Phật Thuyết

Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh

Giảng Kư

佛說觀無量壽佛經講記

Chủ giảng: Lăo cư sĩ Từ Tỉnh Dân ()

Địa điểm: Đài Trung Liên Xă

Khởi giảng từ ngày Hai Mươi tháng Sáu năm 1997

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa

Giảo duyệt: Minh Tiến, Đức Phong và Huệ Trang

 

Giới thiệu sơ lược về cư sĩ Từ Tỉnh Dân

 

          Lăo cư sĩ Từ Tỉnh Dân, tên thật là Tự Minh, một biệu hiệu khác là Tự Dân, sanh năm 1928 tại huyện Lô Giang, tỉnh An Huy. Cụ theo học giảng kinh với lăo cư sĩ Lư Bỉnh Nam tại Đài Trung, những bạn cùng khóa ấy về sau đều trở thành những vị giảng sư tích cực và nổi danh của Tịnh Tông như ḥa thượng Tịnh Không, nữ cư sĩ Lư Khán Trị, lăo cư sĩ Châu Gia Lân v.v… Cụ đặc biệt tâm đắc chủ trương hoằng dương Nho học theo cách nh́n của nhà Phật. Sau khi cụ Lư văng sanh, cụ Từ đă kế tục di chí của thầy, hoằng dương không mệt mỏi suốt hai mươi năm. Cụ đă hoạt động hoằng pháp tại Đài Trung Liên Xă suốt ba mươi năm, giữ chức Bí Thư của Đài Trung Đồ Thư Quán măi cho đến năm 1993 mới xin nghỉ. Cụ cũng là người giữ vai tṛ biên tập viên chính yếu và tổng phát hành của tờ tạp chí Phật học Minh Luân. Cụ thường được ḥa thượng Tịnh Không mời đến diễn giảng trong các khóa bồi huấn dành cho các pháp sư và giảng sư của Tịnh Tông Học Hội.

 

Tập 1

 

I. Lược thuyết nhân duyên (giới thiệu đại lược nhân duyên)

 

          Thưa các vị giáo sư, các vị đại đức, các vị đồng tu! Hôm nay, chúng tôi bắt đầu cùng mọi người nghiên cứu Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh. Hôm nay là buổi giảng đầu tiên. Trước hết, xin mọi người xem phần một của đề cương bài giảng. Trong biểu đồ, điều thứ nhất là “I. Lược thuyết nhân duyên”. Chúng ta làm bất cứ chuyện ǵ cũng đều có nhân duyên. Vạn pháp sanh từ nhân duyên; nhà Phật cũng vậy, tổ chức một pháp hội, giảng một bộ kinh, đều có nhân duyên. Nhân duyên nếu nói cặn kẽ, sẽ rất tốn thời gian; ở đây, chỉ là nói tóm tắt.

          Tuần trước, chúng ta vừa giảng viên măn bộ Phật Thuyết A Di Đà Kinh. Trong phần Lưu Thông của bộ kinh ấy, đă nói rất rơ ràng: Từ khi Thích Ca Mâu Ni Phật thuyết pháp, măi cho đến hiện thời, thế giới Sa Bà của chúng ta là thế giới ǵ? Là ngũ trược ác thế. “Ngũ trược ác thế” chẳng cần phải nói tường tận; chúng ta nh́n vào thời đại hiện tại, trên thế giới này, bất luận trong nước hay ngoài nước, đối với tâm lư của nhân loại trên toàn cầu, nghiên cứu, quan sát tỉ mỉ đôi chút, sẽ cảm thấy ḷng người hiện thời toàn là ô trược, chẳng có một người nào tâm thanh tịnh! Trong thời đại rất ô trược như vậy, tâm mọi người đều chẳng thanh tịnh dường ấy. Giữa con người với nhau, lại c̣n là “ngươi tranh, ta đoạt”, tạo thành trạng huống hiện thời, chúng ta sống trong thời đại này, có ǵ là tự do tự tại? Chẳng thể nói được! Từ nội tâm cho đến hoàn cảnh bên ngoài, nơi nơi đều tạo cho chúng ta cảm xúc tầng tầng áp bức, chẳng có tự do thật sự; c̣n ǵ nữa đâu! Điều căn bản nhất là loài người chúng ta, tuy thế gian này chẳng tốt đẹp, mọi người vẫn cứ hy vọng sống lâu hơn một chút, nhưng chẳng thể được! Dẫu sống đến một trăm tuổi, hoặc một trăm hai mươi tuổi, thậm chí sống đến hai trăm tuổi (hiện thời, t́m chẳng ra kẻ sống đến hai trăm tuổi), rốt cuộc, vẫn phải chết. Đó chính là vấn đề sanh tử. Có phải chết rồi là hết chuyện hay chăng? Chẳng hết chuyện! Sau khi đă chết, sẽ lại chuyển thế, chuyển tới đường nào? Chẳng dám nói [dứt khoát]. Trong thời đại hiện tại, tâm địa mọi người xấu xa dường ấy; tuy tâm địa chúng ta chẳng xấu xa, nhưng chịu ảnh hưởng từ mọi người, tâm sẽ tự nhiên bị nhiễm ô theo! Trong tương lai, chuyển sang đời khác, có ai nắm chắc đời sau [chính ḿnh] vẫn sanh trong nhân gian hay không? Người trong xă hội hiện thời dưới t́nh huống như vậy, chắc chắn sẽ đọa trong tam đồ, mong sanh trong nhân gian sẽ là chuyện chẳng thể nắm chắc, chỉ c̣n cách là ắt phải học Phật.

 

I.1. Kiên định tín tâm

 

          Phật là ǵ? Phật là một loại giác ngộ. Bất cứ loại học vấn nào trong thế gian cũng đều chẳng rốt ráo, chỉ có học vấn của nhà Phật mới là triệt để rốt ráo, nó có thể giải quyết vấn đề sanh tử. Đầu tiên, chúng ta phải hiểu rơ (khi giảng kinh A Di Đà, trong khi giảng chánh kinh, chúng tôi đă nói nhiều lần): Tuy học Phật có thể liễu sanh tử, nhưng Phật pháp nhiều ngần ấy, nếu học theo các pháp môn thông thường, sẽ chẳng kịp! Mong liễu sanh tử, giải thoát lục đạo luân hồi bằng pháp môn thông thường, tuyệt đối là chẳng thể làm được trong một đời này! Nay chúng ta học các pháp môn b́nh thường, sẽ cần phải có thời gian khá dài, chẳng thể giải quyết vấn đề thực tế. Chúng ta mong giải quyết vấn đề ngay trong một đời này, ắt phải học Tịnh Độ Tông, tu pháp môn Niệm Phật. Từ quá khứ cho đến hiện thời, khá nhiều liên hữu ở Đài Trung đă chịu ân giáo hóa của lăo ân sư Tuyết Công (Lư Bỉnh Nam), bao nhiêu vị lăo liên hữu đă văng sanh! Đă có những chứng minh thực tiễn, [chứng tỏ] chỉ có tu pháp môn Tịnh Độ th́ mới có thể thành tựu ngay trong một đời. [Do vậy], trước hết là phải có tín tâm đối với pháp môn này!

          Cũng có lẽ chúng ta sẽ nghĩ như thế này: “Chúng ta ở Đài Trung đă nghe lăo ân sư Tuyết Công giảng dạy mấy chục năm rồi. Thầy giảng kinh, thuyết pháp ở nơi đây, đă giảng về các pháp môn b́nh thường rất rành rẽ, rơ rệt, mà đối với pháp môn đặc biệt, cũng giảng rành mạch, đương nhiên là chúng ta có tín tâm”. Tín tâm đương nhiên là có, nhưng sợ rằng cái tín tâm đă có ấy chẳng thể chịu nổi khảo nghiệm! Khảo nghiệm ǵ vậy? Tôi nêu ra một chuyện để quư vị tham khảo. Trước khi thầy chúng ta văng sanh mấy năm, có một nhà Phật học từ ngoại quốc trở về (pháp Niệm Phật vốn thuộc loại pháp môn đặc biệt. Căn cơ và năng lực của chúng ta quá mỏng, chẳng thể đoạn Hoặc. Xét theo pháp môn thông thường, [để liễu thoát] th́ nhất định là phải đoạn Hoặc. Đoạn hết Kiến Tư Hoặc th́ mới có thể liễu sanh tử, nhưng pháp môn đặc biệt chẳng cần đoạn Hoặc, chỉ cần đới nghiệp văng sanh là có thể liễu sanh tử. Tới thế giới Cực Lạc là có thể liễu thoát), nhà Phật học ấy đưa ra ư kiến phản đối chuyện “đới nghiệp văng sanh”. Ông ta bảo: “Trong kinh luận Tịnh Độ, chẳng có chuyện ấy, đới nghiệp văng sanh là giả!” Quư vị nghĩ xem! Cách nói ấy được truyền bá th́ có thể nói là toàn thể pháp môn Tịnh Độ Tông đă bị sổ toẹt hết sạch! Tịnh Độ Tông có thể thành tựu ngay trong một đời, điều đặc biệt nhất chính là đới nghiệp văng sanh. Chẳng thể đới nghiệp văng sanh, chỉ có thể từ từ tiêu trừ tất cả tội nghiệp, đoạn trừ Kiến Tư Hoặc từng tầng một, tới khi nào mới có thể đoạn hết? Tu theo pháp Tiểu Thừa, từ Sơ Quả đến Tứ Quả, qua lại trong cơi trời và nhân gian, tu tập như thế phải mất bảy lượt sanh tử. Đối với Đại Thừa Phật pháp, để thành Phật càng phải lâu xa hơn! Từ đoạn Kiến Hoặc cho tới khi thành Phật, phải mất ba đại A-tăng-kỳ kiếp; đó là [xét theo] pháp môn thông thường! Trong thời đại hiện tại, người tu theo pháp môn thông thường, chẳng có một ai có thể thành tựu. Nói theo kiểu ông ta, hỏng bét! Toàn thể pháp môn đặc biệt đều chẳng c̣n nữa!

May mắn là thầy chúng ta đă dùng thời gian nhiều năm để phá trừ tà thuyết ấy, khiến cho các liên hữu ở Đài Trung ổn định tín tâm, chẳng tin theo cách nói của gă ấy! Hắn ta chủ trương “tiêu nghiệp văng sanh”, chẳng phải là “đới nghiệp văng sanh”. “Tiêu nghiệp” có nghĩa là tội nghiệp đă tạo từ vô thỉ tới nay, tiêu trừ từng tầng một, tiêu hết sạch rồi mới văng sanh. Lư này nói chẳng suông! Thầy chúng ta dẫn chứng lư luận từ kinh văn và lư luận của lịch đại tổ sư để bác bỏ, đả phá tà thuyết ấy. Lăo nhân gia quá từ bi! Tâm mọi người đă ổn định rồi, lăo nhân gia mới văng sanh. Nếu như chúng ta gặp phải t́nh huống ấy, mà thầy chẳng c̣n tại thế để nói rơ ḥng kiên định tín tâm của chúng ta, phá trừ tà thuyết, tín tâm của chúng ta sẽ chẳng dám bảo đảm! Người ta từ ngoại quốc trở về, lại c̣n lănh đạo một tiểu tổ chuyên môn tra cứu kinh văn của kinh điển Tịnh Độ, sau đấy mới công bố “học thuyết” đó, quư vị nghĩ xem! Chúng ta được thầy chỉ bảo như vậy mới ổn định [tín tâm], chuyện ấy mới giải quyết xong xuôi!

Thầy chúng ta văng sanh đến nay đă là năm năm. Trong năm năm qua, chúng ta hăy nghĩ xem, đừng chỉ nh́n riêng trong vùng Đài Trung, hăy nh́n ra t́nh huống bên ngoài: Các thứ tà thuyết trong học vấn thế gian mỗi ngày một rất nhiều, đối với nhà Phật th́ sao? Mỗi tông có cách giảng giải riêng. Nếu chúng ta nay nghe pháp này, ít lâu sau lại nghe pháp khác. Nghe pháp bên Thiền Tông, Thiền Tông có phương pháp của Thiền Tông. Nghiên cứu giáo lư th́ họ cũng có cách nói theo kiểu nghiên cứu. Mật Tông lại có cách nói của Mật Tông. Các tông có phương pháp tu hành riêng của mỗi tông. Mỗi tông nêu ra lư luận và phương pháp đều hay, đều là thành tựu rất nhanh chóng, nhưng chúng ta nghe thấy êm tai lắm, rốt cuộc phải làm sao? Nhất là trong hiện thời, có những kẻ nói: “Quư vị chẳng cần chờ đến khi mạng chung mới văng sanh, nay tôi dạy quư vị dạy một pháp ngay lập tức có hiệu quả rất tốt đẹp. Tôi sẽ hiển thị cho quư vị thấy”. Chúng ta ngẫm xem: Gặp phải cách nói ấy, tín tâm của chúng ta đối với pháp môn Niệm Phật có bị dao động hay chăng? Đó là một tầng.

Lại xét đến vấn đề nơi hành vi của con người: Do có rất nhiều người tu đạo làm những chuyện này nọ, hoặc trong cách cư xử giữa con người với nhau, xét theo các khía cạnh, đều có những chỗ chẳng đúng pháp, cũng gây ảnh hưởng đến tín tâm tu đạo của chúng ta. Do có các thứ hiện tượng ấy, sau khi thầy chúng ta đă ĺa khỏi thế giới Sa Bà, lại nh́n ra t́nh huống bên ngoài, chúng tôi cảm thấy: Chúng ta vẫn phải tăng cường kiên định tín tâm.

Trong các thí dụ như tôi vừa mới nhắc tới, nếu như có kẻ nói: “Hăy ngay lập tức đưa ra thành quả cho các vị xem thử”. Đối với điều này, tôi vẫn phải giải thích đôi chút. Kẻ nói kiểu ấy chẳng phải là người học Phật thuần chánh! Người học Phật thuần chánh, bất luận thuộc tông phái nào, đều ăn nói đúng quy củ, chẳng thể nói năng như vậy. Phàm là những cách nói giống như thế, chẳng phù hợp kinh điển, chẳng phải là Phật pháp thuần túy, chẳng biết là từ đâu ra, chúng ta chẳng bàn tới. Phải hiểu rơ điều này! Lại c̣n như thế nào nữa? Chúng ta biết là phải có tín tâm, nhưng tín tâm được kiến lập như thế nào? Sau khi đă kiến lập, vẫn phải thường xuyên vun bồi. Sau khi tín tâm đă bén rễ vững chắc, sẽ sanh ra sức mạnh. Do vậy, có Ngũ Căn, Ngũ Lực, những thứ này đều ắt cần phải có. Muốn cho tín tâm có căn cội rất sâu, cũng như có sức mạnh rất lớn, phải cậy vào đâu? Cậy vào hiểu lư, [tức là] thông hiểu Phật lư. Chẳng thông hiểu Phật lư, sẽ chẳng có sức mạnh, chẳng có căn cội!

