Phật Thuyết
Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh
Giảng Kư
Phần 5
佛說觀無量壽佛經講記
Chủ
giảng: Lăo cư sĩ Từ Tỉnh Dân (徐醒民)
khởi
giảng từ ngày Hai Mươi tháng Sáu năm 1997
Chuyển
ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Ḥa
Giảo
duyệt: Minh Tiến, Đức Phong và Huệ Trang
Tập
19
Thưa
các vị giáo sư, các vị đại đức, các vị
đồng tu, xin hăy mở kinh bổn, trang thứ bảy,
bắt đầu từ ḍng thứ ba đếm từ dưới
lên. Trước hết, tôi đọc một đoạn kinh
văn ngắn:
(Kinh)
Thứ tác thủy tưởng, kiến thủy trừng
thanh, diệc linh minh liễu, vô phân tán ư. Kư kiến thủy
dĩ, đương khởi băng tưởng. Kiến
băng ánh triệt, tác lưu ly tưởng. Thử tưởng
thành dĩ, kiến lưu ly địa, nội ngoại ánh
triệt.
(經)次作水想。見水澄清,亦令明了,無分散意。既見水已,當起冰想。見冰映徹,作琉璃想。此想成已,見琉璃地,內外映徹。
(Kinh: Kế
đó, hăy tưởng nước. Thấy nước trong
lặng, cũng tưởng cho rơ ràng, ư chẳng phân tán. Đă
thấy nước rồi, hăy nên tưởng là băng. Thấy
băng trong suốt, hăy tưởng là lưu ly. Phép tưởng
này đă thành, thấy đất lưu ly, trong ngoài trong suốt).
Đoạn
kinh vừa mới niệm chính là phép Quán thứ hai trong mười
sáu phép Quán, tức là quán tưởng nước. Trước
đoạn này, phép Quán thứ nhất là quán mặt trời
lặn. Trong lần trước, tôi đă nói xong, nhưng
c̣n có hai ư nghĩa cần phải bổ sung đôi chút.
IV.2.2.2.4. Biện định
chánh tà
Trong
lời chú giải, tổ sư nhắc chúng ta phải hiểu
rơ, khi chúng ta quán mặt trời lặn, phải từ trong
tâm tưởng ra mặt trời (mặt trời sắp lặn).
Nếu thấy mặt trời; đó là chánh xác. Giả sử
chẳng phải là mặt trời xuất hiện, chẳng
phải là mặt trời lặn, mà xuất hiện hiện
tượng khác. Đối với những hiện tượng
khác ấy, hễ chẳng phải là mặt trời như
chúng ta hy vọng quán thấy, bất cứ hiện tượng
nào khác xuất hiện, th́ đều là chẳng chánh xác. Những
thứ ấy thảy đều là Tà Quán. Tà (邪) là bất
chánh, tổ sư mong chúng ta phải hiểu rơ điều
này! Nếu tâm ta và cảnh được quán chẳng
tương ứng, hễ chẳng tương ứng th́ sẽ
là không chánh xác.
IV.2.2.2.5. Đừng chấp
lấy cảnh ở ngoài tâm
C̣n
có một điều nữa cần phải hiểu rơ.
Chúng ta quán thấy mặt trời lặn, nhắm mắt
cũng có thể trông thấy, mở mắt cũng có thể
trông thấy. Đó là quán thành công. Phải biết: Mặt
trời ấy chẳng ở bên ngoài, mà là do nội tâm của
chính chúng ta hiển lộ. V́ sao? Nghiên cứu Duy Thức Học
sẽ biết. Duy Thức Học nói “vạn pháp duy thức”: Vạn hữu trong vũ
trụ, hết thảy các pháp đều từ trong Thức
của chính chúng ta hiển hiện. Ví như chúng ta quán mặt
trời lặn; trước hết, coi mặt trời
như một đối tượng, nhờ vào đối
tượng ấy để dẫn phát mặt trời vốn
sẵn có trong nội tâm của chúng ta, dẫn phát ảnh
tượng của cái tâm.
Nêu
một tỷ dụ, ví như chụp h́nh trong nhiếp ảnh,
bất luận chụp phong cảnh hay nhân vật; chụp
xong, ảnh được rửa ra, có giống núi, sông,
nhân vật nơi đó hay không? Núi, sông, nhân vật trong ảnh
chụp do đâu mà có? Do cuộn phim trong máy chụp h́nh hiển
lộ. Hiểu rơ tỷ dụ này, chúng ta có thể biết
đạo lư “vạn pháp duy thức”.
Hiểu rơ đạo lư này, trong khi chúng ta dụng công, quán
tưởng, đương nhiên là tâm phải rất
tĩnh. Có công phu định lực th́ mới có thể quán
ra. Không chỉ là quán tưởng, mà tŕ danh niệm Phật,
cũng như hết thảy các pháp môn khác đều phải
“nhập Định”, có công
phu định lực th́ sau đấy mới có thành tựu!
Có thể quán mặt trời thành công, chứng tỏ công
phu định lực của người tu đă khá tốt
đẹp. Có công phu định lực ấy, lấy Tŕ Danh
Niệm Phật để nói, nếu thật sự có
định lực ấy, tới khi mạng chung, nhờ
vào một câu Phật hiệu để văng sanh Tây
Phương Cực Lạc thế giới sẽ chẳng
có mảy may vấn đề ǵ! Văng sanh là văng sanh như thế
nào? Chính là thức thứ tám của chúng ta văng sanh, người
b́nh phàm nói là “linh hồn”
văng sanh. Khi chúng ta có công phu định lực, lúc thọ mạng
đă hết, bản thân thức thứ tám sẽ có thể
làm chủ, [tâm thức] chẳng rong ruổi lung tung! Chẳng
có công phu định lực ấy, thức thứ tám sẽ
chẳng thể làm chủ. Đă chẳng có định lực,
bèn có nghiệp lực. Từ những nghiệp thiện và
ác do chúng ta đă gây tạo trong lúc thường ngày, sức
mạnh của nghiệp sẽ dẫn dắt thức thứ
tám, đáng sanh vào đường nào, sẽ sanh vào
đường đó. Đấy là hạng phàm phu tầm
thường, chẳng có định lực. Người niệm
Phật chúng ta có nguyện lực và định lực, khi
ấy, bảo đảm là nhất định có thể
văng sanh. Đối với phép quán mặt trời đă nói
trong buổi trước, cũng phải hiểu rơ điều
này. Đă có công phu ấy, trong tương lai, nhất định
là văng sanh sẽ chẳng có vấn đề ǵ!
Mười
sáu phép Quán ấy, tức là mười sáu phương pháp
quán tưởng, mỗi phép Quán đều có một đối
tượng, tức là cảnh giới để quán, dùng một
thứ cảnh giới làm đối tượng để
quán tưởng. Phép Quán thứ nhất là Nhật Quán (quán
mặt trời), phép Quán thứ hai là Thủy Quán (quán tưởng
nước), đều có thứ tự nhất định.
Ví như trong phép Quán thứ nhất, tức quán mặt trời,
mặt trời lặn ở phương Tây, thế giới
Cực Lạc ở phía Tây. Đó là trước hết khiến
cho chúng ta biết: Dùng công phu này là đă bao gồm nguyện
lực của chính ḿnh trong đó, phải phát nguyện văng
sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. V́ thế,
để tác quán, trước hết, phải định
sẵn phương vị chắc chắn. Hơn nữa, mặt
trời là một vầng quang minh, nhờ vào cảnh giới
tương tự để quán, ngơ hầu người
quán thấu hiểu Tây Phương Cực Lạc thế
giới là một bầu đại quang minh, đại
quang minh tạng, là một thế giới tràn ngập quang
minh. Đó là dụng ư của phép Quán thứ nhất, tức
quán mặt trời.
IV.2.2.3. Phép Quán thứ hai, Thủy
Quán
Thứ
hai là quán nước, v́ sao? Chúng ta biết: Nước phẳng
lặng, chẳng có cao hay thấp. Chỉ cần nước
lặng, nó sẽ b́nh ổn; dùng điều này để
biểu hiện Tây Phương Cực
Lạc thế giới chẳng giống thế giới
này. Đối với thế giới này, quư vị ngẫm
xem: Bất cứ nơi nào cũng đều có cao, thấp,
có núi cao, sông ng̣i, biển cả, cao thấp bất b́nh. V́
sao có cao thấp bất b́nh? Nói theo “vạn pháp duy thức”, chính là v́ tâm của lũ phàm
phu chúng ta bất b́nh đẳng. V́ sao tâm con người chẳng
b́nh đẳng? Luôn nghĩ chính ḿnh rất cao minh, người
khác đều chẳng sánh bằng ta! Bất luận kẻ
nào cũng đều có tâm lư ấy. Dẫu là kẻ ăn
mày có địa vị thấp nhất, giữa những kẻ
ăn mày với nhau, vẫn có sự so sánh cao thấp, vẫn
có phân biệt đại khất cái và tiểu khất cái! V́
thế, trong tâm lư của phàm phu, luôn có cao thấp bất b́nh
đẳng. Do tâm lư bất b́nh đẳng, phản ánh thành
núi, sông, đại địa. Đối với những
người nghiên cứu Duy Thức Học, họ biết
núi, sông, và đại địa là Tướng Phần của
thức thứ tám. Trên thực tế, chúng cũng là những
giả tướng do tâm lư của chúng ta hiển lộ. Do
tâm địa bất đồng, bất b́nh đẳng,
cho nên mới hiển hiện thành thế giới bất
b́nh đẳng, nhưng thế giới Cực Lạc chẳng
giống [thế giới này của] chúng ta. Tâm của chúng
sanh trong cơi ấy đều b́nh đẳng. V́ vậy, thế
giới Cực Lạc chẳng có núi cao, biển cả.
Đấy là v́ trong thế giới Cực Lạc, từ
đức Phật cho đến các vị Đại Bồ
Tát, tất cả mọi người đều nhất loạt
b́nh đẳng. V́ tâm lư đều là b́nh đẳng, ai nấy
đều tôn trọng lẫn nhau, trọn chẳng giống
như trong thế giới này: “Ngươi coi thường
ta, ta khinh rẻ ngươi!” Trọn chẳng phải là như
vậy. Dùng nước để biểu thị sự
b́nh đẳng trong thế giới Cực Lạc. Quư vị
quán nước, nước hết sức b́nh đẳng.
Ngoài ra, nước có màu như lưu ly. Trọn khắp
đại địa trong thế giới Cực Lạc
đều có màu như lưu ly. Nói “màu như lưu ly”, chúng ta cũng chẳng hiểu
rơ, cho nên dùng nước để biểu thị, dùng
nước làm tỷ dụ ḥng chúng ta thấu hiểu. V́
thế, phép Quán thứ hai là Thủy Tưởng. Dụng ư
của Thủy Tưởng chính là: Từ nước sẽ
biến thành băng, sau đó, từ băng biến thành đất
lưu ly. Do tuân theo thứ tự này!
Trong
kinh văn có nói “thứ tác thủy
tưởng” (kế đó là tưởng nước), chữ
Thứ (次) ở đây có nghĩa là nói tiếp theo
pháp Quán mặt trời trong phần trước. Phép Quán mặt
trời là phép Quán thứ nhất, phép này là phép Quán thứ
hai. “Thứ” là tiếp theo.
Đă quán mặt trời thành công, tiếp theo là Thủy
Tưởng. V́ sao gọi Thủy Quán là Thủy Tưởng
(水想)? Mười sáu phép
Quán dùng ǵ để quán? Dùng cái tâm năng quán của chúng ta
(cũng là cái tâm có thể tưởng), đều là dùng
tâm tưởng của chính ḿnh để “tưởng tướng” (想相, tưởng
ra h́nh tướng). Trong các pháp môn thông thường, chẳng
chấp nhận “tưởng
tướng”. Nói “tưởng
tướng” th́ Tướng chính là một đối
tượng do tâm tưởng ra, dùng đối tượng
ấy để dẫn khởi một pháp trong tự tánh
của chúng ta. Đây là một phương cách đặc
biệt trong việc tu học của Tịnh Độ
Tông. Các tông phái khác như Thiền Tông, Duy Thức Tông, hoặc
Thiên Thai Tông v.v… tác quán là tác quán, không chỉ là chẳng thể
tưởng tướng, mà c̣n phải quét sạch tướng.
Quét sạch tất cả các tướng, chẳng thể
an lập bất cứ tướng nào! Nhưng pháp môn Niệm
Phật trong Tịnh Độ Tông cố nhiên là “có tướng”,
phải tŕ danh, pháp môn Quán Tưởng là “tưởng
tướng”. Cảnh giới của mỗi phép Quán trong mười
sáu phép Quán đều là dùng một cảnh giới làm đối
tượng để tưởng. Cách tưởng ấy
chính là cái tâm năng tưởng nương vào một
đối tượng để tưởng ra một cảnh
giới trong tâm. Trong câu này, Thủy Quán sở dĩ gọi
là “thủy tưởng” cũng
là v́ hàm nghĩa dùng cái tâm của chúng ta để tưởng
nước.
Sau
từ ngữ “thủy tưởng”
là ba câu: “Kiến thủy trừng
thanh, diệc linh minh liễu, vô phân tán ư” (Thấy nước
trong lặng, cũng tưởng cho rơ ràng, ư chẳng phân
tán). Khi chúng ta tưởng nước (Thủy Quán), trông thấy
nước, dùng nước bên ngoài để dẫn khởi
nước trong nội tâm của chúng ta. Thấy nước
rất trong lặng, tưởng nước trong tâm của
chính ḿnh rất rành rẽ, nên bảo là “minh liễu” (明了). “Vô phân tán ư” là chúng ta chuyên tâm nhất trí để
tưởng, ư niệm đừng nên phân tán. Khi ư niệm
chẳng phân tán, chuyên tâm tưởng, nước bèn xuất
hiện, [tức là] đă quán nước thành công. V́ sao suy
tưởng thấy nước là tưởng đă thành
công? Tổ sư đă chú giải khiến cho chúng ta thấu
hiểu: Trong bản tánh của chúng ta, có đủ mọi
thứ. Sau khi đă hiểu rơ đạo lư này, người
học Phật chúng ta chẳng giống phàm phu trong thế
gian! Phàm phu trong thế gian chẳng nhận biết những
ǵ chính ḿnh thật sự có, tự ḿnh mê muội, chẳng
hiểu rơ, cứ truy cầu những thứ giả trất
bên ngoài! Bên ngoài có những thứ ǵ? Như tiền tài, địa
vị (bao gồm địa vị chánh trị) v.v…, hết
thảy các vật ngoài thân đều là giả tướng
do nhân duyên ḥa hợp. Hễ nhân duyên chia rẽ, giả
tướng thảy đều chẳng tồn tại.
Phàm phu b́nh phàm chẳng hiểu rơ những thứ ấy là
giả, vẫn tận lực tranh thủ từ bên ngoài,
tranh đoạt cùng kẻ khác, thậm chí hy sinh mạng sống
của chính ḿnh cũng chẳng tiếc nuối ḥng tranh
đoạt những thứ đó, oan uổng quá, đáng đau
xót quá! Thấu hiểu Phật pháp, ắt sẽ chẳng cầu
những thứ ấy, mà hướng vào trong nội tâm của
chính ḿnh để cầu. Nội tâm thứ ǵ cũng đều
có. Chỉ cần hiểu rơ đạo lư ấy, noi theo
đạo lư ấy để cầu, sẽ tưởng
ǵ bèn có nấy! Kinh Lăng Nghiêm đă nói rất rành mạch
[đạo lư ấy]. Sau khi đă hiểu rơ, lại nh́n vào
mười sáu phép Quán, đối với bất luận
phép Quán nào, chúng ta đều biết rơ nguyên tắc trọng
yếu.
Kinh
Lăng Nghiêm đă nói: Thế gian có đất, nước,
gió, lửa. Địa (đất) là chất rắn. Cỏ
cây, núi, sông đại địa đều là các thứ
đại diện cho Địa. Thủy là nước
trong đại dương và sông ng̣i. Hỏa: Vật chất
bốc cháy là Hỏa. Phong là không khí lưu động. C̣n
có hư không cũng là một loại. Đó là nói theo cảnh
giới tự nhiên. Nói theo thân thể của bọn chúng
sanh chúng ta, có năm căn là mắt, tai, mũi, lưỡi,
thân. Ngoài năm căn ra, c̣n có hiện tượng tâm lư, tức
là Thức, chia thành tám thức. Địa, Thủy, Hỏa,
Phong, Không, Căn, Thức là Thất Đại. V́ sao bảy
thứ ấy được gọi là Thất Đại?
Đối với bảy thứ ấy, chẳng cần
bàn tới Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không, [v́] Không
là vô lượng vô biên. Chúng ta biết Không (Không Đại
là hư không) chẳng có ngằn mé, Địa, Thủy, Hỏa,
Phong cũng là chẳng có ngằn mé. Căn thân và chủng tử
của các căn v.v… đều là trọn khắp pháp giới,
không chỗ nào chẳng có Thất Đại. Nói cách khác, bảy
loại ấy (bao gồm vật chất lẫn tinh thần)
đều trọn khắp toàn thể pháp giới, nhưng
toàn thể pháp giới lại ở chỗ nào? Toàn thể
pháp giới ở ngay trong tâm chúng sanh, gọi là Nhất Chân
pháp giới. Kẻ mê hoặc, điên đảo chẳng
có cách nào vận dụng Thất Đại của chính
ḿnh. Thất Đại đều là những thứ ở
trong tự tâm của chúng ta, mà cũng là những thứ bản
thân chúng ta vốn sẵn có. Chúng sanh phàm phu mê hoặc, điên
đảo, chẳng thể vận dụng, nhưng người
hiểu Phật pháp th́ biết. Những thứ ấy
đều ở trong tự tâm của chúng ta. Sau khi chúng ta đă
giác ngộ, muốn ứng dụng như thế nào bèn ứng
dụng như thế ấy! Văn học gia Tô Đông Pha
đời Tống cũng học Phật, đă nói: “Có một thứ ở giữa
trời đất, lấy chẳng hết, dùng chẳng cạn
kiệt”. Quư vị lấy thế nào cũng chẳng hết,
dùng thế nào cũng chẳng có lúc dùng cạn. Đó là do dựa
theo Phật học [để nói]. Chúng ta hiểu rơ trong cái
tâm của chính ḿnh, hết thảy đều hoàn toàn hoàn
măn, trọn đủ, luôn luôn là “muốn ứng dụng
như thế nào, bèn ứng dụng như thế ấy”.
Do vậy, khi đă hiểu rơ nguyên tắc này, Thất Đại
đă vốn sẵn có trong tâm chúng ta, khi chúng ta tưởng
nước, chỉ cần chiếu theo phương pháp do Thích
Ca Mâu Ni Phật đă dạy để làm, vừa tưởng,
bèn tưởng thấy nước. Đấy chẳng phải
là chuyện rất phù hợp khoa học ư?
IV.2.2.3.1. Cách quán nước
Câu
“kiến thủy trừng thanh”
(thấy nước trong lặng) dạy chúng ta một
phương pháp để quán nước. Quư vị hăy xem biểu
đồ được phát ra trong ngày hôm nay. Phần
đầu là đề mục: “Nhị,
Thủy Quán” (Phép quán thứ hai, quán nước). Phần
kế đó là phương pháp để quán nước, “kiến thủy trừng thanh”.
“Trừng thanh” (澄清) là nước hết sức thanh khiết,
chẳng có chút cát đá hoặc thứ ǵ [xen lẫn]! Loại
nước ấy chúng ta cũng thường đă từng
thấy. Trong thiên nhiên, chỗ có núi và nước tốt
lành, hoặc ở nơi văn cảnh, khi đến đó du
ngoạn, sẽ thấy nước hết sức tốt
lành. Chúng tôi đă từng thấy có những chỗ nước
tạo ra ấn tượng ấy. Hiện thời, ở
trong nhà dụng công tác quán, hoàn toàn chẳng ra ngoài đồng
hoang, đến bên bờ hồ lớn, hoặc biển cả.
Phép quán nước có ba đặc điểm quan trọng:
1)
Điểm quan trọng thứ nhất là “thủ tướng” (取相, giữ lấy
tướng). Trước hết, hiểu rơ cách tĩnh tọa,
giống hệt như cách thực hiện trong phần quán
mặt trời thuộc phần trước. Tiếp
đó, lấy một cái chén lớn, đựng đầy
nước trong, đặt trên mặt đất trong một
căn pḥng yên tĩnh (khi tĩnh tọa, ở trong một
căn nhà rất an tĩnh), theo đúng phương pháp
để tĩnh tọa. Trên mặt, ở chính giữa hai
lông mày, đính một cái chấm trắng to cỡ bằng
hạt đậu lên đó, ngồi trên giường (tọa
cụ (坐具) cũng gọi là “sàng” (床, giường), tức là “tọa điếm” (座墊, đệm
ngồi)), soi mặt ḿnh vào trong cái bát đựng đầy
nước ấy, mắt chỉ nh́n vào cái chấm trắng
giữa hai mày. Đây là một phương pháp “thủ tướng”. Phương
pháp này nhằm khiến cho người tác quán đối
trước nước nh́n thấy rất rơ ràng, rành mạch,
“diệc linh minh liễu, vô phân
tán ư” (cũng tưởng cho rơ ràng, ư chẳng phân tán),
khiến cho cái tâm tập trung, chuyên chú ư niệm nơi chấm
trắng.
2)
Điểm quan trọng thứ hai [được nêu] trong
biểu đồ: Quư vị đă ngồi như vậy,
nước trong chén cũng đă sắp đặt ổn
thỏa, soi mặt ḿnh vào nước để xem (nước
vừa mới đặt xuống đó). Mặt khác, nhờ
vào nước trong bát để “quán
tưởng” ḥng phóng đại chén nước, tưởng
tượng nó là hồ đầm hay ao nước lớn.
Dựa
trên kinh nghiệm thông thường do nh́n thấy nước
ở bên ngoài, nước trong hồ luôn có gió thổi, khiến
cho nước xao động, gợn sóng. Khi bắt đầu
quán tưởng, trên mặt nước c̣n gợn sóng lăn
tăn. Thong thả nhờ vào nước trong chén (bát đặt
ở đó trong trạng thái bất động, nước
cũng yên tĩnh), lại tưởng tượng nó giống
nước trong một cái hồ to ở bên ngoài, cũng dần
dần ngưng lặng, chấm trắng giữa hai mày
cũng hiển hiện. Phải biết: Hồ ở bên
ngoài đă to ngần ấy, ao nước to ngần ấy,
đương nhiên là khuôn mặt hiển hiện của chúng
ta cũng biến thành to lớn. Nhưng diện mạo được hiển hiện, không chỉ
là chấm trắng giữa hai mày. Chúng ta dùng gương hoặc
dùng nước để soi, [sẽ thấy] trên mặt có
mắt, tai, mũi, miệng v.v… Những thứ ấy chẳng
cần phải quán, chớ nên phan duyên, hăy nhất tâm nhất
ư chỉ nh́n vào chấm trắng giữa hai mày. Đây là dạy
chúng ta một phương pháp quán tưởng. Chỉ
nắm lấy điểm ấy để quán tưởng.
Nghĩ một chén nước là rất lớn, quán tưởng
tất cả những con sóng đều b́nh lặng. Đối
trước nước b́nh lặng, chỉ nh́n vào chấm
trắng giữa hai mày. Đó là rèn luyện, tức là huấn
luyện công năng nhập Định cho chính ḿnh.
3) Khi
quán, nếu chính ḿnh cảm thấy đă quán rành rẽ, chấm
trắng giữa hai mày cũng thấy rơ ràng, rành rẽ, cũng
có thể nghĩ chính ḿnh quán tốt đẹp, nhưng
đừng nghĩ tự ḿnh đă quán thành công, vẫn phải
kiểm tra, thí nghiệm. Do vậy, điều trọng yếu
thứ ba trong biểu đồ là “nghiệm cảnh” (驗境), tức
là phải thí nghiệm xem cảnh giới do chính ḿnh quán
đă đạt tới mức độ nào? Phải thí
nghiệm như thế nào? Trong khi chúng ta quán, lúc bắt
đầu quán, gần như là nước đă tĩnh lặng,
ư niệm của chính ḿnh cũng tập trung vào đó, quán
cũng bất động. Khi đă thấy chấm trắng
rơ ràng, rành rẽ, có thể cầm một hạt gạo (hạt
gạo rất nhỏ) ném vào trong chén nước. Tuy hạt
gạo rất nhỏ, hễ hạt gạo rơi xuống,
chén nước vẫn gợn sóng một tí, [nếu
như] nước trong tâm cũng cuộn sóng, chứng tỏ
công phu vẫn chưa được. Nước vẫn
lay động! Ném gạo xong lại luyện, [luyện tới
khi] ném gạo vào [chén nước, nước trong tâm vẫn]
bất động. Lại đổi sang ném thứ to
hơn gạo một chút, như hạt đậu (hạt
đậu to gấp đôi, gấp ba hạt gạo). Ném hạt
đậu vào, nước lại xao động, lại tập
luyện cho đến khi ném hạt đậu vào, nước
chẳng động. Lại dùng thứ lớn hơn nữa,
như hồng táo, hắc táo[1]
v.v… [những thứ ấy] đều lớn hơn hạt
đậu, ném vào, đương nhiên là nước lại
xao động, lại gợn sóng. Huấn luyện đến
cuối cùng, bất luận ném thứ ǵ vào đó (ném vào
trong bát), bất luận nước [trong bát] như thế
nào, nước trong tâm của quư vị vẫn chẳng có động
tĩnh. Sau khi đă ném, [nước trong tâm] bất động,
chứng tỏ công phu định lực, tức định
lực quán nước đă khá lắm!
V́
sao phải thí nghiệm như vậy? Ném những thứ
như hạt gạo, hạt đậu v.v… là để
thí nghiệm cái tâm năng tưởng (tâm quán tưởng)
của người dụng công nhập quán có c̣n phan duyên
ngũ trần bên ngoài hay không? Chỉ cần nước bị
dao động, chứng tỏ cái tâm năng tưởng vẫn
rong ruổi lung tung. Khi vẫn chưa đạt tới
định th́ vẫn c̣n phan duyên ngũ dục lục trần
khắp nơi! Phải măi cho đến khi đạt tới
bất động, mới chứng tỏ “tâm đă
ngưng lặng”. Quán là Chỉ Quán, cái tâm tới khi ấy
mới có thể ngưng lại, mới có thể đắc
Định. Nói tới đây, chúng ta mới hiểu rơ: Trong
Lục Tổ Đàn Kinh có chép, Lục Tổ đến một
đạo tràng, là nơi giảng kinh, gặp hai người
đang biện luận. Gió thổi lá phan ngoài cửa lay
động, một người bảo là do gió thổi nên
phan mới động; người kia bảo “bản thân
lá phan đang động”. Lục Tổ bảo: “Chẳng phải là gió động,
mà cũng chẳng phải là phan động, mà là do cái tâm của
chính nhân giả đang động”. Thông thường,
chúng ta chẳng hiểu rơ. Do học lư giải thích như
thế, chúng ta mới biết: Kẻ chẳng dụng công,
trong tâm chẳng có thời khắc nào chẳng
động. Tâm một mực động mà quư vị mong
thế giới chẳng loạn, chẳng động, có
được hay chăng? Muốn thế giới chẳng
loạn, chẳng động, nhất định là phải
định cái tâm trước đă, phải là bất
động trước đă! Chỉ cần chúng ta học
Phật bèn có thể nhập Định. Tâm đă định,
cảnh giới bèn xuất hiện, chẳng phải là cảnh
giới chúng ta đang thấy như trong hiện thời. Trong
lời chú giải kinh Hoa Nghiêm, [tổ sư] đă nêu thí dụ:
“Giang hà cạnh chú nhi bất
lưu” (Hoàng Hà và Trường Giang đua nhau tuôn rót,
nhưng chẳng chảy xuôi),
“giang hà” chỉ Trường Giang và Hoàng Hà, “cạnh” (競) là giống
như đua tài vậy, “chú” (注) là chảy
xuôi. Trong cái nh́n của phàm phu, nước Trường
Giang và Hoàng Hà chảy mau dường ấy, luôn trong trạng
thái chuyển động. Nhưng khi nhập Định,
người đang nhập Định thấy những
con sông ấy chẳng lưu động, luôn ở trong trạng
thái tuyệt đối tĩnh lặng. C̣n có một câu nữa
là nói đến gió. Chúng ta thấy gió cũng là động,
nhưng khi nhập Định bèn thấy gió lặng yên!
Đời
Minh, Hám Sơn đại sư v́ chứng minh cảnh giới
này mà nhập Định (cổ nhân xem sách chẳng giống
như người hiện thời, [người hiện
thời] hễ đọc hiểu văn tự là
được rồi. Cổ nhân nếu chẳng thể
chứng minh cảnh giới trong sách, [sẽ không coi là
đă hiểu sách], phải đích thân thể nghiệm trạng
huống thực tại th́ mới tính là đọc thông suốt).
Ngài cảm thấy câu nói ấy khó hiểu, bèn nhập Định,
đạt được công phu định lực. Lũ
b́nh phàm chúng ta thấy gió thổi lá bay, lá bay là từ trên
cao chấp chới rơi xuống, Ngài thấy chiếc lá
lặng yên bất động! Bản thân Ngài đến
nhà vệ sinh tiểu tiện, tiểu tiện là chảy xuống,
nhưng Ngài chẳng thấy có hiện tượng lưu
động. Như thế th́ Ngài mới thật sự hiểu
rơ cảnh giới được nói trong kinh. V́ thế, chỉ
cần tâm và cảnh của bọn chúng sanh chúng ta xoay chuyển,
hăy thâu hồi cái tâm thường xuyên rối loạn nháo
nhào lại, nhập định cảnh, cảnh giới sẽ
lập tức chuyển theo. Tâm cảnh vừa chuyển biến,
hoàn cảnh thiên nhiên bên ngoài cũng chuyển biến theo,
hoàn toàn chẳng giống với thế giới chúng ta
đang thấy trong hiện tại. Từ điểm này,
có thể thấy quán nước, quán mặt trời, thật
sự có thể dựa theo những phương pháp này
để tập trung tâm niệm; khi đă đắc công
phu định lực, cảnh giới sẽ lập tức
hiển hiện.
Chúng
ta hiểu rơ điều này, sẽ có tác dụng ǵ? Chúng ta chẳng
cần tu mười sáu phép Quán, cũng chẳng cần phải
quán mặt trời, cũng chẳng cần quán nước,
nhưng [hiểu rơ Quán Kinh] sẽ có lợi cho chúng ta. Khi thầy
chúng ta c̣n tại thế, vừa khởi đầu, Ngài bèn
dạy chúng ta học Tŕ Danh Niệm Phật, nhưng lăo
nhân gia giảng kinh cũng hoàn toàn chẳng phải là chỉ
giảng một bộ Tiểu Bổn A Di Đà Kinh! Cả
ba kinh đều giảng. Không chỉ là ba kinh đều
giảng, mà những loại kinh khác cũng đều giảng.
Ví như kinh Kim Cang, kinh Duy Ma, kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa, Đại
Thừa Khởi Tín Luận, những bộ đại kinh,
đại luận ấy thầy đều giảng. Bất
luận giảng một bộ kinh nào, đều nhằm giúp
chúng ta tŕ danh niệm Phật. Điều này chính là chỗ
đặc biệt trong việc giảng kinh của đạo
tràng Đài Trung. Ví như chúng tôi vừa mới nhắc
đến Thủy Tưởng, điều quan trọng
trong khi tu Thủy Tưởng là “diệc
linh minh liễu, vô phân tán ư” (cũng tưởng cho rơ
ràng, ư chẳng phân tán), tức là an định tâm ư, tức
là ư thức được an định. Chuyện tệ
nhất là làm thế nào, ư thức (thức thứ sáu) của
bọn chúng sanh phàm phu chúng ta cũng chẳng thể an
định được! Trong khi chúng ta tŕ danh niệm Phật,
niệm một hồi, ư niệm chạy lung tung, thức
thứ sáu chạy khắp nơi, chẳng đến chỗ
này, bèn tạt qua chỗ kia. Kiểu nào cũng chẳng thể
tĩnh lặng được!
