặt trong hiện thời mà đă kiêu ngạo rồi, đời sau chúng ta sẽ sanh về đâu? Quư vị hăy nghĩ kỹ đi, tự ḿnh sẽ biết, chẳng cần phải hỏi ai khác! Chư vị nghĩ kỹ xem, vấn đề này nghiêm trọng lắm! Do vậy, người xuất gia phải đặc biệt chú ư, v́ quư vị xuất gia, sẽ chẳng làm việc, cuộc sống của quư vị là do mười phương cúng dường. Cổ đại đức đă nói rất hay: “Thí chủ nhất lạp mễ, đại như Tu Di sơn, kim sanh bất liễu đạo, phi mao đới giác hoàn” (Một hạt gạo thí chủ, to như núi Tu Di, đời này chẳng liễu đạo, đeo lông, đội sừng đền)! Quư vị xuất gia, tín đồ cúng dường quư vị, họ mong mỏi điều ǵ? Mong quư vị sẽ thành đạo, họ sẽ được phước. Nếu quư vị chẳng thành đạo, họ cũng chẳng uổng công cúng dường quư vị, đời sau quư vị phải đền trả mà! Đó gọi là “ăn của người khác tám lượng, quư vị phải trả họ nửa cân”, phải đền nợ! V́ thế, người xuất gia tu hành trong đời này chẳng thể thành tựu, quư vị sẽ là kẻ mắc nợ! Đời này quư vị mắc nợ bao nhiêu người, đều phải trả đủ! Những lời này đều là lời thật.

          Nhưng hiện thời có lắm kẻ chai ĺ, bất nhân, họ cũng biết nói, nhưng vẫn cứ làm. Niệm Phật văng sanh Tịnh Độ là con đường tắt để thành Phật, họ cũng chẳng nghiêm túc hành, đến khi sắp chết mới ôm chân Phật. Có được hay không? Bao nhiêu kẻ xuất gia lúc lâm chung, người hiện thời nói là “mắc bệnh lú lẫn tuổi già”, thôi rồi! Bị mất trí nhớ v́ tuổi già, trợ niệm cho người ấy vô dụng. Người ấy đă si ngốc, hoàn toàn chẳng ăn khớp với Phật pháp được!

          Người ta chết đi, người thế gian đều nói, người Hoa nói Ngũ Phước th́ phước cuối cùng là chết an lành. Khi chết sáng suốt, tỉnh táo, người như vậy không học Phật cũng chẳng đọa ác đạo. Chư vị ngẫm xem, có người nào đầu óc tỉnh táo sẽ đi làm súc sanh, sẽ đi vào ngạ quỷ? Chẳng thể nào! Đầu óc tỉnh táo, chắc chắn là phước báo nhân thiên! Kẻ nào sẽ vào tam đồ? Kẻ hồ đồ, mê hoặc, điên đảo, kẻ đó sẽ vào tam đồ. Ai có thể đảm bảo quư vị trong phút lâm chung cuối cùng đầu óc sẽ sáng suốt, tỉnh táo? Đấy là đại phước báo. V́ thế, người học Phật tu hành, sống trên thế gian, phước báo ǵ cũng không cần, ta đều chẳng hưởng, ta chỉ hy vọng khi lâm chung sáng suốt, tỉnh táo, quư vị mới có thể niệm Phật văng sanh, đó là chuyện chắc chắn đáng tin cậy. Đừng để phước báo khiến cho quư vị đầu óc mê muội, đừng để phước báo khiến cho tuổi già bị mất trí nhớ, vậy là hỏng bét mất rồi!

          V́ thế, xuất gia chẳng phải là một chuyện dễ dàng. Thật sự phát tâm, thân cư sĩ vẫn có thể hoằng pháp y hệt, nhất định là phải y giáo phụng hành. Xác thực là chẳng dễ gặp thầy tốt, nhưng t́m cổ nhân, làm tư thục đệ tử của cổ đại đức, chắc chắn là sẽ có thể thành tựu. Trong đời này, chúng ta làm thật hay làm giả, vẫn là như chúng tôi thường nói mười sáu chữ! Nhất định là phải thường ghi nhớ mười sáu chữ ấy, quyết định chẳng thể vi phạm, ích kỷ, tiếng tăm, lợi dưỡng, ngũ dục, lục trần, tham, sân, si, mạn, phải xa ĺa! Hễ quư vị c̣n ích kỷ, chắc chắn sẽ tạo nghiệp! Quư vị c̣n có tiếng tăm, lợi dưỡng, c̣n tham cầu ngũ dục, lục trần hưởng thụ, quư vị quyết định có tham, sân, si, mạn. Nói cách khác, cho dù quư vị giảng kinh, thuyết pháp, hoằng pháp lợi sanh, cũng chẳng thể văng sanh, những ǵ quư vị đă tu chính là phước báo cho đời sau. Có phước báo mà nếu quư vị chẳng được làm thân người, sẽ đến đâu để hưởng? Súc sanh, ngạ quỷ đều có phước! Hưởng phước trong ngạ quỷ đạo, [làm] sơn thần, thổ địa.

          Trong quá khứ, chúng ta đă nghe lăo pháp sư Đàm Hư kể: Ngài có một vị sư huynh, tức là đồ đệ của lăo ḥa thượng Đế Nhàn. Vị ấy tham Thiền mà trở thành thần Thổ Địa. Tại thiền đường Kim Sơn, vị ḥa thượng thủ tọa có địa vị rất cao, chỉ kém Phương Trượng, sau khi chết bèn thành thần Thổ Địa. Đấy là có phước báo, hưởng phước trong quỷ đạo, chẳng được làm thân người! Hưởng phước trong súc sanh đạo, tức là súc sanh hưởng phước. Hiện thời, rất nhiều kẻ phú quư nuôi thú cưng, tức là [những chúng sanh ấy] hưởng phước trong súc sanh đạo, quư vị có bằng ḷng hay không? Chẳng mong như vậy, hăy nghiêm túc học tập, chớ nên dính líu ích kỷ, tiếng tăm, lợi dưỡng, ngũ dục, lục trần, tham, sân, si, mạn, đầu óc phải sáng suốt, những thứ ấy hại chết người đấy nhé! Phật pháp là Đề Hồ, những thứ đó là độc dược. Người học Phật hễ dính một chữ [trong những chữ trên đây; hễ dính phải], Đề Hồ đă bị xen lẫn thuốc độc, chớ nên không cẩn thận. Nay đă hết thời gian rồi!

**

          Chư vị đồng học, xin mời ngồi xuống. Chúng ta xem tiếp câu thứ ba kế đó:

 

          (Sớ) Hữu thất nguyện, tựu tọa Thiền Quán thời nguyện.