Lư phát xuất từ chỗ nào? Đương nhiên là phải hiểu rơ Phật lư trong các pháp môn thông thường, và cũng phải hiểu rơ lư đặc biệt trong Tịnh Độ Tông. Về cơ bản, lư được nói trong Tịnh Độ Tông và lư trong pháp môn thông thường chẳng khác nhau, đều nhằm hiển lộ bản tánh sẵn có của chúng ta. Đó là Chân Ngă. Chân Ngă chẳng có sanh tử, chẳng có hết thảy các hiện tượng hư giả. Cái Ngă thật sự chính là tự do tự tại lớn nhất. Hết thảy Phật lư đều nhằm dạy chúng ta hiển lộ Chân Ngă. Ngoài điều này ra, Tịnh Độ Tông có phương pháp đặc biệt [để hiển lộ Chân Ngă]. Dùng ba kinh Tịnh Độ để nói, một bộ là Đại A Di Đà Kinh, cũng chính là Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Phật Kinh. Bộ kinh này nói trong lúc tu nhân, A Di Đà Phật đă phát nguyện như thế nào, sau đó tu hành như thế nào. Cuối cùng, dạy chúng ta: Muốn văng sanh thế giới Cực Lạc, phải tu hành như thế nào? Phải thực hiện các việc phụng sự, phải tu các thứ phước báo. Một bộ nữa là Phật Thuyết A Di Đà Kinh, tức Tiểu Bổn A Di Đà Kinh, phương pháp là tŕ danh niệm Phật. Kế đó là bộ Quán Kinh mà hiện thời chúng ta sắp bắt đầu nghiên cứu. Quán Kinh dạy chúng ta dùng phương pháp tu Quán, trong phần cuối cùng của kinh cũng có phương pháp Tŕ Danh, giảng giải hết sức hoàn thiện: Từ hạng căn khí tối thượng tu Quán, cho đến cuối cùng nói về Tŕ Danh, toàn bộ [các pháp tu tập thích hợp mọi căn cơ] đều có. Đấy là xét theo khía cạnh phương pháp.

          Nếu nói theo phương diện lư luận, trong ba kinh Tịnh Độ, chỉ có Quán Kinh. Bộ kinh này giảng những điều ǵ? Đối với hết thảy Đại Thừa Phật pháp, hễ nói đến Lư, đều nói: “Hết thảy chỉ do tâm tạo”. Bất cứ một pháp môn nào, hoặc một pháp nào, đều do tự tâm của chúng sanh tạo ra. Lũ phàm phu chúng ta mê hoặc, điên đảo, nên tạo thành thế giới ngũ trược ác thế trong hiện tại. Đấy là một thế giới sanh sanh diệt diệt, sanh tử chẳng ngừng. Bọn phàm phu chúng ta đă tạo ra thế giới ấy. Sau khi chúng ta đă hiểu rơ tâm tánh của chính ḿnh, chúng ta có thể tạo ra một thế giới, tạo ra thế giới như thế nào? A Di Đà Phật tạo ra Tây Phương Cực Lạc thế giới, chúng ta có thể tạo giống hệt như vậy. Phải hiểu rơ lư này! Chỉ cần tâm chúng ta hiểu rơ phương pháp, hiểu rơ đạo lư, chúng ta có thể dựa theo lư tưởng của chính ḿnh để tạo ra hết thảy các thế giới. Chúng ta liễu sanh tử, thành Phật, đều cậy vào lư luận này! Bất luận là tông nào, ngay như Thiền Tông nói đến chỗ cao tột nhất th́ cũng là đại nguyên tắc này! Hoa Nghiêm Tông lấy kinh Hoa Nghiêm làm chủ, có một bài kệ: “Nhược nhân dục liễu tri, tam thế nhất thiết Phật, ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo” (Nếu ai muốn rơ biết, ba đời hết thảy Phật, nên quán tánh pháp giới, đều chỉ do tâm tạo). Kinh Hoa Nghiêm nói như vậy, chẳng có lư ǵ cao hơn nữa! Nhưng Lư được giảng trong bộ Quán Kinh này hoàn toàn nhất trí với lư ấy. Trong phần sau, khi giảng đến kinh văn, quư vị sẽ tự nhiên nhận biết. V́ thế, hễ nói đến các pháp môn thông thường, Thiền Tông, Mật Tông, Duy Thức, Thiên Thai, hay Hoa Nghiêm, lư trong bất luận tông nào cũng đều chẳng thể vượt ra ngoài lư luận của Quán Kinh!

          Đă hiểu rơ lư luận, lại c̣n có phương pháp đặc thù, sau khi đă thông hiểu, tín tâm của chúng ta chắc chắn được kiên định. Trong thí dụ tôi vừa mới nêu, kẻ đ̣i đưa ra thành quả ngay lập tức, chính là kẻ chẳng hiểu Phật pháp mà cứ nói bừa, đương nhiên là chẳng đáng cho chúng ta bận tâm! Đối với các lư luận thuộc các tông phái chân chánh trong nhà Phật, chúng ta phải phân định rành mạch: Bất cứ lư luận của tông nào, bất cứ phương pháp của tông nào, đều thuộc trong phạm vi lư luận và phương pháp như chúng tôi vừa nói. Sau khi đă hiểu rơ lư luận, đối với phương pháp tu tập tŕ danh niệm Phật của chúng ta, bất cứ sức mạnh nào cũng đều chẳng thể lôi kéo khiến cho chúng ta thoái chuyển! Đấy chính là nhân duyên trọng yếu để chúng ta khởi sự nghiên cứu bộ kinh này, t́m hiểu lư này, ḥng kiên định tín tâm. Sau khi tín tâm đă kiên định, nguyện lực mới mạnh mẽ, mới có thể phát nguyện. Sau đấy lại tŕ danh, phương pháp tu tập mới chẳng bị thoái chuyển, ba tư lương Tín, Nguyện, Hạnh mới có thể trông cậy!

 

I.2. Hoằng truyền tịnh pháp

 

          Sau khi chúng ta đă trọn đủ tín tâm, trên đường tu hành, có thể nói là chính ḿnh đă nắm chắc. Sau khi đă nắm chắc, phải hiểu rơ Tịnh Độ Tông là Đại Thừa Phật pháp. Riêng chính ḿnh đă đạt được lợi ích, vẫn chưa đủ, vẫn phải làm cho tất cả mọi người trong thiên hạ, thậm chí tất cả chúng sanh, đều được hưởng lợi ích. V́ thế, phải nói điều thứ hai cùng quư vị: Phải hoằng truyền Tịnh pháp! Chúng ta phải hoằng dương pháp môn Tịnh Độ. Để hoằng dương pháp môn Tịnh Độ, Lư đương nhiên là trọng yếu. Như tôi vừa mới nói, Lư được giảng trong bộ Quán Kinh hết sức thấu triệt. Chúng ta đă hiểu rơ Lư, không chỉ là như chúng tôi vừa mới nói, tà tri tà kiến bên ngoài chẳng thể ảnh hưởng chúng ta, chúng ta c̣n phải tiến thêm một bước nữa: Căn cứ trên những lư luận ấy để truyền bá, ḥng chuyển biến t́nh huống thế gian trong hiện thời, tức là phải hoằng truyền Tịnh pháp. Hoằng truyền Tịnh pháp th́ nhất định phải hiểu lư luận được giảng trong bộ kinh này.

          Hoằng truyền pháp môn Tịnh Độ có ư nghĩa hết sức rộng răi. Nói theo phương diện “liễu sanh tử”: Phàm là người tu đạo, nếu người ấy quyết tâm liễu sanh tử ngay trong một đời này, chúng ta truyền cho họ pháp môn này, ngay lập tức, họ sẽ đạt được lợi ích. C̣n như đối với người hiện thời vẫn chưa tiếp xúc Phật pháp, chúng ta truyền bá pháp môn này, họ sẽ dựa trên học lư của pháp môn Tịnh Độ để xem xét tất cả các thứ học vấn trong thế gian. Khoa học cũng thế, mà triết học cũng thế, đối với hết thảy học vấn, đều có thể thấy thấu suốt. V́ sao? V́ bất luận loại học vấn nào trong thế gian, bất luận môn triết học cao nhất nào, khi nói đến rốt ráo, cũng đều chẳng thể nói thấu triệt ngần ấy. V́ thế, khi quư vị đă hiểu rơ pháp này, sẽ có thể nắm vững tất cả học thuyết xưa nay trong thế gian, đều có thể thấy rơ ràng, rành rẽ, mà cũng có thể phá trừ hết thảy các tà thuyết trong thế gian. Đối với ḷng người trong thế gian, đều có năng lực chuyển biến, đều có thể khiến cho họ từ các học thuyết mà hiểu rơ học thuật nào là tốt đẹp, học thuật nào chẳng tốt đẹp, đều có thể nói rơ và chuyển biến được. Chúng ta thấy hết thảy các học thuyết trên thế giới hiện thời đều nhằm dạy chúng sanh truy cầu nơi danh, nơi lợi, tăng thêm tâm lư tham cầu cho con người, toàn là tranh quyền đoạt lợi! Chẳng có một loại học vấn nào khiến cho quư vị tận hết sức thoái thác danh lợi, nhường cho người khác, hoặc dạy quư vị đừng tham lam. Trong các học thuyết trên thế gian hiện thời, chẳng hề có tư tưởng ấy.

          Nếu quư vị chạy theo những học thuyết trong thế gian hiện thời, chỉ có ngày càng đọa lạc, tuyệt đối chẳng có lợi ích. Tuy trước mắt tranh giành với kẻ khác, chính ḿnh c̣n có một chút năng lực để giành phần thắng. Chúng ta có thể tranh đoạt tiền tài, cũng như tranh đoạt quyền lực, nhưng [những thứ đó] quá hữu hạn, quá ít ỏi! Dù quư vị giành được ngôi vị Tổng Thống nước Mỹ đi nữa! Lại là như thế nào? Làm được mấy năm, chẳng thể làm thêm nữa! Dẫu nói quá lên là quư vị có thể làm măi, giống như đại hoàng đế thuở xưa, làm suốt đời rồi vẫn có lúc phải thôi, vẫn phải chết mà! Sau khi đă chết, mọi thứ kể như thôi rồi! Tạo một thân đầy tội nghiệp, có ư nghĩa ǵ chăng? V́ vậy, suy nghĩ như thế, quư vị thấy học thuyết thế gian nếu suy xét cặn kẽ, rốt cuộc là ǵ? Chúng cổ vũ, khích lệ người ta truy cầu những ǵ? Không ǵ chẳng nhằm miệt mài nơi sanh tử, bươn bả trong tam đồ! V́ thế, chúng ta truyền bá lư luận và phương pháp của pháp môn Tịnh Độ, ngơ hầu tâm lư của người đời sẽ dần dần chuyển biến, đối với tất cả mọi người đều có lợi ích.

          Nói theo Phật pháp, sẽ có biệt nghiệp và cộng nghiệp; tạo nghiệp bèn có thiện nghiệp và ác nghiệp. Nghiệp do cá nhân chúng ta đă tạo là biệt nghiệp, tức là nghiệp thiện hay ác cá biệt, c̣n nghiệp lực do toàn thể mọi người trong xă hội hoặc người trên toàn thể thế giới cùng tạo th́ là cộng nghiệp. Đối với cộng nghiệp trong hiện thời, mọi người hăy ngẫm xem! Cộng nghiệp toàn là hướng tới địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ đạo. Đă tạo nghiệp th́ nó bèn có sức mạnh, chẳng thể nào không đi theo nó! Cái được gọi là Nghiệp, chính là một thứ thói quen. Chúng ta làm chuyện ǵ đó, lần thứ nhất chẳng quen, lần thứ hai bèn quen. Lấy kẻ trộm vặt để nói, lần thứ nhất lấy trộm đồ của người khác, tim đập th́nh thịch, cảm thấy hết sức miễn cưỡng, rất sợ bị người ta phát hiện, thộp cổ. Lần thứ hai, an tâm, trong ḷng rất ổn định, chẳng có nỗi bất an như vậy. Trộm tới lần thứ ba, khi ăn trộm, chủ nhân có mặt tại đó, kẻ đó to gan lớn mật trộm lấy, chủ nhân hỏi kẻ đó v́ sao lấy cắp đồ đạc. Khi đó, nó chẳng ăn trộm nữa, mà từ trộm biến thành cướp đoạt, chẳng c̣n quan tâm nữa!

Thói quen do từng bước dưỡng thành. Sau khi đă dưỡng thành, chính ḿnh mong chuyển biến, cũng chẳng thể chuyển biến được! Sở dĩ chúng sanh vào trong tam đồ, là do nghiệp lực tạo thành sức mạnh, tự nhiên lôi họ vào trong tam đồ. Chúng ta phải làm cho người hiện thời hiểu biết đạo lư này, biết nghiệp lực lợi hại, khiến cho họ mau chóng thay đổi nghiệp lực, mỗi cá nhân biến đổi biệt nghiệp của chính họ. Ai nấy đều có thể thay đổi biệt nghiệp, sẽ biến đổi cộng nghiệp. Do đó, chúng ta hoằng truyền pháp môn này, vừa có lợi cho người tu đạo, mà cũng có lợi cho ḷng người trong xă hội. Do tâm lư biến đổi, cho nên tiến hơn bước nữa là đối với Phật pháp cũng có thể nghe lọt tai. Nếu tâm lư chẳng trải qua một phen biến đổi như vậy, cứ nghĩ thế gian nhấn mạnh chuyện tranh quyền đoạt lợi là đúng, nhấn mạnh sự hưởng thụ vật chất là đúng, quư vị giảng Phật pháp cho họ, họ nghe chẳng lọt tai, chẳng thể cứu văn được! Trước hết, họ phải nhận biết: Tranh quyền đoạt lợi chẳng đúng. Đă có nhận thức như vậy, sau đấy lại giảng giải Phật pháp cho họ, họ sẽ nghe lọt tai, tâm lư có thể tiếp nhận. Hễ tiếp nhận, ngay lập tức bèn có thể trực tiếp tu tập đại pháp liễu sanh tử, có thể liễu sanh tử ngay trong một đời này. V́ vậy, nhân duyên thứ hai là mong hoằng truyền Tịnh pháp. Hoằng truyền pháp môn này, đối với người tu đạo và kẻ chẳng tu đạo đều có công đức chẳng thể nghĩ bàn. Chúng tôi giảng bộ kinh này để mọi người có cùng một nhận thức. Đó là nhân duyên thứ hai.

 

I.3. Khi mạng chung chẳng có chướng ngại

 

          Nói đến điều thứ ba là “lâm chung chẳng có chướng ngại”. Nay chúng ta đối với Tín, Hạnh, Nguyện, cần phải đạt đến bất thoái, lại c̣n tận hết sức ḿnh để hoằng dương pháp môn này, đó chính là “hóa độ chúng sanh”. Trong tương lai, khi lâm chung, có ai là chẳng mạng chung? Kẻ chẳng học Phật, chẳng học pháp môn đặc biệt, tới khi lâm chung sẽ khổ lắm! Tiền đồ mờ mịt, chẳng biết sẽ đi về đâu, đến cửa ải sanh tử, sẽ đi theo đường nào? Họ cảm thấy mờ mịt. Nhưng tu tŕ pháp môn đặc biệt, điều quan trọng nhất là hiểu rơ lư. Lúc b́nh thời, chính ḿnh đă có tu dưỡng, lại c̣n dùng lư luận để khuyến hóa kẻ khác. Đă có những công đức ấy, sẽ tự nhiên chẳng có chướng ngại. Tới khi lâm chung, do đă có phước đức, xét theo phương diện trí huệ, do lư luận cũng đă hiểu rơ, cho nên sẽ tuyệt đối chẳng có chướng ngại!