Chúng ta hiểu
rơ đạo lư này, khi tŕ danh niệm Phật, hăy giữ lấy
một câu Phật hiệu, ngay khi ấy là Chỉ Quán. “Chỉ” (止) là
ngưng dứt hết thảy vọng niệm, giống
như quán nước: Hết thảy những thứ khác
đều chẳng giữ lấy, hết thảy vọng
niệm đều ngưng dứt, tập trung tâm lực để
quán cái chấm trắng giữa hai mày. Cũng vậy, chúng
ta tŕ danh niệm Phật, ngưng dứt hết thảy vọng
niệm, niệm măi từng câu Phật hiệu sao cho rành rẽ,
phân minh. Đó là Quán, nguyên tắc giống như nhau. Chúng
ta hiểu phương pháp nhiều ngần ấy là để
tham khảo, không ǵ chẳng nhằm giúp chúng ta niệm câu
Phật hiệu tốt đẹp. Chẳng hiểu rơ đạo
lư này, thường là khi niệm Phật, niệm tới,
niệm lui, ư niệm lạc đâu mất, mong đắc
nhất tâm bất loạn hết sức khó khăn!
Nhưng quư vị hiểu phương pháp và nguyên lư này, tập
trung tâm niệm để niệm Phật. Niệm tới,
niệm lui, khi đă có định lực, sẽ có thể
cảm ứng đạo giao cùng A Di Đà Phật. Chẳng
hiểu rơ đạo lư này, sẽ rất khó khăn!
Đối
với mấy câu trên đây: “Kiến
thủy trừng thanh, diệc linh minh liễu, vô phân tán ư”, quán nước thành công, trong
tâm tưởng nước, nước đă xuất hiện.
Sau khi đă tưởng được, sẽ dễ dàng. “Kư kiến thủy dĩ,
đương khởi băng tưởng” [nghĩa là]
đă trông thấy nước, đă tưởng được
nước, lại tiến thêm bước nữa, tưởng
nước ngưng đọng thành băng (băng là do
nước ngưng đọng thành). Có thể quán tưởng
nước thành băng hay chăng? Đương nhiên là
có thể. Nếu chẳng thể, đức Phật c̣n
nói như vậy hay sao? Vấn đề là điều kiện
tiên quyết “phải tưởng cho ra nước đă”.
Sau khi đă có thể tưởng nước, chứng minh
Thất Đại (đất, nước, lửa, gió,
không, căn, thức) trong tâm chúng ta đều có. Tưởng
ra nước, chuyển nước thành băng, quư vị thích
chuyển biến thế nào, sẽ chuyển biến như
thế ấy! Nhất định là có thể chuyển biến,
đại tiền đề là “chúng ta có thể nhập Định
hay không?” Có thể nhập Định th́ tâm niệm hoàn
toàn tập trung, có thể lộ ra sức mạnh kinh
người! Có thể thuận theo ư nghĩ của quư vị,
tưởng ǵ sẽ biến nấy. Do vậy, quư vị
có thể biến ra nước, chứng tỏ định
lực của quư vị đă có thành tựu. Lại dùng
định lực để tưởng nước
đóng thành băng, nhất định là sẽ có thể
làm được!
“Kiến băng ánh triệt, tác lưu
ly tưởng” (Thấy băng trong suốt, tưởng
là lưu ly): Biến nước thành băng, băng là chất
rắn, kiên cố. Thấy băng là một khối trong suốt, “ánh
triệt” (映徹) là trong suốt.
Thấy là một khối băng rành rành, từ mặt này
có thể nh́n xuyên sang mặt kia. Khi ấy, có thể tưởng
nó là lưu ly. Lưu ly (Vaiḍūrya, phệ lưu ly,
tỳ lưu ly) ở Trung Hoa rất ít, ở Ấn
Độ th́ có. Vào thời cổ, các vị đại
sư nói, nếu muốn tưởng tượng lưu ly,
hăy nh́n lên bầu
trời khi rất trong trẻo, chẳng có mây phủ (mây
che thành tầng), cả bầu trời quang đăng, có màu xanh
dương. Nếu màu xanh dương đậm hơn một
chút nữa [so với màu trời khi ấy] sẽ giống
như màu lưu ly. Từ hiện tượng băng trong
suốt, tưởng tượng thành một khối lưu ly. Quán tưởng kiểu ấy,
nói cách khác, từ băng lại quán thành một khối lưu
ly, [tức là] tưởng lưu ly. “Thử tưởng thành dĩ” (tưởng
điều này thành công), từ băng tưởng
thành lưu ly th́ phép Quán ấy thành công! “Kiến lưu ly địa” nghĩa là cái
được thấy chính là một cơi đại địa
bằng lưu ly. “Nội ngoại
ánh triệt” (Trong ngoài thấu suốt), nói “ánh triệt” chính là một vầng
quang minh thanh tịnh. “Lưu ly
địa” là sánh ví Tây Phương Cực Lạc thế
giới.
Tây
Phương Cực Lạc thế giới là một bầu
thanh tịnh quang minh. V́ chúng ta chẳng
hiểu, cho nên trong phần trước, Thích Ca Mâu Ni Phật
đă từng bảo phu nhân Vi Đề Hy: Nếu mong sanh
về Tây Phương Cực Lạc thế giới, trước
hết, phải hiểu rơ hoàn cảnh. Hiểu rơ như thế
nào? Tâm lượng của phàm phu quá nhỏ hẹp, cho nên
trước hết phải lập đủ mọi thí dụ,
dùng những thứ tương tự trong thế gian này
khiến cho chúng ta hiểu rơ trước đă. Ví như từ
một chén nước mà thấy nước trong một
cái hồ to nhiều như thế đó. Lại từ
nước trong một cái hồ lớn mà tưởng
thành một khối băng. Lại từ băng tưởng
thành một cuộc đất lưu ly. Lại từ cuộc
đất lưu ly ấy, tưởng toàn thể thế
giới Cực Lạc là một cuộc đất lưu
ly, trong ngoài đều là một vầng đại địa
quang minh thanh tịnh. Nhờ vào sự tưởng tượng
để trước hết hiểu rơ hoàn cảnh mà ta muốn
đến. Nếu không, đối với chỗ ta muốn
đến, sẽ cảm thấy xa lạ, tới đó bằng
cách nào? Trong tâm chẳng chuẩn bị sẵn, đột
nhiên đến nơi đó ngay lập tức, sẽ chẳng
thể thích ứng được. V́ thế, tâm lư phải
có chuẩn bị trước, trước hết là phải
mở rộng tâm lượng của chính ḿnh.
Chúng
ta ở trong thế giới Sa Bà, những ǵ trông thấy
đều là vụn vặt, ngay cả
bản thân cũng nhỏ nhoi, thấy đại địa
cũng nhỏ, thấy được một mảnh
đất cũng nhỏ khôn cùng. Mọi người vẫn
ở trong ấy tranh đoạt chẳng ngớt, “các
ngươi tranh, ta cũng tranh!” Tranh đến nỗi vỡ
đầu chảy máu, vẫn chẳng buông bỏ. Thật
ra, nếu chúng ta so sánh với thế giới Cực Lạc:
Đem toàn thể đại địa [của thế giới
Sa Bà] đặt trong ao bảy báu, đặt trong một cánh
sen, bất quá như một bọt nước bé tí mà thôi!
Bé đến đáng thương! Nhưng tâm lượng
của chúng sanh phàm phu bé tí như thế, đức Phật
dạy chúng ta hăy phóng to cái tâm lượng bé nhỏ, tận
hết sức phóng to. Phóng to chính là Quán. Sau khi đă phóng to,
tâm lư có thể thích ứng, cũng có công phu định lực
và có nguyện lực. Trong tương lai, đến khi mạng
chung, c̣n tuyệt đối có thể nắm chắc văng
sanh. Nếu chẳng như vậy, có cách nào để có thể
văng sanh cho được? A Di Đà Phật đến tiếp
dẫn, chúng ta vẫn chẳng nỡ ra đi! Ở
đây, chúng ta c̣n có khá nhiều vàng, bạc, của cải,
c̣n có quyền lực, dục vọng, chẳng thể vứt
bỏ được, không buông xuống được. Chẳng
thể buông xuống, sẽ chẳng thể văng sanh, trách
được ai cơ chứ? Hăy tự trách ḿnh chẳng
hề chuyển biến tâm lư phàm phu. Khi thọ mạng
đă hết, chẳng văng sanh thế giới Cực Lạc,
sẽ vào trong tam đồ. Ở trong thế giới này, mọi
người chẳng mong sanh vào tam đồ, mong sanh vào thiên
đường ư? Chẳng có chuyện đó đâu nhé!
Cậy vào cái tâm của con người trong hiện thời
mà có thể đến thiên đường ư? Đến
nhân gian cũng rất khó khăn! Chỉ có nước vào
trong tam đồ!
Chúng
ta ắt cần phải hiểu rơ kinh văn, nhất định
phải mở rộng tâm lượng. Lúc thường nhật,
chớ nên suy tưởng giống như kẻ b́nh phàm. Họ
tưởng như thế nào, cứ mặc họ tưởng
như thế ấy, chúng ta chẳng cần phải có cách
nghĩ giống hệt như họ. Phật pháp nói chuyện
này là “trong cộng nghiệp bèn có bất cộng nghiệp”.
Đối với cộng nghiệp, trong tương lai họ
gây tạo thế giới [bại hoại] đến mức
độ nào, biến toàn thể nhân gian thành tam đồ,
chúng ta chẳng bị cộng nghiệp ảnh hưởng,
chẳng bị liên lụy bởi nó. Chúng ta có biệt nghiệp
riêng, chúng ta phải nắm chắc văng sanh. Phần kế
tiếp sẽ nói về trạng huống thực tế, sự
an lập của thế giới Cực Lạc v.v… Lần
sau, chúng tôi sẽ nói tiếp.
Tập 20
Thưa
các vị giáo sư, các vị đại đức, các vị
đồng tu, xin mở kinh bổn, trang
thứ bảy, hàng thứ hai từ dưới đếm
lên, xem từ phần sau của câu cuối cùng. Trước
hết, tôi đọc kinh văn một lượt.
(Kinh)
Hạ hữu kim cang thất bảo kim tràng, ḱnh lưu ly
địa. Kỳ tràng bát phương, bát lăng cụ
túc, nhất nhất phương diện, bách bảo sở
thành, nhất nhất bảo châu, hữu thiên quang minh. Nhất
nhất quang minh, bát vạn tứ thiên sắc, ánh lưu ly
địa, như ức thiên nhật, bất khả cụ
kiến.
(經)下有金剛七寶金幢,擎琉璃地。其幢八方,八楞具足。一一方面,百寶所成。一一寶珠,有千光明。一一光明,八萬四千色,映琉璃地。如億千日,不可具見。
(Kinh: Phía
dưới có tràng vàng bảy báu kim cang, nâng đỡ đất
lưu ly. Tràng ấy có tám mặt, tám cạnh đầy
đủ, mỗi mặt đều do trăm thứ báu hợp
thành. Mỗi một bảo châu có ngàn quang minh. Mỗi một
quang minh có tám vạn bốn ngàn sắc, tỏa sáng đất
lưu ly, như ức ngàn mặt trời, chẳng thể
thấy trọn).
Tạm
thời hăy đọc tiểu đoạn này. Đoạn
này tiếp theo phần Thủy Quán được nói trong lần
trước. Thủy Quán là trước tiên tưởng một
khối nước lớn, đương nhiên là nước
hết sức trong lặng. Nước đă quán thành tựu,
sau đấy mới quán tưởng nước đóng
thành băng. Đă quán băng thành tựu, lại tiến
thêm một bước nữa là quán tưởng băng biến
thành đất lưu ly. Hôm nay, tôi nói tiếp về đất
lưu ly.
“Quán tưởng”: Phần kinh
văn ở đây cho biết [đức Phật] dạy
phu nhân Vi Đề Hy hăy theo thứ tự quán tưởng
hoàn cảnh trong thế giới Cực Lạc từng tầng
một. Quán đă thành công, xác thực trông thấy thế
giới Cực Lạc. Khi chúng ta học kinh, v́ chúng ta tu pháp
môn Tŕ Danh Niệm Phật, đương nhiên là chẳng “tác
quán” (tác quán hết sức khó khăn). Tuy chẳng tu pháp môn
quán tưởng, nhưng [t́m hiểu] pháp môn này, sẽ giúp
ích rất lớn cho [sự tu học] của chúng ta. Khi chúng
ta học kinh A Di Đà, cũng nói tới y báo trang nghiêm.
Trong bộ kinh ấy, y báo trang nghiêm được nói rất
đơn giản, rất tóm tắt, nhưng ở nơi
đây, kinh nói hết sức tỉ mỉ. Chúng ta biết
càng nhiều, càng cặn kẽ, đối với việc tŕ
danh niệm Phật, phát nguyện trong tương lai văng
sanh thế giới ấy, đối với hoàn cảnh
bên đó, càng hiểu rơ càng tốt. Tuy chẳng vận dụng
công phu quán tưởng, chúng ta hiểu rơ th́ cũng hết
sức hữu dụng. Những điều tốt đẹp
trong thế giới Cực Lạc sẽ được nói
tới ngay lập tức trong phần sau.
Trước
khi bàn đến những điều đó, phải hiểu
rơ một nguyên tắc quan trọng, mà cũng một lư trọng
yếu. Lư ấy là: Bất luận bộ đại kinh
nào trong Phật pháp, đều nói “vạn pháp duy tâm”. Nói “vạn
pháp duy tâm” nghĩa là hết thảy các thế giới, các
thứ trang nghiêm, đều do tâm tạo ra. Lũ b́nh phàm
chúng ta chẳng dễ ǵ hiểu rơ cho lắm. Ví như trong
thế giới Sa Bà này, những kẻ nói theo chủ
nghĩa duy vật cho rằng địa cầu là một
tinh cầu trong không gian, tồn tại khách quan trong tự
nhiên, chẳng dính dáng ǵ đến cái tâm của chúng ta.
Đó là cách nói theo chủ nghĩa duy vật, họ chẳng
thấu hiểu. Văn hóa Trung Hoa chẳng nói theo kiểu
đó. Văn hóa Trung Hoa nói “tâm
vật hợp nhất”. Nho gia, Đạo gia, Mặc gia
đều là “tâm vật như
một”, văn hóa Trung Hoa là như vậy đó! Nói theo
Phật pháp, sẽ là “vạn pháp
duy tâm”, hoặc là “vạn
pháp duy thức”. Nói theo vạn pháp duy thức hoặc duy
tâm, núi, sông, đại địa như chúng ta đă thấy,
đều là những hiện tượng hiển hiện
từ cái tâm của chúng sanh. Như chúng ta trông thấy một
quả núi hay một cái biển rộng, chúng đều là
những tướng hiển hiện từ cái tâm của
chúng ta. Thế nhưng kẻ b́nh phàm chẳng thừa nhận.
Họ nghĩ những thứ ấy tồn tại khách quan,
chẳng thừa nhận những hiện tượng ấy
được hiển hiện từ nội tâm. Nếu
quư vị hiểu rơ chân lư này, nhất định là sẽ
học tập văn hóa truyền thống, nhất là Phật
pháp. Sau khi đă hiểu rơ chân lư, sẽ tự nhiên hiểu
rơ chúng vốn là những thứ mà bản thân chúng ta sẵn
có!
Nghiên cứu
Duy Thức Học, mọi người đều biết:
Duy Thức Học bảo tâm có bốn phần. Từ trong
bốn phần, [bắt đầu là] Kiến Phần rồi
từng bước hướng ra ngoài bèn có Tướng Phần
[sau đấy là Tự Chứng Phần và Chứng Tự
Chứng Phần]. Tướng Phần là có tướng trạng.
Trong tâm có thể phản ứng, có tướng trạng có
thể trông thấy được. Chúng ta thấy núi, sông,
đại địa, những thứ ấy đều là
Tướng Phần trong thức thứ tám của chúng ta. Nhưng
kẻ b́nh phàm do mê hoặc, điên đảo, nên chẳng
hiểu rơ. Thật ra, toàn thể thế giới Sa Bà là do
tâm của tất cả chúng sanh tạo thành. Bất quá, tuy
tạo ra thế giới Sa Bà, bọn phàm phu chúng ta chẳng
tạo dựng theo kế hoạch, chẳng tạo dựng
lư tưởng cho lắm. Chúng ta tạo ra thế giới dựa
theo nghiệp lực của các nghiệp thiện ác đă
gây tạo. Thế gian này do nghiệp lực của mỗi
cá nhân cùng ḥa hợp tạo thành. Những người tạo
nghiệp lực trong loài người bèn sanh trong nhân gian. Do
tâm lư con người mà thấy núi, sông, đại địa.
Những kẻ gây tạo nghiệp lực súc sanh đạo,
bèn sanh vào súc sanh đạo, súc sanh thấy núi, sông, đại
địa chẳng giống như loài người. Tướng
Phần trong thức thứ tám của súc sanh chẳng giống
loài người chúng ta. Hoàn cảnh y báo do toàn thể chúng
sanh trong lục đạo đă tạo, mỗi đường
đều khác nhau. Bồ Tát giới là do những vị tạo
Bồ Tát pháp giới [mà h́nh thành]. Phật giới là [cảnh
giới của những vị] tạo Phật pháp giới,
đó là [hoàn cảnh y báo] cao nhất. Do vậy, chúng ta có thể
biết: Những ǵ chúng ta trông thấy trong hiện thời
đều do tâm tạo, vạn pháp duy thức, hoặc vạn
pháp duy tâm.
Thế
giới Cực Lạc th́ sao? Thế giới Cực Lạc
vẫn do cái tâm của chúng ta tạo thành, bất quá chẳng
phải là do nghiệp lực tạo, mà là do nguyện lực
tạo ra. Thế giới Cực Lạc vốn do A Di
Đà Phật đă phát ra bốn mươi tám nguyện.
Đại nguyện của Ngài thành tựu, tạo thành thế
giới Cực Lạc. Sau đấy, nhiều vị Bồ
Tát và những người văng sanh thế giới Cực Lạc
(phàm ai muốn văng sanh thế giới Cực Lạc mà chẳng
phát nguyện, sẽ không được. Do nguyện lực
thành công, bèn đến thế giới Cực Lạc), đến
được thế giới Cực Lạc cũng là do
nguyện lực của mọi người cùng nhau tạo
thành, cho nên thành công! Thế gian mà chúng ta đang sống là
do nghiệp lực của phàm phu cùng chung nhau tạo thành.
Thế gian do nghiệp lực tạo thành này có khổ, có
vui. Trong thế gian có tám khổ, ba khổ, đủ mọi
nỗi khổ khác nhau. [Thế giới] tạo thành từ
nguyện lực thuần túy là vui, nên gọi
là Cực Lạc, chẳng có các nỗi khổ, chỉ
hưởng các niềm vui. Sau khi đă hiểu rơ nguyên lư trọng
yếu này, tiếp tục nh́n, dẫu thấy các thứ trạng
huống và hoàn cảnh tốt đẹp, chớ nên [cảm
thấy] kinh ngạc, lạ lùng! Chỉ cần chúng ta có nguyện
lực như vậy, tất nhiên là sẽ có hoàn cảnh tốt
đẹp dường ấy! Chúng ta không hiểu rơ
những điều tốt đẹp trong thế giới
Cực Lạc, là do bị nghiệp lực của phàm phu
chướng ngại. Không chỉ là chúng ta chẳng nh́n thấy,
mà thậm chí ngay cả nghĩ tới cũng chẳng dám nghĩ!
Giống như trong thế giới này, trong những khu vực lạc hậu, đói nghèo, ngay cả
cơm cũng chẳng có mà ăn, áo cũng chẳng có
để mặc, có người bảo cho họ biết
tiêu chuẩn cuộc sống của chúng ta ở nơi
đây tốt đẹp ngần ấy, họ
cũng chẳng dám tưởng tượng, v́ họ chẳng
đạt đến mức độ ấy, chẳng thể
tưởng tượng được! Sau khi đă hiểu
rơ đạo lư này, trong các phần sau, chúng ta sẽ thấy
Cực Lạc tốt đẹp ngần ấy, các thứ
quang minh, các thứ báu, bao nhiêu là của báu trong cơi ấy,
đơn giản là chúng ta đều chẳng thể
tưởng tượng nổi! [Đối với những
điều tốt đẹp ấy, do đă] hiểu rơ
nguyện lực tốt đẹp dường ấy, chỉ
cần chúng ta phát nguyện (nhất trí với nguyện lực
của đức Di Đà), tất nhiên là có thể trông thấy,
trong tương lai có thể sanh về hoàn cảnh ấy.
Sau
khi đă hiểu rơ đạo lư, chúng ta phát nguyện, nguyện
của ta và nguyện của A Di Đà Phật nhất trí.
Sau khi đă có nguyện, đối với phương pháp
dụng công được nói trong kinh, điều quan trọng
nhất là có thể tập trung cái tâm, chớ nên có tạp
niệm, chuyên tâm nhất trí, vận dụng công phu quán
tưởng. Trong công phu quán tưởng, trong phần
trước đă nói cách quán mặt trời. Quán mặt trời
thành công, nay là quán nước. Quán nước theo từng
bước một, từ nước là chất lỏng,
sau đó chuyển biến, từ nước đến
băng, từ băng đến lưu ly, lưu ly là cả
một vùng đại địa. Thế giới Cực Lạc
là cả một vùng đất bằng lưu ly, mà lưu
ly là trong ngoài thấu suốt. Nói “nội ngoại ánh triệt” (trong ngoài thấu suốt),
nghĩa là từ trên mặt đất có thể thấy thấu
suốt toàn thể đại địa. Toàn thể [cơi
đất] trong ngoài thấu suốt, toàn thể đại
địa trong thế giới Cực Lạc là lưu ly.
[Thấy như vậy] tức là quán tưởng thành tựu.
Lưu
ly đại địa to ngần ấy, nó được
đặt ở đâu? Trong đoạn kế tiếp có
nói rơ, dùng thứ ǵ để nâng đỡ đại
địa. “Hạ hữu kim
cang thất bảo kim tràng” (Phía dưới có một
tràng vàng kim cang bảy báu). Đối với toàn thể
đất lưu ly trong thế giới Cực Lạc, phía
dưới đất lưu ly có một cái tràng. Trên thực
tế, cái tràng ấy là một cây cột to. V́ sao cây cột
to được gọi là “tràng”
(幢)? V́ cây cột
to ấy hết sức kiên cố, lại thấy rơ ràng[2].
Toàn thể cây cột ấy do bảy báu và kim cang hợp
thành, kim sắc (có màu sắc như vàng ṛng). Nó “ḱnh lưu ly địa” (nâng
đỡ đất lưu ly). “Ḱnh”
(擎) là nâng đỡ, chống đỡ. Kim
cang là bất hoại, bất cứ vật chất nào
cũng đều chẳng thể phá hoại kim cang, nó là
vĩnh cửu kiên cố nhất. Hăy ngẫm xem, trong thế
gian này, thế giới Sa Bà chẳng vĩnh cửu, thành, trụ,
hoại, không, tuần hoàn chẳng ngừng. Cơi kia là kim cang,
kim cang là bất hoại. Cây cột kim tràng bằng bảy
báu và kim cang chống đỡ đất lưu ly không có
ngằn mé. Đất trong thế giới Cực Lạc to
lớn khôn cùng!
Cái
tràng ấy có h́nh dạng ǵ? “Kỳ
tràng bát phương” (Tràng ấy có tám mặt), “bát phương” là Đông, Tây,
Nam, Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam, bốn
phương và bốn góc hợp thành tám phương. “Bát lăng cụ túc” (tám cạnh
đầy đủ), “lăng”
(楞) là góc cạnh. Tràng ấy có tám mặt, tám cạnh
đầy đủ (tràng có h́nh bát giác). “Nhất nhất phương diện”, mỗi mặt
đều do “bách bảo sở
thành”, [nghĩa là] mỗi mặt đều do rất nhiều
thứ trang sức quư báu hợp thành. Một mặt trong
tám mặt của tràng kim cang đều có trăm thứ
báu trang hoàng. “Bách bảo” là
trăm thứ báu. Thật ra, không phải chỉ là một
trăm thứ báu, mà là rất nhiều. Những thứ báu
ấy do đâu mà có? Tổ sư chú giải, “bách” biểu thị số
lượng nhiều như trần sa. Các thứ báu nhiều
như trần sa (cát, bụi) do đâu mà có? Đều trọn
đủ trong bản tánh của chúng sanh. Bản tánh trọn
đủ, nói theo học lư của tông Thiên Thai sẽ là “tánh cụ” (性具). Tánh (性) là bản tánh, “cụ” (具) là đầy
đủ. “Tánh cụ” là bản
tánh trọn đủ, có ư nghĩa hoàn bị. Nói đến
các thứ báu, kim cang cũng thế, bảy báu cũng thế,
trăm thứ báu cũng thế, đều là bản tánh trọn
đủ. Phàm phu b́nh phàm chẳng thấu hiểu “bản tánh trọn đủ”,
cho nên chẳng chịu hướng nội cầu nơi
tâm, chỉ hướng ra ngoài cầu tài, cầu danh. Kẻ
b́nh phàm theo đuổi danh lợi, khi chưa truy cầu
được, bèn nghĩ trọn mọi phương pháp tổn
người, lợi ḿnh, hứng chịu bao nhiêu nỗi khổ
mới có thể đạt được. Sau khi đă
truy cầu được, chớp mắt đă mất
đi. Do vậy, danh lợi trong thế gian này đều
là pháp hư giả, chẳng đáng tin cậy, thời thời
khắc khắc đều chuyển biến, chính ḿnh chẳng
có cách nắm giữ nó. Chỉ có tự tâm vốn trọn
đủ mới là thực tại, phải dùng
phương pháp ǵ để khai phát những thứ châu báu
chân thật ấy? Tổ sư chú giải đă giảng rất
rơ ràng: Phải gieo các duyên. Hễ có duyên bèn có thể khai
phát. Nội tâm giống như kho báu (tức là cái nhân), phải
có công cụ là ch́a khóa (duyên) th́ mới có thể mở toang
kho báu được.
Duyên
là ǵ? Ở đây nói đến Quán, tức là quán tưởng.
Chớ nên có những tạp niệm khác, hăy tập trung tâm
lực để quán tưởng. Trong tâm quư vị đă
có rất nhiều của báu, muốn thứ ǵ có thể
tưởng ra thứ nấy, nhất định là như
vậy! Do vậy, những thứ báu được nói kế
đó đều là do quán tưởng mà có. Quán tưởng
mỗi mặt [của kim tràng] có trăm thứ báu. “Nhất nhất bảo châu, hữu
thiên quang minh”: Trong mỗi thứ báu đều có bảo
châu; mỗi viên bảo châu đều phóng quang minh. Có ngàn thứ
quang minh; không chỉ là quang minh, mà c̣n có các thứ màu sắc.
“Nhất nhất quang minh, bát vạn
tứ thiên sắc”: Mỗi quang minh đều có tám vạn
bốn ngàn thứ màu sắc. Chúng ta xem kinh A Di Đà, [sẽ
thấy] hoa sen trong ao bảy báu, màu xanh ánh sáng xanh, màu vàng
ánh sáng vàng, màu đỏ ánh sáng đỏ, màu trắng ánh
sáng trắng. Có bốn màu, bốn thứ ánh sáng. Đó là
nói rất vắn tắt. Nói thật ra, [sẽ là] trăm
thứ báu có ngàn loại quang minh, mỗi quang minh có tám vạn
bốn ngàn màu. Những ánh sáng và màu sắc ấy “ánh lưu ly địa” (chói
ngời đất lưu ly), tức là cây cột nâng đỡ
thế giới Cực Lạc có tám mặt, mỗi mặt
đều có chất báu. Trên mỗi báu có châu, từ châu lại
tỏa ra ánh sáng, phát ra màu sắc. Những thứ quang minh
và màu sắc ấy đều chiếu sáng rực đất
lưu ly trong thế giới Cực Lạc.
Bọn
phàm phu chúng ta nh́n vào kinh văn, đơn giản là chẳng
có cách nào tưởng tượng được! Thích Ca
Mâu Ni Phật nêu tỷ dụ, chúng ta chưa hề thấy
những thứ quang minh ấy, chỉ thấy ánh sáng mặt
trời. Phải biết: Thế giới mà chúng ta đang sống
thuộc về Thái Dương Hệ (trừ Thái
Dương Hệ này ra, c̣n có rất nhiều Thái
Dương Hệ. Tuy Thái Dương Hệ rất nhiều,
chúng ta chỉ thấy một mặt trời). Đối với
ánh sáng do mặt trời phát ra, chúng ta cũng chẳng thấy
trọn hết. Không chỉ là chẳng thấy trọn hết
quang minh, mà đối với màu sắc cũng chẳng thấy
trọn hết. Mặt trời tỏa ra rất nhiều
loại quang minh và màu sắc, bất quá nhục nhăn của
chúng ta chỉ thấy một màu trắng. Thật ra, dùng
công cụ [như lăng kính] để phản chiếu,
trong ấy, các thứ màu sắc đều có, có các màu
như màu tím, màu đỏ v.v… Lại c̣n có tử ngoại
tuyến, hồng ngoại tuyến. Những quang sắc ấy
nhục nhăn đều chẳng thể thấy được.
Đối với quang minh và màu sắc do một mặt trời
tỏa ra, chúng ta chỉ thấy một phần nhỏ bé của
một phần nhỏ nhoi, hết sức nhỏ nhoi. Huống
hồ quang minh trong thế giới Cực Lạc vẫn chẳng
phải là do mặt trời tỏa ra, mà là do các bảo châu
phóng ra. Quang minh phát ra, mỗi quang minh ấy có tám vạn bốn
ngàn sắc. Tuy chẳng thấy, hăy suy tưởng trong tâm!
Đó là điều cần thiết! Tuy hiện thời
chưa thấy, trong tương lai, văng sanh thế giới
Cực Lạc, nhất định sẽ thấy quang minh
và màu sắc ấy. Hiện thời, trong tâm hăy suy tưởng
sẵn.
Thích
Ca Mâu Ni Phật sánh ví các thứ quang minh và màu sắc ấy
“như ức thiên nhật”
(như ức ngàn vầng mặt trời). Nay chúng ta [chỉ
có thể] thấy một mặt trời; ở đây là ức
ngàn vầng. Ánh sáng mặt trời nhiều ngần ấy,
trong quang minh lại c̣n hiển lộ màu sắc, ta biết
là hết sức nhiều. V́ thế, bảo là “bất khả cụ kiến”
(chẳng thể thấy trọn). “Cụ” (具) là hoàn bị, hoàn toàn. Có
thể thấy trọn hết hay không? Người đă
đến thế giới Cực Lạc, do công phu đă
đạt mức, vừa nh́n bèn có thể thấy trọn
đủ. Phàm phu chẳng thể thấy trọn vẹn,
v́ tâm lượng của phàm phu hẹp ḥi, nhỏ nhen, cho
nên chẳng thể thấy trọn hết. Tuy chẳng thể
thấy trọn hết, nhưng trong tâm nghĩ tới, có
quang minh và màu sắc nhiều ngần ấy. Như vậy
th́ sẽ có thể tưởng tượng thế giới
ấy là một thế giới tốt đẹp dường
nào! Chúng ta chẳng đến thế giới ấy, cứ
ở trong thế giới này tranh tới, tranh lui cùng kẻ
khác! Hoàn cảnh ở nơi đây chẳng tốt đẹp,
di dân sang ngoại quốc. Di dân sang Mỹ, hoặc sang quốc
gia nào vẫn thế, vẫn ở trên quả địa cầu
này. Dẫu tốt đẹp cách mấy, vẫn chẳng
sánh bằng Cực Lạc, c̣n chẳng sánh bằng một
loại quang minh ở trong ấy, huống hồ có tám vạn
bốn ngàn quang sắc! Nghĩ đến chỗ này, chẳng
phát nguyện văng sanh Tây Phương Cực Lạc thế
giới, vẫn mong ở trong thế giới này,
đơn giản chỉ là đem bản thân làm tṛ đùa,
đối xử chẳng ra ǵ đối với chính ḿnh!
Quán
tưởng theo thứ tự, từng tầng một.
Trong đoạn vừa mới giảng này, tức là từ
câu “hạ hữu kim cang thất
bảo kim tràng” cho đến câu “như ức thiên nhật, bất khả cụ kiến”
nói rơ: Cây cột kim tràng to chống đỡ đất
lưu ly. Cây cột to ấy cũng là vô lượng vô biên.
