Đại Phương Quảng Phật

Hoa Nghiêm Kinh

Phẩm thứ mười một

Tịnh Hạnh Phẩm

Phần 38

大方廣佛華嚴經

(十一)淨行品

Chủ giảng: Lăo pháp sư Thích Tịnh Không

Địa điểm: Hương Cảng Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội

Khởi giảng từ ngày mồng Bảy tháng Mười Một năm 2005

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa

Giảo duyệt: Đức Phong, Huệ Trang và Minh Tiến

Tập 1537

 

          Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin hăy ngồi xuống. Xin xem phẩm Tịnh Hạnh thứ mười một, tiểu đoạn thứ hai trong đoạn lớn thứ sáu của phần kệ tụng, xem từ bài kệ thứ mười bốn:

 

          (Kinh) Nhược kiến dũng tuyền, đương nguyện chúng sanh, phương tiện tăng trưởng, thiện căn vô tận.

          ()見湧泉。當願眾生。方便增長。善根無盡。

          (Kinh: Nếu thấy suối phun, nguyện cho chúng sanh, tăng trưởng phương tiện, thiện căn vô tận).

 

          “Dũng tuyền” (湧泉) là suối. Trên đường đi, chúng ta cũng có thể gặp phải. Nước suối từ dưới đất phun trào lên trên. Trạng huống suối phun dường như bất tận. Có những con suối phun nước chẳng gián đoạn, khi phun lên, độ cao không quá lớn, có suối phun cao mấy tấc, hoặc mấy xăng-ti-mét (centimeter). Quư vị thấy suối phun ngày đêm đều chẳng gián đoạn, nước suối phun lên trên. Chúng tôi cũng đă từng thấy suối phun có tánh chất gián đoạn. Sau khi đă phun vài phút, nó sẽ không phun nữa; cách một khoảng thời gian sau, nó sẽ lại phun. Nó phun nước rất cao, nói chung là đến mấy trượng, nước suối rất nóng. Trong quá khứ, tôi đă từng thấy chuyện này tại Mỹ. Nó cũng [phun] suốt năm, chẳng gián đoạn, đại khái là cứ mỗi nửa giờ, nó sẽ phun một lần. Đấy là thiên nhiên, chẳng phải là do sức người [tạo ra]. Những điều ấy đều thuộc vào nội dung của bài kệ này. Trông thấy cảnh tượng ấy, sẽ dẫn phát đại nguyện của Bồ Tát, “phương tiện tăng trưởng, thiện căn vô tận”.

          Các đồng học đều biết, Phật pháp nói đến cương lănh chung cực sẽ là “từ bi làm gốc, phương tiện làm cửa”. Nay “từ bi” được gọi là “ḷng yêu thương”. Đấy là Bổn Thiện. Tổ tiên đă nói “tánh con người vốn lành”. Trong nền giáo học truyền thống, tối thiểu là quan niệm này đă có từ năm ngàn năm trước. V́ thế, người Hoa biết giáo dục, thật sự nắm được cốt lơi giáo dục. Trung tâm điểm [của giáo dục] là Ái (, yêu thương). Trong giáo dục về Ngũ Luân th́ “phụ tử hữu thân” (cha con có t́nh thân), “thân” () là thân ái. T́nh thân ái ấy là bổn thiện. Tánh con người vốn lành, trong Phật pháp gọi là “từ bi”; đấy là căn bản. Đức Phật đă thành Phật, v́ sao c̣n phải phổ độ chúng sanh vất vả ngần ấy? Nếu quư vị hỏi v́ sao ư? Chính v́ ḷng từ bi! Hai chữ Từ Bi xác thực là chẳng dễ hiểu. V́ sao chẳng dễ hiểu? V́ bọn phàm phu chúng ta đều có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước; cho nên rất khó lư giải. Chúng ta lư giải ư nghĩa của hai chữ Từ Bi chẳng giống như Phật, Bồ Tát (Pháp Thân Bồ Tát) đă thị hiện, thua kém rất xa! V́ sao? Phật, Bồ Tát thị hiện trong chín pháp giới, trong khắp hư không tận pháp giới, các Ngài không chỉ chẳng có chấp trước, chẳng có phân biệt, mà cũng chẳng khởi tâm, không động niệm.

          Hôm nay, có đồng tu hỏi tôi: “Thật Tướng niệm Phật là ǵ?” Bát Nhă nói về Thật Tướng; Thật Tướng là ǵ? Thật Tướng là chân tướng. Nếu quư vị thấy chân tướng, chúc mừng quư vị, quư vị là bậc Pháp Thân đại sĩ như kinh Hoa Nghiêm đă nói, hoặc nói theo Thiền Tông sẽ là “minh tâm kiến tánh, đại triệt đại ngộ”. Vị ấy ngộ ǵ vậy? Chính là Thật Tướng. Kinh Bát Nhă nói “chư pháp Thật Tướng”, tức là chân tướng của các pháp. Chân tướng có tướng giống như thế nào? Rốt cuộc có h́nh dạng giống như thế nào? Quư vị đều niệm kinh Kim Cang và Bát Nhă Tâm Kinh thuộc làu làu, đơn giản nhất là Bát Nhă Tâm Kinh. Bát Nhă Tâm Kinh giảng về Thật Tướng. Quư vị thấy câu đầu tiên của Tâm Kinh là: “Quán Tự Tại Bồ Tát, hành thâm Bát Nhă Ba La Mật Đa thời, chiếu kiến Ngũ Uẩn giai không” (Khi Quán Tự Tại Bồ Tát hành Bát Nhă Ba La Mật Đa sâu xa, soi thấy năm uẩn đều không). Đấy là thấy Thật Tướng. Thấy Thật Tướng, quư vị tu Bát Nhă chẳng phải là Bát Nhă b́nh phàm, mà là Bát Nhă Ba La Mật Đa rất sâu xa! Ở đây, nêu lên một trường hợp tiêu biểu, nêu ra Quán Thế Âm Bồ Tát. Quán Tự Tại chính là Quán Thế Âm Bồ Tát, [nêu ra pháp được] Ngài tu học. Nay chúng ta có Bát Nhă hay không? Có chứ! “Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ và đức tướng của Như Lai”, Bát Nhă là trí huệ, là trí huệ sẵn có trong tự tánh, ai nấy đều có!

          Bát Nhă hiện tiền, có thể vận dụng trong cuộc sống hằng ngày, vận dụng vào xử sự, đăi người tiếp vật. Đấy chính là Pháp Thân Bồ Tát, là chân Phật, chẳng phải là giả Phật. Kinh đă nói rất rơ ràng tướng trạng của Ngài, chiếu kiến Ngũ Uẩn giai không”. Ngũ Uẩn là ǵ? Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Chư vị phải biết là “chiếu kiến” (照見), chẳng phải là “nhăn kiến” (眼見, thấy bằng mắt). Nay chúng ta chẳng có công phu Chiếu. Nếu có công phu Chiếu, sẽ dễ thực hiện. Công phu Chiếu chính là đức năng trong tự tánh của chúng ta, cũng là vốn sẵn có, nay đều bị mất sạch! “Mất” ở đây chẳng phải là thật sự mất đi, mà là bị mê mất. Trong giáo pháp Đại Thừa, đức Phật đă nói rất hay: Mê mất! Mê như thế nào? Trong kinh Hoa Nghiêm, đức Phật đă nói rất tuyệt: “Chỉ v́ vọng tưởng, chấp trước, mà chẳng thể chứng đắc”. Chuyện là như thế đó, đức Phật đă nói rơ ràng lắm, minh bạch lắm. V́ quư vị có vọng tưởng, có phân biệt, có chấp trước, ba tầng chướng ngại, khiến cho trí huệ và đức tướng trong tự tánh của quư vị thảy đều bị chướng ngại, hiện thời chẳng thể hiện tiền. V́ thế, đức Phật dạy chúng ta dùng Tu Đức, [tức là] dùng Tu Đức để chứng Tánh Đức.

          Về tu hành, đức Phật đă nói quá nhiều. Thuở tại thế, đức Thế Tôn đă giảng kinh hơn ba trăm hội, thuyết pháp bốn mươi chín năm, nói khá nhiều phương pháp. Chúng ta có thể tin tưởng, có thể lư giải, nương theo các phương pháp ấy để tu học, sẽ dần dần có thể chứng đắc Tánh Đức, có thể khôi phục Tánh Đức. Khôi phục Tánh Đức là “chiếu kiến Ngũ Uẩn giai không”. Chư vị phải biết, nay chúng ta đối với Ngũ Uẩn, thứ ǵ cũng đều chẳng phải là Không. Đối với Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, đối với cái đăy da thối tha này (thân thể) và vật ngoài thân, thứ ǵ cũng đều xem rất trọng, chẳng thể buông xuống món nào cả! Tự ḿnh phải biết điều này! [Do chúng sanh] ở trong cảnh giới như vậy, cho nên, đức Thế Tôn từ bi đă mở ra vô lượng pháp môn.

          Pháp môn Bát Nhă thuộc về Tánh Tông, thuộc về Thiền Tông. Thiền Tông của Trung Hoa là Đại Thừa; không chỉ là Đại Thừa, bậc thượng thượng thừa mới có thể tu được! Nhân vật đại biểu chính là Lục Tổ Huệ Năng đại sư trong Thiền Tông. Quư vị xem Đàn Kinh sẽ hiểu, bậc thượng thượng căn nhập môn như thế nào? Về h́nh tượng của bậc thượng thượng căn, có thể lấy ngài Huệ Năng làm đại biểu. Nói cách khác, quư vị có giống như ngài Huệ Năng hay chăng? Có đầy đủ các điều kiện như ngài Huệ Năng hay không? Nếu là phải, sẽ rất khó có, quư vị có thể thành tựu! Nếu chẳng phải vậy, quư vị đi theo con đường này sẽ chẳng đi nổi! Thuở tôi mới học Phật, bộ kinh điển tôi xem đầu tiên là Đàn Kinh, [bản chú giải] là tác phẩm Tiên Chú của cư sĩ Đinh Phước Bảo. Tôi xem rất hoan hỷ, càng xem càng hứng thú. Ba vị thầy của tôi đều giáo huấn, tôi là một đứa học tṛ ngoan, biết nghe lời! Vị thứ nhất là tiên sinh Phương Đông Mỹ, thầy dạy tôi, thầy bảo: “Trong năm ngàn năm lịch sử của Trung Hoa, trước ngài Huệ Năng, chẳng có ai được như Huệ Năng; sau ngài Huệ Năng, cũng chẳng có Huệ Năng thứ hai. Anh hăy nghĩ xem bản thân ḿnh có sánh bằng Ngài được chăng? Pháp môn của Ngài được gọi là ‘một bước lên trời’, đốn ngộ, đốn siêu. Nếu chẳng lên trời được, ngă xuống, sẽ tan thân nát xương! Dùng tỷ dụ này nhằm bảo quư vị con đường này chẳng phải dành cho quư vị hành. Thầy cũng nói chúng tôi chẳng phải là căn cơ [tu Thiền]; v́ thế, thầy khuyên tôi hăy nhập môn từ Giáo Hạ v́ chúng tôi thích đọc sách!

          Giáo Hạ là ǵ? Giống như trèo cầu thang, lên cao từng bước một, bước từng bước một, bước lên một nấc, xác thực là chính ḿnh lên cao hơn một tầng. Thời gian ấy rất dài, giống như đi học, từ Tiểu Học, Trung Học, Đại Học, [cho đến] Nghiên Cứu Sinh, nhưng con đường này rất chắc chắn. Thiền Tông là lớp dành cho kẻ thiên tài, chưa hề học Tiểu Học, Trung Học lẫn Đại Học đều chưa từng học, [thế mà] học ngay vào Nghiên Cứu Sinh, theo chương tŕnh Tiến Sĩ. Trong thế gian này, có ai như vậy hay chăng? Có chứ, quá hiếm có! T́m trong lịch sử Trung Hoa lẫn ngoại quốc, chẳng t́m được mười người! Trong mấy ngàn năm, t́m chẳng ra mười người! Thật đấy! V́ thế, chính ḿnh phải hiểu thân phận và căn tánh của chính ḿnh. Con người quư ở chỗ tự hiểu biết, điều này rất trọng yếu!

          Bất luận Tông Môn hay Giáo Hạ, chẳng có tông phái nào không coi trọng từ bi, v́ từ bi là cội rễ. Quư vị thấy ở đây, [Văn Thù Bồ Tát nói] “phương tiện tăng trưởng, thiện căn vô tận”. Trước hết, quư vị phải nắm được cội rễ, từ bi là Ái. Đối với Ái th́ điều thứ nhất là phải tự ái (yêu thương chính ḿnh), chuyện này khó lắm! Quư vị có thể tự yêu thương chính ḿnh rồi mới có thể yêu thương kẻ khác. Chính quư vị chẳng biết yêu thương bản thân, làm sao có thể yêu thương người khác cho được? V́ thế, đây là chuyện rất khó khăn! Tuy Giáo Hạ là tuần tự tiệm tiến (tiến dần dần theo thứ tự), vẫn chẳng phải là chuyện dễ dàng, vẫn phải làm từ căn cội. Căn cội là ǵ? Nhà Phật nói Tam Học Giới, Định, Huệ, giống như ba tầng lầu, tầng thứ nhất là Giới Luật, tầng thứ hai là Định (Thiền Định), tầng thứ ba là Bát Nhă. Bất luận Tông Môn hay Giáo Hạ, Hiển Giáo hay Mật Giáo, ngay cả Tịnh Độ Tông cũng đều được bao gồm trong ấy. Nếu quư vị ĺa khỏi nguyên lư và nguyên tắc này, sẽ chẳng gọi là Phật pháp, sẽ chẳng phải là Phật pháp! Chỉ cần là Phật pháp; nhất định sẽ tương ứng với cương lănh và nguyên tắc ấy.

          Đối với giới luật, trong kinh Phật Tạng (kinh Phật Tạng là một bộ kinh, chẳng phải là Đại Tạng Kinh, mà là một bộ kinh trong Đại Tạng Kinh), đức Phật đă nói: “Chẳng học Tiểu Thừa trước, sau đó học Đại Thừa, sẽ chẳng phải là đệ tử Phật”. V́ sao? Quư vị đă vượt cấp! Giống như học hành vậy, nhất định là quư vị học từ Mẫu Giáo, Tiểu Học, Sơ Trung, Cao Trung, Đại Học; học lên cao dần dần như vậy, đó là đệ tử Phật. Nếu chẳng có những cấp học trước, [tức là] Mẫu Giáo, Tiểu Học, Trung Học, Đại Học đều chẳng có, học ngay vào Nghiên Cứu Sinh, đấy chẳng phải là đệ tử đức Phật! Đức Phật nói lời này nhằm nói với những kẻ b́nh phàm, chẳng phải là nói với ngài Huệ Năng. Hạng người như ngài Huệ Năng đáng gọi là “nhi đồng thiên tài”. Ngài thật sự có thể chẳng cần [phải học từ Tiểu Thừa], trong ức vạn người khó kiếm được một! Tại Trung Hoa, quư vị thấy trong lịch sử Trung Hoa, trong năm ngàn năm chỉ xuất hiện một vị. Điều này quá đặc thù! Đức Phật không nói về trường hợp đặc thù, mà nói tới chuyện thông thường. Chúng tôi đă nói chuyện này rất nhiều, các đồng học nhất định phải biết. Nếu không, quư vị học Phật suốt cả đời, vẫn bị luống uổng! Quư vị học vài chục năm, học đến khi chết già, chẳng thành tựu một điều ǵ! Cho đến lúc ấy mới hối hận chẳng kịp, thật đáng tiếc! Thân người khó được, Phật pháp khó nghe!

          Phật pháp truyền đến Trung Hoa gần như hai ngàn năm. Từ năm 67 Công Nguyên, [Phật pháp] chánh thức truyền sang Trung Hoa, nhằm thời Hán Minh Đế. Kinh điển Tiểu Thừa được phiên dịch khá hoàn bị; những vị pháp sư phiên dịch kinh điển đă chẳng phụ ḷng người Hoa trông cậy. Vào thời đại Tùy - Đường, Phật giáo Trung Hoa phát triển đến tột đỉnh. Các nhà học giả thường công nhận thời đại Tùy - Đường là thời đại hoàng kim của Phật giáo Trung Hoa. Chẳng sai! Mười tông phái đều được kiến lập trong thời đại ấy. Cuối đời Tùy, đầu đời Đường, có mười tông phái. Trong mười tông phái, có hai tông là Tiểu Thừa, tức Câu Xá Tông và Thành Thật Tông, hiện thời chẳng có hai tông này! Trước học Tiểu Thừa, sau học Đại Thừa! Kinh Tiểu Thừa chính là phần A Hàm trong Đại Tạng Kinh, tức Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm, và Tạp A Hàm, bốn loại lớn ấy, những kinh ấy thuộc loại kinh Tiểu Thừa. Phân lượng của [kinh điển Tiểu Thừa bằng tiếng Hán] của chúng ta và kinh điển Nam Truyền bằng tiếng Pali hoàn toàn giống nhau, phân lượng cũng hết sức đáng kể. V́ thế, tại Trung Hoa, kinh Tiểu Thừa rất hoàn bị.

          Nhưng từ sau giữa đời Đường trở đi, hai tông ấy sa sút, chẳng có ai học. Vậy th́ đức Phật dạy “chẳng trước học Tiểu Thừa, sau học Đại Thừa, chẳng phải là Phật đệ tử”, cớ sao Trung Hoa bỏ Tiểu Thừa? Phải biết nguyên nhân này. Người Hoa chẳng dùng Tiểu Thừa, dùng Nho và Đạo để thay thế Tiểu Thừa. Hai thứ này chính là thứ bổn địa của Trung Hoa, xác thực là nội hàm và cảnh giới của chúng chẳng kém Tiểu Thừa, dùng những thứ ấy làm cơ sở. Người học Phật thời cổ, bất luận tại gia hay xuất gia, chẳng có ai không đọc sách Nho, Khổng Mạnh, Lăo Trang gần như đều là những thứ ắt phải đọc trong đời người, họ có cơ sở ấy! Tiến nhập Đại Thừa như vậy, chẳng có vấn đề ǵ! Tâm lượng của Nho và Đạo lại c̣n xác thực to hơn Tiểu Thừa.

          Đến thế hệ hiện thời, vấn đề xuất hiện, chẳng học kinh Tiểu Thừa, Nho cũng chẳng có, Đạo cũng chẳng có, ngay lập tức tiến nhập Đại Thừa. Do vậy, thành tựu rất khó khăn. Tuy trong kinh giáo Đại Thừa có thể viện dẫn chú sớ, chú giải của cổ nhân, chủng loại rất nhiều, quư vị có thể tham khảo, [thế nhưng] có thể thành tựu hay không? Vẫn khó khăn y như cũ, do nguyên nhân ǵ? Chẳng có căn cội! Đạo lư ở chỗ này: Chẳng có căn cội! Giống như hiện thời chúng ta thấy khá nhiều công viên làm suối phun, do sức người tạo ra, phải cậy vào điện lực. Sau khi nhấn nút [mở điện], suối liền phun; tắt đi, chẳng c̣n nữa, chẳng có căn cội! Đó là do sức người tạo ra, chẳng thật, giả trất, chớ nên không hiểu đạo lư này!