          Khi lâm chung, chướng ngại do đâu mà có? Chính là v́ chẳng hiểu Lư! Điều này có mối quan hệ với sự chẳng hiểu Lư. B́nh thời, chuyện chẳng hiểu rơ Lư không tỏ lộ rơ rệt, chứ đến cửa ải sanh tử, trong tâm vừa kinh hoảng, vừa nghi hoặc; đă thế, b́nh thời cũng chẳng có công phu ǵ, càng thêm hỏng bét! Tới khi ấy, ai cũng chẳng có cách nào giúp được, cho dù có người trợ niệm bên cạnh. Phải biết Trợ là giúp, vẫn phải cậy vào chính ḿnh làm chủ. Chính ḿnh có thể làm chủ, người khác ở bên cạnh trợ niệm th́ mới có thể giúp cho quư vị một phần sức mạnh! Nếu chính ḿnh chẳng thể làm chủ, người khác ở bên cạnh trợ niệm [vẫn rất khó giúp đỡ]. Phải biết: Có rất nhiều người b́nh thường niệm Phật, về sau, tới khi sắp lâm chung, thân thể có bệnh, bảo họ niệm Phật, họ chẳng chịu niệm. V́ sao? Chính là v́ chẳng hiểu Lư, cũng trở thành chướng ngại. Tập khí từ vô thỉ đến nay (khi thầy Lư c̣n tại thế có nói, khi con người sắp chết, các chủng tử sanh tử từ trong tám thức điền đều dấy lên), giống như quay xổ số, quay tới, quay lui, rốt cuộc số nào ra trước? Khi đó, trong tâm phiền muộn, bối rối hơn lúc nào hết, đấy là lúc then chốt trong sanh tử mà! Do vậy, chúng ta có thể nghiên cứu bộ kinh này, hiểu lư này, hiểu những phương pháp này, phân định Sự và Lư rành rẽ. Lúc b́nh thời, chúng ta c̣n tự ḿnh làm như vậy, và cũng khuyên người khác làm như vậy, tức là có huệ, có phước, tới khi lâm chung, sẽ chẳng có hiện tượng [kinh hoảng, thất thố] ấy, nhất định là có thể chánh niệm phân minh, có thể nhất tâm bất loạn. Do vậy, lâm chung chẳng có chướng ngại. Đấy là nhân duyên thứ ba khiến cho chúng tôi giảng bộ kinh này.

          Trên đây, chúng tôi đă nói xong nhân duyên [v́ sao] phải nghiên cứu bộ kinh này. Hạng mục lớn thứ hai tiếp theo đây chính là phần Ngũ Trùng Huyền Nghĩa.

 

II. Ngũ Trùng Huyền Nghĩa

 

          Tại Trung Hoa, hễ giảng giải hoặc chú giải kinh Phật:

1) Một là như trong học phái Hoa Nghiêm Tông: Trước khi [giảng giải] kinh văn, đem những điểm trọng yếu nhất trong kinh văn chia thành mười điều để nói, gọi là Thập Huyền Môn (十玄門).

2) Hai là như Thiên Thai Tông, khi nghiên cứu kinh Pháp Hoa, đă nêu ra những ư nghĩa trọng yếu nhất trong kinh văn của kinh Pháp Hoa, chia thành năm điều để nói, gọi là Ngũ Trùng Huyền Nghĩa (五重玄義).

Lịch đại cao tăng và các vị tại gia cư sĩ giảng kinh, đều chẳng ra ngoài hai cách thức chánh yếu ấy. Cũng có vị chẳng chọn dùng hai cách thức ấy, tùy thuộc mỗi cá nhân làm như thế nào, chỉ giảng đại ư trước khi bước vào kinh văn th́ cũng được!

Nay chúng tôi dựa theo Ngũ Trùng Huyền Nghĩa của tông Thiên Thai để giới thiệu đơn giản cùng mọi người, chẳng thể nói tỉ mỉ. Bộ Quán Kinh này được Thiên Thai Tông Trí Giả đại sư chú giải. Sau đó, tới đời Tống, có Tri Lễ đại sư soạn Diệu Tông Sao. Diệu Tông Sao là chú thích lời chú giải của Trí Giả đại sư. Tác phẩm ấy có tên là Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Diệu Tông Sao. Nếu dựa theo phần Ngũ Trùng Huyền Nghĩa trong sách Diệu Tông Sao để giảng, tối thiểu phải mất mấy tháng th́ mới có thể giảng giải t́nh h́nh đại khái. Đạo tràng của chúng ta chẳng thể giảng theo cách thức như vậy, chúng tôi tối đa là giới thiệu [phần này] qua một hai buổi giảng, tiếp đó bèn bắt đầu giảng vào kinh văn.

          Ngũ Trùng Huyền Nghĩa: Ngũ Trùng (五重) là chia thành năm môn, cũng chính là năm điều; Huyền Nghĩa (玄義) là nghĩa lư rất thâm áo, ư nói đạo lư rất sâu trong kinh văn. Trước hết, nêu ra năm điều để giới thiệu. Nay chúng ta bắt đầu xem xét Ngũ Trùng Huyền Nghĩa.

 

II.1. Thích Danh

 

          Đây là tầng thứ nhất trong Ngũ Trùng Huyền Nghĩa, cũng là điều thứ nhất, tức Thích Danh. Thích () là giải thích, Danh () là danh xưng của bộ kinh này. Trước hết, giải thích đề mục của bộ kinh này, tức là Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh. Xét theo cách thức giảng giải thông thường, kinh đề (經題, tên kinh) có đề mục đặc biệt (Biệt Đề, 別題) và đề mục thông thường (Thông Đề, ). Đề mục thông thường là Kinh (), tức là chữ Kinh trong Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh. Bất luận bộ kinh nào cũng đều có chữ Kinh này. Ví như Hoa Nghiêm Kinh, Lăng Nghiêm Kinh, Pháp Hoa Kinh đều có chữ Kinh, đó là tên gọi chung. “Biệt” () là đặc biệt, nói riêng về tên gọi của bộ kinh này.

 

II.1.1.1 Biệt Đề, Phật

 

          Danh xưng của bộ kinh này có mấy chữ là Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh (佛說觀無量壽佛經). Trước hết, nói đến chữ Phật. Phật cũng có hai ư nghĩa Thông và Biệt:

1) Thông () là nói chung. Chữ Phật trong tiếng Ấn Độ là Phật Đà Da (Buddhaya), nói đơn giản là Phật, dịch sang nghĩa tiếng Hán là Giác. Phật là ǵ? Phật là bậc giác ngộ. Đó là Thông.

2) Biệt là đặc biệt nói đến Thích Ca Mâu Ni Phật.

Phật Thuyết” nghĩa là Thích Ca Mâu Ni Phật nói pháp môn này, bộ kinh này. Chữ Phật có hai tầng ư nghĩa Thông và Biệt.

          Chúng ta xét theo ư nghĩa Thông, tức là xét theo ư nghĩa Giác. Phàm những vị đă thành Phật, đều là giác; bất giác sẽ chẳng thể thành Phật. Thích Ca Mâu Ni Phật là giác, A Di Đà Phật là giác, Đông Phương Dược Sư Phật là giác, bất cứ vị Phật nào cũng đều là giác. Giác là ǵ? Nay chúng ta đều chưa thành Phật, đều là phàm phu, đều là bất giác. Mọi người bất giác, làm sao hiểu ư nghĩa của giác cho được? V́ thế, đức Phật thuyết pháp rất thiện xảo, có rất nhiều phương tiện, khiến cho bọn phàm phu bất giác chúng ta có thể hiểu ư nghĩa Giác. Ngài dùng phương pháp so sánh để chúng ta hiểu rơ, lại c̣n chia thành tầng lớp cho chúng ta thông hiểu.

          Cái Giác thứ nhất là Tự Giác. Chúng ta chẳng biết Tự Giác là ǵ, hiện thời mọi người đừng tưởng chúng ta đều hiểu Tự Giác. Phải biết: Các vị hiểu Tự Giác là do nghe thầy chúng ta giảng kinh, nghe đă mấy chục năm, mới biết Tự Giác là ǵ? Nếu chúng ta chưa từng nghe kinh, chẳng tiếp xúc Phật pháp, vừa nghe nói đến Giác, [sẽ ngơ ngác] “Giác là ǵ?” Cũng có người c̣n tưởng là đang ngủ tỉnh giấc, bèn gọi là Giác, sai lệch quá xa! Chữ Giác trong Tự Giác chỉ điều ǵ? Trước tiên, nói theo phía lũ phàm phu mê hoặc, điên đảo trong thế gian. Lũ phàm phu chúng ta ở trong cơi đời, bất luận là người có học hay thất học, đều là bất giác. Người có học bất luận đọc bao nhiêu sách vở, là nhà khoa học cỡ lớn trên thế giới như ông Ái Nhân Tư Thản (Einstein), hoặc các nhà vật lư hiện thời, là những tiến sĩ khoa học hay triết học từng đoạt giải Nặc Bối Nhĩ (Nobel), đều là mê hoặc, điên đảo, chẳng hiểu Giác. Những chính khách đắc thời trên chánh trường, thắng bao nhiêu người, giành được vị trí tối cao, tranh cử thành công, vẫn là mê hoặc, điên đảo, bất giác! V́ sao? Những bậc đại học vấn, có sự nghiệp to tát ấy, đều coi tiền tài, danh lợi, của cải, địa vị trong thế gian là thật sự tồn tại, chấp trước chúng là chân thật, chẳng giả tí nào. Đó là bất giác.

Phật pháp nói vạn pháp trong pháp thế gian đều là nhân duyên, nhân duyên luôn biến động, sanh đó rồi diệt đó. Lũ chúng sanh phàm phu như bọn chúng ta, ai có thể giác ngộ điều này? Nếu quư vị giác ngộ, tuyệt đối sẽ chẳng tranh danh đoạt lợi cùng kẻ khác, tức là kẻ tu đạo mà vẫn chẳng buông xuống được th́ vẫn chưa phải là Tự Giác. V́ sao chẳng thể buông xuống? Chẳng thể buông danh xuống, chẳng thể buông lợi xuống th́ chính ḿnh vẫn chưa tự giác. Tự giác là ǵ? Chuyển biến toàn thể tri kiến thế gian, phá trừ toàn thể mê hoặc, điên đảo, chẳng c̣n là tri kiến phàm phu nữa! Tự Giác như vậy là đối ứng với phàm phu mà nói. Phàm phu hoàn toàn bất giác, Phật là tự giác. Tự giác là giác ǵ vậy? Giác ngộ hết thảy các pháp thế gian đều là sanh sanh, diệt diệt, chẳng có một pháp nào là chân thật. Chẳng chấp trước các giả pháp ấy, tự ḿnh hướng về nội tâm và tự tánh của chính ḿnh để truy cầu. Sau đấy, do chẳng chấp trước giả pháp, chân pháp bèn hiển lộ, chính ḿnh đă giác, đó là Tự Giác. Giác ǵ vậy? Giác ngộ chính ḿnh có Chân Như bản tánh. Tự Giác là thấy rơ ràng hết thảy, tất cả phàm phu chẳng làm được điều này. Chẳng làm được sẽ không hiểu ư nghĩa của Tự Giác. Chỉ có từ bất giác hiển lộ Tự Giác. Đó là tầng thứ nhất: Phật là Tự Giác. Tự Giác là đối ứng với phàm phu mà nói.

          Tiếp đó là Giác Tha. Sau khi đă tự giác, c̣n phải khuyến hóa những kẻ b́nh phàm; điều này gọi là “độ chúng sanh”. Đây là nói với kẻ Nhị Thừa. Người học Tiểu Thừa chẳng chịu độ chúng sanh; Giác Tha là khiến cho tất cả mọi người đều có thể giác ngộ. Thực hiện Tự Giác và Giác Tha hết sức viên măn, thực hiện hết sức triệt để, đến cuối cùng thành Phật, bèn là Giác Hạnh Viên Măn. Giác Hạnh Viên Măn là hai đằng Tự Giác và Giác Tha đều thực hiện hết sức viên măn. Khi ấy bèn thành Phật. Phàm hết thảy những vị đă thành Phật đều có đủ ba ư nghĩa này; Thích Ca Mâu Ni Phật đă trọn đủ ba ư nghĩa này. Hôm nay, tôi đă nói rơ ràng chữ Phật. Nếu nói đơn giản hơn đôi chút, th́ Tự Giác chẳng giống như phàm phu, do nói đối ứng với phàm phu. Giác Tha là chẳng giống Nhị Thừa, Giác Hạnh Viên Măn là chẳng giống hết thảy các vị Bồ Tát. Nói tới ba ư nghĩa ấy là được rồi, hôm nay tôi chỉ nói đến chỗ này.

 

Tập 2

 

          Thưa các vị giáo sư, các vị đại đức, các vị đồng tu. Hôm nay, xin quư vị hăy xem đề cương bài giảng. Trong buổi giảng trước, đă nói phần thứ nhất là Lược Thuyết Nhân Duyên. Phần thứ hai là Ngũ Trùng Huyền Nghĩa, tầng thứ nhất [trong Ngũ Trùng Huyền Nghĩa] là Thích Danh, nhằm giải thích đề mục của bộ kinh này. Trong đề mục của kinh, có Biệt Đề và Thông Đề. Phần Biệt Đề là Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật, trong buổi trước, tôi đă giảng chữ Phật. Hiểu theo ư nghĩa thông thường, chỉ cần đă thành Phật, bất cứ vị Phật nào cũng đều như nhau: Tự Giác, Giác Tha, Giác Hạnh Viên Măn. [Hiểu theo] ư nghĩa đặc biệt th́ [chữ Phật] chỉ Thích Ca Mâu Ni Phật, là đấng Thích Tôn. Bộ kinh này do Thích Ca Mâu Ni Phật nói ra. Hôm nay, chúng tôi giảng tiếp chữ Thuyết trong Phật Thuyết.

 

II.1.1.2. Biệt Đề, Thuyết

 

          Chữ Thuyết (), nói thông thường là nói năng; nhưng đối với chữ Thuyết trong bộ kinh do đức Phật đă thuyết này, cần phải giải thích đôi chút. Cổ đại đức giải thích chữ Thuyết này có nghĩa là “duyệt sở hoài” (悅所懷). “Duyệt sở hoài” là ǵ? Duyệt () là hỷ duyệt (喜悅), [nghĩa là] trong tâm rất vui thỏa. Vui thỏa điều ǵ? “Sở hoài” [nghĩa là] đức Phật nói ra những điều thường ấp ủ trong tâm nên rất vui thỏa. Ngài ấp ủ trong ḷng những ǵ? Chính là đạo lư và phương pháp tu tŕ trong bộ kinh này, đối với chúng sanh, [đạo lư và phương pháp tu tŕ ấy] có tầm lợi ích hết sức trọng yếu. Tuy là hết sức trọng yếu hữu ích đối với chúng sanh, nhưng chưa đến nhân duyên, sẽ chẳng có cách nào nói được! Nhất định là phải có nhân duyên trọn đủ th́ mới có thể nói ra!

