Phật Thuyết

Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh

Giảng Kư

Phần 10

佛說觀無量壽佛經講記

Chủ giảng: Lăo cư sĩ Từ Tỉnh Dân (徐醒民)

Khởi giảng từ ngày Hai Mươi tháng Sáu năm 1997

Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa

Giảo duyệt: Minh Tiến, Đức Phong và Huệ Trang

 

Tập 46

 

          Thưa các vị giáo sư, các vị đại đức, các vị đồng tu, xin mở kinh bổn, trang hai mươi bảy, bắt đầu từ hàng thứ tư. Tôi đọc trước một đoạn kinh văn.

 

          (Kinh) Trung Phẩm Hạ Sanh giả, nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, hiếu dưỡng phụ mẫu, hành thế nhân từ.

()中品下生者:若有善男子、善女人,孝養父母,行世仁慈。

(Kinh: Trung Phẩm Hạ Sanh là nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân hiếu dưỡng cha mẹ, làm những chuyện nhân từ trong thế gian).

 

          Nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu ba bậc chín phẩm văng sanh. Trong những phần trước, Thượng Phẩm Thượng Sanh, Thượng Phẩm Trung Sanh, và Thượng Phẩm Hạ Sanh đều đă nói rồi. Kế đó là Trung Phẩm Thượng Sanh và Trung Phẩm Trung Sanh cũng đă nói trong lần trước. Hôm nay, tôi nói về Trung Phẩm Hạ Sanh.

          Mỗi phẩm văng sanh đều phải hội đủ nhân tố văng sanh, [nhân tố] cũng là điều kiện. Trong đoạn kinh văn vừa mới niệm, “hiếu dưỡng phụ mẫu, hành thế nhân từ” chính là nhân tố chủ yếu để văng sanh trong [phẩm vị] Trung Phẩm Hạ Sanh. Nói theo kết cấu văn tự của kinh văn, câu đầu tiên nhằm nêu bày danh xưng của Trung Phẩm Hạ Sanh, “Trung Phẩm Hạ Sanh giả”. Kế đó, câu thứ hai bắt đầu giải thích phẩm này, đoạn văn từ “nhược hữu thiện nam tử” cho đến “hành thế nhân từ” nhằm giải thích nhân tố văng sanh.

          “Thiện nam tử, thiện nữ nhân” là tiếng để gọi người học Phật. “Hiếu dưỡng phụ mẫu”, “hiếu” () là hiếu thuận với cha mẹ, “dưỡng” (): Khi cha mẹ c̣n sống, cơm, áo, ăn ở, các thứ cần dùng về mặt vật chất, đều phải cung phụng cho cha mẹ. C̣n đối với phương diện tâm lư, chuyện ǵ cũng đều phải thuận theo tâm ư của cha mẹ. Những chuyện ấy đều là “hiếu dưỡng”. Nói ra th́ dường như [những điều ấy] chúng ta đều có thể làm được, nhưng đấy chính là một phẩm đức căn bản nhất để làm người và tu đạo. Nói cách khác, chẳng làm tṛn hiếu đạo, tức là làm người c̣n chưa hoàn toàn, chẳng đủ tư cách làm người, nói ǵ đến chuyện tu đạo chi nữa?

Đối với văn hóa Trung Hoa, đọc lịch sử, hoặc đọc kinh điển của Nho gia, sẽ biết: Thánh nhân và hiền nhân thời cổ đều là đại hiếu tử. Lịch sử ghi chép hai mươi bốn tấm gương hiếu hạnh. Đại Thuấn là đại hiếu tử. Trong gia đ́nh, cha, mẹ, và em trai đều đối xử tệ bạc với ông ta. Ông ta chẳng quan tâm người nhà đối xử với ḿnh như thế nào, chính ḿnh cứ trọn hết hiếu đạo. Sau đó, các đệ tử của Khổng Tử, những bậc đại hiền trong cửa Khổng, nổi tiếng nhất trong số đó là [các vị] Tử Lộ[1], Mẫn Tử Khiên, Tăng Tử, đều là những bậc đại hiếu tử hết sức nổi tiếng. V́ thế, các Ngài đều có thành tựu nơi đạo, hết sức có thành tựu!

          Hiếu dưỡng phụ mẫu, bất luận là nói theo pháp thế gian của Trung Hoa (ngoại quốc cũng nói như thế), hay pháp xuất thế gian trong kinh Phật cũng đều là nói như thế. Ở trong đạo tràng của chúng ta, người thọ Bồ Tát giới rất nhiều. Trong giới Ưu Bà Tắc, nói theo kinh Phạm Vơng, người tuân thủ giới chính là hiếu tử. Hễ phạm giới, chẳng phải là hiếu tử. Kẻ phạm giới sát sanh, giới trộm cắp v.v... đều chẳng phải là hiếu tử. Đương nhiên là ư nghĩa được nói trong kinh Phạm Vơng rất sâu, chẳng phải là hiếu tử như người phàm thường nói. Sau khi đă hiểu Phật pháp, hiếu tử nói theo Phật pháp không chỉ là phải biết tận hiếu đối với cha mẹ trong một đời này, mà chúng sanh trong quá khứ đều là cha mẹ của chúng ta. Mở rộng ra, hiếu đạo có phạm vi hết sức rộng răi. Ở đây, nói “hiếu dưỡng phụ mẫu” là nói về ḷng hiếu thông thường. Vừa mở đầu, bèn nói “thiện nam tử, thiện nữ nhân”, những người ấy đối với đạo (pháp xuất thế gian) cũng chẳng hiểu cho lắm! Quư vị bảo họ học Phật như thế nào, họ chẳng liễu giải! Nhưng họ có thể hiếu dưỡng phụ mẫu, rất tuyệt diệu!

V́ sao hiếu dưỡng phụ mẫu có thể trở thành nguyên nhân văng sanh? Hiếu xuất phát từ bản tánh của mỗi người chúng ta. Một vị đại hiếu tử sẽ trọn hết hiếu đạo của chính ḿnh, tấm ḷng hiếu thảo ấy há có cần phải học hay chăng? Chẳng cần phải học, mà là từ trong nội tâm bản tánh của người ấy tự động phát ra. Quư vị thấy lịch sử thời cổ có ghi chép: Có hiếu tử ở trên núi thấy cọp sắp ăn thịt cha hoặc mẹ, liền dũng mănh đánh cọp. Kết quả là cọp phải bỏ chạy. Đó là đạo lư ǵ vậy? Cậy vào sức của chính kẻ ấy, có thể đánh đuổi cọp hay chăng? Khi bản tánh phát ra, kẻ ấy có thể cảm hóa dă thú, nó sẽ tự nhiên tháo lui. V́ thế, nói đến chỗ rốt ráo, Hiếu xuất phát từ bản tánh. Có thể hiếu dưỡng phụ mẫu, làm một người con có hiếu, chính là một vị đại thiện nhân trong thế gian. Đó là cơ bản để tu đạo, cơ sở ở chỗ này! Chưa hề nghe nói kẻ bất hiếu có thể thành Phật! Chẳng thể nào! Nhất định phải là hiếu tử. Do vậy, đối với nguyên nhân thứ nhất để văng sanh, bèn liệt kê “hiếu dưỡng phụ mẫu”.

          Cái nhân thứ hai để văng sanh là “hành thế nhân từ”, “hành” () là thực hành. Thực hành ǵ vậy? Thực hành chuyện nhân từ trên thế gian. “Nhân” () là đối với người khác đặc biệt có tâm đồng cảm. Người khác gặp bất cứ chuyện ǵ đau khổ, đều luôn nghĩ cách giúp họ giải quyết. “Từ” () chính là từ bi như nhà Phật đă nói. Đối với người khác có ḷng từ bi, cũng là khiến cho người ta đạt được những điều tốt đẹp, khiến cho tâm người ta vui sướng. Nhà Phật nói hai chữ “từ bi”, Từ ban vui, Bi () là dẹp trừ đau khổ cho người khác. “Nhân từ” (仁慈) là nói gộp chung văn hóa Trung Hoa và nhà Phật. Trong thế gian, hễ là những ǵ đem lại những điều tốt đẹp cho người khác, thấy người ta gặp các thứ vấn đề rắc rối hoặc chuyện đau khổ, đều mong nghĩ cách giúp họ giải quyết, thời thời khắc khắc mong giúp đỡ người khác. Những điều ấy đều là “nhân từ”.

          Tổ sư chú giải: Người có thể nhân từ, tự ḿnh có thể nh́n ra. Thấy người khác cũng thế, mà thấy chính ḿnh cũng thế, đều thấy được. Thấy từ chỗ nào? Trước hết, ắt phải vun bồi chính ḿnh sao cho tánh cách rất nhu ḥa, tức là “ôn ḥa làm người” như Nho gia đă nói. Chớ nên thấy bất cứ chuyện ǵ cũng chẳng động ḷng mảy may! “Tánh t́nh nhu ḥa” như đă nói là ǵ? Thấy bất cứ ai, cũng chẳng quản là ai, có phải là người nhà của chính ḿnh, hoặc thân nhân của chính ḿnh hay không, hay là người xa lạ? Chẳng cần quan tâm đến những mối quan hệ ấy, chỉ cần trông thấy người khác gặp phải các chuyện bất hạnh, trong tâm liền nẩy sanh mối đồng cảm với người đó. Hễ có năng lực, bèn nghĩ cách giúp người ấy giải quyết. Chẳng có năng lực, cũng vận dụng đủ mọi sức lực để xem có thể giúp đỡ hay không. Có thể nói giúp họ bèn nói, có thể lợi dụng quan hệ quen biết bèn t́m đến những kẻ liên hệ, giúp đỡ người ấy giải quyết khó khăn. Thậm chí, khi chẳng thể vận dụng một tí biện pháp nào, bèn giúp đỡ người ta bằng cách niệm Phật, cầu Phật, Bồ Tát hộ niệm người ấy, giúp người ấy chuyển biến nghiệp báo. Những điều này đều có thể làm được, bất cứ lúc nào, bất cứ chỗ nào, cũng đều phải làm như vậy. Bất luận là bất cứ ai, đều nhất loạt b́nh đẳng. Chúng ta luôn phải dùng tâm lư ấy để đối đăi người khác, luôn luôn dưỡng thành tâm lư nhu ḥa, đồng cảm, thương xót. Không chỉ là đối với người như thế, mà đối với những động vật khác cũng là như vậy. Đối với bất cứ động vật nào, đại động vật hay tiểu động vật, chúng ta thấy những động vật ấy chẳng có tri thức ǵ. Trong quá khứ, chúng nó đă từng làm người, thậm chí đă từng ngự trên cơi trời; về sau, do mê hoặc tạo nghiệp, bị đọa lạc trong súc sanh đạo, đă là bất hạnh! Thế mà loài người chúng ta lại gây thêm đau khổ cho chúng, gia hại chúng! Giống như hiện thời, tại những chỗ giải trí ở các nơi, đều có cái tṛ xiên cá! Sao cứ phải làm như vậy? Chính ḿnh có thời gian rảnh rỗi, tản bộ ngoài thiên nhiên cũng được, cần ǵ phải xiên cá? Tạo lập sự hỷ lạc của chính ḿnh trên nỗi đau khổ sanh tử của động vật, hết sức tàn nhẫn! Chuyện này quá trái nghịch ḷng nhân từ. Đương nhiên là bản thân chúng ta chẳng thể làm chuyện ấy, hễ trông thấy người khác làm, hăy nghĩ cách khuyên lơn người ta. Đặc biệt gởi gắm ḷng thương xót động vật. Thậm chí chúng ta niệm Phật, hồi hướng cho chúng. Đấy đều là để dưỡng thành tâm lư nhân từ cho chính ḿnh. Nhân từ cũng không nhất định là cần bỏ ra rất nhiều tài vật. Đương nhiên là có tiền, chúng ta có thể làm được th́ làm. Người tu đạo chúng ta chẳng có tiền, hăy trọn hết tấm ḷng của chúng ta th́ cũng có thể thực hiện sự nhân từ. Bản thân chúng ta phải thường luyện tập điều này, dưỡng thành tấm ḷng thương xót, gởi gắm nỗi đồng t́nh vô hạn đối với con người và động vật. Đó là Nhân Từ!

          Trung Phẩm Hạ Sanh rất đơn giản, một là “hiếu dưỡng phụ mẫu”, hai là “hành thế nhân từ”, cậy vào hai điều kiện ấy. Nghĩa là người ấy là một thiện nam tử hoặc một thiện nữ nhân b́nh phàm, chẳng có những điều kiện khác, nhưng người ấy tuyệt vời lắm! Dưới đây là nói về duyên:

 

          (Kinh) Thử nhân mạng dục chung thời, ngộ thiện tri thức, vị kỳ quảng thuyết A Di Đà Phật quốc độ lạc sự, diệc thuyết Pháp Tạng tỳ-kheo tứ thập bát nguyện.        

()此人命欲終時,遇善知識,為其廣說阿彌陀佛國土樂事,亦說法藏比丘四十八願。

(Kinh: Người ấy khi sắp mạng chung, gặp thiện tri thức, v́ người ấy rộng nói những chuyện vui sướng trong cơi nước của A Di Đà Phật, cũng nói bốn mươi tám nguyện của tỳ-kheo Pháp Tạng).

 

          Thiện nhân b́nh phàm ấy có thể hiếu dưỡng phụ mẫu, làm những chuyện nhân từ, b́nh thường đều làm như thế. Nhà Phật nói đến nhân quả, nhân quả chẳng sai sót mảy may! Quư vị thấy trước đó đă có nhân, “thử nhân mạng dục chung thời”, [nghĩa là] khi người ấy thọ mạng sắp hết. Kinh văn dạy: “Ngộ thiện tri thức” (Gặp thiện tri thức), chuyện này chẳng dễ dàng! Một kẻ b́nh phàm mà gặp được thiện tri thức, chẳng dễ đâu nhé! Người b́nh phàm, bất luận là học hành trong nhà trường cũng thế, hoặc làm việc trong xă hội cũng thế, mong gặp thiện tri thức đều chẳng dễ dàng! Chẳng cần nói tới các nơi khác trên thế giới, cứ nói ngay tại Trung Hoa. Hiện thời, ở Đài Loan, người học Phật rất nhiều, nhưng so sánh, [sẽ thấy] người chẳng tiếp xúc Phật pháp vẫn đông hơn người học Phật, chứng tỏ: Người chẳng gặp gỡ thiện tri thức rất nhiều! Lúc b́nh thường, rất khó gặp gỡ thiện tri thức. Tới khi lâm chung, lại càng khó khăn hơn! Khi ấy, người đó gặp thiện tri thức.

           [Trong trường hợp ấy], đương nhiên vị thiện tri thức ấy chẳng phải là thiện tri thức b́nh phàm, mà là người học Phật, hiểu biết Phật pháp. Lại c̣n chẳng phải là học Phật pháp b́nh phàm. Nếu gặp kẻ học pháp môn b́nh phàm, họ sẽ bảo quư vị: “Quư vị sắp mạng chung, hăy ngay lập tức nhập Định để học công phu định lực”. Người ta sắp chết, há c̣n có thể có công phu định lực nổi ư? Há có thể làm được ư? Pháp môn thông thường đương nhiên là không được rồi! Thông thường, người tu hành đă lâu, chẳng đoạn Hoặc, đến khi mạng chung đều khó làm được (khó giữ vững tinh thần để nhập Định), huống hồ người chẳng học Phật! Đến khi lâm chung, gặp kẻ học pháp môn b́nh thường, sẽ chẳng có tác dụng to lớn. V́ dẫu hiểu Phật pháp nhiều đến mấy, công phu tốt đẹp cỡ nào đi nữa, đối với người sắp chết, quư vị bảo người ấy dụng công, người ấy cũng chẳng có cách nào cả, chẳng dùng sức được! [Nếu như] vị thiện tri thức ấy là thiện tri thức Tịnh Độ Tông, hiểu pháp môn Tịnh Độ, rất khó có! Nếu chẳng gặp thiện tri thức bên Tịnh Độ Tông, há người ấy (vị thiện tri thức ấy) có thể v́ người sắp mạng chung nói về “A Di Đà Phật quốc độ lạc sự” (những chuyện vui sướng trong cơi nước của A Di Đà Phật) hay chăng? Chẳng thể nào! Từ phần kinh văn kế tiếp, có thể xác định vị ấy là thiện tri thức thuộc Tịnh Độ Tông.

          Bất luận pháp thế gian hay pháp xuất thế gian, đều nói tới “nhân, duyên, quả”. Trước đă có nhân, nay mới có duyên. Có thể nói “gặp thiện duyên chẳng dễ dàng”! Vị thiện tri thức ấy liền “vị kỳ (thiện nam tử, thiện nữ nhân) quảng thuyết A Di Đà Phật quốc độ lạc sự”, [nghĩa là] sẽ v́ người sắp mạng chung nói về các thứ vui sướng trong cơi nước Tây Phương Cực Lạc thế giới của A Di Đà Phật. Vừa mở đầu, kinh A Di Đà bèn nói: “Vô hữu chúng khổ, đản thọ chư lạc”, [nghĩa là] chẳng có hết thảy các nỗi đau khổ, đều thuần túy là chuyện vui sướng. Vị thiện tri thức ấy giảng từng điều vui sướng cho người [sắp chết] ấy, khiến cho người ấy phát tâm hoan hỷ. Đương nhiên là nói [những điều ấy] cũng chẳng dễ dàng đâu nhé! Tuy kinh văn nói là “quảng thuyết” (rộng nói), nhưng đă là thiện tri thức, đương nhiên là sẽ thấy căn khí của người ấy (người sắp mạng chung) rất rơ ràng, [cho nên, sẽ chọn lựa những điều thích đáng để nói, khiến cho] người ấy đều có thể nghe lọt tai từng câu một. V́ thế, có thể nêu bày các sự vui sướng trong cơi nước [Cực Lạc]. Chẳng phải là thiện tri thức, mà là kẻ b́nh phàm giảng giải, sẽ rất khó khăn. Đó là điều thứ nhất.

          Kinh văn dạy như thế, chúng ta đều phải hành Bồ Tát đạo. Hễ gặp người sanh bệnh, khi người ấy lâm chung, chúng ta hăy tận hết mọi khả năng để nắm vững cơ duyên. Nhất là khi gặp một người sắp mạng chung, hăy khuyên người ấy học Phật, niệm Phật. Đó là lúc tốt nhất, đừng bỏ lỡ! Đối với người thọ mạng sắp chấm dứt, đương nhiên là khó gặp gỡ, chúng ta là người hành Bồ Tát đạo, cũng phải nắm vững cơ duyên này. Đó là hành vi của bậc Bồ Tát. Thành tựu một người văng sanh, công đức to lớn ngần ấy! Thành tựu một người văng sanh, giống như thành tựu một chúng sanh thành Phật rất nhanh chóng! Chuyện này so với bất cứ điều thiện nào trong thế gian cũng đều to hơn! Do mối quan hệ này, chúng ta phải nghiên cứu kỹ càng những chuyện vui sướng trong cơi nước của A Di Đà Phật. Ba kinh Tịnh Độ đều nói về những chuyện vui sướng trong thế giới Cực Lạc; lúc b́nh thường, chúng ta đều phải rất thông thuộc [những chuyện vui sướng ấy], đều có thể ghi nhớ, để khi gặp người sắp mạng chung, chúng ta sẽ có cơ hội nói với họ. Nếu lúc b́nh thường, người ấy là một người có thiện căn, quư vị vừa nói với người ấy, người ấy hoàn toàn nghe lọt tai, quư vị sẽ kết duyên khôn sánh cùng người ấy, thành tựu người ấy, giúp cho người ấy văng sanh. V́ vậy, lúc thường nhật, chúng ta phải nghiên cứu kinh điển Tịnh Độ Tông cho nhiều.

          Kế đó là “diệc thuyết Pháp Tạng tỳ-kheo tứ thập bát nguyện” (cũng nói bốn mươi tám nguyện của tỳ-kheo Pháp Tạng). Tỳ-kheo Pháp Tạng là A Di Đà Phật. Từ thuở lâu xa về trước, khi Ngài phát tâm học Phật, có một vị Phật tên là Thế Tự Tại Vương Phật. Tỳ-kheo Pháp Tạng vốn là vương tử của một quốc gia, có thể kế thừa ngôi vua, nhưng Ngài không cần, Ngài phát tâm xuất gia. Lại c̣n đối trước Thế Tự Tại Vương Phật, phát ra bốn mươi tám đại nguyện, lỗi lạc bậc nhất! Trong kinh Vô Lượng Thọ, đă nói rành mạch về [nhân duyên ấy và bốn mươi tám nguyện]. Về sau, sau khi Ngài đă thành Phật (mỗi nguyện trong bốn mươi tám nguyện đều viên măn; sau đấy mới thành Phật), tạo thành Tây Phương Cực Lạc thế giới như trong hiện thời. V́ thế, chúng ta muốn hiểu rơ bốn mươi tám nguyện th́ xem kinh Vô Lượng Thọ là tốt nhất. Chẳng xem kinh Vô Lượng Thọ, chẳng nhớ được nhiều như vậy, th́ có mấy điều sau đây chúng ta phải ghi nhớ. V́ sao?

          Gặp người sắp văng sanh, nếu người ấy c̣n có thể nghe rơ ràng, hăy khuyên người ấy, đó là tốt nhất. Nếu gặp kẻ b́nh phàm, thường có qua lại với chúng ta, đều là duyên phận. Trong xă hội, bất luận chúng ta nói chuyện với ai, cũng đều là có duyên phận. Gặp những duyên phận ấy, chúng ta xem nếu thời cơ thích đáng th́ khuyên người ấy học Phật, khuyên người ấy niệm Phật. Đó là hành vi của bậc đại Bồ Tát. Dưới đây, tôi sẽ nêu mấy điều để mọi người tham khảo.

Điều thứ nhất trong bốn mươi tám nguyện. Tỳ-kheo Pháp Tạng nói: “Trong tương lai, khi ta thành Phật, trong cơi Phật của ta chẳng có ba ác đạo”. Ba ác đạo là súc sanh, ngạ quỷ, và địa ngục. Bất cứ thế giới nào cũng đều có ba ác đạo, thế giới nào cũng đều có lục đạo luân hồi. Nhất là trong thế giới Sa Bà, tức nhân gian của chúng ta. Trong xă hội hiện tại, tâm lư của kẻ b́nh phàm (tội nghiệp ác nhất, nặng nề nhất). Quư vị đừng thấy họ hiện thời dường như có địa vị rất cao, rất biết ăn nói [mà lầm], tội ác trong tâm của họ (tội nghiệp) cũng rất nặng. V́ thế, khi thọ mạng chấm dứt, chẳng vào trong tam đồ, sẽ đi về đâu? Quư vị thấy ngôn ngữ, hành vi, những lời lẽ, những chuyện họ đă làm chẳng hợp với đạo làm người. Làm người chẳng trọn vẹn; trong tương lai, sau khi đă chết, chẳng vào trong tam đồ, sẽ tới chỗ nào? Hiện thời, giết cha, giết mẹ, cướp đoạt, bắt cóc đ̣i tiền chuộc, [người nhà của nạn nhân] c̣n chưa đem tiền tới đă giết phăng người ta trước! Quư vị hăy nghĩ xem: Hạng người ấy xấu hèn đến mức độ nào! V́ vậy, thế gian này càng về sau, ḷng người càng xấu hèn, hiểm ác! Do đó, tam ác đạo quá phổ biến! Tỳ-kheo Pháp Tạng phát nguyện “thế giới Cực Lạc chẳng có ba ác đạo”. Đấy là đại nguyện thứ nhất, đă thành tựu. V́ thế, quư vị thấy văng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới tốt đẹp ngần nào! Căn bản là chẳng có ba ác đạo.

          Điều thứ ba trong bốn mươi tám nguyện (nguyện thứ ba): “Trong tương lai, trong cơi nước của tôi, tất cả nhân dân trong cơi tôi (bao gồm hàng đại Bồ Tát, tất cả những kẻ văng sanh b́nh phàm đều được tính gộp trong ấy), thân thể đều là chân kim sắc (nhất loạt phát ra màu sắc của vàng ṛng)”. Tuyệt diệu thay! V́ sao đều phát ra màu vàng ṛng? Màu vàng ṛng biểu thị sự quư báu. Bản thân là vật báu. Bất luận học [Phật] đến mức độ nào, chỉ cần đến thế giới Cực Lạc, nhân dân sống trong thế giới Cực Lạc đều là thân thể kim sắc. Nh́n lại thế gian của chúng ta, người phương Đông là da vàng, tại Âu Mỹ là da trắng. Dân bản địa của Mỹ c̣n có da đen, da nâu, da đỏ. Do màu sắc khác nhau, giống người da trắng của Âu Tây cảm thấy chính ḿnh ưu việt, ngỡ người da trắng Âu Tây là chủng tộc tốt nhất. Măi cho đến hiện thời, nước Mỹ vẫn có xung đột chủng tộc giữa dân da trắng và dân da đen. Người trong thế giới Sa Bà là như vậy, màu sắc, khu vực, ḷng người mỗi mỗi đều khác biệt, biểu hiện thành các sắc thái bất đồng! V́ thế, đến thế giới Cực Lạc, hễ đến đó, đều là kim sắc. Đây là điều thứ ba. Nguyện này của Ngài đều viên măn [mọi người văng sanh đều là thân kim sắc] y hệt!