          Hiện thời, nếu chúng ta muốn thành tựu trong Phật pháp, dựa vào ǵ? Vẫn là phải nghe lời đức Phật. Trong kinh Đại Tập, đức Phật đă dạy, pháp vận của đức Thế Tôn có Chánh Pháp, có Tượng Pháp, có Mạt Pháp, có ba thời kỳ. Lăo nhân gia căn dặn người đời sau, trong thời kỳ Chánh Pháp, giới luật thành tựu; thời kỳ Tượng Pháp, Thiền Định thành tựu; thời kỳ Mạt Pháp, Tịnh Độ thành tựu. Nay chúng ta thuộc vào giai đoạn pháp vận nào? Chánh Pháp của đức Phật là một ngàn năm, Tượng Pháp một ngàn năm, Mạt Pháp một vạn năm. Pháp vận của đức Phật là một vạn hai ngàn năm. Thích Ca Mâu Ni Phật diệt độ cho đến hiện thời là ba ngàn năm, quư vị bèn hiểu rơ, hiện thời chúng ta thuộc vào một ngàn năm thứ hai trong một vạn năm của thời kỳ Mạt Pháp. Theo ghi chép của cổ nhân Trung Hoa, năm nay, Thích Ca Mâu Ni Phật đă diệt độ ba ngàn lẻ ba mươi bốn năm, không giống cách nói của ngoại quốc. Người ngoại quốc nói là hai ngàn năm trăm năm. [Dù là] hai ngàn năm trăm năm [đi nữa], cũng đă tiến nhập thời Mạt Pháp năm trăm năm rồi!

          Nếu chúng ta tin tưởng lời Phật, đức Phật dạy chúng ta tu Tịnh Độ, học Tịnh Độ, là những đứa học tṛ biết nghe lời, thời kỳ Mạt Pháp chỉ có Tịnh Độ thành tựu. Trong một ngàn năm đầu tiên của thời Mạt Pháp, tu học các pháp môn khác vẫn có thành tựu, nhưng trong chín ngàn năm sau của thời Mạt Pháp, sẽ khó khăn! Quư vị thấy trong xă hội hiện thời khó khăn lắm! Quư vị có thể định hay không? Bất luận trong thời kỳ nào, cũng đều phải tuân thủ thứ tự Tam Học Giới, Định, Huệ; nay chúng ta sơ sót Giới Học, tức là chúng ta học Phật mà chẳng có căn cội. Do vậy, v́ sao những năm qua chúng tôi cực lực đề xướng Đệ Tử Quy? Đó là v́ chúng tôi chẳng chọn giáo pháp Tiểu Thừa làm giới luật căn bản, mà chọn Đệ Tử Quy, chọn Thập Thiện Nghiệp Đạo.

          Thập Thiện Nghiệp Đạo là căn cội của Phật môn, là căn bản của căn bản. Bất luận quư vị học pháp môn nào, học tông phái nào, quư vị chẳng thể sót Thập Thiện Nghiệp Đạo. Giống như xây nhà, bất luận quư vị xây theo h́nh thức như thế nào, xây cao cỡ nào, Thập Thiện Nghiệp Đạo là nền tảng, quư vị nhất định phải đắp nền vững chắc. Nhưng Đệ Tử Quy là cơ sở của nền tảng, quư vị xây nền móng phải chọn lựa cuộc đất, phải liễu giải trạng huống kết cấu dưới mặt đất, mới biết cách xây nền như thế nào. Liễu giải trạng huống của nền móng giống như [thấu hiểu] Đệ Tử Quy, đấy là bước đầu tiên. Chẳng làm được Đệ Tử Quy, bất luận tu học pháp môn nào, thảy đều xôi hỏng bỏng không, chớ nên không biết! Trong kinh, đức Phật đă dạy rất rơ ràng, Thập Thiện Nghiệp Đạo là pháp nhân thiên, trong lục đạo, quư vị có thể có được làm thân người, hoặc có thể được làm thân trời, phải cậy vào Thập Thiện Nghiệp Đạo. Thanh Văn Bồ Đề, Duyên Giác Bồ Đề, Vô Thượng Bồ Đề thảy đều dựa vào nó làm căn bản. V́ thế, quư vị chẳng có nó, quư vị chẳng thể nào không bị thất bại hoàn toàn! Chớ nên không biết điều này!

          Nguyên tắc chỉ đạo tu học cao nhất trong Tịnh Tông là Tịnh Nghiệp Tam Phước, chúng ta đi theo đường lối ấy. Điều thứ nhất trong Tịnh Nghiệp Tam Phước (có tất cả ba điều) là “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm chẳng giết, tu Thập Thiện Nghiệp”, ta thực hiện từ chỗ này! Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng là thực hiện Đệ Tử Quy, làm được hai câu này. Từ tâm chẳng giết là tu tâm từ bi. “Từ tâm chẳng giết, tu Thập Thiện Nghiệp” được thực hiện bằng Thập Thiện Nghiệp Đạo. Quư vị học hai thứ ấy, hai thứ ấy thuộc về giới kinh, chẳng phải là nói lư luận với quư vị. V́ thế, những thứ ấy chẳng phải để đọc, chẳng phải là để học thuộc ḷng, chẳng phải là để nói, mà là yêu cầu quư vị phải làm được. Trong cuộc sống hằng ngày, trong công việc, đăi người, tiếp vật, đều phải nương theo tiêu chuẩn này, khởi tâm động niệm, ngôn ngữ, tạo tác chớ nên trái nghịch; đấy là căn bản. Quư vị tu từ chỗ này, sẽ là chân tu!

          Bát Nhă giống như trong một cội cây to, nó là chót cây, hoặc là hoa quả, rất đẹp đẽ, đẹp khôn ngằn! Thập Thiện Nghiệp Đạo và Đệ Tử Quy là cội cây, chẳng trông thấy, vùi sâu dưới đất. Quư vị phải hiểu, cây sum xuê dường ấy, cành, lá, hoa, quả đẹp đẽ ngần ấy, thảy đều do cội rễ sanh ra. Chẳng có cội rễ, thứ ǵ cũng đều chẳng có. Chẳng có cội rễ, hoa quả sẽ là hoa cắm trong b́nh, được mấy hôm sẽ chết khô, chẳng sống sót. Phải hiểu điều này, chớ nên đi lạc đường! Có Đệ Tử Quy, có Thập Thiện Nghiệp, đă làm được điều thứ nhất trong Tịnh Nghiệp Tam Phước, sau đấy quư vị mới có thể tiến hành điều thứ hai. Điều thứ hai là “thọ tŕ Tam Quy, đầy đủ các giới, chẳng phạm oai nghi”, quư vị làm được điều này. Tam Quy tức là quư vị nhập Phật môn; [do vậy] quư vị mới hiểu điều đầu tiên [trong Tịnh Nghiệp Tam Phước] là chưa nhập Phật môn! Điều đầu tiên là thiện pháp thế gian. [Phải là] thiện nhân trong thế gian th́ mới có thể học Phật. Đây chính là điều kiện tuyển nhận đệ tử của đức Phật; quư vị phải trọn đủ các điều lành thế gian th́ mới có thể nhập Phật môn.

          Vừa vào Phật môn, quư vị thấy [chính ḿnh] đă được truyền trao tổng cương lănh, tổng phương hướng và mục tiêu của tu hành, chẳng có một tí tâm riêng tư nào. Nho gia Trung Hoa cũng như vậy. Quư vị thấy Nho gia dạy trẻ vỡ ḷng, câu đầu tiên của Tam Tự Kinh cũng nêu bày toàn bộ tông chỉ tu hành của họ: “Nhân chi sơ, tánh bổn thiện, tánh tương cận, tập tương viễn” (Con người thoạt đầu tánh vốn lành, tánh th́ gần giống như nhau, do huân tập khác nhau mà thành khác biệt). Bốn câu ấy đă phơi bày toàn bộ. Phật pháp cũng như vậy, vừa nhập môn bèn đem đạo thành Phật, mục tiêu và phương hướng thành Phật trao cho quư vị, chỉ cần nương theo đó, quư vị sẽ chẳng bị lạc đường. Quy y Phật, “quy” () là ǵ? Quay đầu. “Y” () là dựa vào. Phật là ǵ? Phật là giác. Do vậy, quư vị bèn hiểu, chúng ta mê hoặc, điên đảo, phải từ mê hoặc, điên đảo quay trở lại, nương cậy tự tánh giác, tức Bổn Giác trong tự tánh. Điều thứ hai, quy y Pháp, Pháp là ǵ? Pháp là chánh tri chánh kiến. Chúng ta bèn hiểu, nay chúng ta phải từ tà tri tà kiến quay trở lại, phải nương vào chánh tri chánh kiến trong tự tánh. Nó là tự tánh Tam Bảo, chẳng phải từ bên ngoài. Thứ ba, quy y Tăng, Tăng là ǵ? Tăng là sáu căn thanh tịnh, chẳng nhiễm mảy trần. Quư vị bèn hiểu, chúng ta phải từ hết thảy ô nhiễm quay lại, nương cậy cái tâm thanh tịnh.

          Lại thưa cùng quư vị, quư vị thật sự hiểu đạo lư này, do quư vị chẳng khéo học kinh Phật, cho nên quư vị phải theo một vị thầy. Có vị thầy giỏi chỉ dạy quư vị, quư vị có thể học theo, sẽ chẳng bị chúng nó (các tập khí phiền năo, sự dụ dỗ, mê hoặc bên ngoài) ô nhiễm. Đức Phật cũng nói rơ ràng, kinh Kim Cang đă nói rất hay: “Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp” (Pháp c̣n nên bỏ, huống hồ phi pháp). “Pháp” là Phật pháp. Nếu quư vị dùng vọng tưởng, phân biệt, chấp trước để học Phật pháp, quư vị đă bị Phật pháp nhiễm. Điều này rất đáng sợ, quư vị bị nó ô nhiễm. Do vậy, trong kinh Kim Cang, đức Phật đă nói rất hay. Đức Thế Tôn hoàn toàn phủ định: Trong bốn mươi chín năm, Ngài chẳng nói một chữ nào, chẳng nói một câu pháp nào. Nếu có ai nói Ngài thuyết pháp, đó là báng Phật. Các vị hăy ngẫm xem điều ấy có nghĩa là ǵ? Sợ quư vị chấp tướng, quư vị chẳng biết học, học sai lầm!

          V́ thế, trong Khởi Tín Luận, Mă Minh Bồ Tát đă dạy chúng ta một thái độ tu học: “Ly ngôn thuyết tướng”, tức là chớ nên chấp trước ngôn ngữ giảng kinh, thuyết pháp của đức Phật; “ly danh tự tướng”, những ǵ như Phật, Bồ Tát, Tam Quy, Ngũ Giới, Lục Độ, Tứ Nhiếp đều là danh từ, chớ nên chấp trước! Điều thứ ba là “ly tâm duyên tướng”, [ly] tâm duyên nghĩa là quư vị chớ nên dùng ư thức của chính ḿnh để suy nghĩ, v́ sao? Ư thức là vọng tâm. Hễ sử dụng vọng tâm, làm sao quư vị có thể suy nghĩ những thứ chân thật cho được? Quư vị thấy đó, phải buông xuống ba thứ ấy! Buông xuống tướng ngôn thuyết, chúng ta xem kinh chẳng chấp tướng văn tự, chẳng chấp trước tướng danh tự, đừng nên dùng tư tưởng của chính ḿnh để suy nghĩ. Nghe hiểu được th́ hiểu, nghe chẳng hiểu th́ chẳng cần bận ḷng, đấy mới là thật sự nghe kinh. Nghe [như vậy] sẽ khai ngộ. Dùng cái tâm ǵ để nghe? Cái tâm ĺa vọng tưởng, phân biệt, chấp trước; đấy gọi là Thật Tướng. Lũ b́nh phàm chúng ta có làm được hay không? Chẳng làm được! Sáu căn của quư vị đối trước lục trần có thể chẳng khởi tâm, không động niệm hay chăng? Người có thể chẳng khởi tâm, không động niệm th́ là Pháp Thân Bồ Tát, sẽ vượt thoát mười pháp giới. Người đă vượt thoát mười pháp giới đến chỗ chúng ta để làm ǵ?

          Hơn hai mươi năm trước, tôi ở Mỹ, có lần giảng kinh tại Lạc Sam Cơ (Los Angeles). Giảng kinh xong, có ba người trẻ tuổi từ dưới đại chúng trong giảng đường lên t́m tôi, muốn tôi ấn chứng ba người bọn họ đă khai ngộ. Tôi nói: “Ai bảo quư vị đă khai ngộ?” Họ nói là một vị Nhân Ba Thiết (Rinpoche) trong Mật Tông chứng minh ba người bọn họ đă khai ngộ, cũng mong tôi chứng minh cho họ. Tôi nói: “Được!” Tôi bảo: “Ba người quư vị chẳng khai ngộ!” Họ hết sức tức tối, hỏi: “V́ sao ông nói như vậy?” Tôi bảo họ: “Tôi chưa khai ngộ. Quư vị đến đây t́m tôi, khẳng định là quư vị chưa khai ngộ! Nếu quư vị đă khai ngộ; quư vị c̣n đến t́m tôi để làm ǵ?” Kết quả là họ không vui tan hàng, bỏ đi, khiến cho thính chúng cười vang cả giảng đường. Người hiện thời thích nghe lời lừa dối, chẳng thích nghe lời thật thà. Tôi chẳng lừa quư vị; nếu tôi lừa phỉnh quư vị, sẽ chuốc lấy tội lỗi! Người thật sự khai ngộ há c̣n cáu giận ư? Nói với họ, họ ngay lập tức bực bội, mặt đỏ phừng phừng, chẳng giống người đă khai ngộ chi hết! Tôi tin là những kẻ trẻ tuổi học Phật giống như vậy không chỉ là ba người bọn họ, toàn là loại cuồng vọng. Nói theo Phật pháp, sẽ là Tăng Thượng Mạn, được chút ít đă cho là đủ, cứ ngỡ chính ḿnh đă thành tựu.

          Rất lâu trước kia, lúc tôi xuất gia chưa được bao lâu, cũng vừa mới bắt đầu dạy tại Phật Học Viện. Có một vị đồng tu, vị lăo cư sĩ ấy lớn tuổi hơn tôi, cũng là người học Phật. Ông ta rất nghiêm túc bảo tôi, ông đă chứng quả A La Hán. Tôi nói cách nào, ông ta đều chẳng thể tiếp nhận, nhưng thái độ vẫn rất tốt đẹp. Ông ta nói: “Tôi thật sự chứng đắc quả A La Hán”. Đến cuối cùng, tôi chẳng có cách nào, bèn nghĩ: “Hễ chứng đắc quả A La Hán sẽ có sáu món thần thông, tức Thiên Nhăn, Thiên Nhĩ, Tha Tâm, Túc Mạng, Thần Túc, Lậu Tận”. Chúng tôi ngồi trong pḥng khách nhà ông ta, tôi liền hỏi: “Nay chúng ta đang ngồi trong nhà, bên ngoài nhà là đường lộ, trên đường có người đi qua, đi lại”, tôi hỏi: “Ông có thấy hay không?” Ông ta đáp: “Chẳng có!” Tôi bảo: “Vậy là ông chưa chứng A La Hán!”

          Ông ta hỏi v́ sao? Tôi nói: “Tiểu Thừa Sơ Quả Tu Đà Hoàn sẽ đắc Thiên Nhăn và Thiên Nhĩ, có thể nh́n xuyên qua vách tường, người bên ngoài đi tới đi lui vị ấy đều biết. Tứ Quả La Hán tuyệt diệu hơn nữa!” Ông ta suy nghĩ như vậy bèn chịu phục, liền hoài nghi là có vấn đề! Tôi nói: “Đúng vậy đó! Ông chưa chứng đắc. Chưa chứng đắc mà cho là đă chứng đắc, ông hoàn toàn chẳng dối gạt người khác, mà là v́ chẳng liễu giải A La Hán, [tức là chẳng liễu giải] A La Hán là ǵ? Tự cho là chính ḿnh đă chứng đắc, ông chẳng biết A La Hán là ǵ. Không chỉ là ông chẳng chứng đắc A La Hán, ngay cả Sơ Quả Tu Đà Hoàn ông cũng chưa chứng đắc! Có thể là ông học Phật đạt được một chút nhẹ nhàng, an lạc, đạt được một tí thọ dụng, bèn hiểu lầm một tí thọ dụng ấy là A La Hán. Chuyện là như vậy đó!” Tôi giải thích minh bạch cho ông ta. Rất tốt, ông ta cũng quay đầu. Sau khi đă quay đầu, bèn chuyên môn niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ. Tôi nói: - Đúng rồi, trong thời kỳ Mạt Pháp, căn tánh của chúng ta là như vậy. Trừ pháp môn ấy ra, chẳng có cách nào cả!

          A La Hán thoát ly lục đạo luân hồi, chẳng có phiền năo. Tuy có tập khí, chẳng có phiền năo! Nay quư vị c̣n có phiền năo hay không? Tôi phải hỏi quư vị, quư vị có ḷng ích kỷ hay không? Quư vị có tham, sân, si, mạn hay không? Hễ c̣n có, vậy là không được rồi! Đấy là lục đạo phàm phu. V́ thế, con người quư ở chỗ tự hiểu rơ chính ḿnh. Nói chung là phải hiểu rơ ràng, hiểu minh bạch chuyện này. Hễ chẳng hiểu rơ ràng, hăy đọc kinh, đọc kinh cho nhiều, nghe kinh cho nhiều. Tôi là kẻ căn tánh trung hạ, chẳng phải là bậc thượng căn, tôi đắc lực nhờ có thầy tốt. Ba vị thầy của tôi đều hết sức tốt, đúng là những bậc hữu tu, hữu học. [Các Ngài] hữu chứng hay không? Chẳng phải là cảnh giới của tôi [mà có thể phán đoán được], xác thực là [các Ngài] hữu tu, hữu học! [Các Ngài] chỉ dạy cho tôi một con đường chánh đáng. Chúng tôi là phận học tṛ, tôn sư trọng đạo, y giáo phụng hành. Học mười năm mới được thọ dụng, mới cảm thấy được thọ dụng đôi chút. Hai mươi năm mới có pháp hỷ, nếm được đôi chút pháp vị, pháp hỷ sung măn. Đó là vừa mới nếm pháp vị, vẫn chưa thể sung măn. Khi sung măn là chuyện thuộc ba, bốn mươi năm sau. Tôi học Phật đến năm nay đă là năm mươi lăm năm, hằng ngày đều nghiêm túc thực hiện, chẳng hề nghỉ ngơi!

          Chư vị phải biết “thiện căn” được nói đến ở đây chẳng phải là thiện căn thế gian, mà là thiện căn của bậc Bồ Tát. Thiện căn thế gian là vô tham, vô sân, vô si; đấy là thế gian, thuộc trong lục đạo. Tất cả hết thảy các thiện pháp đều sanh từ cội rễ này. Quư vị đối với hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian, kể cả đối với Phật pháp, chẳng có tâm tham, chẳng sân khuể, chẳng ngu si; đấy là điều thiện thuộc về thế gian. Thiện căn được nhắc đến ở đây là thiện căn của Bồ Tát, chỉ có một điều, tức là tinh tấn. Tinh tấn là thiện căn duy nhất của Bồ Tát. “Thiện căn vô tận” là dũng mănh tinh tấn. Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện Bồ Tát đă nói “tận vị lai tế, vô hữu b́ yếm” (cho đến tận cùng đời vị lai, chẳng hề chán, mệt), chẳng chán ngán, chẳng mỏi mệt, dũng mănh, tinh tấn, giống như suối phun trào vậy!