          ()有七願,就坐禪觀時願。

          (Sớ: Có bảy nguyện, chính là những nguyện khi ngồi Thiền quán tưởng).

 

          Điều này nói về sự tu học, Thiền và Quán đă bao gồm trọn hết sự giáo học trong Phật giáo. Dụng công trong Tông Môn (Thiền Tông) gọi là Thiền, dụng công trong Giáo Hạ gọi là Quán. Dùng hai chữ này ư nghĩa sẽ có ảnh hưởng sâu đậm hơn “kinh giáo” rất nhiều, v́ “kinh giáo” th́ chưa chắc đă có công phu trong ấy, chưa chắc có thành tựu. Thiền Quán chính là công phu chân thật, khác hẳn! Kinh Kim Cang đă nói về ư nghĩa của Thiền rất khá, Đàn Kinh của Lục Tổ đại sư hoàn toàn căn cứ trên những ǵ kinh Kim Cang đă dạy. Tổ giảng càng rơ hơn, càng nói rành rẽ hơn. Kinh Kim Cang dạy “chẳng chấp lấy tướng” là Thiền, “như như bất động” là Định; đấy là Thiền Định. Hoàn toàn chẳng bảo quư vị khoanh chân xếp bằng tĩnh tọa nh́n vách, chẳng phải vậy. Đó là Thiền Định sơ cấp, vừa mới khởi đầu th́ dùng phương pháp ấy để tu. Thiền Định thật sự là sáu căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần, chúng ta thường nói là “không chấp trước, chẳng phân biệt, chẳng khởi tâm, không động niệm”. Đó là Thiền, nhất quyết chẳng bị cảnh giới bên ngoài ảnh hưởng. Trong th́ như như bất động, người Hoa gọi đó là Định. Cũng có nghĩa là “ngoài chẳng chấp tướng, trong chẳng động tâm”; đấy là Thiền. V́ thế, nói: “Đi, đứng, ngồi, nằm đều là Thiền”.

          Thuở ấy, Huệ Năng đại sư đến Hoàng Mai tham học; khi đó, Ngài hai mươi bốn tuổi, rất trẻ! Ngũ Tổ bảo Ngài đến làm việc trong pḥng xay xát, bửa củi, giă gạo. V́ đạo tràng người ăn cơm đông đảo, hơn một ngàn người ăn cơm, gạo phải giă, củi phải chẻ, Ngài làm việc nặng nhọc suốt tám tháng. Ngài ở Hoàng Mai tám tháng, tu ǵ vậy? Ngài thật sự tu Thiền Quán. Ngũ Tổ biết rơ, người khác chẳng hiểu rơ ràng! Huệ Năng đại sư tự hiểu rơ, Ngũ Tổ hiểu rơ, kẻ khác nh́n chẳng ra, Ngài thật sự đang tọa Thiền. “Tọa” là dùng tư thái ngồi trong chuyện đi, đứng, ngồi, nằm để tỷ dụ. “Tọa” là bất động, chẳng phải là bảo quư vị thật sự ngồi nơi đó. Ngài ở Hoàng Mai hằng ngày giă gạo, hằng ngày bửa củi, làm sao có thể ngồi mà giă cho được? Làm sao có thể ngồi mà bửa củi cho được? Chẳng thể nào! “Tọa” là tỷ dụ cái tâm bất động; thân động, tâm bất động. Tâm bất động là không có vọng tưởng, chẳng có tạp niệm, thấy hết thảy mọi người bên ngoài đều là Phật, Bồ Tát, đều đáng để tôn kính. Huệ Năng đại sư ở Hoàng Mai tám tháng, chẳng khinh rẻ một ai, đối với bất cứ ai cũng đều khiêm hư, tôn kính, đều xưng tán. Tuy không ở trước mặt Ngũ Tổ, nhưng nhất cử nhất động của Huệ Năng, Ngũ Tổ đều biết rành rẽ, rơ ràng: Đấy là pháp khí, đấy là kẻ sẽ truyền pháp. Đó là Thiền.

          Giáo Hạ th́ tu Quán, bất luận là Thiên Thai hay Hiền Thủ, hai giáo phái lớn ấy, Pháp Tướng, cho đến Tịnh Độ Tông. Tịnh Độ Tông có phải là tu Quán hay không? Đúng vậy, chẳng sai, chính là tu Thiền Quán. Cổ đại đức thường nói: “Chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Giác là Quán. Phàm phu và Phật, Bồ Tát sai khác ở chỗ nào? Sai biệt ở chỗ Phật và Pháp Thân Bồ Tát sáu căn tiếp xúc cảnh giới sáu trần chẳng khởi tâm, không động niệm; v́ thế, các Ngài thường ở trong Thiền Định. Đi, đứng, ngồi, nằm, không ǵ chẳng phải là Thiền! Ứng hóa khắp mười phương, chỗ nào chúng sanh có cảm, Ngài sẽ hiện thân đến đó giáo hóa chúng sanh, vẫn ở trong Thiền Định. Hiện thân mà chẳng khởi tâm động niệm, giáo hóa chúng sanh cũng chẳng khởi tâm động niệm. Thích Ca Mâu Ni Phật đă nêu gương tốt cho chúng ta thấy: Đi, đứng, ngồi, nằm đều là Thiền. Đấy gọi là sự giáo học chân chánh, là công phu chân thật! Giáo Hạ nói đến Chỉ và Quán, Chỉ là buông xuống, Quán là thấy thấu suốt!

          Thuở trước, khi tôi mới học Phật, nếu Chương Gia đại sư nói với tôi về Chỉ Quán, tôi sẽ chẳng hiểu, sẽ thật sự khiến cho tôi bị hồ đồ. Lăo nhân gia có phương tiện thiện xảo, Ngài không nói Chỉ Quán, mà nói là “thấy thấu suốt, buông xuống” tôi hiểu điều này dễ dàng, rất dễ tiếp nhận! “Thấy thấu suốt, buông xuống, buông xuống là Chỉ, thấy thấu suốt là Quán, gộp chung lại sẽ là Thiền, tôi rất được lợi ích. Lăo nhân gia thâm nhập sâu xa Phật pháp, diễn tả nông cạn, có thể khiến cho tôi nghe hiểu, có thể tiếp nhận, hoan hỷ tiếp nhận, sự giáo học ấy chính là “Lư Cơ song khế” (vừa khế lư vừa khế cơ), giáo học thành công!