          Lại nói, đối với thế gian, có rất nhiều chuyện và t́nh huống chúng ta chẳng liễu giải, chúng ta muốn lo liệu mọi việc tốt đẹp đều rất khó. Chẳng hiểu rơ chân tướng, làm sao quư vị có thể hoàn thành sự việc cho được? Vấn đề lớn nhất chính là vấn đề sanh tử. Chẳng thể giải quyết vấn đề sanh tử là v́ chúng ta chẳng thấy rơ ràng! Chuyện quá khứ chẳng hiểu rơ, chuyện vị lai cũng chẳng hiểu rơ, thảy đều không biết. V́ sao không biết? V́ trong tâm của chúng ta chẳng có quang minh. Nếu trong tâm chúng ta toàn là quang minh, sẽ thấy bất cứ chuyện ǵ cũng đều chẳng có chướng ngại, sẽ thấy rơ ràng, rành rẽ, há có vấn đề sanh tử ư? Sở dĩ mười phương thế giới có sanh tử là v́ trong tâm chúng sanh có mặt hắc ám. Có mặt quang minh và mặt hắc ám, chẳng phải thuần túy là hắc ám. Thuần túy hắc ám, sẽ chẳng thể làm người, mà sanh vào địa ngục. V́ thế, chúng ta làm người bèn có một chút quang minh, nhưng có rất nhiều thứ hắc ám. Mọi chuyện chỉ có thể thấy một chút, phần lớn là chẳng hiểu rơ. Hiện thời, có rất nhiều nhà đại học vấn, hễ nói đến nhân quả ba đời, họ liền phản đối. Kẻ phản đối nhân quả ba đời, dẫu học vấn cao tới đâu đi nữa, nếu chúng ta chiếu theo Phật pháp để xét, [sẽ thấy] trong tâm kẻ ấy là một khối lộn xộn, căn bản là một thùng sơn đen ng̣m, chẳng hiểu rơ, trong tâm chẳng tỏa ra quang minh, chẳng thấy rơ ràng. V́ thế, khi tỳ-kheo Pháp Tạng phát ra bốn mươi tám nguyện, nguyện thứ mười hai là: “Trong cơi nước của ta, trong tương lai, tất cả nhân dân (nhân dân từ mười phương thế giới sanh vào cơi nước ta), thảy đều là vô lượng quang minh. Không chỉ là trên thân tỏa sáng, mà c̣n là quang minh chẳng có hạn lượng”. Tỏa ra quang minh chẳng có hạn lượng, có chuyện ǵ chẳng thấy rơ ràng? V́ thế, hễ sanh vào thế giới Cực Lạc, lập tức thoát ly lục đạo là do nhờ vào điều này. Hễ văng sanh thế giới Cực Lạc, bản thân sẽ là toàn thân tỏa sáng; huống hồ hoàn cảnh trong thế giới Cực Lạc, cây cối cũng thế, mà hoa sen cũng thế, nước cũng thế, không chỗ nào chẳng tỏa sáng, quyết định là chẳng có tí ti tối tăm nào! Đại nguyện ấy cũng đă hoàn thành. V́ thế, A Di Đà theo nghĩa tiếng Hán là Vô Lượng Quang, tuyệt vời thay! Không chỉ là bản thân đức Phật là vô lượng quang, mà tất cả mọi người trong thế giới Cực Lạc cũng đều là quang minh chẳng có hạn lượng. Đại nguyện tuyệt diệu ấy cũng đă hoàn thành.

          Trong nguyện thứ mười ba “thọ mạng vô lượng”. Người trong cơi nước của Ngài muốn sống đến bao lâu liền sống đến bấy lâu, thọ mạng chẳng có hạn lượng. Thế gian này là sanh, lăo, bệnh, tử, khổ sở như thế đó! Nếu nói tới thọ mạng, một người rất thọ, giỏi lắm là sống tới một trăm năm! Một trăm năm là đă ghê gớm lắm rồi, nhưng một trăm năm vẫn là rất ngắn ngủi! Đem so với thế giới Cực Lạc, làm sao sánh bằng cho được? Thế giới Cực Lạc là vô lượng thọ. V́ thế, ba chữ A Di Đà được dịch sang tiếng Hán thành Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ, tất cả nhân dân cũng là vô lượng thọ.

          Nguyện thứ mười sáu trong bốn mươi tám nguyện là trong thế giới của Ngài, chẳng nghe thấy danh xưng của hết thảy các tội ác. Trong thế gian, hễ nói đến “giết, trộm, dâm, dối”, những tội ác ấy rất nhiều. Không chỉ là nghe nói những danh xưng ấy, há có ngày nào chẳng có những chuyện ấy? Trong thế giới Sa Bà, chúng ta thấy những chuyện ấy, nghe danh xưng của các chuyện ấy. Trong thế giới Cực Lạc th́ chẳng có, ngay cả danh xưng cũng đều chẳng nghe nhắc tới. Chẳng nghe thấy, sẽ có quan hệ ǵ? Người học Phật chúng ta phải hiểu tâm pháp: Tâm chúng ta thời thời khắc khắc bị ảnh hưởng từ bên ngoài, năng lực học tập và năng lực bắt chước của cái tâm chúng ta mạnh mẽ nhất. Hễ bên ngoài có chuyện ǵ tốt đẹp, tâm chúng ta sẽ giống như máy chụp h́nh, chụp lấy h́nh ảnh ấy. Thấy những chuyện giết, trộm, dâm, dối bên ngoài, “máy chụp h́nh” của chúng ta cũng chụp lấy, chụp xong sẽ biến thành h́nh ảnh của chính ḿnh! Quư vị thấy: Chúng ta ở trong thế gian này, mỗi ngày thấy, mỗi ngày nghe, [những chuyện đó] đều quy vào tâm lư của chính ḿnh. Chúng ta học đạo, một mặt xem kinh, mặt khác là trong tâm tiếp nhận những chuyện ấy, chúng sẽ triệt tiêu lẫn nhau. V́ thế, tu đạo trong thế gian này khó khăn dường ấy. Đă tới thế giới Cực Lạc, ngay cả danh xưng [của những chuyện xấu ác ấy] cũng đều chẳng có, ngay cả nghe c̣n chẳng nghe thấy. Đây là một đại nguyện rất tuyệt diệu. Cũng là do hoàn cảnh trong thế giới ấy đặc biệt tốt đẹp. Ở trong hoàn cảnh ấy, đương nhiên là thành Phật sẽ hết sức mau chóng.     

Không thể nói quá nhiều. Cuối cùng, tôi lại nói một điều để tăng cường tín tâm của mọi người. Nguyện thứ ba mươi ba trong bốn mươi tám nguyện, tỳ-kheo Pháp Tạng đă phát nguyện như thế này: Giả sử sau khi Ngài thành Phật, chúng sanh trong mười phương thế giới đều được vô lượng quang của Ngài gia bị. Sau khi đă được quang minh của Ngài gia bị, những chúng sanh ấy đều là thân tâm nhu nhuyễn, từ thân đến tâm đều nhu ḥa. “Nhuyễn” () là một người thân và tâm đều nhu ḥa, đối với người, đối với sự, đều hết sức ḥa hoăn (ḥa b́nh), trọn chẳng phát sanh tranh chấp với kẻ khác. Tranh chấp với người khác, chẳng chịu lép vế; thậm chí nổi cáu, tranh đấu cùng kẻ khác. Tuyệt đối sẽ chẳng có những chuyện ấy! V́ thế, nếu đă được Phật quang gia bị, từ thân thể cho đến tâm lư đều nhu ḥa. Chúng ta chí tâm niệm một câu Phật hiệu, bèn được Phật quang gia bị nơi thân. Chúng ta có thể tin tưởng: Người niệm Phật càng niệm Phật nhiều, tâm càng nhu ḥa, càng từ thiện, sẽ đối đăi hết thảy chúng sanh bằng tâm bi mẫn, nhất định là tâm từ bi. Tâm nhu nhuyễn sanh khởi tâm từ bi, điều này rất tuyệt diệu! Dùng cái tâm ấy để học đạo, niệm Phật, sẽ nhanh chóng nhất. Điều này đương nhiên cũng là viên măn!

          Có rất nhiều chuyện chứng tỏ những nguyện ấy của đức Phật là xác thực, chẳng hư dối. Có rất nhiều vị đang hiện diện đều đă từng trợ niệm cho người khác, từng thấy rất nhiều thụy tướng. Một thụy tướng trong ấy là sau khi văng sanh, thân thể tuy đă lạnh, nhưng vẫn mềm mại, kẻ không học Phật thường là sau khi đă chết, thân thể bèn cứng đờ! Toàn thân mềm mại là do được Phật quang gia bị. Thiện tri thức nói với người ấy những chuyện vui sướng trong quốc độ ấy. Bốn mươi tám nguyện chính là duyên, nhân và duyên đều thành thục. Đoạn thứ ba...

 

          (Kinh) Văn thử sự dĩ, tầm tức mạng chung. Thí như tráng sĩ, khuất thân tư khoảnh, tức sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới.

()聞此事已,尋即命終。譬如壯士,屈伸臂頃,即生西方極樂世界。

(Kinh: Đă nghe chuyện ấy rồi, ngay khi đó liền mạng chung. Ví như trong khoảng tráng sĩ co duỗi cánh tay, liền sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới).

 

          “Văn thử sự dĩ” (Đă nghe chuyện này), người lâm chung sau khi nghe những chuyện trên đây, “tầm tức mạng chung” [nghĩa là] rất nhanh chóng bèn mạng chung. Mạng chung th́ như thế nào? “Thí như” (譬如) là tỷ dụ, mạng chung bèn sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới nhanh chóng như thế nào? Giống như “tráng sĩ khuất thân tư khoảnh” (trong khoảng tráng sĩ co duỗi cánh tay), “khuất” () là co lại, “thân” () là duỗi ra. Người b́nh phàm chúng ta thường là dường như co duỗi [cánh tay] rất chậm, “tráng sĩ” (壯士) là người đă luyện qua quốc thuật[2], đă có công phu. Quư vị c̣n chưa nh́n thấy rơ, [tráng sĩ] vừa duỗi tay ra, đă co tay lại ngay, rất nhanh chóng! Mau hơn người b́nh thường rất nhiều. Ở đây, kinh h́nh dung [sự văng sanh nhanh chóng] giống như tráng sĩ, tức người có công phu, co duỗi cánh tay hết sức nhanh chóng. Trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, mong manh ngần ấy, “tức sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới”, lập tức văng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới.

          Trong đoạn kinh văn này, có hai điểm ư nghĩa, tuy chẳng nói rơ, nhưng tổ sư đă chú giải: Người ấy do gặp thiện tri thức khai thị, lại v́ thường nhật, người ấy chỉ là một thiện nhân mà thôi, chẳng hiểu Phật pháp. Vừa nghe nói tới những chuyện vui sướng trong thế giới Cực Lạc và bốn mươi tám nguyện của tỳ-kheo Pháp Tạng, ngay lập tức “phát tâm hồi hướng”. Trong những phần trước đều có hồi hướng, [ở đây], người ấy hồi hướng. Sau khi đă phát tâm, hồi hướng, liền văng sanh. Khi văng sanh, sẽ cảm ứng “A Di Đà Phật lai tiếp dẫn” (A Di Đà Phật đến tiếp dẫn), v́ trong bốn mươi tám nguyện, có một nguyện là A Di Đà Phật nhất định sẽ đến tiếp dẫn văng sanh. Căn cứ vào [sự kiện] Trung Phẩm Thượng Sanh, Trung Phẩm Trung Sanh, và Trung Phẩm Hạ Sanh đều có Phật đến tiếp dẫn, tổ sư đă chú giải điều này. Chúng tôi phải nói bổ sung rơ ràng!

          Dưới đây là những lợi ích sẽ đạt được sau khi văng sanh:

 

          (Kinh) Kinh thất nhật dĩ, ngộ Quán Thế Âm, cập Đại Thế Chí, văn pháp hoan hỷ, đắc Tu Đà Hoàn, quá nhất tiểu kiếp, thành A La Hán.

          ()經七日已,遇觀世音,及大勢至。聞法歡喜,得須陀洹。過一小劫,成阿羅漢。

(Kinh: Qua bảy ngày, gặp Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, nghe pháp hoan hỷ, đắc Tu Đà Hoàn. Sau một tiểu kiếp, thành A La Hán).

 

          Đoạn này nói đến những chuyện sau khi đă văng sanh thế giới Cực Lạc. “Kinh thất nhật dĩ”, sau bảy ngày, “ngộ Quán Thế Âm, cập Đại Thế Chí”, gặp hai vị đại Bồ Tát ở Tây Phương: Một vị là Quán Thế Âm Bồ Tát, vị kia là Đại Thế Chí Bồ Tát. Sau khi gặp gỡ hai vị đại Bồ Tát ấy, “văn pháp hoan hỷ” (nghe pháp hoan hỷ), đương nhiên là nghe hai vị đại Bồ Tát thuyết pháp. Người văng sanh được nghe diệu pháp, đương nhiên là càng thêm hoan hỷ. Sự hoan hỷ ấy đương nhiên chẳng phải là sự hoan hỷ của chúng sanh trong thế giới Sa Bà, tuyệt vời lắm! Hễ hoan hỷ, sẽ ngay lập tức chứng quả. V́ thế, người ấy nghe pháp hoan hỷ, bèn “đắc Tu Đà Hoàn”, tức là đắc Tiểu Thừa Sơ Quả. Sau khi đă chứng Sơ Quả, “quá nhất tiểu kiếp” (sau một tiểu kiếp), tiếp tục tu học, trải qua một kiếp lâu xa như vậy, sau đấy “thành A La Hán”, [tức là] chứng quả thứ tư trong Tiểu Thừa, trở thành A La Hán. Thời gian trong phẩm này lâu hơn Trung Phẩm Trung Sanh. Trung Phẩm Trung Sanh trải qua nửa tiểu kiếp, người văng sanh trong phẩm này mất một tiểu kiếp để thành tựu A La Hán.

          Ở đây, chúng ta phải chú ư: Thiện nam tử, thiện nữ nhân b́nh phàm hiếu dưỡng phụ mẫu, thực hành hạnh nhân từ thế gian, chỉ là thiện nhân b́nh phàm, chưa học Phật pháp, chưa học pháp Tiểu Thừa, cớ sao đến thế giới Cực Lạc bèn chứng Sơ Quả trước, sau đấy chứng A La Hán? Tổ sư chú giải: Phải biết “hiếu dưỡng phụ mẫu, hành hạnh nhân từ thế gian” chính là căn bản của việc tu đạo. Nói theo chuyện học Phật, bất luận quư vị học Đại Thừa Phật pháp hay Tiểu Thừa Phật pháp, đều phải làm như thế. Chẳng phải là hiếu tử, chẳng phải là người nhân từ, sẽ chẳng có cách nào học đạo! Do đă hội đủ căn bản tốt đẹp, đến Tây Phương, vừa nghe Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát thuyết pháp, ngay lập tức chứng Sơ Quả. Lại c̣n sau một tiểu kiếp, sẽ chứng quả A La Hán. Điều này chỉ rơ: Công phu phụ trợ của người niệm Phật chúng ta hết sức quan trọng. Niệm Phật là chánh công phu, nhưng hiếu dưỡng phụ mẫu, hành hạnh nhân từ trong thế gian là trợ công phu. Chẳng có điều này, sẽ khó khăn hơn. V́ thế, ắt phải làm điều này.

 

          (Kinh) Thị danh Trung Phẩm Hạ Sanh giả.

()是名中品下生者。

          (Kinh: Đó gọi là Trung Phẩm Hạ Sanh).

 

Đây là kết luận, tức kết luận của phần Trung Phẩm Hạ Sanh.

 

          (Kinh) Thị danh Trung Bối sanh tưởng, danh đệ thập ngũ Quán.

()是名中輩生想,名第十五觀。

(Kinh: Gọi là phép quán tưởng về sự văng sanh trong bậc Trung, gọi là phép Quán thứ mười lăm).

 

          Phía trên Trung Phẩm Hạ Sanh là Trung Phẩm Thượng Sanh và Trung Phẩm Trung Sanh. Ba phẩm ấy gộp lại, gọi là “trung bối sanh tưởng”, gọi là phép Quán thứ mười lăm. Lần sau, chúng tôi sẽ nói đến phép Quán thứ mười sáu.

 

Tập 47

         

          Thưa các vị giáo sư, các vị đại đức, các vị đồng tu, xin mở kinh bổn, trang thứ hai mươi bảy, bắt đầu từ ḍng cuối cùng. Tôi đọc trước một đoạn kinh văn.

 

          (Kinh) Phật cáo A Nan, cập Vi Đề Hy: “Hạ Phẩm Thượng Sanh giả, hoặc hữu chúng sanh, tác chúng ác nghiệp, tuy bất phỉ báng Phương Đẳng kinh điển, như thử ngu nhân, đa tạo ác pháp, vô hữu tàm quư. Mạng dục chung thời, ngộ thiện tri thức, vị thuyết Đại Thừa thập nhị bộ kinh thủ đề danh tự. Dĩ văn như thị chư kinh danh cố, trừ khước thiên kiếp cực trọng ác nghiệp. Trí giả phục giáo hiệp chưởng xoa thủ, xưng “Nam-mô A Di Đà Phật”. Xưng Phật danh cố, trừ ngũ thập ức kiếp sanh tử chi tội”.

          ()佛告阿難,及韋提希:下品上生者,或有眾生,作眾惡業。雖不誹謗方等經典,如此愚人,多造惡法,無有慚愧。命欲終時,遇善知識,為說大乘十二部經首題名字。以聞如是諸經名故,除卻千劫極重惡業。智者復教合掌叉手,稱南無阿彌陀佛。稱佛名故,除五十億劫生死之罪。

(Kinh: Phật bảo A Nan và Vi Đề Hy: “Hạ Phẩm Thượng Sanh là nếu có chúng sanh tạo các ác nghiệp, tuy chẳng phỉ báng kinh điển Phương Đẳng, kẻ ngu như thế tạo nhiều ác pháp, chẳng hề hổ thẹn! Khi mạng sắp hết, gặp thiện tri thức, v́ người ấy nói danh xưng tựa đề của mười hai bộ loại trong kinh Đại Thừa. Do nghe tên của các kinh, trừ được ác nghiệp hết sức nặng nề trong ngàn kiếp. Người trí lại dạy hăy chắp tay trước ngực, xưng “Nam-mô A Di Đà Phật”. Do xưng danh nên tiêu trừ tội sanh tử trong năm mươi ức kiếp”).

 

IV.2.2.17. Phép Quán thứ mười sáu văng sanh Hạ Phẩm

 

          Hôm nay, chúng ta bắt đầu xem phần kinh văn nói về Hạ Phẩm. Trong Hạ Phẩm, có Thượng, Trung, Hạ, tức ba phẩm văng sanh thuộc bậc Hạ, chẳng giống Thượng Phẩm và Trung Phẩm trong phần trước ở chỗ nào? Thượng Phẩm và Trung Phẩm trong phần trước đều là những người làm lành, làm rất nhiều chuyện tốt lành. C̣n người văng sanh trong ba phẩm thuộc bậc Hạ chẳng làm việc thiện; trái lại, c̣n làm rất nhiều ác nghiệp. Đă làm ác nghiệp, v́ sao lại có thể văng sanh? Do vậy, chúng ta nghiên cứu kinh, nghiên cứu đến chỗ này, tất yếu phải hiểu rơ: Trong ba phần Thượng, Trung, Hạ của Hạ Phẩm, dựa theo ác nghiệp nhẹ hay nặng để phân loại. Ác nghiệp nhẹ hơn sẽ là Hạ Phẩm Thượng Sanh, ác nghiệp nặng hơn sẽ là Hạ Phẩm Trung Sanh, ác nghiệp nặng nhất sẽ là Hạ Phẩm Hạ Sanh, phân loại như thế. Lại do nhân tố ǵ sẽ cảm ứng thiện duyên ǵ mà có thể nhập diệt văng sanh? Liễu giải rành rẽ những điều này, sẽ rất hữu ích cho công phu tu tŕ thường nhật của chúng ta. Trong các phần trước, đă nói về nhân duyên của bậc Thượng và bậc Trung, hôm nay nói về bậc Hạ. Sau khi đă nói xong ba phẩm thuộc bậc Hạ, đối với chín phẩm văng sanh, chúng ta đều có thể liễu giải đại khái. Chúng ta sẽ biết lúc thường nhật, phải nên tŕ danh như thế nào? Tu công phu phụ trợ như thế nào? Phải hiểu rơ ràng, b́nh thường tu tập như thế, đến lúc [lâm chung] trong tương lai, nhất định sẽ có thành tựu!

          Nay xin quư vị hăy xem kinh văn: “Phật cáo A Nan, cập Vi Đề Hy”, đức Phật bảo hai vị là tôn giả A Nan và phu nhân Vi Đề Hy, bảo họ “Hạ Phẩm Thượng Sanh giả”, tức là người có thể đạt được Hạ Phẩm Thượng Sanh. Trước hết, nêu ra danh xưng của phẩm vị văng sanh. Kế đó, đại đoạn thứ hai nhằm giải thích, giải thích như thế nào th́ sẽ có thể đạt được Hạ Phẩm Thượng Sanh. Phần này cũng giống như trong các phần trước, trước hết, nói rơ nguyên nhân văng sanh, phải hội đủ các điều kiện: “Hoặc hữu chúng sanh, tác chúng ác nghiệp”, [nghĩa là] có những chúng sanh tạo tác ác nghiệp như thế đó. “Ác nghiệp” là những sự nghiệp có tội ác. Gây tạo ác nghiệp không chỉ là một loại, mà có rất nhiều chủng loại, nên nói là “chúng ác nghiệp”. Kẻ ấy tạo rất nhiều ác nghiệp. Chúng ta biết ác nghiệp là giết, trộm, dâm, dối v.v... Người học Phật nói [tạo tác những ác nghiệp ấy] là “phạm giới luật”. Người không học Phật, căn bản là chưa hề thọ giới, chẳng nói đến chuyện “phạm giới” được! Nhưng tạo những chuyện ác ấy th́ chính là tạo ác nghiệp. Bất luận là giết chúng sanh thuộc loài người, hay giết các động vật khác, đều coi là sát nghiệp. Sát nghiệp là một ác nghiệp rất lớn. Trộm cắp ư? Trộm cắp đương nhiên cũng là ác nghiệp rất lớn. Phàm đối với những ác nghiệp đă nói trong giới luật, hễ phạm phải, sẽ đều là “tạo chủng chủng ác nghiệp” (tạo đủ mọi thứ ác nghiệp). Những chúng sanh như vậy, làm các thứ ác nghiệp ấy, chủ yếu nhất là giết, trộm, dâm, dối, những chuyện tổn hại người khác và tổn hại chúng sanh.

          “Tuy bất phỉ báng Phương Đẳng kinh điển” (Tuy chẳng phỉ báng kinh điển Phương Đẳng). “Kinh điển” là nói tới kinh điển nhà Phật. Kinh điển Phương Đẳng là danh xưng chung của kinh điển Đại Thừa. Kinh điển Phương Đẳng được nói ở đây chính là kinh điển Đại Thừa. Đối với kinh điển Đại Thừa, có những kẻ chẳng liễu giải, bèn buông lời phỉ báng. Nói “phỉ báng” (誹謗) nghĩa là ǵ? Nói kinh này chẳng đúng, hoặc là đặt ra những lời đồn đại ảnh hưởng tín tâm của người học tập, đó là phỉ báng. Những kẻ ác đó (những kẻ Hạ Phẩm Thượng Sanh) chẳng phỉ báng kinh điển Phương Đẳng. Phải biết: Tội phỉ báng kinh điển Phương Đẳng hết sức to lớn! Hăy ngẫm xem, chúng sanh trong thế gian sanh sanh tử tử trong lục đạo, chẳng ĺa khỏi. V́ sao? V́ chẳng có trí huệ! Nếu muốn thoát ly lục đạo luân hồi, phải nương cậy Phật pháp, nương nhờ Phật pháp dạy họ tu hành như thế nào th́ mới có thể ĺa khỏi! Phật pháp như vậy mà quư vị phỉ báng, sẽ trở ngại bao nhiêu chúng sanh học tập kinh điển, cũng chính là đă trở ngại bao nhiêu người thoát ly lục đạo luân hồi. Quư vị hăy ngẫm xem, tội lỗi ấy lớn đến mức độ nào? Quá to tát! V́ thế, phạm tội phỉ báng kinh điển Phương Đẳng chính là tội ác to lớn cùng cực! Những chúng sanh ấy tuy tạo rất nhiều ác nghiệp, nhưng họ chẳng phỉ báng kinh điển Phương Đẳng. Cũng có lẽ họ chẳng hiểu Phật pháp, trí huệ và giáo dục đều chưa đạt đến tŕnh độ ấy, họ chẳng biết! Không thể do đâu mà dấy lên phỉ báng; v́ thế, họ chẳng phỉ báng.       

Tuy kẻ ấy chẳng phỉ báng kinh điển Phương Đẳng, nhưng tiếp đó, [kinh văn] chép: “Như thử ngu nhân” (Kẻ ngu như thế). Người ấy vẫn bị coi là kẻ ngu, tức là kẻ ngu si, chẳng hiểu đạo lư. Cớ sao nói người ấy là kẻ ngu si? V́ như trên đă nói, người ấy đă tạo rất nhiều ác nghiệp. V́ thế, người ấy là kẻ ngu. Hạng người ngu như vậy “đa tạo ác pháp”, [nghĩa là] tạo tác rất nhiều chuyện tội ác, tức ác pháp. Ác pháp và ác nghiệp như nhau, văn tự chỉ hơi thay đổi một chữ, nhưng ư nghĩa như nhau, [đều có nghĩa là] tạo rất nhiều ác nghiệp. Kẻ b́nh phàm sau khi tạo ác nghiệp, trong tâm vẫn có đôi chút áy náy, cảm thấy xấu hổ đối với chúng sanh bị hại. Kẻ b́nh phàm là như vậy, nhưng kẻ ấy (kẻ ác trong Hạ Phẩm Thượng Sanh) th́ sao? “Vô hữu tàm quư” (Chẳng hổ thẹn). Tạo rất nhiều ác pháp, vẫn chẳng có tâm lư hổ thẹn. Hai chữ Tàm và Quư có chút sai khác. Tàm () là ǵ? Khi tạo những ác nghiệp ấy, không có ai biết, chính người ấy ở trong nhà của chính ḿnh lập kế hoạch chuẩn bị tạo ác nghiệp, chẳng ai biết. Đă tạo ác nghiệp thành công, cũng chẳng có bất cứ ai biết! Văn hóa Trung Hoa cũng nói, “nếu ở trong ốc lậu”, “ốc lậu” (屋漏) là ǵ? Ốc lậu là chỗ sâu kín nhất trong căn nhà ḿnh đang ở. Một kẻ đang ở chỗ tối tăm ấy, ngay cả người trong nhà cũng chẳng biết. Chỗ “ốc lậu” ấy là ǵ? Là chỗ để thờ phụng thần minh, tổ tiên. Chốn tối tăm thờ phụng thần minh, tổ tiên ấy, chẳng có bất cứ kẻ nào biết tới, nhưng có thần thánh, thần minh biết. Kẻ ấy làm ác nghiệp ở chỗ ấy, cũng chẳng có tâm lư hổ thẹn đối với thần minh, đó là “vô tàm”! Quư () th́ sao? Đă tạo ác nghiệp, người khác biết kẻ đó làm chuyện xấu, công khai, bạo gan tạo ác nghiệp, cướp đoạt đồ vật của người khác, giết hại chúng sanh, người ta đều biết cả! Bất luận là đối với kẻ bị hại, hay là người khác trông thấy [kẻ ác ấy], đối với những người ấy, kẻ [làm ác] đó chẳng có tâm lư hổ thẹn, chẳng có mảy may xấu hổ! Nói gộp lại th́ sao? Bất luận là có người biết, hay không ai biết, nói chung là hổ thẹn, nhưng hạng người ấy khi tạo những ác nghiệp đó, chẳng có tâm hổ thẹn. Quư vị nghĩ xem: Kẻ ấy hết sức ngu xuẩn, mà cũng hết sức xấu hèn!