          Thiện căn ấy được biểu hiện ở chỗ nào? Ở phương tiện, “từ bi làm gốc, phương tiện làm cửa”. Phương tiện được hiển thị ở chỗ nào? Hiển thị bằng tùy loại hóa thân trong chín pháp giới, ứng theo căn cơ mà ban bố giáo pháp, biểu hiện ở chỗ này. Phẩm Phổ Môn nói Quán Thế Âm Bồ Tát “ngàn xứ nguyện cầu, ngàn xứ ứng”; chúng sanh có cảm, Phật, Bồ Tát sẽ ứng. Ở đây, hiển thị thiện căn vô tận, mà cũng là hiển thị phương tiện vô tận. “Phương” () là phương pháp để độ chúng sanh, phương pháp giúp chúng sanh phá mê khai ngộ. “Tiện” (便) là tiện nghi. Nếu thay đổi cách nói cho mọi người dễ hiểu, th́ [phương tiện] là phương pháp thích hợp nhất, phương pháp thù thắng nhất, phương pháp tốt đẹp nhất, phương pháp hay khéo nhất, Phật pháp gọi [phương pháp ấy] là “phương tiện”. Tốt nhất, hay khéo nhất, chẳng phải là một phương pháp nhất định, mà là muôn ngàn biến hóa, sống động, chẳng chết cứng! Đối với những người khác nhau, sẽ sử dụng phương pháp khác nhau. Đối với cùng một người, [cũng dùng phương pháp khác nhau], khi mới học, bèn dạy quư vị một phương pháp; sau khi đă học một khoảng thời gian, lại phải thay đổi phương pháp. Giống như đi học, học Tiểu Học bèn có phương pháp của Tiểu Học, học Trung Học có phương pháp của Trung Học, học Đại Học có phương pháp của Đại Học. Quyết chẳng thể áp dụng phương pháp Tiểu Học vào Đại Học được, chẳng dùng được! Học tṛ sẽ chẳng thể tiếp nhận! V́ thế, “phương tiện có nhiều môn, về nguồn chẳng hai đường”. Phương hướng và mục tiêu quyết định là một, nhưng phương pháp muôn ngàn biến hóa, thời thời khắc khắc biến hóa!

          Căn cội của phương tiện và sự biến hóa ấy chính là trí huệ, là Thật Tướng Bát Nhă. Thật Tướng Bát Nhă vĩnh hằng bất biến, nhưng khi nó khởi tác dụng, sẽ là Phương Tiện Bát Nhă. Phương Tiện Bát Nhă là như nhà Phật đă nói “không ǵ chẳng biết, không ǵ chẳng thể”. Thật Tướng Bát Nhă không nói chuyện này. Thật Tướng Bát Nhă là một; v́ thế, nói “Bát Nhă vô tri”, Thật Tướng Bát Nhă là vô tri. Nó chẳng có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, nó là Thể, là căn cội, khởi tác dụng sẽ là “không ǵ chẳng biết”. Do vậy, Bát Nhă vô tri, nhưng không ǵ chẳng biết. Vô tri Bát Nhă là Căn Bản Trí, là Thật Tướng; “không ǵ chẳng biết” là phương tiện, là ứng dụng. Chúng sanh có cảm, trí ấy sẽ khởi tác dụng.

          Nếu chư vị nghe xong, vẫn chẳng thể lư giải, chúng tôi mượn thí nghiệm với nước của tiến sĩ Giang Bổn Thắng để làm tỷ dụ, quư vị sẽ hiểu được. Bản thân nước là Thật Tướng Bát Nhă. Nó tùy thuận cảnh giới bên ngoài cảm ứng mà hiện tướng, đó là Phương Tiện Bát Nhă. Nước là một, từ đầu đến cuối bất biến, nhưng tiến sĩ Giang Bổn Thắng đă làm thí nghiệm, đă làm mấy chục vạn lần thí nghiệm trong mười mấy năm qua, ông ta nói với tôi, chẳng có hai mô thức (pattern) [kết tinh nước] hoàn toàn giống nhau, chẳng t́m thấy! Đúng là giống như vân tay của con người vậy. Người trên toàn thế giới có vân tay khác nhau. Ông ta nói [chuyện này] rất kỳ quái. Thật ra, chúng ta hiểu đạo lư này, trong Phật pháp đă nói quá rơ ràng: Ư niệm của mỗi người khác nhau! Một ḿnh ta, sáng sớm ta làm thí nghiệm một lần, giữa trưa làm thí nghiệm lần nữa, [nước sẽ] phản ứng khác nhau. V́ sao? Tâm niệm lúc sáng sớm và giữa trưa khác nhau! Chẳng cần nói chuyện này, một giây trước và một giây sau đă khác nhau. Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước chẳng giống nhau, làm sao nó có thể hiện tướng giống như nhau cho được? Đạo lư ở chỗ này.

          V́ thế, phương tiện là đức dụng, tác dụng to lớn chẳng có ngằn mé. Đây là trông thấy con suối, thấy suối phun bèn phát đại nguyện này, Hậu Đắc Trí của hết thảy chúng sanh, tinh tấn thiện căn vô tận, khởi ra đại nguyện này. A! Nay đă hết thời gian rồi, chúng ta nghỉ ngơi mấy phút!

***

          Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin hăy ngồi xuống. Xin xem bài kệ thứ mười lăm tiếp theo:

 

          (Kinh) Nhược kiến kiều đạo, đương nguyện chúng sanh, quảng độ nhất thiết, do như kiều lương.

          ()見橋道。當願眾生。廣度一切。猶如橋梁。

          (Kinh: Nếu thấy cây cầu, nguyện cho chúng sanh, rộng độ hết thảy, ví như chiếc cầu).

 

          Câu này chủ yếu nói về “kiều lương” (橋梁, cầu), “kiều đạo” (橋道) là “kiều lương”. Xưa kia, quá nửa là cầu bắc qua sông ng̣i; hiện thời, trên đất liền cũng có cầu. Không chỉ là có cầu, mà c̣n có cầu khá nhiều tầng. Ở Hương Cảng, chúng ta thường thấy có ba tầng. Hễ ra khỏi cửa, quư vị sẽ thường trông thấy điều này. Do cầu mà dẫn khởi đại nguyện “quảng độ nhất thiết, do như kiều lương” (rộng độ hết thảy, giống như chiếc cầu). Xác thực là cầu đă giúp cho hết thảy chúng sanh qua lại hai bên bờ đây và kia. Từ điều này, mở rộng ư nghĩa ra, chúng ta hăy đều nên học tập. Học tập làm ǵ vậy? Học tập làm chiếc cầu, ư nghĩa này rộng lắm. Hai người bất ḥa, ta làm chiếc cầu nối khiến cho hai người bọn họ có thể ḥa giải. Hai kẻ đối lập, ta làm chiếc cầu nối giúp họ hóa giải đối lập. Hai người có những điều hiểu lầm, ta giúp họ hóa giải sự hiểu lầm. Chiếc cầu giống như người hiện thời được gọi là “người ḥa giải”, quư vị nói xem nó có quan trọng lắm hay không?

          Trong hết thảy thời, hết thảy chúng sanh, đặc biệt là đối với hết thảy chúng sanh trong xă hội hiện thời, thử hỏi có người nào mà chẳng có mâu thuẫn, hay chẳng có xung đột? Trong xă hội hiện đại, đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng, mà cũng là một vấn đề to lớn hết sức nghiêm túc, tức là chẳng có những chiếc cầu, chẳng có ai làm cầu nối. Phật, Bồ Tát phát nguyện làm chiếc cầu, xác thực [là như vậy đó]! Hiện thời, Phật, Bồ Tát chẳng trụ trong thế gian, chiếc cầu là ǵ vậy? Thưa cùng chư vị, chính là Đại Tạng Kinh do đức Thế Tôn lưu lại cho hậu thế. Trong Đại Tạng Kinh có lư luận, có phương pháp, thậm chí c̣n có biểu diễn, như năm mươi ba lần tham học trong kinh Hoa Nghiêm nhằm biểu diễn cho chúng ta thấy “chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”. Chẳng có điều này, làm sao có thể thực hiện cho được? Từ chỗ này, chúng ta cũng có thể thấu hiểu thiết thực: Để rộng độ chúng sanh, hóa giải hết thảy các đối lập, nghi lự, xung đột, chỉ có giáo học! Ngoài giáo học ra, chẳng có phương pháp thứ hai. “Điều giải” (調解) là giáo học khiến cho đôi bên đều hiểu rơ lư, đều liễu giải chân tướng sự thật, đều hiểu minh bạch, giác ngộ, vấn đề bèn được hóa giải.

          Do vậy, trước hết, thực hiện từ chỗ nào? Thật sự làm từ tâm, làm từ chính ḿnh, chẳng phải từ người khác! Đấy là như trong kinh giáo đức Phật thường nói: “Chưa độ chính ḿnh mà độ kẻ khác, chẳng có lẽ ấy!” Bản thân quư vị chẳng đắc độ, quư vị nói “ta có thể độ kẻ khác”, đức Phật nói chẳng hề có chuyện ấy đâu nhé! Bởi lẽ, để độ người khác, ắt phải độ chính ḿnh trước. Nho gia Trung Hoa cũng nói rất hay: “Hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ” (Có chuyện ǵ chẳng làm được, hăy xét lại chính ḿnh). “Tu thân làm gốc”, [đó chính là] tự độ; “giáo học làm đầu”, là độ kẻ khác. Bản thân quư vị chẳng tu, làm sao quư vị có thể dạy kẻ khác cho được? Tôi cũng đă nói điều này rất nhiều lần. Khổng Tử, Mạnh Tử, Thích Ca, Gia Tô (Jesus), Ma Tây (Moses) thuở tại thế giáo hóa chúng sanh, v́ sao có thành tích và thành tựu tốt đẹp dường ấy? Chẳng có chi khác, chính họ đắc độ trước, cũng có nghĩa là họ đă làm được trước đă, sau đấy mới dạy kẻ khác, người ta chẳng thể không phục, chẳng thể không tiếp nhận giáo huấn! Hiện thời, kẻ làm thầy dạy học tṛ, v́ sao học tṛ chẳng phục? Chính thầy chẳng làm được! V́ sao cha mẹ chẳng dạy con cái được? Do cha mẹ chẳng làm được. Quư vị dạy con cái phải hiếu thuận cha mẹ, chúng nó thấy quư vị chẳng hiếu thuận với cha mẹ [của chính quư vị]! Đối với cha mẹ của chính ḿnh mà chẳng hiếu thuận, làm sao có thể đ̣i hỏi con cái ḿnh hiếu thuận cho được? Chúng nó sẽ theo gương quư vị!

          Chúng ta sống tại đô thị, v́ sao người lănh đạo đô thị chẳng thể dạy dỗ dân chúng trong thành phố tốt đẹp? Do bản thân kẻ lănh đạo chẳng làm được. Nếu chính ḿnh đă làm được, lẽ nào dân chúng trong thành phố chẳng phục! V́ thế, chúng ta phải vĩnh viễn ghi nhớ câu chân lư này: “Tu thân làm gốc, giáo học làm đầu”. Nhưng quư vị muốn tu thân, nhất định phải chánh tâm, thực hiện từ cái tâm! Muốn chánh tâm, trước hết phải thành ư. Muốn thành ư, nhất định phải trí tri (致知). Muốn trí tri, nhất định phải cách vật (格物, trừ khử vật dục). Tổ tiên đă truyền dạy chúng ta chuyện này. Thực hiện từ chỗ nào? “Vật cách nhi hậu tri chí, tri chí nhi hậu ư thành, ư thành nhi hậu tâm chánh, tâm chánh nhi hậu tu thân” (Trừ khử vật dục sau đấy hiểu biết rốt ráo, đă hiểu biết tột cùng rồi ư mới chân thành. Ư đă chân thành rồi cái tâm mới chánh. Cái tâm đă chánh sau đó mới tu thân). Sau đấy mới dạy người khác, quư vị dạy người khác từ chỗ nào? Từ gia giáo. “Gia tề, quốc trị, thiên hạ b́nh”. Hoàn toàn cậy vào tu thân và giáo học. Đấy là đạo b́nh trị thiên hạ đă truyền lại từ cổ. Nếu quư vị chẳng tuân thủ điều này, chắc chắn sẽ thất bại. Quư vị có thể tuân thủ, chắc chắn sẽ thành công. Hiệu quả của việc ấy (tuân thủ đạo b́nh trị thiên hạ) là thiên hạ thái b́nh, nhân dân an lạc. Đấy là chân lư! Quư vị làm được chuyện này th́ mới có tư cách làm chiếc cầu, hoặc nói thông tục, quư vị mới có tư cách làm người ḥa giải.

          Hiện thời, do khoa học kỹ thuật phát triển, thông tin thông suốt chẳng trở ngại, giao thông thuận tiện, địa cầu biến thành một nhà. Bày ra trước mặt chúng ta những chuyện bất ḥa giữa các quốc gia, bất ḥa giữa các dân tộc, các sắc dân quá phức tạp, quá nhiều, nỗi bất ḥa giữa các tôn giáo với nhau, dẫn đến xă hội động loạn toàn diện. Mức độ động loạn xác thực đă khiến cho nhân loại cư trụ trên địa cầu gần như đến t́nh trạng chẳng thể chịu đựng nổi. Cổ nhân nói: “Nhân dân sống trong cảnh nước sâu, lửa bỏng”, nếu dùng câu này để h́nh dung xă hội hiện thời rất thích hợp! V́ thế, nhu cầu bức thiết trong hiện tại là Ḥa. Hài ḥa chính là chiếc cầu, làm thế nào để giúp cho hết thảy đều có thể chung sống ḥa thuận, đối đăi b́nh đẳng? Chuyện này mà dùng vũ lực [để giải quyết], sẽ không được. Hiện thời, vũ lực có thể hủy diệt thế giới, nó làm được điều này. Muốn đưa thế giới hướng đến chung sống ḥa thuận, đối đăi b́nh đẳng, chắc chắn là vũ lực chẳng làm được, chúng ta phải nhận biết rơ ràng.

          Mở cuộc họp, mở hội nghị cũng chẳng thể giải quyết. Liên Hiệp Quốc đă thí nghiệm, làm suốt mấy chục năm qua, chẳng có hiệu quả! V́ thế, vẫn là biện pháp cũ x́ của Trung Hoa là hữu hiệu. Tổ tiên đă dạy chúng ta, “tu thân làm gốc, giáo học làm đầu”, cách này có thể làm được; nhưng điều kiện tiên quyết là bản thân chúng ta phải tu thân cho tốt. Điều kiện đầu tiên để tu thân là “cách vật” (格物), “vật” () là ǵ? Chính là dục vọng! Nay chúng ta biết người trên toàn thế giới trong hiện thời, có kẻ nào chẳng truy cầu dục vọng hưởng thụ vật chất? Chuyện này phiền phức lắm, giống như người sống trong thế gian để làm ǵ? Chính là để truy cầu dục vọng vật chất, v́ chuyện này mà sống. Như vậy là không được rồi! Ai nấy đều mong thỏa măn dục vọng vật chất của chính ḿnh, có thể nào chẳng tranh chấp cho được? Nói thật ra, ngay từ , Mẫu Giáo đă dạy cạnh tranh, phải mạnh hơn kẻ khác. Kẻ khác cũng cạnh tranh, phải mạnh hơn quư vị! Được dạy cạnh tranh, dạy đấu đá từ bé; cạnh tranh tiến cao hơn sẽ là đấu tranh. Đấu tranh ở mức độ cao hơn sẽ là chiến tranh. Hiện thời chiến tranh lại thăng cấp, chư vị đều biết, chiến tranh vũ khí hạch nhân, chiến tranh sanh hóa (biochemical war). Trong tâm mọi người cũng hiểu rơ chiến tranh kiểu ấy chẳng có thắng thua, chẳng thể nói ai thắng, ai thua, kết quả là ǵ? Cùng nhau chết sạch! Do vậy, kinh Phật xếp loại chiến tranh này vào loại tiểu tam tai.          

          Đức Phật nói có đại tam tai và tiểu tam tai. Đại tam tai là tinh hệ nẩy sanh biến hóa, khoa học hiện đại đă quan sát thấy, rất rơ ràng! Đại tam tai là nói thế giới thành, trụ, hoại, không, thấy tinh cầu bùng nổ, tinh cầu tiêu mất, mà cũng thấy những tinh cầu mới xuất hiện, đúng như kinh Phật đă nói “tinh cầu thành, trụ, hoại, không”. Đối với tiểu tam tai, trong kinh, đức Phật đă nói là chiến tranh, ôn dịch và đói kém liên tiếp. Thời gian chiến tranh chẳng dài, bảy ngày bảy đêm; ôn dịch là bảy tháng bảy ngày; đói kém là bảy năm bảy tháng bảy ngày. Đức Phật thường dùng “bảy”, thật ra “bảy” chẳng phải là một con số. “Bảy” biểu thị sự viên măn, biểu thị ư nghĩa này. Nếu hiểu là con số, chúng ta đă thấy sai mất rồi! V́ thế, chiến tranh bảy ngày bất luận từ khi chiến tranh bắt đầu nổ ra, cho tới khi cuộc chiến kết thúc, bất luận đánh nhau mấy ngày, một ngày cũng thế, hai ngày cũng thế, một tháng cũng thế, hai tháng cũng thế, đều gọi là “bảy”, phải hiểu ư nghĩa này!

          Nhưng chúng ta nh́n vào chiến tranh vũ khí hạch nhân hiện thời, đối với “bảy” như đức Thế Tôn đă nói, không chỉ là ư nghĩa biểu pháp, mà cũng có thể nói là đă ấn định cho chúng ta một thời gian biểu. Hiện thời, hủy diệt thế giới chẳng phải là bảy ngày! Nhấn một nút, thế giới bị hủy diệt trong một sát-na. Hiện thời, bom nguyên tử (nuclear bomb), bom khinh khí (H-bomb) có oai lực gấp mấy ngàn lần hai quả bom của Mỹ ném xuống Quảng Đảo (Hiroshima) và Trường Kỳ (Nagasaki) trong quá khứ, hết sức đáng sợ! Một thành phố lớn có cả ngàn vạn người cư trụ, một quả bom khinh khí sẽ hủy diệt toàn bộ. Trong một sát-na, toàn bộ ngàn trăm vạn người chẳng c̣n nữa, chớ nên không biết điều này! Trên thế giới hiện thời, chư vị đều biết, có khá nhiều quốc gia cất giữ vũ khí hạch nhân. Nghe nói đầu đạn hạch nhân nếu cộng lại đă vượt hơn con số mười vạn cái, có thể hủy diệt địa cầu mấy trăm lần! Nay chúng ta đang sống trong hoàn cảnh như thế nào? Chính là ngồi cạnh bom; hễ kích ng̣i bom, sẽ thấy bom bùng nổ. Tôn giáo phương Tây gọi chuyện này là “tận thế”, nhưng hiện thời ng̣i nổ của bom c̣n chưa bị thiêu nóng đến mức bùng nổ, đấy chẳng phải là hai bên cùng nhau chết sạch hay hai bên cùng tồn tại thịnh vượng?  