Sau khi đă quán tưởng xong, lại tiếp tục quán
tưởng phía trên đất lưu ly. Trước hết,
tôi đọc tiểu đoạn tiếp theo một lượt:
(Kinh)
Lưu ly địa thượng, dĩ hoàng kim thằng, tạp
xí gián thác, dĩ thất bảo giới, phận tề phân
minh.
(經)琉璃地上,以黃金繩,雜廁間錯,以七寶界,分齊分明。
(Kinh: Trên
đất lưu ly, dùng dây vàng ṛng, xen kẽ ḥa lẫn,
dùng bảy báu làm ranh giới, phân chia rơ ràng).
Đây
là nói về các thứ trang nghiêm trên mặt đất trong
thế giới Cực Lạc. Sau khi đă thấy phía
dưới đại địa trong thế giới Cực
Lạc, hăy chuyển tâm nhăn lên trên mặt đất. “Lưu ly địa thượng,
dĩ hoàng kim thằng” (Trên đất lưu ly, dùng dây bằng
vàng ṛng). Toàn thể đại địa trong thế giới
Cực Lạc có màu lưu ly, toàn là đất lưu ly b́nh
ổn. Trên mặt đất lưu ly, dùng dây bằng vàng
ṛng để ngăn thành đường qua lại.
Lưu ly là một chỉnh thể (entity), trên mặt đất
có từng con đường một (đường trong
thế gian này, trong quá khứ là bùn đất. Đường
sá tối đa là dùng đá để lót. Đường
sá hiện thời đúc bằng xi-măng, hoặc rải
nhựa đường, cũng được lắm!
Đường sá trong cơi kia làm bằng hoàng kim). Dùng vàng
ṛng làm thành từng con đường một, trạng huống
giống như dùng dây ngăn thành từng khoảng. V́ thế,
thoạt trông giống như [từng khu được
ngăn] bởi các sợi dây vậy. “Tạp xí gián thác” (雜廁間錯): Nói “tạp xí gián thác” [nghĩa là]
không chỉ là vàng ṛng, mà có khi là vàng ṛng, có khi dùng ngọc màu
trắng, hoặc là tử kim (vàng có sắc đỏ tía),
hoặc bạc trắng, hoặc dùng các thứ báu… tổ
sư chú giải như vậy. Nói cách khác, đường
sá do các thứ báu hợp thành, có ngang, có dọc, có ư
nghĩa “ngang dọc đan chéo nhau, xen kẽ ḥa lẫn”. Các
thứ báu bất cứ màu nào cũng đều được
phối hợp với nhau rất khéo, hết sức có trật
tự. Toàn thể đường sá được quy hoạch
giống như hoa thêu gấm dệt! “Dĩ thất bảo giới” (Dùng bảy báu làm
ranh giới), lại dùng bảy báu để vạch thành giới
tuyến. Giữa con đường này và con đường
kia đều có giới tuyến. Các giới tuyến ấy
dùng bảy báu để phân chia. “Phận
tề phân minh”: Chữ “phận
tề” (分齊) chỉ giới tuyến.
Mỗi con đường đều có lề đường,
lề đường do bảy báu hợp thành, phân định
ranh giới rất rơ ràng. Chữ Phân (分) trong câu
trước nên đọc giọng Khứ Thanh, tức là
đọc như Phận (份). Chữ
Phân (分) trong câu dưới đọc giọng b́nh
thanh (không dấu). Tiểu đoạn này nêu ra các thứ
trang nghiêm trên mặt đất trong thế giới Cực
Lạc, đường sá dùng vàng ṛng và bảy báu v.v… hợp
thành!
Tôi
đọc trước đoạn kinh văn kế tiếp
một lượt.
(Kinh)
Nhất nhất bảo trung, hữu ngũ bách sắc quang.
Kỳ quang như hoa, hựu tự tinh nguyệt, huyền
xử hư không, thành quang minh đài. Lâu các thiên vạn,
bách bảo hợp thành.
(經)一一寶中,有五百色光。其光如華,又似星月。懸處虛空,成光明臺。樓閣千萬,百寶合成。
(Kinh: Trong mỗi
thứ báu, có quang minh năm trăm màu. Quang minh ấy
như hoa, lại như các ngôi sao, hoặc mặt trăng,
treo lơ lửng trên không, tạo thành đài quang minh. Lầu
gác ngàn vạn, do trăm thứ báu hợp thành).
Đoạn
này nói quang minh từ mặt đất tỏa lên không trung.
Quang minh lại từ trong không trung biến thành cảnh
tượng lầu gác trang nghiêm. “Nhất nhất bảo trung, hữu ngũ bách sắc
quang” (Trong mỗi thứ báu, có quang minh năm trăm
màu), ư nói: Các thứ báu trên mặt đất, mỗi món báu
đều có năm trăm thứ màu sắc và quang minh. Những
quang minh và màu sắc ấy giống như ǵ? Nếu đức
Phật chẳng tỷ dụ, chúng ta không thể hiểu
rơ. Nhằm làm cho chúng ta hiểu rơ, đức Phật bảo:
“Kỳ quang như hoa”, [ư
nói] mỗi một loại báu phóng ra năm trăm màu, năm
trăm quang minh. Mỗi thứ quang minh giống như hoa (chữ
Hoa (華) trong kinh điển [có ư
nghĩa] giống như chữ Hoa (花, bông hoa)).
Chúng ta thấy [ánh sáng của] mặt trời trong thế
gian này chỉ là ánh nắng mà thôi, chẳng thấy h́nh dạng.
Cơi kia đặc biệt, các thứ quang minh chiếu lên
không trung, giống như từng đóa hoa xinh đẹp. Từ
mặt đất ngó lên, trong mỗi quang minh, hiển hiện
các loại màu sắc, hoa nhiều ngần ấy, ngay cả
gọi tên c̣n chẳng xuể; v́ thế nói: “Kỳ quang như hoa” (quang minh ấy như hoa). “Hựu tự tinh nguyệt” (Lại
giống như các ngôi sao và mặt trăng), thoạt nh́n giống
như hoa, do nó treo lơ lửng trên cao. V́ nó là quang minh, cho
nên sáng ngời, lại có đủ mọi màu sắc, thoạt
nh́n giống như tinh tú hoặc mặt trăng trên bầu
trời. Trong thế giới này, vào ban đêm, chúng ta chỉ
thấy ánh trăng, ánh sáng của các ngôi sao rất nhỏ
bé. Chúng ta chưa từng thấy quang minh từ các chất
báu trong thế giới Cực Lạc, làm sao thông hiểu
cho được? Do vậy, Thích Ca Mâu Ni Phật đành phải
dùng các thứ tỷ dụ, dùng các thứ tương tự
trong thế gian để biểu hiện, ḥng làm cho chúng ta
hiểu rơ. Đó là biện pháp bất đắc dĩ, chỉ
có thể dùng tinh tú và mặt trăng để sánh ví (thật
ra, các quang minh ấy đẹp đẽ hơn ánh sáng của
tinh tú và mặt trăng chẳng biết bao nhiêu lần),
khiến cho chúng ta hiểu [những quang minh ấy] giống
như ánh sáng của tinh tú và mặt trăng. Những quang
minh ấy vừa giống như hoa, vừa giống như
tinh tú, mặt trăng. Thông thường, chúng ta đă chẳng
thấy, cũng chẳng thể tưởng tượng
được. Làm thế nào để có thể thấy
được, tưởng được? Phải chú ư: Ắt
cần phải nhập Định. Có công phu định lực
th́ mới có thể thấy được; bọn phàm phu
chúng ta chẳng có công phu định lực, làm sao thấy
được? Phàm phu chẳng có công phu định lực,
bị nghiệp lực ước thúc. Xét theo một
phương diện, nghiệp lực chính là tư tưởng
của chúng ta bị trói buộc bởi tri kiến. Nhất
là người hiện thời do chịu ảnh hưởng
của giáo dục, lúc nào cũng đ̣i hỏi phải có chứng
cớ. Hễ nói tới “chứng cớ” th́ phải là chính
mắt trông thấy mới chịu thừa nhận. Chẳng
trông thấy, sẽ không thừa nhận, người nói kiểu đó rất nhiều.
Thông thường, giới học thuật luôn là như vậy.
Thật ra, điều đó biểu lộ tâm lượng
nhỏ bé đến mức đáng thương, tầm
nh́n cũng hạn hẹp, nông cạn đáng thương.
Đó đều là do bị nghiệp lực hạn chế.
Tâm phàm phu nhỏ nhoi như thế, chẳng nghiên cứu Phật
học, chẳng nghiên cứu văn hóa truyền thống!
Dẫu là tất cả các nhà đại tư tưởng
đă từng nghiên cứu tất cả các học thuật
trên khắp thế giới, tâm lượng vẫn là nhỏ
bé đến mức đáng thương!
Làm
thế nào để mở rộng tâm lượng của
mỗi cá nhân? Ắt cần phải hiểu rơ chính ḿnh. Những
ǵ chúng ta mắt thấy, tai nghe đều bị hạn chế
bởi Nhăn Căn và Nhĩ Căn, thấy chẳng xa, nh́n
chẳng rộng. Ví như đối với ánh sáng, chúng ta
chỉ thấy được một loại t́nh huống.
Nếu nhiều hơn, sẽ nh́n chẳng ra! Tai nghe âm thanh,
cũng bị Nhĩ Căn hạn chế; nếu nghe nhiều
âm thanh, cũng nghe chẳng ra. Chẳng nghe được
xa, mà âm thanh nhỏ nhất ở gần cũng chẳng
nghe được, chỉ nghe được đôi chút.
Đó đều là v́ bị các căn hạn chế.
Năm căn như mắt, tai, thân v.v… đều do dựa
trên nghiệp lực mà có. Nghiệp lực hạn chế bản
thân chúng ta. Nếu nhập Định, có công phu định
lực, sẽ chẳng bị căn và nghiệp lực hạn
chế. Phá vỡ hạn chế, sẽ thấy được
những thứ trước nay chưa hề thấy! Các vị
thiện tri thức và cao tăng đại đức thời
cổ thường từ trong Định mà thấy này nọ,
kẻ b́nh phàm chẳng thể thấy được. Ví
như nói Trí Giả đại sư của Thiên Thai Tông từ
trong Định có thể thấy t́nh h́nh Thích Ca Mâu Ni Phật
đang giảng kinh Pháp Hoa cho các đệ tử trong hội
Linh Sơn vào mấy ngàn năm trước. “Trí Giả đại sư ở
trong Định, thấy một hội Linh Sơn chưa
tan”. Nay mọi người đọc đến câu này sẽ
chẳng tin tưởng. Hễ [đạt đến] cảnh
giới có thể nhập Định giống như Trí Giả
đại sư th́ sẽ tin, v́ quư vị cũng trông thấy.
Từ trong Định, có thể thấy các thứ hoàn cảnh
như hoa, chất báu, mặt trăng v.v… Trước mắt,
công phu của chúng ta chưa đạt tới mức, hăy tận
hết sức mở rộng tâm lượng. Từ lư luận,
chúng ta nhận biết đây là tưởng các h́nh tướng;
càng tưởng nhiều, tri kiến càng rộng, càng thấy
thâm nhập. Khi đă có công phu, sẽ tự nhiên trông thấy.
Đương nhiên là chúng ta chẳng tu pháp môn quán tưởng, mà là tu Tŕ Danh Niệm Phật;
Tŕ Danh Niệm Phật cũng giống như thế. Khi tu
Tŕ Danh Niệm Phật đến mức nhất tâm bất
loạn, biểu hiện của nhất tâm bất loạn
là “đắc Niệm Phật Đại Định”
cũng sẽ giống như thế, có thể thấy giống
như vậy đó!
Tiếp đó, [kinh văn] nói những hoa ấy
lại giống như quang minh và màu sắc của tinh tú và
mặt trăng, “huyền xử
hư không”, “huyền” (懸)
là treo lơ lửng, [“huyền
xử hư không” là] treo lơ lửng trong hư không.
Càng đặc biệt hơn là “thành
quang minh đài”, [nghĩa
là] những quang sắc ấy chiếu rọi hư không,
lơ lửng [trong không trung], trở thành đài quang minh. “Lâu các thiên vạn” (lầu gác
ngàn vạn), trên đài có lầu, có gác, tức là h́nh thành
cái thường được gọi là “không trung lâu các” (lầu gác trong hư không). Kẻ
b́nh phàm sẽ nói lầu gác trong không trung là chuyện hoàn
toàn chẳng có ư nghĩa ǵ! Trong hư không, há có lầu gác?
Chẳng có chỗ nào để an lập! Những quang sắc
ấy ở trong hư không, trở thành từng đài quang
minh một. Trên mỗi đài, lại là tầng tầng lớp
lớp những ngôi lầu. “Các”
(閣) là lầu không phải chỉ có một tầng[3],
mà là lầu rất cao. Những lầu gác ấy số
đến ngàn vạn ngôi (“ngàn
vạn” hoàn toàn chẳng phải là một ngàn ngôi hay một
vạn ngôi, mà nhằm biểu thị “vô số”). Ngàn vạn
lầu gác đều do “bách bảo
hợp thành” (trăm thứ báu hợp thành). Trong quang
minh hiện lầu gác, lầu gác đều do các thứ
báu kết hợp tạo thành.
Đoạn
kinh văn này nói trong hư không có các đài và lầu gác do
quang sắc thành tựu, các thứ báu trang nghiêm các lầu
gác trong không trung. Hăy ngẫm xem, trong thế gian này, nh́n vào
không trung, sẽ thấy như thế nào? Chúng ta có thể thấy
trong hư không có mấy áng mây là khá lắm rồi! Hiện
thời, thường là c̣n chưa thấy bầu trời
xanh biếc, há có thấy quang hoa (quang minh như hoa) rực
rỡ, quang minh và màu sắc của trăm thứ báu ư?
Những điều trên đây đều nói về sự
trang nghiêm trên không trung trong thế giới Cực Lạc. Phần
kinh văn tiếp theo lại nói:
(Kinh)
Ư đài lưỡng biên, các hữu bách ức hoa tràng,
vô lượng nhạc khí, dĩ vi trang nghiêm.
(經)於臺兩邊,各有百億華幢,無量樂器,以為莊嚴。
(Kinh: Ở
hai bên đài, mỗi bên đều có trăm ức tràng hoa,
vô lượng nhạc khí dùng để trang nghiêm).
Đoạn
này nói về tràng phan lộng lẫy và các thứ nhạc
khí trang nghiêm. “Ư đài
lưỡng biên”: Chữ “đài”
(臺) chỉ các đài quang minh
do ánh sáng tạo thành trên hư không. Ở hai bên của mỗi
đài quang minh (hai bên trái và phải), “các hữu bách ức hoa tràng”, có các loại hoa dùng
làm tràng. [Ở đây], chữ “tràng”
(幢) chỉ tràng phan. Tràng phan trong đạo
tràng của chúng ta chỉ là do nhân gian mô phỏng h́nh dáng ấy
mà thôi. Tràng trong thế giới Cực Lạc vừa to, vừa
lộng lẫy, thế gian này làm sao chế được?
Tương tự mà thôi! Có bao nhiêu tràng phan rực rỡ
như vậy? Có đến trăm ức, hai bên đều
có. Ngoài ra, c̣n có “vô lượng
nhạc khí”, “nhạc” (樂) là âm nhạc. Người học âm nhạc
đều biết: Trong thế gian, có nhạc khí của Âu
Tây như kèn Tuba[4], Quốc
Nhạc Trung Hoa có các loại nhạc khí như đàn Cầm,
Sênh, Tiêu v.v… Bất quá là mấy chục loại mà thôi, hữu
hạn! Nhạc khí trong thế giới Cực Lạc tuyệt
diệu lắm! Có đến vô lượng, tính đếm
chẳng xuể! Mỗi loại nhạc khí có thể dùng
để diễn tấu rất nhiều âm nhạc. Dùng
đàn Cầm trong thế gian này để nói, đàn Cầm
có thể tấu rất nhiều điệu, đàn Sắt[5] cũng
thế, Vu cũng thế, mỗi loại nhạc khí đều
có thể tấu rất nhiều thứ nhạc. Cơi kia có vô
lượng nhạc khí, hăy ngẫm xem, chẳng như trong
thế giới Sa Bà, mỗi loại nhạc
khí chỉ có thể dùng để chơi mấy thể loại
âm nhạc. Cơi kia có vô lượng nhạc khí, mỗi loại
nhạc khí lại có thể diễn tấu vô lượng
âm nhạc. Vô lượng nhạc khí diễn tấu vô
lượng âm nhạc! Nay chúng ta vẫn chưa đạt
đến hoàn cảnh ấy, chẳng có cách nào tiếp nhận
t́nh huống này. Có thể là trước hết trong tâm hăy
suy nghĩ, âm nhạc có bao nhiêu loại? Hơn nữa, đối
với những loại âm nhạc ấy, âm nhạc thế
gian này đều chẳng thể sánh bằng! Âm nhạc do
chúng ta diễn tấu trong thế gian này chẳng ngoài
bi, hoan, ly, hợp, chỉ nhằm giải tỏa t́nh cảm
trong ḷng mà thôi! Đối với âm nhạc trong thế giới
Cực Lạc, mỗi loại âm nhạc đều là một
loại pháp. Nghe âm nhạc giống như nghe pháp, giống
như xướng tán trong đạo tràng. Khi các loại
tán tụng được xướng lên, người hiểu
Phật pháp vừa nghe, [sẽ nhận thấy] giống
như nghe Phật pháp, tâm được an tĩnh (so với
loại nhạc giao hưởng của Âu Tây, rốt ráo bất
đồng). Trong cơi ấy, vô lượng nhạc khí diễn
tấu vô lượng âm nhạc, giống như vô lượng
Phật pháp [đồng thời được tuyên nói]. “Dĩ vi trang nghiêm” (Dùng để
trang nghiêm), hăy ngẫm xem sự trang nghiêm ấy là t́nh huống
như thế nào!
Trong
phép Thủy Quán trên đây, từ nước tưởng băng,
lưu ly đại địa, tràng kim cang ở dưới
mặt đất, [các thứ trang nghiêm] trên mặt đất
và trên hư không v.v… quán tưởng từng tầng một.
Chiếu theo phương pháp, các thứ t́nh huống đều
có thể quán tưởng. Cuối cùng, [chánh kinh] c̣n một
đoạn nữa là “thuyết pháp” vẫn chưa giảng
xong, tôi chừa lại cho buổi giảng sau.
Tập 21
Thưa
các vị giáo sư, các vị đại đức, các vị
đồng tu, xin hăy mở kinh bổn, trang thứ tám, bắt
đầu từ hàng thứ năm. Tôi đọc trước
một lượt.
(Kinh)
Bát chủng thanh phong, tùng quang minh xuất, cổ thử nhạc
khí, diễn thuyết Khổ, Không, Vô Thường, Vô Ngă chi
âm. Thị vi Thủy Tưởng, danh đệ nhị Quán.
(經)八種清風,從光明出,鼓此樂器,演說苦、空、無常、無我之音。是為水想,名第二觀。
(Kinh: Tám thứ
gió mát, xuất phát từ quang minh, tấu những nhạc
khí ấy, diễn nói các âm thanh Khổ, Không, Vô Thường,
Vô Ngă. Đó là thủy tưởng, gọi là phép Quán thứ
hai).
Phép
Quán thứ hai nói theo tổng thể sẽ là Thủy Quán.
Phép Thủy Quán th́ trước hết là quán tưởng
nước. Quán nước thành công, sẽ lại quán
nước ngưng đọng thành băng. Lại quán
tưởng băng trở thành lưu ly (“lưu ly” là nói toàn thể đại địa
trong Tây Phương Cực Lạc thế giới đều
là đất lưu ly). Đă quán thành công phép Quán này, sẽ
liên đới quán cả đại địa nơi thế
giới Cực Lạc trong ấy. Từ khởi đầu
của phép Quán này cho đến đoạn kinh văn vừa
mới niệm, có mấy tầng lớp. Trước hết
là từ nước quán thành đất lưu ly. Sau khi
đă quán đất lưu ly thành công, bèn tiếp tục quán
dưới mặt đất của toàn thể thế giới
Cực Lạc có tràng kim cang bằng bảy báu (do tràng kim
cang ấy chống đỡ toàn thể thế giới Cực
Lạc). Kim tràng ấy có các thứ báu. Mỗi thứ báu lại
có các thứ quang minh. Sau khi đă tưởng kim tràng ở
dưới mặt đất xong, lại tưởng các
thứ trang nghiêm trên mặt đất của thế giới
Cực Lạc. Quư vị có thể phối hợp với y
báo được nói trong kinh Tiểu A Di Đà để tưởng
các thứ tốt đẹp trên mặt đất. Trong
đoạn kế tiếp, [kinh văn chép] từ các thứ
báu trên mặt đất tỏa ra quang minh. Các thứ màu sắc,
các thứ quang minh chiếu lên không trung. Lại từ trong
các quang minh ấy, hiện ra tầng tầng lầu gác
trong không trung. Lầu gác vừa giống như hoa, vừa
giống như tinh tú và mặt trăng trên bầu trời.
Sau đấy, lại quán hai bên lầu gác có rất nhiều
hoa tràng, rất nhiều nhạc khí. [Nói] “rất nhiều nhạc khí” nghĩa là có vô lượng
nhạc khí! Trong thế gian của chúng ta, nhạc khí hữu
hạn, chỉ có mấy loại. Trong thế giới Cực
Lạc, nhạc khí trong không trung đều là vô lượng,
chẳng thể đếm xuể! Lại c̣n đều là
nhạc khí tự nhiên, [tức là] chẳng cần phải
tốn sức người chế tạo. Từ đoạn
kinh văn [chúng ta] vừa mới đọc tiếp theo phần
nói về các nhạc khí, [chúng ta thấy] những món nhạc
khí ấy phát ra các loại âm nhạc chẳng giống
như âm nhạc trong thế giới này. Đối với
âm nhạc trong thế giới của chúng ta, người
hiểu âm nhạc có thể nghe ra một vài đạo lư;
nhưng âm nhạc trong thế giới Cực Lạc diễn
tấu âm thanh đều là diễn thuyết Phật pháp.
Đấy là chỗ đặc biệt. Đối với
các thứ trang nghiêm như tôi vừa mới nói, lúc thông
thường, chúng ta chỉ cần có thời gian, bèn có thể
dùng tư tưởng để tưởng “tướng”. Bất luận
chúng ta có tu pháp môn quán tưởng hay không, lúc thông thường,
chúng ta cứ tưởng tượng hoàn cảnh tốt
đẹp ấy, giống như chính ḿnh sẽ đến
nơi đó. Trước hết, phải nhận biết
hoàn cảnh, điều này sẽ đặc biệt có lợi!
IV.2.2.3.2. Bốn tướng
của Khổ Đế
Nay
xin quư vị hăy xem phần kinh văn dành cho buổi hôm nay. “Bát chủng thanh phong” (Tám loại
gió mát), “bát chủng” là từ
tám phương. Ví như trong thế gian của chúng ta có
Đông,
“Diễn thuyết Khổ, Không, Vô Thường,
Vô Ngă chi âm”: Tám loại gió mát ấy lay động những
món nhạc khí, chúng liền phát ra âm thanh, những âm thanh ấy
có ư nghĩa ǵ? Có sự diễn nói. Diễn nói các pháp âm Khổ,
Không, Vô Thường, Vô Ngă. Kinh văn nói Khổ, Không, Vô
Thường, Vô Ngă. Mấy loại này là Phật pháp thuộc
loại cơ bản nhất. Trên thực tế, sẽ là
diễn nói vô cùng vô tận Phật pháp, giống như Ba Mươi
Bảy Trợ Đạo Phẩm đă nói trong kinh A Di
Đà đều được diễn tấu. Ở
đây, chỉ nói bốn loại. Bốn loại này chỉ
là tượng trưng mà thôi!
Xin
các vị xem phần biểu đồ đă phát trong lần
trước, tức biểu đồ thuộc trang thứ
năm (tức là trang biểu đồ nói về phép quán nước).
Đoạn thứ hai trong biểu đồ ấy nói về
bốn tướng của Khổ Đế.
Khổ
Đế là ǵ? Khổ Đế là một loại trong Tứ
Đế. Thích Ca Mâu Ni Phật giảng Phật pháp, khởi
đầu là giảng pháp môn Tứ Đế, một mực
giảng cho đến cuối cùng, rất nhiều bộ
kinh lớn vẫn là giảng pháp môn Tứ Đế. Pháp
môn Tứ Đế [có mức độ] cạn hay sâu chẳng
giống nhau. Có tŕnh độ nông cạn, có tŕnh độ
cao sâu. Điều thứ nhất trong Tứ Đế là Khổ
Đế, mỗi Đế trong Tứ Đế đều
có bốn loại cảnh giới. Cảnh giới là tướng.
Khổ Đế có bốn thứ tướng, gọi là “tứ hành tướng”. Khổ
Đế có bốn hành tướng, hành tướng (行相) là ǵ? Ư
nói: Bất luận là ai trong chúng ta cũng đều có thể
dấy lên tư tưởng, đều có tác dụng tâm
lư. Khi một tâm niệm của chúng ta dấy lên, mắt thấy
những vật bên ngoài, tai nghe các âm thanh bên ngoài, thậm
chí nếm hương vị của những món này nọ,
các thứ cảm giác do thân thể tiếp xúc, thảy
đều có Tướng! Khi chúng ta tiếp xúc, cố nhiên
sẽ cảm nhận tướng ấy. Khi chẳng tiếp
xúc, lúc tư tưởng của chúng ta vừa dấy lên,
trong tư tưởng bèn có các trạng huống, những
trạng huống đó gọi là Tướng. “Hành” (行) là hoạt
động của tâm lư. Trong hoạt động tâm lư của
mỗi người, sẽ có các thứ h́nh trạng [xuất
hiện] trong tâm lư của người ấy giống
như một tấm gương! Tâm chính là một tấm
gương. Gương nhất định sẽ hiện
bóng rất nhiều tướng! “Hành tướng” có nghĩa là trong tâm mỗi
người chúng ta, nếu chẳng dấy lên tư tưởng
th́ thôi; hễ dấy niệm, niệm ấy bèn rơi vào
các thứ tướng trạng. V́ thế, những kẻ
b́nh phàm chẳng dụng công, tâm phan duyên cái này, phan duyên cái nọ,
tưởng tượng cái này hoặc cái nọ khắp mọi
nơi. Người dụng công th́ sao? Chỉ tập trung
hoạt động tâm lư vào một chỗ, chẳng để
cho nó rong ruổi lung tung!
Khi
nói tới Khổ Đế th́ Khổ Đế có bốn loại
hành tướng. Quư vị phải chuyên tưởng trạng
huống của bốn tướng nơi Khổ Đế.
Tưởng những trạng huống ấy; sau đấy,
cầu giác ngộ. Đó gọi là “tứ hành tướng”. Tứ hành tướng là
bốn thứ cương lănh; nếu nói suy rộng ra (nói
cặn kẽ), sẽ chẳng thể nói hết được!
V́ thế, bảo là “quảng diễn
bất khả cụ thuyết”, [nghĩa là] nếu quư vị
nói cặn kẽ, càng nói càng nhiều, nói cho đến tận
mai sau, chẳng có cách nào nói hết. Đó gọi là “bất khả cụ thuyết” (chẳng
thể nói trọn). Tuy bảo là “chẳng thể nói trọn”,
nhưng đối với bốn điều dưới
đây, cũng chính là bốn điều được nêu
ra trong kinh văn, chúng ta liễu giải khái lược
đôi chút, sẽ có ích rất lớn trong việc tu hành
pháp môn Tịnh Độ.
Thứ
nhất là nói đến Khổ. Hành tướng của Khổ
rất nhiều. Ở đây, tôi dựa trên những ǵ
đă nói trong kinh văn để chia thành ba loại:
1)
Loại thứ nhất là Khổ Khổ. Nói Khổ Khổ
chính là các thứ khổ năo mà mọi người đều
biết. Trong dấu ngoặc có thuyết minh đơn giản,
ngắn gọn: “Ở trong nghịch
cảnh mà chẳng thể thoát ly”. Nghịch cảnh là
ǵ? Nghịch cảnh là những ǵ chẳng hợp với
tâm lư của chúng ta. Chúng sanh phàm phu luôn mong hưởng lạc
tốt lành, chẳng mong chịu khổ. Do vậy, nói: Phàm
hết thảy những chuyện mà tâm lư chúng ta chẳng
mong tiếp nhận, đều gọi là “nghịch cảnh” (“nghịch
cảnh” là tương phản với tâm lư của chúng
ta). Ví như chúng ta chẳng mong thấy điều ǵ, chẳng
mong gặp kẻ nào, thế mà cứ một mực trông thấy.
Đó gọi là “nghịch cảnh”. Mong ăn thức ăn
ngon mà cứ phải ăn những món dở tệ, ăn
những thứ thô tháp, đều là khổ cả! Những
điều được gọi là “nghịch cảnh” rất
nhiều, nói tách bạch ra, sẽ là rất nhiều. Đại
khái, chúng bao gồm trong Bát Khổ, chẳng thể thoát khỏi
những thứ ấy! Quư vị chẳng mong gặp phải
nghịch cảnh, nói cách khác, cũng là chẳng mong hứng
chịu những nỗi khổ ấy, thế nhưng, kẻ
nào có thể tránh được? Sanh, lăo, bệnh, tử, những
thứ này đều là các nỗi khổ cơ bản lớn
nhất. Sanh, tử, ai cũng chẳng thể tránh được!
Lăo: Một người về già sẽ có đủ mọi
nỗi khổ. Quư vị thấy người già, thân thể
rất khỏe, hết thảy cũng đều b́nh thường,
nhưng cơ năng nơi thân thể đă thoái hóa. Đó
là chuyện khiến cho những kẻ tuổi c̣n rất
trẻ chẳng có cách nào liễu giải! Bệnh khổ
th́ mọi người đều biết. Có ai mong mỏi
bị bệnh hay chăng? Nhưng ai cũng chẳng tránh
khỏi ngă bệnh. Đó đều là nghịch cảnh.
Ái Biệt Ly, Oán Tắng Hội v.v… không ǵ chẳng phải
là nghịch cảnh, bất cứ kẻ
nào mong thoát ĺa cũng đều chẳng thể thoát ĺa
được! Nói cách khác, chúng ta ở trong lục đạo
của thế giới Sa Bà này. Trong thiện đạo,
ngoài thiên đạo th́ là nhân đạo, nhân đạo kể
như cũng rất tốt đẹp, nhưng nhân đạo
vẫn phải hứng chịu những nỗi đau khổ.
Quư vị hăy nghĩ xem! So sánh những nỗi đau
khổ [trong thế giới Sa Bà] với [những niềm
vui trong] thế giới Cực Lạc, hai thứ [tâm lư] “hân, yếm” (yêu thích, chán ghét)
sẽ được tăng mạnh. Đó là điều
thứ nhất, phải liễu giải Khổ Khổ.
2)
Loại thứ nh́ là Hoại Khổ. Hoại Khổ là ǵ? Cảnh
vui trước mắt chẳng thể giữ được.
Lạc cảnh và nghịch cảnh tương phản. Nghịch
cảnh là cảnh giới chẳng mong thấy; hễ nó xảy
đến, đương nhiên là khổ. Lạc cảnh
là những điều suy nghĩ hoặc mong cầu trong
tâm lư. Chẳng hạn như nói trong tâm lư của người
b́nh phàm, [thường là] mong cầu có địa vị chánh
trị rất cao, nhưng chưa chắc là ai cũng đều
có thể cầu được. Mọi người đều
mong phát tài, chưa chắc ai nấy đều có thể trở
thành đại phú ông. Dẫu phát tài có rất nhiều tiền,
chẳng giữ được, chẳng biết khi nào sẽ
bị kẻ khác cướp đoạt hoặc trộm mất,
rất khó nói! Nói đến địa
vị, từ xưa cho đến hiện thời, hiện
nay là thời đại dân chủ, chức vụ Tổng Thống
của một quốc gia phải tranh cử. Đă đắc
cử, bất quá là mấy năm, hễ hết nhiệm kỳ
là phải chuyển giao! Đại hoàng đế thời cổ
chẳng cần bầu bán, nhưng hoàng đế cũng chẳng
thoải mái đâu nhé! Thời thời khắc khắc sợ
hăi, một mặt sợ ngoại nhân xâm lược, mặt
khác lại lo có những kẻ trong nước tạo phản,
địa vị của nhà vua sẽ chẳng ổn định.