Nói theo cách hiện thời cho dễ hiểu: Ví như tổ chức một buổi diễn giảng ở bên ngoài, cũng cần phải có bao nhiêu điều kiện. Các điều kiện đều trọn đủ th́ mới có thể tổ chức diễn giảng thành công. Điều kiện chẳng trọn đủ, chẳng có cách nào diễn giảng! Giảng học hoặc diễn giảng thông thường c̣n cần có điều kiện; pháp môn trọng yếu trong Phật pháp mà nếu chẳng trọn đủ các điều kiện, đức Phật sẽ chẳng có cách nào nói được! V́ thế, khi đức Phật giảng bộ kinh này, các thứ nhân duyên đă đều chín muồi th́ mới có thể giảng. Tâm đức Phật hết sức từ bi, Ngài có thể nói ra pháp môn này, khiến cho tất cả thính chúng đều đạt được lợi ích, tâm đức Phật hết sức vui sướng. Dựa trên ư nghĩa này để giải thích chữ Thuyết, nên bảo là “duyệt sở hoài”: Trong tâm đức Phật hết sức vui sướng, vui sướng v́ có thể nói pháp môn này, khiến cho người nghe đều có thể đạt được lợi ích. Đó là ư nghĩa của chữ Thuyết.

 

II.1.1.3. Biệt Đề, Quán

 

          Kế đó, xem tới chữ Quán (). Quán ở đây đặc biệt trọng yếu, v́ bộ kinh này có tên là Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh, do nội dung trong ấy bao gồm mười sáu phép Quán, nên c̣n gọi là Thập Lục Quán Kinh. Nếu nói đơn giản th́ gọi là Quán Kinh. Do vậy, chữ Quán này quan trọng. Ở đây, trước hết nói về chữ Quán. Nói đến Quán, hiểu theo ư nghĩa văn tự th́ là “quan sát” (觀察). Đối với chuyện ǵ đó, chúng ta bỏ công quan sát th́ gọi là Quán. Ngoài quan sát ra, c̣n phải vận dụng tâm tư, tưởng tượng sự vật đă được quan sát th́ cũng gọi là Quán. Đó là “quan sát, tưởng tượng”.

Nếu nói cụ thể hơn, quư vị quan sát điều ǵ? Lại tưởng tượng điều ǵ? Tiếp đó, bèn nói là “dĩ tâm duyên chi” (dùng tâm để duyên theo). “Dĩ tâm duyên chi” (以心緣之) là ǵ? “Dĩ tâm” là nói người tu Quán pháp dùng cái tâm của chính ḿnh. “Duyên” là tiếp xúc, nói theo danh từ nhà Phật, sẽ là “phan duyên” (攀緣). Chữ “chi” () biểu thị cảnh giới được quán. Chẳng hạn như nói quán Phật, quán A Di Đà Phật, dùng cái tâm chúng ta tiếp xúc A Di Đà Phật, đặt tâm nơi A Di Đà Phật th́ gọi là “dĩ tâm duyên chi”. Đấy là giải thích ư nghĩa của chữ Quán.

          Đối với phương pháp để quán th́ chính là hai câu được viết trong dấu ngoặc [trong đề cương bài giảng]: “Nhất Tâm Tam Quán, Tam Trí thật tại nhất tâm trung đắc” (Nhất Tâm Tam Quán, Tam Trí thật sự là từ nhất tâm mà đạt được). Đây chính là lư luận Phật học của tông Thiên Thai, hết sức trọng yếu. Có nói ra, cũng hết sức khó hiểu. Tuy phương pháp của tông Thiên Thai khó hiểu, Quán Kinh có một bản chú giải trọng yếu, tức là bản chú giải của Thiên Thai Tông Trí Giả đại sư. Bản chú giải của Trí Giả đại sư dùng học lư của tông Thiên Thai Tông để giải thích. Bất quá, ở đây, tôi phải nói rơ: Pháp môn Chỉ Quán của tông Thiên Thai Tông thuần túy là pháp môn phổ biến. Dùng phương pháp Chỉ Quán để giải thích Quán Kinh của Tịnh Độ Tông th́ học lư vẫn giống như hệt, nhưng phương pháp dụng công khác nhau! Chúng ta phải phân biệt điều này!

Phương pháp dụng công có ǵ khác biệt? Tông Thiên Thai cũng nói đến Nhất Tâm Tam Quán, nhưng Tam Quán được nói thuần túy theo tông Thiên Thai chính là hoàn toàn dùng sức của chính ḿnh (Tự Lực) để đoạn Kiến Tư Hoặc, đoạn Trần Sa Hoặc, đoạn Căn Bản Vô Minh, [tức là] dùng pháp môn Chỉ Quán để đoạn Hoặc theo từng tầng một. Trong Quán Kinh của Tịnh Độ Tông, nói theo lư th́ Nhất Tâm Tam Quán vẫn giống y hệt, nhưng vận dụng pháp Quán bèn có đối tượng để quán, tức là trong ấy có đối tượng của mười sáu phép Quán. Do đó, chẳng giống Nhất Tâm Tam Quán của tông Thiên Thai, [bởi lẽ], đây là pháp môn đặc biệt!

          Tôi lại phải giới thiệu cùng mọi người Nhất Tâm Tam Quán là ǵ. Trước khi nói tới Nhất Tâm Tam Quán (一心三觀); trước hết, phải giải thích Thứ Đệ Tam Quán (次第三觀). Thứ Đệ Tam Quán là ǵ? Chúng ta làm bất cứ chuyện ǵ, hoặc là nghiên cứu bất cứ loại học vấn nào, đều phải tiến hành từng bước một, có thứ tự. Nếu quư vị chẳng lần lượt nghiên cứu theo thứ tự, sẽ chẳng thể nghiên cứu được. Nói đến pháp Quán th́ cũng như vậy, nếu trước đó, chẳng hiểu rơ Thứ Đệ Tam Quán, sẽ chẳng hiểu Nhất Tâm Tam Quán! Nay trước hết, tôi sẽ thưa rơ cùng quư vị Thứ Đệ Tam Quán là ǵ.

 

II.1.1.3.1. Không Quán

 

          Bước đầu tiên trong Thứ Đệ Tam Quán là tu Không Quán (空觀). Tu Không Quán như thế nào? Bọn phàm phu chúng ta đều là chấp trước dữ dội, coi những thứ ở ngoài thân thể của chính ḿnh, hết thảy những ǵ mắt thấy, những âm thanh tai nghe được, hết thảy mọi thứ, cho đến núi, sông, đại địa, thảy đều chấp trước, đều coi những thứ ấy là thật sự tồn tại, chấp trước chúng là thật sự có. Ví như địa cầu, ai nấy đều nghĩ địa cầu là một thứ có thật, thân thể của chúng ta cũng là thân thể rất thật, cuộc sống này hết sức hiện thực. Chúng ta sống trong xă hội từ bé đến già, từ thuở bé đi học cho đến trong tương lai, học vấn thành tựu, ra làm việc trong xă hội, đạt được tiền của, tiếng tăm, quyền lực, địa vị; đối với những thứ ấy, chẳng có ai không coi chúng là những thứ chân thật. Nếu có ai bảo chúng là giả, chẳng thật sự tồn tại, mọi người đều phản đối: Rơ ràng là rất hiện thực, giả làm sao được? Chẳng thừa nhận chúng là giả, coi những thứ ấy đều là thật sự tồn tại. Đấy chính là tri kiến phàm phu. Phàm phu có sanh tử; sống sống, chết chết chính là phàm phu. Chấp trước những thứ ấy chẳng chịu buông xuống, coi chúng là thật, ngỡ giả là thật!

Ngỡ giả là thật th́ sẽ chẳng đạt được cái thật sự. Lấy ngay thân người chúng ta để nói, coi thân người là Chân Ngă, đối với những thứ khác như Chân Như bản tánh (Chân Ngă thật sự), Đại Ngă bèn mê hoặc. Chính ḿnh chẳng thông hiểu, coi giả là thật, đối với Chân Ngă bị mê hoặc, chẳng thể thọ dụng. Đó là phàm phu. Khi tu Không Quán, sẽ thấy thấu suốt những thứ giả dối ấy, phải thừa nhận những thứ ấy đều là giả, sau đấy, quư vị mới có thể thấy những thứ hư giả ấy là Không. Sau khi hết thảy các thứ hư giả đều là không rồi, cái chân thật mới hiển lộ. Đă vứt bỏ Giả Ngă th́ Chân Ngă mới hiển lộ. Nguyên tắc trọng yếu của Không Quán là như vậy.

          Để thấy hết thảy các giả pháp đều là Không, chẳng đơn giản! Trước hết, phải phân tích từ học lư. Một học lư đơn giản, mà cũng là một học lư rất quan trọng, chính là điều được dạy trong kinh Phật: “Nhân duyên sở sanh pháp, ngă thuyết tức thị không” (Các pháp do nhân duyên sanh ra, ta nói chúng chính là không). Hết thảy các pháp đều là các hiện tượng do nhân duyên ḥa hợp mà có. Lấy ngay thân thể loài người chúng ta để nói, thân thể chúng ta cũng chẳng phải là bỗng dưng mà có! Chúng ta sanh vào nhân gian, đương nhiên là thức thứ tám vốn sẵn có, nói thông tục là “linh hồn”. Linh hồn đến nhân gian, khi đến đây, chỉ là một linh hồn, chẳng có thân thể, phải đầu thai, nương gá thai mẹ, cậy vào cha mẹ làm duyên, cộng thêm linh hồn của chính ḿnh làm nhân. Đă có nhân và có duyên, sau đấy, ở trong thai mẹ mới dần dần h́nh thành một đứa bé. Đứa bé ở trong thân mẹ hấp thụ các chất dinh dưỡng (vẫn là nhân duyên), dần dần trưởng thành, sau đấy mới lọt ḷng mẹ. Sau khi đă được sanh ra, bé tí tẹo như thế, chính ḿnh chẳng thể sống sót, phải cậy vào cha mẹ nuôi nấng mới dần dần khôn lớn. Sau khi đă lớn lên, c̣n phải được giáo dục th́ mới có năng lực phân biệt sự lư. Lại nói đến thân thể ấy, vẫn phải tiếp tục cậy vào nước uống và thức ăn bên ngoài, phải bổ sung hằng ngày. Nếu chẳng được bổ sung, thân thể của chúng ta sẽ chẳng thể tồn tại. Có thể thấy thân thể này, sanh mạng này là giả, do nhân duyên ḥa hợp. Bất cứ duyên nào biến động, thân thể của chúng ta nhẹ th́ sanh bệnh, nghiêm trọng bèn tử vong. Nh́n từ nhân duyên, nhân duyên chuyển biến trong mọi lúc. Các bộ phận vật chất nơi thân thể như nước, hơi ấm, thức ăn, thực phẩm, những thứ ấy được hấp thụ vào trong thân thể của chúng ta; có các thành phần mang theo chất calcium bổ sung cho xương, luôn bổ sung. Hễ thiếu thốn một nguyên tố nào, thân thể sẽ có vấn đề. Có thể thấy là thân thể luôn biến động, đó là Giả Pháp.

          Đối lập với nó, Chân Ngă là ǵ? Chân Ngă chẳng giống như vậy! Chân Ngă bất biến. Chân Ngă là Chân Như bản tánh. Trong phần Biện Thể được nói trong đoạn sau, Thật Tướng chính là Chân Ngă. Thật Tướng vĩnh hằng chẳng biến hóa. Giả Ngă biến đổi, nhưng bản thân chúng ta chẳng nhận biết. Từng phút, từng giây, trong bất cứ thời gian ngắn ngủi như một cái khảy ngón tay, thân thể luôn biến hóa. Phàm phu một mực biến hóa đến chết mới thôi. Sau khi đă tử vong, vẫn biến hóa! Chân Ngă th́ sao? Chẳng có chết, bất sanh, bất diệt, tồn tại vĩnh hằng. V́ thế, có tử, có sanh; đó là biến. Biến hóa, có sanh có tử chính là một loại khổ năo, một loại thống khổ. Khi thân thể chúng ta mắc phải bất cứ bệnh ǵ, có đau khổ hay không? Rất đau khổ! Chúng ta và người nhà chia ly, có đau khổ hay không? Đó cũng là một nỗi thống khổ. Chân Ngă chẳng có những sự biến hóa ấy. Chân Ngă là Chân Như bản tánh, vĩnh cửu bất biến, tồn tại vĩnh cửu. Nh́n từ khía cạnh này, phàm những ǵ biến hóa chẳng ngừng, có nhân duyên ḥa hợp với nhau, lại c̣n thời thời khắc khắc biến hóa, sanh diệt chẳng ngừng, đều là giả pháp.

          Không chỉ thân thể là như vậy, ở ngoài thân thể, cái được mọi người công nhận là chân thật nhất là đại địa cũng giống hệt như thế! Đại địa có sanh mạng giống hệt như thân thể chúng ta. Những người nghiên cứu khoa học đă biết: Địa cầu vào thuở ban sơ, bao nhiêu ức năm trước có t́nh huống như thế nào, cho đến sau này, địa cầu mới dần dần có sinh vật, dần dần lại có thêm động vật. Chúng ta là động vật bậc cao, con người xuất hiện hết sức muộn màng. Trong tương lai, địa cầu đến tuổi lăo niên, lại là một trạng huống khác. Hiện thời, địa cầu vẫn đang biến hóa, kể cả khí quyển. Con người chính là nhân tố phá hoại “xú khí tằng” (tầng khí ozone). Kết quả sau khi bị phá hoại là khí hậu mất cân bằng: Hoặc là rất lâu trời không mưa, tức là bị hạn hán; hoặc có nơi đổ mưa, chẳng mưa th́ thôi, hễ mưa bèn dồn hết nước lại, lại biến thành nạn lụt. Đó là địa cầu biến hóa. Tại Trung Hoa, vào thời đại Nghiêu Thuấn xa xưa, mưa ḥa, gió thuận, chẳng phải như t́nh trạng hiện thời. Địa cầu luôn biến đổi. Đó là xét theo phương diện các tầng khí thuộc khí quyển.

Bản thân địa cầu lại có núi lửa. Thí dụ như tại Nhật Bản, núi lửa bùng nổ, Phi Luật Tân cũng có núi lửa bùng nổ. V́ sao núi lửa bùng nổ? Bản thân địa cầu biến đổi! Khi nó vận động, dung nham từ miệng núi lửa trào ra. Lại c̣n có núi lở, động đất, những thứ ấy đều là biến động. V́ sao nó biến động? Khi bản thân địa cầu đang chuyển biến, hễ hơi bị bên ngoài quấy nhiễu, góc độ [chuyển động] của bản thân [địa cầu] biến thành chẳng tự nhiên như vậy, tốc độ biến động lớn hơn đôi chút, hoặc là nhanh hơn một chút, góc độ sẽ hơi bị chẳng thông thuận, bản thân nó liền biến đổi. V́ thế, kinh Phật bảo là: “Vạn pháp vô thường”.