          Hạng người ấy “mạng dục chung thời, ngộ thiện tri thức, vị thuyết Đại Thừa thập nhị bộ kinh thủ đề danh tự” (khi mạng sắp chấm dứt, gặp thiện tri thức, v́ người ấy nói danh xưng của tựa đề mười hai bộ loại trong kinh Đại Thừa). Đây là chuyện chẳng thể nghĩ bàn! Kẻ ngu si như vậy, tạo ác pháp nhiều ngần ấy, nhưng tới khi kẻ ấy “mạng dục chung thời”, tức là khi thọ mạng sắp chấm dứt, gặp thiện tri thức, lúc b́nh thường chẳng được gặp, vào lúc sắp chết bèn gặp gỡ thiện tri thức. Quư vị thấy chuyện này mầu nhiệm quá! Gặp thiện tri thức, vị thiện tri thức ấy bèn nói cho người ấy, nói ǵ vậy? Nói “Đại Thừa kinh điển”, “thập nhị bộ kinh” nghĩa là kinh điển được phân loại thành mười hai loại lớn. Nêu ra “thủ đề danh xưng” của những kinh ấy, “thủ đề” (首題) là danh xưng của những kinh ấy. Ví như nói nay chúng ta nghiên cứu bộ Quán Kinh này, Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh là danh xưng của tựa đề kinh. Phật Thuyết A Di Đà Kinh, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh cũng là “thủ đề danh tự”. Nói cho người sắp mạng chung biết danh xưng của những kinh điển Đại Thừa ấy (tên gọi của mỗi bộ kinh điển), nói cho người ấy nghe. Chúng ta biết bất cứ chúng sanh nào từ vô thỉ kiếp tới nay, mỗi đời đều tạo rất nhiều nghiệp. Những nghiệp đă tạo ấy có khi là ác nghiệp, có khi là thiện nghiệp, thiện nghiệp lẫn ác nghiệp đều có. Chúng ta đừng ngỡ kẻ nào đó suốt một đời tạo ác nghiệp quá nhiều, chẳng có một chuyện nào là thiện! Chúng ta chẳng thường nói như vậy hay sao? Nhưng thường là kẻ ấy hết tuổi thọ, chết an lành, được qua đời an lành. Cũng có kẻ suốt đời luôn tạo thiện nghiệp, làm đủ mọi chuyện tốt, về sau th́ sao? Chẳng được chết an lành! Do vậy, trong tâm chúng ta cảm thấy: Chẳng phải là nhân quả nói“thiện có báo ứng tốt đẹp, ác sẽ có báo ứng chẳng tốt lành” đó ư? Đấy là v́ chúng ta chỉ nh́n mấy chục năm ngắn ngủi trong đời này của người ấy, bỏ sót những đời trước của đời này. V́ thế, người học Phật nhất định phải nói tới nhân quả ba đời. Hễ nói nhân quả ba đời, sẽ hiểu rơ ràng. Người ấy bất luận là suốt một đời này tạo các ác nghiệp, nhưng nói chung là trong quá khứ, người ấy đă làm những chuyện tốt đẹp; đó chính là thiện nghiệp! Mỗi lần then chốt trong khi sanh tử, thiện nghiệp và ác nghiệp đều dấy lên hiện hành. Do vậy, kẻ ngu ấy b́nh thường chẳng tạo thiện nghiệp, chuyên tạo ác nghiệp, chỉ tới khi thọ mạng sắp chấm dứt, gặp gỡ thiện tri thức. Từ điểm này, chúng ta có thể liễu giải: Trong đời quá khứ, kẻ ấy đă tạo thiện nghiệp, chứng tỏ kẻ ấy có thiện căn. Do tạo thiện nghiệp, nên mới có thiện căn; v́ thế, lúc đó, người khác thấy kẻ ấy là ác nhân, nhưng nhờ vào thiện nghiệp trong quá khứ (thiện căn hiện thời đă chín muồi), gặp thiện tri thức, điều này đáng quư lắm! Chúng ta phải liễu giải điều này.

          Thông thường, chúng ta cũng nói: Người niệm Phật ngoài công phu chánh yếu ra, tức là ngoài chuyện Tŕ Danh Niệm Phật, c̣n có công phu phụ trợ. Công phu phụ trợ chính là “đừng làm các điều ác, vâng làm các điều thiện”: Chớ tạo các ác nghiệp, đối với thiện nghiệp th́ tận hết năng lực, năng lực có bao nhiêu bèn làm thiện nghiệp bấy nhiêu! Làm thiện nghiệp chẳng cần hỏi khi nào sẽ có thể đạt được lợi ích. Đă tạo thành thiện nghiệp, công đức nhất định tồn tại. Những thiện nghiệp đă làm trong đời quá khứ sẽ đều dấy lên hiện hành. Những thiện nghiệp chúng ta đă tạo trong đời này, đương nhiên là càng có sức mạnh. V́ thế, cần phải tạo nhiều thiện nghiệp. Tới khi lâm chung, sẽ giảm thiểu rất nhiều nghiệp chướng, có thể giúp cho chúng ta khi lâm chung có thể đầy đủ chánh niệm, có thể nhất tâm bất loạn văng sanh. Hạng người ác như vậy nhờ vào thiện căn ấy, sẽ đều gặp thiện tri thức. Huống hồ chúng ta thường ngày niệm Phật, lại tận hết sức làm lành! Đến khi lâm chung, c̣n có vấn đề chi nữa? Vị thiện tri thức ấy liền v́ người lâm chung nói mười hai bộ loại của kinh Đại Thừa. Khi ấy, chẳng có cách nào nói về nội dung của kinh được, bèn nêu ra danh xưng của kinh.

“Dĩ văn như thị chư kinh danh cố, trừ khước thiên kiếp cực trọng ác nghiệp” (Do nghe tên gọi của các kinh như thế, trừ được ác nghiệp cực nặng trong ngàn kiếp). Sau khi người lâm chung ấy được nghe danh tự của các kinh ấy, “trừ khước” (除卻) là tiêu trừ. Tiêu trừ bao nhiêu ác nghiệp do người ấy đă tạo? Một ngàn kiếp! Trong thời gian một kiếp, có bao nhiêu lần sanh tử? Người thế gian chúng ta dẫu sống tới một trăm tuổi, một trăm năm ấy đem so với một kiếp, sẽ thấy nó chiếm một tỷ lệ thời gian quá ngắn ngủi, tạm bợ! Huống hồ, ở đây nói là một ngàn kiếp! Trong một ngàn kiếp, sanh sanh, tử tử, có bao nhiêu lần sanh tử? Trong những lần sanh tử ấy, những ác nghiệp cực nặng đă tạo trong đời đời kiếp kiếp (“cực trọng” (極重) là ác nghiệp nặng nhất), do v́ sau khi được nghe danh xưng của kinh điển Đại Thừa, các đại ác nghiệp đă gây tạo trong một ngàn kiếp đều bị tiêu trừ. Quư vị xem đó, sức mạnh ấy to lớn dường nào! V́ sao nghe danh xưng của kinh có thể diệt trừ tội ác to lớn (ác nghiệp) nhiều ngần ấy? Tổ sư chú giải, v́ mỗi bộ kinh (ở đây, phải chú ư) đều là kinh Đại Thừa. Trong mười hai bộ loại của kinh Đại Thừa, bất cứ bộ kinh điển Đại Thừa nào cũng đều dạy về diệu lư Thật Tướng. Thật Tướng là Chân Như bản tánh. Mỗi bộ kinh Đại Thừa đều nhằm dạy chúng sanh hiểu rơ chính ḿnh đều có Thật Tướng, cũng tức là đều có Chân Như bản tánh. Trong kinh toàn giảng đạo lư vi diệu này. Danh xưng của một bộ kinh biểu thị nội dung của bộ kinh ấy, mà cũng nhằm biểu hiện bản tánh của chúng sanh.

          Đă có tác dụng trọng yếu như vậy, cho nên, hễ nhắc tới tên kinh, sẽ có công đức và sức mạnh tiêu trừ tội ác. Từ chỗ này, chúng ta có thể biết: Nghe hoặc thấy danh xưng của kinh Phật có công đức to như thế, huống hồ chúng ta đọc tụng, thọ tŕ, nghiên cứu, sẽ càng tuyệt vời hơn! Nói ngược lại, có những kẻ phỉ báng kinh điển Đại Thừa, tội lỗi cũng khôn cùng! V́ như chúng ta thấy ở đây: Liễu giải kinh có tác dụng to tát ngần ấy! Trong những vị đang hiện diện, có vị tuổi hăy c̣n trẻ, có vị tuổi tuy hơi cao, nhưng ngày tháng vẫn c̣n dài, nay chúng ta đă nghe rất nhiều danh xưng của các kinh. Không chỉ là nghe rất nhiều danh xưng, mà c̣n nghiên cứu nội dung của rất nhiều kinh, lại c̣n chiếu theo nội dung của kinh để tu tŕ, bản thân chúng tôi cảm nhận: Đó chẳng phải là do thiện căn trong hiện tại, mà là do thiện căn đă gieo từ nhiều đời nhiều kiếp cho tới nay, [cho nên] hiện thời chúng ta mới có thể như vậy. Kinh có nói những kẻ tạo ác nghiệp lúc b́nh thường chẳng được nghe, tới khi lâm chung mới nghe, thế mà hiện thời chúng ta đă nghe! Quư vị hăy ngẫm xem: Có thể thấy là phước báo và thiện căn của chúng ta to hơn kẻ ấy, nếu trong tương lai thành tựu, có thể văng sanh, chắc chắn là chẳng thuộc vào Hạ Phẩm. Mọi người có thể tin tưởng chuyện này, kinh văn đă nói rành rẽ, rơ rệt. C̣n chưa đến lúc văng sanh, trong lúc b́nh thời mà mọi người đều đă nghe danh xưng của các kinh nhiều ngần ấy, và cũng chiếu theo lời kinh dạy để học, để tu, trong tương lai, sau khi văng sanh, mức độ thấp nhất sẽ từ Trung Phẩm trở lên.

          Tiếp đó, kinh dạy: “Trí giả phục giáo hiệp chưởng xoa thủ, xưng Nam-mô A Di Đà Phật. Xưng Phật danh cố, trừ ngũ thập ức kiếp sanh tử chi tội” (Người trí lại dạy [người sắp mạng chung] chắp tay trước ngực, xưng Nam-mô A Di Đà Phật. Do xưng danh hiệu Phật, trừ tội sanh tử trong năm mươi ức kiếp). “Trí giả” ở đây là nói tới vị thiện tri thức trong phần trước. Thiện tri thức đương nhiên là nói người có trí huệ. V́ thế, gọi người ấy là “trí giả”. Trước đó, người ấy đă nói danh xưng tựa đề của mười hai bộ loại kinh điển, kế đó, lại dạy kẻ ngu (“kẻ ngu” ở đây chính là người sắp mạng chung) hăy chắp tay trước ngực. Chắp tay trước ngực chính là lễ tiết tại Ấn Độ thuở đó, là một loại lễ. Trong quá khứ, Trung Hoa cũng nói đến chuyện “củng thủ” (拱手). “Củng thủ” là dùng bàn tay này ôm lấy nắm đấm của bàn tay kia, hoặc ṿng hai tay lại, gọi là “củng thủ”. Về sau, cách này cũng dần dần chuyển biến. “Hiệp chưởng xoa thủ” của Ấn Độ có giống như cách “củng thủ” của Trung Hoa hay không? Đă chẳng có cách nào khảo cứu! Hiện thời, thông thường chúng ta “hiệp chưởng” (合掌, c̣n gọi là “hiệp thập” (合十) tức là chụm mười ngón tay lại). Hiệp chưởng có ư nghĩa là chắp hai bàn tay lại, đặt trước ngực. Đặt nơi ngực nhằm biểu thị cái tâm chí thành, khẩn thiết, biểu thị cái tâm chuyên chú, chân thành tiếp nhận sự giáo hóa của đức Phật. Người trí dạy kẻ đó chắp tay trước ngực. Sau khi kẻ ấy đă chắp tay trước ngực (sau khi đă học lễ tiết ấy), người trí bèn dạy kẻ ấy “xưng” (), tức là tŕ danh, “xưng” là xưng hô sáu chữ “Nam-mô A Di Đà Phật”. Nam-mô có nghĩa là quy y. A Di Đà là Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Quang, trong kinh A Di Đà cũng có nói. Dạy kẻ ấy niệm sáu chữ đó, “Nam-mô A Di Đà Phật”. Khi lâm chung, kẻ ấy đương nhiên sẽ xưng niệm!

          Do xưng danh hiệu Phật, sau khi xưng danh hiệu Phật, v́ duyên cớ ấy, quư vị hăy xem kế tiếp: Trừ tội trong năm mươi ức kiếp sanh tử đấy nhé! “Năm mươi ức kiếp”: Trong các con số tại Ấn Độ, có mấy cách nói, có khi coi mười vạn là một ức, có chỗ coi một trăm vạn là một ức, c̣n có con số càng to hơn nữa. Ở đây, Thiện Đạo đại sư nói theo con số nhỏ nhất, coi “mười vạn là một ức” để nói. Năm mươi ức kiếp là năm trăm vạn kiếp. Tạo tội sanh tử trong năm trăm vạn kiếp cho đến nay, tội nghiệp to lớn, do v́ niệm danh hiệu Phật (“xưng Phật danh” chính là niệm danh hiệu Phật), thảy đều bị tiêu diệt, diệt trừ, quư vị thấy công đức tŕ danh to cỡ nào!

          V́ sao có sức mạnh to lớn như vậy? Trong phần trước, [đă có nói] do nghe danh xưng của kinh có thể tiêu tội trong một ngàn kiếp. Niệm danh hiệu Phật, tức là niệm danh hiệu A Di Đà Phật, sức mạnh c̣n to hơn nữa! Có thể trừ đại tội sanh tử trong năm trăm vạn kiếp. Một mặt là v́ A Di Đà Phật trong quá khứ đă phát bốn mươi tám đại nguyện. Trong quá khứ, Ngài đă phát nguyện: Hễ có chúng sanh niệm danh hiệu Ngài, sẽ có thể tiêu trừ tội nghiệp. Về sau, nhiều đời nhiều kiếp tu hành thành Phật, trở thành A Di Đà Phật, và cũng tạo nên Tây Phương Cực Lạc thế giới. Mặt khác, phải biết: Danh xưng của Phật là do đă trải qua bao nhiêu thời gian tu tŕ mà có, do tụ tập bao nhiêu công đức! Chúng ta niệm danh xưng của đức Phật, tổ sư bảo “danh dĩ triệu đức” (dùng danh hiệu để cảm vời đức). Ví như chúng ta gọi một người nào đó, hễ gọi tên họ của người đó, người đó bèn lập tức đáp ứng. Chúng ta niệm danh xưng của A Di Đà Phật, A Di Đà Phật liền cảm ứng. Danh có thể chiêu vời đức. Một niệm của chúng ta có thể cảm ứng Phật, có tác dụng này. Do mối quan hệ này, niệm một tiếng Phật hiệu, có thể tiêu không ít tội nghiệp. Khi người ấy lâm chung, có thể nói là trong lúc then chốt của chuyện sanh tử, có thể nói là [người lâm chung ấy] thật sự niệm Phật. Do thật sự niệm một câu Phật hiệu, có thể tiêu trừ tội nghiệp sanh tử nhiều ngần ấy. V́ thế, chúng ta có thể biết: Nay chúng ta chỉ cần chí thành khẩn thiết niệm một câu Phật hiệu, sẽ có thể tiêu trừ bao nhiêu tội nghiệp, chúng ta có biết hay không? Tuy chúng ta không biết, nhưng ở đây, kinh văn đă nói minh bạch, lẽ nào chẳng biết? Chúng ta chí thành, khẩn thiết niệm một câu Phật hiệu, bao nhiêu tội nghiệp sanh tử từ quá khứ vô thỉ cho tới nay đều bị tiêu trừ trong từng câu niệm Phật. Do vậy, bất luận là như thế nào, cứ tận hết sức niệm như thế, tận hết sức tạo nhiều thiện nghiệp, niệm Phật cho nhiều th́ sự văng sanh trong mai sau có thể nhất định nắm chắc!

          Đoạn dưới đây nói về sanh duyên khi văng sanh:

 

          (Kinh) Nhĩ thời bỉ Phật, tức khiển Hóa Phật, Hóa Quán Thế Âm, Hóa Đại Thế Chí, chí hành giả tiền. Tán ngôn: “Thiện nam tử, dĩ nhữ xưng Phật danh cố, chư tội tiêu diệt, ngă lai nghênh nhữ”.

          ()爾時彼佛,即遣化佛,化觀世音,化大勢至,至行者前。讚言,善男子,以汝稱佛名故,諸罪消滅,我來迎汝。

          (Kinh: Lúc ấy, đức Phật đó liền sai Hóa Phật, Hóa Quán Thế Âm, Hóa Đại Thế Chí tới trước hành giả, khen rằng: “Này thiện nam tử! Do ông xưng danh hiệu Phật, các tội tiêu diệt, ta đến đón ông”).

 

          Đoạn này nói về cái duyên văng sanh, cảm ứng Phật đến đón tiếp kẻ ấy. “Nhĩ thời bỉ Phật”, “nhĩ thời” (爾時) là khi ấy, “bỉ Phật” (彼佛) là A Di Đà Phật. Kẻ tạo tội nghiệp sắp mạng chung, do nghe danh xưng của kinh, lại c̣n niệm Phật, nên ngay trong lúc đó, A Di Đà Phật sẽ biết. Bản thân A Di Đà Phật chẳng đến, Ngài “tức khiển hóa Phật”, “khiển” () là sai phái, ngay lập tức liền sai Ứng Hóa Phật (tức là Hóa Thân Phật, thân do A Di Đà Phật biến hóa ra). Ngoài ra, c̣n có “Hóa Quán Thế Âm” Bồ Tát, “Hóa Đại Thế Chí” Bồ Tát, Tây Phương Tam Thánh đều là Hóa Thân hiện đến, “chí hành giả tiền”. Tuy [người ấy] b́nh thường chẳng hề niệm Phật, mà cũng chẳng nghe danh hiệu của kinh, nhưng trong khi ấy, lại nghe danh xưng của kinh và lại đang niệm Phật. Tuy thời gian niệm rất ngắn, người ấy niệm một câu Phật hiệu th́ đă khá lắm rồi, được coi là “hành giả”. Ba vị Hóa Thân của Tam Thánh tới trước mặt hành giả, “tán ngôn” (讚言) nghĩa là khen ngợi rằng: “Thiện nam tử”. Trước kia, kẻ ấy là ác nhân, là ngu nhân, v́ đă tiêu trừ tội nghiệp cực ác, tức là tội sanh tử, cho nên gọi kẻ ấy là thiện nam tử, “dĩ nhữ xưng Phật danh cố”, “dĩ” () là v́, [“dĩ nhữ xưng Phật danh cố” có nghĩa là] v́ duyên cớ ông niệm danh xưng của đức Phật, “chư tội tiêu diệt”, các đại tội nghiệp đều tiêu diệt, cho nên “ngă lai nghênh nhữ”: Ta đặc biệt đến nghênh tiếp ông.

          Kinh văn đă nói rất rơ ràng, trong các phần trước, từ Trung Phẩm trở lên, đức Phật đều đích thân đến nghênh tiếp, Hạ Phẩm là Hóa Thân Phật đến nghênh tiếp, nhưng nhất định là đều có thể văng sanh. Trong những kẻ niệm Phật chúng ta, có người cứ nghĩ “ngoài mười vạn ức cơi Phật” xa xôi dường ấy, muốn văng sanh th́ đến đó bằng cách nào? Nh́n vào chỗ này, chúng ta chẳng c̣n có nỗi niềm nghi ngại ấy nữa, chớ nên hoài nghi, đến khi thọ mạng chấm dứt, chúng ta chịu niệm Phật, chỉ cần liên tục tŕ danh, trong tâm bất loạn, nhất định sẽ có thể cảm ứng Phật đến nghênh tiếp. C̣n như kinh nói “các tội tiêu diệt”, điều ấy chẳng sai, tiêu diệt bao nhiêu tội? Tội trong ngàn kiếp, năm mươi ức kiếp, nhưng chúng ta sanh tử [từ vô thỉ] tới nay, há chỉ là năm mươi ức kiếp! Ngoài năm mươi ức kiếp ra, c̣n luân hồi trong lục đạo đă bao lâu? Ác nghiệp đă tạo trong mỗi đời là bao nhiêu? Do vậy, trong quá khứ, đức Phật thường bảo: “Nếu những tội nghiệp do chúng sanh đă tạo mà có h́nh tướng, [toàn thể] hư không cũng chẳng thể dung nạp”. Tội là vô h́nh vô tướng, nếu nó có h́nh tướng, toàn thể thái hư đều chẳng thể dung nạp được! Từ tỷ dụ ấy, có thể thấy chúng ta từ vô thỉ kiếp tới nay: “Vô thỉ kiếp” là chẳng thể nói rơ, đến tột cùng là có bao nhiêu kiếp, chúng ta chẳng biết rơ. Từ nhiều kiếp tới nay, chúng ta đă tạo bao nhiêu tội nghiệp? Ở đây, chúng ta nghiên cứu bèn biết: Dẫu công đức niệm Phật có sức mạnh to lớn, có thể tiêu trừ tội nghiệp, nhưng tội nghiệp c̣n chưa tiêu vẫn nhiều hơn. Dẫu tội nghiệp c̣n nhiều, vẫn chẳng sao cả, chỉ cần cảm ứng Phật đến nghênh tiếp. Hễ được nghênh tiếp, chúng ta bèn đới nghiệp văng sanh. Tội nghiệp c̣n chưa tiêu trừ có thể mang theo, mang đến thế giới Cực Lạc, chúng sẽ tự nhiên tiêu mất.

          Dưới đây là đoạn thứ ba:

 

          (Kinh) Tác thị ngữ dĩ, hành giả tức kiến Hóa Phật quang minh, biến măn kỳ thất. Kiến dĩ hoan hỷ, tức tiện mạng chung. Thừa bảo liên hoa, tùy Hóa Phật hậu, sanh bảo tŕ trung.

()作是語已,行者即見化佛光明,遍滿其室。見已歡喜,即便命終。乘寶蓮華,隨化佛後,生寶池中。

(Kinh: Nói lời ấy xong, hành giả liền thấy quang minh của Hóa Phật trọn khắp cả pḥng. Thấy rồi hoan hỷ, liền mạng chung, ngồi hoa sen báu, theo sau Hóa Phật sanh trong ao báu).

 

          Đoạn này nói về t́nh huống văng sanh. “Tác thị ngữ dĩ” (Nói lời ấy xong), Hóa Phật, Hóa Bồ Tát nói xong lời ấy, “hành giả tức kiến Hóa Phật quang minh”, rất nhanh chóng, hành giả lập tức thấy quang minh của Hóa Phật, tức là quang minh của Hóa Thân Phật lập tức tỏa ra. [Hóa Phật] vốn có quang minh, nhưng hành giả chẳng thấy, khi ấy bèn thấy. Thấy quang minh của Hóa Phật “biến măn kỳ thất”, tức là toàn thể căn pḥng đều sáng rực. Trong quá khứ, Văng Sanh Truyện có chép: Khi nhiều người đến trợ niệm, không chỉ riêng người văng sanh trông thấy, mà người trợ niệm cũng thấy quang minh. Kinh đă dạy rành rẽ, hành giả thấy quang minh đầy pḥng. “Kiến dĩ hoan hỷ”: Sau khi trông thấy, bèn phát tâm hoan hỷ, “tức tiện mạng chung”, ngay lập tức, thọ mạng bèn chấm dứt. Sau khi mạng chung, “thừa bảo liên hoa” (ngự trên hoa sen báu): Người khác thấy thân thể của người ấy (người mạng chung) bất động, coi như đă qua đời, nhưng thần thức của người ấy (người ta thường gọi là “linh hồn”) ngồi lên hoa sen báu do Hóa Phật đem tới. Sau khi đă ngự lên hoa sen, “tùy Hóa Phật hậu”, [nghĩa là] theo sau Hóa Phật, “sanh bảo tŕ trung” (sanh trong ao báu), sanh về ao sen bảy báu trong Tây Phương Cực Lạc thế giới.

          Văng sanh mau chóng như thế đó! Sau khi văng sanh th́ như thế nào?

 

          (Kinh) Kinh thất thất nhật, liên hoa năi phu. Đương hoa phu thời, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, cập Đại Thế Chí Bồ Tát, phóng đại quang minh, trụ kỳ nhân tiền, vị thuyết thậm thâm thập nhị bộ kinh. Văn dĩ tín giải, phát vô thượng đạo tâm. Kinh thập tiểu kiếp, cụ Bách Pháp Minh Môn, đắc nhập Sơ Địa.

          ()經七七日,蓮華乃敷。當華敷時,大悲觀世音菩薩,及大勢至菩薩,放大光明,住其人前,為說甚深十二部經。聞已信解,發無上道心。經十小劫,具百法明門,得入初地。

(Kinh: Trải qua bốn mươi chín ngày, hoa sen mới nở. Khi hoa nở, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát phóng đại quang minh, ở trước người ấy, v́ người ấy nói mười hai bộ kinh rất sâu. Nghe xong, tin hiểu, phát vô thượng đạo tâm, qua mười tiểu kiếp, đầy đủ Bách Pháp Minh Môn, được nhập Sơ Địa).