          Tôn giáo có thể đóng vai tṛ sứ giả ḥa b́nh, hóa chiến tranh thành ḥa b́nh hay không? Đấy là chiếc cầu! Chiếc cầu này phải cậy vào sự giác ngộ của đại đa số mọi người, phải cậy vào bậc đại thánh nhân, đại Bồ Tát cứu khổ cứu nạn. Đại thánh nhân, đại Bồ Tát là ai? Trong quá khứ, tôi thường nói, hai hạng người, một là người lănh đạo quốc gia, hạng kia là người chủ tŕ các phương tiện truyền thông. Hai hạng người ấy có sức ảnh hưởng quá lớn. Hai hạng người ấy giác ngộ, sẽ có thể lôi kéo người trên toàn thế giới đều giác ngộ. Gần đây, lănh đạo Trung Quốc là Hồ chủ tịch (Hồ Cẩm Đào) đă đề ra “xă hội hài ḥa, thế giới hài ḥa”. Đấy là chiếc cầu. Thực hiện như thế nào? Cục tôn giáo quốc gia của Trung Quốc đề ra cương lănh, “tâm tịnh cơi nước tịnh; tâm an, chúng sanh an; tâm b́nh, thiên hạ b́nh”. Được đấy! Nếu thực hiện ba cương lănh ấy, sẽ bắc thành công chiếc cầu ấy. Thực hiện bằng cách nào? Chư vị đừng quên những điều tôi vừa nói, tổ tiên đă dạy chúng ta: “Tu thân làm gốc, giáo học làm đầu”. Làm từ chỗ nào? Vẫn là từ “cách vật, trí tri, thành ư, chánh tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, b́nh thiên hạ”. Mỗi giai đoạn đều chẳng rời khỏi cương lănh cốt lơi, tức là “tâm tịnh, tâm an, tâm b́nh”.

          Muốn đạt tới mục đích cách vật (格物, trừ khử ham muốn), chúng ta phải buông xuống dục vọng, đừng nên tranh giành nữa! Có ǵ đáng để tranh giành? Người sống trong thế gian này, chỉ cần có thể ăn no, mặc ấm, có gian nhà nhỏ để che gió, đụt mưa, đủ rồi! An bần lạc đạo! Mục đích của đời người chẳng phải là hưởng thụ; mục đích của đời người là tăng cao linh tánh của chính ḿnh. Hoặc nói cách khác, tăng cao cảnh giới của chính ḿnh. Đó là đúng! Nói theo Phật pháp, trong mười pháp giới, phải không ngừng tiến cao hơn. Nay chúng ta đang ở trong nhân đạo, mức độ thấp nhất là phải nâng cao chính ḿnh lên thiên đạo. Có hai mươi tám tầng trời, tăng cao hơn từng tầng một, khi lên đến tột đỉnh, chúng ta sẽ vượt thoát lục đạo, cứ tăng tấn không ngừng. Ngoài lục đạo ra, sẽ là Thanh Văn đạo, Duyên Giác đạo, Bồ Tát đạo, Phật đạo; đấy chính là đời người có ư nghĩa! Trong ấy có niềm vui chân thật. Thích Ca Mâu Ni Phật đă v́ chúng ta thị hiện, giữa trưa ăn một bữa, ba y, một bát, sung sướng vô cùng! Vui sướng thật sự chẳng phải là sự hưởng thụ vật chất. Vật chất là những thứ rườm rà, thừa thăi, trong vật chất có tạo nghiệp, điều này rất đáng sợ! Chúng ta chớ nên không hiểu đạo lư này! Chớ nên không tuân theo giáo huấn của thánh hiền, hăy nghiêm túc học tập.

          Các đồng tu học Phật của chúng ta có người đă học rất nhiều năm, v́ sao công phu không đắc lực? Chính là do quư vị chẳng buông xuống dục vọng, có nghĩa là quư vị chẳng làm được “cách vật”. “Cách”“cách trừ” (格除, trừ bỏ), nói theo kiểu Chương Gia đại sư dạy tôi, sẽ là buông xuống. “Cách” () là buông xuống. Trước tiên là buông xuống dục vọng, trọn chẳng tham cầu hưởng thụ vật chất. Nếu quư vị vứt bỏ thứ này, tâm quư vị sẽ định, sẽ thanh tịnh, tâm bèn an, bèn b́nh, thực hiện từ chỗ này! Lục Tổ đại sư dạy: Quư vị có thể buông xuống Thập Ác, tâm quư vị sẽ thanh tịnh. Quư vị có thể buông xuống Bát Tà, tâm quư vị sẽ b́nh đẳng. Quư vị có thể buông xuống hết thảy các tập khí bất thiện, tâm quư vị sẽ an, toàn là công phu “cách vật”. Chúng ta có trí huệ, v́ sao trí huệ chẳng thấu lộ? Là do bị những thứ tập khí phiền năo ấy trùm lấp! Chỉ cần buông xuống ḷng ham hố vật chất, trí huệ sẽ hiện tiền, đă trừ khử vật dục rồi sẽ biết thấu suốt.

          Lục Tổ Huệ Năng đại sư đă v́ chúng ta thị hiện. Quư vị thấy Ngài gặp Ngũ Tổ, bèn thưa với Ngũ Tổ: “Trong tâm đệ tử thường sanh trí huệ”. Lúc tôi mới đọc Đàn Kinh, thấy câu nói ấy bèn hết sức cảm động, [bội phục] năm vóc gieo sát đất, chúng tôi rất hổ thẹn. Nếu tôi gặp Ngũ Tổ, Ngũ Tổ hỏi tôi: “Ngươi như thế nào?” Tôi nhất định thưa là “trong tâm đệ tử thường sanh phiền năo, trong tâm đệ tử thường sanh nghi hoặc”, làm sao có thể sánh bằng người ta cho được! V́ sao? Người ta đă buông xuống; hễ buông xuống tập khí phiền năo, sẽ sanh trí huệ. Trí huệ hiện tiền, chân tâm bèn hiện tiền, Bồ Đề tâm hiện tiền. Nhà Phật nói là Bồ Đề tâm, Nho gia nói là “thành ư, chánh tâm”. Các vị hăy ngẫm xem, thành ư chánh tâm có phải là Bồ Đề tâm hay chăng? Tôi nói Bồ Đề tâm thành mười chữ, “thành ư” là chân thành, “chánh tâm” là ǵ? Tâm thanh tịnh, tâm b́nh đẳng, tâm chánh giác, tâm từ bi; đó gọi là “chánh tâm”. Nho gia nói một, nhà Phật giảng thành bốn món, nói rơ ràng! Một và bốn chẳng có nhiều hay ít. Một chính là bốn, bốn tức một; một đằng là tổng thuyết (nói tổng quát), một đằng là tế thuyết (nói chi tiết).

          Sanh khởi cái tâm ấy! Sau khi cái tâm ấy đă sanh khởi, thân bèn tu. Quư vị khởi tâm động niệm, ngôn ngữ, tạo tác đều phát sanh từ chân thành, thanh tịnh, b́nh đẳng, chánh giác, há có lẽ nào thân chẳng tu? Tâm chánh th́ thân chánh, tâm chánh th́ ngôn chánh. V́ thế, thân được tu. Có tu thân th́ mới có thể tề gia, đấy chính là giáo hóa chúng sanh. Giáo hóa chúng sanh được thực hiện từ nơi đâu? Dạy từ ngay trong nhà! Quư vị dạy người nhà, lẽ nào người nhà chẳng phục? Người nhà thấy quư vị có tư thái như vậy, chẳng có ai không kính ngưỡng, bội phục, chẳng có ai không tôn trọng. Do chẳng có ai không kính ngưỡng, bội phục, họ sẽ tự nhiên học theo quư vị. Dùng thân giáo, dùng ngôn giáo, dạy một nhà tốt đẹp. Một nhà đă được dạy tốt đẹp, sẽ có thể ảnh hưởng cả nước. Thời cổ, nước chẳng lớn, [nước thời cổ] giống như một hương trấn, hay một huyện thị trong hiện tại. Đại quốc tương đương một huyện, tiểu quốc tương đương một hương trấn, đều bị cảm hóa. Một huyện thị, một hương trấn thảy đều có thể làm được, sẽ biến thành gương mẫu cho cả thế giới. Làm mẫu, làm khuôn phép cho khắp thế giới, ai nấy đều học theo quư vị. Đấy là chiếc cầu thật sự, thật sự là “quảng độ chúng sanh”, quư vị thấy có phải là độ chính ḿnh trước hay chăng?

          Muốn độ chính ḿnh trước th́ phải buông xuống ham muốn vật chất. Chúng tôi thường khuyên lơn các đồng học về chuyện này: Phải buông xuống ḷng ích kỷ, phải buông xuống tiếng tăm, lợi dưỡng, phải buông xuống sự hưởng thụ ngũ dục, lục trần, phải buông xuống tham, sân, si, mạn, nghi. Chẳng buông xuống những thứ ấy, những thứ sau ấy sẽ đều chẳng có! Tôi bảo quư vị hăy buông xuống mười sáu chữ ấy, đấy chính là “cách vật”, tu thân và giáo học được thực hiện từ chỗ này. Thánh hiền thế gian và xuất thế gian, xưa nay, trong ngoài nước, chẳng có vị nào không làm từ chỗ này. V́ thế, quư vị nhất định phải nhận thức rơ ràng: Ích kỷ, ham muốn vật chất hại người, chẳng phải là thứ tốt đẹp, làm hại chúng ta đời đời kiếp kiếp phải luân hồi trong lục đạo. Đối với lục đạo, nay đang ở trong nhân đạo, quư vị đă nếm trải nỗi khổ trong nhân đạo, chứ nỗi khổ trong tam đồ quư vị chẳng biết. Phật, Bồ Tát rất từ bi, khiến cho chúng ta từ khá nhiều linh môi (spiritual medium) biết được đôi chút trạng huống trong tam đồ. Những năm qua, hết lần này đến lần khác xảy ra, đối với chuyện này, bản thân tôi rất tin tưởng, chẳng ngờ vực, nhưng chúng tôi chẳng nói ra!

          Măi cho đến gần đây nhất, tại Úc, chúng tôi tổ chức một hoạt động có quy mô lớn, hơn một ngàn người tham gia. Để kỷ niệm Chương Gia đại sư văng sanh bốn mươi chín năm, lễ châu niên chín năm văng sanh của quán trưởng Hàn Anh, chúng tôi làm một lễ kỷ niệm, hơn một ngàn người tham gia đến từ các nước trên thế giới. Ngay trong cuộc lễ ấy, từ huyện Khánh Vân tỉnh Sơn Đông gọi điện thoại viễn liên cho tôi, cho biết kẻ đồng cốt có linh quỷ dựa thân bên ấy, đă hé lộ trạng huống khổ nạn trong địa ngục đạo và ngạ quỷ đạo. V́ người ấy nói quá nhiều, tôi cũng chẳng nghe rơ ràng lắm, tôi để bọn họ viết thành bài, fax cho tôi. Có các đồng học đă xem phần văn tự ấy; đấy là tài liệu để chúng tôi tham khảo nội bộ, chẳng lưu thông bên ngoài. Mấy hôm sau, bên Đài Loan cũng có chuyện ấy phát sanh, chúng tôi cũng yêu cầu họ viết ra. Hôm nay, các đồng học từ Cát Lâm đưa tin, bên ấy cũng phát sanh chuyện này. Từ các nơi khác nhau, chẳng phải là dựa thân một người, nhưng những điều họ nói đều là trạng huống khổ sở trong cơi u minh, đúng là từ bốn phương tám hướng truyền đến.

          Chúng ta dùng thái độ ǵ để nh́n chuyện này? Tôi thường bảo các đồng học: “Chẳng thể không tin, nhưng chớ nên tin hoàn toàn. Đấy là một thái độ nghiêm túc, cẩn trọng. Quư vị phải xét coi tin tức do họ truyền đạt, [nếu là] đúng lư tức là nói theo lư th́ thông suốt, nói theo t́nh người th́ cũng hợp lẽ, [như vậy th́] có thể tin tưởng. Nếu xét theo lư chẳng thông, nói theo phía t́nh người kiến thức thông thường chẳng suông, như vậy th́ chẳng thể tin được. Ví như họ yêu cầu chúng ta làm những ǵ? Yêu cầu chúng ta truyền quy y, siêu độ cho họ, đó là như pháp, họ t́m đến chúng ta là đúng. Chúng ta có thể tiếp nhận, có thể giúp đỡ họ. Nếu họ yêu cầu chúng ta làm chuyện khác, sai mất rồi, [chẳng hạn như] phải tín phụng họ, họ sẽ cho quư vị lợi ích chi đó, điều ấy chắc chắn chẳng đáng tin tưởng! Phu tử dạy chúng ta: “Kính quỷ thần nhi viễn chi” (Tôn kính nhưng tránh xa quỷ thần), đấy là chánh xác! Quỷ thần cũng là chúng sanh, chúng ta phải nên tôn trọng họ, lễ kính chư Phật mà! “Viễn” là ǵ? Trọn chớ nên nghe họ nói nhăng, nói cuội; [nếu nghe theo], quư vị sai mất rồi! Quư vị có nghi vấn chi đó bèn hỏi họ, cầu họ giải quyết giùm, chỉ điểm quư vị, điều này chẳng đáng tin cậy nhất! Bản thân họ đă kể lể nỗi khổ ngần ấy, yêu cầu loài người giúp đỡ họ, làm sao họ có thể giúp quư vị cho được? Nếu họ có năng lực giúp đỡ quư vị, chính họ sẽ chẳng cần phải cầu cạnh con người! V́ thế, chúng ta phải dựa theo t́nh, lư, và pháp để phán đoán.

          Hết thảy chúng sanh có khổ nạn, chúng ta học Phật, phải học theo đức Phật “từ bi làm gốc, phương tiện làm cửa”, phải nên thành tâm thành ư giúp đỡ họ; đấy là đúng. V́ thế, những quỷ thần tiếp xúc tôi, tôi đều có thể tin tưởng, v́ sao? Họ đến xin tôi, chẳng cầu xin chi khác! Họ xin tôi truyền quy y, tôi bèn truyền Tam Quy. Họ xin siêu độ, chúng ta dùng niệm Phật hồi hướng. Họ xin nghe kinh, có thể đến đạo tràng. Trong đạo tràng, tôi lập bài vị cho họ, hoan nghênh họ đến nghe kinh. Trong Niệm Phật Đường có thờ bài vị của họ, hoan nghênh họ đến niệm Phật, hy vọng họ sẽ theo chúng ta cùng sanh Tịnh Độ. Đấy là hợp t́nh, hợp lư, hợp pháp, chúng ta có thể tiếp nhận! Đạo tràng của chúng ta chẳng làm kinh sám Phật sự, chẳng có những chuyện siêu độ ấy, nhưng chúng ta có Tam Thời Hệ Niệm. Tam Thời Hệ Niệm nhằm báo ân tổ tiên. V́ Tam Thời Hệ Niệm là pháp môn Tịnh Tông, đúng là lợi ích người âm lẫn cơi dương, tôi đề xướng chuyện này. Mỗi tuần chúng ta lấy chuyện tế tổ làm chánh, chẳng phải là siêu độ chi khác, chúng ta siêu độ tổ tiên.

          Như tôi ở Úc, mỗi tuần làm một lần. Ở những nơi khác, tôi cổ vũ mọi người vào dịp Thanh Minh, Đông Chí, mỗi năm tối thiểu là hai lần, hăy tế tổ vào dịp Thanh Minh và Đông Chí. V́ sao Tịnh Tông Học Viện cử hành mỗi tuần? Học nghi thức! Chúng tôi coi nó như một môn công khóa để học tập. Tôi hy vọng tất cả đại chúng đều hiểu những nghi thức, đều biết thực hiện Phật sự như thế nào, nhằm mục đích này, đó là giáo học. Nói thật ra, do giáo học, chúng sanh trong cơi u minh đều có thể được lợi ích. V́ thế, trong giảng đường dạy học, cũng có thể thờ bài vị. Bất quá, đối với khóa tŕnh ấy, trong sự dạy học, chúng tôi luôn cử hành trong Vạn Tánh Tiên Tổ Kỷ Niệm Đường, rất thù thắng! Đại khái tin tức này đă truyền đến cơi u minh, cho nên chúng sanh trong cơi u minh đến t́m tôi càng nhiều. Các đồng học Tịnh Tông phải biết chuyện này: Ít lui tới với quỷ thần! Trong sự giao tiếp giữa con người với nhau, bị kẻ khác gạt gẫm, c̣n có thể dung thứ được. Nếu qua lại với quỷ thần, bị quỷ thần lừa dối, quư vị sai lầm to lớn!

          Chúng ta niệm Phật, học tập kinh giáo. Tôi khuyên các đồng học Tịnh Tông, mỗi ngày tối thiểu đọc kinh hoặc nghe pháp bốn tiếng đồng hồ, mỗi ngày dành ra bốn tiếng đồng hồ. V́ sao? Chẳng hiểu rơ lư, tín tâm của quư vị sẽ chẳng kiên cố, nguyện tâm chẳng khẩn thiết. Hễ gặp thử thách, sẽ hoài nghi, ngă ḷng, làm sao có thể thành tựu cho được? V́ thế, nay chúng ta dùng đọc tụng, nghe pháp, niệm Phật để làm chiếc cầu văng sanh Tịnh Độ. Chiếc cầu ấy chẳng thể dao động, đấy chính là mục tiêu bậc nhất, phương hướng bậc nhất của chúng ta trong một đời này, vĩnh viễn chẳng thể thay đổi! Chúng ta thành tựu, tự nhiên sẽ có năng lực giúp đỡ người khác. Chính ḿnh chẳng có thành tựu, người khác sẽ chẳng t́m đến. V́ sao? “Bản thân ngươi độ chính ḿnh c̣n chưa xong, làm sao có thể giúp ta cho được?” Chúng ta gặp khó khăn, t́m người giúp đỡ, nhất định là [t́m] người có năng lực, có thể chiếu cố, giúp đỡ ta, chúng ta mới t́m người ấy. Nếu kẻ ấy chẳng có năng lực này, quư vị t́m kẻ ấy vô dụng! V́ thế, nhất định phải thành tựu chính ḿnh trước đă!

          Ngàn muôn phần quư vị phải ghi nhớ: Cội rễ của Nho chính là căn bản của căn bản, quư vị nhất định phải ghi nhớ. Cách vật, trí tri, thành ư, chánh tâm, tu thân, cũng có nghĩa là nếu quư vị thực hiện Đệ Tử Quy và Thập Thiện Nghiệp Đạo một trăm phần trăm, căn cội của quư vị được vun quén ổn thỏa. Sau đấy, lại tiến thêm bước nữa là thi hành Tam Quy, Ngũ Giới để làm cơ sở học Phật. Ắt cần phải biết đời người khổ sở, ngắn ngủi, ngày tháng c̣n lại chẳng dài! Một tấc quang âm, một tấc vàng! Đừng nên phí uổng thời gian, hăy nắm chắc thời gian để nghiêm túc nỗ lực tu hành. Trong kinh Đại Tập, đức Phật đă khai thị, chúng ta phải hiểu rơ: Một dạ quy y Tịnh Độ, buông xuống muôn duyên, hy vọng chúng ta thật sự thành tựu ngay trong một đời này! Bất luận ưa thích pháp môn ǵ, sau khi đă đến thế giới Cực Lạc, sẽ lại học. V́ sao? Đến thế giới Cực Lạc, ai nấy đều là vô lượng thọ, có thời gian. Ở trên địa cầu này, thời gian chẳng dài, một trăm năm bất quá cũng là một cái khảy ngón tay!