Xét tới lănh thổ quốc gia (bản đồ), mỗi quốc gia có biên giới. Đây là quốc gia của ta, kia là quốc gia của bọn họ, phân chia rành mạch, toàn là giả lập! Kinh Phật bảo “quốc độ nguy thúy” (國土危脆, cơi nước mong manh). Lănh thổ của mỗi quốc gia đều hết sức nguy hiểm, mà cũng hết sức mong manh, chẳng phải là kiên cố, vững vàng, không ǵ phá hoại được, đều là tạm thời duy tŕ hiện trạng mà thôi. Chúng đều là pháp nhân duyên.

Duyên có rất nhiều loại, bất cứ duyên nào hễ biến động, sẽ dẫn đến toàn thể đều bị biến động. V́ thế, phải hiểu rơ tầng [ư nghĩa] này. Sau khi đă hiểu rơ tầng này, chúng ta chớ nên chấp trước, đừng nên coi những sự vật do nhân duyên sanh ra là chân thật. Chẳng chấp trước, chúng ta sẽ chẳng bị khốn đốn bởi giả pháp, sẽ có cái nh́n trí huệ, tức là Quán Không: Thấy hết thảy giả pháp đều là Không. Sau khi đă thấy là Không th́ mới đạt được chân tướng, thấy được Chân Ngă, mới có đại trí huệ thật sự hiển lộ, như vậy th́ mới có thể liễu sanh tử. Đó là Lư ắt cần phải hiểu rơ khi hành Không Quán.

          Chúng ta niệm Phật, v́ sao phải thông hiểu Lư này? Chẳng phải là chúng ta thường nói [như thế này] hay sao? “Niệm Phật chẳng thể dụng công được. B́nh thường th́ vẫn có thể thong thả niệm. Hễ gặp chuyện trái ư, hoặc gặp chuyện rất vui thích, chẳng thể niệm Phật hiệu nữa”. Đó là v́ chẳng hiểu rơ pháp nhân duyên! Vui thích ư? V́ sao quư vị vui thích? V́ “phát tài”, kiếm được một món tiền lớn, hoặc được lên chức, v́ những chuyện đó mà vui thích ư? Chẳng hiểu rơ “tài” cũng là thứ giả, chức vị được thăng tấn càng là thứ giả trất hơn, chẳng đáng để vui thích! Chẳng hiểu rơ những thứ ấy là giả trất. Hễ vui thích bèn quên bẵng Phật hiệu, bị giả pháp dẫn đi mất rồi! Lại nói đến lúc phiền năo, trong ḷng buồn bực, chẳng ngoài chuyện bị kẻ khác lừa mất tiền tài, [tức là] “phá tài”, hoặc là mất chức, chẳng giữ được quyền lực, địa vị, những điều ấy đều dẫn tới phiền năo. Chỉ cần hiểu rơ những thứ ấy chẳng đáng để hao tâm tổn trí, chẳng đáng để phiền năo, chúng ta sẽ chẳng bị khốn đốn bởi chúng nó. Chẳng bị khốn đốn bởi chúng nó, Phật hiệu sẽ chẳng bị ảnh hưởng, sẽ có thể niệm măi. V́ thế, thông hiểu lư này rất trọng yếu. Đó là lư do hành Không Quán, ắt phải hiểu rơ đạo lư.

          Không Quán là thấy thấu suốt hết thảy các giả pháp đều là Không, chẳng chấp trước giả pháp, bèn khai trí huệ. Khai trí huệ ǵ vậy? Chính là đoạn trừ Kiến Tư Hoặc. Đoạn trừ Kiến Tư Hoặc bèn khai Nhất Thiết Trí.

          Như La Hán chứng đắc quả La Hán, tức là đă chứng đắc Nhất Thiết Trí (一切智). Nhất Thiết Trí là bất cứ thứ ǵ hư giả trong thế gian (những thứ do nhân duyên ḥa hợp) đều chẳng thể dẫn dụ Ngài. Ngài vừa nh́n bèn thấy thấu suốt, trọn chẳng bị chúng vây khốn, trí huệ đă khai phát, được gọi là Nhất Thiết Trí. Đấy chính là trí huệ được thành tựu bởi Không Quán. Nay chúng ta chẳng đạt đến tŕnh độ ấy, nhưng thông hiểu Lư rất quan trọng. Phải biết: Hiện nay là thời kỳ Mạt Pháp, nhất là trong hiện thời, ở bên ngoài có rất nhiều kẻ tà tri tà kiến. Bọn chúng diễn giảng bên ngoài, có bao nhiêu kẻ nghe theo! Bọn chúng thật sự chẳng có thần thông ǵ hết, nhưng giả vờ có thần thông, cho nên gạt gẫm rất nhiều người. Bọn chúng cũng bảo chính ḿnh đang giảng nói Phật pháp! Chúng ta thông hiểu Lư, sẽ chẳng bị bọn chúng lừa gạt. Quư vị nói có thần thông chi đó ư? Trong nhà Phật, đối với thần thông, Thích Ca Mâu Ni Phật đă bảo các vị đại đệ tử, người thật sự có thần thông cũng chẳng cho phép tỏ lộ, hiển thị thần thông, đức Phật tuyệt đối cấm ngặt, chẳng cho phép.

Thần thông chẳng đáng tin cậy! Đừng nói là giả, dẫu là thật, cũng là thần thông của ngoại đạo, chẳng phải thần thông chân chánh trong nhà Phật, chẳng đáng tin cậy! Hiểu rơ đạo lư này, đối với thần thông, ngoại trừ Lậu Tận Thông (đoạn phiền năo mới là Lậu Tận Thông, mới là Phật gia), c̣n những thứ khác như Thiên Nhăn Thông, Thiên Nhĩ Thông, Túc MạngThông, Thần Túc Thông, Tha Tâm Thông đều chẳng đáng tin! Ngoại đạo Ấn Độ cũng có thần thông. Hiện thời, có rất nhiều người nói họ học thần thông từ ngoại quốc, đừng nghe theo họ! Cái chúng ta cần học là Lậu Tận Thông. Lậu Tận Thông là ǵ? Hết thảy những thứ thuộc ngoại giới chẳng thể dẫn dụ, thời thời khắc khắc phải học tập sao cho phiền năo mỗi ngày một giảm nhẹ, chẳng bị phiền năo vây khốn. Đừng nói là thần thông, dẫu là hai mươi tám tầng trời, chúng ta đă thông hiểu Lư này th́ cũng chẳng bị dụ dỗ, mê hoặc. Tiểu Thừa chứng đắc quả La Hán, cũng chẳng lên cơi trời. V́ thế, thông hiểu lư này, tâm chúng ta có thể định, niệm Phật bằng tín tâm kiên định. Bất luận hiện thời kẻ bên ngoài nói như thế nào đi nữa, quư vị vừa nghe bèn biết là kẻ đó đang nói điều ǵ, ngay lập tức biện định kẻ đó là chánh hay tà, ngay lập tức phân biệt được kẻ đó là tà ma ngoại đạo, tuyệt đối chẳng bị gă đó lừa phỉnh! V́ thế, thông hiểu lư này đặc biệt trọng yếu.

 

II.1.1.3.2. Giả Quán

 

          Sau khi đă thành tựu Không Quán, chứng đắc Nhất Thiết Trí, chính ḿnh đă giải quyết xong sanh tử, Phật pháp lấy từ bi làm hoài băo: Bản thân chúng ta đă giải quyết xong sanh tử, nhưng hăy c̣n có nhiều chúng sanh dường ấy đang luân hồi trong lục đạo. V́ thế, phải độ chúng sanh. Chẳng độ chúng sanh tức là chẳng có tâm từ bi, chẳng đúng! Muốn độ chúng sanh th́ phải tu Giả Quán (假觀). Trong phần trước, chúng tôi đă nói: Khi tu Không Quán, phải thông hiểu giả pháp, chớ nên chấp trước giả pháp; nhưng khi muốn độ chúng sanh, vẫn phải tu Giả Quán. Lại phải từ Không Quán thoát ra, vẫn phải thông hiểu vạn sự vạn vật trong thế gian. Tuy chúng là giả, cũng đều là nhân duyên. Phải thông hiểu đó là nhân ǵ? Duyên ǵ? Thông hiểu bất cứ sự vật được h́nh thành như thế nào? Trong tương lai, nó sẽ diệt mất như thế nào? Quư vị thông hiểu những điều này, thảy đều phải biết. Học vấn thế gian và những đạo lư được giảng trong kinh Phật, quư vị đều phải hiểu rơ. Tuy những thứ ấy đều là pháp nhân duyên, là giả, nhưng quư vị phải học. Làm như vậy, dùng công phu ấy tức là tu Giả Quán.

          Giả Quán, trong quan niệm Phật pháp, rơ ràng chỉ là một danh từ, là giả. Ví như nói Ngă, rơ ràng Ngă ấy chính là giả, nhưng v́ sao vẫn phải nói tới Ngă? Tuy là giả, nhưng trong khi nói năng, hoặc viết lách, quư vị chẳng dùng Ngă sẽ không được. Chẳng dùng Ngă th́ quư vị sẽ chẳng thể thốt lên lời, chẳng có cách nào trao đổi ư kiến cùng kẻ khác, vẫn phải dùng danh từ giả tướng! Các thứ danh tướng như “nhân, ngă” đều phải thông hiểu. Triết học, khoa học, văn học, các thứ học thuyết của thế gian, học lư trong Tam Tạng của nhà Phật đều phải thông hiểu. Chẳng thông hiểu những thứ học vấn ấy, sẽ chẳng có cách nào hóa độ chúng sanh! Do vậy, v́ độ chúng sanh mà phải tu Giả Quán. Tu Giả Quán nhằm phá trừ Trần Sa Hoặc. Chúng ta do mê hoặc, điên đảo, nên mới chẳng thông hiểu pháp nhân duyên trong thế gian, chẳng hạn như: Địa cầu h́nh thành như thế nào? Trong tương lai sẽ biến đổi như thế nào? Sau khi đă biến đổi, kết quả sẽ là như thế nào? Chúng ta đều không biết, ắt phải là người chuyên môn nghiên cứu ngành khoa học địa cầu mới biết. Tuy họ biết, nhưng cũng chẳng rốt ráo! V́ thế, ắt phải dùng Phật pháp để nghiên cứu, nghiên cứu đạo lư thành, trụ, hoại, không của địa cầu theo từng tầng một. Thông hiểu một đạo lư, sẽ trừ một phần mê hoặc nơi kiến giải. Hoặc () có bao nhiêu thứ? Nhiều như trần sa (cát, bụi)! Tu Giả Quán nhằm trừ khử Trần Sa Hoặc. V́ thế, đă thành tựu Không Quán, lại phải tiếp tục tu Giả Quán, học [Giả Quán] để hóa độ chúng sanh. Tu Giả Quán thành công, sẽ chứng trí huệ ǵ? Chính là Đạo Chủng Trí (道種智). Đạo Chủng Trí là trí huệ do hàng Bồ Tát đạt được. Hết thảy học vấn thế gian đều thông hiểu, Ngài độ chúng sanh, đối với bất cứ chúng sanh thuộc loại căn khí nào, biết họ học vấn như thế nào, Ngài sẽ vận dụng loại học vấn nào [thích hợp] để dẫn dắt họ học Phật. Đấy chính là Đạo Chủng Trí.

 

II.1.1.3.3. Trung Quán

 

          Tu Giả Quán thành công, đă biết là Không, lại biết là Giả, sau đấy, sẽ học Trung Quán (中觀). Trung Quán là Trung Đạo, dung hợp cả hai đằng Không và Giả, tức là chẳng trụ Không, chẳng trụ Giả. Hai đằng đều có thể vận dụng. Đó là Trung Quán. Tu Trung Quán sẽ chứng quả là Nhất Thiết Chủng Trí (一切種智). Nhất Thiết Chủng Trí bao gồm cả [sở chứng của] Không Quán lẫn Giả Quán, [tức là bao gồm cả] Nhất Thiết Trí đạt được từ Không Quán và Đạo Chủng Trí đạt được từ Giả Quán. Nhất Thiết Trí đạt được từ Không Quán trong phần trước chẳng triệt để, Đạo Chủng Trí đạt được từ Giả Quán cũng chẳng triệt để. Nhất Thiết Chủng Trí được chứng bởi Trung Quán là triệt để nhất, cho nên gọi là Nhất Thiết Chủng Trí.

          Thứ Đệ Tam Quán như đă được nhắc đến trong phần trước chính là: Trước hết, tu Không Quán, sau đấy tu Giả Quán. Tu Giả Quán thành công rồi lại tu Trung Quán. Từng bước một theo thứ tự. Sau khi đă hiểu rơ Thứ Đệ Tam Quán, bây giờ, xin quư vị hăy xét tới Nhất Tâm Tam Quán.

 

II.1.1.3.4. Nhất Tâm Tam Quán

 

          Nhất Tâm Tam Quán là ǵ? Là tu tập cùng một lần, vận dụng công phu Tam Quán Không, Giả, Trung cùng một lúc. Nhất tâm bèn trọn đủ Tam Quán Không, Giả, Trung, chẳng cần phải trải qua từng bước một, viên dung nhất, nhanh chóng nhất, nên gọi là Nhất Tâm Tam Quán. Trí được chứng do vận dụng Nhất Tâm Tam Quán sẽ được gọi là Tam Trí. Tam Trí chính là Nhất Thiết Trí, Đạo Chủng Trí, và Nhất Thiết Chủng Trí đă nói trong phần trước. Thật ra, Tam Trí là trong Nhất Tâm Tam Quán đồng thời đắc Tam Trí, cho nên gọi là Nhất Tâm Tam Quán. Đối với tŕnh độ của chúng ta [mà bàn đến] Nhất Tâm Tam Quán th́ vẫn là quá sớm! Đối với Không Quán, trong hiện thời, chúng ta c̣n chưa thể buông thế gian xuống đưọc! Không Quán mà c̣n chưa làm được, huống hồ Giả Quán và Trung Quán! Nay nói đến Nhất Tâm Tam Quán, chúng ta đúng là chẳng có cách nào làm được. Bất quá, nhắc đến để thông hiểu Lư mà thôi. Nói là Nhất Tâm Tam Quán, tức là như tôi vừa mới nói, chính là thực hiện Tam Quán ngay trong một lần. Thực hiện như thế nào? Ví như khi nhập Không Quán, chỉ cần khởi lên Không Quán th́ Giả Quán và Trung Quán đều ở ngay trong Không Quán; một thứ Không, hết thảy đều Không. Nếu khởi lên Giả Quán th́ Không Quán cũng thế, mà Trung Quán cũng thế, hết thảy đều là Giả Quán, đều viên dung trong Giả Quán. Nếu dấy khởi Trung Quán th́ Không Quán cũng thế, mà Giả Quán cũng thế, cũng là viên dung trong Trung Quán. Các vị tổ sư thời cổ nói là: “Một thứ không, hết thảy đều không. Một thứ giả, hết thảy đều giả. Một thứ trung, hết thảy đều trung”. Đấy chính là Nhất Tâm Tam Quán.