 

          Đoạn này nói đến lợi ích sẽ đạt được sau khi văng sanh. Đoạn trước nói [hành giả] ngự trên hoa sen báu. Vừa ngự trên hoa sen báu, hoa sen bèn khép lại. V́ sao biết là hoa sen khép lại? Đoạn kinh văn này nói “liên hoa năi phu” (hoa sen bèn nở), “phu” () là nở. Nếu trước đó chẳng khép lại, làm sao nở ra cho được? Đối chiếu kinh văn trước và sau, sẽ biết trong phần trước, hoa sen đă khép lại. Sau khi đă văng sanh trong ao bảy báu, “kinh thất thất nhật”, tức là trải qua bảy lần bảy bốn mươi chín ngày. Trong bốn mươi chín ngày đó, người ấy ở trong hoa sen. Hoa sen bao phủ [người ấy], sau bốn mươi chín ngày, “liên hoa năi phu”, [tức là] hoa sen nở ra. “Đương hoa phu thời”, ngay sau khi hoa sen vừa nở, “Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát”, Quán Thế Âm Bồ Tát là bậc đại từ đại bi, bi tâm hết sức sâu nặng, “cập Đại Thế Chí Bồ Tát”, Đại Thế Chí Bồ Tát biểu thị trí huệ. Hai vị Bồ Tát ấy đồng thời “phóng đại quang minh”, chẳng phải là quang minh b́nh phàm. Một vầng đại quang minh phóng ra, “trụ kỳ nhân tiền”, “trụ” () là dừng lại. Đại quang minh từ hai vị Bồ Tát phát ra, dừng ở trước hoa sen của người văng sanh, “vị thuyết thậm thâm thập nhị bộ kinh”, một mặt phóng đại quang minh, một mặt thuyết pháp cho người văng sanh. Nói những pháp ǵ? Nói mười hai bộ kinh rất sâu. “Thậm thâm” (甚深): Chẳng phải là nói nông cạn, mà là nói sâu xa, nói trọn hết những nội dung rất thâm áo và ư nghĩa tinh vi nhất trong kinh. Người văng sanh ấy vừa nghe hai vị đại Bồ Tát giảng kinh rất thâm áo, “văn dĩ tín giải” (nghe xong tin hiểu), sau khi nghe xong, bèn phát tín tâm, và cũng liễu giải ư nghĩa của kinh. Sau khi đă tín giải, bèn “phát vô thượng đạo tâm”, phát tâm Đại Thừa, nhất định mong thành Phật. Sau khi đă phát vô thượng đạo tâm, sẽ vâng theo đó để tu tŕ, tiếp tục nghe pháp, “kinh thập tiểu kiếp”, trải qua thời gian mười tiểu kiếp, “cụ Bách Pháp Minh Môn”. Trong tông Duy Thức, có một bộ luận là Bách Pháp Minh Môn Luận, giảng về danh xưng và nội dung của một trăm pháp. V́ sao gọi là Minh Môn? Đối với một trăm pháp ấy, nếu học thông suốt bất cứ một pháp nào, sẽ đều từ đó có thể thông hiểu, giác ngộ, có thể minh tâm kiến tánh. “Minh môn” (明門) có nghĩa là mỗi pháp đều là một cái cửa to lớn cho học nhân tiến nhập thành Phật. “Cụ” () là đều hiểu rơ hoàn toàn. Trải qua thời gian mười tiểu kiếp, hiểu rơ toàn bộ Bách Pháp Minh Môn, sau đấy “đắc nhập Sơ Địa”, tiến lên Sơ Địa. Trước khi “đăng địa” (chứng vào địa vị Sơ Địa), có ba mươi địa vị của bậc hiền nhân, gọi là Tam Hiền Vị. Tu viên măn ba mươi địa vị hiền nhân th́ mới có thể chứng lên Sơ Địa.

          Người b́nh phàm tu Tam Hiền vị phải trải qua một đại A-tăng-kỳ kiếp mới đạt lên Sơ Địa. Hạ Phẩm Thượng Sanh chỉ cần sau khi văng sanh, trải qua mười tiểu kiếp, sẽ hiểu Bách Pháp Minh Môn, sẽ nhập Sơ Địa. Đối chiếu với các phần trước, [sẽ thấy]: Người Trung Phẩm Hạ Sanh sau bảy ngày hoa sen nở, để thành A La Hán phải trải qua một tiểu kiếp. Hạ Phẩm Thượng Sanh là bảy lần bảy bốn mươi chín ngày hoa sen mới nở, trải qua mười tiểu kiếp, dự vào Sơ Địa, tốn thời gian lâu hơn phẩm trước. Tuy thấy là lâu, nhưng trải qua mười tiểu kiếp bèn lên Sơ Địa vẫn là hết sức nhanh chóng [so với tu tập trong các thế giới khác].

 

          (Kinh) Thị danh Hạ Phẩm Thượng Sanh giả.

          ()是名下品上生者。

(Kinh: Đó gọi là Hạ Phẩm Thượng Sanh)

 

          Đoạn kinh văn này nhằm kết luận, hôm nay, tôi giảng đến đây bèn ngưng.

                   

Tập 48

 

          Thưa các vị giáo sư, các vị đại đức, các vị đồng tu, xin mở kinh bổn, trang hai mươi tám, hàng cuối cùng. Tôi đọc trước một đoạn ngắn:

 

(Kinh) Phật cáo A Nan, cập Vi Đề Hy: “Hạ Phẩm Trung Sanh giả, hoặc hữu chúng sanh, hủy phạm Ngũ Giới, Bát Giới, cập Cụ Túc Giới. như thử ngu nhân, thâu Tăng-kỳ vật, đạo hiện tiền Tăng vật, bất tịnh thuyết pháp, vô hữu tàm quư, dĩ chư ác nghiệp nhi tự trang nghiêm. Như thử tội nhân, dĩ ác nghiệp cố, ưng đọa địa ngục. Mạng dục chung thời, địa ngục chúng hỏa, nhất thời câu chí. Ngộ thiện tri thức, dĩ đại từ bi, tức vị tán thuyết A Di Đà Phật thập lực oai đức, quảng tán bỉ Phật quang minh thần lực. Diệc tán Giới, Định, Huệ, Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến. Thử nhân văn dĩ, trừ bát thập ức kiếp sanh tử chi tội. Địa ngục mănh hỏa, hóa vi thanh lương phong”.

          ()佛告阿難,及韋提希:下品中生者,或有眾生,毀犯五戒、八戒,及具足戒。如此愚人,偷僧祇物,盜現前僧物,不淨說法,無有慚愧,以諸惡業而自莊嚴。如此罪人,以惡業故,應墮地獄。命欲終時,地獄眾火,一時俱至。遇善知識,以大慈悲,即為讚說阿彌陀佛十力威德,廣讚彼佛光明神力。亦讚戒、定、慧、解脫、解脫知見。此人聞已,除八十億劫生死之罪。地獄猛火,化為清涼風。

(Kinh: Đức Phật bảo ngài A Nan và bà Vi Đề Hy: “Hạ Phẩm Trung Sanh là nếu có chúng sanh hủy phạm năm giới, tám giới, và Cụ Túc Giới. Kẻ ngu như thế, trộm vật của Tăng-kỳ, ăn trộm vật của hiện tiền Tăng, bất tịnh thuyết pháp, chẳng hề hổ thẹn. Dùng các ác nghiệp để tự trang nghiêm. Tội nhân như thế, do v́ ác nghiệp, đáng đọa địa ngục. Khi mạng sắp hết, các thứ lửa trong địa ngục cùng lúc ùa tới. Gặp thiện tri thức, v́ ḷng đại từ bi, liền v́ người ấy khen ngợi, giảng nói oai đức nơi mười lực của A Di Đà Phật, ca ngợi rộng răi quang minh và thần lực của đức Phật ấy. Cũng ca ngợi Giới, Định, Huệ, Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến. Người ấy nghe xong, trừ tội sanh tử trong tám mươi ức kiếp. Lửa dữ địa ngục hóa thành gió mát lành”).

 

          Đối với ba bậc chín phẩm văng sanh, nay nói đến Hạ Bối Trung Phẩm. Nói xong phẩm này, hăy c̣n một phẩm cuối cùng nữa, [nói xong phẩm ấy] th́ toàn bộ phần chánh văn của Thập Lục Quán Kinh đă được nói xong. Hạ Phẩm Trung Sanh và Hạ Phẩm Thượng Sanh giống nhau, cũng là chúng sanh tạo ác nghiệp. Nói theo Lư, chúng sanh tạo ác nghiệp chẳng thể văng sanh, nhưng trong đời quá khứ, người ấy có thiện căn. Đối với bất cứ chúng sanh nào, quư vị đừng thấy người ấy suốt một đời này chẳng làm chuyện ǵ tốt đẹp, nhưng trong đời quá khứ, cũng có lẽ người ấy đă làm chẳng ít chuyện tốt đẹp! Đó là thiện căn. V́ có thiện căn, đến khi lâm chung, sẽ gặp thiện tri thức, giống như Hạ Phẩm Thượng Sanh đă nói trong lần trước. Trong phẩm vị [được thảo luận] hôm nay, người tạo ác nghiệp có hai loại: Một loại là người tại gia học Phật, loại kia là người xuất gia học Phật.

          “Phật cáo A Nan, cập Vi Đề Hy”, Thích Ca Mâu Ni Phật bảo tôn giả A Nan và phu nhân Vi Đề Hy, “Hạ Phẩm Trung Sanh giả”: Trước hết nêu ra danh xưng của phẩm vị văng sanh. “Hoặc hữu chúng sanh”, đức Phật chẳng chỉ rơ đích xác là một người nào đó, [mà nói] hoặc là có một hạng chúng sanh như vậy. “Hủy phạm Ngũ Giới, Bát Giới”, “hủy” () là phá hủy giới, “phạm” () là phạm giới, hủy phạm những giới nào? Ngũ Giới và Bát Giới; người tại gia học Phật thường thọ Ngũ Giới. Bát Giới là Bát Quan Trai Giới. Đấy là hai loại giới mà tại gia cư sĩ dễ hủy phạm. Ở đây, nói tới hai hạng người hủy phạm các giới ấy, “cập Cụ Túc Giới”, chính là nói tới người xuất gia. Người xuất gia đă thọ Cụ Túc Giới của tỳ-kheo hoặc tỳ-kheo-ni mà lại hủy phạm. Câu “hoặc hữu chúng sanh” chỉ hai loại chúng sanh ấy. Trước hết, [kinh văn] chỉ ra hạng chúng sanh nào thuộc loại Hạ Phẩm Trung Sanh.

Người hủy giới đương nhiên chẳng có trí huệ. V́ thế nói: “Như thử ngu nhân”, loại người ngu si ấy chẳng hiểu nhân quả. Kẻ ngu si phạm giới tạo các tội nghiệp, có những tội nghiệp nào? Có rất nhiều, có khi đến mấy thứ. Kế đó, nêu ra mấy loại khá nghiêm trọng:       

Một là phạm vào tội trộm cắp, “thâu Tăng-kỳ vật”, Tăng là tăng chúng, Tăng-kỳ là chúng xuất gia ḥa hợp trong một đạo tràng (các vị thường trụ). Trộm cắp vật phẩm của tăng chúng thường trụ trong đạo tràng, đương nhiên là tội lỗi rất lớn.

Lại c̣n “đạo hiện tiền Tăng vật” (trộm vật của hiện tiền Tăng). Điều này có ǵ khác với “Tăng-kỳ vật”? “Tăng-kỳ vật” là [những vật dụng] sử dụng chung cho toàn thể đạo tràng, tức những tài vật mà chúng thường trụ cùng sử dụng chung. Chẳng hạn như pḥng xá để sử dụng chung trong đạo tràng, c̣n có những tài sản khác như các thiết bị lắp đặt trong chùa miếu v.v… Chúng đều là những vật dụng để mười phương tăng chúng cùng sử dụng trong đạo tràng. Trộm cắp những thứ ấy, đương nhiên là phạm tội to lớn. “Đạo hiện tiền Tăng vật” là đối với một vị tăng chúng xuất gia nào đó, trộm cắp tài vật thuộc quyền tư hữu cá nhân của vị ấy. Bất luận là trộm cắp vật phẩm sử dụng chung của chúng thường trụ, hay vật phẩm thuộc quyền tư hữu cá nhân, đều phạm vào tội trộm cắp.

C̣n có những kẻ học Phật có thể thuyết pháp, thuyết pháp th́ phải nên thuyết pháp rất thanh tịnh. Thanh tịnh thuyết pháp là ǵ? Dựa theo kinh văn (chiếu theo ư nghĩa của Phật) để nói, khiến cho người ta đạt được những điều tốt đẹp. “Bất tịnh thuyết pháp” chẳng phải là như vậy, mong mỏi nói ra pháp ấy, bản thân sẽ được tiếng tăm tốt đẹp và lợi ích. Nói cách khác, v́ cầu danh cầu lợi mà nói pháp, sẽ gọi là “bất tịnh thuyết pháp”, có toan tính mong mỏi khác. Bất tịnh thuyết pháp giống như báng pháp, hủy hoại Phật pháp, cho nên cũng phạm tội. Ngoài những chuyện ấy ra, c̣n có những chuyện khác nữa, chẳng cần phải nói cặn kẽ.

Hễ là trộm cắp, bất tịnh thuyết pháp, phạm đủ mọi tội nghiệp khác “vô hữu tàm quư”, bản thân kẻ ấy chẳng có tâm hổ thẹn. Nói “chẳng có tâm hổ thẹn”, th́ “vô tàm” là làm chuyện xấu, tuy chẳng có ai thấy, chính kẻ đó tạo tội, trong tâm sẽ cảm thấy có đôi chút áy náy. Thông thường, người làm chuyện bất hảo, trong tâm luôn cảm thấy áy náy, nhưng kẻ ấy (kẻ ác phạm giới đang nói ở đây) chẳng có tâm lư ấy, cho nên gọi là “vô tàm”. “Vô quư” là đă làm ra tội nghiệp, người khác đă biết, tạo tội ngay trước mặt mọi người, bản thân kẻ ấy cũng chẳng cảm thấy áy náy, thẹn thùng chi hết. Đó là “vô hữu tàm quư”.

“Dĩ chư ác nghiệp nhi tự trang nghiêm”, kẻ ngu si như vậy tạo những tội nghiệp ấy, vẫn chẳng cảm thấy hổ thẹn, “dĩ” () là dùng, giống như cầm lấy những ác nghiệp (lấy rất nhiều ác nghiệp, những ác nghiệp ấy do chính ḿnh tạo thành), dùng các ác nghiệp do chính bản thân kẻ đó gây tạo để tự trang nghiêm. “Trang nghiêm” (莊嚴) nghĩa là trang sức. Một người thật sự tu đạo th́ phải trang nghiêm, trang nghiêm như thế nào? Phước đức trang nghiêm, làm đủ mọi công đức tốt đẹp và chuyện từ thiện, dùng công đức để trang nghiêm; nhưng kẻ ngu ở đây lại trái ngược, kẻ ấy tạo đủ mọi tội ác để trang nghiêm. Người khác hễ nói đến kẻ ấy, chỉ biết kẻ ấy là một gă thân đầy tội nghiệp. Đó là sự trang nghiêm của kẻ ấy.

“Như thử tội nhân”, tội nhân như vậy, “dĩ ác nghiệp cố”, v́ kẻ ấy có nhiều ác nghiệp ngần ấy, “ưng đọa địa ngục”, đáng phải đọa nhập địa ngục. Đây là nói về cái nhân gây tạo ác nghiệp; hễ có nhân, tất nhiên là có quả. Trong phần trước đă nói người ấy hủy giới, tức là hủy phạm Ngũ Giới, Bát Giới và Cụ Túc Giới, [phạm những tội] nghiêm trọng như trộm cắp, bất tịnh thuyết pháp, nhất là bất tịnh thuyết pháp hết sức ác! Chuyện ấy giống như phá hoại Phật pháp. Do tạo các thứ tội nghiệp ấy, sau khi thọ mạng chấm dứt, đáng phải đọa lạc trong địa ngục. Chiếu theo ác nghiệp của hạng người ấy, đáng phải nên đọa địa ngục!

          “Mạng dục chung thời”: Khi thọ mạng của kẻ ấy sắp chấm dứt. “Địa ngục chúng hỏa, nhất thời câu chí” (Các thứ lửa trong địa ngục cùng lúc ùa tới): Địa ngục là một trong tam đồ. Đọa nhập bất cứ địa ngục nào, theo thường lệ, đều có một vầng lửa đến thiêu đốt. Chữ “chúng hỏa” biểu thị lửa rất mănh liệt. Các thứ lửa cùng lúc ùa tới, đồng thời hiện ra, nguy hiểm lắm thay! Khi ấy, tùy thuộc thiện căn trong quá khứ của người ấy, nếu thiện căn phát hiện, đang trong lúc ngàn cân treo sợi tóc, “ngộ thiện tri thức”, gặp thiện tri thức. Thiện tri thức “dĩ đại từ bi”, phát tâm đại từ bi, “tức vị tán thuyết A Di Đà Phật thập lực oai đức, quảng tán bỉ Phật quang minh thần lực”: “Tán” () là tán thán, “thuyết” () là nói rơ. Ngay lập tức v́ kẻ sắp đọa địa ngục nói rơ A Di Đà Phật (giáo chủ của Tây Phương Cực Lạc thế giới) có mười thứ oai đức mạnh mẽ (xin xem biểu đồ bài giảng).

 

IV.2.2.17.1. Thập Lực của Phật

 

          “Thập lực của Phật”: Bậc đă thành Phật có mười thứ đại oai lực.

1) Thứ nhất, tri giác xứ phi xứ: Đừng hiểu “xứ” () là nơi chốn, mà phải hiểu là “đạo lư”. Sức mạnh thứ nhất của đức Phật là biết trong vạn sự vạn vật, vật nào có đạo lư, [điều đó được gọi là] “giác xứ” (覺處), sự việc nào chẳng có đạo lư, [điều đó gọi là] “phi xứ” (非處). “Giác xứ” là chuyện có đạo lư, chuyện chẳng có đạo lư là “phi xứ”, đức Phật đều hết sức liễu giải. Kẻ b́nh phàm như chúng ta thoạt nh́n dường như cũng biết những chuyện nào có đạo lư, những chuyện nào chẳng có đạo lư; nói thật ra, chúng ta hoàn toàn không biết! Nếu thật sự biết, trong toàn thể thế gian từ xưa tới nay, sẽ chẳng có tranh chấp đúng sai rối ren giữa con người với nhau. Từ xưa tới nay, loài người tranh đoạt lẫn nhau, [là v́ cứ ngỡ] những điều tranh đoạt đều có đạo lư. Nếu thật sự hiểu đạo lư, có ai mà chẳng chung sống với nhau được? Nói chung, chúng sanh phàm phu chẳng có ai thật sự hiểu đạo lư, chẳng phân định rơ ràng! C̣n đức Phật th́ hoàn toàn hiểu biết. Thập Lực của đức Phật hoàn toàn nói theo phương diện trí huệ. Nói thông thường, mười lực của đức Phật chính là mười thứ trí huệ.

2) Thứ hai, tri tam thế nghiệp báo: “Tam thế nghiệp báo” chỉ hết thảy chúng sanh, bao gồm lục đạo (thiên, nhân, súc sanh, địa ngục, ngạ quỷ v.v…). Đối với nhân quả ba đời của tất cả các loại chúng sanh, trong quá khứ, hiện tại, và vị lai, đă tạo những nghiệp ǵ? Tương lai sẽ phải hứng chịu quả báo như thế nào? Đức Phật đều thấy rơ ràng, minh bạch; đó là sức đại trí của Phật. Có ai trong chúng ta hiểu được? Không chỉ là chính ḿnh chẳng hiểu, trong kinh, đức Phật đă dạy rơ ràng, vậy mà vẫn chẳng chịu tin tưởng. Chẳng chịu tin tưởng là do trí huệ của chính ḿnh chưa đạt đến. Tuy học Phật nhưng chẳng thể hiểu rơ nhân quả ba đời, chẳng tin nhân quả ba đời, như thế th́ sẽ chẳng có cách nào học Phật. Học Phật, quan trọng nhất là phải tin tưởng nhân quả ba đời th́ mới chẳng phạm giới, mới chẳng tạo ác nghiệp. Sau đấy, mới có thể từng bước học Phật rất tốt đẹp. Từ xưa tới nay, người học Phật rất nhiều, có phải là ai nấy đều thành tựu hay không? Chẳng thể nói như vậy được! Vấn đề là ai chịu tin tưởng nhân quả, ai có thể tin sâu nhân quả, người ấy sẽ có thể thành tựu. Chẳng thể tin sâu nhân quả, sẽ chẳng thể thành tựu. Then chốt ở ngay tại chỗ này! Đức Phật là bậc đă thành tựu, đối với hết thảy nhân quả ba đời của chúng sanh, Ngài đều hiểu rành rẽ, rơ ràng.

          3) Thứ ba, tri chư Thiền giải thoát tam-muội: “Thiền” là Thiền Định. Người tu hành tu loại công phu Thiền Định nào? Đạt được loại Thiền Định nào? Đức Phật đều biết. “Giải thoát” là tám món giải thoát (trong phần trước đă có nói rồi); người khác không biết, đức Phật biết. Tam-muội là đại định, nhập công phu Thiền Định. Ví như chúng ta niệm Phật, niệm Phật đến mức đắc nhất tâm bất loạn, gọi là Niệm Phật tam-muội. Rất nhiều người niệm Phật đă nhiều năm, chính ḿnh có đắc nhất tâm bất loạn hay không? Chính ḿnh chẳng biết có đắc nhất tâm bất loạn hay không? Đức Phật biết. Đức Phật đối với các Thiền giải thoát tam-muội có thể biết rơ ràng, rành mạch. Trí lực ấy chính là loại lực thứ ba của đức Phật.

          4) Thứ tư, tri chư căn thắng liệt: “Căn” () là căn tánh. V́ sao nói là “biết căn tánh”? Biết người ấy có thiện căn hay không? Là thiện căn như thế nào? Nếu chẳng có thiện căn, những kẻ b́nh phàm chúng ta thường nói là “liệt căn tánh” (劣根性, căn tánh kém cỏi), kẻ đó rất bất hảo, sanh ra đă thích tạo ác nghiệp. Đó là “liệt căn tánh”. Căn tánh của mỗi người là thắng hay liệt? Là tốt hay chẳng tốt? Đức Phật đều biết. Do căn tánh có thắng và liệt, trong tương lai, tŕnh độ học Phật của người ấy sẽ là chứng đại quả hay chứng tiểu quả? Đức Phật thảy đều biết.

          5) Thứ năm, tri nhất thiết chúng sanh chủng chủng tri giải (biết các thứ tri giải của hết thảy chúng sanh): Nói đến “tri giải” (知解) th́ bất cứ chúng sanh nào đối với mọi chuyện trong thế gian biết được bao nhiêu? Có thể liễu giải bao nhiêu? Mỗi người có năng lực khác biệt. Trong bất cứ xă hội nào, năng lực lư giải của mỗi người đối đạo lư của các sự vật chẳng giống nhau. Năng lực lư giải của mỗi cá nhân đến mức độ nào, đức Phật đều biết. “Hết thảy chúng sanh” không chỉ là chúng sanh thuộc nhân loại, mà các chúng sanh thuộc súc sanh, địa ngục, ngạ quỷ, thiên đạo v.v… đều được bao gồm trong ấy. Tâm lư và năng lực lư giải của họ đến mức độ nào, đức Phật thảy đều biết.

          6) Thứ sáu, tri chủng chủng giới: “Giới” () là cảnh giới. Kẻ ấy tu đạo đến tŕnh độ nào? Phàm phu có cảnh giới của phàm phu, người học Tiểu Thừa chứng đắc quả vị ǵ? Người học Đại Thừa chứng đắc quả vị ǵ? Ai có cảnh giới nấy! Thông thường, kẻ chẳng phải là người học Phật, đọc sách vở thế gian, đối với phương diện làm người cũng có tu dưỡng, kẻ ấy có cảnh giới như thế nào, bọn chúng sanh phàm phu chúng ta rất khó biết được, nhưng đức Phật hoàn toàn biết.

          7) Thứ bảy, tri nhất thiết chí sở đạo: “Chí” () là đạt tới. “Chí sở đạo” (至所道): Tu đạo đă đạt tới mức độ nào? Dùng chuyện chứng quả để nói, người ấy đă chứng đắc quả vị ǵ? Ví như nói đến loài người chúng ta, một vị chánh nhân quân tử b́nh phàm, Nho gia nói “thủ trụ nhân luân” (ǵn giữ nhân luân, Ngũ Luân), có thể nương theo Ngũ Luân để hành tŕ, suốt một đời người ấy là con người đúng nghĩa, có thể tuân giữ thường đạo Ngũ Luân. Trong đời sau, người ấy vẫn có thể làm người, sanh trong loài người. Nếu tu Thập Thiện Nghiệp, sau khi thọ mạng kết thúc, người ấy sẽ thăng thiên. Đức Phật vừa nh́n bèn hiểu rơ ngay. Bọn chúng sanh phàm phu chúng ta chẳng biết! Dẫu học Phật nhiều năm, hiểu đôi chút Phật pháp, đừng tưởng “hễ là người niệm Phật trong tương lai đều có thể văng sanh. Phàm là người học các pháp môn khác đều có thể chứng quả, chúng ta vẫn chẳng có sức trí huệ ấy”. Chẳng thể nói như thế, trong ấy c̣n có đủ mọi nhân tố khác nhau tồn tại. Cùng học một pháp môn như nhau, kẻ học không tốt đẹp cũng rất nhiều, ngay cả bản thân chúng ta c̣n chẳng biết, huống hồ biết đến người khác! Đức Phật biết, biết hết thảy “chí sở đạo”. Biết rành rẽ, rơ ràng!

          8) Thứ tám, tri Thiên Nhăn vô ngại: Thiên Nhăn là Thiên Nhăn Thông. Thiên Nhăn của đức Phật chẳng giống Thiên Nhăn của kẻ khác. Thiên Nhăn của đức Phật có trí lực vô ngại, có thể thấy hết thảy các t́nh huống sanh tử của chúng sanh, cũng như thiện nghiệp và ác nghiệp, có chướng ngại, không chướng ngại v.v… Đức Phật đều thấy rơ ràng, rành rẽ. Kẻ b́nh phàm như chúng ta chẳng có năng lực ấy.

          9) Thứ chín, tri túc mạng vô ngại: Đức Phật biết túc mạng của hết thảy chúng sanh. Túc mạng (宿命) là đời quá khứ. Đời quá khứ c̣n có quá khứ của đời quá khứ. Phàm nhân chúng ta chỉ biết đời này, nhưng trong đời này, cũng chỉ nhớ chuyện trước mắt. Năm tháng xa xôi, có những chuyện cũng quên bẵng, huống hồ đời trước? Càng không biết! Đó là Bồ Tát hành Bồ Tát đạo, c̣n bị mê khi cách ấm, chuyện kiếp trước cũng chẳng biết. Nhưng đức Phật biết, do Túc Mạng Thông mà đức Phật biết hết thảy mọi chuyện trong từng đời trước: Đời nào ở trong đường nào, làm chuyện ǵ, đức Phật hoàn toàn biết.

          10) Thứ mười, tri vĩnh đoạn tập khí: Bọn chúng sanh chúng ta đều có Hoặc. Khởi Hoặc tạo nghiệp, mê hoặc, điên đảo là “Hoặc” (). Nếu tu hành, phải đoạn Hoặc. Sau khi đă đoạn Kiến Hoặc và Tư Hoặc, hăy c̣n có tập khí (tập khí c̣n sót lại). Đức Phật đối với hết thảy chúng sanh “có phải là đă đoạn Hoặc hay không? Có phải là đă đoạn tập khí hay không?” đức Phật hoàn toàn biết. Vĩnh viễn đoạn tập khí th́ sẽ thành công. Đối với chuyện chúng sanh đoạn Hoặc như thế nào, đoạn những tập khí c̣n sót lại như thế nào, đức Phật liễu giải toàn bộ.