Do vậy, kinh Bát Đại Nhân Giác đă nói rơ ràng “quốc độ nguy thúy” (quốc
độ mong manh). Đối
với lănh thổ của quốc gia, nước lớn cũng
thế, nước nhỏ cũng thế, đều chẳng
vĩnh cửu yên ổn, hết sức nguy hiểm, hết
sức mong manh!
Các
vị đọc lịch sử đă biết: Ngoại trừ,
vua Nghiêu, vua Thuấn trong tâm rất thản nhiên, t́m
một người hiền năng giao phó đất nước,
trong tâm chẳng hề hoảng sợ; [những ông vua khác]
cho tới lúc độc chiếm thiên hạ, làm hoàng đế
mà trong tâm vẫn chẳng an được, để giành
lấy thiên hạ, đă giết bao nhiêu người? Đă
đoạt được thiên hạ, giao cho con cháu, chẳng
được mấy đời, con cháu của kẻ
đó lại bị người khác lật đổ, bị
kẻ khác giết hại, mỗi triều đại đều
là như vậy. Quư vị hăy nghĩ xem, có ư nghĩa ǵ
chăng? Khi làm hoàng đế, đoạt được
thiên hạ, có vui sướng hay không? Đương nhiên
là vui sướng chứ! Tất cả mọi người
có ai dám chẳng nghe lệnh vua? Kẻ có tiền, tiền
nhiều ngần ấy, chính ḿnh muốn sử dụng thế
nào bèn dùng như thế ấy, có vui hay không? Đương
nhiên là vui sướng. Nếu chẳng vui, cớ sao những
kẻ b́nh phàm đều tâm tâm niệm niệm mong cầu những
thứ ấy? Nhưng bất luận là như thế nào, từ
tài sản cá nhân của một người, cho đến
quyền lực của kẻ làm một vị đại
hoàng đế, đều chẳng có cách nào giữ măi!
Trong chớp mắt đă chuyển biến. Tấm
gương rơ rệt nhất mà mọi người đều
biết chính là Tần Thủy Hoàng. Thủy Hoàng (始皇) [có nghĩa là] chính ông ta khởi đầu
làm hoàng đế, bắt đầu từ ông ta là Nhất
Thế, [những vị vua kế tiếp] sẽ là Nhị
Thế, Tam Thế… măi cho đến vạn thế, vạn
thế vẫn cứ tiếp tục măi! Nhưng ông ta vừa
chết, Nhị Thế[9]
cũng tiêu luôn, há có ǵ là vạn thế? Những chuyện
này đều là cảnh giới vui sướng chẳng giữ
được! Đó gọi là Hoại. Hoại Khổ cũng
rất khó chịu đựng! Mọi người chúng ta
đều là kẻ b́nh phàm, chẳng làm hoàng đế, quan
to cũng chẳng làm. Sau khi đă làm quan to, sẽ biết:
Khi mất chức, trong tâm chẳng dễ ǵ thích ứng
được. Thuở tại vị, ra khỏi cửa là
có xe, muốn sai phái kẻ nào, bèn sai phái kẻ đó. Sau khi
bị mất chức, giao quyền lại, thứ ǵ
cũng đều chẳng có! Trở thành dân chúng b́nh phàm, hết
thảy đều chẳng quen, đó là Hoại Khổ. Quư
vị nói xem: Những thứ Hoại Khổ ấy có tránh
được hay không? Chẳng tránh được đâu
nhé! Bất cứ ai cũng đều chẳng tránh
được. Nếu có thể tránh né, đă chẳng phải
là thế giới Sa Bà! Thế giới Sa Bà có hiện tượng
này!
3)
Loại thứ ba là Hành Khổ, “Hành”
(行) là nỗi
khổ ǵ vậy? Vạn hữu trong vũ trụ đổi
dời biến hóa. Vạn hữu trong vũ trụ bao gồm
hết thảy thời gian và không gian, hết thảy đều
thiên lưu biến hóa (đổi dời biến hóa). Thiên
(遷) là chẳng
ở yên, từ chỗ này chuyển dời qua chỗ nọ.
Lưu (流) là giống
như ḍng nước chảy, chẳng yên. “Thiên lưu” là biến hóa chẳng ngừng. Khổng
Tử từng bảo: “Thệ
giả như tư phù, bất xả trú dạ” (Cái
đă qua giống như vậy đó, ngày đêm chẳng bỏ).
Ngài thấy nước sông, nước chảy suốt
ngày từ sáng đến tối chẳng phân biệt ngày đêm,
lưu động chẳng ngừng. Ngài nghĩ đến
“thệ giả” (逝者, cái
đă qua đi), “cái đă qua đi” chính là vạn hữu
trong vũ trụ đều giống như nước,
luôn luôn lưu động chẳng ngừng. Thánh nhân Trung
Hoa nói như vậy. Các triết gia của Cổ Hy Lạp
cũng đă nói: Quư vị rửa chân nơi một con sông,
nhúng chân xuống sông để rửa; rửa xong, rút chân
lên. Sau khi đă rút chân lên, nước vẫn đang chảy,
lại tḥng chân xuống, nước trước đó
đă sớm chảy đi mất rồi, bây giờ lại
rửa, nước lại từ thượng nguồn chảy
xuống. V́ thế, “trú túc cấp
lưu, trừu túc phục nhập, dĩ phi tiền thủy”
(đút chân vào ḍng nước chảy xiết, rút chân lên rồi
lại nhúng chân vào, đă chẳng phải là nước
trước đó). Có thể thấy là các triết gia Cổ
Hy Lạp cũng nghĩ đến điều này. Phàm là
người có suy nghĩ, chịu hướng đến
phương diện tâm lư để học tập, sẽ
đều phát hiện sự thật này. Quư vị hăy ngẫm
xem, vạn hữu trong vũ trụ, kể cả đại
địa, trong cái nh́n của phàm phu, dường như
đại địa là thật sự đáng tin cậy nhất!
Họ chẳng ngờ: Đại địa giống hệt
như ḍng nước chảy, chẳng đáng tin cậy
chút nào, trong chớp mắt đă sớm nẩy sanh biến
hóa. Đại địa là như thế, đối với
quốc gia và nhân sự trong thế gian, quốc dân trong một
nước, một đại đoàn thể, một tiểu
đoàn thể, hay một gia đ́nh, nếu quư vị mong
vĩnh viễn giữ măi bất biến, chẳng có chuyện
đó đâu nhé! Thời thời khắc khắc đều
biến hóa. Sự biến hóa ấy thuận theo tâm lư cá
nhân. Chỉ cần tâm lư vừa biến động, trạng
huống trong hiện tại sẽ biến động. Kẻ
chẳng vận dụng tâm tư, sẽ chẳng nh́n thấy
được!
Đối
với người vận dụng tâm tư, quư vị hăy
nghĩ kỹ xem: Có thời khắc nào chẳng đang biến
động? Đă là biến động, nếu chúng ta mong
nắm lấy, sẽ chẳng nắm được, cũng
giống như nói quư vị duỗi tay ra để níu
nước lại, giữ cho nó đừng chảy, có làm được
hay không? Chẳng làm được! Ở trong thế gian
này, mọi người cư xử rất tốt, chúng ta
mong vĩnh viễn đoàn tụ cùng một chỗ, có
được hay không? Chẳng thể nào! Không chỉ là bản
thân, mà hoàn cảnh khách quan, hết thảy đều luôn
biến hóa, giống hệt như nước chảy! Đó
là vạn hữu trong vũ trụ đổi dời biến
hóa. Loại [biến hóa] này chẳng thể nói là khổ,
hay vui, nhưng quư vị sẽ cảm nhận nó là một
nỗi khổ. Nếu nói theo phạm vi nhỏ hơn, đối
với bản thân mỗi người chúng ta, quư vị hăy
nghĩ xem: Đối với trạng huống sinh lư và tâm
lư của chính ḿnh, quư vị có thể tự ḿnh khống chế
hay chăng? Chính ḿnh chẳng thể khống chế
được! Nếu quư vị có thể khống chế
trạng huống sinh lư, sẽ chẳng bị ngă bệnh. Ai
nấy đều có bệnh, có thể thấy là ai nấy
cũng đều chẳng thể khống chế sinh lư,
tâm lư lại càng chẳng thể khống chế được!
Khi chúng ta niệm Phật, niệm tới, niệm lui, chẳng
biết đă niệm tới đâu mất rồi! Điều
này chứng tỏ cái tâm chúng ta tán loạn, chẳng thể
khống chế được! Chuyện này gọi là Hành
Khổ.
Thứ
hai là nói Không. Nên giải thích Không như thế nào? Đối
với hiện tượng của cái Không, nói theo học
lư trong Phật học, trong mắt bọn phàm phu chúng ta, sẽ
thấy trong thế giới này, mặt trời, mặt
trăng, tinh tú, núi, sông, đại địa, những hiện
tượng ấy đều là rất thực tại,
nhưng phải liễu giải, Phật pháp đă nói rất
rơ ràng: Chúng do các duyên ḥa hợp mà có. Bọn phàm phu chúng ta ngỡ
những hiện tượng ấy là thật sự có, bất
quá đều là do các thứ nhân duyên ḥa hợp với nhau rồi
mới hiện ra giả tướng ấy. Thân thể và
sanh mạng của mỗi người chúng ta v́ sao mà có? Xét
theo phương diện vật chất, sanh mạng do các
thứ thuộc về sinh lư ḥa hợp. Xét theo phương
diện tinh thần, có hiện tượng tâm lư. Tinh thần,
vật chất v.v… ḥa hợp với nhau, do các duyên ḥa hợp
mới có sanh mạng của chúng ta. Chẳng có những
duyên ấy, hoặc là bất cứ một duyên nào trong các duyên
ấy phát sanh biến hóa, sanh mạng liền biến hóa
theo. Chẳng hạn như nói thân thể của người
hiện thời mắc phải căn bệnh nào đó, bệnh
ǵ vậy? Hoặc là do công năng miễn dịch bị mất
đi; [v́ thế] chẳng thể chống lại những
tấn công bên ngoài. Hễ công năng miễn dịch mất
đi, những duyên phận ấy chẳng thể phối
hợp. Có vài duyên biến động, biến động
[đến nỗi] khiến cho hiện tượng sanh mạng
chẳng thể tiếp tục tồn tại. Những loại
t́nh huống bệnh tật khác cũng đều là do các
thứ duyên phát sanh biến hóa. Do vậy, đối với
các duyên ḥa hợp, hăy chú trọng một chữ Ḥa. Kết
hợp rất hài ḥa với nhau th́ mới có thể duy tŕ t́nh
huống hiện thời. Trong các duyên, nếu có bất cứ
duyên nào bất ḥa, sẽ ngay lập tức biến hóa, chẳng
thể tồn tại. Sanh mạng một người là
như vậy, mà một đoàn thể cũng là như vậy.
Trong đoàn thể, hễ có một hai gă tiểu nhân xen
vào, đoàn thể ấy cũng tiêu đời! Một quốc
gia cũng là như vậy, quốc gia có kẻ tiểu nhân
nắm quyền, trong chánh phủ có kẻ tiểu nhân chen
chân vào, quốc gia ấy cũng hỏng bét! V́ sao hỏng
bét? Duyên bất ḥa. Các duyên chẳng thể ḥa.
Dẫu
các duyên ḥa hợp, tạm thời bèn có, cũng là duy tŕ
trong một thời kỳ ngắn ngủi, tạm bợ
đó thôi, chẳng thể vĩnh cửu! Do vậy, ở
đây nói: Giả tướng do các duyên ḥa hợp mà có, giống
như mộng, huyễn, bọt, bóng. Có những giả
tướng ấy th́ vẫn giống như nằm mộng
vậy. C̣n có ǵ nữa? Như huyễn, “huyễn” (幻) là nhà ảo thuật thực hiện vài huyễn
pháp biến hiện. Thoạt nh́n dường như là thật
sự tồn tại. Trong chớp mắt, lại chẳng
thấy nữa! Lại như bọt nước, bong bóng
(bọt nước) nổi trên mặt nước, sẽ
tiêu mất rất nhanh. Như ảnh (h́nh bóng), h́nh bóng giả
dối, càng giả hơn! Chúng ta thấy vạn sự vạn
vật trong thế gian đều do các duyên ḥa hợp mà có,
bất quá đều như mộng, như huyễn,
như bọt nước, như h́nh ảnh, những thứ
ấy đều là giả tướng. Người chẳng
thể giác ngộ luôn thấy chúng thật sự tồn tại,
“ngươi tranh, ta đoạt”. Càng tranh đoạt, càng tạo
ác nghiệp, đáng sợ quá! Người
có kiến giải, tức là người có giác ngộ
đôi chút, vừa thấy, bèn biết những thứ ấy
là những thứ rỗng tuếch, cần ǵ mà phải tranh
đoạt nữa? Quư vị hăy ngẫm xem, đó chính là
Không Tướng. Nói tới Khổ Đế, ắt phải
liễu giải Không Tướng. Chẳng liễu giải
Không Tướng, học Phật sẽ chẳng có cách nào
nhập môn!
Đối với Không, trong phần trước
đă nói: “Do các duyên ḥa hợp
mà có các giả tướng
mộng, huyễn, bọt, bóng”. Đó là nói rơ, c̣n
điều sau đó, tức “thật
vô chân thể, duyên biến phục không” (thật sự
chẳng có cái Thể chân thật, hễ duyên biến đổi,
lại trở thành Không), chính là kết luận. Bởi lẽ,
đều là [các duyên] ḥa hợp, như mộng, như huyễn,
như bọt nước, như ảnh, có nghĩa là phàm
phu ngỡ chúng thật sự tồn tại; thật ra,
đúng là chẳng có thực thể! Chẳng có một cái
Thể chân thật, đều là giả tướng ḥa hợp
mà thôi. Đối với đạo học vấn, hăy nên biết
Thể, Tướng, Dụng. Những ǵ chúng ta liễu giải,
tiếp xúc đều là giả tướng. Chẳng có giả
tướng nào là chân thể. V́ sao? “Duyên biến phục không”, nghĩa là nhân duyên vừa
chuyển biến, lập tức là không. Ví như từ thời
Lục Triều[10] tới
nay, hoàng đế toàn là kiến lập kinh đô của
đế vương tại Nam Kinh. Tới đời
Đường, thi nhân bèn thấy: “Lục triều như mộng điểu không đề”
(Sáu triều như mộng, chim kêu suông)[11].
Thời Lục Triều, Nam Kinh rất phồn hoa, triều
đại nào cũng đều là thịnh vượng tột
bậc, nổi tiếng lắm! Kẻ làm hoàng đế
bèn làm hoàng đế, kẻ làm quan to trong triều đ́nh
bèn làm quan to, thịnh vượng hơn bất cứ
nơi nào! Kết quả th́ sao? Người đời sau
thấy bất quá giống như một giấc mộng
mà thôi! C̣n sót lại ǵ? C̣n sót lại chim đậu trên cành
kêu hót vang vọng trong không trung, cũng là rỗng tuếch!
Dùng sự thật này để suy nghiệm, quư vị đọc
thơ ca thế gian cũng thế, mà đọc bất cứ
sách ǵ cũng vậy, đâu đâu cũng đều nh́n
theo kiểu phân tích “nhân duyên ḥa
hợp”, [sẽ thấy] mỗi chuyện đều chẳng
có cái Thể chân thật. Sau khi chúng ta liễu giải đạo
lư này, quư vị chẳng có khổ năo. Khi làm quan to, lúc nắm
quyền bèn chuẩn bị cho lúc mất quyền. Tới khi ngă ngựa, trong tâm chẳng có đau khổ
chi hết. Nếu chẳng chuẩn bị tâm lư, lúc
thăng tấn rất sung sướng, sau khi ngă ngựa, sẽ
là Hoại Khổ! Đó là v́ chẳng hiểu đạo lư
Không. Hết thảy mọi chuyện đều có thể
nh́n theo kiểu như vậy. Có thể nh́n theo cách như vậy,
người tu đạo chúng ta có thể chẳng bị ảnh
hưởng bởi danh lợi thế gian, hoặc [bị ảnh
hưởng bởi] những chuyện tạo nghiệp do
phàm phu trong thế gian tranh chấp lẫn nhau. Chẳng
bị ảnh hưởng, chúng ta mới có thể tu đạo
tốt đẹp. Nếu không, chúng ta có tri thức và kiến
giải b́nh phàm như mọi người. Họ đă khổ
năo, ta c̣n khổ năo hơn họ nữa, tu đạo nỗi
ǵ? V́ thế, ắt là phải liễu giải đạo
lư Không.
Thứ
ba là Vô Thường. Vô Thường là chẳng vĩnh hằng.
Vĩnh cửu tồn tại th́ gọi là Thường, chẳng
có chuyện ấy đâu nhé! V́ sao nói là vô thường? Toàn
thể thế gian đều là Thành, Trụ, Hoại, Không.
Thành (成) là trong quá khứ chẳng
có thế giới này, các thứ nhân duyên dần dần thành
tựu. Thành tựu đến khi rất tốt đẹp
th́ gọi là Trụ (住), tức
là duy tŕ hiện trạng (t́nh trạng trong hiện thời).
Hiện trạng ấy duy tŕ chẳng bao lâu, sau đó sẽ
là Hoại (壞). Khi
hư hoại, bèn có các hiện tượng hư hoại xuất
hiện. Khi hoại đến một lúc nào đó, sẽ là
Không (空). Chuyện này chẳng cần
phải nói cặn kẽ, quư vị đều biết cả
rồi! Trong bốn đại kiếp ấy, trong mỗi đại
kiếp đều có trung kiếp và tiểu kiếp, [mỗi
kiếp] đều có Thành, Trụ, Hoại, Không, có các giai
đoạn rành rẽ, rơ ràng. Bất cứ thời gian nào,
bất cứ lúc nào, đều có Thành, Trụ, Hoại, Không
tuần hoàn; đó gọi là “vô
thường”. Nói theo phía con người, sẽ là sanh,
trụ, dị, diệt. Thành, Trụ, Hoại, Không, sanh, trụ,
dị, diệt, các hiện tượng ấy đều
là vô thường. Nếu quư vị chú trọng Thường,
chỗ nào sẽ có? Các hiện tượng trong thế gian
đều là như thế, ắt phải liễu giải
điều này! Nếu chẳng liễu giải, sẽ chấp
trước “có thường trong vô thường”, sẽ có
phiền năo! Trong hiện thời, có người nào trong bọn
chúng ta chẳng chấp trước vô thường là
thường? Đối với bất cứ thứ ǵ, cũng
đều coi nó là thứ chính ḿnh sẽ có thể giữ ǵn
vĩnh viễn, toàn là kẻ si nói mớ trong mộng vậy!
Thứ
tư là Vô Ngă. Vô Ngă là “chẳng có ta”, [tức là] chẳng có
cái Ngă của chính ḿnh. “Ngă” chính là cái giả ngă mà phàm phu chấp
trước, chẳng phải là một cái chân ngă nào khác.
Chân ngă là Chân Như bản tánh, phải phân biệt rơ ràng
điều này! Phàm phu chẳng nhận biết chính ḿnh có Chân
Như bản tánh, luôn chấp trước giả ngă. Phật
pháp dạy kẻ phàm phu: Giả ngă là chẳng có (vô ngă). V́
sao chẳng có giả ngă? V́ sao nói là vô ngă? “Quá vị” (過未) là quá khứ
và vị lai. Quá khứ là đối với đời
trước của đời này, đời trước
lại có đời trước nữa, bản thân chúng ta
cũng chẳng thể nói rơ ràng. Vị lai là bất luận
ai trong chúng ta cũng có lúc chết, sau khi đă chết th́
sao? Hoàn toàn chẳng có chuyện kết thúc, chẳng phải
là nói theo kiểu chủ nghĩa duy vật. Chủ nghĩa
duy vật ngỡ con người chết rồi sẽ chẳng
có ǵ nữa, chủ nghĩa ấy gây nên mê hoặc càng dữ
dội hơn! Kẻ b́nh phàm đều biết: Con người
sau khi đă chết, linh hồn vẫn tồn tại. Khi
linh hồn ĺa khỏi nhục thể đă tử vong, vẫn
phải tới một nơi khác để chuyển thế,
đó là vị lai. Vị lai hăy c̣n có vị lai. Có quá khứ,
có vị lai, nay chúng ta đang ở trong loài người,
trong quá khứ đă thuộc vào đường nào? Chúng ta
không biết; vị lai sẽ lại vào đường
nào? Chúng ta cũng không biết! Phàm phu bất luận sống
trong đường nào, cũng đều chẳng thoát khỏi
lục đạo.
Chỗ
bất hảo nhất trong lục đạo là địa
ngục. Đỡ hơn địa ngục đôi chút là
ngạ quỷ đạo. Lại tốt hơn ngạ quỷ
đạo một chút là súc sanh đạo, sau đấy là
A Tu La đạo (trong nhân đạo cũng có A Tu La đạo!
Kẻ dễ cáu bẳn nhất, hở ra là tranh chấp,
đấu đá với người khác, hạng người
ấy chính là A Tu La đạo trong loài người. Trong
loài súc sanh cũng có A Tu La đạo, trong cơi trời
cũng có. Trong loài súc sanh, cũng có loài súc sanh dễ nổi
sân, cũng có loài tánh khí sân hận, rất dũng mănh, rất
hung tợn. Những loài đó đều thuộc A Tu La
đạo). Sau đấy mới là nhân đạo, rồi
đến thiên đạo. Luân hồi chẳng ra ngoài lục
đạo. Trong lục đạo, hễ sanh vào đường
nào trong lục đạo, thân lẫn tâm đều biến
đổi. Trong nhân đạo, chúng ta có thân thể và tâm lư
của con người. Từ đó suy ra, ở trong súc sanh
đạo, biến thành chó, thân thể chó chẳng giống
thân thể con người, tâm lư chó cũng chẳng giống
tâm lư loài người! Có nghĩa là: Một chúng sanh trong quá
khứ, vị lai, qua lại biến hóa, biến huyễn
trong lục đạo. “Biến
huyễn” (變幻) là chính ḿnh chẳng thể làm chủ, quư vị
muốn t́m chân ngă ư? Nếu bảo là thật sự có
ngă, chính ḿnh sẽ chẳng phải biến huyễn, có
được hay không? Ai bằng ḷng biến huyễn như
vậy? Nhưng chẳng thể được, không biến
đổi không được! Điều này cho thấy: “Chẳng
có ngă!” Đó là nói theo quá khứ và vị lai, c̣n hiện tại
th́ sao? Thân thể chúng ta trong hiện tiền là thân Tứ
Đại giả hợp. Tứ Đại là Địa,
Thủy, Hỏa, Phong. Thân thể này của chúng ta có thịt,
có xương, có nước, có hơi ấm, có hơi thở
ra vào (hơi thở được gọi là Phong); do những
thứ vật chất ấy giả hợp lại. Những
thứ vật chất Địa, Thủy, Hỏa, Phong ấy,
bất cứ vật chất nào biến động, [thân
thể] sẽ mắc bệnh! Trị bệnh chẳng lành,
sẽ mất mạng, đấy cũng là chẳng có ngă vậy!
Nếu thật sự có ngă làm chủ trong ấy, sẽ chẳng
thể có những hiện tượng ấy xuất hiện.
Do có những hiện tượng giả hợp ấy, [tức
là] chẳng do chính ḿnh tự làm chủ, ngay trong hiện thời
cũng chẳng t́m được ngă! V́ thế, bất luận
là quá khứ, hiện tại, hay vị lai, chẳng t́m thấy
chân ngă. Đó là vô ngă. Những thứ ấy đều là
giả, là giả huyễn, [thế mà] bất luận kẻ
nào cũng đều coi nó là chân ngă!
Phàm
phu b́nh phàm chẳng biết chân tướng sự thật,
ngỡ khổ là lạc, tưởng không là chẳng không,
ngỡ vô thường là thường, tưởng vô ngă là
ngă. V́ thế, Phật pháp nói [Khổ, Không, Vô Thường,
Vô Ngă] để chúng ta liễu giải: Đó là Khổ,
đó là Không, Vô Thường, Vô Ngă, ắt cần phải
có nhận thức ấy th́ mới có thể nhận biết
khổ. Sau đấy, chuyển khổ thành vui, biến
Không thành chân thật, chuyển vô thường thành thường,
chuyển vô ngă thành chân ngă. Nơi phàm phu là tứ điên
đảo, Phật pháp biến cải tứ điên đảo
thành tứ tịnh đức. Nơi phàm phu là tứ
điên đảo, vừa được Phật pháp chuyển,
liền trở thành tứ tịnh đức. Đối với
chữ Không trong tứ tịnh đức, phàm phu là bất
tịnh, v́ sao ở đây gọi là Không? Sau khi trừ bỏ
tứ điên đảo, chẳng c̣n bất tịnh, chẳng
c̣n chấp trước th́ gọi là Không. Tướng Không
hiển lộ, biến thành chân thật.
V́
sao âm nhạc trong thế giới Cực Lạc diễn tấu
bốn tịnh đức, diễn tấu pháp Tứ Đế?
Do có tác dụng! Thế giới Cực Lạc diễn tấu
những pháp ấy, nói theo thế giới Sa Bà, người
tu pháp môn Quán Tưởng Niệm Phật trong thế giới
Sa Bà có thể nghe thấy. Thật sự dụng công đắc
Định, sẽ có thể nghe các pháp ấy. Khi nghe những
pháp ấy, công phu sẽ tiến bộ nhanh hơn. Lại
nói theo thế giới Cực Lạc, đă văng sanh thế
giới Cực Lạc, c̣n cần đến âm nhạc
để làm ǵ? Nói theo cơi ấy, người đới nghiệp
văng sanh (là những kẻ chẳng đoạn Hoặc trong
thế gian này, mang theo nghiệp để sanh về thế
giới Cực Lạc) vẫn phải nghe pháp để cầu
ngộ. Do vậy, trong thế giới Cực Lạc phải
diễn vô lượng pháp môn. Trong vô lượng pháp môn, có
pháp môn Tứ Đế; trong pháp môn Tứ Đế, có Khổ
Đế.
IV.2.2.3.3. Phàm thánh duyên cảnh
Các
vị xem biểu đồ: “Phàm
thánh duyên cảnh”. “Phàm” (凡) là phàm phu. “Thánh”
(聖) nếu nói rộng răi,
phàm quư vị học Phật pháp, tin sâu Phật pháp, chẳng
nghi, chánh tri, chánh kiến, đều được xem là
thánh. Lấy phàm phu để nói, đối với bốn
tướng của Khổ Đế, họ đều chẳng
chịu nổi! Ví như nói khi
“duyên khổ”, [tức là] bị khổ, bất luận
là Khổ Khổ, Hoại Khổ, hay Hành Khổ, nhất là
Khổ Khổ, kẻ ấy liền oán hận. Hoại Khổ
đương nhiên cũng là như vậy, oán hận giống
hệt. V́ thế, khi bị khổ, liền dấy lên tâm
lư oán hận. Họ liễu giải sự thật về
Không, vốn chấp trước Không, nhưng khi sự thật
thuộc về Không phát sanh, chịu không nổi, cảm thấy
bi ai. V́ thế, có rất nhiều kẻ bi quan, thấy những
sự thật thuộc về Không phát sanh, họ chịu
không nổi ảnh hưởng, cảm thấy bi ai. Duyên
vô thường th́ sao? Hễ chuyện vô thường phát
sanh, liền cảm thấy thất vọng. Đối với
vô ngă, khi chuyện vô ngă xảy ra, tâm lư cảm thấy sợ
hăi. Lúc b́nh thường, thấy hết thảy đều
là ngă, hết thảy có ngă. Trong lúc bệnh nặng, hoặc
lúc sắp chết, họ sợ hăi; đó là hiện tượng
nơi mọi kẻ phàm phu. Người thật sự có
đạo, chẳng giống như vậy. Người có
đạo đă sớm biết vô ngă, chẳng sợ hăi
ǵ, chết là chuyện đương nhiên, chính ḿnh đă sớm
chuẩn bị sẵn, có nơi để đến; v́ vậy,
chẳng sợ hăi. Thánh nhân là người đă ngộ giải
thoát, là người học Phật thành công, là bậc có chánh
tri chánh kiến, bất luận là Khổ, là Không, là Vô Thường,
hay Vô Ngă, họ đều sớm liễu giải, tâm lư
đă sớm chuẩn bị sẵn, đă sớm ngộ.
Họ ngộ những lư ấy, [cho nên] có thể giải
thoát.
Tám
thứ gió mát đă nói trên đây, lay động, tấu các
nhạc khí, diễn thuyết pháp âm. “Thị vi Thủy Tưởng, danh đệ nhị
Quán” (Đó gọi là tưởng nước, là phép Quán
thứ hai). Đây là lời kết luận. Trong phép Quán thứ
hai, có thể quán y báo trang nghiêm, điều quan trọng nhất
chính là pháp âm như vừa mới nói. Hôm nay tôi giảng
đến chỗ này th́ ngưng!
Tập 22
Thưa
các vị giáo sư, các vị đại đức, các vị
đồng tu, xin hăy mở kinh bổn, trang thứ tám, bắt
đầu từ hàng thứ bảy. Trước hết,
tôi đọc đoạn kinh văn này.
(Kinh)
Thử tưởng thành thời, nhất nhất quán chi, cực
linh liễu liễu, bế mục, khai mục, bất linh
tán thất. Duy trừ thực thời, hằng ức thử
sự. Như thử tưởng giả, danh vi thô kiến
Cực Lạc quốc địa. Nhược đắc
tam- muội, kiến bỉ quốc địa, liễu liễu
phân minh, bất khả cụ thuyết. Thị vi Địa
Tưởng, danh đệ tam Quán.
(經)此想成時,一一觀之,極令了了。閉目開目,不令散失。唯除食時,恒憶此事。如此想者,名為麤見極樂國地。若得三昧,見彼國地,了了分明,不可具說。是為地想,名第三觀。
(Kinh:
Khi tưởng này thành, quán từng điều một, sao cho
hết sức rơ ràng. Nhắm mắt, mở mắt, chẳng
để tan mất. Chỉ trừ khi ăn, luôn nhớ
chuyện này. Tưởng như vậy gọi là thấy
đất đai trong cơi Cực Lạc về phần thô.
Nếu đắc tam-muội, sẽ thấy đất
trong cơi ấy rành rẽ, phân minh, chẳng thể nói trọn.
Đó là tưởng đất, gọi là phép Quán thứ
ba).
IV.2.2.4. Phép Quán thứ ba, Địa
Quán
Tạm
thời hăy đọc hai tiểu đoạn này. Mười
sáu phép Quán giảng cho tới hôm nay, bắt đầu giảng
về phép Quán thứ ba, tức là quán đại địa
trong thế giới Cực Lạc. Lần trước, chỉ
mới nói xong Thủy Quán. Quán Thủy Quán thành công, nói cách
khác, là từ nước biến thành băng, từ
băng lại biến thành lưu ly. Quán đất lưu ly
thành công, quán đất trong toàn thể thế giới Cực
Lạc cũng đă quán thành tựu. Hôm nay nói về Địa
Quán, dựa trên những điều đă được
quán trước đó, lại nói tiếp về hai tầng
cảnh giới trong Địa Quán:
- Tầng
thứ nhất là dùng những điều đă tưởng
trong tâm, tưởng thấy lănh thổ Cực Lạc.
- Tầng
thứ hai là đắc tam-muội (đại định),
hoàn toàn thấy toàn thể đại địa trong cơi Cực
Lạc. Trọng điểm của phép Địa Quán
được nói trong ngày hôm nay chính là nói về điều
này!
Câu
đầu tiên mở đầu đoạn kinh văn này
là “thử tưởng thành thời”
(khi tưởng này đă thành), tiếp nối những
điều đă nói trong đoạn trước. Trong
đoạn trước đă nói do quán nước mà quán
toàn thể đại địa bằng lưu ly, lại quán
các thứ trang nghiêm trên mặt đất, cùng với hoa
tràng, nhạc khí v.v… [“thử
tưởng thành thời”] là lúc quán tưởng [những
điều trang nghiêm ấy] đă thành tựu. Câu “thử tưởng thành thời”
có nghĩa là khi đă thành tựu phép quán tưởng Thủy
Quán. Sau đấy, tiếp tục “nhất nhất quán chi” (quán từng điều một).