          Ông Thang Ân Tỷ (Arnold Toynbee) lúc tuổi già hết sức cảm khái, ông ta tự nói. Khi ấy, ông đă tám mươi lăm tuổi, [lúc ấy] là năm 1973. Ông ta cảm thấy chính ḿnh trong một đời này, cảm nhận thời gian dài hay ngắn khác biệt. Từ lúc sanh ra cho đến khi bảy tuổi, đấy là một giai đoạn. Thời gian từ bảy tuổi cho đến tám mươi lăm tuổi dài như khi ông ta bảy tuổi. Nói cách khác, đời người là bao nhiêu năm? Mười bốn năm! Cảm thấy bảy mươi mấy năm sau đó dài bằng bảy năm trước! Chúng ta có cảm giác này hay không? Hăy khéo suy nghĩ, [sẽ thấy] chẳng khác chi hết! Tôi năm nay tám mươi tuổi, ngẫm lại th́ thấy đúng quá! Mười tuổi rời khỏi quê nhà, thời gian ở quê hương mười năm dài ngần ấy, từ đấy bảy mươi năm về sau, đúng là giống như mười năm, một sát-na. Huống hồ mạng người vô thường, phải quư trọng, phải lợi dụng thời gian ngắn ngủi này, nhất định phải hoàn thành đạo nghiệp của chính ḿnh. Thật vậy, chẳng giả! Thứ này mang theo được! Tất cả hết thảy tiếng tăm, lợi dưỡng trong thế gian, kể cả thân t́nh, quyến thuộc, chẳng thứ nào mang theo được! Tổ sư đại đức thường dạy chúng ta, đối với cái mang theo được th́ phải nghiêm túc thực hiện, những cái không mang theo được thảy đều buông xuống. Đấy là đúng! Hôm nay đă hết thời gian rồi, chúng tôi nói tới đây!

 

Tập 1538

 

          Chư vị pháp sư, chư vị đồng tu, xin hăy ngồi xuống. Xin xem phẩm Tịnh Hạnh thứ mười một, tiểu đoạn thứ hai trong đoạn lớn thứ sáu của phần kệ tụng, xem từ bài kệ thứ mười sáu.

 

          (Kinh) Nhược kiến lưu thủy, đương nguyện chúng sanh, đắc thiện ư dục, tẩy trừ Hoặc cấu.

          ()若見流水。當願眾生。得善意欲。洗除惑垢。

          (Kinh: Nếu thấy nước chảy, nguyện cho chúng sanh, được ư dục lành, gột rửa phiền năo).

         

          Ra ngoài, “lưu thủy” (流水, nước chảy) là thứ thường trông thấy, [chẳng hạn như] ḍng suối nhỏ, sông nhỏ, Bồ Tát trông thấy cảnh giới ấy, dẫn phát bi nguyện trong tự tánh, “đương nguyện chúng sanh”. Chúng ta thấy một trăm bốn mươi mốt bài kệ này, câu thứ hai trong mỗi bài kệ, trong bốn chữ ấy (“đương nguyện chúng sanh”) đă bao hàm hết thảy chúng sanh trong khắp pháp giới hư không giới. Chẳng phải chỉ là khu vực hiện tiền, cơi nước, hoặc địa cầu, [nếu chỉ hiểu là thuộc trong phạm vi ấy] sẽ là quá nhỏ, chẳng phải là tâm nguyện của Bồ Tát, chẳng phải là tâm lượng Bồ Tát. Tâm lượng của Bồ Tát không ǵ chẳng phải là “tâm bao thái hư, lượng châu sa giới”, hằng sa thế giới. Thế giới ấy được gọi là đại thế giới, chẳng phải là tiểu thế giới, là khu vực giáo hóa của đức Phật, trong kinh luận gọi là đại thiên thế giới. Đại thiên thế giới vô lượng, vô biên, vô tận, vô số. Thuở đức Phật tại thế, thời gian Ngài hoằng hóa trên lưu vực sông Hằng rất dài, cát sông Hằng rất mịn. V́ thế, hễ nói đến một con số lớn, Ngài dùng cát sông Hằng để tỷ dụ, gọi là “hằng sa thế giới”, hằng hà sa số các cơi Phật như vậy!

          Từ kinh Hoa Nghiêm, chúng ta đọc thấy, thành Phật, tuy nói “Phật Phật đạo đồng”, điều này đúng là chẳng c̣n bàn căi chi nữa. Nói “đồng” nghĩa là trí huệ giống nhau, nguyện lực cũng giống nhau, nhưng c̣n có chỗ bất đồng, bất đồng là ǵ? Duyên phận bất đồng, chư vị phải biết điều này. Do vậy, có những vị Phật, như ở cơi này, Sa Bà thế giới Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, khu vực giáo hóa của lăo nhân gia là một tam thiên đại thiên thế giới. Đấy là chuyện thường thấy trong Phật pháp, chiếm đại đa số. Nhưng c̣n có những vị Phật phước báo to lớn, khu vực giáo hóa của Ngài là hai đại thiên thế giới, ba đại thiên thế giới, có vị là mười mấy đại thiên thế giới, có vị hơn một trăm đại thiên thế giới, phước báo to lớn! Đấy là chỗ khác nhau! Phước báo lớn nhất là A Di Đà Phật, khu vực giáo hóa của A Di Đà Phật trọn khắp pháp giới hư không giới. Nói cách khác, thế giới Sa Bà của chúng ta cũng bao gồm trong ấy, cũng chẳng phải là ngoại lệ.

          Khi tôi giảng kinh Vô Lượng Thọ, đă có thưa tŕnh cùng chư vị: Tây Phương Cực Lạc thế giới giống như một ngôi trường, chư Phật Như Lai trong mười phương cơi nước giống như là chiêu sinh giùm ngôi trường ấy. Những học sinh đă được tuyển mộ đều đưa đến ngôi trường ấy. Nếu quư vị hiểu tỷ dụ này, sẽ hiểu rơ mười phương hết thảy chư Phật, Bồ Tát và A Di Đà Phật có mối quan hệ ǵ, quư vị sẽ hiểu: Không ǵ chẳng quy vào Tây Phương Tịnh Độ! Từ hội Hoa Nghiêm, chúng ta thấy trợ thủ đắc lực của Tỳ Lô Giá Na Phật là Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát. Cuối kinh Hoa Nghiêm, hai vị Bồ Tát ấy đều phát nguyện cầu sanh thế giới Cực Lạc. Đấy là thị hiện cho chúng ta thấy, thế giới Cực Lạc viên măn rốt ráo. Viên măn ǵ vậy? Toàn thể Tánh Đức của chúng ta đều khai phát, chẳng có mảy may chướng ngại nào, đấy là thế giới Cực Lạc! Chỗ thù thắng của nó là “thích hợp khắp ba căn, gồm thâu lợi căn lẫn độn căn”. V́ thế, pháp môn này rộng lớn chẳng thể sánh tầy! Đức Thế Tôn đă bảo chúng ta, trong pháp giới hư không giới, có khá nhiều vị Bồ Tát mong cầu t́m kiếm pháp môn này mà chẳng thể được. “Chẳng thể được” là do không có duyên phận. Nay chúng ta gặp gỡ, quư vị nói xem, may mắn lắm thay!

          V́ sao chúng ta có thể gặp gỡ? Chẳng phải là chuyện ngẫu nhiên đâu nhé! Đời đời kiếp kiếp trong đời quá khứ đă kết duyên với A Di Đà Phật và Tây Phương Tịnh Độ. Chẳng có cái duyên này, pháp môn ở ngay trước mặt mà quư vị cũng chẳng thể nẩy sanh tín tâm. Quư vị thấy cư dân Hương Cảng có bốn, năm trăm vạn, người đông như vậy, có mấy ai tin tưởng pháp môn này? Thầy Lư đă từng bảo: “[Chỉ xét trong số những] người niệm Phật, kẻ chẳng niệm Phật không tính, một vạn người niệm Phật, thật sự có thể văng sanh chỉ có một, hai người!” Ở Hương Cảng, chỉ sợ c̣n chưa đạt đến tỷ lệ ấy. Nếu trong một vạn người có hai người văng sanh, trong một trăm vạn sẽ có hai trăm người văng sanh, trong năm trăm vạn sẽ có một ngàn người văng sanh. Ở Hương Cảng này, chỉ sợ chẳng có một ngàn người văng sanh. V́ sao? Thiện căn, phước đức, nhân duyên chẳng đủ! Chẳng thể nói là không có thiện căn, [mà là] thiện căn quá ít ỏi, chẳng đủ, không đạt mức! Có các đồng tu thiện căn, phước đức, nhân duyên trọn đủ, tuy trọn đủ mà vẫn chẳng thể văng sanh, nguyên nhân ở chỗ nào? Không buông xuống ngũ dục, lục trần, tiếng tăm, lợi dưỡng được! Sức dụ dỗ, mê hoặc này quá mạnh, quư vị chẳng chịu buông xuống. Do đó, quư vị vẫn chẳng thể văng sanh được. Thiện căn, phước đức, nhân duyên thảy đều trọn đủ, ắt phải buông xuống những thứ chướng ngại ấy, trong một đời này, công đức của chúng ta sẽ viên măn.

          V́ vậy, thấy “lưu thủy”, quư vị hăy lẳng lặng quan sát; hiện thời, khó thấy nhất là “thanh lưu” (清流), tức ḍng nước chảy thanh tịnh, chẳng bị ô nhiễm. Hiện nay, rất khó thể thấy v́ cả đại địa đă bị ô nhiễm phổ biến. Ḍng nước chẳng bị ô nhiễm, đại khái chỉ có ở vùng núi, những ḍng suối nhỏ trong thôn làng quê hoặc khe ng̣i trên núi vẫn chưa bị ô nhiễm, quư vị trông thấy sẽ rất hoan hỷ. Chúng ta ắt dùng loại nước thanh khiết ấy th́ mới có thể dưỡng thân. Chúng ta đều biết: Nước trên mặt đất sẽ chảy vào biển cả, biển cả là chỗ tụ hội của tất cả sông ng̣i. Trong thế kỷ này, đặc biệt là từ niên đại bảy mươi trở đi, tức là từ sau năm 1970 trở đi, sự ô nhiễm hoàn cảnh trên địa cầu đă trở thành tồi tệ rất rơ rệt. Sự tồi tệ ấy khiến cho khá nhiều nhà khoa học cảm thấy kinh ngạc, bất an. Do nguyên nhân ǵ vậy? Trong nửa thế kỷ này, công nghiệp khoa học kỹ thuật đột nhiên tăng trưởng mạnh mẽ, lũ b́nh phàm chúng ta chẳng liễu giải chân tướng sự thật, cứ ngỡ đấy là chuyện tốt đẹp, khoa học kỹ thuật đem lại rất nhiều thuận tiện. Quư vị có biết [để hưởng thụ] những thuận tiện ấy, quư vị đă phải đánh đổi bằng cái giá to cỡ nào hay không? Chẳng có ai biết, thưa cùng quư vị, đánh đổi bằng cái giá to cỡ nào? Chính là dùng sanh mạng của toàn thể địa cầu để đánh đổi. Quư vị nói xem, có nghiêm trọng như vậy hay không? Đúng như thế đó!

          Các nhà khoa học đă đưa ra lời cảnh cáo, đại khái là lời cảnh cáo ấy đă được nêu ra từ hai mươi mấy năm trước, từ hai mươi mấy năm trước đấy nhé! Nếu nhân loại vẫn chẳng thể chấm dứt, sửa đổi sự ô nhiễm, phá hoại, tức là sự phá hoại và ô nhiễm hoàn cảnh sanh thái tự nhiên, nhân loại trên địa cầu sau năm mươi năm nữa sẽ chẳng có cách nào sống sót. [Dự đoán] năm mươi năm mà đă hai mươi năm trôi qua rồi, hiện thời c̣n lại ba mươi năm. Ba mươi năm sau, nhân loại trên cả địa cầu sẽ bị hủy diệt, tiêu diệt, quư vị nói xem cái giá phải trả có to hay không? Chúng ta c̣n muốn những thứ ấy hay không? Ai nấy vẫn đang mù quáng liều mạng truy cầu. Các nhà khoa học nói lời ấy có phải là dối trá bịa đặt hay chăng? Tuyệt đối chẳng phải vậy, họ có những chứng cứ khoa học.

          V́ thế, chúng ta thấy nước chảy, sẽ nghĩ làm thế nào để gột rửa cái tâm của chính ḿnh thanh tịnh, hạnh của chính ḿnh thanh tịnh; điều này trọng yếu! Trong những năm gần đây nhất, chúng ta thật sự học được không ít thứ từ kinh Hoa Nghiêm. “Tâm tịnh ắt cơi Phật tịnh”, chúng ta thường nghe [câu ấy] suốt mấy chục năm, nhưng như thế nào? Chẳng khắc sâu cảm nhận. Nhưng sự cảm nhận ấy, có thể nói là đă qua nhiều năm ngần ấy, mỗi năm đều tăng cao hơn; đấy là chuyện tốt! Hiện thời, chúng ta thật sự tiến nhập cảnh giới này, liễu giải “tâm tịnh, cơi nước tịnh; tâm tịnh, vũ trụ tịnh”! Tâm thanh tịnh, tâm b́nh đẳng, tâm chánh giác có thể độ chính ḿnh. Tâm chân thành, tâm từ bi có thể độ chúng sanh, nhưng trước hết phải độ chính ḿnh! Chính ḿnh chẳng thể đắc độ, sẽ chẳng có cách nào độ người khác; chớ nên không biết điều này! Đặc biệt là sống trong hoàn cảnh cận đại, tâm địa phải thiện lương, làm nhiều chuyện tốt đẹp.

          Chuyện tốt đẹp nhất là ǵ? Giúp người khác giác ngộ. Hạng mục từ thiện cứu tế quá nhiều; trong ấy, quan trọng nhất là giúp đỡ chúng sanh phá mê khai ngộ, ĺa khổ được vui. Đấy là giải quyết vấn đề từ căn bản. V́ thế, Thích Ca Mâu Ni Phật suốt một đời thực hiện sự nghiệp cứu tế từ thiện, Ngài làm ǵ? Giáo học. Hằng ngày dạy bảo, khuyên dạy mọi người; suốt bốn mươi chín năm chẳng nghỉ ngơi ngày nào! Từ khi có lịch sử cho tới nay, trên quả địa cầu này, chưa từng có nhà đại từ thiện nào vượt trỗi Ngài. Chẳng phải là nói “quư vị không có áo mặc, bèn cho mấy bộ quần áo, quư vị chẳng có cơm ăn, bèn tặng quư vị lương thực”. Đó là tiểu thiện, chẳng phải là căn bản, đó là cành nhánh! Căn bản th́ phải giúp đỡ quư vị, tức là giúp quư vị khai trí huệ. Nhưng muốn khai trí huệ, nhất định là trước hết cái tâm phải thanh tịnh, phải đạt tới tâm địa thanh tịnh, nhất định phải tuân thủ nghiêm ngặt giới luật. Do vậy, từ chỗ này, chúng ta bèn thấu hiểu!

          “Đắc thiện ư dục” (được thỏa ḷng mong mỏi tốt lành), câu này nói về quả báo. Câu kế tiếp “tẩy trừ Hoặc cấu”, hai chữ Hoặc cấu” chính là tham, sân, si, Hoặc () là si, Cấu () là tham, sân, đấy là căn bản của phiền năo. Quư vị chẳng mê hoặc, làm sao có thể dấy lên tham sân cho được? V́ thế, tham và sân dễ đoạn, mê hoặc khó đoạn! Dùng Giới và Định có thể khống chế tham, sân; nhưng đối với mê hoặc th́ không được! Giới và Định không thể dùng [để khống chế] mê hoặc được. Phải khai Huệ, Huệ th́ mới có thể đoạn trừ mê hoặc. Chúng ta đối trị bằng cách nào? Chuyện này cũng rất rơ rệt! “Siêng tu Giới, Định, Huệ, dứt diệt tham, sân, si”, Cấu là tham sân, Hoặc là si, sau đấy quư vị mới có thể “đắc thiện ư dục” (đạt được sự mong muốn tốt đẹp). Chúng ta thường nói “ư dục” (意欲) là “tâm tưởng, sự thành, có cầu ắt ứng”; nhưng chữ trước đó quan trọng lắm, tức là Thiện, chẳng phải là ác. V́ sao là thiện, chẳng phải là ác? V́ quư vị gột rửa, diệt trừ tham, sân, si; cho nên những ǵ quư vị mong mỏi chẳng có điều ǵ bất thiện.

          Nếu chúng ta nh́n lại xă hội hiện tiền, [sẽ thấy] xă hội hiện tiền là “đắc ác ư dục, tăng trưởng Hoặc cấu”, chẳng phải là gột trừ, mà là hằng ngày tăng trưởng. Chúng ta học Phật, đă học nhiều năm ngần ấy, nghe kinh hằng ngày, niệm Phật hằng ngày, chẳng cần nói là chúng ta đă gột trừ tham, sân, si, [chỉ nói đơn giản là] có giảm thiểu hay không? Hăy nh́n từ chỗ này. Gột trừ chẳng phải là chuyện đơn giản! Nếu năm nay ít [tham, sân, si] hơn năm trước, tức là có tiến bộ. Tham, sân, si giảm một phần, khẳng định là Giới, Định, Huệ tăng trưởng một phần; đấy là hai mặt của một Thể. Trước hết, quư vị phải nhận biết, điều này quan trọng hơn bất cứ điều ǵ khác, phải khẳng định tham, sân, si có hại cho chính ḿnh, Giới, Định, Huệ có lợi ích cho chính ḿnh. Phải có sự nhận thức này!

          Đức Phật gọi tham, sân, si là Tam Độc! Tất cả hết thảy các ác niệm thế gian và xuất thế gian, hết thảy bất thiện, hết thảy ác hạnh đều sanh từ chúng nó. V́ thế, chúng nó được gọi là Căn Bản Phiền Năo, là cội nguồn của muôn điều ác. Quư vị vẫn tham luyến nó, vẫn chẳng chịu vứt bỏ, mà vẫn mong văng sanh thế giới Cực Lạc; đấy là tự ḿnh mâu thuẫn với chính ḿnh, làm sao có thể văng sanh thế giới Cực Lạc cho nổi? Thế giới Cực Lạc là “thiện ư dục”. Chúng ta nói “phước báo trời người” th́ cũng là thiện ư dục. Hiện tại, [bản thân ta] có phước báo trời người hay chăng? Chẳng có! Trong nhân gian, có mấy ai hiểu phước báo, hưởng thụ phước báo trời người? Nói rơ cùng quư vị, vẫn là buông xuống tham, sân, si th́ quư vị mới có thể hưởng thụ phước báo trong nhân gian. Nếu quư vị chẳng chịu buông xuống, sẽ chẳng hưởng được phước báo trời người!

          Chúng ta đọc lịch sử, nh́n vào [cuộc đời của] những bậc đế vương các triều đại, nhất là nh́n những vị đế vương khai sáng triều đại. Những vị đế vương khai sáng triều đại nhất định sanh nhằm thời loạn, đáng gọi là bậc anh hùng hào kiệt. Khởi nghĩa dấy binh dẹp yên chiến loạn, giành được chánh quyền, làm hoàng đế, dường như có vẻ là hưởng thụ phước báo. Nếu quư vị suy nghĩ cặn kẽ, [sẽ thấy để giành được chánh quyền] phải giết bao nhiêu người, khiến cho bao nhiêu bậc cha mẹ mất con, khiến cho bao nhiêu phụ nữ mất chồng, khiến cho bao nhiêu người dân bị mất đi sanh mạng, tài sản! V́ thế, cổ thánh tiên hiền có nói: “Giết oan uổng một người, người ấy [cảm thấy] hoàn toàn chẳng có tội lỗi, giết một người, quư vị có thể làm hoàng đế”. Đấy có phải là chuyện tốt đẹp hay chăng? Người có lương tâm sẽ chẳng làm được! Thà chẳng làm hoàng đế, cũng chẳng chịu giết một ai. Người như vậy th́ mới đạt được thiện ư dục trong một đời này!