          Dứt hết thảy ác, tu hết thảy thiện, [thường nói gọn là] “chỉ ác, tu thiện” th́ phải ly tướng. Nếu chẳng ly tướng, sẽ là Thiền Định thế gian, tu đến mức cao nhất, sẽ là Sắc Giới Thiên, hoặc Vô Sắc Giới Thiên, chẳng thể vượt thoát [tam giới]. V́ thế, Chỉ Quán đều chẳng thể chấp tướng. Kinh Bát Nhă dạy chúng ta: “Phàm những ǵ có h́nh tướng đều là hư vọng”. Tuy là hư vọng, ác phải dứt. Tuy dứt, chẳng ghim trong ḷng, giống như chẳng có chuyện ấy. Thiện nhất định phải tu, tuy tu thiện, vẫn chẳng ghim trong ḷng. Đó gọi là “làm mà không làm, không làm mà làm”. “Không làm” là hằng ngày đều làm, làm rất nghiêm túc, quyết định chẳng chấp tướng, giữ cho cái tâm thanh tịnh, chẳng bị ô nhiễm mảy may! Hễ chấp “ta hôm nay đă làm bao nhiêu chuyện tốt, ta hôm nay đă ngưng dứt”, chúng ta nói là “đoạn”, nhà Phật thường nói là Đoạn, “hôm nay ta sẽ bắt đầu đoạn phiền năo, đoạn những phiền năo nào”. Quư vị có ư niệm ấy. Kẻ sơ học có [ư niệm, đối với họ], “chẳng có ư niệm” quá khó khăn! Nếu công phu dần dần tăng tấn, tăng tấn tới mức “dứt ác mà chẳng có ư niệm dứt ác”, chẳng có ư niệm ấy, tu thiện mà không dấy khởi ư niệm tu thiện, công phu ấy đă khá rồi, chúng ta thường nói là “công phu đắc lực”, đă đắc lực! Nếu thường xuyên vương vấn “ta làm bao nhiêu chuyện tốt”, chẳng được rồi! Đấy là công phu chẳng đắc lực.

          Tổ sư Đạt Ma đến Trung Hoa; trước mặt Tổ, Lương Vũ Đế khoe khoang công đức hộ tŕ Phật pháp của chính ḿnh: Vua đă độ bao nhiêu người xuất gia, dựng bao nhiêu ngôi chùa, tạc bao nhiêu tượng Phật. Thuở ấy, kinh phải chép tay. Vua đă thỉnh người sao kinh, sao được bao nhiêu bộ kinh sách, rất đắc ư! Đối với chuyện hộ tŕ Phật pháp của hàng đế vương trước ông ta, chẳng có ai làm nhiều bằng nhà vua. Vua làm thật sự nhiều! Nói theo mặt công đức, người khác có thể làm ít hơn mà vẫn có công đức. Nhà vua làm nhiều ngần ấy mà chẳng có công đức! Nhà vua hỏi công đức của ông ta có lớn hay không? Đạt Ma tổ sư nói lời thật thà: “Tịnh vô công đức” (Hoàn toàn chẳng có công đức). Nhà vua đă làm những chuyện như thế nào? Nói theo Phật môn, sẽ là “phước đức trung sự”, [tức là] ông ta đă tạo phước đức, chẳng phải là công đức! Xét theo Sự th́ giống như nhau, đoạn ác, tu thiện. Sự giống nhau, nhưng chấp tướng th́ sẽ là phước đức, ĺa tướng th́ là công đức. Chư vị phải hiểu rơ ràng! Chấp tướng sẽ có quả báo; hễ thiện th́ là quả báo trong ba thiện đạo, c̣n ác th́ là quả báo trong ác đạo, quư vị chấp tướng mà! Đoạn ác tu thiện, nhưng chẳng chấp tướng. Chẳng chấp tướng, sẽ chẳng có quả báo trong lục đạo. Quả báo ở chỗ nào? Nhất định là vượt thoát lục đạo, đấy gọi là “công đức”. Công đức có thể giúp đỡ quư vị tăng tấn, vượt thoát lục đạo luân hồi, vượt thoát mười pháp giới.

          Người nào làm được “đoạn ác tu thiện mà chẳng để trong tâm”? A La Hán làm được. V́ thế, A La Hán thoát khỏi lục đạo luân hồi, vượt thoát tam giới lục đạo. Chúng ta chớ nên không biết điều này! Đối với người niệm Phật chúng ta, niệm Phật xác thực là pháp môn hết sức thù thắng, thuận tiện. Ta đoạn ác, tu thiện, ta vẫn chẳng ly tướng, ta c̣n chấp trước, có thể văng sanh hay không? Có thể chứ! [Sanh vào] cơi Phàm Thánh Đồng Cư. Nếu đoạn ác tu thiện mà chẳng chấp tướng, sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới, sẽ chẳng sanh trong cơi Phàm Thánh Đồng Cư, mà tối thiểu là cơi Phương Tiện Hữu Dư, khác hẳn! Cơi Phương Tiện Hữu Dư là nơi A La Hán, Bích Chi Phật văng sanh. Quư vị chỉ cần đoạn ác, tu thiện, chẳng chấp tướng, sẽ giống như các Ngài. Nếu đoạn ác tu thiện mà chẳng khởi tâm, chẳng động niệm, [phẩm vị của] quư vị sẽ rất cao, sẽ sanh vào cơi Thật Báo Trang Nghiêm của thế giới Cực Lạc. Cơi Thật Báo Trang Nghiêm là đạo tràng tu học của Pháp Thân Bồ Tát; quư vị đến nơi đó, đấy là công phu chân thật.

          V́ thế, có bảy nguyện ấy, đấy là sự giáo học chân thật và tu hành chân thật trong Phật pháp. Dùng hai chữ Thiền Quán hay lắm! Chúng tôi thường nói “Thiền là Phật tâm”. Thiền là chẳng có chấp trước, chẳng có phân biệt, chẳng có khởi tâm động niệm, là Phật tâm. Giáo: Kinh giáo là Phật ngôn, tức là lời nói của Phật. Giới luạt là tâm hạnh của Phật, tức sự hành tŕ của Phật nơi thân, khẩu, ư. Thiền là Phật tâm, thân, khẩu, ư! Trong một phẩm kinh này, vừa mở đầu, Trí Thủ Bồ Tát đă nói mười câu về ba nghiệp thân, khẩu, ư thanh tịnh. Đó là h́nh tượng nơi quả địa Như Lai rốt ráo. Thân, ngữ, ư nghiệp thuần tịnh, thuần thiện, c̣n cao hơn địa vị Đẳng Giác một tầng. V́ thế, câu này là nói về khi dụng công cầu học.