“Nhất nhất quán chi” là
đối với những thứ đă được
quán ấy, tức là đại địa và hết thảy
cảnh vật trên đại địa, [đều quán] “cực linh liễu liễu”, “cực” (極) là đạt
tới tột cùng, đă đạt tới chỗ cùng cực.
Chữ Liễu (了) trong câu “linh liễu liễu” có nghĩa là hiểu rơ, thật
sự hết sức triệt để, hết sức rơ
rệt. Lại thêm vào một chữ Liễu nữa với
dụng ư nhấn mạnh, [hàm nghĩa quán tưởng từng
thứ trang nghiêm] rơ ràng nhất và triệt để nhất.
Quán sát như vậy cho đến mức độ nào? “Bế mục, khai mục, bất
linh tán thất” (nhắm mắt, mở mắt, chẳng
để cho tan mất): Nhắm mắt, cố nhiên là
tưởng t́nh huống ấy, tưởng rành rẽ,
phân minh. Mở banh mắt ra, vẫn là thấy rơ ràng, phân
minh. V́ sao phải nhắm mắt, mở mắt? Chúng ta b́nh
thường cũng có thể dụng công như vậy
để thử xem, chúng ta đang tưởng thế giới
Cực Lạc đó nghe! Chúng ta dựa theo cảnh giới
y báo trang nghiêm được nói trong kinh A Di Đà: Cảnh
tượng các thứ trang nghiêm trong ao bảy báu, bắt
đầu nhắm mắt tưởng. Nhắm mắt lại
sẽ dễ tưởng hơn, mà cũng tưởng rơ
ràng hơn, nhưng mở mắt th́ sao? Chúng ta trông thấy
hoàn cảnh thực tại trong thế giới Sa Bà! V́ thế,
thường là nhắm mắt bèn có thể tưởng thấy
y báo trang nghiêm trong thế giới Cực Lạc; hễ mở
mắt, bèn chẳng tưởng được. Mở mắt
th́ Nhăn Căn của chúng ta sẽ đối diện hoàn cảnh
hiện thực trong thế giới này, t́nh huống sẽ
khác hẳn. Ở đây th́ sao? Bất luận nhắm mắt
hay mở mắt, đều có thể trông thấy. Hễ
có thể thấy [cảnh được quán] th́ phép Quán
này thành tựu. Nếu chẳng thành tựu, nhắm mắt
tưởng, có thể tưởng ra h́nh dạng lớp
lang rơ rệt. Vừa mở mắt, do tưởng chẳng
được bèn chẳng thấy nữa. Do vậy,
người ấy (người đă tu thành tựu phép
Quán này) nhắm mắt hay mở mắt, đều là [thấy
cảnh quán tưởng] rành rẽ, phân minh, chẳng để
[cảnh tượng ấy] bị “tán thất” (đừng để nó tan tác, thất
lạc), tức là các thứ trang nghiêm trong thế giới
Cực Lạc thường ở trước mắt, có thể
thưởng xuyên trông thấy!
“Duy trừ thực thời”: Chỉ
trừ lúc ăn cơm ra. Ăn cơm th́ đương
nhiên là phải ăn này nọ, chẳng thể quán tưởng
được! Lúc chẳng ăn th́ sao? “Hằng ức thử sự” (Luôn nghĩ đến
chuyện này), thường xuyên vĩnh viễn quán tưởng.
“Ức” (憶) là ghi nhớ.
Ghi nhớ những điều đă nói trên đây, chẳng
để tan mất. Chữ “thử
sự” chỉ những thứ cảnh tượng trang
nghiêm đă được quán tưởng thành tựu. Nói
cách khác, trừ lúc ăn cơm ra, trong hết thảy những
khi khác, luôn phải giữ sao cho những cảnh tượng
trang nghiêm đă quán thành công đều trông thấy rơ ràng,
chẳng bị mất đi. “Như
thử tưởng giả” (Tưởng như thế),
luôn nhớ những chuyện đúng như vừa nói trên
đây, bất luận nhắm mắt hay mở mắt, cảnh
tượng nơi y báo đều ở trước mắt.
Quư vị quán tưởng như vậy, gọi là ǵ? Gọi
là “thô kiến Cực Lạc quốc
địa” (thấy đất đai trong cơi Cực Lạc
về phần thô). “Thô” (麤) là khá
thô thiển, chẳng phải là rất vi tế. Thấy
đất trong cơi Cực Lạc về phần thô, đó
là quán tưởng từng bước một. Từ quán
nước cho đến quán đất lưu ly, từng
tầng một dần dần tưởng đất trong
cơi Cực Lạc. Tuy là thấy về phần thô, cũng
là tuyệt diệu lắm!
Trong
đoạn tiếp theo: “Nhược
đắc tam-muội, kiến bỉ quốc địa, liễu
liễu phân minh, bất khả cụ thuyết”. Tức
là nếu đắc tam-muội, tiến hơn bước
nữa là khi đă đắc tam-muội, “kiến bỉ quốc độ”, thật sự
thấy cơi nước ấy. Chữ Bỉ (彼) chỉ
thế giới Cực Lạc. Khi đắc tam-muội, thấy
đất trong cơi Cực Lạc, thật sự trông thấy
đại địa của cơi Cực Lạc, thấy rơ
ràng, phân minh, chẳng thể nói trọn! Đoạn nói
đến chuyện thấy đất đai trong cơi Cực
Lạc về phần thô trên đây vẫn là thuần túy dựa
vào sự quán tưởng trong tâm mà có (từ trong tâm tưởng
mà quán tưởng ra). Khi ấy, thật sự đắc tam-muội.
Tam-muội là ǵ? Tam-muội (Samadhi) c̣n gọi là Tam-ma-đề,
c̣n gọi là Tam-ma-địa, dịch sang nghĩa tiếng
Hán là Định. [Đắc] tam-muội là “nhập Định”. Trong bộ kinh này, trong phần
trước, phu nhân Vi Đề Hy đă thỉnh cầu
đức Phật hăy dạy cho bà ta: “Chánh Thọ là như
thế nào?” Tam-muội c̣n gọi là Chánh Thọ (正受). V́ sao gọi
là Chánh Thọ? Thật sự tiếp nhận pháp do quư vị
đă quán, bèn gọi là Chánh Thọ, nói thông tục là “nhập đại định”.
Đại
định c̣n gọi là Tam-muội. Do dựa theo các thứ
pháp môn tu Định [sai khác] mà [tam-muội] có tên gọi sai
khác, thật ra, đều là đại định. Chẳng
hạn như nói: Pháp môn Niệm Phật dựa theo
phương pháp được dạy trong kinh Tiểu A Di
Đà để tu Tŕ Danh Niệm Phật, đắc nhất
tâm bất loạn, cũng là “đắc tam-muội”. Tam-muội
ấy được gọi là Tŕ Danh Niệm Phật tam-muội.
Ở đây, tam-muội được nói trong Quán Kinh là
ǵ? Là Quán Tưởng Niệm Phật tam-muội. Tam-muội
là danh xưng chung được nói trong các bộ kinh Đại
Thừa. Trong Tịnh Độ Tông, các tam-muội ấy
được gọi chung là Niệm Phật tam-muội.
Trong Niệm Phật tam-muội, lại chia thành Tŕ Danh Niệm
Phật tam-muội, Quán Tưởng Niệm Phật tam-muội…
Đắc tam-muội sẽ tuyệt diệu lắm. Cảnh
giới trông thấy [trong tam-muội] và cảnh giới
được trông thấy về phần thô [do quán tưởng]
vừa nói trên đây hoàn toàn bất đồng. Đă đắc
tam-muội, sẽ thấy đại địa trong thế
giới Cực Lạc, thấy rơ ràng, rành rẽ. “Rơ ràng, rành rẽ” là thấy
đại địa trong toàn thể thế giới Cực
Lạc rơ ràng, rành rẽ, chẳng có chỗ nào không thấy.
Cảnh tượng trang nghiêm đă nhiều như thế,
hoàn cảnh trang nghiêm trên đại địa lại tốt
đẹp dường ấy, chẳng thể nói trọn.
“Chẳng thể nói trọn”
là chẳng có cách nào nói hoàn toàn! Dẫu quư vị có thần
thông to đến cỡ nào, tất cả những điểm
tốt đẹp trong thế giới Cực Lạc đều
nói chẳng cùng tận, đó gọi là “bất khả cụ thuyết”.
Ở
đây, cần nghiên cứu đôi chút. V́ sao khi đắc
tam-muội, thấy đất đai trong cơi ấy rành rẽ,
rơ ràng, mà chẳng thể nói trọn? Trước khi đắc
tam-muội, tuy là thấy, chỉ là thấy cơi nước
Cực Lạc về phần thô. Hai điều này khác biệt
ở chỗ nào? Thích Ca Mâu Ni Phật đă từng giảng
về sự khác biệt giữa “đă đắc tam-muội”
và “chưa đắc tam-muội”. Đức Phật nêu tỷ
dụ: Trong quá khứ, chính Ngài học bắn tên. Khi mới
bắt đầu học, phải chuyên tâm nhất trí chú ư,
tập trung tinh thần, tập trung sức chú ư, nhắm
chuẩn xác mục tiêu để bắn. Sau khi đă luyện
tập thành thạo, hễ chú ư, mỗi phát đều là
bách phát bách trúng. Chỉ cần tùy tiện cầm lấy
cung tên, vừa chú ư liền bắn trúng mục tiêu. Về
sau, dần dần công phu tiến hơn một tầng nữa,
dẫu chẳng cần chú ư, chỉ cần bắn, không lúc
nào chẳng trúng. Thoạt đầu là phải chú ư, vẫn
phải dùng một chút sức, vẫn phải vận dụng
công phu; về sau, trở thành tự nhiên, chẳng cần
chú ư, tự nhiên bách phát bách trúng, tùy ư có thể đạt tới
công phu luyện tập thành thạo. Điều này có
nghĩa là: Một đằng vẫn cần phải dụng
công, một đằng là công phu chín muồi, [tức là] khi
đă đạt tới chỗ chẳng cần dụng
công, nghĩa là khi đă đạt tới vô công dụng hạnh,
bản thân quư vị chẳng chú ư, không sao hết, tùy ư cầm
lấy cung tên, sẽ tự nhiên là hễ bắn liền
trúng, trúng ngay mục tiêu. Trong tiểu đoạn trước,
thấy đất đai cơi Cực Lạc về phần
thô, giống như bắn tên: Khi khởi đầu, phải
tập trung tinh thần, trừ lúc ăn cơm ra, trong hết
thảy những thời điểm khác, đều phải
tập trung tâm lực, thường quán tưởng chuyện
này. Sau khi đă đắc tam-muội, chẳng cần dụng
công như vậy, mà là tự nhiên, thật sự trông thấy.
Có chút phân biệt này.
Lại
nói đến các quốc độ trong thế giới Cực
Lạc, chúng ta đều biết thế giới Cực Lạc
có bốn quốc độ. Quốc độ được
nói trong đoạn giảng về “thấy đất
đai Cực Lạc về phần thô” chính là cơi Phàm Thánh
Đồng Cư. Nếu đắc tam-muội, quốc
độ được thấy trong thế giới Cực
Lạc sẽ là Thật Báo Trang Nghiêm Độ. Những ǵ
được thấy trong cơi Phàm Thánh Đồng Cư
tuy cũng hết sức trang nghiêm (ví như nói thế giới
Sa Bà cho đến mười phương thế giới,
bất cứ thế giới nào cũng đều chẳng
sánh bằng), nhưng cơi Thật Báo Trang Nghiêm càng trang nghiêm
hơn nữa. V́ sao gọi là Thật Báo Trang Nghiêm Độ?
“Độ” (quốc độ)
là y báo. Cơi Thật Báo Trang Nghiêm chính là y báo để Báo Thân
Phật nương vào. Nói thông thường, hàng đại
Bồ Tát có công phu có thể thấy thân Phật. Thân Phật
do hàng đại Bồ Tát nh́n thấy cũng thế, mà
thân Phật do chúng sanh b́nh phàm trông thấy cũng thế,
đều gọi chung là Tha Thọ Dụng Thân.
Tha Thọ
Dụng Thân chính là Ứng Thân, do ứng theo ḷng mong cầu
của chúng sanh mà ứng hiện ra, nên gọi là Ứng Thân.
Thông thường, phàm phu trông thấy Ứng Thân hết sức
nhỏ. Chẳng hạn như nói tới [thân tướng
của đức Phật mà chúng sanh] được thấy
trong thế giới Sa Bà. Vào thời Thích Ca Mâu Ni Phật, [thân
tướng của] Thích Ca Mâu Ni Phật như các hàng đệ
tử và người trong thế tục (tức là phàm phu) trông
thấy đều là Ứng Thân. Ứng Thân ấy được
gọi là Liệt Ứng Thân (劣應身), Liệt
(劣) là khá kém cỏi. C̣n có thân nào nữa? Thắng
Ứng Thân. Thắng (勝) là thù thắng, vượt
trỗi Liệt Ứng Thân. Bọn phàm phu tầm thường
chúng ta chẳng thể thấy Ứng Thân thù thắng, hàng
Bồ Tát b́nh phàm cũng chẳng thể thấy được!
Ắt phải là đă đạt tới Địa Thượng
Bồ Tát th́ mới có thể thấy Thắng Ứng Thân. Đối
với Thắng Ứng Thân, nói theo ba thân của Phật,
th́ là Báo Thân Phật, mà cũng là Ứng Thân. Ứng Thân do
Báo Thân phân thân xuất hiện để ứng hóa th́ thuộc
về Thắng Ứng Thân. [Đối với người
đă] đắc tam-muội, quốc độ do [người
ấy trông thấy] trong thế giới Cực Lạc sẽ
là cơi nước nơi Thắng Ứng Thân của A Di
Đà Phật cư trụ, và cũng là cơi Thật Báo Trang
Nghiêm, [tức là cơi nước] được trang nghiêm bằng
thật báo. Do có mối quan hệ này, ắt phải là
đă đắc tam-muội, [th́ mới] thật sự
trông thấy đại địa, thấy rành mạch, rơ
ràng. Tuy thấy rành mạch, rơ ràng, nhưng chẳng thể
nói trọn hết được!
“Thị vi Địa Tưởng,
danh đệ tam Quán” (Đấy gọi là tưởng
đất, gọi là phép Quán thứ ba). Có thể đắc
tam-muội, thấy đại địa, tức cơi đất
trong thế giới Cực Lạc như vậy th́ gọi
là Địa Tưởng. Trong mười sáu phép Quán, [phép
Quán này] được gọi là phép Quán thứ ba.
Trong
hai tiểu đoạn trên đây, từ “nhất nhất quán chi” (quán từng điều một)
cho đến “thô kiến Cực
Lạc quốc địa” (thấy đất đai Cực
Lạc về phần thô) chính là dần dần quán tưởng
thành tựu, [cho nên] gọi là Tiệm Tưởng Quán. Tiểu
đoạn từ “nhược
đắc tam-muội” cho đến “danh đệ tam Quán” được gọi là Xứng
Thật Quán. Xứng Thật (稱實) là hoàn
toàn thật sự quán thấy thế giới Cực Lạc,
chẳng phải là do tưởng ra, mà là thật sự
trông thấy. Lại c̣n thấy cơi Thật Báo Trang Nghiêm là
nơi Thắng Ứng Thân của A Di Đà Phật ngự.
Trong
đoạn kinh văn tiếp theo, đức Phật sẽ
nói tới những lợi ích mà người tu học, hành
tŕ pháp Quán ấy sẽ đạt được. Tôi đọc
kinh văn một lượt.
(Kinh)
Phật cáo A
(經)佛告阿難,汝持佛語,為未來世一切大眾,欲脫苦者,說是觀地法。若觀是地者,除八十億劫生死之罪。捨身他世,必生淨國,心得無疑。
(Kinh: Đức
Phật bảo A
Đoạn
này nêu ra lợi ích của pháp quán đất. [Trong câu] “Phật cáo A Nan”, chữ “Phật” chỉ Thích Ca Mâu Ni Phật.
Thích Ca Mâu Ni Phật bảo tôn giả A Nan: “Nhữ tŕ Phật ngữ”, “nhữ” (汝) là ông, “tŕ” (持) là thọ tŕ. Ông thọ tŕ pháp ta đă giảng,
căn cứ trên lời ta đă dạy để làm theo. “Vị vị lai thế nhất
thiết đại chúng” (V́ hết thảy đại
chúng trong đời vị lai): Ông hăy v́ tất cả chúng
sanh trong đời vị lai, không chỉ là hiện tại.
Trong hiện tại, ta là Thích Ca Mâu Ni Phật đă v́ phu
nhân Vi Đề Hy giảng pháp này, trong tương lai th́
sao? Đấy chính là đời vị lai! Đời vị
lai lâu dài cỡ nào? Từ thời đại Thích Ca Mâu Ni Phật
măi cho đến thời đại hiện tại, đều
gọi là “vị lai thế”.
Nói cách khác, [đức Phật] đă v́ lũ chúng sanh chúng
ta trong hiện thời mà nói bộ kinh này. Đức Phật
bảo tôn giả A
Nay
nói tới pháp quán đất; v́ sao phải nói pháp quán đất?
“Người muốn thoát khổ”
[mong] thoát những nỗi khổ nào? Chúng ta ắt cần phải
tăng cường nhận thức! Mỗi người
chúng ta đều có cảm nhận, mức độ cảm
nhận có cạn, có sâu, chẳng đồng đều,
nhưng đều có đau khổ. Những nỗi thống
khổ của chúng sanh trong Dục Giới, nhất là nhân
gian có tám thứ đại khổ, chẳng cần phải
nói cặn kẽ, mọi người đều biết cả
rồi! Trong tám thứ khổ to lớn ấy, bất luận
kẻ nào cũng đều chẳng tránh được sanh,
lăo, bệnh, tử, lại c̣n Ái Biệt Ly (愛別離) tức là người nhà
chẳng thể đoàn tụ, Oán Tắng Hội (怨憎會) là những kẻ chẳng
hợp nhau, cứ một mực oan gia tụ hội. Quư vị
nói xem, có đau khổ hay là không?
Lại
có Cầu Bất Đắc (求不得), [nghĩa là] những thứ
quư vị mong cầu mà chẳng đạt được.
Chúng sanh phàm phu tham cầu quá nhiều, bất cứ những
ǵ quư vị mong cầu mà chẳng đạt được,
chẳng thể thỏa măn, đều là đau khổ, rất
nhiều! Đó là nỗi khổ trong nhân gian. Lại nói
đến cơi trời, trên trời có đủ mọi niềm
lạc thú, hưởng thụ rất tốt đẹp! Toàn
thể thời gian [trên cơi trời] được tính toán
như thế nào? Thời gian trên cơi trời dài hơn trong
nhân gian của chúng ta khá nhiều. Thời gian một ngày
trong nhân gian, đến cơi trời, bất quá chỉ bằng
một cái khảy ngón tay ngắn ngủi, tạm bợ.
Chúng ta ở trong nhân gian vài chục năm, bất quá
cũng chỉ là thời gian một ngày hoặc nửa ngày
trên trời mà thôi. V́ thế, thời gian trên cơi trời dài
hơn nhân gian quá nhiều, nhưng thời gian trên cơi trời
trong thế giới Sa Bà đem so với thời gian trong thế
giới Cực Lạc sẽ chẳng thấm vào đâu cả!
Dẫu chúng sanh làm rất nhiều sự nghiệp từ
thiện, sanh lên Dục Giới Thiên, hưởng báo ứng
tốt đẹp, có đủ mọi sự hưởng
thụ vui sướng, chẳng được bao lâu
đă hết (chết đi). Hưởng hết phước,
sanh mạng cũng hết. Ở trên cơi trời, hưởng
thụ một khoảng thời gian, nhưng so sánh với
thế giới Cực Lạc, bất quá cũng là ngắn
ngủi, tạm bợ như trong một cái khảy ngón tay.
Hăy ngẫm xem, có ích ǵ chăng? Huống hồ mong sanh lên
cơi trời vẫn là chẳng dễ dàng cho lắm! Nếu
mong cậy vào tâm lư của bọn phàm phu chúng ta trong hiện
thời để sanh thiên, đừng nói là nằm mộng,
đời sau mong giữ được thân người cũng
chẳng dễ dàng cho mấy! Hăy xem người trong xă hội
hiện thời, xem xét những ǵ tâm họ suy tưởng
và hành vi biểu hiện ra, họ làm sao có thể sanh thiên
cho được? Làm sao có thể trở lại nhân gian
cho được? Thích Ca Mâu Ni Phật đă sớm dự
liệu điều này! Họ chẳng thể sanh thiên, mà
cũng chẳng thể giữ nổi thân người, sẽ
sanh trong tam đồ. Hăy thừa dịp hiện thời
c̣n chưa mất thân người, ngay lập tức phải
giác ngộ! Nắm chắc thân người, vẫn c̣n chưa
mất cơ hội. Đối với người hiểu
Phật pháp, hiểu pháp môn Tịnh Độ, công đức
lớn nhất là phải khuyên kẻ khác niệm Phật,
khuyên người ta phát tâm văng sanh thế giới Cực Lạc.
Chúng ta đừng nghe những kẻ bên ngoài nói: “Đến
Tây Phương Cực Lạc thế giới xa xôi ngần
ấy, chẳng thà kiến lập Tịnh Độ trong
nhân gian th́ tốt hơn”. Đó toàn là những lời lẽ
dường như đúng, nhưng thật ra sai be bét! Kiến
lập nhân gian Tịnh Độ bằng cách nào? Nhân gian uế
độ! Loài người trong nhân gian ngay cả cơi nước
của con người [đúng nghĩa] c̣n chưa thể kiến
lập được, c̣n mong [kiến tạo] nhân gian Tịnh
Độ ư? Đúng là lời lẽ cuồng vọng!
V́ thế, chúng ta đă hiểu pháp môn này, chẳng nói ǵ
khác, nếu quư vị mong thật sự làm công đức,
phải khuyên người khác phát nguyện cho nhiều, phát
nguyện văng sanh thế giới Cực Lạc, ắt phải
niệm Phật, phát nguyện, cầu sanh về đó.
Trong
bộ kinh này, [đức Phật] đă v́ chúng sanh trong
đời vị lai nói pháp quán đất, đó là v́ đại
chúng mong thoát khổ trong đời vị lai [mà nói]. Nỗi
khổ ấy chính là sanh tử đại khổ do luân hồi
trong lục đạo. Nh́n vào trạng huống trước
mắt của chúng sanh luân hồi trong lục đạo, [ta
thấy] chẳng phải là luân hồi trong lục đạo,
mà là luân hồi trong tam đồ, càng khổ sở hơn
nữa! Do vậy, sau khi chúng ta đă liễu giải, sẽ
biết đức Phật quá đỗi từ bi, mong
lưu truyền kinh này (pháp này) cho hậu thế, ḥng khiến
cho chúng ta liễu giải. Liễu giải pháp này th́ mới
biết có pháp nào để có thể thoát khổ. [Nếu
Ngài] chẳng nói pháp này, quư vị thoát ĺa bằng cách nào? Tới
đâu để thoát? Không có chỗ nào để có thể
thoát. V́ thế, đoạn này khiến cho chúng ta hiểu rơ
một điểm quan trọng nhất: Chính ḿnh phải cảnh
giác, ắt là chính ḿnh mong thoát khổ. Chính ḿnh chẳng mong thoát
khổ, dẫu Thích Ca Mâu Ni Phật có giảng giải, cũng
chẳng có cách nào cả!
C̣n
có những bản chú giải của tổ sư giúp chúng
ta liễu giải đôi chút, liễu giải điều
ǵ? Một mặt là liễu giải chính ḿnh, mặt khác là
liễu giải: Để khuyên lơn kẻ khác, cũng
phải liễu giải “lai lịch” của kẻ khác. Có
nghĩa là sao? Ví như chúng ta khuyên người khác: “Quư vị
phải tin pháp môn Tịnh Độ nhé! Phải niệm Phật,
phải cầu sanh thế giới Cực Lạc”. Chúng ta nói
th́ cứ nói, đối phương cũng nghe, nhưng nghe
mà cũng như chẳng nghe! Quư vị bảo họ hăy tin
tưởng, họ chẳng thể tin tưởng, họ
chỉ là ậm ừ qua quít ngoài miệng! Tổ sư bảo
hạng người ấy là kẻ vừa mới từ
tam đồ thoát ra, đời này mới được
làm thân người, hăy c̣n rất nhiều nghiệp chướng
trong quá khứ ngăn trở kẻ đó, chẳng thể
dấy nổi tín tâm! Điều này có thể giúp cho chúng ta
quán sát căn cơ! Chúng ta khuyên kẻ khác niệm Phật,
thường là gặp t́nh h́nh ấy. Trong xă hội hiện
thời, người như vậy rất nhiều. Thậm
chí họ niệm Phật bề ngoài, họ niệm Phật
là niệm cho quư vị thấy; trên thực tế, chẳng
phải là như vậy! Trên thực tế, về căn bản,
kẻ đó chẳng tin có thế giới Cực Lạc, hạng
người ấy đáng ngại lắm! Họ giả vờ
cậy vào niệm Phật để mong cầu chuyện
khác, có thể nói là [những người như vậy]
đều có chướng ngại, nghiệp chướng
rất nặng. Đó là quán người khác. Lại c̣n kèm
theo là quán tưởng chính ḿnh, liễu giải chính ḿnh, có
nghĩa là: Vừa nghe nói pháp môn Tịnh Độ có những
điều tốt đẹp, hiểu rơ từng điều
một trong Tây Phương Cực Lạc thế giới.
Nh́n lại thế giới Sa Bà, bên kia vui sướng dường
ấy, bên này khổ sở ngần ấy. So sánh hai bên, phát
khởi tín tâm quyết định, lại c̣n phát khởi
cái tâm hết sức hoan hỷ. Đối với cái tâm
hoan hỷ ấy, bất cứ điều ǵ tốt lành cỡ
nào đi nữa trong thế giới Sa Bà cũng chẳng có
cách nào thay đổi cái tâm hoan hỷ ấy. Cũng có
nghĩa là tôi đem toàn bộ một quốc gia tốt
đẹp nhất trong thế giới Sa Bà tặng cho quư vị,
cho quư vị làm đại tổng thống quốc gia ấy.
Nhiệm kỳ làm đại tổng thống được
mấy năm đă hết, chẳng cần! [Dẫu cho]
quư vị làm đại tổng thống suốt đời,
chẳng cần phải bầu bán, giống như làm hoàng
đế trong quá khứ vậy, để cho quư vị một
mực làm măi. Quư vị phải liễu giải những
điều tốt đẹp trong thế giới Cực Lạc,
liễu giải những điểm bất hảo trong thế
giới Sa Bà: [Dẫu] vĩnh viễn làm đại hoàng
đế trong Sa Bà, một mực làm miết đến chết
mới thôi; vẫn phải chết đó nghe! Do vậy, quư
vị vẫn chẳng cần, bảo quư vị đừng
văng sanh thế giới, hăy làm đại hoàng đế, quư
vị thà nguyện chẳng làm, vẫn mong văng sanh thế
giới Cực Lạc. Quư vị là người như vậy
đó, có tín tâm và quyết tâm như vậy đó! Có thể
biết: Chẳng phải là đời này quư vị mới
bắt đầu học Phật, mà là từ nhiều
đời, nhiều kiếp trong quá khứ đă từng
nghe Phật pháp, sớm có nhân duyên đối với pháp môn
Tịnh Độ. Do vậy, hiện nay vừa mới nghe
pháp môn Tịnh Độ bèn có cái tâm hoan hỷ, có quyết
tâm như vậy. Đối với hai loại người
như tổ sư đă chú giải, nếu chúng ta thuộc
về loại này, chính ḿnh sẽ cảm thấy rất an ủi,
phải ǵn giữ cái tâm ấy! Mặt khác, muốn làm công
đức, quư vị hăy khuyên nhiều người học
pháp môn Tịnh Độ, đến khi hết tuổi thọ,
sẽ chẳng có vấn đề, tuyệt đối có
thể văng sanh thế giới Cực Lạc.
Trong
tiểu đoạn tiếp theo, có nói: “Nhược quán thị địa giả, trừ
bát thập ức kiếp sanh tử chi tội” (Nếu
ai quán đất ấy, sẽ trừ tội trong tám
mươi ức kiếp sanh tử). Chúng ta biết chúng sanh
sanh tử chẳng ngừng, v́ chính ḿnh đă tạo rất
nhiều tội nghiệp. Do bị tội nghiệp chướng
ngại, khiến cho chúng ta sanh tử chẳng ngừng. Sanh
rồi chết, chết rồi sanh, vĩnh cửu ở trong
lục đạo, xoay chuyển qua lại chẳng thể
xong! Dùng công phu quán đất sẽ có thể giải trừ,
giải trừ điều ǵ? Tội trong tám mươi ức
kiếp sanh tử. Đối với mỗi người
chúng ta, tội nghiệp đă tạo trong một đời
đă là vô lượng vô biên khôn xiết, huống hồ một
kiếp! Một kiếp dài ngần ấy! Một kiếp
vẫn chưa thấm vào đâu, tám mươi ức kiếp
đấy nhé! Quư vị hăy ngẫm xem, thời gian ấy
quá dài! Tội đă tạo trong tám mươi ức kiếp
sanh tử, đă gây tạo cái tội sanh tử đó nghe!
Nếu quư vị có thể tu pháp quán đất, sẽ có thể
trừ tội trong tám mươi ức kiếp sanh tử.
Cớ sao có thể trừ tội sanh tử đă tạo
trong một khoảng thời gian dài như vậy? Do v́ tu
pháp quán đất. Hăy chú ư chuyện “đắc tam-muội” đă nói trong phần
trước, đấy mới là thật sự thấy
pháp quán đất. Nếu chúng ta thật sự trông thấy,
tất nhiên là trừ tội. V́ sao? Thật sự thấy,
[tức là đă] đắc tam-muội, sẽ thấy
đại địa trong Cực Lạc, đó là vô lậu,
tức là đại địa vô lậu trong thế giới
Cực Lạc. Ở trong thế gian này, v́ sao bọn chúng
sanh chúng ta tạo tội nghiệp? Không ǵ chẳng ngoài ham
muốn cầu danh, cầu lợi. Các thứ danh cũng thế,
mà lợi cũng thế, đều là hữu lậu, chẳng
rốt ráo, luôn sanh diệt, biến hóa trong mọi lúc. V́ những
thứ danh lợi ấy mà tạo tội nghiệp ư? Tội
nghiệp ấy cũng là hữu lậu. Khi chưa đạt
được pháp vô lậu từ nơi pháp hữu lậu,
mọi người chúng ta sẽ là từ đầu đến
cuối luôn bị chướng ngại, khiến cho chúng ta
chẳng thể liễu thoát. Chỉ cần chúng ta một
mai thấy được pháp vô lậu, tội hữu lậu
sẽ ngay lập tức bị pháp vô lậu xua đuổi,
giống như ǵ? Giống như tại nội địa,
vào mùa Đông ở phương Bắc, trời đổ
một trận tuyết lớn, tuyết rơi ngưng
đọng rất dầy. Nhưng đến mùa Xuân, mặt
trời vừa chiếu, thảy đều bị tan mất.
Đây là điều phải chú ư trong pháp quán đất. Quư
vị đạt được tam-muội, trên thực tế
đă quán thấy đất, không có trọng tội sanh tử
lớn nhất nào chẳng bị tiêu trừ!
Ở
đây, nói về pháp quán đất. Thật sự đắc
pháp quán đất th́ phải đắc tam-muội, đắc
tam-muội th́ mới có thể đạt được. Chúng
ta tu Tŕ Danh Niệm Phật, như trong phần trước
đă nói, tŕ danh niệm Phật đắc nhất tâm bất
loạn cũng giống như vậy. Thật sự Tŕ
Danh Niệm Phật đắc nhất tâm bất loạn,
có Sự nhất tâm và Lư nhất tâm, tuyệt lắm! [Tŕ
danh niệm Phật có] công dụng giống như quán đất.
Cho nên chúng ta xem phép quán đất đang nói ở đây, có
thể dung hợp với những điều đă nói
trong kinh Tiểu Di Đà, công đức hoàn toàn như nhau,
phải liễu giải điều này.