          Đấy là mười thứ đại trí lực của A Di Đà Phật. Đă có mười thứ đại trí lực ấy, bèn có oai đức lực. Thiện tri thức nói cho người sắp đọa địa ngục biết mười loại trí lực ấy, lại c̣n “quảng tán bỉ Phật quang minh thần lực”, [nghĩa là] lại c̣n tán thán rộng đức Phật ấy, [tức tán thán] A Di Đà Phật (A Di Đà Phật là vô lượng quang), tán thán vô lượng quang minh của A Di Đà Phật. Quang minh có thể hiển lộ năng lực thần kỳ chẳng thể nghĩ bàn. V́ sao phải tán thán năng lực thần kỳ ấy? V́ người ấy đă thấy các thứ lửa trong địa ngục đều ùa tới, chẳng phải là năng lực b́nh phàm có thể cứu văn được! V́ thế, phải nói A Di Đà Phật có mười loại sức mạnh to lớn, lại c̣n nói thần lực của quang minh cho tội nhân nghe, ngơ hầu trước hết làm cho tâm lư của người ấy b́nh ổn.

          “Diệc tán Giới, Định, Huệ, Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến”, tiếp đó, tán thán Giới. “Giới” () chỉ Phật giới, Phật giới thanh tịnh nhất. V́ có những giới ấy, không chỉ là ba nghiệp thân, khẩu, ư của đức Phật chẳng có tội nghiệp, mà hết thảy các lầm lỗi đều chẳng có. Lại tán thán định lực của Phật. “Định” là nói trong tâm đức Phật chẳng có tí xíu vọng niệm nào! Dấy lên ư niệm đều là ư niệm thanh tịnh, chẳng có lúc nào không ở trong Định. Lại nói Huệ, nói đến trí huệ của Phật. Trí huệ của Phật viên măn nhất, quang minh nhất. Lũ b́nh phàm chúng ta nói đến chuyện “khai trí huệ”, nhưng phàm phu mê hoặc, điên đảo, trí huệ ở chỗ nào? Học Phật khai trí huệ, mở ra một tia ánh sáng, tuyệt vời thay! Trông thấy bản tánh! Khai một chút trí huệ, bèn có thể được hưởng thụ to lớn, sẽ chẳng luân hồi trong lục đạo. Thế mà toàn thể trí huệ của Phật là viên măn rốt ráo. Lại nói đến “giải thoát”. Thân tâm (thân thể và tâm lư) của Phật hết thảy đều chẳng có vướng mắc, c̣n bọn phàm phu chúng ta giống như bị dây thừng trói chặt, chẳng được tự do. Kẻ b́nh phàm chẳng biết, [cứ biện bác]: “Quư vị tự ḿnh hoạt động mà! Cớ sao chẳng thể tự do?” Thật ra, bọn phàm phu chúng ta rất đáng thương! Há có tự do ǵ đâu? Điều quan trọng nhất là sanh tử chẳng được tự do. Ngoài ra, đối với công việc và cuộc sống của chúng ta trong nhân gian này, quư vị sống trong hoàn cảnh nào? Chúng ta có tự do ǵ? Để ra khỏi nước, c̣n phải hoàn thành đủ thứ thủ tục, c̣n phải có đủ thứ điều kiện, chỗ nào có thể đến, chỗ nào bị hạn chế chẳng thể đến, đều là chẳng tự do. Đức Phật th́ hết thảy đều tự do, chẳng có bất cứ trói buộc nào! Lại c̣n có Giải Thoát Tri Kiến, [nghĩa là] đối với chính ḿnh đă hoàn toàn giải thoát, liễu giải toàn bộ, hết thảy được đại tự tại, hoàn toàn liễu giải. Đó là Giải Thoát Tri Kiến. Năm thứ ấy được gọi bằng danh từ Phật học là Ngũ Phần Pháp Thân (năm phần Pháp Thân). Năm thứ ấy đều là Pháp Thân của Phật. Pháp Thân của Phật nói tách ra sẽ có năm ư nghĩa, tức năm phần Pháp Thân. Vị thiện tri thức ấy lại c̣n tán thán năm phần Pháp Thân của A Di Đà Phật, cũng đều nói cho người sắp đọa địa ngục biết.

          “Thử nhân văn dĩ”: Sau khi người sắp đọa địa ngục nghe vị thiện tri thức ấy nói về oai đức của thập lực, thần lực của quang minh, cùng với năm phần Pháp Thân của A Di Đà Phật như trên đây,“trừ bát thập ức kiếp sanh tử chi tội”, “trừ” () là diệt trừ, diệt trừ tội sanh tử của người ấy từ tám mươi ức kiếp cho tới nay. Một kỳ sanh mạng của đời người chúng ta là vài chục năm, dài nhất là sống tới một trăm tuổi! Thời gian một trăm năm ngắn ngủi ngần ấy! Từng đời tích lũy lại, thời gian có tới tám mươi ức kiếp, sanh mạng trong quá tŕnh dài lâu như vậy đă tạo bao nhiêu tội nghiệp? Tội nghiệp sanh tử đấy nhé! Trong khi ấy, nghe thiện tri thức giảng về oai đức, thần lực v.v… của đức Phật, người ấy lập tức diệt trừ những tội nghiệp đó. “Địa ngục mănh hỏa” vốn là các thứ lửa trong địa ngục, các thứ lửa mạnh mẽ cùng lúc kéo đến, khi ấy, sẽ “hóa vi thanh lương phong”, lửa dữ biến thành một luồng gió mát lành. V́ sao có thể chuyển biến to lớn như thế? Công đức của đức Phật có sức mạnh chẳng thể nghĩ bàn!

          Xem Quán Kinh tới đây, hăy ngẫm xem! Công khóa sớm tối chúng ta niệm A Di Đà Phật. Thông thường, hễ có thời gian rảnh rỗi, trong tâm bèn nghĩ đến A Di Đà Phật, niệm Phật, nhớ Phật. Niệm một câu Phật hiệu chính là “nghe đạo”. Chúng ta dùng cái tâm chí thành để niệm một câu Phật hiệu, có thể tiêu trừ tội sanh tử trong tám mươi ức kiếp y hệt, có sức mạnh to lớn ngần ấy! Do vậy, chúng ta gắng hết sức niệm Phật cho nhiều, niệm một câu Phật hiệu bèn có công đức của một câu Phật hiệu. Có lẽ, quư vị sẽ hỏi: “Chúng ta niệm Phật nhiều ngần ấy, v́ sao c̣n có khá nhiều chướng ngại?” Trong phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện của kinh Hoa Nghiêm đă nói rành rẽ: Từ vô thỉ kiếp tới nay, bọn chúng ta luôn tạo nghiệp. Nếu tội nghiệp có h́nh tướng, tận cùng hư không đều chẳng có cách nào dung nạp. Có thể thấy là chúng ta tạo tội nghiệp quá ư là nhiều. So sánh giữa tám mươi ức kiếp và “từ vô thỉ kiếp”, vẫn chẳng thấm vào đâu! V́ thế, chúng ta niệm một câu Phật hiệu, mặc dầu có thể tiêu khá nhiều tội nghiệp, chúng ta hăy c̣n có nhiều tội nghiệp chẳng tiêu hơn nữa. Do mối quan hệ này, chúng ta phải dấy lên tín tâm, dấy lên nguyện lực, tận lực niệm như vậy, niệm rất tự nhiên, tội nghiệp sẽ có thể tiêu trừ, giảm khinh mỗi ngày. Nếu chẳng tiêu trừ được, chúng ta vẫn có thể đới nghiệp văng sanh, sẽ chẳng có vấn đề ǵ! Thoạt nh́n, mọi người đều có thiện căn, như người ngu trong kinh này khi mạng chung mới gặp gỡ thiện tri thức, c̣n mọi người chúng ta hiện thời đang lúc tuổi trẻ, ngày tháng c̣n dài, nay đă có cơ hội tiếp xúc Phật pháp, học pháp môn Tịnh Độ. Thiện căn ấy chẳng phải là tiểu thiện căn, mà đại thiện căn rất to. Có thiện căn to tát ngần ấy, nếu một mực tinh tấn tu tập tiến lên, trong tương lai, văng sanh nhất định là chẳng có vấn đề ǵ! Trên đây là nói về nguyên nhân văng sanh, phần kinh văn tiếp theo đây sẽ nói về cái duyên văng sanh.

 

          (Kinh) Xuy chư thiên hoa, hoa thượng giai hữu Hóa Phật, Bồ Tát, nghênh tiếp thử nhân.

          ()吹諸天華。華上皆有化佛菩薩,迎接此人。

          (Kinh: Thổi các hoa trời, trên hoa đều có Hóa Phật, Bồ Tát, nghênh tiếp người ấy).

 

          “Xuy chư thiên hoa”: Nói tới gió trong mát được biến hóa ra [như đă nói trong đoạn trước] thổi hoa trời từ cơi trời rơi xuống. “Hoa thượng giai hữu Hóa Phật, Bồ Tát”: Trên mỗi hoa, đều có biến hóa Phật và biến hóa Bồ Tát, “Phật” chỉ A Di Đà Phật, “Bồ Tát” là Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát và c̣n có rất nhiều vị Bồ Tát nữa, đều là thân biến hóa. Những vị Hóa Phật, Hóa Bồ Tát ấy đến “nghênh tiếp thử nhân”, đều đến nghênh tiếp người sắp đọa địa ngục ấy. Người ấy không chỉ chẳng đọa địa ngục, mà c̣n có những vị Hóa Phật đến nghênh tiếp người ấy về Tây Phương Cực Lạc thế giới. Dưới đây là đoạn thứ ba, nói về sự chánh thức văng sanh.

 

          (Kinh) Như nhất niệm khoảnh, tức đắc văng sanh thất bảo tŕ trung liên hoa chi nội.

          ()如一念頃,即得往生七寶池中蓮華之內。

          (Kinh: Như trong khoảng một niệm, liền được văng sanh trong hoa sen nơi ao bảy báu).

 

          Đoạn này nói thời gian văng sanh hết sức mau chóng. “Như nhất niệm khoảnh”, dường như trong khoảng một niệm. Thời gian dấy một niệm nhanh ngần ấy. Chúng ta dấy lên một niệm, thậm chí chính ḿnh c̣n chưa cảm thấy, gần như là đă dấy thêm mấy niệm nữa rồi, nhanh chóng như vậy đó! Trong khoảng một niệm, “tức đắc văng sanh”, người ấy có thể văng sanh. Văng sanh nơi đâu? “Thất bảo tŕ trung liên hoa chi nội (Trong hoa sen nơi ao bảy báu): Văng sanh trong ao sen bảy báu của Tây Phương Cực Lạc thế giới. Trong ao bảy báu có rất nhiều hoa sen, [người ấy] sanh trong hoa sen. Kinh văn rất vắn tắt, hễ sanh vào trong hoa sen, hoa sen liền bao phủ người ấy.

 

          (Kinh) Kinh ư lục kiếp, liên hoa năi phu. Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, dĩ phạm âm thanh, an ủy bỉ nhân, vị thuyết Đại Thừa thậm thâm kinh điển. Văn thử pháp dĩ, ứng thời tức phát vô thượng đạo tâm.

          ()經於六劫,蓮華乃敷。觀世音、大勢至,以梵音聲,安慰彼人,為說大乘甚深經典。聞此法已,應時即發無上道心。

          (Kinh: Trải qua sáu kiếp, hoa sen mới nở. Quán Thế Âm, Đại Thế Chí dùng tiếng Phạm âm an ủi người đó, v́ người đó nói kinh điển Đại Thừa rất sâu. Nghe pháp ấy rồi, ngay lập tức phát vô thượng đạo tâm).

 

          “Kinh ư lục kiếp”: Người văng sanh ấy trải qua thời gian sáu kiếp dài ngần ấy, “liên hoa năi phu”, hoa sen bèn nở. Khi hoa sen nở, người ấy chẳng thấy Phật, mà thấy “Quán Thế Âm, Đại Thế Chí” Bồ Tát. Hai vị đại Bồ Tát ấy “dĩ phạm âm thanh”, “phạm âm thanh” là âm thanh thanh tịnh của Phạm Thiên trong thế gian này. Nói đến âm nhạc, âm nhạc trong nhân gian dẫu hay đến đâu đi nữa, vẫn chẳng thể sánh bằng phạm âm. Đó là [âm thanh] thanh tịnh nhất, đẹp đẽ nhất! Hai vị đại Bồ Tát dùng âm thanh đẹp đẽ giống như phạm âm thanh để “an ủy bỉ nhân”. Không chỉ là an ủi kẻ đó, lại c̣n “vị thuyết Đại Thừa thậm thâm kinh điển”, v́ người ấy giảng kinh điển Đại Thừa rất sâu. “Văn thử pháp dĩ”, sau khi người ấy nghe đạo lư trong kinh điển Đại Thừa rất sâu, “ứng thời”, ngay lập tức, vào đúng lúc ấy “tức phát vô thượng đạo tâm”, phát vô thượng đạo tâm chính là cái tâm nhất định mong cầu thành Phật, phát tâm thành Phật.

          Hạ Phẩm Trung Sanh và Hạ Phẩm Thượng Sanh c̣n có chỗ khác biệt, quư vị có thể đối chiếu để thấy: Hạ Phẩm Thượng Sanh là sau khi văng sanh bốn mươi chín ngày, hoa sen mới nở, tức là trải qua bốn mươi chín ngày hoa sen bèn nở. Hạ Phẩm Trung Sanh phải trải qua sáu kiếp hoa sen mới nở. Thời gian lâu hơn bốn mươi chín ngày quá nhiều. Lại nữa, Hạ Phẩm Thượng Sanh phải sau mười tiểu kiếp mới trọn đủ Bách Pháp Minh Môn, nhưng Hạ Phẩm Trung Sanh chẳng trọn đủ Bách Pháp Minh Môn, chỉ nói “nghe pháp xong, phát vô thượng đạo tâm”. Trong phẩm trước, [kinh văn có nói] sau bốn mươi chín ngày, sau khi hoa sen nở, nghe hai vị Bồ Tát thuyết pháp, [hành giả] liền phát vô thượng đạo tâm. Ở đây, là trải qua sáu kiếp mới phát vô thượng đạo tâm, đấy là chỗ khác biệt đôi chút. Phải biết: Thời gian sáu kiếp tuy dài, nhưng ở trong hoa sen c̣n tốt đẹp hơn ở trong hoàng cung của nhân gian rất nhiều. Đừng nói là hoàng cung chẳng sánh bằng hoa sen, ngay cả thiên cung trên cơi trời cũng chẳng sánh bằng hoa sen. Do vậy, tuy hoa sen sáu kiếp mới nở, nhưng ở trong ấy, hết sức hưởng thụ, hết sức sung sướng. Chúng ta phải liễu giải điều này.

 

          (Kinh) Thị danh Hạ Phẩm Trung Sanh giả.

          ()是名下品中生者。

          (Kinh: Đó gọi là Hạ Phẩm Trung Sanh).

         

          Sau khi đă nói nhân duyên văng sanh và lợi ích sẽ đạt được sau khi văng sanh như trên đây, bèn dùng câu trên đây để kết luận. Đó là Hạ Phẩm Trung Sanh. Hôm nay tôi nói đến chỗ này.

 

Tập 49

 

          Thưa các vị giáo sư, các vị đại đức, các vị đồng tu, xin mở kinh bổn, bắt đầu từ hàng thứ hai ở cuối trang hai mươi chín. Tôi đọc trước một đoạn kinh văn.

 

          (Kinh) Phật cáo A Nan, cập Vi Đề Hy: “Hạ Phẩm Hạ Sanh giả, hoặc hữu chúng sanh, tác bất thiện nghiệp, Ngũ Nghịch, Thập Ác, cụ chư bất thiện. Như thử ngu nhân, dĩ ác nghiệp cố, ưng đọa ác đạo, kinh lịch đa kiếp, thọ khổ vô cùng. Như thử ngu nhân, lâm mạng chung thời, ngộ thiện tri thức, chủng chủng an ủy, vị thuyết diệu pháp, giáo linh niệm Phật. Bỉ nhân khổ bức, bất hoàng niệm Phật. Thiện hữu cáo ngôn: - Nhữ nhược bất năng niệm bỉ Phật giả, ưng xưng Vô Lượng Thọ Phật. Như thị chí tâm, linh thanh bất tuyệt, cụ túc thập niệm, xưng Nam-mô A Di Đà Phật. Xưng Phật danh cố, ư niệm niệm trung, trừ bát thập ức kiếp sanh tử chi tội”.

          ()佛告阿難,及韋提希:下品下生者,或有眾生,作不善業,五逆十惡,具諸不善。如此愚人,以惡業故,應墮惡道,經歷多劫,受苦無窮。如此愚人,臨命終時,遇善知識,種種安慰,為說妙法,教令念佛。彼人苦逼,不遑念佛。善友告言:汝若不能念彼佛者,應稱無量壽佛。如是至心,令聲不絕,具足十念,稱南無阿彌陀佛。稱佛名故,於念念中,除八十億劫生死之罪。

          (Kinh: Đức Phật bảo ngài A Nan và bà Vi Đề Hy: “Hạ Phẩm Hạ Sanh là nếu có chúng sanh, tạo nghiệp chẳng lành, Ngũ Nghịch, Thập Ác, đủ các điều bất thiện. Kẻ ngu như thế, do v́ ác nghiệp, đáng đọa ác đạo trải qua nhiều kiếp, chịu khổ vô cùng. Kẻ ngu như thế, khi lâm chung, gặp thiện tri thức an ủi mọi lẽ, nói diệu pháp cho người ấy, truyền bảo niệm Phật. Người đó bị sự khổ bức bách, chẳng rảnh rang để niệm Phật. Bạn lành bảo rằng: ‘Nếu ngươi không thể niệm đức Phật ấy, hăy nên xưng danh Vô Lượng Thọ Phật’. Chí tâm như thế, khiến cho tiếng niệm chẳng dứt, trọn đủ mười niệm, xưng Nam-mô A Di Đà Phật. Do xưng danh hiệu Phật, trong mỗi niệm, trừ tội sanh tử trong tám mươi ức kiếp”).

 

          Hôm nay, nói về Hạ Phẩm Hạ Sanh. Sau khi nói xong phần Hạ Phẩm Hạ Sanh, coi như đă giảng xong mười sáu phép Quán trong Quán Kinh. Ở đây, phải đặc biệt chú ư: Thông thường, chúng ta học Tiểu Bổn Di Đà Kinh, tức Phật Thuyết A Di Đà Kinh, bộ kinh ấy chuyên dạy về Tŕ Danh Niệm Phật, mà phần trước của Thập Lục Quán Kinh chủ yếu là nói về Quán Tưởng Niệm Phật. Quán Tưởng Niệm Phật phải có trí huệ rất cao, năng lực lư giải rất mạnh, lại c̣n phải hội đủ các điều kiện th́ mới có thể dùng công phu ấy. C̣n đối với kẻ b́nh phàm, rất khó sử dụng Quán Tưởng Niệm Phật. V́ lẽ này, sau khi Thập Lục Quán Kinh nói xong phép Quán thứ mười ba, chẳng nói về cách Quán Tưởng Niệm Phật nữa, bắt đầu từ phép Quán thứ mười bốn, đối với ba phép Quán mười bốn, mười lăm và mười sáu, giảng giải phương pháp văng sanh trong ba bậc chín phẩm. Ba bậc chín phẩm là bậc Thượng có ba phẩm, tức Thượng Phẩm, Trung Phẩm, và Hạ Phẩm. Bậc Trung cũng chia thành ba phẩm Thượng, Trung, Hạ, cho đến phép Quán thứ mười sáu nói về ba phẩm thuộc bậc Hạ. Trong các phần trước đă nói về Hạ Phẩm Thượng Sanh và Hạ Phẩm Trung Sanh; hôm nay, tôi sẽ nói về Hạ Phẩm Hạ Sanh.

          Chúng tôi vừa mới đọc kinh văn, mọi người cũng đă thấy: Người Hạ Phẩm Hạ Sanh là chúng sanh tạo ác nghiệp hết sức nhiều, nhưng khi mạng chung, gặp thiện tri thức, kết quả là người ấy có thể văng sanh. Đúng là chuyện phi phàm! Sau khi chúng ta liễu giải sự thật này, hăy đặc biệt nghĩ: Chúng ta tu pháp môn Tŕ Danh Niệm Phật, chỉ cần dựa theo phương pháp để tu tŕ, trong một đời này, tuyệt đối có thể thành tựu văng sanh. Một mai, thành tựu văng sanh, vấn đề to lớn là sanh tử luân hồi trong lục đạo từ nhiều đời nhiều kiếp đến nay đă được giải quyết hoàn toàn. V́ vậy, có thể thấy pháp môn này quá trọng yếu! Trong kinh cũng có nói: “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Chúng ta đă được làm thân người, cũng được nghe Phật pháp, đặc biệt là nghe pháp môn Tŕ Danh Niệm Phật có thể thành tựu ngay trong đời này. Hăy ngẫm xem! Nhân duyên này chẳng phải là ngẫu nhiên, ắt cũng là do từ nhiều đời nhiều kiếp đến nay gieo thiện căn th́ mới có thể nghe pháp môn thuần túy tốt đẹp này. Sau khi liễu giải tầm quan trọng của pháp môn này, chúng ta ở trong nhân gian, hăy ngẫm xem, bất luận gặp phải bất cứ vấn đề khó khăn nào, đều cảm thấy chẳng liên quan, chẳng khẩn yếu! Vấn đề dẫu khó khăn cách mấy, vẫn chẳng thể sánh bằng vấn đề sanh tử. Vấn đề sanh tử đă được giải quyết, há c̣n có những vấn đề to lớn nào khác nữa ư? Do vậy, trong hằng ngày, chúng ta gặp gỡ, bất luận trong phương diện công việc, hoặc phương diện sự vụ b́nh thường, khi tiếp xúc, qua lại cùng người khác, chuyện đắc ư hay chuyện trái ư, đều chẳng thể tốt đẹp bằng pháp môn Niệm Phật. Sau khi chúng ta đă học pháp môn này, ngàn muôn phần đừng bị ảnh hưởng bởi chuyện tốt hay chuyện xấu trong thế gian. Thuận cảnh trong thế gian cố nhiên chẳng ảnh hưởng chúng ta tu pháp môn này. Đối với nghịch cảnh, dẫu là hoàn cảnh bất hảo đến mấy đi nữa, cũng chẳng bị ảnh hưởng. Đối với điều này, khi chúng ta nghiên cứu Hạ Phẩm Hạ Sanh, phải đặc biệt có nhận thức này!

          Hăy xem kinh văn: “Phật cáo A Nan, cập Vi Đề Hy”, Thích Ca Mâu Ni Phật bảo tôn giả A Nan và phu nhân Vi Đề Hy. Hai vị này là bậc đương cơ của Thập Lục Quán Kinh. “Hạ Phẩm Hạ Sanh giả”, trước hết nêu ra danh xưng của phẩm này. “Hoặc hữu chúng sanh, tác bất thiện nghiệp” (Nếu có chúng sanh tạo nghiệp bất thiện): Người Hạ Phẩm Hạ Sanh là hạng người nào? Loại chúng sanh này tạo nghiệp bất thiện, tức là chúng sanh tạo ác nghiệp. Nếu tu pháp môn b́nh thường, kẻ ấy chẳng có nhân cách của một người b́nh phàm, chẳng đáng gọi là “một người kiện toàn”. Kẻ gây tạo nghiệp bất thiện tức là tạo ác nghiệp, tạo những ác nghiệp ǵ? Gây lộn hoặc chửi bới người khác, trộm cắp, cướp đoạt, đều là những ác nghiệp. “Ngũ Nghịch, Thập Ác”, Ngũ Nghịch là năm thứ đại nghịch bất đạo. Chẳng cần nói chi tiết về Ngũ Nghịch, chỉ nói những chuyện chúng ta dễ hiểu: Giết cha hay mẹ của chính ḿnh. Đấy đều là chuyện đại nghịch bất đạo. Hoặc giết người đă chứng quả vị La Hán, đấy cũng là đại nghịch. Lại c̣n có kẻ làm thân Phật chảy máu. Thuở Thích Ca Mâu Ni Phật tại thế, có chúng sanh ác độc từ trên núi đẩy một tảng đá lớn xuống, mong sẽ đè chết đức Phật. Bậc đă thành Phật có c̣n gặp phải tai nạn ấy hay chăng? Bị hộ pháp Vi Đà Bồ Tát ở trong hư không dùng chày kim cang ngăn đỡ, chỉ rớt một miếng đá nhỏ văng trúng chân đức Phật, chảy máu. Đó là “xuất Phật thân huyết”, cũng là một tội ác lớn. Nay Thích Ca Mâu Ni Phật chẳng tại thế (không trụ trong thế gian này), giả sử có chúng sanh hủy hoại Phật pháp, hủy hoại tượng Phật, trong tâm ôm giữ ư niệm tội ác, đều là phạm tội to lớn giống hệt, đều là đại nghịch bất đạo. Phạm loại đại tội ấy, đáng sợ thay! Có nhân, ắt có quả! Chẳng thể nào không đọa địa ngục. Đọa địa ngục ǵ vậy? Địa ngục có rất nhiều loại, loại khổ nhất gọi là A Tỳ địa ngục. Phạm tội Ngũ Nghịch, tất nhiên đọa vào A Tỳ địa ngục. Thập Ác là mười loại ác nghiệp, thân tạo giết, trộm, dâm, miệng tạo bốn thứ ác nghiệp như vọng ngữ v.v… Ư có ba thứ ác nghiệp là tham, sân, si. “Cụ chư bất thiện” (Trọn đủ các điều bất thiện), “cụ” () là nói gộp chung, tất cả tội ác đều tạo (“cụ” là hoàn toàn). Mọi thứ đại tội nghiệp thuộc về Ngũ Nghịch, Thập Ác đều tạo, c̣n có những tội nghiệp nhỏ hơn cũng đều tạo, th́ gọi là “cụ chư bất thiện”.