          Chúng ta đọc lịch sử bèn thấy cục diện bi thảm. Kể từ sau thời Chiến Quốc, xă hội Trung Hoa loạn lạc. V́ thế, Khổng Tử hết sức cảm thán, thường hoài niệm thời đại Nghiêu, Thuấn, , Thang, thuở đó, đúng là thiên hạ ḥa hài, nhân dân thuần phác. Từ thời Chiến Quốc cho đến hiện tại, đại khái là tối thiểu hai ngàn ba trăm năm. Nh́n lại toàn thể thế giới, nh́n vào lịch sử thế giới, [sẽ thấy] số người tử vong trong những cuộc chiến tranh lớn nhỏ hết sức đáng sợ! V́ thế đă có người hỏi tôi, người phương Tây nói đến “tận thế”, v́ sao có tận thế? Đương nhiên là có rất nhiều nhân tố, mọi người đều nh́n từ những chứng cứ khoa học, Phật pháp c̣n nh́n từ một góc độ khác, [tức là] nh́n từ nhân quả. Nhiều người bị chết oan uổng ngần ấy, họ có thể cam ḷng hay chăng? Nếu họ chẳng cam ḷng, như vậy th́ quư vị sẽ hiểu, oan oan tương báo, đời đời kiếp kiếp chẳng xong, chẳng hết! Hai ngàn năm, đại khái là sẽ tính sổ tất cả trong lúc này. Tính sổ tất cả sẽ là tận thế. Đấy là nh́n theo góc độ nhân quả, quư vị hăy ngẫm xem có lư hay chăng? V́ thế, trong thời cận đại, số lần thiên tai nhân họa mỗi năm một tăng, tai hại mỗi lần càng nghiêm trọng hơn.

          Nếu quư vị hỏi c̣n có cách cứu văn hay không ư? Câu trả lời là khẳng định. V́ sao? Cảnh chuyển theo tâm. Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật đă nói rất hay: “Nếu có thể chuyển vật, sẽ giống Như Lai”. Chuyển như thế nào? Chuyển từ nơi tâm. Quư vị chẳng chuyển từ cái tâm, sai mất rồi! Chuyển từ nơi tâm, chuyển ác thành thiện, chuyển nhiễm thành tịnh, chuyển tham, sân, si thành Giới, Định, Huệ, quư vị chuyển từ cái tâm. Chuyển bằng cách nào? Rất nhiều năm trước, đă có người hỏi tôi chuyện này, tôi dạy người ấy, tôi luôn dựa theo giáo huấn trong kinh để nói. Trong kinh Bát Đại Nhân Giác, đức Phật đă dạy: “Bất niệm cựu ác, bất tắng ác nhân” (Chẳng nghĩ tới điều ác cũ, chẳng ghét kẻ ác), quư vị hăy bắt đầu chuyển từ chỗ này. Bản thân quư vị hăy ngẫm xem, trong cuộc đời, kẻ nào đáng chán ghét nhất? Kẻ nào đáng căm hận nhất? Quư vị hăy chuyển từ chỗ này. Đáng chán ghét nhất, đáng căm hận nhất là kẻ ấy thường muốn hủy báng, tổn thương quư vị, quư vị hăy lập một tấm trường sanh lộc vị [ghi tên người ấy], thờ bên cạnh tượng Phật trong Phật đường tại nhà. Hằng ngày quư vị lễ Phật, công khóa sớm tối đều hướng về người ấy lễ bái, hóa giải oan gia đối đầu, quư vị phải làm từ chỗ này.

          Tôi dạy người ta, có kẻ thật sự làm, làm ba năm, người ấy đến nói với tôi: “Thưa pháp sư! Nay trong ḷng con đă b́nh lặng nhiều rồi, nhưng trông thấy kẻ ấy, nghe người khác nhắc đến kẻ ấy, tâm vẫn bất b́nh, làm như thế nào đây?” Tôi bảo người đó: “Công phu của quư vị vẫn chưa đủ, hăy tiếp tục nỗ lực lạy ba năm nữa”. Ắt cần phải như thế nào? Ắt phải là trông thấy người sẽ chẳng dấy ḷng oán hận, công phu của quư vị sẽ thành tựu. Kẻ đó tạo rất nhiều ác nghiệp, chớ nên phê b́nh kẻ đó, chớ nên quở trách hắn. Kẻ đáng bị quở trách là chính ḿnh. Ta dấy động ư niệm muốn chửi gă đó, muốn giáo huấn hắn, quư vị hăy nghĩ lại đi, ư niệm ấy sai lầm mất rồi! Sai lầm ở chỗ nào? Sai lầm v́ ta chẳng thể chuyển cảnh giới, ta bị cảnh giới chuyển! V́ sao khi trông thấy kẻ khác làm ác bèn căm phẫn, bất b́nh? Thấy người làm chuyện tốt, ta bèn vui sướng tràn trề? Quư vị vẫn bị cảnh giới xoay chuyển, điều này có nghĩa là phải quay lại quở trách chính ḿnh.

          V́ sao Phật, Bồ Tát có thể như như bất động? Phật, Bồ Tát ở thiên đường chẳng sanh tâm hoan hỷ, trong địa ngục chẳng sanh tâm chán ghét. Tâm các Ngài b́nh đẳng. Đấy mới là thật sự gột sạch tập khí phiền năo, hưởng thụ trong cảnh giới, thật sự là “thiện ư dục”. Ngàn xứ nguyện cầu, ngàn xứ ứng; đáng nên dùng thân ǵ để độ được bèn hiện thân ấy; đáng nên thuyết pháp ǵ, bèn thuyết pháp ấy. Chẳng có h́nh trạng nhất định, chẳng có sắc tướng nhất định, chẳng có pháp nhất định để có thể nói, thiện ư dục mà! V́ thế, chúng ta học th́ trước hết là học điều này! Hễ vừa trông thấy [bèn cảm thấy] đáng ghét, bực bội, quư vị hăy thường nh́n, sẽ thấy ǵ? Thấy chẳng chán ghét nữa! Thấy điều ǵ? Chẳng động tâm nữa! Nếu quư vị chẳng thường thấy, sẽ chẳng đoạn nổi tập khí này! Đó là cảnh giới tốt đẹp, họ giúp đỡ ta đào thải, gột trừ sạch sành sanh tập khí phiền năo! Quần áo dơ bẩn chẳng giặt, sẽ vĩnh viễn dơ bẩn. Quư vị phải thường xuyên giặt giũ, quư vị hiểu đạo lư này chứ? Cái tâm thanh tịnh của quư vị bị nhuốm tham, sân, si, mạn; quư vị chẳng gột sạch tham, sân, si, mạn, làm sao có thể khôi phục cái tâm thanh tịnh cho được? Gột rửa tham, sân, si, mạn ở chỗ nào? Phải từ cảnh giới, đặc biệt là trong hoàn cảnh nhân sự. Trong thuận cảnh, thiện duyên, quư vị phải biết đoạn tham dục, chớ sanh tham luyến. Trong nghịch cảnh, ác duyên, quư vị phải rèn luyện chẳng sanh sân khuể.

          Nhất định phải hiểu rơ “tánh con người vốn lành, hết thảy chúng sanh đều có Phật Tánh”, quư vị phải khẳng định giáo huấn của Phật, thánh. Quư vị thật sự hiểu rơ, sẽ cảm thấy chỗ đáng yêu, đáng kính của hết thảy chúng sanh. Cái đáng yêu, đáng kính chính là bản tánh của họ vốn lành, họ có Phật Tánh. Kính ái tuyệt diệu lắm, nó chẳng phải là phiền năo. Điều này khá khó hiểu! V́ sao khó hiểu? Trong ấy có đạo lư. Do quư vị chẳng đoạn tham, sân, si; v́ thế, quư vị không hiểu. Nếu đoạn trừ tham, sân, si, quư vị sẽ hoảng nhiên đại ngộ: Nguyên lai ḷng kính ái đối với hết thảy chúng sanh của chư Phật, Bồ Tát chẳng có t́nh, tức là chẳng có cảm t́nh, chẳng có ô nhiễm. Sự kính ái ấy là ǵ? Chính là Pháp Tánh, là Tánh Đức, tức là Tánh Đức trong tự tánh. Tánh Đức thuần tịnh thuần thiện tự nhiên lưu lộ, chuyện là như thế đó.

          Chúng ta có Tánh Đức hay không? Có chứ, hết thảy chúng sanh đều có. Hiện thời, nó đă đi đâu mất rồi? Đức Phật nói nó vẫn c̣n đó, nhưng bị mê hoặc. Sau khi đă mê, nó sẽ biến h́nh. Biến thành ǵ? Đèo thêm cảm t́nh, đèo thêm cái tâm ưa ghét, tham, sân, si, mạn, biến thành những thứ đó! Trên thực tế, cái tâm yêu ghét của chúng ta chính là thuần tịnh thuần thiện trong tự tánh. Nh́n như vậy, [sẽ biết] chẳng gột trừ tham, sân, si, mạn, sẽ chẳng được! Nếu chẳng gột trừ, hiện thời do quư vị đă biến chất, cái tâm thuần tịnh thuần thiện bị đèo thêm tham, sân, si, mạn, nó sẽ có thể làm lành, mà cũng có thể làm ác. Làm lành, sẽ thọ sanh trong ba thiện đạo. Tạo ác, sẽ thọ báo trong ba ác đạo. Đấy là ǵ? Luân hồi! Lục đạo là một cái ṿ nhuộm, vĩnh viễn chẳng thoát được, càng nhiễm càng nghiêm trọng!

          Nếu quư vị chú tâm quan sát t́nh h́nh này, quan sát từ chính bản thân ḿnh, quư vị hăy ngẫm xem, khi quư vị mười tuổi là t́nh trạng ra sao? Lúc hai mươi tuổi là t́nh trạng như thế nào? Lúc ba mươi tuổi lại là dáng vẻ nào? Quư vị cứ phản tỉnh cặn kẽ từng mười năm một, sẽ biết! Lúc mười tuổi, ô nhiễm rất nhẹ. Khi hai mươi tuổi, ô nhiễm khá nghiêm trọng, ba mươi tuổi càng nghiêm trọng hơn, bốn mươi tuổi bèn mê hoặc, điên đảo. Lứa tuổi tôi, thưa cùng chư vị, khi tôi mười tuổi chẳng có ô nhiễm, sanh trưởng trong làng quê, tại nông thôn, xă hội tám mươi năm trước chẳng có ô nhiễm. Đến lúc hai mươi tuổi th́ có ô nhiễm, rất nhẹ, chẳng nghiêm trọng. Lúc hai mươi sáu tuổi tiếp nhận giáo huấn của thánh hiền, tiếp xúc Phật pháp; v́ thế, có thể giữ ǵn từ đấy cho đến năm mươi năm sau. Nếu mỗi ngày chẳng đều gột trừ tham, sân, si, quư vị có thể không bị ô nhiễm hay sao?

          Tôi học Phật, tôi cảm kích Chương Gia đại sư là vị thầy vỡ ḷng của tôi. Ngạn ngữ thường nói “tiên nhập vi chủ” (điều ǵ được tiếp xúc đầu tiên sẽ là chánh yếu). V́ thế, giáo huấn của vị thầy đầu tiên có ấn tượng đặc biệt sâu đậm, thường tạo ảnh hưởng suốt đời. Ngài dạy phương hướng và mục tiêu, Ngài dạy tôi thấy thấu suốt và buông xuống. Tôi dùng một câu nói đơn giản nhất để giới thiệu ba vị thầy của tôi. Vị thầy thứ nhất là tiên sinh Phương Đông Mỹ, giới thiệu Phật pháp cho tôi. Thầy bảo tôi, v́ thuở đó tôi học Triết Học: “Phật pháp là đỉnh cao nhất trong Triết Học, học Phật là sự hưởng thụ cao nhất trong đời người”. Chính thầy lúc tuổi già, dạy học ở nhà trường hoàn toàn là dạy Phật học. Chương Gia đại sư là vị xuất gia đầu tiên tôi được tiếp xúc, Ngài dạy tôi “thấy thấu suốt, buông xuống”. Tôi theo thầy Lư mười năm, thầy dạy tôi “chí thành cảm thông”, điều này hết sức trọng yếu.

          Bản thân chúng ta học tập, mục tiêu học tập là ǵ? Thông đạt Thật Tướng của các pháp, chuyện này chẳng dễ dàng đâu nhé! Khi ấy, thầy bảo tôi: “Anh xem học thuật thế gian, chẳng bàn đến [học thuật của] ngoại quốc, cũng chẳng bàn tới hiện tại, chỉ nói Trung Hoa thời cổ có một bộ tùng thư là Tứ Khố Toàn Thư, trong một đời anh có thể đọc hết nổi hay không?” Xưa kia, Thương Vụ Ấn Thư Quán tại Đài Loan đă ấn hành Tứ Khố Toàn Thư, in ba trăm bộ, người mua ít lắm. Khi tôi đến tiệm sách để mua, chỉ c̣n một bộ. V́ thế, tôi mua nhằm bộ cuối cùng. Tôi cũng phỏng đoán có lẽ in ba trăm bộ, quả nhiên chẳng sai, vị Tổng Kinh Lư (General Manager) [của Thư Quán] cho tôi biết, xác thực là chỉ in ba trăm bộ. Ông ta nói: Bộ sách này, kể như một người vừa sanh ra đă có thể đọc sách, hằng ngày đọc tám tiếng đồng hồ, đọc đến một trăm tuổi, vẫn xem không hết bộ sách ấy. Quư vị hăy nghĩ xem, chẳng dễ dàng chi! Thầy Lư lại bảo tôi: “Phật pháp th́ Tam Tạng mười hai bộ loại, một bộ Đại Tạng Kinh, chẳng cần bàn tới thứ khác, hai thứ ấy, anh có thể đọc hết trong một đời này hay không? Nếu chẳng đọc, làm sao anh có thể thông suốt cho được? Nếu anh muốn chính ḿnh thành tựu, phải thông suốt Phật pháp. Nếu muốn hoằng pháp lợi sanh, phải thông suốt pháp thế gian. Pháp thế gian chẳng thông, sẽ chẳng thể hoằng pháp lợi sanh”.

          Hiện thời, thông thạo bằng cách nào? Cuối cùng, thầy dạy tôi, chỉ có cách dựa vào cảm ứng. “Thông” () là cảm thông, có nghĩa là mong cầu Tam Bảo gia tŕ. Tam Bảo gia tŕ như thế nào? Chúng ta cầu trí huệ của Phật gia tŕ, cầu bổn nguyện của Phật gia tŕ, cầu oai thần của Phật gia tŕ. Có mấy ai cầu được? Chớ nên mê tín! Gia tŕ là ǵ? Giáo huấn của Phật là gia tŕ. Quư vị thật sự nghe hiểu, thật sự tin tưởng, làm theo những giáo huấn ấy, đấy là gia tŕ! Quư vị mong tiến nhập Phật môn, Tam Quy là “giác chứ không mê, chánh chứ không tà, tịnh chứ chẳng nhiễm”, quư vị có thể niệm nào cũng đều nương theo “giác, chánh, tịnh”, buông xuống “mê, tà, nhiễm” (“mê, tà, nhiễm” là tham, sân, si), đấy là gia tŕ. Cụ thể là giới luật, quư vị có thể tŕ giới, giới do đức Phật chế định. [Tŕ giới] chính là được Phật gia tŕ. V́ thế, tối thiểu là Thập Thiện, Ngũ Giới, Thập Giới (Thập Giới là giới Sa Di), quư vị phải thật sự làm được; sau đấy cái tâm của quư vị sẽ thanh tịnh. V́ sao? Chẳng tham, cũng chẳng si, mà cũng chẳng có sân hận, cái tâm bèn thanh tịnh. Tâm thanh tịnh sẽ sanh trí huệ, do trí huệ bèn thông suốt, đạo lư là như thế đó. Đấy gọi là oai thần của Tam Bảo gia tŕ. Oai thần của Tam Bảo chính là giáo huấn!

          Quư vị chớ nên nghe rồi hiểu sai ư nghĩa những lời này; [hễ hiểu sai] sẽ biến thành mê tín, mù quáng đến nỗi hằng ngày lạy lục Phật, Bồ Tát, cúng dường Phật, Bồ Tát, mong Phật, Bồ Tát sẽ phù hộ, gia tŕ quư vị. Đấy là mê tín! Hoàn toàn đă sai lầm mất rồi! V́ thế, Phật thật sự gia tŕ chính là khiến cho chúng ta dùng phương pháp giới luật để đạt được cái tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh mới sanh ra giác, chánh, tịnh. Sau đấy, sáu căn của quư vị tiếp xúc cảnh giới bên ngoài mới có thể thông! “Thông” là thông đạt, hiểu rơ, dùng phương pháp này th́ được. Thầy nói phải dùng ḷng chí thành, dùng ǵ để cảm? Tâm chân thành để cảm. Chí thành là chân thành tới mức tột bậc, như vậy th́ mới có thể cảm thông. Do vậy có thể biết, hiện thời người học Phật chúng ta thường là chẳng có ḷng chân thành; v́ thế, cầu ǵ cũng chẳng cầu được! Nay đă hết thời gian rồi, chúng ta nghỉ ngơi mấy phút.

***

          Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin hăy ngồi xuống. Xin xem tiếp bài kệ thứ mười bảy:

 

           (Kinh) Kiến tu viên phố, đương nguyện chúng sanh, ngũ dục phố trung, vân trừ ái thảo.

          ()見修園圃。當願眾生。五欲圃中。耘除愛草。

          (Kinh: Thấy dọn vườn tược, nguyện cho chúng sanh, cuốc bỏ cỏ ái trong vườn ngũ dục).

 

          Trong phần trước là “kiến lưu thủy” (thấy nước chảy) bèn nghĩ, đầu tiên là nghĩ phải gột rửa, trừ sạch ô nhiễm của chính ḿnh. Ở đây là thấy vườn rau, “viên phố” (園圃) là vườn rau. Vườn rau th́ đương nhiên cứ cách một khoảng thời gian, nhất định phải dẫy cỏ, “vân thảo” (耘草) là trừ cỏ (dẫy cỏ). Ở Úc, chúng tôi có hai vườn rau; ở ngay dưới chân núi chúng tôi có ba vườn rau, quy mô cũng khá to. Có một vườn rau lớn, chúng tôi trồng các thứ rau dưa, đủ cung cấp cho ba trăm người, quy mô khá to. Công tác dẫy cỏ phải thường xuyên làm; nếu không, cỏ dại sẽ mọc tràn lan. Trông thấy dẫy cỏ, phải nghĩ các thứ cỏ tạp trong cái tâm chúng ta cũng phải dẫy bỏ, “vân trừ ái thảo” (cuốc bỏ cỏ ái). Ái là một trong thất t́nh, thất t́nh là mừng, giận, buồn, vui, yêu… V́ thế, Ái thuộc về thất t́nh; sau Ái là Ố (, ghét) và Dục (, ham muốn). Dùng chữ này (chữ Ái) để biểu thị thất t́nh ngũ dục. Câu trước đó là “ngũ dục phố trung” (trong vườn ngũ dục). Nhất định phải diệt trừ thất t́nh. Diệt trừ thất t́nh, tâm quư vị sẽ thanh tịnh, tâm bèn an.

          Bất luận chúng ta học Phật hay học Nho, công phu chẳng đắc lực, nguyên nhân thật sự là ở chỗ nào? Đại Thế Chí Bồ Tát dạy chúng ta: “Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế” (Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối), Ngài dạy chúng ta phương pháp niệm Phật. Sáu căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư. “Nhiếp” () là ǵ? Thâu hồi lại! Kẻ b́nh phàm sáu căn nhất định đều hướng theo lục trần bên ngoài để khởi tác dụng, giống như nước chảy tuôn ra ngoài. Mắt duyên sắc, nay chúng ta nói thô thiển hơn một chút là “bị bên ngoài dẫn dụ”. Mắt bị sắc trần bên ngoài dẫn dụ, tai bị thanh trần dẫn dụ, mũi bị hương trần dẫn dụ, lưỡi bị vị trần dẫn dụ, cho đến thân bị xúc trần, ư bị pháp trần [dẫn dụ]. “Pháp” ở đây là pháp bất thiện, tất cả hết thảy các pháp bất thiện, tức pháp thế gian. Lục căn bị lục trần dẫn dụ, mê hoặc, làm sao công phu của quư vị đắc lực cho nổi? Nếu mong công phu đắc lực, chẳng khó, quư vị phải từ trong lục trần thâu hồi lục căn, chẳng phan duyên những thứ ấy, chẳng bị chúng dụ dỗ, mê hoặc, chẳng bị chúng nó quấy nhiễu, công phu mới có thể đắc lực!