Đoạn
kế tiếp là nói: Sau khi tội đă tiêu trừ, “xả thân tha thế, tất sanh
tịnh quốc” (bỏ thân, sanh sang đời khác, ắt
sanh về cơi tịnh). Xả thân: Bất cứ chúng sanh nào
cũng đều có lúc tử vong. Nói về chúng sanh thuộc
nhân loại trong nhân gian, chúng sanh thuộc nhân loại có thân
thể loài người, thân thể ấy chẳng tồn
tại vĩnh cửu. Thọ mạng đă hết, thân thể
con người sẽ chẳng thể giữ được,
phải bỏ đi. Tới khi mạng chung, sau khi vứt
bỏ thân thể này, sẽ chuyển thế. Điều
này gọi là “tha thế” (他世, đời khác), tức
là đời tiếp theo. Đời tiếp theo sẽ
đi về đâu? Kẻ chẳng tín ngưỡng Phật
pháp, tiền đồ mờ mịt, chẳng biết sẽ
đi vào đường nào. Do vậy, tới khi mạng
chung, người ấy dấy ḷng sợ hăi, sẽ đi
về đâu, theo đường nào? Người ấy chẳng
biết. Người học Phật mà chẳng học Tịnh
Độ Tông, học theo các pháp môn thông thường, chẳng
chứng quả, tuy đọc kinh Phật rất nhiều,
cũng biết giảng, nhưng chẳng có công phu! Cho
đến lúc ấy, kẻ đó vẫn bị hăm trong nỗi
kinh hoảng y hệt! Tổ sư đă dạy rơ ràng, rành
rẽ: Khá nhiều kẻ thường cho là chính ḿnh có học
vấn, đă liễu giải Phật pháp, lại c̣n biết
rất nhiều. Tới khi lâm chung, đều là chân cuống,
tay loạn, các vị tổ sư đă trông thấy [t́nh cảnh
ấy] quá nhiều! Chỉ có người học Tịnh
Độ Tông, do lúc thường ngày đă có tín tâm, có nguyện
lực, có công phu tốt đẹp, chỉ cần niệm
Phật tốt đẹp, khi xả thân, người ấy
ắt sanh về cơi tịnh, sẽ chẳng đến
nơi khác, chỉ có văng sanh cơi nước thanh tịnh là Tây
Phương Cực Lạc thế giới.
Chữ
Tất (必) trong “tất sanh tịnh quốc”, [hàm nghĩa] đó là
chuyện tất nhiên: Tất nhiên sanh về thế giới
Cực Lạc. “Tâm đắc
vô nghi” nghĩa là: Người ấy sanh về cơi tịnh,
tâm có thể đạt được chẳng nghi ngờ.
“Vô nghi” là chẳng có một
tí hoài nghi nào, kiến lập tín tâm tuyệt đối. Theo
kinh Đại A Di Đà, tức là kinh Vô Lượng Thọ
đă nói, người học Tịnh Độ Tông,
cũng là học niệm Phật, nhưng dẫu vừa học,
vừa niệm, trong tâm c̣n hoài nghi: “Thật sự có thế
giới Cực Lạc hay không? Bất luận là có hay không,
ta cứ tạm thời niệm rồi mới nói sau”. Trong
tâm bán tín bán nghi, cũng có hạng người như vậy
đấy! Hạng người ấy có công phu niệm Phật
tốt đẹp, quư vị nói xem người ấy có tin
tưởng hay không? Cũng tin tưởng đôi chút, quư vị
nói người ấy hoàn toàn tin tưởng ư? Người
ấy vẫn ôm giữ thái độ hoài nghi, vẫn chẳng
thể triệt để tin tưởng. Nếu người
ấy lúc lâm chung, công phu tốt đẹp, nhân duyên cũng
thế th́ cũng có thể văng sanh, văng sanh nơi đâu?
Văng sanh vào Biên Địa của thế giới Cực Lạc,
tức là vùng phụ cận của thế giới Cực
Lạc. Chẳng thật sự đến thế giới Cực
Lạc th́ gọi là Biên Địa. Biên Địa cũng
khá lắm. Trong kinh tỷ dụ [sanh vào] Biên Địa giống
như vào trong bào thai, tức nhập thai. Nhập thai bao
nhiêu năm cũng chẳng thể thoát ra, ở trong cái thai
ấy. Cái thai ấy được gọi là “thai cung” (胎宮), đương
nhiên là một nơi rất tốt đẹp! Hết sức
hưởng thụ, c̣n tốt đẹp hơn hoàng cung
trong nhân gian! Không chỉ là tốt đẹp hơn hoàng
cung trong nhân gian, mà c̣n tốt đẹp hơn thiên cung của
Thiên Đế trên cơi trời. Bất quá, phải tốn
khá nhiều thời gian mới có thể thoát ra, lại thật
sự chuyển sanh về thế giới Cực Lạc,
cùng các vị thượng thiện nhân câu hội một chỗ.
V́ sao phải bỏ lỡ nhiều thời gian ngần ấy?
V́ trong tâm c̣n có chút nghi hoặc. Hễ có nghi hoặc, sẽ
gây trở ngại. Chúng ta nói tu hành Tịnh Độ Tông phải
có ba tư lương là Tín, Nguyện, Hạnh, chữ Tín
trong Tín, Nguyện, Hạnh được coi trọng nhất.
Chẳng tin th́ nguyện cũng chẳng thể phát ra
được, Tín đương nhiên là rất quan trọng.
Khi kẻ ấy “tâm đắc vô nghi” chính là Tín
Thành Tựu (tín tâm đă thành tựu). Đoạn trên
đây nhằm dạy người học Phật chúng ta liễu
giải những chỗ tốt đẹp, mà cũng là lợi
ích [của phép Quán này].
Sau
đấy, lại là một đoạn nữa:
(Kinh)
Tác thị quán giả, danh vi Chánh Quán. Nhược tha quán giả,
danh vi Tà Quán.
(經)作是觀者,名為正觀。若他觀者,名為邪觀。
(Kinh: Quán
như thế gọi là Chánh Quán. Nếu quán khác đi th́ gọi
là Tà Quán).
Đoạn
này nhằm làm cho chúng ta liễu giải “Quán chánh xác” là ǵ, “Quán
chẳng chánh xác” là ǵ? Do vậy, tu Quán Tưởng Niệm
Phật chẳng dễ dàng. Ắt phải chiếu theo kinh
văn để liễu giải t́nh huống đă
được nói. Hễ có tí ti nào chẳng phù hợp th́
chẳng được rồi.
“Tác thị quán giả” (Quán như thế) là nói tới phần
kinh văn trước đó. Trong phần trước, quán
mặt trời, quán nước, quán tưởng từng tầng
một. Khi quư vị quán tưởng, chiếu theo từng
tầng một để quán, bèn đắc tam-muội. “Danh vi Chánh Quán” (Th́ gọi là
Chánh Quán), sự thật hoàn toàn nhất trí, đều phù hợp
với những điều đă nói trong kinh văn th́ gọi
là Chánh Quán. “Nhược tác tha
quán, danh vi Tà Quán” (Nếu quán khác đi th́ gọi là Tà
Quán). Nếu không giống như vậy, [tức là] quư vị
quán pháp này mà thấy những điều khác, cảnh
tượng trong ấy chẳng giống như kinh điển
đă nói, th́ gọi là Tà Quán. Tà Quán sẽ chẳng thể văng
sanh thế giới Cực Lạc. Phải liễu giải
chánh và tà, phải phân định rơ ràng! A! Hôm nay chúng tôi giảng
tới chỗ này bèn ngưng!
Tập 23
Thưa
các vị giáo sư, các vị đại đức, các vị
đồng tu, xin mở kinh bổn, trang thứ chín, bắt
đầu từ hàng thứ ba. Tôi niệm trước kinh
văn một lượt.
(Kinh)
Phật cáo A Nan, cập Vi Đề Hy, Địa Tưởng
thành dĩ, thứ quán bảo thụ. Quán bảo thụ giả,
nhất nhất quán chi, tác thất trùng hàng thụ tưởng.
Nhất nhất thụ, cao bát thiên do-tuần. Kỳ chư
bảo thụ, thất bảo hoa diệp, vô bất cụ
túc.
(經)佛告阿難,及韋提希。地想成已,次觀寶樹。觀寶樹者,一一觀之,作七重行樹想。一一樹,高八千由旬。其諸寶樹,七寶華葉,無不具足。
(Kinh: Đức
Phật bảo ngài A
IV.2.2.5. Phép quán thứ
tư, Thụ Quán (quán cây báu)
Hăy
tạm niệm đến đoạn này thôi. Ba phép Quán
trong phần trước là quán mặt trời, quán nước
và quán đất, ba phép Quán ấy đều quán thành công,
nay nói phép Quán thứ tư, quán cây cối trong thế giới
Cực Lạc, gọi là Thụ Quán (樹觀). Kinh văn mở đầu
bằng câu: “Phật cáo A
Đạo
tràng Đài Trung của chúng ta tu Tŕ Danh Niệm Phật. Tuy chẳng
tu Quán Tưởng Niệm Phật, nhưng nghiên cứu Quán
Kinh sẽ có lợi. Trước khi chúng ta nghiên cứu bộ
Quán Kinh này, mọi người đă nghiên cứu kinh A Di
Đà. Trong kinh A Di Đà, có nói tới sự trang nghiêm
nơi y báo: Bảy hàng cây báu, gió thổi qua cây diễn pháp.
Cây cối được nói ở đây so với những
ǵ đă nói trong kinh A Di Đà càng nói cặn kẽ hơn,
khiến cho chúng ta liễu giải nhiều hơn.
Lại
nghiên cứu ở một mức cao hơn, chúng ta c̣n
chưa đến thế giới Cực Lạc, quán tưởng
những cây ấy có tác dụng ǵ? Người đọc
sách đều biết: “Đọc
vạn quyển sách, đi vạn dặm đường”.
B́nh thường, chúng ta chỉ đọc sách, nếu chẳng
tham quan thực địa bên ngoài, sẽ chẳng có cách nào
ấn chứng những chuyện đă nói trong sách. V́ thế,
sau khi đọc sách, đi ra ngoài, tham quan cảnh vật cụ
thể, thấy rơ ràng, rành rẽ, quay về xem lại những
sự việc hoặc lư luận đă nói trong sách, hai đằng
phối hợp lại th́ sẽ hữu dụng. Xưa nay,
các văn nhân hoặc triết gia đều chú trọng văn
cảnh bên ngoài. Văn nhân đến thăm cảnh sắc
thiên nhiên bên ngoài, quay về, sáng tác văn chương sẽ
khác hẳn. Các vị đại âm nhạc gia đến
thăm các nơi núi cao, sông lớn, nước chảy tự
nhiên; sau khi thăm thú, quay về, sáng tác những khúc nhạc
khác hẳn những khúc nhạc được viết
trước khi du lăm danh sơn đại xuyên! V́ sao? Sau khi
đă viếng thăm, bụng dạ sẽ khác hẳn những
kẻ b́nh phàm!
Do
vậy, nghiên cứu bộ kinh này, tuy chúng ta không tu Quán
Tưởng Niệm Phật, nhưng sẽ có thể hữu
ích cho việc tŕ danh niệm Phật, giúp chúng ta liễu giải
y báo trang nghiêm trong thế giới Cực Lạc. V́ sao? Giả
sử trong thường nhật, tâm tư chẳng nghĩ
đến những ưu điểm trong thế giới Cực
Lạc, tâm chúng ta đặt nơi thế giới Sa Bà,
đến bất cứ đâu trong thế giới Sa Bà,
trông thấy những hoàn cảnh y báo cũng thế, mà
chánh báo chúng sanh cũng thế, đều là ô uế! Thấy
những thứ ô uế ấy, trong tâm càng bị nhuốm
bẩn thêm, tŕ danh niệm Phật sẽ chẳng dễ
đắc nhất tâm bất loạn. Nếu muốn đắc
nhất tâm bất loạn, phải đặt tâm nơi y
báo trong thế giới Cực Lạc. Khi niệm Phật,
tâm niệm thuận theo từng câu Phật hiệu là tốt
nhất, dẫu ngẫu nhiên tán loạn, cũng chẳng thể
tán loạn trong sắc, thanh, vị, xúc, danh văn, lợi
dưỡng của thế giới này, mà sẽ tán trong y
báo trang nghiêm của thế giới Cực Lạc. Chuyện
này vẫn giúp cho chúng ta niệm Phật, có ưu điểm
này!
“Quán bảo thụ giả, nhất nhất
quán chi”
(Quán cây báu th́ quán từng điều một). Từ đây
trở đi, kinh văn sẽ chia thành từng tầng lớp
để nói, giới thiệu từng tầng một, dạy
chúng ta quán tưởng cây báu trong thế giới Cực Lạc
như thế nào! Nếu Thích Ca Mâu Ni Phật chẳng nói,
đơn giản là chúng ta chẳng thể tưởng
tượng được! Ví như người hiện
thời thường là đến các nước du ngoạn
văn cảnh, những thứ quư báu trong các nước rất
nhiều, nhưng nói về phía cây cối, trên khắp toàn cầu
cũng chẳng t́m ra cây giống như [trong thế giới
Cực Lạc] được! Trên núi cao của Đài Loan
có thần mộc mấy ngàn năm, hết sức quư báu,
nhưng đem so sánh với cây báu trong thế giới Cực
Lạc, quá ư vặt vănh!
“Quán bảo thụ giả” là
quán cây báu trong thế giới Cực Lạc. “Nhất nhất quán chi”: Đối
với mỗi cây, đều quán theo cách như thế. Cây quá
ư là nhiều, quư vị quán cây, mỗi mỗi đều
quán như thế. “Tác thất
trùng hàng thụ tưởng” (Tưởng bảy hàng cây):
Tổ sư chú giải kinh A Di Đà đơn giản, ngắn
gọn; ở đây, chú giải khá cặn kẽ. Ví như
Thiện Đạo đại sư bảo: Nói tới “bảy hàng” trong “bảy hàng cây” chính là quan sát
cây cối trong thế giới Cực Lạc. Trước
hết quan sát gốc cây, thân cây, cành cây, nhánh cây, lá cây, lại
quan sát hoa, lại quan sát quả. Đối với mỗi
cây, chia thành bảy bộ phận ấy [để quan
sát]. V́ thế, “thất trùng” (bảy
hàng) chính là chia một cây thành bảy bộ phận để
quán tưởng. Mà trong bảy bộ phận ấy, gốc
cây làm bằng hoàng kim, thân cây cũng là vàng, nhưng màu sắc
khác nhau, [thân cây] màu vàng tía. Cành cây bằng bạc, nhánh cây lại
dùng các chất báu khác tạo thành, chẳng hạn như mă
năo, san hô, chân châu v.v… Mỗi cây chia thành mấy phần, do các
thứ chất báu (bảy báu) nhiều dường ấy
hợp thành. Đó là “thất
trùng hàng thụ”.
Thân cây
cao cỡ nào? “Nhất nhất
thụ, cao bát thiên do-tuần”: Mỗi cây cao đến
tám ngàn do-tuần. Nói tới “do-tuần”
(yojana), tại Ấn Độ, chẳng có cách tính toán
đồng nhất. Do-tuần dùng để tính lộ
tŕnh xa hay gần. Có khi nói tám mươi dặm là một do-tuần,
hoặc nói bốn mươi dặm là một do-tuần, cũng
có lúc nói ba mươi dặm[12]
là một do-tuần. Nói chung, một do-tuần có ư nghĩa “rất
xa”. Ở đây, dùng cách tính lộ tŕnh để tính độ
cao. Nếu dùng con số nhỏ nhất là ba mươi dặm
làm đơn vị, gộp vào [tám ngàn do-tuần sẽ là]
tám ngàn lần ba mươi dặm (8.000x30 = 240.000 dặm).
Mỗi cây cao đến tám ngàn do-tuần; hăy ngẫm xem, những
cây ấy cao cỡ nào! “Kỳ chư
bảo thụ”: Cây cối do các vật báu hợp thành ấy,
có “thất bảo hoa diệp”
(hoa lá bằng bảy báu): Cây trổ hoa hoặc đâm lá
đều là bảy báu. “Vô bất
cụ túc” (Không ǵ chẳng trọn đủ), bất luận
cây nào cũng đều trọn đủ các thứ báu.
Đoạn kinh văn từ “quán
bảo thụ giả” cho đến “vô bất cụ túc” nhằm nói về bản thể
của cây, tức là h́nh trạng khái quát của những
cây ấy.
Tiếp
đó, [kinh văn] nói phân biệt: Cây có hoa, lá, có t́nh huống
như thế nào. Trước khi nói đến những
điều đó, chúng ta phải liễu giải một
đạo lư. Khi giảng kinh A Di Đà, tôi đă nhắc
đến đạo lư ấy. Chúng ta hăy nhớ lại
đôi chút: Kinh A Di Đà nói y báo trang nghiêm trong thế giới
Cực Lạc đều do A Di Đà Phật thành tựu “như thị công đức
trang nghiêm” (công đức trang nghiêm như thế). V́ sao
A Di Đà Phật thành tựu công đức trang nghiêm như
thế? Trong quá khứ, khi c̣n chưa thành Phật, A Di Đà Phật đă phát ra
bốn mươi tám nguyện. Sau đấy, tu hành thành tựu,
mới trang nghiêm tạo thành thế giới Cực Lạc.
Thế giới Cực Lạc do Ngài đă trải qua nhiều
đời nhiều kiếp tu thành công, do công đức của
Ngài mà thành tựu. Nếu nói theo Lư, Ngài thành tựu như
thế nào? Ngài đă thành Phật, tự nhiên thành tựu y
báo và chánh báo. Khi chúng ta giảng kinh hoặc xem kinh, phải
phân biệt để thấy, phải phân biệt để
nghiên cứu. Sau khi đă nghiên cứu, trong khi quan sát, lư giải,
xem xét viên dung, [sẽ thấy] y báo và chánh báo chính là một
Thể viên dung.
Trong
quá khứ, khi giảng kinh, thầy chúng ta thường nói
kinh A Di Đà là Tiểu Hoa Nghiêm Kinh. Lư được giảng
trong kinh Hoa Nghiêm là “Sự Sự
vô ngại, Lư Sự vô ngại”. Nói Lư Sự vô ngại và
Sự Sự vô ngại có nghĩa là chánh báo và y báo là một
chỉnh thể (Entity), mà cũng là “thân và cơi như nhau”,
thân là chánh báo, quốc độ là y báo, đă đạt tới
cảnh giới viên dung nhất như, toàn thể là Nhất
Chân pháp giới. Sau khi đă liễu giải đạo lư Nhất
Chân pháp giới (thân và cơi nước như nhau), [sẽ biết]
tự thể của cây cối như vừa mới nói là
do đâu mà có? Chính là do A Di Đà Phật tu thành công, từ
tâm tánh vô lậu của Ngài lưu lộ, kể cả
đại địa cho đến những cây báu trên mặt
đất, không ǵ chẳng phải là từ tâm pháp vô lậu
của A Di Đà Phật lưu lộ. Do tâm Phật là vô lậu,
cho nên cây cối cũng là vô lậu. Liễu giải lư này,
quan sát cây cối sẽ giống như quan sát A Di Đà Phật.
Tâm tưởng của chúng ta đặt vào những điều
trên đây, sẽ là Quán Tưởng Niệm Phật. Từ
quán cây bèn thấy y báo và chánh báo trang nghiêm của A Di Đà
Phật, [đó là] pháp vô lậu “thân
và cơi như nhau”. Quán tưởng tường tận
pháp vô lậu của A Di Đà Phật, cái tâm vô lậu của
chúng ta bèn được dẫn phát. Cái tâm b́nh phàm của
chúng ta luôn là hữu lậu, luôn là sanh diệt, thấy đại
địa, nhân vật, động vật trong thế gian
này, làm cách nào cũng chẳng thể chuyển biến thành
vô lậu. Thấy bất cứ thứ ǵ cũng liền chấp
trước, tham luyến; nhưng pháp vô lậu chẳng phải
là như vậy! Chúng ta quán cây báu vô lậu, toàn thể cảnh giới trong tâm rạng ngời. Hễ
trong tâm rạng ngời, quay lại nh́n cảnh giới
trong thế gian này, dẫu dùng nhiều vật báu
đến mấy để khuyên chúng ta đừng văng
sanh thế giới Cực Lạc mà hăy ở trong thế giới
này, khuyên chúng ta cách nào đi nữa, chúng ta cũng không chịu!
Nhất định là phải phát nguyện sanh về thế
giới Cực Lạc, chẳng có thứ ǵ trong thế giới
này có thể sánh bằng thế giới Cực Lạc!
Chúng ta phải liễu giải đạo lư này.
Phần
kinh văn dưới đây nói về hoa và lá:
(Kinh)
Nhất nhất hoa diệp, tác dị bảo sắc.
Lưu ly sắc trung, xuất kim sắc quang. Pha lê sắc trung,
xuất hồng sắc quang. Mă năo sắc trung, xuất xa cừ
quang. Xa cừ sắc trung, xuất lục chân châu quang. San
hô, hổ phách, nhất thiết chúng bảo, dĩ vi ánh sức.
Diệu chân châu vơng, di phú thụ thượng. Nhất nhất
thụ thượng, hữu thất trùng vơng. Nhất nhất
vơng gian, hữu ngũ bách ức diệu hoa cung điện,
như Phạm vương cung.
(經)一一華葉,作異寶色。琉璃色中,出金色光。玻璃色中,出紅色光。瑪瑙色中,出硨磲光。硨磲色中,出綠真珠光。珊瑚琥珀,一切眾寶,以為映飾。妙真珠網,彌覆樹上。一一樹上,有七重網。一一網間,有五百億妙華宮殿,如梵王宮。
(Kinh: Mỗi
một hoa và lá có màu của các thứ báu khác nhau. Trong màu
lưu ly, hiện quang minh sắc vàng. Trong màu pha lê, hiện
quang minh sắc đỏ. Trong màu mă năo, hiện quang minh màu
xa cừ. Trong màu xa cừ, hiện quang minh màu lục chân
châu. San hô, hổ phách, hết thảy các thứ báu, dùng
để trang hoàng chói ngời. Lưới bằng diệu
chân châu phủ kín trên cây. Trên mỗi cây có bảy lớp
lưới. Giữa mỗi lớp lưới, có năm
trăm ức diệu hoa cung điện, như cung điện
của Phạm Vương).
Đoạn
này nói về tướng trang nghiêm nơi hoa và lá của
cây. Mỗi cây có bao nhiêu hoa, bao nhiêu lá? “Nhất nhất hoa diệp” tức là trong mỗi
đóa hoa, trong mỗi phiến lá. Hoa và lá đều là “tác dị bảo sắc”, “dị bảo sắc” là màu sắc
của các thứ báu [khác nhau]. “Dị
bảo sắc” là như thế nào? “Lưu ly sắc trung, xuất kim sắc quang” (Trong
màu lưu ly, tỏa quang minh sắc vàng), lá có màu lưu ly,
màu lưu ly phóng quang, từ trong màu lưu ly tỏa ra kim sắc
quang (ánh sáng có màu như vàng ṛng). “Pha
lê sắc trung, xuất hồng sắc quang”: Từ trong
màu pha lê, tỏa ra quang minh có màu đỏ. Pha lê (Sphāṭika) ở
đây chẳng phải là thủy tinh[13]
như chúng ta thấy nơi cửa sổ hiện thời.
Theo chú giải của tổ sư, có loại pha lê giống
như thủy tinh Ấn Độ, có các màu đỏ, trắng,
h́nh thành tự nhiên, c̣n pha lê trong thế gian là do thợ làm
ra. “Mă năo sắc trung, xuất
xa cừ quang”: Từ trong màu mă năo, tỏa ra quang minh màu
xa-cừ. Xa cừ (Musāragalva) là một
thứ báu sắc trắng. “Xa
cừ sắc trung, xuất lục chân châu quang”: Xa cừ
màu trắng, từ trong màu trắng lại xuất hiện
quang minh màu lục chân châu, rất đặc biệt, rất
lạ lùng, hiếm có! “San hô, hổ
phách” nghĩa là từ trong màu san hô tỏa ra quang minh màu
hổ phách. “Nhất thiết
chúng bảo” (Hết thảy các thứ báu): Tất cả
các thứ báu. Trên đây chỉ nêu đơn giản vài thứ,
nếu thật sự nói [chi tiết], sẽ là nói chẳng
cùng tận ([do đó phải] thêm vào chữ Chúng). “Dĩ vi ánh sức”: “Ánh” (映) là những
màu và quang minh ấy chiếu sáng rực. Dùng những ánh
sáng và quang minh chói ngời ấy để trang nghiêm. “Sức” (飾) là trang
nghiêm. Đối với màu sắc và quang minh do các thứ
báu tỏa ra, quư vị hăy từ mấy thứ vừa nêu
trên đây mà suy tưởng cảnh sắc sẽ như thế
nào! Sau khi đă tưởng, quay đầu nh́n lại thế
giới của chúng ta, những thứ khác chẳng cần
nói tới, hăy nh́n vào ánh sáng đèn điện. Đối với
màu sắc như thế, đèn thờ Phật dùng một
cái chụp màu đỏ phủ lên, sẽ có ánh sáng màu đỏ
mà thôi, nhưng từ màu đỏ lại
tỏa ra quang minh màu lục chân châu, [trong thế gian này] chẳng
thể làm được. Từ trong màu trắng, nếu
phát ra quang minh màu lục điểm hồng, lại chẳng
làm được. So sánh giữa hai đằng, ánh sáng
trong thế giới này quá đơn điệu, chẳng
đáng để xem! Chúng ta trong khi tưởng, trong
khi thấy, phải nên nh́n và tưởng theo cách đối
chiếu.
Sau
khi đă nói về ánh sáng và màu sắc của hoa lá, tiếp
đó [kinh văn] bèn nói: “Diệu
chân châu vơng, di phú thụ thượng” (Lưới bằng
diệu chân châu, phủ kín trên cây). Ngoài hoa và lá cây xinh xắn
ngần ấy ra, c̣n có lưới chân châu. Tạm thời
chẳng cần biết lưới to cỡ nào, lưới
ấy toàn là do chân châu kết thành, lại thêm một chữ
Diệu. Diệu (妙) là tốt đẹp cùng cực. Lưới
ấy “di phú thụ thượng”
(che phủ trên cây). Trong phần trước, khi nói về tự
thể của cây, [đă có nói] cây cao đến tám ngàn do-tuần.
Cây cao tám ngàn do-tuần ấy có bao nhiêu hoa lá, bao nhiêu cành
nhánh? Lưới báu chân châu che phủ, “di” (彌) là trải khắp, “phú” (覆) là che
đậy. Lưới chân châu bao trọn cây to lớn
như vậy, tất cả hoa lá đều được
bọc lại.
“Nhất nhất thụ thượng,
hữu thất trùng vơng” (Trên mỗi cây có bảy tầng
lưới): Trên mỗi cây có lưới, không phải chỉ
là một tầng lưới, mà là có bảy tầng. “Nhất nhất vơng gian, hữu
ngũ bách ức diệu hoa cung điện”: Giữa mỗi
tầng lưới, có năm trăm ức diệu hoa cung
điện, chuyện này lại càng kỳ diệu hơn! “Diệu hoa cung điện” là
ǵ? Giống như chữ Diệu do đức Phật nói
trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Ví như nói hoa sen là hoa và quả
đồng thời. Chữ Diệu biểu thị Phật
pháp là pháp viên dung, mầu nhiệm giống như “hoa và quả đồng thời”,
chẳng có phân biệt trước hay sau. Diệu hoa ở
đây tuy chẳng phải là hoa sen, nhưng hoa và lá trên cây
giống như hoa sen. “Diệu
hoa cung điện” (Cung điện giống như diệu
hoa), có bao nhiêu? Có năm trăm ức. Giữa mỗi tầng
lưới, có năm trăm ức diệu hoa cung điện.
Đẹp đến mức độ nào? Đức Phật
sánh ví cung điện ấy “như
Phạm vương cung”. “Phạm
vương” là Đại Phạm Thiên Vương. Phía
trên Dục Giới, trong Sơ Thiền Thiên thuộc Sắc
Giới Thiên, có cung điện của Phạm Vương,
tức là cung điện để Phạm Vương ngự.
Trong ấy xinh đẹp tới mức độ nào? Có thể
tưởng tượng là bất cứ hoàng cung trong nhân
gian nào cũng đều chẳng thể sánh bằng cung Phạm
Vương! Cung Phạm Vương là một hoàng cung to, vô
cùng xinh đẹp! Dẫu là đem cung A Pḥng của Tần
Thủy Hoàng so sánh, sẽ [thấy cung A Pḥng] giống
như tổ kiến dưới đất, giống như
một cái hang nhỏ bé dưới mặt đất, bẩn
thỉu, nhỏ hẹp ngần ấy! Nơi hoa và lá trong
cây báu của thế giới Cực Lạc hiển hiện
cung điện diệu hoa nhiều ngần ấy, tốt đẹp như cung điện
của Phạm Vương.
Đoạn
trên đây nói tới hoa lá trên cây và lưới chân châu phủ
trên hoa lá, giữa mỗi tầng lưới chân châu đều
có năm trăm ức diệu hoa cung điện, chia thành
mấy bộ phận để quán tưởng. Đoạn
dưới đây nói về nhân vật:
(Kinh)
Chư thiên đồng tử, tự nhiên tại trung. Nhất
nhất đồng tử, ngũ bách ức Thích Ca Tỳ
Lăng Già ma-ni, dĩ vi anh lạc. Kỳ ma-ni quang, chiếu
bách do-tuần, do như ḥa hợp bách ức nhật nguyệt,
bất khả cụ danh. Chúng bảo gián thác, sắc trung
thượng giả.
(經)諸天童子,自然在中。一一童子,五百億釋迦毗楞伽摩尼,以為瓔珞。其摩尼光,照百由旬,猶如和合百億日月,不可具名。眾寶閒錯,色中上者。
(Kinh:
Đoạn này nói đến
chư thiên đồng tử, tức là nhân vật trong thế
giới Cực Lạc. “Chư
thiên đồng tử, tự nhiên tại trung” (
(Kinh)
Thử chư bảo thụ, hàng hàng tương
đương, diệp diệp tương thứ. Ư
chúng diệp gian, sanh chư diệu hoa, hoa thượng tự
nhiên hữu thất bảo quả. Nhất nhất thụ
diệp, tung quảng chánh đẳng nhị thập
ngũ do-tuần. Kỳ diệp thiên sắc, hữu bách chủng
họa, như thiên anh lạc. Hữu chúng diệu hoa, tác
Diêm Phù Đàn kim sắc, như toàn hỏa luân, uyển chuyển
diệp gian, dũng sanh chư quả, như Đế
Thích b́nh.
(經)此諸寶樹,行行相當,葉葉相次。於眾葉間,生諸妙華,華上自然有七寶果。一一樹葉,縱廣正等二十五由旬。其葉千色,有百種畫,如天瓔珞。有眾妙華,作閻浮檀金色。如旋火輪,宛轉葉間。涌生諸果,如帝釋瓶。
(Kinh: Các cây
báu ấy, từng hàng ngang nhau, các lá tương xứng. Giữa
các lá, sanh ra các hoa đẹp, trên hoa tự nhiên có quả bằng
bảy báu. Mỗi một lá cây, có kích thước chừng
bằng hai mươi lăm do-tuần. Lá ấy có ngàn sắc,
có trăm loại h́nh vẽ, giống như anh lạc cơi
trời. Có các thứ hoa kỳ diệu, có màu như vàng Diêm
Phù Đàn, giống như vầng lửa xoay, xoay tṛn giữa
lá, trồi lên các quả giống như cái b́nh của Đế
Thích).