          “Như thử ngu nhân”, “như thử” (如此) là giống như vậy, kẻ không điều ác nào chẳng làm như thế, đương nhiên là kẻ ngu. Người có trí huệ có dám tạo ác nghiệp hay chăng? “Dĩ ác nghiệp cố”, v́ tạo ác nghiệp nhiều ngần ấy, do nhân duyên ấy, “ưng đọa ác đạo”, đáng phải nên đọa lạc trong ác đạo. Ác đạo nặng nhất chính là địa ngục đạo. “Kinh lịch đa kiếp, thọ khổ vô cùng” (Trải qua nhiều kiếp, chịu khổ vô cùng), hễ đọa địa ngục th́ kinh khủng lắm! Thọ mạng trong địa ngục dài nhất, thọ mạng trong nhân gian ngắn ngủi. Ngắn ngủi vài chục năm, hoặc một trăm năm, qua đi rất nhanh. Trên cơi trời, thọ mạng trong Dục Giới Thiên dài hơn nhân gian, Sắc Giới Thiên dài hơn nữa, nhưng hễ đọa địa ngục, thọ mạng sẽ dài khôn cùng! Ở trong ấy, có thọ mạng dài ngần ấy để làm ǵ? Chẳng phải là để hưởng thụ, mà là để chịu khổ. Địa ngục rất khổ! Trong kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện có nói đủ mọi t́nh huống khổ sở trong cơi địa ngục, quá đáng sợ! V́ thế, một mai tạo đại tội Ngũ Nghịch, tất nhiên là phải đọa trong địa ngục. Hễ đọa vào địa ngục, sẽ “kinh lịch đa kiếp” (trải qua nhiều kiếp). Thọ mạng của chúng ta trong nhân gian là vài chục năm, chốc lát sẽ qua đi, đọa vào địa ngục sẽ là “nhiều kiếp”, có thể thấy lâu dài cỡ nào! Trong địa ngục, kinh văn h́nh dung: “Thọ khổ vô cùng”, nghĩa là đau khổ không chịu nổi. Chịu không nổi sẽ chết, nhưng sau khi đă chết, gió nóng trong địa ngục vừa thổi qua, sẽ sống lại, giống như h́nh pháp của quốc gia vào thời cổ, dùng h́nh cụ để trừng trị tội nhân. Để lấy khẩu cung, dùng trượng đánh cho đến hôn mê; sau đó, dùng nước xối lên để kẻ ấy tỉnh lại. Trong địa ngục, hứng chịu mọi nỗi khổ, bị đủ mọi dụng cụ hành h́nh giáng xuống thân. Chịu không nổi bèn chết, đă chết rồi sống lại. Chịu tội như vậy, trải qua nhiều kiếp, mới có thể thoát ra. Sau khi thoát ra, hoàn toàn chẳng phải là ngay lập tức sanh vào cơi trời hoặc nhân gian. Hoàn toàn chẳng được tiện nghi như vậy! Từ địa ngục thoát ra, do hăy c̣n có tội báo chưa giải quyết xong, chẳng sanh vào quỷ đạo, sẽ sanh trong súc sanh đạo, vẫn là thọ báo trong tam đồ. Sau khi đă thọ báo xong, mới sanh vào nhân gian, hoặc sanh vào những đường khác. Hăy ngẫm xem, hễ đọa vào địa ngục, khi nào mới có thể thoát ly hoàn cảnh đau khổ ấy? Nghĩ đến đây, đáng sợ quá!

          Chúng ta thấy trong kinh văn có nói: Kẻ ngu tạo ác nghiệp nhiều như thế, nhất định là sẽ đọa địa ngục, sẽ trải qua nhiều kiếp chịu khổ vô cùng. Nhưng chúng ta hăy ngẫm xem: Hiện thời, tất cả mọi người chúng ta đều học đạo, cũng chẳng thể tạo những ác nghiệp ấy, nhưng chúng ta thấy chúng sanh trong thời đại này, bất luận chỗ nào trong nước hay ngoài nước, đều có hạng chúng sanh [tạo] tội ác ấy. Xét theo phương diện báo chí và truyền thông tại Đài Loan, chuyện giết cha, giết mẹ rất nhiều! Tuy chúng ta chẳng tạo ác nghiệp, nhưng các vị phải liễu giải: Phật pháp là tâm pháp. Khi đă hiểu tâm pháp, sẽ biết những chuyện ấy hết sức nguy hiểm. Duy Thức Học đă nói rơ ràng: Những việc chúng ta mắt thấy, tai nghe, dường như chuyện đó chẳng dính dáng đến ta. Lấy ngay chuyện “giết cha, giết mẹ” để nói, vốn là kẻ khác tạo ác nghiệp, chúng ta do xem TV hay đọc báo chí mà thấy, hoặc tai nghe chuyện đó. Sự thật ấy sẽ nhờ vào Nhĩ Thức hoặc Nhăn Thức truyền tới thức thứ tám, tàng trữ trong thức thứ tám, trở thành một chủng tử trong thức thứ tám của chính chúng ta. Chủng tử ác nghiệp ấy trong tương lai, khi gặp bao nhiêu duyên phận, nhân duyên hội đủ (chủng tử là nhân), nó sẽ từ thức thứ tám dấy lên hiện hành, sẽ biến thành [ác nghiệp] của chính ḿnh.

          Người học giáo dục sẽ biết, [giáo dục] vốn là mô phỏng. Mô phỏng th́ trước hết phải hấp thụ từ kẻ khác, ấn tượng in vào trong ư thức của chính ḿnh; sau đấy, lại từ tâm lư của chính ḿnh biểu hiện ra. Đấy là mô phỏng người ta. Sau khi đă mô phỏng cho đến khi biểu hiện thành hành vi của chính ḿnh, chẳng phải là chính ḿnh th́ là ai vậy? V́ thế, đừng nghĩ “nay chúng ta đang học Phật, nay chúng ta chẳng tạo tác những chuyện ấy”. Nếu chúng ta chẳng học pháp môn Niệm Phật cầu đới nghiệp văng sanh thế giới Cực Lạc, học Phật ở trong thế gian này, chúng ta tiến tới một bước sẽ bị hoàn cảnh ác nghiệp đầy dẫy kéo tuột về sau, lùi lại mấy bước! Chúng ta thời thời khắc khắc tiếp xúc hoàn cảnh xấu hèn và chúng sanh tạo ác nghiệp ở bên ngoài. Chúng ta chẳng có tâm lư học theo, nhưng tự nhiên giống như một cái máy chụp h́nh ở trong tâm chúng ta, tự nhiên chụp [hoàn cảnh bên ngoài] đưa vào trong tâm. Sau khi đă “chụp h́nh” rồi, trong tương lai, nhân duyên hội đủ, chính ḿnh sẽ biểu diễn, đáng sợ ngần ấy! Chúng ta học Phật, cố nhiên phải khuyên bảo người khác học Phật, quan trọng nhất là chính ḿnh phải luôn đề cao cảnh giác. Trong hiện thời, chẳng học pháp môn Niệm Phật, chẳng học Tŕ Danh Niệm Phật, chẳng cầu đới nghiệp văng sanh ngay trong đời này, hễ chuyển thế sanh sang đời sau, t́nh huống xấu hèn đến mức độ nào, bản thân chúng ta chẳng dám tưởng tượng!

          “Như thử ngu nhân, lâm mạng chung thời, ngộ thiện tri thức”: Kẻ ngu si ấy, tạo lắm ác nghiệp ngần ấy, đến khi thọ mạng chấm dứt, tức là sắp chết, nào ngờ gặp thiện tri thức. Vị thiện tri thức ấy thông hiểu Phật pháp, “chủng chủng an ủy, vị thuyết diệu pháp”, [nghĩa là] vị thiện tri thức ấy dùng đủ mọi phương pháp để an ủi kẻ ngu (mọi người chúng ta đều học Bồ Tát đạo, thông hiểu Phật pháp, khuyên người khác học Phật, đều là thiện tri thức). Vị thiện tri thức ấy chẳng v́ kẻ ngu ấy đă tạo đủ mọi ác nghiệp trong đời trước mà ghét bỏ kẻ ấy. Tới lúc đó, thấy kẻ ấy sắp chết, bèn phát tâm từ bi, dùng đủ mọi phương pháp để an ủi kẻ đó. Trước hết, khiến cho cái tâm người ấy an định, “vị thuyết diệu pháp”, [nghĩa là] v́ kẻ ấy nói diệu pháp của đức Phật. Tới khi một người sắp chết th́ bất cứ đạo lư nào trong thế gian, bất cứ loại học vấn thế gian nào dẫu hay ho cách mấy đi nữa, cũng đều vô dụng. Dẫu là một nhà đại học vấn trên thế giới đi nữa, tới khi ấy, cũng đều vô dụng. Dẫu có tiền bạc th́ đến khi ấy cũng chẳng mua được [mạng sống], cũng chẳng có cách nào! Chỉ có Phật pháp, Phật pháp là diệu pháp. Sau khi đă v́ người ấy nói diệu pháp, “giáo linh niệm Phật” [nghĩa là thiện tri thức] dạy người ấy hăy ngay lập tức niệm Phật. Quư vị hăy xem phần văn tự ở đây, phải hiểu diệu pháp, dựa trên diệu pháp để niệm Phật. Hiểu đạo lư niệm Phật chính là mức độ rất cao!

          “Thử nhân khổ bức, bất hoàng niệm Phật”: Kẻ ngu tạo ác nghiệp ấy, bị đau khổ bức bách, nỗi khổ ngày càng dồn đến gần, chẳng kịp niệm Phật. “Bất hoàng” (不遑) là chẳng có lúc rảnh rang, xảy đến chẳng kịp trở tay! Nói cách khác, cũng chẳng có cách nào niệm Phật. Chẳng kịp niệm Phật th́ khi ấy phải làm sao? Đă hiểu đạo lư, nhưng niệm Phật chẳng kịp. Quư vị có thể suy ra mà biết! Do vậy, nghiên cứu kinh văn th́ phải “tùy văn nhập Quán”. Đối với t́nh huống đă nói trong kinh văn, kẻ tạo ác nghiệp khi lâm chung hứng chịu đau khổ, dẫu có thiện tri thức chỉ dạy, nhưng chẳng niệm Phật được, nơi cửa ải sanh tử ấy, có thể nói là khổ sở rất khó tưởng tượng được!

          “Thiện hữu cáo ngôn: Nhữ nhược bất năng niệm bỉ Phật giả, ưng xưng Vô Lượng Thọ Phật”. “Thiện hữu” (善友) là thiện tri thức bảo kẻ ngu: “Nếu ngươi không thể niệm đức Phật ấy, nếu ngươi chẳng thể hiểu đạo lư như đă nói trên đây để niệm Phật, hăy nên xưng Vô Lượng Thọ Phật”. Xưng () là xưng danh. Coi như là trong tâm chẳng thể định, chẳng có cách nào niệm Phật như vậy. Hễ miệng c̣n có thể động, chẳng quản trong tâm loạn đến cỡ nào, đau khổ như thế nào, nay ngươi chỉ cần nghe lời ta, miệng ngươi gắng gượng phát ra tiếng niệm Vô Lượng Thọ Phật. Vô Lượng Thọ Phật là A Di Đà Phật (dịch sang nghĩa tiếng Hán là Vô Lượng Thọ Phật, tiếng Ấn Độ là A Di Đà Phật). “Ưng xưng” (Hăy nên xưng niệm): “Xưng” () là dùng miệng phát ra âm thanh, [thốt ra] âm thanh từng chữ một, niệm chẳng ngừng, dạy người ấy cách thức như vậy. Tuy trong tâm chẳng niệm được, trước hết, hăy dùng miệng để phát ra âm thanh ḥng niệm như vậy. “Như thử chí tâm, linh thanh bất tuyệt”: Chí tâm như vậy, dùng âm thanh dẫn phát tâm lư người ấy (cái tâm vốn loạn). Từ miệng gắng gượng phát ra âm thanh từng chữ, dẫn dắt tâm lư đang khổ sở của người ấy, nhất tâm cầu cứu, cầu A Di Đà Phật tới cứu kẻ ấy, khiến cho âm thanh xưng niệm Phật hiệu chẳng dứt. Chớ nên đoạn dứt, âm thanh vẫn một mực ǵn giữ măi. “Cụ túc thập niệm, xưng Nam-mô A Di Đà Phật” (Đầy đủ mười niệm, xưng Nam-mô A Di Đà Phật). Mười niệm là ǵ? Mười niệm là mười hơi. Một hơi niệm chừng bấy nhiêu nhiêu câu Phật hiệu, niệm mười hơi gọi là “thập niệm”. Mười hơi ấy đều là kêu gọi. “Xưng” () là hô hoán. Một kẻ đang đau khổ, tuyệt vọng, sẽ phát ra tiếng hô hoán, hô hoán Nam-mô A Di Đà Phật. Tiếp tục niệm chẳng ngừng, niệm suốt mười hơi!

          “Xưng Phật danh cố, ư niệm niệm trung, trừ bát thập ức kiếp sanh tử chi tội”, do nguyên nhân xưng danh hiệu Phật, khi niệm mỗi câu Phật hiệu, sẽ trừ diệt tội sanh tử trong tám mươi ức kiếp. Thời gian tám mươi ức kiếp rất dài! Thời gian một kiếp dài cỡ nào? Từ một cho đến mười, đến trăm, đến ngàn, lại tăng đến tám mươi ức, hăy ngẫm xem, thời gian ấy dài cỡ nào? Nói theo chúng sanh trong nhân đạo, cổ nhân bảo: “Nhân sanh thất thập cổ lai hy” (Người sống đến bảy mươi tuổi xưa nay hiếm). Nếu coi như tuổi thọ là một trăm năm, một đời là một trăm năm, mười đời mới là một ngàn năm, một trăm đời mới là một vạn năm, một vạn năm đem so với một kiếp, nhỏ bé đến nỗi đáng thương! Kẻ ấy đời đời kiếp kiếp tạo ác nghiệp, tội nghiệp sanh tử đă gây tạo, tích lũy trong tám mươi ức kiếp dài lâu như vậy, do niệm một câu Phật hiệu, khiến cho những tội nghiệp sanh tử đă tạo trong quăng thời gian dài ngần ấy lập tức trừ diệt. Hăy ngẫm xem, danh hiệu A Di Đà Phật chẳng thể nghĩ bàn như thế đó!

Đoạn này nói về cái nhân văng sanh của chúng sanh ấy (nguyên nhân văng sanh), chúng ta phải đặc biệt chú ư: V́ sao chúng sanh ác nghiệp như vậy có thể văng sanh? Điều quan trọng nhất là: Khi kẻ ấy lâm chung, có thể gặp thiện tri thức. Chẳng gặp thiện tri thức, nhất định sẽ đọa vào địa ngục A Tỳ! V́ sao có thể gặp thiện tri thức? Bất cứ chúng sanh nào, chẳng cần biết đời này đă tạo tội ác như thế nào, trong đời trước, ít nhiều th́ cũng đă làm những việc thiện, gieo các thiện căn. Thiện căn lớn nhất, quan trọng nhất chính là nghe Phật pháp. Trong phần trước, tôi đă nói: Trong hiện thời, chúng ta ở trong thế gian này, thấy nghe những tội Ngũ Nghịch sát hại cha mẹ, những ấn tượng ấy gieo vào ruộng tám thức, biến thành chủng tử của chính ḿnh. Đấy là một phương diện chẳng tốt lành. Nói ngược lại, những phương diện tốt lành như nghe Phật pháp, thậm chí chỉ nghe một câu danh hiệu Phật, cũng in vào trong ruộng tám thức, biến thành chủng tử của chính ḿnh. Chủng tử ấy chính là thiện căn. Kẻ ngu ấy trong đời quá khứ tất nhiên là đă nghe Phật pháp, nhất là nghe danh hiệu A Di Đà Phật. V́ thế, trong khi sanh tử then chốt này, sẽ gặp gỡ thiện tri thức. Nếu chẳng có mảy may nhân duyên với Phật pháp, sẽ chẳng thể gặp gỡ. Nói theo phương diện này, chúng ta hành Bồ Tát đạo, hăy truyền bá Phật hiệu và Phật pháp cho nhiều, bất luận kẻ khác tin tưởng hay không, đều khiến cho kẻ khác gieo trồng thiện căn, sẽ đều là công đức vô lượng.

          C̣n một tầng [ư nghĩa] nữa chúng ta phải chú ư: Đừng nghĩ [do thấy] chúng sanh ác nghiệp như vậy, lâm chung gặp gỡ thiện tri thức bèn có thể văng sanh, [bèn tưởng rằng kẻ ác nào lúc lâm chung cũng có cơ hội văng sanh như vậy], kẻ b́nh phàm chẳng thể chắc ăn như thế đâu nhé! Nói theo người b́nh phàm, tỷ lệ ấy đă ít ỏi lại càng ít ỏi hơn! Hăy xem những kẻ tạo ác trong hiện thời, khi lâm chung đều có thể gặp thiện tri thức hay không? Đều có thể văng sanh hay không? Nếu đúng là như vậy, mọi người cứ tạo ác nghiệp thoải mái, dẫu sao đến khi lâm chung, sẽ có thiện tri thức tới nhắc nhở. [Trên thực tế], cơ hội ấy quá ít! Chúng ta niệm Phật đă nhiều năm, vẫn chẳng dám tạo ác nghiệp, mà tận tâm tận lực tạo thiện nghiệp, vẫn chỉ sợ rằng trong tương lai, đến lúc lâm chung, chẳng có ai tới giúp chúng ta trợ niệm, sợ hăi chính ḿnh không thể chánh niệm phân minh, huống hồ kẻ tạo ác nghiệp! Có thể nào dự đoán sẵn là ắt sẽ có thiện tri thức đến [giúp đỡ] hay không? Chẳng thể đoan quyết điều đó được! Bản thân chúng ta nhất định phải khéo cảnh giác. Tổ sư khai thị: Thường ngày, hăy đừng làm các điều ác, vâng làm các điều lành. Đó chính là trợ công phu, phải đặc biệt chú trọng. Chánh công phu là niệm một câu danh hiệu A Di Đà Phật, như vậy th́ mới ổn thỏa.

          Dưới đây là đoạn thứ hai:

 

          (Kinh) Mạng chung chi thời, kiến kim liên hoa, do như nhật luân, trụ kỳ nhân tiền.

          ()命終之時,見金蓮華,猶如日輪,住其人前。

          (Kinh: Khi mạng chung, thấy hoa sen vàng như vầng mặt trời, ở trước người ấy).

 

          “Mạng chung chi thời”: Khi kẻ ngu ấy mạng chung, c̣n chưa tắt thở, “kiến kim liên hoa”, trông thấy hoa sen vàng, tức hoa sen kim sắc. “Do như nhật luân”, sáng rực rỡ như vầng thái dương to lớn, “trụ kỳ nhân tiền” (ở trước người ấy), dừng ngay trước mặt người sắp văng sanh. Đoạn thứ hai này nói về duyên, đoạn thứ nhất trong phần trên là nhân. [Do cái nhân ấy] cảm ứng cái duyên này, cảm ứng hoa sen kim sắc đến tiếp dẫn người ấy.

          Dưới đây là đoạn thứ ba:

 

          (Kinh) Như nhất niệm khoảnh, tức đắc văng sanh Cực Lạc thế giới.

          ()如一念頃,即得往生極樂世界。

(Kinh: Như trong khoảng một niệm, liền được sanh về thế giới Cực Lạc).

 

          Đây là đoạn thứ ba, hai đoạn trước nói về nhân và duyên đầy đủ, đoạn thứ ba nói về sự chánh thức văng sanh. Văng sanh nhanh chóng, nhanh chóng cỡ nào? “Như nhất niệm khoảnh” (Như trong khoảng một niệm), chúng ta dấy lên một niệm nhanh lắm! Khi một người sơ ư, sẽ dấy lên vài niệm mà vẫn chưa biết. Thời gian vừa mới dấy lên một niệm ngắn ngủi nhất, nhưng trong khoảng thời gian ngắn ngủi, tạm bợ ấy, chữ “khoảnh” () chỉ thời gian. Trong thời gian ngắn ngủi như một niệm, “tức đắc văng sanh Cực Lạc thế giới”, bèn sanh về thế giới Cực Lạc ở ngoài mười vạn ức cơi Phật xa xôi ngần ấy, văng sanh thế giới Cực Lạc! Đó là sự chánh thức văng sanh.

          Đọc kinh văn đến đây, nghiên cứu bộ kinh này, [sẽ thấy] văng sanh chẳng có vấn đề ǵ, văng sanh rất tốt đẹp! Văng sanh rất thuận lợi! Nếu dùng kinh khác để đối chiếu, [sẽ thấy] có một vấn đề, tổ sư cũng có chú giải. Lấy ngay ba kinh Tịnh Độ để nói, trong đó có kinh Vô Lượng Thọ, A Di Đà Phật khi làm tỳ-kheo Pháp Tạng, đă đối trước Thế Tự Tại Vương Phật, phát ra bốn mươi tám đại nguyện. Trong ấy, Ngài có nói chúng sanh từ mười phương thế giới muốn sanh về thế giới Cực Lạc, chỉ cần niệm danh hiệu A Di Đà Phật, đức Phật sẽ đều nghênh tiếp người ấy sanh về thế giới Cực Lạc. Nhưng có một điều: Chúng sanh tạo tội Ngũ Nghịch chẳng được bao gồm trong ấy! Nói cách khác, trong bốn mươi tám nguyện của kinh Vô Lượng Thọ, hễ là chúng sanh tạo tội Ngũ Nghịch, sẽ không thể văng sanh. Trong bộ kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật này, tức Thập Lục Quán Kinh, lại nói chúng sanh tạo tội Ngũ Nghịch cũng có thể văng sanh. Đấy chẳng phải là một vấn đề ư?

          Tổ sư giải thích: Trong bốn mươi tám nguyện, nói “chúng sanh Ngũ Nghịch không thể văng sanh” nhằm ư nghĩa cảnh cáo, nhằm dạy chúng sanh chớ nên tạo ác nghiệp, nhằm đề pḥng chuyện chưa xảy ra. Phàm là đối với những chúng sanh chưa tạo ác nghiệp, răn nhắc họ chớ nên tạo loại tội nghiệp ấy! Đấy là dự pḥng trước, có tác dụng ngăn ngừa. Quán Kinh nói tới kẻ đă tạo tội Ngũ Nghịch, tức là đă trót tạo, đức Phật từ bi, A Di Đà Phật từ bi như thế đó! Thấy chúng sanh khổ sở như vậy, chỉ cần họ xưng hô danh hiệu Phật, Ngài vẫn đến tiếp dẫn. Đấy là đạo lư ǵ? Nói tỷ dụ! Giống như cha mẹ dạy con thơ chớ nên làm chuyện xấu, chớ nên chạy lung tung bên ngoài. “Nếu con làm chuyện xấu, sẽ chẳng cho con về nhà!” Đó là cảnh cáo trước. Lỡ như con thơ làm chuyện xấu, quả nhiên, nó chẳng dám về nhà. Khi nó chẳng dám về nhà, cha mẹ sẽ lo âu: “Đứa nhỏ này đi đâu rồi?” Tuy nó làm chuyện xấu, lại bồn chồn mong sao trông thấy nó ngay lập tức! Hy vọng nó sẽ trở về nhà thật mau! Đó là tâm lư của cha mẹ. Thích Ca Mâu Ni Phật cũng thế, mà A Di Đà Phật cũng thế, bất cứ vị Phật nào đối với chúng sanh cũng đều có tâm lư giống như cha mẹ đối với con cái. Trước là cảnh cáo để ngăn ngừa con phạm lỗi, dạy con đừng nên làm chuyện xấu. Nếu làm chuyện xấu, nó vẫn là con cái của chính ḿnh, vẫn nghĩ cách giúp nó sửa lỗi, hướng thiện, quay đầu là bờ. Dựa vào điều này để suy nghĩ, chúng ta có thể thấy đức Phật rất từ bi!

          Nhưng chúng ta phải chú ư: Tuy đức Phật từ bi dường ấy, chúng ta vẫn phải khuyên bảo những kẻ b́nh phàm, ngàn muôn phần chớ nên tạo ác nghiệp, đừng ôm giữ tâm lư cầu may, cứ nghĩ “chúng ta tạo ác nghiệp th́ Phật giống như cha mẹ luôn quan tâm chúng ta. Trong tương lai, tất nhiên là vẫn có thể chiếu cố chúng ta”. Tuy nói chẳng sai, kẻ ấy khi lâm chung gặp gỡ thiện tri thức [nhắc nhở, sẽ xưng danh văng sanh], nhưng nếu chẳng gặp thiện tri thức th́ sao? Gặp thiện tri thức, chính ḿnh c̣n phải nghe lọt tai nữa. Nếu nghiệp chướng quá sâu, chẳng gặp thiện tri thức, hoặc gặp thiện tri thức mà vẫn chẳng nghe theo, vẫn là không xong mất rồi! Sẽ giống như đứa trẻ đă làm chuyện xấu, tuy cha mẹ ở nhà vẫn mong con trở về, nó một mực lạc lối, chẳng quay về, vẫn là chẳng có cách nào cả! Do vậy, tuy Phật chẳng bỏ bất cứ chúng sanh ác nghiệp nào, nhưng hễ tạo một loại ác nghiệp, sẽ là một loại chướng ngại. Có những chướng ngại ấy, đối với chuyện văng sanh sẽ đều là những vấn đề rắc rối. Do vậy, chính ḿnh chẳng tạo ác nghiệp vẫn tốt hơn. Chẳng tạo ác nghiệp, văng sanh mới chẳng bị chướng ngại. Chúng ta nhất định phải đặc biệt chú ư điều này!

 

          (Kinh) Ư liên hoa trung, măn thập nhị đại kiếp, liên hoa phương khai, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, dĩ đại bi âm thanh, vị kỳ quảng thuyết chư pháp Thật Tướng, trừ diệt tội pháp, văn dĩ hoan hỷ, ứng thời tức phát Bồ Đề chi tâm.

()於蓮華中,滿十二大劫,蓮華方開。觀世音、大勢至,以大悲音聲,為其廣說諸法實相,除滅罪法。聞已歡喜,應時即發菩提之心。

(Kinh: Ở trong hoa sen, măn mười hai đại kiếp, hoa sen mới nở. Quán Thế Âm và Đại Thế Chí dùng âm thanh đại bi v́ người ấy rộng nói Thật Tướng của các pháp và pháp trừ diệt tội. Nghe xong hoan hỷ, ngay lập tức phát Bồ Đề tâm).