          Tiếp đó, từ đoạn thứ tư cho đến đoạn thứ mười đều là nói về cuộc sống hằng ngày. Tuy trong [phần kinh văn dạy về] cuộc sống hằng ngày đều là nói về cuộc sống thường nhật của hàng xuất gia, hàng tại gia đều có thể tu học giống hệt, phải hiểu tinh thần của nó. Chẳng cần câu nệ h́nh thức, h́nh thức là sống động, đức Phật không có pháp nhất định để có thể nói, nhưng quan trọng nhất là tinh thần. Người hiện thời nói là “học sống động, vận dụng sống động”. Thứ tư là…

 

          (Sớ) Hữu lục nguyện, minh tương hành phi quải thời nguyện.

          ()有六願,明將行披挂時願       

          (Sớ: Có sáu nguyện, nói về những nguyện thuộc về chuyện ăn mặc lúc sắp ra đi).

         

          Đây là ra khỏi cửa. “Tương hành” (將行, sắp đi), “hành” là ra khỏi cửa. Ra ngoài, nhất định phải mặc y phục chỉnh tề, nay chúng ta gọi “phi quải” (披掛) là ăn mặc. Do thuở ấy tại Ấn Độ, vào thời đại ba ngàn năm trước, người Ấn Độ mặc áo là quấn một tấm vải lên người. Hiện thời, các vị thấy những vị pháp sư Tiểu Thừa sẽ hiểu rơ, quần áo thông thường của họ là như vậy, một tấm vải quấn lên người, chẳng giống như Trung Hoa. Trung Hoa xác thực là phải may cắt; y phục có cổ, có tay áo. Thời cổ, Trung Hoa cũng chẳng mặc quần, [mà mặc một thứ] gọi là “y thường” (衣裳). “Thường” () là ǵ? Chính là cái váy. Nam nữ đều mặc váy. Cổ Ấn Độ cũng giống như vậy, phía dưới quấn váy, là một tấm vải, đó chính là “y thường”.

          V́ thế, hiện thời quư vị thấy tượng Phật, tượng Bồ Tát, chẳng thấy mặc quần, tuyệt đối chẳng có, thảy đều là váy. Đó gọi là “phi quải”: Thứ khoác ở trên th́ gọi là “phi” (), váy quấn ở dưới th́ gọi là “quải” (). Ra khỏi cửa, nhất định phải chú trọng “phục trang” (服裝, ăn mặc, trang điểm) như chúng ta nói trong hiện thời. Phục trang cũng nhằm biểu thị thân phận của một người, tiện cho việc hành lễ. V́ thế, gọi là “lễ phục”. Trong phần trước tôi đă thưa cùng quư vị, đệ tử Phật “học vi nhân sư, hành vi thế phạm” (học làm thầy người, hành vi làm khuôn phép cho cơi đời). Nhất cử nhất động của người ấy đều là nêu gương, làm khuôn phép cho đại chúng trong xă hội. V́ thế, tuy quần áo của người ấy không lộng lẫy, nhưng chỉnh tề, sạch sẽ, nhằm nêu gương tốt cho đại chúng. Phần này có sáu nguyện; trong tương lai, khi xem đến kinh văn, chúng ta sẽ có thể thấy.

         

          (Sớ) Ngũ hữu thất nguyện.

          ()五有七願。

          (Sớ: Đoạn thứ năm gồm bảy nguyện).

 

          Chúng ta xem những điều kinh đă dạy bèn hiểu: Những nguyện ấy được phát ra khi rửa ráy, súc miệng, tắm gội. Những nguyện ấy đều là cuộc sống hằng ngày. Chúng ta rửa mặt bèn phát nguyện ǵ, chúng ta súc miệng bèn phát nguyện ǵ, chúng ta tắm rửa bèn phát nguyện ǵ. Đó gọi là “luyện tâm qua sự việc”. Người ta học điều ǵ cũng đều vận dụng hoàn toàn từng ly từng tí trong cuộc sống, chẳng luống uổng một ngày nào! Phải nghĩ lại bản thân chúng ta, ngày nào cũng luống uổng, tu kiểu nào cũng chẳng có cách nào sánh bằng họ. Họ từ sáng đến tối, nói cách khác, chẳng có giây phút nào bỏ phí, nghĩ lại bản thân chúng ta đă bỏ phí thời gian quá nhiều! Ngoài tụng kinh, lạy Phật, đến lớp nghe giảng kinh, bèn được tương ứng mấy phần ra; trừ những lúc ấy ra, toàn là suy nghĩ loạn xạ, thảy đều dẫn đến phiền năo dấy lên hiện hành. Nếu quư vị suy ngẫm cẩn thận, dùng tỷ lệ để tính toán, trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ, ta thật sự gởi tâm nơi đạo được mấy giờ? Tâm chẳng đặt nơi đạo, thuận theo thói tục, lại là bao nhiêu giờ? So sánh đôi chút giữa hai đằng, bên nào nhiều hơn? Bên nào nhiều hơn, trong tương lai sẽ hướng đến đó. Bên Phật pháp nhiều, quư vị sẽ tăng tấn; bên thế tục nhiều, quư vị sẽ đọa lạc xuống dưới. Quư vị nói xem có đáng sợ lắm hay không?

          Thuở trước, Hoằng Nhất đại sư chọn kinh này làm kinh nhật tụng, có lư lắm! Ngài dùng hai phần, tức là phẩm Tịnh Hạnh và phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện. V́ thế, chúng ta chỉ biết là Ngài coi trọng giới luật, giới luật thực hiện như thế nào? Giới luật được thực hiện trong phẩm Tịnh Hạnh. V́ thế, nói thật ra, phẩm Tịnh Hạnh chính là Đệ Tử Quy của hàng Bồ Tát, Bồ Tát chẳng thể không học. Không học, sẽ chẳng phải là Bồ Tát. Sa Di Giới, Tỳ Kheo Giới, Bồ Tát Giới, thảy đều phải thực hiện bằng phẩm Tịnh Hạnh. Một trăm bốn mươi mốt nguyện là cuộc sống hằng ngày, hằng ngày đều là như vậy.

          Kế đó là đoạn thứ sáu:

         

          (Sớ) Hữu ngũ thập ngũ nguyện, minh khất thực, đạo hành thời nguyện.

          ()有五十五願,明乞食道行時願。

          (Sớ: Có năm mươi lăm nguyện, nói về những nguyện khi khất thực, đi đường).