“Thử chư bảo thụ”:
Các cây do những thứ báu thành tựu ấy có rối loạn
hay không? Chẳng phải vậy! Chẳng giống cây cối
trong thế gian này, chỗ này một cây, chỗ kia một
gốc, tản mạn, chẳng chỉnh tề. “Hàng hàng tương
đương”: Từng hàng một, hàng cây này ngay ngắn
với hàng cây kia. Không chỉ là [cây mọc] hàng này đối
xứng với hàng kia, mà là trên mỗi cây “diệp diệp tương thứ”, [nghĩa là] mỗi
chiếc lá cũng mọc hết sức có thứ tự, hết
sức chỉnh tề, hăy ngẫm xem! Ở trong nhiều
thứ như thế mà có sự chỉnh tề, trên thế
gian này chẳng thể t́m thấy được! “Ư chúng diệp gian, sanh chư
diệu hoa”: Giữa các lá nhiều ngần ấy, sanh ra
diệu hoa. V́ sao nói là diệu hoa? “Hoa thượng tự nhiên hữu thất bảo quả”
(Trên hoa tự nhiên có quả bằng bảy báu). Hoa b́nh phàm
trong thế gian, hoàn toàn chẳng có hoa nào vừa nở liền
kết quả. Phải là nở hoa trước, hoa rụng
rồi sau đó mới kết quả. Lại c̣n là quả
bằng bảy báu. Phần trên đă nói cây có độ cao
ngần ấy, nay nói lá cây to cỡ nào: “Nhất nhất thụ diệp, tung quảng chánh đẳng
nhị thập ngũ do-tuần” (Mỗi lá cây chiều
ngang, chiều dọc vừa đúng hai mươi lăm
do-tuần), “tung” (縱) là bề
dài, “quảng” (廣) là bề
ngang. “Tung quảng chánh đẳng”,
chiều ngang và chiều dọc đều là hai mươi
lăm do-tuần, lá có diện tích to ngần ấy. “Kỳ diệp thiên sắc, hữu
bách chủng họa, như thiên anh lạc” [nghĩa là] những
chiếc lá ấy có hơn một ngàn thứ màu sắc. Những
màu sắc ấy lại hiển lộ trăm loại nét vẽ,
giống như tranh vẽ của người trong thế
gian vậy, nhưng những nét vẽ ấy tự nhiên
sanh ra. Lá là tranh; không chỉ là tranh, mà c̣n có màu sắc nhiều
ngần ấy. “Như thiên anh
lạc”: Anh lạc trong nhân gian chẳng thể sánh bằng!
Thiên anh lạc là anh lạc trên cơi trời, là một thứ
báu. Các nét vẽ trên lá giống như thiên anh lạc. “Hữu chúng diệu hoa, tác Diêm
Phù Đàn kim sắc”: Giữa các lá ấy,
có nhiều loại hoa cực đẹp, hiển hiện
màu sắc như chất vàng Diêm Phù Đàn. Diêm Phù (Jāmbū)
là tên gọi của một giống cây. Tại Ấn Độ,
có một giống cây tên là Diêm Phù. Cách cây ấy không xa, có một
gịng sông, người Ấn Độ gọi sông là Đàn.
Do vậy, con sông ấy có tên là Diêm Phù Đàn (Jāmbūnada, sông
Diêm Phù). Loại vàng ở trong sông ấy hết sức tốt,
được gọi là “vàng Diêm Phù Đàn” (Jāmbūnada-suvarṇa).
Màu sắc của vàng là “hồng hoàng sắc”, tức là màu
vàng có ánh đỏ sậm. Những thứ diệu hoa ấy
có màu sắc giống như vàng Diêm Phù Đàn. “Như toàn hỏa luân” (Như
ṿng lửa xoay): Các màu sắc ấy chiếu rọi lẫn
nhau, xoay tṛn chiếu sáng ngời, giống như ṿng lửa
xoay. “Uyển chuyển diệp
gian” (Xoay vần trong lá), chỗ này chiếu sang chỗ
kia, chiếu rọi lẫn nhau, di chuyển quanh khắp
trong lá, giống như vầng lửa xoay, chuyển tới,
chuyển lui. “Dũng sanh
chư quả, như Đế Thích b́nh”: Những hoa ấy
sanh ra rất nhiều quả, chẳng giống như trong
thế gian là từ từ sanh ra, mà là “dũng sanh” (涌生), [tức là] giống như
nước, ngay lập tức phun ra. Do chúng ta chẳng thể
tưởng tượng quả ấy tốt đẹp
ngần nào, [đức Phật] bèn nói tỷ dụ: “Như Đế Thích b́nh” (Như
cái b́nh của Đế Thích). “B́nh”
(瓶) là cái b́nh. Quả giống như cái b́nh
đột ngột trồi ra. “Đế
Thích” chính là Thích Đề Hoàn Nhân (Śakro-devānām Indrah) được
nói trong kinh A Di Đà. Thích Đề Hoàn Nhân có một cái
b́nh báu; muốn ǵ, cái b́nh ấy bèn hiện ra thứ ấy,
quá hay khéo! Quả trồi ra, muốn có quả ǵ bèn có quả
đó, giống như cái b́nh của Đế Thích, đúng
theo ư của quư vị mà trồi ra. Tiếp theo đó, lại
có một đoạn kinh văn khác nữa.
(Kinh)
Hữu đại quang minh, hóa thành tràng phan, vô lượng
bảo cái. Thị bảo cái trung, ánh hiện tam thiên đại
thiên thế giới, nhất thiết Phật sự, thập
phương Phật quốc, diệc ư trung hiện. Kiến
thử thụ dĩ, diệc đương thứ đệ,
nhất nhất quán chi. Quán kiến thụ hành chi diệp
hoa quả, giai linh phân minh. Thị vi Thụ Tưởng,
danh đệ tứ Quán.
(經)有大光明,化成幢旛無量寶蓋。是寶蓋中,映現三千大千世界,一切佛事,十方佛國,亦於中現。見此樹已,亦當次第一一觀之。觀見樹莖枝葉華果,皆令分明。是為樹想,名第四觀。
(Kinh: Có đại
quang minh hóa thành tràng phan, vô lượng lọng báu. Trong lọng
báu ấy, hiện bóng tam thiên đại thiên thế giới,
hết thảy Phật sự, mười phương cơi
Phật, cũng hiện trong ấy. Đă thấy những
cây ấy, cũng nên theo thứ tự quán từng điều
một. Quán thấy thân, cành, lá, hoa, quả của cây sao cho
đều rơ ràng. Đó là tưởng cây, là phép Quán thứ
tư).
Những
cây báu do các thứ báu thành tựu ấy, “hữu đại quang minh, hóa thành tràng phan vô lượng
bảo cái”. Những đại quang minh ấy đều
từ những cây đó phóng ra, lại c̣n hóa thành tràng, phan,
vô số lọng báu. Tại Ấn Độ, tràng phan là thứ
trang sức để cúng dường Phật. Tràng (幢) h́nh
tṛn, Phan (旛) chẳng tṛn; c̣n có vô
lượng bảo cái (寶蓋, lọng
báu). “Thị bảo cái trung”,
ở trong những lọng báu ấy, “ánh hiện tam thiên đại thiên thế giới”:
Những thứ bảo cái ấy có h́nh dáng giống như
cái tán (傘, dù), phản chiếu tam thiên
đại thiên thế giới. Vẫn không phải chỉ
là như thế! “Nhất thiết
Phật sự, thập phương Phật quốc, diệc
ư trung hiện”, [nghĩa là] hết thảy những
Phật sự trong tam thiên đại thiên thế giới,
các thứ thuyết pháp, các thứ pháp môn tu tŕ đều được
chiếu soi trong ấy, các quốc độ trong mười
phương thế giới cũng đều hiển hiện
trong ấy. “Kiến thử thụ
dĩ”, [nghĩa là] sau khi đă thấy những cây ấy,
“diệc đương thứ
đệ, nhất nhất quán chi” nghĩa là chiếu
theo thứ tự vừa nói trên đây, một lần nữa,
xem xét toàn thể h́nh dáng của cây. Sau đấy, quán sát lá
cây, hoa v.v… nhất định là phải dựa theo thứ
tự ấy để quán. “Quán
kiến thụ hành, chi, diệp, hoa, quả, giai linh phân minh”
(Quán thấy thân, cành, lá, hoa của cây sao cho phân minh). Cách
quán theo thứ tự là như thế nào? Chính là quán tưởng
thấy cây trong thế giới Cực Lạc, gốc cây,
thân cây, cành cây, nhánh cây, lá cây, hoa, quả, từng tầng một,
“giai linh phân minh” (sao cho đều
phân minh), quán tưởng rành mạch, rơ ràng. Tổ sư dạy
người tu Quán, b́nh thường bất luận đi, đứng,
ngồi, nằm, hăy thường vận dụng ư niệm
quán tưởng cây. Nhưng chúng ta tu Tŕ Danh Niệm Phật,
b́nh thường là niệm Phật. Khi chẳng niệm Phật,
hăy ngẫm nghĩ những hàng cây ấy, sẽ giống
như giúp cho chúng ta tŕ danh niệm Phật. Hễ quán
tưởng như vậy, ư niệm của chúng ta sẽ
chẳng thể rong ruổi tới những nơi chẳng
tốt lành trong thế giới Sa Bà. Đó là một
phương pháp dụng công. Hai câu kế đó là lời kết:
“Thị vi Thụ Tưởng,
danh đệ tứ Quán”, [nghĩa là] quán tưởng cây
cối chính là phép Quán thứ tư. Lần sau, tôi sẽ nói
tới phép Quán thứ năm.
Tập 24
Thưa
các vị giáo sư, các vị đại đức, các vị
đồng tu, xin mở kinh bổn trang thứ mười,
xem bắt đầu từ hàng thứ tư từ dưới
lên. Tôi đọc trước kinh văn một lượt.
(Kinh)
Thứ đương tưởng thủy. Dục tưởng
thủy giả, Cực Lạc quốc độ hữu
bát tŕ thủy, nhất nhất tŕ thủy, thất bảo
sở thành. Kỳ bảo nhu nhuyễn, tùng Như Ư Châu
Vương sanh, phân vi thập tứ chi. Nhất nhất
chi, tác thất bảo diệu sắc. Hoàng kim vi cừ, cừ
hạ giai dĩ tạp sắc kim cang, dĩ vi để
sa. Nhất nhất thủy trung, hữu lục thập ức
thất bảo liên hoa. Nhất nhất liên hoa, đoàn viên
chánh đẳng thập nhị do-tuần.
(經)次當想水。欲想水者,極樂國土,有八池水。一一池水,七寶所成。其寶柔軟,從如意珠王生,分為十四支。一一支,作七寶妙色。黃金為渠,渠下皆以雜色金剛,以為底沙。一一水中,有六十億七寶蓮華。一一蓮華,團圓正等十二由旬。
(Kinh: Kế
đến, hăy nên tưởng nước. Muốn tưởng
nước th́ [hăy quán tưởng] trong quốc độ Cực
Lạc có ao chứa nước tám công đức. Nước
trong mỗi một ao do bảy báu hợp thành. Các thứ báu
ấy mềm mại, sanh từ Như Ư Châu Vương,
chia thành mười bốn nhánh. Mỗi nhánh có màu sắc bảy
báu xinh đẹp. Vàng ṛng để làm kênh, đáy kênh dùng
kim cang đủ màu để làm cát trải đáy. Trong mỗi
ao nước, có sáu mươi ức hoa sen bằng bảy
báu. Mỗi một hoa sen tṛn trặn bằng đúng mười
hai do-tuần).
IV.2.2.6. Phép Quán thứ
năm, Tŕ Quán (quán ao)
Tạm
thời niệm đến đoạn này thôi. Quán Kinh chủ
yếu giảng về mười sáu phương pháp Quán;
trong phần trước, chúng tôi đă nói bốn phép Quán.
Hôm nay, bắt đầu nói về phép Quán thứ năm.
Trong phần trước, có quán mặt trời lặn, quán
nước, c̣n có quán đất, quán cây… Theo thứ tự ấy,
từng phép Quán đă thành công, phép Quán hôm nay là “thứ đương tưởng
thủy” (kế đến sẽ quán nước). Thủy
ở đây và chữ Thủy trong Thủy Quán ở phần
trước khác nhau! Thủy trong Thủy Quán là một pháp
tiền phương tiện để quán đại địa
trong thế giới Cực Lạc; trước hết,
quán nước thành công, [sau đấy] lại quán toàn thể
đất đai trong thế giới Cực Lạc. Hôm nay,
tôi nói phép Quán thứ năm chính là nói về [cách quán tưởng]
nước trong ao bảy báu nơi thế giới Cực
Lạc.
Đoạn
kinh văn này khởi đầu bằng câu: “Thứ đương tưởng
thủy”, “thứ” (次) là tiếp
theo phép Quán thứ tư đă nói trong phần trước.
Quán thành phép Quán thứ tư, theo thứ tự, tiếp
đó sẽ là “tưởng thủy”.
V́ sao Quán mà gọi là Tưởng? Chúng ta học Phật
đều biết “vạn pháp
duy tâm”, phàm phu làm chuyện ǵ cũng đều là dùng
tư tưởng để nghĩ ra. Bất quá, tâm phàm
phu là hữu lậu, những chuyện họ suy tưởng
đều là pháp sanh diệt, chẳng rốt ráo. Dựa
theo Phật pháp để tưởng, khai phát trí huệ
quang minh vốn sẵn có trong tâm của chúng ta, Tưởng
ấy là vô lậu. Cũng có nghĩa là dùng cái tâm tưởng
để phát huy công dụng của Phật pháp, bèn có công
năng định lực để nhập Định. Dùng
phương pháp thù thắng, đặc biệt để
tập trung tâm tư, sẽ có thể “tưởng ǵ bèn có nấy”. Nay tập trung tâm
tư, tưởng nước trong ao bảy báu nơi thế
giới Cực Lạc; chỉ cần dựa theo
phương pháp này, nhất định là sẽ có thể
tưởng thành công.
Trong
phần trước, tôi đă thưa cùng quư vị. Đạo
tràng Đài Trung của chúng ta trong quá khứ luôn học Tŕ Danh
Niệm Phật với Tuyết công lăo sư (thầy Lư Bỉnh
Nam), nay nói đến Quán, tức là Quán Tưởng Niệm
Phật, tuy phương pháp bất đồng, nhưng
nguyên lư vẫn nhất trí. Cũng có nghĩa là: Chúng ta tŕ
danh niệm Phật chính là tập trung tâm tư, tập
trung cái tâm tư có thể quán tưởng nơi danh hiệu
Phật. Nay quán tưởng Tŕ Quán (quán ao), khi quán tưởng,
hăy tập trung tâm tư nơi ao bảy báu. Do những
điều này, sẽ có thể nhập Định, nguyên tắc
và công năng là nhất trí. Do vậy, chúng ta biết
phương pháp dụng công như thế nào, liễu giải
đạo lư và phương pháp, sẽ là một sự giúp
đỡ rất trọng yếu cho việc tŕ danh niệm
Phật của chúng ta.
Câu
kinh văn đầu tiên nhằm mào đầu: Phép Quán thứ
tư trong phần trước đă hoàn thành, tiếp theo
là “tưởng nước”
(quán nước th́ vẫn phải dụng tâm để
tưởng). Câu thứ hai khởi sự giới thiệu
toàn thể ao bảy báu. “Dục
tưởng thủy giả, Cực Lạc quốc độ,
hữu bát tŕ thủy” (Muốn tưởng nước
th́ trong cơi nước Cực Lạc có ao chứa nước
tám công đức). Ba câu này nêu ra danh xưng tổng thể
của ao bảy báu. Muốn quán nước th́ quán nước
ở chỗ nào? Quán nước trong thế giới Cực
Lạc. Trong quốc độ của thế giới Cực
Lạc có ao bảy báu. Ở đây nói “hữu bát tŕ thủy”, để chú giải chữ
“bát tŕ thủy”:
1) Các vị
tổ sư có vị luận theo tổng tướng (tổng
báo tŕ): Phàm phu từ mười phương thế giới
cùng với các vị Bồ Tát thuộc địa vị rất
cao, hễ sanh vào thế giới Cực Lạc đều
coi như là Báo, tức tổng báo. Nói theo tổng báo, bất
luận chúng sanh từ thế giới nào, hễ đă đến
thế giới Cực Lạc, đều sanh trong một
cái ao toàn thể to lớn bằng bảy báu.
2) Ngoài ra
là nói theo biệt tướng (biệt báo tŕ), tuy là cùng sanh
vào thế giới Cực Lạc, nhưng người sanh
về đó do công phu có sâu hay cạn, nên sẽ hiện ra
ao bảy báu cũng chẳng giống nhau. Ao có lớn, hay
nhỏ, hoa sen cũng có lớn hay nhỏ, mỗi thứ
đều khác nhau.
Ở
đây là nói đến tổng tướng của ao bảy
báu, chữ “bát” trong “bát tŕ thủy” chỉ trong ao
có nước tám công đức. Đó là nói theo tổng báo.
Nếu nói theo biệt tướng, cũng có thể nói là
có tám cái ao bằng bảy báu, nhóm theo từng cụm một,
một cụm ở chỗ này có tám ao nước bảy
báu, chỗ kia cũng có một cụm gồm tám cái ao nước
bảy báu. Có vô số cụm [như vậy]. Các vị tổ
sư chú giải dựa theo hai phương diện ấy
để nói, cho nên có các cách giải thích khác nhau.
V́
sao đối với ao bảy báu lại nói theo tổng báo
và biệt báo? Tổ sư chú giải kinh văn đă có chú
thích: Chúng sanh trong thế giới này, nghe nói trong thế giới
Cực Lạc có A Di Đà Phật, có thể tin sâu, sau
đấy phát tâm niệm Phật, mong phát nguyện văng sanh
thế giới ấy. Sau khi đă phát cái tâm ấy, trong ao
bảy báu nơi Tây Phương Cực Lạc thế giới
sẽ nẩy một cành sen. Bất quá cành hoa sen ấy c̣n
chưa nở. Tùy thuộc nguyện lực của người
niệm Phật càng mạnh, công phu niệm Phật càng tốt
đẹp, cành sen ấy ngày càng tươi tốt. Trong
tương lai, tới khi lâm chung, A Di Đà Phật dẫn
theo nhiều vị đại Bồ Tát tới đón tiếp,
đóa sen Ngài cầm trên tay chính là đóa sen do chúng ta niệm
Phật đă nẩy sanh trong ao bảy báu. Hoa sen, nói theo
toàn thể ao sen, chính là tịnh nghiệp niệm Phật
do người niệm Phật đă tu trong thường
ngày. Do tịnh nghiệp thành tựu, bèn đạt
được báo, tức là toàn thể tổng báo do sanh về
thế giới Cực Lạc (tới hóa sanh trong hoa sen nơi
ao bảy báu chính là tổng báo). Nói theo ư nghĩa này, quán ao
sen bảy báu chính là quán chỗ chúng ta sẽ sanh về trong
tương lai, [quán tưởng] chỗ thuộc về tổng
báo. V́ thế, đối với người tu Tŕ Danh Niệm
Phật mà nói, phép Quán này hết sức thân thiết.
Khi
giảng kinh Di Đà, “bát công
đức thủy” đă được giảng rồi,
danh từ này cũng rất quen thuộc. Ở đây, cần
phải hiểu rơ: Bát công đức thủy có đủ
tám công đức. Sanh về cơi ấy, bất luận là
ai, đều cậy vào nước tám công đức để
trưởng dưỡng công đức. Năm căn tiếp
xúc nước ấy, không chỉ là năm căn, mà đối
tượng tiếp xúc của Ư Căn cũng được
gộp trong nước tám công đức. Lục trần Sắc,
Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp đều được
bao gồm trong ấy. Ví như nói nước rất thanh tịnh,
rất thanh khiết, quư vị thấy màu sắc thanh tịnh,
đó cũng là một thứ cảm giác tiếp xúc. Uống
vào, nước lại hết sức ngon ngọt, có một
loại hương vị; v́ thế, có thể nói là bao gồm
lục trần. Lục trần ấy chẳng phải là lục
trần trong thế giới Sa Bà, lục trần trong cơi kia
có thể khiến cho chúng sanh sau khi đă tiếp xúc đều
có thể khai phát trí huệ, đắc pháp vô lậu. V́ thế,
gọi là “công đức thủy”.
Tiếp
đó là “nhất nhất tŕ thủy,
thất bảo sở thành” (nước trong mỗi ao do
bảy báu hợp thành), Tây Phương Cực Lạc thế
giới có rất nhiều ao bảy báu. Nước trong mỗi
ao bảy báu đều do bảy báu tạo thành. Trong [khi giảng]
kinh Di Đà, tôi cũng đă nói về bảy báu. Bảy báu
tạo thành những ǵ? Bốn phía bờ ao bảy báu đều
do bảy báu hợp thành. Trong thế giới này, bờ biển
thiên nhiên cũng thế, bờ các sông ng̣i cũng thế, ngay
cả các hồ bơi trong hiện thời cũng thế,
bờ của chúng làm bằng ǵ? Dùng những thứ như
đá hoặc bùn đất để làm thành. Hồ
bơi trong hiện thời tiến bộ hơn, bất
quá cũng là dùng vật liệu do sức người chế
tạo như gạch men v.v… để làm, chẳng thể
dùng các thứ báu để làm thành. Ao trong thế giới Cực
Lạc do bảy báu hợp thành. Không chỉ là bảy báu hợp
thành, phải chú ư câu tiếp đó: “Kỳ bảo nhu nhuyễn” (Báu ấy mềm mại),
điều này lại càng đặc biệt! Chất báu trong
thế gian này như vàng, bạc, lưu ly, pha lê v.v… cho
đến xa cừ, xích châu, trong thế gian này đều
có, nhưng thứ nào cũng đều chẳng thể nào
sánh bằng bảy báu trong thế giới Cực Lạc! V́
sao? Những vật phẩm làm bằng kim loại trong thế
giới này đều cứng chắc. Bảy báu trong thế
giới Cực Lạc mềm mại, hết sức nhu
ḥa, hết sức mềm mịn, đó là điều khác
biệt. Vàng trong thế giới này, thậm chí kim
cương cũng thế, tuy rất quư báu, nhưng chẳng
cẩn thận, hễ đụng vào đầu, sẽ
nguy hiểm. Đụng vào bất cứ bộ phận nào
trên thân thể cũng sẽ bị thương. Nhưng
các chất báu trong Cực Lạc mềm mịn, bất cứ
bảo vật nào trong thế giới này cũng đều
chẳng sánh bằng. V́ sao những thứ báu ấy mềm
mại? “Tùng Như Ư Châu
Vương sanh” (Sanh từ Như Ư Châu Vương): Những
thứ báu ấy chẳng giống các báu vật trong thế
gian này, có thứ sanh từ núi non, có thứ sanh từ
nước, có khi sanh ra từ những con trai (“trân châu”, tức ngọc trai).
Báu vật được nói ở đây từ như ư
châu sanh ra, lại c̣n là Như Ư Châu Vương. Từ Như
Ư Châu Vương sanh ra, sẽ khác biệt rất lớn.
Như Ư Châu (Cintāmaṇi) là tiếng
Hán, tiếng Phạn là Ma-ni Châu. Ma-ni bảo châu dịch sang
tiếng Hán là Như Ư Châu, [hàm nghĩa] “đúng như ư
nghĩ của chúng ta”. Chúng ta muốn ǵ, nó liền hiện
đúng như ư nghĩ của chúng ta. Đó là Như Ư Châu
Vương.
IV.2.2.6.1. Mười bốn
nhánh
Từ
Như Ư Châu Vương sanh ra ǵ? “Phân
vi thập tứ chi, nhất nhất chi, tác thất bảo
diệu sắc” (chia thành mười bốn nhánh, mỗi
nhánh đều có màu sắc bảy báu đẹp tuyệt
vời). Những thứ thất bảo ấy đều
từ Như Ư Châu Vương sanh ra. Nó sanh ra những thứ
báu ấy, hợp thành bờ của ao bảy báu, rồi mới
chia thành mười bốn chi (xin xem biểu đồ). [Đối
với ư nghĩa của] mười bốn chi trong ao bảy
báu của thế giới Cực Lạc, [nếu] so sánh với
thế giới Sa Bà, chúng ta thuộc về nhân gian. Từ nhân
gian trở lên có Dục Giới Thiên, từ nhân gian cho đến
Dục Giới Thiên đều có mười bốn Căn.
Bất cứ chúng sanh nào cũng đều có mười bốn
Căn. Mười bốn Căn đối ứng với
mười bốn chi. Mười bốn Căn là ǵ vậy?
Nhăn căn, nhĩ căn, tỵ căn, thiệt căn, thân
căn là năm căn. Đă thế, trong tâm lư của bọn
phàm phu chúng ta c̣n có năm thứ cảm thụ (bao gồm
sự cảm nhận nơi thân và tâm), tức là các cảm
thụ như có ưu sầu, hoan hỷ, đau khổ, vui
sướng… Lại c̣n có những thứ cảm thụ chẳng
thể nói là ưu, hỷ, khổ, hay vui sướng được,
thường là thản nhiên, đó chính là Xả. Tổng cộng
có năm thứ cảm thụ (ưu, hỷ, khổ, lạc,
xả). Năm căn cộng thêm năm thứ cảm thụ,
trở thành mười điều. Ngoài ra, lại c̣n có nam
căn, nữ căn, ư căn, mạng căn, gộp chung lại
thành mười bốn Căn. Từ mười bốn Căn
ấy, bất cứ phàm phu nào mắt thấy những cái
tốt đẹp bên ngoài, tai nghe âm thanh tốt đẹp
[bên ngoài], đều có thể dẫn khởi cái tâm tham cầu
của bọn phàm phu. Nói theo năm thứ cảm nhận,
chúng cũng có thể dẫn khởi cái tâm tham cầu của
chúng sanh. C̣n như bốn căn nam, nữ, ư, mạng, lại
càng chẳng cần phải nói nữa, đều dẫn
khởi căn bản tạo nghiệp trong tâm.
Nói toàn thể,
phàm phu ở trong Dục Giới có mười bốn
căn, đều là “rừng sâu, vực thẳm” tội
nghiệp (nơi hồ lớn hoặc trong rừng rậm
đều có chứa rất nhiều thứ. Rừng sâu và
vực thẳm là nơi các loại thú và cá phân theo từng
loại sinh sống. Thú ở trong rừng, cá ở dưới
vực. Tội nghiệp phát xuất từ mười bốn
Căn). Chúng ta tạo tội nghiệp quá ư là nhiều,
vô cùng, vô tận. Vô cùng vô tận tội nghiệp do ai tạo?
Chính là từ mười bốn Căn ấy tạo nên! V́
thế, trong kinh, đức Phật đă dạy: Từ vô
thỉ kiếp đến nay, tội nghiệp do bọn
chúng sanh phàm phu chúng ta đă tạo nếu có h́nh trạng, toàn
thể hư không đều chẳng thể dung nạp
được! Có thể biết là chúng ta đă tạo tội
nghiệp sâu nặng dường ấy! Đấy là t́nh
h́nh tạo nghiệp của chúng sanh trong Dục Giới của
thế giới Sa Bà!
Dục
Giới có mười bốn Căn, Sắc Giới (ở
phía trên Dục Giới) có bốn Thiền Thiên, có mười
bốn thứ biến hóa. Nói cách khác, sanh về Sắc Giới
Thiên, bất luận là Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam
Thiền, hay Tứ Thiền, đều có những sự biến
hóa ấy. Trong Sơ Thiền Thiên có hai thứ biến hóa, Nhị
Thiền Thiên có ba thứ biến hóa, Tam Thiền Thiên có bốn
thứ biến hóa, Tứ Thiền Thiên có năm thứ biến
hóa. Biến hóa ǵ vậy? Nói theo Sơ Thiền Thiên, v́ sao
sanh vào Sơ Thiền Thiên? Hoàn cảnh trong Sơ Thiền
Thiên hết sức tốt đẹp. Chúng ta biết “vạn pháp duy tâm”, có thể nhập
Định (công phu định lực thành tựu), đạt
tới công phu thuộc Sơ Thiền Thiên, sẽ sanh vào Sơ
Thiền Thiên, có thể có tác dụng biến hóa ấy. V́ vậy,
toàn thể Sơ Thiền Thiên đều có thể biến
hóa, đương nhiên là đối với Dục Giới
ở dưới Sơ Thiền Thiên cũng có thể biến
hóa. V́ thế, người thuộc vào Sơ Thiền Thiên có
hai loại biến hóa: Một là biến trong Sơ Thiền
Thiên, hai là biến hóa trong Dục Giới thiên. Đă đạt
tới Nhị Thiền Thiên, năng lực biến hóa lại
càng lớn hơn. Vị ấy có thể biến hóa trong Nhị
Thiền Thiên, cũng như trong Sơ Thiền Thiên và Dục
Giới Thiên ở dưới, cho nên có ba thứ biến
hóa. Càng tiến lên tầng cao hơn, biến hóa càng nhiều.
Tam Thiền Thiên lại có nhiều hơn một loại nữa,
tức là [ngoài những sự biến hóa trong Nhị Thiền
Thiên, có thêm sự biến hóa] thuộc Tam Thiền Thiên. Tứ
Thiền Thiên lại nhiều hơn một thứ nữa,
bao gồm [sự biến hóa] thuộc Tứ Thiền Thiên.
Gộp chung bốn thứ Thiền Thiên ấy, bèn có mười
bốn thứ biến hóa. Nhưng mười bốn thứ
biến hóa ấy, bất luận là Sơ Thiền cũng
thế, mà cho đến Tứ Thiền cũng thế, những
sự biến hóa ấy đều nhằm hưởng lạc.
Tuy có công phu Thiền Định, nhưng chẳng giống
như trong thế giới Cực Lạc. Đại định
trong thế giới Cực Lạc là xuất thế gian; [đại
định trong] Sắc Giới Thiên là thế gian Thiền.
Tuy có công phu định lực, vẫn là một thứ
hưởng lạc. Chẳng hưởng lạc th́ biến
hóa Dục Giới Thiên để làm ǵ?
Đối
chiếu với mười bốn chi trong thế giới
Cực Lạc: Mười bốn Căn trong Dục Giới
là tạo nghiệp, là vực sâu, rừng rậm tội
nghiệp. Mười bốn thứ biến hóa trong Sắc
Giới là để hưởng lạc. Đă hưởng
thụ xong, v́ là pháp hữu lậu, vẫn phải sanh tử.
Mười bốn chi trong thế giới Cực Lạc chẳng
phải như vậy. Mười bốn chi trong thế giới
Cực Lạc là nước ao có đủ tám công đức,
nó là công đức, [có thể] thuyết pháp. Nước có
tám thứ công đức; không chỉ là công đức, mà
c̣n có tác dụng thuyết pháp. V́ thế, khác nhau rất lớn.
Chúng
ta nghiên cứu kinh văn, từ trạng huống nơi ao
bảy báu như kinh văn đă giảng, hăy thuận theo
kinh văn để tưởng tượng hoàn cảnh
trong ao bảy báu, nước ao do bảy báu hợp thành. Bảy
báu sanh từ Như Ư Châu Vương, xuất sanh các thứ
báu đều có quang minh. Các thứ báu tỏa
quang minh, từ trên bờ ao chiếu rọi lẫn nhau thấu
đến mặt ao, quư vị ngẫm xem! Nước trong
ao rực rỡ, sáng ngời, toàn thể đều trong suốt.
Nước ao như vậy chính là nước báu. Nước
báu ấy chia thành mười bốn “chi”, “chi” là chi
lưu (支流, nhánh
rẽ), hoặc chi phái. Mỗi chi đều có màu sắc
tuyệt đẹp của bảy báu, bất cứ nhánh nước
nào cũng đều có bảy báu phát ra diệu sắc!
“Hoàng kim vi cừ”, “cừ” là “cừ đạo” (渠道, con kênh).