 

Đây là đoạn thứ tư. Đoạn này nói về điều tốt lành, lợi ích sẽ đạt được sau khi văng sanh. Sau khi văng sanh, người ấy ở trong hoa sen, “ư liên hoa trung”, hễ văng sanh bèn sanh trong hoa sen. Hoa sen khép lại, ở ngay trong hoa sen ấy, “măn thập nhị đại kiếp” (măn mười hai đại kiếp), dài hơn người Hạ Phẩm Trung Sanh. Người Hạ Phẩm Trung Sanh trải qua sáu kiếp, hoa sen mới nở, thời gian [để hoa sen nở của Hạ Phẩm Hạ Sanh] dài gấp đôi, mười hai đại kiếp! Liên hoa phương khai” (Hoa sen mới nở): Sau khi hoa sen nở, trông thấy hai vị đại Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Hai vị Bồ Tát ấy “dĩ đại bi âm thanh, vị kỳ quảng thuyết chư pháp Thật Tướng” (dùng âm thanh đại bi để rộng nói Thật Tướng của các pháp), “dĩ” () là dùng. Dùng âm thanh đại bi, v́ người ấy nói phổ biến, rộng răi Thật Tướng của các pháp, dạy người ấy minh tâm kiến tánh. Thật Tướng là bản tánh. Nói Thật Tướng của các pháp khiến cho người ấy thật sự hiểu rơ tâm pháp. “Trừ diệt tội pháp”, nghe Thật Tướng của các pháp chính là pháp trừ diệt tội, có thể tiêu diệt tất cả tội nghiệp. Sau khi người ấy nghe xong, “văn dĩ hoan hỷ” [nghĩa là] nghe Thật Tướng của các pháp là pháp trừ diệt tội, người ấy phát tâm hoan hỷ, “ứng thời tức phát Bồ Đề chi tâm”, “ứng thời” (應時) là lập tức, sau khi đă nghe, khi sanh ḷng hoan hỷ, bèn phát tâm, phát tâm ǵ? Phát tâm Bồ Đề, giác ngộ, tức là đại tâm thành Phật, bèn phát đại tâm ấy.

          Dưới đây là một câu tiểu kết:

 

          (Kinh) Thị danh Hạ Phẩm Hạ Sanh giả.

()是名下品下生者。

(Kinh: Đó gọi là Hạ Phẩm Hạ Sanh).

 

          Câu này kết luận phần Hạ Phẩm Hạ Sanh.

 

          Kế đó là hai câu nữa.

 

          (Kinh) Thị danh Hạ Bối sanh tưởng, danh đệ thập lục Quán.

          ()是名下輩生想,名第十六觀。

(Kinh: Đó gọi là tưởng sanh trong bậc Hạ, gọi là phép Quán thứ mười sáu).

 

          Hai câu sau này: Đó gọi là bậc Hạ. Ba bậc có chín phẩm. Ba bậc là bậc Thượng, bậc Trung, bậc Hạ. “Hạ Bối Sanh tưởng” bao gồm Hạ Phẩm Thượng Sanh, Hạ Phẩm Trung Sanh, và Hạ Phẩm Hạ Sanh. Ba phẩm này gộp lại gọi là phép Quán thứ mười sáu.

          Nói đến đây, chúng ta phải liễu giải Tŕ Danh Niệm Phật đôi chút. Chúng ta thường nghe thiện tri thức nói: “Pháp môn Niệm Phật thích hợp khắp ba căn”. “Thích hợp khắp ba căn” là nói tới loại niệm Phật nào? Nói thông thường, niệm Phật có bốn loại phương pháp: Tŕ Danh Niệm Phật, Quán Tượng Niệm Phật tức quán tượng Phật, Quán Tưởng Niệm Phật chính là các môn quán tưởng trong phần trước của Thập Lục Quán Kinh, và Thật Tướng Niệm Phật. Thật Tướng Niệm Phật chẳng cần nói tới. Đó là cảnh giới niệm Phật cao nhất, chúng ta chẳng thể làm được. Quán Tượng Niệm Phật cũng chẳng đơn giản. Quán Tưởng Niệm Phật chính là như trong phần trước chúng tôi đă nói về nhật quán, thủy quán, măi cho đến quán Tây Phương Tam Thánh, đều chẳng dễ dàng. Nó có tŕnh tự nhất định, tuyệt đối chẳng phải là chúng sanh trong hiện thời [mà ḥng tu tập]. Mọi người trong xă hội bận bịu dường ấy, ai có chuyện của người nấy. Lại c̣n hoàn cảnh xă hội xấu hèn như thế, chúng ta tu [pháp quán tưởng ấy] sao được? Chẳng làm được! Lại chẳng có thiện tri thức thật sự chỉ dạy, bản thân chúng ta chẳng có cách nào vận dụng công phu. Chính ḿnh tu mù luyện đui, hễ tu, tất nhiên là hỏng bét mất rồi. V́ thế, chúng ta chẳng tu Quán Tưởng Niệm Phật được, mọi người cũng chẳng cần phải tu theo. Quan trọng nhất là Tŕ Danh Niệm Phật. Không chỉ là kinh Tiểu Bổn A Di Đà Phật chuyên giảng [pháp môn ấy], kinh này nói đến cuối cùng cũng là Tŕ Danh Niệm Phật. Chúng ta nghiên cứu kinh Phật giống như thưởng thức thơ ca trong thế gian. Thơ có những ư vượt ngoài ngôn từ. Cách quán tưởng nói trong phần trước của bộ Thập Lục Quán Kinh này khá lắm, tốt lắm! Chúng ta chẳng làm được! Nói đến cuối cùng, chỉ có Tŕ Danh Niệm Phật. Người căn khí thượng đẳng không hành quán tưởng, mà tŕ danh niệm Phật, [do] người ấy trí huệ cao, công phu càng mau chóng. Chúng ta là những kẻ trí huệ chẳng đến nơi, tŕ danh niệm Phật vẫn có thành tựu giống y hệt. Đối với người thuộc ba loại căn khí Thượng, Trung, Hạ, [tŕ danh niệm Phật] thích hợp khắp ba căn; tŕ danh niệm Phật bất luận thượng, trung, hạ căn đều có thể thành tựu. “Thích hợp khắp ba căn” chuyên môn nói về Tŕ Danh Niệm Phật. Chúng ta liễu giải điều này: Tổ sư và thiện tri thức đều dạy chúng ta thật thà niệm Phật. Thật thà niệm Phật là [chuyên tŕ niệm] một câu Phật hiệu, tức Tŕ Danh Niệm Phật. Bất luận người ta nói pháp môn khác hay ho tới cỡ nào, chúng ta chẳng vứt bỏ một câu Phật hiệu, cứ thật thà một mực niệm miết, nhất định sẽ đạt thành tựu. Hôm nay, tôi giảng đến chỗ này bèn ngưng.

 

Tập 50

         

          Thưa các vị giáo sư, các vị đại đức, các vị đồng tu!

          Giảng đă hơn một năm, hôm nay có thể giảng viên măn bộ kinh này, Thời gian giảng dài như thế đó! Hôm nay, trước khi bắt đầu giảng, tôi sẽ nhắc lại đôi chút kinh văn trong các phần trước, rồi mới giảng phần kinh văn của ngày hôm nay. Bộ kinh này là một kinh rất trọng yếu trong ba kinh Tịnh Độ. Kinh văn vừa khởi đầu, có nói phu nhân Vi Đề Hy và quốc vương gặp chuyện thái tử đại nghịch bất đạo muốn sát hại cha mẹ. Sau đấy, [nỗi bi thương của phu nhân] dẫn khởi Thích Ca Mâu Ni Phật thuyết pháp cho bà ta. Phu nhân Vi Đề Hy liền thưa: Chúng con ở trong thế gian này quá khổ năo, con cái do chính ḿnh nuôi dạy xấu hèn như thế đó! Nghĩ ra, tâm lư của phàm nhân chẳng đều chẳng có ǵ là tốt đẹp. V́ thế, bà ta thỉnh Thích Ca Mâu Ni Phật dạy bảo một chỗ thanh tịnh nhất, chẳng thấy hoàn cảnh xấu hèn như vậy nữa! Thích Ca Mâu Ni Phật liền nói về Tây Phương Cực Lạc thế giới. Sau khi đức Phật nói đến Tây Phương Cực Lạc thế giới, phu nhân Vi Đề Hy thỉnh cầu: “Làm như thế nào th́ mới có thể đến đó?” Đức Phật dạy bà ta: Trước hết, phải chuẩn bị tâm lư thanh tịnh, bằng cách tu ba thứ tịnh nghiệp để làm chánh nhân văng sanh thế giới Cực Lạc. Tiếp đó, đức Phật dạy phương pháp Quán Tưởng Niệm Phật, gồm có tất cả mười sáu phép Quán. V́ thế, bộ kinh này c̣n gọi là Thập Lục Quán Kinh.

          Phần trước của Thập Lục Quán Kinh nói về phép Quán Tưởng Niệm Phật, dùng công phu nhập Định, có thể trong khi quán tưởng trông thấy hoàn cảnh của Tây Phương Cực Lạc thế giới, A Di Đà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát, trong tương lai có thể văng sanh. Kẻ b́nh phàm chẳng thể tu các phép Quán ấy được; v́ thế, sau khi nói xong phép Quán thứ mười ba, ba phép Quán kế đó là các phép Quán thứ mười bốn, thứ mười lăm và thứ mười sáu bèn dùng phương pháp khác. Dùng phương pháp ǵ vậy? Chính là phương pháp ba bậc chín phẩm văng sanh. Ba bậc chín phẩm là:

          1) Bậc Thượng có ba phẩm, tức là người thuộc căn khí thượng đẳng, làm các thứ công đức. Dùng công đức ấy hồi hướng phát nguyện ḥng được văng sanh.

2) Bậc Trung cũng có ba phẩm, cũng làm rất nhiều chuyện công đức, cũng hồi hướng phát nguyện văng sanh.

3) Cho đến ba phẩm trong bậc Hạ. Kẻ thuộc bậc Hạ làm rất nhiều chuyện ác, tạo rất nhiều ác nghiệp, làm chuyện xấu rất nhiều, nhất là Hạ Phẩm Hạ Sanh, đại tội Ngũ Nghịch Thập Ác cũng đều tạo.

Do vậy, ba phép Quán thứ mười bốn, mười lăm, và mười sáu đều là niệm Phật văng sanh. Hai bậc Thượng và Trung là hồi hướng, bậc Hạ thuần túy là tŕ danh niệm Phật văng sanh. Chúng ta liễu giải t́nh h́nh đại khái trong phần trước như thế.

          Cách quán tưởng trong phần trước cũng vậy, cho đến phép Niệm Phật cuối cùng cũng vậy, đều nói về chuyện văng sanh. Ở Đài Trung, chúng ta học pháp môn Tịnh Độ với ân sư Tuyết công, đây là pháp môn đặc biệt. Pháp môn thông thường th́ Thiền gia tham Thiền, Mật Tông tŕ chú, Thiên Thai Tông tu Chỉ Quán, Duy Thức Tông tu Duy Thức Quán v.v… đều là các pháp môn thông thường. Trong pháp môn thông thường, nhất định phải đoạn sạch sành sanh Kiến Tư Hoặc th́ mới có thể thoát ly lục đạo luân hồi. Nếu có một tí Kiến Tư Hoặc c̣n chưa đoạn sạch, sẽ chẳng thể thoát ly lục đạo luân hồi, chẳng thể liễu sanh tử. Pháp môn Tịnh Độ Tông đặc biệt, quư vị có thể niệm Phật, niệm đến mức nhất tâm bất loạn, cũng đoạn trừ Kiến Tư Hoặc, đương nhiên là càng tốt hơn! Chẳng niệm đến mức nhất tâm bất loạn, chẳng đoạn Kiến Tư Hoặc cũng được, đó là đới nghiệp văng sanh. Trong một đời này, chúng ta đă tạo chẳng ít chuyện xấu; dẫu đời này chúng ta chẳng làm chuyện xấu nào, nhưng đời trước cũng đă từng tạo rất nhiều ác nghiệp. Chỉ cần có ác nghiệp tồn tại, chẳng đoạn sạch Hoặc, sẽ chẳng thể liễu sanh tử. Nhưng trong pháp môn Niệm Phật, chẳng đoạn sạch [Hoặc] chẳng sao cả. Thậm chí chẳng đoạn một phẩm Hoặc nào cũng chẳng sao, đới nghiệp văng sanh, cậy vào Phật hiệu A Di Đà Phật để mang nghiệp sang thế giới Cực Lạc. Hễ đến nơi đó, tất nhiên là sẽ có thể đoạn. Đây là pháp môn đặc biệt. Chúng ta hăy nhớ lại những ư nghĩa chánh yếu của bộ kinh này đă được nói trong phần trước; sau đấy, xem phần kinh văn hôm nay. Tôi đọc trước một đoạn kinh văn.

 

IV.2.3. Kết luận về lợi ích thù thắng

 

          (Kinh) Thuyết thị ngữ thời, Vi Đề Hy, dữ ngũ bách thị nữ, văn Phật sở thuyết, ứng thời tức kiến Cực Lạc thế giới quảng trường chi tướng, đắc kiến Phật thân, cập nhị Bồ Tát, tâm sanh hoan hỷ, thán vị tằng hữu, hoát nhiên đại ngộ, đăi Vô Sanh Nhẫn. Ngũ bách thị nữ, phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tâm, nguyện sanh bỉ quốc. Thế Tôn tất kư, giai đương văng sanh, sanh bỉ quốc dĩ, hoạch đắc Chư Phật Hiện Tiền tam-muội. Vô lượng chư thiên, phát vô thượng đạo tâm.

          ()說是語時,韋提希,與五百侍女,聞佛所說,應時即見極樂世界廣長之相。得見佛身,及二菩薩。心生歡喜,歎未曾有。豁然大悟,逮無生忍。五百侍女,發阿耨多羅三藐三菩提心,願生彼國。世尊悉記,皆當往生。生彼國已,獲得諸佛現前三昧。無量諸天,發無上道心。

(Kinh: Nói lời ấy xong, Vi Đề Hy và năm trăm thị nữ, nghe lời Phật dạy, ngay lập tức thấy tướng rộng lớn của thế giới Cực Lạc, được thấy thân Phật và hai vị Bồ Tát, tâm sanh hoan hỷ, khen ngợi là chưa từng có, hoát nhiên đại ngộ, đạt đến Vô Sanh Nhẫn. Năm trăm thị nữ phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, nguyện sanh về cơi ấy. Đức Thế Tôn thọ kư họ đều được văng sanh. Đă sanh về cơi ấy, đạt được Chư Phật Hiện Tiền tam-muội. Vô lượng chư thiên phát vô thượng đạo tâm).

 

          Thông thường, kinh Phật được chia thành ba phần lớn: Phần thứ nhất là Tự Phần, phần thứ hai là Chánh Tông Phần, phần giữa này là quan trọng nhất. Chánh Tông Phần của Thập Lục Quán Kinh có ba phần: Trước hết, nói về ba thứ tịnh nghiệp, tức là điều kiện ắt phải trọn đủ để văng sanh. Tiếp đó, phần thứ hai là mười sáu phép Quán, tổng cộng mười sáu phép Quán. Cuối cùng nói đến lợi ích và những điều tốt đẹp đạt được từ mười sáu phép Quán. Đoạn vừa mới niệm chính là phần thứ ba của Chánh Tông Phần, nói đến lợi ích sẽ đạt được do nghiên cứu bộ kinh này và vận dụng công phu.

          “Thuyết thị ngữ thời”: Khi Thích Ca Mâu Ni Phật nói những lời này, nói những lời ǵ? Chính là ba thứ tịnh nghiệp cùng với mười sáu phép Quán. Khi giảng xong mười sáu phép Quán, “Vi Đề Hy dữ ngũ bách thị nữ” (bà Vi Đề Hy và năm trăm nàng hầu), Vi Đề Hy là phu nhân của quốc vương. Tuy gặp cảnh ngộ đứa con hại bà, nhưng c̣n có năm trăm thị nữ tùy tùng cùng nghe đức Phật giảng giải phương pháp và đạo lư. “Văn Phật sở thuyết”: Sau khi họ nghe đức Phật giảng sự lư, “ứng thời tức kiến thế giới Cực Lạc quảng trường chi tướng”, “ứng thời” (應時) là ngay lập tức, lúc ấy, phu nhân Vi Đề Hy cùng với năm trăm thị nữ chính mắt trông thấy tướng rộng lớn của thế giới Cực Lạc. Tướng ấy rộng như thế nào? Lớn như thế nào? Từ kinh văn trong các phần trước, chúng ta có thể tưởng tượng từng gốc cây, từng phiến lá trong thế giới Cực Lạc. Hăy ngẫm xem: Một phiến lá trong thế giới Cực Lạc c̣n to hơn quả địa cầu, huống hồ một cái cây sẽ to cỡ nào? Hoa sen trong ao bảy báu, mỗi cánh hoa to cỡ nào? V́ thế, do nghiên cứu kinh văn trong phần trước, chúng ta đă biết, tâm chúng ta dựa theo kinh văn để suy tưởng, [ắt sẽ nhận ra]: Thế giới Cực Lạc quá to lớn! Toàn thể quả địa cầu bỏ trong một cánh của một đóa sen nhỏ trong thế giới Cực Lạc vẫn chẳng thấy đâu cả! Thế giới này quá nhỏ bé! Phu nhân Vi Đề Hy cùng với năm trăm thị nữ trông thấy tướng rộng lớn của thế giới Cực Lạc. Đấy là hoàn cảnh y báo. “Đắc kiến Phật thân”: Trông thấy A Di Đà Phật. Trong phần trước, phu nhân Vi Đề Hy cũng thấy A Di Đà Phật, nhưng đấy là do sức của Thích Ca Mâu Ni Phật, cậy vào sức của đức Phật khiến cho phu nhân Vi Đề Hy trông thấy. Khi ấy, sau khi phu nhân Vi Đề Hy nghe đức Phật giảng xong mười sáu phép Quán, bà ta vừa nghe vừa dụng công. Đấy là bậc trí huệ thượng đẳng. Do đó, vừa nghe xong, công phu cũng đạt được, tự ḿnh trông thấy đại thân (Báo Thân) của A Di Đà Phật, “cập nhị Bồ Tát”, c̣n có hai vị Bồ Tát, tức Quán Thế Âm và Đại Thế Chí Bồ Tát, “tâm sanh hoan hỷ”. Phu nhân Vi Đề Hy và năm trăm thị nữ sanh tâm hoan hỷ, “thán vị tằng hữu” [nghĩa là] cảm thán “trước nay chưa hề thấy hoàn cảnh tốt đẹp ngần ấy!” chưa hề thấy A Di Đà Phật và hai vị Bồ Tát như vậy. Ngay khi đó, “hoát nhiên đại ngộ”, tâm hoàn toàn lănh ngộ Lư, thật sự đại triệt đại ngộ. “Đăi Vô Sanh Nhẫn” là đạt được Vô Sanh Pháp Nhẫn. Trong phần trước, Thích Ca Mâu Ni Phật đă bảo bà ta hăy khéo nghe, khéo học, học thành công bèn có thể đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn. Quả nhiên, nghe xong mười sáu phép Quán, bà ta đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn. Đoạn này nói: Phu nhân Vi Đề Hy đă đắc Vô Sanh Nhẫn.

          Trong đoạn kinh văn này, chúng ta phải chú ư: Phu nhân Vi Đề Hy và năm trăm thị nữ có thể thấy thế giới Cực Lạc, thấy A Di Đà Phật cùng với hai vị đại Bồ Tát là v́ đạo lư nào vậy? V́ sao bọn phàm nhân chúng ta chẳng thấy? Lũ phàm phu tầm thường chúng ta suốt ngày từ sáng đến tối trong tâm suy nghĩ chẳng ngoài những chuyện ta và người trong thế gian, hoặc là [so đo] kẻ này có lỗi với ta, hoặc chuyện thị phi giữa ta và người khác, hoặc tham cầu vật dụng trong thế gian, tiền tài, quyền lực, địa vị v.v… Tư tưởng trong tâm kẻ b́nh phàm chẳng suy tưởng ra ngoài những chuyện ấy. Nói theo Phật pháp, những chuyện ấy đều là pháp sanh diệt. Đại hoàng đế thời cổ hoặc đại tổng thống trong hiện thời, có quyền lực và vị trí rất cao. Lúc chưa đạt được th́ mong đạt được. Sau khi đă đạt được, lại sợ mất đi, sợ bị người khác đoạt mất. [Suy nghĩ] chẳng ngoài những chuyện ấy. Tư tưởng và tâm lư của mỗi người dùng hết vào những thứ ấy, làm cách nào cũng chẳng trông thấy cảnh giới rất tốt đẹp nào khác! Bởi lẽ, phu nhân Vi Đề Hy bị những nỗi đả kích ấy, con ruột của chính ḿnh toan sát hại ḿnh, bị đả kích lớn nhất, cũng nghĩ hết thảy mọi chuyện trong thế gian đều là giả, đều chẳng đáng tin cậy! V́ thế, bà ta có thể tập trung tinh thần, có thể có đủ định lực để chuyên tâm nhất trí nghe đức Phật giảng pháp. Kết quả là sau khi nghe xong, bà ta có thể chính mắt thấy thế giới Cực Lạc. Do vậy, chúng ta cũng có thể biết: Một người mong thành tựu trong tu đạo, tư tưởng nhất định phải đơn thuần hóa, chớ nên quá phức tạp, mong thứ này, muốn thứ kia, tham luyến đủ thứ lợi ích trong thế gian! Danh và lợi đều chẳng cần nữa! Càng tham luyến danh lợi thế gian, càng chẳng có cách nào trông thấy cảnh giới thanh tịnh, cảnh giới tốt đẹp. Đấy là một nguyên nhân. Người tu đạo nhất định phải tận hết sức trừ bỏ, đào thải những tư tưởng phức tạp, phải chuyên tâm! Trước khi giảng mười sáu phép Quán, trước hết, đức Phật dạy ba thứ tịnh nghiệp, phải thanh tịnh!

          “Hoát nhiên đại ngộ, đăi Vô Sanh Nhẫn”: Cái tâm của bọn phàm nhân chúng ta chẳng rỗng rang, tâm toàn là bế tắc. V́ sao bế tắc? Toàn là bị tư tưởng phức tạp trong thế gian khiến cho tâm linh bế tắc. Bà ta vừa nghe đức Phật giảng pháp, tâm linh rộng mở, rỗng rang, ngộ ǵ? Ngộ tâm tánh mà chính ḿnh vốn sẵn có, ngộ hết thảy các pháp trong thế gian thoắt sanh thoắt diệt. Sau khi đă sanh liền diệt, thiên nhiên cũng thế, mà nhân gian cũng thế, hết thảy mọi chuyện đều là sanh sanh diệt diệt vô thường. Có sanh, tất nhiên có diệt. Đấy là đạo lư nhất định. Đắc Vô Sanh Nhẫn, sẽ biết hết thảy các pháp trong thế gian đều là pháp sanh diệt, đều là giả. Vô Sanh Pháp là bất sanh, bất diệt. Tuy chúng ta ở trong thế gian sanh diệt, nếu thấy rơ ràng, có thể trực tiếp liễu giải, chứng cảnh giới Vô Sanh (bất sanh, bất diệt), sẽ có thể giải thoát sanh tử luân hồi, thoát ly lục đạo luân hồi. Đó gọi là Vô Sanh Pháp Nhẫn.

          Kế đó, “ngũ bách thị nữ” (năm trăm nàng hầu) bèn “phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tâm”. A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề là tiếng Phạn, là danh xưng trong tiếng Cổ Ấn Độ, dịch nghĩa sang tiếng Hán là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, cũng chính là Phật. [“Phát A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tâm”] chính là phát tâm thành Phật. “Nguyện sanh bỉ quốc”, sau khi đă phát tâm thành Phật, ở ngay trong thế gian này tu tập, tu thành Phật th́ tốt lắm chứ! [Thế nhưng] chúng ta tu trong thế gian này quá khó khăn, ắt phải phát nguyện sanh về cơi kia (tức thế giới Cực Lạc). Đến thế giới Cực Lạc để tu hành, [sẽ thành tựu] hết sức mau chóng. Do vậy, phát nguyện sanh về thế giới Cực Lạc. “Thế Tôn tất kư, giai đương văng sanh”: Thích Ca Mâu Ni Phật bèn thọ kư cho năm trăm thị nữ, thọ kư mỗi người trong bọn họ sẽ đều văng sanh. Trong tương lai, khi thọ mạng đă hết, sẽ đều có thể sanh về thế giới Cực Lạc. “Sanh bỉ quốc dĩ”: Sau khi đă sanh vào thế giới Cực Lạc, “hoạch đắc Chư Phật Hiện Tiền tam-muội”, đều có thể ở trước chư Phật, chủ yếu là ở trước Thích Ca Mâu Ni Phật, ngay lập tức chứng đắc tam-muội (tức đại định). “Vô lượng chư thiên, phát vô thượng đạo tâm”: Ngoài năm trăm thị nữ phát tâm thành Phật ra, c̣n có vô lượng chư thiên. Vô lượng chư thiên đến đây như thế nào? Khi Thích Ca Mâu Ni Phật đến vương cung để thuyết pháp cho phu nhân Vi Đề Hy, c̣n có vô lượng chư thiên theo đến nghe pháp. Nghe [đức Phật giảng giải] đến lúc ấy, trông thấy phu nhân Vi Đề Hy đích thân nh́n thấy thế giới Cực Lạc, cũng như đắc Vô Sanh Nhẫn. Lại thấy năm trăm thị nữ đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, mong sanh về thế giới Cực Lạc. V́ thế, vô lượng chư thiên (“vô lượng” là số lượng quá nhiều, chẳng biết rơ số) đồng thời đều phát vô thượng đạo tâm, cũng là cái tâm thành Phật. Đoạn này nói về sự lợi ích đạt được do học bộ kinh này

 

IV.3. Lưu Thông Phần

 

          Ba phần lớn của Chánh Tông Phần đă nói xong, phần kế đó chính là Lưu Thông Phần của bộ kinh này. Phía trước là Tự Phần, chính giữa là Chánh Tông Phần, phần sau là Lưu Thông Phần. Lưu Thông Phần: “Lưu” () là giống như nước chảy xuôi gịng; Thông () là thông đạt. Đây là nói tỷ dụ. Đức Phật giảng pháp, không chỉ là khiến cho người ngay trong thuở đó đạt được những điều tốt đẹp, mà c̣n khiến cho mọi người ở các nơi trong đời sau đều đạt được lợi ích nơi Phật pháp. Do vậy, phải truyền bá Phật pháp, điều ấy được gọi là “lưu thông”. Dưới đây sẽ nói về Lưu Thông Phần, Phần () là bộ phận, [Lưu Thông Phần nghĩa là] bộ phận lưu thông này!

          Lưu Thông Phần của bộ kinh này khá đặc biệt một chút, gồm hai bộ phận: Một bộ phận do Thích Ca Mâu Ni Phật nói trong vương cung; bộ phận kia là sau khi đă giảng trong vương cung xong, đức Phật trở về núi Linh Thứu, cũng là Linh Sơn. Sau khi đă về tới Linh Sơn, tôn giả A Nan là người đă theo Thích Ca Mâu Ni Phật đến vương cung, bèn nhắc lại pháp môn do Thích Ca Mâu Ni Phật đă giảng trong vương cung một lượt. Do vậy, phần thứ hai của Lưu Thông Phần (phần tối hậu) được nói tại Linh Sơn.