          Hiểu rơ chữ Quán này, biết có Thứ Đệ Tam Quán và Nhất Tâm Tam Quán, đều là sử dụng phương pháp Quán. Trong phần kinh văn ở phía sau, khi nói đến mười sáu phép Quán, bất luận là thực hiện phép Quán nào, đều chẳng ĺa khỏi phương pháp Tam Quán.

 

II.1.1.4. Biệt Đề, Vô Lượng Thọ Phật

 

          Lại nói tới Vô Lượng Thọ Phật. Danh xưng trong tiếng Ấn Độ (thời cổ gọi xứ này là Thiên Trúc) sẽ là A Di Đà Phật. A Di Đà Phật dịch sang nghĩa tiếng Hán là Vô Lượng Thọ Phật. Quán Kinh lấy Vô Lượng Thọ Phật là đối tượng để quán. Chúng ta là người dụng công tu Quán, bèn gọi là Năng Quán (能觀), tức là tâm chúng ta có thể quan sát, quán tưởng, nên gọi là Năng Quán. Đối tượng để chúng ta quán (Sở Quán, 所觀) là ǵ? Chính là Vô Lượng Thọ Phật. Vô Lượng Thọ Phật là cảnh giới sở quán. Dùng Vô Lượng Thọ Phật làm đối tượng hoặc cảnh giới để quán, sẽ chẳng phải là pháp môn thông thường! Nhất Tâm Tam Quán và Thứ Đệ Tam Quán được nói trong phần trước chính là cách quán của tông Thiên Thai; bộ kinh này dùng Vô Lượng Thọ Phật, tức A Di Đà Phật, để làm cảnh giới quán tưởng, nên là một pháp môn đặc thù!

Pháp môn thông thường dùng sức của chính ḿnh để quán Kiến Tư Hoặc, Trần Sa Hoặc, Vô Minh Hoặc từng tầng một, phá trừ từng tầng một, đă quán trọn hết toàn bộ th́ mới thành công. C̣n pháp môn đặc thù th́ sao? Có một đối tượng để phỏng theo, quán thành công hết sức mau chóng, có thể giúp chúng ta dễ định tâm. Đă có một khuôn mẫu, phỏng theo khuôn mẫu ấy để quán tưởng, sẽ hết sức nhanh chóng. Pháp môn thông thường chẳng có đối tượng để phỏng theo. Giống như chúng ta viết chữ hoặc vẽ vời. Trước khi viết chữ, phải có bảng chữ làm mẫu th́ mới có thể mô phỏng. Vẽ vời th́ cũng phải trước hết là phỏng theo cách vẽ của người khác như thế nào, sẽ học được cách vẽ nhanh chóng! Chẳng có một đối tượng để mô phỏng, vừa khởi đầu quư vị liền tự vẽ! Vẽ đến khi nào th́ mới vẽ đẹp được? Hiệu quả quá chậm! Ở đây, chúng ta nói đến Quán Kinh, tức là quán Vô Lượng Thọ Phật. Vô Lượng Thọ Phật là cảnh để chúng ta quán; trong tâm chúng ta dùng cảnh ấy để duyên theo, tâm chúng ta đặt nơi A Di Đà Phật. Tiếp xúc A Di Đà Phật, tâm chẳng ĺa khỏi A Di Đà Phật, tâm đặt nơi Phật, chẳng cần cố ư đoạn Kiến Tư Hoặc và Trần Sa Hoặc mà tự nhiên tâm của quư vị hợp cùng Phật, tâm chính là Phật, chẳng thể nghĩ bàn! Hay khéo là ở chỗ này!

          Biệt Đề của kinh, tức là đề mục đặc biệt của kinh này, Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật đă nói xong!

          Tôi lại giải thích đôi chút về học lư trong cách đặt tên kinh Phật. Tên gọi của hết thảy các kinh Phật có bảy phương pháp để đặt tên. Chẳng hạn như dùng nhân (tên người) để đặt tên là một cách, dùng pháp để đặt tên là một cách nữa, dùng tỷ dụ để đặt tên là một cách. Đó là ba cách. Lại c̣n có nhân và pháp, pháp và tỷ dụ, nhân và tỷ dụ là ba cách nữa, hợp thành sáu loại. Lại gộp toàn bộ nhân, pháp, và dụ với nhau thành một loại, nên có tất cả bảy loại [đặt tên kinh]. Nói đơn giản, Phật trong bộ kinh này là Thích Ca Mâu Ni Phật cùng với Vô Lượng Thọ Phật đều là danh tự của Nhân, chữ Quán là Pháp. Gộp chung Nhân và Pháp để định ra danh xưng cho bộ kinh này.

 

II.1.2. Thông Đề, Kinh

 

          Thông Đề chính là chữ Kinh trong danh xưng của hết thảy các bộ kinh Phật, chẳng hạn như Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh. Bất luận đức Phật giảng bộ kinh nào, đều có chữ Kinh này, đó là đề mục thông thường. Đối với kinh tại Trung Hoa, Nho gia có Ngũ Kinh và Thập Tam Kinh[1], cũng gọi là Kinh. Đó là ư nghĩa xét theo tiếng Hán. Trong tiếng Ấn Độ (tiếng Phạn) bèn gọi là Tu Đa La (Sūtra), dịch sang nghĩa tiếng Hán là Khế Kinh (契經). Khế Kinh là ǵ? Khế () là rất phù hợp, phù hợp như thế nào? Bất cứ bộ kinh Phật nào cũng đều một mực khế hợp chân lư do đức Phật đă nói, lại c̣n như thế nào? Khế hợp căn cơ của chúng sanh! Chúng sanh thuộc căn cơ nào? Tâm lư như thế nào? Bộ kinh này đều nói ra, đặc biệt phù hợp với điều mong cầu trong tâm chúng sanh. Họ nghe xong sẽ hết sức vui thích. Đó là Khế Kinh, tức là vừa khế hợp Phật lư, vừa khế hợp căn cơ của chúng sanh. Do vậy gọi là Kinh, hay c̣n gọi là Khế Kinh.

          Phần đề mục của bộ kinh này đă được nói xong, quư vị hăy nghĩ xem: Đối với đề mục của một bộ kinh phải tốn nhiều thời gian mới giảng xong. V́ sao? Phải hiểu rơ: Trong học vấn của nhà Phật, hết thảy các bộ kinh Phật chẳng đơn giản, chẳng giống như những bài văn hay các quyển sách do kẻ b́nh phàm soạn ra, tùy tiện đặt cho một cái tựa là được rồi. Há [danh xưng của kinh Phật] đơn giản dường ấy? Đề mục của một bộ kinh Phật bao hàm nội dung và ư nghĩa chánh yếu trong bộ kinh ấy. Người hiện thời nói tới khoa học, quư vị nghiên cứu bất cứ một môn khoa học nào, hễ đem so sánh với kinh Phật, đều là “tiểu vu kiến đại vu” (thầy bùa tay mơ gặp đại phù thủy). Khoa học do người hiện thời nghiên cứu đúng là một phần nhỏ của kinh Phật, là một phần quá ư nhỏ bé! Do vậy, phải hiểu rơ: Nhất định là phải có phần nào nhận thức kinh Phật, học vấn trong kinh Phật chẳng đơn giản đâu nhé! Chớ nên nghĩ là nó quá đơn giản! Sau đấy, khi chúng ta nghiên cứu, mới dùng tấm ḷng thành khẩn, cung kính để t́m ṭi th́ mới có sở đắc. Nếu chúng ta nghĩ [kinh Phật] rất đơn giản, vừa xem liền hiểu rơ, hễ có tâm lư ấy, dẫu cho xem từ đầu đến cuối, mỗi chữ đều nhận biết, cũng đều xem trọn, vẫn là chẳng đạt được ǵ hết! Phật pháp huyền diệu ở chỗ này. V́ thế, Ấn Quang đại sư đă bảo: “Phật pháp phải từ cung kính mà cầu”. Quư vị chẳng cầu th́ thôi, hễ cầu th́ phải cung kính mà cầu. Đề mục là như vậy, mà mỗi chữ, mỗi câu trong kinh văn cũng đều chẳng đơn giản. Hiện thời, ở bên ngoài, lũ tà ma ngoại đạo mạo nhận họ cũng giảng Phật pháp. Quư vị bảo bọn họ giảng giải đề mục, hoặc bảo họ giảng bất cứ chữ nào trong kinh văn, hễ họ giảng giải, bèn nói đến “pháp ở ngoài tâm”, nói đến chuyện quỷ thần, [nghĩa lư trong kinh Phật] chẳng phải là chuyện như vậy!

          Do vậy, nay chúng ta nghiên cứu, ắt phải hiểu rơ đạo lư này, đặc biệt là trong thời đại hiện tại, tà ma ngoại đạo đông lúc nhúc. [Có thấu hiểu đạo lư] th́ chúng ta mới chẳng bị lừa, mới có tri kiến của chính ḿnh. À! Hôm nay tôi giảng đến chỗ này mà thôi!

 

Tập 3

 

          Thưa các vị giáo sư, các vị đại đức, các vị đồng tu! Hôm nay xin mời quư vị xem tiếp đề cương bài giảng, trong buổi trước tôi đă nói phần đề mục của kinh trong Ngũ Trùng Huyền Nghĩa.

 

II.2. Biện Thể

 

Hôm nay, tôi bắt đầu nói về phần Biện Thể (辨體). Biện Thể là chỉ ra chủ thể của bộ kinh này là ǵ? Chủ thể của bộ kinh này là hai chữ Thật Tướng (實相). Chúng ta phải hiểu: Thật Tướng hoàn toàn chẳng phải là một thứ ǵ thật sự hiện hữu, có thể lấy ra cho mọi người thấy, chẳng phải là nói theo kiểu đó. Rốt cuộc, Thật Tướng là ǵ? Trước hết, phải hiểu rơ Tướng. Những tướng do lũ b́nh phàm chúng ta trông thấy, đều chẳng phải là Thật Tướng. Những cái trông thấy đều chẳng phải là Thật Tướng th́ đó là tướng ǵ? Toàn là giả tướng! Những ǵ chúng ta thấy, kể cả thân thể của chính ḿnh, nhà cửa, toàn thể đại địa… hết thảy mọi thứ, cho đến các tinh cầu trong hư không, những tướng mà chúng ta có thể trông thấy có phải là Thật Tướng hay không? Tôi mượn dùng hai câu kinh Kim Cang để mọi người tham khảo. Kinh Kim Cang dạy: “Phàm những ǵ có h́nh tướng đều là hư vọng”. Như tôi vừa mới nói, từ thân thể cho đến hết thảy những thứ trên đại địa mà ta tiếp xúc hoặc trông thấy, ngay cả đại địa, cho đến tất cả các tinh cầu trong hư không, đều là “có h́nh tướng”. Những cái có h́nh tướng ấy có phải là thật sự tồn tại hay không? Kinh Kim Cang nói rất rơ ràng: “Đều là hư vọng”, thảy đều là tướng hư vọng! V́ sao những thứ ấy đều là tướng hư vọng? V́ hết thảy các tướng ấy đều do nhân duyên ḥa hợp mà hiển hiện. Đă là do nhân duyên ḥa hợp, hễ nhân duyên tách ĺa, tướng ấy có c̣n nữa chăng? Chẳng tồn tại! Đó là một tướng do nhân duyên ḥa hợp mà tạm thời hiển hiện. Chúng ta ngỡ đại địa tồn tại rất thật; thật ra, đại địa thời thời khắc khắc luôn biến hóa, thành, trụ, hoại, không, trải qua những giai đoạn ấy, có thể thấy nó chẳng phải là vĩnh cửu bất biến. Phàm những thứ ǵ có thể biến đổi th́ đều là giả tướng.

          Thật Tướng bất biến, vĩnh hằng bất biến. Nói theo phương diện thời gian, nó là bất biến; nói theo phương diện không gian, sẽ là “không đâu chẳng tồn tại”. Quư vị nói lấy nó cho quư vị xem thử, phần thể tích có thể lấy được sẽ là quá nhỏ. Dẫu lấy cả địa cầu cho quư vị xem, vẫn là quá nhỏ! Địa cầu có ngằn hạn, Thật Tướng chẳng có ngằn hạn, không nơi nào chẳng tồn tại, bất cứ nơi đâu cũng đều là Thật Tướng. Nói như vậy, cớ sao chúng ta chẳng thông hiểu? V́ sao chẳng thấy được? Do tâm lượng của bọn phàm phu chúng ta quá nhỏ, chỉ thấy chút ít, hết sức hữu hạn. Tâm lượng của chúng ta chẳng mở rộng, cho nên chỉ có thể thấy những thứ hư giả, chẳng thấy Thật Tướng rộng lớn vô biên, vĩnh hằng, bất biến. V́ sao chẳng trông thấy? V́ bọn phàm phu chúng ta có Kiến Tư Hoặc, các thứ tâm lư mê hoặc, điên đảo, đè ép, khiến cho tâm lượng của ta quá nhỏ hẹp, cho nên chẳng thấy! Muốn đạt được Thật Tướng, trước hết, chúng ta phải thừa nhận hết thảy các tướng đều là hư giả, cũng là như kinh Kim Cang đă dạy: “Phàm những ǵ có h́nh tướng đều là hư vọng”. Do cái tâm của chúng ta hư vọng, chấp trước, cho nên chẳng nh́n thấu suốt những tướng hư vọng ấy, chẳng thấy tướng hư vọng là hư vọng, lại ngược ngạo coi tướng hư vọng là chân thật. Do coi hư vọng là chân thật, cho nên chẳng thấy Thật Tướng chân thật. V́ thế, muốn thấu hiểu Thật Tướng, ắt là phải ĺa khỏi hết thảy các tướng hư vọng.

          Để ĺa khỏi tướng hư vọng, trước hết, phải chuyển biến cái tâm hư vọng, phân biệt của chính ḿnh. Tâm hư vọng là ǵ? Cái tâm ấy chẳng phải là lư trí, hễ gặp hoặc thấy thứ ǵ bèn chấp trước thứ ấy, xử sự theo t́nh cảm. Chúng ta gặp mặt bất cứ một người nào, gặp mặt lần đầu c̣n thấy xa lạ; gặp lần thứ hai bèn thành quen thuộc. Sau khi đă quen thuộc, biến thành bạn bè. Sau khi đă biến thành bạn bè, h́nh ảnh của kẻ đó bèn tạo thành một tướng trong tâm chúng ta, chúng ta chấp trước giả tướng ấy! Rất nhiều lư tánh chân thật đă bị các giả tướng che lấp, rất nhiều chuyện là như vậy. Chúng ta làm bất cứ chuyện ǵ trong xă hội, giao tiếp với người khác, đều bị cái tâm hư vọng [chi phối] mà chấp trước, giữ lấy tướng, nhận giả, chẳng nhận thật. Nếu quư vị “nhận giả, chẳng nhận thật”, sẽ chẳng nhận biết cái chân thật của chính ḿnh. Đạo lư ở chỗ này! Trước hết là phải thông hiểu, phải phá trừ tâm lư chấp trước của chính ḿnh. Bộ kinh này giảng về Thật Tướng, khiến cho chúng ta hiểu rơ Thật Tướng.