 

          Khất thực là một môn công khóa, người hiện thời nói là “cơ hội giáo dục”. Đức Phật coi trọng cơ hội giáo dục nhất, hễ gặp người khác bèn khuyên dạy họ, Không nhất định là dạy học trong giảng đường, chẳng phải vậy, [mà là] dạy học mỗi khi có cơ hội. Quư vị mỗi ngày đi khất thực, gặp người khác, gặp chuyện nào đó, gặp những vật chi đó, đối với chính ḿnh mà nói, người, sự, vật chẳng có ǵ không nhằm biểu thị pháp, khải thị cho quư vị. Người hiện thời nói là “linh cảm”, giúp quư vị phá mê khai ngộ. Đối với hết thảy người, sự, vật, chúng ta phải dùng tâm thái ǵ để đối đăi, [phần này] có đến năm mươi lăm nguyện. Trong mười đoạn, phần này chiếm nhiều nhất, quá nửa, gần như là một nửa. Có tất cả một trăm bốn mươi mốt nguyện, phần này chiếm tới năm mươi lăm nguyện, chúng ta phải coi trọng tỷ lệ này!

          Chúng ta phải ghi nhớ, đối đăi với hết thảy chúng sanh, người, sự, vật, phải nắm lấy cơ hội giáo dục, quyết định đừng bỏ lỡ! Đối với chính ḿnh, sẽ tăng cao cảnh giới; đối với người khác, sẽ là giúp họ phá mê, khai ngộ, quư vị phải thật sự có cái tâm này! Hiện thời, khó khăn ở chỗ nào? Khó ở chỗ chúng ta chẳng có cái tâm này, chẳng có nguyện này! Thật sự có tâm nguyện này, người ấy sẽ chẳng bỏ lỡ cơ hội, bất luận ở nơi nào! Ví như khất thực, hoặc là đi đường, gặp gỡ trên đường, gặp gỡ trên đường có hai loại, một loại là đi cùng chiều với chúng ta, loại kia là đi ngược chiều, phải chào hỏi. Đi cùng đường, đi một đoạn đường, có thể nói mấy câu, dài ngắn đều chẳng nhất định, v́ mỗi người có phương hướng, mục tiêu riêng. Đôi khi gặp gỡ, chúng ta có thể cùng đi một đoạn đường.

          Khất thực là đến nhà người khác, đấy là quy củ; thí chủ tài cúng dường cho quư vị. “Tài” ở đây là một bát cơm, hoặc cho quư vị một vốc cơm, chẳng đủ một bát, quư vị lại đến nhà người khác khất thực. Quy củ nhà Phật nhất định là khất thực bảy nhà, khất thực cho đủ ăn. V́ thế, chẳng phải là một nhà. Trước kia, trong nhà người ta không nấu cơm nhiều như vậy, chẳng dư nhiều như vậy. V́ thế, cho quư vị chút ít, chẳng nhiều lắm. [Cơm xin từ] bảy nhà góp lại, quư vị có thể ăn một bữa. Nếu nhà ấy là đại gia tộc, là nhà phú quư, [xin từ] một nhà đă đầy một bát, quư vị chẳng cần phải đến nhà thứ hai. Xin từ một nhà chẳng đủ, quư vị lại xin nhà khác, [xin từ] hai nhà đă đủ ăn, chẳng đến nhà thứ ba. Tối đa là không thể vượt quá bảy nhà!

          Sau khi đă khất thực xong, chẳng phải là khất thực xong là có thể ăn ngay. Không thể, phải về đến tịnh xá cùng ăn với đại chúng. Đức Phật cũng là như thế, chẳng phải là khất thực xong, có thể bất cứ lúc nào, đến ngồi ở nơi đâu bèn ăn ngay tại đó, không được! Nhất định phải trở về. Trở về ăn cơm cũng có quy củ, v́ chắc chắn là có người ngày hôm ấy đi khất thực chẳng xin được ǵ, xin cả bảy nhà đều chẳng được! Có dư th́ phải chia sẻ cho họ. C̣n có những người xin được nhiều, trở về ăn cơm, mọi người đều trộn cơm chung với nhau, gọi là “ca-sa”, b́nh đẳng mà! Quư vị xin được bát cơm cùng thức ăn rất ngon, cơm của người khác rất tệ, phải trộn chung lại để chia đều, b́nh đẳng đấy! Phật môn thật sự làm được. Cơm ăn trong bữa ấy c̣n dư, sẽ bố thí cho súc sanh, tức là những loài chim thú, cúng dường chúng, chẳng để hư nát. Chắc chắn là không được giữ cơm lại để ăn vào hôm sau, không thể! Hôm nay ta xin nhiều một chút, ngày mai chẳng cần đi, không thể được! Đấy là ǵ? Đấy là chú trọng vệ sinh. Xứ Ấn Độ trời nóng, đồ ăn để đến hôm sau sẽ bị hư, biến đổi hương vị; v́ thế, chẳng thể để đến hôm sau. Những điều này được quy định trong giới luật, cuộc sống hằng ngày đấy nhé!

          Trước kia, ở quê nhà chúng tôi, tuy chẳng phải là phương Bắc, chúng tôi thuộc miền Trung của Trung Hoa, khí hậu lạnh lẽo hơn ở nơi đây, mùa Hè cũng rất nóng. V́ thế, cuộc sống của người ở nông thôn, khi đó chẳng có tủ lạnh, thức ăn đều phải coi xem có bao nhiêu người ăn, phải nấu cho vừa khít. Thức ăn luôn luôn là chẳng nấu nhiều, chỉ có thể ít hơn một tí. Chẳng thể [nấu nướng] nhiều, hễ dư ra sẽ bị hư hoại. Thức ăn không đủ th́ như thế nào? Thức ăn không đủ th́ có những món rau củ muối chua, những thứ ấy chẳng bị hư. V́ thế, cơm cũng ít, mà đồ ăn cũng ít. Khi ăn không đủ, sẽ bổ sung bằng các thứ ăn độn, bằng các loại rau muối mặn, nhất định phải ăn hết sạch như vậy, chẳng thể để thừa lại, luôn theo cách ấy. Như hiện thời nhà nào cũng có tủ lạnh, buổi trưa ăn c̣n dư th́ có thể ăn vào buổi tối, buổi tối c̣n thừa th́ ngày mai có thể ăn. Quư vị phải hiểu xưa kia, khi chẳng có những thiết bị ấy, họ có phương pháp [để giữ đồ ăn được lâu]. Trong bất cứ nhà nào ở quê tôi cũng đều muối dưa, v́ rau dưa đă thu hoạch không thể giữ măi, chỉ có cách đem muối chua là có thể giữ lâu được! Ấn Độ càng nóng hơn chúng ta, họ mặc ba món quần áo là đủ rồi, [xứ ấy] thuộc khu vực nhiệt đới, chắc chắc chẳng thể giữ lại thức ăn.

          Kế đó là đoạn thứ bảy.

 

          (Sớ) Hữu nhị thập nhị nguyện, minh đáo thành khất thực thời nguyện.