          Đức Phật dạy như thế, mà Nho cũng là như thế. Quư vị thấy Mạnh phu tử nói rất hay: “Học vấn chi đạo vô tha, cầu kỳ phóng tâm nhi dĩ” (Đạo học vấn chẳng có chi khác, cốt sao t́m lại cái tâm đă buông lung mà thôi), có cùng một ư nghĩa với “đô nhiếp lục căn” (nhiếp trọn sáu căn) của Đại Thế Chí Bồ Tát. Học vấn là ǵ? Quư vị có thể thâu hồi cái tâm từ cảnh giới bên ngoài, có nghĩa là chẳng bị bên ngoài quấy nhiễu, chẳng bị bên ngoài dụ dỗ, mê hoặc, đó gọi là “học vấn”. Những lời dạy của thánh nhân thế gian và xuất thế gian là chân tướng sự thật, là lời bàn định về kinh nghiệm từ công phu của chính các Ngài. Nếu chúng ta chẳng đi theo con đường ấy mà muốn thành tựu, sẽ quá khó khăn!

          Trong thất t́nh ngũ dục, nghiêm trọng nhất là tham ái; [v́ thế] lấy nó làm đại biểu. Do đó, nhất định phải biết: Người thế gian thấy t́nh ái rất nặng. “Nếu một người chẳng có t́nh, chẳng có ái, có c̣n coi là người hay chăng?” Kẻ b́nh phàm đều nói theo kiểu ấy. Cách nói ấy dường như đúng nhưng sai bét; cớ sao nói là “dường như đúng, nhưng sai bét”? Tâm quư vị là vọng tâm, nghĩa là tâm của quư vị là ǵ? Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, chẳng phải là chân tâm. V́ thế, ái và t́nh của quư vị là giả trất, chẳng thật, sẽ biến đổi. Hôm nay yêu quư vị, ngày mai chẳng c̣n yêu nữa, biến đổi muôn ngàn cách! Các vị hăy ngẫm xem, vấn đề nghiêm trọng nhất trong gia đ́nh là ly hôn. Khi hai vợ chồng kết hôn, chẳng phải yêu mến rất mặn nồng hay chăng? V́ sao kết hôn chẳng bao lâu bèn ly hôn? Điều này cho thấy ái là giả, t́nh là giả.

          Do vậy, quư vị nhất định phải biết: Hễ dùng vọng tâm, chẳng dùng chân tâm, toàn là hư t́nh giả ư. Kẻ đó nói hắn yêu quư vị, thích quư vị, bèn gật đầu cười, đừng nên nghĩ là thật. Nghĩ là thật, quư vị bị lừa mất rồi. Kẻ khác nói “ta hận ngươi, ta chẳng ưa ngươi”, cũng đừng coi là thật, cũng là giả luôn! V́ sao? Vài ngày sau, kẻ ấy lại trở thành ưa thích, biến huyễn khó lường, ngay chính kẻ đó cũng chẳng biết. Quư vị phải biết đó là nguyên nhân ǵ? Nguyên nhân là vọng tâm, chẳng phải là chân tâm. Nếu là chân tâm, chân tâm sẽ vĩnh hằng bất biến. Ai dùng chân tâm? Phật, Bồ Tát dùng chân tâm. Phật, Bồ Tát đối với hết thảy chúng sanh có t́nh, có nghĩa, có ân, có ái, vĩnh viễn bất biến. Bất luận quư vị dùng thái độ ǵ đối với Phật, Bồ Tát, chắc chắn là Phật, Bồ Tát chẳng thay đổi. V́ sao? Các Ngài là thật.

          Do đó, tâm là chúa tể, khởi đầu từ tâm, chẳng sai! Xă hội hài ḥa khởi đầu từ tâm. Tâm có chân tâm và vọng tâm, sai biệt quá lớn. Nếu dùng vọng tâm, hài ḥa sẽ chẳng giữ lâu dài được, trong sát-na lại bất ḥa. Nếu dùng chân tâm, sẽ vĩnh cửu hài ḥa; nhưng vấn đề là chân tâm nhất định phải ở trong Phật pháp. V́ thế, sau khi tôi xem cuộc thảo luận của giáo sư Thang Ân Tỷ (Toynbee) và ông Tŕ Điền (Daisaku Ikeda)[1], cuối cùng đă rút ra một kết luận: Nếu muốn cho thế giới thật sự đạt tới ḥa b́nh, quyết định chẳng thể ĺa khỏi tôn giáo. Hễ vứt bỏ tôn giáo, nay chúng ta nói là giáo dục tôn giáo, giáo dục tôn giáo biến thành lư tưởng, quyết định chẳng phải là sự thật. Phải biến lư tưởng thành sự thật, giáo dục tôn giáo quá trọng yếu. Nếu quư vị hỏi v́ sao cần giáo dục tôn giáo ư? Giáo dục tôn giáo giảng rơ ràng, giảng minh bạch chân tướng của vạn pháp trong vũ trụ, giúp cho quư vị giác ngộ! Sau khi giác ngộ sẽ như thế nào? Quư vị dùng chân tâm, chẳng dùng vọng tâm.

          thế, tôi dạy các đồng học, tôi dùng lời lẽ đơn giản nhất để nói với mọi người, Phật là ǵ? Nếu kẻ khác hỏi: “Quư vị tin Phật th́ Phật ở chỗ nào? Phật là ǵ?” Quư vị có thể chỉ vào họ: “Quư vị là Phật! Quư vị chỉ cần buông xuống vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, quư vị là Phật!” Thích Ca Mâu Ni Phật đă buông xuống, Ngài là Phật. Quư vị buông xuống, quư vị cũng là Phật. Tôi buông xuống, tôi cũng là Phật. Quư vị có buông xuống được hay không? Chẳng buông vọng tưởng xuống, nhưng buông phân biệt, chấp trước xuống, quư vị là Bồ Tát. Trong ba món, quư vị buông xuống hai món. Khó buông xuống nhất chính là khởi tâm động niệm. Tức là quư vị chẳng buông xuống vọng tưởng, nhưng quư vị chẳng phân biệt, chẳng chấp trước, quư vị là Bồ Tát. Phân biệt cũng không buông xuống được, nhưng có thể buông xuống chấp trước, quư vị là A La Hán. Ta buông xuống chấp trước, ta là A La Hán. Ta lại buông xuống phân biệt, ta là Bồ Tát. Ta lại buông xuống vọng tưởng, ta chính là Phật. V́ thế, đức Phật nói “hết thảy chúng sanh vốn là Phật”, có nghĩa là nói quư vị vốn chẳng có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Câu ấy có nghĩa là như thế đó!

          Nhưng hiện thời nẩy sanh vấn đề, tức là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của quư vị dấy lên, lại c̣n ngày càng nghiêm trọng hơn. Quư vị từ Phật biến thành phàm phu, thuận theo tập khí vọng tưởng mà tạo tác hết thảy các nghiệp thiện hay ác. Do thiện nghiệp cảm ba thiện đạo, do ác nghiệp cảm ba ác đạo. Quư vị hăy khéo suy ngẫm: Trong một đời này, mỗi ngày từ sáng đến tối, quư vị là thiện niệm nhiều hay ác niệm nhiều? Phân định thiện và ác bằng cách nào? Thiện, ác rất đơn giản, lợi ích chúng sanh là thiện, lợi ích chính ḿnh là ác; cũng chính là quư vị khởi tâm động niệm v́ chính ḿnh là nhiều hay v́ người khác là nhiều? Quư vị thấy trong một năm, từ ngày mồng Một Tết cho đến Ba Mươi tháng Chạp, trong một năm ba trăm sáu mươi ngày, quư vị nghĩ cho người khác là nhiều, hay nghĩ cho chính ḿnh là nhiều? Làm v́ người khác là nhiều, hay làm v́ chính ḿnh là nhiều? Cứ so sánh từng cặp một, quư vị sẽ biết trong tương lai đi về đâu!

          Nếu v́ chính ḿnh nhiều, v́ kẻ khác ít, trong tương lai sẽ có phần trong tam đồ. Đấy là chỗ quy túc, là kết quả của quư vị. Nếu v́ chính ḿnh th́ ít, nghĩ đến người khác th́ nhiều, làm được nhiều, vậy th́ quư vị đời sau sẽ hưởng phước báo nhân thiên. Đấy là ǵ? Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thảy đều đầy đủ. Nếu như chẳng có chấp trước, khẳng định quư vị khởi tâm động niệm, những ǵ đă làm đều là lợi ích chúng sanh, quyết chẳng phải nhằm lợi ích chính ḿnh, sẽ là A La Hán. Từ A La Hán trở lên, chẳng có vị nào v́ chính ḿnh. Hễ v́ chính ḿnh, chắc chắn là phàm phu trong lục đạo. Càng lên cao hơn, lại càng chẳng cần phải nói nữa, toàn là v́ hết thảy chúng sanh, tuyệt đối chẳng có một ư niệm v́ chính ḿnh. Nếu các vị thật sự hiểu rơ, mới hiểu: Do giáo dục tôn giáo th́ mới có thể thật sự dẫn đến ḥa b́nh thế giới. Các học giả và chuyên gia, những vị thật sự có học vấn trong thế gian, như ông Thang Ân Tỷ (A. Toynbee) là một giáo đồ Cơ Đốc giáo kiền thành. Vị này có học vấn, chẳng bài xích Phật giáo, lại c̣n đặc biệt tán dương Phật giáo, cho rằng Phật giáo có thể giải quyết vấn đề. Bản thân ông ta cũng chẳng bỏ Cơ Đốc giáo để đổi sang tin Phật giáo, chẳng có! Vẫn là tín đồ Cơ Đốc giáo kiền thành y như cũ. V́ thế, càng đạt đến mức độ cao hơn, giữa các tôn giáo sẽ chẳng có mâu thuẫn, có thể hợp tác.

          V́ thế, chúng ta chớ nên không biết tập khí phiền năo của chính ḿnh. Các đồng học học Phật đương nhiên cũng đều biết, nhưng biết như thế nào? Nhận thức chẳng thấu triệt! V́ sao biết quư vị nhận thức chẳng thấu triệt? V́ hiện thời quư vị vẫn chẳng chịu buông xuống. Thật sự hiểu rơ, thật sự thấu hiểu, lẽ đâu không buông xuống cho được! V́ thế, tŕnh độ nhận thức của quư vị được nh́n từ chỗ nào? Từ chỗ quư vị buông xuống bao nhiêu! Quư vị biết được bao nhiêu, nhất định sẽ buông xuống bấy nhiêu. Đấy là chuẩn xác nhất. [Cứ biện bác] “ta biết, nhưng ta chẳng làm được”, trên thực tế, quư vị chẳng biết!

          Chuyện này tôi đă từng thỉnh giáo Chương Gia đại sư. Nói tới vấn đề tri và hành, thầy dạy Phật giáo là “biết khó, hành dễ”. Thông thường, chúng ta có cảm giác Phật giáo biết dễ, làm rất khó. Ngài nói chẳng phải vậy, biết khó, hành dễ! Về sau, sau khi chúng tôi đă thâm nhập kinh tạng, [mới biết] lời thầy dạy đúng như Phật dạy, “chúng sanh thành Phật ngay trong một niệm”, có khó khăn chi đâu! Một niệm giác, chúng sanh thành Phật. Một niệm mê, biến thành chúng sanh. V́ thế, phàm hay thánh là trong khoảng mê hay ngộ! Nhưng giác khá khó khăn, chúng tôi dùng Tông Môn để tỷ dụ, sẽ rất rơ rệt, minh bạch. Tham Thiền nhằm mục đích là ǵ? Khai ngộ! Quanh năm suốt tháng tham cứu, nhưng tham chẳng thông, đến khắp nơi thưa hỏi bậc minh sư, thiện tri thức, xin chỉ dạy, xin người khác hướng dẫn, giúp chính ḿnh trừ khử nghi hoặc. Tông Môn có một công án về ḥa thượng Triệu Châu. “Triệu Châu bát thập do hành cước” (ngài Triệu Châu đă tám mươi tuổi vẫn phải đi tham phỏng), một ông cụ tám mươi tuổi [vẫn phải đi khắp nơi tham phỏng], v́ sao? Chẳng khai ngộ! Đến khắp nơi t́m thầy hỏi bạn. Lại c̣n nói “đạp phá thiết hài vô mịch xứ” (đi nát giày sắt chẳng t́m được chỗ), chẳng phá được cái ải mê. Một mai khai ngộ, “đắc lai toàn bất phí công phu” (đạt được hoàn toàn chẳng phí công phu).

          Ngộ là ǵ? Trong khi giảng kinh, tôi đă nói toạc ra toàn bộ. Trong Tông Môn th́ tuyệt đối chẳng được nói toạc ra, nhất định phải để cho chính quư vị khế nhập cảnh giới. Giáo Hạ, nhất là trong các khóa giảng của chúng tôi, đă bộc lộ quá nhiều, “đắc lai toàn bất phí công phu”. Chính là trong cuộc sống hằng ngày, là khởi tâm động niệm. Khởi tâm động niệm là mê; chẳng động tâm, không động niệm là giác. Đấy là đă bộc lộ căn bản. Tôi dạy quư vị ba thứ ấy, quư vị nói người ta chứng quả khó khăn lắm, Tiểu Thừa chứng A La Hán khó khăn lắm. Chứng như thế nào? Tôi nói rất đơn giản: Đối với hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian, bất luận là thuận cảnh, thiện duyên, hay nghịch cảnh, ác duyên, thảy đều không chấp trước, Phật pháp cũng chẳng chấp trước, bèn chứng quả A La Hán. Hết thảy đều chẳng phân biệt, sẽ là Bồ Tát. Tôi nói đơn giản vậy đó, quư vị dễ hiểu! Trong hết thảy các pháp, chẳng động tâm, không động niệm, quư vị đă phá vô minh, quư vị bèn chứng Pháp Thân, thành Phật.

          V́ thế, quư vị phải thường nghĩ v́ sao ta c̣n chấp trước? Trước hết, quư vị khởi sự thực hiện từ phiền năo thô thiển nhất. Thô nhất là chấp trước, phân biệt vi tế hơn một chút, khởi tâm động niệm cực kỳ vi tế. Chúng ta phải thực hiện từ chỗ thô trước hết, v́ sao phải chấp trước? Nếu quư vị có thể trong cuộc sống hằng ngày, trong cuộc sống, công việc, đăi người, tiếp vật, lúc nào cũng có thể khởi lên câu này: “V́ sao ta phải chấp trước? V́ sao chẳng buông xuống?” Tôi tin là công phu của quư vị sẽ có tiến bộ rất lớn, sẽ có tiến bộ khá xa. Quư vị có thể buông xuống, phiền năo ít đi, trí huệ tăng thêm. Kinh Phật nói là “phiền năo nhẹ, trí huệ tăng trưởng”. Quư vị phải khẳng định mười sáu chữ mà tôi thường nói “tự tư, tự lợi, danh văn, lợi dưỡng, ngũ dục, lục trần, tham, sân, si, mạn” chắc chắn là thứ xấu xa. V́ sao? Chướng ngại Tánh Đức của chúng ta. Trong tự tánh của chúng ta có trí huệ, có đức năng, có phước báo, hiện thời thảy đều chẳng thể hiện tiền là do bị những thứ ấy (tự tư tự lợi, danh văn v.v…) chướng ngại. Chẳng phải là kẻ nào khác chướng ngại chúng ta, chẳng liên quan đến bất cứ ai! V́ thế, chẳng thể oán trời, hờn người. Người khác chẳng chướng ngại ta, nhưng những thứ ấy chướng ngại ta. Buông xuống những thứ ấy, sẽ chẳng có chướng ngại. Trí huệ và đức năng vốn sẵn có trong bản tánh sẽ đều hiện ra toàn bộ.

          Tam Tự Kinh nói: “Nhân chi sơ, tánh bổn thiện”, bản tánh vốn lành. Trong bổn thiện bao gồm trí huệ và đức năng. Nay chúng ta nói đức năng là tài nghệ; tướng hảo th́ là như nay ta nói là phước báo, thảy đều trọn đủ, chẳng hướng ra ngoài để cầu. Lại c̣n trọn đủ viên măn. Ở chỗ nào? Ngay trong hiện tiền. Chỉ cần quư vị dùng chân tâm, đào thải vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, quư vị đối diện núi, sông, đại địa, đối diện với chúng sanh đông đảo, chúng sẽ biến đổi h́nh dáng, thật sự biến đổi, chẳng phải là biến đổi giả tạo. Đến khi ấy, quư vị mới thật sự tin tưởng lời đức Phật dạy: “Hết thảy các pháp sanh từ tâm tưởng”, “duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”, “cảnh chuyển theo tâm”, sẽ hiểu mấy câu ấy. Hiện thời, mấy câu ấy quư vị chỉ nghe nói, chẳng thấy sự thật. Nếu quư vị chẳng chịu buông xuống, sẽ vĩnh viễn chẳng thấy sự thật. Vĩnh viễn chẳng thấy sự thật, sau khi đă tu vài chục năm, có thể là quư vị sẽ buông bỏ Phật giáo, v́ sao? [Quư vị sẽ tưởng] “lời Phật dạy là lời lẽ giả trất, chẳng thật. Tôi đă hành nhiều năm ngần ấy, quư vị thấy đó, trọn chẳng thể biến thành sự thật!” Đó là từ Phật đạo mà biến thành ma đạo. Phật và ma chẳng khác. Chánh th́ là Phật, tà th́ là ma. Giác th́ là Phật, mê th́ là phàm phu, thảy đều phải trừ khử chướng ngại.

          Trong phần trước đă nói “Hoặc cấu”, ở đây nói đến “ái thảo” (cỏ ái). Trong phần trước nói tham, sân, si, mạn, ở đây nói về thất t́nh, ngũ dục. Quư vị không buông xuống th́ sao được? Buông xuống, quư vị mới biết đại lợi ích. Thầy Phương đă bảo tôi “sự hưởng thụ cao nhất trong đời người”, sự hưởng thụ cao nhất trong đời người là ǵ vậy? Thảy đều buông xuống, đấy mới là sự hưởng thụ cao nhất. Quư vị chẳng chịu buông xuống, sẽ vĩnh viễn chẳng biết sự hưởng thụ cao nhất là ǵ! Trong Luận Ngữ, Khổng phu tử đă nói: “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ? (Học rồi thường xuyên tập luyện, cũng chẳng vui sao?) Quư vị biết đọc, mà cũng biết giảng giải mấy câu ấy, nhưng vĩnh viễn chẳng thể hưởng thụ là do nguyên nhân ǵ? Cũng là v́ chẳng buông xuống ngũ dục, lục trần! Sau khi quư vị đă buông xuống, mới biết đấy là niềm vui thú.