          Trong kinh văn, đă giảng về Thật Tướng rất nhiều. Nay tôi xin quư vị hăy xem những điều được ghi trong đề cương bài giảng. Nói đến Thật Tướng:

1) Điều thứ nhất, Thật Tướng là “bất sanh, bất diệt”. V́ sao bất sanh, bất diệt? Tôi vừa mới giới thiệu cùng quư vị: Thật Tướng là vĩnh hằng bất biến, chẳng có biến hóa, chẳng giống những thứ có thành, trụ, hoại, không. Phàm những thứ có sanh mạng, như hoa, cỏ, cây cối trên đại địa, mùa Xuân nẩy mầm đâm lộc, mùa Thu điêu tàn, tới tiết Đông bèn khô héo. Đó là có sanh, có diệt. Sanh mạng của loài người chúng ta cũng giống như thế. Một đứa trẻ được sanh ra từ thân thể mẹ, dần dần trưởng thành. Sau khi đă trưởng thành, vẫn dần dần chuyển biến, biến thành già nua. Tới cuối cùng, sẽ có lúc diệt mất. V́ thế, con người có sanh, lăo, bệnh, tử. Có sanh, ắt có diệt; những tướng biến hóa này đều rất nhỏ, nhưng lúc nào cũng là “hễ có sanh, bèn có diệt”. Thật Tướng chẳng có khi nào diệt. Nếu là chẳng có lúc nào diệt, há có lúc nào sanh? Nó tồn tại vĩnh hằng, nên bảo là “bất sanh, bất diệt”. Chúng ta học Phật nhằm mục đích giải quyết vấn đề sanh diệt, cũng như giải quyết vấn đề sanh tử. Giải quyết vấn đề sanh diệt như thế nào? Phải thông hiểu Thật Tướng. Chúng ta vốn chẳng biết Thật Tướng, chấp trước giả tướng, chấp trước thân thể giả tạm, ngỡ nó là chính ḿnh. Có thể nắm chắc thân thể này hay không? Chẳng thể nắm chắc! Trong tương lai, thân thể này nhất định sẽ tử vong. Muốn giải quyết vấn đề sanh tử, phải nhận thức, thông hiểu Thật Tướng. Thật Tướng là Chân Ngă thật sự. Thân thể này là Giả Ngă. Giả Ngă bèn có sanh, có tử, Chân Ngă há có sanh, có tử? Do vậy, hiểu rơ Thật Tướng, sẽ có thể giải quyết vấn đề sanh tử, có thể bất sanh, bất diệt. Ư nghĩa thứ nhất là nói đến sự bất sanh bất diệt. Thật Tướng bất sanh bất diệt, c̣n gọi là Vô Sanh.

2) Thứ hai, Thật Tướng không chỉ là bất sanh bất diệt, mà c̣n là “vạn đức vạn năng”. Vạn đức: Thật Tướng bao hàm hết thảy các đức. Vạn năng: Tất cả các năng lực đều ở trong Thật Tướng. Cũng có thể nói Thật Tướng đại diện cho hết thảy các năng lực. Nó c̣n gọi là Phật Tánh. Đă thành Phật th́ điều ǵ cũng đều làm được! Phàm phu há có thể sánh bằng Phật đức? Bất cứ phàm phu nào, dẫu là kẻ rất có đạo đức, [đức hạnh] của kẻ ấy vẫn quá nhỏ. Đức hạnh chân thật là nói đến Thật Tướng. Dùng chữ Vạn để h́nh dung Thật Tướng, Vạn chẳng phải là một con số đếm được, chẳng phải là từ một, đến mười, đến trăm, đến ngàn, đến vạn. Vạn là sự biểu thị, biểu thị sự toàn năng, hoàn thiện, vô cùng, vô tận. Đức là vô cùng vô tận, Năng cũng là vô cùng vô tận. Những Đức và Năng ấy đều là Thật Tướng.

          3) Ư nghĩa thứ ba, phải hiểu rơ Thật Tướng bất sanh bất diệt, vạn đức vạn năng ở nơi đâu? “Nhân nhân bổn cụ” (Ai nấy đều sẵn có). Ai nấy vốn sẵn có. Tôi có Thật Tướng, quư vị có Thật Tướng, kẻ khác có Thật Tướng. Bất luận ai cũng đều có Thật Tướng bất sanh, bất diệt, vạn đức, vạn năng. V́ sao chúng ta phải hiểu rơ điều này? Đă hiểu rơ th́ mới biết chúng ta vốn chẳng biết Chân Ngă, luôn [có tầm nh́n] rất hẹp nhỏ, ngỡ sanh mạng mấy chục năm ngắn ngủi trong thế gian là Ngă, [tức là] coi Giả Ngă là Chân Ngă, cho nên có sanh tử. Đă thấu hiểu bất sanh, bất diệt, vạn đức, vạn năng th́ chuyện ǵ cũng đều có thể làm được, chuyện ǵ cũng đều hiểu rơ, đấy mới là Chân Ngă, mỗi người chúng ta đều có. Sau khi đă thông hiểu Chân Ngă, tu đạo để làm ǵ? Tu đạo nhằm hiển thị Chân Ngă. Chúng ta vốn chẳng biết [chính ḿnh] có Chân Ngă; nay học Phật, kinh Phật dạy chúng ta có Chân Ngă, có Thật Tướng. Sau đấy lại dạy chúng ta dùng phương pháp ǵ để đạt được Thật Tướng, chứng đắc Thật Tướng.

          4) Câu cuối cùng là “duy Phật chứng tri” (chỉ có Phật chứng biết). Tuy mỗi người chúng ta đều sẵn có Thật Tướng, nhưng chúng ta đều chẳng hiểu rơ. V́ sao? V́ mỗi người chúng ta đều ngỡ giả là thật, mê hoặc đối với Chân Ngă chân thật, chẳng nhận biết! Người thật sự thông hiểu chỉ có Phật. Chỉ có sau khi đă thành Phật th́ mới có thể triệt để hiểu rơ Thật Tướng. Chỉ có Phật mới có thể chứng minh Ngài biết Thật Tướng! Nay chúng ta đều là dựa theo kinh văn mới biết là có Thật Tướng. Để thông hiểu Thật Tướng, phải nghiêm túc dụng công tu tŕ. Bước công phu đầu tiên là liễu sanh tử, thoát khỏi lục đạo luân hồi, cuối cùng là thành Phật, sẽ triệt để hiểu rơ Thật Tướng. Nay chúng ta không biết, chỉ có đức Phật biết. Nay chúng ta tuy vẫn chưa chứng, vẫn chưa hiểu rơ Thật Tướng, nhưng t́m hiểu danh từ này từ kinh văn th́ cũng có lợi. Có lợi ở chỗ nào?

Trước hết, chúng ta ở trên thế gian sẽ chẳng giống những kẻ b́nh phàm, họ chuyên môn dùng đủ mọi thủ đoạn để truy cầu những thứ hư giả. Những thứ hư giả ấy chẳng ngoài tài vật, tiền bạc, chẳng ngoài tranh đoạt quyền lực, hoặc địa vị chính trị, chúng ta chẳng cần những thứ hư giả ấy! Hiểu rơ Thật Tướng của chính ḿnh hoàn toàn đầy đủ, quá giàu có! Địa vị trong thế gian, dẫu quư vị làm được như Tần Thủy Hoàng, tiêu diệt tất cả các quốc gia trong bốn biển, trở thành một vị đại hoàng đế, thống nhất thiên hạ, có ích ǵ đâu? Bất quá là sau chừng đó năm, chính ḿnh sẽ chết ngắc. Đă chết rồi, những thứ ấy c̣n có thể mang theo hay không? Suy nghĩ như thế, chúng ta chẳng cần phải tranh giành những thứ đó với người khác. Chúng ta đi theo con đường cầu Thật Tướng, lúc nào, chỗ nào, tâm địa cũng đều an ổn, đều thỏa măn. Kẻ thật sự bần cùng là kẻ chẳng hiểu rơ Thật Tướng, chẳng hiểu rơ chính ḿnh có Thật Tướng, nghĩ trọn đủ mọi cách để làm chuyện thương thiên hại lư, tổn người, lợi ḿnh, những thứ giành giật được không ǵ chẳng là danh lợi hư giả. Đă nắm được trong tay, sẽ ngay lập tức tiêu mất. Có ích chi đâu? Đó chính là kẻ bần cùng, thật sự đáng thương, chẳng hiểu đạo! Do vậy, sau khi đă hiểu rơ, chúng ta chẳng giống kẻ b́nh phàm, trong tâm sung măn, sống cuộc đời hết thảy an định, hết thảy đều thỏa măn. V́ sao? Trong Thật Tướng thứ ǵ cũng có. Đó là một tầng [ư nghĩa].

Thêm một tầng nữa, nay chúng ta học Phật, niệm Phật. Niệm Phật mà hiểu Thật Tướng, cái tâm của chúng ta vốn là vô cùng, vô tận, chẳng có ngằn mé, mở rộng ra ngoài, vạn pháp đều ở trong tâm chúng ta. Nếu có những kẻ hỏi: “Chúng ta niệm Phật, niệm đến lúc mạng chung, đối với thế giới Cực Lạc ở ngoài mười vạn ức cơi Phật, chúng ta đến đó bằng cách nào?” Đây là chẳng hiểu rơ đạo lư! [Nếu đă] hiểu rơ chúng ta vốn có Thật Tướng, chúng ta niệm Phật đạt đến nhất tâm bất loạn, ở trong Định sẽ nhận biết: Tịnh Độ ở ngoài vạn ức cơi Phật cũng bất quá ở trong Thật Tướng. Văng sanh quá dễ dàng ! V́ thế, đă hiểu rơ Thật Tướng, chúng ta tu đạo, niệm Phật, tín tâm tuyệt đối chẳng bị thoái chuyển. Bất luận kẻ nào nói pháp môn ǵ, chúng ta cũng đều chẳng tin tưởng. Chiếu theo phương pháp ấy để hành, chúng ta chẳng cần truy cầu những thứ mà người thế gian theo đuổi, tuyệt diệu thay! Đó là người hữu đạo.

Những điều được nói trong bộ kinh này nhằm làm cho chúng ta hiểu rơ bản thân mỗi người trong bọn chúng ta đều có Thật Tướng. Nói cách khác, khiến cho chúng ta biết có Thật Tướng, dạy chúng ta t́m lại Chân Ngă chân thật. Đă t́m được Chân Ngă, thứ ǵ cũng đều có, bất sanh, bất diệt, vạn đức, vạn năng, toàn bộ đều trọn đủ. Suy nghĩ như vậy, chúng ta học Phật phải hiểu rơ: Trong thời đại hiện tại, tà thuyết rất nhiều. Rêu rao những tà thuyết thế gian c̣n chưa thỏa sức, những kẻ tà tri tà kiến c̣n giả mạo Phật pháp để đi nói khắp nơi. Những điều bọn họ đă nói không ǵ chẳng phải là chuyện thần bí, quỷ quái, khiến cho quư vị thoạt nghe, cảm thấy rất hiếm lạ, rất mới mẻ, bèn học theo họ. [V́ thế], một điều rất quan trọng là chúng ta phải học hiểu chú giải của tổ sư! Hiểu rơ Thể là Thật Tướng, chúng ta học bộ kinh này, những điều kinh dạy sẽ khiến cho chúng ta đối với hết thảy đều hiểu rơ Thật Tướng. Đấy mới là ư nghĩa chân thật do đức Phật đă nói. Ngoài việc hiểu rơ Thật Tướng ra, chúng ta c̣n thường hướng theo Thật Tướng để truy cầu ḥng lănh ngộ. Nếu chẳng phải là như vậy, truy cầu nơi khác để mong lănh ngộ th́ là tà ma, thường gọi là ngoại đạo! Ngoại đạo chẳng hiểu rơ Thật Tướng, thường cầu cạnh từ bên ngoài, cầu thần, cầu quỷ, cầu những thứ giả trất. Hiện thời, ở bên ngoài có những kẻ giả mạo là người nhà Phật để thuyết pháp, thật ra đều là ma thuyết. Chúng nó nói những chuyện thuộc về ma pháp. Làm thế nào để phân biệt Phật và ma? Bọn chúng ăn nói chẳng khế hợp Thật Tướng, bảo mọi người hăy hướng ra ngoài cầu t́m những thứ giả trất, đó là ma thuyết. Dạy mọi người hăy thâu hồi cái tâm, hướng vào trong nội tâm của chính ḿnh để cầu Thật Tướng; đấy là Phật thuyết, là Phật pháp. Thể là Thật Tướng, đă nói xong!

 

II.3. Minh Tông

 

          Tiếp đó là nói đến Minh Tông (明宗). Minh () là hiểu rơ, [Minh Tông] là hiểu rơ tông chỉ, tông chỉ ǵ vậy? Tông chỉ của bộ kinh này là nói về chuyện tu Quán, tu pháp Quán nào? Tu cái tâm của chúng ta, dùng tâm để tu diệu quán. Diệu quán là ǵ? Trong phần trước, khi luận về đề mục của Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh, nói đến chữ Quán, đă nói [quán tưởng] gồm có Thứ Đệ Tam Quán và Nhất Tâm Tam Quán. Nhằm hiểu rơ Nhất Tâm Tam Quán, cho nên trước đó phải nói tới Thứ Đệ Tam Quán.

          Trong phần trước, tôi đă nhắc tới Tam Quán Không, Giả, Trung; trong nhất tâm có trọn đủ Tam Quán. [Nhất Tâm Tam Quán là] dụng công đồng thời, chẳng phải theo thứ tự [như trong Thứ Đệ Tam Quán. Thứ Đệ Tam Quán th́ phải là]: Trước hết là quán Không, đă thành tựu bèn lại quán Giả. Giả đă thành tựu, lại quán Trung. Chẳng phải là như vậy! Nhất Tâm Tam Quán chẳng cần tuân theo thứ tự. Quán một thứ bèn là quán hết thảy. Tam Quán được quán cùng một lúc, bèn gọi là Nhất Tâm Tam Quán, hay khéo thay! Người căn khí thông minh nhất, nói theo Tạng, Thông, Biệt, Viên của tông Thiên Thai, th́ là người có căn khí Viên Giáo. V́ sao căn khí Viên Giáo là người thông minh nhất? Do trong đời quá khứ đă học Phật, cũng chẳng biết họ đă học bao nhiêu đời, thông hiểu Phật lư hết sức thấu triệt, công phu cũng hết sức tốt đẹp, đời này tiếp tục học Phật. V́ thế, người ấy “nghe một, ngộ cả trăm”, ngộ hết sức nhanh chóng, sức lănh ngộ hết sức mạnh mẽ. Đó là người thuộc căn khí Viên Giáo. Người ấy có thể tu diệu quán, có thể cảm Tịnh Độ. Người ấy sử dụng Nhất Tâm Tam Quán khác với [cách sử dụng trong] pháp môn thông thường.