          ()有二十二願,明到城乞食時願。

          (Sớ: Có hai mươi hai nguyện, nói về những nguyện khi vào thành khất thực).

 

          Phần trước là nói về chuyện khất thực trên đường, đi đường, bây giờ là chuyên nói về lúc đă đến thành thị, đó là chỗ đông người. Thuở tại thế, đức Thế Tôn qua đêm dưới cội cây, giữa trưa ăn một bữa, đại khái là cách hương trấn, hương thôn, hoặc thành thị đều chẳng quá xa. Nói theo khoảng cách hiện thời, đại khái là khoảng hai cây số, người trước kia nói là “ba dặm”, ba dặm đường. “Dặm” (lư, ) xưa kia nhỏ hơn hiện thời, một cây số bằng hai dặm Tàu. V́ thế, xưa kia quê tôi nói là “năm mươi dặm”, trên thực tế là hai mươi lăm cây số trong hiện thời. Một trăm dặm bằng năm mươi cây số trong hiện thời. Từ quê chúng tôi đến Hợp Ph́[8] là một trăm hai mươi dặm. Hiện thời, lái theo đường xa lộ, sẽ là bảy mươi cây số. Do vậy, khất thực thuở ấy khoảng cách chẳng thể quá xa. Quá xa th́ thời gian đi về sẽ quá lâu! Do vậy, đức Thế Tôn chọn rừng cây, hoặc là tinh xá do người khác cung cấp cách thành thị hoặc nơi cư trụ thông thường đại khái chẳng thể xa hơn năm dặm đường. Năm dặm đường là hai cây số rưỡi trong hiện thời, khất thực thuận tiện. Kinh điển phần nhiều nói là “ba dặm”, ba dặm là một cây số rưỡi, thuận tiện cho quư vị khất thực.

          Chúng ta phải hiểu, thuở ấy, dân cư trên thế giới ít ỏi, chẳng đông như hiện thời. Vào thành, “thành” () là nơi có nhiều người cư trú. Nếu là đô thành, sẽ là nơi đế vương cư trú. [Những nơi ấy] đều là chỗ để người tu hành khất thực, là nơi tăng tấn cảnh giới cho người tu hành, đều khiến cho người tu hành phát hoằng nguyện chân thật. Nguyện cho những người ấy giác ngộ, nguyện những người ấy chớ nên lưu luyến phú quư trong thế gian; vinh hoa phú quư của thế gian, những thứ ấy chẳng lâu dài. Thường xuyên có cái tâm ấy, sẽ chẳng mê mất tự tánh, thật sự ǵn giữ sự cảnh giác cao độ, chẳng bị mê mất bởi cảnh giới bên ngoài, chẳng bị chuyển dời bởi cảnh giới bên ngoài.

         

          (Sớ) Bát hữu ngũ nguyện, minh hoàn quy tẩy dục thời nguyện.

          ()八有五願,明還歸洗浴時願。

          (Sớ: Đoạn thứ tám có năm nguyện, nói về những nguyện khi trở về tắm rửa).

 

          Quư vị mỗi ngày đều đi ra ngoài; nói thật ra, ra khỏi cửa cũng là vận động rất tốt. Tu hành, vận động, khất thực, hoằng pháp lợi sanh, thảy đều có, chẳng uổng công đi ra ngoài. Đi ra ngoài th́ phải quay về; sau khi khất thực, phải quay về. Khi trở về, quư vị xem kinh Kim Cang có thể thấy được đôi chút. Sau khi quay về phải rửa chân. V́ quư vị đi ra ngoài, chư vị phải hiểu, người thuở ấy chẳng đi giầy, đều là để chân trần. Quư vị thấy h́nh tượng vẽ hoặc tạc của Phật, Bồ Tát đều chẳng mang giầy, phải biết điều này! Đi đường xa như vậy, quay về, nhất định là phải rửa chân trước đă. Nếu khi đi, chảy mồ hôi, có thể tắm rửa. Chẳng đổ mồ hôi th́ không cần tắm rửa; nếu đổ mồ hôi th́ cần phải tắm rửa. Trong đoạn này có năm nguyện.

         

          (Sớ) Cửu hữu thập nguyện, minh tập tụng toàn lễ thời nguyện.

          ()九有十願,明習誦旋禮時願。

          (Sớ: Đoạn thứ chín gồm mười nguyện, nói về các nguyện khi tu tập, tụng niệm, đi nhiễu, lễ bái).

 

          Đây là sau khi ăn xong bèn tụng kinh. Nay chúng ta gọi “toàn lễ” (旋禮) là “nhiễu Phật”. Sau khi dùng cơm, xác thực là như người Hoa thường nói “dùng cơm xong, bách bộ”, khi vừa mới ăn xong, không nên ngồi hay nằm, rất chẳng hợp phép vệ sinh. Ăn xong, nhất định làm ǵ? Nhất định là đi kinh hành. Trong chùa miếu đều là như vậy, đại chúng cùng nhau thọ trai xong, tối thiểu phải nhiễu Phật nửa giờ, giúp cho sự tiêu hóa. Sau đấy, quư vị sẽ ngồi xuống, tham Thiền, làm chuyện chi đó, tốt lắm! Chẳng thể vừa ăn xong liền làm ngay, không nên! Ăn xong, cũng chớ nên đi ngủ. V́ thế, phần tu tập, tụng niệm, nhiễu Phật có mười nguyện.

          Cuối cùng…

 

          (Sớ) Hữu tam nguyện.

          ()有三願。

          (Sớ: Có ba nguyện).

         

          Khi ngủ, khi nghỉ ngơi; chư vị hăy suy ngẫm nội dung của phẩm kinh này, sẽ hiểu rơ cuộc sống trong một ngày của đệ tử Phật. Các vị hăy ngẫm xem, có phải là rất tương tự Đệ Tử Quy hay không? Đệ Tử Quy hoàn toàn là [những quy củ trong cuộc sống] của người tại gia, mục đích là làm một người tốt thật sự. Một trăm bốn mươi mốt nguyện trong phẩm Tịnh Hạnh nhằm dạy [chúng ta] làm một đệ tử tốt thật sự của đức Phật, là học tṛ ngoan của Phật, Bồ Tát. V́ thế nói “giống” tức là giống Bồ Tát, giống Phật. Nếu quư vị chẳng làm theo như vậy, sẽ chẳng đoạn nổi phiền năo, cái tâm thanh tịnh của quư vị sẽ chẳng thể hiện tiền.