          Niềm vui thú ấy được biểu hiện rơ ràng nhất ở chỗ nào? Biểu hiện trong sách vở của thánh nhân. Quư vị đọc sách Phật vui sướng khôn sánh, bất cứ niềm vui sướng thế gian nào cũng đều chẳng thể sánh bằng chuyện này. Không chỉ là trong thế gian này, mà trong cơi trời, kinh Phật đă dạy, sự hưởng thụ của Đại Phạm Thiên Vương, Ma Hê Thủ La Thiên Vương tuyệt đối chẳng sánh bằng sự hưởng thụ niềm vui sướng do đọc kinh. Hiện thời, quư vị đọc kinh có sung sướng hay chăng? Chẳng cảm nhận niềm vui sướng dường ấy, v́ sao? Tâm chẳng thanh tịnh, quư vị có tạp nhiễm. Ở đây nói “ái thảo”, nói đến “Hoặc cấu”, quư vị chẳng diệt trừ chúng, chẳng gột sạch tham, sân, si, mạn, nghi, chẳng trừ sạch thất t́nh ngũ dục. V́ thế, đối diện kinh giáo, quư vị chẳng sanh hỷ lạc, nguyên nhân ở chỗ này! Quư vị phải rất nghiêm túc buông xuống!

          Tôi có thể khế nhập Phật môn, cảm kích Chương Gia đại sư, ngày đầu tiên gặp mặt, Ngài đă truyền dạy bí quyết này cho tôi. Đời này, tôi đắc lực là do từ bé, cha mẹ dạy tôi tôn sư trọng đạo, được dạy điều này từ bé. V́ thế, tôn trọng thầy, có thể y giáo phụng hành lời thầy giáo huấn, rất nghiêm túc thực hiện, thật sự đạt được lợi ích. Khi ấy, thầy dạy tôi buông xuống; để buông xuống, tôi thỉnh giáo thầy phải thực hiện từ chỗ nào? Thầy bảo tôi, bố thí! Bố thí là thật sự buông xuống, thật sự xả. Thầy bảo tôi làm sáu năm, tôi bèn nghiêm túc làm sáu năm. Quả nhiên chẳng sai, đến năm thứ sáu, tất cả vật ngoài thân đều bỏ toàn bộ, chỉ c̣n lại hai bộ quần áo để thay giặt, c̣n sót lại một tấm trải, cái mền mỏng tanh, mền nặng ba cân, [những thứ khác] thảy đều xả. Khi ấy đă nghĩ, chính ḿnh có công việc, mỗi ngày c̣n phải đi làm tám tiếng; v́ thế, chẳng đủ thời gian để học Phật, mỗi ngày tối đa chỉ có thể sử dụng bốn giờ đồng hồ nơi Phật pháp. Tôi nghĩ “như vậy là không xong rồi, tôi chẳng thể đuổi kịp các đồng học”. Thầy Lư đă dạy tại đó mười năm, rất nhiều người trong các học tṛ đă theo thầy mười năm, tôi mới đến chỗ thầy, làm sao đuổi kịp người ta cho được? Liền dấy lên vọng tưởng, nghĩ tốt nhất là xuất gia, chẳng cần làm công việc này nữa, mỗi ngày sẽ dùng mười hai tiếng đồng hồ nơi Phật pháp. Tôi phỏng đoán trong hai năm tôi sẽ đuổi kịp họ.

          Sau khi thảy đều buông xuống, đúng là “tâm tưởng sự thành”. Xuất gia là do Chương Gia đại sư thay tôi chọn lựa, tôi có nguyện vọng ấy, trong tâm có dự cảm, có lẽ là cái duyên này sẽ chín muồi. Tôi kể với các đồng học, các đồng học hỏi tôi, đại khái là phải mất bao lâu? Tôi nói “chẳng đầy nửa năm”, tôi có dự cảm không đầy nửa năm. Kết quả là chưa đến hai tháng, pháp sư Tâm Ngộ sai người đến mời tôi xuất gia; trong hơn một tháng, Ngài sai người đến mời chín lần. Tôi thấy tâm Ngài rất chân thành, chân thật, chẳng giả, tôi mới đi xuất gia. V́ thế, tôi xuất gia chẳng phải là tôi t́m sư phụ, mà là sư phụ t́m tôi, lại c̣n t́m chín lần. Tôi đưa ra điều kiện, tôi xuất gia sẽ học kinh giáo, chẳng làm kinh sám Phật sự, mà cũng chẳng làm pháp hội, tôi muốn học kinh giáo. Tôi có thể giảng kinh, có thể dạy tại Phật Học Viện, những thứ khác tôi đều chẳng có hứng thú, sư phụ cùng đạo tràng đều chấp nhận, đều đồng ư. Xuất gia tại Đài Bắc, tôi lại c̣n đưa ra [điều kiện], mỗi tháng tôi nhất định phải đến Đài Trung ở một tuần để thân cận thầy [Lư Bỉnh Nam], thường trụ phải cấp chi phí đi lại cho tôi, tôi chẳng có một đồng nào, [những đ̣i hỏi ấy] thảy đều được đáp ứng, khi ấy mới xuất gia. Quư vị chẳng buông xuống th́ làm sao được? Phải hiểu rơ những thứ này, ngũ dục lục trần giống như rắn độc, giống như thú dữ, thất t́nh ngũ dục đều chớ nên tiêm nhiễm!

          Giáo huấn của thầy tôi nghe hiểu, tôi có thể tiếp nhận, có thể y giáo phụng hành. V́ thế, bản thân tôi cũng cảm thấy rất an ủi, suốt đời này chẳng ĺa khỏi sách vở. Đọc sách Phật, đọc sách thánh hiền, những thứ khác của thế gian tôi đều buông hết, v́ sao? Chẳng có thời gian. Đă thế, sách Phật là chủ yếu, toàn bộ thời gian và tinh lực của tôi dùng vào đấy c̣n sợ chẳng xuể, há có thời gian để coi những thứ khác! V́ thế, tôi không xem báo chí đă hơn bốn mươi năm. Báo chí, TV, radio, tạp chí, thảy đều buông xuống; các sách vở thông thường trong thế gian cũng đều buông xuống, chẳng có thời gian để xem. Như vậy th́ mới ǵn giữ cái tâm thanh tịnh, phiền năo nhẹ nhàng, trí huệ tăng trưởng; đấy là kinh nghiệm của chính bản thân tôi. Trước kia, xem kinh sách không hiểu, nay có thể đọc hiểu. V́ thế, những thứ này chẳng phải để nghiên cứu. Hễ nghiên cứu, sẽ chẳng thông suốt! Nghiên cứu là quư vị dùng vọng tâm, dùng cái tâm phân biệt, dùng tâm chấp trước, lăng phí thời gian, lăng phí tinh lực.

          Quư vị một mực dùng tâm chân thành, chí thành cảm thông, đấy là bí quyết do thầy Lư dạy tôi. [Vận dụng] tâm chân thành để đọc, chớ nên phân biệt, chớ nên chấp trước. Đọc một lần không được, bèn hai lần, thật thà đọc từng lần một. Trong khi bất ngờ, bỗng nhiên thấu hiểu ư nghĩa, cảm thấy rất an ủi, đă lănh hội được. Sự lănh ngộ, thấu hiểu như vậy càng ngày càng nhiều lần, càng ngày càng dày đặc, pháp hỷ sung măn! V́ thế, quư vị đọc kinh sách, [sẽ cảm nhận] mỗi lượt mỗi khác, ư vị vô cùng. Ư vị vô cùng chính là vui sướng vô cùng. Quư vị chẳng nếm được pháp vị là v́ cái tâm chẳng thanh tịnh. Cổ đại đức nói “thế pháp na hữu pháp vị nùng” (pháp thế gian há có ư vị nồng đượm như Phật pháp). Sự vui sướng trong thế gian, tức “thế vị”, luôn chẳng thể nồng đượm bằng pháp vị. Niềm vui pháp vị vượt trỗi thế gian quá nhiều. Niềm vui thế gian có những hậu quả xấu, có nghĩa là có sự độc hại trong ấy, pháp vị thuần thiện, chẳng ác.

          Niệm Phật cũng giống như thế, chúng ta niệm Phật công phu không đắc lực là v́ chẳng đúng pháp. “Đúng pháp” là ǵ? Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát đă nói rất hay. Ngài dạy ba bí quyết niệm Phật, thứ nhất là chẳng hoài nghi, thứ hai là không xen tạp, thứ ba là chẳng gián đoạn. Nói thật ra, Ngài nói chín chữ chính là như Đại Thế Chí Bồ Tát đă nói bốn chữ, “tịnh niệm tương kế” (tịnh niệm nối tiếp). “Chẳng hoài nghi, không xen tạp” mới là “tịnh niệm”, “chẳng gián đoạn”“tương kế”. Đấy là bí quyết, đọc kinh hay học giáo cũng là bí quyết này. Vấn đề hiện thời của chúng ta là ở chỗ nào? Vấn đề ở chỗ hoài nghi, xen tạp; do vậy, quư vị chẳng nếm được pháp vị, không thọ dụng được. Do vậy, quư vị giải đăi. Do giải đăi sẽ gián đoạn; do vậy, mới chẳng thể thành tựu. V́ lẽ đó, có thể biết, thật sự muốn khế nhập, quư vị phải hiểu lời giáo huấn của Chương Gia đại sư, buông xuống, thứ ǵ cũng đều phải buông xuống. Phải bỏ, có thể bỏ thứ khó bỏ, quư vị sẽ có cửa để tiến nhập. Buông xuống là đường nẻo; chẳng buông xuống, cửa ở ngay trước mặt quư vị chẳng vào được, chẳng t́m thấy đường nẻo!

          Hai bài kệ này, bài trước dạy chúng ta buông xuống phiền năo, bài này dạy chúng ta buông xuống thất t́nh ngũ dục. Tất cả hết thảy vạn sự vạn vật, đối với người biết học, thảy đều nhắc nhở ta, thảy đều là biểu thị pháp. Kinh Hoa Nghiêm nói “biểu thị pháp”, người b́nh phàm nói là “nhắc nhở”. Quư vị thấy đó, trông thấy nước chảy, nhắc nhở chúng ta phải gột sạch tham, sân, si, mạn, gột trừ Tam Độc. Thấy vườn rau bèn nghĩ đến dẫy cỏ, thất t́nh ngũ dục là cỏ tạp, quư vị có thể nhổ trừ chúng, chướng ngại sẽ chẳng có, tâm thanh tịnh hiện tiền. Tuy hiện chẳng nhiều lắm, nhưng hữu dụng, có công dụng ǵ vậy? Đắc pháp hỷ, nếm pháp vị; nay quư vị chẳng nếm pháp vị, chướng ngại ở chỗ này. Nghe kinh chẳng có pháp hỷ cũng là do nguyên nhân này. Quư vị có thể nếm bao nhiêu, có thể hưởng thụ bao nhiêu, tỷ lệ thuận với quư vị buông xuống bao nhiêu? Nếu quư vị hiểu đạo lư này, quư vị phải thật sự hành! Ai làm mất ḷng quư vị, quư vị phải nên buông xuống, chớ nên ghim trong ḷng. Người ấy trong quá khứ đối xử với ta chẳng tốt, cứ kiếm chuyện làm khó dễ ta, hoặc là hủy báng, tổn hại ta, quư vị cứ ghim những điều đó trong ḷng, trong cái tâm thanh tịnh sẽ nẩy sanh cỏ dại, trong Bồ Đề tâm của quư vị có Tam Độc.

          V́ thế, bệnh có thuộc về bên ngoài hay không? Chẳng phải vậy, ở nơi chính ḿnh. Đấy chính là như cổ đức đă dạy chúng ta: “Hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ” (Có chuyện ǵ chẳng làm được, hăy xét lại chính ḿnh), người ấy thật sự biết học. Đối với bên ngoài, Ngẫu Ích đại sư đă nói hay quá: “Cảnh duyên không tốt xấu”. “Cảnh” là hoàn cảnh vật chất, “duyên” là hoàn cảnh nhân sự. Tổ sư dạy chúng ta, hoàn cảnh bên ngoài, nhân sự cũng thế, mà vật chất cũng thế, chẳng có ǵ tốt hay xấu. Lại thưa cùng quư vị, chẳng có đúng sai, chẳng có tà chánh, chẳng có thiện ác, chẳng có chân vọng. Chân vọng, tà chánh, đúng sai, thiện ác toàn là sanh từ trong nội tâm của chính ḿnh. Quư vị nói kẻ này đáng ghét, quư vị chẳng ưa nổi kẻ đó. V́ sao người khác ưa thích hắn, chẳng chán ghét hắn? V́ sao ta chán ghét hắn, chẳng ưa nổi hắn? Quư vị có thể quay lại phản tỉnh, kiểm điểm như vậy, t́m ra vấn đề của chính ḿnh. Nguyên nhân là ǵ vậy? Do tập khí phiền năo quấy phá, chẳng liên quan đến ngoại cảnh, mà là do tập khí phiền năo của chính ḿnh. Chính ḿnh mê hoặc, điên đảo, chẳng thể làm chủ, cảnh giới bên ngoài vừa hiện tiền, chúng ta nói “dụ dỗ, mê hoặc”; thật ra, cảnh giới có dụ dỗ, mê hoặc quư vị hay chăng? Chẳng có dụ dỗ, mê hoặc. Nếu quư vị nói là dụ dỗ, mê hoặc, v́ sao từ A La Hán trở lên chẳng bị dụ dỗ, mê hoặc? Chẳng khởi một tí tác dụng nào đối với các Ngài? Vẫn là do chính ḿnh không nắm vững! Hễ tiếp xúc, tập khí phiền năo bên trong chính ḿnh thảy đều hiện hành, vẫn là phải tự trách chính ḿnh, làm sao có thể trách móc bên ngoài cho được?

          Người thật sự biết tu, đối với người ấy, cảnh giới bên ngoài có lợi ích quá lớn. Người ấy muốn đoạn tham, sân, si, tham ái th́ đoạn như thế nào? Đoạn tham ái trong thuận cảnh. Nếu quư vị tiếp xúc thuận cảnh, thuận cảnh khiến cho quư vị dấy lên tham ái, trong khi ấy, quư vị dấy lên công phu Giới, Định, Huệ. Giới có thể miễn cưỡng khống chế chính ḿnh chẳng tiếp xúc, công phu Định sâu hơn một tầng, sẽ có thể chế phục. Sau khi đă khai Huệ, sẽ hóa giải, chẳng c̣n nữa! Tu học Phật pháp, mục đích chung cực là khai trí huệ, tất cả hết thảy đều hóa giải. Giới và Định đều là phương tiện, đều là quá tŕnh, chẳng phải là mục đích. Quư vị chẳng thật sự làm th́ c̣n sao được nữa? Thật sự làm, bậc lợi căn th́ mấy tháng, hai, ba năm sẽ thành công; kẻ căn tánh chậm lụt hơn, sẽ chẳng nhất định, có người mười năm, tám năm, có người hai mươi năm, ba mươi năm. Chỉ cần quư vị thật sự [tu tập], sẽ như Thiện Đạo đại sư đă dạy, “gặp duyên thù thắng”, trong đời này chẳng có ai không thành tựu! Xác thực là gặp duyên, mối quan hệ ấy quá lớn! Trong các duyên, duyên quan trọng nhất là thiện tri thức, vị thầy thật sự giỏi dạy dỗ quư vị, bản thân quư vị phải có duyên với thầy, duyên ǵ vậy? Thật sự tin tưởng, chẳng hoài nghi, thật sự y giáo phụng hành, như vậy th́ mới có thể thành tựu.

          Ngẫm lại ba vị thầy của tôi, học tṛ đông đảo, người thành tựu chẳng nhiều cho lắm. Đấy là do nguyên nhân nào? Chính là do mức độ tôn sư trọng đạo khác nhau. Trong Văn Sao, tổ Ấn Quang đă nói rất hay, Ngài nói rất nhiều lần: “Một phần thành kính được một phần lợi ích, hai phần thành kính được hai phần lợi ích, mười phần thành kính được mười phần lợi ích”. Đồng học đông đảo ngần ấy thảy đều theo học cùng một vị thầy, mỗi người có ḷng thành kính đối với thầy khác nhau, sở đắc cũng khác nhau! Thầy dạy cùng một lớp, mỗi đồng học có sở đắc khác nhau. Nếu quư vị hỏi nguyên nhân là ǵ ư? Tâm quư vị được mấy phần thành kính, quan hệ ở chỗ này! Chớ nên không biết điều này. Những điều này quư vị đều có thể thấy, đều là bề ngoài, Phật pháp nói đó là duyên. Đương nhiên c̣n có thứ sâu hơn, thứ sâu hơn chính là nhân. Nhân thuộc đời trước, những điều đă học trong đời quá khứ là căn cội cho đời này, tức là nhân. Trong đời quá khứ chẳng nghiêm túc tu tập, dẫu đời này gặp duyên, chẳng được! Căn cội chẳng đủ sâu! Trong đời quá khứ có nhân, đời này gặp thiện duyên, sẽ thành công. Đời quá khứ có thiện căn, đời này chẳng gặp thiện duyên, cũng chẳng có cách nào. Nhân duyên tụ hợp, quả đức hiện tiền. Phật pháp giải thích hết thảy các pháp thấu triệt, rơ ràng, minh bạch, chẳng hàm hồ tí nào!

          Quư vị nói học vấn tốt đẹp dường ấy, hiện thời nghiễm nhiên chẳng có ai học, rất đáng tiếc! Khi đó, Chương Gia đại sư chọn lựa cho tôi hạnh nghiệp này, tôi cũng rất hoan hỷ, v́ sao? Tôi có cảm giác sứ mạng, hiện thời có lắm người hiểu lầm ngần ấy, thứ tốt đẹp dường ấy, chính ḿnh ắt phải đích thân nỗ lực thực hiện, nói rơ ràng, nói minh bạch cùng đại chúng. Nói rơ ràng, nói minh bạch, nhất định là chính ḿnh phải làm được. Chẳng làm được, quư vị nói ra, người ta sẽ chẳng tin tưởng. Chính ḿnh làm được trước đă, khi quư vị nói, người ta mới tin tưởng. Giống như trước kia, tôi đối với bè bạn, đồng nghiệp, bạn học của tôi, khi đó, tôi mới học Phật chưa được bao lâu, giới thiệu Phật pháp cho họ, họ chẳng tin tưởng, hoặc nửa tin nửa ngờ! Hiện thời gặp mặt tôi, thái độ hoàn toàn khác hẳn. “Thầy nói đúng rồi”. Đứng chung một chỗ, tôi lớn tuổi hơn họ, thoạt nh́n họ c̣n già nua hơn tôi, suy yếu hơn rất nhiều, thể lực lẫn tinh thần đều chẳng bằng. V́ sao? Suốt đời họ chẳng ĺa khỏi phiền năo. Đời này chúng tôi chẳng ĺa khỏi Giới, Định, Huệ, do cuộc sống un đúc, quả báo đương nhiên chẳng giống nhau. A! Hôm nay chúng tôi nói tới chỗ này!

          Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh

Phẩm thứ mười một

Tịnh Hạnh Phẩm

Phần 38 hết

 



[1] Daisaku Ikeda (池田大作, Tŕ Điền Đại Tác) là chủ tịch đời thứ ba của SGI (Soka Gakkai International, Quốc Tế Sáng Giá Học Hội), tức một hiệp hội truyền bá giáo nghĩa Nhật Liên Tông của Nhật Bản. Cuộc thảo luận giữa ông Ikeda và giáo sư Toynbee đă kéo dài suốt mười ngày tại Luân Đôn vào tháng Năm năm 1973. Chủ đề thảo luận bao gồm nhiều vấn đề triết học, ḥa b́nh v.v… Nội dung cuộc thảo luận được tập hợp thành sách với tựa đề “Choose Life: A Dialogue with Arnold J. Toynbee”.