          Trong pháp môn thông thường, tu Nhất Tâm Tam Quán bèn dùng sức của chính ḿnh để trừ sạch sành sanh Kiến Tư Hoặc, Trần Sa Hoặc, Vô Minh Hoặc từng tầng một. Tới cuối cùng, trừ khử chẳng c̣n sót chút Hoặc nào, bèn thành Phật. Đó là dùng sức của chính ḿnh, là tự lực! Tịnh Độ Tông chẳng giống như vậy, Tịnh Độ Tông phải dùng một đối tượng, cậy vào việc quán tưởng, mô phỏng đối tượng ấy, ḥng cảm vời Tịnh Độ. Rất nhiều người học nghệ thuật đă biết: Học vẽ cũng thế, mà học viết chữ (học thư pháp) cũng thế, cần phải có đối tượng để mô phỏng. Nói theo phía người học vẽ, nếu trước hết chẳng có bản vẽ mẫu cho quư vị học, cứ chính ḿnh vẽ suông, sẽ vẽ chẳng được! Nếu là viết chữ mà chẳng có bảng chữ mẫu để quư vị phỏng theo, cũng chẳng học được!

Phép Quán trong Tịnh Độ Tông có hiệu quả tốt đẹp nhất! Trước hết, dạy quư vị quán mặt trời lặn, sau đó là quán từng bước, cuối cùng là quán A Di Đà Phật. Dạy quư vị dùng phương pháp ấy, quán thành công, sẽ có thể cảm ứng Tịnh Độ; Tịnh Độ ở đây chính là Tây Phương Cực Lạc thế giới Tịnh Độ. Trong khi chúng ta nghiên cứu kinh Di Đà, tôi đă có nói về Tây Phương Tịnh Độ. Thế giới Cực Lạc bao gồm bốn loại Tịnh Độ. Thô thiển, b́nh phàm nhất là cơi Phàm Thánh Đồng Cư, Tịnh Độ rốt ráo nhất là Thường Tịch Quang Tịnh Độ. Người đă thành Phật ngự trong Thường Tịch Quang Tịnh Độ. Nói đến chuyện “có thể cảm vời Tịnh Độ” th́ chính là có thể cảm ứng bốn loại Tịnh Độ. Nói cách khác, dùng phương pháp này không chỉ có thể văng sanh cơi Phàm Thánh Đồng Cư trong Tây Phương Cực Lạc thế giới. Trên cơi Phàm Thánh Đồng Cư, c̣n có cơi Phương Tiện Hữu Dư, cơi Thật Báo Trang Nghiêm, và Thường Tịch Quang Tịnh Độ, đều có thể cảm ứng. Chỗ trọng yếu nhất trong tông chỉ là ở ngay chỗ này, bộ kinh này nói đến những chuyện ấy!

 

II.4. Luận Dụng

 

          Luận Dụng (論用) là nói đến tác dụng của bộ kinh này, chuyện này cũng rất trọng yếu. Nói đến tác dụng của bộ kinh này, xét theo chú giải của các vị tổ sư: “Dụng” () có nghĩa là có sức mạnh và công dụng. Tức là xét theo sức mạnh của bộ kinh này, đối với phương pháp trong kinh này, dùng Quán sẽ có thể diệt tất cả tội ác. Mặt khác là nói đến Dụng, nó có thể phát sanh hết thảy những thiện sự. Nói đơn giản là “sanh thiện, diệt ác”, sanh ra hết thảy các điều thiện, diệt tất cả các chuyện ác. Đấy là Lực Dụng của bộ kinh này, có sức mạnh, có công dụng lớn lao!

          Nếu chúng ta hỏi: Sanh thiện là sanh điều thiện ǵ? Diệt ác là diệt điều ác ǵ? Chư vị xem đề cương bài giảng, trong ấy đă nói rơ: “Năng linh Ngũ Nghịch tội diệt”, [nghĩa là] có thể khiến cho đại tội Ngũ Nghịch tiêu diệt. Tội Ngũ Nghịch là ǵ? Tội nghịch có năm thứ, chẳng cần phải nói chi tiết. Ví như giết cha mẹ, làm đức Phật bị thương tích, đều là tội đại nghịch. [Sở dĩ có] bộ kinh này là do trong thời Thích Ca Mâu Ni Phật, có một vị quốc vương, thái tử của vị vua ấy bất hảo, muốn làm vua ngay lập tức, toan sát hại phụ vương. Ông ta vẫn c̣n đang làm thái tử, c̣n chưa làm vua! Vốn là phải chờ sau khi phụ vương đă chết th́ mới có thể kế vị; ông ta chờ chẳng nổi, làm như thế nào? Muốn làm vua ngay lập tức, mà cha chưa chết, làm thế nào đây? Nghĩ cách bắt giữ cha để sát hại. Giết cha là đă tạo thành một tội trạng lớn trong tội Ngũ Nghịch. Hăy ngẫm xem! Con người chúng ta do đâu mà có? Chẳng có cha mẹ, làm sao chúng ta có sanh mạng cho được? Cố nhiên, nói đến sanh mạng trước khi đầu thai th́ bản thân chúng ta có thức thứ tám, có linh hồn của chính ḿnh, nhưng chẳng có cha mẹ làm duyên, linh hồn của chúng ta nương gá vào đâu? Linh hồn ấy dật dờ khắp chốn, làm sao có thể trở thành người cho được? Do vậy, có cha mẹ th́ mới có thân thể chúng ta, mới có sanh mạng. Sau khi được sanh ra, là một đứa trẻ bé tẹo, chẳng thể làm ǵ, vẫn phải khiến cho cha mẹ từ ái tốn bao nhiêu tâm huyết, hao tổn bao nhiêu sức lực tinh thần, từ từ chăm bẵm, săn sóc, mới trưởng thành, ân đức ấy vĩ đại thay! Nghiễm nhiên toan sát hại cha mẹ, tội ấy có to lớn hay chăng? Phạm tội đó, mắc phải kết quả, quư vị vẫn chưa biết ư? Tội ấy chẳng thể nào không đọa địa ngục! Năm thứ tội nghịch đều phải đọa địa ngục. Có thể biết là do kinh này, tu pháp môn này, ngay cả tội đọa địa ngục cũng đều có thể trừ diệt, hăy nghĩ xem! Tác dụng của kinh to lớn ngần ấy!

          Chúng ta biết vào thời cổ, bất luận là ai nghe thấy chuyện có kẻ giết cha mẹ, trong tâm đều chấn động khôn cùng! Ai nghe chuyện đó mà không bàng hoàng, chua xót? Nhưng nh́n vào thời đại này, nếu quư vị để ư xem báo, hoặc coi tin tức trên TV, sát hại cha mẹ là chuyện thường thấy, chẳng hiếm hoi ǵ, thường xuyên xảy ra! Thường là một đứa thiếu niên bất lương ṿi tiền cha mẹ, cha mẹ không cho nó tiền, nó bèn sát hại cha mẹ. Hoặc là cha mẹ mắng nó mấy câu, nó liền dấy lên ư niệm giết cha mẹ! Hăy nghĩ xem! V́ sao thời đại này có kẻ nhẫn tâm làm chuyện đại nghịch bất đạo? Phong khí thời đại là như vậy. Trong thời đại Mạt Pháp, ḷng người trở thành hung ác đă đến mức ấy, nghiễm nhiên gây tạo tội ác. Đă tạo tội ác mà mong trong tương lai chẳng đọa địa ngục, có được hay không? Hăy nghĩ xem! Trong thế gian này, nếu chẳng học Phật, không học pháp môn đặc biệt là pháp môn Niệm Phật, mà mong liễu sanh tử, mong chẳng đọa tam đồ, chẳng có cách nào hết! Chỉ có tu pháp môn này! Pháp này có thể diệt tội ấy.

Tuy nói như vậy, nhưng tu pháp này đâu có đơn giản như thế. Trước hết là phải chuyển biến tâm lư. Nếu hỏi v́ sao kẻ đó muốn sát hại cha mẹ? V́ trong tâm kẻ đó, tâm tham quá nặng, tâm sân hận quá nặng! C̣n có những kẻ ngu si nhất, Phật pháp gọi tham, sân, si là Căn Bản phiền năo. Một kẻ có Căn Bản phiền năo nặng nề, sẽ có thể phạm trọng tội Ngũ Nghịch. Nhưng trong thời đại hiện nay, kẻ tham, sân, si nặng nề rất đông. C̣n chưa kể là nền giáo dục trong thế gian hiện thời luôn cổ vũ, khích lệ người ta tăng thêm tham, sân, si! Vốn đă tham, sân, si nghiêm trọng, thế mà giáo dục vẫn cứ cổ vũ, khích lệ con người hăy tận hết sức tham lam, tận hết sức sân hận, tận hết sức ngu si. Phong khí giáo dục là như vậy, kẻ b́nh phàm cũng là như vậy. Quư vị ngẫm xem, thế giới này tương lai sẽ đi đến nông nỗi nào? Từng bước một đẩy chúng sanh vào trong tam đồ! Chẳng học Phật, chẳng học pháp môn Niệm Phật đặc biệt, sẽ nguy hiểm dường ấy!

          Lại nói đến “sanh thiện”, th́ sanh những điều thiện nào? “Văng sanh Tịnh Độ”. Trong thế giới Sa Bà, chúng ta sanh những điều thiện ǵ, đều là “thiện có thiện báo”. Trong phần trước, nói đến tội ác, tội Ngũ Nghịch đọa địa ngục là khổ báo lớn nhất. Sanh thiện th́ đương nhiên là đạt được phước báo. Chúng ta ngẫm xem, ở trong thế giới Sa Bà, bất cứ phước báo nào cũng sẽ hưởng hết. Phước báo lớn nhất là sanh lên trời, sanh lên Dục Giới Thiên, phước báo ấy tuyệt vời lắm! Muốn ǵ có nấy, nhưng có ư nghĩa ǵ đâu? Vẫn ở trong sanh tử! “Sanh thiện” là có thể văng sanh Tịnh Độ, đến Tây Phương Cực Lạc thế giới. Tác dụng “sanh thiện” của bộ kinh này là làm cho chúng ta văng sanh, tốt đẹp hơn bất cứ thiện nghiệp hoặc phước báo nào trên thế giới! Bất cứ thiện nghiệp, phước báo nào, cũng đều chẳng sánh bằng văng sanh Tịnh Độ!

          Về phương diện “diệt ác”, lại phải nói bổ sung. Chúng ta xem kinh phải hiểu rơ: Bộ kinh này dạy tu Quán có thể diệt trọng tội Ngũ Nghịch, văng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Văng sanh vào chỗ nào trong thế giới Cực Lạc? Đương nhiên là văng sanh trong cơi Phàm Thánh Đồng Cư. Người học Phật phạm tội (ai nấy đều có tội nghiệp, nhưng chẳng đến nỗi là đại tội Ngũ Nghịch). Tội Ngũ Nghịch mà c̣n có thể diệt, có thể văng sanh, nhưng chúng ta vẫn chưa đến mức độ nghiêm trọng như vậy, tội nghiệp nhẹ ít, vặt vănh, chẳng đến nỗi là trọng tội Ngũ Nghịch, cậy vào một câu Phật hiệu, lẽ nào chẳng thể văng sanh ư? Sau khi chúng ta đă thông hiểu, bèn an tâm, chỉ cần chúng ta chịu một mực thọ tŕ một câu Phật hiệu, nhất định là sẽ nắm chắc văng sanh! Đời quá khứ, chúng ta đă tạo các ác nghiệp nào? Chúng ta không biết, nhưng tội nghiệp đă tạo trong đời này th́ vẫn chưa đến nỗi phạm tội Ngũ Nghịch. Tội [nặng nề như thế] ấy mà có thể chuyển, lẽ nào tội thông thường chẳng thể chuyển? [Điều này] có thể khiến cho chúng ta tăng tấn tín tâm!

 

II.5. Phán Giáo

 

          Cuối cùng nói tới Phán Giáo. Phán Giáo (判教) là nói bộ kinh này thuộc về giáo nào? Chiếu theo cách nói thông thường của người nghiên cứu Giáo, Tam Tạng mười hai bộ có Tiểu Thừa (bao gồm Trung Thừa trong đó), Thanh Văn Thừa là Tiểu Thừa; có Đại Thừa, Đại Thừa là Bồ Tát Thừa, tức là pháp môn tu tập của hàng Bồ Tát. Tiểu Thừa chẳng thể thành Phật, họ có thể liễu thoát sanh tử trong lục đạo, nhưng nếu muốn thành Phật, vẫn phải chuyển sang học Đại Thừa th́ mới được. Bộ kinh này là kinh điển Đại Thừa. Trong kinh Đại Thừa, lại chia ra hai loại là Tiệm và Đốn. Tiệm () là dần dần, khai ngộ từng bước một. Bộ kinh này là Đốn (), Đốn là viên đốn, thuộc loại pháp môn viên đốn trong Viên Giáo, chẳng cần phải theo từng bước một như trong Tiệm Giáo, có thành tựu rất nhanh chóng. Kinh này thuộc loại Đại Thừa Đốn Giáo. Nếu hỏi v́ sao bộ kinh này là Đốn Giáo ư? V́ bộ kinh này do Thích Ca Mâu Ni Phật chuyên giảng cho phu nhân Vi Đề Hy là mẹ của Thái Tử [A Xà Thế]. Phu nhân Vi Đề Hy vừa nghe đức Phật giảng pháp môn này xong, bèn chiếu theo pháp môn này để dụng công tu tŕ, đắc Nhẫn ngay trong đời này. Đắc môn Nhẫn nào vậy? Đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn.

Vô Sanh Pháp Nhẫn là địa vị rất cao. Học pháp Đại Thừa, sau khi đă đạt đến Thập Tín, bèn học Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, đó là Tam Hiền vị. Tam Hiền vị phải mất một A-tăng-kỳ kiếp th́ mới có thể tu viên măn. Sau khi đă tu viên măn, bèn tiếp tục tu th́ mới có thể “đăng địa”, tức là dự vào hàng Địa Thượng Bồ Tát (từ Sơ Địa trở lên). Địa Thượng Bồ Tát mới có thể đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn. Trước kia đạt đến Địa Thượng Bồ Tát, phải tu hành một A-tăng-kỳ kiếp. Phu nhân Vi Đề Hy đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn ngay trong một đời, bà thuộc vào địa vị Sơ Địa. [V́ thế], nói theo phương diện phán giáo, kinh này là Viên Đốn Giáo.

          Chẳng nói Ngũ Trùng Huyền Nghĩa rất cặn kẽ, thế mà cũng tốn chẳng ít thời gian, kể như là đă nói xong. Hôm nay, nói đến đây là ngừng. Lần sau có thể nói đến người phiên dịch bộ kinh này. Nói xong người dịch kinh, sẽ có thể chánh thức giảng giải kinh văn.

          Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh

Giảng Kư, phần 1 hết

 



[1] Thập Tam Kinh là mười ba bộ sách chính yếu bắt buộc phải học của Nho sĩ, bao gồm Châu Dịch, Thượng Thư, Thi Kinh, Châu Lễ, Nghi Lễ, Tả Truyện, Công Dương Truyện, Cốc Lương Truyện, Hiếu Kinh, Luận Ngữ, Nhĩ Nhă và Mạnh Tử. Thập Tam Kinh được quy định hoàn chỉnh vào đời Minh.