Dùng vàng ṛng để làm ven bờ cho con kênh. Nguyên lai nói
đến toàn thể một cái ao to, ao to lại chia thành
các nhánh [kênh], ven bờ của các nhánh kênh ấy dùng vàng ṛng
để làm thành. “Cừ hạ
giai dĩ tạp sắc kim cang, dĩ vi để sa”: Dưới
mặt nước của mỗi con kênh, đều có kim
cang nhiều màu để làm cát trải đáy. Điều
này chính là như kinh Di Đà Tiểu Bổn đă nói: “Tŕ để thuần dĩ kim
sa bố địa” (Đáy ao thuần dùng cát vàng để
trải đáy). Cát dưới đáy bằng kim cang nhiều
màu. V́ sao gọi là kim cang? Kim cang (Vajra) là tỷ dụ: Bất
cứ vật chất nào cũng đều chẳng thể
phá hủy kim cang, dùng điều này để tỷ dụ
pháp vô lậu. Tất cả các pháp trong thế gian này đều
là pháp sanh diệt, pháp hữu lậu. Ao bảy báu trong thế
giới Cực Lạc là vô lậu, kể cả ao, bờ
ao, đáy ao, bảy báu v.v… cùng với các thứ diệu sắc
đều là vô lậu. Cát nơi đáy ao bảy báu bằng
kim cang nhiều màu, vĩnh cửu tồn tại, chẳng giống
như thế gian của chúng ta. Cổ nhân có nói một câu
thành ngữ: “Thương hải
tang điền” (Biển xanh, ruộng dâu), một vùng biển
cả, sau bao nhiêu năm có thể biến thành ruộng trồng
dâu. Ruộng dâu sau bao nhiêu năm có thể biến thành biển
xanh. Đấy là biến hóa bất định, chẳng đáng
tin cậy! Ao bảy báu trong thế giới Cực Lạc
chẳng giống như vậy, chẳng phải là “biển xanh, ruộng dâu” biến
hóa vô thường. Nó là pháp vô lậu, vĩnh cửu chân thật
bất biến. V́ thế, dùng kim cang nhiều màu để
tỷ dụ. Đáy kênh dùng kim cang nhiều màu làm cát trải
đáy. “Nhất nhất thủy
trung” nghĩa là nước trong mỗi nhánh kênh có bao
nhiêu hoa sen? “Hữu lục thập
ức thất bảo liên hoa”, có tới sáu mươi ức
[hoa sen bằng bảy báu]. “Nhất
nhất liên hoa” (Mỗi một hoa sen), trong mỗi
đóa hoa sen, “đoàn viên chánh đẳng
thập nhị do-tuần”, “đoàn
viên” (團圓) nghĩa là mỗi đóa sen tṛn xoe, “chánh đẳng” (正等) là nói
đến diện tích của hoa sen: Hoa to đến mười
hai do-tuần. Để tính toán do-tuần tại Ấn
Độ, có các cách nói [khác nhau]. Có khi nói là bốn mươi
dặm, có khi nói là tám mươi dặm. Dẫu coi như là
bốn mươi dặm th́ cũng quá tuyệt diệu! Nó
to mười hai do-tuần (tức là bốn trăm tám
mươi dặm), có diện tích to gần tới năm
trăm dặm như vậy. Một đóa hoa sen đă to
ngần ấy, thế mà có tới sáu mươi ức
đóa sen, hăy ngẫm xem, con kênh ấy lớn cỡ nào?
Mười bốn con kênh có tất cả bao nhiêu hoa sen?
Đọc
kinh văn tới đây, trong tâm quán tưởng chỗ
này. Tuy chẳng chiếu theo kinh văn để thật sự
tu tập công phu quán chiếu, nhưng chúng ta dùng sự suy
tưởng thông thường để suy ngẫm,
cũng rất tuyệt vời! Tâm cảnh của chúng ta bèn
sáng sủa, chúng ta phải liễu giải đạo lư này:
Ḷng dạ quư vị to hơn, biểu thị trí huệ to
hơn. Tâm lượng có thể dung nạp bao nhiêu người,
quư vị có thể có bấy nhiêu trí tuệ của người
khác. V́ thế, khi bụng dạ của quư vị rộng mở,
trí huệ của quư vị sẽ tuyệt diệu lắm,
toàn thể mọi chuyện đều liễu giải. Do
vậy, chúng ta hăy tưởng tượng ao báu như vậy,
không chỉ nói là toàn thể ao báu, mà c̣n thêm vào mười bốn
con kênh th́ càng tuyệt diệu!
V́
sao nói là mười bốn nhánh? Chẳng
nhiều hơn mà cũng chẳng ít hơn? “A Di Đà Phật thành Phật dĩ lai, ư kim thập
kiếp” (Từ khi A Di Đà Phật thành Phật đến
nay đă là mười kiếp). Trong thời gian mười
kiếp dài lâu như thế, có bao nhiêu chúng sanh văng sanh
thế giới Cực Lạc? Dựa theo Đại Di
Đà Kinh, tức là như kinh Vô Lượng Thọ đă
nói, có rất nhiều ức Bồ Tát (là hàng Bất Thoái Chuyển
Bồ Tát) đă văng sanh thế giới Cực Lạc. Ngoài
những chúng sanh phàm phu và hàng đại Bồ Tát từ thế
giới Sa Bà văng sanh cơi Cực Lạc ra, c̣n có những chúng
sanh từ các cơi Phật khác văng sanh cơi Cực Lạc. Ngoài
ra c̣n có chúng sanh từ mười ba cơi Phật (cũng là
có rất nhiều ức chúng sanh, bao gồm đại Bồ
Tát và phàm phu chúng sanh), cộng thêm thế giới của
chúng ta, [cho nên] có các chúng sanh từ tất cả mười
bốn cơi Phật đă văng sanh thế giới Cực Lạc
thế giới. V́ thế, ở đây nói là “có mười
bốn chi”. Đối với những người sẽ
văng sanh trong tương lai, do mười phương thế
giới đều có chúng sanh từ các cơi Phật văng sanh
cơi kia, cho nên có thể suy ra: Trong tương lai, há chỉ
có mười bốn chi? Càng về sau, sẽ càng nhiều.
Chúng ta phải liễu giải ư nghĩa của mười
bốn chi!
Đoạn
trên đây, từ “nhất nhất
tŕ thủy” cho đến “đoàn
viên chánh đẳng thập nhị do-tuần” nói về
t́nh h́nh đẹp đẽ nơi ao bảy báu để
chúng ta quán tưởng [rồi nhận biết] “chẳng
thể nào không cầu văng sanh”. Trong thế gian này, chúng ta chẳng
t́m thấy hoàn cảnh ấy. Thời cổ chẳng t́m thấy,
hiện thời cũng chẳng t́m thấy, tương lai
vẫn chẳng t́m thấy. Người hiện thời
thường nói: “Hoàn cảnh nơi đây chẳng tốt,
đông người quá, hăy t́m một nơi rộng răi, ít
người để làm một kiều dân cho rồi!” Kiều
dân cũng không được đâu nhé! Trong tương
lai, dân số trên địa cầu ngày càng đông, không gian
sanh tồn ngày càng chật hẹp. Đấy là chuyện
nhỏ! Điều quan trọng nhất là thọ mạng
loài người chỉ ngắn ngủi ngần ấy, sống
chẳng được bao nhiêu năm, dẫu có thể sống
tới tám chín chục tuổi, thậm chí sống hơn
trăm tuổi, [rốt cuộc] vẫn phải chết ngắc,
có ích chi đâu? Ắt cần phải phát nguyện văng sanh Tây
Phương Cực Lạc thế giới. Quư vị chỉ
nghĩ đến t́nh huống tốt đẹp như thế
ấy nơi ao báu [trong Cực Lạc, sẽ hiểu rơ]: Chẳng
cầu sanh về nơi ấy, đúng là ngu si đến cùng
cực!
(Kinh)
Kỳ ma-ni thủy, lưu chú hoa gian, tầm thụ thượng
hạ.
(經) 其摩尼水,流注華間,尋樹上下。
(Kinh:
Nước ma-ni ấy, chảy luồn quanh hoa, theo thân cây
lên cao xuống thấp).
Ba
câu này nói về nước trong ao bảy báu, tức như
ư thủy! “Kỳ ma-ni thủy”
là nước sanh từ Như Ư Bảo Châu, cũng là
nước ma-ni, “lưu chú hoa
gian” (chảy luồn quanh hoa), “lưu” (流) là chuyển động
qua lại, “chú” (注) là
tưới, rót, “hoa” (華) là hoa sen.
Tưới rót, chảy ṿng quanh trong hoa. Chuyện này vẫn
chưa đáng kể! “Tầm
thụ thượng hạ” (lượn quanh theo thân cây
lên xuống) cây không mọc ở trong ao, mà là ở trên
đất liền. Lại nữa, trong thế giới này,
chúng ta chẳng thấy chuyện này! Nước không chỉ
là không ngừng chảy ṿng quanh, tưới rót giữa các
hoa sen trong ao, lại c̣n chảy tới đất liền
trên bờ ao. Trên mặt đất có cây cối, nước
bèn chảy rót theo thân cây lên cao, xuống thấp, chảy
rót trên dưới nơi đó. Hăy nghĩ xem, trong thế
giới này của chúng ta, có nước như vậy hay
không? Nước trong thế giới này chỉ có thể chảy
từ chỗ cao xuống chỗ thấp, chẳng hề
chảy từ thấp lên cao. Nước ma-ni có thể chảy
xuống, mà cũng có thể chảy ngược lên. V́ thế,
nó có thể ṿng theo thân cây mà lên cao xuống thấp. Trong cơi
này, chúng ta chẳng thấy cảnh quan ấy! Tại
Đông Kinh của Nhật Bản hoặc khu vui chơi
Địch Tư Nại (Disneyland) của
Mỹ, có lẽ có thể thấy nước từ dưới
vọt lên trên, nhưng phải dùng điện lực do con
người chế tạo để điều khiển,
chẳng phải là tự nhiên có thể lưu động
như vậy. Điều này cho thấy nước ma-ni tốt
đẹp ngần ấy. Chúng sanh sanh về thế giới
Cực Lạc hết sức tốt đẹp, trong tâm
mong nước như thế nào, nước bèn có thể [thuận
theo ḷng muốn mà biểu hiện đúng] như thế ấy.
Quư vị thấy dường như cây bên bờ ao
đơn điệu, trong tâm vừa nghĩ, nước
ngay lập tức chảy lên cây. Nước ấy là bảy
báu, các thứ diệu sắc đều có. Nước chảy
lên cây, uốn lượn qua lại, tưới rót cao thấp,
cây cối lại càng tuyệt diệu khôn sánh! Thật sự
là thuận theo ḷng muốn! Ba câu này đă nói rơ nước có
thể thuận theo ḷng muốn. Trong tâm quư vị tưởng
như thế nào, nước sẽ làm theo như thế ấy!
(Kinh) Kỳ
thanh vi diệu, diễn thuyết Khổ, Không, Vô Thường,
Vô Ngă, chư Ba La Mật. Phục hữu tán thán chư Phật
tướng hảo giả. Như Ư Châu Vương,
dũng xuất kim sắc, vi diệu quang minh. Kỳ quang hóa
vi bách bảo sắc điểu, ḥa minh ai nhă, thường
tán niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
(經)其聲微妙,演說苦、空、無常、無我、諸波羅蜜。復有讚歎諸佛相好者。如意珠王,涌出金色,微妙光明。其光化為百寶色鳥,和鳴哀雅,常讚念佛、念法、念僧。
(Kinh: Tiếng
ấy vi diệu, diễn thuyết Khổ, Không, Vô Thường,
Vô Ngă, các Ba La Mật. Lại c̣n tán thán tướng hảo
của chư Phật. Như Ư Châu Vương tỏa ra
quang minh vi diệu kim sắc. Những quang minh ấy hóa
thành chim có màu sắc của trăm thứ báu, tiếng hót
du dương, trong trẻo, thanh nhă, thường ca ngợi
niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng).
Đoạn
này nói đến các thứ lợi ích nơi ao bảy báu. Không
chỉ là diệu sắc của các báu đẹp đẽ
như vậy, mà c̣n đạt được lợi ích tốt
đẹp hơn nữa. Lợi ích ấy đă được
nói rơ trong đoạn này.
“Kỳ thanh vi diệu” (Tiếng
ấy vi diệu): Âm thanh ấy do đâu mà có? Trong thế
gian này, mọi người lên núi ngắm thác nước,
cao sơn, lưu thủy, đó là âm nhạc tự nhiên, hết
sức êm tai. Trong thế giới Cực Lạc, nước
ma-ni từ Như Ư Bảo Châu chảy ra, chảy luồn
quanh giữa các hoa sen, lại c̣n có thể chảy lên cao xuống
thấp quanh thân cây. Lúc nước chuyển động c̣n
có âm thanh êm dịu. Âm thanh ấy chẳng giống như âm
thanh của thác nước trong thế gian này. Âm thanh ấy
vi diệu! Âm thanh ấy vi diệu ở chỗ nào? Có thể
thuyết pháp. Thuyết những Phật pháp ǵ vậy? “Diễn thuyết Khổ, Không, Vô
Thường, Vô Ngă, chư Ba La Mật”, diễn thuyết
các pháp Khổ, Không, Vô Thường, pháp Vô Ngă, c̣n có các Ba La
Mật. “Ba La Mật” là Lục
Độ, tức là sáu loại pháp Đại Thừa Ba La
Mật gồm bố thí, tŕ giới v.v… “Phục hữu tán thán chư Phật tướng hảo
giả”: Lại c̣n tán thán ba mươi hai tướng của
chư Phật, tám mươi thứ tùy h́nh hảo. Âm thanh
vi diệu, diễn thuyết những pháp ấy. Vẫn
chưa hết, hăy c̣n có chuyện mầu nhiệm hơn! “Như Ư Châu Vương, dũng
xuất kim sắc, vi diệu quang minh” (Như Ư Châu
Vương túa ra quang minh kim sắc vi diệu), ma-ni bảo
châu “dũng xuất” (“dũng” (涌) là trào vọt
ra) quang minh vi diệu kim sắc, quang minh có màu như chất
vàng. Chúng ta chẳng thấy có [quang minh như vậy] trong
thế giới này! “Kỳ quang
hóa vi bách bảo sắc điểu”: Quang minh ấy biến
hóa, biến hóa thành những con chim có màu sắc của
trăm thứ báu. Những con chim có màu trăm báu ấy “ḥa minh ai nhă”: Âm thanh của
chúng phát ra, đă êm ả, lại c̣n ai nhă (哀雅, trong trẻo, thanh nhă), khiến cho người
nghe biết đạo lư Khổ, Không, Vô Thường, Vô
Ngă. Nhă (雅) là rất thanh lịch. “Thường tán niệm Phật, niệm Pháp, niệm
Tăng”, khiến cho người nghe sau khi đă nghe âm
thanh hài ḥa, trong trẻo, thanh nhă của chúng (chúng nó đang
tán thán). Vừa nghe tán thán bèn biết niệm Phật, niệm
Pháp, niệm Tăng, tức là niệm Tam Bảo.
IV.2.2.6.2. Tam Bảo
Niệm
Tam Bảo có một tầng ư nghĩa mà chúng ta phải liễu
giải. Ở trong thế giới Sa Bà, chúng ta không niệm
Tam Bảo, không niệm Phật, sẽ chẳng thể văng
sanh. Sau khi đă văng sanh tới cơi đó, v́ sao vẫn phải
niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng? Nói thật
ra, chúng ta ở nơi đây niệm Phật, thật sự
là mức độ rất nông cạn! Chẳng thể nói
là chân chánh niệm Phật, [mà là] miễn cưỡng
đè nén tâm lư phàm phu, có thể đới nghiệp văng sanh
th́ là đă khá lắm rồi! V́ thế, đến thế
giới Cực Lạc, nghe âm thanh của nước, quang
minh và hóa điểu (chim do quang minh biến hóa ra), do chúng
tán thán, “tán thán” nhằm dạy
chúng ta niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, khi ấy,
chúng ta mới thật sự biết niệm Phật. Biết
niệm Phật, trong thế giới này, chúng ta chỉ có thể
đới nghiệp văng sanh, chẳng thể đoạn Hoặc!
Sang bên đó, niệm Tam Bảo. Vừa niệm, ngay lập
tức đoạn Hoặc, ư nghĩa trọng yếu ở
ngay chỗ này! V́ sao vừa niệm liền đoạn Hoặc?
Theo như tổ sư chú giải, hễ nói tới Tam Bảo:
- Phật
Bảo: Thích Ca Mâu Ni Phật, A Di Đà Phật là Phật Bảo.
- Pháp Bảo:
Những pháp do đức Phật đă giảng và Tam Tạng
mười hai bộ kinh được ghi chép lại,
chính là Pháp Bảo.
- Tăng
Bảo là ḥa hợp chúng. Người xuất gia hợp
thành đoàn thể ḥa hợp cùng nhau tu đạo là
Tăng Bảo.
Đấy
là nói hết sức thô thiển, đơn giản. Đó
chính là Biệt Thể Tam Bảo (Tam Bảo được
nói theo kiểu phân biệt). Tam Bảo nói theo lư thật sự,
sẽ là Đồng Thể Tam Bảo, [nghĩa là] Tam Bảo
đều ở trong cái tâm của người niệm Phật.
Trong tâm chúng ta đă là Phật Bảo, lại là Pháp Bảo,
lại là Tăng Bảo. Nhưng đối với Đồng
Thể Tam Bảo, trong thế gian này, khi chúng ta nói về
chuyện quy y [Đồng Thể Tam Bảo], có mấy ai
có thể lănh hội, thật sự liễu giải? Chẳng
cần nói đến Đồng Thể Tam Bảo, ngay cả
Biệt Thể (biệt tướng) Tam Bảo mà c̣n
chưa liễu giải! Thật sự liễu giải Biệt
Tướng Tam Bảo, sẽ là như tổ sư Ấn
Quang đă dạy: Một chữ Kính. Đối với Phật,
Pháp, Tăng Tam Bảo, chúng ta dấy lên cái tâm cung kính th́ sẽ
tuyệt diệu lắm, ngay lập tức được
thọ dụng. Thử hỏi trong hiện thời, mấy
ai có thể làm được chữ Kính? Chẳng làm
được! Chẳng làm được tức là chẳng
biết Tam Bảo! Biệt Thể Tam Bảo mà c̣n chẳng
liễu giải, huống hồ Đồng Thể Tam Bảo!
Đến thế giới Cực Lạc, vừa nghe tiếng
chim, tiếng nước tán thán như vậy, tự nhiên
liền thấu hiểu Đồng Thể Tam Bảo. Do vậy,
trí huệ lập tức mở mang, ngay lập tức
đoạn Hoặc. Những điều vừa nói trên
đây đều là lợi ích đạt được do
nghe pháp từ nước tám công đức và ao bảy báu.
Thỉ
tổ khai sơn của Tịnh Độ Tông Trung Hoa là
ngài Huệ Viễn. Tổ ở Lư Sơn kiến lập
Tịnh Độ đạo tràng, chính ḿnh hết sức dụng
công. Ngài liên tục suốt mười một năm chuyên tưởng
ao bảy báu, từng ba lượt tự thấy ao bảy
báu. Những điều Ngài trông thấy giống hệt
như trong kinh văn đă nói: Ḍng nước ma-ni chảy
rót vào giữa các hoa, có mười bốn nhánh kênh, âm thanh của
nước và chim diễn thuyết các pháp Khổ, Không, Vô Thường,
Vô Ngă. Lần cuối cùng, Ngài thấy A Di Đà Phật thân
to trọn khắp hư không, đến bảo Ngài: “Ông nhân duyên đă viên măn. Sau bảy
ngày nữa, ông có thể sanh về quốc độ của
ta”. Chuyện này được chép rành rẽ trong truyện
kư của Viễn công. Do vậy, chúng ta nghiên cứu phép quán
tưởng này, lại c̣n có chuyện thật sự của
Viễn công [để làm chứng cớ], bèn liễu giải:
Chúng ta tŕ danh niệm Phật, lúc b́nh thường, tâm
tư hăy hướng tới những chuyện này, đừng
nên hướng về những hiện tượng trong
nhân gian, tự nhiên sẽ có thành tựu.
Niệm Tam Bảo có lợi ích ǵ? (Xin xem lại
biểu đồ, phần Tam Bảo). Niệm Phật th́
Phật là vô thượng đại sư, Ngài có thể trừ
tà hướng về chánh, Chúng ta hễ niệm Phật th́
tà tri tà kiến chẳng c̣n nữa, tâm đă chánh. Niệm Pháp, Pháp
là vô thượng diệu dược, có thể đoạn
phiền năo. Bất cứ thuốc men ǵ trong thế gian trọn
chẳng thể đoạn trừ phiền năo của chúng
ta. Chỉ có Phật pháp mới có thể khiến cho phiền
năo đoạn trừ! Niệm Tăng, Tăng là vô thượng
phước điền, có thể đạt được
các thứ trang nghiêm. Đấy là những điều tốt
lành do niệm Tam Bảo.
Thị vi bát công đức thủy
tưởng, danh đệ ngũ Quán.
(經)是為八功德水想,名第五觀。
(Kinh: Đó
là tưởng nước tám công đức, gọi là phép
Quán thứ năm).
Hai
câu cuối cùng này chính là tổng kết. Cách tưởng
trên đây chính là tưởng nước tám công đức,
gọi là phép Quán thứ năm. Hôm nay, tôi nói đến chỗ
này bèn ngưng.
Phật
Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Giảng Kư
Phần
5 hết
[1] Hồng Táo (c̣n gọi là Đại Táo,
tên tiếng Anh là Jujube), ta thường gọi là táo Tàu. Trái
nhỏ bằng đầu ngón tay, to nhất là bằng ngón
chân cái, có hạt to cứng ở giữa, h́nh bầu
dục. Khi chưa chín, thường có màu xanh nhạt,
hoặc vàng nhạt. Khi chín, sẽ chuyển sang màu
đỏ sậm hoặc nâu đỏ. Có thể dùng
để ăn sống, hoặc phơi khô, tẩm
đường làm mứt v.v... Đông Y thường dùng
Hồng Táo để làm thuốc bổ v́ họ tin là có tác
dụng bổ khí, an thần, đặc biệt là dùng trong
các bài thuốc chữa chứng tỳ vị hư thoát.
Ngay cả cái nhân trong hạt táo cũng được dùng
làm thuốc với danh xưng Táo Nhân.
Hắc Táo (c̣n gọi là Đậu Thị, Nhuyễn
Táo, Quân Thiên Tử, tên khoa học là Diospyros Lotus), là một
loại trái thuộc họ Mận, trái có h́nh cầu, to
cỡ chừng một hoặc hai mi-li- mét. Trái non màu vàng úa,
lúc chín, ngả sang màu đen, bề ngoài có lớp phấn
trắng như sáp. Quả chín vào tháng Mười hoặc
tháng Mười Một. Loại cây này mọc nhiều
tại Thiểm Tây, Hà Nam, Sơn Đông, Chiết Giang,
Hồ Bắc, Giang Tây, Tứ Xuyên, Vân Nam… Trái chín
thường đem phơi khô. Đông y dùng Hắc Táo
để tiêu khát, trị phiền nhiệt, chữa
bệnh phổi v.v…
[2] Tràng (Dhvaja) theo nghĩa nguyên thủy là
một loại cờ hiệu, có h́nh tṛn, được
treo cao cho dễ thấy. Từ h́nh thức cờ hiệu,
về sau, tràng biến thành những cột cao, khắc các
kư hiệu, đặc biệt là các tràng khắc kinh chú mang
ư nghĩa bảo vệ, cầu phước.
[3] Nói “lầu một tầng” chính là nhà hai
tầng, nhưng không kể tầng trệt.
[4] Nguyên văn là “đại lạt bát” (大喇叭), tức là kèn Tuba. Đây là một
loại kèn đồng có kích thước lớn nhất và
âm vực trầm nhất trong dàn kèn đồng của Âu
Tây, thường dùng trong nhạc giao hưởng. Kèn này do
hai nhạc công Wilhelm Friedrich Wieprecht và Johahn Moritz sáng chế
vào thế kỷ 19. Kèn có hệ thống khóa đóng mở
rất phức tạp, rất to lớn và cồng
kềnh, phải là người có luồng hơi mạnh
mới thổi được.
[5] Sắt (瑟) có ngoại h́nh
gần giống như đàn Cầm và đàn Tranh, nhưng
Sắt có hai mươi lăm dây căng song song (trong khi
Cầm chỉ có từ bảy đến mười
lăm dây, và thân đàn Cầm có eo, trong khi đàn Tranh và
đàn Sắt không thắt eo). Mỗi dây đều có
trục đỡ (con sáo, nhạn trụ) có thể di
động để điều chỉnh âm thanh. Cũng
như Cầm và đàn Tranh, khi tấu, đàn Sắt
được đặt nằm ngang. Theo cổ thư,
Phục Hy chế ra đàn Sắt và đàn Sắt thời
cổ có đến năm mươi dây. Vào đầu thế
kỷ 20, Trịnh Cẩn Văn lại cải tiến,
chế ra đàn Sắt có đến một trăm dây,
nhưng chẳng được phổ biến. Đàn
Sắt ít khi tấu một ḿnh mà thường hợp
tấu với Cầm, hoặc Sênh. Thông thường, các
nhà nghiên cứu cho rằng đàn Tranh chính là dạng
nhỏ và đơn giản hơn của đàn Sắt.
Vu (竽) là một thứ nhạc khí thời
cổ, cũng là một loại sênh, nên c̣n gọi là
Đại Sinh (大笙). Đôi khi người ta gọi Sênh
lớn là Vu, Sênh cỡ nhỏ là Ḥa (和). Vu gồm nhiều ống trúc có
gắn lưỡi gà bằng tre, cắm vào một quả
bầu để làm bầu cộng hưởng. Thời
cổ, trong dàn nhạc thường dùng nhiều Vu
để ḥa âm. Do đó, có thành ngữ “lạm vu sung số” (ư nói người không có tài
cán mà vẫn được trọng dụng) dựa theo
một điển cố: Thời Tề Tuyên Vương,
vua thích nghe thổi Vu, đôi khi dùng đến ba trăm
nhạc công thổi Vu cùng một lúc. Có người không
biết thổi Vu, lo lót để được dự
vào hàng ngũ ấy để kiếm cơm. Khi Tuyên
Vương chết, con là Mẫn Vương chỉ thích
nghe thổi Vu đơn độc, cho nên anh chàng ấy
sợ tội, phải bỏ trốn.
[6] Hoài Nam Tử (淮南子) là một bộ sách cổ, c̣n gọi
là Hồng Liệt, hoặc Hoài Nam Hồng Liệt do Hoài Nam
Vương Lưu An (chú của Hán Vũ Đế) và tân
khách biên soạn vào thời Tây Hán. Sách được
soạn xong vào năm 139 trước Công Nguyên, có tên gọi
ban đầu là Hồng Liệt, ngụ ư “to lớn,
rực rỡ”. Nội dung sách gồm hai mươi mốt
thiên, bao gồm các chủ đề về chính trị,
triết học, thiên văn, địa lư, tự nhiên,
dưỡng sinh, quân sự, dung hợp tư tưởng
của chư tử thời Tiên Tần, nhưng lấy
tư tưởng Đạo Gia làm chủ, biến
đổi tư tưởng vô vi của Đạo gia
thành lư luận chính trị, phát huy học thuyết “thiên nhân cảm ứng”. Sách
này được coi là một loại tiểu bách khoa
từ điển thời cổ, tạo ảnh
hưởng mạnh mẽ đến trường phái Lư
Học sau này, và được đưa vào Chánh Thống
Đạo Tạng.
[7] Sách Hoài Nam Tử viết: “Tám gió là ǵ? Phương Đông
Bắc gọi là Viêm Phong, phương Đông là
Điều Phong, phương Đông Nam là Cảnh Phong, phương Nam là Cự Phong,
phương Tây là Lương Phong, phương Tây Bắc
là Lệ Phong, phương Bắc là Hàn Phong”. Lă Thị Xuân Thu và Thái B́nh Ngự Lăm chép tên
gọi của gió từ tám phương hơi khác: Viêm
Phong, Thao Phong, Huân Phong, Cự Phong, Thê Phong, Liêu Phong, Lệ
Phong, và Hàn Phong.
[8] Thiên lại, địa lại và nhân
lại là những thuật ngữ do Trang Tử đặt
ra trong thiên Tề Vật Luận sách Trang Tử. “Thiên Lại” để
chỉ các âm thanh trong tự nhiên, như tiếng gió,
tiếng chim, tiếng nước chảy, tiếng
tuyết rơi, tiếng mưa rơi, tiếng lá rụng
v.v… “Địa Lại” là
tiếng gió lùa qua những nơi hang rỗng phát ra âm thanh. “Nhân Lại” là các thứ
nhạc khí do con người diễn tấu. Chữ
Lại (籟)
chỉ cái lưỡi gà hoặc màng rung trong các loại
nhạc khí thổi, về sau, thường dùng để
chỉ chung các loại nhạc khí.
[9] Tần Nhị Thế tên thật là Doanh
Hồ Hợi, là con thứ mười tám trong hai
mươi mấy người con của Tần Thủy
Hoàng (Doanh Chính). Từ bé, ông được cha yêu quư, giao
cho hoạn quan Triệu Cao dạy dỗ. Khi Tần
Thủy Hoàng ngă bệnh, đă viết thư gọi thái
tử Doanh Phù Tô về kinh tổ chức đám tang.
Thừa tướng Lư Tư và Triệu Cao đă lập
mưu triệt hạ Phù Tô và đưa Hồ Hợi lên
làm vua, xưng hiệu là Tần Nhị Thế. Nhị
Thế tin dùng Triệu Cao và dưới sự thao túng
của gă này đă trở thành một ông vua hoàn toàn bù nh́n.
Nghe lời Triệu Cao, Nhị Thế giết hại các
anh em, kể cả những quan chức của họ, dùng
những biện pháp khốc liệt để cai trị,
xây dựng những cung điện và lăng mộ
lộng lẫy, to lớn. Triệu Cao thao túng triều chính
đến nỗi có lần hắn sai người dâng
một con hươu lên vua, bảo đó là ngựa quư.
Nhị Thế không tin, hỏi các quan có phải là con
hươu hay không. Các quan đều nem nép trả lời
đó là con ngựa! Cuối cùng, Triệu Cao sai Diễm
Nhạc giết chết Nhị Thế, để lập Doanh Tử Anh lên ngôi vua, nhưng
chỉ bốn mươi sáu ngày sau, Lưu Bang tiến quân
vào Hàm Dương, nhà Tần sụp đổ sau bốn
mươi lăm năm tồn tại. Nhị Thế
chỉ làm vua được ba năm!
[10] Lục Triều là sáu triều
đại liên tiếp nhau, gồm Đông Ngô (do Tôn
Quyền sáng lập), Đông Tấn (Tư Mă Duệ khai
sáng), Lưu Tống (do Lưu Dụ sáng lập), Nam Tề
(do Tiêu Đạo Thành sáng lập), Lương (do Tiêu
Diễn sáng lập), Trần (do Trần Bá Tiên sáng lập).
Sáu triều đại này đều đóng đô ở
Kiến Khang (Nam Kinh). Nam Kinh c̣n có một tên gọi cổ là
Kim Lăng.
[11] Đây là một câu thơ trong bài thơ
vịnh Đài Thành của Vi Trang đời Đường,
có tên là Kim Lăng Đồ. Đài Thành nằm bên hồ
Huyền Vũ ở Nam Kinh, vốn là cung điện riêng
của hoàng hậu nước Ngô. Trong niên hiệu Hàm Ḥa, Tấn
Thành Đế từng xây cung điện ở nơi
đây. Bài thơ chỉ có bốn câu như sau: “Giang vũ phi phi giang thảo
tề, lục triều như mộng điểu không
đề, vô t́nh tối thị Đài Thành liễu, y
cựu yên lung thập lư đề” (tạm dịch: “Bên
sông cỏ biếc đẫm mưa phùn, sáu triều như
mộng, tiếng chim suông, Đài Thành liễu rủ vô t́nh
nhất, đê dài khói phủ vẫn như xưa).
[12] Một Lư (thường dịch là
“dặm”) tại Trung Hoa thường tính như thế này:
Một Lư (里) là ba trăm Bộ (步),
một bộ là sáu Xích (尺). Tức là một
Lư gồm một ngàn tám trăm Xích. Một Xích biến
động từ 0.1675 m từ đời Thương cho
đến lớn nhất là 33cm vào đời Thanh. Do
vậy, Lư biến động từ 301 mét cho đến
504 mét. Do kinh Phật dịch chủ yếu từ thời
Hán đến Đường, một Lư tối đa là 400
mét hiện thời. Chữ Lư này khác với “công lư” (公里) tức một km (một cây số),
cũng khác với hải lư (Nautical mile, 1.852 mét, 海里 hoặc 浬) và Anh Lư (Mile, 1.609,44 mét, thường ghi
là 哩). Hiện thời, để tiện
tính toán, Hoa Lục quy định một Lư (một dặm
Tàu) là 500 mét.
[13] Thủy Tinh ở đây không phải là
thủy tinh (Glass) theo nghĩa thông thường, mà là các
loại đá thạch anh (Quartz) kết tinh hoặc
những khoáng chất oxide sillicate trong suốt. Tùy theo các
hàm lượng kim loại khác biệt, chẳng hạn
như nhôm hoặc sắt lẫn vào, các loại khoáng thạch
này sẽ có màu vàng, trắng, tím, đỏ, lam, màu khói
nhạt, xanh biếc, xanh lục, hồng phấn v.v…