          Năm nay, nhà nước sẽ tổ chức luận đàn Phật giáo thế giới tại Châu Sơn, chủ đề là “xă hội hài ḥa khởi đầu từ tâm”, nêu ra ba câu “tâm tịnh ắt cơi nước tịnh, tâm an ắt chúng sanh an, tâm b́nh ắt thiên hạ b́nh”. Làm thế nào để tâm tịnh? Làm thế nào để tâm an? Làm thế nào để tâm b́nh? Phẩm Tịnh Hạnh là tài liệu dạy học tốt nhất. Thật sự thực hiện một trăm bốn mươi mốt điều này, mỗi ngày đều có thể làm được, ba mục tiêu ấy sẽ thành tựu viên măn. Tâm tịnh, cơi nước tịnh. Tâm an, chúng sanh được b́nh an. Tâm b́nh, thiên hạ thái b́nh. Lời nói này có một tầng ư nghĩa sâu hơn nữa, tức là như trong giáo pháp Đại Thừa thường nói: “Hết thảy các pháp sanh từ tâm tưởng”. Chư vị nghĩ xem có đúng hay không? Nếu muốn thanh tịnh, nếu mong an toàn, nếu mong b́nh đẳng, sự ḥa thuận ở ngay trong ấy. Người Hoa nói “ḥa b́nh”, “đối xử ḥa thuận, đối đăi b́nh đẳng”, đối xử ḥa thuận là quả, b́nh đẳng là nhân. Đối với người ngoài mà bất b́nh đẳng, chắc chắn chẳng có ḥa thuận!

          Do vậy, đức Phật dạy các đệ tử, bất luận tại gia hay xuất gia, chẳng thể không học Lục Ḥa Kính. Lục Ḥa Kính là quy phạm cho cuộc sống trong đoàn thể. Đệ tử Phật môn, bất luận tại gia hay xuất gia, quư vị không thể rời khỏi đoàn thể. Đoàn thể nói theo Phật pháp, sẽ là bốn người ở chung với nhau, phải hiểu Lục Ḥa Kính. Nếu quư vị là một gia đ́nh, hai vợ chồng cùng với hai đứa con sẽ là bốn người. Có thể tu Lục Ḥa Kính, gia đ́nh của quư vị là Tăng đoàn, rất tuyệt diệu! Tăng đoàn nhất định được chư Phật gia tŕ, chư Phật Như Lai hộ niệm, long thiên thiện thần ủng hộ, gia đ́nh quư vị hạnh phúc, chẳng có bất cứ tai nạn ǵ, thật sự là “gia ḥa, vạn sự hưng”.

          Trong tŕnh độ hiện tiền, phải biết học tập Kiến Ḥa Đồng Giải như thế nào? Học Đệ Tử Quy, học Thập Thiện Nghiệp, học phẩm Tịnh Hạnh, kiến giải của chúng ta sẽ gần gũi, cách nghĩ và cách nh́n của chúng ta sẽ gần gũi, chẳng nẩy sanh lắm nỗi khác biệt! Đối với câu Kiến Ḥa Đồng Giải, người hiện thời nói là “thành lập nhận thức chung”. Đấy là nhân tố cơ bản trong đối xử ḥa thuận. Nếu cách nghĩ, cách nh́n của chúng ta đối với hết thảy người, sự vật khác nhau, chắc chắn chẳng thể nói tới chuyện đối xử ḥa thuận được, quư vị sẽ thường tranh luận. V́ thế, đây là điều kiện tiên quyết để đối xử ḥa thuận, chúng ta có cách nh́n và cách nghĩ chung. Tức là phải tuân theo giáo huấn của cổ thánh tiên hiền, giáo huấn của Phật, Bồ Tát, vấn đề này mới có thể giải quyết.

          Thứ hai là Giới Ḥa Đồng Tu. Giới của người Hoa là Đệ Tử Quy, ai nấy đều vâng giữ Đệ Tử Quy, có lẽ nào gia đ́nh ấy chẳng tốt đẹp? V́ thế, Thân Đồng Trụ, Khẩu Vô Tránh, người một nhà ḥa khí, chẳng có tranh luận. Ư Đồng Duyệt, gia đ́nh đầy ắp thơm thảo, tràn đầy yêu thương, đúng là một gia đ́nh hạnh phúc. Điều cuối cùng là Lợi Ḥa Đồng Quân, hưởng thụ cuộc sống vật chất và hưởng thụ tinh thần trong gia đ́nh hoàn toàn như nhau, b́nh đẳng. Gia đ́nh ai nấy đều là như vậy, thế giới này sẽ là thế giới Cực Lạc. Thế giới Cực Lạc, thế giới Hoa Tạng h́nh thành như thế nào? Chẳng có ǵ khác! Ai nấy đều tu Lục Ḥa Kính, ai nấy đều tu Thập Thiện Nghiệp, ai nấy đều tu phẩm Tịnh Hạnh. Mười một điều trong phần đầu của phẩm Tịnh Hạnh là tại gia, phần sau là xuất gia. Chúng ta có thể học tập, có thể hấp thụ cuộc sống tinh thần và những thứ tốt đẹp của người xuất gia, vận dụng vào phạm trù học tập của tại gia, thảy đều có thể hấp thu. Chỉ là trên h́nh thức th́ khác nhau, biểu hiện chẳng giống nhau, nhưng tinh thần là nhất trí; đấy là giáo huấn của đức Phật.

          Hôm nay đă hết thời gian rồi, ngày mai chúng ta sẽ bắt đầu học kinh văn. Trong phần kế tiếp, chữ “Phật tử” là [danh xưng do] Văn Thù Bồ Tát [dùng để] gọi ngài Trí Thủ, gọi Ngài là Phật tử. Trí Thủ đại diện cho mọi người chúng ta. Nói với Trí Thủ là nói với chúng ta, chúng ta mở quyển kinh ra, phải thẳng thừng gánh vác. Văn Thù Bồ Tát dạy ta, chẳng phải là dạy ai khác! Phật tử là ta, quư vị mới thật sự học được thứ này thứ nọ. Nếu quư vị nói “Phật tử là Trí Thủ Bồ Tát, chẳng phải là ta, chẳng phải là nói với ta”, vậy th́ thứ ǵ quư vị cũng đều chẳng học được! A! Hôm nay chúng tôi nói đến chỗ này!

Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh

Phẩm thứ mười một,

Tịnh Hạnh Phẩm

Phần 19 hết

 



[1] Trần Hiểu Húc (1965-2007) là một diễn viên của Trung Hoa Đại Lục, vai diễn thành công nhất của cô là Lâm Đại Ngọc trong bộ phim truyền h́nh Hồng Lâu Mộng (năm 1984). Năm 1998, cô sáng lập công ty quảng cáo Thế Bang rất thành công. Là một Phật tử thuần thành, trước khi mất v́ chứng bệnh ung thư ngực ba tháng, cô đă xin xuất gia, pháp hiệu Diệu Chân vào ngày 23 tháng Hai năm 2007 tại Bách Quốc Hưng Long Tự ở Trường Xuân. Cô mất vào ngày 13 tháng Năm năm 2007. Sau đó, chồng cô là Hác Đồng cũng xuất gia.