          Trước hết, nói đến Lưu Thông Phần tại hoàng cung:

 

          (Kinh) Nhĩ thời A Nan, tức tùng tọa khởi, bạch Phật ngôn: “Thế Tôn! Đương hà danh thử kinh? Thử pháp chi yếu, đương vân hà thọ tŕ?” Phật cáo A Nan: “Thử kinh danh Quán Cực Lạc Quốc Độ, Vô Lượng Thọ Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát. Diệc danh Tịnh Trừ Nghiệp Chướng, Sanh Chư Phật Tiền. Nhữ đương thọ tŕ, vô linh vong thất”.

          ()爾時阿難,即從座起,白佛言:世尊,當何名此經?此法之要,當云何受持?佛告阿難:此經名觀極樂國土,無量壽佛,觀世音菩薩,大勢至菩薩。亦名淨除業障,生諸佛前。汝當受持,無令忘失。

(Kinh: Lúc bấy giờ, A Nan liền từ chỗ ngồi đứng dậy, bạch với Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Nên đặt tên kinh này là ǵ? Hăy nên thọ tŕ chỗ trọng yếu trong pháp này như thế nào?” Đức Phật bảo A Nan: “Kinh này gọi là Quán Cực Lạc Quốc Độ, Vô Lượng Thọ Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát. Cũng gọi là Tịnh Trừ Nghiệp Chướng, Sanh Chư Phật Tiền. Ông hăy nên thọ tŕ, đừng để quên mất”).

 

          “Nhĩ thời”, ngay sau lúc vừa nói trên đây, “A Nan tức tùng ṭa khởi”: Tôn giả A Nan liền từ chỗ ngồi đứng dậy, “bạch Phật ngôn”, thưa bẩm cùng Phật, hỏi Phật. “Thế Tôn”: Thế Tôn là một hiệu của Thích Ca Mâu Ni Phật.

          “Đương hà danh thử kinh?” Tôn giả A Nan hỏi Thích Ca Mâu Ni Phật, bộ kinh này phải đặt tên là ǵ? Ngoài ra, c̣n hỏi “thử pháp chi yếu” tức mười sáu phương pháp Quán, “đương vân hà thọ tŕ?” Hăy nên học tập như thế nào? “Phật cáo A Nan”, Thích Ca Mâu Ni Phật bảo tôn giả A Nan: “Thử kinh danh Quán Cực Lạc Quốc Độ, Vô Lượng Thọ Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát”, danh xưng này khá dài, dựa theo ư nghĩa được giảng trong kinh. Trước hết là quán cơi nước Cực Lạc, v́ mười sáu phép Quán khởi đầu bằng quán hoàn cảnh của Tây Phương Cực Lạc thế giới. V́ thế nói là “quán tưởng Cực Lạc quốc độ”. Kế đó, quán Tây Phương Tam Thánh, tức Vô Lượng Thọ Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, và Đại Thế Chí Bồ Tát. Đấy là danh xưng do Thích Ca Mâu Ni Phật đặt cho bộ kinh này. Ngoài danh xưng ấy ra, “diệc danh Tịnh Trừ Nghiệp Chướng, Sanh Chư Phật Tiền”, lại c̣n có thể gọi là Tịnh Trừ Nghiệp Chướng, Sanh Chư Phật Tiền. V́ muốn văng sanh thế giới Cực Lạc để thấy Tây Phương Tam Thánh, ắt phải diệt trừ rất nhiều tội nghiệp và chướng ngại của chính ḿnh. Bộ kinh này trừ nghiệp chướng, dùng các thứ tịnh nghiệp do chính ḿnh đă tu để diệt trừ rất nhiều tội nghiệp chướng ngại của chính ḿnh. Nếu là như vậy th́ sẽ có thể sanh trước chư Phật. Đấy là danh xưng thứ hai.

          “Nhữ đương thọ tŕ, vô linh vong thất” (Ông hăy nên thọ tŕ, chớ để quên mất). Trả lời câu hỏi “thọ tŕ như thế nào” của tôn giả A Nan. Quư vị chớ nên quên bẵng, hăy chiếu theo phương pháp đă được nghe để học. “Thọ” () là tiếp nhận, “tŕ” () là chớ nên quên bẵng, phải một mực tu tập. Đấy là lời đáp cho câu hỏi thứ hai.

          Dưới đây là lợi ích do thọ tŕ.

 

          (Kinh) Hành thử tam muội giả, hiện thân đắc kiến Vô Lượng Thọ Phật, cập nhị đại sĩ. Nhược thiện nam tử, cập thiện nữ nhân, đản văn Phật danh, nhị Bồ Tát danh, trừ vô lượng kiếp sanh tử chi tội, hà huống ức niệm! Nhược niệm Phật giả, đương tri thử nhân, tắc thị nhân trung Phân Đà Lợi hoa, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, vị kỳ thắng hữu, đương tọa đạo tràng, sanh chư Phật gia.

()行此三昧者,現身得見無量壽佛,及二大士。若善男子,及善女人,但聞佛名,二菩薩名,除無量劫生死之罪,何況憶念。若念佛者,當知此人,則是人中分陀利華。觀世音菩薩,大勢至菩薩,為其勝友。當坐道場,生諸佛家。

(Kinh: Người hành tam-muội này, nơi thân hiện tại được thấy Vô Lượng Thọ Phật và hai vị đại sĩ. Nếu thiện nam tử và thiện nữ nhân chỉ nghe danh hiệu Phật và danh hiệu hai vị Bồ Tát, sẽ trừ tội sanh tử trong vô lượng kiếp, huống hồ ức niệm! Nếu là người niệm Phật, hăy nên biết người ấy là hoa sen trắng trong loài người. Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát là bạn thù thắng của người ấy, sẽ ngồi đạo tràng, sanh trong nhà chư Phật).

 

          Đoạn này nói đến những điều tốt đẹp do tu tam-muội. Tu phương pháp Quán Tưởng Niệm Phật, đương nhiên là đắc tam-muội. “Hành thử tam-muội giả”, chiếu theo như thế để tu hành, “hiện thân đắc kiến Vô Lượng Thọ Phật, cập nhị đại sĩ”, nơi thân hiện tại có thể trông thấy A Di Đà Phật, và đại Bồ Tát Quán Thế Âm, Đại Thế Chí trong thế giới Cực Lạc. Có lợi ích như vậy đó! Trông thấy đức Phật và hai vị đại Bồ Tát lại có lợi ích ǵ? Nay chúng ta niệm Phật, rất khó bảo đảm chẳng thoái chuyển. Niệm tới, niệm lui, hễ gặp chuyện chẳng vừa ư, chuyện chẳng thoải mái, trong tâm liền biến chuyển, ngă ḷng. Niệm Phật đă lâu như thế, cớ sao vẫn gặp những chuyện chẳng vừa ư ấy? Chẳng đủ tín tâm, chẳng đủ nguyện lực. Thật sự thấy A Di Đà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, tuyệt diệu thay! Tín tâm sẽ tuyệt đối chẳng lui sụt! Bất quá, ở đây, chúng ta mừng rỡ, may mắn là có tổ sư Ấn Quang (tổ Ấn Quang là Đại Thế Chí Bồ Tát tái lai). Chúng ta gián tiếp, chẳng trực tiếp gặp tổ sư Ấn Quang. Thầy chúng ta đă trực tiếp gặp gỡ tổ sư Ấn Quang, là đệ tử của tổ sư Ấn Quang. Chúng ta có tín tâm kiên cố đối với pháp môn Tịnh Độ Niệm Phật, đấy là chỗ đáng mừng rỡ, may mắn của chúng ta. Hành Niệm Phật tam-muội, nơi thân hiện tại có thể thấy Phật, Bồ Tát. Công phu tốt đẹp sẽ ngay lập tức trông thấy.

          “Nhược thiện nam tử, cập thiện nữ nhân”, bất luận nam chúng hoặc nữ chúng, “đản văn Phật danh, nhị Bồ Tát danh”, chỉ cần nghe danh hiệu A Di Đà Phật và danh hiệu của hai vị Bồ Tát Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, “trừ vô lượng kiếp sanh tử chi tội”, có thể diệt trừ tội sanh tử trong vô lượng kiếp. Thời gian vô lượng kiếp quá dài, chúng ta suốt một đời dốc sức làm chuyện tội ác, mỗi tội ác là một phen sanh tử. Đời đời kiếp kiếp tạo tác, tích lũy, tạo tội nghiệp trong thời gian vô lượng kiếp dài lâu như vậy, quư vị chỉ cần nghe danh xưng của Phật và danh xưng của hai vị Bồ Tát, sẽ có thể diệt trừ tội nghiệp. “Hà huống ức niệm” (Huống chi ức niệm). Chúng ta ức Phật, niệm Phật, kể cả Quán Tưởng Niệm Phật trong phần trước cùng với Tŕ Danh Niệm Phật, sẽ có công hiệu chẳng thể nghĩ bàn! Ở đây, chúng ta phải liễu giải “ức niệm”! Mười ba phép Quán đầu tiên trong mười sáu phép Quán đều phải dựa theo phương pháp nhất định, c̣n phải có thiện tri thức chỉ dạy th́ mới có thể vận dụng công phu. Chúng ta là hạng người căn khí bậc trung, sống trong thời đại công thương nghiệp hiện thời, mọi người công việc rất bận bịu, há có thời gian nhiều ngần ấy để ngồi một chỗ nhập Định quán tưởng? Đó là chuyện chẳng thể làm được! Hễ có đôi chút sai sót, sẽ chẳng thể quán được, mà c̣n bị hại, chúng ta chẳng có cách nào. Không chỉ là hiện thời chẳng làm được, mà ngay trong thuở ấy, cũng rất khó khăn. Do vậy, Thích Ca Mâu Ni Phật nói ba phép Quán thứ mười bốn, mười lăm, và mười sáu nhằm dạy mọi người tu Tŕ Danh Niệm Phật. Nhất là trong phép Quán thứ mười sáu, kẻ văng sanh đều là kẻ tạo ác nghiệp, đều là trong lúc lâm chung, gặp gỡ thiện tri thức chỉ dạy người ấy pháp môn Niệm Phật, tức Tŕ Danh Niệm Phật. Mỗi một câu niệm Phật diệt trừ bao nhiêu là tội! Từ chỗ này, có thể thấy Tŕ Danh Niệm Phật, tức tŕ một câu danh hiệu A Di Đà Phật, đích xác là có sức công hiệu chẳng thể nghĩ bàn. Chúng ta liễu giải tầng [ư nghĩa] này. Bất luận chúng ta là căn khí như thế nào (giả sử chúng ta là căn khí thượng đẳng đi nữa! Thật ra, chẳng phải vậy). Giả thiết chúng ta là căn khí thượng đẳng, nếu tu theo những [pháp quán tưởng] trên đây, vẫn phải hao công tốn sức mới có thể tu tập tốt đẹp được. Nếu chúng ta chẳng tu phương pháp ấy, chỉ có Tŕ Danh Niệm Phật, sẽ thong dong cỡ nào! Học càng nhanh chóng hơn! Người căn khí hạ đẳng có thể tu tập tốt đẹp, người căn khí thượng đẳng tu hành càng tốt hơn, càng mau chóng hơn! Chúng ta nghiên cứu mười sáu phép Quán cho đến hiện thời đă có thể lănh ngộ đạo lư này. V́ thế, cuối cùng, tổ sư bảo: Bổn ư của Thích Ca Mâu Ni Phật là dạy chúng ta thật thà học Tŕ Danh Niệm Phật. Niệm danh hiệu A Di Đà Phật đáng tin cậy nhất, mà hiệu quả cũng tốt nhất.

          “Nhược niệm Phật giả”, nếu là người chịu niệm Phật, “đương tri thử nhân, tắc thị nhân trung Phân Đà Lợi hoa”: Một người chịu niệm Phật, lại c̣n có thể thật thà tŕ danh niệm Phật, hăy nên biết người ấy là hoa Phân Đà Lợi trong loài người! Phân Đà Lợi Hoa (Pundarīka pushpa) là từ ngữ Ấn Độ, dịch nghĩa sang tiếng Hán là Bạch Sắc Liên Hoa. Hoa sen có các thứ màu sắc, hoa sen trắng là loại hoa sen đẹp nhất, dùng chuyện này để h́nh dung người ấy. Mỗi người chúng ta học Phật cũng chẳng dễ dàng. Hăy ngẫm xem, người trên toàn thể thế giới đông đảo ngần ấy, người học Phật chẳng thấm vào đâu! Trong những người học Phật, người có thể học Niệm Phật lại chẳng thấm vào đâu! Thật sự có thể hiểu ưu điểm của pháp Niệm Phật, chịu thật thà niệm Phật, đức Phật nói người ấy là hoa Phân Đà Lợi trong loài người, là bậc tối thượng đẳng trong loài người, là người có thiện căn nhất. Người thông minh nhất mới bằng ḷng niệm Phật, đạt được lợi ích cũng là lớn nhất. V́ sao lớn nhất? Học pháp môn b́nh thường, chứng quả La Hán (Tiểu Thừa), phải trải qua bảy phen sanh tử trong cơi trời và nhân gian mới có thể thành tựu, mới có thể thoát ly lục đạo luân hồi. Thành một vị Phật, phải mất ba đại A-tăng-kỳ kiếp, đó là thời gian có tính kể cũng chẳng biết rơ số! Học pháp môn Niệm Phật, có thể đới nghiệp văng sanh trong một đời này. Hễ văng sanh thế giới Cực Lạc, sẽ có thể thành Phật rất nhanh, mau chóng như thế đó! Ưu điểm cũng đặc biệt. Nếu có thể [hành tŕ] như vậy, Thích Ca Mâu Ni Phật nói [người ấy] chính là hoa Phân Đà Lợi trong loài người, khó có nhất!

          Sau khi đă sanh vào thế giới Cực Lạc, “Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát” hai vị đại Bồ Tát ấy “vị kỳ thắng hữu” [nghĩa là] làm bạn bè của người văng sanh. Thắng hữu (勝友, bạn bè thù thắng) lỗi lạc thay! Trong thế gian này, chúng ta mong có được một vị chánh nhân quân tử làm bạn bè cũng rất khó có. Hiện thời, t́m một vị chánh nhân quân tử làm bằng hữu, chẳng dễ ǵ t́m được! Huống hồ gặp gỡ hai vị đại Bồ Tát ấy. Hai vị đại Bồ Tát ấy đều là Đẳng Giác Bồ Tát, giống như đă thành Phật, cùng các Ngài làm bạn bè, thù thắng dường ấy! “Đương tọa đạo tràng” (Sẽ ngồi đạo tràng), trong tương lai, nhất định là có thể thành Phật. Tuy c̣n chưa thành Phật, nhưng hễ sanh vào thế giới Cực Lạc, sẽ giống như “sanh chư Phật gia”, [nghĩa là] đă sanh vào nhà của Phật. Đấy là đại lợi ích khôn sánh!

          Trong đoạn thứ ba, đức Phật bảo ngài A Nan thọ tŕ như thế nào:

         

          (Kinh) Phật cáo A Nan, nhữ hảo tŕ thị ngữ. Tŕ thị ngữ giả, tức thị tŕ Vô Lượng Thọ Phật danh.

          ()佛告阿難,汝好持是語。持是語者,即是持無量壽佛名。

          (Kinh: Đức Phật bảo ngài A Nan: “Ông hăy khéo tŕ lời này! Tŕ lời này chính là tŕ danh hiệu Vô Lượng Thọ Phật”).

 

          “Phật cáo A Nan, nhữ hảo tŕ thị ngữ”, đức Phật bảo tôn giả A Nan, ông hăy khéo tŕ. “Tŕ” () là chấp tŕ, như một người tay cầm thứ ǵ đó chẳng buông! Đă được nghe phương pháp như vậy, đối với lời Phật dạy, quư vị hăy khéo ǵn giữ, chớ nên buông bỏ. “Tŕ thị ngữ giả”, làm theo đúng như ngôn ngữ và pháp trên đây, “tức thị tŕ Vô Lượng Thọ Phật danh”, sẽ giống như chấp tŕ danh hiệu Vô Lượng Thọ Phật (A Di Đà Phật).

Lại giải thích hai câu này đôi chút, v́ sao “tŕ thị ngữ giả” chính là tŕ danh hiệu Vô Lượng Thọ Phật? Những lời giảng dạy trong phần trước nhằm dạy chúng ta phương pháp Niệm Phật. Niệm Phật [trong phần trước] bao gồm quán tưởng, hồi hướng, phát nguyện văng sanh, cho đến cuối cùng là pháp Tŕ Danh, đều là nói về phương pháp. Chúng ta đă hiểu phương pháp trong phần trước. Trong ấy, quan trọng nhất là lư luận và đạo lư. Đạo lư “tâm này làm Phật, tâm này là Phật” cao khôn cùng! Hoàn toàn nói theo tâm pháp. Đă hiểu đạo lư, hiểu rơ sự thật, đối với một câu danh hiệu A Di Đà Phật, hễ chúng ta thọ tŕ, toàn bộ đạo lư đều được bao gồm trong ấy. Nếu chẳng phải vậy, chúng ta nghiên cứu kinh để làm ǵ? Tŕ Danh Niệm Phật là được rồi! Nghiên cứu kinh để hiểu chuyện; sau khi đă hiểu đạo lư, hễ một câu Phật hiệu dấy lên, phân lượng sẽ khác hẳn! Sức công hiệu to lớn khôn cùng! Ví như chúng ta có phiền năo, mà chẳng hiểu đạo lư, chúng ta niệm Phật, phiền năo đưa tới, Phật hiệu chẳng thể chèn ép được! Đă hiểu đạo lư, hiểu Phật hiệu có sức mạnh to lớn dường ấy (sức mạnh chẳng thể nghĩ bàn). Vừa dấy lên Phật hiệu, phiền năo dẫu nhiều đến mấy đều lập tức bị giằn xuống. Hiểu đạo lư trong kinh sẽ có lợi ích to tát ngần ấy! V́ thế, sau khi chúng ta đă hiểu những lời này, sẽ biết “tŕ thị ngữ giả, tức thị tŕ Vô Lượng Thọ Phật danh”, chúng ta tŕ một câu danh hiệu, tất cả đạo lư đều được bao gồm trong ấy. Ư nghĩa là như vậy. Đức Phật bảo tôn giả A Nan tŕ những lời ấy, cũng nhằm dạy chúng ta là những kẻ học bộ kinh này phải chấp tŕ, thông hiểu lư ấy như vậy.

          Trong đoạn kinh văn dưới đây, các vị đệ tử Phật nghe lời ấy rồi, đều phát tâm hoan hỷ.

 

          (Kinh) Phật thuyết thị ngữ thời, tôn giả Mục Kiền Liên, tôn giả A Nan, cập Vi Đề Hy đẳng, văn Phật sở thuyết, giai đại hoan hỷ.

          ()佛說此語時,尊者目犍連,尊者阿難,及韋提希等,聞佛所說,皆大歡喜。

          (Kinh: Khi đức Phật nói lời ấy, tôn giả Mục Kiền Liên, tôn giả A Nan và Vi Đề Hy v.v… nghe lời đức Phật dạy đều đại hoan hỷ).

 

          Trong Tự Phần ở đằng trước, [kinh văn] đă nói: Khi phu nhân Vi Đề Hy bị con trai giam kín, hai vị tôn giả ấy theo đức Phật đến thuyết pháp cho họ (tức phu nhân và các thị nữ), cho nên khi nói tới Lưu Thông Phần, cũng nhắc tới hai vị ấy. “Phật thuyết thử ngữ thời”, khi Thích Ca Mâu Ni Phật nói những lời ấy, “tôn giả Mục Kiền Liên, tôn giả A Nan, cập Vi Đề Hy đẳng”: Hai vị tôn giả Mục Kiền Liên và A Nan cùng với phu nhân Vi Đề Hy, chữ “đẳng” () bao gồm những người khác. “Văn Phật sở thuyết”, nghe pháp do đức Phật đă nói “giai đại hoan hỷ”, ai nấy đều phát tâm đại hoan hỷ.

          Đoạn trên đây là lưu thông trong vương cung, trong đoạn sau đây:

 

          (Kinh) Nhĩ thời Thế Tôn, túc bộ hư không, hoàn Kỳ Xà Quật sơn. Nhĩ thời A Nan, quảng vị đại chúng, thuyết như thượng sự. Vô lượng chư thiên, long, dạ-xoa, văn Phật sở thuyết, giai đại hoan hỷ, lễ Phật nhi thoái.

          ()爾時世尊,足步虛空,還耆闍崛山。爾時阿難,廣為大眾,說如上事。無量諸天、龍、夜叉,聞佛所說,皆大歡喜,禮佛而退。

          (Kinh: Khi ấy, đức Thế Tôn liền bước lên hư không, trở về núi Kỳ Xà Quật. Lúc đó, ngài A Nan rộng v́ đại chúng nói chuyện trên đây. Vô lượng chư thiên, rồng, dạ-xoa nghe lời Phật dạy đều đại hoan hỷ, lễ Phật lui ra).

 

          Đây là phần lưu thông tại núi Kỳ Xà Quật, là đoạn cuối cùng. Trong Tự Phần ở đằng trước, có nói đức Phật từ núi Kỳ Xà Quật biến mất, xuất hiện trong vương cung. Ngài đến như thế, chẳng có mảy may h́nh tích, nay trở về núi Kỳ Xà Quật. “Nhĩ thời Thế Tôn, túc bộ hư không”, “túc” () là chân, “bộ hư không” là đi lên hư không. Chúng ta đi th́ nhất định phải đi trên mặt đất; đức Phật có thần thông, lúc ấy, Ngài từ hư không trung trở về. “Hoàn Kỳ Xà Quật sơn”, núi Kỳ Xà Quật là núi Linh Thứu, trở lại đạo tràng trên núi. “Nhĩ thời A Nan, quảng vị đại chúng”, lúc ấy, tôn giả A Nan bèn v́ các đệ tử Phật ở Linh Sơn, đem mười sáu phép Quán do đức Phật đă giảng trong vương cung, “thuyết như thượng sự”, thuật lại toàn thể những chuyện trên đây. Tôn giả A Nan lỗi lạc thay! Nói một mực từ đầu đến cuối. Sau khi Ngài đă nói xong, “vô lượng chư thiên, long, dạ-xoa”, vô lượng chư thiên, long, dạ-xoa v.v… ở trên núi Kỳ Xà Quật, “văn Phật sở thuyết” (nghe lời đức Phật dạy), v́ sao [kinh chép] là nghe lời đức Phật nói? Những điều tôn giả A Nan đă nói, đều là lời Phật dạy. Đại chúng ở núi Kỳ Xà Quật [nghe ngài A Nan trùng tuyên] cũng giống như nghe chính đức Phật nói, nên [kinh chép] là “văn Phật sở thuyết”. “Giai đại hoan hỷ”, mọi người lại đều hết sức hoan hỷ. Sau đấy, “lễ Phật nhi thoái”, mọi người đều tuân theo lễ tiết lạy Phật. Sau khi lạy xong, giải tán. Sau khi đă lui về, mọi người đều chiếu theo pháp môn này để học.

          Chúng ta học bộ kinh này cũng phải phát tâm hoan hỷ; v́ sao phát tâm hoan hỷ? Tôi nghĩ các vị đều có cùng cảm tưởng: Chúng ta có được pháp này, giả sử có người đến khuyên quư vị: “Chẳng cần học pháp này, ta để cho ngươi làm đại hoàng đế, hoặc là cho ngươi làm đại tổng thống suốt đời, chẳng cần đến pháp môn này”. Ta thà nguyện học pháp môn này, chẳng muốn làm đại tổng thống. V́ sao? Đại tổng thống cũng thế, mà làm hoàng đế cũng thế, tới khi thọ mạng chấm dứt, đáng phải chết như thế nào liền chết ngắc như thế ấy! Đời mỗi người chúng ta chẳng thể giải quyết vấn đề sanh tử! Có được pháp môn này, đối với vấn đề chẳng thể giải quyết từ vô thỉ kiếp đến nay, sẽ có thể giải quyết trong trong thời gian thọ mạng ngắn ngủi này, loại danh lợi kia há có thể sánh bằng ư? Do vậy, chúng ta có được pháp “khó được, khó gặp” như vậy, lẽ nào chẳng phát tâm hoan hỷ? V́ thế, mọi người chúng ta đều phải phát tâm hoan hỷ, một câu danh hiệu A Di Đà Phật ngàn muôn phần chớ nên buông bỏ, vẫn cứ một mực niệm xuyên suốt! Bộ kinh này giảng đến đây là viên măn!

Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Giảng Kư hết

Hồi Hướng

 

          Nếu việc chuyển ngữ thô vụng đem lại phần nào lợi ích cho các liên hữu kiên định tín tâm, miên mật hành tŕ diệu pháp Tịnh Độ, đều xin hồi hướng công đức này lên lịch đại quá văng tổ tiên, sư trưởng, phụ mẫu, các vị oán thân thiện tri thức, mười phương pháp giới chúng sanh đều cùng được thân tâm an lạc, giảm thiểu nghiệp chướng, cùng nhau hội ngộ nơi cơi Cực Lạc.

Si ám phàm ngu Như Ḥa kính bạch.



[1] Tử Lộ (524-480), tên thật là Trọng Do, tên tự là Tử Lộ, c̣n gọi là Quư Lộ, quê ở đất Biện, nước Lỗ, được xếp vào hàng Thập Triết trong các môn đệ của Khổng Tử. Trong các học tṛ, ông theo hầu Khổng Tử lâu nhất. Ông là người trung hậu, chánh trực, can đảm, hiếu học, nổi danh là hiếu tử. Tuy vậy, Khổng Tử vẫn thường quở ông hành xử quá bộc trực, thiếu suy nghĩ chu đáo. Ông từng làm gia thần cho Quư Tôn Hoàn nước Lỗ, rồi làm gia thần cho Khổng Khôi. Khi công tử Cơ Khoái Hội đem quân tấn công giành ngôi của con trai chính ḿnh là Vệ Xuất Công (Cơ Triếp), bức hiếp Khổng Khôi, Tử Lộ đă xông vào cung cứu chủ. Trong khi chiến đấu, ông bị địch quân đâm trúng mũ, khiến dây buộc mũ bị đứt, Tử Lộ ngưng chiến đấu, khom ḿnh, buộc dây mũ cho ngay ngắn, kết quả là bị quân phản loạn giết chết, băm vụn làm mắm. Nghe tin, Khổng Tử khóc ̣a, sai học tṛ vứt hết các thứ dưa, mắm trong nhà, rồi buồn bă qua đời không lâu sau đó.

[2] Quốc Thuật (國術) là một loại thể dục vận động nhằm mục đích cường thân kiện thể của Trung Hoa, bao gồm quyền thuật, sử dụng các loại khí giới. Hiểu theo nghĩa rộng, Quốc Thuật chính là các thứ vơ thuật cổ truyền của Trung Hoa.