Lời tựa do tác giả tự đề

 

Sách Di Đà Yếu Giải viết: “A Di Đà Phật là vạn đức hồng danh, niệm danh hiệu để chiêu cảm đức th́ không công đức nào là chẳng đạt được. V́ thế, lấy chấp tŕ danh hiệu làm chánh hạnh, chẳng cần phải tu các hạnh: tham cứu, quán tưởng v.v… Đây là [phương pháp] cực giản dị, cực thẳng tắt vậy”.

Chính v́ lẽ này mà mười phương chư Phật đều dùng tướng lưỡi rộng dài để đồng thanh khen ngợi, khuyên tu. Nhưng đời sau ham tu tạp nghiệp, lại nói ngược là pháp này khó khăn quá đỗi. Pháp Niệm Phật vượt xa hết thảy các pháp môn. Kẻ không lănh hội nổi th́ thấy Niệm Phật chẳng khác ǵ hết thảy các pháp môn khác: Phật do tấm ḷng từ bi triệt để, không ai hỏi mà tự nói ra, [đối với họ] đó cũng là chuyện b́nh thường. Tướng lưỡi rộng dài đồng thanh khen ngợi, khuyên tu cũng b́nh thường chẳng kém! Bốn mươi tám đại nguyện trọn thâu chín phẩm cũng chẳng có công năng [lạ lùng] ǵ. Bởi vậy, mới có kẻ bảo hễ niệm Phật th́ phải quán tịnh cảnh; có kẻ bảo nhất định phải tham cứu câu “người niệm Phật là ai?”; có kẻ bảo nhất định phải trừ vọng tưởng; có kẻ bảo nhất định phải đạt Nhất Tâm; nếu chẳng được như vậy sẽ khó ḷng văng sanh!

Những thuyết như vậy há chẳng phải là đă hư lộng con đường thẳng tắt thành nẻo quanh co, ngoắt ngoéo; biến pháp môn phổ độ chín phẩm thành pháp kín mít, bít bùng hay sao? Do thập niệm kẻ ác nghịch c̣n được văng sanh, huống hồ người lấy cả trọn đời niệm Phật làm hạn! Ṛng rặt chắc thật ghi số niệm Phật th́ lẽ nào lại chẳng được văng sanh Tây Phương?

Pháp môn Niệm Phật giản dị, thẳng tắt giống như một khúc cây tṛn xoay, ném xuống sông nhất định phải trôi ra biển cả, đột nhiên bị người đóng thêm bên ngoài bốn cái đinh lớn, trách sao chẳng vướng Đông mắc Tây, quyết định chẳng thể trôi ra biển cả nổi! Đem bốn pháp khó khăn bức bách người chắc thật niệm Phật thối thất chẳng được văng sanh th́ cũng giống như vậy! V́ vậy, tôi kính tuân lời dạy “trăm người chuyên tu, trăm người được văng sanh” của Ḥa Thượng Thiện Đạo và lời liệu giản “vạn người tu vạn người văng sanh” Thiền Sư Vĩnh Minh cũng như yếu chỉ niệm Phật của các vị đại tổ sư Linh Phong, Kiên Mật mà soạn ra bản Tứ Đại Yếu Quyết này.