[2] Người Hoa thường gọi những giáo phái tin theo Chúa Jesus, nhưng không thuộc quyền quản hạt của ṭa thánh La Mă (như Baptist, Tin Lành, Cơ Đốc Phục Lâm v.v…) là Cơ Đốc giáo, và dùng chữ Thiên Chúa giáo để chỉ Công Giáo La Mă. Đúng ra, Cơ Đốc giáo là từ ngữ chính thức để dịch chữ Christianity, tức là gọi chung các truyền thống tôn giáo tin vào kinh Thánh và Chúa Jesus, Công Giáo La Mă chỉ là một phái trong đó. Để tránh lầm lẫn, các sách vở trong giới học thuật thường gọi các giáo hội cải cách, không tuân phục ṭa thánh La Mă là Cơ Đốc Tân Giáo, các giáo hội Chính Thống Giáo (Orthodox) thường được gọi chung là Đông Chánh Giáo (như các giáo hội đạo Chúa tại Nga, Bulgaria, Tiệp Khắc, Hy Lạp, đảo Cypre, Syria, Phần Lan, Albania, Ai Cập, Trung Đông v.v…)

[3] A Hoanh (阿訇) là từ ngữ người Hoa dùng để phiên âm chữ Akhund của tiếng Ba Tư (c̣n viết là Akhoond, Akhwand). Người Hoa c̣n phiên âm chữ này thành A Hành, A Oanh, A Hồng, hoặc Cáp Hoanh v.v… Akhund có nghĩa là giáo sư hoặc học giả. Người ta thường coi từ ngữ này tương đương với chữ Imam trong tiếng Ả Rập. Trong các đền thờ Hồi giáo, Akhoond hướng dẫn các nghi thức tôn giáo, đồng thời kiêm nhiệm vai tṛ giảng sư trong các trường Hồi Giáo (thường gọi là Howzeh hoặc Madrasa). Điều đáng ngạc nhiên là trong các sắc tộc theo đạo Hồi tại Trung Hoa (vùng Tân Cương) và A Phú Hăn, chữ Akhund là một danh xưng tôn quư, nhưng tại Iran, chữ Akhund thường dùng với nghĩa châm biếm, miệt thị những giáo sĩ đạo Hồi kém cỏi, thiếu học thức, thô lỗ, tục tằn, thiếu đạo đức.

[4] “Sâu hơn” ở đây không có ư nghĩa là ư nghĩa sâu xa, mà là do trong cổ văn thường dùng các biện pháp tu từ, sử dụng nhiều điển tích, ẩn dụ, hoặc chú trọng quá nhiều đến âm điệu, thanh vận, cũng như quá ngắn gọn, quá súc tích, trở thành bí hiểm, dễ gây hiểu lầm.

[5] Chữ Tướng () thứ nhất là tướng quân, chữ Tướng () thứ hai chỉ thừa tướng, người đứng đầu các quan văn. “Tướng tướng” là từ ngữ thường được dùng để chỉ chung các địa vị cao sang trong giới quan lại.

[6] Ngũ Tổ Giới chính là ngài Sư Giới, không rơ năm sinh và năm mất. Sư là bậc tông tượng trong tông Vân Môn nhà Thiền, sống vào đời Tống, trụ tŕ chùa Ngũ Tổ ở núi Ngũ Tổ tại Cận Châu (tỉnh Hồ Bắc), là người nối pháp của thiền sư Song Tuyền Sư Khoan. Do trụ tại chùa Ngũ Tổ, nên ngài Sư Giới thường được gọi là Ngũ Tổ Giới.

[7] Theo Viên Giác Kinh Tu Chứng Nghi của ngài Tông Mật, Ngộ Đạt quốc sư (809-882) là ngài Thích Tri Huyền, họ Trần, quê ở Mỵ Châu, tỉnh Tứ Xuyên. Xuất gia từ năm bảy tuổi (có thuyết nói là mười một tuổi), cầu thế độ với pháp sư Pháp Thái, được đặt pháp hiệu là Tri Huyền, tự Hậu Giác. Sư chú tâm nghiên cứu, học tập kinh Niết Bàn. Hai năm sau, do được thừa tướng Đỗ Nguyên Dĩnh thỉnh cầu, Sư thăng ṭa tại chùa Đại Từ ở Tứ Xuyên, thuyết pháp cho đại chúng đông đến hơn một vạn người. Ai nấy nghe giảng đều tán thán không cùng. Năm mười bốn tuổi Ngài đă giảng kinh Niết Bàn cho hoàng đế, đại thần, văn vơ bá quan, các vị tôn túc trong Phật môn đến nghe đều tấm tắc khen ngợi. Người đời gọi Ngài là Trần Bồ Tát. Sau đó, Sư theo luật sư Trinh Biện thọ Cụ Túc Giới, lại theo Tín pháp sư chùa An Quốc học Duy Thức. Do đức hạnh cao sâu, học vấn quảng bác, Sư được Đường Ư Tông ngưỡng mộ, tôn làm quốc sư. Năm Hàm Thông thứ mười (869), vua Đường Ư Tông đích thân đem bảo tọa trầm hương đến chùa An Quốc biếu tặng ngài Tri Huyền. Bảo tọa cao đến hai trượng, thuần bằng gỗ đàn hương, lại dùng những sợi tơ bằng vàng trang trí, đồng thời vua c̣n ban tặng ngự hiệu Ngộ Đạt quốc sư.

[8] Ḥa Thượng Tịnh Không quê ở huyện Lô Giang, thuộc tỉnh An Huy. Hợp Ph́ là tỉnh lỵ của tỉnh An Huy. Hợp Ph́ c̣n có các tên gọi là Lô Châu, hoặc Lô Dương. Thành phố này đă tồn tại trên hai ngàn năm, và chính là quê hương của Bao Công. Đây là nơi xảy ra cuộc chiến đẫm máu giữa Trương Liêu (nhà Bắc Ngụy của Tào Tháo) và quân Đông Ngô. Trương Liêu chỉ có tám trăm kỵ binh mà đă đánh bại quân Đông Ngô đông đến hai trăm ngàn người. Đây cũng là nơi xảy ra nhiều cuộc chiến quyết liệt giữa quân Nam Tống và quân Kim. Hợp Ph́ nằm ở phía Nam tỉnh An Huy, bên bờ Sào Hồ. Hiện thời, huyện Lô Giang trực thuộc thành phố Hợp Ph́.